Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 941c/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Trần Thị Nga
Ngày ban hành: 20/09/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 941c/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 20 tháng 9 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI DÂN TỘC THIỂU SỐ RẤT ÍT NGƯỜI RƠ MĂM TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025;

Thực hiện Công văn số 681/UBDT-ĐPI ngày 19/7/2017 của Ủy ban Dân tộc về việc thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ;

Xét đề nghị của Liên ngành: Ban Dân tộc - Sở Kế hoạch và Đầu tư - Sở Tài chính - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc thiểu số rất ít người Rơ Măm tỉnh Kon Tum đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Đề án) gồm các nội dung chủ yếu sau:

1. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực hiện

Đề án được triển khai thực hiện tại làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, nơi sinh sống tập trung của dân tộc Rơ Măm.

Thời gian thực hiện Đề án đến năm 2025, chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn I: 2017 - 2020; giai đoạn il: 2021 - 2025.

2. Mục tiêu:

Duy trì, phát triển và nâng cao vị thế của dân tộc Rơ Măm; giảm nghèo, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào Rơ Măm một cách bền vững nhằm giảm dần sự chênh lệch về khoảng cách phát triển với các dân tộc khác trong vùng; xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu tại làng Le nơi sinh sống tập trung của đồng bào dân tộc Rơ Măm; góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

3. Một số chỉ tiêu chủ yếu

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo 7% - 8%/năm. Hộ nghèo được xác định theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.

- Đến năm 2025 mức sống bình quân của dân tộc Rơ Măm tương đương với các dân tộc khác trong vùng, tăng số lượng cán bộ là người Rơ Măm tham gia trong hệ thống chính trị ở cơ sở.

- Đến năm 2025, làng Le có hệ thống cầu, đường giao thông đi khu sản xuất đi được các mùa trong năm để phục vụ đi lại và vận chuyển nông sản sau thu hoạch; có lớp học kiên cố, nhà công vụ cho giáo viên và nhà sinh hoạt cộng đồng; hệ thống điện, công trình nước tập trung, thủy lợi tưới tiêu đảm bảo phục vụ đời sống, sản xuất theo định hướng tiêu chí nông thôn mới; 100% số hộ gia đình được hỗ trợ phát triển sản xuất, khuyến nông, khuyến lâm.

4. Nội dung của Đề án:

4.1. Xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng làng Le phấn đấu theo định hướng tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trong đó:

- Đường giao thông: 06 công trình, kinh phí 23.850 triệu đồng.

- Cầu, cống: 02 công trình, kinh phí 9.200 triệu đồng.

- Công trình thủy lợi: 03 công trình, kinh phí 9.500 triệu đồng.

- Khai hoang đồng ruộng: 02 công trình, kinh phí 2.000 triệu đồng.

- Điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt: 01 công trình, kinh phí 4.300 triệu đồng.

- Nước sinh hoạt tập trung: 01 công trình, kinh phí 5.000 triệu đồng.

- Phòng học mầm non, tiểu học và trang thiết bị, kinh phí 1.860 triệu đồng.

- Nhà ở công vụ giáo viên và các công trình phụ trợ, kinh phí 2.600 triệu đồng.

- Các hạng mục công trình phụ trợ Nhà rông văn hóa làng Le, kinh phí 1.300 triệu đồng.

- Hỗ trợ khác (Làm mới cổng chào, Quy hoạch khu nghĩa trang dân tộc Rơ Măm,...), kinh phí 8.565 triệu đồng.

4.2. Hỗ trợ các điều kiện để phát triển sản xuất:

- Hỗ trợ phát triển sản xuất: 8.754 triệu đồng.

+ Hỗ trợ xây dựng 05 mô hình sản xuất, kinh phí 2.500 triệu đồng.

+ Hỗ trợ cây công nghiệp, lâm nghiệp (bời lời, cao su, cà phê...), kinh phí 1.280 triệu đồng.

+ Hỗ trợ cây lương thực hằng năm (lúa, ngô, sắn cao sản...), kinh phí 1.280 triệu đồng.

+ Hỗ trợ vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật các loại cho 128 hộ, kinh phí 1.024 triệu đồng.

+ Hỗ trợ gia súc (trâu, bò, dê), gia cầm và vắc xin cho 128 hộ, kinh phí 1.280 triệu đồng.

+ Hỗ trợ chuồng trại và ao nuôi thủy sản cho 128 hộ, kinh phí 640 triệu đồng.

+ Hỗ trợ mua sắm máy móc, công cụ, dụng cụ sản xuất, kinh phí 750 triệu đồng.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất: 256 triệu đồng.

+ Tổ chức 03 lớp tập huấn về kiến thức sản xuất, kinh phí 90 triệu đồng.

+ Hỗ trợ tổ chức tham quan học tập cho cộng đồng, kinh phí 150 triệu đồng.

+ Hỗ trợ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, kinh phí 16 triệu đồng.

4.3. Hỗ trợ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tuyền thống đặc sắc, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào:

- Nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng bộ chữ cái và biên soạn từ điển ngôn ngữ của dân tộc Rơ Măm, kinh phí 500 triệu đồng.

- Hỗ trợ bảo tồn nghề dệt truyền thống và đan lát, kinh phí 1.180 triệu đồng.

- Hỗ trợ phục dựng 04 lễ hội truyền thống/năm, kinh phí 600 triệu đồng.

- Hỗ trợ khôi phục chế tác nhạc cụ, trang phục dân tộc: 300 triệu đồng.

- Hỗ trợ trang thiết bị cho nhà rông văn hóa: 130 triệu đồng.

- Hỗ trợ thành lập và duy trì đội văn nghệ làng: 145 triệu đồng.

- Hỗ trợ 01 điểm bảo tồn kiến trúc, văn hóa truyền thống, kinh phí 5.000 triệu đồng.

4.4. Hỗ trợ đào tạo, sử dụng cán bộ và xây dựng hệ thống chính trị: Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc Rơ Măm tại các cơ quan, đơn vị địa phương. Kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng 160 triệu đồng.

4.5. Hỗ trợ về giáo dục và y tế: Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ hiện hành về giáo dục và y tế. Tổng kinh phí 5.683 triệu đồng.

5. Kinh phí thực hiện Đề án: Tổng kinh phí: 90.883 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 88.670 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 66.975 triệu đồng; vốn sự nghiệp 21.695 triệu đồng); nguồn vốn lồng ghép các chính sách khác: 2.213 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 1.200 triệu đồng; vốn sự nghiệp 1.013 triệu đồng).

6. Cơ chế thực hiện: Trường hợp đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ cùng một nội dung thì chỉ được hưởng chính sách cao nhất.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ban Dân tộc

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, chỉ đạo và trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

- Trên cơ sở Đề án được duyệt, tổng hợp, xây dựng dự toán ngân sách hàng năm và cả giai đoạn thực hiện Đề án, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

- Tổ chức thực hiện, kiểm tra, theo dõi, đánh giá kết quả việc thực hiện Đề án; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện Đề án, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Dân tộc.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Ban Dân tộc tham mưu cấp có thẩm quyền tiếp nhận các nguồn lực từ Trung ương, bố trí vốn đầu tư phát triển cho các địa phương thực hiện các chính sách theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp theo kế hoạch hàng năm thực hiện các chính sách theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nội vụ tham gia thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

5. Ủy ban nhân dân huyện Sa Thầy:

- Giao Phòng Dân tộc là đơn vị đầu mối chủ trì, phối hợp với các phòng, ban có liên quan phối hợp với Ban Dân tộc trong việc tuyên truyền, vận động, chỉ đạo thực hiện Đề án.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân xã Mô Rai lồng ghép các nguồn kinh phí thuộc các chính sách, chương trình, dự án trên địa bàn, triển khai thực hiện các Dự án thành phần.

6. Ủy ban nhân dân xã Mô Rai, huyện Sa Thầy phối hợp với Ban Dân tộc trong việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn xã; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để người dân thực hiện các mục tiêu của Đề án.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân Sa Thầy; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Mô Rai và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Ủy ban Dân tộc (b/c);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (b/c);
- Bộ Tài chính (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- CVP, các PVP UBND tỉnh;
-
Lưu: VT, KGVX1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thị Nga

 

ĐỀ ÁN

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI DÂN TỘC THIỂU SỐ RẤT ÍT NGƯỜI RƠ MĂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2015

Phần I

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG, SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA DÂN TỘC RƠ MĂM:

1. Điều kiện tự nhiên:

Xã Mô Rai là xã vùng cao, biên giới của huyện Sa Thầy (tổng diện tích tự nhiên toàn xã 58.552,26 ha), cách trung tâm tỉnh Kon Tum khoảng 103 km, cách trung tâm huyện Sa Thầy 65 km, có quốc lộ 14C chạy qua, từ trung tâm huyện Sa Thầy đến xã theo đường tỉnh lộ 675 và 674 nối liền quốc lộ 14C chạy dọc theo xã, dân cư tập trung dọc theo đường quốc lộ 14C. Phía nam giáp xã la Dom của huyện la LPDrai, phía bắc giáp xã Rờ Kơi, phía đông giáp các xã Sa Sơn, Ya Xiêr, Ya Tăng của huyện Sa Thầy, phía tây giáp với nước bạn Cam Pu Chia có đường biên giới dài khoảng 22 km. Toàn bộ xã Mô Rai là vùng cao, độ cao trung bình là từ 500m đến 1.500m so với mực nước biển.

- Địa hình cư trú của đồng bào dân tộc Rơ Măm tại làng Le nằm trên trục đường chính của xã, đồng thời cũng là trục đường Quốc lộ 14C; vị trí làng cách trung tâm xã khoảng 1km về hướng Tây, gần biên giới Việt Nam - CamPuChia, dân cư sinh sống tập trung thành làng riêng không có dân tộc khác xen vào và nằm trong vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên ChưMoRay; địa hình phức tạp, chia cắt nhiều, dân cư thưa thớt, giao thông đi lại rất khó khăn chủ yếu hoạt động vào mùa khô.

- Khí hậu, đất đai: làng Le chịu ảnh hưởng chung của khu vực xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, khí hậu một năm có 2 mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Theo quy hoạch phát triển xã Mô Rai có quỹ đất tương đối lớn, nhiều vị trí có khả năng khai hoang sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm. Nhìn chung về điều kiện khí hậu và đất đai cơ bản thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, phù hợp với các cây lương thực và hoa màu như: lúa ruộng, sắn, ngô lai; phù hợp với trồng cây cọng nghiệp như: cao su, bời lời, điều; phù hợp với chăn nuôi đại gia súc như: trâu, bò, dê.

- Tài nguyên thiên nhiên: Địa bàn xã Mô Rai nằm trong khu vực bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Ray nên có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng với nhiều loại động vật và thực vật quý hiếm đang được bảo vệ; trên địa bàn xã có một con sông chính là sông Sa Thầy chảy dọc theo địa bàn cư trú các khu dân cư, có lượng nước phong phú quanh năm, ngoài ra còn có hệ thống các con suối nhỏ, có nhiều vị trí thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ đáp ứng nhu cầu tưới tiêu sản xuất.

2. Về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng:

2.1. Về tình hình kinh tế, xã hội:

Trước đây, sản xuất của đồng bào dân tộc Rơ Măm chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lúa rẫy là chính, hình thức canh tác còn lạc hậu: chọc, tỉa trồng lúa, mỳ, bắp (ngô) với năng suất và sản lượng rất thấp chủ yếu phục vụ gia đình; dụng cụ sản xuất thô sơ, trình độ canh tác còn lạc hậu chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên là chính. Hiện nay, đồng bào dân Rơ Măm đã biết làm ruộng nước 02 vụ và ứng dụng các các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất các loại cây trồng, vật nuôi được cải thiện rõ rệt (trồng cây công nghiệp như cao su, bời lời, cây điều, chăn nuôi...).

Toàn xã Mô Rai có 12 thôn, làng (trong đó, gồm 7 làng đồng bào dân tộc tại chỗ: làng Le, Rẽ, Xộp, Grập, Tang, Kđin, Kênh và 5 thôn dân tộc từ nơi khác di cư đến mới được thành lập sau này: la Tri, Ia Lân, la Mang, Ia Rên, Ia Bong). Dân số có đến cuối năm 2016 là 1.268 hộ/4.555 khẩu, gồm có 02 dân tộc chính đang sinh sống là Gia Rai và Rơ Măm, ngoài ra còn có bộ phận nhỏ là người kinh và các dân tộc thiểu số khác là công nhân của các đội sản xuất thuộc đơn vị kinh tế quốc phòng 78; trong đó: số hộ nghèo là 417 hộ, chiếm tỷ lệ 30,8% so với tổng số hộ toàn xã, hộ cận nghèo là 354 hộ, chiếm tỷ lệ 26,22% so với tổng số hộ toàn xã.

Đồng bào dân tộc Rơ Măm sống tập trung chủ yếu tại làng Le với 128 hộ/470 khẩu (trên địa bàn toàn xã là 143 hộ/532 khẩu); số hộ nghèo dân tộc Rơ Măm là 51 hộ/182 khẩu, chiếm tỷ lệ 39,84% so với tổng số hộ toàn thôn và chiếm 12,23% so với tổng số hộ nghèo toàn xã; số hộ cận nghèo 56 hộ/184 khẩu, chiếm tỷ lệ 43,75% so với tổng số hộ toàn thôn và chiếm 15,82% so với tổng số hộ cận nghèo toàn xã (hộ nghèo, cận nghèo tại thời điểm cuối năm 2016, theo tiêu chí tiếp cận đa chiều).

2.2. Về an ninh quốc phòng: Công tác an ninh quốc phòng trên địa bàn xã luôn được giữ vững, công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu được thực hiện tốt. Trên địa bàn không có đối tượng truyền đạo trái phép, không có đối tượng xấu gây mất trật tự.

II. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:

Các nội dung đầu tư hỗ trợ của dự án trong giai đoạn 2005-2010 đã góp phần nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc Rơ Măm, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, ổn định cuộc sống; con em được đến trường đầy đủ, học tập được thuận lợi; y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân tốt hơn; tiếp tục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc và dần dần xoá bỏ các hủ tục lạc hậu. Qua đó, tạo đà cho sự phát triển của dân tộc Rơ Măm ở các giai đoạn tiếp theo, nhằm hòa nhập và cùng phát triển kịp với các dân tộc khác trên địa bàn, góp phần đảm bảo an ninh chính trị trong khu vực. Qua 5 năm triển khai thực hiện dự án đến nay, dân tộc Rơ Măm đã có những thay đổi về cơ bản: được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng, năng lực sản xuất phát triển, đời sống được nâng cao, giáo dục con em trong độ tuổi đến trường đạt tỷ lệ theo yêu cầu và chất lượng từng bước được nâng lên, về chăm sóc sức khỏe được đảm bảo, dân số tăng, thôn làng được đổi mới theo tiêu chí nông thôn mới.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại hạn chế như: Về nội dung hỗ trợ sản xuất, khi phê duyệt chỉ có hỗ trợ kinh phí cho một cán bộ khuyến nông và công tác tập huấn, giống cây trồng vật nuôi, phân bón, đất sản xuất quá ít... vì vậy chỉ đảm bảo nhu cầu sinh sống hàng ngày của người dân. Về hỗ trợ văn hóa thực hiện chưa đi vào chiều sâu, chỉ thực hiện đầu tư, hỗ trợ xây dựng nhà Rông văn hóa, tổ chức lễ hội và sinh hoạt cộng đồng (01 năm đầu) chưa có đầu tư hỗ trợ nghiên cứu, sưu tầm về tiếng nói, chữ viết, các điệu múa, hát, cồng chiêng, trang phục, nhà ở truyền thống của người dân tộc Rơ Măm. Mức hỗ trợ học sinh thấp, số lượng học sinh tăng thêm tự nhiên hàng năm chưa được tính đến nên gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Trình độ dân trí của người dân tộc Rơ Măm còn thấp nên hạn chế trong quá trình chuyển giao kỹ thuật mới, thâm canh tăng vụ trong sản xuất ruộng nước; một số hộ thiếu tích cực trong lao động sản xuất làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiếp cận, bị ảnh hưởng bởi các hủ tục lạc hậu và phương thức sản xuất du canh du cư tồn tại lâu nay. Về y tế, đã hỗ trợ chi phí đào tạo cho 01 cán bộ y tế tại thôn tuy nhiên do dự án giai đoạn trước đã kết thúc nên không có kinh phí hỗ trợ, phụ cấp hằng tháng vì vậy cán bộ y tế không thực hiện nhiệm vụ do đó không phát huy được hiệu quả đào tạo; tình trạng hôn nhân cận huyết thống đã có những chuyển biến tích cực, người Rơ Măm đã đi lấy vợ, lấy chồng là dân tộc khác, tuy nhiên tình trạng hôn nhân cận huyết thống vẫn chưa được giải quyết dứt điểm do đó chất lượng dân số, nguồn nhân lực vẫn chưa được cải thiện nhiều, về hạ tầng, dự án giai đoạn trước cũng như các chương trình chính sách khác được triển khai thực hiện trên địa bàn thôn chủ yếu chỉ mới hoàn thiện đường nội thôn, và một số công trình hạ tầng phục vụ sản xuất, văn hóa... tuy nhiên đến nay cùng đã xuống cấp, hư hỏng, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của người dân làng Le Rơ Măm. Khu vực sinh sống của người Rơ Măm địa hình chia cắt, giao thông đi lại hết sức khó khăn, nhất là vào mùa mưa, vì vậy việc triển khai thực hiện các chính sách gặp nhiều khó khăn.

Xuất phát từ những khó khăn như đã nêu trên trong giai đoạn 2016-2025 việc xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho dân tộc Rơ Măm là rất cần thiết để tiếp tục duy trì, phát triển và nâng cao vị thế của dân tộc Rơ Măm; giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào Rơ Măm một cách bền vững nhằm giảm dần sự chênh lệch về khoảng cách phát triển với các dân tộc khác trong vùng.

III. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:

- Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

- Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025.

- Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ Quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người.

- Công văn số 681/UBDT-ĐPI ngày 19/7/2017 của Ủy ban Dân tộc về việc thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

- Công điện số Công điện số 976/CĐ-UBDT ngày 15/9/2017 về việc gửi Đề án thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg , Quyết định số 2086/QĐ-TTg ;

- Công văn số 1500/VP-KGVX ngày 26/7/2017 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai Công văn số 681/UBDT-ĐPI ngày 19/7/2017 của Ủy ban Dân tộc.

- Công văn số 1963/VP-KGVX ngày 18/9/2017 của Văn phòng UBND tỉnh về việc triển khai Công điện số 976/CĐ-UBDT ngày 15/9/2217 của Ủy ban Dân tộc;

- Công văn số 2616-CV/VPTU, ngày 20/9/2017 của Văn phòng Tỉnh ủy Kon Tum về việc phê duyệt và gửi các Đề án thực hiện Quyết định số 2085/QĐ- TTg và Quyết định số 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Phần thứ II

THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI CỦA DÂN TỘC RƠ MĂM HIỆN NAY

Trong giai đoạn 2005-2010 Ủy ban Dân tộc đã phê duyệt Dự án Hỗ trợ, phát triển đối với dân tộc Rơ Măm(1) với tổng kinh phí là 9.589,7 triệu đồng (vốn ĐTPT: 8.076,56 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 1.073,7 triệu đồng, chi phí khác: 439,5 triệu đồng), kinh phí thực hiện 9.414,8 triệu đồng, đạt 98,17% về kinh phí. Ngoài ra đã và đang triển khai thực hiện một số chương trình, chính sách khác trên địa bàn thôn làng Le nơi có đồng bào dân tộc Rơ Măm đang sinh, cụ thể như sau:

1. Đầu tư cơ sở hạ tầng:

Từ năm 2005 trở về trước giao thông nội vùng, đường vào khu sản xuất của đồng bào dân tộc Rơ Măm chủ yếu là đường mòn, đường đất điều kiện đi lại rất khó khăn; trường học tạm bằng gỗ hoặc đã được đầu tư xây dựng nhưng đã hư hỏng, xuống cấp; hệ thống thủy lợi được đầu tư nhưng đã hư hỏng, hệ thống kênh mương nội đồng chưa được đầu tư đồng bộ. Nhìn chung cơ sở hạ tầng tại làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy từ trước năm 2005 đã có sự đầu tư nhưng chưa đáng kể, cơ sở hạ tầng còn yếu kém.

Từ khi dự án hỗ trợ, phát triển dân tộc Rơ Măm được Ủy ban Dân tộc phê duyệt, qua 5 năm triển khai thực hiện (2005-2010) cơ sở hạ tầng đã được đầu tư tương đối đồng bộ như: thâm nhập nhựa đường giao thông nội vùng cấp 5 miền núi 2,7 km, kinh phí thực hiện 5.174,6 triệu đồng; xây dựng mới 0,8km đường giao thông vào khu sản xuất với kinh phí thực hiện: 1.556,0 triệu đồng; xây dựng 01 công trình trường học mầm non với tổng kinh phí thực hiện 249,48 triệu đồng; xây dựng 01 nhà rông văn hóa với tổng kinh phí thực hiện 119,53 triệu đồng. Ngoài ra, thực hiện đề án phát triển giáo dục đối với dân tộc Rơ Măm giai đoạn 2010-2015 theo Quyết định 2123/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đã đầu tư xây dựng điểm trường tiểu học tại làng Le, xã Mô Rai 02 phòng học, 01 nhà công vụ có 04 phòng, 01 công trình nhà vệ sinh, 01 sân bêt ông 200 m2, 01 giếng nước. Nhìn chung cơ sở hạ tầng đã được đầu tư cơ bản đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu, từ đó đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, miền núi, thay đổi về kinh tế - xã hội trong khu vực dân tộc Rơ Măm đang sinh sống; tạo điều kiện cho người dân đi lại phục vụ sản xuất, vận chuyển nông sản phẩm sau khi thu hoạch được thuận lợi hơn, góp phần phát triển sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc Rơ Măm.

Tuy nhiên, hiện nay một phần do xuất phát từ nhu cầu về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh của nhân dân tăng lên do tăng quy mô dân số, một số người dân đã đưa cơ giới hóa vào trong sản xuất, đòi hỏi hạ tầng phải đáp ứng, một phần do các công trình đã đầu tư lâu ngày dẫn đến tình trạng xuống cấp cần nâng cấp, sửa chữa, duy tu bảo dưỡng. Tuy nhiên các nguồn lực của các Chương trình, dự án từ Ngân sách Trung ương đến địa phương còn hạn chế, vì vậy cần có nguồn vốn đế đầu tư xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa một số công trình phục vụ sản xuất, dân sinh trên địa bàn làng Le, xã Mô Rai, nơi bà con đồng bào dân tộc Rơ Măm sinh sống.

2. Điều kiện sản xuất:

Từ năm 2005 trở về trước loại hình kinh tế chủ yếu của đồng bào dân tộc Rơ Măm là sản xuất nông nghiệp, trước đây phương thức sản xuất chủ yếu bằng thủ công theo hình thức phát, đốt, chọc trỉa tự cung tự cấp, dụng cụ sản xuất thô sơ, trình độ canh tác còn lạc hậu chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên là chính; diện tích đất sản xuất còn rất ít chủ yếu là tự phát rừng làm nương rẫy; tổng diện tích đất sản xuất là 88,8 ha, trong đó có 3 ha ruộng nước 2 vụ và 80 ha đất sản xuất nà, rẫy chủ yếu trồng các loại cây lương thực hàng năm như mì, ngô, lúa rẫy và một số loại hoa màu khác, 5 ha cây công nghiệp, do chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất các loại cây trồng, hoa màu rất thấp.

Sau khi triển khai dự án đầu tư hỗ trợ trong giai đoạn 2006-2010, dự án đã hỗ trợ khai hoang mở rộng diện tích đất sản xuất cho dân với tổng diện tích đất trồng cây hàng năm là 132 ha, trong đó: đất trồng lúa nước là 20,4 ha, lúa rẫy 35 ha, cây mì 76,8 ha, cây cao su 20 ha đưa diện tích đất trồng cây hàng năm bình quân 0,31 ha/người; diện tích khoanh nuôi, giao khoán bảo vệ rừng trên 2.000 ha, bình quân 28 ha/hộ. Thông qua các nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất của dự án như: tổ chức lập các mô hình trình diễn, hỗ trợ các loại cây, con giống (giống cây trồng hàng năm và cây lâu năm), hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu...; hỗ trợ dụng cụ sản xuất như: máy cày tay, máy tuốt lúa có động cơ, bình bơm thuốc trừ sâu, máy xay xát gạo, cử cán bộ khuyến nông khuyến lâm trực tiếp hướng dẫn bà con nên hiện nay đồng bào Rơ Măm đã biết làm ruộng nước 02 vụ, phát triển diện tích cây công nghiệp dài ngày và đã ứng dụng các các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất các loại cây trồng, vật nuôi được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, hiện nay một số diện tích đất ruộng của người dân đã bị ảnh hưởng của cơn bão số 9 năm 2009 làm đất, cát bồi lấp không sử dụng được, hiện nay diện tích đất ruộng lúa nước 02 vụ còn rất ít đã ảnh hưởng đến điều kiện sản xuất của dân tộc Rơ Măm.

3. Thu nhập và mức sống:

Năm 2005, nguồn thu nhập chủ yếu của dân tộc Rơ Măm dựa vào diện tích lúa 01 vụ, lúa rẫy và các loại cây hoa màu khác, vì vậy mức thu nhập rất thấp; tỷ lệ hộ đói, nghèo cao toàn thôn có 70 hộ nghèo/84 hộ, chiếm tỷ lệ 83% tổng số hộ toàn thôn;

Từ sau khi dự án giai đoạn 2006-2010 hoàn thành đến nay, nguồn thu nhập dựa vào diện tích đất trồng lúa nước, lúa rẫy, trồng sắn, một số hộ trồng cao su đến nay đã có thu hoạch, một số hộ tham gia làm công nhân cho Công ty 78; tổng lương thực bình quân đầu người của dân tộc Rơ Măm là 300kg thóc/người/năm; thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2016 khoảng từ 8- 8,5 triệu đồng/người/năm.

4. Điều kiện sống bản:

Nhà ở của dân tộc Rơ Măm trước năm 2005 hầu hết là nhà tạm bợ bằng tranh tre, nứa lá hoặc nhà khung gỗ vách ván nhưng đã mục nát, trong đó còn một số hộ thiếu đất ở, nhà ở phải ở chung với bố mẹ; hệ thống điện lưới quốc gia đã được kéo đến các thôn trên địa bàn xã nhưng đa số các hộ dân tộc Rơ Măm không có điều kiện để kéo điện về nhà; nước sinh hoạt người dân chủ yếu sử dụng nước từ giếng đào nhưng số lượng giếng rất ít không đảm bảo được nhu cầu sử dụng của người dân (ở làng Le 10 giếng/84 hộ), vẫn còn tình trạng người dân đi lấy nước ở các khe suối, giọt nước về sử dụng.

Sau khi dự án triển khai thực hiện đã hỗ trợ làm mới 35 căn nhà khung gỗ, vách ván, mức hỗ trợ 10 triệu đồng/nhà, hỗ trợ sửa chữa 50 căn mức hỗ trợ 2 triệu đồng/nhà; xây dựng 85 giếng nước sinh hoạt với tổng kinh phí thực hiện 1.212,07 triệu đồng; hỗ trợ mắc điện cho 30 hộ kinh phí thực hiện 15 triệu đồng. Nhìn chung sau khi kết thúc dự án đầu tư, hỗ trợ dân tộc Rơ Măm năm 2010, cùng với một số chương trình chính sách khác như Chương trình 167, nhà Đại đoàn kết, Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg thì hầu hết các hộ đã ổn định định canh định cư, nhà ở kiên cố, khang trang (trừ những hộ mới phát sinh sau dự án do mới tách hộ), đã có trên 95% số hộ đã có điện thắp sáng từ điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay về nhà ở do xây dựng đã khá lâu (nhà sửa chữa từ giai đoạn trước) đến nay có một số nhà đã xuống cấp cần sửa chữa, bên cạnh đó có nhiều hộ mới tách hộ nhưng do điều kiện khó khăn chưa có nhà ở hoặc có nhà ở tạm bợ cần có sự đầu tư, hỗ trợ của nhà nước; về điện sinh hoạt, đến nay cơ bản các hộ đã có điện lưới phục vụ sản xuất và đời sống, tuy nhiên về lâu dài cần phải có một trạm hạ thế riêng tại làng Le để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của bà con; về nước sinh hoạt, hiện nay bà con cơ bản đã dùng nước giếng để sinh hoạt hằng ngày, tuy nhiên một số giếng đào đã lâu cần phải được hỗ trợ nạo vét, hơn nữa quy mô dân số ngày càng tăng cho nên nhu cầu về sử dụng nguồn nước sinh hoạt cũng tăng theo, vì vậy cần có sự đầu tư, hỗ trợ của nhà nước để xây dựng thêm một số giếng khoan đế phục vụ cho bà con.

5. Về giáo dục:

Trong giai đoạn 2006-2010, dự án đã bố trí kinh phí hỗ trợ cho học sinh các cấp học của dân tộc Rơ Măm với tổng kinh phí thực hiện là 231,9 triệu đồng; mức hỗ trợ cho học sinh các cấp như sau: đối với các cháu mầm non 30.000 đồng/cháu/tháng, học sinh tiểu học 45.000 đồng/học sinh/tháng, học sinh THCS và THPH 160.000 đồng/học sinh/tháng và hỗ trợ đồ dùng học tập với tống kinh phí thực hiện 59,41 triệu đồng. Hiện nay, tỷ lệ huy động học sinh dân tộc Rơ Măm các cấp đến lớp và duy trì sỉ số ổn định đạt 98,2%; năm học 2016- 2017, bậc Mầm non có 39 em, sĩ số chuyên cần là 97%; bậc Tiểu học có 60 em, sỹ số chuyên cần đạt >98%; công tác pho cập Tiểu học và Trung học cơ sở đối với dân tộc Rơ Măm đến nay đã hoàn thành; số người Rơ Măm biết chữ chiếm tỷ lệ 77,58% và 100% người dân tộc Rơ Măm biết tiếng phổ thông; con em hộ nghèo đồng bào dân tộc Rơ Măm được nhà nước hỗ trợ chế độ theo Quyết định 2123/QĐ-TTg , ngày 22/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ với định mức: bậc Mầm non là 363.000 đồng/em/tháng; bậc Tiểu học và Trung học cơ sở là 726.000 đồng/em/tháng. Ngoài ra đang triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc Rơ Măm như: ưu tiên tuyển sinh ở các bậc, cấp học theo nhu cầu, xét tuyển thắng, cử tuyến đã đạt được một số kết quả như: 100% trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi được học tại các điểm trường mầm non công lập tại các thôn, làng; 100% học sinh tiểu học được học tại các điểm trường, trường tiểu học công lập; từ năm học 2011-2012 đến năm học 2014-2015 có 85 lượt học sinh tiểu học, 117 lượt học sinh THCS vào học trường PTDTBT, 25 lượt học sinh học trường PT DTNT huyện, 83 lượt học sinh học tại trường PT DTNT tỉnh, 04 học sinh học trường Cao đẳng kinh tế Kon Tum và 01 học sinh thi đậu vào đại học; triển khai kịp thời, đầy đủ chính sách hỗ trợ về học tập đối với trẻ em, học sinh, sinh viên con hộ nghèo theo quy định: từ năm học 2011- 2012 đến năm học 2014-2015 có 472 lượt đối tượng được thụ hưởng.

Qua kết quả thực hiện dự án, nhờ có công tác tuyên truyền, vận động của các cấp, các ngành và nguồn kinh phí hỗ trợ của dự án và các chính sách khác số trẻ em ở độ tuổi đến trường được huy động đạt khá cao, không còn tình trạng trẻ em bỏ học như trước đây.

6. Về y tế và chất lượng dân số:

- Về y tế: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế được quan tâm, 01 cán bộ y tế thôn của làng Le đã được đào tạo cơ bản theo yêu cầu đối với y tế thôn, bản với thời gian đào tạo là 9 tháng, mức phụ cấp được hỗ trợ 575 ngàn đồng/tháng, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho bà con tại thôn. Ngoài ra đang triển khai thực hiện chính một số chính sách khác như: chính sách DS-KHHGĐ đối với dân tộc Rơ Măm được sinh con thứ 3 mà không vi phạm chính sách DS-KHHGĐ theo quy định tại Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 8/3/2010 của chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số; chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số theo quy định tại Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của Chính phủ; Chính sách bảo hiểm y tế: được ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế; chính sách hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh theo Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo.

- Về chất lượng dân số: Trước năm 2005, tổng số dân tộc Rơ Măm có 84 hộ với 332 nhân khẩu; đến tháng 8 năm 2017, tổng số dân tộc Rơ Măm có 128 hộ/470 khẩu (trên địa bàn toàn xã là 143 hộ/532 khẩu). Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm (tính cho giai đoạn từ 2011-2015) là 28,47‰/năm (bình quân 13,2 trẻ/năm); tỷ suất chết bình quân hằng năm (tính cho giai đoạn từ 2011- 2015) là 3,9‰/năm (bình quân 1,8 người/năm); tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng bình quân hàng năm (tính cho giai đoạn từ 2011-2015) là 22,83%/năm (bình quân 11,2 trẻ/năm).

7. Về văn hóa, thông tin:

Cũng như các dân tộc anh em khác cùng chung sống trên mảnh đất Kon Tum, di sản văn hóa truyền thống của người Rơ Măm rất phong phú, đa dạng và đặc sắc với nhiều loại hình khác nhau2, không những tạo nên bản sắc riêng vốn có của người Rơ Măm mà còn góp phần vào dự đa dạng trong thống nhất của nền văn hóa Việt Nam đậm đà, bản sắc dân tộc. Trong đó, phải kể đến những giá trị văn hóa tiêu biểu, mang tính đặc trưng của người Rơ Măm, như: Hệ thống các lễ hội liên quan vòng đời người (lễ bỏ mả), liên quan sản xuất nông nghiệp, liên quan đến cộng đồng; nghề thủ công truyền thống; kiến trúc dân gian truyền thống.... Trong những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của người Rơ Măm đã được chú trọng, như: Tổ chức kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể; sưu tầm, phục dựng, xuất bản các ấn phẩm liên quan đến lễ hội truyền thống như: lễ mừng lúa mới, lễ đưa lúa vào kho, lễ bổ mả, lễ cưới truyền thống; tổ chức lớp truyền dạy về dân ca; hỗ trợ trang phục truyền thống.. ..Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức của người Rơ Măm về giá trị và công tác bảo tồn văn hóa truyền thống, góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người Rơ Măm đến với du khách.

Thực hiện chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình, Nhà nước đã đầu tư trạm thu phát sóng truyền hình cho xã Mô Rai huyện Sa Thầy vùng phủ sóng bao trùm làng Le nơi đồng bào Rơ Măm sinh sống. Hiện trạm thu phát truyền hình đang hoạt động tốt, chất lượng thu phát sóng đáp ứng yêu cầu của đồng bào. Chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình còn cấp miễn phí phương tiện nghe nhìn cho đồng bào dân tộc, trong đó dự án hỗ trợ, phát triển dân tộc Rơ Măm đã hỗ trợ 02 bộ chảo thu DTH, Ti vi 29 inch, âm li, loa, Micro, kinh phí thực hiện 15 triệu đồng. Hỗ trợ 150 triệu đồng để tổ chức tuyên truyền, mua trang phục truyền thống, cồng chiêng và phục dựng, tổ chức một số lễ hội truyền thống (người dân tự trích một phần kinh phí tổ chức lễ hội để mua 01 bộ cồng chiêng và 20 bộ trang phục). Ngoài ra, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã triển khai thực hiện một số nội dung như: Phục dựng Lễ bỏ mả, triển khai năm 2013, từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia, với tổng kinh phí là 100 triệu đồng; Phục dựng Lễ mừng lúa mới triển khai năm 2014, từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, với tổng kinh phí là 100 triệu đồng; Phục dựng và xuất bản sách Lễ cưới truyền thống, triển khai năm 2015, từ nguồn kinh phí bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc rất ít người (dưới 10.000 người) theo Quyết định số 1270/QĐ-TTg , ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020, với tổng kinh phí là 187,985 triệu đồng; Xuất bản sách Lễ mừng lúa mới của dân tộc Rơ Măm ở Kon Tum, triển khai năm 2015, từ nguồn kinh phí bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc rất ít người (dưới 10.000 người) theo Quyết định số 1270/QĐ-TTg , ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020, với tổng kinh phí là 52 triệu đồng;

Tuy nhiên, do sự tác động, ảnh hưởng mặt trái của sự phát triển xã hội, nhiều loại hình di sản văn hóa truyền thống đặc sắc của người Rơ Măm vẫn đang bị mai một, biến dạng, cụ thể như: Kiến trúc nhà ở3, nhà rông; kết cấu không gian làng; nghề dệt truyền thống4, ngôn ngữ5, luật tục, nghệ thuật trình diễn dân gian, trí thức dân gian (trang phục truyền thống6...Chính điều này, đặt ra nhiều thách thức, yêu cầu cấp thiết trong các dự án tiếp theo thực hiện công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc Rơ Măm trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

8. Về hệ thống chính trị sở:

- Hệ thống chính trị cơ sở: Dân tộc Rơ Măm có số người tham gia trong bộ máy chính quyền cấp xã khá đông (09 người). Ngoài ra còn có người công tác ở các đơn vị cấp huyện, tỉnh, các đơn vị lực lượng vũ trang, có cán bộ nguyên là Đại biểu Quốc hội của tỉnh.

- Xây dựng Đảng: Đảng bộ xã Mô Rai có 14 chi bộ với tổng số Đảng viên là 139 người, trong đó người dân tộc Rơ Măm sinh sống tại làng Le có 1 chi bộ/14 đảng viên, tổ chức Đoàn TNCSHCM của thôn cũng là chi đoàn mạnh của xã.

Phần III

NỘI DUNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI DÂN TỘC RƠ MĂM TỈNH KON TUM NĂM 2025

I. MỤC TIÊU ĐỀ ÁN:

1. Mục tiêu chung: Duy trì, phát triển và nâng cao vị thế của dân tộc Rơ Măm; giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào Rơ Măm một cách bền vững nhằm giảm dần sự chênh lệch về khoảng cách phát triển với các dân tộc khác trong vùng; xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu tại làng Le nơi sinh sống tập trung của đồng bào dân tộc Rơ Măm; góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo 7% - 8%/năm7, hộ nghèo được xác định theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.

- Đến năm 2025 mức sống bình quân của dân tộc Rơ Măm tương đương với các dân tộc khác trong vùng, tăng số lượng cán bộ là người Rơ Măm tham gia trong hệ thống chính trị ở cơ sở.

- Đến năm 2025, tại khu vực làng Le có hệ thống cầu, đường giao thông đi khu sản xuất đi được các mùa trong năm để phục vụ đi lại và vận chuyển nông sản sau thu hoạch; có lớp học kiên cố, nhà công vụ cho giáo viên và nhà sinh hoạt cộng đồng; hệ thống điện, công trình nước tập trung, thủy lợi tưới tiêu đảm bảo phục vụ đời sống, sản xuất theo định hướng tiêu chí nông thôn mới; 100% số hộ gia đình được hỗ trợ phát triển sản xuất, khuyến nông, khuyến lâm.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN:

1. Đối tượng, phạm vi áp dụng: Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người Rơ Măm; địa bàn thực hiện tại làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, nơi sinh sống tập trung của dân tộc Rơ Măm.

2. Thời gian thực hiện: Thời gian thực hiện Đề án là 08 năm (2018 - 2025), chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn I: 2018 - 2020; giai đoạn II: 2021 - 2025.

III. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI DÂN TỘC RƠ MĂM ĐẾN NĂM 2025:

1. Xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng làng Le phấn đấu theo định hướng tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tổng kinh phí: 68.175 triệu đồng, trong đó:

1.1. Đường giao thông: 06 công trình; kinh phí 23.850 triệu đồng8

1.2. Cầu, cống: 02 công trình; kinh phí 9.200 triệu đồng9.

1.3. Công trình thủy lợi: 03 công trình; kinh phí 9.500 triệu đồng.

1.4. Khai hoang đồng ruộng: 02 công trình; kinh phí 2.000 triệu đồng.

1.5. Điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt: 01 công trình; kinh phí 4.300 triệu đồng.

1.6. Nước sinh hoạt hợp vệ sinh: 01 công trình; kinh phí 5.000 triệu đồng10.

1.7. Lớp học: 01 công trình; kinh phí 1.400 triệu đồng.

1.8. Nhà ở công vụ giáo viên: 01 công trình; kinh phí 1.000 triệu đồng.

1.9. Nhà rông văn hóa: kinh phí 1.300 triệu đồng11.

1.10. Hỗ trợ khác: kinh phí 10.625 triệu đồng12.

2. Hỗ trợ các điều kiện để phát triển sản xuất: Tổng kinh phí 9.010 triệu đồng, trong đó:

2.1. Hỗ trợ phát triển sản xuất: 8.754 triệu đồng.

- Hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất và nhân rộng mô hình: 05 mô hình; kinh phí 2.500 triệu đồng13.

- Hỗ trợ cây công nghiệp, lâm nghiệp (Bời lời, cao su, cà phê...); kinh phí 1.280 triệu đồng14

- Hỗ trợ cây lương thực hằng năm (lúa, ngô, sắn cao sản...); kinh phí 1.280 triệu đồng15

- Hỗ trợ vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật các loại; kinh phí 1.024 triệu đồng16.

- Hỗ trợ gia súc (trâu, bò, dê), gia cầm và vắc xin: 10 trđ/hộ; kinh phí 1.280 triệu đồng17.

- Hỗ trợ chuồng trại và ao nuôi thủy sản: 2.560 m2; kinh phí 640 triệu đồng18.

2.2. Hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất: 256 triệu đồng

- Tổ chức lớp tập huấn về kiến thức sản xuất cho 03 lớp; kinh phí 90 triệu đồng19.

- Hỗ trợ tổ chức tham quan học tập cho cộng đồng cho 03 cuộc; kinh phí thực hiện 150 triệu đồng20.

- Hỗ trợ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm cho 08 năm; kinh phí thực hiện 16 triệu đồng21.

3. Hỗ trợ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tuyền thống đặc sắc, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào. Tổng kinh phí 7.855 triệu đồng, trong đó:

3.1. Công tác nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng bộ chữ cái và biên soạn từ điển ngôn ngữ của dân tộc Rơ Măm; kinh phí 500 triệu đồng22.

3.2. Hỗ trợ bảo tồn nghề truyền thống tiêu biểu: 02 nghề; kinh phí 1.180 triệu đồng23.

3.3. Hỗ trợ phục dựng lễ hội truyền thống: 04 lễ hội/năm; kinh phí 600 triệu đồng.

3.4. Hỗ trợ khôi phục chế tác nhạc cụ, trang phục dân tộc: 300 triệu đồng.

3.5. Hỗ trợ trang thiết bị cho nhà rông văn hóa: 130 triệu đồng.

3.6. Hỗ trợ thành lập và duy trì đội văn nghệ thôn, làng: 145 triệu đồng24.

3.7. Hỗ trợ bảo tồn kiến trúc, văn hóa truyền thống: 01 điểm; kinh phí 5.000 triệu đồng25.

4. Hỗ trợ đào tạo, sử dụng cán bộ và xây dựng hệ thống chính trị:

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của các cấp ủy đảng, chính quyền tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong việc thực hiện các chương trình, chính sách đối với đồng bào dân tộc Rơ Măm.

- Tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, đào tạo bồi dưỡng và sử dụng; cán bộ công chức, viên chức là người dân tộc Rơ Măm tại các cơ quan, đơn vị địa phương.

- Kinh phí hỗ trợ đào tạo 160 triệu đồng26.

5. Hỗ trợ về giáo dục và y tế. Tổng kinh phí 5.683 triệu đồng, trong đó:

- Giáo dục: Chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người dân tộc Rơ Măm27: 4.044 triệu đồng.

- Y tế: (1) Hỗ trợ chế độ phụ cấp cho nhân viên y tế thôn bản (đã được đào tạo trong giai đoạn 2005-2010): 125 triệu đồng; (2) Hỗ trợ đào tạo cô đỡ thôn bản đồng thời có chế độ phụ cấp phù hợp28: 145 triệu đồng ; Hỗ trợ 100% mức đóng BHYT cho người dân tộc Rơ Măm: 1.370 triệu đồng (trong đó: Kinh phí mua BHYT, hỗ trợ mức đóng BHYT theo Luật BHYT sửa đổi năm 2014 và Nghị định 105/2014/NĐ-CP: 407 triệu đồng; Lồng ghép từ chính sách cấp thẻ BHYT cho hộ nghèo, hộ cận nghèo người dân tộc Rơ Măm theo Luật BHYT sửa đổi 2014 và Nghị định 105/2014/NĐ-CP: 963 triệu đồng); tổng kinh phí 1.639 triệu đồng.

IV. TỔNG MỨC VỐN VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN:

1. Tổng mức thực hiện Đề án: 90.883 triệu đồng; trong đó:

- Xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng các thôn, làng, phấn đấu theo định hướng tiêu chí xây dựng nông thôn mới, kinh phí 68.175 triệu đồng

- Hỗ trợ các điều kiện để phát triển sản xuất, kinh phí 9.010 triệu đồng.

- Hỗ trợ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tuyền thống đặc sắc, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào, kinh phí 7.855 triệu đồng.

- Hỗ trợ đào tạo, sử dụng cán bộ và xây dựng hệ thống chính trị, kinh phí 160 triệu đồng.

- Hỗ trợ về giáo dục và y tế, kinh phí 5.683 triệu đồng.

2. Nguồn vốn thực hiện Đề án:

Tổng kinh phí: 90.883 triệu đồng. Trong đó:

Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 88.670 triệu đồng (trong đó: vốn đầu tư phát triển 66.975 triệu đồng; vốn sự nghiệp 21.695 triệu đồng).

Nguồn vốn lồng ghép các chính sách khác: 2.213 triệu đồng (trong đó: vốn đầu tư phát triển 1.200 triệu đồng; vốn sự nghiệp 1.013 triệu đồng).

3. Thời gian thực hiện nguồn vốn cho giai đoạn 2018-2025 là: 90.883 triệu đồng

Tổng nguồn vốn (tr.đ)

GIAI ĐOẠN 2018-2025

Cộng

Năm 2018

Cộng

Năm 2019

Cộng

Năm 2020

Cộng

GĐ 2021-2025

TW

ĐP&LG

TW

ĐP&LG

TW

ĐP&LG

TW

ĐP&LG

90.883

40.388

38.919

1.469

17.535

17.381

153

14.419

14.287

132

18.541

18.082

459

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng các thôn, làng, phấn đấu theo định hướng tiêu chí xây dựng nông thôn mới:

- Sau khi đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và Trung ương bố trí nguồn vốn triển khai thực hiện, cần chủ động, tích cực quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả nguồn vốn của Trung ương hỗ trợ, đồng thời kết hợp, lồng ghép các nguồn vốn khác được đầu tư, hỗ trợ trên địa bàn như: Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, kế hoạch đầu tư trung hạn... để tập trung nguồn lực đầu tư nhàm hoàn thiện cơ sở hạ tầng của làng Le, đặc biệt tập trung ưu tiên hoàn thiện các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất như: đường GTNT vào khu sản xuất, các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu kết hợp với khai hoang đồng ruộng, các công trình điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất... để tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc Rơ Măm có điều kiện phát triển sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo góp phần cho thôn làng Le đạt chuẩn nông thôn mới trong thời gian tới.

- Quan tâm công tác tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các hạng mục công trình phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tuân thủ theo đúng các quy định của Nhà nước về quy trình, thủ tục đầu tư; đồng thời tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện.

- Quy hoạch sắp xếp, ổn định dân cư gắn với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng nông thôn mới.

2. Hỗ trợ các điều kiện để phát triển sản xuất:

- Trong quá trình triển khai thực hiện đề án cần lưu ý về phong tục tập quán canh tác của đồng bào Rơ Măm để có giải pháp thực hiện phù hợp; kết hợp với công tác vận động, tuyên truyền để bà con hiểu và áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình canh tác, phát triển sản xuất cũng như đồng thuận tham gia thực hiện.

- Song song với việc hỗ trợ các loại cây, con giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vắc xin phòng dịch cần tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật canh tác, quy trình trồng và chăm sóc các loại cây trồng; xây dựng các mô hình sản xuất điển hình đồng thời cử cán bộ khuyến nông, khuyến lâm hướng dẫn kỹ thuật, kiến thức sản xuất, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, công nghệ mới để bà con biết và làm theo từ đó nhân rộng những mô hình phát triển tốt ra toàn cộng đồng để thực hiện.

- Lồng ghép các chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi trên địa bàn để tạo điều kiện cho người dân có cơ hội vay vốn phát triển sản xuất, chăn nuôi tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

3. Hỗ trợ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tuyền thống đặc sắc, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào:

- Cần nghiên cứu chuyên sâu đế có những giải pháp hỗ trợ phù hợp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Rơ Măm như: tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm và hỗ trợ khôi phục các lễ hội truyền thống, khôi phục và sản xuất các nhạc cụ, trang phục truyền thống...

- Nghiên cứu, sưu tầm về tiếng nói, chữ viết của dân tộc Rơ Măm và tổ chức các lớp dạy tiếng dân tộc theo hình thức truyền khẩu tại thôn (làng).

- Khôi phục và bảo tồn các nghề truyền thống của đồng bào Rơ Măm; đồng thời nghiên cứu lồng ghép với các chương trình chính sách khác để quảng bá tạo đầu ra cho sản phẩm nhằm tạo điều kiện duy trì và phát triển các nghề truyền thống của dân tộc Rơ Măm.

- Xây dựng điểm thôn (làng) tiêu biểu bảo tồn kiến trúc, văn hóa truyền thống có gắn với yếu tố bản sắc dân tộc về mô hình (thôn) làng, kiến trúc nhà ở, khôi phục và tạo dựng môi trường không gian văn hóa cộng đồng.

4. Hỗ trợ đào tạo, sử dụng cán bộ và xây dựng hệ thống chính trị:

- Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc Rơ Măm ở các ngành, các cấp, các địa phương, đơn vị; xây dựng hệ thống chính trị, tổ chức đảng ở cơ sở vũng mạnh.

- Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của các cấp ủy đảng, chính quyền tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong việc thực hiện các chương trình, chính sách đối với đồng bào dân tộc Rơ Măm. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong chỉ đạo và thực hiện;

- Tiếp tục hỗ trợ bồi dưỡng cán bộ thôn, bản, xã về kiến thức quản lý nhà nước; khuyến nông, khuyến lâm; nghiệp vụ hoạt động văn hóa, thông tin cơ sở.

5. Hỗ trợ về giáo dục và y tế:

- Về giáo dục, Tiếp tục có chính sách hỗ trợ cho tất cả con em người dân tộc Rơ Măm ở các cấp học được hưởng chính sách hỗ trợ về học tập góp phần cho con em người dân tộc Rơ Măm có điều kiện phấn đấu trong học tập để được học tại các trường Nội trú huyện, tỉnh; đồng thời lồng ghép thực hiện các chính sách hỗ trợ khác như: chế độ cử tuyển cho các cháu học sinh học hết bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông vào học tại các trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp để về phục vụ tại địa phương và gửi đi lao động ở một số khu công nghiệp hoặc xuất khẩu lao động.

- Về y tế: Tiếp tục có chế độ phụ cấp cho cán bộ y tế thôn là người Rơ Măm đã được đào tạo trong giai đoạn trước đế thực hiện khám chữa những bệnh thông thường cho dân tộc Rơ Măm tại thôn, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền vận động người dân khi đau ốm phải đến cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh kịp thời; bên cạnh đó tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ về y tế, dân số như: chính sách DS-KHHGĐ đối với dân tộc Rơ Măm được sinh con thứ 3 mà không vi phạm chính sách DS-KHHGĐ theo quy định tại Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 8/3/2010 của chính phủ; chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số theo quy định tại Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của Chính phủ; Chính sách bảo hiểm y tế; chính sách hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh theo Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Phần V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Dân tộc:

- Là cơ quan thường trực chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, chỉ đạo và trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp nhu cầu vốn, xây dựng kế hoạch, dự án thành phần cho từng năm và cả giai đoạn thực hiện đề án tham mưu UBND tỉnh đề xuất Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

- Hằng năm trên cơ sở các dự án thành phần và kế hoạch thực hiện đã được UBND tỉnh phê duyệt, Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng dự toán ngân sách đề nghị Trung ương hỗ trợ hằng năm gửi Ủy ban Dân tộc, Bộ tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Chính phủ.

- Định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện chính sách trên địa bàn tỉnh gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư theo quy định;

- Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá kết quả; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Ban Dân tộc tham mưu cấp có thẩm quyền tiếp nhận các nguồn lực từ Trung ương, bố trí vốn đầu tư phát triển cho các địa phương thực hiện các chính sách theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Ban Dân tộc trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.

3. Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí, lồng ghép kinh phí sự nghiệp theo kế hoạch hàng năm thực hiện các chính sách theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

- Phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.

4. Các Sở, ngành: Văn hóa và Thể thao du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động -TBXH, Y tế, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Ban Quản lý khu kinh tế, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh:

- Tham gia thực hiện Đề án theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

- Phối hợp với Ban Dân tộc trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.

5. Ủy ban nhân dân huyện Sa Thầy:

- Giao Phòng Dân tộc huyện là đơn vị đầu mối chủ trì, phối hợp với các phòng, ban có liên quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện phối hợp với Ban Dân tộc quản lý, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện; kiểm tra, giám sát và tổng hợp báo cáo thực hiện Quyết định 2086/QĐ-TTg trên địa bàn.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân xã Mô Rai lồng ghép các nguồn kinh phí thuộc các chính sách, chương trình, dự án trên địa bàn, triển khai thực hiện các Dự án thành phần.

6. Ủy ban nhân dân xã Mô Rai, huyện Sa Thầy:

- Phối hợp với Ban Dân tộc trong việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn xã, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để người dân tích cực tham gia hưởng ứng; huy động các tổ chức, doanh nghiệp, nông, lâm trường đóng chân trên địa bàn tham gia thực hiện chính sách, giúp đỡ hộ nghèo bằng nhiều hình thức.

- Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể xã thường xuyên kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách đảm bảo đúng mục tiêu, đúng đối tượng và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về Ủy ban nhân dân huyện./.

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

 

 



(1) Tại Quyết định số 292/QĐ-UBDT ngày 17/6/2005 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

2 Tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian (dân ca, ca dao, tạc ngữ, thành ngữ, câu đố...); nghệ thuật trình diễn dân gian; lễ hội truyền thống; tập quán xã hội; trí thức dân gian...

3 Hiện nay, kiến trúc nhà của người Rơ Măm được xây dựng theo kết cấu kiến trúc nhà của người kinh

4 Nghề dệt của người Rơ Măm gần như bị mai một một cách sâu sắc nhất, các sản phẩm từ dệt rất hiếm và không đủ phục vụ nhu cầu tối thiểu. Hiện nay, những người biết dệt chỉ còn vài người, khung dệt không còn duy trì.

5 Người Rơ Măm chỉ có tiếng nói, chưa có chữ viết song hệ thống văn học dân gian lại vô cùng đa dạng, gồm nhiều thể loại khác nhau sống động trong đời sống tinh thần cộng đồng như: truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười, câu đố, dân ca...

6 Trang phục truyền thống đã bị mai một, không còn đủ để dùng cho một đội cồng chiêng, xoang.

7 Tại Quyết định số 1289/QĐ-UBND ngày 7/8/2017 của Ủy ban nhân dân huyện Sa Thầy V/v phê duyệt kế hoạch giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều trên địa bàn huyện Sa Thầy giai đoạn 2016-2020, trong đó: tỷ lệ giảm nghèo bình quân của xã Mô Rai hằng năm là 6,49 %/năm. Vì vậy mục tiêu giảm nghèo hằng năm của dân tộc Rơ Măm tại làng Le được xác định cao hơn tỷ lệ giảm nghèo hằng năm của xã Mô Rai để làm cơ sở phấn đấu đạt được.

8 Tính bình quân suất đầu tư: 3.000 triệu đồng/1km đường kết cấu BTXM, gia cố rãnh, thoát nước ngang, dọc (đối với công trình làm mới); bình quân 500 triệu đồng/km (nâng cấp, sửa chữa, duy tu bảo dưỡng các công trình đã đầu tư giai đoạn trước).

9 Trong đó: 01 công trình đầu tư từ nguồn ngân sách Trung ương: 8.000 triệu đồng; 01 công trình lồng ghép từ nguồn vốn đầu tư trung hạn của xã Mô Rai: 1.200 triệu đồng

10 Công trình nước tự chảy tính bình quân 1.000 triệu đồng/1km;

11 gồm các nội dung: Bê tông hóa đường vào nhà rông; Cổng, tường rào nhà rông văn hóa; Làm mới nhà đê Giàng; Nâng cấp, sửa chữa, duy tu bảo dưỡng công trình nhà rông đã đầu tư giai đoạn trước;

12 gồm các nội dung: Trang thiết bị dạy học, bàn ghế, đồ dùng đồ chơi trong lớp và ngoài trời; Trang thiết bị nghe nhìn như loa, đài, âm thanh, ti vi...; Cổng tường rào và sân bê tông khu nhà ở công vụ của giáo viên; Bồi thường diện tích đất đế quy hoạch cấp đất ở (Hỗ trợ đất ở cho 43 hộ mới tách hộ, dự phòng quỹ đất cho các hộ sẽ tách hộ từ 2018-2025); Hỗ trợ làm nhà ở (Làm mới cho các hộ mới tách hộ: 43hộ*30tr/hộ, Sửa chữa 85hộ*15tr/hộ đã được GĐ trước hỗ trợ, dự phòng hỗ trợ làm mới cho số hộ tăng lên trong giai đoạn 2016-2025 20hộ*30trđ/hộ bình quân mỗi năm tăng 2 hộ); Quy hoạch khu nghĩa trang dân tộc Rơ măm; Làm mới cổng chào

13 định mức hỗ trợ vận dụng theo dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện QĐ 2086: 500 triệu đồng/tổ hợp tác*5mô hình

14 Định mức hỗ trợ vận dụng Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 27/4/2015: Hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ/giai đoạn

15 Định mức hỗ trợ vận dụng Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 27/4/2015: Hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ/giai đoạn

16 Định mức hỗ trợ vận dụng theo Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 27/4/2015 của UBND tỉnh Kon Tum : Hỗ trợ tối đa 1 triệu đồng/hộ/năm*8 năm

17 Định mức hỗ trợ vận dụng dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện QĐ 2086: 10 triệu đồng/hộ* 128 hộ

18 Định mức hỗ trợ vận dụng theo dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện QĐ 2086: 5 triệu đồng/chuồng/hộ* 128hộ

19 Định mức hỗ trợ vận dụng theo dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện QĐ 2086: 30 triệu đồng/lớp

20 Định mức hỗ trợ vận dụng theo dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện QĐ 2086: 50 triệu đồng/cuộc*3năm

21 Định mức hỗ trợ vận dụng theo dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện QĐ 2086: 2 triệu đồng/năm

22 Góp ý của Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch

23 Góp ý của Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch

24 Vận dụng theo dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện QĐ 2086: hỗ trợ 5 năm đầu * 5 trđ/năm

25 Vận dụng theo dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện QĐ 2086: 1 điểm * 5.000 trđ/điểm

26 Vận dụng theo dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện QĐ 2086: hỗ trợ cả giai đoạn mở 8 lớp * 20 trđ/lớp

27 Định mức hỗ trợ vận dụng theo Nghị định số 57/2017/NĐ-CP , ngày 9/5/2017 của Chính phủ với: Bậc Mầm non là 390.000 đồng/em/tháng (30%); bậc Tiểu học và Trung học cơ sở là 780.000 đồng/em/tháng (60%); học sinh, sinh viên học tại các trường THCN, CĐ, ĐH là 1.300.000 đồng/em/tháng (100%).

28 Vận dụng theo dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện QĐ 2086: 20 triệu đồng/lần.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 941c/QĐ-UBND ngày 20/09/2017 phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc thiểu số rất ít người Rơ Măm tỉnh Kon Tum đến năm 2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.784

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.101.251
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!