Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2620/QĐ-UBND phát hiện sớm tật bệnh bẩm sinh qua sàng lọc chẩn đoán trước sinh Hà Nội 2016

Số hiệu: 2620/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Ngô Văn Quý
Ngày ban hành: 26/05/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2620/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TẦM SOÁT, PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ TẬT, BỆNH BẨM SINH THÔNG QUA SÀNG LỌC, CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH VÀ SƠ SINH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN NĂM 2016-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Pháp lệnh Dân số ngày 21/01/2003;

Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số ngày 27/12/2008;

Căn cứ Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX ngày 22/3/2005 về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình”;

Căn cứ Kết luận số 119-KL/TW ngày 04/01/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình”;

Căn cứ Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Chỉ thị số 23/2008/CT-TTg ngày 04/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình;

Căn cứ Chỉ thsố 02/2008/CT-UBND ngày 02/10/2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội;

Căn cứ Quyết định số 2183/QĐ-UBND ngày 21/6/2012 của UBND Thành phố phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống y tế đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ văn bản số 833/BYT-TCDS ngày 18/02/2011 của Bộ Y tế về hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và văn bản số 156/TCDS-DS ngày 24/3/2011 của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình về hướng dẫn xây dựng và triển khai đề án sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh;

Căn cứ Quyết định số 6254/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Đề án “Tầm soát, phát hiện một số tật, bệnh bẩm sinh thông qua sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh của thành phố Hà Nội, giai đoạn 2013-2015”;

Căn cứ Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 13/01/2016 của UBND thành phố Hà Nội về triển khai công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình năm 2016;

Xét hồ sơ tài liệu kèm theo Tờ trình số 4967/TTr-SYT ngày 22/10/2015 và Công văn số 1183/SYT-CCDS ngày 22/3/2016 của Giám đốc Sở Y tế đề nghị phê duyệt Đề án Tầm soát, phát hiện sớm một số tật, bệnh bẩm sinh thông qua sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh của thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2016-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo số 591/BC-KH&ĐT ngày 16/5/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Tầm soát, phát hiện sớm một số tật, bệnh bẩm sinh thông qua sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh của thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2016-2020, với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên Đề án:

Tầm soát, phát hiện sớm một số tật, bệnh bẩm sinh thông qua sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh của thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2016-2020.

2. Mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án:

- Mục tiêu chung: Sàng lọc chẩn đoán trước sinh nhằm phát hiện sớm các dị tật của thai nhi và bệnh đao; Sàng lọc chẩn đoán sơ sinh nhằm phát hiện sớm các tật, bệnh như tim bẩm sinh, khiếm thính, suy giáp trạng và thiếu men G6PD. Trên cơ sở đó can thiệp sớm nhằm giảm thiểu số trẻ sinh ra mắc một số khuyết tật, bệnh bẩm sinh trong cộng đồng, phòng tránh những hậu quả nặng nề về thể chất và trí tuệ, góp phần nâng cao chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô.

- Các chỉ tiêu cụ thể giai đoạn 2016- 2020:

+ Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt ít nhất 80%.

+ Tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc các bệnh khiếm thính, suy giáp trạng và thiếu men G6PD đạt ít nhất 85%; Có ít nhất 50% trẻ sơ sinh được sàng lọc tim bẩm sinh.

3. Phạm vi thực hiện Đề án:

- Phạm vi thực hiện: Nội dung hoạt động của Đề án được triển khai trên địa bàn toàn Thành phố (phủ kín 30 quận, huyện, thị xã); Các bệnh: Khiếm thính, suy giáp trạng và thiếu men G6PD được tổ chức sàng lọc từ cơ sở y tế cấp xã trở lên; Bệnh tim bẩm sinh, dị tật thai nhi và bệnh đao được tổ chức sàng lọc từ cơ sở y tế cấp huyện trở lên.

- Đối tượng của Đề án:

+ Đối tượng trực tiếp tham gia triển khai Đề án: Cán bộ ngành Y tế, Dân số và các ban, ngành, đoàn thể các cấp; Các cơ sở y tế từ cấp xã trở lên.

+ Đối tượng trực tiếp hưởng lợi và được tác động: Phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh, học sinh THCS, THPT và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

4. Nội dung hoạt động của Đề án:

- Công tác truyền thông, tư vấn:

+ Truyền thông nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ và nhân dân trên toàn địa bàn Thành phố. Trong đó quan tâm đối tượng: Phụ nữ có thai, người nuôi trẻ sơ sinh, học sinh THCS, THPT và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo về công tác truyền thông giáo dục sức khỏe.

+ Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; Tổ chức hội thảo chuyên đề cho lãnh đạo, chính quyền, đoàn thể, lãnh đạo cấp thành phố và cấp quận, huyện, thị xã; Tổ chức hội thảo chuyên đề cho cán bộ chuyên môn cấp thành phố và cấp quận, huyện, thị xã; Tập huấn báo cáo viên, tuyên truyền viên, tư vấn sàng lọc trước sinh và sơ sinh, sàng lọc khiếm thính, sàng lọc Thalassemia, sàng lọc tim bẩm sinh các cấp.

+ Nói chuyện chuyên đề tại cộng đồng; Tư vấn trực tiếp; Nhân bản và cung cấp các sản phẩm truyền thông.

- Mở rộng mạng lưới sàng lọc và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, kỹ thuật thực hiện Đề án.

- Đảm bảo vật tư tiêu hao, trang thiết bị cho các đơn vị thực hiện Đề án:

+ Đầu tư trang thiết bị thực hiện kỹ thuật sàng lọc tại cộng đồng.

+ Thực hiện kỹ thuật sàng lọc sơ sinh.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội:

+ Nâng cấp các trang thiết bị phục vụ sàng lọc chuyên sâu.

+ Đào tạo triển khai công tác khám sàng lọc tại tuyến huyện.

5. Các giải pháp chủ yếu thực hiện:

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản nói chung và các hoạt động của Đề án nói riêng; Nâng cao chất lượng dân số, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân là một nội dung trọng tâm trong các chương trình, kế hoạch công tác thường xuyên của cấp ủy Đảng, chính quyền.

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy làm công tác này ở các cấp theo hướng chuyên nghiệp hóa, đảm bảo triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án. Ổn định, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản ở cơ sở để đưa công tác truyền thông, giáo dục, cung cấp các dịch vụ sàng lọc; Theo dõi, quản lý đối tượng đến từng hộ gia đình, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng còn khó khăn của Thành phố.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Ban chỉ đạo các cấp về công tác dân số, nâng cao chất lượng dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản.

- Tăng cường và tiếp tục đổi mới công tác truyền thông giáo dục, tăng cường phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về dân số, nâng cao chất lượng dân số, sức khỏe sinh sản, đặc biệt là lợi ích của việc chăm sóc sức khỏe, kiểm tra, sàng lọc phát hiện sớm các tật, dị tật, bệnh liên quan đến chất lượng giống nòi gắn liền với kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.

6. Về kinh phí và cơ cấu nguồn vốn thực hiện Đề án:

- Tổng kinh phí thực hiện Đề án (khái toán): 160,9 tỷ đồng. Trong đó:

+ Ngân sách sự nghiệp Thành phố (dự kiến): khoảng 90,9 tỷ đồng;

+ Nguồn vốn xã hội hóa (dự kiến): 65,0 tỷ đồng;

+ Nguồn thu để lại của Trung tâm chẩn đoán trước sinh và sơ sinh (dự kiến): 5,0 tỷ đồng.

7. Thời gian thực hiện Đề án: Từ năm 2016 đến hết năm 2020.

Điều 2. Nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị liên quan:

1. Sở Y tế: (cơ quan thường trực thực hiện Đề án)

- Triển khai các nội dung chính của Đề án được phê duyệt tại Quyết định này thành các hoạt động cụ thể để tổ chức thực hiện thành công Đề án.

- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Đề án đảm bảo tuân thủ các qui định của Nhà nước và thành phố Hà Nội liên quan đến nội dung hoạt động của Đề án.

- Báo cáo Bộ Y tế và phối hợp các cơ quan Trung ương để được hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.

- Chủ trì, phối hp Bệnh viện Phụ sản Hà Nội kêu gọi đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm chẩn đoán trước sinh và sơ sinh bằng nguồn vốn xã hội hóa đúng quy định.

- Phối hp các cơ quan liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện Đề án; Báo cáo kết quả thực hiện Đề án theo định kỳ vào tháng 12 hàng năm và báo cáo tổng kết thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án vào cuối kỳ thực hiện Đề án.

2. Sở Tài chính:

Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, thẩm định, trình UBND Thành phố giao kế hoạch vốn hàng năm và hướng dẫn Sở Y tế triển khai thực hiện đúng quy định đối với nguồn vốn ngân sách sự nghiệp.

3. UBND các quận, huyện, thị xã:

Trên cơ sở Đề án được UBND Thành phố phê duyệt, phối hợp Sở Y tế xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai nhiệm vụ theo điều kiện thực tế tại địa phương; Phân công nhiệm vụ cụ thể cho UBND cấp xã và các ban, ngành, đoàn thể trực thuộc, đảm bảo thực hiện hiệu quả Đề án.

4. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan:

- Phối hợp chỉ đạo điều phối các hoạt động sàng lọc trước sinh và sơ sinh.

- Phi hợp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia sàng lọc trước sinh.

- Tham gia các hoạt động của Chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh.

- Huy động nguồn lực tại địa phương tham gia hoạt động của Đề án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa và Thể thao, Giám đốc Kho bạc nhà nước Hà Nội, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Phó Ch
tịch UBND Thành phố: Ngô Văn Quý, Nguyễn Doãn Ton; - VPUB: PCVP N.N.Kỳ, N.N.Sơn, Phòng KGVX, KT, TKBT, TH;
- Lưu: VT, KGVX
Thành.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Ngô Văn Quý

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2620/QĐ-UBND ngày 26/05/2016 phê duyệt Đề án Tầm soát, phát hiện sớm tật, bệnh bẩm sinh thông qua sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh của thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2016-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.586

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.205.154
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!