Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 102/2001/TT-BNN quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá hướng dẫn QĐ 178/1999/QĐ-TTg

Số hiệu: 102/2001/TT-BNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Nguyễn Văn Đẳng
Ngày ban hành: 26/10/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 102/2001/TT-BNN

Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2001

THÔNG TƯ

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 102/2001/TT-BNN-KHCN, NGÀY 26 THÁNG 10 NĂM 2001 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 178/1999/QĐ-TTG NGÀY 30 THÁNG 8 NĂM 1999 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ QUY CHẾ GHI NHÃN HÀNG HOÁ LƯU THÔNG TRONG NƯỚC VÀ HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ LÂM SẢN, HÀNG HOÁ CHẾ BIẾN TỪ LÂM SẢN, HẠT NGŨ CỐC VÀ HẠT NÔNG SẢN CÁC LOẠI CÓ BAO GÓI

Thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 về việc ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá riêng biệt chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư hướng dẫn số 75/2000/TT-BNN-KHCN ngày 17/7/2000.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 304/CP-KTQĐ ngày 18/4/2001 về việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hoá, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc ghi nhãn đối với hàng hoá lâm sản, hàng hoá chế biến từ lâm sản, hạt ngũ cốc và hạt nông sản các loại có bao gói.

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi áp dụng:

Các hàng hoá lâm sản, hàng hoá chế biến từ lâm sản, hạt ngũ cốc và hạt nông sản các loại có bao gói được sản xuất tại Việt Nam để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, hàng hoá được nhập khẩu để tiêu thụ tại thị trường Việt nam (trừ hàng hoá tạm nhập tái xuất hoặc hàng hoá gia công cho nước ngoài) đều phải có nhãn hàng hoá và thực hiện việc ghi nhãn theo quy định tại Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư số 34/1999/TT-BTM ngày 15 tháng 12 năm 1999 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Quyết định178/1999/QĐ-TTg và hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Hàng hoá qui định trong thông tư này bao gồm:

a. Hàng hoá lâm sản và hàng hoá chế biến từ lâm sản:

- Hàng hoá lâm sản đã qua chế biến làm nguyên liệu như: các loại ván nhân tạo (ván dăm, ván sợi, ván dán,ván ghép thanh,...) để lưu thông trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu;

- Gỗ xẻ các loại (ở dạng hộp, thanh), ván mỏng, gỗ lạng, gỗ bóc... để xuất khẩu, nhập khẩu;

- Hàng hoá là sản phẩm hoàn chỉnh hoặc chi tiết sản phẩm được chế biến từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ (tre, trúc, song, mây,...) như: đồ mộc dân dụng, mộc xây dựng, mộc nội và ngoại thất, sản phẩm chuyên dụng ( thể thao, y tế, dạy học, đồ chơi...), hàng mỹ nghệ;

- Hàng hoá lâm sản ngoài gỗ dưới dạng tươi, khô, đã qua và chưa qua chế biến nhưng có bao gói: thân, cành, lá, gốc, rễ, củ, hoa, quả, hạt, vỏ, dầu, nhựa cây, tinh dầu.

b. Hàng hoá là hạt ngũ cốc và hạt nông sản các loại gồm: thóc, ngô, lúa mỳ, cao lương, đại mạch, đậu đỗ các loại, vừng,... chưa qua chế biến có bao gói và không dùng để làm giống.

3. Cách ghi nhãn:

a. Đối với hàng hoá có bao bì đóng gói, việc ghi nhãn hàng hoá được thực hiện bằng cách ghi trực tiếp trên bao bì hoặc thể hiện bằng bản ghi, sau đó được gắn, cài, đính chắc vào bao bì;

b. Đối với hàng hoá không có bao bì đóng gói, việc ghi nhãn hàng hoá được thực hiện bằng cách gài trực tiếp vào sản phẩm hoặc đính kèm theo hàng hoá hoặc ghi vào phiếu riêng để chuyển cho khách hàng.

II. NỘI DUNG GHI NHÃN

1. Hàng hoá lâm sản và hàng hoá chế biến từ lâm sản:

a. Tên hàng hoá:

- Được ghi theo tên thông dụng;

- Tên hàng hoá được phép ghi kết hợp với hình dạng, công dụng, kích thước, tên nguyên liệu, xuất xứ, thương hiệu (nếu có) của hàng hoá. Ví dụ: gỗ lim, gỗ thông, bàn học sinh 1,2 m; làn mây, nhựa thông, tủ gỗ lim, tủ gỗ thông, tủ gỗ lim Thanh hoá...

b. Tên, địa chỉ của tổ chức và cá nhân, sau đây gọi tắt là thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá:

- Trường hợp thương nhân là người trực tiếp khai thác và bán lâm sản ra thị trường, thương nhân kinh doanh lâm sản hàng hoá, lâm sản chưa qua chế biến, Thương nhân là cơ sở chế biến kinh doanh hàng hoá chế biến từ lâm sản kể cả sơ chế và chế biến thành sản phẩm cuối cùng phục vụ tiêu dùng thì ghi tên, địa chỉ của cơ sở mình;

- Nếu lâm sản hàng hoá và hàng hoá chế biến từ lâm sản nhập khẩu hoặc đại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài, thì ghi tên thương nhân nhập khẩu hoặc tên thương nhân đại lý bán hàng.

c. Định lượng hàng hoá:

- Đối với hàng hoá lâm sản đã qua chế biến để làm nguyên liệu ghi số đo chiều dài x chiều rộng x chiều dày và được tính bằng mét, centimet hoặc milimet; nếu hàng hoá được đóng theo lô hoặc theo kiện thì ghi thêm m3 hoặc m2 theo từng lô hoặc kiện hàng;

- Hàng hoá là sản phẩm hoàn chỉnh hoặc chi tiết sản phẩm chế biến từ gỗ, lâm sản ngoài gỗ định lượng hàng hoá là chiếc hoặc bộ tuỳ theo loại hàng hoá. Đối với sản phẩm hoàn chỉnh thì ghi kích thước chiều dài x chiều rộng x chiều cao; đối với chi tiết sản phẩm thì ghi kích thước chiều dài x chiều rộng x chiều dầy;

- Lâm sản ngoài gỗ (thân, cành, lá, củ, rễ, hoa, quả, hạt, vỏ, dầu, nhựa,..) ghi theo hướng dẫn tại Thông tư số 34/1999/TT-BTM ngày 15/12/1999 của Bộ Thương mại.

d. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu:

- Hàng hoá là gỗ xẻ nếu cùng một loài cây thì ghi tên loài, nếu từ nhiều loài cây thì ghi theo nhóm gỗ;

- Hàng hoá chế biến từ lâm sản ngoài gỗ, các loại ván nhân tạo, đồ mộc dân dụng, mộc xây dựng, đồ dùng làm từ song, mây, tre, trúc,..ghi chỉ tiêu chất lượng hàng hoá: loại I, II, III, IV hoăc A,B,C,D nếu hàng hoá đó có chỉ tiêu phân loại. Riêng đồ mộc dân dụng sản xuất từ gỗ ngoài việc ghi loại ( I, II, III, IV hoặc A, B, C, D) cần ghi thêm tên gỗ sản xuất ra đồ dùng đó.

e. Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản:

- Hàng hoá lâm sản là ván nhân tạo, đồ mộc dân dụng , mộc xây dựng, đồ dùng làm từ tre, trúc, song, mây,... thì ghi tháng và năm sản xuất (trừ hàng hoá là lâm sản ngoài gỗ);

- Hàng hoá lâm sản ngoài gỗ dưới các dạng tươi, khô, sơ chế và xhế biến ghi rõ ngày, tháng và năm kai khác hoặc sản xuất. Đối với hàng hoá có thời hạn sử dụng phải chi thời hạn sử dụng. Đối với hàng hoá cần bảo quản thì ghi rõ điều kiện bảo quản .

f. Xuất xứ của hàng hoá:

- Nếu lâm sản và hàng hoá chế biến từ lâm sản nhập khẩu thì ghi nước xuất khẩu, ví dụ: gỗ Cao su Campuchia;

- Đối với lâm sản ngoài gỗ chỉ ghi địa chỉ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi khai thác. Ví dụ: Quế Yên Bái;

Đối với lâm sản hàng hoá và hàng hoá chế biến từ lâm sản để xuất khẩu hoặc nhập khẩu tiêu thụ tại thị trường Việt Nam phải ghi xuất xứ. Trường hợp khách hàng nước ngoài có yêu cầu không ghi xuất xứ đối với hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu thì được miễn ghi đến hết ngày 31/12/2002.

2. Đối với hạt ngũ cốc và hạt nông sản các loại có bao gói:

a) Tên hàng hoá:

- Ghi rõ tên ngũ cốc, nông sản kết hợp với màu sắc, xuất xứ (nếu có). Ví dụ: Thóc CR 203, Thóc Sán Ưu 63, Ngô lai LVN10, Lạc sen.

- Đối với các loại hạt ngũ cốc, hạt nông sản khác là đặc sản có thể ghi liền với tên địa phương sản xuất ra hàng hoá đó thì ghi tên hàng hoá trước và tên địa phương sau, giữa tên hàng hoá và tên địa phương có dấu gạch ngang. Ví dụ: Thóc Tám thơm- Hải Hậu, Lạc sen -Nghệ An;

- Đối với các loại hạt ngũ cốc là hàng hoá đặc biệt hoặc đặc thù thì ghi tên hàng hoá đặc biệt hoặc đặc thù trước và ký hiệu của giống sản xuất ra hàng hoá đó sau, giữa tên và ký hiệu có dấu gạch ngang. Ví dụ: Ngô giàu đạm- HQ2000, thóc Protein cao- P6.

b) Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá:

- Nếu thương nhân sản xuất hạt ngũ cốc, hạt nông sản và trực tiếp bán, thương nhân kinh doanh dịch vụ thì ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân của mình;

- Nếu ngũ cốc là hàng hoá nhập khẩu hoặc đại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài thì tên thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá là tên thương nhân nhập khẩu hoặc tên thương nhân đại lý bán hàng.

c) Định lượng hàng hoá:

Hạt ngũ cốc, hạt nông sản các loại có bao gói ghi định lượng hàng hoá là khối lượng tịnh và đơn vị đo lường là kilôgam (kg) hoặc gram (g).

d) Chỉ tiêu chất lượng:

- Đối với hạt ngũ cốc và hạt nông sản các loại có bao gói ghi chỉ tiêu chất lượng căn cứ vào phân loại chất lượng I, II, III, (nếu có) kèm theo chỉ tiêu chất lượng chính. Ví dụ: Ngô loại I;

- Đối với hạt ngũ cốc và hạt nông sản khác có chuyển gen, phải ghi dòng chữ "sản phẩm có chuyển gen" để người tiêu dùng lựa chọn.

e) Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, phương thức bảo quản:

- Ngày sản xuất: Trên bao bì ghi rõ tháng, năm thu hoạch sản phẩm hàng hoá. Ví dụ: Sản xuất 10/2001;

- Thời hạn sử dụng: Ghi rõ ngày, tháng, năm giới hạn sử dụng;

- Phương thức bảo quản: Ghi các điều kiện bảo quản.

f) Mục đích sử dụng:

- Trên bao bì phải ghi rõ mục đích sử dụng là hạt thương phẩm, không dùng để làm giống.

g) Xuất xứ của hàng hoá:

Nếu hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam phải ghi xuất xứ. Trường hợp khách hàng nước ngoài có yêu cầu không ghi xuất xứ đối với hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu thì được miễn ghi đến hết ngày 31/12/2002.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thương nhân sản xuất hàng hoá lâm sản và hàng hoá chế biến từ lâm sản, hạt ngũ cốc, hạt nông sản khác có bao gói hiện đang có các loại nhãn hàng hoá được phép lưu thông và sử dụng tại Việt Nam có trách nhiệm rà soát lại việc ghi nhãn sản phẩm của mình theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 và Chỉ thị số 28/2000/CT-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 34/1999/TT-BTM ngày 15 tháng 12 năm 1999 của Bộ Thương mại và Thông tư này.

Thương nhân hoạt động nhập khẩu lâm sản và hàng hoá chế biến từ lâm sản, hạt ngũ cốc và hạt nông sản khác có bao gói từ nước ngoài cần thông báo với nhà cung cấp về các nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn sản phẩm hàng hoá nhập khẩu để thống nhất biện pháp thực hiện.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2002.

Những quy định trước đây về ghi nhãn hàng hoá đối với lâm sản, hàng hoá chế biến từ lâm sản, hạt ngũ cốc và hạt nông sản có bao gói trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc cần gửi ý kiến kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để sửa đổi bổ sung cho phù hợp.

Nguyễn Văn Đẳng

(Đã ký)

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 102/2001/TT-BNN

Hanoi, October 26, 2001

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE PRIME MINISTER’S DECISION No. 178/1999/QD-TTg OF AUGUST 30, 1999 PROMULGATING THE REGULATION ON, THE LABELING THE GOODS FOR DOMESTIC CIRCULATION AND EXPORT AS WELL AS IMPORT GOODS, REGARDING COMMODITY FOREST PRODUCTS, COMMODITIES PROCESSED FROM FOREST PRODUCTS, CEREAL GRAINS AND ASSORTED FARM PRODUCE SEEDS IN PACKS

In furtherance of the Prime Minister’s Decision No.178/1999/QD-TTg of August 30, 1999 on the labeling of goods for domestic circulation and export as well as import goods, regarding specific goods items of the agriculture and rural development service, the Ministry of Agriculture and Rural Development issued on July 17, 2000 guiding Circular No.75/2000/TT-BNN-KHCN.
To materialize the Prime Minister’s directing opinions in Official Dispatch No.304/CP-KTQD of April 18, 2001 on the promulgation of documents to guide the implementation of the goods labeling regulation, the Ministry of Agriculture and Rural Development hereby guides the labeling of commodity forest products, commodities processed from forest products, cereal grains and assorted farm produce seeds in packs.

I. GENERAL PROVISIONS

1. Scope of application:

Commodity forest products, commodities processed from forest products, cereal grains and assorted farm produce seeds in packs, which are made in Vietnam for domestic consumption and export, goods imported for sale on the Vietnamese market (except for those temporarily imported for re-export or those processed for foreign countries) must all be labeled and the labeling must be conducted in compliance with the Prime Minister’s Decision No.178/1999/QD-TTg of August 30, 1999 on the Regulation on labeling of goods for domestic circulation and export as well as import goods and the Trade Ministry’s Circular No.34/1999/TT-BTM of December 15, 1999 guiding the implementation of Decision No.178/1999/QD-TTg as well as this Circular’s guidance.

2. Goods mentioned in this Circular include:

a/ Commodity forest products and commodities processed from forest products:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Sawn timber of all kinds (in cubes or bars), thin boards, sliced sheets, barked timber, etc., for export or import;

- Goods being finished products or product details processed from timber or non-timber forest products (bamboo of various kinds, rattan, etc.), such as: household wood furniture, builders’ carpentry, wood articles for exterior and interior decoration, special-use products (for sport gears, medical instruments, teaching aids, toys), fine-art articles;

- Non-timber forest products, raw or dried, whether or not processed, put up in packs: trunks, branches, leaves, bases, roots, tubers, blossoms, fruits, seeds, peels, oils, resins, essences.

b/ Goods being cereal grains and assorted farm produce seeds, including, rice, maize, wheat, kaoliang, barley, assorted peas and beans, sesame, etc., unprocessed, in packs and not used as sowing seeds.

3. Labeling methods:

a/ For goods put up in packs, the labeling shall be made by method of inscribing directly on the packing or printing on sheets, which shall then be firmly attached, pinned or stuck on the packing;

b/ For unpacked goods, the labeling shall be made by method of sticking labels directly on products or attaching labels to goods or inscribing labels on separate sheets to be handed to customers.

II. LABELING CONTENTS

1. Commodity forest products and commodities processed from forest products:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Their common names shall be inscribed;

- Goods names are allowed to be inscribed in combination with shapes, utility, size, names of raw materials, origins, trademarks (if any) of goods. For example: Ironwood, pine wood, 1.2 m-long school table; rattan basket, pine resin, ironwood chest, pine word chest, Thanh Hoa ironwood chest, etc.

b/ Names and addresses of organizations and individuals, hereinafter collectively referred to as merchants responsible for goods:

- In cases where merchants are those directly exploiting and selling forest products to market, merchants trade in commodity forest products and unprocessed forest products, merchants are establishments processing and trading in commodities processed from forest products, including preliminarily processed and finished products for consumption, they shall inscribe names and addresses of their establishments;

- In cases where commodity forest products and commodities processed from forest products are imported or sold by sale agents for foreign merchants, names of importing merchants or names of sale agents shall be inscribed.

c/ Goods quanta:

- For processed commodity forest products to be used as raw materials, their length x width x thickness in meter, centimeter or millimeter shall be inscribed; if goods are packed in lots or bales, their volume or size shall be additionally inscribed in cubic meter or square meter for each goods lot or bale;

- Goods being finished products or product details processed from timber or non-timber forest products, goods quantum shall be piece or set depending on each kind of goods. For finished products, their sizes being length x width x height shall be inscribed; for products details, their sizes being length x width x thickness shall be inscribed.

- For non-timber forest products (trunks, branches, leaves, tubers, roots, blossoms, fruits, seeds, peels, oils, resins, etc.) their quanta shall be inscribed under the guidance in the Trade Ministry’s Circular No. 34/1999/TT-BTM of December 15, 1999.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For a commodity being sawn timber from the same plant species, the name of such species shall be inscribed. If it is from various plant species, the wood groups shall be inscribed;

- Commodities processed from non-timber forest products, assorted artificial boards, home wood furniture, builders’ carpentry, articles made of rattan and bamboo of various kinds, etc., the following commodity quality standards shall be inscribed: grade I, II, III, IV or A, B, C, D, if such commodities are subject to grading standards. Particularly for home wood furniture made of timber, apart from grades (I, II, III, IV or A, B, C, D), names of timber used for making such furniture must also be inscribed.

e/ Date of manufacture, expiry and preservation duration:

- For commodity forest products being artificial boards, home wood furniture, builders’ carpentry, articles made of bamboo or rattan of various kinds, etc., the month and year of manufacture thereof (except for commodities being non-timber forest products) shall be inscribed.

- For non-timber forest products in raw, dried, preliminarily processed or processed form, the day, month and year of exploitation or production must be clearly inscribed. For commodities with use deadlines, such deadlines must be inscribed. For commodities that need preservation, the preservation conditions must be inscribed.

f/ Commodity origin:

- If forest products and commodities processed from forest products are imported, the names of the exporting countries must be shown, for example: rubber wood from Cambodia;

- For non-timber forest products, only addresses at provinces or centrally-run cities where such products are exploited shall be inscribed, for example: cinnamon from Yen Bai province;

- For commodity forest products and commodities processed from forest products for export or import into Vietnam for consumption, the origin thereof must be inscribed. In cases where the origin of Vietnamese exports is requested by foreign customers not to be inscribed, the inscription thereof shall be exempt until the end of December 31, 2002.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Commodity names:

- Names of cereals and farm produce shall be clearly inscribed in combination with their color or origin (if any). For example: rice CR 203, rice San Uu 63, hybrid maize LVN10, lotus peanut.

- For other cereal grains and farm produce seeds being local specialties, names of such goods may be followed by names of localities where they are produced, with a hyphen between them. For example: Tam thom rice - Hai Hau, lotus peanut - Nghe An;

- For cereal grains being special or peculiar commodities, the commodity names shall be inscribed first, which are followed by codes of breeds for producing such commodity, with a hyphen between them. For example: high-protein maize - HQ2000, high-protein rice - P6.

b/ Names and addresses of merchants responsible for commodities:

- For merchants producing cereal grains or farm produce and seeds directly selling their products, and trading or service merchants, they shall inscribe names and addresses of their organizations and individuals;

- If cereals are imported commodities or commodities sold by sale agents of foreign merchants, names of merchants responsible for commodities shall be the names of importing merchants or sale agents.

c/ Goods quanta:

For cereal grains, assorted farm produce seeds put up in packs, the commodity quantity being net weight in kilogram (kg) or gram (g) shall be inscribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For cereal grains and assorted farm produce seeds put up in packs, quality standards shall be inscribed according to quality grade of I, II or III (if any) together with the principal quality standards. For example: grade-I maize;

- For other genetically modified cereal grains and farm produce seeds, the phrase "genetically modified product" must be inscribed, for the customers’ choice.

e/ Date of manufacture, expiry and preservation methods:

- Date of manufacture: The month and year of harvesting commodity products must be clearly inscribed on packing. For example: Produced in October 2001;

- Use deadlines: Day, month and year being deadlines for use must be clearly inscribed;

- Preservation methods: Conditions for preservation.

f/ Use purposes:

It must be inscribed on the packing that the packed grains are commercial products, not for seeding.

g/ Commodity origin:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Merchants that produce commodity forest products and commodities processed from forest products, cereal grains and other farm produce seeds in packs attached with goods labels, which are allowed to be circulated and used in Vietnam, shall have to revise the labeling of their products under the Prime Minister’s Decision No.178/1999/QD-TTg of August 30, 1999 and Directive No.28/2000/CT-TTg of December 27, 2000, the Trade Ministry’s Circular No.34/1999/TT-BTM of December 15, 1999 and this Circular.

Merchants engaged in the import of forest products and commodities processed from forest products, cereal grains and other farm produce seeds in packs from foreign countries must notify suppliers of contents compulsory to be inscribed on labels of imported commodity products, in order to unify implementation methods.

This Circular takes effect as from January 1, 2002.

The previous regulations on labeling applicable to forest products, commodities processed from forest products, cereal grains and farm produce seeds in packs, which are contrary to this Circular, are hereby annulled.

Any difficulties or problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development for appropriate amendments and supplements.

 

 

FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
VICE MINISTER




Nguyen Van Dang

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 102/2001/TT-BNN ngày 26/10/2001 hướng dẫn thực hiện Quyết định 178/1999/QĐ-TTg về quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá lâm sản, hàng hoá chế biến từ lâm sản, hạt ngũ cốc và hạt nông sản các loại có bao gói do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.987

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.137.10
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!