ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 02/KH-UBND
|
Hà Nội, ngày 03
tháng 01 năm 2025
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2025
Thực hiện Kế hoạch số 74-KH/TU
ngày 27/01/2018 của Thành ủy Hà Nội về việc Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW
ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về
công tác dân số trong tình hình mới”; Chương trình số 08-Ctr/TU ngày 17/3/2021
của Thành ủy Hà Nội về phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã
hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 237/KH-UBND
ngày 08/12/2020 của UBND Thành phố về thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến
năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội; Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 22/10/2024
của UBND Thành phố về tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới
trên địa bàn thành phố Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển
khai thực hiện công tác Dân số và Phát triển thành phố Hà Nội năm 2025 như sau:
I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU
1. Mục tiêu
Duy trì vững chắc mức sinh thay
thế; giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; nâng cao chất lượng
dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; chú trọng giải quyết toàn diện,
đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số.
2. Chỉ tiêu
- Giảm tỷ lệ sinh con thứ 03
trở lên: 0,15 % so với năm 2024.
- Tỷ lệ người cao tuổi được
khám sức khỏe định kỳ: 89 %.
- Tỷ lệ sàng lọc trước sinh (%
số bà mẹ mang thai): 85%.
- Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh (% số
trẻ sơ sinh ): 90%.
- Tỷ số giới tính khi sinh (số
trẻ trai/100 trẻ gái): không quá 110/100
- Tỷ lệ cặp nam, nữ được tư
vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn: 85%
- Số người áp dụng biện pháp
tránh thai (BPTT) mới: 416.950 người.
(Chi tiết theo Phụ lục số
1,2)
II. CÁC NHIỆM VỤ, HOẠT ĐỘNG
CHỦ YẾU
1. Công tác tham mưu, lãnh
đạo, chỉ đạo và điều hành
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ
đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền về thực hiện công tác dân số. Tiếp tục
quán triệt Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới; Chỉ thị
số 27/CT-TTg ngày 15/07/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực
hiện công tác dân số trong tình hình mới. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế
hoạch số 74-KH/TU ngày 27/01/2018 của Thành ủy; Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày
20/4/2018 của UBND Thành phố về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW; Kế hoạch số
237/KH-UBND ngày 08/12/2020 về thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm
2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội; Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 22/10/2024 của
UBND Thành phố về tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu
quả các Kế hoạch, Đề án nâng cao chất lượng dân số của Thành phố: Kế hoạch số 93/KH-UBND
ngày 19/4/2018 của UBND thành phố Hà Nội về việc triển khai thực hiện “Đề án
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025” trên địa bàn thành phố Hà
Nội đến năm 2025; Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 28/8/2018 của UBND Thành phố về
việc triển khai Kế hoạch phát triển thể lực tầm vóc người Hà Nội đến năm 2030;
Kế hoạch số 208/KH-UBND ngày 14/11/2016 của UBND thành phố Hà Nội về kiểm soát
mất cân bằng giới tính khi sinh thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2025; Kế hoạch
số 324/KH-UBND ngày 30/12/2021 của UBND Thành phố về việc thực hiện “Đề án tiếp
tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và
dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản đến năm 2030” trên địa bàn
thành phố Hà Nội; Quyết định 3370/QĐ-UBND của UBND Thành phố ngày 16/09/2022
phê duyệt Đề án Mở rộng Tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước
sinh và sơ sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030. Đẩy mạnh các hoạt
động mô hình nâng cao chất lượng dân số Thủ đô trong tình hình mới.
- Các quận, huyện, thị ủy,
HĐND, UBND quận, huyện, thị xã triển khai các văn bản của Trung ương và Thành
phố, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hướng dẫn của Thành phố đến cơ
sở, các chi bộ đảng, thôn và tổ dân phố, lồng ghép công tác dân số với chương
trình kinh tế - xã hội của địa phương nhằm hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của
Thành phố giao năm 2025.
- Các quận, huyện, thị xã hoàn
thành việc giao chỉ tiêu kế hoạch và hướng dẫn các xã, phường, thị trấn thực
hiện công tác dân số chậm nhất trong tháng 01/2025; đôn đốc, chỉ đạo các xã,
phường, thị trấn giao chỉ tiêu kế hoạch và triển khai các hoạt động tới các
thôn, tổ dân phố chậm nhất trong tháng 02/2025. Kiện toàn và nâng cao hiệu quả
hoạt động Ban Chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển quận, huyện, thị xã và Ban
Dân số và Phát triển xã, phường, thị trấn.
2. Công tác phối hợp liên
ngành
- Sở Y tế tham mưu Ban Chỉ đạo
công tác Dân số và Phát triển thành phố Hà Nội triển khai các hoạt động phối
hợp các ban, ngành, đoàn thể Thành phố và quận, huyện, thị xã về thực hiện các
nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm về hoạt động truyền thông, giáo dục; thống kê
tổng hợp; kiểm tra, thanh tra thực hiện công tác dân số năm 2025; lồng ghép các
nội dung truyền thông về dân số và phát triển phù hợp với đặc thù của từng ban,
ngành, đoàn thể góp phần tạo sự đồng thuận của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ
chức chính trị xã hội trong thực hiện chính sách dân số.
- Các Sở, ngành tập trung triển
khai nhiệm vụ đã được phân công tại Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 20/4/2018 của
UBND Thành phố về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW; Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 22/10/2024
của UBND Thành phố về tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới
trên địa bàn thành phố Hà Nội và các Kế hoạch của UBND Thành phố về công tác
dân số góp phần hoàn thành chỉ tiêu chung của Thành phố.
3. Công tác tổ chức, đào tạo
cán bộ dân số các cấp
- Ổn định mô hình tổ chức bộ
máy làm công tác dân số các cấp hiện nay của Thành phố theo Quyết định
496/QĐ-TTg ngày 30/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ; đảm bảo đủ chỉ tiêu viên
chức làm công tác dân số tại Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã và viên chức
của Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã làm công tác dân số tại các xã, phường,
thị trấn. Kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ cộng tác viên dân số tại cơ sở.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác dân số các cấp trên
địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030. Tăng cường công tác đào tạo, tập
huấn nhằm nâng cao năng lực, kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ dân số
quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn phù hợp với công tác dân số trong
tình hình hiện nay. Tập huấn, bổ sung kiến thức, nâng cao kỹ năng cho các báo
cáo viên, tuyên truyền viên cấp Thành phố và quận, huyện, thị xã. Tổ chức các
lớp tập huấn nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin, thống kê và dự báo cho cán
bộ làm công tác dân số các cấp; Tập huấn bổ sung kiến thức chuyên môn cho công
tác viên dân số để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tình
hình mới.
- Tổ chức học tập và trao đổi
kinh nghiệm trong và ngoài nước; hợp tác, đào tạo quản lý dân số; Cử cán bộ
theo học các lớp đào tạo do Trung ương, Thành phố tổ chức và các tổ chức tài
trợ.
4. Triển khai các hoạt động
thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
4.1. Về quy mô dân số và kế
hoạch hóa gia đình
- Thực hiện Chương trình
Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 theo Quyết định số
588/QĐ-TTg ngày 28/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch
số 121/KH-UBND ngày 18/5/2021 của UBND Thành phố về hành động thực hiện Chương trình
củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ)
của thành phố Hà Nội đến năm 2030.
- Tập trung thực hiện Chiến
dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép, cung cấp dịch vụ về dân số
năm 2025. Đổi mới phương thức, nội dung truyền thông, tăng cường tuyên truyền
về lợi ích của việc sinh đủ hai con, các yếu tố bất lợi của việc kết hôn, sinh
con muộn; tổ chức tư vấn và cung cấp các dịch vụ tư vấn và KSK trước kết hôn,
chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ và nâng cao chất lượng dân số tại địa bàn
Chiến dịch.
- Đảm bảo cung ứng các phương
tiện tránh thai miễn phí cung cấp cho các đối tượng theo đúng hướng dẫn và chỉ
tiêu kế hoạch phân bổ năm 2025. Xây dựng kế hoạch, phân bổ chỉ tiêu cụ thể các
biện pháp tránh thai cho từng quận, huyện, thị xã; tiếp nhận, quản lý, phân
phối phương tiện tránh thai và cung ứng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đảm bảo
chất lượng dịch vụ.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả
dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình; nâng cao năng lực
cán bộ về kỹ năng quản lý đối tượng, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản
VTN/TN. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ,
đảm bảo an toàn sử dụng phương tiện tránh thai.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa
các phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe
sinh sản (KHHGĐ/SKSS) trên địa bàn Thành phố đáp ứng nhu cầu phương tiện tránh
thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện Kế hoạch số 324/KH-UBND
ngày 30/12/2021 của UBND Thành phố về thực hiện "Đề án tiếp tục đẩy mạnh,
mở rộng xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ kế
hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản đến năm 2030" trên địa bàn thành phố
Hà Nội.
4.2. Về cơ cấu và chất lượng
dân số
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch
kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội giai
đoạn 2016-2025, năm 2025 giảm tỷ số giới tính khi sinh ở mức 110/100. Tăng
cường và nâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông vận động về giới và mất
cân bằng giới tính khi sinh.
+ Phối hợp các cơ quan truyền
thông, các ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội và Trung tâm y tế các quận,
huyện, thị xã tăng cường tuyên truyền về mất cân bằng giới tính khi sinh và hệ
lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh.
+ Tăng cường truyền thông, vận
động, tổ chức tụ điểm tuyên truyền, sự kiện truyền thông, các cuộc thi tìm
hiểu, thi viết các tác phẩm về bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính khi sinh;
tổ chức hội nghị, hội thảo các cấp nhằm tìm giải pháp giảm thiểu mất cân bằng
giới tính khi sinh, sớm đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên.
+ Tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao
năng lực cán bộ tuyên truyền, vận động thực hiện kế hoạch kiểm soát mất cân
bằng giới tính khi sinh; lồng ghép nội dung tuyên truyền vào chương trình giảng
dạy của các trường chính trị, các trường đại học, cao đẳng; phổ biến kiến thức
đến các tổ chức đoàn thanh niên, các ban ngành đoàn thể, giáo viên các trường
trung học...
+ Kiểm tra, giám sát việc thực
hiện quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh tại các cơ sở y tế và các
cơ sở sản xuất, kinh doanh sách báo, văn hóa phẩm trên địa bàn thành phố.
+ Tổ chức học tập trao đổi kinh
nghiệm về tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh,
tổ chức khảo sát đánh giá tình hình mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa
bàn thành phố.
- Tiếp tục thực hiện Đề án mở
rộng Tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh trên
địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030 theo Quyết định 3370/QĐ-UBND của UBND
Thành phố ngày 16/09/2022.
+ Tuyên truyền, vận động nâng
cao nhận thức về sàng lọc trước sinh và sơ sinh cho các cấp ủy đảng, chính
quyền và nhân dân trong toàn thành phố.
+ Đào tạo, tập huấn nâng cao
năng lực cho cán bộ dân số, y tế các cấp về kiến thức chuyên môn, kỹ thuật thực
hiện, kỹ năng tuyên truyền vận động về sàng lọc trước sinh và sơ sinh.
+ Tổ chức hội nghị, hội thảo,
học tập trao đổi kinh nghiệm về chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh.
+ Thực hiện sàng lọc khiếm
thính cho trẻ em dưới 60 tháng tuổi; Sàng lọc Thalasemia cho học sinh THPT ở
vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, vùng xa trung tâm;
+ Phối hợp Bệnh viện Phụ sản Hà
Nội, Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, vật
tư, hóa chất sinh phẩm, hướng dẫn kỹ thuật thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ
sinh đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu đề án theo Quyết định 3370/QĐ-UBND ngày
16/09/2022; Kế hoạch số 237/KH-UBND ngày 08/12/2020 của UBND Thành phố về thực
hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
+ Triển khai các hoạt động
truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, thái độ của vị thành niên/thanh
niên về chính sách dân số hiện nay đồng thời tăng cường tư vấn và khám sức khỏe
trước khi kết hôn nhằm hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ cặp nam, nữ được tư vấn, khám sức
khỏe trước khi kết hôn năm 2025
+ Duy trì và mở rộng mô hình
thí điểm tư vấn và khám sức khỏe trước kết hôn tại một số quận, huyện, thị xã.
+ Tổ chức sự kiện truyền thông;
thi tìm hiểu kiến thức CSSKSS VTN/TN; diễn đàn thanh niên với dân số và phát
triển.
- Tiếp tục triển khai và thực
hiện Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 19/4/2018 của UBND Thành phố về việc triển
khai thực hiện “Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025”
trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025.
+ Tăng cường truyền thông, giáo
dục thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, thực hiện hoạt động tư
vấn trực tiếp, tọa đàm, hội nghị truyền thông, cung cấp tài liệu nhằm nâng cao kiến
thức cho người cao tuổi, gia đình và cả xã hội về chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi “người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích”.
+ Tập huấn, bồi dưỡng kiến
thức, nâng cao năng lực cán bộ dân số, y tế các cấp trong thực hiện kế hoạch
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực cho cán
bộ y tế cơ sở bao gồm cả trạm y tế xã, phường, thị trấn trong thực hiện chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi.
+ Tiếp tục duy trì các mô hình
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng, tổ chức các câu lạc bộ tạo điều
kiện cho người cao tuổi được tự chăm sóc sức khỏe, tham gia các hoạt động văn
hóa, thể thao và nâng cao sức khỏe tinh thần tại cộng đồng.
+ Phối hợp các bệnh viện chuyên
khoa đầu ngành Lão khoa triển khai thực hiện hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao
hiệu quả thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
- Tiếp tục triển khai và thực
hiện Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 28/8/2018 của UBND Thành phố về việc triển
khai Kế hoạch phát triển thể lực tầm vóc người Hà Nội đến năm 2030.
+ Triển khai các hoạt động
tuyên truyền, giáo dục, vận động thay đổi hành vi về phát triển thể lực và tầm
vóc người Hà Nội cho các nhà quản lý, lãnh đạo các cấp, cho giáo viên, học
sinh, cha mẹ học sinh và các tầng lớp Nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ
của cả cộng đồng.
+ Phổ biến, nâng cao kiến thức,
hiểu biết và tăng cường chăm sóc, thực hành dinh dưỡng, kết hợp với các chương
trình chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số Thủ đô.
+ Bồi dưỡng nâng cao kiến thức,
kỹ năng tư vấn, truyền thông vận động về dinh dưỡng, phát triển thể lực tầm vóc
cho đội ngũ cán bộ dân số, y tế các cấp.
- Triển khai, duy trì các hoạt
động can thiệp, các mô hình nâng cao chất lượng dân số tại quận, huyện, thị xã;
xã, phường, thị trấn.
4.3. Nâng cao năng lực,
truyền thông và giám sát, đánh giá
- Nâng cao hiệu quả hoạt động
quản lý về công tác dân số các cấp đặc biệt là nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt
động của Ban Chỉ đạo công tác dân số các quận, huyện, thị xã và Ban Dân số các
xã, phường, thị trấn. Tổ chức giao ban Ban Chỉ đạo công tác dân số, đánh giá
kết quả hoạt động công tác dân số định kỳ và cả năm.
- Tăng cường công tác đào tạo,
tập huấn nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ dân số thành phố, quận, huyện,
thị xã và xã, phường, thị trấn phù hợp với yêu cầu của công tác dân số trong
tình hình mới.
- Tiếp tục tuyên truyền, vận
động để quán triệt sâu sắc hơn Nghị quyết số 21- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội
nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số
trong tình hình mới và Chỉ thị 27/CT-TTg ngày 15/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ
về Tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới.
- Tăng cường công tác truyền
thông tại cộng đồng, đa dạng hóa các hình thức truyền thông trên phương tiện
thông tin đại chúng, cấp phát tờ rơi, tờ gấp, sách mỏng, số hóa các tài liệu
truyền thông, phát hành các tài liệu truyền thông trên nền tảng số, tăng cường
tuyên truyền trên các mạng xã hội…các nội dung tuyên truyền về sức khỏe sinh
sản; xã hội hóa phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS; sàng lọc trước
sinh, sơ sinh; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; thích ứng với già hóa dân số;
tư vấn và khám sức khỏe trước kết hôn; giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi
sinh.
- Đẩy mạnh và đổi mới công tác truyền
thông thường xuyên và các đợt cao điểm, trọng điểm. Tổ chức thực hiện có hiệu
quả các hoạt động truyền thông trong hệ thống dân số các cấp; phát huy vai trò
đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác dân số, y tế cơ sở nhằm hình thành
và duy trì bền vững hành vi tích cực về dân số và phát triển của các tầng lớp
Nhân dân; mở rộng các hình thức truyền thông, giáo dục thân thiện với vị thành
niên, thanh niên; đề cao vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cộng
đồng trong việc phổ biến kiến thức, kỹ năng về dân số, chăm sóc sức khỏe sinh
sản, sức khỏe tình dục, giới tính, bình đẳng giới, không kết hôn muộn, không
sinh con muộn, sinh đủ 2 con, xây dựng gia đình hạnh phúc.
- Hướng dẫn và tổ chức các hoạt
động tuyên truyền hưởng ứng các ngày lễ lớn: ngày Thalassemia thế giới 8/5;
Ngày truyền thống người cao tuổi Việt Nam 6/6; Ngày Dân số Thế giới 11/7; Ngày
Quốc tế trẻ em gái 11/10; Ngày Quốc tế Người cao tuổi 1/10; Tháng hành động
quốc gia về Dân số tháng 12 và Ngày Dân số Việt Nam 26/12...
- Phối hợp với báo, đài phát
thanh, truyền hình thường xuyên đưa tin về thông tin dân số và phát triển; xây
dựng và phát sóng các chương trình chuyên về dân số và phát triển; xây dựng các
chuyên trang, chuyên mục, giao lưu, tọa đàm trên Đài Phát thanh - Truyền hình,
báo/tạp chí, các tờ tin, bản tin chuyên đề về công tác dân số
- Tăng cường hợp tác quốc tế,
giao lưu học hỏi, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các nước trên thế giới về
những vấn đề ưu tiên trong công tác dân số và phát triển của Việt Nam nói chung
và Thủ đô nói riêng như: duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm thiểu mất
cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, nâng cao chất
lượng dân số, tận dụng cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số…Đồng
thời trao đổi chia sẻ kinh nghiệm với các địa phương trong cả nước.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin vào quản lý điều hành, đảm bảo đáp ứng yêu cầu cung cấp số liệu và dự
báo dân số ở các cấp, đưa các chỉ tiêu dân số gắn với các chỉ tiêu phát triển
kinh tế - xã hội ngay từ cấp xã, phường, thị trấn. Tiếp tục công tác thu thập
thông tin vào sổ A0 và cập nhật vào kho dữ liệu chuyên ngành dân số. Tăng cường
giám sát, hỗ trợ và tập huấn cho cán bộ tham gia hệ thống thông tin chuyên
ngành dân số (thu thập và cập nhật thông tin).
- Tổ chức thực hiện các khảo
sát, đánh giá, đề tài nghiên cứu khoa học liên quan nhằm xây dựng, quản lý,
điều hành, triển khai hoạt động và đánh giá các mục tiêu của công tác dân số về
ổn định quy mô dân số, nâng cao chất lượng dân số và ổn định cơ cấu dân số.
5. Công tác kiểm tra, giám
sát
Ban Chỉ đạo công tác Dân số và
phát triển Thành phố thực hiện giám sát triển khai nhiệm vụ trọng tâm của các
quận, huyện, thị xã; kiểm tra, giám sát thực hiện Kế hoạch của UBND Thành phố
về thực hiện Nghị quyết số 21 - NQ/TW ngày 25/10/2017 về công tác dân số trong
tình hình mới. Ban Chỉ đạo Dân số các quận, huyện, thị xã kiểm tra, giám sát
các xã, phường, thị trấn về tình hình triển khai thực hiện công tác dân số trên
địa bàn; kiểm tra, thanh tra và giám sát việc xử lý các trường hợp vi phạm
chính sách dân số theo quy định. UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo công tác
kiểm tra, thanh tra các cơ sở y tế tư nhân về dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ, các nhà
sách cung cấp các ấn phẩm, không lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế (cơ quan
thường trực):
Tham mưu Ban chỉ đạo công tác
Dân số và Phát triển Thành phố triển khai các hoạt động phối hợp các sở, ban,
ngành, đoàn thể về công tác Dân số đến các thành viên Ban chỉ đạo công tác Dân
số và Phát triển; triển khai Kế hoạch của Thành phố, tổng hợp, đánh giá các
hoạt động dân số đảm bảo thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch của Trung
ương và Thành phố giao; Hướng dẫn các quận, huyện, thị xã triển khai các Kế
hoạch, Đề án về dân số của Thành phố năm 2025. Định kỳ tổ chức kiểm tra, giám
sát tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch và nhiệm vụ trọng tâm theo chỉ đạo
của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố về công tác dân số và phát triển.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở
Tài chính
Tham mưu đề xuất UBND Thành phố
cân đối, bố trí kinh phí đảm bảo chỉ tiêu, định mức theo các Kế hoạch của Thành
phố chi cho công tác Dân số; rà soát, hướng dẫn các quận, huyện cân đối kinh
phí nguồn quận, huyện thực hiện các Kế hoạch, Đề án chương trình về dân số của Thành
phố nhằm hoàn thành chỉ tiêu Thành phố giao.
3. Sở Nội vụ
Phối hợp Sở Y tế hướng dẫn các
quận, huyện, thị xã đảm bảo biên chế, chế độ chính sách, công tác đào tạo, bồi
dưỡng đối với công chức, viên chức dân số làm việc tại 30 quận, huyện, thị xã
và cộng tác viên dân số làm việc tại xã, phường, thị trấn nhằm đảm bảo nguồn
lực cho công tác dân số của Thành phố, phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa
phương.
4. Sở Tư pháp, Công an Thành
phố, Cục Thống kê
Tăng cường công tác quản lý dân
cư, rà soát tổng hợp số liệu và chỉ đạo tuyến quận, huyện phối hợp Trung tâm y
tế các quận huyện thống nhất số liệu dân số định kỳ; phối hợp Sở Y tế quản lý
và thống nhất số liệu dân số trên địa bàn Thành phố.
5. Sở giáo dục và Đào tạo
Đưa nội dung, phương pháp giáo
dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới, bình đẳng giới vào
chương trình giảng dạy chính khóa và ngoại khóa của các trường phổ thông. Tăng
cường giáo dục thể chất với những môn thể dục phù hợp, kết hợp với chăm sóc
dinh dưỡng để phát triển tầm vóc, thể lực cho học sinh. Tiếp tục triển khai Kế
hoạch số 168/KH-UBND ngày 28/8/2018 của UBND Thành phố về Phát triển thể lực,
tầm vóc người Hà nội đến năm 2030 (thường trực Chương trình 3 của Kế hoạch
số 168/KH-UBND)
6. Sở Văn hóa và Thể thao
Tăng cường các hoạt động hướng
dẫn lồng ghép các nội dung công tác dân số trong tình hình mới với công tác gia
đình, các quy ước, hương ước của cộng đồng, dòng tộc, hoạt động văn hóa nghệ thuật,
các quy định thực hiện chính sách dân số vào gia đình văn hóa tại khu dân cư.
Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 28/8/2018 của UBND
Thành phố về phát triển thể lực, tầm vóc người Hà Nội đến năm 2030 (thường trực
Chương trình 4 của Kế hoạch số 168/KH-UBND)
7. Sở Thông tin Truyền thông
Phối hợp, hướng dẫn các cơ quan
báo chí Trung ương, địa phương và Hà Nội; chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở đẩy
mạnh tuyên truyền chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân số; tuyên
truyền nâng cao chất lượng dân số, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh;
thông tin về công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm về chính sách
dân số, vi phạm về tuyên truyền lựa chọn giới tính khi sinh.
8. Sở Lao động Thương binh
và xã hội
Tăng cường tuyên truyền về công
tác bình đẳng giới; tiếp tục hướng dẫn, triển khai thực hiện các chính sách,
chương trình liên quan đến an sinh xã hội thuộc chức năng nhiệm vụ của ngành.
Trong đó, quan tâm thực hiện các chính sách dành cho người cao tuổi và trẻ em.
9. Liên đoàn Lao động Thành
phố
Tuyên truyền về chính sách dân
số trong tình hình mới tới các đoàn viên công đoàn khối cơ quan xí nghiệp và
các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, tập trung tuyên truyền về các nội dung:
chính sách dân số, chăm sóc SKSS, KHHGĐ, các dịch vụ nâng cao chất lượng dân
số, khám sức khỏe tiền hôn nhân cho công nhân, thanh niên các khu công nghiệp,
khu chế xuất trên toàn thành phố. Tổ chức tụ điểm tuyên truyền tại khu công
nghiệp, khu chế xuất thu hút sự tham gia của công nhân.
10. Hội Liên hiệp Phụ nữ
Thành phố
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện
Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” thực hiện tốt chính sách dân
số. Nêu cao vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội nhằm thực hiện bình
đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Vận động phụ nữ tham gia
các hoạt động về chăm sóc SKSS/KHHGĐ, phụ nữ mang thai thực hiện tầm soát, chẩn
đoán điều trị một số bệnh, tật trước sinh; các bà mẹ cho trẻ sơ sinh thực hiện
tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh bẩm sinh, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ
nhỏ. Tổ chức các lớp tập huấn báo cáo viên, tuyên truyền viên về kiến thức chăm
sóc SKSS tiền hôn nhân, vị thành niên.
11. Hội Nông dân Thành phố
Tuyên truyền vận động hội viên
thực hiện chính sách dân số trong tình hình mới, nâng cao nhận thức cho nam
nông dân về bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính khi sinh, bổ sung kiến thức
chăm sóc sức khỏe sinh sản cho cán bộ chi, tổ hội viên cơ sở. Tọa đàm về phương
pháp vận động hội viên nông dân trong độ tuổi sinh đẻ, không sinh con thứ 3 để
tham gia phát triển kinh tế xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Tổ chức các lớp
tập huấn kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho cán bộ chi, tổ hội ở cơ sở
12. Thành đoàn Hà Nội
Vận động thanh niên thực hiện
chính sách dân số trong tình hình mới, tham gia tư vấn và khám sức khỏe trước
khi kết hôn, trang bị kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành
niên, thanh niên. Tạo phong trào trong thanh niên thường xuyên tập luyện thể
thao, có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý góp phần nâng cao thể
lực, tầm vóc. Tổ chức các tụ điểm, tuyên truyền, cổ động thu hút sự tham gia
của đông đảo thanh niên.
13. Trường Đào tạo Cán bộ Lê
Hồng Phong
Lồng ghép các nội dung về dân
số và phát triển vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị của
trường và các Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị. Tập trung phổ biến tuyên truyền
các chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân số trong tình hình mới tới
các giáo viên, học viên của trường.
14. Đề nghị Ban Tuyên giáo
Thành ủy
Tiếp tục triển khai các văn bản
về công tác dân số trong tình hình mới cho cán bộ tuyên giáo các cấp. Tập trung
phổ biến tuyên truyền các chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân số và phát
triển tới các chi bộ, đảng bộ toàn Thành phố; đôn đốc sự vào cuộc của cấp ủy
chính quyền và cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền thực hiện chính sách
dân số.
15. Đề nghị Ủy ban MTTQ
Thành phố
Tuyên truyền chủ trương, chính
sách liên quan đến đời sống dân sinh, dân chủ của người dân trong đó có nội
dung chính sách dân số. Đưa nội dung thực hiện chính sách dân số vào chương
trình vận động thực hiện “Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn
mới, đô thị văn minh”. Tuyên truyền về mất cân bằng giới tính khi sinh, không
kết hôn muộn, không sinh con muộn, sinh đủ 2 con, giảm sinh con thứ 3, thực
hiện các chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh nâng cao chất lượng dân số,
tập trung tuyên truyền đến các vùng dân cư đặc thù như đồng bào có đạo, đồng
bào dân tộc, các chức sắc, tôn giáo, người có uy tín trong các dân tộc thiểu số.
16. Hội Chữ Thập đỏ Thành phố
Tập trung phối hợp tuyên
truyền, phổ biến chính sách dân số trong tình hình mới cho các hội viên cơ sở,
các khối dân cư đặc thù, tuyên truyền vận động các đối tượng tư thương, doanh
nghiệp, nam giới, phụ nữ tham gia các buổi truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh
sản và tư vấn cộng đồng các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bình đẳng giới
mất cân bằng giới tính khi sinh. Tổ chức tụ điểm tuyên truyền, cổ động nhân các
sự kiện về dân số.
17. Công đoàn Ngành Y tế Hà
Nội
Triển khai các nhiệm vụ trọng
tâm về công tác dân số hàng năm đến cán bộ ngành Y tế. Tuyên truyền, vận động
cán bộ ngành y tế thực hiện tốt chính sách dân số, bình đẳng giới; mất cân bằng
giới tính khi sinh, sàng lọc trước sinh và sơ sinh; sức khỏe sinh sản vị thành
niên; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, giảm thiểu các bệnh lý, dị tật thai
nhi, chăm sóc sức khỏe sinh sản, thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe Nhân
dân góp phần nâng cao chất lượng dân số Thủ đô. Tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến
thức về dân số cho cán bộ Y tế tại các Bệnh viện, Trung tâm chuyên khoa, Trung
tâm y tế.
18. Đài phát thanh và Truyền
hình Hà Nội
Phối hợp, ký hợp đồng với Chi
cục Dân số thực hiện hoạt động tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức về
công tác dân số và phát triển của Thành phố, xây dựng phóng sự, đưa tin các
hoạt động nổi bật về dân số của Thành phố; thực hiện hợp đồng phối hợp, bố trí
khung giờ phát sóng, duy trì thực hiện chuyên mục “Vì chất lượng dân số Thủ
đô” với các nội dung về sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh; chăm sóc sức
khỏe Người cao tuổi; tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn và giảm thiểu mất
cân bằng giới tính khi sinh; phát triển thể lực, tầm vóc Người Hà Nội.
19. Các cơ quan báo chí
Thành phố
Phối hợp, ký hợp đồng với cơ
quan thường trực đưa các tin, bài phản ánh kịp thời về các hoạt động của công
tác dân số trong năm và tuyên truyền về các nội dung chuyên đề trong công tác
dân số; Các sự kiện nhân kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới, Tháng hành động quốc gia
về dân số, ngày Dân số Việt Nam 26/12; biểu dương các gia đình, cá nhân tập thể
thực hiện tốt chính sách dân số.
20. UBND các quận, huyện,
thị xã
20.1. Giao chỉ tiêu kế hoạch
và dự toán ngân sách năm 2025
Ủy ban nhân dân các quận,
huyện, thị xã hoàn thành công tác giao chỉ tiêu kế hoạch, các chỉ tiêu giảm
sinh con thứ 3 trở lên, chỉ tiêu sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, chỉ
tiêu sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, chỉ tiêu người cao tuổi được khám
sức khỏe định kỳ và các chỉ tiêu khác theo kế hoạch tổng thể của quận, huyện,
thị xã cho các xã, phường, thị trấn. Đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch bằng hoặc cao
hơn chỉ tiêu Thành phố giao cho các quận, huyện, thị xã.
20.2. Lãnh đạo, chỉ đạo,
điều hành hoạt động
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ
đạo: tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội
nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Chỉ thị số 27/CT-TTg
ngày 15/08/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện công tác
dân số trong tình hình mới; Kế hoạch số 74-KH/TU ngày 27/01/2018 của Thành ủy
và Kế hoạch số 94/KH- UBND ngày 20/4/2018 của UBND Thành phố về thực hiện Nghị
quyết số 21- NQ/TW; Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 22/10/2024 của UBND Thành phố về
tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới trên địa bàn thành phố
Hà Nội. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 237/KH-UBND ngày 08/12/2020 của UBND
thành phố về thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn
thành phố Hà Nội; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân số đối
với các xã, phường, thị trấn; triển khai các văn bản của quận, huyện, thị ủy
đến chi bộ đảng cơ sở, thôn và tổ dân phố.
- Xây dựng Kế hoạch triển khai
công tác dân số và phát triển năm 2025. Tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo
công tác Dân số và Phát triển cấp huyện, phối hợp với Sở Y tế, phối hợp liên
ngành trong thực hiện các hoạt động công tác dân số tại địa phương.
- Xây dựng Kế hoạch triển khai
thực hiện các Đề án, Kế hoạch của Thành phố và đảm bảo kinh phí địa phương cho
hoạt động theo chỉ đạo của Thành phố.
Ủy ban nhân dân Thành phố đề
nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành
ủy; yêu cầu các sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm
túc triển khai thực hiện Kế hoạch này, báo cáo kết quả thực hiện định kỳ hàng
quý (hạn gửi báo cáo trước ngày 10 tháng đầu tiên của quý tiếp theo), báo cáo
tổng kết năm gửi trước ngày 15/12, gửi về Sở Y tế tổng hợp báo cáo UBND Thành
phố theo quy định./.
Nơi nhận:
- Đồng chí Bí thư Thành ủy;
- Thường trực Thành ủy;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Cục DS - BYT;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Ban VH-XH HĐND Thành phố;
- Sở Y tế Hà Nội;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Chi cục Dân số;
- VPUB: CVP, PCVP P.T.T. Huyền;
- Phòng: KGVX, TH;
- Lưu: VT, KGVX (HUYỀN).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vũ Thu Hà
|
PHỤ LỤC 1
GIAO
CHỈ TIÊU DÂN SỐ NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 02/KH-UBND ngày 03/01/2025 của UBND thành phố Hà Nội)
TT
|
Tên đơn vị
|
Kế hoạch năm 2025
|
Chỉ tiêu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3+ (%)
|
Tỷ lệ sàng lọc trước sinh 4 bệnh (%)
|
Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh 5 bệnh (%)
|
Tỷ lệ nam, nữ được khám sức khỏe trước kết hôn (%)
|
Tỷ lệ NCT được khám sức khỏe định kỳ trong năm (%)
|
Toàn Thành phố
|
0,15
|
85
|
90
|
85
|
89
|
1
|
Ba Đình
|
0,00
|
89
|
91
|
96
|
90
|
2
|
Hoàn Kiếm
|
0,00
|
89
|
91
|
96
|
94
|
3
|
Hai Bà Trưng
|
0,00
|
89
|
91
|
96
|
88
|
4
|
Đống Đa
|
0,00
|
89
|
91
|
96
|
94
|
5
|
Thanh Xuân
|
0,00
|
89
|
91
|
92
|
87
|
6
|
Tây Hồ
|
0,00
|
89
|
91
|
92
|
88
|
7
|
Cầu Giấy
|
0,00
|
89
|
91
|
92
|
88
|
8
|
Hoàng Mai
|
0,00
|
87
|
91
|
92
|
88
|
9
|
Long Biên
|
0,00
|
87
|
91
|
88
|
86
|
10
|
Nam Từ Liêm
|
0,00
|
87
|
91
|
88
|
91
|
11
|
Bắc Từ Liêm
|
0,00
|
87
|
91
|
88
|
92
|
12
|
Sóc Sơn
|
0,45
|
85
|
90
|
82
|
94
|
13
|
Đông Anh
|
0,05
|
85
|
90
|
85
|
88
|
14
|
Gia Lâm
|
0,05
|
82
|
90
|
85
|
86
|
15
|
Thanh Trì
|
0,05
|
82
|
90
|
82
|
86
|
16
|
Hà Đông
|
0,00
|
84
|
91
|
82
|
87
|
17
|
Sơn Tây
|
0,30
|
82
|
90
|
82
|
92
|
18
|
Ba Vì
|
0,30
|
83
|
90
|
78
|
88
|
19
|
Phúc Thọ
|
0,30
|
85
|
89
|
82
|
86
|
20
|
Đan Phượng
|
0,20
|
82
|
89
|
82
|
88
|
21
|
Thạch Thất
|
0,20
|
82
|
89
|
78
|
90
|
22
|
Hoài Đức
|
0,45
|
82
|
90
|
82
|
88
|
23
|
Quốc Oai
|
0,30
|
85
|
90
|
78
|
88
|
24
|
Chương Mỹ
|
0,30
|
83
|
88
|
78
|
87
|
25
|
Thanh Oai
|
0,10
|
82
|
89
|
78
|
90
|
26
|
Thường Tín
|
0,45
|
85
|
89
|
78
|
87
|
27
|
Ứng Hòa
|
0,45
|
83
|
91
|
78
|
94
|
28
|
Phú Xuyên
|
0,10
|
83
|
88
|
78
|
86
|
29
|
Mỹ Đức
|
0,20
|
83
|
88
|
78
|
86
|
30
|
Mê Linh
|
0,10
|
83
|
88
|
78
|
86
|
PHỤ LỤC 2
GIAO
CHỈ TIÊU BIỆN PHÁP TRÁNH THAI NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 02/KH-UBND ngày 03/01/2025 của UBND thành phố Hà Nội)
TT
|
Đơn vị
|
Tổng số
|
Dụng cụ tử cung
|
Thuốc cấy tránh thai
|
Thuốc tiêm tránh thai
|
Viên uống tránh thai
|
Bao cao su
|
|
Tổng
|
416.950
|
35.600
|
300
|
1.100
|
99.250
|
280.700
|
1
|
Ba Đình
|
18.700
|
750
|
0
|
0
|
2.450
|
15.500
|
2
|
Hoàn Kiếm
|
15.050
|
550
|
0
|
0
|
2.000
|
12.500
|
3
|
Hai Bà Trưng
|
23.250
|
1.000
|
0
|
0
|
3.750
|
18.500
|
4
|
Đống Đa
|
23.400
|
1.000
|
0
|
0
|
3.300
|
19.100
|
5
|
Thanh Xuân
|
18.210
|
600
|
10
|
0
|
3.600
|
14.000
|
6
|
Tây Hồ
|
8.070
|
620
|
0
|
0
|
1.850
|
5.600
|
7
|
Cầu Giấy
|
19.460
|
500
|
0
|
10
|
3.550
|
15.400
|
8
|
Hoàng Mai
|
23.230
|
1.000
|
10
|
20
|
4.200
|
18.000
|
9
|
Long Biên
|
24.971
|
1.050
|
11
|
10
|
5.400
|
18.500
|
10
|
Bắc Từ Liêm
|
25.263
|
650
|
13
|
0
|
4.600
|
20.000
|
11
|
Nam Từ Liêm
|
20.400
|
500
|
0
|
0
|
1.400
|
18.500
|
12
|
Sóc Sơn
|
17.620
|
2.000
|
20
|
50
|
6.750
|
8.800
|
13
|
Đông Anh
|
17.355
|
2.000
|
15
|
40
|
6.300
|
9.000
|
14
|
Gia Lâm
|
12.952
|
1.300
|
15
|
37
|
3.500
|
8.100
|
15
|
Thanh Trì
|
13.660
|
830
|
10
|
20
|
3.300
|
9.500
|
16
|
Hà Đông
|
10.508
|
1.200
|
8
|
0
|
2.800
|
6.500
|
17
|
Sơn Tây
|
6.452
|
1.100
|
7
|
45
|
2.000
|
3.300
|
18
|
Ba Vì
|
10.242
|
2.700
|
17
|
125
|
2.800
|
4.600
|
19
|
Phúc Thọ
|
6.572
|
1.700
|
7
|
65
|
1.900
|
2.900
|
20
|
Đan Phượng
|
6.550
|
800
|
10
|
40
|
2.300
|
3.400
|
21
|
Thạch Thất
|
11.596
|
1.600
|
16
|
80
|
3.900
|
6.000
|
22
|
Hoài Đức
|
11.490
|
1.380
|
15
|
95
|
2.500
|
7.500
|
23
|
Quốc Oai
|
10.340
|
1.500
|
20
|
120
|
3.500
|
5.200
|
24
|
Chương Mỹ
|
11.990
|
2.060
|
30
|
100
|
4.200
|
5.600
|
25
|
Thanh Oai
|
7.915
|
950
|
0
|
65
|
2.400
|
4.500
|
26
|
Thường Tín
|
9.959
|
1.800
|
11
|
48
|
3.400
|
4.700
|
27
|
Ứng Hoà
|
10.806
|
750
|
11
|
45
|
4.200
|
5.800
|
28
|
Phú Xuyên
|
4.071
|
1.450
|
6
|
15
|
1.100
|
1.500
|
29
|
Mỹ Đức
|
6.170
|
1.090
|
20
|
60
|
2.100
|
2.900
|
30
|
Mê Linh
|
10.698
|
1.170
|
18
|
10
|
4.200
|
5.300
|