Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 171/2010/TTLT-BTC-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính Người ký: Bùi Bá Bổng, Trần Văn Hiếu
Ngày ban hành: 01/11/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 171/2010/TTLT-BTC-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2010

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, XÁC ĐỊNH CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT LÚA CÁC VỤ SẢN XUẤT TRONG NĂM

Căn cứ Pháp lệnh giá số 40/2002/UBTVQH10 ngày 26/4/2002;
Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;
Căn cứ Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 9/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá (sau đây gọi tắt là Nghị định số 75/2008/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 430/TTg-KTN ngày 12/3/2010 của Văn phòng Chính phủ về việc tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân;
Liên tịch Bộ Tài chính – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về phương pháp điều tra, khảo sát, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa các vụ sản xuất trong năm như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn về phương pháp điều tra, khảo sát, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa của các vụ sản xuất trong năm trong điều kiện sản xuất bình thường không có hạn hán, lũ lụt và sâu bệnh nặng, làm căn cứ để Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) tính giá thành sản xuất lúa và công bố giá mua lúa hàng hóa trên địa bàn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến quản lý, sản xuất, kinh doanh lúa, gạo tại Việt Nam.

Điều 3. Phương pháp điều tra, khảo sát và tổng hợp kết quả xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa thực tế.

1. Căn cứ

a) Trình độ và điều kiện sản xuất, cụ thể là: quy mô sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện cung ứng vật tư; số lượng, chất lượng lao động; những khó khăn, thuận lợi trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm;

b) Hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn áp dụng tại địa bàn khảo sát gồm: định mức đầu tư giống, phân bón, thuốc trừ sâu, định mức tưới tiêu, định mức đầu tư công lao động. Trường hợp không có định mức kinh tế kỹ thuật, thì căn cứ vào các chi phí thực tế hợp lý phát sinh để tính toán;

c) Tài liệu ghi chép, phỏng vấn, điều tra, xác minh trực tiếp từ người lao động;

d) Các số liệu thống kê tối đa trong 03 năm liền kề;

đ) Giá thị trường tại thời điểm hoặc gần với thời điểm cần xác định chi phí sản xuất và tính giá thành lúa.

2. Phương pháp điều tra, khảo sát

a) Áp dụng phương pháp chọn mẫu điển hình suy rộng để chọn đối tượng khảo sát, cụ thể:

Chọn vùng (hoặc địa bàn) khảo sát trong tỉnh: gồm ít nhất 3 huyện/tỉnh.

Chọn vùng (hoặc địa bàn) khảo sát trong huyện: gồm ít nhất 3 xã/huyện.

Việc chọn các vùng khảo sát trên phải bảo đảm tiêu chí chung do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn đại diện cho ba vùng thực tế có sản xuất lúa, gồm: vùng có điều kiện sản xuất thuận lợi, vùng có điều kiện sản xuất trung bình, vùng có điều kiện sản xuất khó khăn.

Chọn đối tượng khảo sát là hộ thực tế có sản xuất lúa thuộc vùng khảo sát thuộc địa bàn xã được lựa chọn nói trên để khảo sát thu thập số liệu. Mỗi địa bàn xã cần chọn ít nhất 15 hộ sản xuất lúa theo tiêu chí do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn đại diện cho ba nhóm hộ sản xuất lúa (mỗi nhóm chiếm khoảng 33% của tổng số hộ sản xuất được lựa chọn): gồm nhóm hộ sản xuất có năng suất lúa cao, nhóm hộ sản xuất có năng suất lúa trung bình và nhóm hộ có năng suất lúa dưới trung bình, có kết hợp với các tiêu chí về chất lượng lúa.

b) Áp dụng phương pháp tổng hợp số liệu ghi chép ban đầu, phương pháp phỏng vấn hồi tưởng của hộ sản xuất kết hợp với xác minh thực tế điều kiện sản xuấtkinh doanh, tình hình thị trường và đối chiếu với các định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành áp dụng trong vùng (hoặc địa bàn) khảo sát (nếu có);

c) Áp dụng phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu kết quả điều tra thực tế với các số liệu thống kê, giá thị trường tại thời điểm hoặc gần với thời điểm cần xác định chi phí sản xuất và tính giá thành lúa. Trường hợp:

Chi phí vật chất, công lao động tính theo giá thị trường tại thời điểm điều tra, khảo sát; trường hợp không xác định được giá thị trường thì lấy giá trung bình giữa số liệu thống kê tối đa 3 năm liền kề trước và giá bình quân của các hộ được điều tra, phỏng vấn cung cấp.

3. Phương pháp tổng hợp số liệu

Cơ quan điều tra căn cứ vào phương pháp sau đây để tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa thực tế và giám sát việc tổ chức thực hiện việc tính toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa.

Nguyên tắc chung: Chi phí sản xuất và giá thành sản xuất lúa được tính toán từ kết quả điều tra thực tế sản xuất của từng hộ sản xuất lúa, sau đó tiến hành tổng hợp số liệu theo phương pháp tính bình quân gia quyền.

a) Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát trong một xã

- Tổng hợp chi phí sản xuất: Cộng dồn từng yếu tố chi phí đã chi ra cho sản xuất lúa của tất cả các hộ sản xuất được điều tra thành mức tổng chi phí sản xuất sau đó chia (:) cho tổng diện tích cộng dồn của các hộ điều tra tương ứng để tìm mức chi phí sản xuất bình quân của từng yếu tố chi phí và tổng mức chi phí chung tính cho mỗi hecta lúa.

- Tổng hợp giá thành một đơn vị sản phẩm: Cộng dồn sản lượng lúa của tất cả các hộ điều tra thành mức tổng sản lượng sau đó chia (:) cho tổng diện tích cộng dồn của các hộ điều tra tương ứng để tìm ra mức năng suất bình quân chung cho hecta. Sau đó lấy chi phí sản xuất bình quân của một hecta chia (:) cho năng suất bình quân một hecta để tìm ra giá thành bình quân cho một kilôgam lúa.

b) Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát trong một huyện

- Tổng hợp chi phí sản xuất: Lấy kết quả tính toán chi phí sản xuất bình quân của từng xã cộng lại chia cho số xã khảo sát (từng yếu tố chi phí và tổng mức chi phí cho một hecta).

- Tổng hợp giá thành một đơn vị sản phẩm: Lấy kết quả tính toán giá thành sản phẩm bình quân của từng xã cộng lại chia bình quân.

c) Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát trong một tỉnh

- Tổng hợp chi phí sản xuất: Lấy kết quả tính toán chi phí sản xuất bình quân của từng huyện cộng lại chia số huyện khảo sát (từng yếu tố chi phí và tổng mức chi phí cho một hecta).

- Tổng hợp giá thành một đơn vị sản phẩm: Lấy kết quả tính toán giá thành sản phẩm bình quân của từng huyện cộng lại chia bình quân.

Điều 4. Sử dụng các định mức kinh tế kỹ thuật

Định mức kinh tế kỹ thuật do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn là căn cứ để tính giá thành sản xuất lúa cho các vụ sau. Trong quá trình sản xuất nếu thấy cần thiết Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh định mức cho phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế của địa phương.

Chương II

PHƯƠNG PHÁP TÍNH

Điều 5. Phương pháp tính chi phí sản xuất lúa thực tế

1. Nguyên tắc tính toán

Chi phí sản xuất bao gồm những chi phí hợp lý phát sinh mà hộ sản xuất đã chi ra trong một vụ sản xuất lúa. Trường hợp nếu có chi phí nào chi chung (chi phí cho sản xuất lúa và chi phí cho sản xuất cây trồng khác) thì phải phân bổ hợp lý cho từng loại cây trồng.

Chi phí sản xuất hợp lý là những chi phí cần thiết để sản xuất mà thực tế hộ sản xuất lúa đã chi ra trong quá trình sản xuất phù hợp với các căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 3 Thông tư này.

Mỗi khoản mục chi phí sản xuất để tính giá thành sản xuất lúa phải được phân tích, xác định rõ về số lượng, giá trị, thời gian và địa điểm chi ra.

2. Đơn vị tính

Tính chi phí sản xuất theo từng yếu tố chi phí và tính thành tiền đồng (VNĐ) và quy về cho một hecta (đồng/ha).

Tính giá thành sản xuất lúa theo từng khoản mục cụ thể và thể hiện bằng tiền đồng (VNĐ) cho một kg lúa (đồng/kg).

3. Phương pháp tính toán

a) Năng suất (W): Tính năng suất thực tế thu hoạch.

Khi tính năng suất thực tế thu hoạch cần tập hợp từ sổ sách ghi chép và phỏng vấn trực tiếp hộ sản xuất; kết hợp xem xét số liệu thống kê về năng suất các vụ (năm) liền kề của cơ quan thống kê và xem xét mối quan hệ giữa suất đầu tư với năng suất lúa với hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật đã có (nếu có) và kinh nghiệm theo dõi thực tế nhiều năm của các cơ quan nông nghiệp, thống kê...

Đơn vị tính năng suất lúa thống nhất là: tạ/ha.

b) Xác định tổng chi phí sản xuất thực tế (TCtt)

Công thức: TCtt = C + V – Pth

Trong đó:

- TCtt là Tổng chi phí sản xuất thực tế trên một ha (đồng).

- C là Chi phí vật chất trên một ha (đồng).

- V là Chi phí lao động trên một ha(đồng).

- Pth là Giá trị sản phẩm phụ thu hồi (đồng).

- Chi phí vật chất (C): là toàn bộ chi phí vật chất thực tế, hợp lý phát sinh trong một vụ sản xuất lúa bao gồm: giống, phân bón, khấu hao tài sản cố định, tưới tiêu, làm đất, thuốc bảo vệ thực vật, thuỷ lợi phí, dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng, lãi vay ngân hàng và chi phí khác. Cách xác định như sau:

+ Chi phí giống:

Chi phí giống (đồng)= số lượng giống (kg) nhân (x) đơn giá giống (đồng/kg).

Xác định số lượng giống: Tuỳ theo tập quán canh tác mà tiến hành khảo sát và phải phân tích rõ khi tập hợp số liệu, trong đó:

Trường hợp diện tích lúa được sản xuất bằng phương pháp "gieo sạ" đại trà trực tiếp bằng hạt giống thì tính theo số lượng thực gieo theo hồi tưởng của hộ sản xuất tại thời điểm đầu tư, đối chiếu với định mức kinh tế - kỹ thuật (nếu có) để loại trừ số lượng chi không đúng do làm sai quy trình, để hao hụt quá mức trung bình trên địa bàn tỉnh.

Trường hợp diện tích lúa được sản xuất bằng phương pháp "cấy từ mạ", phương pháp xác định số lượng giống áp dụng theo cách tính từ hạt giống như trên và tính thêm các chi phí làm mạ.

Xác định đơn giá giống: Tuỳ theo nguồn giống được sử dụng để tính giá theo nguyên tắc phải phù hợp với giá thị trường tại thời điểm mua bao gồm: giá mua của các đơn vị sản xuất giống; giá mua của hộ sản xuất khác; giá mua trên thị trường và tính thêm chi phí vận chuyển về nơi sản xuất lúa (nếu có).

Trường hợp hộ sản xuất tự sản xuất giống thì tính theo giá thị trường hoặc giá mua bán lẫn nhau của hộ sản xuất.

+ Chi phí làm đất: là toàn bộ chi phí làm đất thực tế, hợp lý phát sinh mà hộ sản xuất đã chi trong vụ sản xuất lúa theo quá trình sản xuất (gieo sạ hoặc cấy từ mạ) và những chi phí phát sinh để cải tạo, nâng cao chất lượng của đất (như chi phí san gạt đồng ruộng, xử lý phèn, mặn; khắc phục tình trạng bồi lấp, xói lở ...) phù hợp với giá thị trường tại thời điểm làm đất.

+ Chi phí phân bón:

Chi phí phân bón (đồng) = Số lượng phân bón (kg) nhân (x) đơn giá (đồng/kg)

Xác định số lượng phân bón: Tổng hợp qua chứng từ, hóa đơn, giấy biên nhận khi hộ sản xuất mua hoặc thông qua hồi tưởng của họ tại thời điểm đầu tư, có xem xét đối chiếu với hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật (nếu có) và mối quan hệ giữa mức đầu tư và năng suất lúa qua kinh nghiệm nhiều năm của hộ sản xuất, của các cơ quan nông nghiệp, thống kê...

Xác định đơn giá phân bón: Tính theo giá thực mua phù hợp với giá thị trường tại thời điểm mua để đầu tư và tính thêm chi phí vận chuyển về nơi sản xuất lúa (nếu có).

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ):

Nguyên tắc chung:

Đối với đất được nhà nước giao không thu tiền sửa dụng đất: Không tính khấu hao giá trị đất vào chi phí sản xuất lúa vì: Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, hộ sản xuất không phải bỏ tiền ra thuê đất để sản xuất mà "Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối".

Trường hợp hộ sản xuất đi thuê đất của hộ có đất trồng lúa để sản xuất: không được tính chi phí thuê đất vào chi phí sản xuất lúa, hộ đi thuê đất phải tính toán lợi nhuận sinh lời từ diện tích đất đi thuê sản xuất lúa để trả một phần lợi nhuận cho người có đất cho thuê.

Cách tính khấu hao tài sản cố định: vận dụng theo phương pháp tính và phân bổ khấu hao do Nhà nước quy định tại Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định và các quy định hiện hành.

Xác định loại tài sản nào dùng cho sản xuất thuộc loại tài sản cố định áp dụng theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính. Khi tính chi phí khấu hao cần tiến hành phân loại TSCĐ ra từng nhóm, từng loại theo nguyên tắc có dùng có tính, không dùng không tính và không tính khấu hao các tài sản phục vụ nhu cầu khác để phân bổ cho sản xuất lúa. Trường hợp hộ sản xuất thuê tài sản cố định để phục vụ sản xuất thì tính theo giá thuê thực tế tại thời điểm đầu tư.

+ Chi phí tưới, tiêu: là toàn bộ chi phí tưới, tiêu thực tế, hợp lý phát sinh mà hộ sản xuất lúa đã chi ra để sản xuất một vụ lúa, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm sản xuất lúa, áp dụng cho những nơi không có hệ thống thủy lợi và không được miễn thuỷ lợi phí, trong đó:

Trường hợp hộ sản xuất phải đi thuê máy bơm nước thì tính theo giá thực thuê, phù hợp với mặt bằng thị trường tại thời điểm sản xuất lúa.

Trường hợp hộ sản xuất sử dụng máy bơm nước tự có, cần xác minh máy chạy xăng hay máy chạy dầu.

Trường hợp hộ sản xuất sử dụng máy chạy bằng xăng thì tính theo giá thuê máy chạy xăng, sử dụng máy chạy dầu thì tính theo giá thuê máy chạy dầu trên thị trường.

+ Chi phí thuốc bảo vệ thực vật: là toàn bộ chi phí thực tế, hợp lý phát sinh mua thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, bệnh, diệt cỏ, ...) mà hộ sản xuất lúa đã chi ra trong quá trình sản xuất một vụ lúa, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm mua thuốc bảo vệ thực vật.

+ Thủy lợi phí: Áp dụng cho những nơi có hệ thống thuỷ lợi và có thu thuỷ lợi phí và tính theo mức thu thực tế (nếu có) hoặc theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi và Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ.

+ Chi phí dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng:

Điều tra viên cùng hộ sản xuất thống kê cụ thể các loại dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền phục vụ sản xuất, sau đó tính theo giá thực mua phù hợp với mặt bằng giá trị trường tại thời điểm điều tra và phân bổ cho 02 vụ sản xuất lúa trong năm.

+ Chi phí lãi vay ngân hàng: Là toàn bộ tiền lãi vay của tổng số vốn vay thực tế cho sản xuất lúa mà hộ sản xuất phải chi trả trong một vụ sản xuất tính theo lãi suất cho vay vốn một năm phổ biến của Ngân hàng Thương mại tại thời điểm mà hộ sản xuất vay vốn.

Chi phí lãi vay tiền (đồng) = Tổng số tiền vay (đồng) x lãi suất/tháng (%) x số tháng phải vay tiền trong vụ sản xuất lúa đó.

Trường hợp hộ sản xuất lúa tự bỏ tiền ra để sản xuất, không phải đi vay Ngân hàng thì không được tính chi phí lãi vay vì khoản đó đã nằm trong lợi nhuận của hộ sản xuất.

+ Chi phí khác: Chi phí thực tế, hợp lý phát sinh liên quan đến sản xuất một vụ lúa ngoài các chi phí nêu trên tuỳ theo điều kiện thực tế của từng vùng sản xuất.

- Chi phí lao động (V): Là toàn bộ các chi phí tiền công lao động thực tế, hợp lý phát sinh gồm các công (làm đất, sửa bờ, gieo cấy, bón phân, làm cỏ, phun thuốc, gặt, vận chuyển, suốt lúa, phơi lúa, công khác) mà hộ sản xuất đã chi ra trong một vụ sản xuất lúa, phù hợp với giá công lao động trên thị trường tại thời điểm thuê lao động.

Trường hợp hộ sản xuất thuê dịch vụ tưới, tiêu (thuê cả máy, nhiên liệu và công lao động), hoặc thuê khoán gọn dịch vụ bảo vệ thực vật (gồm thuốc, thuê máy và công phun) hoặc thuê máy gặt đập liên hoàn (gồm máy, công gặt, công tuốt lúa) và thuê vận chuyển lúa về nhà và đã hạch toán các khoản chi phí này vào mục Chi phí vật chất thì không tính vào mục Chi phí lao động.

Chi phí lao động (đồng) = Số lượng ngày công (ngày công) nhân (x) Đơn giá ngày công (đồng/ngày công)

+ Xác định ngày công cho từng loại công việc:

Xác định số lượng ngày công lao động đã đầu tư thực tế: Do số lượng thời gian lao động đã bỏ ra cho từng loại công việc, từng khâu khác nhau trong một ngày nên cần phải quy về ngày lao động 8 giờ (ngày công tiêu chuẩn).

Phương pháp quy đổi như sau:

VTC =

Vn

x

Tt

TQ

Trong đó:

- VTC là ngày công tiêu chuẩn;

- Vn ­là ngày công thực tế đầu tư;

- Tt là thời gian (số giờ) làm việc thực tế trong ngày công do hộ sản xuất hồi tưởng (hoặc ghi chép);

- T là thời gian quy chuẩn 8 giờ/ngày công.

Ví dụ: - Trường hợp hộ sản xuất thực tế sản xuất 6 giờ một ngày công thì cách quy về ngày công 8 giờ như sau:

VTC =

1

x

6

=

0,75 ngày công

8

- Trường hợp hộ sản xuất thực tế sản xuất 12 giờ một ngày công thì cách quy về ngày công 8 giờ như sau:

VTC =

1

x

12

=

1,5 ngày công

8

Cách xác định số lượng ngày công cụ thể để quy đổi như sau:

Trường hợp đã có định mức ngày công lao động trong định mức kinh tế - kỹ thuật do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn thì thực hiện theo định mức đó.

Trường hợp chưa có các định mức kinh tế kỹ thuật hướng dẫn thì căn cứ vào kết quả điều tra ngày công thực tế hộ sản xuất đã đầu tư, hoặc số liệu thống kê gần nhất.

+ Xác định đơn giá tiền công:

Hộ sản xuất lúa đi thuê lao động sản xuất hoặc tự tiến hành các khâu công việc của sản xuất lúa, đơn giá công lao động tính theo giá thuê thực tế trên thị trường phù hợp từng khâu công việc tại thời điểm sản xuất lúa.

- Xác định giá trị sản phẩm phụ thu hồi (Pth)

Xác định giá trị sản phẩm phụ thu hồi để loại trừ khỏi chi phí sản xuất chính. Sản phẩm phụ của lúa là rơm, rạ…

Trường hợp hộ sản xuất có thu hồi sản phẩm phụ để bán thì trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi chi phí sản xuất để tính giá thành sản xuất lúa (giá trị sản phẩm phụ thu hồi được tính bằng (=) số lượng sản phẩm phụ thu hồi nhân (x) giá bán sản phẩm phụ).

Hộ sản xuất không thu hồi để bán thì không tính để loại trừ.

Điều 6. Phương pháp xác định giá thành sản xuất lúa thực tế, giá thành sản xuất lúa kế hoạch

1. Xác định giá thành sản xuất lúa thực tế ( Ztt)

Ztt =

TCtt

W

Trong đó:

- Ztt là Giá thành thực tế một kg lúa (đồng/kg);

- TCtt là Tổng chi phí sản xuất lúa thực tế trên một ha (đồng/ha);

- W là Năng suất thực tế thu hoạch (kg/ha).

2. Xác định giá thành sản xuất lúa kế hoạch

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào giá thành sản xuất lúa thực tế trên địa bàn cùng vụ năm trước và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dự kiến của cả nước của năm kế hoạch do Quốc hội công bố để làm cơ sở xác định giá thành sản xuất lúa kế hoạch và công bố giá mua lúa ngay từ đầu vụ sản xuất.

Công thức:

Zkh(i,k) = Z tt(i-1,k) x (1 + CPIkh(i))

Trong đó:

- Zkh(i,k) là giá thành sản xuất lúa kế hoạch năm i vụ k;

- Z tt(i-1,k) là giá thành sản xuất lúa thực tế cùng vụ năm trước;

- CPIkh(i) là CPI dự kiến năm kế hoạch i.

Ví dụ:

- Giá thành sản xuất lúa thực tế vụ Hè Thu năm 2009 của tỉnh A là: Ztt(2009, HT) = 3.116 đồng/kg

- CPI dự kiến năm 2010: CPIkh(2010) = 7%

=> Giá thành sản xuất lúa kế hoạch vụ Hè Thu của tỉnh A năm 2010:

Zkh(2010,HT) = 3.116 đồng/kg x (1 + 7%) = 3.334 đồng/kg.

hoặc = 3.116 đồng/kg x 107% = 3.334 đồng/kg.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 7. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, giám sát việc tổ chức thực hiện điều tra chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa của Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời, tổng hợp báo cáo chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa thực tế và giá thành kế hoạch của các tỉnh, thành phố gửi về.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và hướng dẫn định mức kinh tế kỹ thuật sản xuất lúa theo từng vụ để làm căn cứ xác định chi phí sản xuất và tính giá thành lúa thực tế.

3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

Xây dựng và hướng dẫn định mức kinh tế - kỹ thuật sản xuất lúa từng vụ sản xuất trong năm phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, để làm căn cứ tính toán chi phí sản xuất và giá thành sản xuất lúa;

Căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này, chỉ đạo Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, Ban, ngành có liên quan tổ chức điều tra, khảo sát chi phí sản xuất và giá thành sản xuất lúa các vụ sản xuất trong năm trên địa bàn tỉnh; tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát theo phụ lục kèm theo;

Căn cứ kết quả điều tra, khảo sát, công bố giá thành sản xuất lúa theo tính toán kế hoạch, giá định hướng mua lúa hàng hóa ngay từ đầu mỗi vụ sản xuất trong năm trên địa bàn; chịu trách nhiệm về số liệu điều tra chi phí sản xuất, tính giá thành lúa; tổng hợp và gửi báo cáo kết quả tính toán về Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, theo dõi.

4. Hộ sản xuất lúa

Cung cấp thông tin trung thực về chi phí thực tế, năng suất thực tế trong sản xuất lúa của hộ sản xuất khi được điều tra, phỏng vấn.

Điều 8. Kinh phí thực hiện

Kinh phí cho việc khảo sát, điều tra xác định chi phí, tính giá thành sản xuất lúa áp dụng theo các quy định hiện hành về việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra được chi từ ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 9. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hướng dẫn, giải quyết kịp thời./.

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG





Trần Văn Hiếu

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Văn phòng TW Đảng và các ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án Nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Tài chính, Sở NN&PTNT các tỉnh thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Ban chỉ đạo về phòng chống tham nhũng;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính, Bộ NN & PTNT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các Bộ: Kế hoạch đầu tư, Công Thương;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Bộ NN & PTNT;
- Lưu: Bộ TC (VT, Cục QLG), Bộ NNPTNT (VT, Cục Trồng trọt).

PHỤ LỤC:

BIỂU MẪU ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT LÚA

VỤ..........................

(Kèm theo Thông tư liên tịch số 171/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn )

Họ và tên chủ hộ:

Thôn:

Xã:

Huyện:

Tỉnh:

Số nhân khẩu trong gia đình:........người, trong đó lao động chính:.........

Diện tích sản xuất lúa thực tế của hộ:.............. hecta.

Diện tích xác định chi phí sản xuất, tính giá thành thống kê theo biểu mẫu dưới đây:...................hecta.

STT

Khoản mục

ĐVT

Lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

2

3

4

5

6

I

Chi phí vật chất 1 ha

đồng

1

Giống

kg

2

Chi phí làm đất

đồng

3

Phân bón

- Ure

kg

- DAP

kg

- Lân

kg

- Ka ly

kg

- Phân khác (hữu cơ, hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học, vi sinh, bón lá)

kg

4

Chi phí khấu hao TSCĐ

đồng

5

Chi phí thuốc bảo vệ thực vật

đồng

- Trừ sâu

đồng

- Trừ bệnh

đồng

- Diệt cỏ

đồng

6

Chi phí tưới, tiêu

- Xăng dầu (*)

đồng

- Thuê bơm (**)

đồng

7

Chi phí dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng

đồng

8

Thuỷ lợi phí (nếu có)

9

Chi phí lãi vay ngân hàng

đồng

10

Chi phí thu hoạch (thuê máy gặt, vận chuyển) (***)

đồng

II

Chi phí lao động

công

- Làm đất

công

- Sửa bờ

công

- Gieo sạ (hoặc cấy)

công

- Bón phân

công

- Làm cỏ

công

- Bơm nước

công

- Phun thuốc BVTV

công

- Gặt

công

- Vận chuyển

công

- Tuốt lúa

công

- Phơi lúa

công

- Công khác

công

III

Giá trị sản phẩm phụ thu hồi

đồng

IV

Tổng chi phí sản xuất 1 ha (I+II-III)

đồng

V

Năng suất 1 ha

tấn

VI

Giá thành sản xuất (IV:V)

đồng/kg

Ghi chú:

- (*) và (**): nếu thuê bơm nước khoán gọn theo diện tích hoặc theo giờ thì không tính công lao động bơm nước vào mục chi phí lao động.

- (***): Nếu thuê máy gặt đập liên hoàn và thuê vận chuyển theo hecta thì không tính công gặt, tuốt và vận chuyển lúa trong mục chi phí lao động.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 171/2010/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 01/11/2010 hướng dẫn về phương pháp điều tra, khảo sát, xác định chi phí, tính giá thành sản xuất lúa vụ sản xuất trong năm do Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.483

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.134.65
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!