ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3370/QĐ-UBND
|
Hà Nội,
ngày
16
tháng 9 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN MỞ RỘNG TẦM SOÁT, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH, TẬT TRƯỚC SINH
VÀ SƠ SINH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Pháp lệnh Dân số
06/2003/PL-UBTVQH11 ngày
09/01/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày
25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về
công tác dân số trong tình
hình mới;
Căn cứ Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017
về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày
25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung
ương khóa XII về công tác dân số trong tình
hình mới;
Căn cứ Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày
22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1999/QĐ-TTg ngày
07/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình mở rộng tầm
soát, chẩn đoán, điều
trị một số bệnh, tật
trước sinh và sơ sinh đến năm 2030;
Căn cứ Kế hoạch số 74-KH/TU
ngày 27/01/2018 của Thành ủy Hà Nội về việc thực hiện
Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày
25/10/2017 của Hội nghị Ban chấp hành Khóa XII về công tác dân số trong tình
hình mới;
Căn cứ Kế hoạch số 94/KH-UBND
ngày 20/4/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện Kế hoạch số 74-KH/TU
ngày 27/01/2018 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện
Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày
25/10/2017 của Hội nghị lần thứ
sáu Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII về công tác dân
số trong tình
hình mới;
Căn cứ Kế hoạch số 237/KH-UBND ngày 08/12/2020 của
Ủy ban nhân dân
Thành phố về thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 trên
địa bàn thành phố Hà Nội;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu
tư tại Báo cáo số
32/BC-KH&ĐT ngày 17/01/2022 về việc Sở Y tế đề nghị
phê duyệt Đề án Mở rộng Tầm soát chẩn đoán, điều
trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến
năm 2030 và đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số
3927/TTr-SYT ngày 01/9/2022 về việc phê duyệt Đề án “Mở rộng tầm
soát, chẩn đoán, điều trị một
số bệnh, tật trước sinh thông qua sàng lọc, chẩn đoán trước
sinh và sơ sinh trên địa
bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030”.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Mở rộng Tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số
bệnh, tật trước sinh và sơ sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030” với
các nội dung như sau:
1. Tên Đề án:
Mở rộng Tầm soát, chẩn đoán, điều
trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội đến
năm 2030.
2. Mục tiêu của Đề án:
Phổ cập tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết
hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều
trị trước sinh và sơ sinh nhằm giảm thiểu số trẻ em
sinh ra bị bệnh, tật bẩm sinh góp phần
nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Các chỉ tiêu cụ thể: (chi tiết
tại Đề án được phê duyệt).
3. Phạm vi, đối tượng thực hiện Đề án:
3.1. Phạm vi: Trên địa bàn thành phố
Hà Nội.
3.2. Đối tượng:
- Đối tượng tác động: Cấp ủy, chính
quyền, đoàn thể; tổ chức,
doanh nghiệp liên quan trên địa bàn Thành phố; cán bộ y tế, dân số; cộng tác
viên dân số, nhân viên y
tế thôn bản; người có uy tín trong cộng đồng, người tham gia giải quyết tình trạng
tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; người quản lý, người cung cấp các dịch vụ tư
vấn, khám sức
khỏe trước khi kết
hôn; sàng lọc, chẩn đoán, điều
trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh bao gồm cả khu vực ngoài công lập; người quản
lý giáo dục, giáo viên.
- Đối tượng thụ hưởng: Vị thành niên,
thanh niên; nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ; phụ
nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
4. Nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện
Đề án (chi
tiết tại Đề án được phê duyệt).
5. Về kinh phí và cơ cấu nguồn vốn thực
hiện Đề án:
Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 290.972,0 triệu
đồng. Trong đó:
- Nguồn vốn ngân sách sự nghiệp Thành phố:
92.363,0 triệu đồng;
- Nguồn kinh phí của Bệnh viện
Phụ sản Hà Nội: 9.000,0
triệu đồng;
- Nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ,
nguồn vốn từ tài trợ, viện trợ (nếu có) và nguồn kinh phí do người dân tự chi trả:
189.609,0 triệu đồng.
Điều 2. Nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị liên quan:
1. Sở Y tế (cơ quan thường trực thực
hiện Đề án):
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn
vị liên quan triển khai thực hiện Đề án đảm bảo tuân thủ các quy định
pháp luật hiện hành của Nhà nước và thành phố Hà Nội.
2. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp
với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí
từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách Thành phố hàng năm để thực hiện Đề án đảm bảo tiến độ.
3. Các Sở, ban, ngành Thành phố; các tổ
chức chính trị xã hội, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, các đơn vị có
liên quan căn cứ theo chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp kịp thời với Sở Y tế
để thực hiện Đề
án đảm bảo tiến độ, hiệu quả,
tuân thủ các quy định
pháp luật hiện hành của Nhà nước và thành phố Hà Nội.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Giám đốc/Thủ trưởng
các Sở, ban, ngành Thành phố, các tổ chức chính trị xã hội; Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
-
Bộ Y tế;
- Đồng chí Bí thư
Thành ủy;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
-
Tổng cục Dân số - KHHGĐ Bộ Y tế;
- VPUB: PCVP P.T.Huyền;
Các
phòng; KGVX, KTTH, TH;
- Lưu: VT, KGVX.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Chử Xuân Dũng
|
ĐỀ ÁN
MỞ
RỘNG TẦM SOÁT, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ BỆNH, TẬT TRƯỚC SINH VÀ SƠ SINH TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 3370/QĐ-UBND ngày 16/9/2022 của
UBND thành phố Hà Nội)
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG
ĐỀ ÁN
Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác dân số là nhiệm vụ
chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.
Quan điểm chỉ đạo của Ban
chấp hành Trung ương khóa XII tại Nghị quyết số 21-NQ/TW2 nêu rõ: “Tiếp tục
chuyển trọng tâm
chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Công tác
dân số phải chú trọng
toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt
trong mối quan hệ hữu
cơ với các yếu tố kinh tế,
xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững”. Như vậy,
nâng cao chất lượng dân số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành dân
số.
Nhằm cụ thể hóa các nội dung về nâng
cao chất lượng dân số đưa ra tại Nghị quyết số 21-NQ/TW2, trong Chiến lược Dân
số Việt Nam đến năm 2030 đã đưa ra các mục tiêu: “Tỉ lệ cặp nam,
nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi
kết hôn đạt 90%; Giảm 50% số cặp tảo hôn, giảm 60% số cặp hôn nhân cận huyết thống;
70%) phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến
nhất; 90% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất” và các giải
pháp được đưa ra đó là: “Tập trung mở rộng mạng lưới,
nhanh chóng phổ cập chương trình cung cấp dịch vụ tầm soát, chẩn đoán, can
thiệp, điều trị sớm bệnh tật trước sinh, sơ sinh cho mọi phụ nữ mang thai và trẻ
sơ sinh”,
“Nhân rộng các
mô hình có hiệu quả, tập trung đầu
tư ở một số địa
bàn trọng điểm, từng bước mở rộng và tiến tới phổ cập việc cung cấp dịch vụ tư
vấn, khám sức khỏe trước khi kết
hôn, bao gồm giảm tảo hôn và hôn
nhân cận huyết thống”.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế
giới (WHO), tỷ lệ dị tật bẩm
sinh ở trẻ sơ sinh
là 1,73%, tức mỗi năm thế giới có khoảng 8 triệu trẻ em chào đời bị mắc ít nhất một
dị tật bẩm sinh. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm cả nước có
khoảng 1,5 triệu trẻ em được sinh ra, trong đó có khoảng 1.400 - 1.800 trẻ em mắc
hội chứng Down (Trisomy 21); 200 - 250 trẻ em mắc hội chứng Edwards (Trisomy
18); 1.000 - 1.500 trẻ em bị dị tật ống thần kinh; khoảng 2.200 trẻ em mắc bệnh
Thalassemia (tan máu bẩm sinh) thể nặng và còn nhiều bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh
khác.[1]
Các bệnh tật di truyền, dị tật
bẩm sinh rất khó điều trị. Việc điều trị, khắc phục phụ thuộc rất nhiều vào thời
điểm tác động, nếu phát hiện sớm, xử lý sớm thì hậu quả ít, hiệu quả điều trị
cao. Từ những năm sáu mươi của thế kỷ XX, một số nước Châu Âu đã triển khai chương
trình khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát và chẩn đoán trước sinh và sơ
sinh.
Tại nhiều quốc gia trên thế giới
chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh đã được phát triển thành chương
trình quốc gia từ những năm 1970. Đến nay, 100% trẻ sơ sinh tại Anh, Mỹ và
Canada được sàng lọc từ 30-50 bệnh. Từ những năm 1990 những nước trong khu vực
Châu Á và Thái Bình Dương bắt
đầu thực hiện sàng lọc sơ sinh với 6 loại bệnh lý và đa số do chính phủ hỗ trợ.
Tại Việt Nam, Chương trình tầm soát
(sàng lọc) trước sinh và sơ sinh được triển khai thí điểm từ năm 2007 đến năm
2013. Đến nay, mạng
lưới cung cấp dịch vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh được triển khai đến 63 tỉnh, thành phố
(642 huyện và 9.546 xã). Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh tăng từ
20% năm 2016 lên 56,43% năm 2019. Tỷ lệ trẻ em mới sinh được sàng lọc sơ sinh
tăng từ 35% năm 2016 lên 40% năm 2019. Mô hình Tư vấn, khám sức
khỏe trước khi kết hôn được thí điểm từ 2003 đến 2017. Tư vấn và khám sức khỏe
trước khi kết hôn được triển khai tại 63 tỉnh, thành phố (494 huyện và 3.523 xã). Nâng
cao chất lượng dân số dân tộc ít người tại 492 xã thuộc 25 tỉnh, thành phố
chú trọng đến đối tượng khó tiếp cận, tập trung vào nội dung giảm tảo hôn, hôn
nhân cận huyết thống.
So với cả nước, thành phố Hà Nội là một
trong những đơn vị đi đầu trong việc triển khai chương trình sàng lọc trước
sinh và sơ sinh. Tỷ lệ sàng lọc
trước sinh của toàn Thành phố đạt 70% vào năm 2015. Năm 2016, sàng lọc được 72%
số bà mẹ mang thai, năm 2020 đạt tỷ lệ sàng lọc trước sinh là 85%. Trong vòng
05 năm 2016-2020, thực hiện siêu âm hội chẩn 9.915 trường hợp, đình chỉ thai nghén
1.278 ca thai nhi bất thường. Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh của toàn Thành phố đạt 80%
năm 2015, năm 2016 là 82%, năm 2020 đạt tỷ lệ sàng lọc sơ sinh là 85%.
Trong 05 năm triển khai, phát hiện 4.815 trường hợp nghi ngờ thiếu men G6PD và
194 trường hợp nghi ngờ suy giáp trạng bẩm sinh.
Trong giai đoạn 2016-2020, Thành phố
cũng tập trung triển khai các hoạt động tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ
Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
cho vị thành niên thanh niên, trong đó có các mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản
cho vị thành niên, thanh niên, mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân. Từ
năm 2016-2020 đã triển khai: Mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên: 46
mô hình năm thứ nhất, 36 mô hình năm thứ hai; mô hình tư vấn và khám
sức khỏe tiền hôn nhân: 97 mô hình năm thứ nhất và 94 mô hình năm thứ hai.
Trung bình giai đoạn 2016-2020, mỗi năm có khoảng
gần 120.000 trẻ em được sinh ra trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong khi đó, hiện
tại sàng lọc sơ sinh tại Thành phố số loại bệnh, tật đưa vào sàng lọc sơ sinh
còn hạn hẹp so với nhu cầu thực tế, hiện mới miễn phí sàng lọc 02 bệnh (thiếu
men G6PD, suy giáp trạng bẩm sinh); đối với tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn
nhân, Thành phố hiện mới triển khai các mô hình nhỏ tại các xã,
phường, thị trấn, chưa có kế
hoạch tổng thể riêng
về nội dung này. Công tác quản lý, giám sát đối với hệ thống cung cấp dịch vụ
và kết nối với quản lý đối tượng còn nhiều bất cập; công tác quản lý, theo dõi,
điều trị các đối tượng nghi ngờ, chẩn đoán xác định còn gặp khó khăn và chưa có
quy trình chuẩn về công tác này. Đối với vai trò trong sàng lọc trước sinh và
sơ sinh, tư vấn và khám sức
khỏe tiền hôn nhân hiện mới huy động chủ yếu được các cơ sở y tế công lập tham gia, chưa
thấy rõ được vai trò của y tế tư nhân trong khi đó đây là một bộ phận cung ứng
dịch vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh; tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân
tương đối lớn.
Ngày 07/12/2020, Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định số
1999/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều
trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030, trong đó giao nhiệm
vụ cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình cấp có
thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền Nghị quyết, quyết định, kế hoạch,
văn bản chỉ đạo; bố trí kinh phí thực hiện Chương trình mở rộng tầm
soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030.
Tại Kế hoạch số 74-KH/TU ngày
27/01/2018 của Thành ủy Hà Nội về việc thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày
25/10/2017 Hội nghị Ban chấp hành Khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới
nêu rõ một trong những mục tiêu cần đạt đến năm 2030: “Tỷ lệ nam, nữ thanh niên
được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt ít nhất 95%; 90%
phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất;
95% trẻ sơ sinh được
tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất”.
Trước những thách thức trên, Thành phố
cần tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ về sàng lọc trước sinh và sơ sinh
trong thời gian tới để đảm bảo đạt được các mục tiêu đặt ra đồng thời từng
bước tiếp tục giảm tỷ lệ dị, tật bẩm sinh của trẻ sơ sinh trên địa bàn nhằm
nâng cao chất lượng dân số góp phần thực hiện thành công mục tiêu chung của cả
nước.
Để cụ thể hóa các hoạt động tại Kế hoạch
số 74-KH/TU, ngày 20/4/2018, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 94/KH-UBND về thực
hiện Kế hoạch số 74-KH/TU ngày 27/01/2018 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị
quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, trong đó
giao Sở Y tế xây dựng Đề án mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị bệnh, tật trước sinh và sơ
sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030 nhằm nâng cao chất lượng dân số
trên địa bàn Thành phố.
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ
ÁN
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo vệ sức khỏe Nhân dân số
21/LCT/HĐNN8 ngày 30/6/1989;
- Luật Hôn nhân và Gia đình số
52/2014/QH13 ngày 19/6/2014;
- Luật Thanh niên số 53/2005/QH11 ngày
29/11/2005;
- Luật Trẻ em số 102/2016/QH13 ngày
05/4/2016;
- Pháp lệnh Dân số 06/2003/PL-UBTVQH11
ngày 09/01/2003;
- Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày
25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban
Chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;
- Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày
31/12/2017 về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị
quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung
ương khóa XII về công tác dân
số trong tình hình mới;
- Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày
22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm
2030;
- Quyết định số 1999/QĐ-TTg ngày
07/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mở rộng tầm
soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030;
- Quyết định số 25/QĐ-BYT ngày
07/01/2011 của Bộ Y tế về việc Ban hành hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám
sức khỏe tiền hôn nhân;
- Quyết định số 906/QĐ-BYT ngày
15/3/2017 của Bộ Y tế về việc phê duyệt đề án tăng cường cung cấp dịch vụ Dân số
- Kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 1807/QĐ-BYT ngày
21/4/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật trong
sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh;
- Quyết định số 3845/QĐ-BYT ngày
11/8/2021 của Bộ Y tế về
việc ban hành danh mục một số bệnh, tật bẩm sinh được tầm soát, chẩn đoán, điều
trị trước sinh và sơ sinh thuộc gói dịch vụ cơ bản;
- Thông tư số 34/2017/TT-BYT ngày
18/8/2017 của Bộ Y tế về Hướng dẫn tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước
sinh và sơ sinh;
- Thông tư 30/2019/TT-BYT ngày
03/12/2019 của Bộ Y tế về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 34/2017/TT-BYT ngày
18/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị
trước sinh và sơ sinh.
2. Các văn bản chỉ đạo của Thành phố
- Kế hoạch số 74-KH/TU ngày 27/01/2018
của Thành ủy Hà Nội về
việc Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị Ban chấp hành
Khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới
- Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày
20/4/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Thực hiện Kế hoạch số
74-KH/TU ngày 27/01/2018 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW
ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công
tác dân số trong tình hình mới.
- Kế hoạch số
237/KH-UBND ngày 08/12/2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Thực hiện Chiến lược
Dân số Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3. Thực trạng triển khai chương trình
tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số bệnh
tật trước sinh và sơ sinh tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020
3.1. Kết quả thực hiện chương
trình tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn
- Tiền hôn nhân là thời gian từ lúc một
người bắt đầu trưởng thành đến khi lập gia đình (bao gồm cả những người vị
thành niên chưa trưởng thành về mặt
tâm lý, xã hội nhưng đã phát triển về bộ máy sinh sản). Việc tư vấn sức khỏe
tiền hôn nhân là một loại hình tư vấn đặc biệt cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn, nhằm
cung cấp các kiến thức về sức khỏe, hỗ trợ thay đổi hành vi, góp phần đảm bảo
hôn nhân bền vững, nâng cao chất lượng giống nòi. Khám sức khỏe tiền hôn nhân
là khám sức khỏe tổng thể và khám cơ quan sinh sản của nam và nữ.[2] Tư vấn và khám sức
khỏe trước khi kết hôn là một trong những yếu tố cần thiết, quan trọng giúp
thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn được trang bị thêm kiến thức về chăm sóc sức
khỏe để có cuộc sống hạnh phúc, bền vững, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng
dân số.
- Ở nhiều nước trên thế giới, luật
pháp quy định rất rõ ràng việc bắt buộc khám sức khỏe tiền hôn nhân, coi đó là
một điều kiện cần trước khi được cho phép đăng ký kết hôn. Tuy nhiên,
tại Việt Nam chưa có quy định bắt buộc khám sức khỏe trước khi kết hôn, nên việc
làm này hoàn toàn tự nguyện.
- Năm 2020, Thành phố có 1.505.130
thanh niên có độ tuổi từ 16-30 tuổi, trong đó có 747.309 nam, 757.821 nữ[3]. Trong những năm
qua, Thành phố đã triển khai các hoạt động về tư vấn, khám sức khỏe
trước khi kết hôn nhằm vào nhóm đối tượng này hoặc sớm hơn. Tuy nhiên, các hoạt
động mới tập trung ở việc triển khai các mô hình nhỏ lẻ và chưa đồng bộ, số lượng
đối tượng đích tham gia còn hạn chế.
- Trong giai đoạn 2016-2020, Thành phố
đã triển khai 46 mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên,
thanh niên năm thứ nhất tại 30 quận, huyện tại 46 xã, phường, thị trấn, duy trì
36 mô hình năm thứ hai tại 30 quận, huyện tại 36 xã, phường, thị trấn với các
hoạt động cụ thể:
+ Tổ chức 82 cuộc giao lưu tìm hiểu kiến
thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên cho 8.200 đối tượng là vị
thành niên, thanh niên trên địa bàn tham dự. Thực hiện 328 cuộc truyền thông trực
tiếp tại cơ sở về kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành
niên cho 16.400 vị thành niên, thanh niên tại các trường học và cộng đồng.
+ Tuyên truyền trên hệ thống phát
thanh xã/phường 656 lần, viết
164 tin, bài tuyên truyền về sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên. Tổ
chức các cuộc hội thảo triển khai, tổng kết mô hình hàng năm.
- Ngoài mô hình chăm sóc sức khỏe sinh
sản cho vị thành niên, thanh niên, Thành phố còn triển khai 97 mô hình tư vấn
và khám sức khỏe tiền hôn nhân năm thứ nhất tại 30 quận, huyện tại 97 xã, phường,
thị trấn và duy trì 94 mô hình năm thứ hai tại 30 quận, huyện tại 94 xã, phường, thị
trấn, bao gồm các hoạt động:
+ Thành lập, kiện toàn, duy trì 191
Ban Chỉ đạo mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân năm thứ nhất, năm thứ
hai. Thành lập, duy trì sinh hoạt 191 Câu lạc bộ mô hình tiền hôn nhân, lựa chọn
các đối tượng tham gia Câu lạc bộ, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ 01 lần/01 tháng x 6 tháng/năm
với các chủ đề về
chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với lứa tuổi thanh niên.
+ Tổ chức 573 cuộc truyền thông trực
tiếp tại cơ sở về kiến thức chăm sóc SKSS cho thanh niên cho 40.110 thanh niên ở lứa tuổi chuẩn
bị kết hôn. Tổ chức 191 cuộc giao lưu chia sẻ kinh nghiệm về kiến thức Chăm sóc
SKSS/KHHGĐ cho 19.100 thanh niên.
+ Tuyên truyền trên hệ thống phát
thanh của xã/phường 4.775 lần, viết 955 tin bài tuyên truyền về sức khỏe sinh sản
cho lứa tuổi thanh niên. Tổ chức các cuộc hội thảo triển khai, tổng kết rút
kinh nghiệm thực hiện mô hình.
- Sau khi triển khai hoạt động, thông
qua mô hình đã cung cấp các kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe
sinh sản cho thành niên, giúp thanh niên tiếp cận với các dịch vụ nhằm hạn chế các
nguy cơ có thai ngoài ý muốn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nâng
cao kỹ năng sống để chuẩn bị cho việc kết hôn, duy trì hạnh phúc
gia đình.
3.2. Kết quả thực hiện chương trình
sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh trên địa
bàn thành phố Hà Nội
(1) Ngay sau khi Ủy ban nhân dân Thành
phố phê duyệt Đề án theo quyết định số 2620/QĐ-UBND ngày 26/5/2016, Ban Quản lý
Đề án các cấp đã được thành lập và duy trì hoạt động trong suốt giai đoạn
2016-2020.
Sở Y tế Hà Nội ban hành quyết định
thành lập Ban quản lý Đề án cấp Thành phố. 30/30 quận, huyện, thị xã ban hành
Quyết định thành lập Ban Quản lý Đề án cấp quận, huyện, thị xã và Kế hoạch triển
khai thực hiện Đề án, giao chỉ tiêu sàng lọc trước sinh và sơ sinh cho các xã,
phường, thị trấn căn cứ theo chỉ tiêu của Thành phố giao và tổ chức triển khai thực hiện
đảm bảo tiến độ, chất lượng hoạt động. Hoạt động của Ban quản lý Đề án theo chế
độ kiêm nhiệm và có phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Ban quản
lý Đề án.
Công tác dân số trên địa bàn Thành phố
đã nhận được sự đồng thuận và tham gia của hệ thống các đơn vị trong ngành y tế,
hệ thống dân số ở 30 quận, huyện,
thị xã và 584 xã, phường, thị trấn (từ năm 2019 là 579 xã, phường, thị trấn) có
sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong quá trình
triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, Thành phố cũng quan tâm đến
việc nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý, thực hiện Đề án, nhằm đảm bảo Đề
án được thực hiện
theo đúng kế hoạch tiến độ và đạt hiệu quả cao với mục tiêu đạt được đến cuối
năm 2020: 100% cán bộ quản lý Đề án có kiến thức, kỹ năng quản lý các hoạt động
Đề án; 100% cán bộ dân số - y tế chuyên môn tại các cơ sở thực hiện Đề án được
đào tạo, tập huấn về kỹ thuật sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh; 95% cán
bộ y tế tuyến xã được đào tạo tập huấn kỹ thuật lấy máu gót chân.
(2) Qua 05 năm triển khai thực hiện Đề
án, nhận thức của người dân về sàng lọc trước sinh và sơ sinh đã có những chuyển
biến rõ rệt. Tỷ lệ sàng lọc
trước sinh năm 2015 là 70%, năm 2020 đạt 85%; tỷ lệ sàng lọc sơ sinh
02 bệnh (suy giáp trạng bẩm sinh, thiếu men G6PD) năm 2015 là 80%, năm 2020 đạt
85%.
Tỷ lệ sàng lọc trước sinh và sơ sinh dịch
vụ đã tăng nhiều so với những năm trước, nhiều bà mẹ còn thực hiện sàng lọc dịch
vụ trên 20 bệnh cho trẻ em. Theo thống
kê của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội,
trong 05 năm 2016-2020, Bệnh viện đã thực hiện sàng lọc trên 20 bệnh cho 98.220
ca. Đối với sàng lọc trước sinh, trong 05 năm đã có 24.456 trường hợp thực hiện
xét nghiệm double-test, 20.093 trường hợp thực hiện xét nghiệm tripple-test,
3.402 trường hợp chọc ối làm nhiễm sắc thể đồ.
Ngoài ra Thành phố đã bố trí kinh phí
triển khai thêm một số nội dung sàng lọc khác:
+ Sàng lọc khiếm thính cho trẻ từ 0 đến
60 tháng tuổi tại cộng đồng từ 2016-2020:
Trong 05 năm triển khai, Chi cục Dân số - Kế hoạch
hóa gia đình đã phối hợp với các đơn vị y tế đã sàng lọc khiếm thính tại cộng đồng
cho 55.881 trẻ từ 0 đến 5 tuổi, trong đó có 5.558 trẻ nghi ngờ nghe kém, số trẻ
này được khám chuyên sâu tại Trung tâm Thính học, Bệnh viện Nhi Trung ương bằng
test thính giác OAE lần II, test thính giác chuyên sâu ABR, ASSR, nội soi, khám
tai mũi họng; chẩn đoán xác định 1.685 trẻ nghe kém. Gia đình những cháu
này đã được tư vấn đưa các cháu đến các cơ sở chuyên khoa để điều trị (luyện
nghe, nói). Tại Trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, Bệnh viện
Phụ sản Hà Nội, sàng lọc khiếm thính cho 145.239 trẻ, phát hiện 278 trẻ nghi ngờ
nghe kém chuyển khám chuyên khoa
Ngoài ra, tại các quận, huyện, thị xã,
tính từ năm 2016 đến nay, Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã đã phối hợp với
các đơn vị y tế trên địa bàn thực hiện sàng lọc khiếm thính cho 669.468 trẻ,
nghi ngờ nghe kém 6.291 ca, chẩn đoán xác định 353 ca nghe kém chuyển khám
chuyên khoa để theo dõi, điều trị. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị đã sử dụng nguồn
kinh phí địa phương để đầu tư cho sàng lọc khiếm thính (Hoàn Kiếm, Sóc Sơn,
Nam Từ Liêm, Thanh Xuân).
+ Sàng lọc Thalassemia:
Tại cộng đồng phối hợp với Viện Huyết
học và Truyền máu Trung ương thực hiện khám sàng lọc Thalassmeia tại 5 huyện Ba
Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ cho 27.501 ca trong đó nghi ngờ
2.900 ca; chẩn đoán xác định 485 ca mang gen Thalassemia.
+ Sàng lọc tim bẩm sinh: Phối hợp với
bệnh viện Nhi Trung ương thực hiện duy trì thực hiện sàng lọc tim bẩm sinh cho
trẻ sơ sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội tại Bệnh viện đa khoa các quận, huyện,
thị xã và thực hiện tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội với các trẻ sơ sinh và các trẻ
có nguy cơ cao. Kết quả thực hiện đến năm 2020 đã thực hiện sàng lọc tại cộng đồng
và tại Trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh cho 138.059 trẻ, trong đó
nghi ngờ dị tật 941 trẻ, chẩn đoán xác định 245 trẻ bất thường tim bẩm sinh. Các trẻ nguy cơ cao
đều được tư vấn, theo dõi, điều trị sau phát hiện.
(3) Việc đầu tư trang thiết bị cho Đề
án giai đoạn 2016-2020 đã đem lại nhiều
kết quả đáng quan tâm.
Theo Kế hoạch đề xuất trong Đề án (Phê duyệt theo Quyết định số 2620/QĐ-UBND
ngày 26/5/2016), số lượng trang thiết bị đề xuất là 09 máy siêu âm màu Doppler ≥
2 đầu dò, 06 máy đo khiếm
thính OAE; 30 máy đo độ bão hòa oxy qua da thực hiện sàng lọc tim bẩm sinh.
Trong giai đoạn 2016-2020, thực hiện mua và bàn giao 05 máy siêu âm màu Doppler
≥ 2 đầu dò, 06 máy đo khiếm thính OAE cho Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị
xã; 30 máy đo độ bão hòa
oxy qua da thực hiện sàng lọc tim bẩm sinh cho các Bệnh viện đa khoa thuộc Sở Y
tế, Trung tâm Y tế các quận,
huyện, thị xã. Qua các đợt kiểm tra,
giám sát của Ban quản lý Đề án, các trang thiết bị được Trung tâm Y tế, Bệnh viện
đa khoa quản lý, sử dụng, bảo quản theo đúng các Thông tư, văn bản hướng dẫn của
Bộ Tài chính.
Các trang thiết bị được cấp đã góp phần
giúp các đơn vị chủ động trong việc hoàn thành các chỉ tiêu được
giao hàng năm, phát
hiện sớm các trường hợp nguy cơ cao, chuyển tuyến và can thiệp kịp thời. Tính từ
năm 2016 đến nay, Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã đã thực hiện sàng lọc
trước sinh cho 69.791 bà mẹ mang thai từ trang thiết bị được cấp theo Đề án,
nghi ngờ 227 ca mang dị tật, đình chỉ thai nghén 23 ca. Đối với các đơn vị được cấp
máy đo khiếm thính OAE, thực hiện sàng lọc khiếm thính cho 386.563 trẻ từ trang
thiết bị được cấp, nghi
ngờ nghe kém 6.443 ca và chẩn đoán xác định 334 ca nghe kém. Đối với các đơn vị
được cấp máy đo độ bão hòa oxy qua da, thực hiện sàng lọc tim bẩm sinh cho
15.226 trẻ, phát hiện 08 trẻ có nguy cơ bị bệnh tim bẩm sinh, chẩn đoán xác định
06 trẻ chuyển khám chuyên khoa.
Tuy nhiên, số lượng trang thiết bị được
cấp chưa đáp ứng đủ theo đề xuất ban đầu của Đề án do đó một số đơn vị chưa được
cấp trang thiết bị còn gặp khó khăn trong việc hoàn thành chỉ tiêu được
giao.
(4) Đề án đã nhận được sự tham gia và
đầu tư của các cấp, các ngành trong quá trình triển khai thực hiện. Ngoài nguồn
kinh phí Thành phố và Trung ương cấp, nhiều quận, huyện, thị xã đã chủ động đầu
tư thêm kinh phí cho công tác Dân số-KHHGĐ tại địa phương (Long Biên, Hoàn Kiếm,
Thanh Xuân, Quốc Oai...); một số xã, phường, thị trấn chủ động trích nguồn ngân
sách địa phương hỗ trợ thêm kinh phí cho hoạt động sàng lọc trước sinh và sơ
sinh.
(5) Công tác xã hội hóa tại Trung tâm
sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từng bước được nâng
cao (sàng lọc sơ sinh 5 bệnh: 134.590 ca). Trong vòng 5
năm, Trung tâm đã đầu tư mở rộng trang thiết bị, cơ sở vật chất để nhằm từng bước
nâng cao chất lượng sàng lọc tại Trung tâm. Tính từ năm 2016 đến nay, Trung tâm
đã thực hiện xét nghiệm tripple-test cho 20.0393 thai phụ, nghi ngờ 1.438 ca
nguy cơ cao chuyển khám chuyên khoa; siêu âm màu 4D, hội chẩn hình thái cho
24.456 ca; tổng số chọc ối làm nhiễm sắc thể 3.402 ca, trong đó có 28 ca nguy
cơ cao, đình chỉ thai nghén
1.277 ca.
Về sàng lọc sơ sinh, ngoài chương trình sàng lọc
miễn phí cho các mẫu máu trẻ sơ sinh trên
địa bàn Thành phố, Trung tâm đã thực hiện mở rộng các mặt bệnh sàng lọc. Tính từ năm 2016
đến nay, Trung tâm đã thực hiện sàng lọc 5 bệnh cho 134.590 trẻ sơ sinh,
nghi ngờ 1.607 ca nguy cơ cao chuyển khám chuyên khoa; sàng lọc trên 20 bệnh rối
loạn chuyển hóa acid amin cho 98.220 ca; sàng lọc thính lực cho 145.239 trẻ sơ
sinh, phát hiện 278 ca nghi ngờ nghe kém chuyển khám chuyên
khoa; sàng lọc tim bẩm sinh cho 104.296 ca, phát hiện 540 ca nghi ngờ chuyển
khám chuyên khoa.
3.3. Những hạn chế và khó khăn trong
triển khai thực hiện
* Hiện tại, đối với chương trình sàng
lọc triển khai tại Thành phố, số loại
bệnh, tật đưa vào sàng lọc, chẩn
đoán trước sinh và sơ sinh miễn phí còn hạn chế so với nhu cầu thực tế. Trong
giai đoạn 2016-2020, sàng lọc trước sinh chỉ dừng lại ở sàng lọc 03
bệnh, tật bẩm sinh (hội chứng Edward, hội chứng Down, hội chứng Patau) và sàng
lọc sơ sinh chỉ miễn phí 02
bệnh sàng lọc từ giọt máu gót chân của trẻ sơ sinh (bệnh thiếu men G6PD, bệnh
suy giáp trạng bẩm sinh).
Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Quyết định
số 3845/QĐ-BYT ngày 11/8/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục một số bệnh,
tật bẩm sinh được tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh thuộc gói
dịch vụ cơ bản, số lượng bệnh, tật bẩm sinh được tầm soát, chẩn đoán, điều trị
trước sinh là 4 bệnh, tật bẩm sinh (hội chứng Edward, hội chứng Down, hội chứng
Patau, bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia) và số lượng bệnh, tật bẩm sinh được tầm
soát, chẩn đoán, điều trị sơ sinh có 03 bệnh sàng lọc từ giọt máu gót chân của
trẻ sơ sinh (bệnh thiếu men G6PD, bệnh suy giáp trạng bẩm sinh, tăng sản thượng
thận bẩm sinh).
Tại Kế hoạch số 74-KH/TU ngày
27/01/2018 của Thành ủy Hà Nội về việc Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày
25/10/2017 Hội nghị Ban chấp hành Khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới
nêu rõ mục tiêu đến năm 2030: “90% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại
bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; 95% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm
sinh phổ biến nhất”.
Trước những thách thức trên, Thành phố
cần tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ về sàng lọc trước sinh và sơ sinh trong
thời gian tới để đảm bảo đạt được các mục tiêu đặt ra đồng thời từng bước tiếp
tục giảm tỷ lệ dị, tật bẩm
sinh của trẻ sơ sinh trên địa bàn nhằm nâng cao chất lượng dân số góp phần thực hiện
thành công mục tiêu chung của cả nước.
Trên cơ sở kết quả đạt được, kinh nghiệm
tổ chức thực hiện Đề án giai đoạn 2016-2020, trong giai đoạn tiếp theo, Đề án cần tiếp
tục mở rộng nội
dung sàng lọc miễn phí (mặt bệnh), mở rộng mạng lưới sàng lọc tới cơ sở, tăng
cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia
Đề án.
* Công tác quản lý, giám sát đối với hệ
thống cung cấp dịch vụ và kết nối với quản lý đối tượng còn nhiều bất cập; công
tác quản lý, theo dõi, điều trị các đối tượng nghi ngờ, chẩn đoán xác định còn
gặp khó khăn và chưa có quy
trình chuẩn về công tác này.
* Việc thực hiện sàng lọc trước sinh
và sơ sinh tại Trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh tại Bệnh viện
Phụ sản Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, với tình hình mới
khi số lượng mặt bệnh tăng lên, để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về sàng lọc
trước sinh và sơ sinh cũng như hoạt động xã hội hóa trong công tác này, việc tiếp
tục duy trì, mở rộng và nâng
cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo các mục
tiêu đề ra.
* Đối với vai trò trong sàng lọc trước
sinh và sơ sinh, hiện mới huy động chủ yếu được các cơ sở y tế công lập tham gia,
chưa thấy rõ được vai trò của y tế tư nhân trong khi đó đây là một bộ phận cung
ứng dịch vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh tương đối lớn. Do đó, cần có những
giải pháp để huy động sự tham gia của hệ thống y tế tư nhân, các tổ chức xã hội
trong công tác sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh. Trong thời
gian tới cần phải mở rộng nội
dung, phạm vi của Đề án; triển khai nhiều giải pháp, biện pháp cụ thể để đảm bảo
hiệu quả cũng như
tính duy trì của Đề án
trong các giai đoạn tiếp theo.
* Đối với hoạt động tăng cường tư vấn và cung
cấp dịch vụ Dân số - Kế
hoạch
hóa gia đình cho vị thành niên, thanh niên: Các hoạt động hiện nay mới chỉ tập
trung cung cấp và nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho vị thành
niên, thanh niên và tiền hôn nhân, các dịch vụ khám sức khỏe tiền hôn nhân, dịch
vụ cung ứng các biện pháp tránh thai, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh
niên còn hạn chế, nguyên nhân do: Hầu như các địa phương chưa có kinh phí đầu
tư cho hoạt động tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, nơi cung cấp dịch vụ
chưa thuận tiện và phù hợp với thanh niên, nhiều địa phương thanh niên đi làm
ăn xa hoặc trình độ hạn chế
còn e ngại nên không tích cực tham gia, vì vậy triển khai các hoạt động tăng cường
tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên
thanh niên gặp rất nhiều khó khăn.
III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ
ÁN
1. Mục tiêu tổng quát
Phổ cập tư vấn, khám sức khỏe trước
khi kết hôn; Tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh nhằm giảm thiểu
số trẻ em sinh ra bị
bệnh, tật bẩm sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn thành phố
Hà Nội.
2. Chỉ tiêu cụ thể
- Tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám
sức khỏe trước khi kết hôn đến năm 2025 đạt 85% và năm 2030 đạt 95%.
- Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tầm soát
từ 4 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến trở lên đạt 85% vào năm 2025 và đến năm
2030 đạt 90%.
- Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát từ 5 loại bệnh
tật bẩm sinh phổ biến trở lên đạt 90% vào năm 2025 và đến năm 2030 đạt 95%.
- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có điểm,
cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc trước
sinh; sàng lọc sơ sinh theo hướng dẫn chuyên môn đạt 75% vào năm 2025; 95% năm
2030.
- Tỷ lệ cơ sở tuyến huyện trở lên đủ năng lực
cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc trước sinh;
sàng lọc sơ sinh theo hướng dẫn chuyên môn đạt 75% năm 2025; 95% năm 2030.
- Sàng lọc Thalassemia cho đối tượng học
sinh Trung học cơ sở (THCS), Trung học phổ thông (THPT); ưu tiên cho các xã thuộc
huyện có đồng bào dân tộc thiểu số (trung bình khoảng ít nhất 5.000 ca/năm).
- Nâng cao chất lượng hoạt động, ứng dụng
các kỹ thuật mới trong sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại Trung tâm sàng lọc, chẩn đoán
trước sinh và sơ sinh - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
3. Mục tiêu cụ thể
3.1. Mục tiêu 1: Tăng cường công tác
tuyên truyền, vận động đối tượng, nâng cao nhận thức về sàng lọc trước sinh và
sàng lọc sơ sinh; tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn cho nhân dân trong
toàn Thành phố.
Chỉ tiêu cụ thể tại mục tiêu 1 đến năm 2030:
+ 100% các bà mẹ có thai được tuyên
truyền, tư vấn về tầm soát trước sinh ít nhất 4 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến,
tầm soát sơ sinh ít nhất 5 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến.
+ Ít nhất 95% nam, nữ thanh niên được tuyên truyền,
tư vấn về khám sức khỏe trước khi kết hôn.
3.2. Mục tiêu 2: Nâng cao năng lực cho đội ngũ
cán bộ quản lý; cán bộ chuyên môn, kỹ thuật; cán bộ truyền thông, vận động về
thực hiện Đề án.
Chỉ tiêu cụ thể
tại mục tiêu 2 đến năm 2030:
+ 100% cán bộ dân số-y tế tham gia Đề
án có kiến thức, kỹ năng quản lý các hoạt động Đề án; kỹ năng tuyên truyền, tư
vấn về sàng lọc trước sinh và sơ sinh; tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn.
+ 100% cán bộ trực tiếp triển khai kỹ
thuật siêu âm sàng lọc trước sinh; kỹ thuật sàng lọc tim bẩm sinh; sàng lọc khiếm
thính được đào tạo, tập huấn đảm bảo triển khai thực hiện kỹ thuật.
+ 100% cán bộ y tế tuyến xã được đào tạo
tập huấn kỹ thuật lấy máu gót chân cho trẻ sơ sinh.
3.3. Mục tiêu 3: Đảm bảo cung cấp
đầy đủ hóa chất,
sinh phẩm và vật tư tiêu hao phục vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Sàng lọc
Thalassemia cho học sinh Trung học cơ sở (THCS), Trung học phổ thông (THPT) ở các xã thuộc
huyện có đồng bào dân tộc thiểu số.
Chỉ tiêu cụ thể
tại mục tiêu 3 đến năm 2030:
Đảm bảo đủ hóa chất, sinh phẩm và vật
tư tiêu hao cho
các đơn vị thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh nhằm thực hiện hoàn thành
90% phụ nữ mang thai được tầm soát từ 4 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến trở
lên và 95% trẻ sơ sinh được
tầm soát từ 5 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến trở lên vào năm 2030.
3.4. Mục tiêu 4: Nâng cao chất lượng
hoạt động, ứng dụng các kỹ thuật mới trong sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại
Trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
IV. THỜI GIAN, PHẠM
VI, ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Thời gian
- Đề án được thực hiện từ năm 2022 đến
năm 2030.
+ Giai đoạn 2022-2025: Tập trung triển
khai các hoạt động truyền thông, tư vấn, tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của
người dân trên toàn Thành phố; mở rộng mặt bệnh thực hiện sàng lọc trước sinh
và sơ sinh (sàng lọc trước sinh ít nhất 4 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến nhất; sàng
lọc sơ sinh ít nhất 5 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến nhất; triển
khai các hoạt động tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; nâng cao các hoạt động
chuyên môn kỹ thuật trong sàng lọc trước sinh và sơ sinh; từng bước thực hiện
xã hội hóa tăng dần
qua các năm.
+ Giai đoạn 2026-2030: Trên cơ sở các
kết quả đã đạt được giai đoạn 2022-2025, rà soát, chỉnh sửa, tiếp
tục triển khai các hoạt động Đề án, tăng cường thực hiện xã hội hóa các hoạt động
tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn, sàng lọc trước sinh và sơ sinh.
2. Phạm vi thực hiện
Trên địa bàn Thành phố Hà Nội
3. Đối tượng
- Đối tượng tác động:
+ Chính quyền, đoàn thể; tổ chức,
doanh nghiệp liên quan trên địa bàn Thành phố.
+ Cán bộ y tế, dân số; cộng tác viên
dân số, nhân viên y tế thôn bản.
+ Người có uy tín trong cộng đồng, người
tham gia giải quyết tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
+ Người quản lý, người cung cấp các dịch
vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số
bệnh tật trước sinh và sơ sinh bao gồm cả khu vực ngoài công lập; người quản lý giáo dục,
giáo viên.
- Đối tượng thụ hưởng: Vị thành
niên, thanh niên; nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ; phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
V. NỘI DUNG
A) Mục tiêu 1: Tăng cường
công tác tuyên truyền, vận động đối tượng, nâng cao nhận thức về sàng lọc trước
sinh và sàng lọc sơ sinh; tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn cho nam, nữ
chuẩn bị kết hôn trong toàn Thành phố.
1. Chỉ tiêu cụ thể tại mục tiêu 1 đến năm
2030
- 100% các bà mẹ có thai được tuyên
truyền, tư vấn về tầm soát trước sinh từ 4 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến trở
lên, tầm soát sơ sinh từ 5 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến trở lên.
- Ít nhất 95% nam, nữ thanh niên được tuyên truyền,
tư vấn về khám sức khỏe trước khi kết hôn.
2. Các hoạt động
2.1. Tuyên truyền, vận động, nâng cao
nhận thức về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh
2.1.1. Xây dựng phóng sự, clip, tivi
spot, chuyên đề tuyên truyền về sàng lọc trước sinh và sơ sinh.
- Nội dung: Xây dựng, tổng hợp các
thông tin, kiến thức, hoạt động liên quan đến sàng lọc trước sinh và sàng lọc
sơ sinh để tuyên truyền trên hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng.
- Đầu ra: Xây dựng các phóng sự,
clip, tivi spot, chuyên đề đảm bảo đúng kế hoạch và đạt hiệu quả truyền thông
cao (lồng ghép chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình hàng năm phối hợp với
các cơ quan Báo, Đài phát thanh truyền hình xây dựng các phóng sự, clip, tivi
spot, theo từng chuyên đề).
- Thời gian: Thực hiện từ năm
2022 - 2030, bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ năm 2021-2025, giai đoạn 2 từ
năm 2026-2030.
- Đơn vị thực hiện: Chi cục Dân
số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội phối hợp với các đơn vị truyền thông, cơ quan
báo chí trên địa bàn để triển khai thực hiện.
2.1.2. Tổ chức Hội thảo chuyên đề cho
lãnh đạo, chính quyền, đoàn thể, lãnh đạo cộng đồng cấp thành phố và cấp quận,
huyện, thị xã.
- Nội dung
+ Các kết quả đạt được, khó khăn vướng mắc,
rút kinh nghiệm trong việc thực hiện Đề án.
+ Nhiệm vụ trọng tâm trong việc triển
khai Đề án giai đoạn 2022-2030.
+ Vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo
chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể liên quan đối với chương trình trong giai
đoạn tiếp theo.
+ Các biện pháp phối hợp thực hiện có
hiệu quả giữa các cấp, các ban, ngành, đoàn thể trong việc triển khai các hoạt
động.
- Đầu ra: Tổ chức các cuộc Hội
thảo chuyên đề
cho lãnh đạo chính quyền, đoàn thể,
lãnh đạo cộng đồng
cấp thành phố và cấp quận, huyện, thị xã đạt hiệu quả cao (tổ chức lồng ghép với
các hoạt động Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đang triển khai).
- Thành phần: Đại diện lãnh đạo
Chính quyền các cấp, các ban ngành đoàn thể liên quan, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa
gia đình, đại diện Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã, các Bệnh viện trên địa
bàn Thành phố và các cơ sở y tế xã, phường, thị trấn.
- Thời gian: Thực hiện từ năm
2022-2030, mỗi năm tổ chức 03 cuộc.
- Đơn vị triển khai thực hiện:
Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội
2.1.3. Tổ chức Hội thảo chuyên đề cho
cán bộ chuyên môn cấp thành phố và cấp quận, huyện, thị xã
- Nội dung
+ Thảo luận chương trình sàng lọc trước
sinh và sàng lọc sơ sinh, các hoạt động chuyên môn kỹ thuật, ý nghĩa, tầm quan
trọng và lợi ích của chương trình; định hướng sự tham gia của các đơn vị.
+ Chia sẻ kinh nghiệm, khó khăn, thuận
lợi trong quá trình thực hiện và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả các hoạt động sàng lọc trước sinh và sơ sinh.
- Đầu ra: Tổ chức các cuộc Hội
thảo đạt hiệu quả cao (tổ chức lồng ghép với các hoạt động Dân số - Kế hoạch
hóa gia đình đang triển khai).
- Thành phần: Cán bộ chuyên môn
tham gia thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh.
- Thời gian: Thực hiện từ năm
2022-2030, mỗi năm tổ chức 03 cuộc
- Đơn vị thực hiện: Chi cục Dân
số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội.
2.1.4. Tư vấn trực tiếp cho đối tượng
nguy cơ cao sau sàng lọc
- Nội dung: Tư vấn về kết quả
xét nghiệm, các nguy cơ có thể xảy ra, hướng dẫn đối tượng thực hiện chẩn đoán
xác định.
- Đầu ra: Thực hiện các cuộc tư
vấn trực tiếp đạt hiệu quả cao (tổ chức lồng ghép với các hoạt động Dân số - Kế
hoạch hóa gia đình
đang triển khai).
- Thành phần: Các đối tượng có
nguy cơ cao sau sàng lọc trước sinh và sơ sinh.
- Thời gian: Thực hiện từ năm
2022-2030.
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm
tư vấn dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.
2.1.5. Sản xuất, nhân bản tài liệu
truyền thông về sàng lọc trước sinh và sơ sinh
- Nội dung: Cung cấp các tài liệu
nhân bản phục vụ đề án bao gồm:
+ Tài liệu hướng dẫn tư vấn, tuyên
truyền dùng cho cán bộ tuyên truyền cấp cơ sở
+ Tờ rơi tuyên truyền về lợi ích sàng
lọc trước sinh và sơ sinh và những điều cần biết về các bệnh được sàng lọc.
+ Tranh khổ lớn, áp phích tuyên truyền
về sàng lọc trước sinh và sơ sinh.
+ Băng/đĩa hình tuyên truyền về sàng lọc
trước sinh và sơ sinh.
- Đầu ra: Các tài liệu truyền
thông như: Băng đĩa, tờ rơi, sách lật, tranh áp phích ...được biên soạn, nhân bản để cung cấp
cho đối tượng sử dụng (tổ chức lồng ghép với các hoạt động Dân số - Kế hoạch hóa gia
đình đang triển khai).
- Thời gian: Thực hiện từ năm
2022 - 2030.
- Đơn vị thực hiện: Chi cục Dân
số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội thực hiện.
2.2. Tuyên truyền, vận động, nâng cao
nhận thức về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn
2.2.1. Tuyên truyền, vận động chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tầng lớp nhân dân về việc thực hiện quy định pháp
luật về hôn nhân và gia đình để tăng cường chỉ đạo, huy động nguồn lực tham
gia cung ứng dịch vụ tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn, tầm soát, chẩn
đoán điều trị trước sinh và sơ sinh.
- Nội dung: Tổ chức các cuộc
tuyên truyền, vận động về Luật hôn nhân và gia đình, tầm soát, chẩn đoán, điều
trị trước sinh và sơ sinh cho chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tầng
lớp nhân dân tổ chức đoàn thể.
- Đầu ra: Tổ chức các cuộc
tuyên truyền, vận động đạt hiệu quả cao. Triển khai trên 30 quận/huyện/thị xã của
Thành phố, mỗi năm triển khai 3 cuộc/01 quận, huyện (dự kiến 100 người/01 cuộc).
- Thành phần: Lãnh đạo chính
quyền, tổ chức xã hội.
- Thời gian: Thực hiện từ năm
2022-2030, mỗi năm tổ chức 90 cuộc.
- Đơn vị thực hiện: Chi cục Dân
số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội.
2.2.2. Tuyên truyền kiến thức chăm sóc
sức khỏe sinh sản cho vị thành niên tại cộng đồng
- Nội dung: Tổ chức các buổi
tuyên truyền về nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên tại
cộng đồng.
- Đầu ra: Tổ chức các buổi sinh
hoạt đạt hiệu quả cao. Triển khai trên 30 quận/huyện/thị xã của Thành phố,
mỗi năm triển
khai 02 cuộc/01 quận, huyện (dự kiến 60 người/01 cuộc).
- Thành phần: Đối tượng là vị
thành niên trên địa bàn.
- Thời gian: Thực hiện từ năm
2022-2030, mỗi năm tổ chức 60 cuộc
- Đơn vị thực hiện: Chi cục Dân
số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội.
2.2.3. Nói chuyện chuyên đề về Luật
hôn nhân và gia đình, tầm soát, chẩn đoán sàng lọc trước sinh và sơ sinh cho
nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn
- Nội dung: Tuyên truyền kiến
thức luật hôn nhân và gia đình, tầm soát, chẩn đoán sàng lọc trước sinh và sơ
sinh cho nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn.
- Đầu ra: Tổ chức các cuộc
tuyên truyền đạt hiệu quả cao (tổ chức lồng ghép với các hoạt động Dân số - Kế
hoạch hóa gia đình đang triển khai).
- Thành phần: Đối tượng thanh
niên chuẩn bị kết hôn.
- Thời gian: Thực hiện từ năm
2022-2030, mỗi năm tổ chức 90 cuộc
- Đơn vị thực hiện: Chi cục Dân
số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội phối hợp với các đơn vị thực hiện.
2.2.4. Cung cấp dịch vụ khám sức khỏe
trước khi kết hôn; chi phí cho dịch vụ khám sức khỏe trước khi kết hôn (tổng số
kết hôn/năm khoảng 105,920 người)
- Nội dung: Khám sức khỏe cho
thanh niên chuẩn bị kết hôn.
- Đầu ra: Tổ chức khám sức khỏe
trước khi kết hôn dâm bảo tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe
trước khi kết hôn đến năm 2025 đạt 85% và năm 2030 đạt 95%.
- Thành phần: Đối tượng là
thanh niên ở độ tuổi chuẩn
bị kết hôn trên địa bàn.
- Thời gian: Thực hiện từ năm
2022-2030.
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Y
tế các quận, huyện, thị xã phối hợp với các đơn vị thực hiện.
B) Mục tiêu 2: Nâng cao
năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý; cán bộ chuyên môn, kỹ thuật; cán bộ truyền
thông, vận động về thực hiện Đề án.
1. Chỉ tiêu cụ thể tại mục tiêu 2 đến
năm 2030
- 100% cán bộ dân số - y tế tham gia Đề
án có kiến thức, kỹ năng quản lý
các hoạt động Đề án; kỹ năng tuyên truyền, tư vấn về sàng lọc trước sinh và sơ
sinh; tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn.
- 100% cán bộ trực tiếp triển khai kỹ thuật siêu
âm sàng lọc trước sinh; kỹ thuật sàng lọc tim bẩm sinh; sàng lọc khiếm thính được
đào tạo, tập huấn đảm bảo triển khai thực hiện kỹ thuật.
- 100% cán bộ y tế tuyến xã được đào tạo
tập huấn kỹ thuật lấy máu gót chân cho trẻ sơ sinh.
2. Các hoạt động
2.1. Nâng cao năng lực cho đội ngũ thực
hiện Đề án các cấp
2.1.1. Tập huấn báo cáo viên, tuyên
truyền viên, tư vấn sàng lọc trước sinh và sơ sinh, sàng lọc khiếm thính, sàng
lọc Thalassemia, sàng lọc tim bẩm sinh các cấp
- Nội dung: Kỹ năng tuyên truyền,
tư vấn, quản lý đối tượng sàng lọc trước sinh và sơ sinh, sàng lọc khiếm thính,
sàng lọc Thalassemia, sàng lọc tim bẩm sinh.
- Đầu ra: Tổ chức các lớp tập
huấn cho cán bộ thực hiện Đề án các cấp về kỹ năng tuyên truyền tư vấn sàng lọc
trước sinh và sơ sinh, sàng lọc khiếm thính, sàng lọc Thalassemia, sàng lọc tim
bẩm sinh đạt kết quả cao (tổ chức lồng ghép với các hoạt động Dân số - Kế hoạch
hóa gia đình đang triển khai).
- Thành phần: Cán bộ các cấp
tham gia thực hiện Đề án.
- Thời gian: Thực hiện từ năm
2022-2030
- Đơn vị thực hiện: Chi cục Dân
số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội.
2.1.2. Tổ chức các lớp tập huấn nâng
cao năng lực cho cán bộ quản lý, thực hiện chương trình sàng lọc trước sinh và
sơ sinh của Thành phố, quận, huyện, thị xã.
- Nội dung: Các kiến thức, kỹ
năng quản lý các hoạt động Đề án.
- Đầu ra: Tổ chức các lớp tập
huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, thực hiện chương trình sàng lọc trước
sinh và sơ sinh của Thành phố; 30 quận, huyện, thị xã, cán bộ chuyên trách Dân số - Kế hoạch hóa
gia đình thuộc 579 xã, phường, thị trấn đạt hiệu quả cao. Tổ chức 10 lớp/năm, dự
kiến 60 học viên/lớp.
- Thành phần: Cán bộ quản lý,
thực hiện Đề án các cấp
- Thời gian: Thực hiện năm
2022-2030.
- Đơn vị thực hiện: Chi cục Dân
số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội
2.1.3. Tập huấn kỹ thuật lấy máu gót
chân thực hiện sàng lọc sơ sinh cho cán bộ y tế tuyến xã, phường, thị trấn.
- Nội dung: Quy trình kỹ thuật
lấy máu gót
chân, các nguyên tắc lấy mẫu máu, bảo quản và gửi mẫu máu sàng lọc sơ sinh.
- Đầu ra: Tổ chức các lớp tập
huấn kỹ thuật lấy mẫu máu gót chân sàng lọc sơ sinh đạt hiệu quả cao. Mỗi năm triển
khai khoảng 15 lớp tập huấn cho đối tượng là cán bộ y tế tuyến xã về kỹ thuật lấy
mẫu máu gót chân.
- Thành phần: Cán bộ y tế các
xã, phường, thị trấn công tác tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện lấy mẫu máu
sàng lọc sơ sinh.
- Thời gian: Thời gian thực hiện
từ năm 2022-2030.
- Đơn vị thực hiện: Chi cục Dân
số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội phối hợp với các đơn vị y tế chuyên khoa tuyến
Trung ương và Thành phố.
2.1.4. Đào tạo cán bộ thực hiện kỹ thuật
sàng lọc trước sinh (siêu âm chẩn đoán trước sinh)
- Nội dung: Kiến thức cơ bản của
chẩn đoán hình ảnh,
nguyên tắc sử dụng máy siêu âm, quy trình kỹ thuật siêu âm chẩn đoán trước
sinh.
- Đầu ra: Mỗi năm đào tạo thêm
khoảng 30 bác sỹ tại các quận, huyện, thị xã thực hiện siêu âm chẩn đoán trước
sinh đúng quy trình kỹ thuật và chẩn đoán trước sinh đạt hiệu quả cao (trình độ
cơ bản và trình độ nâng cao).
- Thành phần: Các bác sỹ hiện
đang công tác tại các đơn vị Y tế có đủ điều kiện sàng lọc trước sinh, Trạm Y tế đã
được trang bị thiết bị và đào tạo cơ bản.
- Thời gian: Mỗi học viên đào tạo
siêu âm trong 03 tháng, thời gian thực hiện từ năm 2022 - 2030.
- Đơn vị thực hiện: Chi cục Dân
số - Kế hoạch hóa
gia đình Hà Nội phối hợp với Bệnh viện Phụ sản trung ương đào tạo và các đơn vị chuyên
khoa tuyến Trung ương và Thành phố.
2.1.5. Đào tạo cán bộ thực hiện kỹ thuật
khám sàng lọc tim bẩm sinh cho cán bộ tuyến huyện, tuyến Thành phố
- Nội dung: Các kiến thức và kỹ thuật khám
sàng lọc tim bẩm sinh.
- Đầu ra: Mỗi năm đào tạo 02 lớp.
- Thành phần: Cán bộ y tế các
đơn vị thực hiện Đề án.
- Thời gian: Thực hiện năm
2022-2030.
- Đơn vị thực hiện: Chi cục Dân
số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội phối hợp Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh
viện nhi Trung ương các đơn vị chuyên khoa tuyến Trung ương và Thành phố.
2.1.6. Đào tạo cán bộ thực hiện kỹ thuật
khám sàng lọc khiếm thính cho cán bộ thực hiện Đề án các cấp.
- Nội dung: Các kiến thức và kỹ
thuật khám sàng lọc khiếm thính.
- Đầu ra: Trung bình mỗi năm
đào tạo thêm 15 cán bộ thực hiện kỹ thuật khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ sơ sinh và
trẻ nhỏ.
- Thành phần: Cán bộ y tế các
đơn vị thực hiện Đề án.
- Thời gian: Thực hiện năm 2022-2030.
- Đơn vị thực hiện: Chi cục Dân
số - Kế hoạch hóa
gia đình Hà Nội phối hợp Bệnh viện Nhi Trung ương các đơn vị chuyên khoa tuyến
Trung ương và Thành phố.
2.2. Quản lý, giám sát
2.2.1. Bảo trì hệ thống phần mềm quản lý
đối tượng sàng lọc trước sinh và sơ sinh.
- Nội dung: Bảo trì, nâng cấp
hệ thống phần mềm quản lý đối tượng sàng lọc trước sinh và sơ sinh.
- Đầu ra: Chỉnh sửa, phần
mềm quản lý phù hợp và hiệu quả nhằm đưa ra kết quả thống kê tốt nhất, thiết kế lại
các hồ sơ, sổ sách, biểu mẫu báo cáo phù hợp với các mục tiêu đề ra.
- Thời gian: Thực hiện hàng
năm, mỗi năm 01 đợt.
- Đơn vị thực hiện: Chi cục Dân
số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội phối hợp với các đơn vị phần mềm thực hiện.
2.2.2. Thiết lập, vận hành, bảo trì tổng đài tra cứu
và trả kết quả sàng lọc qua tin nhắn SMS.
- Nội dung: Thiết lập, vận
hành, bảo trì tổng đài tra cứu và trả kết quả sàng lọc qua tin nhắn SMS.
- Đầu ra: Đảm bảo hệ thống tra
cứu và trả kết quả sàng lọc vận hành hiệu quả, thông tin chính xác, đầy đủ.
- Thời gian: Thực hiện hàng
năm, mỗi năm 01 đợt.
- Đơn vị thực hiện: Chi cục Dân
số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội phối hợp với các đơn vị phần mềm thực hiện.
2.2.3. Học tập trao đổi kinh nghiệm
nước ngoài
- Nội dung: Tổ chức học tập
trao đổi kinh nghiệm triển khai chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh với
các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Đầu ra: Đảm bảo tổ chức các đợt
học tập trao đổi kinh nghiệm đạt hiệu quả cao và ứng dụng được các nội dung đã
học tập vào chương trình tại Thành phố.
- Thời gian: Thực hiện 04 đợt trong vòng 10
năm thực hiện Đề án.
- Đơn vị thực hiện: Ban quản lý
Đề án cấp Thành phố.
2.2.4. Tổ chức các cuộc Hội thảo triển
khai và tổng kết đánh giá Đề án hàng năm.
- Nội dung: Giao chỉ tiêu sàng lọc
cho các quận, huyện, thị xã; Tình hình thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, hoạt động
sàng lọc trước sinh và sơ sinh toàn thành phố, giải pháp triển khai thực hiện
phù hợp với từng địa phương.
- Đầu ra: Tổ chức các cuộc Hội
thảo triển khai và tổng kết Đề án hàng năm đạt hiệu quả cao.
- Thành phần: Các đơn vị tham
gia triển khai, thực hiện Đề án.
- Thời gian: Thực hiện hàng
năm, mỗi năm 2 cuộc.
- Đơn vị thực hiện: Chi cục Dân
số - Kế hoạch hóa
gia đình Hà Nội.
2.2.5. Tổ chức giao ban Ban quản lý Đề
án
- Nội dung: Tình hình thực hiện
mục tiêu, chỉ tiêu, hoạt động
sàng lọc trước sinh và sơ sinh hàng quý, giải pháp triển khai thực hiện các hoạt
động của quý tiếp theo.
- Đầu ra: Tổ chức các cuộc giao
ban triển khai, đánh giá Đề án đạt hiệu quả cao (định kỳ 1 quý/lần).
- Thành phần: Ban quản lý Đề án
thành phố và các quận, huyện, thị xã.
- Thời gian: Thực hiện từ năm
2022-2030.
- Đơn vị thực hiện: Chi cục Dân
số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội.
2.2.6. Giám sát, đánh giá tình hình thực
hiện Đề án
- Nội dung giám sát, đánh giá
+ Hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành
hoạt động Đề án.
+ Tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, hoạt động
của Đề án.
+ Hệ thống báo cáo, đánh giá Đề án.
- Đầu ra: Tổ chức các đợt kiểm
tra, giám sát tại các đơn vị thực hiện Đề án đạt hiệu quả cao.
- Thành phần: Ban quản lý Đề án
thành phố, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
- Thời gian: Thực hiện từ năm
2022-2030.
- Đơn vị thực hiện: Chi cục Dân
số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội.
C) Mục tiêu 3: Đảm bảo cung
cấp đầy đủ trang thiết bị, hóa chất, sinh phẩm và vật tư tiêu hao phục vụ sàng
lọc trước sinh và sơ sinh. Sàng lọc Thalassemia cho học sinh Trung học cơ sở
(THCS), Trung học phổ thông (THPT) ở các huyện còn khó khăn.
1. Chỉ tiêu cụ thể tại mục tiêu 3 đến
năm 2030
Đảm bảo đủ trang thiết bị, hóa chất,
sinh phẩm và vật tư tiêu hao cho các đơn vị thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ
sinh nhằm thực hiện hoàn thành 90% phụ nữ mang thai được tầm soát từ 4 loại bệnh,
tật bẩm sinh phổ biến trở lên và 95% trẻ sơ sinh được tầm soát
từ 5 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến trở lên vào năm 2030.
2. Hoạt động
2.1. Đầu tư trang thiết bị, vật tư phục
vụ sàng lọc
2.1.1. Đầu tư trang thiết bị phục vụ
sàng lọc
* Thực hiện sàng lọc trước sinh
Trang bị máy siêu âm màu cho các đơn vị
thực hiện Đề án đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ Đề
án.
* Thực hiện sàng lọc tim bẩm sinh
Trang bị thiết bị, vật tư tiêu hao cần
thiết cho các đơn vị thực hiện sàng lọc tim bẩm sinh đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm
vụ Đề án.
* Thực hiện sàng lọc khiếm thính cho
trẻ sơ sinh.
Trang bị máy đo khiếm thính cho các
đơn vị thực hiện Đề án; Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã; các Bệnh
viện Đa khoa thuộc
Sở Y tế.
2.1.2. Thực hiện: Các Trung tâm Y tế
quận, huyện, thị xã; Bệnh viện Đa khoa thuộc Sở Y tế trên cơ sở quy định về định
mức trang thiết bị y tế của các đơn vị rà soát thực trạng trang thiết bị phục vụ
sàng lọc trước sinh và sơ sinh hàng năm, báo cáo, đề xuất Sở Y tế mua sắm trang
thiết bị trên cơ sở hiện có đảm bảo có đầy đủ trang thiết bị phục vụ hoạt động để hoàn thành
chỉ tiêu được
giao.
2.2. Đầu tư hóa chất, sinh phẩm, vật
tư tiêu hao
2.2.1. Mua hóa chất thực hiện kỹ thuật
sàng lọc sơ sinh
- Nội dung: Đảm bảo hóa chất thực
hiện các kỷ thuật chẩn đoán sàng lọc sơ sinh theo quy định của Bộ Y tế đảm bảo
đúng quy trình kỹ thuật
và đạt chất lượng cao.
- Đầu ra: Căn cứ theo số trẻ
sinh hàng năm tại Niên giám Thống kê các năm của Cục Thống kê thành phố Hà Nội,
tính trung bình mỗi năm,
có khoảng 120.000 trẻ sinh ra trên
địa bàn Thành phố. Năm 2021, chỉ tiêu đạt 86% trẻ sinh ra được sàng lọc sơ sinh, dự kiến mỗi năm
tăng thêm 1% số trẻ sinh ra được sàng lọc sơ sinh; đến năm 2030 ít nhất 95% trẻ
sơ sinh được thực hiện sàng lọc đúng quy trình và đạt kết quả cao.
- Thời gian: Thực hiện từ năm
2022-2030
- Đơn vị thực hiện: Chi cục Dân
số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội phối hợp với các đơn vị y tế liên quan triển
khai thực hiện theo quy định.
Đảm bảo kinh phí của hoạt động sử dụng
mua miễn phí cho khoảng 55% trẻ sơ sinh trên địa bàn năm 2022 và thực hiện xã hội
hóa tăng dần qua các năm (dự kiến tỷ lệ xã hội hóa trong số các trẻ được sàng lọc
qua các năm: 2022: 55%; 2023: 58%; 2024: 60%; 2025: 62%; 2026: 65%; 2027: 68%;
2028: 70%; 2029: 75%; 2030: 80%), tập trung vào nhóm đối tượng người nghèo,
vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số khó tiếp cận dịch vụ. Các đối tượng khác thực
hiện chi trả tiền vật tư tiêu hao theo định mức quy định dịch vụ của Bộ Y tế và
Thành phố (hiện đang thực hiện xét nghiệm 05 bệnh).
- Đơn vị phối hợp: Bệnh viện Phụ
sản Hà Nội.
2.2.2. Mua các vật tư tiêu hao thực hiện
kỹ thuật sàng lọc sơ sinh
- Nội dung: Đảm bảo đủ các vật
tư tiêu hao (kim bấm, giấy thấm, bông, gạc, hút ẩm, túi zipper, găng tay, tem
thư, hóa chất,
sinh phẩm) thực hiện sàng lọc sơ sinh đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật và đạt chất
lượng cao.
- Đầu ra: Khoảng 95% trẻ sơ
sinh được thực hiện sàng lọc đúng quy trình và đạt kết quả
cao
- Thời gian: Thực hiện từ năm
2022-2030
- Đơn vị thực hiện: Chi cục Dân
số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội phối hợp với các đơn vị y tế liên quan triển
khai thực hiện theo quy định.
Đảm bảo kinh phí của hoạt động sử dụng
mua miễn phí cho khoảng 55% trẻ sơ sinh trên địa bàn năm 2022 và thực hiện xã
hội hóa tăng dần qua các năm (dự kiến tỷ lệ xã hội hóa trong số các trẻ được
sàng lọc qua các năm: 2022: 55%; 2023: 58%; 2024: 60%; 2025: 62%; 2026: 65%;
2027: 68%; 2028: 70%; 2029: 75%; 2030: 80%), tập trung vào nhóm đối tượng người
nghèo, vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số khó tiếp cận dịch vụ; các đối tượng
khác thực hiện chi trả tiền vật tư tiêu hao theo định mức quy định dịch
vụ của Bộ Y tế.
- Đơn vị phối hợp: Trung tâm Y
tế, Bệnh viện thuộc Sở Y tế.
2.2.3. Mua tem thư
- Nội dung: Mua tem thư cấp
phát cho các đơn vị thực hiện sàng lọc sơ sinh miễn phí để kịp thời vận
chuyển mẫu lên Trung tâm sàng lọc đúng thời gian.
- Đầu ra: Có đủ tem thư cấp cho
các đơn vị thực hiện Đề án.
- Thời gian: Thực hiện từ năm
2022-2030.
- Đơn vị thực hiện: Chi cục Dân
số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội thực hiện.
2.2.4. Thực hiện kỹ thuật sàng lọc
Thalassemia
- Nội dung: Thực hiện khám sàng
lọc Thalassemia cho học sinh Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông trên địa bàn
Thành phố, ưu tiên cho các xã khó khăn, đồng bào dân tộc của các huyện trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
- Đầu ra: Đảm bảo số người được thực hiện
sàng lọc Thalassemia tại cộng đồng theo đúng kỹ thuật, người có kết quả nghi ngờ
được thực hiện chẩn đoán xác định, (tổ chức lồng ghép với các hoạt động Dân số
- Kế hoạch hóa gia đình đang triển khai).
- Thời gian: Thực hiện từ năm
2022-2030.
- Đơn vị thực hiện: Chi cục Dân
số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội phối hợp với đơn vị y tế đủ điều kiện thực hiện
(đảm bảo miễn phí cho học sinh Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông tại các xã
dân tộc thiểu số và miền núi).
D) Mục tiêu 4: Nâng cao chất
lượng hoạt động, ứng dụng các kỹ thuật mới trong sàng lọc trước sinh và sơ sinh
tại Trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Các hoạt động
- Tập trung triển khai các kỹ thuật mới,
tiên tiến trong công tác chẩn đoán; sàng lọc trước sinh và sơ sinh.
- Tăng cường chất lượng các dịch vụ y
tế chẩn đoán sàng lọc trước sinh và sơ sinh, nâng cao năng lực cho cán bộ tại
Trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
- Nâng cao chất lượng khám, theo dõi,
phát hiện và xử trí những dị tật bẩm sinh của thai nhi ở những phụ nữ
mang thai có nguy cơ cao nhằm nâng cao chất lượng dân số và giảm thiểu tỷ lệ tử
vong sơ sinh do thai nghén bất thường.
- Tổ chức hội chẩn với các chuyên gia
về lĩnh vực di truyền học, sơ sinh, phẫu thuật ngoại và mô bệnh học đối với các
trường hợp nguy cơ cao để đưa ra các phương pháp xử trí phù hợp.
- Thực hiện tư vấn cho các thai phụ có
nguy cơ cao con bị dị tật bẩm sinh và các cặp vợ chồng đã được chẩn đoán thai nhi bị
dị tật bẩm sinh về các vấn đề liên quan nhằm cung cấp kiến thức, phương pháp giảm thiểu
mức thấp nhất dị tật của thai nhi và các biện pháp can thiệp cần thiết (nếu
có).
- Đảm bảo đủ điều kiện để
thực hiện các nghiên cứu khoa học, ứng dụng các phương pháp khoa học tiên tiến
nhằm chẩn đoán, phát hiện sớm dị tật bẩm sinh, xác định nguyên nhân, các yếu tố nguy
cơ, phân loại dị tật bẩm sinh nhằm đưa ra các giải pháp can thiệp giúp giảm tỷ
lệ dị tật bẩm sinh.
VI. NHIỆM VỤ, GIẢI
PHÁP
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo
a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối
với công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản nói chung và các hoạt động của
Đề án nói riêng. Nâng cao chất lượng dân số, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân là
một nội dung trọng tâm trong các chương trình, kế hoạch công tác thường xuyên của
địa phương.
b) Tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa
vai trò của công tác nâng cao chất lượng dân số; đề cao trách nhiệm, vai trò của chính quyền
trong lãnh đạo, chỉ đạo, bảo đảm nguồn lực thực hiện Đề án.
c) Ban hành nghị quyết, kế hoạch, văn
bản chỉ đạo thực hiện Đề án; phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng địa
phương, cơ quan, đơn vị; thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện;
quan tâm đúng mức đến việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, mở rộng mạng lưới cung
cấp dịch vụ; có biện pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp với thực tiễn trong
từng giai đoạn.
d) Huy động người có uy tín trong cộng
đồng tham gia Đề án; tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa cung ứng dịch vụ tư vấn,
khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật
trước sinh và sơ sinh.
đ) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
của Ban Chỉ đạo các cấp
về công tác dân số, nâng cao chất lượng dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản; từng
bước áp dụng mô hình chi trả phí dịch vụ dân số, thực hiện xã hội hóa.
2. Tuyên truyền vận động và huy động
xã hội
a) Truyền thông, vận động chính quyền,
cộng đồng và toàn xã hội ủng hộ, tham gia thực hiện Đề án. Cung cấp thông tin tới
cấp ủy, chính quyền. Tuyên truyền, vận động các đoàn thể, tổ chức, người có uy
tín trong cộng đồng tham gia và thực hiện Đề án.
b) Đa dạng hóa các hình thức tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức chuyển
đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Chú trọng tuyên truyền nội dung Đề
án phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng địa bàn. Thực hiện lồng ghép các nội
dung Đề án với các hoạt động, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ liên quan.
c) Tổ chức tư vấn tại cộng đồng, vận động
thanh niên thực hiện tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; phụ nữ mang thai
được thực hiện sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh; trẻ sơ
sinh được thực hiện sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số bệnh bẩm sinh.
3. Phát triển mạng lưới dịch vụ
a) Mở rộng khả năng tiếp cận của
người dân với các dịch vụ có chất lượng về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết
hôn; sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh.
b) Đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị
cho các điểm, cơ sở,
trung tâm cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc
trước sinh; sàng lọc sơ sinh, ưu tiên các địa bàn thuộc vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
c) Đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức,
kỹ năng cho cán bộ y tế, dân số, cộng tác viên dân số.
d) Mở rộng các loại hình
cung cấp dịch vụ của các cơ sở y tế trong và ngoài công lập phù hợp với từng
nhóm đối tượng, từng địa bàn theo hướng bảo đảm mọi người dân tiếp cận, sử dụng
các dịch vụ cơ bản tại xã; được tư vấn trước, trong và sau khi sử dụng dịch vụ.
Giám sát chất lượng dịch vụ của các cơ sở y tế, bao gồm cả khu vực tư nhân.
đ) Xây dựng hệ thống thông tin quản lý
cơ sở cung cấp dịch
vụ, cơ sở dữ liệu về các đối tượng của Đề án.
e) Định kỳ kiểm tra, giám sát hỗ trợ;
sơ kết, tổng kết, đánh giá thực hiện Đề án; nghiên cứu, khảo sát, đề xuất cơ chế,
chính sách phù hợp với thực tiễn.
4. Huy động nguồn lực, hợp tác quốc tế
a) Huy động toàn bộ mạng lưới y tế,
dân số các cấp tham gia thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao; ưu
tiên bảo đảm hoạt động ở tuyến cơ sở.
b) Từng bước tăng mức đầu tư cho Đề
án, đa dạng hóa các nguồn vốn trong đó vốn ngân sách nhà nước bảo đảm gói dịch
vụ cơ bản, hỗ trợ các đối tượng và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm; đẩy
mạnh huy động các nguồn vốn hợp pháp khác phù hợp với từng giai đoạn.
c) Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức,
cá nhân trong nước
tham gia tuyên truyền, tư vấn, cung cấp dịch vụ với hình thức phù hợp.
d) Huy động nguồn tài trợ, viện trợ từ
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
VII. KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách
nhà nước (nguồn chi thường xuyên) bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành và
khả năng cân đối ngân sách trong từng thời kỳ, được bố trí trong dự
toán chi của cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ của Luật ngân sách nhà nước, từ
các nguồn kinh phí hợp pháp khác và căn cứ theo hướng dẫn tại Quyết định số
1999/QĐ-TTg của Bộ Y tế ngày 07/12/2020. Một phần kinh phí thực hiện lồng ghép
trong chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình hàng năm, cụ thể:
a) Nguồn ngân sách Trung ương: Theo kế
hoạch hỗ trợ hàng năm.
b) Nguồn ngân sách địa phương:
* Nguồn kinh phí Thành phố:
Tổng kinh phí giai đoạn 2022-2030:
290.972.000.000 đồng (Hai trăm chín mươi tỷ chín trăm bảy mươi hai triệu đồng), trong
đó:
- Nguồn ngân sách nhà nước (kinh phí sự
nghiệp y tế):
92.363.000.000
đồng.
- Nguồn kinh phí hỗ trợ từ Bệnh viện
Phụ sản Hà Nội (Trung tâm sàng lọc, chẩn đoán Trước sinh và sơ sinh Thành phố):
9.000.000.000 đồng.
- Nguồn kinh phí hợp pháp khác (nguồn
người dân tự chi trả, nguồn tài trợ, viện trợ): 189.609.000.000 đồng.
Kinh phí cụ thể từng giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn 2022-2025: 114.876.200.000
đồng, cụ thể:
- Nguồn ngân sách Nhà nước (kinh phí sự
nghiệp y tế): 44.204.000.000 đồng.
- Nguồn kinh
phí hỗ trợ từ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: 4.000.000.000 đồng.
- Nguồn kinh
phí hợp pháp khác: 66.672.200.000 đồng.
+ Giai đoạn 2026-2030: 176.095.800.000
đồng, cụ thể:
- Nguồn ngân sách Nhà nước (kinh phí sự
nghiệp y tế): 48.159.000.000 đồng.
- Nguồn kinh phí hỗ trợ từ Bệnh viện
Phụ sản Hà Nội: 5.000.000.000 đồng.
- Nguồn kinh phí hợp pháp khác:
122.936.800.000 đồng.
* Nguồn kinh phí quận, huyện, thị xã:
Bố trí ngân sách địa phương để thực hiện các nội dung: tuyên truyền, vận động người
dân và cộng đồng về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; thực hiện chỉ tiêu cao hơn
chỉ tiêu Thành
phố giao; phụ nữ mang thai được thực hiện sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số
bệnh tật trước sinh; trẻ sơ sinh được thực hiện sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số bệnh
bẩm sinh; tổ chức cung cấp gói dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn
cho thanh niên; tư vấn, thực hiện lấy mẫu máu gót chân của trẻ sơ sinh để sàng
lọc sơ sinh; đào tạo liên tục về công tác tuyên truyền, vận động cho cán bộ y tế,
dân số, cộng tác viên dân số, người cung cấp dịch vụ về các nội dung trong Đề
án.
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế (Chi cục Dân số - Kế hoạch
hóa gia đình)
- Chủ trì, phối hợp với
các đơn vị liên quan thành lập Ban quản lý Đề án cấp Thành phố đến năm 2030; Hướng
dẫn các quận, huyện, thị xã thành lập Ban quản lý Đề án cấp quận/huyện trong đó các thành
viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm
* Thành phần Ban quản lý Đề án cấp
Thành phố:
+ Trưởng ban: Lãnh
đạo Sở Y tế Hà Nội;
+ Phó Trưởng ban: Lãnh
đạo Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội; Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
+ Các thành viên khác: Phòng Kế hoạch
- Tài chính, Phòng Nghiệp vụ Y Sở Y tế, Bệnh viện phụ sản Hà Nội, đại diện lãnh
đạo các phòng chức năng của Chi cục.
* Thành phần Ban quản lý Đề án tại quận,
huyện, thị xã gồm:
+ Trưởng ban: Trưởng Ban chỉ đạo
công tác Dân số của quận, huyện, thị xã.
+ Phó Trưởng ban: Lãnh đạo Trung tâm Y
tế quận, huyện, thị xã; Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa quận, huyện, thị xã.
+ Thành viên: Lãnh đạo khoa sản,
khoa nhi, Trung tâm Y tế, Bệnh viện Đa khoa quận, huyện, thị xã và một số thành
viên Ban chỉ đạo công tác Dân số của quận, huyện, thị xã.
- Xây dựng kế hoạch, triển khai các nội
dung của Đề án hàng năm; kiểm tra, giám sát, đánh giá; tổ chức sơ kết, tổng kết
việc thực hiện Đề án hàng năm, giai đoạn 2022-2025 làm cơ sở đề xuất, bổ sung
chỉ tiêu, nội
dung, kinh phí phù hợp cho giai đoạn tiếp theo và báo cáo Ủy ban nhân dân Thành
phố theo quy định.
- Giao nhiệm vụ cho các đơn vị y tế trực
thuộc rà soát thực trạng trang thiết bị phục vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh
hàng năm, đề xuất mua sắm trang thiết bị trên cơ sở hiện có đảm bảo có đầy đủ trang thiết bị
phục vụ hoạt động để hoàn thành chỉ tiêu được giao.
2. Các Sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp Sở Y tế và các cơ quan liên
quan báo cáo Ủy ban nhân
dân Thành phố bố trí vốn đầu tư công ngân sách Thành phố để thực hiện dự án
trong trường hợp Đề án được duyệt có sử dụng nguồn vốn đầu tư công ngân sách Thành
phố.
b) Sở Tài chính
Trên cơ sở Đề án được Ủy ban nhân dân
Thành phố phê duyệt, hàng năm căn cứ khả năng cân đối ngân sách cấp Thành phố,
Sở Tài chính phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan báo cáo Ủy ban nhân
dân Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố bố trí kinh phí từ nguồn vốn sự
nghiệp để triển khai thực hiện theo quy định.
c) Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội
Phối hợp với Sở Y tế (Chi cục Dân số -
Kế hoạch hóa gia đình) tiếp tục mở chuyên trang, chuyên mục “Vì chất lượng dân
số Thủ đô” có lộ trình tăng thời lượng và nâng cao chất lượng nội dung chương
trình.
d) Đề nghị Sở Tư pháp; Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở
Khoa học và Công nghệ; Sở Văn hóa và Thể thao; Ban Dân tộc; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam Thành phố; Hội
Liên hiệp Phụ nữ; Thành đoàn Hà Nội; Các ban, ngành đoàn thể, thành viên
Ban chỉ đạo công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Thành phố trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ của mình phối hợp chỉ đạo, điều phối các hoạt động sàng lọc trước
sinh và sơ sinh; tuyên truyền, vận động các nội dung về sàng lọc trước sinh và
sơ sinh; tham gia triển khai và giám sát việc thực hiện Đề án.
3. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị
xã
Xây dựng và phê duyệt Đề án, Kế hoạch
và bố trí kinh phí nguồn quận, huyện, thị xã thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu,
hoạt động trên địa bàn quận, huyện, thị xã đến năm 2030 đảm bảo các mục tiêu,
chỉ tiêu và nội
dung của Đề án trên địa bàn quận, huyện, thị xã.
IX. HIỆU QUẢ KINH TẾ
- XÃ HỘI
Phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm
làm giảm thiểu số trẻ
sinh ra bị bệnh tật bẩm sinh và giảm số trẻ tử vong do các bệnh di truyền sẽ góp phần
làm giảm chi phí xã hội, gánh nặng ngân sách y tế cho việc điều trị, góp phần
nâng cao chất lượng dân số.
Theo tính toán hiệu quả đầu tư của hoạt
động sàng lọc sơ sinh là 5,7 nghĩa là cứ 1 đồng chi cho hoạt động sàng lọc sơ sinh, xã hội
sẽ tiết kiệm được 5,7 đồng chi phí nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ dị tật, tàn
tật.
Ước tính chi phí điều trị Thalassemia
trung bình cho 1 bệnh nhân thể nặng từ khi sinh ra tới 30 tuổi hết khoảng 3 tỷ đồng. Hiện
nay, theo thống kê không đầy đủ đang có khoảng
12 triệu người mang gen bệnh và có trên 20.000 bệnh nhân thể nặng cần điều trị
cả đời. Mỗi năm, cả nước cần có trên 2.000 tỷ đồng để cho tất cả các bệnh nhân được điều
trị tối thiểu và cần khoảng 500.000 đơn vị máu an toàn. Như vậy trong thời gian
tới, khi triển khai các hoạt động tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn và
sàng lọc trước sinh, trong đó có phòng bệnh, sàng lọc Thalassemia sẽ làm giảm
những chi phí của xã hội cho trường hợp điều trị này.
Xây dựng được mạng lưới từ tuyến Thành phố đến
tuyến xã và phổ cập cung cấp dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh
và sơ sinh tăng khả năng tiếp cận, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Đề án sẽ làm giảm số cặp tảo hôn và
hôn nhân cận huyết thống, qua đó giảm số trường hợp sảy thai do bệnh lý di truyền, số trẻ sinh ra
còi cọc, chậm phát triển trí tuệ và mắc bệnh di truyền; tăng cường phát hiện những
trường hợp bất thường khi mang thai và can thiệp sớm, góp phần làm giảm thiểu số
người tàn tật trong cộng đồng. Giá trị nhân văn của Đề án là rất lớn
khi giúp nhiều đứa trẻ thoát khỏi bị
dị tật suốt đời, đem lại hạnh phúc cho các gia đình./.
BIỂU
01: TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2022-2025
STT
|
Mục tiêu
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
Tổng giai đoạn
2022-2025
|
Tổng
|
Ngân sách
nhà nước (KP sự nghiệp y
tế Thành phố)
|
KP hỗ trợ từ
BV Phụ sản HN
|
KP hợp pháp
khác
|
I
|
Mục tiêu 1: Tăng cường công
tác tuyên truyền, vận
động, nâng cao nhận thức và sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh;
tư vấn, khám sức khỏe
trước khi kết hôn cho nhân dân trong toàn
thành phố
|
690.000.000
|
690.000.000
|
690.000.000
|
690.000.000
|
2.760.000.000
|
2.760.000.000
|
-
|
-
|
II
|
Mục tiêu 2: Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ
quản lý; cán bộ chuyên
môn, kỹ thuật; cán bộ truyền thông, vận động về thực hiện Đề
án
|
2.165.000.000
|
2.465.000.000
|
2.165.000.000
|
2.465.000.000
|
9.260.000.000
|
9.260.000.000
|
-
|
-
|
III
|
Mục tiêu 3: Đảm bảo cung cấp đầy đủ trang
thiết bị, hóa chất,
sinh phẩm và
vật
tư tiêu hao phục vụ
sàng lọc trước sinh
và sơ sinh
|
22.620.600.000
|
24.587.200.000
|
25.148.400.000
|
26.500.000.000
|
98.856.200.000
|
32.184.000.000
|
-
|
66.672.200.000
|
IV
|
Mục tiêu 4: Nâng cao chất lượng hoạt động,
ứng dụng các
kỹ thuật mới trong
sàng lọc trước
sinh và sơ sinh tại
TT sàng lọc, chẩn đoán trước
sinh và sơ sinh
- Bệnh viện
PSHN
|
1.000.000.000
|
1.000.000.000
|
1.000.000.000
|
1.000.000.000
|
4.000.000.000
|
|
4.000.000.000
|
|
|
Tổng
|
26.475.600.000
|
28.742.200.000
|
20.003.400.000
|
50.655.000.000
|
114.876.200.000
|
44.204.000.000
|
4.000.000.000
|
66.672.200.000
|
BIỂU
02: TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2026-2030
STT
|
Mục tiêu
|
2026
|
2027
|
2028
|
2029
|
2030
|
Tổng giai đoạn 2026-2030
|
Tổng
|
Ngân sách
nhà nước (KP sự nghiệp y tế Thành phố)
|
KP hỗ trợ từ BV Phụ sản
HN
|
KP hợp pháp
khác
|
I
|
Mục tiêu 1: Tăng cường
công tác tuyên truyền,
vận động, nâng cao nhận thức về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ
sinh: tư vấn, khám sức khỏe
trước khi kết
hôn cho nhân dân trong toàn thành phố
|
690.000.000
|
690.000.000
|
690.000.000
|
690.000.000
|
690.000.000
|
3.450.000.000
|
3.450.000.000
|
-
|
-
|
II
|
Mục tiêu 2: Nâng cao năng lực cho đội
ngũ cán bộ quản lý; cán bộ chuyên
môn, kỹ thuật; cán bộ truyền thông, vận
động về thực hiện Đề
án
|
2.165.000.000
|
2.465.000.000
|
2.165.000.000
|
2.465.000.000
|
2.165.000.000
|
11.425.000.000
|
11.425.000.000
|
-
|
-
|
III
|
Mục tiêu 3: Đảm bảo cung cấp đầy đủ trang thiết
bị, hóa chất, sinh phẩm và vật tư
tiêu hao phục vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh
|
27.702.000.000
|
30.099.200.000
|
30.616.800.000
|
33.408.800.000
|
34.394.000.000
|
156.220.800.000
|
33.284.000.000
|
-
|
122.936.800.000
|
IV
|
Mục tiêu 4: Nâng cao chất lượng hoạt động,
ứng dụng các kỹ thuật mới trong sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại
TT sàng lọc, chẩn đoán trước sinh
và sơ
sinh - Bệnh viện PSHN
|
1.000.000.000
|
1.000.000.000
|
1.000.000.000
|
1.000.000.000
|
1.000.000.000
|
5.000.000.000
|
|
5
000.000.000
|
|
|
Tổng
|
31.557.000.000
|
34.254.200.000
|
34.471.800.000
|
37.563.800.000
|
38.249.000.000
|
176.095.800.000
|
48.159.000.000
|
5.000.000.000
|
122.936.800.000
|