NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC
VIỆT NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 02/VBHN-NHNN
|
Hà Nội, ngày 24
tháng 04 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH VỀ HỆ THỐNG MÃ NGÂN HÀNG DÙNG TRONG HOẠT ĐỘNG, NGHIỆP VỤ NGÂN
HÀNG
Quyết định 23/2007/QĐ-NHNN ngày 05 tháng 6 năm 2007
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về hệ thống mã ngân hàng
dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01
năm 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Quyết định số 43/2007/QĐ-NHNN ngày 23 tháng 11
năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi Điều 2 Quyết
định số 23/2007/QĐ-NHNN ngày 05/6/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban
hành Quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân
hàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2007;
2. Quyết định số 08/2008/QĐ-NHNN ngày 07 tháng 4
năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi Điều 1 Quyết
định số 43/2007/QĐ-NHNN ngày 23/11/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc
sửa đổi Điều 2 Quyết định số 23/2007/QĐ-NHNN ngày 05/6/2007 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước ban hành Quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt động,
nghiệp vụ ngân hàng, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 5 năm 2008;
3. Thông tư số 23/2011/TT-NHNN ngày 31 tháng 8 năm
2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thực thi phương án đơn
giản hoá thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động thanh toán và các lĩnh vực khác
theo Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi
chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14
tháng 10 năm 2011.
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm
2003;
Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ tin học
Ngân hàng 1, 2 , 3,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về hệ thống mã
ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng.
Điều 2.4 Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01/9/2008, thay thế Quyết định số 02/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về hệ thống mã ngân hàng
dùng trong giao dịch thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước và hủy bỏ quy định ban
hành mã đơn vị báo cáo tại khoản 4 Điều 16 Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối
với các đơn vị Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết
định 477/2004/QĐ-NHNN ngày 28/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Các quyết định sửa đổi, bổ sung Quy định về hệ thống
mã ngân hàng dùng trong giao dịch thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước ban hành
kèm theo Quyết định số 02/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2008.
Điều 3. 5,6,7 Chánh
Văn phòng, Cục trưởng Cục Công nghệ tin học Ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị
thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các
tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
QUY ĐỊNH
VỀ
HỆ THỐNG MÃ NGÂN HÀNG DÙNG TRONG HOẠT ĐỘNG, NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-NHNN ngày 05/6/2007 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
1. Văn bản này quy định cấu trúc, thủ tục, đối tượng
được cấp, quản lý và sử dụng mã ngân hàng.
2. Mã ngân hàng sử dụng thống nhất trong các hoạt động,
nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm:
a) Hoạt động nội bộ Ngân hàng Nhà nước;
b) Hoạt động, nghiệp vụ qua Ngân hàng Nhà nước của
các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức khác có hoạt động ngân
hàng.
3. Các tổ chức tín dụng tự nguyện lựa chọn sử dụng
mã ngân hàng trong các hoạt động nghiệp vụ nội bộ hoặc nghiệp vụ liên quan ngân
hàng giữa các tổ chức tín dụng.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Mã ngân hàng là một dãy ký tự, được quy định
theo một nguyên tắc thống nhất và xác định duy nhất cho mỗi đối tượng được cấp
mã.
2. Thông tin ngân hàng là một số thông tin cơ bản về
đối tượng được cấp mã, gắn liền với mã ngân hàng và cung cấp thêm một số thuộc
tính mã ngân hàng chưa chỉ rõ.
3. Hoạt động nội bộ Ngân hàng Nhà nước là những hoạt
động trong phạm vi một đơn vị hoặc giữa các đơn vị của Ngân hàng Nhà nước.
4. Hoạt động, nghiệp vụ qua Ngân hàng Nhà nước là
những hoạt động, nghiệp vụ của các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước và các tổ
chức khác có hoạt động ngân hàng thực hiện thông qua Ngân hàng Nhà nước, bao gồm:
a) Hoạt động thanh toán qua tài khoản tiền gửi,
thanh toán bù trừ, thanh toán liên ngân hàng;
b) Nghiệp vụ đấu thầu tín phiếu, trái phiếu và nghiệp
vụ thị trường mở;
c) Hoạt động báo cáo thống kê;
d) Hoạt động thông tin tín dụng;
đ) Hoạt động thông tin phòng chống rửa tiền;
e) Các hoạt động, nghiệp vụ khác theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước.
Điều 3. Nguyên tắc cấp mã ngân hàng
1. Mã ngân hàng cấp duy nhất cho mỗi đơn vị thuộc đối
tượng được cấp mã ngân hàng quy định tại Điều 4 của Quy định này.
2. Mã ngân hàng không thay đổi và ổn định trong suốt
quá trình đơn vị được cấp mã tồn tại thực tế.
3. Mã ngân hàng đã cấp không sử dụng lại cho đơn vị
khác.
Điều 4. Đối tượng được cấp Mã ngân hàng
1. Các đơn vị Ngân hàng Nhà nước, bao gồm: các Vụ,
Cục Ngân hàng Nhà nước; các đơn vị trực thuộc; doanh nghiệp trực thuộc và các
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng
đại diện và các đơn vị trực thuộc khác của tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước
và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng theo quy định tại Luật các tổ chức
tín dụng, có tham gia các hoạt động, nghiệp vụ qua Ngân hàng Nhà nước.
Chương 2.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Cấu trúc mã ngân hàng
Cấu trúc mã ngân hàng gồm 8 ký tự và chia thành 3
nhóm như sau:
1. Nhóm 1: gồm 2 ký tự đầu bên trái, là kí hiệu mã
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Nhóm 2: gồm 3 ký tự kế tiếp nhóm 1, là kí hiệu
mã hệ thống ngân hàng.
3. Nhóm 3: gồm 3 ký tự cuối, là số thứ tự đơn vị của
từng hệ thống ngân hàng trên mỗi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 6. Thông tin ngân hàng
1. Thông tin ngân hàng của đối tượng được cấp mã
ngân hàng bao gồm:
a) Tên giao dịch;
b) Địa chỉ, số điện thoại, số fax liên hệ;
c) Giấy phép thành lập (đối với các đơn vị phải có
giấy phép);
d) Loại hình ngân hàng (đối với ngân hàng);
d) Cấp độ (trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh hoặc
đơn vị trực thuộc khác);
e) Danh sách các hoạt động, nghiệp vụ thực hiện qua
Ngân hàng Nhà nước;
g) Các thông tin khác Ngân hàng Nhà nước được quyền
thông báo công khai theo quy định của pháp luật.
2. Thông tin ngân hàng tồn tại gắn liền với mã ngân
hàng của đối tượng được cấp mã và mất đi khi mã ngân hàng đó bị hủy bỏ.
Điều 7. Quản lý, thông báo thông tin ngân hàng
1. Trách nhiệm quản lý thông tin ngân hàng của đối
tượng được cấp mã ngân hàng (trừ thông tin quy định tại điểm e, khoản
1, Điều 6 Quy định này) như sau:
a) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Ngân hàng Nhà nước đối
với các đơn vị Ngân hàng Nhà nước;
b) Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, các tổ
chức khác có hoạt động ngân hàng đối với trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh
và các đơn vị trực thuộc khác thuộc tổ chức đó;
c) Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước đối với trụ sở
chính và các chi nhánh Kho bạc Nhà nước;
d) Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương đối với các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đóng
trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đóng trụ sở.
2. Cá nhân được giao quản lý thông tin ngân hàng có
trách nhiệm theo dõi những thay đổi của đối tượng được cấp mã như: thành lập mới,
sáp nhập, hợp nhất chia, tách, mua lại, chuyển đổi mô hình, giải thể, phá sản,
chấm dứt hoạt động và các thay đổi khác. Thông báo kịp thời những thay đổi cho
Cục Công nghệ tin học Ngân hàng trong thời gian quy định.
Điều 8. Quản lý, thông báo danh sách đơn vị tham gia hoạt động,
nghiệp vụ qua Ngân hàng Nhà nước
Thủ trưởng đơn vị hoặc người đứng đầu tổ chức của
Ngân hàng Nhà nước được giao làm đầu mối tổ chức, điều hành nghiệp vụ qua Ngân
hàng Nhà nước có trách nhiệm thông báo kịp thời toàn bộ danh sách các đơn vị
Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức khác tham
gia nghiệp vụ do mình quản lý (lần đầu) và những biến động về danh sách đó cho
Cục Công nghệ tin học Ngân hàng trong thời gian quy định.
Điều 9. Thủ tục cấp mới hoặc huỷ bỏ mã ngân hàng, thông tin ngân
hàng
1. Việc cấp mới hoặc hủy bỏ mã ngân hàng, thông tin
ngân hàng thực hiện khi đối tượng được cấp mã ngân hàng thành lập mới, mua lại,
sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi mô hình, giải thể, phá sản, chấm dứt
hoạt động và các thay đổi khác dẫn đến phải cấp mới hoặc huỷ bỏ mã ngân hàng và
thông tin ngân hàng cho phù hợp.
2.8 Trong thời gian 10 ngày
làm việc, kể từ khi đối tượng được cấp mã thành lập mới hoặc có thay đổi dẫn đến
phải huỷ bỏ mã ngân hàng, cá nhân được giao quản lý thông tin ngân hàng có văn
bản đề nghị cấp mới hoặc hủy bỏ mã ngân hàng nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường
bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước (Cục Công nghệ tin học) kèm theo 01 bộ hồ sơ của
đối tượng cấp mã, bao gồm:
a) Quyết định của đơn vị chủ quản về việc thành lập,
sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi mô hình hoặc giải thể, chấm dứt hoạt
động;
b) Quyết định của Ngân hàng Nhà nước về việc thành
lập mới; văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc sáp nhập, hợp nhất,
chia, tách, mua lại, chuyển đổi mô hình hoặc giải thể, chấm dứt hoạt động (đối
với các tổ chức thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước);
c) Quyết định tuyên bố phá sản của tòa án trong trường
hợp tổ chức bị tuyên bố phá sản.
3. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cục trưởng Cục Công nghệ tin học Ngân hàng có trách nhiệm:
a) Thực hiện cấp mới hoặc huỷ bỏ mã ngân hàng,
thông tin ngân hàng theo Quy định này;
b) Thông báo theo quy định tại Điều
11 Quy định này.
4. Nhận được thông báo phát sinh mới, huỷ bỏ mã
ngân hàng, thông tin ngân hàng từ Cục Công nghệ tin học Ngân hàng, cá nhân được
giao quản lý thông tin ngân hàng của đối tượng được cấp mã trong thời gian 05
ngày làm việc phải thông báo những thay đổi nhận được trên toàn hệ thống của tổ
chức mình. Riêng đối với hệ thống Ngân hàng Nhà nước, việc thông báo cho các
đơn vị Ngân hàng Nhà nước giao Cục Công nghệ tin học Ngân hàng thực hiện.
Điều 10. Thủ tục điều chỉnh thông tin ngân hàng
1. Thông tin ngân hàng được điều chỉnh khi đối tượng
được cấp mã ngân hàng có thay đổi về thông tin ngân hàng, nhưng sự thay đổi đó
chưa dẫn đến phải hủy bỏ mã ngân hàng.
2.9 Trong thời gian 05
ngày làm việc, kể từ khi đối tượng được cấp mã có thay đổi thông tin ngân hàng,
cá nhân hoặc tổ chức được giao quản lý thông tin ngân hàng theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 Quy định này, có văn bản đề nghị thay đổi
thông tin ngân hàng nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện đến Ngân hàng Nhà
nước (Cục Công nghệ tin học) hoặc gửi thông qua ứng dụng Quản lý mã ngân hàng tại
trang thông tin mã ngân hàng trong Website của Ngân hàng Nhà nước.
3. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được văn bản đề nghị thay đổi thông tin ngân hàng hợp lệ, Cục trưởng Cục Công
nghệ tin học Ngân hàng có trách nhiệm thay đổi thông tin ngân hàng trên trang
tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước và thông báo theo quy định tại Điều
11 Quy định này.
Điều 11. Thông báo mã ngân hàng và thông tin ngân hàng
1. Mã ngân hàng và thông tin ngân hàng được thông
báo công khai trên trang tin điện tử (Website) của Ngân hàng Nhà nước.
2. Ngân hàng Nhà nước thông báo những thay đổi về
mã ngân hàng, thông tin ngân hàng qua mạng máy tính cho các đơn vị Ngân hàng
Nhà nước và trụ sở chính của các đối tượng được cấp mã ngân hàng.
Điều 12. Cục trưởng Cục Công nghệ tin học Ngân hàng chịu trách nhiệm:
1. Quản lý cơ sở dữ liệu mã ngân hàng, thông tin
ngân hàng.
2. Theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện theo
đúng Quy định này.
3. Hướng dẫn việc gửi, nhận qua mạng máy tính đối với
văn bản điện tử thuộc Quy định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công
báo);
- Website NHNN;
- Lưu VP, PC3, CNTH.
|
XÁC
THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
KT.
THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Đặng Thanh Bình
|
1 Quyết định số
43/2007/QĐ-NHNN ngày 23 tháng 11 năm 2007 về việc sửa đổi Điều 2 Quyết định số
23/2007/QĐ-NHNN ngày 05/6/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định
về hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng có căn cứ
ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm
1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
năm 2003;
Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ tin học
Ngân hàng.”
2 Quyết định số
08/2008/QĐ-NHNN ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam về việc sửa đổi Điều 1 Quyết định số 43/2007/QĐ-NHNN ngày 23/11/2007 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi Điều 2 Quyết định số 23/2007/QĐ-NHNN
ngày 05/6/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về hệ thống
mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng có căn cứ ban hành như
sau:
“Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm
1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
năm 2003;
Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ tin học
Ngân hàng.”
3 Thông tư số
23/2011/TT-NHNN ngày 31 tháng 8 năm 2011 về việc thực thi phương án đơn giản
hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động thanh toán và các lĩnh vực khác theo
Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức
năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số
46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12
ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng
8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 17 tháng 12
năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức
năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là
Ngân hàng Nhà nước) sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định
tại các văn bản do Ngân hàng Nhà nước ban hành để thực thi phương án đơn giản
hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động thanh toán và các lĩnh vực khác như
sau:”
4 Điều này được sửa đổi
theo quy định tại Điều 1 của Quyết định số 43/2007/QĐ-NHNN ngày 23 tháng 11 năm
2007 về việc sửa đổi Điều 2 Quyết định số 23/2007/QĐ-NHNN ngày 05/6/2007 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt
động, nghiệp vụ ngân hàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2007 (được sửa
đổi bởi quy định tại Điều 1 Quyết định số 08/2008/QĐ-NHNN ngày 07 tháng 4 năm
2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi Điều 1 Quyết định
số 43/2007/QĐ-NHNN ngày 23/11/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa
đổi Điều 2 Quyết định số 23/2007/QĐ-NHNN ngày 05/6/2007 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước ban hành Quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp
vụ ngân hàng, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 5 năm 2008).
5 Điều 2 và Điều 3 của Quyết
định số 43/2007/QĐ-NHNN ngày 23 tháng 11 năm 2007 về việc sửa đổi Điều 2 Quyết
định số 23/2007/QĐ-NHNN ngày 05/6/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban
hành Quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân
hàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2007 quy định như sau:
“Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng
Cục Công nghệ tin học Ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước,
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ
tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, Kho bạc
Nhà nước và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này.”
6 Điều 2 và Điều 3 của Quyết
định số 08/2008/QĐ-NHNN ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam về việc sửa đổi Điều 1 Quyết định số 43/2007/QĐ-NHNN ngày 23/11/2007 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi Điều 2 Quyết định số
23/2007/QĐ-NHNN ngày 05/6/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định
về hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng, có hiệu lực
kể từ ngày 03 tháng 5 năm 2008 quy định như sau:
“Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng
Cục Công nghệ tin học Ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước,
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ
tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, Kho bạc
Nhà nước và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này.”
7 Điều 8 và Điều 9 của
Thông tư số 23/2011/TT-NHNN ngày 31 tháng 8 năm 2011 về việc thực thi phương án
đơn giản hóa tổ chức hành chính lĩnh vực hoạt động thanh toán và các lĩnh vực
khác theo Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa tổ chức hành chính thuộc phạm
vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14
tháng 10 năm 2011 quy định như sau:
“Điều 8. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14
tháng 10 năm 2011.
Điều 9. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị có liên
quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Chủ tịch Hội đồng quản trị (Hội đồng
thành viên), Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá
nhân khác có liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
8 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều
7 của Thông tư số 23/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục
hành chính lĩnh vực hoạt động thanh toán và các lĩnh vực khác theo Nghị quyết của
Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.
9 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều
7 của Thông tư số 23/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục
hành chính lĩnh vực hoạt động thanh toán và các lĩnh vực khác theo Nghị quyết của
Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.