Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 833/BYT-TCDS Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Nguyễn Bá Thủy
Ngày ban hành: 18/02/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 833/BYT-TCDS
V/v hướng dẫn kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình

Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2011

 

Kính gửi: Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Để triển khai thống nhất, đồng bộ và có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) năm 2011 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2331/QĐ-TTg, ngày 20/12/2010 về việc ban hành danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011 và Quyết định số 196/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011, Bộ Y tế hướng dẫn kế hoạch năm 2011 về Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ như sau:

Phần thứ nhất

CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2011

I. CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH

Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2011- 2015, Bộ Y tế giao 5 chỉ tiêu chuyên môn cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là tỉnh) như biểu 1.1 kèm theo.

1. Giảm tỷ lệ sinh

Chỉ tiêu giảm tỷ lệ sinh năm 2011 của cả nước được Quốc hội thông qua là 0,2‰. Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu kế hoạch cho Bộ Y tế là 0,2‰.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao chỉ tiêu kế hoạch giảm tỷ lệ sinh năm 2011 của từng tỉnh như biểu 1.1 kèm theo.

Để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của Quốc hội và Chính phủ, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu mức giảm tỷ lệ sinh bằng hoặc cao hơn chỉ tiêu kế hoạch được giao.

2. Tỷ số giới tính khi sinh

Chỉ tiêu kế hoạch tỷ số giới tính khi sinh là mức tối đa không được vượt quá, Ngân sách Trung ương mới đầu tư kinh phí để triển khai một số hoạt động can thiệp đối với những tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh ở mức cao từ 110 trở lên.

Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu tỷ số giới tính khi sinh bằng hoặc thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch được giao. Chưa giao chỉ tiêu kế hoạch tỷ số giới tính khi sinh đối với các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện), vì số sinh chưa đủ cỡ mẫu đại diện để phản ánh mức độ chính xác của tỷ số giới tính khi sinh ở cấp huyện và ở xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã).

3. Tỷ lệ sàng lọc trước sinh

Chỉ tiêu kế hoạch tỷ lệ sàng lọc trước sinh là số % bà mẹ mang thai được sàng lọc so với tổng số bà mẹ mang thai trong năm. Tỷ lệ sàng lọc trước sinh được ước tính dựa theo kết quả thực hiện năm 2010 và dự kiến mở rộng địa bàn sàng lọc trước sinh trong năm 2011.

Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu tỷ lệ sàng lọc trước sinh đối với các huyện đã triển khai và dự kiến mở rộng địa bàn sàng lọc trước sinh năm 2011. Đối với các huyện chưa triển khai sàng lọc trước sinh thì chưa giao chỉ tiêu này.

4. Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh

Chỉ tiêu kế hoạch tỷ lệ sàng lọc sơ sinh là số % số trẻ sơ sinh được sàng lọc so với tổng số trẻ sinh sống trong năm. Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh được ước tính dựa theo kết quả thực hiện năm 2010 và dự kiến mở rộng địa bàn sàng lọc sơ sinh trong năm 2011.

Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu tỷ lệ sàng lọc sơ sinh đối với các huyện đã triển khai và dự kiến mở rộng địa bàn sàng lọc sơ sinh năm 2011. Đối với các huyện chưa triển khai sàng lọc sơ sinh thì chưa giao chỉ tiêu này.

5. Tổng số người mới sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại

Chỉ tiêu kế hoạch tổng số người mới sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) hiện đại năm 2011 của từng tỉnh như biểu 1.1 và cơ cấu số người mới sử dụng từng BPTT hiện đại như biểu 1.2. Số người mới sử dụng từng BPTT hiện đại bao gồm các hình thức phân phối như miễn phí, tiếp thị xã hội và tự mua trên thị trường tự do.

Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu tổng số người mới sử dụng BPTT hiện đại bằng hoặc cao hơn chỉ tiêu kế hoạch được giao. Chỉ điều chỉnh cơ cấu số người mới sử dụng theo từng BPTT trong quá trình thực hiện, đảm bảo việc sử dụng kinh phí tương ứng với kết quả thực hiện từng BPTT.

II. DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2011

1. Ngân sách Trung ương

1.1. Tổng chi ngân sách của Chương trình DS-KHHGĐ năm 2011 là 880.000 triệu đồng, bao gồm:

1.1.1. Chi sự nghiệp bằng nguồn trong nước: 848.000 triệu đồng, bao gồm:

- Hỗ trợ có mục tiêu cho 63 tỉnh để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ, bao gồm 4 dự án thành phần (Truyền thông chuyển đổi hành vi, Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ, Nâng cao chất lượng giống nòi, Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện Chương trình) và đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển (gọi tắt là Đề án 52) là 607.965 triệu đồng.

- Hỗ trợ có mục tiêu cho 9 bộ, ngành, đoàn thể trung ương để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ là 3.716 triệu đồng.

- Bộ Y tế quản lý là 236.319 triệu đồng, trong đó Tổng cục DS-KHHGĐ trực tiếp quản lý là 228.819 triệu đồng và các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế quản lý là 7.500 triệu đồng.

1.1.2. Chi bằng nguồn vốn viện trợ: 32.000 triệu đồng do Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) viện trợ cho Tổng cục DS-KHHGĐ và các tỉnh có dự án do UNFPA tài trợ (Hà Giang là 1.840 triệu đồng, Phú Thọ là 2.890 triệu đồng, Hòa Bình 2.890 đồng, Ninh Thuận là 3.680 triệu đồng, Bến Tre là 3.680 triệu đồng và Tổng cục DS-KHHGĐ là 17.020 triệu đồng). Theo dự kiến của UNFPA, nguồn vốn viện trợ có khả năng cao hơn nếu như UNFPA vận động thêm được các nguồn viện trợ khác cho Việt Nam.

1.2. Ngoài ra, Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế còn trực tiếp nhận vốn viện trợ năm 2011 của dự án Phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên và dự án Phát triển triển trẻ thơ tại cộng đồng và giao cho các tỉnh thực hiện (các dự án có kế hoạch phân bổ, hướng dẫn thực hiện cụ thể riêng).

2. Ngân sách địa phương

2.1. Chi bằng nguồn vốn viện trợ: Các dự án viện trợ khác do cơ quan DS-KHHGĐ tỉnh trực tiếp quản lý và thực hiện theo dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.2. Chi bằng nguồn Ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương để thực hiện 4 dự án thành phần và Đề án 52 của Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ tại địa phương với tổng số là 607.965 triệu đồng.

2.3. Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ phát sinh và hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2011 của Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ, bao gồm:

- Để thực hiện mục tiêu cao hơn so với mục tiêu Trung ương giao.

- Nâng cao chất lượng hoạt động phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội của địa phương (do định mức kinh phí và số lượng hoạt động của Trung ương chỉ đáp ứng nhu cầu thiết yếu và chỉ đảm bảo cho các hoạt động chủ yếu).

- Để bổ sung thực hiện chính sách chế độ cho công tác DS-KHHGĐ.

- Bổ sung chênh lệch giá giữa định mức phân bổ kinh phí theo kế hoạch của trung ương với giá thực tế ở địa phương.

- Bố trí vốn đối ứng cho các dự án viện trợ do tỉnh quản lý thực hiện và vốn đối ứng cho các dự án viện trợ do trung ương quản lý và thực hiện tại tỉnh theo cam kết triển khai đối với từng dự án tại địa phương.

- Bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản để xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp phòng làm việc của cán bộ chuyên trách dân số cấp xã, phòng giao ban của Ban chỉ đạo công tác dân số cấp xã, Trung tâm DS-KHHGĐ tại cấp huyện; Trung tâm tư vấn, dịch vụ DS-KHHGĐ cấp tỉnh và Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh.

2.4. Ngoài ra, Ngân sách địa phương bổ sung chi sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ ngoài phạm vi Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ, bao gồm:

- Chi hoạt động của Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ cấp xã, Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện; Trung tâm tư vấn dịch vụ DS-KHHGĐ cấp tỉnh bao gồm chi thanh toán cá nhân (tiền lương, tiền công, công tác phí), chi nghiệp vụ chuyên môn, chi sửa chữa, mua sắm và chi khác phục vụ hoạt động của Trung tâm DS-KHHGĐ tại cấp huyện và Trung tâm Tư vấn dịch vụ DS-KHHGĐ cấp tỉnh.

- Chi quản lý nhà nước của Chi cục DS-KHHGĐ cấp tỉnh.

- Chi nghiên cứu khoa học, chi đào tạo lại cán bộ DS-KHHGĐ cấp tỉnh, huyện và đào tạo cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã để chuyển đổi ngạch viên chức của Trạm Y tế xã.

Phần thứ hai

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2011

I. TRUYỀN THÔNG CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI

1. Truyền thông thường xuyên tại các cấp

1.1. Cấp tỉnh, huyện, xã

1.1.1. Các hoạt động truyền thông thường xuyên

- Chi cục DS-KHHGĐ cấp tỉnh: Truyền thông nhân các sự kiện dưới nhiều hình thức (ngày Dân số thế giới (11/7), ngày Dân số Việt Nam (26/12), tháng hành động quốc gia về dân số (tháng 12), các sự kiện đặc biệt); định kỳ cung cấp thông tin tình hình thực hiện công tác DS-KHHGĐ cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và cấp ủy Đảng; điều hành, phối hợp hoạt động truyền thông của các ban, ngành, đoàn thể các cấp.

- Các ban ngành, đoàn thể và cơ quan truyền thông đại chúng cấp tỉnh, huyện: Truyền thông nhân các sự kiện; tuyên truyền trên các chuyên trang, chuyên mục của đài phát thanh, truyền hình, báo địa phương; bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cho cán bộ; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát ngành, đoàn thể cấp dưới.

- Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện: Truyền thông nhân các sự kiện; tuyên truyền trên Đài phát thanh; sửa chữa, làm mới Pano, áp phích; tổ chức chiếu phim, video, văn nghệ, nói chuyện chuyên đề với các chức sắc tôn giáo và những người có uy tín trong xã; sơ kết công tác truyền thông của huyện.

- Ban DS-KHHGĐ cấp xã: Truyền thông nhân các sự kiện, nói chuyện chuyên đề theo các nhóm đối tượng, tuyên truyền trên đài phát thanh, kẻ vẽ khẩu hiệu, tuyên truyền vận động trực tiếp tại hộ gia đình và tổ chức sinh hoạt nhóm.

1.1.2. Định mức phân bổ và sử dụng kinh phí Trung ương theo các cấp

- Cấp tỉnh: Tỉnh có dưới 2 triệu dân là 180 triệu đồng/tỉnh; tỉnh có từ 2 đến dưới 4 triệu dân là 200 triệu đồng/tỉnh; tỉnh có từ 4 triệu dân trở lên là 220 triệu đồng/tỉnh.

- Cấp huyện: Huyện có dưới 100.000 dân là 12,5 triệu đồng/huyện; huyện có từ 100.000 đến dưới 150.000 dân là 15 triệu đồng/huyện; huyện có từ 150.000 dân trở lên là 17,5 triệu đồng/huyện.

- Cấp xã: Xã có dưới 10.000 dân là 2 triệu đồng/xã; xã có từ 10.000 đến dưới 15.000 dân là 2,5 triệu đồng/xã và xã có trên 15.000 dân là 3 triệu đồng/xã.

1.1.3. Phân bổ và sử dụng kinh phí

Các tỉnh phân bổ kinh phí cho hoạt động truyền thông thường xuyên của từng ban, ngành, đoàn thể, huyện, xã để đảm bảo công tác truyền thông được triển khai thường xuyên tại các ngành, các cấp. Không được cắt giảm kinh phí của tuyến xã để tăng cho tuyến trên.

Nội dung chi và mức chi cụ thể theo Thông tư liên tịch số 32/2008/TTLT- BTC-BYT ngày 17/4/2008 của Bộ Tài chính và Bộ Y tế và các quy định hiện hành.

1.2. Các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương

Hoạt động truyền thông thường xuyên của các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương bao gồm: Truyền thông nhân các sự kiện dưới nhiều hình thức; tuyên truyền trong các Chương trình phát thanh truyền hình, trên các báo, tạp chí của ngành; sản xuất các sản phẩm truyền thông; tổ chức các hoạt động, mô hình can thiệp truyền thông phù hợp với đặc điểm đối tượng của ngành, đoàn thể; bồi dưỡng kiến thức kỹ năng; sơ kết, tổng kết; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát ngành, đoàn thể ở địa phương.

Các bộ, ngành, đoàn thể trung ương được Bộ Tài chính giao trực tiếp kinh phí có trách nhiệm xây dựng, thống nhất kế hoạch với Tổng cục DS-KHHGĐ; tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông thường xuyên tại bộ, ngành, đoàn thể; chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí có hiệu quả. Các bộ, ngành, đoàn thể trung ương nhận kinh phí từ Tổng cục DS-KHHGĐ có trách nhiệm thực hiện các hoạt động truyền thông, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí với Tổng cục DS-KHHGĐ theo quy định hiện hành, đảm bảo tiến độ kế hoạch theo hợp đồng ký kết.

1.3. Tổng cục DS-KHHGĐ

Truyền thông nhân các sự kiện dưới nhiều hình thức, phát động và giám sát các đợt Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn; họp báo, mít tinh, toạ đàm với lãnh đạo Đảng, chính quyền, tổ chức xã hội, nhà hoạch định chính sách, quản lý Chương trình.

2. Truyền thông tăng cường

2.1. Chiến dịch truyền thông lồng ghép

Việc tổ chức thực hiện Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn theo các hướng dẫn hiện hành và quyết định của địa phương. Nội dung chi và mức chi cụ thể theo Thông tư liên tịch số 32/2008/TTLT- BTC-BYT.

2.1.1. Địa bàn triển khai Chiến dịch

Xã là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện Chiến dịch, Huyện là cấp điều hành Chiến dịch và trực tiếp hoặc hỗ trợ cung cấp kỹ thuật dịch vụ, sản phẩm truyền thông và trang thiết bị cần thiết cho hoạt động truyền thông. Chiến dịch được tổ chức làm 2 đợt trong năm, mỗi đợt 3-4 ngày tại mỗi xã, đợt 1 kết thúc trước ngày 30/4 và đợt 2 kết thúc trước ngày 30/10 hàng năm.

Xã được lựa chọn để triển khai Chiến dịch là xã có mức sinh cao, xã có điều kiện khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ thường xuyên, xã có nhiều đối tượng khó tiếp cận như là đồng bào dân tộc thiểu số, người nhập cư. Năm 2011, Ngân sách Trung ương bố trí triển khai Chiến dịch tại 3.307 xã thuộc 544 huyện, bao gồm:

- 100% số xã đặc biệt khó khăn (theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 và Quyết định số 1105/QĐ-TTg ngày 28/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã hoàn thành mục tiêu, ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II);

- 30% số xã còn lại đối với những tỉnh có tỷ suất sinh thô (CBR) lớn hơn 19‰; 20% số xã còn lại đối với những tỉnh có CBR nằm trong khoảng từ 17‰ đến dưới 19‰ và 10% số xã còn lại với những tỉnh có CBR dưới 17‰.

Căn cứ số lượng xã triển khai Chiến dịch, cấp tỉnh, huyện phối hợp lựa chọn quyết định tên xã cụ thể. Đối với các xã đảo, xã thuộc huyện đảo, xã thuộc huyện ven biển có mức sinh cao và có điều kiện khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS thường xuyên thì tổ chức đội dịch vụ lưu động và được bố trí kinh phí tại điểm 1.1, khoản 1, Mục V.Đề án 52. Đồng thời đề nghị tỉnh bổ sung ngân sách địa phương để triển khai Chiến dịch ở các xã khác.

Mục tiêu đạt được của Chiến dịch tại mỗi xã là đạt 60% chỉ tiêu kế hoạch năm về triệt sản, 75% về đặt dụng cụ tử cung, 60% về thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai, 90% đối tượng được khám và điều trị ban đầu về bệnh phụ khoa thông thường và 90% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ được cung cấp thông tin, tư vấn nâng cao hiểu biết về SKSS/KHHGĐ.

2.1.2. Các hoạt động chính trong Chiến dịch

Trung ương phối hợp với các tỉnh, huyện trong việc phát động Chiến dịch; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; thông báo kết quả thực hiện Chiến dịch; sản xuất, nhân bản, cung cấp các sản phẩm truyền thông mẫu; giám sát và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Chiến dịch; sơ kết, tổng kết Chiến dịch.

Cấp tỉnh và cấp huyện: Thành lập Ban chỉ đạo Chiến dịch; phát động Chiến dịch; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổng hợp và thông báo kết quả thực hiện Chiến dịch; cung cấp sản phẩm truyền thông; đảm bảo phương tiện tránh thai, thuốc thiết yếu, vật tư tiêu hao; tổ chức đội dịch vụ lưu động và đảm bảo phương tiện, thiết bị, dụng cụ y tế cho đội dịch vụ lưu động làm kỹ thuật dịch vụ SKSS/KHHGĐ tại xã; giám sát trước, trong Chiến dịch và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của xã trong quá trình triển khai Chiến dịch; sơ kết, tổng kết Chiến dịch.

Cấp xã: Thành lập Ban điều hành Chiến dịch trên cơ sở huy động và phân công các ngành, đoàn thể thực hiện các hoạt động của Chiến dịch, bao gồm:

- Tuyên truyền trên đài truyền thanh; kẻ vẽ khẩu hiệu, áp phích, băng rôn; tổ chức cổ động trong thời gian Chiến dịch.

- Lập danh sách đối tượng tham gia các hoạt động của Chiến dịch và đối tượng thực hiện các dịch vụ SKSS/KHHGĐ; vận động tại hộ gia đình các đối tượng trong diện vận động thực hiện KHHGĐ.

- Cung cấp sản phẩm truyền thông về các nội dung DS-KHHGĐ, tờ rơi về các gói dịch vụ cung cấp trong Chiến dịch và thời gian, địa điểm tư vấn, cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ.

- Tổ chức nói chuyện chuyên đề, chiếu phim, chiếu video, văn nghệ và tư vấn tại các địa điểm theo các nhóm đối tượng cụ thể và tại các địa điểm làm kỹ thuật dịch vụ SKSS/KHHGĐ.

- Tổ chức cung cấp các dịch vụ SKSS/KHHGĐ tại các địa điểm bao gồm đội dịch vụ SKSS/KHHGĐ lưu động của huyện (của tỉnh nếu có) và trạm y tế xã, bảo đảm đủ thuốc thiết yếu, vật tư tiêu hao, trang thiết bị, dụng cụ y tế, PTTT và thực hiện kỹ thuật theo tiêu chuẩn “Hướng dẫn quốc gia các dịch vụ SKSS/KHHGĐ” ban hành kèm theo Quyết định số 4620/QĐ-BYT ngày 25/11/2009 của Bộ Y tế.

- Tổ chức đưa đón các đối tượng đến các địa điểm cung cấp các gói dịch vụ kỹ thuật và chuyển tuyến theo quy định.

- Cập nhật thông tin, xây dựng báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động của Chiến dịch và số người thực hiện các dịch vụ SKSS/KHHGĐ trong những ngày tổ chức Chiến dịch tại xã và lưu danh sách người thực hiện các dịch vụ SKSS/KHHGĐ tại trạm y tế xã để quản lý.

2.1.3. Định mức phân bổ và sử dụng kinh phí Trung ương hỗ trợ cho hoạt động truyền thông tại địa bàn triển khai Chiến dịch như sau:

Nội dung chi

Tỉnh

Huyện

Tổ chức triển khai Chiến dịch

15.000.000 đ

5.000.000 đ

1.000.000 đ

Giám sát, đánh giá

20.000.000 đ

1.000.000 đ

300.000 đ

Cộng

35.000.000 đ

6.000.000 đ

1.300.000 đ

Bồi dưỡng người vận động và tư vấn cho đối tượng chấp nhận đặt dụng cụ tử cung

5.000đ/trường hợp

Bồi dưỡng người vận động và tư vấn cho đối tượng chấp nhận triệt sản

10.000đ/trường hợp

2.2. Truyền thông tăng cường đến đối tượng

2.2.1. Truyền thông tăng cường tại các xã có đông người dân tộc thiểu số tại 21 tỉnh. Định mức phân bổ kinh phí trung ương bình quân 50 triệu đồng/ tỉnh. Hình thức truyền thông do địa phương lựa chọn: tuyên truyền trên đài truyền thanh xã; tổ chức các hình thức hoạt động truyền thông của bộ đội biên phòng, các ngành, đoàn thể; cung cấp sản phẩm truyền thông; tổ chức vận động và tư vấn tại cộng đồng; sinh hoạt nhóm văn nghệ, nói chuyện chuyên đề, cổ động hoặc bằng các hình thức khác phù hợp với đặc điểm của từng dân tộc thiểu số, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc H’mông.

2.2.2. Truyền thông tăng cường đến đối tượng khó tiếp cận khác

- Hỗ trợ các Trung tâm tư vấn, dịch vụ KHHGĐ cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại, tư vấn qua thư, tư vấn qua internet và tư vấn tại cộng đồng đến các nhóm thanh niên, vị thành niên (các tỉnh có trung tâm là: Hà Nội, Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Bình Dương, Tiền Giang, Kiên Giang).

- Truyền thông tăng cường tại các xã có đông người di cư, người lao động nhập cư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thông qua các hình thức vận động và cung cấp PTTT, dịch vụ KHHGĐ tại nơi cư trú và tại nơi lao động theo thời gian phù hợp với điều kiện sinh hoạt của từng nhóm đối tượng.

- Truyền thông tăng cường tại nơi cư trú hoặc tại nơi lao động đối với những người tàn tật theo các hình thức phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

2.2.3. Năm 2011 là năm kỷ niệm 50 năm Chương trình Dân số Việt Nam, việc tổ chức các hoạt động truyền thông theo hướng dẫn Tổng cục DS-KHHGĐ. Các địa phương lựa chọn các hình thức kỷ niệm tại mỗi cấp cho phù hợp, mang lại hiệu quả thiết thực.

Căn cứ vào kinh phí được giao và các hoạt động truyền thông tăng cường nêu trên, các tỉnh xác định danh sách các xã, lựa chọn hoạt động và hình thức thực hiện, giao nhiệm vụ cho các đơn vị, cá nhân tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông tăng cường tại các địa bàn cụ thể. Nội dung và mức chi theo Thông tư liên tịch số 32/TTLT- BTC-BYT.

3. Giáo dục dân số, giới tính, SKSS/KHHGĐ

Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nghiên cứu cải tiến nội dung giáo dục dân số, giới tính, SKSS/KHHGĐ trong sách giáo khoa, tài liệu học tập của các môn học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nội dung hoạt động cụ thể theo kế hoạch được thống nhất giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tổng cục DS-KHHGĐ.

Các tỉnh tiếp tục việc giáo dục dân số, giới tính, SKSS/KHHGĐ thông qua hình thức sinh hoạt ngoại khóa tại các trường phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc tập huấn cập nhật kiến thức, kỹ năng giảng dạy và tổ chức sinh hoạt ngoại khóa cho giáo viên lồng ghép với tập huấn nghiệp vụ hàng năm. Các tỉnh triển khai việc tổ chức sinh hoạt ngoại khóa tại các trường phổ thông trung học được lựa chọn. Định mức phân bổ kinh phí trung ương là 50 triệu đồng/tỉnh. Đề nghị các tỉnh bổ sung ngân sách địa phương để mở rộng việc tổ chức sinh hoạt ngoại khóa tại các trường phổ thông trung học, đảm bảo cho các đối tượng thanh niên, vị thành niên có kiến thức để chấp nhận hành vi về DS-KHHGĐ trong tương lai.

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đưa nội dung DS-KHHGĐ vào Chương trình giảng dạy cho các học viên. Hỗ trợ các trường Chính trị tỉnh giảng dạy nội dung DS-KHHGĐ. Định mức phân bổ kinh phí trung ương là 30 triệu đồng/tỉnh. Căn cứ Chương trình, nội dung giảng dạy do Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh hướng dẫn, Chi cục DS-KHHGĐ ký hợp đồng với Trường Chính trị tỉnh để thực hiện các hoạt động cụ thể.

4. Sản xuất và nhân bản sản phẩm truyền thông

4.1. Đối với các tỉnh

Căn cứ sản phẩm truyền thông mẫu do Trung ương xây dựng, các tỉnh nhân bản và phân phối các sản phẩm truyền thông cho tuyến huyện, xã và đối tượng cụ thể như băng đĩa CD, VCD, tờ rơi, áp phích, sách lật... Xây dựng hoặc sửa chữa pano, khẩu hiệu, áp phích tại các điểm chính.

Định mức phân bổ kinh phí trung ương hỗ trợ là 20 triệu đồng/tỉnh, 5 triệu đồng/huyện và 500.000 đồng/xã. Căn cứ tổng kinh phí sản xuất và nhân bản sản phẩm truyền thông được giao, các tỉnh xác định số lượng; chủng loại sản phẩm và đối tượng được phân phối sản phẩm truyền thông phù hợp với tổng kinh phí.

4.2. Tổng cục DS-KHHGĐ

Sản xuất, nhân bản và phân phối các sản phẩm truyền thông mẫu để cung cấp cho các ngành, đoàn thể và các tỉnh, gồm: đĩa VCD, CD, tờ rơi, áp phích, sách lật và các sản phẩm truyền thông khác. Sản xuất các sản phẩm quảng cáo, các sản phẩm nghe nhìn, tài liệu về tuyên truyền vận động.

Cung cấp số chuyên đề “Dân số, KHHGĐ dành cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn” của báo Gia đình và Xã hội (2 kỳ/tháng) để cấp cho các đối tượng tại các xã khó khăn của 57 tỉnh theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ, đối tượng được cấp số chuyên đề theo công văn số 911/UBDT ngày 20/12/2007 của Ủy ban Dân tộc.

Sản xuất sản phẩm truyền thông cho các nhóm đối tượng đặc thù là người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người cao tuổi và các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý của cấp tỉnh, huyện. Các tỉnh có trách nhiệm phân phối trực tiếp đến đối tượng theo hướng dẫn.

Năm 2011 và 2012, Trung ương mua túi truyền thông cấp cho cộng tác viên DS-KHHGĐ ở thôn, ấp, bản, làng (CTV) tại cơ sở để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông bao gồm cả CTV dân số của các xã đảo, xã thuộc huyện đảo, xã ven biển.

5. Cung cấp trang thiết bị truyền thông cho các cấp

Đối tượng được cung cấp trang thiết bị truyền thông là Trung tâm tư vấn và dịch vụ DS-KHHGĐ cấp tỉnh, Chi cục DS-KHHGĐ cấp tỉnh, Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện hoặc Phòng Y tế cấp huyện (nếu không thành lập Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện), Ban DS-KHHGĐ cấp xã.

Danh mục, số lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật của từng chủng loại trang thiết bị truyền thông của từng cấp theo quy định và hướng dẫn thống nhất của Tổng cục DS-KHHGĐ.

Căn cứ tổng kinh phí mua trang thiết bị được giao, các tỉnh xác định số lượng, chủng loại và chất lượng trang thiết bị truyền thông hiện có của từng cấp để trang bị bổ sung thiết bị còn thiếu, thiết bị bị hỏng hoặc quá cũ, đáp ứng nhu cầu thực tế của từng cơ sở, bảo đảm cho các cơ sở có trang thiết bị phục vụ công tác truyền thông có hiệu quả. Năm 2011, trung ương phân bổ kinh phí ưu tiên cho các tỉnh, huyện, xã chưa được đầu tư trong giai đoạn 2006-2010.

6. Tập huấn, hội thảo, kiểm tra giám sát

Các tỉnh triển khai tập huấn cho cán bộ truyền thông của các ngành, đoàn thể và cấp huyện về nghiệp vụ và kỹ năng truyền thông. Nội dung truyền thông năm 2011 tập trung vào Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2015, thông điệp vận động và truyền thông chuyển đổi hành vi, kỷ niệm 50 năm Chương trình Dân số Việt Nam và các chính sách, pháp luật về DS-KHHGĐ.

Tổ chức hội thảo, điều phối công tác truyền thông với các ban ngành, đoàn thể trong tỉnh; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động truyền thông, sử dụng trang thiết bị truyền thông và sản phẩm truyền thông tại các cấp.

Định mức kinh phí trung ương phân bổ là 25 triệu đồng/tỉnh. Căn cứ kinh phí được giao, các tỉnh lập dự toán chi cụ thể cho từng hoạt động, bao gồm cả chi phí đi lại cho cán bộ truyền thông đến dự lớp tập huấn do trung ương tổ chức.

II. ĐẢM BẢO HẬU CẦN VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ KHHGĐ

1. Phương tiện tránh thai

1.1. Nguồn phương tiện tránh thai

Các PTTT chủ yếu (dụng cụ tử cung, thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai, viên uống tránh thai, thuốc tránh thai khẩn cấp, bao cao su và màng film tránh thai) được cung cấp từ nguồn ngân sách trong nước và viện trợ của Trung ương, Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức cung cấp bằng nhiều hình thức và hướng dẫn phân phối PTTT đảm bảo nhu cầu sử dụng của địa phương và các Bộ, ngành.

1.2. Phương tiện tránh thai cấp miễn phí theo phạm vi hướng dẫn của TW

- Bao cao su: Cấp miễn phí cho đối tượng là người trong hộ nghèo, hộ cận nghèo có đăng ký sử dụng để tránh thai. Căn cứ danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo của Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ DS-KHHGĐ xã và CTV dân số lập danh sách người trong hộ nghèo, người trong hộ cận nghèo có đăng ký sử dụng bao cao su trình Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt và cung cấp bao cao su miễn phí.

- Viên uống tránh thai: Cấp miễn phí cho 90% đối tượng có đăng ký sử dụng tại vùng trung du, miền núi; 67% đối với vùng đồng bằng và 35% đối với các thành phố. Cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã trình Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt danh sách đối tượng có đăng ký sử dụng được cung cấp viên uống tránh thai miễn phí. Trường hợp số lượng đối tượng có đăng ký sử dụng vượt tỷ lệ hướng dẫn nêu trên thì Chi cục DS-KHHGĐ báo cáo Tổng cục DS-KHHGĐ để bổ sung viên uống tránh thai kịp thời.

- Thuốc cấy tránh thai: Ưu tiên cấp miễn phí cho đối tượng thuộc các xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển, núi cao, hải đảo, vùng sâu, vùng xa; là người dân tộc thiểu số; người nghèo; đối tượng thuộc diện chính sách. Số lượng liều thuốc cấy tránh thai được phân phối cho các tỉnh theo chỉ tiêu kế hoạch đã giao. Căn cứ phạm vi đối tượng đã hướng dẫn, cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã và CTV dân số lập danh sách đối tượng thuộc diện hướng dẫn có đăng ký sử dụng thuốc cấy tránh thai trình Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt và chuyển đơn vị để cung cấp thuốc cấy tránh thai miễn phí cho đối tượng.

- Thuốc tiêm tránh thai, dụng cụ tử cung: Cung cấp miễn phí cho các đối tượng có đăng ký sử dụng để tránh thai.

1.3. Phương tiện tránh thai tiếp thị xã hội

Từ năm 2011, mở rộng tiếp thị xã hội đối với tất cả các loại PTTT (bao cao su, viên uống tránh thai, thuốc cấy tránh thai, thuốc tiêm tránh thai, dụng cụ tử cung và màng film tránh thai, thuốc tránh thai khẩn cấp) và các dịch vụ SKSS/KHHGĐ cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng để tránh thai và phòng chống HIV/AIDS thông qua hệ thống tiếp thị xã hội.

Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức mua PTTT và đóng gói sản phẩm tiếp thị xã hội theo quy định.

Các đơn vị thực hiện tiếp thị xã hội PTTT và dịch vụ SKSS/KHHGĐ như DKT quốc tế, Hội KHHGĐ Việt Nam, Marie Stopes International Việt Nam- MSI và các đơn vị dịch vụ khác được giao có trách nhiệm tổ chức tiếp thị xã hội theo quy định. Khuyến khích Chi cục DS-KHHGĐ, Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện tham gia làm đại lý và cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã, CTV dân số tham gia bán lẻ các sản phẩm tiếp thị xã hội.

2. Chi phí dịch vụ SKSS/KHHGĐ

2.1. Thuốc thiết yếu, vật tư tiêu hao, chi phí kỹ thuật và quản lý thực hiện theo Thông tư số 06/2009/TT-BYT ngày 26/6/2009 của Bộ Y tế quy định về định mức thuốc thiết yếu và các vật tư tiêu hao trong các dịch vụ, thủ thuật chăm sóc SKSS.

2.2. Phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật KHHGĐ và phá thai an toàn thực hiện theo quy định hiện hành.

2.3. Định mức phân bổ kinh phí các dịch vụ như sau:

Đơn vị tính: đồng

Danh mục kỹ thuật

Thuốc thiết yếu, vật tư tiêu hao

Chi phí kỹ thuật và quản lý

Phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật

Cộng

1. Triệt sản nam (*)

77.000

3.000

50.000

130.000

2. Triệt sản nữ

169.900

4.000

50.000

223.900

3. Đặt dụng cụ tử cung

44.600

2.500

12.700

59.800

4. Tháo khó dụng cụ tử cung

36.800

2.500

12.700

52.000

5. Tiêm thuốc tránh thai (04 mũi)

36.400

4.000

6.000

46.400

6. Cấy que cấy tránh thai

36.100

2.000

12.700

50.800

7. Tháo que cấy tránh thai

39.500

2.000

12.700

54.200

8. Phá thai an toàn:

- Nạo thai (**)

 

150.300

 

3.000

 

25.400

 

178.700

- Hút thai

101.700

3.000

12.700

117.400

(*) Đã bao gồm 30 bao cao su cho người triệt sản.

(**) Đã bao gồm chi phí mua que thử thai

2.4. Định mức phân bổ kinh phí dịch vụ SKSS/KHHGĐ là mức bình quân chung của cả nước, được sử dụng để phân bổ kế hoạch. Chi phí dịch vụ SKSS/ KHHGĐ được thanh, quyết toán như sau:

- Căn cứ số lượng hiện vật theo Thông tư 06/2009/TT-BYT và giá mua thực tế theo quy định hiện hành về thuốc thiết yếu, vật tư tiêu hao, chi phí kỹ thuật và quản lý để thanh, quyết toán kinh phí với các đơn vị làm dịch vụ SKSS/KHHGĐ.

- Trường hợp các cơ sở y tế công lập thực hiện việc thu viện phí đối với các dịch vụ SKSS/KHHGĐ:

+ Nếu mức thu viện phí (bao gồm cả tiền thuốc thiết yếu cấp cho đối tượng sử dụng dịch vụ) phù hợp với định mức phân bổ chi phí dịch vụ SKSS/KHHGĐ thì chi phí dịch vụ SKSS/ KHHGĐ được thanh quyết toán theo số lượng người sử dụng và mức thu viện phí đối với các đơn vị làm dịch vụ SKSS/KHHGĐ.

+ Nếu mức thu viện phí cao hơn định mức phân bổ chi phí dịch vụ SKSS/ KHHGĐ do địa phương bổ sung chi phí xét nghiệm, dịch truyền, gây mê thì đề nghị ngân sách tỉnh bổ sung chi phí chênh lệch giữa mức thu viện phí và định mức phân bổ của trung ương.

- Trong trường hợp chưa đủ cơ sở xác định giá mua thực tế, chưa thực hiện việc thu viện phí theo quy định hiện hành thì có thể áp dụng định mức nêu trên để khoán chi phí dịch vụ SKSS/KHHGĐ theo từng trường hợp cụ thể.

- Trường hợp kinh phí trung ương phân bổ thiếu so với thanh toán thực tế thì Sở Y tế đề nghị tỉnh bổ sung ngân sách địa phương hoặc chuyển các nguồn kinh phí từ các hoạt động khác (nếu cần), nhất thiết phải đảm bảo cấp đúng, đủ các loại thuốc thiết yếu, vật tư tiêu hao, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật theo quy định hiện hành. Ngược lại, trường hợp kinh phí trung ương phân bổ cao hơn so với thanh toán thực tế thì địa phương chuyển sang thực hiện nhiệm vụ khác.

3. Các gói dịch vụ cung cấp trong Chiến dịch

3.1. Gói dịch vụ KHHGĐ

Sử dụng cơ sở y tế xã hoặc đội dịch vụ SKSS/KHHGĐ lưu động để cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ và tuân thủ nội dung “Hướng dẫn chuẩn quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản” do Bộ Y tế ban hành.

Chi phí thuốc thiết yếu, vật tư tiêu hao, chi phí kỹ thuật và quản lý, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật được cung cấp tương ứng với số người sử dụng dịch vụ KHHGĐ trong Chiến dịch.

3.2. Gói dịch vụ phòng, chống bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản

Khám phụ khoa, xét nghiệm soi tươi, phiến đồ âm đạo cho phụ nữ 15-49 tuổi; cấp thuốc thiết yếu cho những trường hợp bị nhiễm khuẩn thông thường đường sinh sản; chi phí chuyển tuyến cho đối tượng bệnh nặng, hoàn cảnh khó khăn thuộc diện chính sách và người nghèo.

Định mức phân bổ kinh phí cho khám phụ khoa là 3.000 đồng/trường hợp, chuyển tuyến 15.000 đồng/trường hợp, cấp thuốc cho người bị nhiễm khuẩn thông thường đường sinh sản bình quân là 12.000 đồng/người. Kinh phí trung ương hỗ trợ điều trị các đối tượng mắc bệnh nhiễm khuẩn thông thường đường sinh sản được phát hiện trong Chiến dịch. Riêng 5 thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh và Cần Thơ, Ngân sách trung ương chỉ hỗ trợ 50% đối tượng mắc bệnh nhiễm khuẩn thông thường đường sinh sản được phát hiện trong Chiến dịch.

Định mức phân bổ kinh phí thuốc điều trị cho các đối tượng mắc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản là mức tính bình quân và điều trị sơ bộ ban đầu trong Chiến dịch. Căn cứ số lượng đối tượng được khám, đối tượng phải chuyển tuyến, đối tượng được điều trị và mức chi để thanh, quyết toán kinh phí với các đơn vị làm dịch vụ SKSS/KHHGĐ trong Chiến dịch.

3.3 Đội dịch vụ SKSS/KHHGĐ lưu động

Chi phí hoạt động của đội dịch vụ SKSS/KHHGĐ lưu động trong các đợt Chiến dịch, bao gồm chi phí đi lại, lưu trú của cán bộ, vận chuyển trang thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc thiết yếu và vật liệu tiêu hao của Đội dịch vụ SKSS/KHHGĐ lưu động đến các thôn, xã triển khai Chiến dịch. Định mức phân bổ kinh phí 9 triệu đồng/huyện.

Căn cứ số lượng xã tổ chức Chiến dịch, số lượng cán bộ, thời gian lưu động, chi phí thực tế để vận chuyển trang thiết bị, dụng cụ y tế, các tỉnh phân bổ kinh phí cho các huyện hoặc cho đội dịch vụ SKSS/KHHGĐ lưu động và thanh, quyết toán kinh phí theo các nội dung chi, mức chi theo quy định hiện hành.

4. Trợ cấp tai biến

Hỗ trợ viện phí, thuốc thiết yếu, chi phí kỹ thuật xử lý tai biến và chi phí đi lại cho người triệt sản bị tai biến sau thời gian bảo hiểm triệt sản và người thực hiện các biện pháp tránh thai lâm sàng khác (đặt dụng cụ tử cung, thuốc cấy, thuốc tiêm tránh thai) nếu bị tai biến. Kinh phí hỗ trợ áp dụng theo từng trường hợp cụ thể, trên cơ sở các chứng từ hợp lý, hợp pháp. Trợ cấp khó khăn (nếu có) cho người triệt sản bị tai biến trong thời gian bảo hiểm triệt sản, nếu chi phí điều trị tai biến vượt quá mức bảo hiểm được hưởng.

5. Quản lý theo dõi đối tượng sử dụng biện pháp tránh thai

Cán bộ DS-KHHGĐ xã, cán bộ y tế xã, CTV dân số có trách nhiệm quản lý và theo dõi đối tượng sử dụng BPTT nhằm tư vấn, giúp đỡ đối tượng tiếp tục sử dụng liên tục và xử lý các tình huống gặp phải trong 12 tháng đầu kể từ ngày áp dụng BPTT. Mức chi hỗ trợ cán bộ quản lý và theo dõi đối với người sử dụng BPTT trong 12 tháng đầu là 2.000 đồng/người được theo dõi. Cán bộ DS-KHHGĐ xã lập danh sách đối tượng cụ thể và phân công cho CTV, cán bộ y tế và bản thân trực tiếp theo dõi, tư vấn, giúp đỡ đối tượng sử dụng BPTT và xác nhận đối tượng sử dụng BPTT liên tục trong 12 tháng để làm căn cứ thanh toán kinh phí.

6. Dụng cụ, thiết bị làm dịch vụ kỹ thuật

Đối tượng được cung cấp dụng cụ, thiết bị làm dịch vụ kỹ thuật là trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh, trung tâm Tư vấn và dịch vụ KHHGĐ tỉnh, khoa Chăm sóc SKSS, trung tâm DS-KHHGĐ huyện (nếu có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ kỹ thuật), trạm y tế cấp xã.

Dụng cụ, số lượng, tiêu chuẩn của từng chủng loại dụng cụ, thiết bị làm dịch vụ kỹ thuật của từng cấp theo quy định và hướng dẫn thống nhất của Tổng cục DS-KHHGĐ. Căn cứ tổng kinh phí mua dụng cụ, thiết bị làm dịch vụ kỹ thuật được giao, các tỉnh xác định số lượng, chủng loại, chất lượng dụng cụ thiết bị làm dịch vụ kỹ thuật hiện có của từng cơ sở cung cấp dịch vụ để bổ sung, thay thế các dụng cụ, thiết bị còn thiếu, bị hỏng hoặc quá cũ, đáp ứng nhu cầu thực tế của từng cơ sở bảo đảm cho các cơ sở có đủ dụng cụ, thiết bị làm dịch vụ kỹ thuật KHHGĐ có chất lượng.

7. Hậu cần phương tiện tránh thai

Thực hiện quản lý hậu cần PTTT theo Quyết định số 199/QĐ-BYT ngày 20/1/2009 của Bộ Y tế ban hành quy định về quản lý hậu cần các PTTT thuộc Chương trình mục tiêu DS-KHHGĐ.

Kinh phí phân bổ để mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị phục vụ kho hậu cần PTTT tuyến tỉnh, huyện; định mức phân bổ 5 triệu đồng/huyện. Căn cứ thực trạng trang thiết bị của các kho hậu cần PTTT tuyến tỉnh/huyện, các tỉnh lựa chọn bổ sung trang thiết bị cần thiết, không phân bổ bình quân theo các kho.

Chi phí tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển PTTT theo quy định hiện hành. Kinh phí phân bổ cho địa phương để thực hiện việc bảo đảm hậu cần PTTT từ tỉnh đến cơ sở cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ. Định mức phân bổ kinh phí là 8 triệu đồng/tỉnh và 2,4 triệu đồng/huyện.

Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý hậu cần PTTT tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Quản lý PTTT bằng phần mềm LMIS. Chi phí phục vụ hệ thống thông tin quản lý hậu cần PTTT theo quy định tại Thông tư số 32/2008/TTLT-BTC- BYT.

8. Tập huấn kỹ thuật dịch vụ KHHGĐ

Bộ Y tế tổ chức hội thảo giao ban với các tỉnh; các hội thảo tập huấn chuyên môn, kỹ thuật về nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ.

Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh phối hợp với Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh tổ chức tập huấn mới, tập huấn bổ sung, tập huấn kèm cặp hoặc gửi đi tập huấn cho cán bộ làm dịch vụ kỹ thuật của Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh, Trung tâm DS-KHHGĐ, Khoa chăm sóc SKSS huyện và Trung tâm tư vấn và dịch vụ DS-KHHGĐ tỉnh, đảm bảo đủ số lượng cán bộ kỹ thuật làm dịch vụ KHHGĐ ở các đơn vị này. Định mức phân bổ kinh phí là 2 triệu đồng/người.

Tập huấn bảng kiểm viên uống tránh thai và tư vấn, quản lý đối tượng KHHGĐ cho CTV dân số và cán bộ DS-KHHGĐ xã. Căn cứ số CTV dân số, cán bộ DS-KHHGĐ xã chưa được tập huấn và số kinh phí được giao, các tỉnh, huyện tổ chức tập huấn theo các hình thức phù hợp với thực tiễn địa phương. Định mức phân bổ kinh phí là 380.000 đồng/người.

9. Kiểm tra, giám sát và quản lý chất lượng dịch vụ KHHGĐ

Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh phối hợp với Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện BPTT, chất lượng dịch vụ SKSS/KHHGĐ, quản lý tài chính, thực hiện chính sách, chế độ liên quan. Định mức phân bổ kinh phí cho tỉnh là 0,8 triệu đồng/huyện, bao gồm các hoạt động kiểm tra, giám sát các đơn vị làm dịch vụ KHHGĐ tại các tuyến của cấp tỉnh, huyện.

Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức kiểm tra chất lượng PTTT theo quy định hiện hành. Tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình phân phối và sử dụng PTTT, sử dụng trang thiết bị, tình hình thực hiện cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ, các gói dịch vụ SKSS/KHHGĐ cung cấp trong Chiến dịch, các kho hậu cần và các hoạt động thực hiện dự án Hậu cần và cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ.

10. Vốn đối ứng

Tổng cục DS-KHHGĐ đảm bảo vốn đối ứng cho các dự án vốn viện trợ, vốn vay nước ngoài của Chương trình DS-KHHGĐ do các tổ chức, ngân hàng quốc tế (UNFPA, ADB, ...) tài trợ cho Tổng cục DS-KHHGĐ theo cam kết đối với từng dự án.

Ngân sách địa phương đảm bảo vốn đối ứng cho các dự án ODA do cơ quan DS-KHHGĐ tỉnh quản lý và thực hiện hoặc do Tổng cục DS-KHHGĐ quản lý theo cam kết vốn đối ứng của địa phương đối với từng dự án cụ thể.

III. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỐNG NÒI

1. Sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh

1.1. Hoàn thiện và mở rộng trung tâm khu vực

1.1.1. Hoàn thiện các Trung tâm khu vực (Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Từ Dũ- Tp Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y Dược Huế) có đủ năng lực chuyển giao công nghệ cho các địa phương và thực hiện các dịch vụ sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh tại các trung tâm, bao gồm:

- Tiếp tục tập huấn kỹ thuật siêu âm chẩn đoán cho bác sỹ tuyến tỉnh, huyện để triển khai sàng lọc dị tật bẩm sinh; tập huấn kỹ thuật viên lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh tuyến tỉnh, huyện và xã.

- Bổ sung trang thiết bị cho Labo xét nghiệm, đảm bảo kỹ thuật sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh cơ bản; bảo đảm dụng cụ, vật tư thiết yếu và đào tạo kỹ thuật cho cán bộ của các Trung tâm khu vực để thực hiện có chất lượng dịch vụ sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh.

- Bổ sung, chỉnh lý tài liệu truyền thông; tập huấn kỹ năng tuyên truyền về sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh tại cộng đồng.

1.1.2. Nghiên cứu, thử nghiệm để mở rộng Trung tâm khu vực nhằm đáp ứng yêu cầu cho việc mở rộng sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh trong phạm vi cả nước, đảm bảo yêu cầu chuyển giao công nghệ và thực hiện các dịch vụ sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh được thuận tiện.

1.2. Triển khai sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh tại địa phương

Thực hiện theo Quyết định số 573/QĐ-BYT ngày 11/02/2010 của Bộ Y tế về việc ban hành quy trình sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh.

1.2.1. Các hoạt động chủ yếu

- Truyền thông dưới mọi hình thức tại xã, huyện, tỉnh và cung cấp sản phẩm truyền thông (tập trung cho nhóm đối tượng chính là bà mẹ mang thai); theo dõi, tư vấn, giúp đỡ các trường hợp được xác định là có nguy cơ cao, bệnh lý; hỗ trợ chuyển tuyến các trường hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo và người thuộc diện chính sách xã hội; chi phí công lấy máu và gửi mẫu máu theo quy định; in sổ theo dõi, báo cáo tình hình thực hiện và quản lý.

- Tập huấn kỹ năng truyền thông (cho 1 cán bộ/xã và 2 cán bộ/huyện) và kỹ thuật lấy máu gót chân cho cán bộ kỹ thuật (cho 2 cán bộ/xã và 2 cán bộ/huyện) đối với các xã, huyện mới mở rộng trong năm đầu. Đối với các xã, huyện đã triển khai sàng lọc thì bố trí kinh phí để tổ chức tập huấn cho cán bộ cấp xã, huyện nếu có thay đổi mới (khoảng 30%).

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện của cấp tỉnh, huyện tại các địa bàn triển khai.

1.2.2. Phương thức hoạt động

- Duy trì thường xuyên các hoạt động và nâng cao chất lượng các hoạt động tại địa bàn đã triển khai sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh. Định mức phân bổ kinh phí trung ương bình quân là 2,5 triệu đồng/xã đã triển khai (trong đó chi phí tập huấn kỹ năng truyền thông và kỹ thuật lấy máu gót chân cho cán bộ xã là 0,7 triệu đồng/xã do cấp tỉnh quản lý). Định mức phân bổ kinh phí trung ương bình quân là 8,5 triệu đồng/huyện đã triển khai (trong đó chi phí tập huấn kỹ năng truyền thông và kỹ thuật lấy máu gót chân cho cán bộ huyện là 0,8 triệu đồng/huyện do cấp tỉnh quản lý).

- Tổ chức triển khai các hoạt động tại các địa bàn mới mở rộng trong năm đầu với định mức phân bổ kinh phí trung ương bình quân là 4,5 triệu đồng/xã mới mở rộng (trong đó chi phí tập huấn kỹ năng truyền thông và kỹ thuật lấy máu gót chân cho cán bộ xã là 2,2 triệu đồng/xã do cấp tỉnh quản lý) và định mức phân bổ kinh phí trung ương bình quân là 13,5 triệu đồng/huyện mới mở rộng (trong đó chi phí tập huấn kỹ năng truyền thông và kỹ thuật lấy máu gót chân cho cán bộ huyện là 2,5 triệu đồng/huyện do cấp tỉnh quản lý).

- Cấp tỉnh tổ chức các hoạt động truyền thông và kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện với định mức 15 triệu đồng/tỉnh. Căn cứ tổng kinh phí hỗ trợ dụng cụ, thiết bị được giao, các tỉnh xác định số lượng, chủng loại và chất lượng của từng dụng cụ, thiết bị hiện có để bố trí kinh phí sửa chữa, bảo trì, bổ sung mới dụng cụ, thiết bị còn thiếu, thiết bị hỏng và đề nghị trung ương cấp bổ sung để đáp ứng nhu cầu thực tế của từng đơn vị làm kỹ thuật sàng lọc trước sinh và sơ sinh.

1.3. Tiếp tục thí điểm can thiệp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh Thalassemia

Tiếp tục thí điểm can thiệp để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh Thalassemia tại tỉnh Hòa Bình, trên cơ sở đó sẽ mở rộng địa bàn trong thời gian tới.

2. Tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân

Thực hiện theo Quyết định số 25/QĐ-BYT ngày 07/01/2011 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân.

2.1. Các hoạt động chủ yếu

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tư vấn trực tiếp tại cộng đồng; truyền thông qua hệ thống truyền thanh xã, đài phát thanh truyền hình tỉnh, huyện; giáo dục đồng đẳng, cung cấp các sản phẩm, tài liệu tuyên truyền về các BPTT, chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên; phòng chống, điều trị vô sinh; làm mẹ an toàn; trách nhiệm làm cha mẹ; nuôi con khỏe, dạy con ngoan.

- Tổ chức và duy trì hoạt động câu lạc bộ tiền hôn nhân tại các xã; xây dựng góc kiến thức về dân số, SKSS/KHHGĐ nói chung, nhấn mạnh SKSS thanh niên, vị thành niên tại các trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học; cung cấp thông tin cho nam nữ thanh niên tại nơi đăng ký kết hôn.

- Tập huấn kỹ năng truyền thông, kiến thức và kỹ năng thực hiện các hoạt động cho chủ nhiệm câu lạc bộ, cán bộ cấp xã, huyện, tỉnh; tập huấn kỹ thuật khám sức khoẻ, xét nghiệm cơ bản cho cán bộ y tế.

- Tổ chức khám sức khỏe và hướng dẫn điều trị cho thanh niên, vị thành niên; tiến hành một số xét nghiệm cơ bản như viêm gan B, HIV, thử thai sớm, bệnh lây truyền qua đường sinh sản, vô sinh, bảo vệ sức khỏe bào thai; khám và chuyển tuyến những trường hợp theo quy định.

2.2. Phương thức hoạt động

- Duy trì thường xuyên các hoạt động tại các địa bàn đã triển khai, chú trọng tư vấn và giúp đỡ các trường hợp được xác định là có nguy cơ cao, bệnh lý. Định mức kinh phí bình quân theo xã đã triển khai để duy trì hoạt động là 12 triệu đồng/xã, bao gồm cả các hoạt động truyền thông, tư vấn, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện của cấp tỉnh, huyện.

- Tổ chức triển khai các hoạt động tại địa bàn mới, bao gồm: Truyền thông mở rộng đến nhiều nhóm đối tượng, cung cấp sản phẩm truyền thông, tập huấn kiến thức và kỹ năng thực hiện các hoạt động cho chủ nhiệm câu lạc bộ, cán bộ cấp xã, huyện, tỉnh và kỹ thuật khám sức khoẻ, xét nghiệm cho cán bộ y tế. Tổ chức việc khám sức khỏe, xét nghiệm và thực hiện quy trình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân theo quy định. Định mức phân bổ kinh phí bình quân theo xã mới triển khai năm đầu là 16 triệu đồng/xã, bao gồm cả các hoạt động truyền thông, tư vấn, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện của cấp tỉnh, huyện.

3. Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

3.1. Các hoạt động chủ yếu

- Tuyên truyền, tư vấn trực tiếp và trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài truyền thanh xã, cung cấp thông tin, hội thảo, nói chuyện chuyên đề với lãnh đạo Đảng, chính quyền, ban ngành đoàn thể, cán bộ DS-KHHGĐ xã, CTV dân số, nhân viên y tế, hộ gia đình, phụ nữ, trẻ em gái và các đối tượng về quy định việc nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, thực trạng và tác hại của mất cân bằng giới tính khi sinh, các biện pháp ngăn chặn phân biệt giới, lựa chọn giới tính, kinh nghiệm sản xuất, xây dựng gia đình văn hoá của phụ nữ sinh con một bề gái không sinh con thứ 3 hàng năm; kinh nghiệm học tập, rèn luyện của các cháu gái có thành tích học tập giỏi.

- Biên soạn, nhân bản và cung cấp các sản phẩm truyền thông; xây dựng mới một số panô, khẩu hiệu tuyên truyền về giới tính khi sinh tại địa điểm trung tâm.

- Xây dựng và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ 3 giúp nhau phát triển kinh tế gia đình.

- Tập huấn kỹ năng truyền thông, kiến thức và kỹ năng thực hiện các hoạt động cho chủ nhiệm câu lạc bộ, cán bộ xã, huyện, tỉnh; chủ động tập huấn các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất các cơ sở y tế có dịch vụ siêu âm, nạo phá thai trong việc thực hiện các quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi; các cơ sở xuất bản, kinh doanh các loại sách, báo, văn hoá phẩm trong việc thực hiện các quy định nghiêm cấm tuyên truyền phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi.

3.2. Phương thức hoạt động

- Duy trì thường xuyên các hoạt động tại các địa bàn đã triển khai chú trọng các hình thức tạo dư luận xã hội ủng hộ quyền bình đẳng nam, nữ. Định mức phân bổ kinh phí bình quân theo xã đã triển khai để duy trì hoạt động là 2,5 triệu đồng/xã, bao gồm cả các hoạt động của cấp tỉnh, huyện, xã.

- Tổ chức triển khai các hoạt động tại địa bàn mới: Truyền thông mở rộng đến nhiều nhóm đối tượng, cung cấp sản phẩm truyền thông, tập huấn kiến thức và kỹ năng thực hiện các hoạt động, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức và chi phí xử lý các tang vật, hiện vật vi phạm. Định mức phân bổ kinh phí bình quân theo xã mới triển khai năm đầu là 3,5 triệu đồng/xã, bao gồm các hoạt động của cấp tỉnh, huyện, xã.

4. Giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

4.1. Các hoạt động chủ yếu

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài truyền thanh xã; tổ chức hội nghị, hội thảo, nói chuyện chuyên đề với các nhóm đối tượng; cung cấp các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền về luật hôn nhân và gia đình, nguy cơ, hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

- Tổ chức đưa các quy định của Luật hôn nhân và gia đình và nội dung chăm sóc SKSS, sức khỏe bà mẹ, trẻ em...vào hương ước, quy ước của thôn, ấp, bản, làng, tiêu chuẩn gia đình văn hóa.

- Thành lập các điểm truyền thông, tư vấn và tổ chức các nhóm sinh hoạt (ưu tiên thí điểm tại một số trường nội trú của tỉnh, huyện); lồng ghép nội dung tuyên truyền vào các hoạt động văn hóa xã hội của cộng đồng, vào các hoạt động thường xuyên của chính quyền, đoàn thể trong xã.

- Hỗ trợ hoạt động tư pháp xã thực hiện quản lý, cung cấp thông tin, tư vấn cho các đối tượng chuẩn bị kết hôn, làm giấy đăng ký kết hôn và giấy khai sinh cho trẻ em tại địa bàn.

- Hỗ trợ, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, SKSS vị thành niên, thanh niên, sức khoẻ bà mẹ trẻ em tại xã.

4.2. Phương thức hoạt động

- Duy trì thường xuyên các hoạt động tại các xã, trường nội trú tỉnh, huyện đã triển khai. Định mức phân bổ kinh phí bình quân theo xã đã triển khai để duy trì hoạt động là 25 triệu đồng/xã, bao gồm cả các hoạt động của tỉnh, huyện, xã.

- Tổ chức triển khai các hoạt động tại địa bàn mới: mở rộng các hoạt động, chú trọng tập huấn kiến thức và kỹ năng thực hiện các hoạt động. Định mức phân bổ kinh phí bình quân theo xã mới triển khai năm đầu là 35 triệu đồng/xã, bao gồm cả các hoạt động của tỉnh, huyện, xã.

5. Tiếp tục xây dựng, thử nghiệm mô hình mới

5.1. Mô hình tư vấn và chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng

Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức xây dựng mô hình và thực hiện thí điểm tại 7 tỉnh (bao gồm: Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Giang, Nghệ An, Đà Nẵng, Tây Ninh, Bến Tre). Kinh phí trung ương phân bổ để thí điểm triển khai mô hình tại 7 tỉnh là 300 triệu đồng/tỉnh.

5.2. Mô hình nâng cao chất lượng dân số của dân tộc ít người

- Tiếp tục thực hiện các hoạt động tại các địa bàn đã triển khai. Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức đánh giá, tổng kết, hoàn thiện và hướng dẫn khung đề án để triển khai mở rộng.

5.3. Các mô hình khác

Tổng cục DS-KHHGĐ tiếp tục nghiên cứu, xây dựng để thử nghiệm một số mô hình mới.

Căn cứ tình hình thực tế, các địa phương xây dựng và thử nghiệm các mô hình Nâng cao chất lượng giống nòi phù hợp bằng nguồn ngân sách địa phương và báo cáo Tổng cục DS-KHHGĐ để tổng hợp, hướng dẫn mở rộng và triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng giống nòi.

6. Hoạt động hỗ trợ thực hiện dự án

6.1. Xây dựng các hướng dẫn và cung cấp thông tin

- Xây dựng, thẩm định các đề án, mô hình, giải pháp can thiệp; nghiên cứu đề xuất nội dung và quy trình kỹ thuật về sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh, sàng lọc bệnh Thalassemia.

- Biên soạn các tài liệu hướng dẫn.

6.2. Tập huấn, hội thảo, phổ biến, cung cấp thông tin về chất lượng dân số

- Hội thảo các vấn đề về chất lượng dân số, những thay đổi của cơ cấu dân số, tác động của cơ cấu, chất lượng dân số đối với sự phát triển.

- Phổ biến quy trình kỹ thuật chuẩn về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh.

- In và cung cấp “Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân” cho các tỉnh để thực hiện.

6.3. Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện

Tổng cục DS-KHHGĐ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Dự án phục vụ quản lý điều hành.

IV. NÂNG CAO NĂNG LỰC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Thực hiện chính sách, chế độ đối với đối tượng

1.1. Chính sách triệt sản

Định mức phân bổ kinh phí là 350.000 đồng/trường hợp, trong đó:

- Người triệt sản được bồi dưỡng tiền (200.000 đồng/trường hợp) và được cấp thẻ Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe người tự nguyện triệt sản trong 2 năm (của Bảo Việt) theo định mức 70.000 đồng/trường hợp. Tổng cục DS-KHHGĐ chi mua thẻ Bảo hiểm của Bảo Việt cấp về địa phương. Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cấp thẻ cho người triệt sản ngay sau khi áp dụng phẫu thuật. Phân bổ kinh phí về địa phương đối với các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Sóc Trăng để địa phương bổ sung kinh phí mua thẻ Bảo hiểm Y tế cấp cho người tự nguyện triệt sản.

- Tổ chức, vận động triệt sản bao gồm các khoản chi:

+ Chi xăng xe hoặc thuê phương tiện vận tải chuyển người tự nguyện triệt sản đến trung tâm làm kỹ thuật triệt sản hoặc vận chuyển đội dịch vụ KHHGĐ xuống các cụm kỹ thuật để triệt sản. Định mức phân bổ kinh phí là 70.000 đồng/trường hợp.

+ Chi hỗ trợ cán bộ y tế cấp xã thực hiện chăm sóc người tự nguyện triệt sản tại nhà sau phẫu thuật. Mức chi là 10.000 đồng/trường hợp.

1.2. Chính sách khuyến khích

Nội dung, hình thức, mức chi khuyến khích cộng đồng và khuyến khích tập thể và cá nhân theo các hướng dẫn hiện hành. Định mức phân bổ kinh phí là 5 triệu đồng/huyện, trong đó 3 triệu đồng dành cho khuyến khích cộng đồng và 2 triệu đồng dành cho khuyến khích tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác DS-KHHGĐ.

Chi khuyến khích cộng đồng để hỗ trợ cho các hoạt động phúc lợi của xã lồng ghép các hoạt động văn hóa- giáo dục- thể thao với DS-KHHGĐ. Số lượng xã được hỗ trợ hàng năm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trong phạm vi dự toán ngân sách được giao.

Chi khuyến khích tập thể và cá nhân theo quyết định của cấp có thẩm quyền và theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua khen thưởng. Ngoài ra, kinh phí Chương trình DS-KHHGĐ có thể chi cho đối tượng được tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Dân số” (nếu không được bổ sung ngân sách địa phương để chi tặng kỷ niệm chương).

2. Xây dựng chính sách, văn bản hướng dẫn

2.1. Xây dựng chính sách, tiêu chuẩn, định mức và văn bản hướng dẫn

Tổng cục DS-KHHGĐ triển khai xây dựng các chính sách, tiêu chuẩn, định mức, văn bản hướng dẫn và tiến hành các cuộc khảo sát, đánh giá phục vụ việc xây dựng chính sách, văn bản hướng dẫn và quản lý điều hành Chương trình mục tiêu DS-KHHGĐ

Định mức phân bổ kinh phí là 30 triệu đồng/tỉnh để hỗ trợ cấp tỉnh xây dựng các chính sách, tiêu chuẩn, định mức, văn bản hướng dẫn của địa phương và tiến hành các khảo sát, đánh giá phục vụ việc xây dựng chính sách, văn bản hướng dẫn để thực hiện Chương trình DS-KHHGĐ tại địa phương.

Các khoản chi cho xây dựng chính sách, văn bản hướng dẫn được áp dụng theo các quy định hiện hành. Các khoản chi cho khảo sát, đánh giá được áp dụng theo Thông tư số 120/2007/TT-BTC ngày 15/10/2007 về hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách Nhà nước.

2.2. Đưa chính sách DS-KHHGĐ vào hương ước, quy ước

Mở rộng việc đưa chính sách DS-KHHGĐ vào hương ước thôn, ấp, bản, làng theo Thông tư liên tịch số 04/2001/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN -UBQGDS-KHHGĐ ngày 9/7/2001 giữa Bộ Tư pháp, Bộ Văn hoá Thông tin - Ban thường trực Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam-Uỷ ban quốc gia DS-KHHGĐ.

Sở Y tế (Chi cục DS-KHHGĐ) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch và Uỷ ban Mặt trận tổ quốc tỉnh xây dựng phương án báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh cân đối từ nguồn ngân sách của địa phương để mở rộng việc đưa chính sách DS-KHHGĐ vào hương ước, quy ước của thôn, ấp, bản, làng và tổ chức thực hiện. Các hoạt động chủ yếu, nội dung, quy trình thực hiện việc đưa chính sách DS-KHHGĐ vào hương ước, quy ước theo hướng dẫn hiện hành.

3. Quản lý Chương trình DS-KHHGĐ cấp xã

3.1. Cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã

Cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã thuộc xã đảo, xã thuộc huyện đảo, xã ven biển được hưởng chế độ theo hướng dẫn tại điểm 6.1, khoản 6, Mục V.Đề án 52. Cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã thuộc các địa bàn còn lại được hưởng chế độ như sau:

- Cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã đã được tuyển dụng thành viên chức Trạm y tế xã và những người được hưởng chế độ chính sách như viên chức: Ngân sách địa phương chi lương và các chế độ, chính sách hiện hành.

- Cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã chưa được tuyển dụng thành viên chức Trạm Y tế xã hoặc chưa được hưởng chế độ, chính sách như viên chức thì ngoài chế độ phụ cấp được hưởng hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP được hưởng chế độ, chính sách từ nguồn kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ như sau:

+ Chi bồi dưỡng cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã theo thông tư liên tịch số 32/2008/TTLT-BTC-BYT của Bộ Tài chính và Bộ Y tế để thực hiện yêu cầu quản lý đặc thù về DS-KHHGĐ. Mức chi 200.000 đồng/người/tháng đối với các xã thuộc vùng đông dân có mức sinh chưa ổn định, vùng có mức sinh cao, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; mức chi 150.000 đồng/người/tháng đối với các xã còn lại.

+ Chi hỗ trợ mua bảo hiểm y tế tự nguyện cho cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã chưa được hưởng bảo hiểm y tế trong thời gian đương nhiệm có nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 25/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ bảo hiểm y tế tự nguyện đối với cán bộ DSGĐTE xã, phường, thị trấn.

3.2. Cộng tác viên dân số

Mỗi CTV dân số được bố trí theo dõi, quản lý một đơn vị là thôn, ấp, bản, làng; cụm dân cư. Trường hợp các thôn, ấp, bản, làng thuộc các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo có nhiều địa bàn dân cư ở cách xa nhau hoặc đi lại khó khăn thì bố trí từ 2 CTV dân số trở lên, bảo đảm từ 30 đến 50 hộ gia đình bố trí 1 CTV dân số. Trường hợp các thôn, ấp, bản, làng thuộc các xã đông dân thì bố trí từ 2 CTV dân số trở lên, bảo đảm từ 100 đến 150 hộ gia đình trong một địa bàn dân cư bố trí 1 CTV dân số.

Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh phối hợp với cơ quan DS-KHHGĐ huyện, xã tiến hành rà soát địa bàn dân cư để phân công CTV dân số quản lý hộ gia đình trên địa bàn và lập danh sách theo hướng dẫn tại Sổ hộ gia đình, đảm bảo sự ổn định lâu dài. Đối với các tỉnh chưa rà soát bố trí CTV dân số theo Thông tư liên tịch số 32/2008/TTLT thì cần tiến hành từng bước cho phù hợp với số kinh phí đã phân bổ và công tác quản lý của địa phương.

Mức chi thù lao cho CTV dân số theo quy định hiện hành là 50.000 đồng/tháng/người. Đối với CTV dân số thuộc các xã đảo, xã thuộc huyện đảo, xã ven biển được hưởng mức thù lao theo hướng dẫn tại điểm 6.2, khoản 6, Mục V. Đề án 52.

3.3. Ban DS-KHHGĐ cấp xã

Chi phí quản lý của Ban DS-KHHGĐ cấp xã bao gồm giao ban, văn phòng phẩm, thông tin, liên lạc. Định mức phân bổ kinh phí là 600.000 đồng/năm/xã.

4. Thông tin số liệu chuyên ngành DS-KHHGĐ

4.1. Thu thập, cập nhật thông tin và lập báo cáo thống kê chuyên ngành

Duy trì việc thu thập, cập nhật đầy đủ thông tin biến động về DS-KHHGĐ của các hộ gia đình trên địa bàn vào Sổ hộ gia đình của CTV dân số và của cán bộ DS-KHHGĐ xã.

Hỗ trợ Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh in biểu mẫu báo cáo thống kê chuyên ngành cấp phát cho xã với định mức tính bình quân là 200 đồng/trang. Năm 2011, in biểu mẫu báo cáo thống kê chuyên ngành cấp cho xã trong 3 quý đầu năm, từ quý IV năm 2011 sẽ tiến hành tổng hợp và in báo cáo thống kê của CTV dân số và của xã từ kho dữ liệu điện tử.

Thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ đúng thời gian, đủ số lượng chỉ tiêu và đảm bảo chất lượng theo hướng dẫn tại Công văn số 9717/BYT-KH-TC ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế về thu thập và báo cáo chỉ tiêu thống kê chuyên ngành DS-KHHGĐ. Mức chi tổng hợp số liệu, viết báo cáo thống kê chuyên ngành đối với CTV dân số là 70.000 đồng/người/năm và đối với cán bộ DS-KHHGĐ xã là 180.000 đồng/người/năm theo thông tư liên tịch số 32/2008/BTC-BYT.

Năm 2011, triển khai công tác đổi Sổ hộ gia đình trên toàn quốc

Kinh phí triển khai công tác đổi sổ hộ gia đình đã phân bổ về địa phương, bao gồm thu thập và cập nhật thông tin, số liệu đầu vào của Sổ theo dõi DS-KHHGĐ là 2.000 đồng/hộ theo thông tư liên tịch số 32/2008/TTTL-BTC-BYT và chia ra theo các khâu: Thu thập, cập nhật thông tin của CTV dân số là 500 đồng/hộ; thẩm định số liệu của cấp xã, huyện, tỉnh và tập hợp gửi phiếu thu tin cho cấp huyện của cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã là 500 đồng/hộ; rà soát, nhập thông tin vào máy tính của kho dữ liệu, in phiếu thu tin của Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện là 500 đồng/hộ; in thông tin, số liệu đầu vào của mỗi hộ gia đình trong Sổ theo dõi DS-KHHGĐ và chi phí khác.

4.2. Duy trì và quản trị kho dữ liệu điện tử DS-KHHGĐ

4.2.1. Thu thập, cập nhật thông tin và nhập tin theo quy trình:

Hàng tháng, CTV dân số thu thập cập nhật vào phiếu thu tin các thông tin đầu vào và thông tin biến động; cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã thẩm định thông tin (đầu vào và biến động) trong phiếu thu tin trước khi gửi lên huyện; cán bộ DS-KHHGĐ cấp huyện rà soát và nhập thông tin mới từ phiếu thu tin vào kho dữ liệu điện tử.

Định mức phân bổ kinh phí trung ương là 2.000 đồng/phiếu thu tin, chia ra: thu thập thông tin là 1000 đồng/hộ có thông tin mới và 500 đồng/hộ có thông tin biến động; 500 đồng/phiếu thu tin cho thẩm định số liệu, tập hợp và gửi phiếu thu tin; nhập tin và in phiếu thu tin là 500 đồng/phiếu thu tin và chi phí khác.

4.2.2. Xây dựng và hoàn thiện kho dữ liệu tại Trung ương, Chi cục DS-KHHGĐ cấp tỉnh và các kho dữ liệu điện tử cấp huyện.

- Nâng cấp, sửa chữa, cung cấp mới trang thiết bị cho kho dữ liệu điện tử các cấp. Năm 2011, bổ sung kho dữ liệu điện tử các tỉnh và 170 kho dữ liệu điện tử cấp huyện với định mức 46 triệu đồng/kho. Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh rà soát chất lượng trang thiết bị của các kho dữ liệu điện tử để bổ sung, thay thế từng loại thiết bị cụ thể đã hỏng hoặc chất lượng kém, bảo đảm hoạt động của các kho dữ liệu điện tử các cấp phù hợp với số kinh phí được phân bổ cho từng địa phương và cấu hình tối thiểu của mỗi loại thiết bị của kho dữ liệu điện tử các cấp theo hướng dẫn của Tổng cục DS-KHHGĐ.

- Kết nối và truyền dữ liệu trong Trung tâm Tích hợp dữ liệu của Tổng cục DS-KHHGĐ bằng đường kết nối Internet băng thông rộng (ADSL/SHDSL) giữa kho dữ liệu các cấp. Định mức phân bổ kinh phí trung ương để kết nối Internet là 4,8 triệu đồng/kho cấp tỉnh và 2,4 triệu đồng/kho cấp huyện.

- Bảo trì hệ thống máy chủ, máy trạm và mạng tin học. Định mức phân bổ kinh phí là 500 nghìn đồng/kho dữ liệu điện tử (63 tỉnh và 697 huyện).

- Hỗ trợ hoạt động thường xuyên của kho dữ liệu điện tử bao gồm sửa chữa thường xuyên, giấy mực và chi phí khác với định mức 3,5 triệu/kho.

4.3. Xây dựng hướng dẫn, thẩm định số liệu và hỗ trợ kỹ thuật

Hỗ trợ Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh tổ chức thẩm định số liệu dưới các hình thức thường xuyên và đột xuất đối với việc ghi chép thông tin ban đầu vào Sổ hộ gia đình, ghi chép thông tin vào phiếu thu tin và số liệu báo cáo thống kê định kỳ của các cấp; hỗ trợ kỹ thuật thống kê, tin học cho cấp huyện, xã. Định mức phân bổ kinh phí hỗ trợ là 2 triệu đồng/huyện dành cho các tỉnh thực hiện.

5. Nâng cấp, cải tạo cơ sở DS-KHHGĐ

Năm 2011, do chưa được giao nguồn vốn đầu tư phát triển, để khắc phục tình trạng xuống cấp của một số cơ sở ở các tỉnh bị lũ lụt nặng, tạo điều kiện cho các cơ sở DS-KHHGĐ hoạt động có hiệu quả, Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ phân bổ kinh phí để nâng cấp, cải tạo các cơ sở DS-KHHGĐ tại 20 tỉnh.

Các cơ sở được nâng cấp, cải tạo là Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện, Trung tâm tư vấn và dịch vụ DS-KHHGĐ cấp tỉnh, Chi cục DS-KHHGĐ cấp tỉnh.

Nguyên tắc nâng cấp, cải tạo là sửa chữa nhỏ, không làm thay đổi kết cấu của công trình và chỉ nâng cấp, cải tạo đối với các cơ sở DS-KHHGĐ đã có đủ diện tích làm việc theo quy định (việc xây dựng mới, bổ sung mới diện tích và cải tạo lớn được thực hiện bằng vốn đầu tư xây dựng cơ bản khi được giao).

Trình tự, thủ tục và hồ sơ để nâng cấp, cải tạo các cơ sở DS-KHHGĐ được thực hiện theo quy định về đầu tư xây dựng cơ bản.

6. Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ DS-KHHGĐ: Tập huấn lần đầu cho cán bộ mới nhận nhiệm vụ đối với cán bộ DS-KHHGĐ xã là 7 ngày và CTV dân số là 5 ngày; tập huấn lại về nghiệp vụ DS-KHHGĐ cho cán bộ DS-KHHGĐ xã là 2 ngày và CTV dân số là 1 ngày. Căn cứ tình hình thực tế về số lượng cán bộ DS-KHHGĐ xã, CTV dân số chưa được tập huấn hoặc đã được tập huấn từ những năm trước để lựa chọn đối tượng và hình thức tập huấn phù hợp với số kinh phí được phân bổ. Việc tập huấn nghiệp vụ DS-KHHGĐ cho cán bộ DS-KHHGĐ xã và CTV dân số được lồng ghép với tập huấn truyền thông, tập huấn ghi chép ban đầu và báo cáo thống kê chuyên ngành, cần phân cấp cho cấp huyện thực hiện và tổ chức tập huấn tại xã. Tập huấn nghiệp vụ quản lý Chương trình DS-KHHGĐ cho Trưởng Trạm y tế xã cần được lồng ghép với tập huấn nghiệp vụ quản lý của các Chương trình y tế khác.

Năm 2011, tổ chức tập huấn riêng cho cán bộ DS-KHHGĐ và CTV dân số trong thời gian 1/2 ngày về việc rà soát, cập nhật thông tin số liệu trong sổ hộ gia đình và tổ chức tập huấn riêng cho cán bộ cấp tỉnh, huyện về thay đổi phần mềm kho dữ liệu điện tử trong thời gian 1 ngày để phục vụ cho việc đổi Sổ hộ gia đình theo tiến độ đề ra.

- Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức tập huấn cho đội ngũ giảng viên tuyến tỉnh về nghiệp vụ DS-KHHGĐ; tập huấn cho các chi cục DS-KHHGĐ tỉnh và lãnh đạo trung tâm DS-KHHGĐ huyện về nghiệp vụ và kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện chương trình.

- Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân số- y tế, Bộ Y tế tổ chức đào tạo cán bộ DS-KHHGĐ tỉnh, huyện, ban, ngành trung ương trong thời gian 2 tháng. Bộ Y tế giao kinh phí cho Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân số- y tế quản lý và thực hiện, chi phí đi lại của học viên do cơ quan cử cán bộ đi đào tạo chi trả.

7. Kiểm tra, thanh tra, giám sát và chỉ đạo điều hành

- Chủ động kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình do cơ quan DS-KHHGĐ các cấp trực tiếp quản lý, điều hành; phối hợp với các ngành kiểm tra, giám sát theo chuyên đề, chú trọng việc sử dụng kinh phí.

- Kiểm tra, giám sát toàn diện về công tác DS-KHHGĐ do Tổng cục DS-KHHGĐ thực hiện theo nội dung, địa điểm cụ thể.

- Định mức phân bổ kinh phí cho hoạt động chỉ đạo điều hành là 1 triệu đồng/huyện/năm và 4 triệu đồng/tỉnh/năm để hỗ trợ Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ cấp huyện, tỉnh chỉ đạo, điều hành Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ tại địa phương. Nội dung chi bao gồm tiền thù lao cho các thành viên Ban chỉ đạo, nước uống, văn phòng phẩm và tài liệu phục vụ các cuộc họp của Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ cấp tỉnh, huyện.

V. KIỂM SOÁT DÂN SỐ CÁC VÙNG BIỂN, ĐẢO VÀ VEN BIỂN

1. Đáp ứng nhu cầu chăm sóc SKBMTE/KHHGĐ

1.1. Tổ chức đội lưu động Y tế - Kế hoạch hoá gia đình để thực hiện công tác truyền thông, tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKBMTE/KHHGĐ tại các xã đảo, xã ven biển, xã có đông người lao động nhập cư.

- Nội dung hoạt động, phương thức hoạt động thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 2.1, khoản 2, mục I. Truyền thông chuyển đổi hành vi và khoản 2, khoản 3, mục II. Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ.

- Đối với các xã đảo, xã thuộc huyện đảo, xã ven biển có đầm phá, ngập mặn, đầm lầy, âu thuyền, cảng cá, vạn chài, cửa sông, cửa biển thì tổ chức đội lưu động y tế - KHHGĐ đến các xã hàng quý để thực hiện truyền thông, tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKBMTE/KHHGĐ. Thời gian lưu động, mức hỗ trợ thêm cho cán bộ khi đi lưu động, chi phương tiện vận chuyển để đi lưu động, hỗ trợ các tài liệu truyền thông, hỗ trợ cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKBMTE/KHHGĐ/SKSS trong đợt lưu động được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 233/2009/TTLT-BTC-BYT. Đối với các xã ven biển còn lại và các xã thuộc huyện ven biển được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 32/2008/TTLT-BTC-BYT.

- Kinh phí trung ương phân bổ theo định mức 24 triệu đồng/xã đảo được triển khai (hoặc huyện đảo không có xã được triển khai), 12 triệu đồng/xã còn lại của huyện ven biển được triển khai. Kinh phí chi kỹ thuật, quản lý, thuốc thiết yếu, vật liệu tiêu hao; phụ cấp thủ thuật, kỹ thuật được bố trí trong Dự án Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ.

1.2. Xây dựng và hỗ trợ các loại hình cung cấp dịch vụ CSSKBMTE/KHHGĐ.

Duy trì và mở rộng việc cung cấp bao cao su, thuốc tránh thai cho người làm việc trên biển trước khi đi biển dài ngày, khi cập bờ và vào các âu thuyền tại các xã ven biển có nhiều người làm việc trên biển. Định mức kinh phí trung ương phân bổ là 5 triệu đồng/xã tại 20 huyện đã triển khai trong năm 2009-2010 và mở rộng là 8 triệu đồng/xã tại 37 huyện mở rộng.

2. Nâng cao chất lượng dân số khi sinh tại các vùng biển, đảo và ven biển

2.1. Tư vấn, kiểm tra sức khoẻ, kiểm tra các yếu tố nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp đến sự mang thai, sự phát triển và chất lượng bào thai.

- Nội dung hoạt động, phương thức hoạt động thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2, mục III. Nâng cao chất lượng giống nòi.

- Duy trì thường xuyên các hoạt động tại 4 tỉnh đã triển khai năm 2010 (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình) và mở rộng triển khai tại 5 tỉnh/TP (Thái Bình, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Ninh Thuận). Tại mỗi tỉnh, triển khai trên địa bàn 05 xã của 01 huyện. Định mức kinh phí trung ương phân bổ để duy trì hoạt động là 15 triệu đồng/xã, triển khai mới là 20 triệu đồng/xã.

2.2. Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ khi mang thai, hỗ trợ khi sinh và sau sinh đối với các bà mẹ có nguy cơ cao đến sự mang thai, sự phát triển và chất lượng bào thai

- Nội dung hoạt động, phương thức hoạt động thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1, mục III. Nâng cao chất lượng giống nòi.

- Duy trì tại địa bàn 26 huyện (05 xã/huyện) đã triển khai năm 2010 và mở rộng tại 28 huyện (05 xã/huyện). Định mức kinh phí trung ương hỗ trợ duy trì là 5 triệu đồng/xã và triển khai mới là 9 triệu đồng/xã, bao gồm cả các hoạt động ở cấp tỉnh, huyện, xã.

Trung tâm Khu vực (Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện Từ dũ Tp Hồ Chí Minh, trường Đại học y dược Huế) tổ chức tập huấn kỹ thuật (siêu âm, hướng dẫn sử dụng dụng cụ thiết bị, hóa chất, kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ kỹ thuật của cơ sở sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh cấp tỉnh, huyện.

Căn cứ tổng kinh phí dụng cụ, thiết bị được giao, các tỉnh xác định số lượng, chủng loại, chất lượng của từng dụng cụ, thiết bị hiện có để bố trí kinh phí sửa chữa, bảo trì, bổ sung mới dụng cụ, thiết bị còn thiếu, thiết bị hỏng của các cơ sở thuộc cấp xã, huyện ven biển và đề nghị Trung ương cấp bổ sung để đáp ứng nhu cầu thực tế của từng đơn vị làm kỹ thuật sàng lọc trước sinh, sơ sinh.

3. Phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục, phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn, phá thai an toàn

Tổ chức khám, kiểm tra sức khỏe phòng chống bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn, phá thai an toàn cho người từ 15-24 tuổi chưa kết hôn, không đi học, chưa có việc làm hoặc có việc làm không ổn định tại các xã ven biển, xã có khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khu kinh tế, âu thuyền, cảng cá, bến cá, cảng biển.

Triển khai thí điểm tại 05 xã của 20 huyện địa bàn đề án. Kinh phí trung ương phân bổ để hỗ trợ triển khai mô hình là 15 triệu đồng/xã.

4. Xây dựng và hoàn thiện hệ thông tin quản lý

- Chi hỗ trợ tổng hợp số liệu, báo cáo thông tin số liệu của CTV dân số là 100.000 đồng/người/năm và của cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã là 250.000 đồng/người/năm đối với các xã đảo, xã thuộc huyện đảo, xã ven biển có đầm phá, ngập mặn, đầm lầy, âu thuyền, cảng cá, vạn chài, cửa sông, cửa biển và hỗ trợ CTV dân số là 70.000 đồng/người/năm và cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã là 180.000 đồng/người/năm đối với các xã ven biển còn lại.

- Chi hỗ trợ hoạt động truyền tin theo mức giá quy định hiện hành.

5. Tăng cường và nâng cao hiệu quả truyền thông

5.1. Sản xuất và nhân bản sản phẩm truyền thông

Định mức kinh phí trung ương phân bổ là 75 triệu đồng/tỉnh. Căn cứ sản phẩm truyền thông mẫu do Trung ương đã cung cấp, các tỉnh chủ động biên tập lại, sản xuất mới cho phù hợp với đặc thù của địa phương hoặc nhân bản sản phẩm cấp cho huyện, xã và đối tượng sử dụng phù hợp với kinh phí được giao.

5.2. Sản xuất và phát sóng các Chương trình truyền hình, phát thanh; xây dựng chuyên trang, chuyên mục trên báo chí trung ương và địa phương

Bộ Y tế (Tổng cục DS-KHHGĐ) phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức sản xuất và thực hiện các phóng sự, tọa đàm, phim tài liệu, TV Spot, Radio Spot… định kỳ phát sóng trên các kênh của đài Truyền hình Việt Nam và đài Tiếng nói Việt Nam trong các giờ cao điểm để người dân vùng biển theo dõi. Hỗ trợ một số cơ quan báo chí trung ương nhằm tăng thời lượng, số lượng và chất lượng tin bài.

Căn cứ nội dung Chương trình truyền hình, phát thanh của Đài trung ương và kinh phí được giao, các tỉnh chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí địa phương tổ chức biên tập lại hoặc sản xuất mới và phát sóng trên đài truyền hình, đài phát thanh và hỗ trợ chuyên trang, chuyên mục của báo địa phương để tuyên truyền vận động. Định mức kinh phí trung ương phân bổ là 75 triệu đồng/tỉnh để sản xuất, phát sóng truyền hình, phát thanh và tuyên truyền trên báo chí.

5.3. Truyền thông tăng cường gắn với hoạt động của các loại hình cung cấp dịch vụ chăm sóc SKBMTE/KHHGĐ tại xã

Tổ chức các hoạt động truyền thông tư vấn trực tiếp tại cộng đồng như tuyên truyền tại các điểm triển khai cung cấp dịch vụ của đội lưu động, các địa bàn đặc thù phù hợp với vùng biển; tổ chức thảo luận nhóm, đặc biệt là đến tư vấn tại hộ gia đình, nơi làm việc và nơi tập kết của ngư dân.

Định mức kinh phí trung ương phân bổ như sau: 3 triệu đồng/xã đảo, xã thuộc huyện đảo, xã ven biển có đầm phá, ngập mặn, đầm lầy, âu thuyền, cảng cá, vạn chài, cửa sông, cửa biển, trong đó chi bồi dưỡng cho người vận động và tư vấn là 7.000 đồng/trường hợp chấp nhận đặt dụng cụ tử cung và 15.000 đồng/trường hợp chấp nhật triệt sản; 1 triệu đồng/xã đối với xã ven biển còn lại trong đó bao gồm chi bồi dưỡng cho người vận động và tư vấn là 5.000 đồng/trường hợp chấp nhận đặt dụng cụ tử cung và 10.000 đồng/trường hợp chấp nhật triệt sản.

6. Nâng cao hiệu quả quản lý Đề án 52

6.1. Cán bộ DS-KHHGĐ xã

Đối tượng được hưởng chế độ, chính sách là cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã thuộc các xã đảo, xã thuộc huyện đảo, xã ven biển, bao gồm:

- Cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã là viên chức của trạm y tế xã và những người được hưởng chế độ, chính sách như viên chức thì ngoài chế độ tiền lương đang hưởng, được bồi dưỡng thêm từ nguồn kinh phí Đề án 52 với mức như sau: 100.000 đồng/người/tháng đối với các xã đảo, xã thuộc huyện đảo, xã ven biển có đầm phá, ngập mặn, đầm lầy, âu thuyền, cảng cá, vạn chài, cửa sông, cửa biển; 50.000 đồng/người/tháng với xã ven biển còn lại.

- Cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã chưa được tuyển dụng thành viên chức trạm y tế xã hoặc chưa được hưởng chế độ chính sách như viên chức thì ngoài chế độ phụ cấp được hưởng hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ- CP, được hưởng chế độ, chính sách từ nguồn kinh phí của Đề án 52 với mức như sau: 300.000 đồng/người/tháng đối với các xã đảo, xã thuộc huyện đảo, xã ven biển có đầm phá, ngập mặn, đầm lầy, âu thuyền, cảng cá, vạn chài, cửa sông, cửa biển; 200.000 đồng/người/tháng với xã ven biển còn lại.

- Cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã thuộc xã đảo, xã thuộc huyện đảo, xã ven biển chưa được hưởng bảo hiểm y tế trong thời gian đương nhiệm có nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện thì được Đề án 52 chi hỗ trợ mua bảo hiểm y tế tự nguyện theo Quyết định 240/QĐ-TTg.

6.2. Cộng tác viên dân số

Số lượng CTV dân số được bố trí theo hướng dẫn tại điểm 3.3 mục IV. dự án Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện Chươngtrình nêu trên.

Mức chi thù lao cho CTV dân số là 100.000 đồng/người/tháng đối với các xã đảo, xã thuộc huyện đảo, xã ven biển có đầm phá, ngập mặn, đầm lầy, âu thuyền, cảng cá, vạn chài, cửa sông, cửa biển; 50.000 đồng/người/tháng với xã ven biển còn lại.

Cán bộ DS-KHHGĐ xã, CTV dân số được hưởng chế độ hỗ trợ, bồi dưỡng, thù lao từ nguồn kinh phí của Đề án 52 thì không được hưởng chế độ hỗ trợ, bồi dưỡng, thù lao từ nguồn kinh phí của dự án Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện Chương trình (không làm hai chứng từ thanh toán tại hai nơi).

6.3. Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện

Cấp tỉnh, huyện tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án 52 tại các đơn vị thuộc tỉnh, huyện và địa bàn cấp xã. Định mức phân bổ kinh phí trung ương tính bình quân theo huyện đảo, ven biển là 8 triệu/huyện, bao gồm phạm vi là cấp tỉnh, huyện kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án 52 tại các ban, ngành, đoàn thể và cấp huyện, xã.

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. GIAO KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1. Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính giao chỉ tiêu kế hoạch, dự toán chi ngân sách cho các Bộ, ngành, địa phương:

- Giao cho Bộ Y tế chỉ tiêu kế hoạch chung cho cả nước, dự toán chi ngân sách Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ (phần kinh phí do Bộ Y tế trực tiếp quản lý, thực hiện).

- Giao dự toán chi ngân sách cho các Bộ, ngành trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ (phần kinh phí do Bộ, ngành trung ương quản lý, thực hiện).

- Giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ tiêu kế hoạch, dự toán chi ngân sách Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ (kinh phí trung ương hỗ trợ có mục tiêu về địa phương để thực hiện Chương trình DS-KHHGĐ).

2. Bộ Y tế giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ cho Tổng cục DS-KHHGĐ và các đơn vị trực thuộc Bộ (phần kinh phí do Bộ Y tế trực tiếp quản lý, thực hiện).

3. Tổng cục DS-KHHGĐ giao kế hoạch và dự toán ngân sách Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ cho các đơn vị dự toán trực thuộc.

4. Uỷ ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán chi ngân sách cho các sở, ban, ngành và Uỷ ban nhân dân huyện bao gồm:

- Chỉ tiêu mức giảm tỷ lệ sinh và số người mới sử dụng từng biện pháp tránh thai hiện đại.

- Ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ.

- Ngân sách địa phương chi bổ sung cho Chương trình DS-KHHGĐ, sự nghiệp dân số và vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

5. Sở Y tế giao ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu và ngân sách địa phương chi bổ sung cho Chương trình DS-KHHGĐ cho chi cục DS-KHHGĐ để triển khai nhiệm vụ, hoạt động (bao gồm cả kinh phí của Chương trình DS-KHHGĐ để ký hợp đồng với các sở, ban ngành thực hiện hoạt động)

II. CẤP PHÁT, SỬ DỤNG VÀ THANH QUYẾT TOÁN

1. Việc cấp phát, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Tổng cục DS-KHHGĐ ký hợp đồng với các Bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức ở Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ.

III. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO

1. Chế độ báo cáo thống kê chuyên ngành DS-KHHGĐ thực hiện theo quy định tại Quyết định số 03/2005/QĐ-DSGĐTE ngày 29/7/2005 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm về ban hành chế độ ghi chép ban đầu và báo cáo thống kê chuyên ngành và hướng dẫn tại công văn số 9717/BYT-KHTC ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế về việc thu thập và báo cáo chỉ tiêu thống kê chuyên ngành DS-KHHGĐ.

2. Chế độ thông tin báo cáo, theo Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và các thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.

2.1. Định kỳ ( sáu tháng, hàng năm, giữa kỳ, kết thúc chương trình). Các cơ quan thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (Bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh) có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện Chương trình theo mẫu biểu quy định với Hội đồng nhân dân và gửi cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia, Văn phòng chính phủ, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Tài chính.

Sở Y tế (Chi cục DS-KHHGĐ) có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổng hợp, lập báo cáo tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ tại địa phương.

2.2. Báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyên môn và kinh phí. Sở Y tế (Chi cục DS-KHHGĐ) có trách nhiệm báo cáo Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch- Tài chính, Tổng cục DS-KHHGĐ) về các nội dung sau:

- Tình hình giao kế hoạch năm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về các chỉ tiêu chuyên môn và dự toán ngân sách của Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ, bao gồm: Ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương chia theo nguồn vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp chia theo 4 dự án thành phần và Đề án 52, vốn viện trợ cho địa phương; ngân sách tỉnh bổ sung cho chương trình mục tiêu quốc gia chia theo nguồn vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp chia theo 4 dự án thành phần và Đề án 52; ngân sách tỉnh bổ sung chi sự nghiệp ngoài phạm vi của Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHĐ. Thời hạn báo cáo là quý II hàng năm.

- Tình hình thực hiện mục tiêu của Chương trình (các chỉ tiêu chuyên môn được giao) hàng tháng theo chế độ báo cáo thống kê chuyên ngành DS-KHHGĐ.

- Tình hình thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ chuyên môn và kinh phí quý I, 6 tháng, 9 tháng và cả năm. Nội dung báo cáo bao gồm kết quả thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ chuyên môn và kinh phí, những khó khăn vướng mắc và kiến nghị.

3. Báo cáo đột xuất, thực hiện theo yêu cầu cụ thể của các đơn vị quản lý.

Bộ Y tế hướng dẫn kế hoạch năm 2011 Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành, đoàn thể có văn bản gửi về Bộ Y tế (Tổng cục DS-KHHGĐ) để giải quyết kịp thời./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Bộ, ban ngành, đoàn thể TW sử dụng kinh phí Chương trình mục tiêu DS-KHHGĐ;
- Lãnh đạo Bộ;
- Vụ Kế hoạch - Tài chính;
- Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em;
- Tổng cục DS-KHHGĐ (Lãnh đạo Tổng cục,
 các vụ đơn vị trực thuộc, KHTC-5b);
- Lưu: VT, TCDS H1.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Bá Thủy

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 833/BYT-TCDS ngày 18/02/2011 hướng dẫn kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình do Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.995

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.255.170
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!