Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 23/2009/TT-BNN quy định kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y sản xuất, kinh doanh mật ong

Số hiệu: 23/2009/TT-BNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Diệp Kỉnh Tần
Ngày ban hành: 29/04/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 23/2009/TT-BNN

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2009

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY ĐỊNH KIỂM TRA, GIÁM SÁT VỆ SINH THÚ Y ĐỐI VỚI SẢN XUẤT, KINH DOANH MẬT ONG

Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y đối với sản xuất, kinh doanh mật ong như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Thông tư này quy định về kiểm tra, giám sát đối với sản xuất, kinh doanh mật ong bao gồm xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện, hệ thống kiểm tra, giám sát, sử dụng thuốc thú y, thức ăn dùng trong chăn nuôi ong, xử lý vi phạm và phân công trách nhiệm của các cơ quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện.

2. Đối tượng áp dụng:

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài có liên quan đến việc sản xuất, kinh doanh mật ong.

Chương II

KIỂM TRA, GIÁM SÁT VỆ SINH THÚ Y

Điều 2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch

1. Xây dựng kế hoạch:

Cục Thú y chủ trì xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp kinh phí để thực hiện kế hoạch.

2. Tổ chức thực hiện:

Sau khi kế hoạch đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt và cấp kinh phí, Cục Thú y tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát, phân tích mẫu; đồng thời báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả kiểm tra, giám sát, phân tích mẫu đã thực hiện, kế hoạch thực hiện năm tiếp theo và thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu mật ong khi có yêu cầu.

3. Vụ kế hoạch, Tài chính, Khoa học công nghệ và môi trường, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản phối hợp với Cục Thú y xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát, phân tích mẫu mật ong hàng năm.

Điều 3. Thời gian thực hiện việc kiểm tra, giám sát và lấy mẫu phân tích

1. Trong các tháng 2 - 4 và tháng 10 - 12 hàng năm, Cục Thú y tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát, lấy mẫu mật ong và thức ăn nuôi ong tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh mật ong và cơ sở sản xuất thức ăn nuôi ong.

2. Số lượng và chủng loại mẫu lấy phân tích theo kế hoạch đã xây dựng. Trong trường hợp cần thiết, việc lấy mẫu và kiểm tra có thể được thực hiện đột xuất.

Điều 4. Cơ quan thực hiện việc lấy mẫu phân tích

Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương I thực hiện việc lấy mẫu và phân tích các chất tồn dư độc hại như Chloramphenicol, Nitrofurans, Streptomycin, Tylosin, Tetracyclin và các chất tồn dư khác theo kế hoạch đã xây dựng.

Điều 5. Quy định về việc lấy mẫu, phân tích mẫu

Việc lấy mẫu, số lượng mẫu lấy và phân tích các chỉ tiêu chất tồn dư theo kế hoạch hàng năm kèm theo.

Điều 6. Quy định về lưu giữ kết quả phân tích

Kết quả phân tích mẫu được lưu giữ tại cơ quan phân tích và được gửi tới các cơ quan có liên quan.

Điều 7. Quy định về việc lấy mẫu kiểm dịch lô hàng xuất khẩu

Việc lấy mẫu kiểm dịch lô hàng để xuất khẩu được thực hiện theo quy định về kiểm dịch xuất khẩu:

Số lượng mẫu lấy phân tích tuỳ thuộc vào khối lượng lô hàng xuất khẩu.

Các chỉ tiêu phân tích dựa vào yêu cầu của nước nhập khẩu. Hồ sơ kiểm dịch được lưu giữ tại cơ quan kiểm dịch.

Nếu phát hiện lô hàng có chứa chất tồn dư thì kết quả phân tích phải được thông báo ngay cho cơ sở sản xuất, kinh doanh biết và thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định.

Điều 8. Quy định về xây dựng kế hoạch hàng năm

Việc xây dựng kế hoạch hàng năm gửi cho các nước nhập khẩu, việc thực hiện giám sát, số lượng mẫu phân tích, xử lý mẫu phân tích, việc báo cáo kết quả hàng năm cho các nước nhập khẩu được thực hiện ở các cơ quan, đơn vị có liên quan quy định tại Chương VI của quy định này.

Chương III

HỆ THỐNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT

Điều 9. Hệ thống kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y trong chăn nuôi ong, chế biến mật ong đảm bảo chất lượng vệ sinh thú y bao gồm:

1. Cục Thú y.

2. Cơ quan Thú y vùng.

3. Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương I và II.

4. Chi cục Thú y ở các tỉnh chăn nuôi ong.

Điều 10. Đối tượng được kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất và chế biến mật ong:

1. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mật ong.

2. Các cơ sở nuôi ong.

3. Các cơ sở sản xuất thức ăn nuôi ong.

Điều 11. Hệ thống kiểm tra, giám sát theo nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện những công việc được phân công đảm bảo hệ thống giám sát khép kín từ khâu sản xuất tới vận chuyển, sơ chế, chế biến.

Điều 12. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh mật ong và sản xuất thức ăn nuôi ong chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan kiểm tra, giám sát và thực hiện các yêu cầu của kiểm tra, giám sát trong sản xuất, kinh doanh.

Chương IV

SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y, THỨC ĂN TRONG CHĂN NUÔI ONG

Điều 13. Chỉ cho phép cơ sở sản xuất thuốc thú y đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP) mới được đăng ký sản xuất thuốc thú y trong chăn nuôi ong. Nhãn thuốc thú y dùng trong chăn nuôi ong phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định, trên nhãn bắt buộc phải ghi rõ thành phần, chỉ định cụ thể đối với bệnh của ong kèm theo hướng dẫn sử dụng thuốc.

Điều 14. Đối với những tổ chức, cá nhân chăn nuôi ong để xuất khẩu, ngoài việc thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng thuốc thú y, thức ăn trong chăn nuôi ong mà còn phải thực hiện theo các yêu cầu của nước nhập khẩu.

Điều 15. Chỉ sử dụng các loại thuốc có trong danh mục thuốc được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành để phòng, trị bệnh cho ong và phải có cán bộ thú y (được cấp chứng chỉ hành nghề) chẩn đoán, kê đơn thuốc. Thuốc phải được mua tại cửa hàng được phép kinh doanh thuốc thú y.

Điều 16. Khi sử dụng thuốc phải tuân theo đúng chỉ định bệnh ong ghi trên nhãn và hướng dẫn của cơ sở sản xuất. Cơ sở nuôi ong phải có sổ sách theo dõi tình hình dịch bệnh ong và sổ tay điều trị bệnh cho ong. Nghiêm cấm sử dụng kháng sinh trong danh mục bị cấm dùng trong chăn nuôi ong.

Điều 17. Cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng các loại thuốc thú y có chứa các loại kháng sinh, hoá chất độc hại để phòng, trị bệnh cho ong.

Điều 18. Thức ăn dùng cho nuôi ong phải ghi rõ thành phần, cách sử dụng, thời hạn sản xuất và sử dụng. Thức ăn nuôi ong chỉ được luu hành khi có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền. Nghiêm cấm việc pha trộn các chất kháng sinh, hoóc môn vào thức ăn nuôi ong.

Chương V

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 19. Xử lý mật ong không đạt tiêu chuẩn trong quá trình kiểm tra, giám sát

1. Trong quá trình phân tích mẫu mật ong, nếu phát hiện thấy những chỉ tiêu vệ sinh thú y bắt buộc phải kiểm tra, vượt quá giới hạn cho phép, Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương I tiến hành:

a) Thông báo ngay kết quả phân tích cho Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mật ong biết.

b) Yêu cầu Doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp điều chỉnh thích hợp.

c) Đình chỉ ngay việc xuất khẩu mật ong của các Doanh nghiệp vi phạm:

Tiến hành điều tra cơ sở sản xuất mật ong không đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y thực phẩm, trên cơ sở đó yêu cầu áp dụng các biện pháp cần thiết để triệt tiêu các nguyên nhân trên; cơ sở sản xuất mật ong không đạt tiêu chuẩn, đình chỉ việc xuất khẩu mật ong cho đến tận mùa vụ thu hoạch mật ong mới; việc xuất khẩu chỉ được tiếp tục sau khi đã xác định rõ nguyên nhân làm mật ong không đạt tiêu chuẩn và có biện pháp xử lý hiệu quả được công nhận.

d) Báo cáo kết quả phân tích mẫu về Cục Thú y và thông báo cho cơ quan thú y có liên quan để phối hợp kiểm tra, giám sát.

2. Cục Thú y chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra trong vòng 01 năm liền đối với những cơ sở vi phạm các quy định.

Điều 20. Trường hợp các lô hàng được xuất khẩu, nếu nước nhập khẩu phát hiện có các chất tồn dư độc hại, hoặc chất tồn dư vượt quá giới hạn cho phép hoặc không đúng nguồn gốc thì chủ hàng hoặc đơn vị sản xuất lô hàng phải thông báo cho Cục Thú y để phối hợp với các cơ quan liên quan và nước nhập khẩu bàn biện pháp để xử lý lô hàng, đồng thời chủ hàng phải chịu toàn bộ chi phí cho việc xử lý lô hàng.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 21. Trách nhiệm của Cục Thú y

1. Hướng dẫn Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố có liên quan đến chăn nuôi ong thực hiện việc theo dõi, giám sát việc sản xuất và sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi ong.

2. Phối hợp với Hội Nuôi ong Việt Nam và Công ty sản xuất, kinh doanh mật ong tập huấn, hướng dẫn người chăn nuôi ong những hiểu biết về việc sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi ong.

3. Hướng dẫn việc xử lý các vi phạm trong việc sử dụng kháng sinh bị cấm dùng trong chăn nuôi ong.

4. Theo dõi các hoạt động của các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mật ong xuất khẩu trong hệ thống giám sát;

5. Phối hợp với Hội Nuôi ong Việt Nam đề xuất tổ chức các đợt kiểm tra hàng năm; nếu Doanh nghiệp nào đảm bảo các yêu cầu theo quy định thì được phép sản xuất, kinh doanh mật ong xuất khẩu.

6. Tổng hợp các thông tin, phân tích đánh giá, điều chỉnh các hoạt động phù hợp với yêu cầu đã được đặt ra.

7. Đề xuất việc điều chỉnh, xử lý các vi phạm về sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu mật ong.

8. Tổng hợp kế hoạch hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch, các điều chỉnh, xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu mật ong cho các nước nhập khẩu.

Điều 22. Trách nhiệm của Hội nuôi ong Việt Nam

Hội Nuôi ong Việt Nam phối hợp với Cục Thú y và các cơ quan liên quan:

1. Lập danh mục và cập nhật hồ sơ, mã số các cơ sở chăn nuôi ong, các Công ty sản xuất, kinh doanh mật ong xuất khẩu.

2. Tổ chức hướng dẫn, tập huấn cho các Công ty sản xuất, kinh doanh mật ong xuất khẩu và các cơ sở chăn nuôi ong thực hiện chương trình HACCP, GMP, VietGAP và các quy định, hướng dẫn trong việc sản xuất, kinh doanh và chăn nuôi ong, nhằm đáp ứng các yêu cầu vệ sinh thú y đối với mật ong xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng

3. Xử lý vi phạm trong chăn nuôi ong, kinh doanh mật ong.

Điều 23. Trách nhiệm của Cơ quan Thú y vùng

1. Thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tình hình sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu mật ong từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh mật ong trên địa bàn quản lý.

2. Thực hiện việc kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu mật ong theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

3. Thực hiện các hoạt động điều chỉnh, xử lý các vi phạm trong quá trình sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu mật ong, thuốc thú y trong nuôi ong và chế biến thức ăn nuôi ong.

4. Báo cáo kết quả hoạt động về Cục Thú y và thông báo cho các đối tượng có liên quan khác.

Điều 24. Trách nhiệm của các Chi cục Thú y nơi sản xuất mật ong

1. Thực hiện việc theo dõi, giám sát việc sản xuất và sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi ong trên địa bàn quản lý.

2. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Cục Thú y trong việc kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh mật ong trên địa bàn.

2. Xử phạt các vi phạm trong việc sử dụng các thuốc kháng sinh cấm sử dụng trong chăn nuôi ong theo quy định của pháp luật.

Điều 25. Trách nhiệm của các Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương I và II

1. Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương I: Lập kế hoạch giám sát, thực hiện việc giám sát, lấy mẫu và phân tích mẫu hàng năm theo kế hoạch đã thông báo cho các nước nhập khẩu; tổng hợp và báo cáo số liệu về Cục Thú y sau các đợt lấy mẫu và thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức của người chăn nuôi, phổ biến, áp dụng các biện pháp thực hành chăn nuôi tốt (GAHP). Lập hồ sơ các Công ty sản xuất, kinh doanh mật ong xuất khẩu và hệ thống lưu trữ các thông tin, dữ liệu liên quan.

2. Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương II : Tham gia các đợt kiểm tra các cơ sở chăn nuôi, kinh doanh mật ong xuất khẩu và phổ biến, hướng dẫn người chăn nuôi ong, kinh doanh mật ong áp dụng các biện pháp để đảm bảo vệ sinh thú y đối với mật ong theo phân công của Cục Thú y.

Điều 26. Đối với các Công ty sản xuất, kinh doanh mật ong xuất khẩu

1. Chấp hành các quy định về sản xuất mật ong tốt (GMP).

2. Thực hiện việc lấy mẫu, gửi mẫu phân tích theo kế hoạch hàng năm.

3. Lập sổ sách theo dõi, giám sát nguồn gốc của từng lô hàng để phục vụ cho công việc truy tìm nguồn gốc.

4. Tham gia cùng với các cơ quan có chức trách trong việc kiểm tra, giám sát tình hình sản xuất mật ong của các cơ sở có liên quan.

5. Tổ chức học tập, nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi ong, kinh doanh mật ong; trao đổi thông tin để kịp thời điều chỉnh, xử lý những vi phạm xẩy ra trong quá trình sản xuất.

6. Thông báo kết quả hoạt động của đơn vị, những sai phạm, xử lý sai phạm, các thông tin có liên quan đến các tổ chức, đơn vị có liên quan.

Điều 27. Trách nhiệm của các cơ sở chăn nuôi ong

1. Chấp hành các quy định về thực hành chăn nuôi tốt (GAHP).

2. Không sử dụng kháng sinh bị cấm trong chăn nuôi ong.

3. Chỉ sử dụng những loại thuốc thú y đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép.

4. Thường xuyên thông báo diễn biến tình hình dịch bệnh của ong, tình hình sản xuất mật ong đến các cơ quan có liên quan để xử lý.

5. Lập danh sách theo dõi từng đàn ong để phục vụ cho công tác truy nguyên nguồn gốc.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 28. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

Nơi nhận:
- Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư Pháp;
- Văn phòng EU tại Hà Nội;
- Văn phòng EU tại Brussel-Bỉ;
- Các Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng;
- Các đơn vị thuộc Cục Thú y;
- Sở NN và PTNT các tỉnh, thành phố;
- Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố;
- Hội Nuôi ong Việt Nam;
- Công ty CP Ong Trung ương;
- Các Công ty sản xuất, kinh doanh mật ong;
- Các Công ty sản xuất, kinh doanh thuốc thú y và thức ăn cho ong có liên quan;
- Công báo Chính phủ, Website Chính phủ;
- Lưu: VT, TY.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Diệp Kỉnh Tần

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 23/2009/TT-BNN ngày 29/04/2009 Quy định kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y đối với sản xuất, kinh doanh mật ong do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.077

DMCA.com Protection Status
IP: 18.225.254.81
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!