ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2470/KH-UBND
|
Kon Tum, ngày 01
tháng 8 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM NĂM 2024
Thực hiện Công văn số
2347/LĐTBXH-VPQGGN ngày 26 tháng 6 năm 2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội về việc xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2024 thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Kon
Tum (Chương trình).
Trên cơ sở kết quả đánh giá
tình hình thực hiện Chương trình 6 tháng đầu năm, ước thực hiện cả năm 2023
trên địa bàn tỉnh1, Ủy ban
nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh năm
2024, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
- Thực hiện mục tiêu giảm nghèo
đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo;
- Hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo
vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn
nghèo đa chiều quốc gia (về việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch sinh
hoạt và vệ sinh, thông tin), thích ứng với biến đổi khí hậu và góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Mục tiêu cụ thể năm 2024
- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo
toàn tỉnh từ 4% trở lên. Riêng các huyện nghèo2 giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 6 - 8%.
- Nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực cho lao động nghèo, tạo việc làm gắn với thu nhập, cải thiện sinh kế
và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo.
3. Kết quả chủ yếu
- Các công trình cơ sở hạ tầng ở
các huyện nghèo phục vụ trực tiếp cho sản xuất và dân sinh, đáp ứng nhu cầu của
người dân hưởng lợi;
- Các mô hình giảm nghèo được
xây dựng và nhân rộng, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho người nghèo, người
khuyết tật có hiệu quả phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng.
- Hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm
đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng; nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.
- Phát triển giáo dục nghề nghiệp,
việc làm bền vững cho huyện nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
- Người dân và cộng đồng được
nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền
vững nhằm khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo, huy động
nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo.
- Các hoạt động giám sát, kiểm
tra, đánh giá được tổ chức định kỳ theo quy định nhằm phát hiện những khó khăn,
vướng mắc để có giải pháp giải quyết kịp thời.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác
giảm nghèo các cấp được đào tạo, nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ.
II. NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Tổng
nhu cầu vốn thực hiện Chương trình năm 2024: Dự kiến 322.766 triệu đồng,
trong đó: Vốn đầu tư phát triển là 155.576 triệu đồng; vốn sự nghiệp 167.190
triệu đồng. Cụ thể:
a) Nguồn ngân sách Trung
ương: 293.048 triệu đồng, trong đó: Vốn đầu tư phát triển là 141.433
triệu đồng; vốn sự nghiệp 151.991 triệu đồng.
b) Nguồn ngân sách địa
phương3: 29.305
triệu đồng, trong đó: Vốn đầu tư phát triển là 14.143 triệu đồng; vốn sự nghiệp
15.199 triệu đồng.
2. Nhu
cầu đối với nội dung hoạt động cho từng dự án
a) Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư
phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo
- Mục tiêu: Xây dựng cơ
sở hạ tầng liên kết vùng, thiết yếu, phục vụ dân sinh, sản xuất, lưu thông hàng
hóa trên địa bàn các huyện nghèo; hỗ trợ các địa bàn nghèo phát triển cơ sở hạ
tầng kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.
- Đối tượng thụ hưởng: Các
huyện Tu Mơ Rông, Kon Plông và Ia H’Drai4.
- Nội dung hoạt động:
+ Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
kinh tế - xã hội thiết yếu trên địa bàn huyện nghèo (công trình đầu tư cấp
huyện, liên xã) liên kết vùng phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu
thông hàng hóa.
+ Hỗ trợ duy tu và bảo dưỡng
các công trình phục vụ dân sinh, sản xuất, thiết yếu trên địa bàn các huyện
nghèo.
- Kết quả đầu ra
+ Các công trình cơ sở hạ tầng
phục vụ trực tiếp cho sản xuất và dân sinh, đáp ứng nhu cầu của người dân hưởng
lợi, ưu tiên các công trình có nhiều người hưởng lợi là hộ nghèo, cận nghèo, mới
thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, phụ nữ.
+ Các công trình phục vụ dân
sinh được duy tu và bảo dưỡng trên địa bàn huyện nghèo.
- Nguyên tắc, tiêu chí, định
mức phân bổ vốn: Thực hiện theo Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 23 tháng
7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum.
- Nhu cầu vốn thực hiện:
Khoảng 150.667 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 133.585 triệu đồng, vốn sự
nghiệp: 17.082 triệu đồng), trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 136.970
triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 121.441 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 15.529
triệu đồng);
+ Ngân sách địa phương: 13.697
triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 12.144 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 1.553
triệu đồng).
b) Dự án 2: Đa dạng hóa
sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo
- Mục tiêu: Hỗ trợ đa dạng
hóa sinh kế, xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ
trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự
kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt, nâng cao chất lượng
cuộc sống và thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho người nghèo; góp phần
thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát huy các
giá trị văn hoá của dân tộc để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.
- Đối tượng thụ hưởng:
+ Người lao động thuộc hộ
nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn
định) trên phạm vi toàn tỉnh; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.
Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có
công với cách mạng và phụ nữ.
+ Cá nhân, tổ chức, hộ gia
đình, tổ, nhóm hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp; cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục
nghề nghiệp; cơ sở sản xuất, kinh doanh khác. Ưu tiên hỗ trợ các mô hình, dự án
giảm nghèo triển khai trên địa bàn huyện nghèo; mô hình, dự án giảm nghèo, khởi
nghiệp, khởi sự kinh doanh do người khuyết tật, dân tộc thiểu số, phụ nữ, học
sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chủ trì thực
hiện.
+ Người yếu thế, dễ bị tổn
thương, có hoàn cảnh khó khăn được tạo điều kiện tham gia thực hiện mô hình,
dự án giảm nghèo.
- Nội dung hoạt động:
+ Xây dựng, phát triển, nhân rộng
các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
thương mại, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế
bền vững, thu nhập tốt cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người
dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo; tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật,
công nghệ; dạy nghề, hướng nghiệp, tạo việc làm; hỗ trợ giống cây trồng, vật
nuôi, nguyên liệu sản xuất, vật tư, công cụ, máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản
xuất và điều kiện cơ sở vật chất; xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường,
liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề với bảo quản, chế biến,
tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cộng đồng với hợp
tác xã, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan và các nội dung khác theo quy
định của pháp luật; mô hình giảm nghèo gắn với quốc phòng, an ninh;
+ Tổ chức các hoạt động đa dạng
hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu
của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật.
- Kết quả đầu ra
+ Nhân rộng các mô hình giảm
nghèo, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo, người khuyết tật có hiệu
quả phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng.
+ Hỗ trợ phát triển các tổ hợp
tác, hợp tác xã tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập ổn định cho người
nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn nghèo, khó khăn.
- Nguyên tắc, tiêu chí, định
mức phân bổ vốn: Thực hiện theo Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 23 tháng
7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum.
- Nhu cầu vốn thực hiện:
Khoảng 51.557 triệu đồng (vốn sự nghiệp), trong đó: Ngân sách trung
ương: 46.870 triệu đồng; ngân sách địa phương: 4.687 triệu đồng.
c) Dự án 3: Hỗ trợ phát
triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng
(1) Tiểu dự án 1: Hỗ trợ
phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp
- Mục tiêu: Hỗ trợ người
nghèo; người dân sinh sống ở vùng nghèo, vùng khó khăn nâng cao năng lực sản xuất
nông, lâm nghiệp nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, đáp ứng nhu cầu
dinh dưỡng, tăng thu nhập. Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ, nâng cao chất
lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường kết nối giữa người sản xuất
và các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị, ưu tiên phát triển các sản phẩm có tiềm
năng, thế mạnh tại địa phương, tạo giá trị gia tăng cho người sản xuất để nâng
cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
- Đối tượng thụ hưởng:
+ Người lao động thuộc hộ
nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn
định) trên phạm vi toàn tỉnh; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo;
+ Hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ
nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ.
- Nội dung hoạt động:
+ Phát triển sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp: Tập huấn kỹ thuật, tư vấn chuyển giao kỹ thuật, cung cấp cây
trồng, vật nuôi, vật tư, công cụ, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn
nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và hỗ trợ khác theo quy định;
+ Phát triển hệ thống lương thực,
thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng;
+ Tập huấn, tư vấn quản lý tiêu
thụ nông sản, thí điểm, nhân rộng các giải pháp, sáng kiến phát triển sản xuất
nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị hiệu quả.
- Kết quả đầu ra
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm
đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng; nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.
+ Nâng cao năng lực quản lý sản
xuất, kinh tế của các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các nội
dung hỗ trợ khác phù hợp với tính chất của hoạt động sinh kế định hướng thị trường;
khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia cam kết bao tiêu sản phẩm.
- Nguyên tắc, tiêu chí, định
mức phân bổ vốn: Thực hiện theo Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 23 tháng
7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum.
- Nhu cầu vốn thực hiện:
Khoảng 22.132 triệu đồng (vốn sự nghiệp), trong đó: Ngân sách trung
ương: 20.120 triệu đồng; ngân sách địa phương: 2.012 triệu đồng.
(2) Tiểu dự án 2: Cải thiện
dinh dưỡng
- Mục tiêu: Cải thiện
tình trạng dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng thấp còi, chăm sóc sức khỏe, nâng
cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo,
hộ mới thoát nghèo và trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.
- Đối tượng thụ hưởng:
+ Trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ
nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong vòng 36 tháng kể từ thời điểm
thoát nghèo); trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.
+ Phụ nữ mang thai và cho con
bú, hộ gia đình, cơ sở y tế, trường học trên địa bàn huyện nghèo.
- Nội dung hoạt động:
+ Hoạt động can thiệp phòng chống
suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và cho con bú, trẻ
em 0-16 tuổi: Cung cấp các dịch vụ tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ từ lúc mang thai
cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Cung cấp viên sắt, đa vi chất cho phụ nữ có thai;
Bổ sung Vitamin A cho trẻ em từ 6 đến 60 tháng tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi bị suy
dinh dưỡng, tiêu chảy, sởi, viêm đường hô hấp cấp và phụ nữ trong vòng 1 tháng
sau sinh. Cung cấp sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng; Phát hiện, điều
trị và quản lý suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em tại cộng đồng. Tẩy giun định kỳ
cho trẻ em dưới 6 tuổi. Tăng cường chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, bà mẹ
cho con bú; tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung thông qua các hình thức
truyền thông trực tiếp, thực hành dinh dưỡng tại trạm y tế xã, phường, thị trấn,
thôn, làng. Tổ chức thực hiện bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng
cho học sinh bán trú/nội trú; Nói chuyện chuyên đề về chăm sóc dinh dưỡng hợp
lý và tăng cường vận động thể lực, phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vi chất
dinh dưỡng tại trường học. Hướng dẫn, tổ chức khảo sát, theo dõi, đánh giá tình
trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 16 tuổi hàng năm và định kỳ theo kế hoạch.
Cung cấp trang thiết bị đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em cho cơ sở y tế
tỉnh, huyện, xã, thôn bản và trường học, cung cấp các dụng cụ thực hành dinh dưỡng,
vật tư y tế, thực phẩm bổ sung, tài liệu để triển khai các hoạt động can thiệp
tại cộng đồng. Nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến cơ sở, nhân viên y tế
thôn bản, y tế trường học, giáo viên, cán bộ làm công tác dinh dưỡng ở trường học
và liên ngành khác về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em.
+ Hoạt động về truyền thông
dinh dưỡng: Nhân bản, phát sóng, phát hành nội dung truyền thông bằng nhiều
hình thức và nhiều kênh truyền thông, bao gồm truyền thông đại chúng, loa đài,
báo giấy, tờ rơi, … Tập huấn về kỹ năng truyền thông cho đội ngũ cán bộ y tế và
liên ngành làm công tác chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ trẻ em cấp huyện/xã/thôn/bản
theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến phù hợp với thực tế địa phương và tính
chất nội dung đào tạo. Tổ chức các buổi truyền thông tại thôn/bản/xã trong Tuần
lễ Nuôi con bằng sữa mẹ, Tuần lễ Dinh dưỡng và phát triển, Ngày Vi chất dinh dưỡng,
ngày tiêm chủng theo điều kiện và kế hoạch của địa phương, và dựa trên các công
văn hướng dẫn của Bộ Y tế hằng năm.
+ Hoạt động về kiểm tra, giám
sát, khảo sát, đánh giá thực hiện.
- Kết quả đầu ra
+ Hạ xuống mức thấp các thể thiếu
dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em vùng khó khăn, hộ nghèo và cận nghèo.
+ Cải thiện tình trạng thiếu vi
chất dinh dưỡng ở trẻ em, thanh thiếu niên và phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ vùng khó
khăn, hộ nghèo và hộ cận nghèo.
+ Bảo đảm an ninh thực phẩm và ứng
phó về dinh dưỡng với tình huống khẩn cấp cho trẻ em tại vùng khó khăn.
- Nguyên tắc, tiêu chí, định
mức phân bổ vốn: Thực hiện theo Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 23 tháng
7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum.
- Nhu cầu vốn thực hiện:
Khoảng 10.678 triệu đồng (vốn sự nghiệp), trong đó: Ngân sách trung
ương: 9.707 triệu đồng; Ngân sách địa phương: 971 triệu đồng.
d) Dự án 4: Phát triển
giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững
(1) Tiểu dự án 1: Phát triển
giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn
- Mục tiêu: Phát triển
giáo dục nghề nghiệp cả về quy mô và chất lượng đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề
cho người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh, gắn kết chặt chẽ giáo dục
nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập và nâng cao chất
lượng cuộc sống.
- Đối tượng thụ hưởng:
+ Người học nghề, lao động thuộc
hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động có thu nhập thấp;
+ Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
trên địa bàn tỉnh;
+ Các doanh nghiệp, hợp tác xã,
tổ chức và cá nhân có liên quan;
+ Các sở, ngành, địa phương được
giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động của Tiểu dự án.
- Nội dung hoạt động:
+ Hỗ trợ về cơ sở vật chất, thiết
bị, phương tiện đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh;
+ Xây dựng các chuẩn về giáo dục
nghề nghiệp (gồm: tiêu chuẩn kỹ năng nghề; định mức kinh tế - kỹ thuật; quy
định kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau tốt
nghiệp; danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu; tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực
hành, thực nghiệm và thí nghiệm; giá tối đa dịch vụ giáo dục nghề nghiệp sử dụng
ngân sách nhà nước); phát triển hệ thống đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề
quốc gia và hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp; phát triển chương
trình, học liệu; phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý phù hợp với đối tượng,
trình độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh;
+ Khảo sát, thống kê, dự báo
nhu cầu học nghề; truyền thông, hướng nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp và tạo việc
làm trên địa bàn tỉnh;
+ Phát triển mô hình gắn kết
giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh;
+ Đào tạo nghề cho người lao động
thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp.
- Kết quả đầu ra
+ Người thuộc hộ nghèo, hộ cận
nghèo, người mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp được nâng cao kỹ
năng nghề nghiệp.
+ Tạo sinh kế, tạo việc làm,
tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo.
- Nguyên tắc, tiêu chí, định
mức phân bổ vốn: Thực hiện theo Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 23 tháng
7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum.
- Nhu cầu vốn thực hiện:
Khoảng 50.798 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 18.380 triệu đồng, vốn sự
nghiệp: 32.418 triệu đồng), trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 46.180
triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 16.709 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 29.471
triệu đồng);
+ Ngân sách địa phương: 4.618
triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 1.671 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 2.947
triệu đồng).
(2) Tiểu dự án 2: Hỗ trợ người
lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Mục tiêu: Đẩy mạnh hoạt
động đưa người lao động sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ hoạt động đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ
năng nghề cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng,
góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững, nhất là người
lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động trên
địa bàn huyện nghèo.
- Đối tượng thụ hưởng:
+ Người lao động cư trú trên địa
bàn các huyện nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài (không bao gồm các địa
bàn được hưởng cơ chế, chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước
ngoài quy định tại Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030); ưu tiên
lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
+ Cơ sở đào tạo, doanh nghiệp,
tổ chức sự nghiệp, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
các tổ chức, cá nhân tư vấn cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
+ Người lao động tham gia các
khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ để đi làm việc ở nước ngoài theo các
Hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận.
- Nội dung hoạt động:
+ Người lao động sinh sống trên
địa bàn các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: tiền đào tạo, bồi
dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ; hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí, tiền ở trong thời
gian tham gia đào tạo (bao gồm cả thời gian tham gia giáo dục định hướng),
trang cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu; chi phí khám sức khỏe, hộ chiếu, thị thực
và lý lịch tư pháp; giới thiệu, tư vấn cho người lao động và thân nhân người
lao động;
+ Một phần chi phí đào tạo nâng
cao trình độ ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hiệp
định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận, ưu tiên người lao
động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân tộc thiểu số,
người lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.
- Kết quả đầu ra: Người
lao động thuộc các huyện nghèo, đặc biệt là lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận
nghèo, hộ mới thoát nghèo được hỗ trợ các nội dung theo quy định để đi làm việc
ở nước ngoài theo hợp đồng, góp phần thoát nghèo bền vững.
- Nguyên tắc, tiêu chí, định
mức phân bổ vốn: Thực hiện theo Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 23 tháng
7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum.
- Nhu cầu vốn thực hiện:
Khoảng 2.281 triệu đồng (vốn sự nghiệp), trong đó: Ngân sách trung ương:
2.074 triệu đồng; ngân sách địa phương: 207 triệu đồng.
(3) Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc
làm bền vững
- Mục tiêu: Cung cấp
thông tin thị trường lao động, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, kết
nối cung cầu lao động, hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho người lao động, ưu tiên
người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động
sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.
- Đối tượng thụ hưởng:
+ Người lao động, ưu tiên lao động
thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo;
+ Người lao động sinh sống trên
địa bàn huyện nghèo;
+ Các trung tâm dịch vụ việc
làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh và cơ quan, tổ
chức có liên quan;
+ Cơ quan quản lý nhà nước các
cấp.
- Nội dung hoạt động:
+ Về cơ sở hạ tầng, trang thiết
bị công nghệ thông tin để hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động,
hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến và xây dựng các cơ sở dữ liệu;
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu việc
tìm người - người tìm việc;
+ Hỗ trợ giao dịch việc làm;
+ Quản lý lao động gắn với cơ sở
dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác;
+ Thu thập, phân tích, dự báo
thị trường lao động;
+ Hỗ trợ kết nối việc làm thành
công.
- Kết quả đầu ra
+ Hệ thống cơ sở dữ liệu về người
lao động được vận hành.
+ Cung cấp kịp thời thông tin về
chính sách lao động, việc làm và cơ hội việc làm phù hợp với khả năng, nguyện vọng
của người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
+ Tạo việc làm cho người lao động
thuộc huyện nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo để thoát nghèo bền
vững.
- Nguyên tắc, tiêu chí, định
mức phân bổ vốn: Thực hiện theo Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 23 tháng
7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum.
- Nhu cầu vốn thực hiện:
Khoảng 10.866 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 3.611 triệu đồng, vốn sự
nghiệp: 7.255 triệu đồng), trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 9.878
triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 3.283 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 6.595
triệu đồng);
+ Ngân sách địa phương: 988 triệu
đồng (vốn đầu tư phát triển: 328 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 660 triệu đồng).
e) Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở
cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo:
- Mục tiêu: Hỗ trợ nhà ở
cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo; đảm bảo hộ nghèo, cận
nghèo có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai,
góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.
- Đối tượng thụ hưởng:
+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo
chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2021 - 2025) trong danh sách hộ
nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, đang cư trú trên địa bàn
huyện nghèo và là hộ độc lập có thời gian tách hộ đến khi Chương trình có hiệu
lực thi hành tối thiểu 03 năm;
+ Đối tượng thụ hưởng dự án
không bao gồm các hộ đã được hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021 - 2030 và các chương trình, đề án, chính sách khác.
- Nội dung hoạt động: Tổ
chức, thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện
Kon Plông, Ia H’Drai, Tu Mơ Rông theo Quyết định số 59/QĐ-UBND ngày 02 tháng 3
năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh5.
- Kết quả đầu ra
+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống
trên địa bàn các huyện nghèo chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm
bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở
được hỗ trợ về nhà ở.
+ Giảm tỷ lệ thiếu hụt về nhà ở
tại các huyện nghèo.
- Nguyên tắc, tiêu chí, định
mức phân bổ vốn: Thực hiện theo Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 23 tháng
7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum.
- Nhu cầu vốn thực hiện:
6.644 triệu đồng (vốn sự nghiệp), trong đó: Ngân sách trung ương: 6.040
triệu đồng; ngân sách địa phương: 604 triệu đồng.
g) Dự án 6: Truyền thông
và giảm nghèo về thông tin
(1) Tiểu dự án 1: Giảm nghèo
về thông tin
- Mục tiêu:
+ Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận
nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo sử dụng
dịch vụ viễn thông, tiếp cận thông tin, giảm nghèo về thông tin;
+ Nâng cao năng lực, hiệu quả
hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở; đảm bảo 100% xã có điều kiện kinh tế -
xã hội đặc biệt khó khăn có hệ thống đài truyền thanh hoạt động, phục vụ tốt
cho công tác thông tin, tuyên truyền và quản lý, điều hành tại địa phương;
+ Tăng cường thông tin, tuyên
truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu cho xã hội, nhất là cung
cấp thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, thông tin cho
người dân sinh sống trên địa bàn các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số, bao gồm thông tin về kiến thức, kỹ năng, mô hình, kinh nghiệm
lao động, sản xuất, kinh doanh; truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
toàn xã hội, của người nghèo về công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội bền
vững;
+ Tăng cường tiếp cận thông tin
thiết yếu cho cộng đồng dân cư; đảm bảo 100% xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn có điểm cung cấp thông tin công cộng phục vụ người dân sử dụng dịch
vụ thông tin thiết yếu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các khu
vực này.
- Đối tượng thụ hưởng:
+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới
thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo;
+ Các huyện nghèo; khu vực biên
giới (huyện biên giới, xã biên giới).
+ Các tổ chức và cá nhân có
liên quan.
- Nội dung hoạt động:
+ Nâng cao năng lực cho cán bộ
thông tin và truyền thông;
+ Tiếp tục vận hành cụm thông
tin điện tử công cộng phục vụ thông tin, tuyên truyền đối ngoại tại cửa khẩu
biên giới và cung cấp nội dung thông tin phục vụ tuyên truyền ở các xã biên giới;
+ Cung cấp dịch vụ thông tin
công cộng tại các điểm cung cấp dịch bưu chính công cộng phục vụ tiếp cận thông
tin của nhân dân ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
+ Tăng cường cơ sở vật chất cho
hoạt động thông tin cơ sở (bao gồm cơ sở vật chất cho hoạt động của Đài truyền
thanh xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn), đồn biên phòng để
cung cấp nội dung thông tin thiết yếu cho xã hội. Trên cơ sở ứng dụng công nghệ
số, đẩy mạnh trang bị cơ sở vật chất, nền tảng cung cấp nội dung thông tin thiết
yếu cho xã hội.
- Kết quả đầu ra
+ Cán bộ làm công tác thông
tin, tuyên truyền các ngành, các cấp; phóng viên, biên tập viên báo chí; cán bộ
thông tin, tuyên truyền ở cơ sở; cán bộ làm công tác thông tin, tuyên truyền của
các tổ chức chính trị - xã hội được tham gia các lớp tập huấn, nâng cao năng lực
về kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ thông tin, tuyên truyền.
+ Mở rộng hoạt động của đài
truyền thanh xã để đáp ứng nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền: hệ thống cụm loa ứng
dụng công nghệ thông tin - viễn thông đối với các thôn, bản trong xã để đáp ứng
nhu cầu cung cấp thông tin thiết yếu đến các hộ dân trong xã; Thay thế cụm loa
có dây, không dây FM bị hỏng, không còn sử dụng được sang cụm loa ứng dụng công
nghệ thông tin - viễn thông.
+ Cung cấp các dịch vụ thông
tin công cộng phục vụ nhân dân các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn tiếp nhận các xuất bản phẩm, báo chí in từ Dự án và các chương trình,
đề án khác để phục vụ nhân dân trên địa bàn; Phục vụ (miễn phí) người dân đọc
sách, báo, tạp chí (bao gồm xuất bản phẩm điện tử và báo điện tử); Cung
cấp dịch vụ phục vụ truy nhập internet băng rộng để người dân khai thác các
thông tin thiết yếu, đọc các xuất bản phẩm điện tử, báo điện tử, sử dụng dịch vụ
công trực tuyến.
+ Tiếp tục quản lý vận hành cụm
thông tin điện tử cửa khẩu quốc tế Bờ Y, huyện Ngọc Hồi: Cung cấp sản phẩm
thông tin, tuyên truyền dùng chung toàn quốc và đặc thù của tỉnh để phổ biến,
tuyên truyền trên hệ thống cụm thông tin điện tử bằng tiếng Việt; tiếng dân tộc
thiểu số, tiếng nước ngoài (nếu có). Ngoài ra công tác bảo quản, bảo vệ an toàn
hệ thống thiết bị, sửa chữa thường xuyên, duy trì hoạt động, phát các sản phẩm
thông tin trên cụm thông tin điện tử.
- Nguyên tắc, tiêu chí, định
mức phân bổ vốn: Thực hiện theo Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 23 tháng
7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum.
- Nhu cầu vốn thực hiện: Khoảng
3.427 triệu đồng (vốn sự nghiệp), trong đó: Ngân sách trung ương: 3.115
triệu đồng; ngân sách địa phương: 312 triệu đồng.
(2) Tiểu dự án 2: Truyền
thông về giảm nghèo đa chiều
- Mục tiêu: Tăng cường
truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm
nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững nhằm khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường
vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng; nâng cao khả năng tiếp cận và
thụ hưởng trợ giúp pháp lý, huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo
bền vững; tuyên truyền các gương điển hình, sáng kiến, mô hình tốt về giảm
nghèo để thúc đẩy, nhân rộng và lan tỏa trong xã hội.
- Đối tượng thụ hưởng: Người
nghèo, người dân tại các địa bàn thực hiện Chương trình; các tổ chức và cá nhân
có liên quan.
- Nội dung hoạt động:
+ Xây dựng, tổ chức thực hiện
các chương trình, chuyên mục, phóng sự, tài liệu truyền thông về giảm nghèo bền
vững;
+ Tuyên truyền, giáo dục, nâng
cao nhận thức và trách nhiệm các cấp, các ngành và toàn xã hội về công tác giảm
nghèo;
+ Hỗ trợ các cơ quan báo chí,
xuất bản thông tin, tuyên truyền về công tác giảm nghèo, kịp thời giới thiệu
các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững;
+ Tổ chức thực hiện phong trào
thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, biểu
dương, khen thưởng các địa phương, cộng đồng, hộ nghèo và tổ chức, cá nhân có thành
tích xuất sắc trong lĩnh vực giảm nghèo.
+ Xây dựng, tổ chức thực hiện
các chương trình thông tin và truyền thông định hướng cho người dân tham gia,
thụ hưởng Chương trình; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm, giáo dục
nghề nghiệp, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, y tế, giáo dục, nhà ở, nước
sạch và vệ sinh, thông tin, trợ giúp pháp lý, trợ giúp xã hội và bình đẳng giới;
+ Tổ chức các hoạt động đối thoại
chính sách, nói chuyện chuyên đề về giảm nghèo ở các cấp, các ngành, nhất là cơ
sở;
+ Tăng cường viết bài về giảm
nghèo trên trang thông tin điện tử.
- Kết quả đầu ra
+ Người nghèo, người dân tại
các địa bàn thực hiện Chương trình; các tổ chức và cá nhân có liên quan được
nâng cao nhận thức về công tác giảm nghèo, các chính sách có liên quan đến giảm
nghèo.
+ Các hoạt động truyền thông được
tổ chức với nhiều hình thức phù hợp: trên các phương tiện thông tin đại chúng;
trang thông tin điện tử của các đơn vị, địa phương; tờ rơi, tờ gấp, pano; đối
thoại chính sách; nói chuyện chuyên đề; trợ giúp pháp lý…
- Nguyên tắc, tiêu chí, định
mức phân bổ vốn: Thực hiện theo Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 23 tháng
7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum.
- Nhu cầu vốn thực hiện: Khoảng
2.648 triệu đồng (vốn sự nghiệp), trong đó: Ngân sách trung ương: 2.407
triệu đồng; ngân sách địa phương: 241 triệu đồng.
h) Dự án 7: Nâng cao năng
lực và giám sát đánh giá Chương trình
(1) Tiểu dự án 1: Nâng cao
năng lực thực hiện Chương trình
- Mục tiêu: Nâng cao
năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp nhằm hỗ trợ người
nghèo vươn lên thoát nghèo, phòng ngừa, hạn chế người dân rơi vào tình trạng
nghèo đói; bảo đảm thực hiện Chương trình đúng mục tiêu, đúng đối tượng, hiệu
quả, bền vững.
- Đối tượng thụ hưởng:
+ Cán bộ làm công tác giảm
nghèo các cấp, nhất là cấp cơ sở (cán bộ thôn, tổ dân phố, đại diện cộng đồng,
lãnh đạo tổ nhóm, cán bộ chi hội đoàn thể, cộng tác viên giảm nghèo, người có
uy tín), chú trọng nâng cao năng lực cho cán bộ nữ;
+ Các tổ chức và cá nhân có liên
quan.
- Nội dung hoạt động:
+ Xây dựng tài liệu và đào tạo,
tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công
tác giảm nghèo; chú trọng các nội dung thực hiện Chương trình, giải quyết các
chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo về việc làm, giáo dục nghề
nghiệp, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch
và vệ sinh, thông tin. Nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
làm công tác trợ giúp pháp lý, công tác xã hội, bình đẳng giới nhằm hỗ trợ hiệu
quả cho người nghèo, đối tượng yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn;
+ Tổ chức học tập, trao đổi
kinh nghiệm trong và ngoài nước; tổ chức hội thảo, hội nghị và các hoạt động
khác về công tác giảm nghèo.
- Kết quả đầu ra
+ Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm
công tác giảm nghèo các cấp được nâng cao năng lực, áp dụng vào thực tế triển
khai nhiệm vụ.
+ Các chính sách, chương trình
về giảm nghèo được thực hiện đảm bảo đúng đối tượng, mục tiêu, hiệu quả, bền vững.
- Nguyên tắc, tiêu chí, định
mức phân bổ vốn: Thực hiện theo Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 23 tháng
7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum.
- Nhu cầu vốn thực hiện: Khoảng
7.238 triệu đồng (vốn sự nghiệp), trong đó: Ngân sách trung ương: 6.580
triệu đồng; ngân sách địa phương: 658 triệu đồng.
(2) Tiểu dự án 2: Giám sát,
đánh giá
- Mục tiêu:
+ Triển khai quy trình, hệ thống
giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình;
+ Tổ chức giám sát, đánh giá việc
tổ chức thực hiện Chương trình, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, đúng đối tượng
và quy định của pháp luật.
- Đối tượng:
+ Cơ quan chủ trì Chương trình
các cấp, các cơ quan chủ trì các dự án thành phần/nội dung trong các dự án
thành phần các cấp và các cán bộ được phân công phụ trách và tổ chức thực hiện
công tác giám sát, đánh giá;
+ Các tổ chức và cá nhân có
liên quan.
- Nội dung hoạt động:
+ Triển khai, thực hiện Chương
trình, gồm: Hệ thống các mục tiêu, chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện các
chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo tiếp cận đa chiều; triển khai quy
trình, chi tiết hệ thống giám sát và đánh giá, hệ thống các biểu mẫu báo cáo,
cơ chế thu thập thông tin; nội dung, cơ chế báo cáo; cách thức sử dụng thông
tin của hệ thống giám sát và đánh giá cho quản lý và tổ chức thực hiện.
+ Kiểm tra, giám sát, đánh giá
kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo định kỳ, hằng
năm hoặc đột xuất;
+ Rà soát hộ nghèo, hộ cận
nghèo hằng năm; tổ chức điều tra, đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ ở các cấp;
+ Triển khai hệ thống cơ sở dữ
liệu và phần mềm quản lý dữ liệu giảm nghèo ở các cấp theo hướng dẫn của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội.
- Kết quả đầu ra: Bảo đảm
tổ chức triển khai thực hiện cơ chế, chính sách, Chương trình, đúng mục tiêu,
đúng định hướng, đúng luật pháp, hiệu quả. Kịp thời kiểm tra, giám sát, đánh
giá tình hình, kết quả thực hiện, giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc,
hạn chế.
- Nguyên tắc, tiêu chí, định
mức phân bổ vốn: Thực hiện theo Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 23 tháng
7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum.
- Nhu cầu vốn thực hiện: Khoảng
3.831 triệu đồng (vốn sự nghiệp), trong đó: Ngân sách trung ương: 3.483
triệu đồng; ngân sách địa phương: 348 triệu đồng.
III. GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
1. Đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với các
chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo theo
phương pháp tiếp cận đa chiều bằng các hình thức đa dạng, phù hợp với từng đối
tượng nhằm tạo sự đồng thuận của người dân; khơi dậy ý chí, khát vọng vươn lên
thoát nghèo bền vững.
2. Thực hiện có hiệu quả
các văn bản chỉ đạo của Trung ương6, của tỉnh7
nhằm đảm bảo thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra tại Kế hoạch.
3. Tăng cường đào tạo, bồi
dưỡng, nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm đội ngũ cán bộ làm công tác giảm
nghèo ở cấp xã, huyện, đặc biệt là các huyện nghèo, các xã vùng sâu, vùng xa,
vùng có tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số cao.
4. Tích cực, chủ động
huy động, lồng ghép các nguồn lực Nhà nước, xã hội và Nhân dân để đầu tư thực
hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững phù hợp với đặc điểm của từng địa
phương. Trong đó, chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng
cơ bản phục vụ nhu cầu thiếu yếu cho người dân; hỗ trợ triển khai các mô hình sản
xuất hiệu quả, gắn với Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm, thành lập các tổ
hợp tác, hợp tác xã kiểu mới trên cơ sở liên kết theo chuỗi giá trị với cơ sở
chế biến để đảm bảo ổn định nguồn tiêu thụ hàng hóa nông sản.
5. Phát huy vai trò Mặt
trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong phối hợp, triển khai thực
hiện công tác giảm nghèo.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành liên quan và các địa phương: tổ chức triển khai, thực hiện Kế hoạch
theo quy định. Tổng hợp, đề xuất kế hoạch, dự kiến phương án phân bổ vốn ngân
sách trung ương thực hiện Chương trình giai đoạn 2024 - 2025 và hàng năm gửi Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp chung. Đồng thời, hướng dẫn triển
khai thực hiện Dự án 2, Dự án 4, Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 6, Dự án 7.
- Theo dõi, kiểm tra, giám sát,
tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ
theo quy định tại Quyết định số 86/QĐ-UBND ngày 22 tháng 02 năm 20228 của Ủy ban nhân dân tỉnh và
Quyết định số 671/QĐ-BCĐ ngày 10 tháng 3 năm 20229 của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia
tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025.
- Tổng hợp nhu cầu, dự kiến
phân bổ kinh phí, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia giảm nghèo bền vững vào kế hoạch giai đoạn 2024 - 2025 và kế hoạch hằng
năm, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
chính tổng hợp, cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và tỷ lệ
vốn đối ứng của địa phương cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hàng năm, trình cấp có thẩm quyền
xem xét, quyết định theo quy định; huy động các nguồn tài trợ để thực hiện Kế
hoạch theo quy định.
3. Sở Tài chính: Trên cơ
sở dự toán kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được Bộ
Tài chính giao hàng năm, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định phân bổ nguồn vốn Trung ương thực hiện
Chương trình và nguồn vốn địa phương đối ứng theo phân cấp quản lý ngân sách
theo quy định.
4. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn: Chủ trì, trực tiếp quản lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu
dự án 1 thuộc Dự án 3; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện và báo
cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp báo cáo chung.
5. Sở Y tế: Chủ trì, trực
tiếp quản lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3; theo dõi,
giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để
tổng hợp báo cáo chung.
6. Sở Xây dựng: Chủ trì,
trực tiếp quản lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện Dự án 5; theo dõi, giám sát, tổng
hợp kết quả thực hiện và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp báo
cáo chung.
7. Sở Thông tin và Truyền
thông: Chủ trì, trực tiếp quản lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án 1
thuộc Dự án 6; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo cơ
quan quản lý Chương trình để tổng hợp báo cáo chung.
8. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
- Căn cứ Kế hoạch này và tình
hình thực tế của địa phương, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình năm 2024;
chủ động huy động, lồng ghép các nguồn lực và ưu tiên phân bổ nguồn vốn cho các
xã, thôn có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao; bố trí một phần ngân sách địa
phương để hỗ trợ thực hiện, hoàn thành các mục tiêu giảm nghèo theo quy định.
Chịu trách nhiệm sử dụng các nguồn vốn đúng mục tiêu, đảm bảo hiệu quả.
- Phân công trách nhiệm của các
đơn vị, địa phương trong việc tổ chức thực hiện Chương trình theo nguyên tắc
tăng cường phân cấp và đề cao tinh thần trách nhiệm cho cơ sở;
- Triển khai, tổ chức thực hiện
Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2023, báo cáo kết
quả rà soát kịp thời theo quy định.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra,
giám sát kết quả thực hiện đối với cấp xã.
- Tổ chức đánh giá kết quả thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 và báo cáo
tình hình thực hiện Chương trình theo quy định.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh
- Phối hợp tuyên truyền, vận động
đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường,
có ý chí, khát vọng vươn lên thoát nghèo bền vững. Gắn việc triển khai thực hiện
Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,
làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”, Cuộc vận
động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" với
Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”.
- Vận động các tổ chức, cá nhân
tham gia hỗ trợ các nguồn lực giúp người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới
thoát nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững theo kế hoạch giảm nghèo của địa
phương.
- Tổ chức thực hiện công tác phản
biện, giám sát trong việc xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách giảm nghèo
trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ nội dung Kế hoạch, các
đơn vị địa phương chủ động triển khai thực hiện. Quá trình thực hiện nếu có
phát sinh khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung, điều chỉnh phù hợp./.
Nơi nhận:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
(b/c);
- Văn phòng quốc gia về Giảm nghèo (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các cơ quan thành viên BCĐ các CTMTQG tỉnh;
- Trường Cao đẳng Kon Tum;
- UBND các huyện, thành phố;
- VP UBND tỉnh: CVP, PCVP phụ trách;
- Lưu: VT, KGVX. NTMD.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Y Ngọc
|
PHỤ LỤC
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2023 VÀ BỐI CẢNH XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 2470/KH-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Kon Tum)
A. KẾT QUẢ
THỰC HIỆN 06 THÁNG ĐẦU NĂM, KHẢ NĂNG THỰC HIỆN 9 THÁNG VÀ ƯỚC THỰC HIỆN CẢ NĂM
2023
I. CÔNG
TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH
1. Trong 06 tháng đầu
năm 2023, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã ban hành 15
Văn bản cụ thể hóa, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình, trong đó có 03
Văn bản quy phạm pháp luật10
(Chi tiết tại bảng tổng hợp kèm theo)
2. Cấp huyện, thành phố:
Có 10/10 huyện, thành phố đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2022 và thành lập Ban chỉ đạo
các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn; thành lập
Tổ công tác và ban hành Quy chế hoạt động của Tổ công tác thực hiện Chương
trình. Ở cấp xã, các địa phương đã triển khai công tác kiện toàn, thành lập Ban
quản lý xã, Ban giám sát của cộng đồng xã, Ban phát triển thôn đảm bảo năng lực
quản lý, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, hoạt động thuộc các Chương
trình mục tiêu quốc gia và quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ; Nghị định số
38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ.
II. KẾT QUẢ
PHÂN BỔ, SỬ DỤNG NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Kết quả phân bổ vốn năm
2023: Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình năm 2023 là 314.331 triệu đồng,
cụ thể:
- Ngân sách Trung ương: Tổng
nguồn vốn Chương trình năm 2023: 283.570 triệu đồng (trong đó vốn đầu tư phát
triển: 141.429 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 142.141 triệu đồng).
- Ngân sách địa phương: Năm
2023: 30.761 triệu đồng (trong đó vốn đầu tư phát triển: 14.143 triệu đồng; vốn
sự nghiệp: 16.618 triệu đồng).
Ủy ban nhân dân tỉnh đã phân bổ
cho các đơn vị, địa phương để triển khai thực hiện11.
2. Kết quả giải ngân 6 tháng
đầu năm 2023
- Ngân sách trung ương:
Năm 2023: 35.068 triệu đồng, đạt tỷ lệ 12,4% (trong đó vốn đầu tư phát triển:
24.352 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 10.716 triệu đồng).
- Ngân sách địa phương:
Hiện nay, các đơn vị, địa phương đang triển khai, thực hiện12.
III. KẾT
QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Về giảm hộ nghèo, tỷ lệ hộ
nghèo
a) Kết quả hộ nghèo, hộ cận
nghèo toàn tỉnh năm 2022 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-202513:
- Kết quả hộ nghèo, hộ cận
nghèo toàn tỉnh:
+ Tổng số hộ nghèo và tỷ lệ hộ
nghèo: 15.943 hộ, chiếm tỷ lệ 10,86% so với tổng số hộ dân toàn tỉnh.
+ Tổng số hộ cận nghèo và tỷ lệ
hộ cận nghèo: 8.857 hộ, chiếm tỷ lệ 6,03% so với tổng số hộ dân toàn tỉnh.
- Kết quả hộ nghèo, hộ cận
nghèo ở các huyện nghèo:
(1) Huyện Tu Mơ Rông: Tổng số hộ
nghèo và tỷ lệ hộ nghèo: 2.859 hộ, chiếm tỷ lệ 41,06% so với tổng số hộ dân
toàn huyện; Tổng số hộ cận nghèo và tỷ lệ hộ cận nghèo: 432 hộ, chiếm tỷ lệ
6,20 % so với tổng số hộ dân toàn huyện.
(2) Huyện Kon Plông: Tổng số hộ
nghèo và tỷ lệ hộ nghèo: 2.744 hộ, chiếm tỷ lệ 36,00% so với tổng số hộ dân
toàn huyện; Tổng số hộ cận nghèo và tỷ lệ hộ cận nghèo: 852 hộ, chiếm tỷ lệ
11,18 % so với tổng số hộ dân toàn huyện.
(3) Huyện Ia H’Drai: Tổng số hộ
nghèo và tỷ lệ hộ nghèo: 711 hộ, chiếm tỷ lệ 20,64% so với tổng số hộ dân toàn
huyện; Tổng số hộ cận nghèo và tỷ lệ hộ cận nghèo: 932 hộ, chiếm tỷ lệ 27,05 %
so với tổng số hộ dân toàn huyện.
c) Ước thực hiện năm 2023
giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giai đoạn 2022 - 2025:
- Toàn tỉnh: Phấn đấu tỷ lệ hộ
nghèo giảm 4,04%.
- Các huyện nghèo: Tỷ lệ giảm
nghèo 10,5%.
2. Kết quả đo lường về mức độ
thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (chiều thiếu hụt) và ngưỡng thiếu hụt qua
các chỉ số đo lường đến cuối năm 2022 trên địa bàn tỉnh:
- Các chỉ số thiếu hụt các dịch
vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo: Việc làm: 2.348 hộ, chiếm tỷ lệ 14,73%; Người phụ
thuộc trong hộ gia đình: 4.454 hộ, chiếm tỷ lệ 27,94%; Dinh dưỡng: 2.485 hộ,
chiếm tỷ lệ 15,59%; Bảo hiểm y tế: 8.913 hộ, chiếm tỷ lệ 55,91%; Trình độ giáo
dục của người lớn: 4.332 hộ, chiếm tỷ lệ 27,17%; Tình trạng đi học của trẻ em:
477 hộ, chiếm tỷ lệ 2,99%; Chất lượng nhà ở: 3.343 hộ, chiếm tỷ lệ 20,97%; Diện
tích nhà ở bình quân đầu người: 6.001 hộ, chiếm tỷ lệ 37,64%; Nguồn nước sinh
hoạt: 2.282 hộ, chiếm tỷ lệ 14,31%; Nhà tiêu hợp vệ sinh: 9.590 hộ, chiếm tỷ lệ
60,15%; Sử dụng dịch vụ viễn thông: 7.000 hộ, chiếm tỷ lệ 43,91%; Phương tiện
phục vụ tiếp cận thông tin: 4.098 hộ, chiếm tỷ lệ 25,70%.
- Các chỉ số thiếu hụt các dịch
vụ xã hội cơ bản của hộ cận nghèo: Việc làm: 903 hộ, chiếm tỷ lệ 10,20%; Người
phụ thuộc trong hộ gia đình: 1.961 hộ, chiếm tỷ lệ 22,14%; Dinh dưỡng: 509 hộ,
chiếm tỷ lệ 5,75%; Bảo hiểm y tế: 4.508 hộ, chiếm tỷ lệ 50,90%; Trình độ giáo dục
của người lớn: 1.230 hộ, chiếm tỷ lệ 13,89%; Tình trạng đi học của trẻ em: 174
hộ, chiếm tỷ lệ 1,96%; Chất lượng nhà ở: 843 hộ, chiếm tỷ lệ 9,52%; Diện tích
nhà ở bình quân đầu người: 1.272 hộ, chiếm tỷ lệ 14,36%; Nguồn nước sinh hoạt:
681 hộ, chiếm tỷ lệ 7,69%; Nhà tiêu hợp vệ sinh: 3.532 hộ, chiếm tỷ lệ 39,88%;
Sử dụng dịch vụ viễn thông: 1.383 hộ, chiếm tỷ lệ 15,61%; Phương tiện phục vụ
tiếp cận thông tin: 718 hộ, chiếm tỷ lệ 8,11%.
3. Kết quả thực hiện các
chính sách
- Đã cấp 60.229 thẻ bảo hiểm y
tế cho lượt người nghèo, người cận nghèo14; hỗ trợ kinh phí tiền điện cho 21.988 hộ nghèo,
hộ chính sách xã hội15 với
kinh phí thực hiện là 7.256 triệu đồng. Thực hiện điều chỉnh mức hỗ trợ tiền điện
hàng tháng cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội theo quy định tại Quyết định số
1062/QĐ-BCT ngày 04 tháng 5 năm 2023 quy định về giá bán điện từ 55.000 đồng/hộ/tháng
lên 57.000 đồng/hộ/tháng16.
- Về việc làm: Tổng số lao động
được giải quyết việc làm là 4.150/6.000 lao động đạt 69,2% kế hoạch năm (cung
ứng giới thiệu lao động thông qua Trung tâm Dịch vụ việc làm 280 lao động; số
lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 19 người17; giải quyết việc làm thông qua vốn vay giải quyết
việc làm là 2.536 người; giải quyết việc làm thông qua các chính sách khác
1.315 người).
IV. KẾT QUẢ
THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN, TIỂU DỰ ÁN, HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Tiểu dự án 1, dự án 1: Hỗ
trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo
Kinh phí Trung ương phân bổ:
133.580 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 121.436 triệu đồng, vốn sự nghiệp:
12.144 triệu đồng).
Kết quả thực hiện: Năm
2023, danh mục dự án đầu tư được phê duyệt18 thuộc Chương trình tại 03 huyện nghèo là 70 công
trình19, trong đó có 02
công trình điều chỉnh tên danh mục và 09 công trình điều chỉnh giảm20. Hiện nay, các đơn vị, địa
phương đang triển khai thực hiện theo quy trình quy định.
2. Dự án 2: Đa dạng hóa sinh
kế, phát triển mô hình giảm nghèo
Ngân sách trung ương phân bổ:
38.935 triệu đồng (vốn sự nghiệp)21, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phân bổ 100% kinh phí về các huyện,
thành phố. Hiện nay các huyện, thành phố đã thực hiện phân bổ vốn cho các đơn vị,
địa phương để triển khai, thực hiện.
3. Dự án 3: Hỗ trợ phát triển
sản xuất, cải thiện dinh dưỡng
a) Tiểu dự án 1. Hỗ trợ
phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp
Ngân sách trung ương phân bổ:
17.172 triệu đồng, trong đó phân bổ cho Sở Nông nghiệp và PTNT: 343 triệu đồng;
các huyện, thành phố: 16.829 triệu đồng. Hiện nay các huyện, thành phố đã thực
hiện phân bổ vốn cho các đơn vị, địa phương để triển khai, thực hiện.
b) Tiểu dự án 2. Cải thiện
dinh dưỡng
Ngân sách trung ương phân bổ:
7.181 triệu đồng, trong đó phân bổ cho Sở Y tế: 718 triệu đồng; các huyện,
thành phố: 6.463 triệu đồng.
Kết quả thực hiện: Cấp tỉnh
đã triển khai thực hiện các nội dung, cụ thể: Giám sát hỗ trợ hoạt động Cải
thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em: Phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Tây
Nguyên giám sát triển khai Chiến dịch uống bổ sung vitamin A liều cao tại các
xã, huyện22. Theo dõi
tăng trưởng trẻ em: Duy trì thường xuyên, đều đặn công tác theo dõi cân nặng
và chiều cao, đánh giá tình trạng dinh dưỡng và theo dõi tăng trưởng của trẻ em
dưới 2 tuổi và trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng23, hiện nay đã triển khai chiến dịch cân, đo trẻ đợt
1 năm 2023 trên toàn bộ 102/102 xã, phường, thị trấn. Triển khai hoạt động bổ
sung đa vi chất dinh dưỡng: Tiếp nhận và cấp phát đa vi chất cho phụ nữ
mang thai trên địa bàn 3 huyện nghèo: Tu Mơ Rông, Kon Plông và Ia H’Drai (nguồn
Viện Dinh dưỡng hỗ trợ cho các huyện nghèo), ước tính tỷ lệ bao phủ đạt trên
95%. Công tác truyền thông giáo dục dinh dưỡng: Tổ chức truyền thông, tư
vấn, nói chuyện chuyên đề về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho 248 bà mẹ tại
04 xã thuộc 02 huyện Đắl Glei và Ngọc Hồi24. Bổ sung vitamin A kết hợp với tẩy giun: Triển
khai hoạt động uống bổ sung vitamin A kết hợp với tẩy giun và cân/đo cho trẻ dưới
5 tuổi đợt 1 năm 202325.
Tập huấn nâng cao năng lực: Tổ chức 09 lớp tập huấn nâng cao năng lực về
triển khai thực hiện nội dung “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình cho cán
bộ y tế huyện và xã, có 224 học viên của 10 Trung tâm Y tế các huyện, thành phố
tham gia. Cấp huyện, thành phố đã thực hiện phân bổ vốn cho các đơn vị, địa
phương để triển khai, thực hiện.
4. Dự án 4. Phát triển giáo
dục nghề nghiệp, việc làm bền vững
a) Tiểu dự án 1. Phát triển
giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn
Ngân sách trung ương phân bổ:
42.944 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển là 16.710 triệu đồng, vốn sự
nghiệp là 26.234 triệu đồng.
Kết quả thực hiện: Đối với
vốn đầu tư phát triển, kinh phí được giao là 21.438 triệu đồng, đã được phê duyệt
01 danh mục dự án (dự án chuyển tiếp)26; Đối với vốn sự nghiệp: hiện nay các huyện,
thành phố đã thực hiện phân bổ vốn cho các đơn vị, địa phương để triển khai, thực
hiện.
b) Tiểu dự án 2. Hỗ trợ
người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Ngân sách trung ương phân bổ:
2.300 triệu đồng, trong đó phân bổ cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Trung
tâm Dịch vụ việc làm tỉnh): 414 triệu đồng; phân bổ cho các huyện, thành phố:
1.886 triệu đồng. Hiện nay các đơn vị, địa phương đang triển khai thực hiện.
c) Tiểu dự án 3. Hỗ trợ
việc làm bền vững
Ngân sách trung ương phân bổ:
9.447 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển là 3.283 triệu đồng, vốn sự
nghiệp là 6.164 triệu đồng.
Kết quả thực hiện: Đối với
vốn đầu tư phát triển, đã được phê duyệt 01 danh mục dự án (dự án chuyển tiếp)27; Đối với vốn sự nghiệp:
hiện nay các huyện, thành phố đã thực hiện phân bổ vốn cho các đơn vị, địa
phương để triển khai, thực hiện; đã xây dựng kế hoạch và đẩy nhanh tiến độ thu
thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về người lao động cư trú; tổ chức tuyên
truyền chính sách pháp luật lao động việc làm và tư vấn giới thiệu việc làm năm
2023 trên địa bàn quản lý.
5. Dự án 5. Hỗ trợ nhà ở cho
hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo
- Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê
duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện
nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -
202528.
- Ngân sách trung ương phân bổ:
17.780 triệu đồng. Kết quả thực hiện: Hiện nay 03 huyện nghèo thực hiện phân bổ
vốn cho các đơn vị, địa phương để triển khai, thực hiện, dự kiến năm 2023 sẽ hỗ
trợ khoảng 530 hộ (bao gồm: xây dựng mới nhà ở là 359 hộ và sửa chữa nhà ở
171 hộ). Đến nay, đã thực hiện hỗ trợ nhà ở cho 81 hộ (bao gồm: xây dựng
mới nhà ở là 45 hộ, sửa chữa nhà ở là 36 hộ). Tổng số nguồn vốn trung ương
đã giải ngân: 1.060 triệu đồng.
- Hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh
đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện nghèo (Ia H’Drai, Kon Plông, Tu Mơ Rông)
tăng cường công tác kiểm tra, và đôn đốc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn năm
2023 đảm bảo chính sách đến được từng hộ nghèo, hộ cận nghèo có khó khăn về nhà
ở29.
6. Dự án 6. Truyền thông và
giảm nghèo về thông tin
a) Tiểu dự án 1. Giảm nghèo
về thông tin
Ngân sách trung ương phân bổ:
4.490 triệu đồng, trong đó cấp cho Sở Thông tin và Truyền thông: 1.347 triệu đồng;
các huyện, thành phố: 3.143 triệu đồng. Kết quả thực hiện: Hiện nay các huyện,
thành phố đã thực hiện phân bổ vốn cho các đơn vị, địa phương để triển khai, thực
hiện. Tại cấp tỉnh, đã tổ chức 01 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
cho cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở cho 65 cán bộ cấp xã có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (xã khu vực III) theo Quyết định số
861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với các đơn vị có
liên quan triển khai thực hiện việc sửa chữa thiết bị cụm thông tin điện tử tại
cửa khẩu Pờ Y, huyện Ngọc Hồi.
b) Tiểu dự án 2. Truyền
thông về giảm nghèo đa chiều
Ngân sách trung ương phân bổ:
2.190 triệu đồng, trong đó cấp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 767 triệu
đồng; các huyện, thành phố: 1.423 triệu đồng.
Kết quả thực hiện: cấp tỉnh
đã triển khai thực hiện hợp đồng với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo
Kon Tum, Tạp chí Lao động và Xã hội tuyên truyền về công tác giảm nghèo với
hình thức là phóng sự và tin30;
triển khai kế hoạch xây dựng 12 cụm pano tuyên truyền Pano tuyên truyền về giảm
nghèo trên địa bàn tỉnh; đã tổ chức 05 cuộc đối thoại chính sách và truyền
thông về công tác giảm nghèo31.
Cấp huyện, thành phố đã thực hiện phân bổ vốn cho các đơn vị, địa phương để triển
khai, thực hiện.
7. Dự án 7. Nâng cao năng lực
và giám sát, đánh giá Chương trình
a) Tiểu dự án 1: Nâng cao
năng lực thực hiện Chương trình
Ngân sách trung ương phân bổ:
4.920 triệu đồng, trong đó cấp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 1.475
triệu đồng; các huyện, thành phố: 3.445 triệu đồng.
Kết quả thực hiện: Cấp tỉnh
đã tổ chức 01 lớp tập huấn nâng cao năng lực nghiệp vụ công tác giảm nghèo năm
2023, có 91 cán bộ làm công tác giảm nghèo tham gia. Cấp huyện, thành phố: tổ
chức 01 lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác giảm nghèo, có 105 lượt người tham
gia32; đang xây dựng kế
hoạch tập huấn và tổ chức các đoàn tham quan học tập kinh nghiệm nhằm nâng cao
năng lực, kiến thức về thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo.
b) Tiểu dự án 2: Giám
sát, đánh giá
Ngân sách trung ương phân bổ:
2.631 triệu đồng, trong đó cấp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 789 triệu
đồng; các huyện, thành phố: 1.842 triệu đồng.
Kết quả thực hiện: Ủy
ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1425/KH- UBND ngày 18 tháng 5 năm
202233; Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tổ chức 01 đợt
kiểm tra, giám sát cấp tỉnh tại 03 đơn vị, địa phương34. Cấp huyện, thành phố đã thực hiện phân bổ vốn
cho các đơn vị, địa phương để triển khai, thực hiện35. Ngoài ra, trong 06 tháng đầu năm 2023, nhằm
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các CTMTQG trên địa
bàn tỉnh Kon Tum, Ủy ban nhân dân tỉnh đã thành lập 06 đoàn kiểm tra tình hình
triển khai thực hiện các CTMTQG tại 10 huyện, thành phố.
V. ĐÁNH
GIÁ CHUNG
1. Kết quả đạt được
- Cấp ủy, chính quyền địa
phương đã chủ động ban hành theo thẩm quyền các văn bản chỉ đạo, điều hành, hệ
thống cơ chế, chính sách, chủ động trong công tác tổ chức triển khai thực hiện
các CTMTQG trên địa bàn tỉnh. Ban Chỉ đạo các cấp được thành lập, kiện toàn kịp
thời, thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành, điều phối, đảm bảo Chương trình được
triển khai thực hiện có hiệu quả. Quá trình thực hiện Chương trình tại các đơn
vị, địa phương luôn nhận được sự phối hợp tham gia của Mặt trận tổ quốc và các
tổ chức chính trị - xã hội các cấp.
- Đảm bảo tiến độ về phân bổ,
giao kế hoạch vốn năm 2023 nguồn ngân sách Trung ương cho các đơn vị, địa
phương triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Việc triển khai thực hiện các
chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo tại các địa phương đã tạo điều kiện,
cơ hội cho người dân được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần cải thiện,
nâng cao chất lượng cuộc sống. Tỷ lệ giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đạt kế hoạch
đề ra; Tỷ lệ giảm nghèo tại các huyện nghèo đạt và vượt kế hoạch được giao36.
- Một số dự án đầu tư quan trọng
đã và đang chuẩn bị đầu tư trên địa bàn các huyện nghèo, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân, giảm
nghèo bền vững.
2. Hạn chế
- Việc văn bản triển khai, hướng
dẫn của Trung ương về triển khai Chương trình có sửa đổi, bổ sung cần có thời
gian để địa phương điều chỉnh, triển khai vì vậy đã ảnh hưởng đến tiến độ giải
ngân kế hoạch vốn được giao; tỷ lệ giải ngân vốn thực hiện Chương trình đạt thấp.
- Một số nội dung hướng dẫn triển
khai mục tiêu, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp tại Thông tư số
17/2022/TT-BLĐTBXH ngày 06/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội37 chưa phù hợp với
Thông tư số 46/2022/TT-BTC ngày 28/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính38, dẫn đến khó khăn trong
quá trình triển khai, thực hiện39.
- Đối với dự án 4, Tiểu dự án
3: "Hỗ trợ việc làm bền vững" (vốn đầu tư phát triển): chưa có hướng
dẫn cụ thể để địa phương xây dựng phần mềm thu thập, phân tích, dự báo và phổ
biến thông tin thị trường lao động đảm bảo thống nhất, đồng bộ, tích hợp được với
các phần mềm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng: (1) sàn giao dịch
việc làm trực tuyến, (2) cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc,
(3) cơ sở dữ liệu người lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và
các cơ sở dữ liệu khác. Ngoài ra, Bộ cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về yêu cầu đối
với phần cứng (danh mục trang thiết bị công nghệ thông tin, cấu hình tối thiểu
cho từng loại thiết bị,...) để đáp ứng các phần mềm nêu trên do Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội chủ trì xây dựng, nên địa phương chưa có cơ sở để tiến
hành lập dự án đầu tư.
- Một số địa phương đã giao
ngân sách Trung ương thực hiện các CTMTQG, tuy nhiên chưa đảm bảo cơ cấu nguồn
vốn phân bổ nên phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung (tại tiểu dự án 2, dự án 3
thuộc Chương trình)40.
- Cấp ủy, chính quyền một số xã
chưa thực sự quyết liệt, chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện
Chương trình; chưa có các giải pháp để huy động, tăng cường nguồn lực đầu tư
cho Chương trình như huy động sự hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, người
dân.
- Một số hộ nghèo người đồng
bào DTTS vẫn còn phương thức sản xuất truyền thống, lạc hậu, chưa có điều kiện
áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, việc tiếp thu kiến thức tiến bộ kỹ
thuật để áp dụng vào sản xuất còn hạn chế; chưa mạnh dạn vay vốn để sản xuất,
kinh doanh, chưa tự ý thức vươn lên thoát nghèo.
3. Nguyên nhân của các tồn tại,
hạn chế
a) Nguyên nhân khách quan
- Thời tiết, dịch bệnh diễn biến
phức tạp, khó lường đã ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động sản xuất của một bộ phận
người dân và gây khó khăn cho các cơ quan, địa phương triển khai các chương
trình, chính sách về giảm nghèo.
- Trong 06 tháng đầu năm 2023 một
số văn bản, quy định của Trung ương về triển khai, thực hiện các CTMTQG được sửa
đổi, bổ sung; vì vậy các địa phương cần có thời gian nghiên cứu, cập nhật.
b) Nguyên nhân chủ quan
- Một số công chức cấp xã chưa dành
thời gian nghiên cứu kĩ về nội dung, phạm vi, đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ của
từng dự án, tiểu dự án được quy định tại các Nghị định, Thông tư, hướng dẫn thuộc
Chương trình dẫn đến công tác tham mưu triển khai thực hiện còn lúng túng, bị động.
- Công tác tham mưu, phối hợp
giữa các sở, ban, ngành có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện
Chương trình và tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản đôi lúc còn chậm,
chưa kịp thời; việc giải quyết những bất cập, khó khăn ở địa phương có nội dung,
có lúc chưa kịp thời.
B. BỐI CẢNH
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
I. Thuận lợi
1. Được sự lãnh đạo, chỉ
đạo sâu sát, kịp thời của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh
trong triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia nói chung và Chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững nói riêng.
2. Các cấp uỷ đảng,
chính quyền xác định công tác giảm nghèo bền vững là nội dung quan trọng trong
các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 10 năm 2021 - 2030 của các ngành, địa phương. Các văn bản về giảm nghèo đã
được ban hành tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình chỉ đạo, triển khai thực
hiện.
3. Ban Chỉ đạo triển
khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia các cấp được thành lập, kiện
toàn kịp thời, thực hiện tốt nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành, điều phối, đảm bảo
Chương trình được triển khai thực hiện có hiệu quả.
II. Khó
khăn, thách thức
1. Một số văn bản triển
khai, hướng dẫn thực hiện Chương trình chưa cụ thể, chi tiết, gây khó khăn
trong quá trình triển khai thực hiện tại địa phương; một số văn bản được sửa đổi,
bổ sung trong năm 2023 vì vậy các địa phương cần có thời gian nghiên cứu, cập
nhật.
2. Một số công chức cấp
xã chưa dành thời gian nghiên cứu kĩ về nội dung, phạm vi, đối tượng, mục tiêu,
nhiệm vụ của từng dự án, tiểu dự án được quy định tại các Nghị định, Thông tư,
hướng dẫn thuộc Chương trình dẫn đến công tác tham mưu triển khai thực hiện còn
lúng túng, bị động.
3. Hộ nghèo chủ yếu tập
trung vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong khi các điều kiện khó khăn, thiếu
việc làm lại tập trung vùng này, vì vậy điều kiện để thoát nghèo gặp nhiều khó
khăn. Thu nhập của hộ nghèo hiện chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu cuộc sống; không
đủ tích lũy để đề phòng tai nạn, ốm đau, mất việc làm…, luôn tiềm ẩn nguy cơ
tái nghèo./.
TỔNG HỢP VĂN BẢN
Chỉ đạo, triển khai thực hiện Chương trình 6 tháng đầu
năm 2023
TT
|
Tên Văn bản
|
Trích yếu văn bản
|
Cơ quan ban hành
|
01
|
Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 25/4/2023
|
Về kéo dài thời gian thực hiện
và giải ngân kế hoạch năm 2022 sang năm 2023 và phân bổ kế hoạch năm 2023 từ
nguồn kế hoạch năm 2022 chưa phân bổ chi tiết
|
HĐND tỉnh
|
02
|
Nghị quyết số 31/2023/NQ-HĐND ngày 11/7/2023
|
Quy định định mức hỗ trợ từ nguồn
ngân sách nhà nước thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết theo chuỗi giá
trị; thực hiện một (01) dự án, phương án phát triển sản xuất cộng đồng thuộc
các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh
Kon Tum
|
HĐND tỉnh
|
03
|
Báo cáo số 05/BC-UBND ngày 04/01/2023
|
Kết quả kiểm tra, giám sát
tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2022
|
UBND tỉnh
|
04
|
Quyết định số 14/2023/QĐ-UBND ngày 04/4/2023
|
Ban hành Quy định phân cấp quản
lý và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh
Kon Tum
|
UBND tỉnh
|
05
|
Quyết định số 02/2023/QĐ-UBND ngày 10/02/2023
|
Ban hành Quy định về cơ chế
quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện dự án,
phương án phát triển sản xuất cộng đồng, thuộc các Chương trình mục tiêu quốc
gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
|
UBND tỉnh
|
06
|
Kế hoạch số 632/KH-UBND 10/3/2023
|
Thực hiện nội dung “Cải thiện
dinh dưỡng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn
2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
|
UBND tỉnh
|
07
|
Kế hoạch số 353/KH-UBND 13/02/2023
|
Đào tạo nghề nông nghiệp cho
lao động nông thôn giai đoạn 2022 - 2025
|
UBND tỉnh
|
08
|
Kế hoạch số 729/KH- UBND 17/3/2023
|
Kế hoạch thực hiện các Chương
trình mục tiêu quốc gia năm 2023 trên địa bàn tỉnh
|
UBND tỉnh
|
09
|
Quyết định số 59/QĐ-UBND ngày 02/3/2023
|
Phê duyệt Đề án Hỗ trợ nhà ở
cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, tỉnh Kon Tum thuộc
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025
|
UBND tỉnh
|
10
|
Công văn số 611/UBND-KGVX ngày 09/3/2023
|
Về triển khai thực hiện hiệu
quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 - 2025
trên địa bàn tỉnh
|
UBND tỉnh
|
11
|
Công văn số 1976/UBND-KGVX ngày 27/6/2023
|
về việc đẩy mạnh thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 năm
2023 (Chương trình) và rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo
|
UBND tỉnh
|
12
|
Kế hoạch số 1425/KH-UBND ngày 18/5/2023
|
Về kiểm tra, giám sát tình
hình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
năm 2023 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
|
UBND tỉnh
|
13
|
Kế hoạch số 2304/KH-UBND ngày 19/7/2023
|
Về tổ chức đánh giá giữa kỳ
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025
|
UBND tỉnh
|
14
|
Công văn số 2260/UBND-KGVX ngày 14/7/2023
|
Về triển khai thực hiện Nghị
định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ
|
UBND tỉnh
|
15
|
Báo cáo số 233/BC-UBND ngày 14/7/2023
|
Kết quả triển khai thực hiện
Nghị quyết số 24/2021/QH15 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa
bàn tỉnh
|
UBND tỉnh
|
1
Chi tiết kết quả thực hiện 06 tháng đầu năm, khả năng thực hiện 09 tháng, ước
thực hiện cả năm 2023 và bối cảnh xây dựng Kế hoạch tại Phụ lục kèm theo.
2
Theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo
giai đoạn 2021 - 2025.
3
Theo Khoản 1, Điều 12, Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2022 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum: ngân sách địa phương bố trí bằng 10% ngân sách
trung ương.
4
Huyện nghèo theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng
Chính phủ.
5
Phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn các huyện
nghèo, tỉnh Kon Tum thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2021 - 2025.
6
Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Quyết định
số 652/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2022 về giao kế hoạch vố đầu tư nguồn ngân
sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 3 chương trình
mục tiêu quốc gia.
7
Kế hoạch số 31-KH/TU ngày 28-10-2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về thực hiện Chỉ
thị số 05-CT/TW, ngày 23-6-2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030”; Nghị quyết
số 13-NQ/TU ngày 19-5-2022 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về lãnh đạo
thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
8
Về việc thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Kon Tum
giai đoạn 2021-2025
9
Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo đạo các Chương trình mục tiêu quốc
gia tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
10
01 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và 02 Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
11
Tại Quyết định số 795/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2022 về giao kế hoạch thực
hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
12
Vốn sự nghiệp: Năm 2023, trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, địa phương, Sở Tài
chính đã có Văn bản số 554/STC- QLNS ngày 21 tháng 02 năm 2023 báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh vốn đối ứng lồng ghép ngân sách địa phương thực hiện các Chương
trình mục tiêu quốc gia.
13
Theo Quyết định số 763/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh về phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022 trên
địa bàn tỉnh Kon Tum.
14
trong đó hộ nghèo là 52.197 thẻ; hộ cận nghèo là 8.032 thẻ.
15
Trong đó 15.943 hộ nghèo; 6.045. hộ chính sách xã hội.
16
Tại Quyết định số 288/QĐ-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Kon Tum.
17
Hàn Quốc: 10 người, Nhật Bản 02 người, Đài Loan 01 người, Ả rập xê út 06 người.
18
Tại Nghị quyết số 81/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết
định số 795/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
19
Trong đó: huyện Tu Mơ Rông: 42.281 triệu đồng với 27 công trình; huyện Ia
H’Drai 40.321 triệu đồng với 11 công trình; huyện Kon Plông: 38.897 triệu đồng
với 32 công trình.
20
Huyện Tu Mơ Rông đề xuất điều chỉnh.
21
Thành phố Kon Tum: 3.644 triệu đồng; huyện Đăk Hà: 3.948 triệu đồng; huyện Đăk
Tô: 2.896 triệu đồng; huyện Ngọc Hồi: 2.106 triệu đồng; huyện Tu Mơ Rông: 5.831
triệu đồng; huyện Đăk Glei: 4.252 triệu đồng; huyện Sa Thầy: 4.556 triệu đồng;
huyện Kon Rẫy: 2.794 triệu đồng; huyện Kon Plông: 5.183 triệu đồng; huyện Ia
H’Drai: 3.725 triệu đồng.
22
Trung tâm Y tế huyện Ngọc Hồi, Trung tâm Y tế huyện Đăk Hà, Trạm Y tế thị trấn
Plei Kần và Trạm Y tế xã Hà Mòn
23
Tỷ lệ trẻ em dưới 2 tuổi được cân, đo ít nhất 3 tháng/lần đạt 95,8%; tỷ lệ trẻ
em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng được theo dõi tình trạng dinh dưỡng hàng tháng
đạt 99,7%;
24
với nội dung: Hướng dẫn chăm sóc thai và dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ mang thai;
kiến thức về thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, thực hành cho trẻ bú đúng, hướng dẫn
xử trí những khó khăn thường gặp trong quá trình n uôi con bằng sữa mẹ; Kiến thức
về thực hành cho trẻ ăn bổ sung đúng cách, cách chế biến thức ăn dặm cho trẻ,
dinh dưỡng hợp lý trong bữa ăn gia đình, cách sử dụng và phối hợp các thực phẩm
sẵn có, vận động phát triển nguồn thực phẩm tại địa phương...
25
đạt được kết quả như sau: Tỷ lệ trẻ từ 06-11 tháng được uống vitamin A:
5.238/5.342 đạt 98,1%. Tỷ lệ trẻ từ 12-35 tháng được uống vitamin A:
23.094/23.311 đạt 99,1%. Tỷ lệ trẻ từ 36-59 tháng được uống vitamin A:
24.624/24.867 đạt 99,0%. Tỷ lệ trẻ từ 06-59 tháng được uống vitamin A:
52.956/53.520 đạt 98,9%. Tỷ lệ trẻ 24 - 60 tháng uống thuốc tẩy giun:
37.483/37.852 đạt 99,0%.
26
- Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững: Tiểu dự án 1:
Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn: 01 dự án, Dự án Cải
tạo, nâng cấp cơ sở vật chất và bổ sung trang thiết bị Trường Cao đẳng Kon Tum.
27
Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hoá
hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực
tuyến và xây dựng, nâng cấp các cơ sở dữ liệu phần mềm giai đoạn 2021 - 2025:
01 dự án.
28
Quyết định số 59/QĐ-UBND ngày 02/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh, trong đó: Tổng
số hộ nghèo, cận nghèo hỗ trợ nhà ở trên địa bàn các huyện nghèo giai đoạn 2021
- 2025: là 876 hộ (bao gồm: xây dựng mới nhà ở 606 hộ và sửa chữa nhà ở 270
hộ). Định mức hỗ trợ: Nhà ở xây mới 44 triệu đồng/hộ; gồm có: ngân sách
trung ương 40 triệu đồng/hộ, ngân sách địa phương (ngân sách cấp huyện) 4
triệu đồng/hộ; Sửa chữa nhà ở 22 triệu đồng/hộ; gồm có: ngân sách trung ương 20
triệu đồng/hộ, ngân sách địa phương (ngân sách cấp huyện) 2 triệu đồng/hộ.
Tổng nguồn vốn thực hiện Đề án: Ngân sách trung ương và địa phương là 32.604
triệu đồng, gồm có: Ngân sách trung ương là 29.640 triệu đồng và ngân sách địa
phương (ngân sách cấp huyện) là 2.964 triệu đồng (bao gồm: Xây dựng mới
nhà ở là 26.664 triệu đồng và 5.940 triệu đồng).
29
Tại Văn bản số 2144/UBND-HTKT ngày 07 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
30
Thực hiện 02 phóng sự; 05 bài.
31
Thực hiện tại huyện Sa Thầy 03 cuộc; huyện Đăk Glei 02 cuộc.
33
Về kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
năm 2023 trên địa bàn tỉnh.
34
Huyện Ia H’Drai, Tu Mơ Rông; Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum.
35
Trong đó, huyện Đăk Hà đã tổ chức 01 đợt tại 05 xã; huyện Kon Rẫy tổ chức 01 đợt
tại 04 xã; huyện Ia H’Drai tổ chức 01 đợt tại 03 xã.
36
Năm 2022: Huyện Kon Plông: tỷ lệ giảm nghèo là 8,40%, đạt 105,5% so với kế hoạch.
Huyện Tu Mơ Rông: tỷ lệ giảm nghèo là 11,05%, đạt 138,13% so với kế hoạch. Huyện
Ia H’Drai: tỷ lệ giảm nghèo là 20,09%, đạt 251,14% so với kế hoạch.
37
Hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc
làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 03
chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025
38
Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách
trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn
2021-2025
39
Cụ thể: Chưa quy định rõ đối tượng, nội dung thanh toán kinh phí xây dựng chương
trình, biên soạn giáo trình; Tại khoản b Điều 16 Thông tư số 46/2022/TT-BTC quy
định về việc hướng dẫn mua sắm phương tiện, thiết bị đào tạo được thực hiện
theo Danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội ban hành. Hiện nay, ngoài việc mua sắm trang bị thiết bị đào tạo tối
thiểu theo quy định đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp là rất cần thiết, thì
nhu cầu mua sắm các phương tiện đào tạo dùng chung cho các cơ sở GDNN hiện nay
là rất lớn (các hạng mục dùng chung như: Bàn, ghế; máy tính; máy chiếu; các
phương tiện khác…), nhưng các thông tư hiện nay chưa hướng dẫn nội dung này.
40
Huyện Ngọc Hồi, Tu Mơ Rông, thành phố Kon Tum.