Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 4286/QĐ-TCHQ quy trình kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu

Số hiệu: 4286/QĐ-TCHQ Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Vũ Ngọc Anh
Ngày ban hành: 31/12/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4286/QĐ-TCHQ

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH KIỂM TRA, XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;

Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

Căn cứ Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa;

Căn cứ Nghi định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;

Căn cứ Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Thủ Tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;

Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Thông báo kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Mẫu 01/XĐTXX/2015), Thông báo hủy bỏ/chấm dứt hiệu lực Thông báo kết quả xác định trước xuất xứ (Mẫu 02/HBTB/2015).

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 1450/QĐ-TCHQ ngày 24/7/2009 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.

Điều 3. Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh thì kịp thời báo cáo, đề xuất để Tổng cục xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.

Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập tại Quy trình ban hành kèm theo Quyết định được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Bộ (để b/c);
- Vụ HTQT, CST, PC (để phối hợp);
- Bộ Công thương (Cục XNK, CSTMĐB) (để phối hợp);
- Phòng TM&CN Việt Nam (để phối hợp);
- Trang Website HQ;
- Lưu: VT, GSQL (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Vũ Ngọc Anh

QUY TRÌNH

KIỂM TRA, XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4286/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2015 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan)

Phần I

XÁC ĐỊNH TRƯỚC XUẤT XỨ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

I. Đơn vị tiếp nhận và xử lý

Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan).

II. Quy trình xác định trước xuất xứ

1. Tiếp nhận hồ sơ:

Công chức được phân công xử lý tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Hồ sơ đề nghị xác nhận trước xuất xứ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC).

2. Xử lý hồ sơ:

2.1. Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ

a) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện: trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức xử lý đề xuất, trình lãnh đạo Tổng cục Hải quan ban hành văn bản từ chối xác định trước xuất xứ.

b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức xử lý đề xuất, trình lãnh đạo Tổng cục Hải quan ban hành văn bản đề nghị người khai hải quan nộp bổ sung hồ sơ.

Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ban hành văn bản đề nghị nộp bổ sung hồ sơ mà không có phản hồi từ phía người khai hải quan hoặc người khai hải quan có bổ sung hồ sơ nhưng hồ sơ bổ sung không đủ làm căn cứ để xác định trước xuất xứ hàng hóa thì công chức xử lý đề xuất lãnh đạo Cục Giám sát quản lý về hải quan trình lãnh đạo Tổng cục Hải quan ban hành văn bản gửi người khai hải quan thông báo từ chối xác định trước xuất xứ hàng hóa.

2.2. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định, công chức xử lý tiến hành kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa, bao gồm:

a) Xác định quy tắc xuất xứ áp dụng cho hàng hóa theo mã HS quy định tại Hiệp định thương mại tự do có liên quan hoặc Nghị định số 19/2006/NĐ-CP. Đối với hàng hóa có xuất xứ không thuần túy thì xác định tiêu chí xuất xứ theo trình tự:

- Hàng hóa thuộc danh mục PSR thì xác định tiêu chí xuất xứ theo quy định tại Danh mục này.

- Hàng hóa không thuộc Danh mục PSR hoặc Hiệp định không quy định danh mục PSR thì xác định tiêu chí xuất xứ theo tiêu chí chung

b) Xác định hàng hóa đáp ứng quy tắc vận chuyển trực tiếp theo quy định.

3. Ban hành văn bản Thông báo kết quả xác định trước xuất xứ:

3.1. Trường hợp thông thường: trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, công chức xử lý đề xuất lãnh đạo Tổng cục ban hành văn bản gửi người khai hải quan thông báo kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa;

3.2. Trường hợp phức tạp, cần xác minh: trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, công chức xử lý đề xuất lãnh đạo Tổng cục ban hành văn bản gửi người khai hải quan thông báo kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa;

Mẫu Thông báo kết quả xác định trước xuất xứ (Mẫu 01/XĐTXX/2015) được ban hành kèm theo Quy trình này.

4. Cập nhật trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan:

Thông báo kết quả xác định trước xuất xứ được gửi tới Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan để cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan.

5. Giải quyết vướng mắc trong trường hợp người khai hải quan không đồng ý với kết quả xác định trước:

5.1. Công chức xử lý tiếp nhận văn bản yêu cầu Tổng cục Hải quan xem xét nội dung xác định trước xuất xứ

5.2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc (đối với hàng hóa thông thường) hoặc 30 ngày làm việc (đối với trường hợp phức tạp cần xác minh, làm rõ) kể từ ngày nhận được yêu cầu, công chức xử lý đề xuất, trình lãnh đạo Tổng cục Hải quan có văn bản trả lời kết quả cho người khai hải quan.

6. Rà soát việc áp dụng và hiệu lực áp dụng của các văn bản Thông báo kết quả xác định trước xuất xứ.

III. Hủy bỏ/chấm dứt hiệu lực văn bản Thông báo kết quả xác định trước xuất xứ

Công chức Cục Giám sát quản lý về hải quan đề xuất, trình lãnh đạo Tổng cục Hải quan ban hành văn bản hủy bỏ/chấm dứt hiệu lực Thông báo kết quả xác định trước trong các trường hợp sau:

1. Phát hiện hồ sơ xác định trước do người khai hải quan cung cấp không chính xác, không trung thực trên cơ sở rà soát hồ sơ, nhận được thông tin liên quan;

2. Quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Mẫu Thông báo hủy bỏ/chấm dứt hiệu lực Thông báo kết quả xác định trước xuất xứ (Mẫu 02/HBTB/2015) được ban hành kèm theo Quy trình này.

Phần II

KIỂM TRA, XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

1. Trường hợp không phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ (CTCNXX)

a) Khi kiểm tra hồ sơ, công chức hải quan kiểm tra việc khai báo xuất xứ tại tiêu chí “Mã nước xuất xứ”, “Mã biểu thuế nhập khẩu” (phần “Thông tin chi tiết” (Detail)) trên tờ khai hải quan điện tử hoặc ô “Xuất xứ” trên tờ khai hải quan giấy, đối chiếu với các chứng từ có liên quan về xuất xứ trong hồ sơ hải quan như hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, Thông báo kết quả xác định trước xuất xứ và các chứng từ khác (nếu có) để xác định xuất xứ hàng hóa.

Lưu ý đối với trường hợp hưởng ưu đãi đặc biệt theo quy định về miễn nộp CTCNXX tại các Hiệp định thương mại tự do: kiểm tra thêm thông tin khai báo tại tiêu chí “Tổng trị giá hóa đơn” (phần “Thông tin chung 2” (General2)) trên tờ khai hải quan điện tử hoặc ô “Trị giá nguyên tệ” trên tờ khai hải quan giấy để xác định hàng hóa nằm trong ngưỡng trị giá được miễn nộp CTCNXX hay không.

b) Trường hợp có nghi ngờ về khai báo xuất xứ trên tờ khai hải quan, công chức hải quan yêu cầu người khai hải quan giải trình/cung cấp các chứng từ chứng minh (nếu có). Trên cơ sở giải trình của người khai hải quan, công chức hải quan xác định xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu.

b.1) Trường hợp người khai hải quan không giải trình/cung cấp chứng từ chứng minh hoặc nội dung giải trình và chứng từ chứng minh do người khai hải quan cung cấp không đủ làm căn cứ để xác định xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu thì công chức hải quan đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan chuyển luồng kiểm tra thực tế hàng hóa để xác định xuất xứ. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định việc chuyển luồng để kiểm tra thực tế;

b.2) Trường hợp đủ căn cứ xác định hàng hóa khai báo sai xuất xứ thì xử lý theo quy định;

b.3) Trường hợp chưa đủ căn cứ xác định xuất xứ hàng hóa thì công chức hải quan báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xem xét, báo cáo Cục Hải quan tỉnh, thành phố xử lý theo thẩm quyền. Trường hợp có vướng mắc, Cục Hải quan tỉnh, thành phố phải báo cáo, đề xuất lên Tổng cục Hải quan để được hướng dẫn.

2. Trường hợp phải nộp CTCNXX

2.1. Kiểm tra việc khai báo xuất xứ trên tờ khai hải quan

Trường hợp người khai hải quan nộp CTCNXX khi làm thủ tục hải quan, công chức hải quan kiểm tra việc khai báo xuất xứ tại tiêu chí “Mã nước xuất xứ”, “Mã biểu thuế nhập khẩu” (phần “Thông tin chi tiết” (Detail)) và “Phần ghi chú” (phần “Thông tin chung 2” (General2)) trên tờ khai hải quan điện tử hoặc ô “Xuất xứ”, “Chế độ ưu đãi” trên tờ khai hải quan giấy, đối chiếu với các chứng từ có liên quan về xuất xứ trong hồ sơ hải quan như CTCNXX, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, Thông báo xác định trước xuất xứ và các chứng từ khác (nếu có) để xác định xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu.

Trường hợp người khai hải quan nộp CTCNXX sau khi hàng hóa đã được thông quan, giải phóng hàng (nộp bổ sung CTCNXX), công chức hải quan kiểm tra thông tin trên Tờ khai bổ sung sau thông quan (AMC) hoặc văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung (mẫu 03/KBS/GSQL), Tờ khai hải quan nhập khẩu, đối chiếu với các chứng từ có liên quan về xuất xứ trong hồ sơ hải quan như CTCNXX, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, Thông báo xác định trước xuất xứ và các chứng từ khác (nếu có) để xác định xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu, đảm bảo điều kiện hưởng ưu đãi.

2.2. Kiểm tra C/O

2.2.1. Tra cứu thông tin C/O trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp (C/O không có dữ liệu trên cổng thông tin điện tử thì bỏ qua bước này)

a) Đối với các C/O có dữ liệu trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp:

a.1) Truy cập vào cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp để kiểm tra đối chiếu C/O do người khai hải quan nộp với C/O trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp và in một bản để lưu hồ sơ lô hàng.

Ví dụ: trường hợp C/O mẫu AK điện tử của Hàn Quốc:

- Trường hợp C/O mẫu AK do Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc cấp: công chức hải quan truy cập vào website: http://cer.korcham.net.

Tra cứu thông tin chi tiết về C/O: vào mục “Authenticity of a document Certified by KCCI” nhập số tham chiếu và mã tham chiếu của C/O (“Reference No” và “Reference Code”), sau đó vào mục “Check it out” để có toàn bộ thông tin về C/O (trừ phần dấu và chữ ký của nơi cấp).

- Trường hợp C/O mẫu AK do Hải quan Hàn Quốc cấp: công chức hải quan truy cập vào website: http://english.customs.go.kr.

Tra cứu thông tin chi tiết về C/O: vào mục “Information Plaza/Certificate of origin” (ô phía trên màn hình máy tính), nhập số tham chiếu và mã tham chiếu của C/O (“Reference No” và “Reference Code”), sau đó vào mục “Check it out” để có toàn bộ thông tin về C/O.

a.2) Đối chiếu thông tin trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp C/O với các thông tin thể hiện trên C/O bản giấy nộp cho cơ quan hải quan.

b) Đối với C/O được truyền dưới dạng dữ liệu điện tử từ cơ quan cấp đến hệ thống của cơ quan hải quan:

b.1) Công chức hải quan thực hiện việc tiếp nhận C/O được cơ quan cấp gửi đến trên Hệ thống;

b.2) Cập nhật việc đã nhận được thông tin C/O trên Hệ thống.

2.2.2. Kiểm tra hình thức của C/O

a) Trên C/O phải thể hiện dòng chữ FORM D/ FORM E/ FORM S/ FORM AK/ FORM AJ, ...;

b) Số tham chiếu: mỗi C/O có một số tham chiếu riêng;

c) Các tiêu chí trên C/O phải được điền đầy đủ theo quy định;

d) Kích thước, màu sắc, ngôn ngữ và mặt sau của C/O phải theo đúng quy định của các Hiệp định và các văn bản pháp luật có liên quan.

2.2.3. Kiểm tra nội dung của C/O

a) Kiểm tra đối chiếu dấu và/hoặc chữ ký trên C/O với mẫu dấu, và/hoặc chữ ký của người, và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp C/O đã được Tổng cục Hải quan thông báo cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố:

a.1) Thời hạn có hiệu lực của chữ ký của người có thẩm quyền cấp C/O;

a.2) Chữ ký của người cấp C/O phải thuộc danh sách chữ ký của Phòng cấp C/O đã được Tổng cục Hải quan thông báo (không chấp nhận trường hợp người ký trên C/O thuộc Phòng cấp này nhưng con dấu của Phòng cấp khác).

b) Kiểm tra thời hạn hiệu lực của C/O;

c) Kiểm tra sự phù hợp, thống nhất giữa các thông tin trên C/O với nhau và giữa nội dung trên C/O với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan (tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, Thông báo kết quả xác định trước xuất xứ (nếu có)). Trong đó lưu ý:

c.1) Về tên người nhập khẩu: C/O phải thể hiện tên người nhập khẩu phù hợp với tên người nhập khẩu trên tờ khai hải quan;

c.2) Tên hàng: hàng hóa mô tả trên C/O phù hợp với hàng hóa khai báo trên tờ khai hải quan và chứng từ khác trong bộ hồ sơ hải quan;

c.3) Lượng hàng: trường hợp lượng hàng nhập khẩu thực tế lớn hơn hoặc nhỏ hơn lượng hàng trên C/O thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm d và đ khoản 2 Điều 26 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;

Lưu ý: Cơ quan hải quan xem xét chấp nhận C/O trong trường hợp số kiện hàng/ loại kiện hàng/số lượng/trọng lượng hàng hóa thể hiện tại ô khác với ô quy định trên C/O (ví dụ số kiện hàng và loại kiện hàng được ghi tại ô số 9 thay vì phải ghi tại ô số 7) và phù hợp với các thông tin trên chứng từ khác thuộc bộ hồ sơ hải quan; hoặc trường hợp C/O không thể hiện một trong những thông tin về số kiện hàng/số lượng/trọng lượng hàng nhưng cơ quan hải quan xác định được số lượng hoặc trọng lượng hàng hóa được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt qua việc kiểm tra, đối chiếu C/O với các chứng từ khác trong bộ hồ sơ hải quan.

c.4) Mã HS: trường hợp có sự khác biệt về phân loại mã số HS giữa nước thành viên xuất khẩu và nước thành viên nhập khẩu nhưng không làm thay đổi bản chất xuất xứ hàng hóa thì xem xét chấp nhận;

c.5) Trị giá: sự khác biệt về trị giá khai báo trên C/O với trị giá khai báo trên các chứng từ khác (hóa đơn thương mại, ...) không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của C/O. Trường hợp có nghi ngờ về trị giá hải quan, công chức hải quan đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan tiến hành tham vấn giá;

c.6) Hóa đơn thương mại: đối với C/O có hóa đơn thương mại do bên/nước thứ ba phát hành, công chức hải quan kiểm tra các thông tin về bên/nước thứ ba trên C/O theo quy định tại Hiệp định và văn bản pháp luật liên quan.

d) Kiểm tra tiêu chí xuất xứ

d.1) Kiểm tra cách ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa trên C/O (theo tiêu chí hàm lượng giá trị gia tăng, hoặc tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa, hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến hàng hóa, tiêu chí xuất xứ thuần túy,...) được quy định tại các Quy tắc xuất xứ thực hiện Hiệp định thương mại tự do do Bộ Công Thương ban hành và phần hướng dẫn ở mặt sau C/O;

d.2) Kiểm tra tiêu chí xuất xứ: Xác định quy tắc xuất xứ áp dụng cho hàng hóa theo mã HS quy định tại Hiệp định thương mại tự do có liên quan hoặc Nghị định số 19/2006/NĐ-CP:

- Trường hợp khai báo hàng hóa có xuất xứ thuần túy (WO): công chức hải quan kiểm tra khả năng đáp ứng tiêu chí WO của hàng hóa căn cứ vào thông tin thị trường, địa lý, quy trình sản xuất hàng hóa,…, đối chiếu với quy định tại Thông tư/Quyết định của Bộ Công Thương về xuất xứ thuần túy để xác định xuất xứ khai báo có phù hợp với quy định hay không và không phải xem xét đến các tiêu chí xuất xứ quy định tại PSR hay tiêu chí chung (nếu có).

Ví dụ: (1) Mặt hàng xăng dầu nhập khẩu từ Singapore có C/O mẫu D thể hiện xuất xứ Singapore với tiêu chí xuất xứ “WO” do cơ quan có thẩm quyền của Singapore cấp: trường hợp này có căn cứ để nghi ngờ về tiêu chí xuất xứ do Singapore không phải là nước khai thác được dầu mỏ, do đó không đáp ứng quy định về xuất xứ thuần túy quy định tại Điều 3 Phụ lục I Thông tư số 21/2010/TT-BCT ngày 17/5/2010;

(2) Mặt hàng tivi nhập khẩu từ Thái Lan có C/O mẫu D thể hiện xuất xứ Thái Lan với tiêu chí xuất xứ “WO” do cơ quan có thẩm quyền của Thái Lan cấp: trường hợp này có căn cứ để nghi ngờ về tiêu chí xuất xứ do các mặt hàng điện tử, điện máy thường được lắp ráp từ các linh kiện nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau, do đó không đáp ứng quy định về xuất xứ thuần túy quy định tại Điều 3 Phụ lục I Thông tư số 21/2010/TT-BCT ngày 17/5/2010.

- Trường hợp khai báo hàng hóa được sản xuất tại lãnh thổ của một nước thành viên từ các nguyên liệu có xuất xứ của một hay nhiều nước thành viên khác (PE): công chức hải quan không phải xem xét đến các tiêu chí xuất xứ quy định tại PSR hay tiêu chí chung (nếu có).

- Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy thì xác định tiêu chí xuất xứ theo trình tự:

+ Hàng hóa thuộc danh mục PSR thì xác định tiêu chí xuất xứ theo quy định tại Danh mục này;

+ Hàng hóa không thuộc danh mục PSR hoặc Hiệp định không quy định danh mục PSR thì xác định tiêu chí xuất xứ theo tiêu chí chung.

đ) Kiểm tra thông tin về hành trình của lô hàng ghi trên C/O để đảm bảo hàng hóa nhập khẩu đáp ứng quy tắc vận chuyển trực tiếp theo quy định tại các Thông tư/Quyết định của Bộ Công Thương và Thông tư của Bộ Tài chính để thực hiện các Hiệp định thương mại tự do.

Trường hợp hàng hóa quá cảnh qua một nước/lãnh thổ thứ ba không phải là thành viên Hiệp định (riêng đối với C/O mẫu AK kể cả trường hợp quá cảnh qua một nước là thành viên), công chức hải quan yêu cầu người khai hải quan nộp một trong các chứng từ chứng minh hàng hóa được giữ nguyên trạng theo quy định của Hiệp định dưới đây:

đ.1) Chứng từ do cơ quan hải quan nước quá cảnh xác nhận về việc hàng hóa nằm dưới sự giám sát của cơ quan hải quan nước đó và chưa được làm thủ tục để thông quan; hoặc

đ.2) Giấy xác nhận của chính cơ quan, tổ chức phát hành vận đơn cho lô hàng xuất nhập khẩu chứng minh hàng hóa quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lí hoặc do các yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải; Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại nước quá cảnh đó; Hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn nào khác ngoài việc dỡ hàng và bốc lại hàng hoặc những công việc cần thiết để bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt. Đối với giấy xác nhận phát hành bởi công ty con, chi nhánh hay đại lý của công ty vận tải, tổ chức phát hành vận đơn cho lô hàng tại Việt Nam thì cần thêm giấy ủy quyền của chính hãng vận tải; hoặc

đ.3) Trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển nguyên container, số container, số chì không thay đổi từ khi xếp hàng lên phương tiện vận tải tại cảng xếp hàng của nước thành viên xuất khẩu đến khi nhập khẩu vào Việt Nam thì xem xét chấp nhận chứng từ chứng minh vận tải trực tiếp là vận đơn và lệnh giao hàng của hãng tàu, trong đó thể hiện số container, số chì không thay đổi.

e) Đối với C/O cấp sau:

e.1) Kiểm tra việc ghi dòng chữ “ISSUED RETROACTIVELY/ ISSUED RETROSPECTIVELY” trên C/O hoặc việc đánh dấu vào ô thích hợp;

e.2) Đối chiếu ngày xuất khẩu trên vận đơn/các chứng từ vận tải khác với ngày cấp C/O để đảm bảo phù hợp với quy định về C/O cấp sau.

Đối với hàng hóa được vận chuyển theo đường bộ, đường sông qua biên giới đất liền giữa Việt Nam với nước thành viên Hiệp định như Trung Quốc, Lào, Campuchia, ngày xuất khẩu là ngày giao hàng tại cửa khẩu xuất của nước xuất khẩu hoặc ngày phát hành chứng từ vận tải (nếu có).

Trường hợp không có căn cứ để xác định thông tin về ngày xuất khẩu như trên thì ngày hàng đến cửa khẩu nhập đầu tiên của Việt Nam được coi là ngày xuất khẩu.

g) Đối với C/O giáp lưng:

g.1) Kiểm tra, đối chiếu về hình thức và nội dung C/O như hướng dẫn nêu trên;

g.2) Kiểm tra thông tin C/O gốc được thể hiện trên C/O giáp lưng, thời hạn hiệu lực của CO giáp lưng.

h) C/O cấp thay thế: Kiểm tra thông tin xác nhận của cơ quan cấp (trên C/O hoặc theo văn bản thông báo của Tổng cục) về việc C/O được cấp thay thế theo quy định của Hiệp định.

2.3. Kiểm tra chứng từ tự chứng nhận xuất xứ

2.3.1. Kiểm tra hình thức chứng từ tự chứng nhận xuất xứ

a) Khai báo xuất xứ phải được thể hiện trên hóa đơn thương mại hoặc trên các chứng từ thương mại khác. Đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ được quy định tại Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20/8/2015 của Bộ Công Thương (Dự án thí điểm số 2 của ASEAN) thì khai báo xuất xứ phải được thể hiện trên hóa đơn thương mại. Mẫu khai báo quy định tại Điều 7 Thông tư số 28/2015/TT-BCT;

b) Kiểm tra tính đầy đủ của các thông tin bắt buộc trên chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo quy định tại các Hiệp định. Trường hợp tự chứng nhận xuất xứ theo Thông tư số 28/2015/TT-BCT thì kiểm tra các thông tin bắt buộc sau: mã số tự chứng nhận (mã số của doanh nghiệp được cấp phép), mã số HS, nước xuất xứ, tiêu chí xuất xứ, chữ ký của người có thẩm quyền được tự khai báo xuất xứ.

2.3.2. Kiểm tra nội dung chứng từ tự chứng nhận xuất xứ

a) Kiểm tra, đối chiếu tên thương mại, địa chỉ và mã số tự chứng nhận của doanh nghiệp, tên hàng, mã HS của hàng hóa, chữ ký và thời hạn hiệu lực của giấy phép tự chứng nhận, trên chứng từ tự chứng nhận xuất xứ với danh sách doanh nghiệp đã được Tổng cục Hải quan thông báo;

b) Kiểm tra tiêu chí xuất xứ và các thông tin khác: cách thức kiểm tra tương tự hướng dẫn tại điểm 2.2.3 nêu trên.

2.4. Kiểm tra Thông báo kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa

2.4.1. Kiểm tra hình thức của Thông báo

a) Kiểm tra, đối chiếu văn bản Thông báo do người khai hải quan xuất trình với thông tin dữ liệu trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan;

b) Kiểm tra giá trị hiệu lực của văn bản Thông báo.

2.4.2. Kiểm tra nội dung của Thông báo

Kiểm tra, đối chiếu các thông tin trên văn bản Thông báo với thông tin trong hồ sơ hải quan thể hiện trên hóa đơn thương mại, vận đơn,...

Lưu ý: kiểm tra thông tin nước, cơ sở sản xuất, xuất khẩu.

2.5. Kiểm tra xuất xứ khi kiểm tra thực tế hàng hóa

a) Kiểm tra, đối chiếu các thông tin về xuất xứ ghi trên hàng hóa, bao bì, nhãn mác với nội dung khai báo của người khai hải quan trên Tờ khai hải quan, với kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan và đảm bảo phù hợp với quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa;

b) Kiểm tra sự thống nhất về xuất xứ trên hàng hóa, bao bì, nhãn mác;

c) Đối với hàng nhập khẩu là hàng lỏng, hàng rời, hàng không thuộc diện ghi nhãn hoặc hàng hóa có nhãn mác nhưng không thể hiện thông tin về xuất xứ thì kiểm tra hành trình của lô hàng để có cơ sở xác định xuất xứ hàng hóa;

d) Trong trường hợp cần thiết, tiến hành kiểm tra xuất xứ các linh kiện, bộ phận cấu thành sản phẩm hoặc lấy mẫu hàng hóa thực hiện phân tích giám định để có thêm thông tin, căn cứ xác định xuất xứ;

đ) Ghi kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa vào phần “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” trên Hệ thống đối với tờ khai hải quan điện tử hoặc vào Phiếu ghi kết quả kiểm tra đối với tờ khai hải quan giấy.

2.6. Xử lý kết quả kiểm tra

2.6.1. Trường hợp kiểm tra xuất xứ phù hợp với hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế (nếu có): công chức hải quan chấp nhận CTCNXX và hàng hóa được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt theo quy định.

2.6.2. Trường hợp có căn cứ nghi ngờ về tính hợp lệ của CTCNXX hoặc xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, công chức hải quan thực hiện theo trình tự sau:

a) Công chức hải quan đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xem xét, phê duyệt gửi văn bản thông báo các nghi vấn của cơ quan hải quan và yêu cầu người khai hải quan giải trình/cung cấp thêm chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa (nếu có). Thông báo thực hiện dưới hình thức điện tử trên hệ thống VNACCS hoặc dưới dạng văn bản.

Trường hợp có căn cứ nghi ngờ về tiêu chí xuất xứ, chứng từ cần thiết để chứng minh bao gồm:

- Đối với tiêu chí xuất xứ WO, PE: thông tin về nhà sản xuất, nơi sản xuất, quy trình sản xuất/nuôi trồng/đánh bắt/khai thác,...;

- Đối với tiêu chí xuất xứ CTC (CC, CTH, CTSH): tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, quy trình sản xuất, bảng kê các nguyên vật liệu sản xuất;

- Đối với tiêu chí xuất xứ RVC: bảng kê các nguyên vật liệu sản xuất (gồm tên hàng, mã HS, xuất xứ nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm, trị giá CIF hoặc giá tương đương của nguyên vật liệu), chi phí sản xuất, lợi nhuận;

- Đối với tiêu chí xuất xứ SP: bảng kê các nguyên vật liệu sản xuất, quy trình sản xuất.

b) Căn cứ giải trình/chứng từ chứng minh của người khai hải quan, Chi cục Hải quan thực hiện:

b.1) Trường hợp người khai hải quan giải trình/cung cấp chứng từ chứng minh, làm rõ các nghi ngờ và cơ quan hải quan có đủ cơ sở xác định xuất xứ thì xem xét cho hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt theo quy định.

b.2) Trường hợp người khai hải quan không giải trình/cung cấp chứng từ chứng minh, hoặc nội dung giải trình và chứng từ chứng minh không đủ làm căn cứ để xác định tính hợp lệ của CTCNXX hoặc xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu thì tạm tính thuế theo mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường và gửi văn bản báo cáo Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

c) Căn cứ hồ sơ do Chi cục Hải quan báo cáo, Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét, hướng dẫn xử lý như sau:

c.1) Trường hợp đủ cơ sở giải quyết thì ban hành văn bản hướng dẫn Chi cục Hải quan, đồng thời thông báo cho người khai hải quan biết;

c.2) Trường hợp chưa đủ cơ sở giải quyết, Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục Hải quan kiểm tra, xác minh.

Thời hạn xem xét, trả lời tại cấp Cục chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo vướng mắc và đầy đủ hồ sơ liên quan của Chi cục Hải quan.

d) Căn cứ hồ sơ do Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo, Tổng Cục Hải quan xem xét, hướng dẫn xử lý như sau:

d.1) Trường hợp đủ cơ sở giải quyết thì trả lời ngay hoặc cung cấp thông tin/tài liệu để Cục Hải quan tỉnh, thành phố giải quyết.

Thời hạn xem xét, trả lời tại cấp Tổng cục chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo vướng mắc và đầy đủ hồ sơ liên quan của Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

d.2) Trường hợp cần phải xác minh với cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu, Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan) sẽ có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu xác nhận tính xác thực của CTCNXX hoặc giải trình, làm rõ các nghi vấn về xuất xứ hàng hóa.

Thời hạn và thủ tục xác minh với cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 26 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và các quy định của từng Hiệp định thương mại tự do liên quan.

d.3) Theo dõi các trường hợp gửi xác minh, hướng dẫn xử lý theo quy định tại các Hiệp định thương mại tự do và các văn bản liên quan.

đ) Trường hợp Tổng cục Hải quan không thỏa mãn với kết quả xác minh của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu thì tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại nước xuất khẩu (theo quy định về thủ tục điều tra, xác minh CTCNXX tại các Hiệp định thương mại tự do có liên quan) và đồng thời có văn bản thông báo cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi có vướng mắc để biết và trả lời người khai hải quan. Việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại nước xuất khẩu được thực hiện như sau:

đ.1) Tổng cục Hải quan thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu, người xuất khẩu hoặc người sản xuất có nhà xưởng sẽ bị kiểm tra trực tiếp, cơ quan hải quan của nước xuất khẩu, người nhập khẩu có hàng hóa cần phải kiểm tra về việc kiểm tra xác minh xuất xứ hàng hóa tại nước xuất khẩu;

đ.2) Văn bản thông báo nêu tại điểm đ.1 nêu trên phải có đầy đủ các nội dung sau:

- Tên của cơ quan Hải quan ra thông báo;

- Tên của Người xuất khẩu hoặc Người sản xuất có nhà xưởng bị kiểm tra trực tiếp;

- Ngày dự kiến đi kiểm tra trực tiếp;

- Phạm vi đề nghị kiểm tra, bao gồm cả dẫn chiếu liên quan đến hàng hóa chịu sự kiểm tra; và

- Tên và chức danh của cán bộ đi kiểm tra.

đ.3) Nhận được sự chấp thuận bằng văn bản của Người xuất khẩu hoặc Người sản xuất có nhà xưởng bị kiểm tra trực tiếp;

Trường hợp không nhận được văn bản chấp thuận kiểm tra của Người xuất khẩu hoặc người sản xuất trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ khi nhận được thông báo, Tổng cục Hải quan có thể từ chối cho hưởng ưu đãi đối với sản phẩm cần phải chịu sự kiểm tra.

đ.4) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu đề nghị trì hoãn việc kiểm tra trực tiếp tại cơ sở và thông báo cho Tổng cục Hải quan về việc trì hoãn đó thì việc kiểm tra cũng phải được thực hiện trong vòng sáu mươi (60) ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Thời hạn này có thể kéo dài hơn trong trường hợp Tổng cục Hải quan thống nhất với cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu;

đ.5) Tổng cục Hải quan phải cung cấp cho Người xuất khẩu hoặc Người sản xuất và Tổ chức có thẩm quyền của nước xuất khẩu quyết định về việc kết luận sản phẩm được kiểm tra có đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ hay không;

đ.6) Việc tạm thời không cho hưởng ưu đãi sẽ bị hủy bỏ sau khi có quyết định bằng văn bản nêu tại điểm đ.5 cho thấy sản phẩm đó là hàng hóa có xuất xứ;

đ.7) Người xuất khẩu hoặc Người sản xuất có quyền đưa ra giải thích bằng văn bản hoặc cung cấp thêm thông tin để chứng minh về xuất xứ của sản phẩm trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được quyết định kết luận xuất xứ của sản phẩm. Nếu sản phẩm vẫn bị chứng minh là không có xuất xứ, quyết định cuối cùng sẽ được thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được giải thích hoặc thông tin bổ sung của Người xuất khẩu hoặc Người sản xuất;

đ.8) Thời hạn kiểm tra tối đa một trăm tám mươi (180) ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu nhận được thông báo kiểm tra của Tổng cục Hải quan, bao gồm việc đi kiểm tra thực tế, kết luận kiểm tra và thông báo kết quả cho cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu.

Trường hợp Hiệp định thương mại tự do có liên quan quy định khác về thời hạn và thủ tục tiến hành kiểm tra tại nước xuất khẩu thì thực hiện theo quy định tại Hiệp định.

e) Thông báo kết quả xác minh

Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Tổng cục Hải quan thông báo tới Cục Hải quan tỉnh, thành phố và/hoặc người khai hải quan.

e.1) Chấp nhận CTCNXX đối với trường hợp kết quả xác minh đáp ứng các yêu cầu của cơ quan hải quan;

e.2) Từ chối CTCNXX đối với trường hợp kết quả xác minh cho thấy CTCNXX không hợp lệ hoặc không đáp ứng các yêu cầu của cơ quan hải quan. Thủ tục từ chối thực hiện theo quy định tại Mục 2.6.3 dưới đây.

2.6.3. Trường hợp có căn cứ xác định hàng hóa không đủ điều kiện hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt, thủ tục từ chối thực hiện như sau:

a) Đối với C/O bản giấy:

a.1) Ghi rõ lý do từ chối và ký tên, đóng dấu công chức trên C/O;

a.2) Gửi trả lại bản gốc C/O và văn bản thông báo về việc từ chối C/O tới người khai hải quan, đồng thời hướng dẫn người khai hải quan liên hệ với người xuất khẩu để yêu cầu cơ quan cấp C/O xử lý theo quy định;

a.3) Thực hiện các thủ tục về thuế hải quan theo quy định.

b) Đối với C/O được truyền dưới dạng dữ liệu điện tử:

Thông báo về việc từ chối C/O thông qua Hệ thống. Trường hợp không thể thực hiện thông qua Hệ thống thì báo cáo Tổng cục Hải quan để thông báo bằng văn bản chính thức tới cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu.

c) Đối với Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ:

c.1) Gửi văn bản thông báo ghi rõ lý do việc từ chối chứng từ tự chứng nhận xuất xứ tới người khai hải quan, đồng thời báo cáo lên Cục Hải quan/Tổng cục Hải quan;

c.2) Tổng cục Hải quan tổng hợp các trường hợp từ chối và thông báo tới cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu theo quy định của các Hiệp định có liên quan.

Phần III

KIỂM TRA, XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU

1. Khi kiểm tra hồ sơ, công chức hải quan thực hiện như sau:

a) Kiểm tra việc khai báo xuất xứ tại tiêu chí “Mô tả hàng hóa” (phần “Thông tin chi tiết” (Detail)) trên tờ khai hải quan điện tử hoặc ô “Xuất xứ” trên tờ khai hải quan giấy, đối chiếu với các chứng từ có liên quan về xuất xứ hàng hóa.

b) Công chức hải quan chấp nhận nội dung khai báo xuất xứ của người khai hải quan và tiến hành thủ tục hải quan theo quy định khi không có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu (tiến hành thủ tục thông quan hàng hóa hoặc chuyển thực hiện tiếp theo khoản 2 Phần này).

c) Công chức hải quan yêu cầu người khai hải quan giải trình/cung cấp các chứng từ chứng minh (nếu có) khi có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc trên cơ sở thông tin cảnh báo về chuyển tải bất hợp pháp.

d) Công chức hải quan xem xét nội dung giải trình/chứng từ chứng minh và xử lý như sau:

d.1) Trường hợp nội dung giải trình/chứng từ chứng minh phù hợp: chấp nhận xuất xứ khai báo của doanh nghiệp và thực hiện tiếp theo như điểm b Khoản này;

d.2) Trường hợp người khai hải quan không giải trình/cung cấp chứng từ chứng minh hoặc nội dung giải trình/chứng từ chứng minh không đủ làm căn cứ để xác định xuất xứ của hàng hóa: đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phê duyệt chuyển kiểm tra thực tế hàng hóa (khoản 2 Phần này) hoặc tiến hành kiểm tra tại cơ sở sản xuất (khoản 3 Phần này).

2. Khi kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức hải quan thực hiện như sau:

a) Công chức hải quan kiểm tra các thông tin về xuất xứ ghi trên hàng hóa/bao bì/nhãn hàng hóa; đối chiếu với nội dung khai báo trên tờ khai hải quan, với kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan.

b) Trường hợp khai báo xuất xứ trên tờ khai hải quan phù hợp với kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa thì cập nhật kết quả kiểm hóa vào ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” trên Hệ thống đối với tờ khai hải quan điện tử hoặc vào Phiếu ghi kết quả kiểm tra đối với tờ khai hải quan giấy và tiến hành thông quan theo quy định.

c) Trường hợp khai báo xuất xứ trên tờ khai hải quan không phù hợp với kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa thì công chức hải quan cập nhật kết quả kiểm hóa vào ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” trên Hệ thống đối với tờ khai hải quan điện tử hoặc vào Phiếu ghi kết quả kiểm tra đối với tờ khai hải quan giấy và tiến hành thông quan theo quy định, đồng thời thông báo người khai hải quan giải trình/cung cấp chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

3. Trường hợp người khai hải quan không xuất trình hoặc chứng từ do người khai hải quan cung cấp chưa đủ căn cứ để xác định xuất xứ thì công chức hải quan đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phê duyệt tiến hành kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

3.1. Nội dung kiểm tra; các chứng từ liên quan đến xuất xứ hàng hóa như hóa đơn thương mại, tờ khai nhập khẩu nguyên vật liệu (nếu có), quy trình sản xuất, năng lực sản xuất,...

3.2. Việc phối hợp điều tra, xác minh thực hiện như sau:

a) Chi cục Hải quan phối hợp với các Phòng quản lý xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong quá trình kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu;

b) Nếu có vướng mắc phát sinh trong quá trình kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu, Chi cục Hải quan báo cáo Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Tổng cục Hải quan để được hướng dẫn giải quyết;

c) Chi cục Hải quan và Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm phối hợp với các đoàn kiểm tra xuất xứ trong và ngoài nước theo thông báo của Tổng cục Hải quan.

4. Xử lý kết quả kiểm tra

a) Sau khi kiểm tra không có nghi ngờ về xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, công chức hải quan thực hiện thủ tục thông quan theo quy định.

b) Sau khi kiểm tra có đủ căn cứ xác định hàng hóa gian lận xuất xứ, Chi cục Hải quan xử lý theo quy định và gửi báo cáo về Cục Hải quan tỉnh, thành phố/Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan).

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có trách nhiệm:

1.1. Hướng dẫn và phân công công chức thực hiện quy trình này, gắn với việc thực hiện các quy trình thủ tục hải quan có liên quan;

1.2. Giải quyết các vấn đề liên quan đến xuất xứ hàng hóa thuộc thẩm quyền.

2. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm:

2.1. Hướng dẫn, kiểm tra và giải quyết vướng mắc việc thực hiện quy trình này đối với các đơn vị trực thuộc và các doanh nghiệp;

2.2. Bố trí cán bộ chuyên trách về xuất xứ hàng hóa tại Phòng nghiệp vụ để tham mưu giúp Cục trưởng quản lý công tác xuất xứ hàng hóa;

2.3. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ xuất xứ hàng hóa cho công chức thuộc các Chi cục Hải quan.

3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan:

3.1. Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan - đơn vị đầu mối về xuất xứ hàng hóa của Tổng cục Hải quan - có trách nhiệm:

a) Tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục Hải quan quản lý về xuất xứ hàng hóa;

b) Tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục Hải quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và giải quyết các vướng mắc về xuất xứ của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp;

c) Ban hành công văn hướng dẫn xử lý vướng mắc về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo thẩm quyền;

d) Chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan, Văn phòng Tổng cục xây dựng cơ sở dữ liệu về xuất xứ hàng hóa để cung cấp thông tin cho các đơn vị trong ngành và cộng đồng doanh nghiệp;

đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành Hải quan chuẩn bị nội dung, tham gia đàm phán về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa trong các Hiệp định thương mại tự do và các vấn đề liên quan đến xuất xứ hàng hóa.

3.2. Hiệu trưởng Trường Hải quan có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách xuất xứ tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và các Vụ, Cục thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền thì các đơn vị kịp thời báo cáo, đề xuất để Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về hải quan) xem xét giải quyết./

Mẫu số 01/XĐTXX/2015

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /TB-TCHQ

Hà Nội, ngày tháng năm

THÔNG BÁO

Về kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa

Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;

Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

Căn cứ Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa;

Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Trên cơ sở Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa số ... ngày ... của (tên tổ chức, cá nhân), mã số thuế ... và hồ sơ kèm theo;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan,

Tổng cục Hải quan thông báo kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa như sau:

STT

Tên hàng

Mã số HS

Nước, cơ sở SX, XK

Tiêu chí xác định

Xuất xứ hàng hóa

Văn bản thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./.


Nơi nhận:
- Công ty....;
- Cục Hải quan các tỉnh, TP;
- Website Hải quan;
- Lưu: VT, GSQL (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Mẫu số 02/HBTB/2015

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /TB-TCHQ

Hà Nội, ngày tháng năm

THÔNG BÁO

Về việc hủy bỏ/chấm dứt hiệu lực văn bản xác định trước xuất xứ đối với hàng hóa

Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;

Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

Căn cứ Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa;

Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Căn cứ Thông báo xác định trước xuất xứ số…. ngày…. của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đối với ……(tên tổ chức, cá nhân), mã số thuế…..

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thông báo:

1. Hủy bỏ/Chấm dứt hiệu lực của Thông báo xác định trước xuất xứ số…..ngày….. của Tổng cục Hải quan đối với mặt hàng:

- Mô tả hàng hóa, ký, mã hiệu, chủng loại……

- Mã số HS:

- Nhà sản xuất/xuất khẩu:

- Xuất xứ:

2. Lý do hủy bỏ/chấm dứt:

Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày .............................................................................

Tổng cục Tổng cục Hải quan thông báo để …….(tên tổ chức, cá nhân) và các Cục Hải quan tỉnh, thành phố biết và thực hiện./.


Nơi nhận:
- Công ty....;
- Cục Hải quan các tỉnh, TP;
- Website Hải quan;
- Lưu: VT, GSQL (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

THE MINISTRY OF FINANCE
THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 4286/QD-TCHQ

Hanoi, December 31, 2015

 

DECISION

PROMULGATING PROCESS FOR VERIFYING AND EXAMINING ORIGIN OF EXPORTED GOODS AND IMPORTED GOODS

THE DIRECTOR OF THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS

Pursuant to the Law on Customs No. 54/2014/QH13 dated June 23, 2014;

Pursuant to the Law on Export and import tax No. 45/2005/QH11 dated June 14, 2005;

Pursuant to the Law on Commerce No. 36/2005/QH11 dated June 14, 2005;

Pursuant to Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 of the Government on guidelines and enforecement measures for the Law on Customs in terms of customs procedures, inspection, supervision, and control;

Pursuant to Decree No. 19/2006/ND-CP dated February 20, 2006 of the Government on guidelines for the Law on Commerce on origin of goods;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Pursuant to Decision No. 02/2010/QD-TTg dated January 15, 2010 of the Prime Minister on functions, tasks, powers and organizational structure of the General Department of Customs affiliated to the Ministry of Finance;

Pursuant to the Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Ministry of Finance on customs procedures; customs supervision and inspection; export and import duties and tax administration applicable to exported goods and imported goods;

At the request of Director of Customs Management Supervision Department,

DECIDES:

Article 1. To issue together with this Decision a process for verifying and examining origin of exported goods and imported goods, a notice form of result of pre-exportation or pre-importation examination of origin of goods (hereinafter referred to as prior examination of origin) (Form No. 1/XDTXX/2015), and a notice form of revocation of notice of result of prior examination of origin (Form No. 2/HBTB/2015).

Article 2. This Decision replaces the Decision No. 1450/QD-TCHQ dated July 24, 2009 of the General Department of Customs promulgating a process for verifying and examining origin of imported goods.

Article 3. The Director of Customs Departments of provinces and cities and the Heads of agencies affiliated to the General Department of Customs shall implement this Decision. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the General Department for consideration.

During the implementation of this Circular, in case the documents referred to in the Process issued herewith are amended or replaced, the amending or replacing documents shall prevail.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

PP. DIRECTOR GENERAL
DEPUTY DIRECTOR GENERAL




Vu Ngoc Anh

 

PROCESS

FOR VERIFYING AND EXAMINING ORIGIN OF EXPORTED GOODS AND IMPORTED GOODS
(Issued together with Decision No. 4286/QĐ-TCHQ dated December 31, 2015 of the Director of the General Department of Customs)

Part I

PRE-EXPORTATION OR PRE-IMPORTATION EXAMMINATION OF ORIGIN OF GOODS

I. Accepting and processing authority

The General Department of Customs (Customs Management Supervision Department).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Accepting application:

Officials shall be assigned to accept applications for prior examination of origin (using the form prescribed in Clause 2 Article 7 of Circular No. 38/2015 “Hồ sơ đề nghị xác nhận trước xuất xứ”)

2. Processing application:

2.1. Verifying the adequacy and validation of application

a) For an unsatisfactory application An official in charge, within 5 working days from the date of receipt, shall request the head of the General Department of Customs to issue a document rejecting such application for prior examination of origin.

b) For an insufficient application: An official in charge, within 5 working days from the date of receipt, shall request the head of the General Department of Customs to issue a document requesting the applicant to provide supplementary documents.

Within 10 working days from the date on which the written request for providing supplementary documents, if there is any response from the customs declarant or the customs declarant has provided supplementary documents which are not accepted as evidence in prior examination of origin, the official in charge shall request the head of Customs Management Supervision Department to request the head of the General Department of Customs to send the customs declarant a notification rejecting such application.

2.2. For a sufficient and valid application, an official in charge shall verify and examine origin of goods, including the following steps:

a) Determining rules of origin applicable to goods according to HS codes code prescribed in relevant free trade agreements or Decree No. 19/2006/ND-CP. With regard to goods not wholly produced or obtained, the origin criteria of those goods shall be determined in the order as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Those goods not included in the PSR or the Agreement(s) does not provide any PSR, the general origin criteria shall apply.

b) Determining whether the goods conform to rules of direct consignment as prescribed.

3. Issuing a notice of result of prior examination of origin:

3.1. In general cases: Within 30 days from the date on which a sufficient application is received, the official in charge shall request the head of General Department to send a notice of result of prior examination of origin to the customs declarant.

3.2. In complicated cases subject to verification: Within 60 days from the date on which a sufficient application is received, the official in charge shall request the head of General Department to send a notice of result of prior examination of origin to the customs declarant;

The notice form (Form No. 1/XDTXX/2015) is enclosed herewith.

4. Updating on the website of the General Department of Customs:

Each notice of result of prior examination of origin shall be sent to the Department of Information Technology and Customs Statistics for the purpose of update on the website of the General Department of Customs.

5. Handling a complaint of a customs declarant who disagrees with the result of prior examination of origin.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5.2. Within 10 working days (for general goods) or 30 working days (for complicated cases subject to verification) from the date on which the complaint is received, the official in charge shall request the head of the General Department of Customs to reply the customs declarant in writing.

6. Review the application and application validity of notices of result of prior examination of origin

III. Revocation/termination of effect of notice of result of prior examination of origin

An official of Customs Management Supervision Department shall request the head of the General Department of Customs to issue a document revoking a note of result of prior examination of origin in any of the following cases:

1. Discovering an application for prior examination of origin filed by a customs declarant is inaccurate and untruthful upon a review of applications or in receipt of relevant information;

2. Provisions of law served as the basis for issuing the notice of result of prior examination of origin are amended or replaced.

The notice form revoking note of result of prior examination of origin (Form No. 2/HBTB/2015) shall be issued herewith.

Part II

EXAMINATION OF ORIGIN OF IMPORTED GOODS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) During the verification of an application, the customs official shall verify the declaration of origin at the criterion “code of country of origin”, “code of import tax schedule” (in “Detail”) in the electronic customs declaration or the box “Origin” in the physical customs declaration, then collate them with supporting documents related to origin in the customs dossiers such as commercial invoice, transportation vouchers, notice of result of prior examination of origin and other documents (if any) for determining origin of goods.

It is should be noted for the cases given preferential treatment eligible for exemption of presentation of documents certifying origin of goods prescribed in free trade agreements: checking information at the criterion “Total invoice value” (in the tab General2) in the electronic customs declaration or in the box “Original value” in the physical customs declaration to determine whether the good’s value is within the threshold given exemption for presentation of documents certifying origin of goods.

b) If the customs official has reasonable doubts as to the declaration of origin in the custom declaration, he/she shall require the customs declarant to provide explanation or supporting documents (if any). According to the explanation of the customs declarant, the customs official shall determine the origin of the imported good.

b.1) If the customs declarant fails to provide explanation or supporting documents or the provided explanation or supporting documents is not plausible to serve as the basis for determining the origin of the imported good, the customs official shall request the Manager of Sub-department of Customs to decide the change of lane for physical verification to determine the origin. The Manager of Sub-department of Customs shall decide the change of lane for physical verification;

b.2) If there are sufficient reasons to prove that the declaration of origin of the good is inaccurate, such declaration shall be handled as prescribed;

b.3) If there not sufficient bases for determining the origin of the good, the customs official shall request the Manager of Sub-department of Customs for consideration; then the Sub-department of Customs shall request the Customs Department of province to handle within its competence. If there is any difficulty in handling, the Customs Department of province shall request the General Department of Customs to provide guidance.

2. For cases subject to presentation of documents certifying origin of goods

2.1. Verification of the declaration of origin in the customs declarations

With regard to documents certifying origin of the good submitted by a customs declarant, the customs official shall verify the declaration of origin at the criterion “code of country of origin”, “code of import tax schedule” (in “Detail” and “Notes” in the tab (General 2)) in the electronic customs declaration or the box “Origin”, “Preferential treatment” in the physical customs declaration sheet, then collate them with supporting documents related to origin in the customs dossiers such as documents certifying origin of the good, commercial invoice, transportation vouchers, notice of result of prior examination of origin and other documents (if any) for determining origin of the imported good.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.2. Verification of C/O

2.2.1. Looking up information of C/O on the website of the issuing authority (skip this step if there is no data of C/O on such website)

a) For the C / O containing data on the website of the issuing authority:

a.1) Access to the website of the issuing authority to collate the C/O filed by the customs declarant with the C/O on the website of the issuing authority, and then print a copy to save shipment records.

For example: For C/O of electronic form AK of Korea:

- For C/O of electronic form AK issued by the Korea Chamber of Commerce and Industry: customs officials shall access to the website: http://cer.korcham.net.

For details of C/O: Click the item “Authenticity of a document Certified by KCCI”, insert Reference No and reference Code of C/O, and then click the item “Check it out" to obtain all information about C/O (exclusive of the seal and signature of place of issue).

- For C/O of AK form issued by Korean Customs Service: customs officials shall access to the website: http://english.customs.go.kr.

For details of C/O: Click the item “Information Plaza/Documents certifying origin of goods (the tab on the top of the screen), insert Reference No and Reference Code of the C/O, and then click the item "Check it out" to obtain all information about the C/O.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) For a C/O transmitted in the form of electronic data from the issuing authority to the system of the customs authority:

b.1) Customs officials shall receive the C/O sent by the issuing authority on the system;

b.2) Update C/O received on the system.

2.2.2. Verification of C/O form

a) Each C/O must state the phrase “FORM D/ FORM E/ FORM S/ FORM AK/ FORM AJ, etc;

b) Reference No: Each C/O has its own reference number;

c) The criteria on each C/O must be duly completed as prescribed ;

d) Size, colors, language and overleaf notes of C/O must comply with regulations of Agreements and relevant legal documents.

2.2.3. Verification of C/O content

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a.1) Validity period of the signature of the person authorized to issue C/O;

a.2) The signature of the person authorized to issue C/O must be included in the list of the issuing authority of C/O announced by the General Department of Customs (not accept the case that the signer of the C/O is in an issuing authority but the seal on the C/O belongs to another issuing authority).

b) Verify validity period of C/O;

c) Verify the compatibility and consistency between the information within a C/O and collate information between the C/O and documents included in the customs dossiers (customs declarations, commercial invoices, transportation vouchers, and notice of result of prior examination of origin (if any)). In which:

c.1) Importer’s name: C/O must state the importer name in conformity with the importer name in the customs declaration;

c.2) Description of good: The description of good of the C/O are customary for the good declared in the customs declaration and other documents in the customs dossiers;

c.3) Quantity: In case that the quantity of actual imports is greater than/or less than the quantity mentioned in the C/O, the guidance in Point d and dd Clause 2 Article 26 of Circular No. 38/2015/TT-BTC shall apply;

Notes: The customs authority shall consider accepting a C/O in case that the cargo/cargo type/quantity/weight of the good is stated in a box other than the prescribed box in the C/O (E.g. the quantity and type of cargo are stated in the box 9 instead of the box 7) and is in conformity with the information of other documents in the customs dossiers; or in case that the C/O does not state any of the information about number of cargo/quantity/weight of the good, but the customs authority may determine the quantity and weight of the good eligible for the special preferential tax rates through the collation of the C/O and other documents in the customs dossiers.

c.4) HS code: Any difference between exporting Party and importing Party in HS code classification which does not affect the nature of the origin of the good shall be considered acceptable;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c.6) Commercial invoices: Regarding a C/O with commercial invoice issued by a third party/country, customs official shall verify the information about the third party/country in the C/O as prescribed in Agreements and relevant legislative documents.

d) Verify origin criteria

d.1) Verify information about the good in origin criteria of a C/O (according to added value content, change in tariff classification, specific manufacturing or processing operation, or wholly produced, etc.) in accordance with regulations in Rules of origin implementing the free trade agreement issued by the Ministry of Industry and Trade and the leaf notes of C/O;d.2) Verify origin criteria: Determining rules of origin applicable to goods according to HS codes code prescribed in relevant free trade agreements or Decree No. 19/2006/ND-CP:

- For declaration of Goods wholly obtained (WO): Customs officials shall verify whether a good satisfies WO criterion according to market information, geography, manufacturing process of the good, etc., and then collate it with regulations in Circular(s)/Decision(s) of the Ministry of Finance on wholly obtained goods to determine if the declaration of good complies which such regulations and need not consider origin criteria prescribed in PSR or general criteria (if any).

For example: (1) An oil and gas product imported from Singapore obtains a C/O form D originating in Singapore with the origin criterion “WO” issued by a competent authority of Singapore: In this case, it has reasonable doubts as to origin criteria owning to the fact that Singapore is not a country which is capable of extracting petroleum. Therefore, it does not satisfy the WO requirements prescribed in Article 3 Appendix I of Circular No. 21/2010/TT-BCT dated May 17, 2010;

(2) A television product imported from Thailand obtains a C/O form D originated from Thailand with the origin criterion “WO” issued by a competent authority of Thailand: In this case, it has reasonable doubts as to origin criteria owning to the fact that electronics and electrical appliances are often assembled from components imported from various countries. Therefore, it does not satisfy the WO requirements prescribed in Article 3 Appendix I of Circular No. 21/2010/TT-BCT dated May 17, 2010.

- For declaration of goods produced at a member state from materials originating in other one or more member states (produced entirely – PE): customs officials need not verify origin criteria prescribed in PSR or general criteria (if any).

- With regard to goods not wholly produced or obtained, the origin criteria of those goods shall be determined in the order as follows:

+ Those goods included in Product specific rules (PSR) shall have origin criteria determined as prescribed in these rules.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Verify the route of consignment stated in the C/O to determine whether the import good satisfies the rules of direct consignment prescribed in Circulars/Decisions of the Ministry of Industry and Trade and Circulars of the Ministry of Finance implementing free trade agreements.

In case that the good passes through a third country/region other than a member state of the Agreement (including the case of passing through a member state with respect to the C/O form AK), the customs official shall request the customs declarant to submit any of the following supporting documents proving that the good retains its status in accordance with the Agreement:

dd.1) A document, issued by the customs authority of a country through which the good passed, certifying that the consignment is under the control of such customs authority and has not undergone clearance procedures; or

dd.2) A document, certified by the issuing agency or organization of bill of lading for an export consignment, proving that the good in transit is necessary for reasons of geography or transport-related requirements; the good does not enter the commerce or sale at such transit country; and the good does not undergo any further processing, except for unloading and reloading, or any other operations necessary to preserve them in good condition. With regard to a certifying document issued by a subsidiary, branch or agency of a transport company or an issuing authority of bill of lading for consignment in Vietnam, it is also required an authorizing document issued by the transport company; or

dd.3) In case that the good is transported in form of full container load, the container seal number do not change from the time at which it is loaded into the transport vehicles at the loading port of an exporting member state to the time it is imported into Vietnam, documents proving direct transport maybe bill of lading and the carrier's delivery order, which represents the unchanged number of container or seal.

e) For C/O issued retroactively/issued retrospectively:

e.1) Verify whether it bears “ISSUED RETROACTIVELY/ ISSUED RETROSPECTIVELY” in the C/O or appropriate boxes are checked;

e.2) Collate the export date in the bill of lading/other transport vouchers with the date of issue of C/O in accordance with regulations on C/O issued retroactively.

Regarding the good which is transported by road, river across the border between Vietnam and other member states namely China, Laos and Cambodia, the export date is the date of delivery at the exporting checkpoint of the exporting country or the date of issue of transport vouchers (if any).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) For back-to-back C/O:

g.1) Collate the form and contents of C/O with the aforesaid guidance;

g.2) Collate the information of the original C/O and such information in the back-to-back C/O, and the validity period of the back-to-back C/O.

h) Replacement C/O: Verify the information about which the issuing authority (in the C/O or notifications of General Department of Customs) certifies that the C/O is issued for replacement as prescribed by the Agreement.

2.3. Verification of supporting documents on self-certification of origin

2.3.1. Verification of forms of supporting documents on self-certification of origin

a) Declaration of origin must be stated in the invoice declaration or in other commercial documents. With regard to supporting documents on self-certification of origin prescribed in Circular No. 28/2015/TT-BCT dated August 20, 2015 of The Ministry of Industry and Trade (The Second Pilot Project of ASEAN), the origin of goods shall be declared on the invoice declaration. The form of invoice declaration shall be prescribed in Article 7 of Circular No. 28/2015/TT-BCT;

b) The adequacy of compulsory information in supporting documents on self-certification of origin shall be verified as prescribed in the Agreements. Regarding self-certification of origin prescribed in Circular No. 28/2015/TT-BCT, the following compulsory information shall be verified: self-certification code (certified exported authorization code), HS code, country of origin, origin criteria, signature of the authorized signatory.

2.3.2. Verification of contents of supporting documents on self-certification of origin

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Verify origin criteria and other information: method of verification shall apply similarly to Point 2.2.3.

2.4. Verification of notice of result of prior examination of origin

2.4.1. Verification of form of a notice

a) Collate the notice presented by a customs declarant with the data on the website of the General Department of Customs;

b) Verify the validity of the notice.

2.4.2. Verification of contents of a notice

Collate information in a notice with information in commercial invoices, bill of lading etc. in customs dossiers.

Notes: verify information about country, producer or exporter.

2.5. Verification visit of origin of goods

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Verify the consistency in origin on goods, packages and labels;

c) If the imported goods are in form of liquid goods, bulk cargo, goods not subject to labeling or goods subject to labeling without origin information, their consignment route shall be verified for the purpose of examination of origin;

d) In exceptional circumstances, the origin of spare parts or product components shall be verified or good samples shall be analyzed and assessed for further bases of examining origin of goods;

dd) Record the results of examination of origin of goods to the “Opinion of official in charge” in the electronic customs declaration or customs declaration on the system.

2.6. Processing verification results

2.6.2. For a case that the verification result is in conformity with its customs dossiers and verification visit result (if any): a customs official shall accept such documents certifying origin of goods and the good shall be eligible for preferential tax rates as prescribed.

2.6.2. For a case that it has reasonable doubts as to the validity of documents certifying origin of goods or origin of the imported good, a customs officials shall follow procedures below:

a) The customs official shall request the Manager of Sub-department of Customs to send a notification of doubts raised by the customs authority to the customs declarant and require such customs clear ant to provide explanation/additional supporting documents on origin of the good (if any). The notification shall be made in the form of electronics on VNACCS or writing.

If it has reasonable doubts as to origin criteria, supporting documents shall contain:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- For origin criteria CTC (CC, CTH, CTSH): an import declaration of materials, manufacturing process, a list of production materials;

- For origin criteria RVC: a list of production materials (including good description, HS code, origin of materials constituting the product, CIF value or equivalent price of materials), production costs, and profits;

- For origin criteria SP (Specific Processes): a list of production materials, manufacturing process.

b) According to explanation/supporting documents submitted by the customs declarant, the Sub-department of Customs shall:

b.1) In case that the explanation/supporting documents submitted by the customs declarant clarifies the doubts and the customs authority has sufficient grounds to determine the origin of good, the good shall be considered eligible for preferential tax rates as prescribed.

b.2) In case that the customs declarant fails to provide explanation/supporting documents or provided explanation/supporting documents do not give sufficient grounds to determine the validity of documents certifying origin of the good or the origin of the imported good, the import duty at the MFN rates or ordinary rates shall be determined temporarily and send a report to the Customs Department of province.

c) Based on the documents sent by the Sub-department of Customs, the Customs Departments of province shall consider providing guidelines as follows:

c.1) If the case has sufficient bases for handling, the Customs Department shall issue a guiding document to the Sub-department of Customs, and concurrently send a notification to the customs declarant;

c.2) If the case has insufficient bases for handling, the Customs Departments of province shall request the General Department of Customs for verification.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Based on the documents sent by the Customs Departments of province, the General Department of Customs shall consider providing guidelines as follows:

d.1) If the case has sufficient bases, the General Department of Customs shall promptly reply or provide documents/materials for the Customs Departments of province for handling.

The deadline for consideration and reply at an authority at General Department level is at least 5 working days from the date on which a report on difficulty and relevant documents are sent to the Customs Department.

d.2) In case it is necessary to verify the case with a competent authority of the exporting country, the General Department of Customs (Customs Management Supervision Department) shall request the competent authority of the exporting country in writing to certify the authenticity of the documents certifying origin of goods or provide explanation for the doubts as to origin of the good.

Deadline and procedures pertaining to verification of the cases with the competent authority of an exporting country shall comply with Clause 3 Article 26 of Circular No. 38/2015/TT-BTC and regulations of each relevant free trade agreement.

d.3) Each request for verification and handling guidance shall be monitored as prescribed in free trade agreements and relevant documents.

dd) In case that the General Department of Customs dissatisfies the result of verification provided the competent authority of the exporting country, it may undertake a verification visit at the exporting country (in compliance with procedures for investigation and verification of documents certifying origin of goods prescribed in relevant free trade agreement) and concurrently send a notification of the verification visit to the Customs Departments sent the document on difficulty and a reply to the customs declarant. The verification visit at an exporting country shall be undertaken as follows:

dd.1) The General Department of Customs shall send a written request to undertake the verification visit to the competent authority of the exporting country, the exporter, the producer whose premises or factory is subject to the verification visit, the customs authority of the exporting country, and the importer whose good is subject to the verification visit.

dd.2) A written request prescribed in Point dd.1 shall at a minimum include:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- the name of the exporter or the producer whose premises or factory is subject to the verification visit;

- the proposed date of the visit;

- the scope of the proposed visit, including specific reference to the good subject to the verification visit; and

- The names and titles of the officials who will participate in the visit.

dd.3) The General Department of Customs receives a written permit for verification visit sent by the exporter or the producer of whose premises or factory is subject to verification visit;

If the exporter or the producer fails to send a permit for verification visit within 30 days from the date on which the request for verification visit is received, the General Department of Customs may deny preferential tariff treatment for the good subject to the verification.

dd.4) In case the competent authority of the exporting country send a written request for suspension of the verification visit at the premises to the General Department of Customs, the verification still be undertaken within 60 days from the date on which the written request is received regardless of the request. The aforesaid time limit may extend subject to the agreement between the General Department of Customs and the competent authority of the exporting country;

dd.5) The General Department of Customs must provide a conclusion determining whether the good satisfies the origin criteria for the exporter or the producer and the competent authority of the exporting country;

dd.6) The temporary denial of preferential tariff treatment shall be eliminated upon a written decision prescribed in Point dd.5 certifying that such good is originating;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd.8) The maximum time limit for verification visit is 180 days from the date on which the written request for verification visit sent by the General Department of Customs to the competent authority of the exporting country is received, including physical verification, producing verification result and sending the result to the competent authority of the exporting country.

In case that a relevant free trade agreement sets out different regulations on time limit and procedures for verification visit at exporting country, those regulations shall prevail.

e) Notification of verification result

Within 15 working days, from the date of receipt of verification result, the General Department of Customs shall notify the Customs Departments of province and/or the customs declarant of.

e.1) Accepting the documents certifying origin of goods if those documents satisfy the requirements of the customs authority according to the verification result.

e.2) Denying the documents certifying origin of goods if those documents are invalid or do not satisfy the requirements of the customs authority according to the verification result. The denial procedures shall comply with Section 2.6.3 below.

2.6.3. If there are reasonable grounds for determining that the good is not eligible for preferential tax rates, the denial procedures shall be carried out as follows:

a) For a physical C/O:

a.1) Providing explanation for denial and bearing the signature and seal of the official on the C/O;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a.3) Following procedures for customs duties as prescribed.

b) For an electronic C/O:

The notification of denial of C/O shall be sent through the system. If it fails to send the notification through the system, it is required to request the General Department of Customs to send a written notification officially to the competent authority of the exporting country.

c) For documents certifying origin of goods:

c.1) Send a notification including reasons for denial of documents certifying origin of goods to the customs declarant, and report the Customs Department/General Department of Customs;

c.2) The General Department of Customs shall collect the cases of denial and notify the competent authority of the exporting country of those cases as prescribed by relevant agreements.

Part III

EXAMINATION OF ORIGIN OF EXPORTED GOODS

1. When a customs official verifies documents, he/she shall follow the procedures below:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) If is has not reasonable doubts as to the origin of the exported good, the customs official shall accept the declaration and conduct the customs procedures as prescribed (clearance procedures or procedures prescribed in Clause 2 of this Part).

c) If it has reasonable doubts as to the origin of the exported good or a warning against illegal transshipment, the customs official shall request the declarant to provide explanation/supporting documents (if any).

d) The customs official shall consider the explanation/supporting documents and process them as follows:

d.1) In case of satisfactory explanation/supporting documents: accept the declaration of origin of the enterprise and follow the procedures prescribed in Point b of this Clause;

d.2) In case of failure to provide explanation/supporting documents or unsatisfactory explanation/supporting documents: request the Manager of Sub-department of Customs to undertake physical verification of the good (Clause 2 of this Part) or verification visit at the premises or factory (Clause 3 of this Part).

2. When a customs official verifies the good physically, he/she shall:

a) Collate origin information on goods, packages and labels with the declaration of the customs declarant in the customs declaration and verification result of customs dossiers.

b) In case that the customs declaration is appropriate to the result of physical verification of the good, the customs official shall record the verification result to the box of “Opinion of official in charge” in the electronic customs declaration or customs declaration on the system, and then undertake the clearance as prescribed.

c) In case that the customs declaration is not appropriate to the result of physical verification of the good, the customs official shall record the verification result to the box of “Opinion of official in charge” in the electronic customs declaration or customs declaration on the system, and then undertake the clearance as prescribed, and concurrently request the customs declarant to provide explanation/supporting documents on the origin of the exported good.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.1. Verification procedures; documents related to origin of the good namely commercial invoices, import declaration of materials (if any), manufacturing process, manufacturing capacity, etc.

3.2. The cooperation in verification shall be carried out as follows:

a) The Sub-department of Customs shall cooperate with Export and Import Management Offices of the Ministry of Industry and Trade and Vietnam Chamber of Commerce and Industry (VCCI) in the verification visit at the premises of the producer of the exported good;

b) In case that difficulties arise during the verification visit at the premises of the producer of the exported good, the Sub-department of Customs shall send reports to the Customs Departments of province and the General Department of Customs for guidance;

c) The Sub-department of Customs and Customs Departments of province shall cooperate with domestic and foreign inspectorates on origin in compliance with notifications of the General Department of Customs.

4. Processing verification results

a) If it has no reasonable doubts as to origin of the exported good, the customs official shall undertake the clearance as prescribed.

b) If it has sufficient grounds for fraud in origin of the good, the Sub-department of Customs shall follow prescribed procedures and send a report to the Customs Departments of province/the General Department of Customs (Customs Management Supervision Department).

Part IV

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Managers of Sub-departments of Customs shall:

1.1. Provide guidelines for and assign officials to follow the prescribed procedures, in association with relevant customs procedures;

1.2. Handle issues related to origin of goods intra vires.

2. Directors of Customs Departments of provinces shall:

2.1. Provide guidelines, inspect and handle difficulties arising during the implementation of the prescribed procedures by affiliates and enterprises;

2.2. Assign officials specialized in origin of goods to work at the Professional Office to act as advisors for the Director in management of origin of goods;

2.3. Provide training courses in origin goods for officials in Sub-departments of Customs.

3. Heads of units affiliated the General Department of Customs:

3.1. The Director of Customs Management Supervision Department - the central body of origin of goods of the General Department of Customs – shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Act as an advisor for the head of the General Department of Customs in direction, guidance, inspection and handling of difficulties encountered by Customs Departments of provinces and enterprises;

c) Issue Official Dispatch on guidelines for handling of difficulties in origin of exported goods and imported goods intra vires;

d) Take charge and cooperate with Department of information technology and customs statistics, the Office of General Department of Customs in establishment of database of origin of goods to provide information for units in the customs field and the community of enterprises;

dd) Take charge and cooperate with units inside and outside the customs field shall prepare related information to participate in negotiation on examination of origin of goods in free trade agreements and relevant issues.

3.2. Principals of customs colleges shall take charge and cooperate with relevant agencies in provision of professional training courses for full-time officials in charge of origin in Customs Departments of provinces and other Departments affiliated to the General Department of Customs.

Difficulties that arise ultra vires during the implementation of this Circular should be reported to the General Department of Customs (Customs Management Supervision Department) for consideration./.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 4286/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2015 về quy trình kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất, nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


25.569

DMCA.com Protection Status
IP: 3.143.17.175
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!