Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 222/2009/TT-BTC hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử

Số hiệu: 222/2009/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành: 25/11/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 222/2009/TT-BTC

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2009

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THÍ ĐIỂM THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ

Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005;
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định 79/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ quy định về điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan;
Căn cứ Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính;
Căn cứ Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định 149/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử; Quyết định 103/2009/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định 149/2005/QĐ-TTg ;

Bộ Tài chính hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử như sau:

Chương I

HƯỚNG DẪN CHUNG

Điều 1. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thực hiện thủ tục hải quan điện tử;

2. Cơ quan hải quan, công chức hải quan;

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan thuộc phạm vi áp dụng của thủ tục hải quan điện tử.

Điều 2. Phạm vi áp dụng

1. Thí điểm thủ tục hải quan điện tử được áp dụng đối với:

1.1. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa;

1.2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài hoặc đặt gia công tại nước ngoài;

1.3. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu;

1.4. Hàng hóa đưa vào, đưa ra doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp ưu tiên;

1.5. Hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan;

1.6. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư;

1.7. Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất;

1.8. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ;

1.9. Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại;

1.10. Hàng hóa đã nhập khẩu nhưng phải xuất trả;

1.11. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu.

2. Căn cứ tình hình thực tế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định lộ trình triển khai thí điểm.

3. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trong trường hợp Thông tư này không quy định.

Điều 3. Giải thích thuật ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thủ tục hải quan điện tử: là thủ tục hải quan trong đó việc khai báo, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, ra quyết định được thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

2. Thông điệp dữ liệu điện tử hải quan: Là thông tin được tạo ra, gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử theo định dạng chuẩn để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

3. Chứng từ điện tử: Là chứng từ tạo ra theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Chương I Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính được sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

4. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Là hệ thống thông tin do Tổng cục Hải quan quản lý tập trung, thống nhất, sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

5. Hệ thống khai hải quan điện tử: Là hệ thống thông tin do người khai hải quan quản lý, sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

6. Hệ thống khai hải quan điện tử dự phòng: Là hệ thống thông tin do Tổng cục Hải quan quản lý tại cơ quan hải quan, được sử dụng để người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử khi có sự cố ngoài Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

7. Thông quan hàng hoá: Là việc cơ quan hải quan cho phép hàng hoá đã hoàn thành các thủ tục hải quan cần thiết được xuất khẩu, nhập khẩu hoặc hoàn thành các thủ tục hải quan và chuyển sang một chế độ quản lý hải quan khác.

8. Giải phóng hàng: Là việc cơ quan hải quan cho phép hàng hoá đang trong quá trình làm thủ tục thông quan được đặt dưới quyền quyết định của người khai hải quan.

9. Đưa hàng hóa về bảo quản: Là việc cơ quan hải quan cho phép hàng hoá đang trong quá trình làm thủ tục thông quan được đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan khi đã đáp ứng các điều kiện về giám sát hải quan do Tổng cục Hải quan quy định hoặc giao cho người khai hải quan tự bảo quản nguyên trạng hàng hóa chờ thông quan.

10. Hàng đã qua khu vực giám sát hải quan: Là hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được đưa vào hoặc được đưa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan bao gồm các khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng nội địa (tiếng Anh Inland Clearance Depot, viết tắt là ICD), kho ngoại quan, bưu điện quốc tế.

Điều 4. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan

1. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, quản lý thuế được thực hiện theo quy định tại Điều 15 Luật Hải quan; Điều 4 Luật Quản lý thuế.

2. Nguyên tắc kiểm tra, giám sát hải quan.

2.1 Đối tượng chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Hồ sơ hải quan và các chứng từ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2.2. Kiểm tra hải quan được thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan và sau thông quan.

3. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hồ sơ hải quan và các chứng từ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở kết quả phân tích thông tin, đánh giá quá trình chấp hành pháp luật của người khai hải quan, người nộp thuế; có ưu tiên và tạo thuận lợi tới mức độ chấp nhận thông quan trên cơ sở thông tin khai Tờ khai hải quan điện tử với các đối tượng không thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

3.1. Không tuân thủ pháp luật hải quan;

3.2. Có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan;

3.3. Kết quả phân tích, đánh giá xác định mức độ rủi ro cao.

4. Căn cứ và thẩm quyền quyết định hình thức và mức độ kiểm tra.

4.1 Căn cứ quyết định hình thức, mức độ kiểm tra:

a. Quy định của pháp luật về kiểm tra hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

b. Kết quả phân tích thông tin, đánh giá mức độ rủi ro trong quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kết quả phân tích thông tin, đánh giá chấp hành pháp luật về hải quan của tổ chức, cá nhân thực hiện hoặc có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;

c. Thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan;

d. Lựa chọn ngẫu nhiên để đánh giá mức độ tuân thủ của đối tượng quản lý hải quan.

4.2. Thẩm quyền quyết định hình thức, mức độ kiểm tra:

Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử, trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp, quyết định hình thức và mức độ kiểm tra; quyết định thay đổi hình thức và mức độ kiểm tra do hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đưa ra, khi có thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan;

Việc quyết định hình thức và mức độ kiểm tra của Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử thể hiện thông qua việc quyết định cập nhật hoặc chấp nhận hồ sơ rủi ro hoặc thực hiện trực tiếp trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

5. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan bị áp dụng mức độ kiểm tra tới toàn bộ hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa tới toàn bộ lô hàng.

6. Khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử người khai hải quan phải sử dụng thống nhất bản khai điện tử, các mẫu biểu theo quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II Thông tư này.

Điều 5. Quản lý rủi ro

1. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong việc phân luồng, quyết định hình thức mức độ kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Trên cơ sở quản lý rủi ro, các chứng từ theo quy định phải đi kèm tờ khai hải quan điện tử có thể không phải nộp, không phải xuất trình, phải xuất trình, phải nộp cho cơ quan hải quan.

3. Việc áp dụng quản lý rủi ro thực hiện theo quy định tại Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC ngày 4/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, quy định áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

Tổng cục Hải quan quy định cụ thể về quản lý rủi ro đối với việc phân luồng, quyết định hình thức mức độ kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và một số bước nghiệp vụ khác hỗ trợ cho việc phân luồng, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra đối với thủ tục hải quan điện tử gồm:

3.1. Kiểm tra sơ bộ thông tin khai Tờ khai hải quan điện tử;

3.2. Quyết định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu;

3.3. Quyết định cho phép chậm nộp chứng từ thuộc hồ sơ hải quan;

3.4. Chứng từ chuyển đổi từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử;

3.5. Lấy mẫu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

3.6. Kiểm tra định mức nguyên liệu sản phẩm loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu.

Điều 6. Người khai hải quan điện tử

1. Người khai hải quan điện tử bao gồm:

1.1. Chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (gồm cả thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu hàng hoá theo quy định của pháp luật);

1.2. Tổ chức được chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác;

1.3. Đại lý làm thủ tục hải quan.

2. Đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử

2.1. Người khai hải quan thực hiện đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử theo mẫu “Đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử” và nộp bản đăng ký cho Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

Đại lý làm thủ tục hải quan điện tử có thể thực hiện việc đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử cho chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở được uỷ quyền.

2.2. Trong thời gian 08 giờ làm việc kể từ khi nhận bản đăng ký hợp lệ, Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử thông báo chấp nhận hoặc từ chối có nêu rõ lý do.

Việc gửi thông tin về tài khoản truy nhập Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Hải quan cho người khai hải quan được thực hiện theo quy trình bảo mật.

2.3. Người khai hải quan có trách nhiệm bảo mật tài khoản để sử dụng khi giao dịch với cơ quan hải quan thông qua Hệ thống khai hải quan điện tử hoặc Hệ thống khai hải quan điện tử dự phòng.

2.4. Tài khoản truy nhập Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có giá trị để giao dịch, làm thủ tục hải quan với tất cả các Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan, người nộp thuế

1. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 23 Luật Hải quan; Điều 6, Điều 7, Điều 30 Luật Quản lý thuế; các luật về chính sách thuế; Điều 4 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý thuế; Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính; khoản 3 Điều 1 Quyết định 103/2009/QĐ-TTg ngày 12/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan phải sử dụng chữ ký số.

Trường hợp chưa có chữ ký số được sử dụng tài khoản truy nhập Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để thực hiện thủ tục hải quan điện tử và chịu trách nhiệm về các giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật.

3. Cung cấp thông tin, tạo điều kiện để cơ quan hải quan truy cập được vào Hệ thống khai hải quan điện tử phục vụ việc kiểm tra, thanh tra.

4. Thực hiện ngay việc nộp lệ phí làm thủ tục hải quan và các loại phí khác do cơ quan hải quan thu hộ các Hiệp hội, tổ chức trước khi thông quan hàng hoá hoặc nộp vào ngày 01 đến ngày 10 tháng sau cho các lô hàng đã được thông quan tháng trước.

Điều 8. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan, công chức hải quan

1. Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn quy định tại Điều 27 Luật Hải quan; Điều 8, Điều 9 Luật Quản lý thuế; các luật về chính sách thuế; Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính.

2. Công chức hải quan thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn trừ trách nhiệm cá nhân khi đã thực hiện đúng các quy định tại Thông tư này và quy trình hướng dẫn của Tổng cục Hải quan nhưng không phát hiện được vi phạm pháp luật về hải quan.

Điều 9. Hồ sơ hải quan

1. Hồ sơ hải quan bao gồm:

1.1.Tờ khai hải quan điện tử (có thể thể hiện ở dạng văn bản giấy);

1.2. Các chứng từ đi kèm tờ khai có thể ở dạng điện tử hoặc văn bản giấy.

2. Chứng từ điện tử :

2.1. Chứng từ điện tử có giá trị để làm thủ tục hải quan điện tử như chính chứng từ đó thể hiện ở dạng văn bản giấy;

2.2. Chứng từ điện tử có thể được chuyển đổi từ chứng từ ở dạng văn bản giấy nếu đảm bảo các điều kiện sau: phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ giấy; có xác nhận trên chứng từ giấy “ĐÃ CHUYỂN ĐỔI SANG DẠNG ĐIỆN TỬ” theo “Mẫu dấu chứng nhận đã chuyển đổi sang dạng điện tử” về việc đã được chuyển đổi từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử, có chữ ký và họ tên của người khai hải quan. Trong trường hợp người khai hải quan là pháp nhân thì người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật ký trên chứng từ giấy đã được chuyển đổi sang chứng từ điện tử.

Khi thực hiện chuyển đổi, ngoài các chứng từ theo quy định phải có của hồ sơ hải quan, người khai hải quan phải lưu giữ chứng từ điện tử chuyển đổi theo quy định.

3. Tờ khai hải quan điện tử và các chứng từ đi kèm tờ khai ở dạng điện tử lưu giữ tại Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có đầy đủ giá trị pháp lý để làm thủ tục hải quan, xử lý tranh chấp khi được người khai hải quan sử dụng tài khoản truy nhập Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

Điều 10. Thời gian khai và làm thủ tục hải quan điện tử

1. Thời hạn người khai hải quan phải khai tờ khai hải quan điện tử đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan.

Đối với hàng hoá nhập khẩu, ngày hàng hoá đến cửa khẩu là ngày ghi trên dấu của cơ quan hải quan đóng lên bản khai hàng hoá (bản lược khai hàng hoá) trong hồ sơ phương tiện vận tải nhập cảnh (đường biển, đường hàng không, đường sắt) hoặc ngày ghi trên tờ khai phương tiện vận tải qua cửa khẩu hoặc sổ theo dõi phương tiện vận tải.

2. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận tờ khai hải quan điện tử 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Cơ quan hải quan kiểm tra, đăng ký tờ khai hải quan điện tử trong giờ hành chính. Việc thực hiện thủ tục hải quan ngoài giờ hành chính do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử xem xét, quyết định trên cơ sở đăng ký trước của người khai hải quan.

3. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực của tờ khai hải quan quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 18 Luật Hải quan được áp dụng các chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu lực tại thời điểm cơ quan hải quan chấp nhận đăng ký, cấp số tờ khai hải quan.

Chương II

THỦ TỤC HẢI QUAN; KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ

Điều 11. Hồ sơ hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá

1. Hồ sơ hải quan điện tử đối với hàng hoá xuất khẩu:

1.1. Tờ khai hải quan điện tử: Bản điện tử;

Trong trường hợp phải xuất trình, nộp bản giấy theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền, tờ khai hải quan điện tử và một số chứng từ được in ra giấy theo mẫu quy định, gồm: Tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu, Phụ lục tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu (nếu có), Bản kê (nếu có);

1.2. Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các chứng từ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng: 01 bản điện tử hoặc bản sao ở dạng giấy; hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (nếu xuất khẩu uỷ thác) 01 bản sao;

Hợp đồng mua bán hàng hoá phải là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là ngôn ngữ khác thì người khai hải quan phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch.

1.3. Trong trường hợp cụ thể dưới đây hồ sơ hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu phải có thêm các chứng từ sau:

a. Chứng từ vận tải chính thức (là chứng từ cuối cùng mà người gửi hàng nhận từ người vận tải. Nếu thanh toán theo phương thức tín dụng thì chứng từ này được ngân hàng chấp nhận thanh toán): 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính hoặc hoá đơn tài chính đối với hàng hoá bán cho doanh nghiệp chế xuất trong trường hợp người khai hải quan đề nghị cơ quan hải quan xác nhận thực xuất;

b. Bản kê chi tiết hàng hoá trong trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: 01 bản chính;

c. Giấy phép xuất khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu theo quy định của pháp luật: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc bản sao khi xuất khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu, lập phiếu theo dõi trừ lùi;

d. Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế xuất khẩu, phải có:

d.1. Danh mục hàng hóa miễn thuế kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi đã được đăng ký tại cơ quan hải quan, đối với các trường hợp phải đăng ký danh mục theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 101 Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu và trừ lùi;

d.2. Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hoá, trong đó có quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hoá không bao gồm thuế xuất khẩu (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu xuất khẩu); hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hàng hoá, trong đó có quy định giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế xuất khẩu (đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu): nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu;

d.3. Giấy tờ khác chứng minh hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế;

d.4. Bảng kê danh mục, tài liệu của hồ sơ đề nghị miễn thuế.

đ. Các chứng từ khác phải có theo quy định của pháp luật liên quan: 01 bản sao.

2. Hồ sơ hải quan điện tử đối với hàng hoá nhập khẩu:

2.1. Tờ khai hải quan điện tử: Bản điện tử;

Trong trường hợp phải xuất trình, nộp bản giấy theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền, tờ khai hải quan điện tử và một số chứng từ được in ra giấy theo mẫu quy định, gồm: Tờ khai hải quan điện tử nhập khẩu, Phụ lục tờ khai hải quan điện tử (nếu có), Bản kê (nếu có);

2.2. Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng: 01 Bản điện tử hoặc bản sao; hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá (nếu nhập khẩu uỷ thác): nộp 01 bản sao;

Hợp đồng mua bán hàng hoá phải là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là ngôn ngữ khác thì người khai hải quan phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch.

2.3. Hóa đơn: bản điện tử hoặc 01 bản chính;

2.4. Chứng từ vận tải chính thức (trừ hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa): 01 bản chuyển đổi từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử; 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc sao chụp từ bản chính có ghi chữ copy;

Đối với hàng hoá nhập khẩu qua bưu điện quốc tế nếu không có vận tải đơn thì người khai hải quan khai thông tin mã số gói bưu kiện, bưu phẩm hoặc sử dụng danh mục bưu kiện, bưu phẩm do Bưu điện lập.

Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì sử dụng bản khai hàng hoá (cargo manifest) thay cho vận tải đơn.

2.5. Trong các trường hợp cụ thể dưới đây hồ sơ hải quan điện tử đối với hàng hóa nhập khẩu phải có thêm các chứng từ sau:

a. Bản kê chi tiết hàng hoá trong trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: Bản điện tử hoặc 01 bản chính hoặc 01 bản fax, telex, điện báo và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

b. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật: 01 bản chính của Giấy đăng ký kiểm tra hoặc Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền;

c. Chứng thư giám định trong trường hợp hàng hoá được thông quan trên cơ sở kết quả giám định: bản điện tử hoặc 01 bản chính;

d. Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu trong trường hợp hàng hoá thuộc diện phải khai Tờ khai trị giá: Bản khai điện tử;

đ. Giấy phép nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc bản sao khi nhập khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu, lập phiếu theo dõi trừ lùi;

e. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): bản điện tử hoặc 01 bản chính trong các trường hợp:

e.1. Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam (trừ hàng hoá nhập khẩu có trị giá FOB không vượt quá 200 USD) theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó;

e.2. Hàng hoá nhập khẩu được Việt Nam và các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;

e.3. Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, các biện pháp về thuế để tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan;

e.4. Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương mà Việt Nam là thành viên.

C/O đã nộp cho cơ quan hải quan thì không được sửa chữa nội dung hoặc thay thế, trừ trường hợp do chính cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền cấp C/O sửa đổi, thay thế trong thời hạn quy định của pháp luật. Trường hợp các Hiệp định về xuất xứ có quy định phải nộp thêm bản sao C/O thì thực hiện theo các Hiệp định đó.

g. Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu nêu tại Điều 100 Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 phải có:

g.1. Danh mục hàng hóa miễn thuế kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi đã được đăng ký tại cơ quan hải quan, đối với các trường hợp phải đăng ký danh mục theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 101 Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu và trừ lùi;

g.2. Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hoá, trong đó có quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hoá không bao gồm thuế nhập khẩu (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu); hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, trong đó có quy định giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế nhập khẩu (đối với trường hợp uỷ thác nhập khẩu): nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính lần xuất khẩu đầu tiên để đối chiếu;

g.3. Giấy tờ khác chứng minh hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế;

g.4. Bảng kê danh mục, tài liệu của hồ sơ đề nghị miễn thuế.

h. Tờ khai xác nhận viện trợ không hoàn lại của cơ quan tài chính theo quy định tại Thông tư số 82/2007/TT-BTC ngày 12/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước đối với hàng hoá là hàng viện trợ không hoàn lại thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng: nộp 01 bản chính.

Trường hợp chủ dự án ODA không hoàn lại, nhà thầu chính thực hiện dự án ODA không hoàn lại thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về thuế thì phải có thêm giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hoá, trong đó quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hoá không bao gồm thuế nhập khẩu (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu); hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, trong đó quy định giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế nhập khẩu (đối với trường hợp uỷ thác nhập khẩu): nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.

i. Giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp đối với giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu;

k. Hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng là máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê, phải có:

k.1. Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu và hợp đồng bán hàng cho các doanh nghiệp theo kết quả đấu thầu (ghi rõ giá hàng hoá phải thanh toán không bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng do cơ sở trúng thầu hoặc được chỉ định thầu nhập khẩu: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính lần nhập khẩu đầu tiên để đối chiếu;

k.2. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ cho các tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hoặc hợp đồng khoa học và công nghệ giữa bên đặt hàng với bên nhận đặt hàng thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ kèm theo bản xác nhận của đại diện doanh nghiệp hoặc thủ trưởng cơ quan nghiên cứu khoa học và cam kết sử dụng trực tiếp hàng hoá nhập khẩu cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: nộp 01 bản chính;

k.3. Xác nhận và cam kết của đại diện doanh nghiệp về việc sử dụng máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt: nộp 01 bản chính;

k.4. Xác nhận và cam kết của đại diện doanh nghiệp về việc sử dụng tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê: nộp 01 bản chính;

k.5. Hợp đồng thuê ký với nước ngoài đối với trường hợp thuê tàu bay, giàn khoan, tàu thuỷ; loại trong nước chưa sản xuất được của nước ngoài dùng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê: xuất trình 01 bản chính.

l. Giấy xác nhận hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho quốc phòng của Bộ Quốc phòng hoặc phục vụ trực tiếp cho an ninh của Bộ Công an đối với hàng hoá nhập khẩu là vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị giá tăng: nộp 01 bản chính;

m. Bản đăng ký vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá tiêu thụ trong nước đối với trường hợp nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng tiêu dùng do Bộ Công thương công bố nhưng sử dụng làm vật tư, nguyên liệu để trực tiếp sản xuất hàng hoá tiêu thụ trong nước. Doanh nghiệp muốn được áp dụng thời hạn nộp thuế 30 ngày cho hàng hóa này thì đăng ký trước khi nhập khẩu với Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo mẫu quy định. Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan không phải nộp bản này, cơ quan hải quan sử dụng bản lưu tại cơ quan hải quan;

n. Các chứng từ khác phải có theo quy định của pháp luật liên quan: bản điện tử hoặc 01 bản sao.

3. Các giấy tờ là bản sao quy định tại Điều này do người đứng đầu thương nhân hoặc người được người đứng đầu thương nhân uỷ quyền xác nhận, ký tên, đóng dấu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của các giấy tờ này.

Điều 12. Khai hải quan điện tử

Khi khai hải quan điện tử, người khai hải quan thực hiện:

1. Tạo thông tin khai tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá (trường hợp hàng hóa thuộc diện phải khai tờ khai trị giá theo quy định hiện hành) trên Hệ thống khai hải quan điện tử theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai.

Trường hợp người khai hải quan là đại lý làm thủ tục hải quan phải khai rõ nội dung uỷ quyền.

Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình khác nhau thì phải khai trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo từng loại hình tương ứng.

Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện được giảm mức thuế suất so với quy định hoặc hưởng mức thuế xuất ưu đãi đặc biệt người khai hải quan phải khai rõ việc giảm thuế suất hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt theo quy định nào. Việc khai nội dung này thực hiện trên tiêu chí “ghi chép khác” của tờ khai hải quan điện tử.

2. Gửi tờ khai hải quan điện tử đến cơ quan hải quan.

3. Tiếp nhận thông tin phản hồi của cơ quan hải quan và thực hiện theo hướng dẫn:

3.1. Nhận “Thông báo từ chối tờ khai hải quan điện tử”, thực hiện việc sửa đổi, bổ sung tờ khai hải quan điện tử theo hướng dẫn của cơ quan hải quan. Sau khi sửa đổi, bổ sung tiếp tục gửi đến cơ quan hải quan.

3.2. Nhận “Quyết định hình thức mức độ kiểm tra”; “Thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử” theo một trong các hình thức dưới đây và thực hiện:

a. Chấp nhận thông tin khai tờ khai hải quan điện tử cho phép “Thông quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hoá về bảo quản”.

a.1. Người khai hải quan thực hiện in, ký tên, đóng dấu: Tờ khai hải quan điện tử (02 bản) dựa trên tờ khai hải quan điện tử đã được cơ quan hải quan chấp nhận; Phụ lục tờ khai hải quan điện tử (02 bản) nếu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có từ 4 mặt hàng trở lên; các Bản kê (02 bản nếu có) (sau đây gọi là Tờ khai hải quan điện tử in).

a.2. Xuất trình tại Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử 02 Tờ khai hải quan điện tử in để xác nhận “Thông quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hoá về bảo quản”, nhận lại 01 Tờ khai hải quan điện tử in, xuất trình cùng hàng hoá tại khu vực giám sát để xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát hải quan” và làm tiếp các thủ tục;

Hoặc xuất trình 01 Tờ khai hải quan điện tử in cùng hàng hoá để xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát hải quan” tại khu vực giám sát hải quan có kết nối với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Sử dụng tờ khai hải quan điện tử in đã có xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát hải quan” làm chứng từ đi đường đối với hàng nhập khẩu và làm tiếp thủ tục đối với hàng xuất khẩu.

Trong thời hạn quy định của pháp luật về lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, nếu người khai hải quan có nhu cầu cần xác nhận “Thông quan” trên Tờ khai hải quan điện tử in, người khai hải quan xuất trình 02 tờ khai hải quan điện tử in (01 tờ đã có xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát hải quan”) đến Chi cục hải quan nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan điện tử để xác nhận thông quan hàng hoá.

b. Nộp chứng từ điện tử thuộc hồ sơ hải quan điện tử để kiểm tra trước khi cho phép thông quan hàng hoá

Người khai hải quan thực hiện việc tạo thông tin các chứng từ hải quan điện tử theo yêu cầu trên Hệ thống khai hải quan điện tử, gửi đến cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và nhận “Quyết định hình thức mức độ kiểm tra”; “Thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử” và thực hiện theo một trong các hình thức dưới đây:

b.1. “Thông quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hoá về bảo quản”: Người khai hải quan thực hiện công việc quy định tại a.1, a.2 Tiết a Điểm 3.2 Khoản 3 Điều này;

b.2. Xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử để kiểm tra: người khai hải quan thực hiện các công việc quy định tại Tiết c Điểm 3.2 Khoản 3 Điều này;

b.3. Xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử và hàng hoá để kiểm tra: người khai hải quan thực hiện các công việc quy định tại Tiết d Điểm 3.2 Khoản 3 Điều này;

c. Xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử để kiểm tra trước khi cho phép thông quan hàng hoá:

Nộp, xuất trình 02 Tờ khai hải quan điện tử in cùng các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan để Chi cục hải quan nơi hiện thủ tục hải quan điện tử kiểm tra theo yêu cầu; Nhận 01 Tờ khai hải quan điện tử in đã quyết định “Thông quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hoá về bảo quản” và 01 phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ giấy, xuất trình cùng hàng hoá tại khu vực giám sát để kiểm tra, xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát hải quan” và làm tiếp các thủ tục.

d. Xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử và hàng hoá để kiểm tra;

Nộp, xuất trình 02 Tờ khai hải quan điện tử in cùng các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo yêu cầu; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử kiểm tra, nhận lại và thực hiện theo một trong các trường hợp sau:

d.1. 01 Tờ khai hải quan điện tử in đã quyết định “Cho phép hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu” và 01 phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ giấy, xuất trình cùng hàng hoá tại khu vực giám sát để kiểm tra, xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát hải quan” làm chứng từ đi đường đối với hàng nhập khẩu xin chuyển cửa khẩu.

d.2. 01 Tờ khai hải quan điện tử in đã quyết định “Thông quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hoá về bảo quản” và 01 phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ giấy, 01 phiếu ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá, xuất trình cùng hàng hoá tại khu vực giám sát (trừ hàng hoá tại tiết d.1 điểm d khoản 3 Điều này) để kiểm tra, xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát hải quan” làm chứng từ đi đường đối với hàng nhập khẩu đã kiểm tra thực tế hàng hoá tại cửa khẩu và làm tiếp thủ tục đối với hàng xuất khẩu hoặc lưu người khai hải quan.

đ. Đối với hàng hóa được Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử cho phép “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hoá về bảo quản” tại tiết a, b, c, d Điểm này thì sau khi đã giải phóng hàng hoặc mang hàng hoá về bảo quản người khai hải quan phải tiếp tục thực hiện các yêu cầu của cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục thông quan hàng hoá.

4. Đối với các trường hợp cần xác nhận thực xuất cho lô hàng xuất khẩu, người khai hải quan khai bổ sung thông tin về chứng từ vận tải chính thức hoặc hoá đơn tài chính (đối với hàng hóa xuất khẩu đưa vào doanh nghiệp chế xuất) và nhận “Thông báo đã thực xuất” của cơ quan hải quan.

5. Người khai hải quan được phép chậm nộp/xuất trình bản chính một số chứng từ trong hồ sơ hải quan trừ giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật và phải khai về việc chậm nộp trên tờ khai hải quan điện tử. Người khai hải quan phải khai hoặc nộp hoặc xuất trình các chứng từ theo yêu cầu cơ quan hải quan trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan điện tử.

Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử quyết định cho phép chậm nộp chứng từ.

6. Khai tờ khai chưa hoàn chỉnh

6.1. Người khai hải quan được phép khai tờ khai hải quan điện tử chưa hoàn chỉnh (được tạo theo các tiêu chí và khuôn dạng quy định tại Khoản 1 Điều này) để làm thủ tục hải quan khi đáp ứng điều kiện sau:

a. Người khai hải quan vẫn phải khai các thông tin chưa hoàn chỉnh trên cơ sở các chứng từ hiện có thuộc hồ sơ hải quan điện tử;

b. Việc xác định mã số hàng hoá không được khác mã số hàng hoá trong tờ khai hải quan điện tử hoàn chỉnh được hoàn tất sau này. Trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải qua phân tích, giám định mới xác định được mã số hàng hoá, Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử quyết định từng trường hợp cụ thể;

c. Các thông tin liên quan trực tiếp đến hàng hóa phải khai hoàn chỉnh bao gồm: Thông tin về giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu nếu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải có giấy phép, về đáp ứng điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện theo quy định của pháp luật; Thông tin về kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn, chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi thông quan.

6.2. Người khai hải quan phải hoàn tất tờ khai hải quan điện tử theo quy định tại Khoản 1 Điều này ngay sau khi có thông tin hoàn chỉnh về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trên cơ sở chứng từ thuộc hồ sơ hải quan phải có trong thời hạn quy định của pháp luật, để hoàn thành thủ tục hải quan điện tử.

6.3. Việc chấp nhận tờ khai hải quan điện tử chưa hoàn chỉnh do Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử quyết định từng trường hợp cụ thể.

Điều 13. Sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan

1. Việc sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

1.1. Sửa chữa, khai bổ sung hồ sơ hải quan trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc trước khi quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hoá;

1.2. Sửa chữa, khai bổ sung khi hàng hoá đã được “Thông quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hoá về bảo quản” nhưng phải trong thời hạn sáu mươi ngày và trước khi cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra sau thông quan, nếu việc sửa chữa, bổ sung nội dung tờ khai hải quan điện tử không ảnh hưởng đến chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

1.3. Khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan đối với các nội dung có sai sót gây ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a. Sai sót do người nộp thuế, người khai hải quan tự phát hiện, tự giác khai báo với cơ quan hải quan;

b. Thời điểm khai báo trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế;

c. Có sai sót về tính toán số tiền thuế phải nộp; sai sót về trị giá, xuất xứ, mã số, mức thuế suất, số tiền thuế phải nộp trên hồ sơ hải quan đã nộp cho cơ quan hải quan;

d. Người khai hải quan, người nộp thuế phải có đủ cơ sở chứng minh và cơ quan hải quan có đủ cơ sở, điều kiện kiểm tra, xác định tính trung thực, chính xác và hợp pháp của việc khai bổ sung.

2. Nội dung sửa chữa, khai bổ sung bao gồm:

2.1. Khai bổ sung thông tin làm cơ sở xác định các yếu tố, căn cứ tính thuế hoặc xác định đối tượng không chịu thuế; hoặc xác định đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế;

2.2. Khai bổ sung số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế đã nộp, số tiền thuế chênh lệch còn phải nộp hoặc số tiền thuế chênh lệch nộp thừa (nếu có), số tiền phạt chậm nộp của số tiền thuế khai bổ sung (nếu người nộp thuế đã nộp tiền thuế khai bổ sung quá thời hạn nộp thuế) đối với từng mặt hàng và của cả tờ khai hải quan; cam kết về tính chính xác, hợp pháp của chứng từ, hồ sơ khai bổ sung;

2.3. Khai sửa chữa, bổ sung thông tin khác trên tờ khai hải quan.

3. Thủ tục sửa chữa, khai bổ sung:

Khi sửa chữa, khai bổ sung theo quy định tại Khoản 1 Điều này, người khai hải quan tạo thông tin sửa chữa, bổ sung trên Tờ khai hải quan điện tử, nêu rõ lý do sửa chữa, bổ sung; gửi đến cơ quan hải quan; nhận “Thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử” và thực hiện các yêu cầu tại thông báo hướng dẫn thủ tục hải quan.

Trường hợp phải xuất trình, nộp bản giấy theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền, tờ khai hải quan điện tử và một số chứng từ được in ra giấy theo mẫu quy định, gồm:

- Tờ khai hải quan điện tử, Phụ lục tờ khai hải quan điện tử (nếu có), Bản kê (nếu có);

- Tờ khai hải quan điện tử bổ sung trong trường hợp cơ quan hải quan đã xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát hải quan” hoặc “Thông quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hoá về bảo quản” hoặc “Hàng chuyển cửa khẩu”.

4. Xử lý hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung:

Khi tiếp nhận thông tin khai sửa chữa, bổ sung Cơ quan hải quan thực hiện phân luồng theo một trong các hình thức sau:

4.1. Chấp nhận cho phép sửa chữa, bổ sung trên cơ sở thông tin khai;

4.2. Kiểm tra hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung trước khi quyết định cho phép sửa chữa, khai bổ sung.

Công chức hải quan khi tiếp nhận hồ sơ sửa chữa, bổ sung thực hiện như sau:

a. Kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung và thông báo kết quả kiểm tra trên “Thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử”; Trường hợp kết quả khai bổ sung được in ra chứng từ giấy cơ quan hải quan trả cho người khai hải quan 01 bản, lưu 01 bản;

b. Thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung trong thời hạn sau đây:

b.1. Trong thời hạn tám giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung đối với trường hợp sửa chữa, khai bổ sung trước thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa;

b.2. Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ khai bổ sung đối với trường hợp khai bổ sung trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế, kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của người khai hải quan, người nộp thuế.

Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử xem xét, quyết định cho sửa chữa, khai bổ sung hồ sơ hải quan điện tử.

5. Trường hợp người khai hải quan, người nộp thuế tự phát hiện hồ sơ hải quan đã nộp có sai sót (sai sót về tính toán số tiền thuế phải nộp; sai sót về trị giá, xuất xứ, mã số, mức thuế suất, số tiền thuế phải nộp, các thông tin trong tờ khai); tự giác khai báo trước khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế, kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của người khai hải quan, người nộp thuế nhưng quá thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan; người khai hải quan, người nộp thuế có đủ cơ sở chứng minh và cơ quan hải quan có đủ cơ sở, điều kiện kiểm tra, xác định tính chính xác và hợp pháp của việc khai báo thì xử lý như sau:

5.1. Người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện việc kê khai như trường hợp khai bổ sung hướng dẫn tại Khoản 1 Điều này; thực hiện các công việc tại Khoản 3 Điều này, chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan hải quan;

5.2. Cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ kê khai của người khai hải quan, người nộp thuế như trường hợp khai bổ sung hướng dẫn tại điểm Khoản 4 Điều này; xử lý vi phạm hành chính theo quy định và làm tiếp các thủ tục theo quy định.

Điều 14. Hủy tờ khai hải quan

1. Các trường hợp huỷ tờ khai hải quan:

1.1. Tờ khai hải quan điện tử đã đăng ký nhưng quá thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan mà không xuất trình hồ sơ hải quan điện tử trong trường hợp phải xuất trình hồ sơ hải quan điện tử;

1.2. Quá thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan mà người khai hải quan chưa xuất trình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế để cơ quan hải quan kiểm tra.

1.3. Tờ khai hải quan đã đăng ký, hàng hoá được miễn kiểm tra thực tế nhưng quá thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan mà không có hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Cụ thể:

a. Quá thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu mà người khai hải quan chưa đưa hàng đến khu vực giám sát hải quan để xuất khẩu (hoặc chưa đưa hàng đến cửa khẩu xuất);

b. Quá thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu mà chưa có hàng hoá đến cửa khẩu nhập.

1.4. Tờ khai hải quan điện tử đã đăng ký nhưng Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có sự cố hoặc có các sự cố ngoài Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan mà không thực hiện được tiếp thủ tục hải quan điện tử;

1.5. Người khai hải quan đề nghị huỷ tờ khai hải quan đã đăng ký.

2. Khi huỷ tờ khai theo các trường hợp quy định Khoản 1 Điều này, người khai hải quan tạo thông tin huỷ tờ khai theo đúng khuôn dạng tại Mẫu thông tin huỷ tờ khai, nêu rõ lý do, gửi đến cơ quan hải quan, nhận “Thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử”, và thực hiện các yêu cầu tại thông báo hướng dẫn thủ tục hải quan.

Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử xem xét quyết định cho huỷ tờ khai hải quan điện tử.

3. Trình tự thủ tục huỷ tờ khai hải quan:

3.1. Cơ quan hải quan thực hiện việc huỷ và lưu lại toàn bộ dữ liệu trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan của tờ khai đã đăng ký;

3.2. Người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan 01 tờ khai hải quan; các Phụ lục tờ khai, các bản kê, và Phiếu kiểm tra hồ sơ giấy, Phiếu kiểm tra hàng hoá (nếu có) trong trường hợp Tờ khai hải quan điện tử in đã được xác nhận “Thông quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hoá về bảo quản” hoặc “Hàng chuyển cửa khẩu”;

Công chức hải quan tiếp nhận thực hiện gạch chéo bằng mực đỏ, ký tên, đóng dấu công chức lên tờ khai hải quan điện tử in được huỷ.

3.3. Cơ quan hải quan lưu Tờ khai hải quan điện tử in đã được huỷ (nếu có) theo thứ tự số đăng ký tờ khai hải quan.

Điều 15. Thay tờ khai hải quan

1. Thay tờ khai hải quan chỉ thực hiện khi thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và phải thực hiện trước thời điểm hàng hoá ra khỏi khu vực giám sát hải quan.

2. Khi thay tờ khai theo quy định Khoản 1 Điều này, người khai hải quan tạo thông tin thay tờ khai theo đúng khuôn dạng tại Mẫu thông tin thay tờ khai, nêu rõ lý do, gửi đến cơ quan hải quan, nhận “Thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử”, và thực hiện các yêu cầu tại thông báo hướng dẫn thủ tục hải quan.

Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử xem xét quyết định cho thay tờ khai hải quan điện tử.

3. Trình tự thủ tục thay tờ khai hải quan:

3.1. Cơ quan hải quan thực hiện việc huỷ tờ khai đã đăng ký trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Thông tư này;

3.2. Người khai hải quan thực hiện việc khai tờ khai hải quan điện tử mới thay thế cho tờ khai đã huỷ với loại hình khác.

Điều 16. Kiểm tra, tiếp nhận đăng ký tờ khai hải quan điện tử

1. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan kiểm tra, tiếp nhận đăng ký tờ khai hải quan điện tử.

Trường hợp có yêu cầu, công chức hải quan trực tiếp kiểm tra sơ bộ nội dung khai của người khai hải quan cụ thể:

1.1. Kiểm tra tên hàng, đơn vị tính, mã số:

a. Tên hàng phải đầy đủ, chi tiết ký mã hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá, tên hàng khai báo là tên thương mại thông thường kèm theo các đặc trưng cơ bản về hàng hoá, như: cấu tạo, vật liệu cấu thành, thành phần, hàm lượng, công suất, kích cỡ, kiểu dáng, công dụng, nhãn hiệu, đáp ứng được yêu cầu về phân loại và xác định các yếu tố ảnh hưởng, liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế của hàng hóa.

Ví dụ: Mặt hàng xe máy, ô tô cần có các thông tin về nhãn hiệu xe, hãng sản xuất, nước sản xuất, kiểu dáng, dung tích xi lanh, model, ký mã hiệu khác...;

b. Đơn vị tính: phải được định lượng rõ ràng theo đơn vị đo lường (như m, kg,...), trường hợp không định lượng được rõ ràng (như thùng, hộp...) thì phải tiến hành quy đổi tương đương (như thùng có bao nhiêu hộp, mỗi hộp bao nhiêu kg, bao nhiêu gói, chiếc...);

c. Đối chiếu sự phù hợp giữa tên hàng và mã số hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

1.2. Kiểm tra việc khai đủ các tiêu chí của tờ khai hải quan điện tử.

Công chức hải quan thực hiện việc kiểm tra căn cứ kết quả kiểm tra để quyết định việc đăng ký thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

2. Trường hợp không chấp nhận, cơ quan hải quan gửi “Thông báo từ chối tờ khai hải quan điện tử” trong đó nêu rõ lý do.

3. Đối với tờ khai hải quan điện tử được chấp nhận, cơ quan hải quan cấp số tờ khai hải quan điện tử và phân luồng theo một trong các hình thức sau:

3.1. Chấp nhận thông tin khai tờ khai hải quan điện tử cho phép “Thông quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hoá về bảo quản”.

3.2. Nộp chứng từ điện tử thuộc hồ sơ hải quan điện tử để kiểm tra trước khi cho phép thông quan hàng hoá. Công chức hải quan tiếp nhận, kiểm tra chứng từ, cập nhật kết quả kiểm tra vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; Quyết định thông quan hàng hoá hoặc chuyển đến các khâu nghiệp vụ khác theo quy định.

3.3. Xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử để kiểm tra trước khi cho phép thông quan hàng hoá. Công chức hải quan tiếp nhận, kiểm tra chứng từ cập nhật kết quả kiểm tra vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; in 02 phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ giấy theo mẫu “Phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ giấy”, ký tên, đóng dấu công chức và yêu cầu người khai hải quan ký, ghi rõ họ tên; giao người khai hải quan 01 bản cùng 01 Tờ khai hải quan điện tử in; 01 bản lưu hồ sơ. Quyết định thông quan hàng hoá hoặc chuyển đến các khâu nghiệp vụ khác theo quy định.

3.4. Xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử và hàng hoá để kiểm tra;

Công chức hải quan tiếp nhận, kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan thực hiện theo quy định tại Khoản 3.3 Điều này.

Công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá, cập nhật kết quả kiểm tra vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; in 02 phiếu ghi kết quả kiểm tra hàng hóa theo mẫu “Phiếu ghi kết quả kiểm tra hàng hóa”, ký tên, đóng dấu công chức và yêu cầu người khai hải quan ký, ghi rõ họ tên; giao người khai hải quan 01 bản cùng 01 Tờ khai hải quan điện tử in; 01 bản lưu hồ sơ. Quyết định thông quan hàng hoá hoặc chuyển đến các khâu nghiệp vụ khác theo quy định.

Điều 17. Quản lý giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá

1. Người khai hải quan điện tử được lựa chọn hình thức xuất trình giấy phép để Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử quản lý, kiểm tra, theo dõi trừ lùi trực tiếp trên giấy phép hoặc quản lý, kiểm tra, theo dõi trừ lùi trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

2. Quản lý, kiểm tra, theo dõi trừ lùi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan

2.1. Trước hoặc ngay khi khai tờ khai hải quan điện tử để xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng đầu tiên theo Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa (bao gồm cả Bản trích giấy phép từ Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đã đăng ký tại Chi cục hải quan khác), người khai hải quan phải khai giấy phép theo các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn quy định tại Mẫu Giấy phép Phụ lục I Thông tư này.

Khi khai giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu người khai hải quan phải xác định mã số hàng hóa theo danh mục Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu cho tất cả hàng hóa trong giấy phép. Trường hợp giấy phép không thể hiện cụ thể từng loại hàng theo danh mục biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan tự xác định mã tham chiếu cho hàng hóa trong giấy phép. Mã tham chiếu đã xác định được sử dụng thống nhất cho tất cả các tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu thuộc giấy phép cho đến khi giấy phép hết hiệu lực. Khi khai tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, người khai hải quan phải khai mã tham chiếu tương ứng với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Trường hợp cơ quan hải quan yêu cầu, công chức hải quan thực hiện kiểm tra giấy phép, nếu chấp nhận thì xác nhận trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, lưu giữ Giấy phép tại Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối vớí trường hợp Giấy phép xuất nhập khẩu một lần hoặc xác nhận “Đã đăng ký làm thủ tục hải quan điện tử, không sử dụng để làm thủ tục hải quan tại các Chi cục khác” ký tên, đóng dấu công chức vào Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trả lại cho người khai hải quan lưu giữ trong trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nhiều lần.

Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đã đăng ký tại Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử không sử dụng để làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan khác. Trường hợp phải làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan khác, người khai hải quan sử dụng Bản trích giấy phép. Bản trích giấy phép có thể cho lô hàng cụ thể hoặc cho cả thời kỳ tuỳ theo kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan. Chi cục hải quan khác thực hiện theo dõi Bản trích giấy phép, cấp phiếu theo dõi, trừ lùi theo quy định hiện hành.

Khi cần trích giấy phép, người khai hải quan phải tạo thông tin khai Giấy phép trích và gửi đến Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Trường hợp thông tin khai được chấp nhận, người khai hải quan in bản trích giấy phép theo mẫu “Bản trích giấy phép”, ký tên đóng dấu xuất trình cho Cơ quan hải quan nơi tiếp nhận và xử lý tờ khai điện tử

2.2. Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử căn cứ mã số hàng hóa theo danh mục Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hoặc mã tham chiếu do người khai hải quan xác định và các nội dung trong giấy phép để theo dõi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá của người khai hải quan.

Đội trưởng đội thủ tục quyết định chấp nhận trích giấy phép, ký, đóng dấu công chức trên bản trích giấy phép

Trường hợp không chấp nhận thông tin khai hoặc không chấp nhận trích giấy phép, cơ quan hải quan có thông báo trả lời, nêu rõ lý do.

Điều 18. Kiểm tra hồ sơ hải quan điện tử

1. Hình thức, mức độ kiểm tra

1.1. Hình thức kiểm tra hồ sơ hải quan: Kiểm tra chứng từ điện tử trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (bao gồm cả chứng từ chuyển đổi từ chứng từ giấy); Kiểm tra chứng từ giấy;

1.2. Mức độ kiểm tra: Miễn kiểm tra; kiểm tra một nội dung của hồ sơ (Ví dụ: kiểm tra nội dung về mã số, trị giá hải quan ...), một loại chứng từ tới toàn bộ chứng từ;

1.3. Hình thức, mức độ kiểm tra được xác định theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư này.

2. Nội dung kiểm tra

Kiểm tra nội dung khai trên tờ khai hải quan điện tử, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử, đối chiếu nội dung khai với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử; kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung khai với quy định pháp luật.

Điều 19. Kiểm tra thực tế hàng hoá

1.Hình thức, mức độ kiểm tra

1.1. Hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá: Do công chức hải quan trực tiếp thực hiện; bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác;

1.2. Mức độ kiểm tra: Miễn kiểm tra; kiểm tra một phần lô hàng tới toàn bộ lô hàng;

1.3. Hình thức, mức độ kiểm tra được xác định theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư này.

2. Nội dung kiểm tra thực tế hàng hoá

Kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ của hàng hoá; đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hoá với hồ sơ hải quan điện tử.

Điều 20. Nội dung kiểm tra trong quá trình thông quan

1. Kiểm tra xác định tên hàng, mã số hàng hoá: Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hoá theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Kiểm tra để xác định lượng hàng hoá

2.1. Đối với mặt hàng thông thường, cơ quan hải quan ưu tiên sử dụng các phương tiện thiết bị để thực hiện kiểm tra về lượng hàng; Nếu có dấu hiệu vi phạm về số lượng, trọng lượng hàng hoá thì công chức Hải quan trực tiếp kiểm tra hàng hoá để xác định chính xác.

2.2. Đối với những mặt hàng mà phương tiện thiết bị của cơ quan hải quan (máy soi công ten nơ, cân điện tử, thiết bị đo lường khác) hoặc trực tiếp công chức hải quan kiểm tra hàng hoá không xác định được lượng hàng (như hàng lỏng, hàng rời, lô hàng có lượng hàng lớn,...) hoặc có cơ sở xác định việc kiểm tra không thể thực hiện được bằng phương tiện thiết bị của hải quan hoặc kiểm tra trực tiếp của công chức hải quan thì cơ quan hải quan căn cứ vào kết quả giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định để xác định.

Thương nhân thực hiện giám định phải đủ điều kiện tiêu chẩn theo quy định của Luật thương mại, phù hợp với yêu cầu giám định cụ thể và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả giám định của mình.

3. Kiểm tra để xác định chất lượng hàng hoá

3.1. Đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra chất lượng:

Cơ quan hải quan căn cứ giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hoặc giấy thông báo lô hàng miễn kiểm tra (chỉ kiểm tra hồ sơ) hoặc thông báo kết quả kiểm tra chất lượng, kết quả kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kết quả kiểm dịch đủ kiều kiện nhập khẩu để làm thủ tục hải quan.

3.2. Đối với hàng hoá không thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra nhà nước về chất lượng:

a. Trường hợp bằng phương tiện và thiết bị của mình, cơ quan hải quan không xác định được chất lượng hàng hoá để áp dụng chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá hoặc có cơ sở xác định việc kiểm tra không thể thực hiện được bằng máy móc, phương tiện kỹ thuật của cơ quan hải quan hoặc kiểm tra trực tiếp của công chức hải quan thì cơ quan hải quan cùng với người khai hải quan thống nhất lựa chọn thương nhân giám định thực hiện giám định. Kết luận của thương nhân giám định có giá trị để các bên thực hiện. Việc giám định có thể được thực hiện trên mẫu hoặc tài liệu kỹ thuật (catalog,...);

Thương nhân thực hiện giám định phải đủ điều kiện tiêu chẩn theo quy định của Luật Thương mại, phù hợp với yêu cầu giám định cụ thể và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả giám định của mình.

b. Trường hợp người khai hải quan và cơ quan hải quan không thống nhất được trong việc lựa chọn thương nhân giám định thì cơ quan hải quan lựa chọn tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra phục vụ quản lý nhà nước hoặc thương nhân giám định (đối với trường hợp tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra có văn bản từ chối). Kết luận của tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra phục vụ quản lý nhà nước hoặc thương nhân giám định có giá trị để các bên thực hiện. Nếu người khai hải quan không đồng ý với kết luận này thì thực hiện khiếu nại theo quy định của pháp luật.

4. Kiểm tra để xác định xuất xứ hàng hoá.

Kiểm tra xuất xứ hàng hoá căn cứ vào thực tế hàng hoá, hồ sơ hải quan, những thông tin có liên quan đến hàng hoá và quy định tại Điều 15 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn có liên quan. Kết quả kiểm tra xử lý như sau:

4.1. Trường hợp xuất xứ thực tế của hàng hoá nhập khẩu khác với xuất xứ khai báo của người khai hải quan, nhưng vẫn thuộc nước, vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc với Việt Nam thì cơ quan hải quan vẫn áp dụng thuế suất ưu đãi theo quy định, nhưng tuỳ tính chất, mức độ vi phạm để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật;

4.2. Trong trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hoá, cơ quan Hải quan yêu cầu người khai hải quan cung cấp thêm các chứng từ để chứng minh hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu xác nhận. Việc kiểm tra xác minh xuất xứ hàng hoá phải được hoàn thành trong vòng một trăm năm mươi ngày, kể từ ngày người khai hải quan nộp bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trong khi chờ kết quả kiểm tra, hàng hoá không được hưởng ưu đãi thuế quan nhưng vẫn được thông quan theo thủ tục hải quan thông thường;

Thời gian xem xét giải quyết các vướng mắc về xuất xứ hàng hoá, xem xét chấp nhận C/O không quá ba trăm sáu mươi lăm ngày kể từ ngày C/O được nộp cho cơ quan hải quan hoặc kể từ ngày cơ quan hải quan nghi ngờ có sự gian lận vi phạm về xuất xứ hàng hoá.

4.3. Trường hợp người khai hải quan nộp C/O cấp cho cả lô hàng nhưng chỉ nhập khẩu một phần của lô hàng thì cơ quan hải quan chấp nhận C/O đó đối với phần hàng hoá thực nhập.

5. Kiểm tra thuế bao gồm các nội dung:

5.1. Kiểm tra điều kiện để áp dụng thời hạn nộp thuế hoặc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế theo quy định của pháp luật thuế;

5.2. Kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế trong trường hợp người khai hải quan khai hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc thuế giá trị gia tăng hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt;

5.3. Kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế trong trường hợp người khai hải quan khai hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế;

5.4. Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp, việc tính toán số tiền thuế phải nộp trong trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế trên cơ sở kết quả kiểm tra nêu tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều này, kết quả kiểm tra, xác định trị giá tính thuế theo các quy định tại Điều 21 Thông tư này, các quy định hiện hành về xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và các căn cứ khác có liên quan.

Điều 21. Trị giá hải quan

Trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Riêng việc kiểm tra trị giá tính thuế thực hiện theo quy định sau đây:

1. Kiểm tra trị giá tính thuế khâu thông quan.

1.1. Nguyên tắc, đối tượng kiểm tra:

a. Đối tượng kiểm tra: Là hồ sơ hải quan điện tử, các tài liệu có liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế của hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra hồ sơ giấy hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.

b. Nguyên tắc kiểm tra:

b.1. Áp dụng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Mục I Phần III Thông tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 của Bộ Tài chính.

b.2. Hình thức, mức độ kiểm tra

Trên cơ sở quản lý rủi ro, hình thức, mức độ kiểm tra trị giá tính thuế được quyết định theo một trong các mức sau:

b.2.1. Kiểm tra trị giá tính thuế trên cơ sở thông tin tờ khai hải quan điện tử, Tờ khai trị giá.

b.2.2. Kiểm tra trị giá tính thuế trên cơ sở tờ khai hải quan điện tử in và các chứng từ đi kèm tờ khai ở dạng văn bản giấy.

b.3. Thẩm quyền quyết định hình thức, mức độ kiểm tra trị giá tính thuế, áp dụng các khoản bảo đảm, tham vấn và tổ chức thực hiện.

Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử quyết định hình thức, mức độ kiểm tra trị giá tính thuế, áp dụng các khoản bảo đảm, tham vấn và tổ chức thực hiện.

Việc quyết định của Chi cục trưởng hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử phải tuân thủ theo nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro về trị giá trên cơ sở Danh mục các mặt hàng quản lý rủi ro về giá và Danh mục mặt hàng trọng điểm quy định tại Thông tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 của Bộ Tài chính hoặc trên cơ sở thông tin tại thời điểm quyết định, được thể hiện bằng:

- Quyết định cập nhật Danh mục các mặt hàng quản lý rủi ro về giá và Danh mục mặt hàng trọng điểm vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để phân luồng hồ sơ hải quan; hoặc

- Trực tiếp quyết định trên hệ thống khi có thông tin nghi vấn về trị giá tính thuế.

1.2. Kiểm tra trị giá:

a. Kiểm tra trị giá tính thuế trên cơ sở thông tin tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá và cơ sở dữ liệu giá tại thời điểm kiểm tra trị giá.

a.1. Nội dung kiểm tra.

Kiểm tra toàn bộ các tiêu chí ghi trên tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá, trong đó cần kiểm tra kỹ các tiêu chí sau:

Tên hàng phải đầy đủ ký mã hiệu, nhãn hiệu, là tên thương mại thông thường kèm theo các đặc trưng cơ bản về hàng hoá, như: cấu tạo, vật liệu cấu thành, thành phần, hàm lượng, công suất, kích cỡ, kiểu dáng, công dụng, nhãn hiệu, xuất xứ..., đáp ứng được yêu cầu về phân loại và xác định các yếu tố ảnh hưởng, liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế của hàng hóa phù hợp với các tiêu chí trên Tờ khai trị giá.

Ví dụ: Mặt hàng xe máy, ô tô cần có các thông tin về nhãn hiệu xe, hãng sản xuất, nước sản xuất, kiểu dáng, dung tích xi lanh, model, ký mã hiệu khác.

Đơn vị tính: phải được định lượng rõ ràng theo đơn vị đo lường (như m, kg,...), trường hợp không định lượng được rõ ràng (như thùng, hộp...) thì phải tiến hành quy đổi tương đương (như thùng có bao nhiêu hộp, mỗi hộp bao nhiêu kg, bao nhiêu gói, chiếc...).

Kiểm tra tính chính xác, trung thực của trị giá khai báo theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Mục I Phần III Thông tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 của Bộ Tài chính.

a.2. Xử lý kết quả kiểm tra:

a.2.1. Chấp nhận trị giá.

Cơ quan hải quan chấp nhận trị giá tính thuế khi kết quả kiểm tra không thuộc các trường hợp tại a.2.2. Điểm này.

Trường hợp kết quả kiểm tra có nghi vấn sai phạm theo quy định tại Tiết a.4, a.5, a.6 Điểm a Khoản 3 Mục I Phần III Thông tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 của Bộ Tài chính nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận và không có nghi vấn về mức giá thì cơ quan hải quan vẫn chấp nhận mức giá đồng thời chuyển các nghi vấn sai phạm sang khâu sau thông quan.

a.2.2. Chuyển luồng kiểm tra trị giá tính thuế sang mức kiểm tra trên cơ sở Tờ khai hải quan điện tử in và các chứng từ đi kèm tờ khai ở dạng văn bản giấy, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Tên hàng khai báo không cụ thể, rõ ràng theo quy định nêu trên;

- Phát hiện các sai phạm theo quy định tại tiết a.4, a.5, a.6 Điểm a Khoản 3 Mục I Phần III Thông tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 của Bộ Tài chính;

- Có nghi vấn về mức giá.

b. Kiểm tra trị giá tính thuế trên cơ sở Tờ khai hải quan điện tử in và các chứng từ đi kèm tờ khai ở dạng văn bản giấy.

Thực hiện theo quy định tại mục I phần III Thông tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 của Bộ Tài chính.

2. Kiểm tra trị giá tính thuế khâu sau thông quan:

Thực hiện kiểm tra sau thông quan về trị giá theo quy định tại Mục II Phần III Thông tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 của Bộ Tài chính.

Điều 22. Lấy mẫu, lưu mẫu, lưu hình ảnh hàng hoá nhập khẩu

1. Hình thức lấy mẫu: lấy mẫu hiện vật, chụp ảnh.

2. Việc lấy mẫu hàng hoá nhập khẩu thực hiện trong các trường hợp sau:

2.1. Người khai hải quan có yêu cầu lấy mẫu để phục vụ việc khai hải quan;

2.2. Hàng hoá phải lấy mẫu theo yêu cầu quản lý của cơ quan hải quan, gồm: nguyên vật liệu nhập khẩu để gia công, để sản xuất hàng xuất khẩu; sản phẩm gia công xuất khẩu; hàng xuất khẩu bị trả lại để tái chế (trừ hàng hoá không thể lấy mẫu được, hàng hoá khó bảo quản, hàng tươi sống, nguyên liệu bị thay đổi bản chất ban đầu sau khi sản xuất, kim khí quý, đá quý);

2.3. Hàng hoá nhập khẩu phải lấy mẫu để phục vụ phân tích, giám định theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

3. Việc lấy mẫu do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử quyết định đối với các trường hợp cụ thể.

4. Thủ tục lấy mẫu

4.1. Việc lấy mẫu căn cứ vào phiếu yêu cầu của người khai hải quan hoặc cơ quan hải quan. Phiếu lấy mẫu được lập thành hai bản, một bản lưu cùng mẫu, một bản lưu tại đơn vị yêu cầu lấy mẫu. Tổng cục Hải quan quy định mẫu phiếu này.

4.2. Khi lấy mẫu phải có đại diện chủ hàng và đại diện cơ quan hải quan; mẫu phải được hai bên ký xác nhận và niêm phong. Trường hợp là hình ảnh thì ảnh phải ghi số tờ khai hải quan, có chữ ký và đóng dấu số hiệu của công chức hải quan và chữ ký của chủ hàng vào mặt sau của ảnh, lưu cùng hồ sơ hải quan.

4.3. Khi bàn giao mẫu phải có biên bản bàn giao và ký xác nhận.

4.4. Nguyên vật liệu nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu, được chuyển cửa khẩu, được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá, nhưng thuộc diện phải lấy mẫu được lấy mẫu tại hải quan cửa khẩu hoặc nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất. Nội dung lấy mẫu được thể hiện trên Tờ khai hải quan điện tử in.

4.5. Trường hợp người khai hải quan có yêu cầu lấy mẫu tại cửa khẩu, Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử hoặc Chi cục hải quan cửa khẩu thực hiện việc lấy mẫu theo quy định.

4.6. Trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu lấy mẫu tại nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất thì thực hiện thủ tục chuyển cửa khẩu theo quy định. Cơ quan hải quan nơi tiếp nhận và xử lý tờ khai điện tử thực hiện việc lấy mẫu.

 Mẫu chỉ lấy ở mức tối thiểu cần thiết.

5. Nơi lưu mẫu:

5.1. Trung tâm phân tích, phân loại (đối với mẫu do Trung tâm phân tích, phân loại tiến hành phân tích);

5.2. Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử (đối với các trường hợp Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử lấy mẫu để giải quyết các nghiệp vụ có liên quan đến mẫu, các trường hợp là hình ảnh thì ngoài việc lưu ảnh giấy, còn được lưu trong hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan);

5.3. Doanh nghiệp (đối với nguyên liệu nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu; hàng tái chế).

6. Thời gian lưu mẫu

6.1. Mẫu lưu tại Trung tâm Phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và/hoặc Chi cục hải quan nơi thực hiện hiện thủ tục hải quan điện tử được lưu trong thời hạn chín mươi ngày tính từ ngày thông quan hàng hoá. Trường hợp có tranh chấp, khiếu nại thì lưu đến khi giải quyết xong tranh chấp, khiếu nại.

6.2. Mẫu nguyên liệu gia công, nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tái chế được lưu tại doanh nghiệp cho đến khi cơ quan hải quan thanh khoản xong hợp đồng gia công, tờ khai nhập khẩu nguyên liệu sản xuất xuất khẩu.

Điều 23. Đưa hàng hoá về bảo quản

1. Các trường hợp được đưa về bảo quản.

1.1. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải giám định để xác định có được xuất khẩu, nhập khẩu hay không mà chủ hàng có yêu cầu đưa hàng hoá về bảo quản thì cơ quan hải quan chỉ chấp nhận trong trường hợp đã đáp ứng các điều kiện về giám sát hải quan;

1.2. Hàng hoá phải thực hiện kiểm dịch động thực vật, kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn, chất lượng trước khi thông quan mà chủ hàng có yêu cầu đưa hàng hoá về tự bảo quản thì cơ quan hải quan chấp nhận trừ trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành không cho phép. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày đưa hàng về nơi bảo quản, chủ hàng phải khai bổ sung vào hồ sơ hải quan giấy thông báo kết quả về việc kiểm tra, kiểm dịch của cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền.

2. Người khai hải quan tạo thông tin đề nghị đưa hàng về bảo quản tại địa điểm của người khai hải quan tại tiêu chí “ghi chép khác” của Tờ khai hải quan điện tử. Chịu trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa tại địa điểm đề nghị.

3. Đội trưởng đội thủ tục thuộc Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử quyết định người khai hải quan đưa hàng về bảo quản tại địa điểm của người khai hải quan. Việc quyết định thực hiện trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

4. Công chức hải quan thuộc Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử căn cứ quyết định đưa hàng về bảo quản trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, ký, đóng dấu công chức vào ô xác nhận đưa hàng về bảo quản trên tờ khai hải quan điện tử in.

Điều 24. Giải phóng hàng hoá

1. Các trường hợp được giải phóng hàng:

Hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu nhưng phải xác định giá, trưng cầu giám định, phân tích phân loại để xác định số thuế phải nộp khi chủ hàng thực hiện các nghĩa vụ về thuế trên cơ sở tự kê khai, tự tính (cộng thêm số tiền thuế dự kiến điều chỉnh của cơ quan hải quan nếu có) trong trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được hưởng ân hạn nộp thuế theo quy định pháp luật về thuế hoặc được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng đứng ra bảo đảm về số tiền thuế phải nộp.

2. Đội trưởng đội thủ tục thuộc Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử quyết định giải phóng hàng quy định tại Khoản 1 Điều này. Việc quyết định thực hiện trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

3. Công chức hải quan thuộc Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử căn cứ quyết định giải phóng hàng trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, ký, đóng dấu công chức vào ô xác nhận giải phóng hàng trên tờ khai hải quan điện tử in.

Điều 25. Thông quan hàng hóa

1. Hàng hoá được thông quan sau khi đã làm xong thủ tục hải quan.

Đối với hàng hoá thuộc danh mục phải thực hiện kiểm dịch động thực vật (do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn công bố), kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (do Bộ y tế công bố), kiểm tra chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn, chất lượng (do Bộ khoa học và công nghệ công bố) trước khi thông quan: được thông quan sau khi có giấy thông báo kết quả kiểm tra chất lượng, kết quả kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kết quả kiểm dịch đủ điều kiện nhập khẩu;

Đối với hàng hoá khác thuộc danh mục phải kiểm tra nhà nước về chất lượng nhưng không yêu cầu phải có kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng trước khi thông quan: được thông quan trên cơ sở giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng. Cơ quan hải quan không chịu trách nhiệm đối với chất lượng hàng hoá nhập khẩu sau khi đã được thông quan.

2. Hàng hoá chưa làm xong thủ tục hải quan có thể được thông quan nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

2.1. Thiếu một số chứng từ bản chính thuộc hồ sơ hải quan nhưng được cơ quan hải quan đồng ý cho chậm nộp;

2.2. Chưa nộp, nộp chưa đủ số tiền thuế phải nộp trong thời hạn quy định mà được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng đứng ra bảo đảm về số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được hưởng ân hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

3. Thẩm quyền quyết định.

3.1. Thủ trưởng Cơ quan hải quan nơi tiếp nhận và xử lý tờ khai điện tử quyết định thông quan đối với những lô hàng được miễn kiểm tra hải quan bằng việc quyết định cập nhật tiêu chí rủi ro vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp.

3.2. Công chức kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá quyết định thông quan đối với những trường hợp:

a. Kết quả kiểm tra hồ sơ phù hợp với quy định pháp luật trong trường hợp lô hàng phải kiểm tra hồ sơ hải quan điện tử.

b. Kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá phù hợp với thông tin khai trong trường hợp lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hoá.

3.3. Đội trưởng đội thủ tục thuộc Cơ quan hải quan nơi tiếp nhận và xử lý tờ khai điện tử quyết định thông quan đối với những lô hàng không thuộc Điểm 3.1, 3.2 Điều này.

4. Trường hợp người khai hải quan có yêu cầu, công chức hải quan thuộc Cơ quan hải quan nơi tiếp nhận và xử lý tờ khai điện tử căn cứ quyết định trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, ký, đóng dấu công chức vào ô xác nhận đã thông quan trên tờ khai hải quan điện tử in.

Điều 26. Giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử

1. Nguyên tắc: Hàng hoá chịu sự giám sát hải quan, các phương thức giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử thực hiện theo quy định hiện hành về giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Người khai hải quan có thể tra cứu thông tin về các địa điểm giám sát hải quan đã được kết nối với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trên trang Website của Tổng cục Hải quan theo địa chỉ http://www.customs.gov.vn.

2. Trách nhiệm của người khai hải quan.

Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khi đưa vào hoặc ra khỏi khu vực giám sát hải quan người khai hải quan phải thực hiện:

2.1. Đối với hàng xuất khẩu:

a. Xuất trình 01 Tờ khai hải quan điện tử in đã được cơ quan hải quan quyết định hoặc xác nhận “Thông quan”;

b. Xuất trình hàng hoá;

c. Nhận lại 01 tờ khai hải quan điện tử in đã có xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát hải quan”;

2.2. Đối với hàng nhập khẩu:

a. Xuất trình 01 Tờ khai hải quan điện tử in đã được cơ quan hải quan quyết định hoặc xác nhận “Thông quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Hàng mang về bảo quản” hoặc “Hàng chuyển cửa khẩu”; Phiếu xuất kho, bãi của doanh nghiệp;

b. Xuất trình hàng hoá.

c. Nhận lại 01 tờ khai hải quan điện tử in đã có xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát hải quan” và các chứng từ đã xuất trình.

3. Trách nhiệm hải quan giám sát.

3.1. Chi cục hải quan cửa khẩu thực hiện việc giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định. Khi phát hiện lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật hải quan, Chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu quyết định kiểm tra thực tế hàng hoá.

3.2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khi đưa vào hoặc ra khỏi khu vực cửa khẩu, Chi cục hải quan cửa khẩu thực hiện việc kiểm tra như sau:

a. Kiểm tra hiệu lực của tờ khai hải quan điện tử;

b. Trường hợp tờ khai hải quan điện tử in chưa được xác nhận “Thông quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Hàng mang về bảo quản” hoặc “Hàng chuyển cửa khẩu”, công chức hải quan đối chiếu nội dung tờ khai hải quan điện tử in với tờ khai hải quan điện tử trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

c. Kiểm tra đối chiếu số ký hiệu bao, kiện hàng, tình trạng niêm phong hải quan (nếu có) với Tờ khai hải quan điện tử đã quyết định hoặc xác nhận “Thông quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Hàng mang về bảo quản” hoặc “Hàng chuyển cửa khẩu” và chứng từ do người khai hải quan xuất trình;

3.3. Xử lý kết quả kiểm tra.

Nếu kết quả kiểm tra phù hợp, công chức kiểm tra xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát hải quan” trên Tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu; ký tên, đóng dấu công chức; trả lại người khai hải quan;

Trường hợp kết quả kiểm tra không phù hợp thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, Chi cục hải quan cửa khẩu hướng dẫn người khai hải quan điều chỉnh bổ sung hoặc xử lý theo quy định hiện hành.

Đối với trường hợp hết thời hạn hiệu lực của tờ khai hải quan điện tử in, Chi cục hải quan cửa khẩu yêu cầu người khai hải quan đến Chi cục hải quan nơi mở tờ khai điện tử để làm thủ tục huỷ tờ khai.

Điều 27. Xác nhận thực xuất

1. Căn cứ để xác nhận thực xuất:

1.1. Tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu

1.2. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà người khai hải quan phải xuất trình một trong các chứng từ sau:

a. Chứng từ vận tải chính thức của hàng hoá xuất khẩu đối với trường hợp xuất khẩu ra nước ngoài;

b. Hoá đơn tài chính hoặc chứng từ xác nhận hàng hóa đưa vào khu phi thuế quan đối với hàng hoá bán cho doanh nghiệp chế xuất, khu phi thuế quan;

c. Kết quả giám sát việc hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu của hải quan cửa khẩu.

2. Khi có đề nghị của người khai hải quan, công chức hải quan thuộc Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử, kiểm tra, xác nhận thực xuất trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và trên tờ khai hải quan điện tử in.

3. Cơ quan hải quan nơi tiếp nhận và xử lý tờ khai điện tử có trách nhiệm cung cấp thông tin thực xuất theo các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn cho cơ quan thuế và cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

4. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ, cơ quan hải quan không xác nhận thực xuất; căn cứ để xác định hàng hoá đã thực xuất khẩu là tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ đã làm xong thủ tục hải quan.

Điều 28. Phúc tập hồ sơ hải quan

Việc phúc tập hồ sơ hải quan được thực hiện sau khi lô hàng đã được thông quan và hoàn thành phúc tập trong vòng sáu mươi ngày kể từ ngày quyết định thông quan lô hàng trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

Điều 29. Quy định về chuyển cửa khẩu

1. Hàng hóa chuyển cửa khẩu

1.1. Hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu là hàng hóa xuất khẩu đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, được vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa đến cửa khẩu xuất;

Hàng hoá xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế không phải làm thủ tục chuyển cửa khẩu.

1.2. Hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu là hàng hóa nhập khẩu đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa;

Hàng hóa nhập khẩu được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá không phải làm thủ tục chuyển cửa khẩu (trừ hàng hoá phải lấy mẫu tại khu vực ngoài cửa khẩu).

1.3. Hàng hóa nhập khẩu được chuyển cửa khẩu gồm:

a. Thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu để xây dựng nhà máy, công trình được đưa về địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa là chân công trình hoặc kho của công trình;

b. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện, máy móc, thiết bị, phụ tùng sản xuất được đưa về địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hóa là nhà máy, xí nghiệp nơi sản xuất;

c. Hàng hóa nhập khẩu của nhiều chủ hàng có chung một vận tải đơn được đưa về địa điểm kiểm tra tập trung, trạm thu gom hàng lẻ ở nội địa;

d. Hàng hóa tạm nhập để dự hội chợ, triển lãm được chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập về địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm; hàng hóa dự hội chợ triển lãm tái xuất được chuyển cửa khẩu từ địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm ra cửa khẩu xuất;

đ. Hàng hoá là thiết bị văn phòng của doanh nghiệp như bàn, ghế, tủ và văn phòng phẩm được đóng chung container với nguyên liệu nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu là tài sản để phục vụ cho hoạt động của chính doanh nghiệp đó, được đăng ký tờ khai hải quan tại Cơ quan hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử để làm thủ tục chuyển cửa khẩu. Thủ tục hải quan theo đúng loại hình quy định. Nếu hàng hoá thuộc diện phải kiểm tra thì việc kiểm tra thực tế hàng hoá được thực hiện tại địa điểm ghi trong đơn đề nghị chuyển cửa khẩu.

e. Hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất trong khu chế xuất được chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập về khu chế xuất; hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất trong khu chế xuất được chuyển cửa khẩu từ khu chế xuất ra cửa khẩu xuất;

g. Hàng hóa nhập khẩu đưa vào kho ngoại quan được phép chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan, hàng hóa gửi kho ngoại quan xuất khẩu được chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất nếu không thuộc loại: Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam; Hàng hoá gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường; Hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

h. Hàng hoá nhập khẩu có vận đơn ghi cảng đích là cảng nội địa (ICD)

h.1. Không được chuyển cửa khẩu về các địa điểm làm thủ tục hải quan, địa điểm kiểm tra thực tế hàng hoá ngoài cửa khẩu. Trừ các ICD thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IV - Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép tại công văn số 7178/VPCP-KTTH ngày 24/10/2008 của Văn phòng Chính phủ.

h.2. Đối với hàng hoá nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất (DNCX); nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu có vận đơn ghi cảng đích là ICD thì doanh nghiệp được làm thủ tục chuyển cửa khẩu về Chi cục Hải quan quản lý DNCX, Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp đăng ký hợp đồng gia công, Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu để làm tiếp thủ tục hải quan. Đối với hàng hoá thuộc diện phải kiểm tra thực tế, nếu doanh nghiệp đề nghị được kiểm tra thực tế ngay tại ICD thì Chi cục Hải quan ICD tiến hành kiểm tra thực hàng hoá theo đề nghị của Chi cục Hải quan quản lý DNCX, Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp đăng ký hợp đồng gia công, Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu.

i. Hàng hoá chuyển cửa khẩu khác theo quy định pháp luật.

2. Chi cục hải quan cửa khẩu thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hoá trong các trường hợp:

2.1. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan hoặc đảm bảo việc quản lý hải quan. Chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá.

2.2. Hàng hoá nhập khẩu thuộc diện được chuyển cửa khẩu nhưng theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành phải kiểm tra thực tế tại cửa khẩu nhập.

2.3. Theo đề nghị của Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

2.4. Kết quả kiểm tra tại điểm 2.1, 2.2, 2.3 được cập nhật vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc thông báo bằng văn bản cho Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử trong trường hợp không kết nối được với hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

3. Đăng ký, quyết định chuyển cửa khẩu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

3.1. Đăng ký chuyển cửa khẩu cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện đồng thời hoặc sau khi khai tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá. Người khai hải quan phải khai các nội dung đề nghị chuyển cửa khẩu theo bản khai “Đề nghị chuyển cửa khẩu”.

3.2. Quyết định cho phép chuyển cửa khẩu (gồm cả địa điểm, thời gian) hoặc không cho phép được thể hiện tại “Thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử” trên hệ thống và được thể hiện trên Tờ khai hải quan điện tử in.

4. Giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu:

4.1. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu phải được chứa trong công ten nơ, thùng, kiện hoặc phải được chứa trong phương tiện vận tải đáp ứng được yêu cầu niêm phong hải quan.

Đối với hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng điều kiện niêm phong hải quan (hàng siêu trường, siêu trọng …) và không thể kiểm tra thực tế tại cửa khẩu (hàng có yêu cầu bảo quản đặc biệt ….) thì Chi cục hải quan có hàng chuyển cửa khẩu đi phải thông báo cho Chi cục hải quan nơi có hàng chuyển cửa khẩu đến tình hình hàng hoá vận chuyển không được niêm phong.

4.2. Đối với các lô hàng nhỏ, lẻ nếu không chứa trong công ten nơ phương tiện vận tải đáp ứng yêu cầu niêm phong hải quan thì thực hiện niêm phong từng kiện hàng.

5. Người khai hải quan sử dụng tờ khai hải quan điện tử in đã được cơ quan hải quan cho phép chuyển cửa khẩu để làm chứng từ vận chuyển hàng hoá trên đường. Người khai hải quan chịu trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hoá, nguyên niêm phong hải quan, niêm phong hãng vận tải và đi đúng tuyến đường, địa điểm, cửa khẩu, thời gian như đã đăng ký. Xuất trình và nộp bộ hồ sơ hải quan và hàng hoá chuyển cửa khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu để làm thủ tục theo quy định.

Điều 30. Thủ tục hải quan điện tử cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khi Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có sự cố tạm dừng hoạt động hoặc các sự cố ngoài Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

1. Xác định các trường hợp sự cố.

1.1. Sự cố là trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, Hệ thống khai hải quan điện tử không thực hiện được các giao dịch điện tử với nhau mà nguyên nhân có thể do một hoặc cả hai hệ thống hoặc do nguyên nhân khác dẫn đến không thực hiện được thủ tục hải quan điện tử.

1.2. Khi không thực hiện được thủ tục hải quan điện tử trên Hệ thống khai hải quan điện tử, người khai hải quan thông báo cho Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử biết có sự cố.

1.3. Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử kiểm tra, phân loại sự cố thuôc về: Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hay ngoài Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và thông báo, hướng dẫn cho người khai hải quan cách xử lý sự cố.

2. Thủ tục hải quan điện tử khi có sự cố ngoài Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

2.1. Trách nhiệm của người khai hải quan.

a. Thực hiện toàn bộ các công việc khai hải quan điện tử cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trên Hệ thống khai hải quan điện tử dự phòng tại Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

b. Thực hiện việc nhận lại dữ liệu đã khai báo sau khi sự cố được khắc phục.

2.2. Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử có trách nhiệm hỗ trợ, hướng dẫn người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử trên Hệ thống khai hải quan điện tử dự phòng và làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Thông tư này.

3. Thủ tục hải quan khi Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có sự cố tạm dừng hoạt động.

3.1. Trách nhiệm của người khai hải quan.

a. Tạo thông tin tờ khai hải quan điện tử trên Hệ thống khai hải quan điện tử. In, ký tên, đóng dấu tờ khai hải quan điện tử theo mẫu quy định tại Phụ lục II Thông tư này. Xuất trình, nộp toàn bộ hồ sơ hải quan tại Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

b. Thực hiện việc truyền, đồng bộ dữ liệu với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan khi có yêu cầu.

3.2. Trách nhiệm của cơ quan hải quan

a. Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử thực hiện thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Thông tư này. Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá.

b. Cập nhật thông tin vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan khi hệ thống hoạt động trở lại. Kiểm tra, đồng bộ dữ liệu với Hệ thống khai hải quan của người khai hải quan.

Chương III

THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ GIA CÔNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Mục 1. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ GIA CÔNG CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI

Điều 31. Hợp đồng gia công

1. Hình thức và nội dung hợp đồng gia công

1.1. Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu;

1.2. Nội dung hợp đồng gia công được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ;

1.3. Về chữ ký, con dấu trên hợp đồng: Đối với thương nhân nước ngoài phải có chữ ký; Đối với thương nhân Việt Nam phải ký, đóng dấu theo quy định của pháp luật Việt Nam;

Nếu hợp đồng gia công hoặc các chứng từ kèm theo hợp đồng do bên đặt gia công là thương nhân nước ngoài phát hành bằng hình thức điện tử thì trong trường hợp cơ quan hải quan yêu cầu phải xuất trình ở dạng giấy, bên nhận gia công là thương nhân Việt Nam phải ký, đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các chứng từ này.

2. Phụ lục hợp đồng gia công

Phụ lục hợp đồng gia công là một bộ phận không tách rời của hợp đồng gia công.

2.1. Mọi sự thay đổi, bổ sung, điều chỉnh các điều khoản của hợp đồng gia công đều phải được thực hiện trước thời điểm hợp đồng gia công hết hiệu lực và thể hiện bằng các phụ lục được đăng ký với cơ quan hải quan trước hoặc cùng thời điểm doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng đầu tiên theo phụ lục hợp đồng đó. Riêng trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công thì chấp nhận trị giá ghi trên hoá đơn thương mại của hồ sơ nhập khẩu, không bắt buộc phải mở phụ lục điều chỉnh.

2.2. Nếu một hợp đồng gia công có thời hạn hiệu lực trên một năm thì phải tách hợp đồng thành nhiều phụ lục theo từng năm để thực hiện. Thời gian thực hiện của mỗi phụ lục không quá một năm. Trường hợp đặc biệt thời gian gia công một sản phẩm vượt quá một năm thì hợp đồng gia công/phụ lục hợp đồng gia công thực hiện theo từng sản phẩm (như: gia công sửa chữa tàu biển).

3. Trường hợp bên nhận gia công tại Việt Nam ký kết hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài nhưng không trực tiếp gia công mà thuê thương nhân khác gia công (thuê gia công lại) theo qui định tại điểm b, khoản 2, Điều 33 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ thì doanh nghiệp ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài là người làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, thanh khoản hợp đồng gia công với cơ quan Hải quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện hợp đồng gia công này. Hàng hóa giao nhận giữa các doanh nghiệp phía Việt Nam với nhau không phải làm thủ tục hải quan.

4. Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.

5. “Nguyên liệu gia công” bao gồm nguyên liệu chính, phụ liệu và vật tư gia công.

5.1. “Nguyên liệu chính” là nguyên liệu tạo nên thành phần chính của sản phẩm.

5.2. “Phụ liệu gia công” là phần nguyên liệu tham gia tạo nên sản phẩm gia công nhưng không phải thành phần chính của sản phẩm.

5.3. “Vật tư gia công” là các loại sản phẩm, bán thành phẩm tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm gia công nhưng không trực tiếp cấu thành sản phẩm gia công. Vật tư gia công bao gồm cả bao bì hoặc vật liệu làm bao bì chứa sản phẩm gia công.

6. Phế liệu, phế phẩm, phế thải gia công bao gồm:

6.1. “Phế liệu gia công” là những chất thải loại hoặc những phần cắt bỏ của nguyên liệu trong quá trình gia công một sản phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn phục vụ gia công bị hư hỏng được loại ra trong quá trình sản xuất, gia công.

6.2. “Phế phẩm gia công” là sản phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (qui cách, kích thước, phẩm chất, giá trị sử dụng...) theo thoả thuận của hợp đồng/ phụ lục hợp đồng gia công, bị loại ra trong quá trình gia công.

6.3. “Phế thải gia công” là nguyên liệu, phụ liệu bị loại ra trong quá trình gia công mà không còn giá trị sử dụng.

7. “Định mức sản xuất sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng” bao gồm:

7.1. “Định mức sử dụng nguyên liệu” là số lượng nguyên liệu cần thiết, hợp lý để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm gia công.

7.2. “Định mức vật tư tiêu hao” là lượng vật tư tiêu hao cho sản xuất một đơn vị sản phẩm gia công.

7.3. “Định mức tách nguyên liệu thành phần từ nguyên liệu gốc” là lượng nguyên liệu thành phần được tách ra từ một đơn vị nguyên liệu gốc

7.4. “Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư” là lượng nguyên liệu, vật tư hao hụt (bao gồm cả hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm, phế thải gia công) tính theo tỷ lệ % so với số lượng nguyên liệu cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm gia công (đối với tỷ lệ hao hụt nguyên liệu) hoặc so với lượng vật tư tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm gia công (đối với tỷ lệ hao hụt vật tư).

Đối với nguyên liệu thành phần được tách ra từ nguyên liệu gốc: tỷ lệ hao hụt là lượng nguyên vật liệu gốc hao hụt tính theo tỷ lệ % khi trải qua công đoạn tách thành các nguyên liệu thành phần.

8. Hàng mẫu để làm mẫu gia công là sản phẩm gia công do bên thuê gia công cung cấp để bên nhận gia công sử dụng để làm mẫu phục vụ sản xuất sản phẩm gia công.

Hàng mẫu để gia công phải đáp ứng các điều kiện: hàng mẫu chỉ sử dụng để làm mẫu, không được sử dụng cho mục đích khác; bộ chứng từ lô hàng thể hiện là hàng mẫu và mỗi mã hàng chỉ được nhập tối đa 5 đơn vị.

Điều 32. Thủ tục đăng ký, sửa đổi hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công

1. Nơi làm thủ tục hải quan: Người khai hải quan thực hiện việc đăng ký hợp đồng gia công tại cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử nơi thuận tiện nhất.

2. Thủ tục đăng ký hợp đồng gia công

2.1. Trách nhiệm của doanh nghiệp

a. Trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên của hợp đồng gia công, người khai hải quan phải khai thông tin về hợp đồng gia công kèm theo các thông tin về danh mục, định mức, giấy phép (nếu có) theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn quy định tại Phụ lục I Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai.

Tất cả các tiêu chí về tên gọi, mã nguyên liệu, vật tư, máy móc, hàng mẫu; mã HS; đơn vị tính, người khai hải quan phải khai thống nhất từ khi nhập khẩu nguyên liệu đến khi thanh khoản hợp đồng gia công;

Trường hợp một loại nguyên liệu ban đầu được tách ra thành nhiều nguyên liệu để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm (như mặt hàng thuỷ sản), nguyên liệu ban đầu dưới đây được gọi là nguyên liệu gốc; các nguyên liệu được chế biến từ nguyên liệu gốc dưới đây được gọi là nguyên liệu thành phần; sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng là sản phẩm tạo nên từ bản thân nguyên liệu thành phần hoặc từ sự kết hợp giữa nguyên liệu thành phần với các nguyên liệu khác. Cả nguyên liệu gốc và nguyên liệu thành phần đều phải được đăng ký trên danh mục nguyên liệu nhập khẩu.

b. Tiếp nhận thông tin phản hồi từ cơ quan hải quan:

b.1. Nhận “Thông báo từ chối hợp đồng gia công” theo Mẫu Thông báo gia công, và sửa đổi, bổ sung thông tin về hợp đồng gia công theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

b.2. Nhận “Thông báo hướng dẫn làm thủ tục đăng ký hợp đồng gia công” theo Mẫu Thông báo gia công và thực hiện các công việc dưới đây:

b.2.1. Đối với hợp đồng gia công được chấp nhận đăng ký trên cơ sở thông tin khai hải quan điện tử thì người khai hải quan căn cứ hợp đồng đã được chấp nhận đăng ký để thực hiện thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu;

b.2.2. Trường hợp cơ quan hải quan yêu cầu phải nộp/ xuất trình hồ sơ để kiểm tra thì người khai hải quan nộp/ xuất trình hồ sơ gồm:

- Hợp đồng gia công và các phụ lục hợp đồng (nếu có): nộp 02 bản (01 bản Hải quan lưu và 01 bản trả lại cho doanh nghiệp sau khi đăng ký hợp đồng). Nếu hợp đồng gia công không được lập bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt thì phải dịch ra tiếng Việt, doanh nghiệp nhận gia công chịu trách nhiệm về tính trung thực của bản dịch: nộp 01 bản;

- Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền đối với hàng hoá gia công thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính;

- Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu (đối với trường hợp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu gia công) của Sở Tài nguyên và môi trường nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp cấp theo qui định tại Thông tư liên tịch số 02/2007/TT-LT-BCT-BTNMT ngày 30/8/2007 của liên Bộ Công Thương-Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Những doanh nghiệp lần đầu thực hiện hợp đồng gia công thì phải nộp các chứng từ sau:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: nộp 01 bản sao;

Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế: nộp 01 bản sao;

Văn bản giải trình về việc đủ năng lực thực hiện hợp đồng gia công và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật.

2.2. Nhiệm vụ của cơ quan hải quan

a. Cơ quan hải quan kiểm tra, tiếp nhận đăng ký hợp đồng gia công thông qua hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử và hồ sơ do doanh nghiệp nộp/xuất trình.

b. Kiểm tra cơ sở sản xuất

b.1. Trường hợp phải kiểm tra cơ sở sản xuất:

Khi doanh nghiệp lần đầu đăng ký hợp đồng gia công hoặc trong quá trình sản xuất nếu cơ quan Hải quan chưa có thông tin rõ ràng về cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất thì tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.

b.2. Thẩm quyền quyết định kiểm tra cơ sở sản xuất của doanh nghiệp là Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công.

b.3. Xử lý kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất đối với các trường hợp không đảm bảo điều kiện thực hiện hợp đồng gia công:

b.3.1. Đối với trường hợp chưa đăng ký hợp đồng: Cơ quan Hải quan không thực hiện đăng ký hợp đồng gia công.

b.3.2. Đối với trường hợp đã đăng ký hợp đồng gia công:

Trường hợp doanh nghiệp không có cơ sở sản xuất hoặc cơ sở sản xuất chưa đảm bảo các điều kiện sản xuất sản phẩm (bao gồm cả cơ sở sản xuất của bên nhận gia công lại) thì cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục nhập khẩu đối với nguyên liệt, vật tư để thực hiện hợp đồng gia công, yêu cầu doanh nghiệp giải trình và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm xử lý theo quy định của pháp luật.

b.4. Đối với hợp đồng gia công đăng ký tại Cơ quan hải quan quản lý hợp đồng gia công nhưng cơ sở sản xuất hoặc trụ sở của doanh nghiệp đóng trên địa bàn của Chi cục hải quan khác thì việc kiểm tra cơ sở sản xuất do Tổng cục hải quan quy định.

3. Đăng ký phụ lục hợp đồng gia công

3.1. Các loại phụ lục hợp đồng gia công khai đến cơ quan hải quan

a. Nhóm phụ lục sửa đổi hợp đồng:

a.1. Phụ lục sửa thông tin chung của hợp đồng;

a.2. Phụ lục hủy hợp đồng.

b. Nhóm phụ lục bổ sung danh mục:

b.1. Bổ sung danh mục nguyên liệu, vật tư;

b.2. Bổ sung danh mục sản phẩm xuất khẩu;

b.3. Bổ sung danh mục thiết bị tạm nhập khẩu để phục vụ gia công;

b.4. Bổ sung danh mục hàng mẫu nhập khẩu.

c. Nhóm phụ lục sửa đổi danh mục:

c.1. Sửa đổi mã hàng (nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; sản phẩm xuất khẩu; thiết bị tạm nhập khẩu; hàng mẫu nhập khẩu);

c.2. Sửa đổi đơn vị tính (nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; sản phẩm xuất khẩu; thiết bị tạm nhập khẩu; hàng mẫu nhập khẩu).

3.2. Trách nhiệm của doanh nghiệp

a. Sau khi đăng ký hợp đồng đến trước thời điểm hết hạn hợp đồng gia công, người khai hải quan phải tạo thông tin và khai theo các tiêu chí thông tin quy định tại mẫu Phụ lục hợp đồng;

b. Tiếp nhận thông tin phản hồi từ cơ quan hải quan;

c. Nộp/xuất trình các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng gia công khi cơ quan hải quan yêu cầu.

3.3. Nhiệm vụ của cơ quan hải quan: thực hiện như thủ tục đăng ký hợp đồng gia công.

4. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công

4.1. Sửa đổi, bổ sung trên cơ sở văn bản thỏa thuận của doanh nghiệp với đối tác thuê gia công:

a. Đối với các thông tin chung của hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công: việc sửa đổi, bổ sung được thực hiện từ khi đăng ký hợp đồng/phụ lục hợp đồng đến trước thời điểm hết hạn hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công;

b. Đối với các nội dung còn lại của hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công: việc sửa đổi, bổ sung được thực hiện thông qua các phụ lục hợp đồng trước khi làm thủ tục nhập khẩu hoặc xuất khẩu liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung đó;

c. Trường hợp phát hiện sai sót trong khai báo hợp đồng/phụ lục hợp đồng ngoài thời điểm quy định nêu trên, người khai hải quan được phép sửa đổi nội dung đã khai nếu có cơ sở và được Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi quản lý hợp đồng chấp nhận;

d. Thủ tục sửa đổi, bổ sung hợp đồng/phụ lục hợp đồng thực hiện như thủ tục đăng ký hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công.

4.2. Sửa đổi, bổ sung do doanh nghiệp nhầm lẫn trong khai báo hoặc phục vụ yêu cầu quản lý của hải quan:

a. Sau khi đăng ký hợp đồng đến trước thời điểm hết hạn hợp đồng gia công, người khai hải quan tạo thông tin và khai theo các tiêu chí thông tin quy định tại mẫu Phụ lục hợp đồng;

b. Doanh nghiệp phải xuất trình các chứng từ có liên quan đến nội dung sửa đổi khi cơ quan hải quan yêu cầu ;

c. Thủ tục sửa đổi, bổ sung thực hiện tương tự thủ tục đăng ký phụ lục hợp đồng gia công quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 33. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư gia công

1. Đối với nguyên liệu, vật tư gia công do bên thuê gia công cung cấp:

1.1. Thủ tục hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư gia công do bên thuê gia công cung cấp từ nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn về thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán quy định tại Chương II Thông tư này, nhưng không thực hiện việc kê khai tính thuế.

1.2. Đối với sản phẩm hoàn chỉnh do bên thuê gia công cung cấp để gắn hoặc đóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài thì thủ tục hải quan thực hiện như đối với nguyên liệu gia công, nếu đáp ứng các điều kiện sau:

a. Tên sản phẩm hoàn chỉnh và mục đích cung cấp sản phẩm hoàn chỉnh để gắn hoặc đóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài phải được ghi rõ trong hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công;

b. Trong bảng định mức sử dụng nguyên liệu cho sản phẩm gia công có định mức của loại sản phẩm hoàn chỉnh này.

1.3. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư gia công do bên thuê gia công cung cấp theo hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thì thực hiện theo quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 71 Thông tư này.

1.4. Việc lấy mẫu nguyên liệu, vật tư gia công thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 22 Thông tư này.

2. Đối với nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công tự cung ứng cho hợp đồng gia công

2.1. Đối với trường hợp nguyên liệu, vật tư cung ứng do bên nhận gia công sản xuất hoặc mua tại thị trường Việt Nam:

a. Khi mua và đưa nguyên liệu, vật tư vào cung ứng cho hợp đồng gia công người khai hải quan không phải làm thủ tục hải quan nhưng phải được hai bên thoả thuận về tên gọi, quy cách, số lượng trong hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công;

b. Trước khi đưa nguyên liệu, vật tư vào cung ứng cho hợp đồng gia công người khai hải quan phải xin phép cơ quan có thẩm quyền nếu nguyên liệu, vật tư cung ứng thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu phải có giấy phép; không được cung ứng nguyên liệu, vật tư thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu;

2.2. Đối với trường hợp nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công trực tiếp mua từ nước ngoài để cung ứng cho hợp đồng gia công:

a. Điều kiện cung ứng: khi mua và đưa nguyên liệu, vật tư vào cung ứng cho hợp đồng gia công thì nguyên liệu, vật tư đó phải được hai bên thoả thuận về tên gọi, quy cách, số lượng trong hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công.

b. Thủ tục hải quan:

b.1. Thủ tục nhập khẩu, chính sách thuế, thủ tục hoàn thuế nhập khẩu thực hiện theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; thủ tục xuất khẩu thực hiện theo hình thức xuất khẩu sản phẩm gia công;

b.2. Khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công, người khai hải quan phải khai rõ tên gọi; lượng sử dụng; số, ngày, tháng, năm tờ khai nhập khẩu của nguyên liệu nhập theo loại hình sản xuất xuất khẩu đã sử dụng để sản xuất ra lô hàng gia công xuất khẩu theo các tiêu chí thông tin quy định tại mẫu Nguyên vật liệu gia công tự cung ứng;

Điều 34. Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công

1. Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị thuê, mượn để thực hiện hợp đồng gia công phải tuân thủ các quy định về chính sách quản lý, nhập khẩu hàng hoá.

2. Việc nhập khẩu máy móc thiết bị thuê, mượn để thực hiện hợp đồng gia công của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BTM ngày 04/4/2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương).

3. Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị thuê, mượn để trực tiếp phục vụ gia công thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu theo loại hình tạm nhập-tái xuất thì làm thủ tục hải quan như hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán quy định tại Chương II Thông tư này tại cơ quan Hải quan quản lý hợp đồng gia công.

Điều 35. Thủ tục đăng ký, điều chỉnh định mức

1. Định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư (sau đây gọi chung là định mức):

1.1. Định mức do các bên thoả thuận trong hợp đồng gia công theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ. Nếu trong hợp đồng gia công không quy định tỷ lệ hao hụt nguyên liệu thì coi như hợp đồng gia công đó có tỷ lệ hao hụt nguyên liệu bằng 0%.

1.2. Việc đăng ký định mức sản phẩm xuất khẩu phải thực hiện cho từng mã sản phẩm. Định mức tách nguyên liệu thành phần từ nguyên liệu gốc phải được đăng ký theo từng mã nguyên liệu gốc.

1.3. Đối với những trường hợp một loại nguyên liệu sản xuất ra nhiều loại sản phẩm (như mặt hàng thuỷ sản), nguyên vật liệu loại ra khi sản xuất một loại sản phẩm được sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm xuất khẩu khác thì không được coi là phế liệu, không được tính vào tỷ lệ hao hụt và được coi là nguyên liệu thành phần như đã quy định tại Tiết a Điểm 2.1 Khoản 2 Điều 32 Thông tư này.

1.4. Định mức người khai hải quan đã đăng ký, điều chỉnh và được cơ quan hải quan chấp nhận là định mức để thanh khoản hợp đồng gia công.

2. Thời điểm đăng ký, điều chỉnh định mức:

2.1. Thời điểm đăng ký định mức:

Thời điểm đăng ký định mức gia công cho một mã sản phẩm xuất khẩu là trước hoặc cùng thời điểm xuất khẩu lô hàng đầu tiên của mã sản phẩm đó;

2.2. Thời điểm điều chỉnh định mức

a. Doanh nghiệp được quyền điều chỉnh định mức gia công của một mã sản phẩm trước khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu lô hàng đầu tiên của mã sản phẩm đó.

b. Trường hợp phát hiện sai sót trong khai báo định mức ngoài thời điểm quy định tại Tiết a Điểm 2.2 Điều này, doanh nghiệp được quyền điều chỉnh định mức đã đăng ký nếu có lý do hợp lý. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công căn cứ: định mức đã đăng ký, hồ sơ hải quan của các lô hàng đã xuất khẩu, mẫu lưu theo quy định tại Điều 22 Thông tư này (nếu đã lấy mẫu) hoặc giải trình của doanh nghiệp để xem xét việc điều chỉnh định mức và xử lý vi phạm theo quy định.

3. Thủ tục đăng ký, điều chỉnh định mức

3.1. Trách nhiệm của doanh nghiệp

a. Khai báo thông tin về định mức theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn quy định tại Mẫu định mức thực tế của sản phẩm gia công hoặc Mẫu Thông tin về định mức thực tế đối với nguyên liệu trực tiếp tham gia vào sản phẩm xuất khẩu được tách ra từ nguyên liệu gốc (nguyên liệu thành phần).

b. Tiếp nhận thông tin phản hồi của cơ quan hải quan

b.1. Nhận “Thông báo từ chối đăng ký định mức” theo Mẫu Thông báo gia công và sửa đổi, bổ sung thông tin về định mức gia công theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

b.2. Nhận “Thông báo hướng dẫn làm thủ tục đăng ký định mức hoặc chấp nhận định mức” theo Mẫu Thông báo gia công và thực hiện các công việc dưới đây:

b.2.1. Đối với định mức được cơ quan hải quan chấp nhận đăng ký trên cơ sở thông tin khai hải quan điện tử thì người khai hải quan căn cứ định mức đã được chấp nhận đăng ký để thực hiện thủ tục xuất khẩu;

b.2.2. Trường hợp cơ quan hải quan yêu cầu phải nộp/xuất trình hồ sơ và mẫu sản phẩm (nếu yêu cầu nộp cả mẫu) để kiểm tra thì doanh nghiệp nộp/xuất trình hồ sơ và mẫu sản phẩm theo yêu cầu.

c. Hồ sơ nộp/ xuất trình với cơ quan hải quan khi có yêu cầu bao gồm:

c.1. Bảng định mức gia công in theo Mẫu Bảng đăng ký định mức: nộp 02 bản chính;

c.2. Bản giải trình về cơ sở, phương pháp tính định mức của mã hàng kèm theo tài liệu thiết kế kỹ thuật của sản phẩm (như sơ đồ cắt đối với hàng may mặc): nộp 01 bản sao;

c.3. Xuất trình sổ sách, chứng từ có liên quan đến việc xác định định mức của mã sản phẩm doanh nghiệp đã đăng ký (chỉ áp dụng đối với trường hợp kiểm tra thực tế định mức).

3.2. Nhiệm vụ của cơ quan hải quan

a. Tiếp nhận đăng ký định mức thông qua hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử.

b. Kiểm tra định mức:

b.1. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro để lựa chọn định mức cần kiểm tra.

b.2. Địa điểm, hình thức kiểm tra:

b.2.1. Kiểm tra tại cơ quan Hải quan;

b.2.2. Kiểm tra tại cơ sở sản xuất của doanh nghiệp;

b.2.3. Cơ quan hải quan trực tiếp kiểm tra hoặc thông qua tổ chức giám định chuyên ngành.

c. Thời điểm kiểm tra định mức:

c.1. Trước hoặc cùng thời điểm xuất khẩu lô sản phẩm đầu tiên của mã sản phẩm đã đăng ký;

c.2. Sau khi xuất khẩu sản phẩm của mã sản phẩm đã đăng ký;

c.3. Khi thanh khoản hợp đồng gia công.

d. Nhiệm vụ của công chức Hải quan khi kiểm tra định mức:

d.1. Kiểm tra đúng qui trình, nhanh, gọn, không gây phiền hà, cản trở việc sản xuất của doanh nghiệp.

d.2. Lập biên bản xác nhận kết quả kiểm tra khi kết thúc kiểm tra. Biên bản phải phản ánh đầy đủ, trung thực với thực tế kiểm tra, có chữ ký của công chức hải quan thực hiện kiểm tra và đại diện doanh nghiệp được kiểm tra.

đ. Thẩm quyền quyết định kiểm tra định mức: Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công. Trường hợp doanh nghiệp có giải trình lý do chính đáng bằng văn bản, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công xem xét cho phép doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm và lấy mẫu sản phẩm trước; tiến hành kiểm tra định mức sau.

3.3. Thủ tục điều chỉnh định mức được thực hiện tương tự thủ tục đăng ký định mức quy định tại Điểm 3.1, Điểm 3.2 Điều này.

Điều 36. Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm gia công ra nước ngoài

1. Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm gia công ra nước ngoài thực hiện theo quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng mua bán quy định tại Chương II Thông tư này. Ngoài ra, phải thực hiện thêm:

1.1. Nếu sản phẩm gia công xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu do bên nhận gia công tự cung ứng thì khi đăng ký tờ khai xuất khẩu sản phẩm người khai hải quan phải khai thông tin theo các tiêu chí và khuôn dạng quy định tại mẫu Nguyên vật liệu gia công tự cung ứng (mua trong nước hoặc nhập khẩu). Tính thuế xuất khẩu (nếu có) đối với nguyên liệu, vật tư mua tại Việt Nam để cung ứng cho gia công vào phụ lục tờ khai xuất khẩu;

1.2. Doanh nghiệp khai thông tin đến cơ quan hải quan nếu sản phẩm gia công được xuất khẩu cho đối tác thứ ba;

1.3. Xuất trình mẫu lưu nguyên liệu (đối với trường hợp có lấy mẫu) đối với lô hàng xuất khẩu thuộc diện phải kiểm tra thực tế;

a. Công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá phải đối chiếu mẫu lưu nguyên liệu, với nguyên liệu cấu thành trên sản phẩm, đối chiếu bản định mức (do cơ quan hải quan nơi đăng ký định mức in và xác nhận) với sản phẩm thực tế xuất khẩu;

b. Trường hợp không xác định được sự phù hợp của sản phẩm xuất khẩu với mẫu lưu thì lấy mẫu sản phẩm xuất khẩu để trưng cầu giám định. Trong khi chờ kết quả giám định, cơ quan hải quan giải quyết tiếp thủ tục theo quy định.

2. Ngay sau khi hợp đồng gia công hết hiệu lực nhưng còn sản phẩm gia công chưa xuất khẩu hết thì doanh nghiệp phải có cam kết với Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công về việc xuất khẩu số sản phẩm này trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn hợp đồng gia công. Cơ quan Hải quan chỉ làm thủ tục đăng ký tờ khai xuất khẩu cho những mã sản phẩm doanh nghiệp đã đăng ký định mức.

3. Thủ tục hải quan đối với những lô hàng gia công xuất khẩu chuyển cửa khẩu thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hoá chuyển cửa khẩu quy định tại Điều 29 Thông tư này.

Điều 37. Thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp

1. Trên cơ sở văn bản chỉ định của các bên thuê gia công, doanh nghiệp giao sản phẩm gia công chuyển tiếp (Bên giao) và doanh nghiệp nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp (Bên nhận) tự tổ chức việc giao, nhận hàng theo quy định tại Khoản 2 dưới đây.

Thời điểm Bên giao đến cơ quan hải quan bên giao làm thủ tục hải quan phải nằm trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng gia công giao và không quá 15 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan bên nhận ký xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan lên tờ khai. Quá thời hạn nêu trên, nếu tờ khai đó đã được cơ quan hải quan bên nhận xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan thì lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định và làm tiếp thủ tục hải quan, không huỷ tờ khai.

2. Thủ tục hải quan

2.1. Trường hợp Bên giao làm thủ tục hải quan điện tử, Bên nhận làm thủ tục hải quan truyền thống

a. Trách nhiệm của doanh nghiệp Bên giao

a.1. Kê khai đầy đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp Bên giao trên 04 tờ khai mẫu HQ/2008-GCCT - Phụ lục 1 - Thông tư 116/2008/TT-BTC (dưới đây gọi tắt là mẫu HQ/2008-GCCT), ký tên, đóng dấu;

a.2. Giao sản phẩm kèm 04 tờ khai hải quan mẫu HQ/2008-GCCT và bản chính hoá đơn GTGT (liên giao khách hàng); đối với doanh nghiệp chế xuất thì thay hoá đơn GTGT bằng phiếu xuất kho cho Bên nhận; việc giao, nhận được thực hiện tại cơ sở gia công hoặc kho hàng của Bên nhận.

a.3. Sau khi nhận được 02 tờ khai đã có xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan của Hải quan bên nhận và Bên giao thực hiện thủ tục hải quan tương tự như đối với sản phẩm gia công xuất khẩu. Hồ sơ phải nộp/xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan hải quan gồm:

- Tờ khai hải quan điện tử in mẫu HQ/2009-TKĐTXK: nộp 02 bản chính;

- Tờ khai hải quan nhận từ bên nhận: nộp 01 bản chính;

- Văn bản chỉ định giao hàng: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính;

- Phiếu xuất kho: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính.

b. Trách nhiệm của hải quan Bên giao:

Khi tiếp nhận thông tin khai tờ khai gia công chuyển tiếp cơ quan hải quan thực hiện phân luồng theo một trong các hình thức sau đây:

b.1. Chấp nhận thông quan ngay trên tờ khai chuyển tiếp của doanh nghiệp;

b.2. Kiểm tra hồ sơ trước khi quyết định cho phép thông quan.

Công chức hải quan khi tiếp nhận hồ sơ thực hiện như sau:

b.2.1. Tiếp nhận bộ hồ sơ hải quan do doanh nghiệp chuyển đến và làm thủ tục hải quan như đối với sản phẩm gia công xuất khẩu; xác nhận thông quan, ký tên, đóng dấu công chức lên 02 tờ khai điện tử in mẫu HQ/2009-TKĐTXK;

b.2.2. Lưu 01 tờ khai cùng các chứng từ doanh nghiệp nộp, trả doanh nghiệp 01 tờ khai và các chứng từ do doanh nghiệp xuất trình.          

2.2. Trường hợp Bên giao làm thủ tục hải quan truyền thống, Bên nhận làm thủ tục hải quan điện tử

a. Trách nhiệm của doanh nghiệp (Bên giao):

a.1. Kê khai đầy đủ các tiêu chí dành cho người giao hàng khai, ký tên, đóng dấu trên 02 tờ khai mẫu HQ/2008-GCCT;

a.2. Giao sản phẩm kèm 02 tờ khai hải quan mẫu HQ/2008-GCCT và bản chính hoá đơn GTGT - liên giao khách hàng (đối với sản phẩm gia công); đối với doanh nghiệp chế xuất thì thay hoá đơn GTGT bằng phiếu xuất kho cho Bên nhận; việc giao, nhận được thực hiện tại cơ sở gia công hoặc kho hàng của Bên nhận;

a.3. Sau khi nhận được 02 tờ khai hải quan (đã khai đầy đủ, có chữ ký, đóng dấu của Bên nhận và Hải quan bên nhận) do Bên nhận chuyển đến, Bên giao đăng ký tờ khai hải quan với Hải quan bên giao.

b. Trách nhiệm của doanh nghiệp Bên nhận

Sau khi nhận đủ sản phẩm và 02 tờ khai mẫu HQ/2008-GCCT đã kê khai, ký tên, đóng dấu của Bên giao, Bên nhận tiến hành các công việc sau:

b.1. Khai đầy đủ các tiêu chí dành cho người nhận hàng, ký tên, đóng dấu trên cả 02 tờ khai mẫu HQ/2008-GCCT và làm thủ tục hải quan tương tự như đối với nguyên liệu nhập khẩu do bên thuê gia công cung cấp từ nước ngoài. Hồ sơ hải quan phải nộp/xuất trình bao gồm:

- Tờ khai hải quan điện tử in mẫu HQ/2009-TKĐTNK: nộp 02 bản chính;

- Tờ khai hải quan mẫu HQ/2008-GCCT: nộp 02 bản chính;

- Hoá đơn GTGT (hoặc Phiếu xuất kho của Bên giao nếu Bên giao là doanh nghiệp chế xuất, phiếu nhập kho của Bên nhận nếu Bên nhận là doanh nghiệp chế xuất): nộp 01 bản sao và xuất trình 01 bản chính;

- Xuất trình sổ sách, chứng từ liên quan đến việc nhận hàng khi có yêu cầu của cơ quan hải quan.

b.2. Nhận và bảo quản hàng hoá do doanh nghiệp (bên giao) giao, cho đến khi Hải quan làm thủ tục nhập khẩu quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan;

b.3. Xuất trình mẫu sản phẩm gia công chuyển tiếp hoặc hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra khi có yêu cầu;

b.4. Sau khi làm xong thủ tục nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp, doanh nghiệp bên nhận lưu 01 tờ khai mẫu HQ/2009-TKĐTNK; chuyển 02 tờ khai mẫu HQ/2008-GCCT cho doanh nghiệp bên giao.

c. Trách nhiệm của hải quan bên nhận:

c.1. Thực hiện thủ tục hải quan như đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu do bên thuê gia công cung cấp từ nước ngoài; lập Phiếu lấy mẫu, niêm phong mẫu hàng theo quy định;

c.2. Xác nhận đã làm thủ tục hải quan, ký tên đóng dấu lên cả 04 tờ khai (02 tờ khai mẫu HQ/2008-GCCT và 02 tờ khai hải quan điện tử in);

c.3. Lưu 01 tờ khai hải quan điện tử in và các chứng từ doanh nghiệp phải nộp; trả lại cho doanh nghiệp bên nhận 03 tờ khai và các chứng từ doanh nghiệp xuất trình; giao mẫu hàng đã niêm phong hải quan cho Bên nhận tự bảo quản để xuất trình cho Hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công hoặc các trường hợp khác khi Hải quan yêu cầu.

d. Trách nhiệm của hải quan Bên giao: Hải quan Bên giao thực hiện thủ tục hải quan theo quy định hiện hành.

2.3. Trường hợp Bên giao, Bên nhận cùng làm thủ tục hải quan điện tử

a. Trách nhiệm doanh nghiệp Bên giao:

a.1. Giao sản phẩm và bản chính hoá đơn GTGT (liên giao khách hàng); đối với doanh nghiệp chế xuất thì thay hoá đơn GTGT bằng phiếu xuất kho cho Bên nhận; việc giao, nhận được thực hiện tại cơ sở gia công hoặc kho hàng của Bên nhận.

a.2. Khai báo tờ khai điện tử thông tin giao sản phẩm gia công chuyển tiếp trên hệ thống khai hải quan điện tử sau khi nhận được 02 tờ khai (01 bản chính, 01 bản sao) đã có xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan của Hải quan bên nhận và thực hiện thủ tục hải quan tương tự như đối với sản phẩm gia công xuất khẩu. Hồ sơ phải nộp/xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan hải quan gồm:

- Tờ khai hải quan điện tử in mẫu HQ/2009-TKĐTXK: nộp 02 bản chính;

- Tờ khai hải quan nhận từ Bên nhận: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính;

- Văn bản chỉ định giao hàng: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính;

- Phiếu xuất kho: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính.

b. Trách nhiệm doanh nghiệp bên nhận:

b.1. Thực hiện nhiệm vụ quy định tại tiết b điểm 2.2 Điều này nhưng không phải khai báo và nộp tờ khai mẫu HQ/2008-GCCT;

b.2. Sau khi làm xong thủ tục nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp, chuyển tờ khai đã có xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan của Hải quan bên nhận cùng với 01 bản sao cho doanh nghiệp bên giao.

c. Trách nhiệm của hải quan bên nhận: Thực hiện thủ tục hải quan như đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu do bên thuê gia công cung cấp từ nước ngoài.

d. Trách nhiệm của hải quan bên giao: thực hiện thủ tục hải quan điện tử như đối với sản phẩm gia công xuất khẩu.

2.4. Nếu việc giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp được thực hiện tại cùng một doanh nghiệp thì không yêu cầu doanh nghiệp xuất trình hóa đơn GTGT.

2.5. Thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp trên đây được áp dụng cho cả trường hợp khác đối tác thuê gia công.

3. Thủ tục giao nhận nguyên phụ liệu, vật tư, máy móc thiết bị thuê mượn trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công sang hợp đồng gia công khác theo chỉ định của đối tác thuê gia công được thực hiện tương tự như thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp quy định tại Khoản 2 Điều này, nhưng không yêu cầu doanh nghiệp xuất trình hóa đơn GTGT.

Điều 38. Thủ tục hải quan đối với sản phẩm gia công dùng để thanh toán tiền công hoặc tiêu thụ nội địa

1. Loại sản phẩm gia công được sử dụng để thanh toán tiền công gia công thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 33 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ;

2. Thủ tục hải quan thực hiện theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ. Đối với trường hợp sản phẩm gia công dùng để thanh toán tiền công thì hợp đồng mua bán thay bằng văn bản thoả thuận giữa bên thuê và bên nhận gia công về việc thanh toán tiền gia công bằng sản phẩm gia công.

3. Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hoá nhập khẩu, chính sách thuế như đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài và quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/08/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá. Sản phẩm gia công này được đưa vào để thanh khoản hợp đồng gia công.

4. Trường hợp doanh nghiệp nhận gia công cho thương nhân nước ngoài đồng thời là doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công thì doanh nghiệp này phải làm cả thủ tục xuất khẩu tại chỗ và thủ tục nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công.

Điều 39. Thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công

1. Hồ sơ thanh khoản:

1.1. Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo mẫu Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu: nộp 01 bản chính;

1.2. Bảng tổng hợp sản phẩm gia công xuất khẩu theo mẫu Bảng tổng hợp sản phẩm gia công xuất khẩu: nộp 01 bản chính;

1.3. Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư xuất trả ra nước ngoài và chuyển sang hợp đồng gia công khác trong khi đang thực hiện hợp đồng gia công theo mẫu Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư xuất trả ra nước ngoài và chuyển sang hợp đồng gia công khác: nộp 01 bản chính;

1.4. Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công cung ứng (nếu có) theo mẫu Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công cung ứng: nộp 01 bản chính;

1.5. Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư đã sử dụng để sản xuất thành sản phẩm xuất khẩu theo mẫu Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư đã sử dụng để sản xuất thành sản phẩm xuất khẩu: nộp 01 bản chính;

1.6. Bảng thanh khoản hợp đồng gia công theo mẫu Bảng thanh khoản hợp đồng gia công: nộp 02 bản chính (trả doanh nghiệp 01 bản sau khi thanh khoản);

1.7. Bảng tổng hợp máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất theo mẫu Bảng tổng hợp máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất: nộp 01 bản chính.

Giám đốc doanh nghiệp ký tên, đóng dấu vào các bảng biểu nêu trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các số liệu thanh khoản.

2. Thời hạn thanh khoản:

Chậm nhất 45 ngày làm việc kể ngày hợp đồng gia công và phụ lục hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực, doanh nghiệp nhận gia công phải gửi “Yêu cầu thanh khoản” theo các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn quy định tại mẫu Yêu cầu thanh khoản gia công tới Chi cục hải quan quản lý hợp đồng gia công, doanh nghiệp phải có hướng xử lý đối với số nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị tạm nhập; phế liệu, phế phẩm (nếu có);

Đối với những hợp đồng gia công có thời hạn nhiều năm thì tách ra từng phụ lục theo từng năm. Thời hạn thanh khoản từng phụ lục áp dụng như thời hạn thanh khoản hợp đồng gia công.

3. Thời hạn tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ thanh khoản:

Chậm nhất 30 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được “Yêu cầu thanh khoản” của người khai hải quan, Cơ quan hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công phải hoàn thành việc kiểm tra đối chiếu kết quả thanh khoản trực tiếp trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, trường hợp cần thiết yêu cầu doanh nghiệp nộp tới toàn bộ hồ sơ thanh khoản để kiểm tra đối chiếu, phản hồi “Thông báo chấp nhận kết quả thanh khoản” hoặc “Thông báo từ chối kết quả thanh khoản” kèm theo lý do từ chối kết quả thanh khoản theo mẫu Thông báo gia công cho doanh nghiệp.

4. Thời hạn làm thủ tục hải quan đối với nguyên liệu dư; máy móc, thiết bị tạm nhập; phế liệu, phế phẩm:

Chậm nhất 30 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan phản hồi “Thông báo chấp nhận kết quả thanh khoản” hoặc “Thông báo từ chối kết quả thanh khoản” kèm theo lý do từ chối kết quả thanh khoản, người khai hải quan phải thực hiện đầy đủ yêu cầu của cơ quan hải quan trên “Thông báo chấp nhận kết quả thanh khoản” hoặc “Thông báo từ chối kết quả thanh khoản”, bao gồm cả việc hoàn thành thủ tục hải quan để giải quyết số nguyên liệu dư; máy móc, thiết bị tạm nhập; phế liệu, phế phẩm (nếu có).

5. Xử lý quá hạn gửi yêu cầu thanh khoản và quá thời hạn làm thủ tục nguyên phụ liệu, vật tư dư thừa và máy móc, thiết bị tạm nhập

5.1. Xử lý quá hạn gửi yêu cầu thanh khoản hoặc nộp hồ sơ thanh khoản:

a. Trong thời hạn 90 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn thanh khoản, cơ quan Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công thực hiện: Xử lý vi phạm theo quy định; Tính thuế và ấn định số tiền thuế, tiền phạt chậm nộp đối với số nguyên liệu, vật tư, máy móc… thuộc hợp đồng gia công chưa thanh khoản, tính từ ngày đăng ký tờ khai như đối với hàng nhập khẩu theo hợp đồng mua bán.

b. Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp tiền thuế, tiền phạt chậm nộp thuế cho hàng hoá nhập khẩu chưa thanh khoản của hợp đồng đó vào tài khoản tạm thu theo ấn định thuế của cơ quan Hải quan và thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

c. Trường hợp quá 90 ngày kể từ ngày quá thời hạn gửi yêu cầu thanh khoản mà doanh nghiệp không khai báo/nộp hồ sơ thanh khoản và/hoặc không nộp thuế theo ấn định thuế của cơ quan Hải quan thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định.

5.2. Xử lý quá hạn thời hạn làm thủ tục đối với nguyên phụ liệu, vật tư dư thừa và máy móc, thiết bị tạm nhập:

a. Cơ quan Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công:

a.1. Lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định;

a.2. Tính thuế và ấn định số tiền thuế đối với số nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị tạm nhập … thuộc hợp đồng gia công chưa thanh khoản tính từ ngày cơ quan Hải quan hoàn thành thủ tục đối chiếu thanh khoản.

b. Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp thuế vào tài khoản tạm thu theo ấn định của cơ quan Hải quan và thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

c. Quá thời hạn nộp thuế, nếu doanh nghiệp không nộp thuế thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định.

5.3. Doanh nghiệp nộp hồ sơ và hoàn thành việc thanh khoản sau khi đã nộp thuế, phạt chậm nộp thì được làm thủ tục hoàn trả tiền thuế, tiền phạt chậm nộp; theo quy định hiện hành;

Trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ, hoàn thành việc thanh khoản trong thời hạn nộp thuế và chưa nộp thuế thì được làm thủ tục không thu thuế theo quy định hiện hành.

5.4. Gia hạn thời hạn thanh khoản và thời hạn làm thủ tục hải quan đối với nguyên liệu dư; máy móc, thiết bị tạm nhập; phế liệu, phế phẩm:

Các trường hợp được gia hạn thời hạn thanh khoản:

a. Doanh nghiệp đồng thời thực hiện nhiều hợp đồng gia công và các hợp đồng này đều hết hiệu lực thực hiện tại một thời điểm nên doanh nghiệp không kịp chuẩn bị hồ sơ;

b. Đang có tranh chấp giữa bên thuê gia công và bên nhận gia công liên quan đến hợp đồng gia công;

c. Các trường hợp vì lý do bất khả kháng khác nên doanh nghiệp không thực hiện đúng thời hạn thanh khoản.

Trên cơ sở phụ lục gia hạn thời gian thực hiện việc thanh khoản của người khai hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công xem xét, gia hạn thời hạn quy định tại khoản 2 về thời hạn thanh khoản. Thời hạn gia hạn chỉ được 01 lần và không quá 15 ngày đối với Tiết a, không quá 30 ngày đối với Tiết b, Tiết c Điểm này.

Điều 40. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm, phế thải, máy móc, thiết bị thuê, mượn

Theo sự thoả thuận trong hợp đồng gia công và quy định của pháp luật, người khai hải quan quyết định phương thức xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê mượn theo các hình thức sau:

1. Bán tại thị trường Việt Nam: Thủ tục hải quan thực hiện theo phương thức xuất, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 71 Thông tư này. Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ.

2. Xuất khẩu trả ra nước ngoài: Thủ tục hải quan xuất trả nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê mượn ra nước ngoài thực hiện như đối với lô hàng xuất khẩu theo hợp đồng mua bán. Công chức Hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá phải đối chiếu nguyên liệu xuất trả với mẫu lưu nguyên liệu lấy khi nhập khẩu; đối chiếu chủng loại, ký mã hiệu của máy móc thiết bị ghi trên tờ khai tạm nhập hoặc tờ khai chuyển tiếp gần nhất với máy móc thiết bị tái xuất.

3. Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam: Thủ tục hải quan chuyển nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị sang hợp đồng gia công khác thực hiện như thủ tục hải quan giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp hướng dẫn tại Điều 37 Thông tư này; ngoài ra phải thực hiện thêm như sau:

3.1. Việc chuyển nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê mượn sang hợp đồng gia công khác phải được người khai hải quan thực hiện sau khi cơ quan hải quan gửi “thông báo chấp nhận kết quả thanh khoản” theo mẫu thông báo gia công cho doanh nghiệp.

3.2. Trường hợp chuyển nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê mượn sang hợp đồng gia công do doanh nghiệp khác thực hiện:

a. Bên nhận: xuất trình nguyên liệu nhận từ hợp đồng khác sang và mẫu lưu lấy khi nhập khẩu để Hải quan bên nhận đối chiếu;

b. Hải quan bên nhận: đối chiếu mẫu lưu nguyên liệu lấy khi nhập khẩu với nguyên liệu chuyển giao, nếu phù hợp thì tiến hành lấy mẫu mới cho hợp đồng nhận nguyên liệu (việc đối chiếu mẫu và lấy mẫu mới được thực hiện tại doanh nghiệp);

c. Thủ trưởng cơ quan hải quan quản lý hợp đồng gia công quyết định kiểm tra thực tế hàng hoá khi có dấu hiệu doanh nghiệp khai báo không đúng. Kết quả kiểm tra nếu kết luận doanh nghiệp khai báo không đúng thì xử lý theo quy định của pháp luật.

3.3. Đối với trường hợp chuyển nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê mượn sang hợp đồng gia công khác do cùng một doanh nghiệp thực hiện:

a. Khi làm thủ tục hải quan chuyển nguyên liệu dư thừa sang hợp đồng gia công khác doanh nghiệp xuất trình mẫu lưu nguyên liệu của hợp đồng gia công giao;

b. Cơ quan hải quan quản lý hợp đồng gia công thực hiện chuyển mẫu nguyên liệu này sang cho hợp đồng gia công mới bằng cách: lập phiếu lấy mẫu mới và chuyển mẫu nguyên liệu sang niêm phong hải quan cùng phiếu lấy mẫu này, không phải đến doanh nghiệp để lấy mẫu và đối chiếu mẫu;

c. Cơ quan hải quan quản lý hợp đồng gia công thực hiện kiểm tra tại doanh nghiệp khi có nghi vấn việc chuyển hàng hoá khai trên tờ khai hải quan là không đúng.

4. Biếu tặng tại Việt Nam:

4.1. Thủ tục hải quan thực hiện như thủ tục đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ hướng dẫn tại Điều 71 Thông tư này (trong trường hợp này hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công được coi là hợp đồng mua bán).

4.2. Trường hợp cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra chứng từ, hồ sơ hải quan phải nộp/xuất trình gồm:

a. Tờ khai hải quan điện tử in theo mẫu Tờ khai hải quan điện tử nhập khẩu: nộp 02 bản chính;

b. Văn bản biếu, tặng của bên đặt gia công: nộp 01 bản chính;

c. Văn bản chấp thuận của Bộ Công thương nếu hàng biếu tặng thuộc danh mục hàng hoá nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Công thương; văn bản cho phép của cơ quan chuyên ngành nếu hàng nhập khẩu phải có giấy phép của cơ quan chuyên ngành: nộp 01 bản chính.

4.3. Thủ tục hải quan và chính sách thuế thực hiện theo quy định đối với hàng biếu tặng. Sau khi hoàn thành thủ tục cho lô hàng, Bên nhận gia công giao cho người được biếu tặng tờ khai hải quan điện tử in bản chính làm chứng từ phục vụ yêu cầu của các cơ quan chức năng khác.

5. Tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:

5.1. Việc tiêu huỷ thực hiện sau khi kết thúc hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công. Việc tiêu huỷ này áp dụng cho cả sản phẩm gia công được bên thuê gia công đề nghị tiêu huỷ tại Việt Nam.

5.2. Thủ tục hải quan giám sát tiêu huỷ thực hiện như sau:

a. Người khai hải quan tạo thông tin “Đề nghị giám sát tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm gia công hoặc sản phẩm, bán thành phẩm gia công” kèm theo thông tin văn bản cho phép tiêu huỷ tại Việt Nam của Sở Tài nguyên - Môi trường theo định dạng chuẩn quy định tại mẫu Đề nghị giám sát tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm gia công hoặc sản phẩm, bán thành phẩm gia công gửi đến cơ quan hải quan quản lý hợp đồng gia công;

b. Doanh nghiệp chủ động tổ chức việc tiêu huỷ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tác động của toàn bộ quá trình tiêu huỷ đối với môi trường;

c. Cơ quan hải quan quản lý hợp đồng gia công cử công chức Hải quan giám sát quá trình tiêu huỷ;

d. Khi kết thúc tiêu huỷ, các bên phải tiến hành lập biên bản xác nhận việc tiêu huỷ theo đúng qui định. Biên bản này phải có chữ ký của Giám đốc doanh nghiệp, dấu của doanh nghiệp có hàng tiêu huỷ; họ, tên, chữ ký của công chức Hải quan giám sát việc tiêu huỷ, những người được Giám đốc doanh nghiệp giao thực hiện tiêu hủy.

Điều 41. Thủ tục chuyển việc quản lý, theo dõi hợp đồng đang thực hiện giữa phương thức truyền thống và phương thức điện tử

1. Nguyên tắc chuyển đổi:

1.1. Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp đang thực hiện hợp đồng gia công (dưới đây gọi là Chi cục Hải quan chuyển đi) chịu trách nhiệm theo dõi, thanh khoản phần hàng hoá đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục từ khi doanh nghiệp bắt đầu đăng ký hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công đến thời điểm chuyển đổi;

1.2. Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp dự kiến chuyển việc thực hiện tiếp hợp đồng gia công (dưới đây gọi là Chi cục Hải quan chuyển đến) chịu trách nhiệm theo dõi, thanh khoản phần hàng hoá đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục từ thời điểm chuyển đổi đến khi kết thúc hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công.

2. Thủ tục chuyển đổi

2.1. Việc chuyển đổi được thực hiện giữa các Chi cục Hải quan khác nhau:

a. Trách nhiệm của doanh nghiệp:

a.1. Có văn bản đề nghị chuyển đổi gửi Chi cục Hải quan chuyển đến, nêu rõ các thông tin: Số, ngày hợp đồng, ngày hết hạn hợp đồng; tên đối tác thuê gia công; sản phẩm gia công; Chi cục hải quan đang quản lý, theo dõi hợp đồng gia công; nêu rõ thời điểm chấm dứt làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan chuyển đi và bắt đầu làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan chuyển đến;

a.2. Thực hiện việc đăng ký hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công tại Chi cục Hải quan chuyển đến;

a.3. Nộp hồ sơ đề nghị chuyển đổi cho Chi cục Hải quan chuyển đi gồm:

Văn bản đề nghị chuyển đổi có xác nhận của Chi cục Hải quan chuyển đến: 01 bản chính;

Biên bản chốt tồn theo mẫu Biên bản chốt tồn có xác nhận của Giám đốc doanh nghiệp: 01 bản chính.

a.4. Thực hiện thủ tục chuyển nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị từ hợp đồng đang theo dõi tại Chi cục hải quan chuyển đi sang hợp đồng theo dõi tại Chi cục hải quan chuyển đến như thủ tục hải quan giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp;

a.5. Thực hiện thanh khoản hợp đồng gia công tại Chi cục hải quan chuyển đi và hoàn tất thủ tục chuyển đổi theo quy định.

b. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan chuyển đi:

b.1. Chấm dứt làm thủ tục hải quan cho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và sản phẩm gia công của hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công đề nghị chuyển đổi ngay sau khi nhận được văn bản đề nghị chuyển đổi đã có xác nhận của Hải quan bên nhận;

b.2. Thực hiện thủ tục hải quan chuyển nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị từ hợp đồng đang theo dõi tại Chi cục hải quan chuyển đi sang hợp đồng theo dõi tại Chi cục hải quan chuyển đến như thủ tục hải quan giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp;

b.3. Thực hiện thanh khoản hợp đồng gia công chuyển đổi theo quy định hiện hành;

b.4. Xác nhận, ký tên, đóng dấu công chức vào biên bản chốt tồn theo mẫu Biên bản chốt tồn;

b.5. Hoàn tất thủ tục chuyển đổi bao gồm cả việc thống nhất cùng Hải quan bên nhận sửa đổi, bổ sung thông tin tại tờ khai chuyển tiếp; tiếp tục làm thủ tục chuyển đổi lượng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm gia công còn tồn sau khi thực hiện xong việc chốt tồn cùng doanh nghiệp.

c. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan chuyển đến:

c.1. Xác nhận việc đồng ý tiếp nhận chuyển đổi hợp đồng gia công tại văn bản đề nghị chuyển đổi của doanh nghiệp. Hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công và bắt đầu thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu từ thời điểm chuyển đổi;

c.2. Thực hiện thủ tục chuyển nguyên liệu, vật tư; máy móc, thiết bị từ hợp đồng đang theo dõi tại Chi cục hải quan chuyển đi sang hợp đồng theo dõi tại Chi cục hải quan chuyển đến như thủ tục hải quan giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp.

2.2. Việc chuyển đổi được thực hiện trong cùng một Chi cục:

a. Trách nhiệm của doanh nghiệp: Thực hiện đầy đủ các công việc nêu tại tiết a điểm 2.1 Điều này nhưng văn bản đề nghị chuyển đổi phải nêu rõ việc chuyển đổi được thực hiện trong cùng một Chi cục. Văn bản đề nghị chuyển đổi của doanh nghiệp không cần có xác nhận của Chi cục Hải quan thực hiện việc chuyển đổi.

b. Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

b.1. Hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công theo phương thức quản lý mới và thống nhất cùng doanh nghiệp xác nhận lượng tồn của hợp đồng gia công đang thực hiện;

b.2. Xác nhận, ký tên, đóng dấu công chức vào biên bản chốt tồn theo mẫu Biên bản chốt tồn;

b.3. Nhập thông tin về nguyên liệu, vật tư; máy móc, thiết bị đã được chốt tồn vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

Mục 2. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ ĐẶT GIA CÔNG Ở NƯỚC NGOÀI

Điều 42. Thủ tục đăng ký hợp đồng gia công

1. Trách nhiệm của doanh nghiệp

1.1. Trước khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên của hợp đồng gia công, người khai hải quan phải tạo các thông tin khai hải quan điện tử về hợp đồng gia công trên máy tính theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn quy định tại mẫu Hợp đồng gia công này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai. Các thông tin khai hải quan gồm:

a. Thông tin về hợp đồng gia công và các phụ lục kèm theo (nếu có);

b. Danh mục nguyên liệu (nếu có);

c. Danh mục sản phẩm (nếu có);

d. Danh mục thiết bị (nếu có);

đ. Danh mục hàng mẫu (nếu có);

e. Bảng định mức (nếu có);

g. Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nếu hàng hoá xuất khẩu để thực hiện hợp đồng gia công và sản phẩm gia công nhập khẩu thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép; danh mục hàng hóa đính kèm giấy phép.

Riêng trường hợp người khai hải quan là Đại lý thủ tục hải quan thì phải khai báo rõ nội dung uỷ quyền.

1.2. Gửi thông tin khai hải quan điện tử đến cơ quan hải quan;

1.3. Tiếp nhận thông tin phản hồi của cơ quan hải quan và thực hiện các công việc như thủ tục tiếp nhận hợp đồng gia công cho doanh nghiệp nước ngoài.

2. Kiểm tra, tiếp nhận, đăng ký hợp đồng gia công của cơ quan hải quan: thực hiện như thủ tục tiếp nhận hợp đồng gia công cho doanh nghiệp nước ngoài.

Điều 43. Thủ tục xuất khẩu nguyên liệu để đặt gia công tại nước ngoài

Thủ tục hải quan thực hiện như thủ tục xuất khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa hướng dẫn tại Chương II Thông tư này; tờ khai hải quan mở theo loại hình xuất gia công. Khi kiểm tra thực tế hàng hoá thay việc đối chiếu mẫu bằng việc lấy mẫu lưu nguyên liệu.

Điều 44. Thủ tục đăng ký, điều chỉnh, kiểm tra định mức đặt gia công tại nước ngoài

1. Thời điểm đăng ký, điều chỉnh định mức:

1.1. Trước khi làm thủ tục nhập khẩu sản phẩm, nếu sản phẩm gia công nhập khẩu trở lại Việt Nam;

1.2. Khi làm thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công, nếu sản phẩm gia công được bán tại nước ngoài.

2. Thủ tục đăng ký, điều chỉnh, kiểm tra định mức thực hiện như đối với nhận gia công cho nước ngoài.

Điều 45. Thủ tục nhập khẩu sản phẩm gia công đặt gia công tại nước ngoài

1. Thủ tục hải quan thực hiện như thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa hướng dẫn tại Chương II Thông tư; tờ khai hải quan mở theo loại hình nhập gia công. Ngoài ra, người khai hải quan phải thực hiện thêm một số công việc sau:

1.1. Khai báo lượng nguyên liệu, vật tư cấu thành trên sản phẩm gia công nhập khẩu có nguồn gốc nước ngoài theo Mẫu Nguyên vật liệu gia công tự cung ứng (mua trong nước hoặc nhập khẩu);

1.2. Khi kiểm tra thực tế hàng hoá phải đối chiếu mẫu lưu nguyên liệu lấy khi xuất khẩu với nguyên liệu cấu thành trên sản phẩm.

2. Chính sách thuế thực hiện theo chính sách thuế đối với sản phẩm đặt gia công ở nước ngoài nhập khẩu trở lại Việt Nam qui định của pháp luật về thuế.

Điều 46. Thủ tục thanh khoản hợp đồng đặt gia công tại nước ngoài

Thời hạn người khai hải quan nộp hồ sơ thanh khoản, nhập khẩu trở lại Việt Nam nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc thiết bi tạm xuất phục vụ gia công; thời hạn cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ thanh khoản và xử lý đối với những hợp đồng gia công quá hạn không thanh khoản thực hiện như đối với hợp đồng nhận gia công cho doanh nghiệp nước ngoài.

Chương IV

THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU

Điều 47. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

1. Nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu bao gồm:

1.1. Nguyên liệu, bán thành phẩm, phụ tùng, linh kiện, bộ phận rời tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để cấu thành trên sản phẩm xuất khẩu hoặc chuyển hoá thành sản phẩm xuất khẩu;

1.2. Nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu nhưng không cấu thành trên sản phẩm xuất khẩu hoặc không chuyển hoá thành sản phẩm xuất khẩu;

1.3. Sản phẩm hoàn chỉnh (ví dụ: caravat, móc treo…) do doanh nghiệp nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu ra nước ngoài;

1.4. Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu;

1.5. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất khẩu;

1.6. Hàng mẫu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sau khi hoàn thành hợp đồng phải tái xuất trả lại khách hàng nước ngoài.

2. Thủ tục đăng ký, sửa đổi, bổ sung danh mục nguyên liệu, vật tư:

2.1. Đăng ký danh mục nguyên liệu, vật tư:

a. Thời điểm đăng ký:

Người khai hải quan phải khai Danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên.

Tất cả các tiêu chí về tên gọi nguyên liệu, vật tư; mã HS; mã nguyên liệu, vật tư; đơn vị tính đăng ký trong Danh mục phải khai thống nhất từ khi nhập khẩu nguyên liệu đến khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình này.

b. Thủ tục đăng ký:

Người khai hải quan thực hiện:

b.1. Khai thông tin về Danh mục nguyên liệu, vật tư theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn quy định tại Bảng danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu trên hệ thống khai hải quan điện tử.;

b.2. Gửi thông tin đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan;

b.3. Tiếp nhận Thông báo chấp nhận đăng ký hoặc Thông báo từ chối đăng ký và thực hiện sửa đổi, bổ sung thông tin theo hướng dẫn của cơ quan hải quan. Sau khi sửa đổi, bổ sung thông tin, tiếp tục gửi đến cơ quan hải quan.

2.2. Sửa đổi, bổ sung danh mục nguyên liệu, vật tư:

Người khai hải quan được quyền sửa đổi tất cả các thông tin danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên hoặc trước khi đăng ký định mức có liên quan, tùy theo thời điểm nào có trước.

Trường hợp phát hiện sai sót trong khai báo Danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, ngoài thời điểm quy định ở trên, người khai hải quan được phép sửa đổi nội dung đã khai nếu có lý do hợp lý và được cơ quan hải quan chấp nhận, nhưng không được phép sửa đổi mã nguyên liệu, vật tư và đơn vị tính nguyên liệu, vật tư.

Việc khai thông tin sửa đổi, bổ sung Danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu được thực hiện như thủ tục đăng ký danh mục nguyên liệu, vật tư, quy định tại điểm 2.1 trên đây.

3. Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư:

3.1 Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư theo danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã đăng ký được thực hiện như thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hoá theo hợp đồng mua bán, quy định tại Chương II Thông tư này tại cơ quan hải quan nơi đăng ký danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.

3.2. Đối với những lô hàng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu chuyển cửa khẩu thì thực hiện theo quy định về thủ tục tục hải quan điện tử đối với hàng hoá chuyển cửa khẩu quy định tại Điều 29 Thông tư này.

Điều 48. Thủ tục hải quan đối với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu:

1. Hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu bao gồm:

1.1. Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu;

1.2. Sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu và nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc khác như mua tại thị trường Việt Nam hoặc nhập khẩu theo hợp đồng mua bán.

2. Thủ tục đăng ký, sửa đổi, bổ sung định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư (gọi tắt là định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư) được thực hiện như đăng ký định mức nguyên liệu, vật tư để gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, hướng dẫn tại Điều 35 Thông tư này.

3. Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm:

3.1. Địa điểm làm thủ tục hải quan:

a. Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu được thực hiện tại một Chi cục Hải quan thuận tiện nhất.

b. Trường hợp thủ tục hải quan điện tử đối với xuất khẩu sản phẩm không thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi đã đăng ký danh mục nguyên liệu, vật tư, người khai hải quan xuất trình tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đã sử dụng để sản xuất sản phẩm để đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu sản phẩm theo loại hình nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

3.2. Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm thực hiện như thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa theo hợp đồng mua bán, quy định tại Chương II Thông tư này.

Đối với lô hàng xuất khẩu thuộc diện phải kiểm tra thực tế, người khai hải quan phải xuất trình mẫu lưu trong trường hợp có lấy mẫu nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.

Công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá phải đối chiếu mẫu lưu với nguyên liệu cấu thành trên sản phẩm; đối chiếu định mức nguyên liệu, vật tư với sản phẩm thực tế xuất khẩu. Trường hợp mẫu lưu không phù hợp với sản phẩm xuất khẩu thì công chức hải quan phải lấy mẫu sản phẩm xuất khẩu để trưng cầu giám định. Trong khi chờ kết quả giám định, cơ quan hải quan tiếp tục thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa.

4. Khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm, nếu người khai hải quan có sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa để sản xuất sản phẩm xuất khẩu và có nhu cầu hoàn thuế đối với lượng nguyên liệu, vật tư này thì phải khai báo thông tin theo khuôn dạng chuẩn quy định tại Bảng kê nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa.

Điều 49. Thanh khoản tờ khai nguyên liệu, vật tư nhập khẩu:

1. Nguyên tắc thanh khoản:

1.1. Tất cả nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu đều phải được thanh khoản.

1.2. Người khai hải quan lựa chọn những tờ khai nhập khẩu, tờ khai xuất khẩu để đưa vào thanh khoản.

Trường hợp nguyên liệu, vật tư đã nhập khẩu nhưng chưa đưa vào sản xuất hàng xuất khẩu nên chưa thanh khoản tờ khai nhập khẩu được thì người khai hải quan phải khai báo thông tin nguyên vật liệu chưa đưa vào thanh khoản theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn quy định tại “Bảng kê nguyên liệu chưa đưa vào thanh khoản”.

1.3. Một tờ khai xuất khẩu chỉ được thanh khoản một lần.

Trường hợp sản phẩm sản xuất hàng xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu theo hợp đồng mua bán hàng hoá nhập khẩu tại Chi cục Hải quan khác thì một tờ khai xuất khẩu có thể được thanh khoản từng phần.

Cơ quan Hải quan khi tiến hành thanh khoản phải:

a. Xác nhận lượng đã thanh khoản vào tờ khai hải quan điện tử trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

b. Đóng dấu “đã thanh khoản” trên tờ khai xuất khẩu tại chi cục hải quan khác (bản do khai người khai hải quan lưu).

c. Tờ khai xuất khẩu của Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử muốn sử dụng để thanh khoản cho Chi cục hải quan khác phải có xác nhận của Chi cục hải quan điện tử lượng chưa sử dụng để thanh khoản.

1.4. Trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu được sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu cho hợp đồng gia công thì phần nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu được thanh khoản bằng tờ khai xuất khẩu gia công.

2. Hồ sơ thanh khoản

2.1. Hồ sơ thanh khoản thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ quản lý thuế đối với hàng hóa thuộc loại hình sản xuất xuất khẩu, trừ những chứng từ sau đây nếu người khai hải quan đã khai báo khi làm thủ tục hải quan điện tử:

a. Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đã làm thủ tục hải quan;

b. Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan;

c. Bảng đăng ký định mức nguyên liệu, vật tư;

d. Bảng kê các tờ khai xuất khẩu sản phẩm đưa vào thanh khoản.

2.2. Thủ tục đối chiếu số liệu thanh khoản: Trước khi nộp hồ sơ thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế, doanh nghiệp phải khai trên Hệ thống khai hải quan điện tử các thông tin sau:

a. Thông tin chung;

b. Danh sách các tờ khai nhập khẩu thanh khoản (bao gồm cả các tờ khai nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá);

c. Danh sách các tờ khai xuất khẩu thanh khoản (bao gồm cả các tờ khai xuất khẩu ở cửa khẩu khác nơi nhập khẩu và tờ khai xuất gia công);

d. Bảng kê các chứng từ thanh toán hàng sản xuất xuất khẩu;

e. Các thông tin giải trình chi tiết lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu thuộc các tờ khai nhập khẩu đưa vào thanh khoản sử dụng vào các mục đích dưới đây (nếu có):

e.1. Bảng kê nguyên phụ liệu xuất khẩu qua sản phẩm theo hợp đồng gia công;

e.2. Bảng kê nguyên liệu, vật tư nhập khẩu chưa đưa vào thanh khoản (trong trường hợp doanh nghiệp chỉ sử dụng một phần nguyên liệu, vật tư để sản xuất mà không sử dụng toàn bộ nguyên liệu, vật tư trên tờ khai nhập khẩu này, sau đó dùng nguyên liệu, vật tư của tờ khai nhập khẩu tiếp theo để thanh khoản);

e.3. Bảng kê nguyên phụ liệu không xuất khẩu xin nộp thuế vào ngân sách;

g. Bảng báo cáo nhập-xuất-tồn nguyên liệu, vật tư nhập khẩu;

h. Báo cáo tính thuế trên nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.

3. Thủ tục nộp, tiếp nhận và xử lý hồ sơ thanh khoản:

3.1. Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử tiếp nhận thông tin thanh khoản, kiểm tra, đối chiếu số liệu thanh khoản và phản hồi thông tin cho doanh nghiệp thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử.

3.2. Căn cứ kết quả kiểm tra, đối chiếu số liệu đúng tại Tiết 3.1 trên đây, và hồ sơ do doanh nghiệp nộp và/hoặc xuất trình, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục thanh khoản thực hiện thủ tục xét hoàn thuế, không thu thuế theo quy định hiện hành về chế độ quản lý thuế đối với hàng hóa thuộc loại hình sản xuất xuất khẩu.

Điều 50. Thủ tục chuyển việc quản lý, theo dõi các tờ khai loại hình nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu từ phương thức thủ công sang phương thức điện tử

1. Doanh nghiệp chuyển đổi việc quản lý các tờ khai nhập khẩu nguyên liệu sản xuất xuất khẩu đã đăng ký và làm thủ tục hải quan nhập khẩu tại Chi cục Hải thực hiện theo phương thức truyền thống (Chi cục Hải quan chuyển đi) sang Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử (Chi cục Hải quan chuyển đến) phải có văn bản đề nghị Chi cục hải quan chuyển đi và Chi cục hải quan chuyển đến.

2. Doanh nghiệp cùng Chi cục Hải quan chuyển đi thực hiện việc thanh khoản cho các tờ khai nhập khẩu chuyển đi và gửi kết quả thanh khoản cho Chi cục hải quan chuyển đến;

3. Chi cục Hải quan chuyển đi tiếp tục quản lý thuế đối với các tờ khai nhập khẩu chuyển đi cho đến khi thanh khoản xong về thuế. Khi nhận được quyết định thanh khoản của các tờ khai chuyển đi do Chi cục hải quan chuyển đến gửi, Chi cục Hải quan chuyển đi làm tiếp các thủ tục về thuế cho doanh nghiệp.

4. Chi cục Hải quan chuyển đến theo dõi và thực hiện thanh khoản đối với các tờ khai nhập khẩu chuyển đi và thông báo cho Chi cục Hải quan chuyển đi quyết định thanh khoản.

5. Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về thuế đối với các tờ khai chuyển đi với Chi cục Hải quan chuyển đi sau khi có kết quả thanh khoản.

6. Trường hợp Chi cục hải quan chuyển đến và Chi cục hải quan chuyển đi là một thì Chi cục hải quan thực hiện cả công việc của Chi cục Hải quan chuyển đến và Chi cục Hải quan chuyển đi.

Chương V

THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA ĐƯA VÀO, ĐƯA RA DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT

Mục 1. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT THÔNG THƯỜNG

Điều 51. Nguyên tắc kiểm tra giám sát hải quan

1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra doanh nghiệp chế xuất quy định tại Thông tư này được áp dụng cho doanh nghiệp chế xuất trong khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất ngoài khu chế xuất và được thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất;

2. Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ một doanh nghiệp chế xuất thì không phải làm thủ tục hải quan;

3. Văn phòng phẩm, hàng hoá từ thị trường nội địa phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;

4. Hàng hóa đưa vào, đưa ra doanh nghiệp chế xuất phải phù hợp với phiếu nhập kho, phiếu xuất kho và phải được ghi chép, theo dõi theo từng tờ khai, chứng từ đưa vào, đưa ra khỏi doanh nghiệp chế xuất. Trường hợp có sự sai lệch về chủng loại, số lượng, đơn vị tính của hàng hóa giữa thực tế nhập kho, xuất kho với khai báo trên tờ khai, chứng từ thì doanh nghiệp phải kê khai và bổ sung như khai bổ sung hồ sơ hải quan theo quy định ngay sau khi nhập kho, xuất kho;

Việc kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra doanh nghiệp chế xuất trên cơ sở tờ khai nhập khẩu, tờ khai xuất khẩu, chứng từ đưa hàng hóa vào, chứng từ đưa hàng hóa ra, chứng từ nhập kho, chứng từ xuất kho, định mức và hàng hóa thực tế trong kho;

5. Doanh nghiệp chế xuất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định thì doanh nghiệp chế xuất được thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định tại Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 của Chính phủ về hoạt động mua bán và các hoạt động liên quan đến hoạt động trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Thông tư 09/2007/TT-BTM ngày 17/07/2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), Thông tư số 05/2008/TT-BCT ngày 14/01/2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện Nghị định 23/2007/NĐ-CP và Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM ngày 21/05/2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương).

6. Doanh nghiệp chế xuất khai và tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng hàng hóa nhập khẩu, đưa vào doanh nghiệp chế xuất thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005, không chịu thuế giá trị gia tăng theo Điều 3 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16/3/2009 của Chính phủ.

Điều 52. Đăng ký, sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa đưa vào, danh mục hàng hóa đưa ra doanh nghiệp chế xuất

1. Thời điểm đăng ký, sửa đổi bổ sung:

1.1. Thời điểm đăng ký danh mục:

a. Đối với hàng hóa đưa vào doanh nghiệp chế xuất: đăng ký danh mục trước khi làm thủ tục nhập khẩu, đưa vào lô hàng đầu tiên;

b. Đối với hàng hóa đưa ra doanh nghiệp chế xuất:

b.1. Nếu hàng hóa là sản phẩm do doanh nghiệp chế xuất sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu thì phải đăng ký danh mục trước khi làm thủ tục đăng ký định mức;

b.2. Nếu hàng hóa không phải là sản phẩm do doanh nghiệp chế xuất sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu thì doanh nghiệp chế xuất phải đăng ký danh mục trước khi làm thủ tục đưa hàng ra doanh nghiệp chế xuất;

1.2. Thời điểm sửa đổi, bổ sung danh mục:

a. Sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa đưa vào doanh nghiệp chế xuất:

a.1. Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư cho sản phẩm xuất khẩu: Người khai hải quan được sửa đổi tất cả các thông tin danh mục hàng hóa đưa vào doanh nghiệp chế xuất trước khi làm thủ tục nhập khẩu, đưa vào lô hàng đầu tiên hoặc trước khi đăng ký định mức tùy theo thời điểm nào có trước;

a.2. Trường hợp hàng hóa không phải là nguyên liệu, vật tư cho sản phẩm xuất khẩu: Người khai hải quan được sửa đổi tất cả các thông tin danh mục hàng hóa đưa vào doanh nghiệp chế xuất trước khi làm thủ tục nhập khẩu, đưa vào lô hàng đầu tiên;

b. Sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa đưa ra doanh nghiệp chế xuất:

b.1. Nếu hàng hóa là sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu thì người khai hải quan được sửa đổi trước khi làm thủ tục đăng ký định mức;

b.2. Nếu hàng hóa không phải là sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu thì người khai hải quan được quyền sửa đổi trước khi làm thủ tục đưa ra doanh nghiệp chế xuất;

1.3. Trường hợp phát hiện sai sót trong khai báo các loại danh mục ngoài thời điểm quy định ở các Điểm a, b khoản 1.2 nêu trên người khai hải quan được phép sửa đổi nội dung đã khai nếu có lý do hợp lý và được cơ quan hải quan chấp nhận nhưng không được phép sửa đổi mã hàng hóa và đơn vị tính hàng hóa.

2. Thủ tục đăng ký, sửa đổi bổ sung

2.1. Người khai hải quan tạo thông tin khai về các danh mục theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn về tên gọi hàng hóa, mã HS, mã hàng hóa, đơn vị tính đăng ký theo hệ thống danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu hiện hành và phải khai thống nhất từ khi nhập hàng vào doanh nghiệp chế xuất cho đến khi doanh nghiệp chế xuất chấm dứt hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Người khai hải quan tạo thông tin khai về các danh mục theo mẫu “Bảng danh mục hàng hóa đưa vào doanh nghiệp chế xuất” và “Bảng danh mục hàng hóa đưa ra doanh nghiệp chế xuất”;

Việc đăng ký, tiếp nhận thông tin phản hồi của doanh nghiệp chế xuất thực hiện như quy định tại Điều 47 Thông tư này;

2.2. Việc kiểm tra tiếp nhận các nội dung tại danh mục của cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại Điều 47 Thông tư này.

Điều 53. Đăng ký, điều chỉnh định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư cho sản phẩm đưa ra doanh nghiệp chế xuất

1. Hàng hóa đưa ra doanh nghiệp chế xuất là sản phẩm được sản xuất, cấu thành từ nguyên liệu, vật tư đưa vào doanh nghiệp chế xuất thì phải đăng ký định mức trước khi đưa ra doanh nghiệp chế xuất;

2. Thủ tục đăng ký, điều chỉnh định mức thực hiện như thủ tục đăng ký, điều chỉnh định mức hàng hóa gia công quy định tại Điều 35 Thông tư này.

Việc đăng ký, điều chỉnh định mức theo Mẫu “Thông tin về định mức thực tế đối với sản phẩm đưa ra doanh nghiệp chế xuất”

Điều 54. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào doanh nghiệp chế xuất

Hàng hóa đưa vào doanh nghiệp chế xuất được nhập khẩu, đưa từ nội địa, doanh nghiệp chế xuất khác, kho ngoại quan phải khai rõ mục đích: sản xuất, đầu tư tạo tài sản cố định, tiêu dùng và phục vụ cho các hoạt động sản xuất khác của doanh nghiệp, hàng hoá mua bán theo Nghị định 23/2007/NĐ-CP .

1. Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài:

Thủ tục nhập khẩu đối với hàng hóa đưa từ nước ngoài đưa vào doanh nghiệp chế xuất được thực hiện như thủ tục hải quan đối với hợp đồng mua bán (trừ việc kê khai thuế) quy định tại Chương II Thông tư.

2. Hàng hóa đưa từ nội địa, từ doanh nghiệp chế xuất khác, kho ngoại quan vào doanh nghiệp chế xuất:

2.1. Trách nhiệm của doanh nghiệp chế xuất.

a. Khai chứng từ đưa hàng hóa vào doanh nghiệp chế xuất

a.1 Trước khi nhận hàng, doanh nghiệp chế xuất nhận hàng khai thông tin theo Mẫu “Chứng từ nhập hàng vào doanh nghiệp chế xuất, chứng từ nhận hàng từ doanh nghiệp chế xuất khác” hoặc tờ khai nhập khẩu (nếu chưa thực hiện thủ tục hải quan điện tử và thực hiện như thủ tục đối với hợp đồng mua bán);

a.2. Gửi thông tin khai hải quan điện tử đến cơ quan hải quan.

a.3. Tiếp nhận thông tin phản hồi của cơ quan hải quan:

a.3.1. Nhận thông báo “Hàng hóa chưa được đưa vào doanh nghiệp chế xuất” theo Mẫu “Thông báo chấp nhận/từ chối đưa hàng vào nội địa, đưa hàng vào doanh nghiệp chế xuất” và sửa đổi, bổ sung thông tin theo yêu cầu của cơ quan hải quan;

a.3.2. Nhận thông báo “Hàng hóa được đưa vào doanh nghiệp chế xuất” theo Mẫu “Thông báo chấp nhận/từ chối đưa hàng vào nội địa, đưa hàng vào doanh nghiệp chế xuất” trong trường hợp cơ quan hải quan chấp nhận đưa hàng vào doanh nghiệp chế xuất;

a.3.3. In chứng từ đưa hàng hóa vào doanh nghiệp chế xuất giao cho doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp chế xuất khác để làm thủ tục xác nhận thực xuất (nếu có).

b. Trường hợp cơ quan hải quan yêu cầu nộp hoặc xuất trình hồ sơ, thì doanh nghiệp chế xuất nộp hoặc xuất trình với cơ quan hải quan bao gồm:

b.1. Hợp đồng mua bán, gia công giữa doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp chế xuất khác;

b.2. Hoá đơn tài chính (nếu có);

b.3. Tờ khai xuất khẩu của doanh nghiệp nội địa, chứng từ đưa hàng hóa ra hoặc tờ khai xuất khẩu (nếu chưa thực hiện thủ tục hải quan điện tử) của doanh nghiệp chế xuất khác giao hàng có xác nhận đã làm thủ tục hải quan.

c. Sửa đổi, bổ sung chứng từ đưa hàng hóa vào doanh nghiệp chế xuất

c.1. Trường hợp có điều chỉnh, bổ sung nội dung đã khai báo trên chứng từ và trước khi nhận hàng, doanh nghiệp chế xuất phải gửi chứng từ đưa hàng hóa vào đã được chỉnh sửa cho cơ quan hải quan theo Mẫu “Thông báo chấp nhận/từ chối đưa hàng vào nội địa, đưa hàng vào doanh nghiệp chế xuất”;

c.2. Nội dung thông tin sửa đổi, bổ sung phải theo đúng các tiêu chí khuôn dạng quy định theo Mẫu “Chứng từ nhập hàng vào doanh nghiệp chế xuất, chứng từ nhận hàng từ doanh nghiệp chế xuất khác”;

c.3. Việc gửi thông tin, tiếp nhận thông tin phản hồi thực hiện tương tự thủ tục khai chứng từ đưa hàng vào doanh nghiệp chế xuất.

2.2. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất

a. Kiểm tra tiếp nhận chứng từ đưa hàng hóa vào, chứng từ điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung.

Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan kiểm tra, tiếp nhận đăng ký, cấp số tham chiếu cho chứng từ đưa hàng hóa vào và gửi phản hồi cho doanh nghiệp chế xuất.

Trường hợp có yêu cầu, công chức hải quan trực tiếp kiểm tra thông tin trên hệ thống, căn cứ kết quả kiểm tra để quyết định việc đăng ký, cấp số tham chiếu cho chứng từ đưa hàng hóa vào doanh nghiệp chế xuất thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

b. Trường hợp có yêu cầu việc nộp hoặc xuất trình hồ sơ, thì công chức hải quan trực tiếp kiểm tra hồ sơ theo yêu cầu của hệ thống.

c. Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa thì Chi cục hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất thực hiện khi đưa hàng hóa vào doanh nghiệp chế xuất.

2.3. Thời hạn khai: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nội địa đăng ký tờ khai xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất khác khai tờ khai chứng từ đưa hàng hóa ra hoặc tờ khai xuất khẩu (nếu chưa thực hiện thủ tục hải quan điện tử) doanh nghiệp chế xuất phải làm thủ tục khai và đưa hàng vào doanh nghiệp chế xuất;

2.4. Việc giao hàng được thực hiện sau khi doanh nghiệp chế xuất khai chứng từ đưa hàng vào doanh nghiệp chế xuất và được cơ quan hải quan chấp nhận. Các bên chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng và tự giao nhận hàng hóa đến địa điểm giao hàng để giao cho doanh nghiệp chế xuất

Điều 55. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa ra doanh nghiệp chế xuất

Hàng hóa đưa ra doanh nghiệp chế xuất để xuất khẩu, để đưa vào nội địa, doanh nghiệp chế xuất khác, kho ngoại quan phải khai rõ nguồn gốc: sản phẩm, bán thành phẩm, phế liệu, phế phẩm từ quá trình sản xuất, hàng hóa là máy móc thiết bị tạo tài sản cố định chờ thanh lý và các hàng hóa khác đưa vào phục vụ cho các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chờ đưa ra, hàng hoá mua bán theo Nghị định 23/2007/NĐ-CP .

1. Hàng hóa từ doanh nghiệp chế xuất đưa ra nước ngoài:

Thủ tục đối với hàng hóa đưa từ doanh nghiệp chế xuất đưa ra nước ngoài thực hiện như thủ tục hải quan đối với hợp đồng mua bán hàng hóa (trừ việc kê khai thuế) quy định tại Chương II Thông tư này.

2. Hàng hóa đưa từ doanh nghiệp chế xuất vào nội địa, vào doanh nghiệp chế xuất khác, kho ngoại quan

2.1. Trách nhiệm của doanh nghiệp chế xuất.

Doanh nghiệp chế xuất khai chứng từ đưa hàng ra doanh nghiệp chế xuất theo Mẫu “Chứng từ đưa hàng vào nội địa, chứng từ giao hàng sang doanh nghiệp chế xuất khác” hoặc tờ khai xuất khẩu (nếu chưa thực hiện thủ tục hải quan điện tử và thực hiện như thủ tục đối với hợp đồng mua bán hàng hóa).

a. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan kiểm tra, tiếp nhận đăng ký và cấp số tham chiếu cho chứng từ đưa hàng hóa vào nội địa.

Trường hợp có yêu cầu, công chức hải quan trực tiếp kiểm tra thông tin trên hệ thống, căn cứ kết quả kiểm tra để quyết định việc đăng ký, cấp số tham chiếu cho chứng từ đưa hàng hóa ra thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

b. Trường hợp có yêu cầu việc nộp hoặc xuất trình hồ sơ, thì công chức hải quan trực tiếp kiểm tra hồ sơ theo yêu cầu của hệ thống, căn cứ kết quả kiểm tra để quyết định việc đăng ký, cấp số tham chiếu cho chứng từ đưa hàng hóa ra thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Hồ sơ nộp hoặc xuất trình với cơ quan hải quan khi có yêu cầu bao gồm:

b.1. Hợp đồng mua bán, gia công giữa doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp nội địa;

b.2. Hoá đơn tài chính (nếu có).

2.2. Trách nhiệm của Chi cục hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất.

a. Kiểm tra tiếp nhận chứng từ đưa hàng ra.

Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan kiểm tra, tiếp nhận đăng ký, cấp số tham chiếu cho chứng từ đưa hàng hóa ra và gửi phản hồi cho doanh nghiệp chế xuất.

Trường hợp có yêu cầu, công chức hải quan trực tiếp kiểm tra thông tin trên hệ thống, căn cứ kết quả kiểm tra để quyết định việc đăng ký, cấp số tham chiếu cho chứng từ đưa hàng hóa ra thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

b. Trường hợp có yêu cầu việc nộp hoặc xuất trình hồ sơ, thì công chức hải quan trực tiếp kiểm tra hồ sơ theo yêu cầu của hệ thống, căn cứ kết quả kiểm tra để quyết định việc đăng ký, cấp số tham chiếu cho chứng từ đưa hàng hóa vào nội địa thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

c. Trường hợp phải kiểm tra hàng hóa:

Chi cục hải quan làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp nội địa hoặc doanh nghiệp chế xuất khác tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định.

2.3. Thời hạn có hiệu lực của chứng từ đưa hàng hóa vào nội địa, doanh nghiệp chế xuất khác là 30 ngày kể từ ngày đăng ký chứng từ.

2.4. Doanh nghiệp chế xuất chỉ giao hàng khi doanh nghiệp nội địa đăng ký tờ khai nhập khẩu, doanh nghiệp chế xuất khác khai chứng từ đưa hàng hóa vào hoặc tờ khai nhập khẩu (nếu chưa thực hiện thủ tục hải quan điện tử). Các bên chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng và tự giao nhận hàng hóa từ doanh nghiệp chế xuất đến địa điểm giao hàng để giao cho doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất khác, kho ngoại quan.

Điều 56. Thủ tục thanh lý hàng hoá theo quy định

Các hình thức thanh lý, hàng hoá thuộc diện thanh lý, điều kiện thanh lý, hồ sơ thanh lý, hàng hoá nhập khẩu, đưa vào của doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BTM ngày 04/4/2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương).

1. Thanh lý theo hình thức xuất khẩu: Thủ tục thực hiện như thủ tục hải quan đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quy định tại Chương II Thông tư này;

2. Thanh lý theo hình thức nhượng bán tại thị trường Việt Nam: Thủ tục thực hiện như quy định tại Khoản 2 Điều 55 Thông tư này;

3. Thanh lý theo hình thức cho, biếu, tặng tại Việt Nam thực hiện như quy định về việc cho, biếu tặng tại Khoản 4 Điều 40 Thông tư này.

4. Thủ tục tiêu hủy đối với hàng hóa,

4.1. Trách nhiệm của doanh nghiệp chế xuất.

Trước khi tiến hành tiêu huỷ hàng hoá, doanh nghiệp chế xuất phải khai thông tin về việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư sản phẩm, phế liệu, phế phẩm cho cơ quan hải quan kèm thông tin văn bản cho phép tiêu hủy tại Việt Nam của Sở Tài nguyên và Môi trường theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng quy định theo Mẫu “Thông tin tiêu hủy nguyên vật liệu, sản phẩm, phế liệu, phế phẩm”. Doanh nghiệp chế xuất thực hiện quy định về thuế đối với nguyên liệu, vật tư, sản phẩm, phế liệu, phế phẩm tiêu hủy theo các quy định hiện hành.

4.2. Trách nhiệm Chi cục hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất:

a. Tiếp nhận, kiểm tra, phản hồi thông tin của doanh nghiệp chế xuất về việc đề nghị giám sát tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, sản phẩm, phế liệu, phế phẩm.

b. Tiến hành giám sát việc tiêu hủy theo quy định.

5. Sau khi kết thúc việc tiêu hủy hàng hoá, các bên phải có biên bản giám sát việc tiêu hủy. Biên bản này phải có chữ ký của giám đốc doanh nghiệp chế xuất (hoặc người được ủy quyền), dấu của doanh nghiệp chế xuất, công chức hải quan giám sát và các bên có liên quan giám sát việc tiêu hủy.

Điều 57. Chế độ báo cáo và kiểm tra đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra doanh nghiệp chế xuất và kiểm tra hàng tồn kho.

1. Trách nhiệm của doanh nghiệp chế xuất:

1.1. Định kỳ từ ngày 1 đến 15 của tháng tiếp theo, doanh nghiệp chế xuất gửi báo cáo hàng hóa đưa vào, đưa ra, thanh lý, tiêu hủy, tồn kho của quý trước đó hoặc khi cơ quan hải quan yêu cầu đến Chi cục hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất.

Doanh nghiệp chế xuất tạo thông tin báo cáo hàng đưa vào, đưa ra, thanh lý, tiêu hủy, tồn kho thực tế theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn quy định theo Mẫu “Thông tin báo cáo hàng tồn kho của doanh nghiệp chế xuất”.

1.2. Định kỳ hàng năm doanh nghiệp phải thực hiện việc kiểm tra hàng tồn kho; lập báo cáo kết quả kiểm tra thực tế và kết quả đối chiếu giữa hàng tồn kho thực tế với với hàng tồn kho trên sổ sách gửi cơ quan hải quan.

Trước khi tiến hành việc kiểm tra 15 ngày doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan hải quan thời gian, địa điểm kiểm tra và phối hợp với cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan xem xét, quyết định phối hợp cùng doanh nghiệp để kiểm tra và thông báo cho doanh nghiệp biết.

1.3. Xuất trình các hồ sơ, chứng từ có liên quan đến việc kiểm tra của cơ quan hải quan khi có yêu cầu.

1.4. Trong quá trình kiểm tra, doanh nghiệp chế xuất có trách nhiệm giải trình các vấn đề có liên quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

2. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất:

2.1. Định kỳ 1 quý (03 tháng) một lần hoặc tại bất kỳ thời điểm nào khi có nghi vấn, Chi cục hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất cân đối số liệu hàng hóa đưa vào, đưa ra, thanh lý, tiêu hủy và báo cáo của doanh nghiệp chế xuất để xác định số hàng đã đưa vào, đưa ra, tồn kho của doanh nghiệp chế xuất.

2.2. Kiểm tra hồ sơ của doanh nghiệp chế xuất

Căn cứ kết quả phân tích thông tin cân đối số liệu và thông tin nghi vấn (nếu có), cơ quan hải quan quyết định kiểm tra hồ sơ của doanh nghiệp chế xuất Quyết định kiểm tra hồ sơ theo quy định tại Mẫu “Thông báo quyết định kiểm tra thực tế hàng tồn kho”. Việc kiểm tra có thể tiến hành tại cơ quan hải quan hoặc tại trụ sở của doanh nghiệp chế xuất.

2.3. Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra hàng tồn kho thực tế.

Trong trường hợp cần thiết, Chi cục hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất sẽ xác định các trường hợp phải kiểm tra hồ sơ và đồng thời kiểm tra thực tế hàng hóa tồn kho và gửi cho doanh nghiệp chế xuất theo quy định tại Mẫu “Thông báo quyết định kiểm tra thực tế hàng tồn kho”. Việc kiểm tra hàng hóa tồn kho được thực hiện tại doanh nghiệp chế xuất.

Doanh nghiệp chế xuất xuất trình hồ sơ, chứng từ theo quy định tại điểm 1.3, khoản 1 và hàng hóa tồn kho thực tế để cơ quan hải quan kiểm tra.

Trường hợp phát hiện có sai sót qua kết quả kiểm tra hồ sơ hoặc sau khi đã kiểm tra thực tế hàng tồn kho, cơ quan hải quan tiến hành các biện pháp: kiểm tra sau thông quan, xử lý vi phạm hành chính về hải quan, thực hiện việc ấn định thuế theo quy định.

Mục 2. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN

Điều 58. Đối tượng áp dụng

1. Doanh nghiệp chế xuất được Chính phủ cam kết tạo thuận lợi trong thực hiện thủ tục hải quan hoặc doanh nghiệp chế xuất đáp ứng đủ các điều kiện: hoạt động sản xuất trong lĩnh vực công nghệ cao; chấp hành tốt pháp luật hải quan; có hệ thống sổ sách kế toán minh bạch.

2. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam cung cấp hàng hoá cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ưu tiên. Doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp ưu tiên phải là doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan.

3. Thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp ưu tiên được quy định tại Mục 2 Chương V, các thủ tục khác không quy định tại Mục này được quy định tại Mục 1 Chương V.

Điều 59. Thủ tục công nhận doanh nghiệp ưu tiên

1. Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiêp chế xuất được ưu tiên, bao gồm:

1.1. Đơn đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên;

1.2. Văn bản của Chính phủ cho phép tạo thuận lợi trong thực hiện thủ tục hải quan (bản sao) và xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu;

1.3. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư doanh nghiệp chế xuất;

2. Trình tự tiếp nhận hồ sơ đăng ký và xét công nhận doanh nghiệp ưu tiên:

Tổng cục Hải quan thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký và xét công nhận doanh nghiệp ưu tiên theo trình tự:

2.1. Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký. Trường hợp không chấp nhận có văn bản trả lời nêu rõ lý do;

2.2. Trong thời hạn 30 ngày doanh nghiệp ưu tiên có trách nhiệm cung cấp các thông tin để chứng minh đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 58 Thông tư này. Trường hợp doanh nghiệp ưu tiên không chuẩn bị đủ thông tin trong thời gian yêu cầu thì phải có văn bản đề nghị, Tổng cục Hải quan xem xét gia hạn thời hạn bổ sung thông tin thêm 30 ngày.

Nếu doanh nghiệp ưu tiên không cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu hoặc không làm rõ được các thông tin cần cung cấp hoặc từ chối cung cấp thông tin thì Tổng cục hải quan sẽ có văn bản thông báo từ chối việc xét công nhận doanh nghiệp ưu tiên;

3. Tổng cục Hải quan và những doanh nghiệp đã đáp ứng các điều kiện trên thống nhất ký kết biên bản ghi nhớ trong đó quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được ưu tiên trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp. Biên bản ghi nhớ giữa Tổng cục Hải quan với doanh nghiệp là cơ sở để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá của doanh nghiệp ưu tiên.

Điều 60. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp ưu tiên

Ngoài các quyền và nghĩa vụ đã được quy định tại Điều 7 Thông tư này, Doanh nghiệp ưu tiên còn có các quyền và nghĩa vụ sau:

1. Quyền của doanh nghiệp được ưu tiên:

1.1. Được thực hiện thủ tục hải quan điện tử trong thời gian 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần;

1.2. Được khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài và xuất khẩu ra nước ngoài trên tờ khai điện tử rút gọn, tờ khai tháng theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn được quy định tại Mẫu “Tờ khai điện tử rút gọn/tờ khai điện tử tháng”;

1.3. Đối với hàng hóa đưa vào doanh nghiệp ưu tiên (đưa từ nội địa, từ doanh nghiệp chế xuất thông thường, từ doanh nghiệp ưu tiên khác, từ kho ngoại quan) doanh nghiệp ưu tiên định kỳ vào 5 ngày đầu của tháng tiếp theo được khai tờ khai điện tử tháng cho tổng lượng hàng hóa nhận được của tháng trước đó theo từng đối tác;

1.4. Doanh nghiệp được ưu tiên đăng ký định mức nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm xuất khẩu đối với các nguyên liệu quản lý theo định mức;

1.5. Được cơ quan hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận đăng ký, kiểm tra hải quan và chấp nhận ngay trên cơ sở tờ khai điện tử đơn giản, tờ khai tháng, định mức nguyên liệu, vật tư đăng ký theo Mẫu “Thông báo chấp nhận/từ chối cho phép đưa hàng vào nội địa, đưa hàng vào doanh nghiệp chế xuất”;

1.6. Được kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hoá tại trụ sở của doanh nghiệp ưu tiên hoặc tại địa điểm khác do doanh nghiệp ưu tiên đăng ký và được cơ quan hải quan chấp nhận;

1.7. Được sử dụng Lệnh thông quan in ra từ hệ thống khai hải quan điện tử theo Mẫu Phiếu giải phóng hàng hoá đã đăng ký với cơ quan hải quan (không cần đóng dấu, chữ ký của đại diện doanh nghiệp) đối với lô hàng đã được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan trên hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử để thông quan hàng hoá và làm chứng từ vận chuyển hàng hóa trên đường;

1.8. Được sử dụng hóa đơn in ra từ hệ thống, đóng dấu, ký tên của đại diện doanh nghiệp để thông quan hàng hóa trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có sự cố, tạm dừng hoạt động.

2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp ưu tiên:

2.1. Đăng ký định mức nguyên liệu, vật tư đối với các nguyên liệu doanh nghiệp quản lý theo định mức đúng thực tế và chịu trách nhiệm về định mức nguyên liệu, vật tư đã đăng ký;

2.2. Đối với các nguyên liệu doanh nghiệp không quản lý theo định mức thì doanh nghiệp thông báo bằng văn bản cơ chế sử dụng, quản lý và phương pháp tính toán nguyên liệu tiêu hao, hải quan sẽ quản lý dựa trên thực tế quản lý từng loại nguyên liệu đó của doanh nghiệp;

2.3. Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết theo yêu cầu của cơ quan hải quan để xem xét, đánh giá trong quá trình đánh giá sự tuân thủ của Doanh nghiệp;

2.4. Chấp hành yêu cầu kiểm tra, thẩm định sự tuân thủ định kỳ theo kế hoạch có thông báo trước hoặc yêu cầu kiểm tra đột xuất của cơ quan hải quan;

2.5. Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận quản lý kho với bộ phận làm thủ tục xuất nhập khẩu để kịp thời khai báo bổ sung với cơ quan hải quan trường hợp có sự không phù hợp giữa thông tin khai báo và thực tế nhận hàng hóa;

2.6. Đối chiếu giữa thông tin khai báo của doanh nghiệp đối tác do cơ quan hải quan phản hồi với thực tế nhận hàng. Trường hợp phát hiện không phù hợp trong vòng 1 ngày doanh nghiệp ưu tiên phải thông báo ngay với cơ quan hải quan. Trong vòng 2 ngày kể từ ngày phát hiện không phù hợp Doanh nghiệp ưu tiên làm việc, trao đổi với đối tác làm rõ nội dung sai lệch và yêu cầu đối tác khai bổ sung với cơ quan hải quan;

2.7. Cung cấp, cập nhật thường xuyên danh sách các đối tác và gửi văn bản cho cơ quan hải quan để xem xét chấp nhận. Yêu cầu đối tác thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan quản lý doanh nghiệp ưu tiên;

2.8. Cùng cơ quan hải quan kiểm soát để các đối tác tuân thủ pháp luật hải quan;

2.9. Thực hiện đúng, đầy đủ các cam kết trong biên bản ghi nhớ đã ký kết với cơ quan hải quan. Doanh nghiệp ưu tiên phải đảm bảo các điều kiện phù hợp với yêu cầu quản lý của cơ quan hải quan khi thực hiện thủ tục hải quan đơn giản.

Điều 61. Thủ tục bãi bỏ công nhận doanh nghiệp ưu tiên:

1. Đối với doanh nghiệp được ưu tiên

1.1 Trường hợp bãi bỏ:

Vi phạm một trong các nghĩa vụ được quy định trong biên bản ghi nhớ, các điều kiện quy định tại Điều 58 Thông tư này và không duy trì được các điều kiện quy định tại Điều 60 Thông tư này sẽ bị bãi bỏ công nhận doanh nghiệp ưu tiên;

1.2. Thủ tục bãi bỏ:

a. Khi có đủ cơ sở xác định doanh nghiệp ưu tiên đã vi phạm các nghĩa vụ quy định của doanh nghiệp ưu tiên, cơ quan hải quan nơi lập biên bản vi phạm quyết định tạm dừng quyền hưởng các ưu tiên thủ tục hải quan của doanh nghiệp ưu tiên tại địa bàn quản lý của mình, có ngay báo cáo kèm hồ sơ gửi Tổng cục Hải quan.

Tổng cục hải quan xem xét, quyết định tạm dừng quyền hưởng ưu tiên về thủ tục hải quan của doanh nghiệp ưu tiên đó trên phạm vi toàn quốc. Trường hợp xác định doanh nghiệp ưu tiên đã vi phạm điều kiện được hưởng ưu tiên về thủ tục, Tổng cục Hải quan ra quyết định bãi bỏ công nhận doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu tiên thủ tục hải quan.

b. Khi có thông tin về dấu hiệu vi phạm các nghĩa vụ của doanh nghiệp ưu tiên, cơ quan hải quan nơi có thông tin gửi ngay báo cáo kèm hồ sơ đến Tổng cục Hải quan để tiến hành các biện pháp xác minh làm rõ, kiểm tra đột xuất nếu cần thiết;

Trường hợp xác minh doanh nghiệp ưu tiên không vi phạm các nghĩa vụ, Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo cho cơ quan hải quan nơi gửi báo cáo biết;

Trường hợp xác định doanh nghiệp ưu tiên vi phạm các nghĩa vụ, Tổng cục hải quan thực hiện đầy đủ các thủ tục quy định tại Điểm a Khoản này.

2. Đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam cung cấp cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ưu tiên.

Vi phạm một trong các nghĩa vụ được quy định tại Điều 62 Thông tư này sẽ bị xóa tên khỏi danh sách được hưởng ưu tiên thủ tục hải quan.

Điều 62. Quyền và nghĩa vụ của đối tác cung cấp cho doanh nghiệp ưu tiên

1. Quyền của đối tác cung cấp cho doanh nghiệp ưu tiên:

1.1. Được thực hiện thủ tục hải quan điện tử trong thời gian 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần cho hàng hóa mà đối tác cung cấp cho doanh nghiệp ưu tiên;

1.2. Được khai hải quan trên tờ khai điện tử rút gọn theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn được quy định tại Mẫu “Tờ khai điện tử rút gọn/tờ khai điện tử tháng” đối với các hàng hóa mà đối tác cung cấp cho doanh nghiệp ưu tiên;

1.3. Được cơ quan hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận đăng ký, kiểm tra hải quan và chấp nhận ngay trên cơ sở tờ khai điện tử đơn giản theo Mẫu “Thông báo chấp nhận/từ chối cho phép đưa hàng vào nội địa, đưa hàng vào doanh nghiệp chế xuất” đối với các hàng hóa mà đối tác cung cấp cho doanh nghiệp ưu tiên.

2. Nghĩa vụ của đối tác cung cấp hàng cho doanh nghiệp ưu tiên:

2.1. Đối tác của doanh nghiệp ưu tiên phải tự khai và tự chịu trách nhiệm đối với việc làm thủ tục hải quan đơn giản. Các đối tác của doanh nghiệp ưu tiên chỉ được hưởng các quyền nêu tại Khoản 1 Điều 62 đối với hàng hóa phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp ưu tiên;

2.2. Trường hợp có sự không phù hợp về thông tin khai của đối tác và thực tế nhận hàng của doanh nghiệp ưu tiên, đối tác của doanh nghiệp ưu tiên có nghĩa vụ báo cáo kết quả làm việc với doanh nghiệp ưu tiên cho Chi cục hải quan quản lý doanh nghiệp ưu tiên và khai bổ sung trong thời gian quy định (nếu có).

Điều 63. Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong quản lý doanh nghiệp ưu tiên

1. Kiểm tra, chấp nhận định mức nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp ưu tiên khai;

2. Kiểm tra, tiếp nhận tờ khai điện tử rút gọn; chấp nhận thông quan hàng hoá ngay đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài và xuất khẩu ra nước ngoài, hàng hóa đưa vào từ doanh nghiệp chế xuất giao hàng, hàng hóa đưa vào từ kho ngoại quan; gửi thông báo chấp nhận thông quan hàng hóa đồng thời cho người khai và doanh nghiệp ưu tiên;

3. Kiểm tra, tiếp nhận đăng ký và thông báo chấp nhận ngay thông tin khai tờ khai điện tử tháng của doanh nghiệp ưu tiên;

4. Nhận thông báo từ doanh nghiệp ưu tiên về các thông tin khai không phù hợp của đối tác. Sau 03 ngày kể từ ngày nhận được thông báo mà Chi cục hải quan quản lý doanh nghiệp ưu tiên không nhận được báo cáo kết quả làm việc giữa Doanh nghiệp ưu tiên và đối tác thì yêu cầu doanh nghiệp ưu tiên, đối tác đến Chi cục hải quan quản lý doanh nghiệp ưu tiên làm việc và xử lý theo quy định.

Quá 02 lần đối với cùng một đối tác mà không thực hiện khai bổ sung trong thời gian cho phép mà không có lý do chính đáng, Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp ưu tiên có quyền đề nghị Tổng cục Hải quan không cho phép đối tác cung cấp hàng cho doanh nghiệp ưu tiên được thực hiện thủ tục hải quan đơn giản;

5. Chi cục trưởng chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử quản lý doanh nghiệp ưu tiên quyết định kiểm tra thực tế hàng hoá của doanh nghiệp ưu tiên trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan;

6. Thông báo cho doanh nghiệp ưu tiên biết hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có sự cố, tạm dừng hoạt động;

7. Cho phép giải phóng hàng trên cơ sở hóa đơn do người khai xuất trình trong trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử có sự cố, tạm dừng hoạt động. Chi cục hải quan quản lý doanh nghiệp ưu tiên thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin trên hóa đơn với thông tin do doanh nghiệp chế xuất cập nhật vào hệ thống sau khi hệ thống hoạt động trở lại;

8. Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của doanh nghiệp ưu tiên, Tổng Cục Hải quan trả lời cho doanh nghiệp ưu tiên những đối tác được chấp nhận, những đối tác không được chấp nhận thực hiện thủ tục hải quan đơn giản, nêu rõ lý do.

Chương VI

THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA ĐƯA VÀO, ĐƯA RA KHO NGOẠI QUAN

Điều 64. Thủ tục đăng ký, sửa đổi, bổ sung các danh mục hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan

1. Nơi làm thủ tục hải quan: người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan tại Cơ quan hải quan nơi quản lý kho ngoại quan.

2. Tất cả hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan đều phải đăng ký danh mục. Trường hợp phát sinh hàng hóa chưa đăng ký, người khai hải quan phải khai bổ sung danh mục.

3. Thời điểm đăng ký, sửa đổi, bổ sung danh mục

3.1. Thời điểm đăng ký danh mục: trước thời điểm đưa hàng hóa vào kho ngoại quan.

3.2. Thời điểm đăng ký sửa đổi, bổ sung danh mục

a. Trước khi người khai hải quan thực hiện thủ tục nhập kho lô hàng đầu tiên thì được quyền sửa đổi, bổ sung tất cả các thông tin trong danh mục hàng đưa vào, đưa ra kho ngoại quan;

b. Trường hợp phát hiện sai sót trong khai báo các loại danh mục ngoài thời điểm quy định tại Tiết a Điểm này, người khai hải quan được phép sửa đổi nội dung đã khai nếu có lý do chính đáng và được cơ quan hải quan chấp nhận nhưng không được phép sửa đổi mã hàng hóa và đơn vị tính hàng hóa.

4. Thủ tục đăng ký danh mục

4.1. Thủ tục khai báo, sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan theo Mẫu Bảng danh mục hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan.

4.2. Tất cả các tiêu chí về tên gọi hàng hóa, mã hàng hóa, đơn vị tính, xuất xứ, đăng ký trong các bảng danh mục phải khai thống nhất từ khi nhập hàng vào kho ngoại quan đến khi chấm dứt hoạt động kho ngoại quan.

5. Hàng hoá đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan, trên vận tải đơn phải ghi rõ “hàng hoá gửi kho ngoại quan”. Hàng hóa nhập khẩu đưa vào kho ngoại quan trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt khác ngoài khu vực cửa khẩu (gọi chung là khu công nghiệp) là hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp trong khu công nghiệp và của các doanh nghiệp khu công nghiệp, doanh nghiệp chế xuất lân cận ngoài khu công nghiệp chưa có kho ngoại quan (gồm cả doanh nghiệp của khu công nghiệp, doanh nghiệp chế xuất của tỉnh, thành phố liền kề) để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các doanh nghiệp này.

Điều 65. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào kho ngoại quan

1. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đưa vào kho ngoại quan

1.1. Tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại quan điện tử theo Mẫu Tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại quan;

1.2. Hợp đồng thuê kho ngoại quan: bản điện tử hoặc 01 bản sao;

Trường hợp chủ hàng đồng thời là chủ kho ngoại quan thì không yêu cầu phải có hợp đồng thuê kho ngoại quan.

1.3. Giấy ủy quyền nhận hàng (nếu chưa được ủy quyền trong hợp đồng thuê kho ngoại quan): bản điện tử hoặc 01 bản chính hoặc 01 bản fax có ký xác nhận và đóng dấu của chủ kho ngoại quan;

1.4. Bản kê chi tiết hàng hóa trong trường hợp hàng hóa có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất (riêng ô tô, xe máy phải ghi rõ số khung và số máy): 01 bản chính;

1.5. Chứng từ chứng minh hàng hóa được phép đưa vào kho ngoại quan: bản điện tử hoặc 01 bản sao.

2. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào kho ngoại quan

2.1. Tạo thông tin khai hải quan điện tử Tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại quan trên máy tính theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn quy định.

2.2. Gửi tờ khai hải quan điện tử đến cơ quan hải quan;

2.3. Tiếp nhận thông tin phản hồi của cơ quan hải quan và thực hiện theo hướng dẫn:

a. Nhận “Thông báo từ chối tờ khai hải quan điện tử” và sửa đổi, bổ sung tờ khai hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan. Sau khi sửa đổi, bổ sung tiếp tục gửi đến cơ quan hải quan;

b. Nhận “Thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử” theo một trong các hình thức dưới đây và thực hiện:

b.1. Chấp nhận thông tin khai tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại quan điện tử cho phép nhập kho ngoại quan trên cơ sở tờ khai.

b.1.1. Người khai hải quan in, ký tên, đóng dấu tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại quan điện tử (02 bản) dựa trên tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại quan điện tử đã được cơ quan hải quan chấp nhận (sau đây gọi là Tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại quan điện tử in);

b.1.2. Xuất trình tại Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử 02 Tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại quan điện tử in để xác nhận “Thông quan”; nhận lại 01 Tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại quan điện tử in, xuất trình cùng hàng hóa cho hải quan giám sát kho ngoại quan để xác nhận “Hàng đã nhập kho ngoại quan”;

Hoặc xuất trình 01 Tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại quan điện tử in cùng hàng hóa cho hải quan giám sát kho ngoại quan nơi có kết nối với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để xác nhận “Hàng đã nhập kho ngoại quan”. Trong thời hạn quy định của pháp luật về lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan, nếu người khai hải quan có nhu cầu cần xác nhận “Thông quan” trên Tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại quan điện tử in, người khai hải quan xuất trình 02 Tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại quan điện tử in (01 tờ đã có xác nhận “Hàng đã nhập kho ngoại quan”) đến Chi cục hải quan nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan điện tử để xác nhận thông quan hàng hóa.

b.2. Nộp chứng từ điện tử thuộc hồ sơ hải quan điện tử để kiểm tra trước khi cho phép thông quan hàng hóa. Người khai hải quan thực hiện việc tạo thông tin các chứng từ hải quan điện tử theo yêu cầu trên Hệ thống khai hải quan điện tử, gửi đến cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và nhận “Thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử” và thực hiện theo một trong các hình thức dưới đây:

b.2.1. “Thông quan”: Người khai hải quan thực hiện công việc quy định tại b.1.1 và b.1.2 Tiết b Khoản này;

b.2.2. Xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử để kiểm tra: người khai hải quan thực hiện các công việc quy định tại Tiết b.3 Khoản này.

b.3. Nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử để kiểm tra trước khi cho phép thông quan hàng hóa

Nộp 02 Tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại quan điện tử in cùng các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan để Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử kiểm tra theo yêu cầu; Nhận 01 Tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại quan điện tử in đã quyết định “Thông quan”, 01 Phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ giấy và xuất trình cùng hàng hóa cho hải quan giám sát kho ngoại quan để kiểm tra, xác nhận “Hàng đã nhập kho ngoại quan”.

2.4. Khi giám sát hàng hóa nhập kho ngoại quan, nếu có dấu hiệu nghi vấn, cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan có nghĩa vụ xuất trình hàng hóa để công chức giám sát kho ngoại quan thực hiện việc kiểm tra.

2.5. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa được chuyển cửa khẩu: từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan, từ nội địa vào kho ngoại quan thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 29 Thông tư này.

Điều 66: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa ra kho ngoại quan

1. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đưa ra kho ngoại quan

1.1. Chứng từ hàng xuất kho ngoại quan điện tử theo Mẫu Chứng từ hàng xuất kho ngoại quan;

1.2. Giấy ủy quyền xuất hàng (nếu chưa được ủy quyền trong hợp đồng thuê kho ngoại quan): bản điện tử hoặc 01 bản chính hoặc 01 bản fax có ký xác nhận và đóng dấu của chủ kho ngoại quan;

1.3. Bản kê chi tiết hàng hóa trong trường hợp hàng hóa có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất (riêng ô tô, xe máy phải ghi rõ số khung và số máy): 01 bản chính;

1.4. Chứng từ chứng minh hàng hóa được phép đưa ra kho ngoại quan: bản điện tử hoặc 01 bản chính hoặc 01 bản sao.

2. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa ra kho ngoại quan

2.1. Tạo thông tin khai hải quan điện tử Chứng từ hàng xuất kho ngoại quan trên máy tính theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn quy định;

2.2. Gửi thông tin khai hải quan điện tử đến cơ quan hải quan;

2.3. Tiếp nhận thông tin phản hồi của cơ quan hải quan:

a. Nhận “Thông báo từ chối tờ khai hải quan điện tử”; thực hiện việc sửa đổi, bổ sung bản khai theo hướng dẫn của cơ quan hải quan. Sau khi sửa đổi, bổ sung tiếp tục gửi đến cơ quan hải quan.

b. Nhận “Thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử” theo một trong các hình thức dưới đây và thực hiện:

b.1. Chấp nhận thông tin khai Chứng từ hàng xuất kho ngoại quan điện tử, cho phép xuất kho ngoại quan trên cơ sở Chứng từ hàng xuất kho ngoại quan.

b.1.1. Người khai hải quan in, ký tên, đóng dấu Chứng từ hàng xuất kho ngoại quan điện tử (02 bản) dựa trên Chứng từ hàng xuất kho ngoại quan điện tử đã được cơ quan hải quan chấp nhận (sau đây gọi là Chứng từ hàng xuất kho ngoại quan điện tử in);

b.1.2. Xuất trình tại Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử 02 Chứng từ hàng xuất kho điện tử in để xác nhận “Thông quan”, nhận lại 01 Chứng từ hàng xuất kho ngoại quan điện tử in; xuất trình cho hải quan giám sát kho ngoại quan để xác nhận “Hàng đã xuất kho ngoại quan” và làm tiếp các thủ tục đưa hàng hóa ra kho ngoại quan;

Hoặc xuất trình 01 Chứng từ hàng xuất kho ngoại quan điện tử in cho hải quan giám sát kho ngoại quan nơi có kết nối với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để xác nhận “Hàng đã xuất kho ngoại quan”. Trong thời hạn quy định của pháp luật về lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan, nếu người khai hải quan có nhu cầu cần xác nhận “Thông quan” trên Chứng từ xuất kho ngoại quan điện tử in, người khai hải quan xuất trình 02 Chứng từ xuất kho ngoại quan điện tử in (01 tờ đã có xác nhận “Hàng đã xuất kho ngoại quan”) đến Chi cục hải quan nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan điện tử để xác nhận thông quan hàng hóa.

b.2. Nộp chứng từ điện tử thuộc hồ sơ hải quan điện tử để kiểm tra trước khi cho phép thông quan hàng hóa. Người khai hải quan thực hiện việc tạo thông tin các chứng từ hải quan điện tử theo yêu cầu trên Hệ thống khai hải quan điện tử, gửi đến cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và nhận “Thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử” và thực hiện theo một trong các hình thức dưới đây:

b.2.1. “Thông quan”: Người khai hải quan thực hiện công việc quy định tại b.1.1 và b.1.2 Tiết b Khoản này;

b.2.2. Xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử để kiểm tra: người khai hải quan thực hiện các công việc quy định tại Tiết b.3 Khoản này.

b.3. Nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử để kiểm tra trước khi cho phép thông quan hàng hóa:

Nộp 02 Chứng từ hàng xuất kho ngoại quan điện tử in cùng các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan để Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử kiểm tra theo yêu cầu; Nhận 01 Chứng từ hàng xuất kho ngoại quan điện tử in đã quyết định “Thông quan”, 01 Phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ giấy và xuất trình cùng hàng hóa cho hải quan giám sát kho ngoại quan để kiểm tra, xác nhận “Hàng đã xuất kho ngoại quan” và làm tiếp các thủ tục đưa hàng hóa ra kho ngoại quan.

4. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa được chuyển cửa khẩu: từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất, từ kho ngoại quan vào nội địa thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 29 Thông tư này.

Điều 67. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với các trường hợp khác

1. Trường hợp vận chuyển hàng hóa từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác trên lãnh thổ Việt Nam

1.1. Người khai hải quan thực hiện việc khai báo như quy định tại thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa ra kho ngoại quan. Ngoài ra thực hiện thêm các bước sau:

a. In, ký tên, đóng dấu Chứng từ hàng xuất kho ngoại quan điện tử in (03 bản) dựa trên Chứng từ hàng xuất kho ngoại quan điện tử đã được cơ quan hải quan chấp nhận;

Xuất trình tại Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử 03 Chứng từ hàng xuất kho điện tử in để xác nhận “Thông quan”, nhận lại 02 Chứng từ hàng xuất kho ngoại quan điện tử in; xuất trình cho hải quan giám sát kho ngoại quan để xác nhận “Hàng đã xuất kho ngoại quan” và làm tiếp các thủ tục đưa hàng hóa ra kho ngoại quan;

Hoặc xuất trình 02 Chứng từ hàng xuất kho ngoại quan điện tử in cho hải quan giám sát kho ngoại quan nơi có kết nối với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để xác nhận “Hàng đã xuất kho ngoại quan”. Trong thời hạn quy định của pháp luật về lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan, nếu người khai hải quan có nhu cầu cần xác nhận “Thông quan” trên Chứng từ xuất kho ngoại quan điện tử in, người khai hải quan xuất trình 02 Chứng từ xuất kho ngoại quan điện tử in (01 tờ đã có xác nhận “Hàng đã xuất kho ngoại quan”) đến Chi cục hải quan nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan điện tử để xác nhận thông quan hàng hóa.

b. Nhận 01 Biên bản bàn giao và 02 bản Chứng từ hàng xuất kho ngoại quan điện tử in đã xác nhận “Hàng đã xuất kho ngoại quan”;

c. Đóng gói hàng hóa chuyển từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác đáp ứng được yêu cầu niêm phong hải quan theo quy định của pháp luật. Vận chuyển hàng hóa và 02 bản Chứng từ hàng xuất kho ngoại quan điện tử in theo đúng lộ trình và thời gian đăng ký trong Biên bản bàn giao đến kho ngoại quan chuyển đến;

d. Khi hàng hóa được vận chuyển đến kho ngoại quan chuyển đến, người khai hải quan xuất trình 02 bản Chứng từ hàng xuất kho ngoại quan điện tử in cho hải quan giám sát kho ngoại quan chuyển đến.

1.2. Công chức giám sát kho ngoại quan chuyển đến thực hiện:

Đối chiếu hàng hóa và Chứng từ hàng xuất kho ngoại quan điện tử in cùng Biên bản bàn giao, nếu phù hợp thì cho nhập kho và ghi nhận vào Hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử; ghi nhận số tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan chuyển đến vào Chứng từ hàng xuất kho ngoại quan điện tử in, trả người khai hải quan 01 bản, lưu 01 bản.

Chứng từ xuất kho in có số tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan chuyển đến sẽ được sử dụng đồng thời như chứng từ xuất kho ở kho ngoại quan chuyển đi và chứng từ nhập kho ở kho ngoại quan chuyển đến khi thực hiện các thủ tục hải quan tiếp theo và thanh khoản.

1.3. Thời gian của hợp đồng thuê kho ngoại quan được tính từ ngày hàng hóa được đưa vào kho ngoại quan đầu tiên.

2. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa chuyển quyền sở hữu trong kho ngoại quan

Sau khi đã chuyển quyền sở hữu hàng hoá, chủ hàng cũ và chủ hàng mới thực hiện như sau:

2.1. Chủ hàng cũ thực hiện thủ tục hải quan như đối với hàng hóa đưa ra kho ngoại quan và chuyển 01 bản Chứng từ hàng xuất kho ngoại quan điện tử in có xác nhận “Thông quan” của cơ quan hải quan cho chủ sở hữu hàng hóa mới.

2.2. Chủ hàng mới thực hiện thủ tục hải quan như đối với hàng hoá đưa vào kho ngoại quan.

Điều 68. Thanh khoản, thanh lý, kiểm tra hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan

1. Thanh khoản tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại quan

1.1. Nguyên tắc thanh khoản

a. Hàng hóa nhập kho khai trên Tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại quan được xuất kho ngoại quan một lần hoặc nhiều lần.

b. Với những tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan đã kết thúc việc xuất kho hết lượng hàng hóa của tờ khai trong thời hạn hợp đồng thuê kho, hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tự động đối chiếu, thanh khoản và gửi trả kết quả về cho người khai hải quan.

Khi có đề nghị của khai hải quan, công chức hải quan thuộc cơ quan hải quan nơi tiếp nhận và xử lý tờ khai hoặc công chức hải quan giám sát kho ngoại quan căn cứ thông tin trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan ký, đóng dấu công chức vào kết quả thanh khoản.

c. Với những tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan chưa xuất kho hết lượng hàng hóa của tờ khai trong thời hạn hợp đồng thuê kho, chậm nhất mười lăm ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn hợp đồng thuê kho, chủ kho ngoại quan phải gửi “Yêu cầu thanh khoản tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại quan” theo các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn quy định tại Mẫu Yêu cầu thanh khoản tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan tới cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập kho ngoại quan.

1.2. Hồ sơ thanh khoản:

a. Yêu cầu thanh khoản tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan bản điện tử theo Mẫu Yêu cầu thanh khoản tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan;

b. Đề xuất xử lý hàng tồn kho khi đã kết thúc thời hạn hợp đồng thuê kho.

1.3. Thời hạn tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ thanh khoản của cơ quan hải quan

Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan nhận được “Yêu cầu thanh khoản tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại quan” của người khai hải quan, cơ quan hải quan phải hoàn thành việc kiểm tra, đối chiếu kết quả thanh khoản trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và phản hồi “Thông báo chấp nhận kết quả thanh khoản” hoặc “Thông báo từ chối kết quả thanh khoản” kèm theo lý do từ chối.

2. Thủ tục thanh lý hàng hóa trong kho ngoại quan thực hiện theo Thông tư số 36/2003/TT-BTC ngày 17/04/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng trong kho ngoại quan.

3. Kiểm tra hàng hóa trong kho ngoại quan

Cơ quan hải quan có quyền kiểm tra hàng hóa tồn kho của kho ngoại quan theo định kỳ hoặc tại bất kỳ thời điểm nào khi có nghi vấn. Doanh nghiệp có trách nhiệm xuất trình hồ sơ và hàng hóa tồn kho khi nhận được yêu cầu kiểm tra của cơ quan hải quan.

Chương VII

THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHÁC

Điều 69. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm phục vụ sản xuất của dự án ưu đãi đầu tư:

1. Đăng ký danh mục hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế với cơ quan hải quan đối với trường hợp nhập khẩu hàng hoá tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm phục vụ sản xuất của dự án ưu đãi đầu tư thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu: Thủ tục đăng ký thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 101 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/04/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Thủ tục nhập khẩu: Thủ tục hải quan thực hiện như hướng dẫn đối với hàng xuất nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa tại Chương II Thông tư này và thực hiện thêm việc đăng ký danh mục hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế với cơ quan hải quan theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, thủ tục miễn thuế và chế độ báo cáo, kiểm tra, quyết toán việc xuất nhập khẩu, sử dụng hàng hóa miễn thuế theo hướng dẫn tại Điều 102, Điều 103 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/04/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Thanh lý hàng hoá nhập khẩu:

3.1. Các hình thức thanh lý, hàng hoá thuộc diện thanh lý, điều kiện thanh lý, hồ sơ thanh lý hàng hoá nhập khẩu miễn thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BTM ngày 04/04/2007 của Bộ Thương mại hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, thanh lý hàng nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Đối với hàng hóa nhập khẩu miễn thuế của doanh nghiệp đầu tư trong nước khi thanh lý được áp dụng theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BTM ngày 04/04/2007 của Bộ Thương mại.

3.2. Thủ tục thanh lý thực hiện tại cơ quan hải quan nơi đăng ký danh mục hàng nhập khẩu được miễn thuế.

3.3. Thủ tục thanh lý:

a. Doanh nghiệp hoặc Ban thanh lý có văn bản nêu rõ lý do thanh lý, tên gọi, ký mã hiệu, lượng hàng cần thanh lý, thuộc tờ khai nhập khẩu số, ngày, tháng, năm gửi cơ quan hải quan nơi đăng ký danh mục hàng nhập khẩu được miễn thuế.

b. Trường hợp thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp mở tờ khai xuất khẩu; trường hợp thanh lý theo hình thức nhượng bán tại thị trường Việt Nam, cho, biếu, tặng thì việc kê khai, tính thuế thực hiện theo quy định và không phải mở tờ khai mới.

c. Trường hợp tiêu huỷ, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý môi trường, có sự giám sát của cơ quan hải quan.

Điều 70. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập - tái xuất

1. Nguyên tắc chung.

Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất thực hiện theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa. Ngoài ra do tính đặc thù của loại hình này, một số nội dung được hướng dẫn thêm như sau:

1.1. Hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất chỉ được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu.

1.2. Hàng hoá khi tái xuất được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu tái xuất.

1.3. Hàng hoá tạm nhập-tái xuất là hàng hoá thuộc danh mục cấm nhập khẩu thì phải lưu giữ trong khu vực cửa khẩu nhập, phải làm thủ tục tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập hàng. Trường hợp hàng tái xuất được phép đi qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập thì việc giám sát hàng hoá trong quá trình vận chuyển đến cửa khẩu xuất áp dụng như đối với hàng chuyển cửa khẩu.

2. Quản lý hàng tạm nhập, tái xuất

2.1. Khi làm thủ tục tái xuất, ngoài những chứng từ như đối với hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa, người khai hải quan phải nộp một bản sao và xuất trình bản chính tờ khai hàng tạm nhập;

2.2. Hàng hoá tạm nhập phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan và có thể được chia thành nhiều lô hàng để tái xuất;

2.3. Hàng hoá tái xuất đã hoàn thành thủ tục hải quan phải được xuất qua cửa khẩu trong thời hạn tám giờ làm việc kể từ khi hàng đến cửa khẩu xuất. Trong trường hợp có lý do chính đáng được Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất chấp nhận thì hàng hoá tái xuất được lưu tại cửa khẩu xuất, nhưng không quá thời hạn hiệu lực của tờ khai tái xuất.

3. Thanh khoản tờ khai tạm nhập

3.1 Chi cục Hải quan làm thủ tục tạm nhập hàng hoá chịu trách nhiệm thanh khoản tờ khai tạm nhập.

3.2. Hồ sơ thanh khoản thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 118 Thông tư số 79/2009/TT-BTC.

3.3. Thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 131 Thông tư số 79/2009/TT-BTC.

3.4. Trường hợp hàng hoá tạm nhập nhưng không tái xuất hết, doanh nghiệp đề nghị được chuyển tiêu thụ nội địa thì phải có văn bản gửi cơ quan hải quan. Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập hàng xem xét, giải quyết cho doanh nghiệp chuyển tiêu thụ nội địa và thanh khoản trên cơ sở tờ khai tạm nhập, không đăng ký tờ khai mới mà chỉ khai và nộp thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng (nếu có) theo mẫu số 01 Phụ lục VI Thông tư số 79/2009/TT-BTC. Thời hạn nộp thuế, phạt chậm nộp thuế thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 18 Thông tư số 79/2009/TT-BTC.

 Hàng hoá tạm nhập chuyển tiêu thụ nội địa phải tuân thủ chính sách thuế, chính sách quản lý nhập khẩu như hàng hoá nhập khẩu theo loại hình nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa.

Điều 71. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

1. Giải thích từ ngữ

1.1. “Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ” là hàng hoá do thương nhân Việt Nam (bao gồm cả thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp chế xuất) xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài nhưng thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hoá đó tại Việt Nam cho thương nhân Việt Nam khác.

1.2. “Người xuất khẩu tại chỗ” (dưới đây gọi là “doanh nghiệp xuất khẩu”): là người được thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng tại Việt Nam.

1.3. “Người nhập khẩu tại chỗ” (dưới đây gọi là “doanh nghiệp nhập khẩu”): là người mua hàng của thương nhân nước ngoài nhưng được thương nhân nước ngoài chỉ định nhận hàng tại Việt Nam từ người xuất khẩu tại chỗ.

2. Căn cứ để xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

2.1. Hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng thuê mượn có điều khoản ghi rõ hàng hoá được giao cho người nhận hàng tại Việt Nam;

2.2. Hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng thuê mướn có điều khoản ghi rõ hàng hoá được nhận từ người giao hàng tại Việt Nam;

2.3. Đối với sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công: thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;

2.4. Đối với hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công thương.

3. Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan thuận tiện nhất do doanh nghiệp lựa chọn và theo quy định của từng loại hình.

Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày cơ quan hải quan xác nhận đã hoàn thành thủ tục hải quan điện tử trên tờ khai hải quan nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp xuất khẩu phải hoàn thành thủ tục xuất khẩu. Nếu quá thời hạn trên, doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ chưa làm thủ tục hải quan thì Hải quan làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính về hải quan đối với doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ, làm tiếp thủ tục hải quan, không huỷ tờ khai.

4. Thủ tục hải quan

4.1. Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu làm thủ tục hải quan theo phương thức điện tử, doanh nghiệp nhập khẩu làm thủ tục hải quan theo phương thức truyền thống:

a. Trách nhiệm của doanh nghiệp xuất khẩu:

a.1. Kê khai đầy đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp xuất khẩu trên 04 tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ mẫu HQ/2009-TC - Phụ lục IV - Thông tư số 79/2009/TT-BTC (dưới đây gọi tắt là mẫu HQ/2009-TC), ký tên, đóng dấu;

a.2. Giao 04 tờ khai hải quan, hàng hóa và hóa đơn giá trị gia tăng (liên giao khách hàng, trên hóa đơn ghi rõ tên thương nhân nước ngoài, tên doanh nghiệp nhập khẩu, địa điểm giao hàng tại Việt Nam) cho doanh nghiệp nhập khẩu.

a.3. Doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện việc khai báo thông tin tờ khai xuất khẩu tại chỗ sau khi nhận được 02 tờ khai xuất khẩu - nhập khẩu tại chỗ đã có xác nhận của Hải quan làm thủ tục nhập khẩu. Hồ sơ phải nộp/xuất trình gồm:

a.3.1. Tờ khai hải quan điện tử mẫu HQ/2009-TKĐTXK: nộp 02 bản chính;

a.3.2. Tờ khai hải quan nhận từ bên nhận: nộp 01 bản chính;

a.3.3. Các chứng từ khác phải nộp/xuất trình khi cơ quan hải quan có yêu cầu:

- Hợp đồng mua bán hàng hoá có chỉ định giao hàng tại Việt Nam (đối với người xuất khẩu), hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công có chỉ định nhận hàng tại Việt Nam (đối với người nhập khẩu), hợp đồng thuê, mượn: nộp 01 bản sao;

- Hoá đơn giá trị gia tăng do doanh nghiệp xuất khẩu lập (liên giao khách hàng): nộp 01 bản sao;

- Các giấy tờ khác theo quy định đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu (trừ vận tải đơn - B/L).

b. Trách nhiệm của doanh nghiệp nhập khẩu: thực hiện thủ tục hải quan theo quy định hiện hành.

c. Trách nhiệm của hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ: thực hiện thủ tục hải quan theo quy định hiện hành.

d. Trách nhiệm của hải quan làm thủ tục xuất khẩu:

d.1. Tiếp nhận bộ hồ sơ hải quan do doanh nghiệp chuyển đến; Tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định, phù hợp với từng loại hình; kiểm tra tính thuế (nếu có); xác nhận thông quan, ký tên, đóng dấu công chức lên 02 tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu mẫu HQ/2009-TKĐTXK;

d.2. Lưu 01 tờ khai cùng các chứng từ doanh nghiệp nộp, trả doanh nghiệp 01 tờ khai và các chứng từ do doanh nghiệp xuất trình.          

4.2. Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu làm thủ tục hải quan theo phương thức truyền thống, doanh nghiệp nhập khẩu làm thủ tục hải quan theo phương thức điện tử

a. Trách nhiệm của doanh nghiệp xuất khẩu:

a.1. Kê khai đầy đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp xuất khẩu trên 02 tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ mẫu HQ/2009-TC, ký tên, đóng dấu;

a.2. Giao 02 tờ khai mẫu HQ/2009-TC, hàng hoá và hoá đơn giá trị gia tăng (liên giao khách hàng, trên hoá đơn ghi rõ tên thương nhân nước ngoài, tên doanh nghiệp nhập khẩu, địa điểm giao hàng tại Việt Nam) cho doanh nghiệp nhập khẩu;

a.3. Sau khi nhận được 02 tờ khai hải quan (đã có đầy đủ chữ ký, đóng dấu của doanh nghiệp nhập khẩu và hải quan nhập khẩu) do doanh nghiệp nhập khẩu chuyển đến, doanh nghiệp xuất khẩu đăng ký tờ khai với hải quan xuất khẩu.

b. Trách nhiệm của doanh nghiệp nhập khẩu:

Sau khi nhận đủ sản phẩm và 02 tờ khai hải quan mẫu HQ/2009-TC đã kê khai, ký tên, đóng dấu của doanh nghiệp xuất khẩu; doanh nghiệp nhập khẩu tiến hành các công việc sau:

b.1. Khai đầy đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp nhập khẩu, ký tên, đóng dấu trên 02 tờ khai mẫu HQ/2009-TC; đồng thời khai đầy đủ các tiêu chí khai tờ khai nhập khẩu tại chỗ điện tử và làm thủ tục theo quy định. Hồ sơ hải quan phải nộp/xuất trình gồm:

b.1.1. Tờ khai hải quan điện tử in mẫu HQ/2009-TKĐTNK: nộp 02 bản chính;

b.1.2. Tờ khai hải quan mẫu HQ/2009-TC: nộp 02 bản chính;

b.1.3. Các chứng từ khác phải nộp/xuất trình khi cơ quan hải quan có yêu cầu:

- Hợp đồng mua bán hàng hoá có chỉ định giao hàng tại Việt Nam (đối với người xuất khẩu), hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công có chỉ định nhận hàng tại Việt Nam (đối với người nhập khẩu), hợp đồng thuê, mượn: nộp 01 bản sao;

- Hoá đơn giá trị gia tăng do doanh nghiệp xuất khẩu lập (liên giao khách hàng): nộp 01 bản sao;

- Các giấy tờ khác theo quy định đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu (trừ vận tải đơn - B/L).

b.2. Nhận và bảo quản hàng hoá do doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ giao cho đến khi Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan;

b.3. Xuất trình mẫu hàng hoá nhập khẩu tại chỗ (đối với hàng nhập khẩu tại chỗ làm nguyên liệu để gia công, sản xuất xuất khẩu) để cơ quan hải quan kiểm tra khi có yêu cầu;

b.4. Sau khi làm xong thủ tục nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp nhập khẩu lưu 01 tờ khai mẫu HQ/2009-TKĐTNK; chuyển 02 tờ khai mẫu HQ/2009-TC cho doanh nghiệp xuất khẩu.

c. Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu:

c.1. Tiếp nhận, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra theo quy định phù hợp với từng loại hình, kiểm tra tính thuế (đối với hàng có thuế) theo quy định hiện hành đối với hàng nhập khẩu. Niêm phong mẫu (nếu có) giao doanh nghiệp tự bảo quản để xuất trình cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu;

c.2. Tiến hành kiểm tra hàng hoá đối với trường hợp phải kiểm tra;

c.3. Xác nhận đã làm thủ tục hải quan, ký tên và đóng dấu công chức vào cả 04 tờ khai (02 tờ khai mẫu HQ/2009-TC và 02 tờ khai hải quan điện tử in);

c.4. Lưu 01 tờ khai hải quan điện tử in và chứng từ doanh nghiệp phải nộp, trả lại cho doanh nghiệp nhập khẩu 03 tờ khai còn lại và các chứng từ doanh nghiệp xuất trình;

c.5. Có văn bản thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ biết để theo dõi hoặc thông báo theo Thông báo thông tin tờ khai nhập khẩu tại chỗ gửi qua mạng máy tính nếu giữa Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu và cơ quan thuế địa phương đã nối mạng.

d. Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục xuất khẩu: thực hiện thủ tục hải quan theo quy định hiện hành

4.3. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ cùng được thực hiện tại hải quan điện tử

a. Trách nhiệm của doanh nghiệp xuất khẩu:

a.1. Giao hàng hóa và hóa đơn giá trị gia tăng (liên giao khách hàng, trên hóa đơn ghi rõ tên thương nhân nước ngoài, tên doanh nghiệp nhập khẩu, địa điểm giao hàng tại Việt Nam) cho doanh nghiệp nhập khẩu.

a.2. Doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện việc khai báo thông tin tờ khai xuất khẩu tại chỗ sau khi nhận được 02 tờ khai (01 bản chính, 01 bản sao) đã có xác nhận của Hải quan làm thủ tục nhập khẩu và làm thủ tục xuất khẩu tại Hải quan làm thủ tục xuất khẩu theo quy định. Hồ sơ phải nộp/xuất trình gồm:

a.2.1. Tờ khai hải quan điện tử mẫu HQ/2009-TKĐTXK: nộp 02 bản chính;

a.2.2. Tờ khai hải quan điện tử nhận từ doanh nghiệp nhập khẩu: nộp 01 bản sao có xác nhận sao y bản chính của doanh nghiệp nhập khẩu, xuất trình bản chính;

a.2.3. Các chứng từ khác phải nộp/xuất trình khi cơ quan hải quan có yêu cầu:

- Hợp đồng mua bán hàng hoá có chỉ định giao hàng tại Việt Nam (đối với người xuất khẩu), hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công có chỉ định nhận hàng tại Việt Nam (đối với người nhập khẩu), hợp đồng thuê, mượn: nộp 01 bản sao;

- Hoá đơn giá trị gia tăng do doanh nghiệp xuất khẩu lập (liên giao khách hàng): nộp 01 bản sao;

- Các giấy tờ khác theo quy định đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu (trừ vận tải đơn - B/L).

b. Trách nhiệm của doanh nghiệp nhập khẩu:

b.1. Thực hiện nhiệm vụ quy định tại tiết b điểm 5.2 Điều này nhưng không phải khai báo và nộp tờ khai mẫu HQ/2009-TC;

b.2. Sau khi làm xong thủ tục nhập khẩu, chuyển tờ khai đã có xác nhận của Hải quan nhập khẩu cùng với 01 bản sao có ký tên, đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp nhập khẩu cho doanh nghiệp xuất khẩu.

c. Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu:

c.1. Thực hiện nhiệm vụ quy định tại tiết b điểm 5.2 Điều này nhưng chỉ thực hiện việc xác nhận thông quan tại tờ khai hải quan điện tử;

c.2. Lưu 01 tờ khai hải quan điện tử in và các chứng từ doanh nghiệp nộp, trả lại cho doanh nghiệp bên nhận 01 tờ khai và các chứng từ doanh nghiệp xuất trình;

c.3. Thông báo cho Hải quan xuất khẩu về tờ khai đã hoàn thành thủ tục qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (nếu hệ thống đáp ứng).

d. Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục xuất khẩu:

d.1. Tiếp nhận bộ hồ sơ hải quan do doanh nghiệp chuyển đến; Tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định, phù hợp với từng loại hình; kiểm tra tính thuế (nếu có); xác nhận thông quan, ký tên, đóng dấu công chức lên 02 tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu;

d.2. Xác nhận nội dung “Đã hoàn thành thủ tục xuất khẩu tại chỗ theo tờ khai số, ngày, tháng, năm” vào tờ khai hải quan điện tử in nhập khẩu do doanh nghiệp xuất trình và ký tên, đóng dấu công chức;

d.3. Lưu 01 tờ khai cùng các chứng từ doanh nghiệp nộp, trả doanh nghiệp 01 tờ khai và các chứng từ do doanh nghiệp xuất trình.

5. Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ và doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ đều làm thủ tục tại một Chi cục Hải quan, thì Chi cục Hải quan này ký xác nhận cả phần hải quan làm thủ tục xuất khẩu và hải quan làm thủ tục nhập khẩu.

Điều 72. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đã xuất khẩu nhưng bị trả lại

1. Các trường hợp hàng hoá đã xuất khẩu bị trả lại, bao gồm:

1.1. Tạm nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất;

1.2. Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa (không áp dụng đối với hàng gia công cho doanh nghiệp nước ngoài);

1.3. Tái nhập hàng trả lại để tiêu huỷ tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho doanh nghiệp nước ngoài).

2. Nơi làm thủ tục hải quan:

2.1. Chi cục Hải quan đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá đó;

2.2. Trường hợp một lô hàng bị trả lại là hàng hoá của nhiều lô hàng xuất khẩu thì thủ tục tái nhập được thực hiện tại một trong những Chi cục Hải quan đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá đó;

2.3. Hàng hoá sau khi tái chế được làm thủ tục tái xuất tại Chi cục Hải quan nơi đã làm thủ tục tái nhập hàng hoá đó. Trường hợp Chi cục Hải quan làm thủ tục tái nhập và tái xuất hàng hoá là Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu (không phải là Chi cục Hải quan cửa khẩu) thì hàng hoá được thực hiện theo thủ tục đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu.

3. Thời hạn tái chế

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập hàng trả lại để tái chế, người khai hải quan phải làm thủ tục hải quan tái xuất toàn bộ sản phẩm tái chế. Trường hợp có lý do chính đáng thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập xem xét gia hạn, mỗi lần tối đa 30 ngày, số lần gia hạn tối đa 02 lần.

Quá thời hạn này mà chưa tái xuất thì cơ quan hải quan xử lý về thuế theo hướng dẫn tại điểm b, điểm c khoản 7 Điều 112 Thông tư số 79/2009/TT-BTC.

4. Thủ tục nhập khẩu hàng trả lại

4.1. Hồ sơ hải quan gồm:

a. Văn bản đề nghị tái nhập hàng hoá, nêu rõ hàng hoá thuộc tờ khai xuất khẩu nào, đã được cơ quan hải quan xét hoàn thuế, không thu thuế và đã kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào với cơ quan thuế chưa? (ghi rõ số quyết định hoàn thuế, không thu thuế) đồng thời nêu rõ lý do tái nhập (để tái chế hoặc để tiêu thụ nội địa hoặc để tiêu huỷ; hàng nhập khẩu để tái chế phải ghi rõ địa điểm tái chế, thời gian tái chế, cách thức tái chế, những hao hụt sau khi tái chế): nộp 01 bản chính;

b. Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu (trên tờ khai tạm nhập khẩu phải thể hiện thông tin tham chiếu đến tờ khai xuất khẩu trước đó), bản kê chi tiết hàng hoá, vận tải đơn: như đối với hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa;

c. Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu trước đây: nộp 01 bản sao;

d. Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại: nộp 01 bản chính.

4.2. Cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan như đối với hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa. Hàng tái nhập phải kiểm tra thực tế hàng hoá. Công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá phải đối chiếu hàng hoá nhập khẩu với mẫu lưu nguyên liệu (nếu sản phẩm xuất khẩu thuộc loại hình gia công, SXXK và có lấy mẫu nguyên liệu; nguyên liệu không bị biến đổi trong quá trình sản xuất sản phẩm) và hàng hoá mô tả trên tờ khai xuất khẩu để xác định phù hợp giữa hàng hoá nhập khẩu trở lại Việt Nam với hàng hoá đã xuất khẩu trước đây; lấy mẫu hàng tái nhập hoặc chụp hình (đối với lô hàng tạm nhập không thể lấy mẫu được) để đối chiếu khi tái xuất.

5. Thủ tục tái xuất hàng đã tái chế

5.1. Hồ sơ hải quan gồm:

a. Tờ khai hàng hoá xuất khẩu (trên tờ khai tái xuất khẩu phải thể hiện thông tin tham chiếu đến tờ khai tạm nhập khẩu trước đó): nộp 02 bản chính;

b. Tờ khai hàng hoá nhập khẩu (để tái chế): nộp 01 bản sao.

5.2. Cơ quan hải quan làm thủ tục như đối với hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa. Hàng tái xuất phải kiểm tra thực tế hàng hoá, công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá phải đối chiếu thực tế hàng tái xuất với mẫu hàng hoá khi tái nhập (hoặc hình ảnh chụp hàng hoá khi làm thủ tục tái nhập).

5.3. Nếu hàng tái chế không tái xuất được thì doanh nghiệp phải có văn bản gửi Chi cục Hải quan làm thủ tục tái nhập giải trình rõ lý do không tái xuất được, trên cơ sở đó đề xuất Chi cục Hải quan làm thủ tục tái nhập xem xét, chấp nhận các hình thức xử lý như sau:

a. Đối với sản phẩm tái chế là hàng gia công:

a.1. Làm thủ tục hải quan theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ để tiêu thụ nội địa, nếu đáp ứng đủ điều kiện như đối với xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ; hoặc

a.2. Tiêu huỷ, nếu bên thuê gia công đề nghị được tiêu huỷ tại Việt Nam và Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương cho phép tiêu huỷ tại Việt Nam.

b. Đối với sản phẩm tái chế không phải là hàng gia công thì chuyển tiêu thụ nội địa như hàng tái nhập để tiêu thụ nội địa.

6. Trường hợp hàng tái nhập là sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; hàng hoá kinh doanh thuộc đối tượng được hoàn thuế nhập khẩu thì Hải quan làm thủ tục tái nhập phải thông báo cho Hải quan làm thủ tục hoàn thuế nhập khẩu biết (nếu 02 đơn vị Hải quan này là 02 Chi cục Hải quan khác nhau) về các trường hợp nêu tại điểm 1.2, 1.3 khoản 1 và điểm 5.3 khoản 5 Điều này hoặc trường hợp quá thời hạn nêu tại khoản 3 Điều này để xử lý thuế theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 7 Điều 112 Thông tư số 79/2009/TT-BTC.

Điều 73. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đã nhập khẩu nhưng phải xuất trả

1. Các hình thức xuất trả hàng nhập khẩu:

1.1. Xuất trả lại cho chủ hàng nước ngoài đã bán lô hàng này;

1.2. Xuất cho đối tác nước ngoài khác.

2. Nơi làm thủ tục xuất trả: Chi cục Hải quan đã làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đó.

3. Hồ sơ hải quan gồm:

3.1. Văn bản giải trình của doanh nghiệp về việc xuất trả hàng;

3.2. Tờ khai hàng hoá xuất khẩu (trên tờ khai xuất khẩu phải thể hiện thông tin tham chiếu đến tờ khai nhập khẩu trước đó): nộp 02 bản chính;

3.3. Tờ khai hàng hoá nhập khẩu trước đây: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính;

3.4. Văn bản chấp nhận nhận lại hàng của chủ hàng nước ngoài (nếu hàng xuất trả lại cho chủ hàng bán lô hàng này): nộp 01 bản chính; Hợp đồng bán hàng cho nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan (nếu hàng tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan): nộp 01 bản sao.

4. Thủ tục hải quan thực hiện như đối với với lô hàng xuất khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá. Hàng xuất trả phải kiểm tra thực tế hàng hoá. Công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá phải đối chiếu mẫu lưu hàng hoá lấy khi nhập khẩu (nếu có lấy mẫu); đối chiếu mô tả hàng hoá trên tờ khai nhập khẩu với thực tế hàng hoá tái xuất; ghi rõ số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu và việc xác định sự phù hợp giữa hàng hoá thực xuất khẩu với hàng hoá đã nhập khẩu trước đây.

Chương VIII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 74. Trách nhiệm thực hiện

1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư này ban hành quy trình thủ tục hải quan điện tử và hướng dẫn các đơn vị hải quan thực hiện thống nhất.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có phát sinh vướng mắc, cơ quan hải quan, người khai hải quan, người nộp thuế báo cáo, phản ánh cụ thể về Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để được xem xét, hướng dẫn giải quyết từng trường hợp cụ thể.

Điều 75. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2009, thay thế Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC ngày 20 tháng 06 năm 2007 của Bộ Tài chính./.

Nơi nhận:
- VP TW Đảng và các Ban của Đảng;
- VP Quốc Hội, VP Chủ tịch nước, VPCP;
- Viện kiểm sát NDTC, Toà án NDTC;
- Văn phòng trung ương Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Công báo;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Website Bộ Tài chính;
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố;
- Lưu VT; TCHQ (50).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 222/2009/TT-BTC

Hanoi, November 25, 2009

 

CIRCULAR

GUIDING THE PILOT IMPLEMENTATION OF E-CUSTOMS PROCEDURES

THE MINISTRY OF FINANCE

Pursuant to June 29, 2001 Customs Law No. 29/2001/QH10 and June 14, 2005 Law No. 42/2005/QH11 Amending and Supplementing a Number of Articles of the Customs Law;
Pursuant to June 14, 2005 Import Duty and Export Duty Law No. 45/2005/QH11;
Pursuant to November 29, 2006 Tax Administration Law No. 78/2006/QH10;
Pursuant to November 29, 2005 E-Transaction Law No. 51/2005/QHU;
Pursuant to the Governments Decree No. 79/ 2005/ND-CP of June 16, 2005, prescribing the conditions for registration and operation of agents carrying out customs procedures;
Pursuant to the Government's Decree No. 149/2005/ND-CP of December 8, 2005, derailing the Import Duty and Export Duty Law;
Pursuant to the Government's Decree No. 12/2006/ND-CP of January 23, 2006, detailing the Commercial Law regarding international purchase and sale of goods, and agency, purchase, sale, processing and transit of goods with foreign parties;
Pursuant to the Government's Decree No. 108/2006/ND-CP of September 22, 2006, detailing and guiding a number of articles of the Investment Law;
Pursuant to the Government's Decree No. 23/2007/ND-CP of February 12, 2007, detailing the Commercial Law regarding goods purchase and sale activities or goods purchase and sale-related activities of foreign-invested enterprises in Vietnam;
Pursuant to the Government's Decree No. 27/2007/ND-CP of February 23, 2007, on e-transactions in financial activities;
Pursuant to the Government's Decree No. 85/2007/ND-CPofMay25, 2007, detailing the T<ix Administration Law;
Pursuant to the Government's Decree No. 29/2008/ND-CP of March 14, 2008, industrial parks, export processing zones and economic zones;
Pursuant to the Government's Decree No. 118/2008/ND-CP of November 27,2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structures of the Ministry of Finance;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 149/2005/QD-TTg of June 20, 2005, on pilot implementation of e-customs procedures; and Decision No. 103/2009/QD-TTg of August 12, 2009, amending and supplementing a number of articles of Decision No. 149/2005/QD-TTg;
The Ministry of Finance guides the pilot implementation of e-customs procedures as follows:

Chapter I

GENERAL GUIDANCE

Article 1. Subjects of application

1. Organizations and individuals that import or export goods subject to e-customs procedures;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Agencies, organizations and individuals responsible for providing relevant information within the scope of application of e-customs procedures.

Article 2. Scope of application

1. Pilot e-customs procedures apply to:

1.1. Goods imported or exported under goods purchase and sale contracts;

1.2. Goods imported or exported for the performance of processing contracts with foreign traders or of overseas processing contracts;

1.3. Goods imported and exported as imported raw materials for export production;

1.4. Goods brought in or taken out of export processing enterprises and priority enterprises;

1.5. Goods brought in or taken out of bonded warehouses;

1.6. Goods imported or exported for the implementation of investment projects;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.8. Goods imported or exported on the spot;

1.9. Exported goods which are returned;

1.10. Imported goods which must be exported back to their countries of origin;

1.11. Imports or exports in border-gate transfer.

2. Based on the practical conditions, the General Director of Customs shall decide on the pilot implementation roadmap.

3. Importers and exporters of goods shall carry out e-customs procedures under this Circular or current relevant regulations on goods import and export in cases not governed by this Circular.

Article 3. Interpretation of terms

In this Regulation, the following terms are construed as follows:

1. E-customs procedures means customs procedures whereby the declaration, receipt and processing of customs declaration information and issuance of decisions are made through the e-customs data processing system.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. E-document means a document created under Clause 1. Article 3, Chapter I of Decree No. 27/2007/ND-CP of February 23, 2007, on e-transactions in financial activities and used for the performance of e-customs procedures.

4. E-customs data processing system means an information system under the centralized and uniform management of the General Department of Customs which is used for the performance of e-customs procedures.

5. E-cusioms declaration system means an information system managed and used by customs declarants for the performance of e-customs procedures.

6. Backup e-customs declaration system means an information system managed by the General Department of Customs at customs offices and used for the performance of e-customs procedures by customs declarants upon occurrence of problems, in addition to the e-customs declaration system.

7. Customs clearance of goods means the customs office's permission for the goods to be imported, exported or placed under another customs management regime upon completion of necessary customs procedures.

8. Release of goods means the customs office's permission for the goods in the customs clearance process to be placed at the disposal of the customs declarant.

9. Transport of goods to a place for preservation means the customs office's permission for the goods in the customs clearance process to be taken out of the zone of customs supervision upon their satisfaction of customs supervision conditions prescribed by the General Department of Customs or to be assigned to customs declarants for the preservation of their original conditions before customs clearance.

10. Goods which have gone through the zone of customs supervision means imports or exports already brought into or taken out of customs operation areas, including road border gates, international railway stations, international seaports, international river ports, international civil airports, inland clearance depots (ICD), bonded warehouses and international post offices.

Article 4. Principles for carrying out customs procedures, inspection and supervision

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Principles for customs inspection and supervision.

2.1. Subject to customs inspection and supervision are imports and exports; customs dossiers and documents relevant to imports and exports.

2.2. Customs inspection shall be conducted in the process of carrying out customs procedures and after the customs clearance.

3. Customs offices shall apply the risk management to customs inspection of imports and exports, customs dossiers and documents relevant to imports and exports on the basis of results of analysis of information and assessment of law observance by customs declarants and taxpayers, giving priority to and create favorable conditions to an extent that customs clearance will be given based on information in the e-customs declaration for those not falling into any of the following cases :

3.1. Failing to comply with the customs law;

3.2. Showing signs of violation of the customs law;

3.3. Analysis and assessment results showing a high risk level.

4. Grounds and competence for deciding on forms and levels of inspection:

4.1. Grounds for deciding on forms and levels of inspection:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Results of information analysis and assessment of risks in the management of imports and exports; results of analysis of information and assessment of observance of the customs law by organizations and individuals conducting or involved in import and export activities;

c/ Information on signs of violation of the customs law;

d/ Random selection for assessment of law compliance by entities subject to customs management.

4.2. Competence to decide on forms and levels of inspection:

Directors of district-level Customs

Departments where e-customs procedures are carried out shall, within the ambit of their vested powers, decide on forms and levels of inspection, or, upon receiving information on signs of violation of the customs law, decide to change forms and levels of inspection suggested by the e-customs data processing system;

The decision on forms and levels of inspection by directors of district-level Customs Departments where e-customs procedures are carried out shall be expressed by deciding on updating or acceptance of risk files or made directly on the e-customs data processing system.

5. Imports or exports of owners that have repeatedly violated the customs law are subject to the level of inspection that all their customs dossiers must be examined and whole of goods lots be inspected.

6. Upon carrying out e-customs procedures, customs declarants shall uniformly use e-declarations and forms provided in Appendices I and II to this Circular (not printed herein).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Customs offices shall apply the risk management to the channeling of and decision on forms and levels of inspection of dossiers and physical inspection of imports and exports.

2. On the basis of risk management, documents required to be enclosed with e-customs declarations may be exempt from submission or production or must be produced or submitted to customs offices.

3. The application of risk management complies with the Minister of Finance's Decision No. 48/2008/QD-BTC of July 4, 2008, on application of risk management to professional customs operations.

The General Department of Customs shall specify the risk management in the channeling of and decision on forms and levels of inspection of dossiers and physical inspection of imports and exports and some other professional operations in support of the channeling of and decision on forms and levels of inspection regarding e-customs procedures, covering:

3.1. Preliminary verification of information in e-customs declarations;

3.2. Decision on imports or exports in border-gate transfer:

3.3. Permission for delayed submission of documents of customs dossiers;

3.4. Conversion of paper documents into electronic ones;

3.5. Sampling of imports or exports;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. E-customs declarants

1. E-customs declarants include:

1.1. Import or export owners (including foreign traders not present in Vietnam but having certificates of registration of the right to import or export goods under law);

1.2. Organizations entrusted by import or export owners;

1.3. Agenis carrying out customs procedures.

2. Registration for participation in e-customs procedures

2.1. Customs declarants shall register their participation in e-customs procedures in the form "Registration for participation in e-customs procedures" and submit it to district-level Customs Departments where e-customs procedures are carried out.

Agents carrying out e-customs procedures may register participation in e-customs procedures for import or export owners that authorize them to do so.

2.2. Within 8 working hours after receiving properly completed forms of registration, district-level Customs Departments where e-customs procedures are carried out shall notify their acceptance of these registrations; in case of rejection, they shall clearly state the reason.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.3. Customs declarants shall keep these accounts confidential for use in conducting transactions with customs offices through the e-customs declaration system or the backup e-customs declaration system.

2.4. Accounts for access to the e-customs data processing system are valid for conducting transactions or carrying out customs procedures with all district-level Customs Departments where e-customs procedures are carried out.

Article 7. Rights and obligations of customs declarants and taxpayers

1. To exercise the rights and perform the obligations provided in Article 23 of the Customs Law; Articles 6, 7 and 30 of the Tax Administration Law; tax laws; Article 4 of the Government's Decree No. 85/2007/ND-CP of May 25, 2007, detailing the Tax Administration Law; Decree No. 27/2007/ND-CP of February 23, 2007, on e-transactions in financial activities; and Clause 3, Article 1 of the Prime Minister's Decision No. 103/2009/QD-TTg of August 12, 2009.

2. When carrying out e-customs procedures, customs declarants shall use digital signatures.

In case digital signatures are unavailable, customs declarants may use accounts for access to the e-customs data processing system to carry out e-customs procedures and take responsibility for e-transactions under law.

3. To provide information and create conditions for customs offices to access the e-customs declaration system for examination and inspection purposes.

4. To pay the fee for completion of customs procedures and other charges to be collected by customs offices on behalf of associations and organizations right before the customs clearance of goods or within the first 10 days of the month following the month of customs clearance of goods.

Article 8. Responsibilities and powers of customs offices and officers

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Customs officers who carry out customs procedures, or conduct inspection or supervision of imports and exports will bear no personal liability if they have strictly complied with this Circular and the General Department of Customs' guidance but detected no violation of the customs law.

Article 9. Customs dossiers

1. A customs dossier comprises:

1.1. An e-customs declaration (this declaration may be in paper form);

1.2. Enclosed documents, either in electronic or paper form.

2. E-documents:

2.1. E-documcnts are valid for the performance of e-customs procedures like their paper form;

2.2. E-documents may be converted from the paper form if the following conditions are satisfied: fully reflecting the contents of the paper document; the paper document bearing the certification "ALREADY CONVERTED INTO ELECTRONIC FORM" using the "specimen seal of certification of conversion into electronic form" to be appended on documents converted from paper form into electronic form, with signatures and full names of customs declarants. If customs declarants are legal entities, their lawful representatives shall sign paper documents already converted into e-documents.

When effecting the conversion, apart from required documents in customs dossiers, customs declarants shall keep converted e-documents under regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 10. Time limits for filling in e-customs declarations and carrying out e-customs procedures

1. The time limit for a customs declarant to fill in an e-customs declaration for imports or exports is prescribed in Clauses 1 and 2, Article 18 of the Customs Law.

For imports, the date of their arrival at a border gate is the date indicated on the customs office's seal appended on the goods declaration (the manifest) in the dossier of means of transport on entry (by sea. air or railway) or the date indicated on the declaration of means of transport going through the border gate or the monitoring book of the means of transport.

2. The e-customs data processing system shall receive e-customs declarations 24 hours a day and 7 days a week. Customs offices shall examine and register e-customs declarations within working hours. The performance of customs procedures beyond working hours shall be considered and decided (on the basis of customs declarants' prior registrations) by directors of district-level Customs Departments where e-customs procedures are carried out.

3. Within the validity duration of their customs declarations specified in Clauses 1 and 2, Article 18 of the Customs Law, imports and exports are eligible for import and export management policies and tax policies applicable to imports and exports effective at the time customs offices accept registrations and grant customs declaration numbers.

Chapter II

CUSTOMS PROCEDURES FOR, CUSTOMS INSPECTION AND SUPERVISION OF, GOODS IMPORTED AND EXPORTED UNDER PURCHASE AND SALE CONTRACTS

Article 11. E-customs dossiers for goods imported and exported under purchase and sale contracts

1. E-customs dossier for exports:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

When it is necessary to produce and submit the paper declaration at the request of competent agencies, the e-customs declaration and some enclosed documents, including the e-customs declaration of exports, annexes to the e-customs declaration of exports (if any) and a list (if any), shall be printed out according to set forms (not printed herein);

1.2. The purchase and sale contract or documents of equivalent legal validity: One original in electronic form or one copy in paper form; and one copy of export entrustment contract (in case of entrusted export);

The purchase and sale contract must be in Vietnamese or English. In case it is written in another language, the customs declarant shall enclose the Vietnamese translation and take responsibility before law for the content of this translation.

1.3. In the following specific cases, an e-customs dossier for exports must additionally comprise the following documents:

a/ Official bill of lading (the last document received by the consignor from the carrier. In case of credit payment, this document is accepted by banks for payment): One copy of the original or master copy of the bill of lading or the financial invoice for goods sold to an export processing enterprise in case the customs declarant requests the customs office to certify actual exportation;

b/ Detailed list of goods, for goods of different kinds or packages: One original;

c/ Export permit issued by a competent state management agency, for goods subject to export licensing as prescribed by law: One original for a single exportation, or one copy for multiple exportation, together with the original for comparison and making of a conciliation monitoring slip;

d/ In case of goods exempt from export tax, there must be:

d.1/ A list of tax-free goods enclosed with a conciliation monitoring slip already registered with the customs office. For cases subject to list registration under Clause I. Article 101 of Circular No. 79/2009/TT-BTC of April 20, 2009: To submit one copy and produce the original for comparison and conciliation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d.3/ Other papers evidencing the eligibility of exports for tax exemption;

d.4/ A list of documents in the dossier of application for tax exemption.

e/ Other documents as prescribed by relevant laws: One copy each.

2. E-customs dossier for imports:

2.1. E-customs declaration: One in electronic form;

When it is necessary to produce and submit the paper declaration at the request of competent agencies, the e-customs declaration and some enclosed documents, including the e-customs declaration of exports, annexes to the e-customs declaration of exports (if any) and a list (if any), shall be printed out according to set forms (not printed herein);

2.2. The purchase and sale contract or documents of equivalent legal validity: One original in electronic form or copy: and one copy of the import entrustment contract (in case of entrusted import) to be submitted;

The purchase and sale contract must be in Vietnamese or English. In case it is written in another language, the customs declarant shall enclose the Vietnamese translation and take responsibility before law for the content of this translation.

2.3. Invoice in electronic form or one original;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

For goods imported via international post, if there is no bill of lading, the customs declarant shall provide information on the code of the postal parcel or item or use a list of postal parcel or item drawn up by the post office.

For goods imported for petroleum exploration and exploitation and transported by service ships other than commercial ships, cargo manifests shall be used instead of bills of lading.

2.5. In the following specific cases, an e-customs dossier for imports must additionally comprise the following documents:

a/ Detailed list of goods, for goods of different kinds or packages: One electronic copy or one original or one facsimile, telex or telegraph copy or one copy in another form prescribed by law;

b/ For imports on the list of products and goods subject to quality inspection, food hygiene and safety inspection or animal and plant quarantine: One original of the paper of registration for or the notice of exemption from inspection or the notice of results of inspection issued by a competent state inspection agency:

c/ Certificate of assessment, for goods cleared on the basis of assessment results: The electronic copy or one original;

d/ Import value declaration, for goods subject to value declaration: The e-declaration;

e/ Import permit issued by a competent state agency, for goods subject to import licensing as prescribed by law: One original for a single importation, or a copy for multiple importation, together with the original for comparison and making of u conciliation monitoring slip;

f/ Certificate of origin (C/O), the electronic copy or one original in the following cases:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

f.2/ Imports announced by Vietnam and international organizations to likely harm the social safety, community health or environmental sanitation and required to be placed under control;

f.3/ Goods imported from countries announced by Vietnam to be subject to application of anti-dumping tax, anti-subsidy tax. anti-discriminatory treatment tax, countervailing tax, tariff quotas;

f.4/ Imports subject to import management under the Vietnamese law or bilateral or multilateral treaties to which Vietnam is a contracting party.

C/Os already submitted to customs offices may neither be modified nor replaced, unless they are modified or replaced by agencies or organizations competent to issue these C/Os within a time limit prescribed by law. In case agreements on origin require C/O copies to be additionally submitted, these agreements shall be complied with.

g/ For goods eligible for import tax exemption as specified in Article 100 of Circular No. 79/2009/TT-BTC of April 20, 2009, there must be:

g.1/ A list of tax-free goods enclosed with a conciliation monitoring slip already registered with the customs office. For cases subject to list registration under Clause 1, Article 101 of Circular No. 79/2009AT-BTC of April 20, 2009: To submit one copy and produce the original for comparison and conciliation;

g.2/ A bid wining or contractor appointment notice enclosed with a goods supply contract indicating the bid-winning price or price of goods to be supplied exclusive of import duty (for winners of the import bidding); and a contract on entrusted import of goods indicating the price of goods to be supplied under this contract exclusive of import tax (for entrusted import): To submit one copy and produce the original for comparison upon first-time importation;

g.3/ Other papers evidencing the eligibility of imports for tax exemption;

g.4/ A list of documents of the dossier of application for tax exemption.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In case the owner of a non-refundable ODA project or the principal contractor implementing a non-refundable ODA project is not liable to import duty, export duty, value-added tax and excise tax under tax laws, there must additionally be a bid wining or contractor appointment notice enclosed with a goods supply contract indicating the bid-winning price or price of goods to be supplied exclusive of import tax (for winners of the import bidding); and a contract on entrusted import of goods indicating the price of goods to be supplied under this contract exclusive of import tax (for entrusted import): To submit one copy and produce the original for comparison.

i/ The paper of registration of livestock breed or plant variety trading issued by a state management agency for livestock breeds or plant varieties not liable to value-added tax: To submit one copy and produce the original for comparison;

j/ For goods not liable to value-added tax which are domestically unavailable machinery, equipment and supplies and need to be imported for direct use in scientific research and technological development; domestically unavailable machinery, equipment, spare parts, special-use means of transport and supplies which need to be imported for oil and gas search, exploration and field development; domestically unavailable aircraft, drilling platforms and ships which need to be imported to create fixed assets of enterprises or hired from foreign parties for use in production or business or for sub-lease, there must be:

j.1/ A bid winning notice or contractor appointment notice and contracts on sale of goods to enterprises according to bidding results (clearly indicating the prices of goods to be paid exclusive of value-added tax) for goods not liable to value-added tax imported by the bid winner or appointed contractor: To submit one copy and produce the original for comparison upon first-time importation;

j.2/ A competent agency's document assigning the task to organizations to implement programs, projects, scientific research and technological development schemes, or a scientific and technological contract between the party placing and the party undertaking the order of the contract performance enclosed with a written certification of the representative of the enterprise or the head of the scientific research institution and a commitment to directly using imported goods for scientific research and technological development in case goods are imported for scientific research and technological development: To submit one original;

j.3/ The certification and commitment by the representative of the enterprise of the use of domestically unavailable machinery, equipment, spare parts, special-use means of transport and supplies which need to be imported for oil and gas search, exploration and field development: To submit one original;

j.4/ The certification and commitment by the representative of the enterprise of the use of domestically unavailable aircraft, drilling platforms and ships which need to be imported to create fixed assets of the enterprise or hired from foreign parties for use in production or business and for sublease: To submit one original.

j.5/ Hire contract with the foreign party in case of hire of an aircraft, drilling platform or ship which is domestically unavailable for use in production or business or sublease: To produce one original.

k/ The written certification that goods are imported in direct service of national defense by the Ministry of National Defense or of public security by the Ministry of Public Security, for imports being weapons or special-use military equipment for direct use in national defense or public security and not liable to value-added tax: To submit one original;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

m/ Other necessary documents required by relevant laws: The electronic copy or one copy each.

3. For copies of documents specified in this Article, the trader head or his/her authorized person shall certify them by signing their names and appending the seal to and take responsibility before law for the legality of these papers.

Article 12. E-customs declaration

When making e-customs declaration, customs declarants shall:

1. Create information on e-customs declaration and value declaration (for goods subject to value declaration under current regulations) on the e-customs declaration system strictly according to the specified items and standard format and take responsibility before law for the declared information.

If customs declarants are customs procedure agents, they shall clearly declare the jobs they are authorized to perform.

Goods imported or exported by different modes shall be declared on the import or export declaration corresponding to each mode.

For imports and exports eligible for lower tax rates against regulations or for particularly preferential tax rates, customs declarants shall clearly declare the regulations under which these lower tax rates or particularly preferential tax rates are applicable. This shall be declared in the item "other notes" of the e-customs declaration.

2. Send the e-customs declaration to the customs office.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.1. Receive the "notice of rejection of the e-customs declaration." and modify and supplement the e-declaration under the guidance of the customs office, and re-send the modified and supplemented declaration to the customs office.

3.2. Receive the "decision on the form and level of inspection" and the "notice of instructions on customs procedure performance" in any of the following forms and perform the following jobs:

a/ Accepting the information in the e-customs declaration permitting "customs clearance" or "release of goods" or "transport of goods to the place of preservation."

a.1/ The customs declarant shall print out the declaration, sign and append a seal thereon (2 copies) (below referred to as the printed e-customs declaration) based on the e-customs declaration accepted by the customs office; the annex to the e-customs declaration (2 copies), if the imports or exports are of 4 or more different kinds; and lists (2 copies, if any);

a.2/ The customs declarant shall produce to the district-level Customs Department where e-customs procedures are carried out 2 printed e-customs declarations for certification of "customs clearance" or "release of goods" or "transport of goods to the place of preservation," and receive back one printed e-customs declaration for production together with goods in the zone of customs supervision for certification that "goods have gone through the zone of customs supervision" for further carrying out procedures;

The customs declarant may produce one printed e-customs declaration together with goods for certification that "goods have gone through the zone of customs supervision" at the zone of customs supervision connected with the e-customs data processing system. Printed e-customs declarations containing the certification that "goods have gone through the zone of customs supervision" shall be used as negotiable documents for imports and further carrying out procedures for exports.

Within a time limit prescribed by the law on archive of customs dossiers for imports and exports, if wishing to obtain the certification of "customs clearance" on the printed e-customs declaration, the customs declarant shall produce 2 printed e-customs declarations (one with the certification that "goods have gone through the zone of customs supervision") to the district-level Customs Department receiving and processing e-customs dossiers for certification of customs clearance.

b/ Submitting e-documents in e-customs dossiers for inspection before customs clearance is permitted

The customs declarant shall create information in e-customs documents as requested on the e-customs declaration system and transmit it to the customs office via the e-customs data processing system and receive the "decision on the form and level of inspection" and the "notice of instructions on customs procedure performance" in any of the following forms and perform the following jobs:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b.2/ Producing or submitting paper documents in the e-customs dossier for inspection: The customs declarant shall perform the jobs specified in Item c. Point 3.2, Clause 3 of this Article;

b.3/ Producing or submitting paper documents in the e-customs dossier and goods for inspection: The customs declarant shall perform the jobs specified in Item d, Point 3.2, Clause 3 of this Article;

c/ Producing or submitting paper documents in the e-customs dossier for inspection before customs clearance is permitted:

To submit or produce 2 printed e-customs declarations together with documents in the customs dossier to the district-level Customs Department where e-customs procedures are carried out for inspection as requested; to receive one printed e-customs declaration for which a decision on "customs clearance" or "release of goods" or "transport of goods to customs declarant's place for preservation" has been issued and one slip showing results of inspection of paper documents for production together with the goods at the zone of customs supervision for inspection and certification that "goods have gone through the zone of customs supervision" and further carrying out procedures.

d/ Producing or submitting paper documents in the e-customs dossier for inspection:

To submit or produce 2 printed e-customs declarations together with documents in the customs dossier as requested; and imports or exports for inspection by the district-level Customs Departments where e-customs procedures are carried out, then receive them back and perform the following jobs:

d.1/ One printed e-customs declaration for which a decision on "permission for imports or exports to be transferred from border gate" has been issued and one slip showing results of inspection of paper documents to be produced together with the goods at the zone of customs supervision for inspection and certification that "goods have gone through the zone of customs supervision" for use as negotiable documents for imports in border-gate transfer.

d.2/ One printed e-customs declaration for which a decision on "customs clearance" or "release of goods" or "transport of goods to customs declarant's place for preservation" has been issued and one slip showing results of inspection of paper documents and one slip showing results of physical inspection of goods to be produced together with the goods at the zone of customs supervision (except for goods specified in Item d.l. Point d. Clause 3 of this Article) for inspection and certification that "goods have gone through the zone of customs supervision" for use as negotiable documents, for imports which have been physically inspected at the border gate, and further carrying out procedures for exports, or for keeping by the customs declarant.

e/ For goods permitted by the district-level Customs Department where e-customs produces are carried out for "release of goods" or "transport of goods to customs declarant's place for preservation" as specified in Items a. b, c and d of this Point, the customs declarant shall, after the clearance of goods or transport of goods to a place of transport, further satisfy requests of the customs office for completion of customs clearance procedures.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The customs declarant may delay the submission/production of the originals of some documents in the customs dossier, except the export or import permit for goods subject to export or import licensing as prescribed by law. and shall declare the late submission on the e-customs declaration. The customs declarant shall declare or submit or produce documents at the request of the customs office within 30 days from the date of registration of e-customs declarations.

The director of the district-level Customs Department where e-customs procedures are carried out shall decide whether to permit late submission of documents.

6. Making of incomplete e-customs declarations

6.1. The customs declarant may make an incomplete e-customs declaration (according to the items and standard format specified in Clause 1 of this Article) for carrying out customs procedures when fully meeting the following conditions:

a/ The customs declarant shall still declare incomplete information on the basis of existing documents in the e-customs dossier;

b/ The commodity code identified in the incomplete declaration must be the same as that to be filled later in the complete e-customs declaration. If the identification of commodity codes requires analysis and survey of imports or exports, the director of the district-level Customs Department where e-customs procedures are carried out may make decision on a case-by-case basis;

c/ Information directly relating to the goods which must be fully declared includes: information on the import permit or export permit, if the imported or exported goods are subject to such permit, and on the satisfaction of import or export conditions on goods subject to conditional import or export as prescribed by law; information on animal and plant quarantine, food safety and hygiene and quality standards subject to inspection by specialized state management agencies before customs clearance.

6.2. The customs declarant shall complete the e-customs declaration under Clause 1 of this Article immediately after obtaining full information on the imported or exported goods on the basis of documents in the customs dossier which must be available within the time limit prescribed by law, for completing e-customs procedures.

6.3. Directors of district-level Customs Departments where e-customs procedures are carried out shall decide whether to accept incomplete e-customs declarations on a case-by-case basis.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Modification of declarations and supplementation of customs dossiers shall be made in the following cases:

1.1. Modification or supplementation of a customs dossier before the physical inspection of goods is conducted or before a decision on exemption from physical inspection is issued;

1.2. Modification or supplementation of an e-customs declaration after the "clearance of goods" or "release of goods" or "transport of goods to customs declarant's place for preservation" but no later than 60 days before the customs office conducts post-customs clearance inspection, provided such modification or supplementation does not affect the application of the import and export management policy and tax policy to the imported or exported goods;

1.3. Additional declaration of a customs dossier within 60 days from the date of registration of the customs declaration with respect to erroneous details affecting the payable tax amount, provided the following conditions are fully satisfied:

a/ Errors are detected and voluntarily reported by the taxpayer or the customs declarant to the customs office;

b/ The additional declaration is made within 60 days after the date of registration of the customs declaration and before the customs office conducts tax examination or inspection at the taxpayer's office;

c/ The errors are related to the calculations of the payable tax amount, the value, origin, code, tax rate or payable tax amount in the customs dossier submitted to the customs office;

d/ The customs declarant or taxpayer has sufficient grounds to prove, and the customs office has sufficient grounds and conditions for inspection and verification of, the truthfulness, accuracy and legality of the additional declaration.

2. Modification or supplementation of declarations covers:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.2. Additional declaration of the payable tax amount, paid tax amount, underpaid or overpaid tax amount (if any), fine amount for delayed payment of the additionally declared tax amount (if the taxpayer pays the additionally declared tax amount beyond the tax payment time limit) for each goods item and for the whole customs declaration; guarantee for the accuracy and legality of additionally declared documents and dossier;

2.3. Modification or additional declaration of other information on the customs declaration.

3. Procedures for modification or supplementation:

When making modification or supplements under Clause 1 of this Article, the customs declarant shall fill modified and supplemented information in the e-customs declaration, clearly stating the reason for modification or supplementation, and send it to the customs office, receive the "notice of instructions on e-customs procedure performance," and comply with requests in this notice.

In case the production or submission of paper copies is requested by competent agencies, the e-customs declaration and some documents shall be printed out according to set forms, including:

- The e-customs declaration and annexes thereto (if any) and a list (if any);

- The additional e-customs declaration in case the customs office has certified that "the goods have gone through the zone of customs supervision" or "customs clearance" or "release of goods" or "transport of goods to customs declarant's place for preservation" or "goods in border-gate transfer."

4. Processing of modified or supplemented dossiers:

Upon receiving modified or additionally declared information, the customs office shall perform the channeling by either of the following modes:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4.2. Examination of the modified or supplemented dossier before deciding whether to permit the modification or supplementation.

Upon receiving a modified or supplemented dossier, a customs officer shall:

a/ Check the completeness and accuracy of the modified or supplemented dossier and notify checking results on a "notice of instructions on e-customs procedure performance". In case the additionally declared information is printed out on paper documents, the customs office shall return one copy to the customs declarant and keep another copy;

b/ Notify results of checking the modified or supplemented dossier within the following time limit:

b.1/ Within 8 working hours after receiving the complete modified or supplemented dossier in case the modification or supplementation is made before the customs office inspects the goods or decides to exempt the goods from physical inspection.

b.2/ Within 5 working days after receiving the complete supplemented dossier in case the supplementation is made within 60 days after the date of registration of the customs declaration and before the customs office conducts tax examination or inspection or post-customs clearance inspection at the office of the customs declarant or taxpayer.

Directors of district-level Customs Departments where e-customs procedures are carried out shall consider and decide whether to permit the modification or supplementation of e-customs dossiers.

5. If the customs declarant or taxpayer detects by him/herself errors in the submitted customs dossier (related to the calculation of the payable tax amount, the value, origin, code, tax rate or payable tax amount or information in the declaration) and voluntarily reports these errors to the customs office before the latter conducts tax examination or inspection or post-customs clearance inspection at the office of the customs declarant or taxpayer but after 60 days from the date of registration of the customs declaration; or the customs declarant or taxpayer has sufficient grounds to prove, and the customs office has sufficient grounds and conditions for inspection and verification of, the truthfulness, accuracy and legality of the declaration, the case shall be dealt with as follows:

5.1. The customs declarant or taxpayer shall make the declaration as in the case of additional declaration guided in Clause 1 of this Article; and perform the jobs specified in Clause 3 of this Article, and abide by the customs office's sanctioning decision:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 14. Cancellation of customs declarations

1. Cases of cancellation of a customs declaration:

1.1. The e-customs declaration has been registered but past 15 days after the date of registration of the customs declaration no e-customs dossier is produced in case the production of an e-customs dossier is required;

1.2. Past 15 days after the date of registration of the customs declaration, the customs declarant fails to produce his/her imports or exports which are subject to physical inspection to the customs office for inspection.

1.3. The customs declaration has been registered and the goods are exempt from physical inspection but past 15 days after the date of registration of the customs declaration, no goods is imported or exported, specifically:

a/ Past 15 days after the date of registration of the customs declaration of exports, the customs declarant fails to bring the goods to the zone of customs supervision for export (or to the border gate of exportation);

b/ Past 15 days after the date of registration of the customs declaration of imports, no goods have arrived at the border gate of importation.

1.4. The e-customs declaration has been registered but the e-customs data processing system encounters a problem or there are problems outside the e-customs data processing system, rendering it impossible to further carry out e-customs procedures;

1.5. The customs declarant requests cancellation of the registered customs declaration.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Directors of district-level Customs Departments where e-customs procedures are carried out shall consider and decide whether to permit the cancellation of e-customs declarations.

3. Order and procedures for cancellation of customs declarations:

3.1. The customs office shall effect the cancellation and retain all data of the registered declaration on the e-customs data processing system;

3.2. The customs declarant shall submit to the customs office one customs declaration: annexes of the declaration, manifests, slip of examination of the paper dossier and slip of inspection of goods (if any) in case the printed e-customs declaration has obtained the certification of "customs clearance" or "release of goods" or "transport of goods to customs declarant's place for preservation" or "goods in border gate transfer";

To cancel a printed e-customs declaration, customs officers shall cross it out in red ink, sign and append the officer seal thereon.

3.3. The customs office shall keep cancelled printed e-customs declarations (if any) according to their registration serial numbers.

Article 15. Replacement of customs declarations

1. Replacement of customs declarations shall be made only in case the mode of import or export changes and before the declared goods are brought out of the zone of customs supervision.

2. Upon the replacement of a customs declaration under Clause 1 of this Article, the customs declarant shall create information on declaration replacement according to the standard format provided in the form of information on declaration replacement, clearly stating the reason, then send it to the customs oflice and receive the "notice of instructions on e-customs procedure performance," and comply with requests in this notice.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Order and procedures for replacement of customs declarations:

3.1. The customs office shall cancel the registered declaration on the e-customs data processing system under Clause 3. Article 14 of this Circular;

3.2. The customs declarant shall fill in a new e-customs declaration with another mode of import or export in replacement of the cancelled declaration.

Article 16. Examination and receipt of registration of e-customs declarations

1. The e-customs data processing system shall check and receive registration of e-customs declarations.

If so requested by the system, a customs officer shall preliminarily check the information declared by the customs declarant, specifically:

1.1. Checking the goods name, unit of calculation and code:

a/ The goods name must be complete and fully contain the sign, code, brand and origin of goods. The goods name to be declared is the ordinary trade name accompanied with the basic features of the goods, such as composition, material(s), ingredient, concentration, capacity, size, design, utility and brand, enabling the classification and identification of elements affecting or relating to the determination of the taxable value of the goods.

For example: For a motorcycle or car. there must be information on its brand, manufacturer, country of manufacture, design, cylinder capacity, model and other signs and codes;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Checking the compatibility between names and codes of imports or exports.

1.2. Checking the full declaration of items on an e-customs declaration.

The customs officer shall base him/herself on results of examination to decide whether to accept the registration via the e-customs data processing system.

2. In case of rejection, the customs office shall send a "notice of rejection of e-customs declaration" clearly stating the reason.

3. In case of acceptance, the customs office shall issue an e-customs declaration number and channel the declaration in one of the following forms:

3.1. Acceptance of declared e-customs information and permission for "customs clearance" or "release of goods" or "transport of goods to customs declarant's place for preservation".

3.2. Submission of e-documents in the e-customs dossier for examination before permitting the customs clearance of goods. Customs officers shall receive and examine the documents, upload results of examination in the e-customs data processing system; and decide on the customs clearance of goods or forward these documents to other stages of professional operation under regulations.

3.3. Production or submission of paper documents in the e-customs dossier for examination prior to permission for the customs clearance of goods. Customs officers shall receive and check paper documents and upload results of examination in the e-customs data processing system; print out 2 slips of results of examination of paper documents according to the form "slip of results of examination of paper documents," sign and append the officer seal thereon and request the customs declarant to sign and write his/her full name on these slips; and hand one slip to the customs declarant together with one printed e-customs declaration and keep the other slip in the dossier. They shall decide on customs clearance of goods or forward the dossier to other stages of professional operation under regulations.

3.4. Production or submission of paper documents in the e-customs dossier and goods for inspection

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Customs officers shall inspect goods and upload results of inspection in the e-customs data processing system; print out 2 slips of results of inspection of goods according to the form "slip of results of inspection of goods," sign, append the officer seal and request the customs declarant to sign and write his/her full name on these slips; and hand one slip to the customs declarant together with one printed e-customs declaration and keep the other slip in the dossier. They shall decide on customs clearance of goods or forward the dossier to other stages of professional operation under regulations.

Article 17. Management of import permits or export permits

1. E-customs declarants may choose the mode of producing permits to district-level Customs Departments where e-customs procedures are carried out for management, examination and conciliation monitoring directly on these permits or for management, examination and conciliation monitoring on the e-customs data processing system.

2. Management, examination and conciliation monitoring of import permits or export permits on the e-customs data processing system

2.1. Before, or when filling in an e-customs declaration for importing or exporting the first goods lot under an import or export permit (or an extract of the import or export permit already registered at another district-level Customs Department), the customs declarant shalI declare the permit according to the items and standard format in a set form provided in Appendix I to this Regulation (not printed herein).

When declaring an import or export permit, the customs declarant shall provide the codes of all goods stated in the permit according to the Import and Export Tariffs. If the permit does not specify each kind of goods according to the Import and Export Tariffs, the customs declarant shall determine reference codes for the goods in the permit. These reference codes shall be used for all import or export declarations under the permit until the permit expires. When filling in an e-customs declaration for imports or exports, the customs declarant shall declare reference codes for relevant imports or exports.

If requested by customs offices, customs officers shall check permits. If accepting these permits, they shall give certification in the e-customs data processing system and keep these permits at district-level Customs Departments where e-customs procedures are carried out. for single import or export permits, or give certification "E-customs procedure performance registered, not for use for performance of customs procedures at another district-level Customs Department," sign and append the officer seal on the import or export permits, then return them to customs declarants for multiple import or export permits.

Import or export permits already registered at a district-level Customs Department where e-customs procedures are carried out must not be used for the performance of customs procedures at another district-level Customs Department. If they have to perform customs procedures at another district-level Customs Department, customs declarants shall use a permit extract. A permit extract may be used for a specific goods lot or for the whole period, depending on the customs declarant's import and export plan. The other district-level Customs Department shall monitor permit extracts, issue monitoring slips and make conciliation under current regulations.

When they need permit extracts, customs declarants shall fill in these permit extracts and send them to district-level Customs Department where e-customs procedures are carried out. In case the declared information is accepted, custosm declarants shall print out permit extracts according to the form "permit extract", sign and append the seal thereon and produce these extracts to customs offices which receive and process e-declarations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Heads of customs procedure teams shall decide on acceptance of permit extracts, sign and append the officer seal thereon.

If rejecting declared information or a permit extract, customs offices shall issue a reply clearly stating the reason.

Article 18. Examination of e-customs dossiers

1. Form and extent of examination

1.1. Form of examination of a customs dossier: Examining paper documents on the e-customs data processing system (including those converted from paper documents); and examining paper documents;

1.2. Extent of examination: Exemption from examination; examination of one content of a dossier (for instance, code, customs value, etc.), one or all documents;

1.3. The form and extent of examination are determined under Clause 4, Article 4 of this Circular.

2. Examination contents

Examining declared contents on the e-customs declaration and documents in the e-customs dossier, comparing them with documents in the e-customs dossier; and checking their compliance with legal provisions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Form and extent of inspection

1.1. Form of physical inspection: inspection directly conducted by customs officers, by machines, technical devices and other professional measures;

1.2. Extent of inspection: exemption from inspection; inspection of part or the whole of goods lot;

1.3. The form and extent of inspection shall be determined under Clause 4. Article 4 of this Regulation.

2. Physical inspection contents

Checking the names, codes, quantities and weights, categories, quality and origin of goods; and checking I he compatibility of the actual status of goods with e-customs dossiers.

Article 20. Examination contents in the customs clearance process

1. Examination to identify names and codes of goods: Examination of names and codes of goods shall be conducted under the Ministry of Finance's Circular guiding the classification of imports and exports.

2. Examination to identify the quantity of goods

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.2. For goods items of which the quantity cannot be identified by the customs office's devices and equipment (container scanners, electronic scales and other measurement devices) or by inspecting customs officers (liquid and bulky goods, goods in massive quantities, etc.) or when there are grounds for ascertaining that examination cannot be conducted by the customs office's devices and equipment or by customs officers themselves, the customs office may use the results of assessment conducted by an assessment service provider to identify the quantity of goods.

Assessment service providers must meet all capability conditions prescribed by the Commercial Law and specific assessment requirements and shall take responsibility before law for their assessment results.

3. Examination to identify the quality of goods

3.1. For imports on the list of products and goods subject to quality inspection:

Customs offices shall carry out customs procedures on the basis of quality inspection registration papers or written notices of goods lots eligible for exemption from inspection (subject to documentary inspection only) or notices of quality inspection results, food hygiene and safety inspection results or quarantine results which are satisfactory for import.

3.2. For goods not on the list of products and goods subject to quality state inspection:

a/ If, though having used their means and equipment, the customs office cannot identify the quality of goods for the purpose of applying goods import and export management policies, or when there are grounds for ascertaining that examination cannot be conducted by the customs office's machines and technical equipment or by customs officers themselves, the customs office may reach agreement with the customs declarant on the selection of an assessment service provider to conduct assessment. The assessment service provider's conclusions are binding on the parties. Assessment may be conducted on samples or technical documents (catalogs, etc);

Assessment service providers must satisfy all capability conditions prescribed by the Commercial Law and specific assessment requirements and shall take responsibility before law for their assessment results.

b/ If the customs declarant and the customs office cannot reach agreement on selecting an assessment service provider, the customs officer may select a technical organization designated to conduct inspection in service of state management or an assessment service provider (in case the technical organization designated to conduct inspection makes a written refusal). Conclusions made by that technical organization or assessment service provider are binding on the parties. If the customs declarant does not agree with these conclusions, he/she may lodge a complaint in accordance with law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The examination of the origin of goods must be based on the actual conditions of goods, e-customs dossiers and information relating to goods and the provisions of Article 15 of the Government's Decree No. 19/2006/ND-CP of February 20, 2006, and relevant guiding documents. Examination results shall be handled as follows:

4.1. In case the actual origin of imports is different from that registered by the customs declarant but still within the country or territory which grants the most favored nation treatment to Vietnam, the customs office shall still apply the preferential tax rate under regulations but consider and handle the violation under law depending on its nature and severity;

4.2. If doubting the origin of goods, the customs office may request the customs declarant to supply additional documents as proof or request a competent authority of the country of exportation to give certification. The verification of the origin of goods must be completed within 150 days from the date the customs declarant submits a complete and valid dossier on the origin of goods. Pending the availability of verification results, the goods are not eligible for preferential tariffs but ordinary customs procedures may still be carried for their customs clearance.

The time limit for consideration and settlement of problems related to the origin of goods, consideration and acceptance of C/O is 365 days after the C/O is submitted to the customs office or after the customs office doubts about a fraud in the declaration of the origin of goods.

4.3. In case the customs declarant submits a C/O issued for the whole goods lot but imports only a part of this goods lot. the customs office shall accept this C/O for the part of actually imported goods.

5. Tax examination covers the following:

5.1. Examining the conditions for application of the tax payment time limit or tax enforcement measures under tax laws;

5.2. Examining the grounds for determining that the goods are tax-free in case the customs declarant declares that the goods is not subject to import tax. export tax, value-added tax or excise tax;

5.3. Examining the grounds for determining the goods' eligibility for tax exemption or reduction in case the customs declarant declares that the goods are entitled to tax exemption or tax reduction or exemption consideration.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 21. Customs value

Customs value of imports or exports shall be identified under the Ministry of Finance's Circular No. 40/2008/TT-BTC of May 21, 2008, guiding the Government's Decree No. 40/2007/ND-CP of March 16, 2007, prescribing the customs valuation of imports and exports. Particularly, the inspection of taxable value shall be conducted under the following provisions:

1. Inspection of taxable value in the customs clearance process

1.1. Principles on and objects of inspection:

a/ Subject to inspection are e-customs dossiers and documents related to the identification of taxable value of goods subject to examination of paper documents or physical inspection of goods.

b/ Inspection principles:

b.1/ Inspection principles are provided for at Point b. Clause 1, Section I. Part III of the Ministry of Finance's Circular No. 40/2008/TT-BTC of May 21, 2008.

b.2/ Form and extent of inspection:

On the basis of risk management, the form and extent of inspection of taxable value shall be decided at any of the following levels:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b.2.2/ Inspection of taxable value on the basis of the printed e-customs declaration and enclosed paper documents.

b.3/ Competence to decide on the form and extent of inspection of taxable value, application of security amounts, consultation and implementation organization.

Directors of district-level Customs Departments where e-customs procedures are carried out shall decide on the form and extent of inspection of taxable value, application of security amounts, consultation and implemen­tation organization.

The decision by directors of district-level Customs Departments where e-customs procedures are carried out shall adhere to the principle for value risk management on the basis of the list of goods subject to price risk management and the list of key goods items promulgated together with the Ministry of Finance's Circular No. 40/2008/TT-BTC of May 21, 2008, or information available at the time of decision, which takes the following form:

- Decision on updating of the list of goods subject to price risk management and the list of key goods items in the e-customs data processing system for channeling customs dossiers; or

- Direct decision on the system when there is doubt about the taxable value.

1.2. Inspection of value:

a/ Inspection of the taxable value on the basis of information in the e-customs declaration, the value declaration and the price database at the time of value inspection.

a.1/ Inspection contents:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The goods name, which must fully contain the sign, code and brand, and be ordinary trade name, accompanied with the basic features of the goods, such as composition, materials, ingredient, concentration, capacity, size, design, utility, brand, origin, etc., enabling the classification and identification of elements affecting and related to the identification of the taxable value of goods in accordance with the items in the value declaration.

For example: For a motorcycle or car, there must be information on its brand, manufacturer, country of manufacture, design, cylinder capacity, model and other signs and codes.

Units of calculation: The goods must be clearly quantified according to units of measurement (m. kg, etc.). In case the goods cannot be clearly quantified (cartons, boxes, etc.), they shall be converted into equivalent units of calculation (number of boxes in a carton, number of kilos or packs or pieces in a box, etc.).

Inspection of the accuracy and truthfulness of the declared value under Point e, Clause 2, Section I, Part III of the Ministry of Finance's Circular No. 40/2008/TT-BTC of May 21, 2008.

a.2/ Handling of inspection results:

a.2.1. Acceptance of value

The customs office shall accept the taxable value when inspection results do not fall into the cases specified in Item a.2.2 of this Point.

In case inspection results lead to a doubt about a violation under Items a.4, a.5 and a.6. Point a. Clause 3, Section I, Part III of the Ministry of Finance's Circular No. 40/2008m--BTC of May 21, 2008, but there are insufficient grounds for making conclusions and there is no doubt about the price, the customs office shall still accept the price and forward its doubts about violation to the post-customs clearance stage.

a.2.2. Change of the channel of inspection of the taxable value to the level of inspection based on the printed e-customs declaration and enclosed paper documents in any of the following cases:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Violations are detected under Items a.4, a.5 and a.6, Point a, Clause 3, Section I, Part III of the Ministry of Finance's Circular No. 40/2008/TT-BTC of May21, 2008;

- There is a doubt about the price.

b/ Inspection of the taxable value on the basis of the printed e-customs declaration and enclosed paper documents shall be conducted under Section I, Part III of the Ministry of Finance's Circular No. 40/2008/TT-BTC of May 21, 2008.

2. Post-customs clearance inspection of the taxable value:

The post-customs clearance inspection of the taxable value shall be conducted under Section II, Part III of the Ministry of Finance's Circular No. 40/2008/TT-BTC of May 21, 2008.

Article 22. Taking of samples, preservation of samples, preservation of photos of imports or exports

1. Forms of sampling: Taking samples, photographing.

2. Cases in which sampling is required:

2.1. At the request of customs officers for customs declaration;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.3. Samples of imports must be taken for analysis and testing at the request of the customs office.

3. The sampling shall be decided on a case-by-case basis by directors of district-level Customs Departments where e-customs procedures are carried out.

4. Sampling procedures:

4.1. Sampling shall be based on the customs declarant's or the customs office's written request. A sampling card shall be made in two copies, one to be kept together with the taken sample and the other kept by the sampling requester. The General Department of Customs shall set the form of sampling cards.

4.2. Samples shall be taken in the presence of representatives of the goods owner and the customs office; and signed by these representatives for certification and sealed up. In case of photographing, photos shall bear on their back side the serial number of the customs declaration, signed by the customs officer and be appended with a seal showing his/her identification number and be signed by the goods owner, and be filed in the customs dossier.

4.3. Upon handover of samples, a handover written record must be made and signed for certification.

4.4. Raw materials and materials imported for export processing or production which are permitted for border-gate transfer and are exempt from physical inspection but are subject to sampling must have samples taken at border-gate customs offices or manufacture plants, factories or establishments. The sampling shall be indicated in the printed e-customs declaration.

4.5. If the customs declarant requests sampling at a border gate, the district-level Customs Department or border-gate Customs Department shall take samples under regulations.

4.6. If the enterprise requests sampling at a manufacture plant, factory or establishment, it shall carry out procedures for border-gate transfer under regulations. The customs department receiving and processing the e-declaration shall take samples.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Samples shall be preserved at:

5.1. The analysis and classification center (for samples analyzed by the center):

5.2. The district-level Customs Department (for samples taken by the district-level Customs Department where e-customs procedures are carried out for performing sample-related operations; if samples are images, paper photos shall be preserved while e-photos stored in the e-customs data processing system);

5.3. The enterprise (for raw materials imported for exported processing and production; reprocessed goods).

6. Sample preservation duration

6.1. At the import and export analysis and classification center and district-level Customs Department where e-customs procedures are carried out, samples shall be preserved for 90 days from the date of customs clearance of goods. In case there is a dispute or complaint, they shall be preserved till the dispute or complaint is completely settled.

6.2. Samples of raw materials for export processing or production shall be preserved at the enterprise until the customs office completely liquidate the processing contract and the declaration of raw materials imported for export production.

Article 23. Transport of goods to the customs declarant's place for preservation

1. Cases in which goods are permitted to be transported to the customs declarant's place for preservation:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.2. For goods subject to animal and plant quarantine, food hygiene and safety inspection, goods quality inspection according to quality standards before their customs clearance and requested by their owners to be transported to the place for preservation, the customs office may accept such request, unless it is rejected by specialized state management agencies. Within 30 days from the date of transport of goods to the preservation place, the goods owner shall additionally declare in the customs dossier the notice of results of inspection or quarantine conducted by competent state inspection agencies.

2. The customs declarant shall fill in the item "other notes" in the e-customs declaration to request transport of goods to his/her place for preservation, and take responsibility for preserving the goods in their original conditions at his/her place.

3. The head of the customs procedure team of the district-level Customs Department where e-customs procedures are carried out shall decide whether to permit the customs declarant to transport goods to the latter's place for preservation. The decision shall be made on the e-customs data processing system.

4. Pursuant to decisions on transport of goods to places for preservation made on the e-customs data processing system, customs officers of the district-level Customs Department where e-customs procedures are carried out shall sign and append the officer seal in the box of certification of goods transported to preservation places on the printed e-customs declaration.

Article 24. Release of goods

1. Cases in which goods are permitted to be released:

Goods which are permitted for import or export but are subject to valuation, assessment, analysis and classification for determining payable tax amounts when their owners perform the tax obligations on the basis of self-assessment (added with the tax amount expected to be adjusted by the customs office, if any) in the case imports or exports are entitled to a tax payment grace period under tax laws or credit institutions or other institutions operating under the Law on Credit Institutions provide guarantee for payable tax amounts.

2. Heads of customs procedure teams of district-level Customs Departments where e-customs procedures are carried out shall decide on release of goods under Clause I of this Article. The decision shall be made on the e-customs data processing system.

3. Pursuant to goods release decisions made on the e-customs data processing system, customs officers of district-level Customs Departments where e-customs procedures are carried out shall sign and append the officer seal in the box of certification of release of goods on the printed e-customs declaration.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Goods are cleared after customs procedures are completed

For goods on the list of those subject to animal and plant quarantine (announced by the Ministry of Agriculture and Rural Development), food hygiene and safety inspection (announced by the Ministry of Health) or goods quality inspection according to quality standards (announced by the

Ministry of Science and Technology) prior to customs clearance, they shall be cleared when there are written notices of results of quality inspection, food hygiene and safety inspection or quarantine showing that they satisfy all import conditions;

For other goods on the list of those subject to state quality inspection which are not required to obtain inspection results showing that they satisfy all import conditions before customs clearance, they shall be cleared when there are papers of registration for state quality inspection. Customs offices are not responsible for the quality of imported goods after customs clearance.

2. Goods for which customs procedures have not yet been completed may be cleared in any of the following cases:

2.1. The customs dossier lacks some original documents but the customs office agrees that they can be submitted later;

2.2. The payable tax amount is not yet paid or fully paid within the prescribed time limit but a credit institution or another institution operating under the Law on Credit Institutions provides guarantee for the payable tax amount, except for imports or exports eligible for a tax payment grace period as prescribed by tax laws.

3. Deciding competence:

3.1. Directors of customs offices receiving and processing e-customs declarations may make decision on customs clearance for goods lots exempt from customs inspection by deciding to upload the risk item in the e-customs data processing system within their decentralized competence.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Results of dossier examination show that dossiers are lawful, for goods lots subject to inspection of e-customs dossiers.

b/ Results of physical inspection of goods show that the goods are consistent with declared information, for goods lots subject to physical inspection.

3.3. Heads of customs procedure teams of customs offices receiving and processing e-declarations may decide on customs clearance for goods lots not specified at Points 3.1 and 3.2 of this Article.

4. When requested by customs declarants, pursuant to decisions made on the e-customs data processing system, customs officers of customs offices receiving and processing e-declarations shall sign and append the officer seal in the box of certification of customs clearance on the printed e-customs declaration.

Article 26. Supervision of imports and exports subject to pilot implementation of e-customs procedures

1. Principles: Goods subject to customs super-vision and methods of customs supervision of exports and imports subject to pilot implementation of e-customs procedures comply with current regulations on supervision of exports and imports.

Customs declarants may search information on places of customs supervision already connected to the e-customs data processing system on the General Department of Customs website: http://www.customs.gov.vn.

2. Responsibilities of customs declarants

For exports and imports brought into or taken out of the zone of customs supervision, customs declarants shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Produce 01 printed e-customs declaration with the customs office's decision on or certification of "customs clearance":

b/ Produce the goods:

c/ Receive back 01 printed e-customs declaration with the certification that "goods have gone through the zone of customs supervision";

2.2. For imports:

a/ Produce 01 printed e-customs declaration with the customs office's decision on or certification of "customs clearance" or "release of goods" or "transport of goods to customs declarant's place for preservation" or "goods in border-gate transfer"; and the ex-warehousing slip of the enterprise;

b/ Produce the goods;

c/ Receive back 01 printed e-customs declaration with the certification that "goods have gone through the zone of customs supervision" and the documents produced.

3. Responsibilities of supervising customs offices

3.1. Border-gate Customs Departments shall supervise exports and imports under regulations. When detecting export or import lots showing signs of violation of the customs law, heads of border-gate Customs Departments shall decide to conduct physical inspection of the goods.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ To check the validity of e-customs declarations:

b/ If the printed e-customs declaration does not have the certification of "customs clearance" or "release of goods" or "transport of goods to customs declarant's place for preservation" or "goods in border-gate transfer", customs officers shall compare the details in the printed e-customs declaration with those in the e-customs declaration in the e-customs data processing system.

c/ To check the actual state of the customs seal (if any) and the numbers of goods packages and bales against the e-customs declaration with the decision on or certification of "customs clearance" or "release of goods" or "transport of goods to customs declarant's place for preservation" or "goods in border-gate transfer" and the documents produced by customs declarants;

3.3. To process inspection results

If inspection results are satisfactory, inspecting officers shall give the certification that "goods have gone through the zone of customs supervision" in the import or export declarations; sign and append the officer seal thereon; and return them to customs declarants;

If inspection results are unsatisfactory, border-gate Customs Departments shall, on a case-by-case basis, guide customs declarants in making modifications or supplementations or handle the cases under current regulations.

For expired printed e-customs declarations, border-gate Customs Departments shall request customs declarants to come to the district-level Customs Departments where e-customs declarations are opened for carrying out procedures to cancel these declarations.

Article 27. Certification of actual export

1. Bases for certification of actual export:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.2. Customs declarants shall, on a case-by case basis, produce any of the following documents:

a/ Official bill of lading of exports, for exported goods;

b/ Financial invoice or document certifying that goods have been brought into a non-tariff zone, for goods sold to export-processing enterprises or into a non-tariff zone;

c/ Results of border-gate Customs Departments' supervision of the export of goods through border gates.

2. Upon request of customs declarants, customs officers of the district-level Customs Departments where e-customs procedures are carried out shall conduct inspection and certify the actual export in the e-customs data processing system and in the printed e-customs declarations.

3. Customs offices receiving and processing e-declarations shall provide information on actual export according to the items and standard format to tax offices and competent agencies upon request.

4. Customs offices shall not certify the actual export of on-the-spot exports and imports. On-the-spot export and import declarations already cleared from customs procedures serve as a basis for ascertaining the actual export of goods.

Article 28. Re-inspection of customs dossiers

The re-inspection of customs dossiers may be conducted after goods lots have been cleared from customs procedures and shall be completed within 60 days from the date of issuance of decisions on customs clearance for the goods lots in the e-customs data processing system.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Goods in border-gate transfer

1.1. Exports in border-gate transfer mean exports currently subject to customs inspection and supervision which are transported from an outside-border-gate place of customs clearance or inland place of inspection to the border gate of exportation;

Exports exempt from physical inspection are not subject to border-gate transfer procedures.

1.2. Imports in border-gate transfer mean imports currently subject to customs inspection and supervision which are transported from the border gate of importation to an outside-border-gate place of customs clearance or to an inland place of goods inspection;

Imports exempt from physical inspection are not subject to border-gate transfer procedures (except those subject to sampling at outside-border-gate places).

1.3. Imports in border-gate transfer include:

a/ Equipment, machinery and supplies imported for building plants and works, which are brought to inland places of goods inspection which may be within construction sites or be warehouses in construction sites;

b/ Materials, supplies, details, machinery, equipment and accessories used for manufacture, which are brought to outside-border-gate places of customs clearance or places of goods inspection being plants or factories where manufacture is carried out;

c/ Imports of many owners sharing the same bill of lading, which are brought to a place of goods inspection or an inland container freight station;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ Goods being office equipment of enterprises, such as desks, chairs, cabinets and stationery packed in the same containers with materials imported for export processing and production, which are assets serving the operation of these enterprises, for which customs declarations have been registered with the customs offices where e-customs procedures are carried out for performing border-gate transfer procedures. Customs procedures comply with relevant regulations. Goods subject to inspection shall be physically inspected at the places indicated in the written requests for border-gate transfer.

f/ Imports of export-processing enterprises in export-processing zones, which are transported from the border gate of importation to an export-processing zone; and exports of export-processing enterprises in an export-processing zone, which are transported from the export-processing zone to the border gate of exportation;

g/ Imports brought into a bonded warehouse, which are permitted to be transported from the border gate of importation to a bonded warehouse, and goods consigned to a bonded warehouse which are exported and transported from the bonded warehouse to the border gate of exportation, provided they do not bear counterfeit marks or have names of Vietnamese origin; are not dangerous or polluting or are not banned from export or import, except the cases permitted by the Prime Minister.

h/ Imports with a bill of lading indicating a port of destination being an inland container depot (ICD)

h.1/ These goods may not be transported to a place of customs clearance or an outside-border gate place of goods inspection, except ICDs under the Region IV Sai Gon Port Customs Office of the Ho Chi Minh City Customs Department as permitted by the Prime Minister under the Government Office's Official Letter No. 7178/VPCP-KTTH of October 24, 2008.

h.2/ For imports of export-processing enterprises; materials, supplies, machinery and equipment imported for the performance of processing contracts; and materials and supplies imported for export production with bills of lading indicating a port of destination being an ICD, enterprises may carry out procedures for transporting them to district-level Customs Departments managing export-processing enterprises, district-level Customs Departments with which enterprises have registered processing contracts or district-level Customs Departments with which enterprises have registered import declarations for export production, to further carry out customs procedures. For goods subject to physical inspection, if enterprises request such inspection to be conducted right at the ICD, the ICD Customs Department shall inspect the goods after obtaining the request of district-level Customs Departments managing export-processing enterprises, district-level Customs Departments with which enterprises have registered processing contracts or district-level Customs Departments with which enterprises have registered import declarations for export production.

i/ Other goods in border-gate transfer as provided for by law.

2. Border-gate Customs Departments shall conduct physical inspection of goods in the following cases:

2.1. Upon detecting signs of violation of the customs law, or for facilitating customs management. Heads of border-gate Customs Departments shall decide on the form and level of physical inspection of goods.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.3. At the request of the district-level Customs Departments where e-customs procedures arc carried out.

2.4. Results of inspection mentioned at Points 2.1, 2.2 and 2.3 shall be uploaded in the e-customs data processing system or, when connection to the e-customs data processing system fails, notified in writing to the district-level Customs Departments where e-customs procedures are carried out.

3. Registration of and decision on border-gate transfer of exports and imports

3.1. The registration of border-gate transfer of exports and imports shall be made simultaneously with or after e-customs declarations are made for goods export or import. Customs declarants shall fill relevant information in the declaration form "Request for border-gate transfer."

3.2. Decision permitting border-gate transfer (showing the place and time) or disallowing such transfer shall be expressed in the "notice of instructions on performance of customs procedures" in the system and in the printed e-customs declarations.

4. Supervision of exports and imports in border-gate transfer

4.1. Exports and imports in border-gate transfer must be kept in containers, cartons or bales or on vehicles satisfying customs sealing requirements.

For imports of which customs sealing is impossible (extra-long and extra-heavy goods) and which cannot be physically inspected at a border gate (goods with special preservation requirements), the district-level Customs Department of the border gate from which goods are transferred shall notify the district-level Customs Department of the place to which goods are transferred that goods are transported unsealed.

4.2. For small or individual goods lots which are not kept in containers or on vehicles satisfying customs sealing requirements, each bale of them shall be sealed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 30. E-customs procedures for exports and imports in case of suspended operation of the e-customs data processing system due to incidents occurring within or outside the system

1. Identification of incidents

1.1. Incident means a case in which the e-customs data processing system and the e-customs declaration system fail to make e-transactions between them, which is possibly caused by either or both of the systems or due to other problems rendering e-customs procedure performance impossible.

1.2. When impossible to carry out e-customs procedures in the e-customs declaration system, customs declarants shall notify the incidents to the district-level Customs Departments where e-customs procedures are carried out.

1.3. The district-level Customs Departments where e-customs procedures are carried out shall inspect and classify the incidents as occurring within or outside the e-customs data processing system, and notify and guide customs declarants in overcoming these incidents.

2. E-customs procedures upon occurrence of incidents outside the e-customs data processing system

2.1. Responsibilities of customs declarants

a/ To perform all jobs of e-customs declaration for exports and imports in the backup e-customs data processing system at district-level Customs Departments where e-customs procedures are carried out.

b/ To receive back the declared data after the incidents have been addressed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Customs procedures upon occurrence of incidents suspending the operation of the e-customs data processing system

3.1. Responsibilities of customs declarants

a/ To create e-customs declaration information in the e-customs data processing system. To print out, sign and append a seal on the e-customs declarations according to a set form. To produce and submit the complete customs dossiers to the district-level Customs Departments where e-customs procedures are carried out.

b/ To transmit and synchronize data with the e-customs data processing system upon request.

3.2. Responsibilities of customs offices

a/ District-level Customs Departments where e-customs procedures are carried out shall carry out customs procedures for exports and imports under this Circular. Heads of the district-level Customs Departments where e-customs procedures are carried out shall decide on the form and level of examination of dossiers and physical inspection of goods.

b/ To update information in the e-customs data processing system upon its operation resumption. To inspect and synchronize data with the customs declaration systems of customs declarants.

Chapter III

CUSTOMS PROCEDURES FOR EXPORTED AND IMPORTED PROCESSED GOODS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 31. Processing contracts

1. Form and terms of a processing contract

1.1. A processing contract must be made in a written form or in another form of equivalent validity such as telegram, telex, fax or data message;

1.2. The terms of a processing contract comply with Article 30 of the Government's Decree No. 12/2006/ND-CP of January 23,2006;

1.3. Signatures and seals in a contract: For foreign traders, their signatures are required; for Vietnamese traders, their signatures and seals are required under Vietnamese law;

For processing contracts or enclosed documents electronically issued by processees being foreign traders, if customs offices request the production of printed contracts or documents, Vietnamese processors shall sign and append their seal on these documents for certification and take responsibility before law for the accuracy of these documents.

2. Annexes to a processing contract

Annexes to a processing contract constitute an integral part of the contract.

2.1. Any modifications, supplementations or adjustments to the terms of a processing contract must be made before the expiration of the contract and expressed in annexes to be registered with the customs office before or when the enterprise performs procedures for export or import of the lirst goods lot under these annexes. Particularly for the value of materials or supplies imported for processing, the value indicated in the commercial invoice of the import dossier shall be accepted, not requiring an adjustment annex to be made.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. In case a Vietnam-based processors signs a contract to process products for a foreign trader but does not directly undertake the processing and hires another trader to do so (sub-processing) under Point b. Clause 2, Article 33 of the Government's Decree No. 12/2006/ND-CP of January 23, 2006, the enterprise signing the processing contract with the foreign trader shall carry out procedures for export and import and liquidation of the processing contract with the customs office and take responsibility before law for the performance of this contract. Goods delivered and received between Vietnamese enterprises themselves are not subject to customs procedures.

4. Processing in trade is a commercial activity thereby the processor uses part or the whole of raw materials and materials supplied by the processee for the performance of one or more than one stage in the production process at the request of the processee for enjoying remuneration.

5. Materials used for processing include main materials and auxiliary materials and supplies used for processing.

5.1. Main materials are materials constituting main components of a product.

5.2. Auxiliary materials used for processing are materials which are used in creating, but are not main components of, a processed product.

5.3. Supplies used for processing are products and semi-finished products used in producing but not directly constituting a processed product. Supplies used for processing include packings or packing materials containing processed products.

6. Wastes, discarded products and scraps from processing include:

6.1. Wastes from processing are discarded substances or removed parts of materials in the course of processing a product; machinery and equipment hired or borrowed for processing which are broken and discarded during production or processing.

6.2. Discarded products from processing are products failing to satisfy technical standards (specifications, size, quality, utility, etc.) as agreed in processing contracts/contract annexes, which are discarded during processing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Norms for producing processed products as agreed in a contract include:

7.1. Use norm of materials is the quantity of materials necessary and rational for producing a unit of processed product.

7.2. Consumption norm of supplies is the quantity of supplies used for producing a unit of processed product.

7.3. Norm of component materials separated from original materials is the quantity of component materials separated from a unit of original materials.

7.4. Wastage of materials or supplies is the waste quantity of materials or supplies (including wastage when they become wastes, discarded products or scraps from processing) calculated in a percentage of the quantity of materials necessary for producing a unit of processed product (for materials) or of the consumed quantity of supplies for a unit of processed product (for supplies).

For component materials separated from original materials: The wastage is the waste quantity of original materials calculated in a percentage while going through the stage of separation into component materials.

8. Specimen goods used for processing are processed products supplied by the processee to the processor for use as specimens for producing processed products.

Specimen goods used for processing must satisfy the following conditions: They will be used only as specimens but not for other purposes; documents of the goods lot must indicate that these goods are specimens and for goods of each code, and a maximum of 5 units may be imported.

Article 32. Procedures for registration and modification of processing contracts and contract annexes

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Procedures for registration of processing contracts

2.1. Responsibilities of enterprises

a/ Before carrying out procedures for the import of the first goods lot under a processing contract, the customs declarant shall declare information on the processing contract together with information on the goods list, norms and permits (if any) according to the items and standard format provided in Appendix I to this Circular (not printed herein) and take responsibility for before law for the declared information.

The customs declarants shall consistently declare all information on the appellations and codes of materials, supplies, machinery and specimen goods; HS codes; and their units of calculation from the time of import of materials to the time of liquidation of processing contracts;

In case an initial material is separated into different materials for producing different products (e.g., fishery products), the initial material will be below referred to as original material; materials processed from the original material will be below referred to as component materials; and end-products are products made up of component materials themselves or from the combination of component materials and other materials. Both original and component materials must be registered on the list of imported materials.

b/ Receipt of feedback from customs offices:

b.1/ To receive "notices of rejection of processing contract", made according to the form of processing notice, and modify and supplement information on the processing contracts as requested by customs offices.

b.2/ To receive "notices on instructions on registration of processing contract", made according to the form of notice of processing, and proceed with the jobs below:

b.2.1/ For processing contracts accepted to be registered based on e-customs declaration information, customs declarants shall base on these accepted contracts to perform import and export procedures;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The processing contract and contract annexes (if any): To submit 02 copies (01 copy to be kept by the customs office and another one to be returned to the enterprise after the contract registration). A processing contract which is made in neither English nor Vietnamese must be translated into Vietnamese and the processing enterprise shall take responsibility for the truthfulness of such translation: To submit 01 copy;

- The competent agency's permit for processed goods on the list of goods subject to import or export permit: To submit 01 copy and produce the original;

- The written certification of eligibility for the import of scraps (in case of import of scraps for use as processing materials), issued by the provincial-level Natural Resources and Environment Department of the locality where the enterprise's production establishment is based under Joint Circular No. 02/2007/TT-LT-BCT-BTNMT of August 30, 2007, of the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Natural Resources and Environment;

- Enterprises performing processing contracts for the first time shall submit:

One copy of the business registration certificate or investment license or investment certificate, for foreign-invested enterprises;

One copy of the tax identification number registration certificate;

Document explaining their capacity to perform processing contracts and the commitment to take responsibility before law.

2.2. Tasks of customs offices

a/ To examine and receive registrations of processing contracts via the e-customs data processing system and based on dossiers submitted/produced by enterprises.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b.1/ Cases in which inspection at production establishments is required:

When an enterprise registers the processing contract for the first time or in the process of production, if the customs office has no clear information on its production establishment and production capacity, the customs office shall conduct inspection at such production establishment.

b.2/ Heads of district-level Customs Departments managing processing contracts may decide whether to conduct inspection at enterprises' production establishments.

b.3/ When results of inspection at production establishments show that conditions for performance of processing contracts are not fully met:

b.3.1/ In case contracts are not yet registered, the customs offices will not register processing contracts.

b.3.2/ In case processing contracts have been registered:

When an enterprise has no production establishment or its production establishment fails to satisfy all conditions for production (even the production establishment of the sub-processor), the customs office shall cease to carry out procedures for the import of materials and supplies for the performance of the processing contract, request the enterprise to give explanations and. depending on the nature and severity of violations, sanction it under law.

b.4/ In case the processing contract has been registered with a customs office managing processing contracts while the production establishment or head office of the enterprise is based in a locality of another district-level Customs Department, the inspection of such production establishments shall be decided by the General Department of Customs.

3. Registration of processing contract annexes

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Group of annexes modifying a contract:

a.1/ Annex modifying general information of the contract;

a.2/ Annex canceling the contract.

b/ Group of annexes supplementing lists:

b.1/ Supplementing the list of materials and supplies;

b.2/ Supplementing the list of exported products;

b.3/ Supplementing the list of equipment temporarily imported for processing;

b.4/ Supplementing the list of imported specimen goods.

c/ Group of annexes modifying lists:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c.2/ Modifying units of calculation (imported materials and supplies; exported products; temporarily imported equipment; and imported specimen goods).

3.2. Responsibilities of enterprises

a/ After the registration of a processing contract and before the expiration of this contract, customs declarants shall create and declare information according to the items in the set form of contract annex;

b/ To receive feedback from customs offices;

c/ To submit/produce dossiers or documents related to the modification and supplementation of processing contracts at the request of customs offices.

3.3. Tasks of customs offices are the same as those in the case of performing procedures for registration of processing contracts.

4. Modification or supplementation of processing contracts/contract annexes

4.1. Modification or supplementation based on written agreements between enterprises and the processees:

a/ General information of processing contracts/contract annexes may be modified or supplemented from the time of registration of this contract/contract annex until its expiration;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ If detecting errors in the declared contracts/ contract annexes beyond the above point of time, customs declarants may modify the declared details if having grounds for doing this, and obtaining approval of heads of the district-level Customs Departments managing the contracts;

d/ The procedures for modification or supplementation of contracts/contract annexes are the same as those for registration of processing contracts/contract annexes.

4.2. Modification or supplementation to correct enterprises' mistaken declaration or to meet customs offices' management requirements:

a/ After a processing contract is registered and before the expiration of this contract, customs declarants shall create and declare information according to the items in the form of contract annex;

b/ Enterprises shall produce documents related to the modified details at the request of customs offices;

c/ The procedures for modification or supplementation are similar to those for registration of processing contract annexes specified in Clause 3 of this Article.

Article 33. Customs procedures for materials and supplies used for processing

1. For materials and supplies used for processing which are supplied by processees:

1.1. Customs procedures for the import of materials and supplies used for processing which are supplied from overseas by the processees are the same as those for goods imported under purchase and sale contracts specified in Chapter II of this Circular, but tax payment declaration is not required.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ The names of finished products and purposes of supplying finished products for being attached to or packed together with processed products to form complete commodities for export must be indicated in processing contracts/ contract annexes;

b/ The norms of these finished products are indicated in the table of use norms of materials for these processed products.

1.3. Customs procedures for materials and supplies used for processing supplied by processees in the form of on-the-spot export or import are the same as those for on-the-spot exports and imports under Article 71 of this Circular.

1.4. The sampling of raw materials and supplies used for processing complies with Article 22 of this Circular.

2. For materials and supplies supplied by processors themselves for processing contracts

2.1. For raw materials and supplies produced or purchased on the Vietnamese market by processors:

a/ When purchasing and supplying materials and supplies for processing contracts, customs declarants are not required to carry out customs procedures but both parties shall reach agreement on the names, specifications and quantities of these materials and supplies in the processing contracts/contract annexes;

b/ Before supplying materials and supplies for processing contracts, customs declarants shall obtain permission from a competent agency if these materials and supplies are on the list of goods subject to export permit; it is not allowed to supply raw materials and supplies on the list of goods banned or suspended from export;

2.2. For raw materials and supplies directly purchased by processors from overseas for processing contracts:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Customs procedures:

b.1/ Import procedures, tax policies and import duty refund procedures comply with regulations applicable to the import of materials for export production; export procedures comply with regulations applicable to the export of processed products;

b.2/ When carrying out procedures for the export of processed products, customs declarants shall declare the names; quantities; numbers and dates of the import declarations of materials imported for export production, which were used for producing lots of processed goods for export, •lccording to the items in the form used for processed materials supplied by processors themselves.

Article 34. Customs procedures for machinery and equipment imported for the performance of processing contracts

1. The import of machinery and equipment hired or borrowed for the performance of processing contracts must comply with goods import management policies.

2. The import of machinery and equipment hired or borrowed for the performance of processing contracts by foreign-invested enterprises comply with Circular No. 04/2007/TT-BTM of April 4, 2007, of the Ministry of Trade (now the Ministry of Industry and Trade).

3. For machinery and equipment hired or borrowed for processing which are exempt from import duty in the form of temporary import for re-export, customs procedures shall be performed at customs offices managing processing contracts as those for goods exported and imported under purchase and sale contracts as specified in Chapter II of this Circular.

Article 35. Procedures for registration and adjustment of norms

1. Use and consumption norms and wastage of materials and supplies (below collectively referred to as norms):

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.2. The norms of exported products must be registered for each code of product. The norms of component materials separated from original materials must be registered for each code of original materials.

1.3. Materials of a specified type which are used to turn out products of different types (e.g., fishery products) or materials discarded in the process of producing products of a specified type which are used as materials for producing another product forexport will be neither treated as scraps nor included in the wastage of materials and will be treated as component materials as specified at Item a. Point 2.1, Clause 2, Article 32 of this Circular.

1.4. The norms registered and adjusted by customs declarants and accepted by customs offices serve as norms for the liquidation of processing contracts.

2. Time of registration and adjustment of norms

2.1. Time of registration of norms:

The time of registration of processing norms for a code of a product for export is before or simultaneously with the time of exporting the first lot of products of such code;

2.2. Time of adjustment of norms

a/ Enterprises may adjust processing norms for a code of product before carrying out customs procedures for the export of the first lot of products of such code.

b/ If detecting errors in the norm declaration beyond the point of time specified at Point a. Point 2.2 of this Article, enterprises may adjust the registered norms if they can give plausible reasons. Heads of district-level Customs Departments managing processing contracts shall, based on the registered norms, customs dossiers of goods lots already exported, samples under Article 22 of this Circular (if samples have been taken) or the enterprises' explanations, consider the adjustment of norms and handle violations under regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.1. Responsibilities of enterprises

a/ To declare information on norms according to the items and standard format specified in the form for actual norms of processed products or the form of information on actual norms of materials directly used in exported products, which are separated from original materials (component materials).

b/ To receive feedback from customs offices

b.1/ To receive "notices of rejection of the norm registration", made according to the form of processing notice, and modify or supplement information on processing norms at the request of customs offices.

b.2/ To receive "notices of instructions on carrying out procedures for norm registration or acceptance", made according to the form of processing notice, and perform the following jobs:

b.2.1/ For norms accepted on the basis of e-customs declaration information by customs offices for registration, customs declarants shall perform export procedures using the accepted norms;

b.2.2/ If customs offices request the submission/production of dossiers and product samples (if so required) for examination, enterprises shall submit/produce such dossiers and product samples.

c/ A dossier to be submitted/produced to the customs office upon request comprises:

c.1/ The Table of processing norms, made according to the form of table of registration of norms: To submit 2 originals;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c.3/ Records and documents (to be produced) related to the determination of norms of products of each code already registered by the enterprise (applicable only to cases of physical inspection of norms).

3.2. Tasks of customs offices

a/ To receive norm registrations via the e-customs data processing system.

b/ To check norms:

b.1/ Customs offices shall apply risk management to selecting norms for checking.

b.2/ Places and forms of inspection:

b.2.1/ Inspection at customs offices;

b.2.2/ Inspection at enterprises' production establishments;

b.2.3/ Inspection by customs offices themselves or by a specialized assessment organization.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c.1/ Before or simultaneously with the time of exporting the first lot of products of the registered codes;

c.2/ After exporting products of the registered codes;

c.3/ Upon the liquidation of processing contracts.

d/ Tasks of customs officers in inspecting norms:

d.1/ To conduct inspection according to procedures and in a quick and proper manner, neither troubling nor hindering production activities of enterprises.

d.2/ To make records certifying inspection results upon completing the inspection. Such a record must fully and truthfully reflect the inspection and be signed by the inspecting customs officer and the representative of the inspected enterprise.

e/ Competent to decide on norm inspection are heads of district-level Customs Departments managing processing contracts. In case enterprises give written plausible reasons, heads of district-level Customs Departments managing processing contracts may consider and permit the enterprises to carry out procedures for the export of products and take product samples first, and then inspect norms later.

3.3. The procedures for norm adjustment are similar to those for norm registration specified at Points 3.1 and 3.2 of this Article.

Article 36. Customs procedures for export of processed products abroad

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.1. If exported processed products contain materials supplied by processors themselves, customs declarants shall, when registering export declarations, declare information according to the items and format in the form used for materials for processing which are supplied by processors themselves (domestically purchased or imported); and calculate export duty (if any) on materials and supplies purchased in Vietnam for processing in an annex to the export declarations;

1.2. Enterprises shall declare information to customs offices if processed products are exported to a third party;

1.3. Production of samples of materials (in case samples are taken) of export lots subject to physical inspection

a/ Customs officers inspecting the goods shall compare samples of materials with materials constituting products and the list of norms (printed and certified by customs offices with which norms are registered) with actually exported products;

b/ If it is impossible to identify the compatibility of exported products and samples, a sample of exported products shall be taken for assessment. Pending assessment results, customs offices shall proceed with procedures under regulations.

2. Upon the expiration of a processing contract, if processed products have not yet been completely exported, the enterprise shall make a commitment with the district-level Customs Department managing processing contracts to export all of these products within 30 days after the expiration of the contract. The customs office shall carry out procedures for registration of export declarations only for product codes with their norms already registered by the enterprise.

3. Customs procedures for processed goods lots exported from/to border gate are the same as those for goods in border-gate transfer under Article 29 of this Circular.

Article 37. Procedures for delivery and receipt of products in intermediary processing

1. Based on written designations of processees, enterprises delivering products in intermediary processing (deliverers) and enterprises receiving products in intermediary processing (recipients) shall themselves organize the delivery and receipt of goods under Clause 2 below.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Customs procedures

2.1. In case the deliverer performs e-customs procedures while the recipient performs conventional customs procedures:

a/ Responsibilities of the deliverer's enterprise

a.1/ To fully fill in the items reserved for itself on 04 declaration forms HQ/2008/GCCT -Appendix 1 to Circular No. 116/2008/TT-BTC (below referred to as form HQ/2008-GCCT), sign and append a seal thereon;

a.2/ To deliver products enclosed with 4 customs declaration forms HQ/2008-GCCT and the original value-added invoices (originals for handing to customers). For export-processing enterprises, value-added invoices may be replaced with ex-warehousing bills for the recipient. The delivery and receipt shall be carried out at the recipient's processing establishment or warehouse:

a.3/ After receiving 02 declarations with the recipient's customs office's certification of having gone through customs procedures, the deliverer shall carry out customs procedures like those for exported processed products. A dossier to be submitted/produced at the request of the customs office comprises:

- Printed e-customs declaration form HQ/2009/TKDTXK: To submit 02 originals;

- The customs declaration received from the recipient: To submit 01 original;

- Written designation for goods delivery: To submit one copy and produce one original;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Responsibilities of the deliverer's customs office

Upon receiving information in the intermediary processing declarations, the customs office shall channel it in 01 of the following ways:

b.1/ Giving its acceptance of customs clearance right on the intermediary processing declarations of the enterprise: or,

b.2/ Examining dossiers before deciding to permit customs clearance.

Upon receiving dossiers, customs officers shall:

b.2.1/ Receive customs dossier sets submitted by enterprises and carry out customs procedures like those for exported processed products; certify customs clearance, sign and append the officer seal on 2 printed e-customs declaration forms HQ/2009-TKDTXK;

b.2.2/ Keep one declaration together with documents submitted by enterprises and return to the enterprises one declaration and documents produced by the enterprises.

2.2. In case the deliverer performs conventional customs procedures while the recipient performs e-customs procedures

a/ Responsibilities of the enterprise (the deliverer):

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a.2/ To deliver products together with 2 customs declaration forms HQ/2008-GCCT and the originals of value-added invoices - original for handing to customers (for processed products). For export-processing enterprises, value-added invoices may be replaced with ex-warehousing bills for the recipient. The delivery and receipt shall be conducted at the recipient's processing establishment or warehouse;

a.3/ After receiving 2 customs declarations (fully filled in. signed and sealed by the recipient and the recipient's customs office) submitted by the recipient, the deliverer shall register customs declarations with the deliverer's customs office.

b/ Responsibilities of the recipient's enterprise

After receiving sufficient products and 2 declaration forms HQ/2008-GCCT fully filled in. signed and sealed by the deliverer, the recipient shall:

b.1/ Fully fill in the items reserved for the consignee, sign and append a seal on 2 declaration forms HQ/2008/GCCT. and carry out customs procedures as for imported materials supplied from overseas by processees. A customs dossier to be submitted/produced comprises:

- Printed e-customs declaration form HQ/ 2009/TKDTNK: To submit 2 originals;

- Customs declaration form HQ/2008-GCCT: To submit 2 originals;

- Value-added invoice (or ex-warehousing bill of the deliverer if the deliverer is an export-processing enterprise, or warehousing bill of the recipient if the recipient is an export-processing enterprise): To submit 01 copy and produce 01 original;

- Records and documents (to be produced) related to the receipt of goods upon request of the customs office.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b.3/ Produce samples of products in intermediary processing or goods to the customs office for inspection upon request;

b.4/ After completing procedures for receiving products in intermediary processing, keep one declaration form HQ/2009-TKDTNK and forward 2 declaration forms HQ/2008-GCCT to the deliverer's enterprise.

c/ Responsibilities of the recipient's customs office:

c.1/ To carry out customs procedures like those for imported materials and supplies supplied from overseas by processees; to make slips of sampling and seal up the goods samples under regulations:

c.2/ To certify the customs clearance, sign and append a seal on all 4 declarations (2 declaration forms HQ/2008-GCCT and 2 printed e-customs declarations);

c.3/ To keep one printed e-customs declaration and documents submitted by the enterprise; to return to the recipient's enterprise 3 declarations and documents produced by the enterprise; to deliver the sealed samples to the recipient for preservation and production to the customs office upon carrying out procedures for the export of processed products or in other cases upon request of the customs office.

d/ Responsibilities of the deliverer's customs office: To carry out customs procedures under current regulations.

2.3. In case both the deliverer and recipient carry out e-customs procedures

a/ Responsibilities of the deliverer's enterprise:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a.2/ After receiving 2 declarations (one original and one copy) with the recipient's customs office's certification of having gone through customs procedures, to provide in the e-customs declarations information on the delivery of products in intermediary processing in the e-customs declaration system, and carry out customs procedures as for exported processed products. A dossier to be submitted/ produced upon request of the customs office comprises:

- Printed e-customs declaration form HQ/2009/TKDTXK: To submit 2 originals;

Customs declaration received from the recipient: To submit 01 copy and produce 01 original;

- Written designation for goods delivery: To submit 01 copy and produce 01 original;

- Ex-warehousing bill: To submit 01 copy and produce 01 original.

b/ Responsibilities of the recipient's enterprise:

b.1/ To perform the tasks defined at Item b, Point 2.2 of this Article. The enterprise is not required to make and submit declaration forms HQ/2008/GCCT;

b.2/ After completing procedures for the receipt of products in intermediary processing, to transfer the declarations with the recipient's customs office's certification as having gone through customs procedures together with one copy to the deliverer's enterprise.

c/ Responsibilities of the recipient's customs office: To carry out customs procedures as for imported materials and supplies supplied from overseas by processees.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.4. If products in intermediary processing are delivered and received at the same enterprise, this enterprise is not required to produce value added invoices.

2.5. The above procedures for delivery and receipt of products in intermediary processing also apply to cases involving different processees.

3. Procedures for the delivery and receipt of materials, auxiliary materials, machinery and equipment hired or borrowed in the course of performing processing contracts to other processing contracts as designated by processees are similar to those for the delivery and receipt of products in intermediary processing under Clause 2 of this Article, but enterprises are not required to produce value added invoices.

Article 38. Customs procedures for processed products used for payment of processing remuneration or for domestic sale

1. Processed products used for payment of processing remuneration are specified at Point d. Clause 2, Article 33 of the Government's Decree No. 12/2006/ND-CP of January 23, 2006;

2. Customs procedures shall be carried out in the same way as those applicable to on-the-spot export or import. In case processed products are used for payment of remuneration, purchase and sale contracts shall be replaced with written agreements on payment of processing remuneration in processed products between processees and processors.

3. Enterprises shall fully observe import management and tax policies like for goods imported from overseas and comply with the Government's Decree No. 89/2006/ND-CP of August 30. 2006, on goods labeling. These processed products will be counted for liquidation of processing contracts.

4. In case enterprises conducting processing for foreign traders are concurrently enterprises conducting on-the-spot import of processed products, these enterprises shall carry out both procedures for on-the-spot export and on-the-spot import of processed products.

Article 39. Procedures for liquidation of processing contracts

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.1. General list of imported materials and supplies, made according to a set form: To submit 01 original:

1.2. General list of exported processed products, made according to a set form: To submit one original;

1.3. General list of materials and supplies re­exported overseas and transferred to other processing contracts during the performance of processing contracts, made according to a set form: To submit one original;

1.4. General list of materials and supplies supplied by the processor (if any), made according to a set form: To submit 01 original;

1.5. General list of materials and supplies already used for producing exported products, made according to a set form: To submit 01 original;

1.6. List of liquidation of the processing contract, according to a set form: To submit 2 originals (one to be returned to the enterprise after liquidation):

1.7. General list of machinery and equipment temporarily imported for re-export, made according to a set form: To submit 01 original.

Enterprise directors shall sign and append a seal on the above lists and take responsibility before law for the accuracy and truthfulness of liquidation data.

2. Liquidation time limit:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

For a processing contract with a term of more than one yean it must have a separate annex for each year. The time limit for liquidation of each annex is the same as that for liquidation of the processing contract.

3. Time limit for receipt, examination and comparison of liquidation dossiers

Within 30 working days from the date of receipt of a "liquidation request" from a customs declarant, the customs office managing processing contracts shall complete the examination and comparison of liquidation results directly in the e-customs data processing system and, when necessary, request the enterprise to submit a complete liquidation dossier for examination and checking, and issue to the enterprise a "notice of acceptance of liquidation results" or "notice of rejection of liquidation results" enclosed with a reason for such rejection, made according to the form of processing notice.

4. Time limit for carrying out customs procedures for surplus materials; temporarily imported machinery and equipment; and wastes and discarded products

Within 30 working days from the date the custom office issues to the enterprise a "notice of acceptance of liquidation results" or "notice of rejection of liquidation results" enclosed with a reason for such rejection, the customs declarant shall fully comply with the customs office's requests indicated in such notice, including completing customs procedures for dealing with surplus materials; imported machinery and equipment; and wastes and discarded products (if any).

5. Handling of late sending of liquidation requests and late performance of procedures for surplus materials, auxiliary materials and supplies and temporarily imported machinery and equipment

5.1. Handling of late sending of liquidation requests or submission of liquidation dossiers:

a/ Within 90 working days after the expiration of the liquidation time limit, customs offices managing processing contracts shall handle violations under regulations; calculate and assess duty amounts and fines for late payment for the quantities of materials, supplies and machinery under processing contracts not yet liquidated, counting from the date of registration of declarations, as for goods imported under purchase and sale contracts.

b/ Enterprises shall pay duty and fines for late payment of duties for imports not yet liquidated under such contracts into a temporary deposit account according to the assessment of customs offices and comply with administrative sanctioning decisions under law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5.2. Handling of late performance of customs procedures for surplus materials, auxiliary materials and supplies and temporarily imported machinery and equipment:

a/ Customs offices managing processing contracts shall:

a.1/ Make records of violations for handling under regulations;

a.2/ Calculate and assess duty amounts for surplus materials, auxiliary materials and supplies and temporarily imported machinery and equipment under processing contracts not yet liquidated, counting from the date they complete procedures for checking liquidation dossiers.

b/ Enterprises shall pay the duty amounts according to the assessment of customs offices into a time deposit account and comply with administrative sanctioning decisions under law.

c/ Past the time limit for duty payment, if enterprises fail to pay duties, they will be subject to coercive measures under regulations.

5.3. Enterprises that submit dossiers and complete liquidation after paying duties and fines for late payment of duties may carry out procedures for the refund of the paid duties and fines under current regulations;

Enterprises that submit dossiers and complete liquidation within the time limit for duty payment and have not yet paid duties may carry out procedures for non-payment of duties under current regulations.

5.4. Extension of the liquidation time limit and the time limit for carrying out customs procedures for surplus supplies; temporarily imported machinery and equipment; and wastes and discarded products

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Enterprises concurrently perform different processing contracts which cease to be effective at the same point of time, so they have cannot prepare dossiers in time;

b/ There arise disputes related to processing contracts between processees and processors;

c/ Enterprises cannot conduct liquidation within the prescribed time limit for other force majeure reasons.

Based on customs declarants' annex on extension of the liquidation time limit, heads of district-level Customs Departments managing processing contracts shall extend the liquidation time limit specified in Clause 2. Such extension may be made only once and must not exceed 15 days, for the time limit specified at Item a. or 30 days, for the time limit specified at Item b or c, of this Point.

Article 40. Customs procedures for disposal of surplus materials and supplies; wastes, discarded products, scraps; and hired or borrowed machinery and equipment

As agreed in processing contracts and pursuant to law, customs declarants may decide on the methods of disposing of surplus materials and supplies, wastes, discarded products and hired or borrowed machinery and equipment through:

1. Selling on the Vietnamese market: Customs procedures are the same as those applicable to the on-the-spot export or import under Article 71 of this Circular. On-the-spot export or import conditions are specified in Clause 3, Article 33 of the Government's Decree No. 12/2006/ND-CP of January 23, 2006

2. Re-exporting: Customs procedures for re-exporting surplus materials and supplies, wastes and discarded products, and hired or borrowed machinery and equipment are the same as those for goods lots exported under purchase and sale contracts. Customs officers conducting physical inspection of goods shall compare to be-re-exported materials with their samples taken upon import: and compare the types and codes of machinery and equipment indicated in the latest temporary import declarations or intermediary processing declarations with to be-re-exported machinery and equipment.

3. Transfer to other processing contracts performed in Vietnam: Customs procedures for transferring surplus materials and supplies and machinery and equipment to other processing contracts arc the same as those for the delivery and receipt of products in intermediary processing as guided in Article 37 of this Circular. In addition, the following provisions must be complied with:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.2. In case of transferring surplus materials and supplies and hired or borrowed machinery and equipment to processing contracts to be performed by other enterprises:

a/ Recipients shall produce materials received from other contracts and their samples taken upon import to the recipients' customs offices for comparison:

b/ Recipients' customs offices shall compare samples of materials taken upon import with the transferred materials; if they are consistent, the customs offices shall take new samples for material-receiving contracts (sample comparison and new sampling shall be conducted at enterprises);

c/ Heads of customs offices managing processing contracts may decide to conduct physical inspection of goods if detecting that enterprises make untruthful declarations. If inspection results show that enterprises make untruthful declarations, they shall handle these enterprises under law.

3.3. In case of transferring surplus materials and supplies and hired or borrowed machinery and equipment to other processing contracts to be performed by the same enterprises:

a/ When carrying out customs procedures for transferring surplus materials to other processing contracts, enterprises shall produce samples of materials under material-delivering processing contracts;

b/ Customs offices managing processing contracts shall transfer these samples of materials to new processing contracts through making slips of taking new samples and seal them up together with these slips. Visits to enterprises to take and compare samples are not required;

c/ Customs offices managing processing contracts shall conduct inspection at enterprises if having doubts about improper transfer of goods indicated in customs declarations.

4. Donation in Vietnam:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4.2. In case customs offices request to examine documents, a customs dossier to be submitted/produced comprises:

a/ Printed e-customs declaration, made according to the import e-customs declaration form: To submit 2 originals;

b/ The processee's document on donation: To submit one original;

c/ The Industry and Trade Ministry's written approval if donated goods are on the list of goods subject to import permission by the Ministry; the specialized agency's written permission if such permission is required for imports: To submit 01 original.

4.3. Customs procedures and duty policies comply with regulations applicable to donated goods. After completing procedures for goods lots, processors shall hand over to donees the originals of printed e-customs declarations as documents to be produced at the request of other functional agencies.

5. Destruction of scraps and discarded products in Vietnam:

5.1. Scraps and discarded products shall be destroyed upon completion of processing contracts/contract annexes or in the course of performing processing contracts. The destruction also applies to processed products proposed by processes to be destroyed in Vietnam.

5.2. Customs procedures for destruction supervision are as follows:

a/ Customs declarants shall create information "Request for supervision of destruction of wastes and discarded products from processing or processed products and semi-finished products," enclosed with the provincial-level Natural Resources and Environment Department's written permission for destruction in Vietnam, made according to the standard format specified in the form of request for supervision of destruction of wastes and discarded products from processing or processed products and semi­finished products, and send it to the customs office managing processing contracts;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Customs offices managing processing contracts shall assign customs officers to supervise the destruction process;

d/ Upon finishing the destruction, the related parties shall make a record of the destruction under regulations. Such a record must bear the signature of the director and seal of the enterprise having the goods destroyed; and full names and signatures of the customs officer supervising destruction and persons assigned by the enterprise director to conduct the destruction.

Article 41. Procedures for shifting between conventional and electronic management and monitoring of currently performed contracts

1. Shifting principles

1.1. District-level Customs Departments of localities in which enterprises are performing processing contracts (below referred to as shifting Customs Departments) shall monitor and liquidate the quantity of goods having gone through export or import procedures at the Customs Departments from the time the enterprises start registering processing contracts/ contract annexes to the time of shifting;

1.2. District-level Customs Departments of localities to which enterprises plan to shift the performance of processing contracts (below referred to as receiving Customs Departments) shall monitor and liquidate goods having gone through export or import procedures at the Customs Departments from the time of shifting to the time of finishing processing contracts/ contract annexes.

2. Shifting procedures

2.1. Shifting between different district-level Customs Departments

a/ Responsibilities of enterprises:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a.2/ To register the processing contract/ contract annexes at the receiving Customs Department;

a.3/To submit a dossier of request for shifting to the shifting Customs Department. Such as dossier comprises:

A written request for shifting, containing the certification of the receiving Customs Department: 01 original;

A record of goods left in stock, made according to a set form, with the certification of the enterprise director: 01 original.

a.4/ To carry out procedures for shifting materials, supplies, machinery and equipment from the contract being monitored by the shifting Customs Department to the contract to be monitored by the receiving Customs Department like customs procedures for delivery and receipt of products in intermediary processing;

a.5/ To liquidate the processing contract at the shifting Customs Department and complete shifting procedures under regulations.

b/ Responsibilities of shifting Customs Departments:

b.1/ To stop carrying out customs procedures for materials, supplies, machinery, equipment and processed products of the processing contract/contract annexes proposed to be shifted, upon receiving a written request for shifting which contains the certification of the recipient's customs office;

b.2/ To carry out customs procedures for shifting materials, supplies, machinery and equipment from the contracts being monitored by the shifting Customs Department to the contract to be monitored by the receiving Customs Department like customs procedures for delivery and receipt of products in intermediary processing;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b.4/ To certify, sign and append the officer seal on the record of goods left in stock, made according to a set form;

b.5/ To complete shifting procedures, including reaching agreement with the recipient's customs office on modifying or supplementing information in the transitional declaration; to proceed with procedures for shifting the materials, supplies, machinery, equipment and processed products left in stock, after finalizing the fixation of goods left in stock together with enterprises.

c/ Responsibilities of receiving Customs Departments:

c.1/ To certify the approval to receive the processing contract in the enterprises' written request for shifting. To provide enterprises with guidance on how to perform procedures for registration of processing contracts/contract annexes and start to perform customs procedures for exports and imports from the time of shifting:

c.2/ To carry out procedures for shifting materials, supplies, machinery and equipment from the contract being monitored by the shifting Customs Department to the contracts to be monitored by the receiving Customs Department like customs procedures for delivery and receipt of products in intermediary processing.

2.2. Shifting within the same district-level Customs Department:

a/ Responsibilities of enterprises: To perform all the jobs specified at Item a. Point 2.1 of this Article. The enterprise's written request for shifting must indicate that the shifting shall take place within the same district-level Customs Department. Certification of the district-level Customs Department in which the shifting takes place is not required for this request.

b/ Responsibilities of customs offices:

b.1 / To provide enterprises with guidance on how to perform procedures for registration of processing contracts/contract annexes under new management regulations and reach agreement with enterprises in certifying the goods left in stock under processing contracts being performed;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b.3/ To upload information on the materials, supplies, machinery and equipment already fixed as left in stock on the e-customs data processing system.

Section 2. CUSTOMS PROCEDURES FOR GOODS ORDERED FOR OVERSEAS PROCESSING

Article 42. Procedures for registration of processing contracts

1. Responsibilities of enterprises

1.1. Before carrying out procedures for the export of the first goods lot under processing contracts, customs declarants shall create on the computer information on processing contracts for e-customs declaration according to the items and standard format provided in the form of this processing contract and take responsibility before law for the declared information. Information details to be declared include:

a/ Information on the processing contract and annexes (if any);

b/ List of materials (if any);

c/ List of products (if any);

d/ List of equipment (if any);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

f/ List of norms (if any);

g/ The competent agency's permit, if goods exported for the performance of processing contracts and imported processed products are on the list of goods subject to export or import permit; lists of goods enclosed with permits.

Particularly for customs declarants being customs clearance agents, the contents of authorization must be declared.

1.2. To send the declared e-customs information to customs offices:

1.3. To receive feedback from customs offices and perform the jobs as in the procedures for receiving contracts on processing for foreign enterprises.

2. Customs offices' examination, receipt and registration of processing contracts: Procedures are the same as those for receipt of contracts on processing for foreign enterprises.

Article 43. Procedures for export of materials for overseas processing orders Customs procedures are the same as those for the export of goods under purchase and sale contracts as guided in Chapter II of this Circular. Customs declarations shall be opened like those applicable to the export of processed products. Upon physical inspection of goods, samples of materials shall be taken instead of sample comparison.

Article 44. Procedures for registration, adjustment and inspection of norms of overseas processing orders

1. Time of registration and adjustment of norms:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.2. Upon carrying out procedures for the liquidation of processing contracts, if processed products are sold overseas.

2. The procedures for registration, adjustment and inspection of norms are the same as those for processing for foreign partners.

Article 45. Procedures for import of overseas processed products

1. Customs procedures are the same as those for goods imported under purchase and sale contracts as guided in Chapter II of this Circular. Customs declarations shall be opened like those applicable to the import of processed products. In addition, customs declarants shall:

1.1. Declare the quantities of materials and supplies constituting imported processed products of foreign origin according to the form for materials used for processing which are supplied by processors themselves (domestically purchased or imported);

1.2. Upon physical inspection of goods, compare samples of materials taken upon export with materials constituting the products.

2. Duty policies are the same as those for overseas processed products which are re-imported into Vietnam under the tax laws.

Article 46. Procedures for liquidation of contracts to order overseas processing

The time limit for customs declarants to submit liquidation dossiers or re-import into Vietnam surplus materials and supplies and temporarily exported machinery and equipment for processing; and the time limit for customs offices to examine liquidation dossiers and handle processing contracts which expire but are not liquidated are the same as those for contracts on processing for foreign enterprises.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CUSTOMS PROCEDURES FOR MATERIALS AND SUPPLIES IMPORTED FOR EXPORT PRODUCTION

Article 47. Customs procedures for materials and supplies used for export production

1. Materials and supplies used for export production include:

1.1. Materials, semi-finished products, accessories, details and spare parts directly involved in the production process to constitute exported products or to be transformed into exported products;

1.2. Materials and supplies directly involved in producing exported products but neither constituting exported products nor being transformed into exported products;

1.3. Finished products (e.g., ties, hooks, etc.) imported by enterprises for attachment to exported products, packed together with exported products produced from imported materials and supplies, or packed together with exported products produced from domestically purchased materials and supplies into complete commodities for export;

1.4. Supplies used as packings, or packings used for packing exported products;

1.5. Materials and supplies imported for warranty, repair or reprocessing of exported products;

1.6. Specimen goods imported for export production which must be re-exported to foreign customers upon completion of contracts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1. Registration of the list of materials and supplies

a/ Registration time:

Customs declarants shall declare the list of imported materials and supplies before carrying out procedures for the import of the first lot of materials and supplies.

All information on the appellations; HS codes and codes of materials and supplies; and units of calculation registered in the list must be declared consistently from the time of import of materials to the time enterprises terminate export or import activities in this form.

b/ Registration procedures

Customs declarants shall:

b.1/ Declare information on the list of materials and supplies according to the items and standard format specified in the Table of imported materials and supplies, in the e-customs data processing system;

b.2/ Send information to the 'e-customs data processing system of customs offices;

b.3/ Receive registration acceptance or rejection notices and modify and supplement information under the guidance of customs offices, then send the modified and supplemented information to customs offices.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Customs declarants may modify all informa­tion in the list of imported materials and supplies before carrying out procedures for the import of the first lot of materials and supplies or before registering relevant norms, whichever comes first.

If detecting errors in the declared list of imported materials and supplies beyond the above-said point of time, customs declarants may modify the declared information if they can invoke a plausible reason accepted by the customs office but may not modify the codes and units of calculation of materials and supplies.

Information modifying or supplementing the list of imported materials and supplies shall be declared according to procedures for registration of the list of materials and supplies under Point 2.1 above.

3. Customs procedures for import of materials and supplies

3.1. Customs procedures for the import of materials and supplies on the registered list of imported materials and supplies are the same as those for the import of goods under purchase and sale contracts as specified in Chapter II of this Circular to be performed at customs offices with which the list of imported materials and supplies is registered.

3.2. For lots of imported materials and supplies in border-gate transfer, e-customs procedures for goods in border-gate transfer under Article 29 of this Circular will apply.

Article 48. Customs procedures for exported products produced from imported materials and supplies

1. Exports produced from imported materials and supplies include:

1.1. Products produced from all imported materials and supplies in the form of export production;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Procedures for the registration, change and supplementation of use norms of materials, consumption norms of supplies, wastage percentage of materials and supplies (referred to as wastage norms of materials and supplies) are the same as those for the registration of norms of materials and supplies used for processing goods for foreign traders as guided in Article 35 of this Circular.

3. Customs procedures for export of products

3.1. Customs clearance places

a/ Customs procedures for the export of products produced from imported materials and supplies shall be performed at district-level Customs Departments most convenient to customs declarants.

b/ In case e-customs procedures for the export of products are not performed at the district-level Customs Department with which the list of materials and supplies has been registered, when registering customs declarations for the export of products in the form of import for export production, customs declarants shall produce customs declarations for the import of materials and supplies already used for producing products.

3.2. Customs procedures for the export of products are the same as those for the export of goods under purchase and sale contracts under Chapter II of this Circular.

For export lots subject to physical inspection, customs declarants shall produce goods samples if samples of imported materials and supplies have been taken.

Inspecting customs officers shall compare product samples with materials constituting the products; and norms of materials and supplies with actually exported products. If samples are not identical to exported products, customs officers shall take samples of exported products for assessment. Pending assessment results, customs offices shall proceed with customs procedures for the export of goods.

4. When carrying out customs procedures for the export of products, if customs declarants have used materials and supplies imported under goods purchase and sale contracts to produce such products for export and wish to have duty amounts paid for the quantities of these materials and supplies refunded, they shall declare information according to the standard format specified in the list of materials and supplies imported under goods purchase and sale contracts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Liquidation principles

1.1. All materials and supplies imported for export production must be liquidated.

1.2. Customs declarants shall select import declarations and export declarations to be liquidated.

In case materials and supplies have been imported but are not yet put into export production, making import declarations impossible to be liquidated, customs declarants shall declare information on materials not yet liquidated according to the items and standard format specified in the Table of materials not yet liquidated.

1.3. An export declaration shall be liquidated only once.

If products for export contain materials under imports purchase and sale contracts at other district-level Customs Departments, an export declaration may be partially liquidated.

Upon conducting liquidation, customs offices shall:

a/ Certify the liquidated quantity in the e-customs declarations in the e-customs data processing system.

b/ Append the "liquidated" seal on the export declarations at other district-level Customs Departments (which are kept by customs declarants).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.4. If materials and supplies imported for export production are used for producing exported products under processing contracts, the quantity of these materials and supplies shall be liquidated under processing export declarations.

2. Liquidation dossiers

2.1. Liquidation dossiers comply with current regulations on tax administration of goods used for export production, except the following documents already declared by customs declarants upon carrying out e-customs procedures:

a/ Customs declarations for the import of materials and supplies already cleared from customs procedures;

b/ Customs declarations of exports already cleared from customs procedures;

c/ List of registered norms of materials and supplies;

d/ List of export declarations to be liquidated.

2.2. Procedures for comparing liquidation data: Before submitting liquidation, duty refund or duty non-payment dossiers, enterprises shall declare in the e-customs declaration system the following information:

a/ General information:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ List of liquidated export declarations (including export declarations made at border gates other than places of importation and processing export declarations);

d/ List of documents on payments for goods produced for export;

e/ Detailed information on the quantity of imported materials and supplies under import declarations to be liquidated for the following purposes (if any):

e.1/ List of materials and auxiliary materials exported through products under processing contracts;

e.2/ List of imported materials and supplies not yet liquidated (if enterprises use only part but not the whole of materials and supplies for production, then use materials and supplies of subsequent import declarations for liquidation);

e.3/ List of materials and auxiliary materials not exported on which duties are proposed to be paid;

g/ Report on warehousing, ex-warehousing and stockpiling of imported materials and supplies;

h/ Report on duty calculations for imported materials and supplies.

3. Procedures for submission, receipt and processing of liquidation dossiers

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.2. Based on the results of data examination and comparison under Item 3.1 above, and dossiers submitted and/or produced by enterprises, district-level Customs Departments carrying out liquidation procedures shall carry out procedures for duty refund or non-collection under current regulations on tax administration of goods used for export production.

Article 50. Procedures for shifting manual to electronic management and monitoring of declarations of materials imported for export production

1. Enterprises that wish to shift the management of declarations of materials imported for export production already registered and cleared from import customs procedures at district-level Customs Departments applying conventional methods (shifting Customs Departments) to district-level Customs Departments where e-customs procedures are carried out (receiving Customs Departments) shall submit a written request to both shifting and receiving Customs Departments.

2. Enterprises shall, together with the shifting Customs Department, liquidate shifted import declarations and send liquidation results to the receiving Customs Department;

3. The shifting Customs Department shall continue performing the tax administration of shifted import declarations until tax-related liquidation is completed. Upon receiving liquidation decisions for shifted declarations from the receiving Customs Department, the shifting Customs Department shall continue carrying out tax-related procedures for enterprises.

4. The receiving Customs Department shall monitor and liquidate shifted import declarations and notify its liquidation decisions to the shifting Customs Department.

5. Enterprises shall perform tax obligations related to shifted declarations with the shifting Customs Department after obtaining liquidation results.

6. If the receiving and shifting Customs Departments are one, it shall perform the jobs of both receiving and shifting Customs Departments.

Chapter V

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Section 1. CUSTOMS PROCEDURES FOR GOODS OF ORDINARY EXPORT-PROCESSING ENTERPRISES

Article 51. Principles on customs inspection and supervision

1. Customs procedures for goods brought in or taken out of export-processing enterprises specified in this Circular apply to export-processing enterprises located inside or outside export-processing zones and are carried out at district-level Customs Departments managing export-processing enterprises;

2. Goods transferred within an export-processing enterprise are not subject to customs procedures;

3. Stationery and goods brought from the domestic market to export-processing enterprises in service of their daily-life activities comply with Article 21 of the Government's Decree No. 29/2008/ND-CP of March 14, 2008, providing for industrial parks, export-processing zones and economic zones;

4. Goods brought in or taken out of export-processing enterprises must be consistent with warehousing and ex-warehousing bills and be recorded and monitored according to each declaration or document on goods brought in or taken out of export-processing enterprises. In case of disparity between the quantity, category and unit of calculation of goods brought to or taken out of and those declared in declarations and documents, enterprises shall make additional declarations to customs dossiers according to regulations right after goods are warehoused or ex-warehoused;

Customs inspection and supervision of goods brought in or taken out of export-processing enterprises shall be conducted on the basis of import declarations, export declarations, documents of goods brought in or taken out of export-processing enterprises, warehousing documents, ex-warehousing documents, norms and goods actually kept in stock;

5. In case export-processing enterprises have been licensed by competent state agencies to exercise the import or export right, they may do so under the Government's Decree No. 23/2007/ND-CP of February 12, 2007, on goods sale and purchase activities and goods purchase and sale-related activities of foreign-invested enterprises in Vietnam, Circular No. 09/2007ATT-BTM of July 17, 2007, of the Ministry of Trade (now the Ministry of Industry and Trade), and Circular No. 05/2008/TT-BCT of January 14, 2008, of the Ministry of Industry and Trade, guiding the implementation of Decree No. 23/2007/ND-CP and Decision No. 10/2007/QD-BTM of May 21, 2007, of the Ministry of Trade (now the Ministry of Industry and Trade).

6. Export-processing enterprises shall declare and take responsibility for the use of goods imported or brought in export-processing enterprises which are not liable to import duty or export duty underArticle2ofDecreeNo. 149/ 2005/ND-CP of December 8,2005, value-added tax under Article 3 of Decree No. 123/2008/ND-CP of December 8, 2008, and excise tax under Article 3 of Decree No. 26/2009/ND-CP of March 16, 2009.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Time of registration, modification or supplementation:

1.1. Time of registration of a list:

a/ For a list of goods brought in an export-processing enterprise: before carrying out procedures for the import of the first goods lot;

b/ For a list of goods taken out of an export-processing enterprise:

b.1/ For products produced from imported raw materials by the export-processing enterprise: before carrying out procedures for norm registration;

b.2/ For goods other than products produced from imported raw materials by the export-processing enterprise: before carrying out procedures for taking goods out of the export-processing enterprise.

1.2. Time of modification or supplementation of a list:

a/ Modification or supplementation of a list of goods brought in an export-processing enterprise:

a.1/ For raw materials and supplies for export production: The customs declarant may modify all information in this list before carrying out procedures for the import of the first goods lot or before registering norms, whichever comes first;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Modification and supplementation of a list of goods taken out of an export-processing enterprise:

b.1/ For products produced from imported raw materials: The customs declarant may modify this list before carrying out procedures for the registration of norms;

b.2/ For goods other than products produced from imported raw materials: The customs declarant may modify this list before carrying out procedures for taking these goods out of the export-processing enterprise.

1.3. If detecting errors in the declaration of these lists after the points of time specified at Points a and b. Clause 1.2 above, the customs declarant may modify declared contents if he/she has a plausible reason accepted by the customs office but may not modify commodity codes and units of calculation.

2. Procedures for registration, modification and supplementation

2.1. The customs declarant shall create information strictly according to the specified items and standard format regarding goods appellations. HS headings, commodity codes and units of calculation as registered in the current lists of imports and exports. Information must be consistently declared from the time of bringing goods in an export-processing enterprise till the export-processing enterprise terminates import or export activities. The customs declarant shall create information according to forms "List of goods brought in export-processing enterprise" and "List of goods taken out of export-processing enterprise";

The registration and receipt of feedback by export-processing enterprises comply with Article 47 of this Circular;

2.2. The examination of information declared in these lists by customs offices complies with Article 47 of this Circular.

Article 53. Registration and adjustment of norms and wastage of raw materials and supplies with regard to products taken out of export-processing enterprises

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The procedures for registration and adjustment of norms comply with those prescribed for the registration and adjustment of norms of processed goods prescribed in Article 35 of this Circular.

Norms shall be registered and adjusted in the form "Information on actual norms of products taken out of export-processing enterprise."

Article 54. Customs procedures for goods brought in export-processing enterprises

When goods are imported or brought in export-processing enterprises from the inland, other export-processing enterprises or bonded warehouses, their use purposes must be clearly declared, including production, formation of fixed assets, consumption, other production and business activities of enterprises or sale and purchase under Decree No. 23/2007/ND-CP.

1. For goods imported from foreign countries:

Procedures for import of goods brought from foreign countries in export-processing enterprises comply with those applicable to sale and purchase contracts (except tax declaration) prescribed in Chapter II of this Circular.

2. For goods brought in export-processing enterprises from the inland, other export-processing enterprises or bonded warehouses:

2.1. Responsibilities of the export-processing enterprises:

a/ To fill in the document of goods brought in export-processing enterprises

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a.2/ To send information in the e-customs declaration to the customs office;

a.3/ To receive feedback from the customs office:

a.3.1/ To receive the "notice of refusal for bringing goods in export-processing enterprises", made according to the form "Notice of permission/refusal for bringing goods to the inland or in export-processing enterprise" and modify and supplement the declaration at the request of the customs office;

a.3.2/ To receive the "notice of permission for bringing goods in export-processing enterprises", made according to the form "Notice of permission/refusal for bringing goods to the inland or in export-processing enterprise", in case goods are permitted by the customs office to be brought in the export-processing enterprise;

a.3.3/ To print out the document of goods brought in export-processing enterprises and hand it over to the domestic enterprise or the other export-processing enterprise for carrying out procedures for certification of actual exportation (if any).

b/ In case the customs office requests the submission or production of dossiers, a dossier to be submitted or produced by the export-processing enterprise to the customs office comprises:

b.1/ The sale and purchase or processing contract between the export-processing enterprise and the domestic enterprise or another export-processing enterprise;

b.2/ Financial invoices (if any);

b.3/ The export declaration of the domestic enterprise or the document of goods taken out of the export-processing enterprise or the export declaration (if not eligible for the implementation of e-customs procedures) of another export­processing enterprise delivering goods for which customs procedures have been completed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c.1/ In case of modification or supplementation of contents declared in documents before receiving goods, the export-processing enterprise shall send the modified document of goods brought in, made according to the form "Notice of permission/refusal for bringing goods to the inland or in export-processing enterprise," to the customs office;

c.2/ The modified and supplemented information must comply with the prescribed items and standard format as specified in the form "Document of goods brought in export-processing enterprise and document of goods received from another export-processing enterprise";

c.3/ The sending of information and receipt of feedback follow the procedures for declaration of goods brought in export-processing enterprises.

2.2. Responsibilities of the district-level Customs Department managing the export-processing enterprise

a/ To check and receive the document of goods brought in the export-processing enterprise as well as modified and supplemented documents.

The e-customs data processing system will check and accept registration and grant reference numbers for documents of goods brought in and send feedback to the export-processing enterprise.

When requested, customs officers shall personally examine information in the system and, based on examination results, decide on the registration and grant of reference numbers for documents of goods brought in export-processing enterprises via the e-customs data processing system.

b/ When the system requests the submission or production of a dossier, customs officers shall personally examine the dossier.

c/ When it is necessary to conduct physical inspection of goods, the district-level Customs Department managing the export-processing enterprise shall conduct the physical inspection before goods are brought in the export-processing enterprise.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.4. Goods shall be delivered after the export-processing enterprise fills in the document of goods brought in the export-processing enterprise and obtains approval from the customs office. Involved parties shall ensure the original conditions of goods and transport goods to the place of goods delivery for deliver)' to the export-processing enterprise.

Article 55. Customs procedures for goods taken out of export-processing enterprises

The origin of goods taken out of export-processing enterprises for export or bringing to the inland, other export-processing enterprises or bonded warehouses must be clearly declared to identify whether they are products, semi­finished products, scraps or wastes from the production process, machinery or equipment for formation of fixed assets awaiting liquidation, or other goods in service of production and business activities of enterprises which are to be taken out. or goods sold and purchased under Decree No. 23/2007/ND-CP.

1. Goods exported from export-processing enterprises to foreign countries:

Procedures for goods exported from export-processing enterprises to foreign countries comply with those applicable to sale and purchase contracts (except tax declaration) prescribed in Chapter II of this Circular.

2. Goods brought from export-processing enterprises to the inland, other export-processing enterprises or bonded warehouses

2.1. Responsibilities of the export-processing enterprise

The export-processing enterprise shall fill in a document of goods taken out of the export-processing enterprise according to the form "Document of goods brought to the inland or document of goods delivered to another export-processing enterprise" or the export declaration (if it is not eligible for the implementation of e-customs procedures and complies with procedures applicable to goods sale and purchase contracts).

a/ The e-customs data processing system shall check and accept registration and issue the reference number for documents of goods brought to the inland.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ When the system requests the submission or production of a dossier, customs officers shall personally examine the dossier and. based on the examination results, decide on the registration and issuance of the reference number for documents of goods taken out via the e-customs data processing system. A dossier to be submitted or produced to the customs office comprises:

b.1/ The sale and purchase or processing contract between the export-processing enterprise and the domestic enterprise;

b.2/ Financial invoices (if any).

2.2. Responsibilities of the district-level Customs Department managing the export-processing enterprise

a/ To check and receive documents of goods taken out.

The e-customs data processing system shall check and accept the registration and issue the reference number for documents of goods taken out and send feedback to the export-processing enterprise.

When requested, customs officers shall personally examine information in the system and. based on examination results, decide on the registration and issuance of the reference number for documents of goods taken out via the e-customs data processing system.

b/ When the system requests the submission or production of a dossier, customs officers shall personally examine the dossier and, based on the examination results, decide on the registration and issuance of the reference number for documents of goods brought to the inland via the e-customs data processing system.

c/ In case physical inspection of goods is required:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.3. The validity term of a document of goods brought to the inland or to another export-processing enterprise is 30 days from the date of its registration.

2.4. The export-processing enterprise shall deliver goods only after the domestic enterprise registers the import declaration or another export-processing enterprise declares the document of goods brought in or the import declaration (if not eligible for the implementation of e-customs procedures). Involved parties shall ensure the original conditions of goods and transport them from the export-processing enterprise to the place of goods delivery for delivery to the domestic enterprise, export-processing enterprise or bonded warehouse.

Article 56. Procedures for liquidation of goods

The forms of liquidation, goods subject to liquidation and liquidation conditions and dossiers applicable to goods imported or brought in export-processing enterprises comply with Circular No. 04/2007/TT-BTM of April 4, 2007, of the Ministry of Trade (the Ministry of Industry and Trade).

1. Procedures for liquidation through export comply with those applicable to sale and purchase contracts defined in Chapter II of this Circular;

2. Procedures for liquidation through sale in the Vietnamese market comply with Clause 2, Article 55 of this Circular;

3. Procedures for liquidation thought donation in Vietnam comply with regulations on donation prescribed in Clause 4, Article 40 of this Circular.

4. Procedures for destruction of goods:

4.1. Responsibilities of the export-processing enterprise

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4.2. Responsibilities of the district-level Customs Department managing the export-processing enterprise:

a/ To receive, inspect and give feedback to the export-processing enterprise's proposal for the supervision of destruction of raw materials, supplies, products, scraps or wastes.

b/ To supervise the destruction under regulations.

5. After goods are completely destroyed, involved parties must make a minutes on supervision of destruction. Such a minutes must bear the signature of the director of the export-processing enterprise (or authorized person), seal of the export-processing enterprise and signatures of the custom officer conducting the supervision and concerned parties.

Article 57. Reporting on and inspection of goods brought in and taken out of export-processing enterprises and inspection of in-stock goods

1. Responsibilities of export-processing enterprises:

1.1. Export-processing enterprises shall send a report on goods brought in, taken out, liquidated, destroyed or left in stock in the preceding quarter to their managing district-level Customs Departments in the period between the Is1 and the 15,h of the subsequent month at the request of customs offices.

Export-processing enterprises shall make reports on goods brought in, taken out, liquidated, destroyed or left in stock according to the items and standard format specified in the form "Report on in-stock goods of export-processing enterprise."

1.2. Annually, enterprises shall conduct inspection of in-stock goods; make a report on results of the physical inspection and compare goods actually kept in stock against data shown in books kept at customs offices.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.3. Enterprises shall produce dossiers and documents related to the inspection conducted by customs offices upon request.

1.4. In the process of inspection, export-processing enterprises shall explain about concerned matters at the request of customs offices.

2. Responsibilities of district-level Customs Departments managing export-processing enterprises:

2.1. District-level Customs Departments managing export-processing enterprises shall balance data on goods brought in, taken out, liquidated or destroyed and consider reports of export-processing enterprises to determine the quantity of goods actually brought in and taken out of enterprises and in-stock goods of these enterprises on a quarterly basis (3 months) or any time when having doubts.

2.2. Examination of dossiers of export-processing enterprises

Based on information analysis results, cross­checked data and doubtful information (if any), customs offices shall decide to examine dossiers of export-processing enterprises. The decision on examination of dossiers shall be made according to the form "Notice of physical inspection of in-stock goods." The examination may be conducted at customs offices or enterprises' headquarters.

2.3. Examination of dossiers and physical inspection of in-stock goods

When necessary, district-level Customs Departments managing export-processing enterprises shall identify cases subject to dossier examination and physical inspection of in-stock goods and send notices, made according to the form "Notice of physical inspection of in-stock goods" to export-processing enterprises. The physical inspection of in-stock goods shall be conducted at export-processing enterprises.

Export-processing enterprises shall produce dossiers and documents prescribed at Point 1.3, Clause 1 and in-stock goods for inspection by customs offices.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Section 2. CUSTOMS PROCEDURES FOR GOODS OF PRIORITY ENTERPRISES

Article 58. Subject of application

1. Export-processing enterprises for which the Government has committed to create favorable conditions in the performance of customs procedures or export-processing enterprises which conduct production activities in hi-tech domains, have properly observed the customs law. or have a transparent accounting system.

2. Enterprises conducting production and business activities in Vietnam and supplying goods in service of production activities of priority enterprises. Enterprises supplying goods to priority enterprises must have properly observed the customs law.

3. Customs procedures for priority enterprises are prescribed in Section 2. Chapter V; procedures not yet prescribed in this Section are specified in Section 1, Chapter V.

Article 59. Procedures for recognition of priority enterprises

1. Enterprises shall submit dossiers of application for recognition of export-processing enterprises eligible for priority. Such a dossier comprises:

1.1. An application for recognition of priority enterprise;

1.2. A copy of the Government's permission for creation of favorable conditions for the performance of customs procedures. The original thereof must be produced for examination and comparison;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The order of receiving registration dossiers and consideration for recognition of priority enterprises:

The General Department of Customs shall receive a registration dossier and consider the recognition of a priority enterprise according to the following order:

2.1. Receiving and checking the validity of the registration dossier. If rejecting the dossier, it shall issue a written reply clearly stating the reason;

2.2. Within 30 days after the dossier is accepted, the priority enterprise shall supply information to evidence that it satisfies all conditions prescribed in Clause 1, Article 58 of this Circular. In case the priority enterprise fails to prepare sufficient information on time as requested, it may make a written request to the General Department of Customs for consideration and extension of this time limit for another 30 days.

If the priority enterprise fails to supply sufficient information as requested or clarify supplied information, or refuses to supply information, the General Department of Customs shall issue a written notice of refusal to consider the recognition of priority enterprise;

3. The General Department of Customs and enterprises satisfying the above conditions shall conclude a memo of understanding, specifying rights and obligations of priority enterprises in the process of carrying out customs procedures; responsibilities and powers of customs offices managing enterprises. The memo of understanding between the General Department of Customs and enterprises will serve as a basis for the performance of customs procedures for goods of priority enterprises.

Article 60. Rights and obligations of priority enterprises

Apart from rights and obligations specified in Article 7 of this Circular, priority enterprises have the following rights and obligations:

1. Rights of priority enterprises:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.2. To make customs declaration of goods imported from or exported to foreign countries on abridged e-declarations and monthly e-declarations according to the items and standard format specified in the form "Abridged/monthly e-declaration:"

1.3. Within the first 5 days of every month, to fill in monthly e-declarations to declare the total quantity of goods received in the previous month from each partner, for goods brought in priority enterprises (from the inland, ordinary export-processing enterprises, other priority enterprises or bonded warehouses);

1.4. To be given with priority in registering norms of raw materials and supplies for export production, for raw materials subject to norm-based management;

1.5. To have their registrations received, inspected and accepted by customs offices via the e-customs data processing system on the basis of simplified e-customs declarations, monthly declarations and registered norms of raw materials and supplies. Such a notice shall be made according the form "Notice of acceptance/ refusal for bringing goods to the inland or in export-processing enterprise";

1.6. To have documentary examination or physical inspection of goods conducted at their offices or other places registered by them and accepted by customs offices;

1.7. To use the customs clearance order printed out from the e-customs data processing system according to the form of the goods release slip already registered with customs offices (seals of enterprises and signatures of enterprises' representatives are not required) for the customs clearance of goods and use as the document of carriage, for goods lots accepted by customs offices to be cleared from customs procedures via the e-customs data processing system;

1.8. To use invoices printed out from the e-customs data processing system, which bear seals of enterprises and signatures of enterprises' representatives for the customs clearance of goods in case the e-customs data processing system breaks down and temporarily suspends from operation.

2. Obligations of priority enterprises:

2.1. To register norms of raw materials and supplies subject to norm-based management in accordance with actual norms and take responsibility for the registered norms;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.3. To supply sufficient and accurate information at the request of customs offices for consideration and evaluation of enterprises' compliance;

2.4. To observe requests for periodical inspection and appraisal of compliance according to plans notified in advance or unexpected requests of customs offices;

2.5. To work out a regulation on close coordination between store-management sections and import/export procedure sections so as to promptly make additional declaration with customs offices if there is an inconsistency between declared information and goods actually received;

2.6. To compare their partners' declarations which are reflected by customs offices against goods actually received. When detecting any inconsistency, to notify such to the customs offices within 1 day. To work with their partners to clarify these contents and request panners to make additional declarations to customs offices within 2 days after detecting the inconsistency;

2.7. To supply and regularly update the list of their partners and send this list to customs offices for consideration and approval. To request partners to carry out customs procedures at their managing district-level Customs Departments:

2.8. To coordinate with customs offices in controlling the observance of the customs law by their partners;

2.9. To properly and fully abide by commitments in the memo of understanding already signed with customs offices. To ensure the compliance with management requirements of customs offices in the process of carrying out simplified customs procedures.

Article 61. Procedures for annulment of recognition of priority enterprises

1. For priority enterprises

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Priority enterprises which breach any of obligations defined in the memo of understanding or fail to satisfy the conditions specified in Article 58 of this Circular or fail to maintain conditions specified in Article 60 of this Circular will no longer be recognized as priority enterprise.

1.2 Annulment procedures:

a/ When having sufficient grounds for determining that a priority enterprise has breached the prescribed obligations of priority enterprises, the customs office that has made a written record of the breach shall decide to suspend the enterprise's rights to enjoy customs procedure priorities in the area under its management and send a report, enclosed with the relevant dossier, to the General Department of Customs.

The General Department of Customs shall consider and decide to suspend the priority enterprise's rights to enjoy customs procedure priorities nationwide. If ascertaining that the enterprise has breached the conditions for enjoying procedure priorities, the General Department of Customs shall issue a decision to annul the recognition of the export-processing enterprise's rights to enjoy customs procedure priorities.

b/ When receiving information on signs of breach of obligations of priority enterprises, the customs office shall immediately send a report, enclosed with the relevant dossier, to the General Department of Customs for the latter to promptly take measures to verify the information and conduct unexpected inspection when necessary;

If finding that the priority enterprise does not breach obligations, the General Department of Customs shall issue a written notice thereon to the reporting customs office;

If ascertaining that the priority enterprise has breached the obligations, the General Department of Customs shall carry out procedures prescribed at Point a of this Clause.

2. For enterprises conducting production and business activities in Vietnam in service of production activities of priority enterprises

If they breach any of the obligations specified in Article 62 of this Circular, they shall be excluded from the list of those eligible for customs procedure priorities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Rights of suppliers of priority enterprises:

1.1. To carry out e-customs procedures 24 hours a day and 7 days a week for goods supplied to priority enterprises;

1.2. To make customs declarations on the abridged e-customs declaration according to the items and standard format specified in the form "Abridged e-customs declaration/monthly e-customs declaration", for goods supplied to priority enterprises;

1.3. To have their registrations received, inspected and accepted by customs offices via the e-customs data processing system on the basis of simplified e-customs declarations, for goods supplied to priority enterprises. Such a notice shall be made according to the form "Notice of acceptance/refusal for bringing goods to the inland or in export-processing enterprise."

2. Obligations of suppliers of priority enterprises:

2.1. To declare and take responsibility for the performance of simplified customs procedures. To enjoy the rights specified in Clause 1 of Article 62 only for goods supplied for operations of priority enterprises;

2.2. To report on results of the working session with priority enterprises to district-level Customs Departments managing these priority enterprises and make additional declarations (if any) within the prescribed time limit, if there is any inconsistency between information declared by them and goods actually received by priority enterprises.

Article 63. Responsibilities of customs offices in managing priority enterprises

1. To check and accept norms of raw materials and supplies declared by priority enterprises;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To check and receive registrations and issue a notice of acceptance of information declared in monthly e-customs declarations of priority enterprises;

4. To receive priority enterprises' notices of inconsistent declarations made by their partners. Within 3 days after receiving a notice, if district-level Customs Departments managing priority enterprises receive no report on results of the working session between priority enterprises and their partners, they shall request priority enterprises and their partners to come to their offices to work and handle the cases under regulations.

If a partner fails to make additional declarations within the prescribed time limit without any plausible reason more than twice, district-level Customs Departments managing priority enterprises may request the General Department of Customs to disallow this partner to carry out simplified customs procedures;

5. Directors of district-level Customs Departments managing priority enterprises where e-customs procedures are carried out shall decide to conduct physical inspection of goods of priority enterprises, if detecting signs of violation of the customs law;

6. To notify priority enterprises of any breakdown or temporary suspension of the e-customs data processing system;

7. To permit the release of goods on the basis of documents produced by customs declarants in case the e-customs data processing system breaks down and temporarily suspends from operation. District-level Customs Departments managing priority enterprises shall examine and compare information in documents against information updated by priority enterprises to the e-customs data processing system after the system resumes operation;

8. Within 15 days after receiving documents from priority enterprises, the General Department of Customs shall notify priority enterprises of their partners which are allowed and those which are disallowed to carry out simplified customs procedures, clearly stating the reason.

Chapter VI

CUSTOMS PROCEDURES FOR GOODS BROUGHT IN OR TAKEN OUT OF BONDED WAREHOUSES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Customs clearance places: Customs declarants shall carry out customs procedures for goods brought in or taken out of bonded warehouses at customs offices managing these bonded warehouses.

2. All goods brought in or taken out of bonded warehouses must be registered. For unregistered goods, customs declarants shall make additional declaration to these lists.

3. Time of registration, modification and supplementation of lists

3.1. Time of registration of lists: before goods are brought in bonded warehouses.

3.2. Time of modification and supplemen­tation of lists

a/ Before the customs declarant carries out procedures for bringing goods in bonded warehouses, he/she may modify or supplement all information in the list of goods brought in or taken out bonded warehouses;

b/ If detecting errors in the declaration of the list after the point of time specified in Item a of this Point, the customs declarant may modify the declared contents if he/she invokes plausible reasons accepted by the custom office, but may not modify commodity codes and units of calculation.

4. Procedures for registration of lists

4.1. The declaration, modification and supplementation of the list of goods brought in or taken out of bonded warehouses shall be made according to the form "List of goods brought in or taken out of bonded warehouse".

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. For goods brought from foreign countries to bonded warehouses, the bill of lading must be clearly inscribed "goods consigned to bonded warehouses." Imported goods brought in bonded warehouses in industrial parks, hi-tech parks, export-processing zones and other special economic zones outside border-gate areas (below collectively referred to as industrial parks) are goods imported by enterprises located in industrial parks, enterprises in nearby industrial parks without bonded warehouses and export-processing enterprises outside these industrial parks (including enterprises in industrial parks and export-processing enterprises of nearby provinces and cities) in service of their production, business and service activities.

Article 65. Customs procedures for goods brought in bonded warehouses

1. A customs dossier of goods brought in bonded warehouses comprises:

1.1. The e-customs declaration of goods brought in or taken out of bonded warehouses, made according to a set form;

1.2. The bonded warehouse-hire contract: one in electronic form or 01 copy:

In case the goods owner is also the owner of the bonded warehouse, the bonded warehouse-hire contract is not required.

1.3. The paper of authorization for goods receipt (if the receipt of goods is not authorized in the warehouse-hire contract): one in electronic form or 01 original or 01 facsimile copy signed and sealed by the owner of the bonded warehouse;

1.4. The detailed list of goods, for goods of different kinds or packages (particularly for cars and motorbikes, frame numbers and engine numbers must be inscribed): one original;

1.5. Documents proving goods' eligibility for being brought in bonded warehouses: one in electronic form or 01 copy

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1. Creating e-customs declaration information in the declaration of goods brought in or taken out of bonded warehouses according to the specified items and standard format.

2.2. Sending the e-customs declaration to the customs office:

2.3. Receiving feedback from the customs office and complying with its guidance:

a/ Receiving a "notice of rejection of the e-customs declaration" and modify or supplement the e-customs declaration at the request of the customs office and send the modified or supplemented declaration to the customs office;

b/ Receiving a "notice of instructions on performance of e-customs procedures" in any of the following forms and performing the following jobs:

b.1/ Accepting the information in the e-customs declaration of goods brought in or taken out of bonded warehouses and permitting the warehousing of goods on the basis of the declaration:

b.1.1/ The customs declarant shall print out the declaration of goods brought in or taken out of bonded warehouses, sign and append a seal thereon (02 copies) (below referred to as printed e-customs declaration of goods brought in or taken out of bonded warehouses) based on the e-customs declaration accepted by the customs office;

b.1.2/ The customs declarant shall produce to the district-level Customs Departments where e-customs procedures are carried out 02 printed e-customs declarations for certification of "customs clearance"; receive back 01 printed e-customs declaration for production, together with goods, to the customs office supervising the bonded warehouse for certification of "goods already brought in bonded warehouses": or.

He/she shall produce 01 printed e-customs declaration of goods brought in or taken out of bonded warehouses, together with goods, to the customs office supervising the bonded warehouse which is connected to the e-customs data processing system for certification of "goods already brought in bonded warehouses". Within the time limit prescribed by the law for archive of customs dossiers for goods brought in or taken out of bonded warehouses, if the customs declarant wishes to obtain the certification of "customs clearance", he/she shall produce 02 printed e-customs declaration of goods brought in or taken out of bonded warehouses (one with the certification "goods already brought in bonded warehouses") to the district-level Customs Department receiving and processing e-customs dossiers for certification of customs clearance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b.2.1/ "Customs clearance": The customs declarant shall perform the jobs specified at Points b.1.1 and b.1.2, Item b of this Clause;

b.2.2/ Producing or submitting paper documents in the e-customs dossier for examination: The customs declarant shall perform the jobs specified in Item b.3 of this Clause.

b.3/ Submitting paper documents in the e-customs dossier for inspection before customs clearance is permitted.

The customs declarant shall submit 02 printed e-customs declarations of goods brought in or taken out of bonded warehouses, together with documents in the customs dossier, to the district-level Customs Department where e-customs procedures are carried out for examination as requested; receive 01 printed e-customs declaration with the certification of "customs clearance" and 01 slip showing results of examination of paper documents for production, together with goods, to the customs office supervising the bonded warehouse for inspection and certification of "goods already brought in bonded warehouses".

2.4. If having any doubt in the process of supervising goods brought in bonded warehouses, the customs office may request physical inspection of goods and the customs declarant shall produce goods for inspection by the customs officer supervising bonded warehouses.

2.5. Customs procedures for goods in border-gate transfer which are transferred from the border gate of import to bonded warehouses or from the inland to bonded warehouses comply with Article 29 of this Circular.

Article 66. Customs procedures for goods taken out of bonded warehouses

1. A customs dossier for goods taken out of bonded warehouses comprises:

1.1. The e-document of goods taken out of bonded warehouses, made according to a set form;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.3. The detailed list of goods, for goods of different kinds or packages (particularly for cars and motorbikes, frame and engine numbers must be inscribed): one original;

1.4. Documents proving goods' eligibility for being taken out of bonded warehouses: one in electronic form or 01 copy.

2. Customs procedures for goods taken out of bonded warehouses

2.1. Creating e-customs declaration information on the declaration of goods taken out of bonded warehouses according to the specified items and standard format.

2.2. Sending the e-customs declaration to the customs office;

2.3. Receiving feedback from the customs office:

a/ Receiving a "notice of rejection of the e-customs declaration" and modify or supplement the customs declaration at the request of the customs office and send the modified or supplemented customs declaration to the customs office;

b/ Receiving a "notice of instructions on performance of e-customs procedures" in any of the following forms and performing the following jobs:

b.1/ Accepting information declared in the e-document of goods taken out of the bonded warehouse and permitting the ex-warehousing of goods based on the document of goods taken out of bonded warehouses:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b.1.2/ The customs declarant shall produce to the district-level Customs Department where e-customs procedures are carried out 02 printed e-customs declarations for certification of "customs clearance"; receive back 01 printed e-customs declaration for production, together with goods, to the customs office supervising the bonded warehouse for certification of "goods already brought in bonded warehouses," and further carry out procedures for taking goods out of bonded warehouses; or.

He/she shall produce 01 printed e-customs declaration, together with goods, to the customs office supervising the bonded warehouse which is connected to the e-customs data processing system for certi fication of "goods already brought in bonded warehouses". Within the time limit prescribed by the law for archive of customs dossiers for goods brought in or taken out of bonded warehouses, if the customs declarant wishes to obtain the certification of "customs clearance", he/she shall produce 02 printed e-customs declarations (one with the certification of "goods already taken out of bonded warehouses") to the district-level Customs Department receiving and processing the e-customs dossier for certification of customs clearance.

b.2/ Submitting e-documents in the e-customs dossier for inspection before customs clearance is permitted. The customs declarant shall create information in e-customs documents as requested on the e-customs data processing system, transmit them to the customs office via the system and receive a "notice of instructions on the performance of e-customs procedures" and performing the following jobs:

b.2.1/ Customs clearance: The customs declarant shall perform the jobs specified at Sub-items b.1.1 and b.1.2. Item b of this Clause;

b.2.2/ Producing or submitting paper documents in the e-customs dossier for examination: The customs declarant shall perform the jobs specified in Item b.3 of this Clause.

b.3/ Submitting paper documents in the e-customs dossiers for examination before customs clearance is permitted:

The customs declarant shall submit 02 printed e-customs declarations of goods taken out of bonded warehouses, together with documents in the e-customs dossier, to the district-level Customs Department where e-customs procedures are carried out for examination as requested; receive 01 printed e-customs declaration with the certification of "customs clearance" and 01 slip showing results of inspection of paper documents for production, together with goods, to the customs office supervising the bonded warehouse for inspection and certification of "goods already taken out of bonded warehouses" and further carry out procedures for taking goods out of bonded warehouses.

4. Customs procedures for goods in border-gate transfer which are taken out of bonded warehouses to the border gate of export or from the bonded warehouses to the inland comply with Article 29 of this Circular.

Article 67. Customs inspection and supervision in other cases

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.1. The customs declarant shall make declaration as prescribed in the customs procedures for goods taken out of bonded warehouses. In addition, he/she shall perform the following jobs:

a/ Printing out the document of goods taken out of bonded warehouses, signing and appending a seal thereon (03 copies) based on the e-document of these goods accepted by the customs office:

The customs declarant shall produce to the district-level Customs Department where e-customs procedures are carried out 03 printed e-documents of goods taken out of bonded warehouses for certification of "customs clearance." receive back 02 printed e-documents for production to the customs office supervising the bonded warehouse for certification of "goods already taken out of the bonded warehouses" and further carry out procedures for taking goods out of bonded warehouses; or.

He/she shall produce 02 printed e-documents to the customs office supervising the bonded warehouse which is connected to the e-customs data processing system for the latter to make certification of "goods already taken out of bonded warehouses". Within a time limit prescribed by the law for archive of customs dossiers for goods brought in or taken out of bonded warehouses, if the customs declarant wishes to obtain the certification of "customs clearance" in the printed e-document, he/she shall submit 02 printed e-document (01 with the certification of "goods already taken out of bonded warehouses") to the customs office receiving and processing the customs dossier for certification of customs clearance.

b/ Receiving 01 record of goods delivery and 02 printed e-documents of goods taken out of bonded warehouses bearing the certification of "goods already taken out of bonded warehouses";

c/ Packaging goods to be transported from one bonded warehouse to another in accordance with customs sealing requirements prescribed by law. Transporting goods, accompanied with 02 e-documents of goods taken out of bonded warehouses, in strict accordance with the itinerary and time schedule registered in the record of goods delivery to the bonded warehouse of destination;

d/ When goods are transported to the bonded warehouse of destination, the customs declarant shall produce 02 printed e-documents of goods taken out of bonded warehouses to the customs office supervising the bonded warehouse of destination.

1.2. Customs officers supervising the bonded warehouse of destination shall:

Check goods against the printed e-document of goods taken out of bonded warehouses and the record of goods delivery, if these goods are consistent with the record, permit goods to be brought in the bonded warehouse and record it in the e-customs data processing system; write down the number of the declaration of goods brought in or taken out of bonded warehouses in the printed e-document of goods taken out of bonded warehouses and return 01 copy to the customs declarant and keep 01 copy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.3. The term of a bonded warehouse-hire contract is counted from the date goods are brought in the first bonded warehouse.

2. Customs procedures for goods subject to ownership transfer while being kept in bonded warehouses

After transferring the ownership of goods, the former goods owner and the new goods owner shall perform the following jobs:

2.1. The former goods owner shall carry out customs procedures as for goods taken out of bonded warehouse and transfer 01 printed e-document of goods taken out of bonded warehouses which bears the certification of "customs clearance" to the new goods owner.

2.2. The new goods owner shall carry out customs procedures as for goods brought in bonded warehouses.

Article 68. Liquidation and inspection of goods brought in or taken out of bonded warehouses

1. Liquidation of declarations of goods brought in or taken out of bonded warehouses

1.1. Liquidation principles

a/ Goods brought in a bonded warehouse which are declared in a declaration of goods brought in or taken out of bonded warehouses may be taken out of the bonded warehouse for once or several times.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

When requested by the customs declarant, the customs officer of the customs office receiving and processing customs declarations or the custom officer supervising the bonded warehouse shall, based on information in the e-customs data processing system, sign and append a seal in the reply issued to the customs declarant.

c/ For declarations of goods brought in or taken out of bonded warehouses under which goods has not been completely taken out of the warehouse within the term of the warehouse-hire contract, within 15 days after the expiration date of the warehouse-hire contract, the owner of the bonded warehouse shall send a "request for liquidation of the declaration of goods brought in or taken out of bonded warehouses." made according to the items and standard format specified in the form "Request for liquidation of the declaration of goods brought in or taken out of bonded warehouses" to the customs office to which the declaration of goods brought in bonded warehouse has been registered.

1.2. A liquidation dossier comprises:

a/ A request for liquidation of the e-declaration of goods brought in or taken out of bonded warehouses, made according to a set form;

b/ Proposals on the disposal of in-stock goods upon the expiration of the warehouse-hire contract.

1.3. Time limit for receipt, inspection and comparison of liquidation dossiers by customs offices

Within 10 days after the customs office receives the "request for liquidation of the declaration of goods brought in or taken out of bonded warehouses" from the customs declarant, it shall complete the inspection and comparison of liquidation results on the e-customs data processing system and issue a "notice of acceptance of liquidation results'* or a "notice of rejection of liquidation results", clearly stating the reason.

2. The procedures for liquidation of goods left in bonded warehouses comply with the Finance Ministry's Circular No. 36/2003/TT-BTC of April 17, 2003, guiding the handling of goods left in bonded warehouses.

3. Inspection of goods in bonded warehouses

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter VII

CUSTOMS PROCEDURES IN SOME OTHER CASES

Article 69. Customs inspection and supervision of goods imported to create fixed assets; raw materials, supplies, components and semi-finished products in service of production activities of projects eligible for investment incentives

1. Registration of lists of duty-free imports with customs offices in case goods are imported to create fixed assets or goods are raw materials, supplies, components or semi-finished products in service of production activities of projects eligible for investment incentives which are exempted from import duty: The registration procedures comply with Article 101 of the

Finance Ministry's Circular No. 79/2009/TT-BTC of April 20, 2009, guiding customs procedures, customs inspection and supervision, import duty, export duty and tax administration of imports and exports.

2. Import procedures: The customs procedures comply with the guidance for goods imported or exported under goods sale and purchase contracts prescribed in Chapter II of this Circular. In addition, it is required to conduct the registration of lists of duty-free imports to customs offices under Clause 1 of this Article. Tax exemption procedures and regulations on reporting, inspection and finalization of the import, export and use of duty-free goods comply with Articles 102 and 103 of the Finance Ministry's Circular No. 79/2009/TT-BTC of April 20, 2009, guiding customs procedures: customs inspection and supervision; import duty and export duty and tax administration of imports and exports.

3. Liquidation of imports:

3.1. Forms of liquidation, goods subject to liquidation, liquidation conditions and dossiers of liquidation of duty-free imports comply with the Trade Ministry's Circular No. 04/2007/BTM of April 4, 2007, guiding the import, export, processing and liquidation of imports and consumption of products by foreign-invested
enterprises.

The liquidation of duty-free imports of domestic enterprises complies with the Trade Ministry's Circular No. 04/2007/TT-BTM of April 4, 2007.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.3 Liquidation procedures:

a/ The enterprise or liquidation board shall send to the customs office with which the list the duty-free imports has been registered a document clearly stating the reason for liquidation, appellations, codes and quantity of goods to be liquidated, and the serial number and date of the import declaration.

b/ In case of liquidation through export, the enterprise shall open an export declaration. In case of liquidation through sale in the Vietnamese market or through donation, tax shall be declared and calculated under regulations and the opening of a new declaration is not required.

c/ In case goods are destructed, the enterprise shall abide by regulations of environmental management agencies and conduct the destruction under the supervision by the customs office.

Article 70. Customs procedures for goods traded by mode of temporary import for re-export

1. General principles

Customs procedures for goods traded by mode of temporary import for re-export comply with those prescribed for goods imported and exported under goods sale and purchase contracts. In addition, due to particular characteristics of this mode of business, some contents are additionally guided as follows:

1.1. Customs procedures for goods traded by mode of temporary import for re-export shall only be carried out at border gates.

1.2. Customs procedures for re-export shall be carried out at the border gate of import or the border gate of re-export.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Management of goods temporarily imported for re-export

2.1. When carrying out re-export procedures, apart from documents as prescribed for goods exported under a goods sale and purchase contract, the customs declarant shall submit 01 copy and produce the original of the temporary import declaration;

2.2. Temporarily imported goods will be subject to customs supervision and may be divided into several lots for re-export;

2.3. Re-exported goods for which customs procedures have been completed must be exported within 8 working hours after goods are brought to the border gate of export. If having plausible reasons accepted by the leadership of the district-level Customs Department of the border gate of export, re­exported goods may be kept at the border gate of export within the validity duration of the re­export declaration.

3. Liquidation of temporary import declarations

3.1. The district-level Customs Department carrying out temporary import procedures shall liquidate temporary import declarations.

3.2. The liquidation dossier complies with Article 118 of Circular No. 79/2009/TT-BTC.

3.3. The time limit for submission of the liquidation dossier complies with Clause 2, Article 131 of Circular No. 79/2009/TT-BTC.

3.4. In case temporarily imported goods are not fully re-exported, if the enterprise wishes to use goods for domestic consumption, it shall send a written request to the district-level Customs Department where import procedures are carried out shall consider and allow the enterprise to consume goods in the domestic market and conduct liquidation on the basis of the temporary import declaration. In this case, the enterprise is not required to register a new declaration but declare and pay import duty, excise tax and value-added lax (if any) according to form No. 01 in Appendix VI to Circular No. 79/2009/TT-BTC. The time limit for payment of tax or fines for late tax payment complies with Clause 2, Article 18 of Circular No. 79/2009/TT-BTC.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 71. Customs procedures for goods imported or exported on the spot

1. Interpretation of terms

1.1. "Goods imported or exported on the spot" are goods exported by Vietnamese traders (including foreign-invested traders and export-processing enterprises) to foreign traders that designate the delivery of these goods in Vietnam to other Vietnamese traders.

1.2. "On-the-spot exporters" (below referred to as exporting enterprises) are those who are designated by foreign traders to deliver goods in Vietnam.

1.3. "On-the-spot importers" (below referred to as importing enterprises) are those who purchase goods from foreign traders but are designated by foreign traders to receive goods in Vietnam from on-the-spot exporters.

2. Grounds for identification of goods imported or exported on the spot

2.1. The export contract, processing contract or hire/borrowing contract with a term stating that goods will be delivered to a goods recipient in Vietnam;

2.2. The import contract, processing contract or hire/borrowing contract with a term stating that goods will be received from a goods deliverer in Vietnam;

2.3. Processed products; hired or borrowed machinery and equipment; unused raw materials, auxiliary materials and supplies; and scraps and discarded products belonging to processing contracts comply with Clause 3, Article 33 of the Government's Decree No. 12/2006/ND-CP of January 23, 2006, detailing the Commercial Law regarding international goods sale and purchase and goods sale and purchase agency, processing and transit with foreign parties;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Customs procedures for on-the-spot import and export shall be carried out at the district-level Customs Department which is most convenient to enterprises according to regulations applicable to each type of on-the-spot import or export.

Within 30 days after the date the customs office makes certification of completion of e-customs procedures in the on-the-spot import customs declaration, the exporting enterprise shall complete export procedures. Past the above time limit, if the importing enterprise has completed customs procedures but the exporting enterprise still fails to carry out customs procedures, the customs office which has carried out procedures for on-the-spot export shall make a record, impose sanctions against administrative violations in the customs domain committed by the exporting enterprise and further carry out customs procedures without canceling the declaration.

4. Customs procedures

4.1. In case the exporting enterprise is eligible for e-customs procedures but the importing enterprise is subject to traditional customs procedures:

a/ Responsibilities of the exporting enterprise:

a.1/ To fully fill in items reserved for exporting enterprises in 04 on-the-spot import or export declarations, made according to form HQ/2009-TC - Appendix IV to Circular No. 79/2009/TT-BTC (below referred to as form HQ/ 2009-TC), sign and append a seal thereon;

a.2/ To hand over to the importing enterprise 04 customs declarations, together with goods and the value-added invoice (the original to be handed over to customers, clearly stating names of the foreign trader and the importing enterprise and the place of goods delivery in Vietnam).

a.3/ To declare information in the on-the-spot export declaration after receiving 02 on-the-spot import or export declarations which bear the certification of the customs office carrying out import procedures. A dossier to be submitted/ produced comprises:

a.3.1/ The e-customs declaration, made according to form HQ/2009-TKDTXK: to submit 02 originals;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a.3.3/ Other documents to be submitted/ produced at the request of the customs office:

- The goods sale and purchase contract designating the delivery of goods in Vietnam (for the exporter); the goods sale and purchase contract or processing contract designating the receipt of goods in Vietnam (for the importer), hire or borrowing contract: to submit 01 copy;

- The value-added invoice issued by the exporting enterprise (the original to be handed over to customers): to submit 01 copy;

- Other papers as prescribed for imports and exports (except the bill of lading - B/L).

b/ Responsibilities of the importing enterprise: To carry out customs procedures under current regulations.

c/ Responsibilities of the customs office carrying out on-the-spot import procedures: To perform customs procedures under current regulations.

d/ Responsibilities of the customs office carrying out export procedures:

d.1/ To receive the customs dossier from the enterprise; conduct registration of the declaration according to regulations prescribed for each type of on-the-spot import or export, inspect the calculation of tax (if any): make certification of customs clearance, sign and append the officer seal on 02 e-customs export declarations, form HQ/2009-TKDTXK;

d.2/ To keep one 01 declaration, together with documents submitted by the enterprise, and return to the enterprise 01 declaration, together with documents produced by the enterprise.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Responsibilities of the exporting enterprise:

a.1/ To fully fill in all items reserved for exporting enterprises in 02 on-the-spot import or export declarations, which are made according to form HQ/2009-TC, sign and append the a thereon;

a.2/ To hand over to the importing enterprise 02 declarations, form HQ/2009-TC. goods and the value-added invoice (the original to be handed over the customers, clearly stating names of the foreign trader and the importing enterprise and the place of goods delivery in Vietnam);

a.3/ After fully receiving 02 customs declarations (bearing the signatures and seals of the importing enterprise and the customs office carrying out import procedures) from the importing enterprise, to register the declaration with the customs office carrying out export procedures.

b/ Responsibilities of the importing enterprise:

After receiving sufficient products and 02 customs declarations, form HQ/2009-TC, already filled in, signed and sealed by the exporting enterprise:

b.1/ To fill in all items reserved for importing enterprises in 02 declarations, form HQ/2009-TC, and at the same time fill in the e-declaration of on-the-spot import and carry out procedures under regulations. A customs dossier to be submitted/produced comprises:

b.1.1/ The printed e-customs declaration, form HQ/2009-TKDTXK: to submit 02 originals;

b.1.2/ The customs declaration, form HQ/ 2009-TC: to submit 02 originals;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The goods sale and purchase contract designating the delivery of goods in Vietnam (for the exporter); the goods sale and purchase contract or processing contract designating the receipt of goods in Vietnam (for the importer), or the hire or borrowing contract: to submit 01 copy;

- The value-added invoice issued by the exporting enterprise (the original to be handed over to customers): to submit 01 copy;

- Other papers as prescribed for imports and exports (export the bill of lading -B/L).

b.2/ To receive and preserve goods delivered by the exporting enterprise until the customs office carrying out import procedures decides on the form and level of customs inspection;

b.3/ To produce samples of goods imported on the spot (for goods imported on the spot for use as raw materials for export processing and production) for inspection by the customs office upon request;

b.4/ After completing procedures for on-the-spot import, the importing enterprise shall keep 01 declaration, form HQ/2009/TKDTNK, and hand over 02 declarations, form HQ/2009/TC, to the exporting enterprise.

c/ Responsibilities of the customs office carrying out import procedures:

c.1/ To receive and register the declaration, decide on the form and level of inspection suitable to each type of on-the-spot import or export and inspect tax calculation (for taxable goods) under current regulations applicable to imports. To seal samples (if any) and hand them over to the enterprise for preservation and submission to the customs office upon request;

c.2/ To inspect goods which are subject to inspection;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c.4/ To keep 01 printed e-customs declaration and documents submitted by the importing enterprise, return to the enterprise 03 declarations and documents produced by the enterprise;

c.5/ To notify the tax office directly managing the importing enterprise of information on the on-the-spot import declaration in writing or via the computer network between the district-level Customs Department carrying out import procedures and the local tax office.

d/ Responsibilities of the customs office carrying out export procedures: to perform customs procedures under current regulations.

4.3. In case where both the importer and the exporter are eligible for the implementation of e-customs procedures

a/ Responsibilities of the exporting enterprise:

a.1/ To deliver goods and hand over the value-added invoice (the original to be handed over to customers, clearly stating the names of the foreign trader and the importing enterprise and the place of goods delivery in Vietnam) to the exporting enterprise.

a.2/ Upon receiving 02 declarations (01 original and 01 copy) which bear the certification of the custom office carrying out import procedures, to fill in the on-the-spot export declaration and carry out export procedures at the customs office carrying out export procedures under regulations. A dossier to be submitted/ produced comprises:

a.2.1/ The e-customs declaration, made according to form HQ/2009-TKDTXK: to submit 02 originals;

a.2.2/ The e-customs declaration received from the importing enterprise: To submit 01 copy certified as true copy by the importing enterprise and produce the original;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The goods sale and purchase contract designating the delivery of goods in Vietnam (for the exporter); the goods sale and purchase contract or processing contract designating the receipt of goods in Vietnam (for the importer), the hire or borrowing contract: to submit 01 copy;

- The value-added invoice issued by the exporting enterprise (the original to be handed over to customers): to submit 01 copy;

- Other papers as prescribed for imports and exports (except the bill of lading - B/L).

b/ Responsibilities of the importing enterprise:

b.1/ To perform tasks specified in Item b. Point 5.2 of this Article without having to fill in and submit a declaration according to form HQ/ 2009-TC;

b.2/ After completing import procedures, to hand over the original declaration which bears the certification of the customs office carrying out import procedures, together with a copy signed and appended with the "true copy" stamp to the exporting enterprise.

c/ Responsibilities of the customs office carrying out import procedures:

c.1/To perform tasks specified in Item b. Point 5.2 of this Article but only make certification of customs clearance in the e-customs declaration;

c.2/ To keep 01 printed e-customs declaration and documents submitted by the enterprise, return to the enterprise 01 printed-e declaration and documents produced by the enterprise;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ Responsibilities of the customs office carrying out export procedures:

d.1/ To receive the customs dossier set transferred from the enterprise; to conduct registration of the declaration according to regulations prescribed for each type of on-the-spot import or export; inspect tax calculation (if any); make certification of customs clearance, and sign and append an officer seal on 02 e-customs export declarations;

d.2/ To make the certification of "completion of on-the-spot export procedures according to the declaration No …… dated...." in the printed e- customs import declaration produced by the enterprise, sign and append an officer seal thereon:

d.3/ To keep 01 declaration and documents submitted by the enterprise and return to the enterprise 01 declaration and produced documents;

5. In case the on-the-spot exporting enterprise and the on-the-spot importing enterprise carry out procedures at a district-level Customs Department, this Customs Department shall sign and make certification in both parts reserved for the customs office carrying out export procedures and customs office carrying out import procedures.

Article 72. Customs procedures for goods which have been exported but are returned

1. Cases in which goods which have been exported but are returned include:

1.1. Returned goods are temporarily imported for repair or re-processing (collectively referred to as re-processing) and then re-export;

1.2. Returned goods are re-imported for domestic consumption (not applicable to goods processed for foreign enterprises);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Customs clearance places:

2.1. The customs office which has carried out procedures for the export of these goods;

2.2. In case a returned goods lot consists of goods from several lots of exports, the re-import procedures shall be carried out at any of the district-level Customs Departments which have carried out procedures for the export of these goods lots;

2.3. Procedures for the re-export of re-processed goods will be carried out at the district-level Customs Department which has carried out procedures for the re-import of these goods. In case district-level Customs Departments carrying out re-import or re-export procedures are located outside the border gates (other than border-gate Customs Departments), procedures shall be carried out as for imports and exports in border-gate transfer.

3. Re-processing time limit:

Within 30 days after customs procedures for temporary import of returned goods for re­processing are completed, the customs declarant shall carry out customs procedures for re-export of all re-processed products. If having plausible reasons, the director of the district-level Customs Department carrying out temporary import procedures shall consider the extension of this time limit for no more than twice with each extension not exceeding 30 days.

Past this time limit, if goods are not yet re­exported, the customs office shall impose taxes under Points b and c. Clause 7, Article 112 of Circular No. 79/2009/TT-BTC.

4. Procedures for the import of returned goods

4.1. A customs dossier comprises:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ The import customs declaration (the temporary import declaration must provide reference information about the previous export declaration), detailed list of goods and the bill of lading: as prescribed for goods imported under sale and purchase contracts;

c/ The previous export customs declaration: to submit 01 copy;

d/ The foreign party's written notice of the return of goods: to submit 01 original.

4.2. The customs office shall carry out customs procedures as for goods imported under goods sale and purchase contracts. Re-imported goods are subject to physical inspection. The customs officer conducting the physical inspection of goods shall check imports against samples of raw materials (if exported products are those processed or produced for export and samples thereof have been taken; and raw materials remain unchanged during the process of production) and descriptions of goods in the export declaration so as to determine the conformity between goods re-imported into Vietnam and goods already exported; take samples of re-imported goods or take photos thereof (for lots of temporarily imported goods which cannot be sampled) for comparison upon re-export.

5. Procedures for re-export of re-processed goods

5.1. A customs dossier comprises:

a/ The export declaration (the re-export declaration must show reference information about the previous temporary import declaration): to submit 02 originals;

b/ The import declaration (for re-processing): to submit 01 copy.

5.2. The customs office shall perform procedures as for goods exported under goods sale/purchase contracts. Re-exported goods are subject to physical inspection. The customs officer conducting the physical inspection of goods shall check the actual conditions of re-exported goods against samples of re-imported goods (or photos taken when carrying out re-import procedures).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ For re-processed products which are processed goods :

a.1/ Carrying out customs procedures by mode of on-the-spot import and export for domestic consumption, if the conditions for on-the-spot import and export of processed products prescribed in Decree No. 12/2006/ND-CP are fully met; or,

a.2/ Destroying goods, if the processing-ordering party requests for destruction of goods in Vietnam and the destruction is approved by the provincial-level Natural Resources and Environment Department.

b/ Re-processed products other than processed goods may be used for domestic consumption like goods re-imported for domestic-consumption.

6. In case re-imported goods are exported products produced from imported raw materials and supplies or goods eligible for refund of import duty, the customs office carrying out re­import procedures shall notify the customs office carrying out procedures for import duty refund (if these two customs offices are two different district-level Customs Departments) of cases specified at Points 1.2 and 1.3, Clause 1 and Point 5.3. Clause 5 of this Article and cases of failure to conduct re-export within the time limit specified in Clause 3 of this Article for taxation under Points b and c. Clause 7, Article 112 of Circular No. 79/2009/TT-BTC

Article 73. Customs procedures for goods which have been imported but must be re­exported

1. Forms of re-exporting imported goods:

1.1. Exporting goods back to the goods owner who has sold this goods lot;

1.2. Exporting goods to another foreign partner.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. A customs dossier comprises:

3.1. The enterprise's written explanation about the re-export of the goods:

3.2. The export declaration (the export declaration must show reference information about the previous import declaration): to submit 02 originals;

3.3. The previous import declaration: to submit 01 copy and produce the original.

3.4. The foreign goods owner's document agreeing to receive back goods (if goods are exported back to the goods owner): to submit 01 original; the contract on the sale of goods to a third country or re-export to a non-tariff zone (if goods are re-exported to a third country or a non-tariff zone): to submit 01 copy.

4. Customs procedures shall be carried out as for goods lots exported under goods sale and purchase contracts. Re-exported goods are subject to physical inspection. The customs officer conducting the inspection of goods shall check the actual conditions of re-exported goods against samples taken upon import (if samples have been taken) and descriptions of goods in the import declaration; clearly inscribing the quantity, quality and kinds of exported goods and determine the consistency of goods actually exported with goods previously imported.

Chapter VIII

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 74. Implementation responsibilities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Customs offices, customs declarants and taxpayers should report any problems arising in the course of implementation of this Circular to the Ministry of Finance (the General Department of Customs) for consideration and settlement on a case-by-case basis.

Article 75. Effect

This Circular takes effect on December 1. 2009, and replaces the Finance Ministry's Decision No. 52/2007/QD-BTC of June 20, 2007.-

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER




Do Hoang Anh Tuan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.748