Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 368/QĐ-TTg 2021 Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến 2040

Số hiệu: 368/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành: 16/03/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 368/-TTg

Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU MÓNG CÁI ĐẾN NĂM 2040

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đói, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tại Tờ trình số 1162/TTr-UBND ngày 01 tháng 3 năm 2021 và đề nghị của Bộ Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số 23/BC-BXD ngày 05 tháng 3 năm 2021,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến năm 2040, với những nội dung chính sau:

1. Phạm vi, quy mô lập quy hoạch

a) Phạm vi lập quy hoạch theo ranh giới thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái (Quyết định số 19/2012/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh), bao gồm thành phố Móng Cái (gồm 17 đơn vị hành chính là các phường Hải Yên, Ka Long, Trần Phú, Hòa Lạc, Hải Hòa, Ninh Dương, Bình Ngọc, Trà Cổ; các xã Hải Sơn, Bắc Sơn, Quảng Nghĩa, Hải Tiến, Hải Đông, Hải Xuân, Vạn Ninh, Vĩnh Trung, Vĩnh Thực); huyện Hải Hà gồm: Thị trấn Quảng Hà và các xã Quảng Minh, Quảng Thành, Cái Chiên và Quảng Phong.

b) Quy mô lập quy hoạch: Diện tích tự nhiên khoảng 121.197 ha, trong đó diện tích đất tự nhiên là 69.399 ha và diện tích mặt biển là 51.798 ha.

2. Tính chất chức năng

- Là khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, trung tâm phát triển kinh tế quan trọng của vùng Bắc Bộ, của vành đai kinh tế ven biển Bắc Bộ và hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Hà Nội - Hải Phòng - Móng Cái - Phòng Thành (Trung Quốc);

- Trung tâm kinh tế thương mại cửa khẩu, công nghiệp và cảng biển, logistics, dịch vụ tổng hợp của tỉnh Quảng Ninh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ;

- Khu du lịch quốc gia có tính chất du lịch biển đảo, thương mại cửa khẩu;

- Đô thị biển hiện đại và bền vững;

- Khu vực có vị trí đặc biệt về chiến lược, quan trọng về quốc phòng, an ninh.

3. Quy mô dân số, đất đai

a) Quy mô dân số:

- Đến năm 2030: Khoảng 310.000 - 320.000 người (trong đó khu vực thành phố Móng Cái khoảng 210.000 - 215.000 người và các khu vực thuộc huyện Hải Hà khoảng 100.000 - 105.000 người), trong đó bao gồm dân số quy đi từ lượng khách du lịch khoảng 5-6 triệu lượt khách/năm;

- Đến năm 2040: Khoảng 460.000 - 470.000 người (trong đó khu vực thành phố Móng Cái khoảng 310.000 - 320.000 người và các khu vực thuộc huyện Hải Hà khoảng 150.000 người), trong đó bao gồm dân số quy đổi từ lượng khách du lịch khoảng 8-9 triệu lượt khách/năm.

b) Quy mô đất xây dựng:

- Đến năm 2030: Đất xây dựng khoảng 15.500 - 16.000 ha (trong đó khu vực thành phố Móng Cái khoảng 8.500 ha, khu vực thuộc huyện Hải Hà khoảng 7.500 ha);

- Đến năm 2040: Đất xây dựng khoảng 25.400 - 26.000 ha (trong đó khu vực thành phố Móng Cái khoảng 15.000 ha, khu vực thuộc huyện Hải Hà khoảng 11.000 ha).

c) Các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật chính: Khu vực phát triển đô thị tập trung áp dụng các tiêu chuẩn đô thị loại I; khu vực Trà Cổ - Bình Ngọc, khu công nghiệp cảng biển Hải Hà, khu vực nông thôn và các khu vực đảo (Vĩnh Trung - Vĩnh Thực và Cái Chiên) áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp.

4. Định hướng phát triển không gian

a) Mô hình và cấu trúc phát triển

Mô hình cấu trúc gồm 03 hành lang (gồm hành lang đô thị, dịch vụ dọc quốc lộ 18; hành lang du lịch, nông nghiệp và dịch vụ cảng; hành lang sinh thái và biên giới) và 02 vùng phát triển động lực là thành phố Móng Cái và Khu đô thị - công nghiệp cảng biển Hải Hà.

Cấu trúc phát triển không gian thành 05 khu vực chính: (1) Khu A - Khu trung tâm thành phố Móng Cái; (2) Khu B - Khu vực Hải Hà; (3) Khu C - Trung tâm dịch vụ tích hợp; (4) Khu D - Khu vực du lịch biển đảo phía Nam; (5) Khu E - Dịch vụ thương mại vùng bin và phát triển nông thôn mới.

b) Định hướng phát triển không gian tổng th

Phát triển theo 02 vùng động lực là thành phố Móng Cái và Khu đô thị - công nghiệp cảng biển Hải Hà, từng bước hình thành không gian khu kinh tế - đô thị đồng bộ thng nhất với các phân vùng chức năng đặc thù của từng khu vực. Khu vực đô thị dịch vụ tập trung phát triển theo hành lang giới hạn giữa quốc lộ 18 và đường ven biển.

Khu vực ven biển và đảo phát triển các khu đô thị, khu du lịch, khu nông nghiệp công nghệ cao và các dự án sinh thái trên cơ sở bảo vệ cảnh quan, hệ sinh thái; ưu tiên tập trung phát triển các dự án dịch vụ du lịch chất lượng cao.

Khu vực đồi núi phía Bắc quốc lộ 18 đến biên giới Việt - Trung phát triển theo hướng bảo vệ hệ sinh thái đồi rừng, bảo vệ nguồn nước; chuyển đi hoạt động trồng rừng sản xuất sang trồng cây lâu năm kết hợp phát triển các trang trại nông nghiệp công nghệ cao và dịch vụ du lịch. Khu vực vành đai biên giới phát triển chuỗi dịch vụ, hạ tầng phục vụ hoạt động thương mại biên giới, du lịch và nâng cao điều kiện sống của người dân.

Thành phố Móng Cái được phát triển theo cấu trúc vành đai và hướng tâm; gồm trung tâm hiện hữu, vành đai dịch vụ đô thị, vành đai chức năng và vành đai sinh thái. Phát triển các trục hướng tâm gắn với các chức năng chủ đạo của khu kinh tế như: trục thương mại Hải Yên - Bắc Luân 3 với trọng điểm là Khu hợp tác kinh tế; trục dịch vụ du lịch từ trung tâm đến Trà Cổ; trục dịch vụ hỗ trợ từ trung tâm tới cảng Vạn Ninh; trục sản xuất công nghiệp công nghệ cao theo hành lang kết nối với Hải Hà; trục dịch vụ sinh thái nông lâm nghiệp hướng Tây.

Khu vực Hải Hà phát triển mở rộng về phía Tây gắn với Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà và trục kết nối cao tốc Vân Đồn - Móng Cái; về phía Đông gắn với phát triển đô thị dịch vụ sinh thái. Phát triển theo cấu trúc mạng ô cờ, sắp xếp lại không gian các khu vực hiện trạng đtạo nên không gian đô thị đồng bộ, hiện đại.

Khu vực Trà Cổ - Bình Ngọc phát triển thành trung tâm dịch vụ du lịch biển gắn với văn hóa và vui chơi giải trí; trong đó ưu tiên bổ sung các khu công viên vui chơi giải trí, các khu nghỉ dưỡng cao cấp, các công trình hạ tầng dịch vụ du lịch. Quá trình phát triển cần bảo vệ các khu vực rừng phòng hộ ven biển, các điểm di tích văn hóa lịch sử, các khu vực rừng ngập mặn, bãi bồi ...

Khu vực các đảo: Vĩnh Trung - Vĩnh Thực, Cái Chiên, Vạn Mặc, Vạn Nước, Thoi Xanh... phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, phù hợp với cảnh quan địa hình, thảm thực vật, hệ sinh thái ven biển. Phát triển các kiến trúc xanh, sinh thái, thân thiện với môi trường, được kết nối dễ dàng băng hệ thống giao thông thủy, cáp treo và các khu dịch vụ bến cảng du thuyền.

c) Định hướng phát triển đô thị

Thành phố Móng Cái tiếp tục mở rộng đô thị về phía Nam gắn với khu vực Trà Cổ - Bình Ngọc và về phía Tây (các xã Hải Đông, Hải Tiến, Quảng Nghĩa) gắn với đô thị Hải Hà để tạo nên vùng phát triển đô thị, từng bước đáp ứng các tiêu chí của đô thị loại I. Các khu vực phát triển mở rộng được thực hiện theo hướng hình thành các khu chức năng dịch vụ, sản xuất, du lịch đồng bộ, gắn với các dự án chiến lược.

Thị trấn Quảng Hà được quy hoạch, đô thị hóa mở rộng ra các xã Quảng Minh, Quảng Thành, Quảng Thịnh, Quảng Long, Quảng Phong để tạo nên vùng lõi của đô thị Hải Hà và tạo thành vùng đô thị hóa gắn với thành phố Móng Cái, từng bước đáp ứng các tiêu chí đô thị loại I.

d) Định hướng phát triển khu vực nông thôn

Khu vực các xã Hải Sơn, Bắc Sơn, Vĩnh Trung, Vĩnh Thực, Cái Chiên phát triển theo các mô hình đặc thù, kết hợp mở rộng các trung tâm xã để phục vụ dân cư hiện trạng và hình thành các trung tâm dịch vụ công cộng, thương mại, dịch vụ du lịch, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Từng bước di dời, các điểm dân cư phân tán vào các cụm điểm dân cư tập trung, gắn với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ. Dành mặt bằng để thu hút, phát triển các dự án đầu tư về dịch vụ du lịch, dịch vụ thương mại, sản xuất công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đầu mối.

Cải tạo các điểm dân cư hiện trạng, xây dựng các khu dân cư nông thôn mới theo tiêu chuẩn đô thị, kiểm soát đồng bộ về không gian kiến trúc cảnh quan, kiến trúc công trình, hạ tầng cơ sở đồng bộ theo chất lượng chung.

đ) Định hướng không gian khu vực biên giới, cửa khẩu

Thực hiện các giải pháp xây dựng để đảm bảo ổn định đường biên giới, tuyến sông, không gian lãnh th, cột mốc biên giới. Phát triển các dự án đô thị, khu chức năng, công trình dịch vụ, công trình hạ tầng, điểm dân cư nông thôn dọc biên giới theo định hướng chung đtạo lập hình ảnh cân bằng phát triển giữa hai bên biên giới. Khai thác các vị trí có giá trị về văn hóa - lịch sử, cảnh quan để hình thành các điểm, tuyến, khu dịch vụ du lịch dọc theo biên giới.

Xây dựng hoàn thiện các cơ sở hạ tầng hỗ trợ khu vực cửa khẩu, lối mở. Phát triển một số công trình kiến trúc biếu tượng dọc biên giới để tạo hình ảnh cho đô thị và là các điểm dừng chân trên tuyến du lịch dọc đường biên giới.

e) Định hướng phát triển khu du lịch quốc gia Trà Cổ:

Phát triển các khu du lịch nghỉ dưng cao cấp tại khu vực Trà Cổ, Bình Ngọc, đảo Vĩnh Trung - Vĩnh Thực gắn với bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan sinh thái tại khu vực. Phát triển các sản phẩm du lịch gắn với biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn và các khu vực đồi núi.

Phát triển dịch vụ du lịch, thương mại cửa khu tại khu vực trung tâm của thành phố Móng Cái, khu vực hai bên tuyến đường ven biển. Bảo tồn và phát huy các công trình văn hóa hiện có, phát triển hệ thống các thiết chế văn hóa mới để phục vụ phát triển du lịch - văn hóa.

Phát triển các khu đô thị gắn với các tổ hợp vui chơi giải trí tại khu vực Hải Hòa, Hải Xuân, Bình Ngọc và đảo Vĩnh Trung - Vĩnh Thực để đa dạng sản phẩm dịch vụ du lịch.

Hình thành các tuyến du lịch chủ đạo gồm: tuyến Móng Cái - Trà Cổ, tuyến dọc đường ven biển, tuyến đường thủy Bình Ngọc - Vĩnh Thực - Cái Chiên, tuyến dọc biên giới phía Bắc.

Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú chất lượng cao, đa dạng về sản phẩm, đa dạng theo các mùa du lịch với số lượng khoảng 25.000 - 30.000 buồng phòng, đất dịch vụ du lịch khoảng 1.500 - 1.800 ha.

g) Định hướng khai thác sử dụng khu vực mặt biển

Khai thác khu vực mặt bin cho các hoạt động kinh tế bao gồm: hành lang cho hoạt động lưu thông đường thủy, khu trú đậu tàu thuyền, bến, cảng; bố trí các vùng mặt nước thuận lợi cho các hoạt động du lịch trên mặt nước như lưu trú nổi, vui chơi giải trí, thể thao trên nước. Khai thác một phần vùng bán ngập nước để nuôi trồng thủy hải sản và mở rộng diện tích trồng rừng ngập mặn. Khi sử dụng khu vực mặt biển tuân thủ các quy định pháp luật về biển, bảo vệ tài nguyên môi trường và bảo vệ vùng ngập nước, hành lang bảo vệ bờ biển.

h) Định hướng phát triển các khu vực:

- Khu A - Khu trung tâm thành phố Móng Cái (thuộc các đơn vị hành chính: các phường Hòa Lạc, Trần Phú, KaLong, Hải Hòa, Ninh Dương, Hải Yên, Trà Cổ, Bình Ngọc và các xã Hải Xuân, Vạn Ninh - thành phố Móng Cái): Diện tích tự nhiên khoảng: 16.180 ha, gồm đất xây dựng các khu chức năng: khoảng 9.640 ha và đất khác: 6.540 ha; dân số khoảng: 230.000 - 237.000 người (trong đó dân số thường trú khoảng 200.000 - 210.000); phát triển theo cu trúc vành đai và hướng tâm, trong đó phát triển các khu đô thị, dịch vụ tập trung phía Bắc đường ven biển, khu vực phía Nam phát triển hệ thng cảng biển, hậu cần cảng và các khu công nghiệp chế tạo công nghệ cao trên cơ sở ưu tiên bảo vệ hệ sinh thái ven biển, hệ thống sinh thái đảo kết hợp phát triển dịch vụ du lịch cao cấp. Gồm các khu chức năng:

+ Khu A1 - Khu vực đô thị hiện trạng cải tạo: Diện tích tự nhiên khoảng 2.770 ha; dân số khoảng 112.000 người. Định hướng cải tạo chỉnh trang không gian và cơ sở hạ tầng đô thị đáp ứng các tiêu chí đô thị loại I, gắn với chức năng thương mại cửa khẩu.

+ Khu A2 - Khu đô thị mở rộng: Diện tích tự nhiên khoảng 1.690 ha; dân skhoảng 55.500 người. Phát triển vành đai đô thị mở rộng gắn với các chức năng dịch vụ thương mại, logistics, giáo dục, y tế và thể dục thể thao, công viên cây xanh, gắn với các dự án khu đô thị đồng bộ, hiện đại.

+ Khu A3 - Khu hợp tác kinh tế: Diện tích tự nhiên khoảng 1.960 ha; phát triển các khu chức năng về sản xuất, dịch vụ, du lịch, hỗ trợ gắn với thí điểm các chính sách hợp tác kinh tế qua biên giới, tạo động lực thúc đẩy dịch vụ, thương mại cửa khẩu quốc tế.

+ Khu A4 - Khu đô thị, công nghiệp, logistics, dịch vụ cảng biển: Diện tích tự nhiên khoảng 5.100 ha; dân số khoảng 18.400 người; phát triển khu đô thị công nghiệp thông minh và dự án cảng biển Vạn Ninh.

+ Khu A5 - Khu đô thị dịch vụ thương mại du lịch: Diện tích tự nhiên khoảng 2.210 ha; dân số khoảng 15.000 người; phát triển các dự án khu đô thị dịch vụ hỗ trợ du lịch.

+ Khu A6 - Khu đô thị du lịch biển: Diện tích tự nhiên khoảng 2.450 ha; dân số khoảng 32.000 người. Phát triển các dự án khu du lịch, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, bến thuyền du lịch, gắn với phát huy lợi thế cảnh quan sinh thái bin Trà Cổ, tạo động lực phát triển Khu du lịch quốc gia Trà Cổ.

- Khu B - Khu vực Hải Hà (thuộc các đơn vị hành chính: thị trấn Quảng Hà, xã Quảng Phong, xã Quảng Minh, xã Quảng Thành - huyện Hải Hà): Diện tích đất tự nhiên khoảng: 13.600 ha (trong đó đất xây dựng các khu chức năng: khoảng 10.000 - 10.500 ha và đất khác khoảng: 3.100 - 3.600 ha); dân số khoảng: 150.000 - 160.000 (trong đó dân số thường trú khoảng 130.000 - 140.000 người); phát triển Khu công nghiệp Cảng biển Hải Hà, Khu công nghiệp Hải Hà 1; Khu công nghiệp Hải Hà 2 theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường tạo động lực phát triển cho khu kinh tế và huyện Hải Hà. Đô thị Quảng Hà được phát triển mở rộng về phía Tây gắn với bổ trợ hạ tầng xã hội cho khu công nghiệp, về phía Đông để khai thác lợi thế dịch vụ và hành lang kết nối với Móng Cái và phát triển về phía Bắc. Gồm các khu chức năng:

+ Khu B1 - Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà: Diện tích tự nhiên khoảng 4.990 ha. Phát triển công nghiệp gắn với các ngành nghề: dệt may, điện tử, năng lượng và hỗ trợ. Xây dựng hoàn thiện cảng biển Hải Hà thành động lực phát triển của vùng.

+ Khu B2 - Khu đô thị công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ: Diện tích tự nhiên khoảng 3.500 ha; dân số khoảng 65.000 người; mở rộng đô thị Quảng Hà thành đô thị dịch vụ hỗ trợ công nghiệp; phát triển mới Khu công nghiệp Hải Hà 1 tại xã Quảng Phong để thu hút các lĩnh vực công nghiệp y dược, công nghiệp công nghệ cao.

+ Khu B3 - Khu đô thị dịch vụ: Diện tích tự nhiên khoảng 3.410 ha; dân sô khoảng 85.000 người. Phát triển đô thị hóa khu vực các xã Quảng Minh, Quảng Thành thành đô thị dịch vụ chất lượng cao; phát triển mới khu công nghiệp Hải Hà 2 gắn với đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái.

- Khu C - Khu đô thị dịch vụ tích hợp (thuộc các đơn vị hành chính: phường Hải Yên, các xã Hải Đông, Hải Tiến, Quảng Nghĩa - thành phố Móng Cái). Gồm các chức năng: Khu công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ logistics và các dịch vụ công cộng chất lượng cao.

+ Diện tích đất tự nhiên khoảng: 6.340 ha (Trong đó đất xây dựng các khu chức năng: khoảng 2.220 ha và đất khác khoảng: 4.120 ha). Dân số khoảng: 48.000 - 50.000 người (trong đó dân số thường trú khoảng 42.000 - 45.000).

+ Phát triển của Khu C theo hướng kết hợp với trung tâm Móng Cái trở thành trục phát triển về dịch vụ logistics, sản xuất công nghệ cao và thu hút các hoạt động sản xuất tiên tiến, ứng dụng chuyển giao công nghệ mới. Dự trữ quỹ đất để thu hút các dự án đầu tư chiến lược mới.

- Khu D - Khu du lịch biển đảo (thuộc các đơn vị hành chính: xã Vĩnh Trung, Vĩnh Thực - thành phố Móng Cái và xã Cái Chiên - huyện Hải Hà), gồm các chức năng: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp.

+ Khu D1 - đảo Vĩnh Trung - Vĩnh Thực: Diện tích đất tự nhiên khoảng: 4.630 ha. (Trong đó đất xây dựng các khu chức năng: khoảng 1.350 ha và đất khác khoảng: 3.280 ha). Dân số khoảng: 19.000 - 25.000 người (trong đó dân số thường trú khoảng 11.000 - 15.000 người).

+ Khu D2 - đảo Cái Chiên: Diện tích đất tự nhiên khoảng 2.660 ha, (Trong đó đất xây dựng các khu chức năng: khoảng 410 ha và đất khác khoảng 2.250 ha. Dân số khoảng 8.000 - 15.000 người (trong đó dân số thường trú khoảng 1.000 - 2.000 người).

- Khu E - Dịch vụ thương mại vùng bin và phát triển nông thôn (thuộc các đơn vị hành chính: các xã Bắc Sơn, Hải Sơn, Quảng Nghĩa, Hải Tiến, Hải Đông, phường Hải Yên - thành phố Móng Cái và xã Quảng Thành - huyện Hải Hà), gồm các chức năng: thương mại vùng biển, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ du lịch sinh thái. Diện tích đất tự nhiên khoảng: 23.060 ha (Trong đó: Đất xây dựng các khu chức năng: khoảng 1.220 ha và đất khác: 21.840 ha. Dân số khoảng: 9.000 - 13.000 người (trong đó dân số thường trú khoảng 5.000 - 7.000 người).

i) Thiết kế đô thị và định hướng kiến trúc cảnh quan:

Phát triển kiến trúc cảnh quan hiện đại, dựa trên cấu trúc cảnh quan sinh thái tự nhiên, đặc biệt là khai thác cảnh quan ven biển, các đảo; phù hợp với đặc điểm hoạt động của các khu vực đô thị, công nghiệp, du lịch, nông nghiệp. Tăng cường hệ thống không gian công cộng, quảng trường, không gian cảnh quan tự nhiên, đặc biệt là các khu vực trung tâm đô thị Móng Cái, Hải Hà, các khu vực ven biển Trà Cổ, Vĩnh Thực, Cái Chiên. Phát triển các tuyến sông Kalong, Lục Lầm, Hà Cối, Tài Chi thành các trục sông cảnh quan đi qua khu vực đô thị.

Định hướng xây dựng tập trung, cao tầng tại khu vực trung tâm đô thị; xây dựng thấp tầng, mật độ thấp tại các khu vực biển đảo để hài hòa với cảnh quan biển đảo tại khu kinh tế cửa khẩu; xây dựng các công trình, bố trí tầng cao theo các tuyến địa hình, đảm bảo tôn trọng địa hình tự nhiên, khuyến khích các mô hình nhà ở sinh thái, công trình xanh, thông minh và tiết kiệm năng lượng; đối với khu vực đồi núi khai thác quy mô và khoảng cách hợp lý và làm tăng thêm giá trị địa hình và cảnh quan tự nhiên.

Kiểm soát chặt chẽ phát triển công trình xây dựng cao tầng, bố trí công trình cao tầng tại khu vực phát triển đô thị mở rộng dọc đường ven biển, tuyến đường vành đai thành phố Móng Cái và khu vực giáp cửa khẩu Bắc Luân 1, Bắc Luân 2, Bắc Luân 3, Hải Yên tạo điểm nhấn cho không gian đô thị. Hạn chế xây dựng công trình kiến trúc lớn, cao tầng trên các khu vực đồi núi, tại các khu vực dân cư hiện trạng cải tạo, hành lang ven biển, có mặt đứng che chắn tầm nhìn, hướng gió giữa khu vực chức năng và không gian biển; khu vực mặt nước khai thác phát triển gắn với bảo tồn sự đa dạng sinh học và môi trường tự nhiên.

5. Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội

a) Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế

- Công nghiệp: Phát triển công nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistics gắn với cửa khẩu quốc tế, cảng biển và đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái. Bố trí khoảng 7.350 - 7.850 ha đất công nghiệp, gắn với Khu công nghiệp Cảng biên Hải Hà diện tích 4.988 ha (đất công nghiệp khoảng 3.370 ha); Khu công nghiệp Hải Yên khoảng 180 - 360 ha; Khu công nghiệp và dịch vụ logictics Vạn Ninh khoảng 1.500 - 2.000 ha, Khu công nghiệp Hải Hà 1 khoảng 750 ha; Khu công nghiệp Hải Hà 2 khoảng 720 ha; đất khu, cụm công nghiệp thuộc Khu hợp tác kinh tế khoảng 200 - 500 ha, các cơ sở sản xuất công nghiệp phân tán khoảng 150 ha.

- Dịch vụ thương mại: Phát triển thương mại gắn với các cửa khẩu, cặp chợ, lối mở song phương. Xây dựng khu hợp tác kinh tế thúc đy dịch vụ thương mại quốc tế và các dịch vụ thương mại cao cấp hỗ trợ phát triển dịch vụ du lịch. Phát triển các trung tâm thương mại, dịch vụ logictics gắn với các điểm nút giao đường cao tốc và ven biển hỗ trợ phát triển dịch vụ và tạo động lực phát triển đô thị; khai thác các vị trí có giá trị về văn hóa - lịch sử, cảnh quan để hình thành các điểm, tuyến, khu dịch vụ du lịch dọc theo biên giới.

- Dịch vụ du lịch: Phát triển đa dạng các cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch tập trung tại khu vực trung tâm Móng Cái gắn với du lịch cửa khẩu, khu vực bán đảo Trà C- Bình Ngọc và phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp tại các đảo Vĩnh Trung, Vĩnh Thực, Cái Chiên, Thoi Xanh với diện tích khoảng 1.500 - 1.800 ha.

- Nông, lâm nghiệp: Phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản tạo sản phẩm hàng hóa chất lượng cao và kết hợp dịch vụ du lịch.

b) Định hướng phát triển hạ tầng xã hội

- Trụ sở làm việc: Rà soát, sắp xếp hệ thống trụ sở phân tán, có cơ chế tạo nguồn lực để cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới Trụ sở hành chính tập trung của thành phố Móng Cái và huyện Hải Hà tại các vị trí phù hợp để đáp ứng yêu cầu làm việc và cung cấp dịch vụ hành chính công. Dự trữ phát triển trung tâm hành chính tập trung tại Khu C đáp ứng yêu cầu mở rộng, hợp nhất của Khu kinh tế trong tương lai.

- Nhà ở: Từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng nhà ở, phù hợp với các giai đoạn phát triển của Khu kinh tế, đồng bộ với phát triển hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; đầu tư phát triển các khu tái định cư và các khu nhà ở cho thuê, nhà ở xã hội phục vụ lao động dịch cư, người thu nhập thấp và khách du lịch. Cải thiện chất lượng nhà ở nông thôn.

- Giáo dục: Xây dựng 2 cụm trường đại học, cao đẳng tập trung tại Ninh Dương và Quảng Hà với tổng diện tích khoảng 80 - 100 ha, đáp ứng quy mô đào tạo 30.000 - 40.000 sinh viên.

- Y tế: Bố trí quỹ đất khoảng 40 ha để xây dựng hệ thống cơ sở y tế với số lượng khoảng 2.000 giường bệnh, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, du khách, lao động tại khu vực Móng Cái, Hải Hà và khu vực lân cận. Cải tạo nâng cấp trung tâm y tế thành phố Móng Cái và huyện Hải Hà. Phát triển các cơ sở dịch vụ y tế chất lượng cao để phục vụ nhu cầu của người dân.

- Văn hóa, thể dục thể thao: Xây dựng hệ thống công trình văn hóa đthu hút các hoạt động, sự kiện. Bố trí các công trình văn hóa tại khu vực ven biển như Trà Cổ, Bình Ngọc, Hải Hòa, Quảng Minh; khuyến khích các dự án phát triển các trung tâm dịch vụ văn hóa chung cho toàn khu kinh tế. Bảo tn và phát triển các cơ sở, công trình di tích văn hóa lịch sử hiện hữu, các công trình gắn với khu du lịch quốc gia Trà Cổ. Phát triển các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí đa dạng để phục vụ du lịch.

6. Quy hoạch sử dụng đất

a) Đến năm 2030:

- Đất xây dựng các khu chức năng khoảng 15.500 - 16.000 ha (chiếm 20% diện tích đất tự nhiên khu kinh tế), bao gồm:

+ Đất xây dựng các khu đô thị - khu dân cư: khoảng 5.000 - 5.100 ha. Trong đó: đất đơn vị ở mới: khoảng 890 - 900 ha, đất dân cư hiện trạng cải tạo: khoảng 2.800 - 2.900 ha; đất công cộng đô thị khoảng 150 - 170 ha; đất công viên, thdục thể thao khoảng 220 - 250 ha;

+ Đất hỗn hợp (ở, công cộng, dịch vụ, thương mại) khoảng 500 ha;

+ Đất hợp tác kinh tế: khoảng 500 - 600 ha;

+ Đất thương mại dịch vụ, logictics: khoảng 350 - 370 ha;

+ Đất phát triển các khu du lịch khoảng 1.200 - 1.300 ha;

+ Đất khu, cụm, điểm công nghiệp khoảng 4.600 - 4.700 ha;

+ Đất đào tạo khoảng 75 - 85 ha;

+ Đất công viên, cây xanh khoảng 950 - 970 ha;

+ Đất an ninh quốc phòng khoảng 580 - 590 ha;

+ Đất giao thông chính khoảng 950 - 1.000 ha;

+ Đất hạ tầng kỹ thuật đầu mối, bến cảng khoảng 1.100 - 1.200 ha.

- Đất khác: khoảng 55.000 - 55.500 ha (chiếm gần 80% diện tích đất tự nhiên khu kinh tế):

+ Đất nghĩa trang khoảng 250 - 270 ha;

+ Đất nông nghiệp khoảng 3.800 - 3.850 ha;

+ Đất nuôi trồng thủy sản khoảng 2.180 - 2.200 ha;

+ Đất lâm nghiệp khoảng 33.900 - 34.000 ha;

+ Đất khác (mặt nước, kênh mương, thủy lợi, đất dự trữ phát triển, đất khác,...) khoảng 15.380 - 15.400 ha.

b) Đến năm 2040:

- Đất xây dựng các khu chức năng khoảng 25.400 - 26.000 ha (chiếm 36% diện tích đất tự nhiên khu kinh tế), bao gồm:

+ Đất xây dựng các khu đô thị - khu dân cư: khoảng 6.400 - 6.600 ha. Trong đó: đất đơn vị ở mới: khoảng 1.550 - 1.600 ha, đất dân cư hiện trạng cải tạo: khoảng 3.050 - 3.100 ha; đất công cộng đô thị khoảng 200 - 210 ha; đất công viên, thể dục thể thao khoảng 350 - 400 ha;

+ Đất hỗn hợp (ở, công cộng, dịch vụ, thương mại) khoảng 1.000 - 1.050 ha;

+ Đất hợp tác kinh tế: khoảng 800 - 900 ha;

+ Đất thương mại dịch vụ, logictics: khoảng 720 - 750 ha;

+ Đất phát triển các khu du lịch khoảng 1.500 - 1.800 ha;

+ Đất khu, cụm, điểm công nghiệp khoảng 7.350-7.850 ha;

+ Đất đào tạo khoảng 80 - 100 ha;

+ Đất công viên, cây xanh khoảng 2.000 - 2.050 ha;

+ Đất an ninh quốc phòng khoảng 580 - 590 ha;

+ Đất giao thông khoảng 2.400 - 2.450 ha;

+ Đất hạ tầng kỹ thuật đầu mối, bến cảng khoảng 2.200 - 2.250 ha.

- Đất khác: khoảng 45.190 - 45.790 ha (chiếm 64% diện tích đất tự nhiên khu kinh tế):

+ Đất nghĩa trang khoảng 400 - 410 ha;

+ Đất nông nghiệp khoảng 3.900 - 4.000 ha;

+ Đất nuôi trồng thủy sản khoảng 900 - 950 ha;

+ Đất lâm nghiệp khoảng 31.700 - 31.800 ha;

+ Đất khác (mặt nước, kênh mương, thủy lợi, đất dự trữ phát triển, đất khác,...) khoảng 8.500 - 8.700 ha.

7. Định hướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật

a) Quy hoạch giao thông:

- Giao thông đối ngoại

+ Đường bộ: Đảm bảo hành lang an toàn, bổ sung các nút giao khác mức trên tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái. Nâng cấp, cải tạo các tuyến quốc lộ 18, 18B, 18C. Hoàn thiện tuyến đường kết nối từ nút giao cao tốc Vân Đồn - Móng Cái vào khu công nghiệp Hải Hà với quốc lộ 18 và quốc lộ 18B. Xây dựng mới đoạn tuyến quốc lộ 18 tránh trung tâm huyện Hải Hà, tuyến đường bao biển kết nối các đô thị ven biển từ Hải Hà đến Móng Cái. Xây dựng tuyến đường tuần tra biên giới từ Hải Hòa đến mũi Sa Vĩ. Hệ thống cửa khẩu đường bộ bao gồm 5 cửa khẩu chính Bắc Luân 1 (nâng cấp cải tạo); Bắc Luân 2, Bắc Luân 3 (xây mới), khu vực Hải Yên (xây mới), Bắc Phong Sinh.

+ Đường sắt: Quy hoạch tuyến đường sắt quốc gia Hạ Long - Móng Cái, dự kiến kết nối với tuyến đường sắt Đông Hưng (Trung Quốc); tuyến nhánh kết nối cảng biển Hải Hà. Xây dựng hệ thống các ga tại khu vực Hải Yên, Quảng Thịnh, khu công nghiệp Hải Hà. Dự trữ hành lang phát triển tuyến đường sắt cao tốc song song với đường sắt quốc gia.

+ Đường thủy: Phát triển vận tải và dịch vụ tải biển. Nâng cấp, xây dựng cụm cảng tổng hợp Vạn Ninh - Vạn Gia (đón tàu đến 20.000 tấn); cảng tổng hợp Hải Hà (đón tàu đến 80.000 tấn); cảng Cái Chiên. Xây dựng cảng chuyên dụng và cơ sở đóng mới sửa chữa phương tiện đường thủy phục vụ phát triển tổ hợp công nghiệp và năng lượng tại khu công nghiệp Hải Hà. Cải tạo, nâng cấp hệ thống cảng nội địa Dân Tiến, Hà Cối, Cầu Voi, cảng khu hợp tác kinh tế; cảng hành khách Mũi Ngọc.

+ Đường không: Nâng cấp, cải tạo, mở rộng sân bay Hồng Kỳ tại khu vực phường Ninh Dương, kết hợp khai thác dân dụng (sân bay taxi) và cứu nạn.

+ Công trình giao thông: Xây dựng mới các bến xe khách tại phường Hải Hòa, Hải Yên (thành phố Móng Cái), Quảng Hà (huyện Hải Hà).

- Giao thông đối nội

Hình thành các tuyến đường trục chính (quốc lộ 18, 18B, 18C, đường ven biển); các tuyến đường vành đai và các trục hướng tâm kết nối hệ thống giao thông nội thị và giao thông đối ngoại. Xây dựng các nút giao khác mức, cầu vượt, hầm chui để kết nối hai bên cao tốc Vân Đồn - Móng Cái và tại các nút giao lớn.

Xây dựng các tuyến đường liên khu vực, đường chính khu vực đáp ứng tiêu chuẩn đô thị. Đối với các tuyến đường xây dựng mới được quy hoạch theo tiêu chuẩn, đảm bảo phục vụ các phương tiện cơ giới, phương tiện công cộng, xe đạp và được thiết kế cảnh quan đồng bộ.

Cải tạo nâng cấp các tuyến đường hiện có, đảm bảo khả năng thông hành và kết nối.

Bố trí bãi đỗ xe tại các khu trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, cửa khẩu và đầu mối giao thông các khu vực.

+ Đường thủy: Xây dựng hệ thống cảng, bến phục vụ du lịch trên các khu vực sông Ka Long, mũi Sa Vĩ, Núi Đỏ, đảo Cái Chiên, đảo Vĩnh Thực, Quảng Hà.

+ Giao thông nông thôn: Hoàn thiện hệ thống khung giao thông nông thôn tại khu vực Hải Hà và các xã của thành phố Móng Cái theo mô hình nông thôn mới. Nâng cấp mở rộng các tuyến đường kết nối đến các khu cửa khẩu, lối mở.

+ Khu vực các đảo: Hạn chế tối đa việc sử dụng xe cơ giới sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong các hoạt động giao thông sinh hoạt, dịch vụ du lịch. Xây dựng các cảng, bến kết nối các đảo, các tuyến đường chính đảo kết nối các khu vực, kết nối với các đường nội bộ vào từng khu vực. Bổ sung các tuyến cáp treo kết nối Mũi Ngọc - Vĩnh Thực (Móng Cái) - Cái Chiên (Hải Hà)...

- Giao thông công cộng

Triển khai nhanh hệ thống giao thông công cộng, thúc đy sử dụng hiệu quả phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Dự trữ hành lang phát triển các loại hình phương tiện giao thông công cộng mới: đường sắt đô thị, đường sắt một ray (monorail), taxi nước, thủy phi cơ....

b) Quy hoạch cao độ nền:

- Quy hoạch cao độ xây dựng nền các khu vực phù hợp địa hình tự nhiên, ưu tiên giữ lại hệ thống cây xanh mặt nước hiện có, hạn chế khối lượng đào đắp và đảm bảo tổ chức hệ thống thoát nước mưa an toàn, phù hợp.

- Cao độ xây dựng mới (Hxd) có tính đến ảnh hưởng của hiện tượng biển đối khí hậu do nước biển dâng.

- Khu vực dân cư hiện hữu và các dự án xây dựng đã triển khai (dự án chuyn tiếp) cần có giải pháp kỹ thuật bổ sung, đảm bảo chống ngập úng.

- Các dự án, công trình mới xen kẹp trong khu vực xây dựng hiện hữu: cao độ xây dựng lựa chọn phù hợp với nền xây dựng hiện trạng, đảm bảo đấu nối giao thông, thoát nước tự chảy thuận lợi. Bổ sung giải pháp kỹ thuật cần thiết chống ngập úng.

c) Quy hoạch thoát nước mặt và công tác chuẩn bị kỹ thuật khác

Thoát nước theo nguyên tắc tự chảy, kết hợp hệ thống thoát nước riêng đối với các khu xây dựng mới và nửa riêng, tách nước thải đối với các khu vực hiện trạng. Khuyến khích sử dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn.

Khu vực nghiên cứu chia thành các tiu lưu vực theo đặc điểm địa hình tự nhiên, nước mặt thoát theo các suối, trục tiêu đổ ra sông và cuối cùng ra biển.

Bảo vệ, cải tạo thường xuyên các tuyến mương, cống thoát nước; nạo vét định kỳ và xây dựng kè bờ các đoạn ven biển, sông, suối, hồ trong khu vực; xây dựng tường chan tại các khu vực có nguy cơ sạt lở. Cao trình đỉnh kè biển xác định theo TCVN 9901:2014 .

Xây dựng bản đồ dự báo, cảnh báo vùng có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập úng và cập nhật hàng năm. Làm tốt công tác kiểm tra hiện trường, tuyên truyền cho người dân các biện pháp phòng chống, sơ tán khi có mưa bão bất thường. Bố trí các điểm tái định cư phục vụ nhu cầu di dời khỏi các khu vực có nguy cơ cao về tai biến thiên nhiên.

d) Quy hoạch cấp điện:

- Nhu cầu phụ tải đến năm 2030 khoảng 800MW, đến năm 2040 khoảng 1.550MW.

- Nguồn điện:

+ Xây dựng nhà máy điện Hải Hà công suất khoảng 2.100 MW với công nghệ sạch, hạn chế tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, dịch vụ, phát triển đô thị và môi trường của khu vực.

+ Đến năm 2030: Xây dựng mới trạm 220 KV Móng Cái (125 + 250 MVA), nâng công suất trạm 220 KV Hải Hà (2 x 250 MVA). Nâng công suất 04 trạm 110 KV: Móng Cái (2 x 40 MVA); Quảng Hà (25 + 40 MVA); Texhong Hải Yên (2 x 63 MVA); Texhong Hải Hà 1 (2 x 63 MVA) và xây dựng khoảng 10 trạm 110 KV mới.

+ Đến năm 2040: Nâng công suất trạm 220 KV Hải Hà (3 x 250 MW) và trạm 220 KV Móng Cái (3 x 250 MVA). Cải tạo nâng cấp 14 trạm 110 KV và xây dựng mới 03 trạm 110 KV để phân phối đến các cụm phụ tải.

- Mạng cấp điện:

Lưới cao thế: Đến năm 2030 xây mới tuyến đường dây mạch kép liên kết các trạm 220 KV, trạm 110 KV khu vực Hải Hà và Móng Cái. Đến năm 2040 hoàn thiện, nâng cấp tiết diện các tuyến đường dây 220 KV và 110 KV, hạ ngầm các tuyến 110 KV đi trong nội thị thành phố Móng Cái.

Lưới điện trung thế: Sử dụng lưới điện trung thế 22 KV. Tuyến điện 22 KV khu vực nội thị thành phố Móng Cái, thị trấn Quảng Hà; khu vực đô thị xây dựng mới, khu vực trung tâm du lịch phải sử dụng cáp ngầm. Các khu vực khác khuyến khích hạ ngm.

Lưới điện hạ thế dùng cáp điện ngầm trong khu vực nội thị thành phố Móng Cái, thị trấn Quảng Hà, các khu vực đô thị xây dựng mới, khu du lịch. Các khu vực khác khuyến khích hạ ngm.

- Năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió...): khuyến khích sử dụng tại các đảo và các khu vực tiềm năng.

đ) Quy hoạch thông tin truyền thông:

Nhu cầu thuê bao: Dự báo đến năm 2030 khoảng 810.000 thuê bao; đến năm 2040 khoảng 1.700.000 thuê bao.

Phát triển kết cấu hạ tầng viễn thông khu kinh tế theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu truyền dẫn thông tin dữ liệu, hỗ trợ cải cách hành chính và xây dựng chính quyền điện tử.

e) Quy hoạch cấp nước:

- Nhu cầu cấp nước đến năm 2030 khoảng 190.000 m3/ngày đêm; đến năm 2040 khoảng 360.000 m3/ngày đêm.

- Nguồn nước và công trình đầu mối: Quy hoạch công trình đầu mối theo các phân vùng cấp nước như sau:

+ Khu A, C (Khu trung tâm thành phố Móng Cái và khu vực Hải Yên, Hải Tiến) sử dụng các nhà máy nước Kim Tinh (công suất khoảng 10.000 m3/ngày đêm, nguồn nước hồ Kim Tinh và kênh thủy lợi Tràng Vinh); Đoan Tĩnh (công suất khoảng 10.000 m3/ngày đêm, nguồn nước hồ Đoan Tĩnh và kênh thủy lợi Tràng Vinh); Quất Đông (công suất khoảng 80.000 m3/ngày đêm, nguồn nước hồ Quất Đông và hồ Tràng Vinh); Hải Xuân (công suất khoảng 3.000 m3/ngày đêm, nguồn nước kênh thủy lợi Tràng Vinh); Hải Tiến (công suất khoảng 5.000 m3/ngày đêm, nguồn nước hồ Tràng Vinh).

+ Khu B (Khu Hải Hà) sử dụng các nhà máy nước: Hải Hà (công suất khoảng 9.000 m3/ngày đêm, nguồn nước sông Hà Cối và hồ Chúc Bài Sơn); Quảng Minh (công suất khoảng 60.000 m3/ngày đêm, nguồn nước hồ Tài Chi); Hải Hà 1 (công suất khoảng 60.000 m3/ngày đêm; nguồn nước các hồ Chúc Bài Sơn và Tài Chi, sông Hà Cối); Hải Hà 2 (công suất khoảng 150.000 m3/ngày đêm, nguồn nước hồ Tài Chi và Tràng Vinh).

+ Khu D1 (đảo Vĩnh Trung - Vĩnh Thực) sử dụng các nhà máy nước: Vạn Gia (công suất khoảng 1.500 m3/ngày đêm, nguồn nước hồ Vạn Gia); Vĩnh Trung (công suất khoảng 1.500 m3/ngày đêm, nguồn nước hồ Khe cầu và hồ Cái Vĩnh).

+ Khu D2 (đảo Cái Chiên) sử dụng các nhà máy nước: Cái Chiên (công suất khoảng 1.000 m3/ngày đêm, nguồn nước hồ Khe Dầu); nhà máy nước Cái Chiên 2 (công suất khoảng 500 m3/ngày đêm, nguồn nước hồ Khe Đình).

+ Khu E (vùng núi biên giới) sử dụng các trạm cấp nước quy mô nhỏ. Cấp nước phân tán kết hợp sử dụng nguồn nước mặt, nước ngầm tại chỗ và dự trữ, sử dụng nước mưa.

- Mạng lưới cấp nước: Mạng lưới thiết kế theo mạng vòng, liên kết giữa các nhà máy nước để đảm bảo an toàn cấp nước. Mạng lưới cấp nước chữa cháy chung với mạng lưới cấp nước của toàn khu kinh tế. Các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp phải có hệ thống phòng cháy, chữa cháy riêng đảm bảo quy định.

- Quản lý: Thực hiện các biện pháp quản lý kết hợp với ứng dụng khoa học công nghệ để giảm nhu cầu nước cung cấp. Quản lý chặt chẽ hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định.

g) Quy hoạch thu gom xử lý nước thải:

- Nhu cầu xử lý nước thải đến năm 2030 khoảng 160.000 m3/ngày đêm; đến năm 2040 khoảng 300.000 m3/ngày đêm.

- Nước thải sinh hoạt:

Các khu dân cư hiện có đã có hệ thống thoát nước chung sẽ xây dựng hệ thống thoát nước nửa riêng (có hệ thống cống bao tách nước thải đưa về các trạm xử lý), khuyến khích xây dựng hệ thống thoát nước riêng; các khu vực xây mới xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng.

+ Khu Đông Ka Long: Bổ sung hệ thống thu gom cho các khu vực phát triển mới theo quy hoạch. Khu xử lý tập trung bố trí tại xã Hải Xuân, công suất dài hạn khoảng 15.000 m3/ngày đêm.

+ Khu Tây Ka Long: Bổ sung hệ thống thu gom cho các khu vực phát triển mới theo quy hoạch. Khu xử lý tập trung bố trí tại xã Hải Yên, công suất dài hạn khoảng 10.000 m3/ngày đêm.

+ Khu đô thị dịch vụ tích hợp: Xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung với tổng công suất khoảng 6.000 m3/ngày đêm.

+ Khu vực Hải Yên, Ninh Dương, Vạn Ninh phía Nam đường cao tốc. Xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung với công suất khoảng 5.000 m3/ngày đêm.

+ Khu vực Trà Cổ: Xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung tại phường Trà Cổ và Bình Ngọc với tổng công suất khoảng 5.000 m3/ngày đêm.

+ Khu vực Vĩnh Trung - Vĩnh Thực: Xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung tại xã Vĩnh Thực và xã Vĩnh Trung với tổng công suất khoảng 3.000 m3/ngày đêm.

+ Khu vực đô thị phía Tây sông Hà Cối thuộc huyện Hải Hà: Xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung với công suất khoảng 9.000 m3/ngày đêm.

+ Khu vực đô thị phía Đông sông Hà Cối và Tây sông Tài Chi thuộc huyện Hải Hà: Xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung với công suất khoảng 1.000 m3/ngày đêm.

+ Khu vực đô thị phía Đông sông Tài Chi thuộc huyện Hải Hà: Xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung với công suất khoảng 12.000 m3/ngày đêm.

+ Các xã miền núi, các xã xa khu vực trung tâm xây dựng hệ thống thoát nước phân tán theo từng cụm.

Nước thải sinh hoạt sau xử lý đạt tiêu chun B; đối với các nguồn thải ra biển phải đạt chuẩn A theo QCVN 14:2015-MT/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Tái sử dụng tối đa nước thải sau xử lý phục vụ các nhu cầu phi sinh hoạt, giảm áp lực cung cấp nước sạch.

Áp dụng công nghệ hiện đại đối với các trạm xử lý nước thải tập trung để tiết kiệm quỹ đất và hạn chế ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường.

- Nước thải sản xuất: Nước thải các nhà máy được xử lý sơ bộ trong nhà máy sau đó đưa về xử lý tại trạm xử lý nước thải tập trung của khu, cụm công nghiệp đạt tiêu chuẩn B; đối với các nguồn thải ra biển phải đạt chuẩn A theo QCVN 40:2011 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp trước khi xả ra môi trường bên ngoài.

- Nước thải y tế: Nước thải y tế cần được thu gom và xử lý riêng trong từng bệnh viện đạt QCVN 28/2010/BTNMT trước khi thoát ra hệ thống thu gom chung.

h) Quy hoạch thu gom và xử lý chất thải rắn:

Tổng khối lượng chất thải rắn dự kiến phát sinh đến năm 2030 khoảng 1.100 tấn/ngày đêm; đến năm 2040 khoảng 2.000 tấn/ngày đêm.

Tất cả các loại hình chất thải rắn phải được phân loại tại nguồn. Chất thải rắn công nghiệp và y tế nguy hại phải thu gom và vận chuyn riêng.

Chất thải rắn sinh hoạt: Xử lý tập trung tại khu xử lý chất thải rắn theo quy hoạch. Mở rộng khu xử lý chất thải rắn Quảng Nghĩa (thành phố Móng Cái) lên quy mô khoảng 40 ha; bổ sung khu vực xử lý chất thải rn tập trung tại khu vực xã Quảng Long (huyện Hải Hà) với quy mô khoảng 22 ha. Các khu xử lý chất thải rắn tập trung cần áp dụng công nghệ hiện đại, hạn chế chôn lấp để tiết kiệm quỹ đất.

Chất thải rắn sinh hoạt, du lịch khu vực các đảo Cái Chiên, Vĩnh Trung - Vĩnh Thực: Xây dựng lò đốt chất thải rắn riêng kết hợp khu chôn lấp tro và chất trơ cho mỗi đảo. Các đảo nhỏ, chỉ có hoạt động du lịch thu gom tập trung về đất liền xử lý.

Khu vực các xã miền núi: Tiếp tục định hướng xây dựng các lò đốt chất thải rắn với công nghệ đảm bảo môi trường khi chưa có điều kiện thu gom về khu xử lý tập trung.

i) Quy hoạch quản lý nghĩa trang

Kết hợp khai thác sử dụng các nghĩa trang hiện có tại khu vực và sử dụng các nghĩa trang tập trung để đáp ng nhu cầu an táng của người dân.

- Khu vực nội thành thành phố Móng Cái: Mở rộng nghĩa trang thành phố tại phường Hải Yên phục vụ nhu cầu trước mắt. Định hướng xây dựng nghĩa trang công viên của thành phố tại xã Quảng Nghĩa, quy mô dự kiến khoảng 100 - 200 ha.

- Khu vực đô thị huyện Hải Hà: Sử dụng nghĩa trang xã Quảng Phong đến hết diện tích. Dài hạn xây dựng nghĩa trang công viên mới tại xã Quảng Thành, quy mô dự kiến 40 - 50 ha.

- Khu vực Trà Cổ - Bình Ngọc; Vĩnh Trung - Vĩnh Thực, đảo Cái Chiên: bố trí nghĩa trang tập trung, ưu tiên phát triển trên cơ sở nghĩa trang hiện có.

Đối với các nghĩa trang, nghĩa địa hiện hữu không đủ khoảng cách ly vệ sinh cần khoanh vùng, không mở rộng thêm, tiến tới đóng cửa.

Nhà tang lễ: Bố trí cho khu vực đô thị Móng Cái và Hải Hà. Các nhà tang lễ trong đô thị bố trí gắn với các bệnh viện phát trin mới; 2 khu nghĩa trang tập trung tại Quảng Thành (Hải Hà) và Hải Yên (Móng Cái) xây dựng nhà tang lễ trong khuôn viên.

8. Đánh giá môi trường chiến lược

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai theo định hướng phát triển bền vững:

- Đối với khu vực phát triển du lịch, dịch vụ Hải Xuân - Trà Cổ - Bình Ngọc; Khu du lịch đảo Vĩnh Trung - Vĩnh Thực, Cái Chiên; kiểm soát, quản lý các nguồn chất thải từ hoạt động du lịch, dịch vụ; bảo tồn các di sản, duy trì cảnh quan tự nhiên đảm bảo quyền tiếp cận của cộng đồng đối với các khu du lịch.

- Đối với khu vực phát triển đô thị, khu dân cư tại trung tâm đô thị Móng Cái và Hải Hà: cải thiện môi trường khu đô thị hiện hữu; đầu tư cơ sở hạ tầng xử lý nước thải, thu gom, xử lý chất thải rắn; duy trì hành lang thoát lũ ven sông, kênh tạo vành đai cây xanh.

- Đối với khu vực phát triển công nghiệp: kiểm soát, quản lý các nguồn chất thải; ưu tiên thu hút đầu tư công nghiệp sạch; duy trì hành lang xanh cách ly với khu vực chịu ảnh hưởng.

- Đối với vùng ven bờ biển và hành lang sinh thái ngập mặn phía Nam đường ven biển: Bảo vệ hành lang sinh thái ven bờ, phát triển rừng ngập mặn, đất ngập nước ven biển, bảo tồn nguồn lợi sinh vật biển, dạng sinh học vùng bãi triều; bảo vệ cơ sở hạ tầng ven biển, chống xói lở; tái định cư vùng sạt lở bờ biển.

9. Chương trình, dự án ưu tiên đầu tư:

a) Phân kỳ đầu tư theo giai đoạn:

- Giai đoạn 2021 - 2030: Phát triển hệ thống hạ tầng khung, giao thông động lực, trọng điểm, mở rộng không gian đô thị, tạo quỹ đất thu hút đầu tư các dự án chiến lược phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái trở thành một trong tám Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm (để ưu tiên đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 theo Văn bản số 1804/TTg-CN ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ); từng bước hoàn thiện chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam (theo Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ); phát triển các dự án trọng điểm như: Cao tốc Vân Đồn Móng Cái và các nút giao thông, đường kết nối; đường ven biển liên kết khu kinh tế Vân Đồn đến khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, đoạn từ khu công nghiệp cảng biển Hải Hà đến Cu Voi, thành phố Móng Cái; đường dẫn cầu Bắc Luân III và cầu Bắc Luân III, thành phố Móng Cái; mở rộng, nâng cấp đường kết nối từ cửa khẩu Bắc Luân I (vòng xuyến Ngân hàng Nông nghiệp) đi Trà Cổ, thành phố Móng Cái; đường kết nối từ Khu công nghiệp Hải Yên đến Khu công nghiệp và dịch vụ logistics Vạn Ninh sang phường Bình Ngọc; Trụ sở liên cơ quan - Trung tâm hội nghị thành phố Móng Cái; các khu đô thị, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp; khu công nghiệp cảng biển Hải Hà, cảng biển tổng hợp Vạn Ninh (cỡ tàu quy hoạch đến 20.000 tấn), hạ tầng kỹ thuật đầu mối.

- Giai đoạn 2030 - 2040: Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ các dự án gắn với quy hoạch như dự án về thương mại (Khu hợp tác kinh tế qua biên gii, các cửa khẩu quốc tế); dịch vụ du lịch (Trà Cổ, Vĩnh Trung, Vĩnh Thực, Cái Chiên); công nghiệp (Hải Hà, Hải Yên, Vạn Ninh).

b) Chương trình, dự án ưu tiên đầu tư:

Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung khu kinh tế; tái cấu trúc khu trung tâm Móng Cái và Hải Hà theo chương trình phát triển và nâng cấp đô thị; đầu tư và phát triển Khu hợp tác kinh tế qua biên giới, Khu công nghiệp Cảng biên Hải Hà, Khu công nghiệp Hải Hà 1, Khu công nghiệp Hải Hà 2, Khu công nghiệp Hải Yên, Khu công nghiệp và dịch vụ logistics Vạn Ninh; hạ tầng giao thông liên kết khu kinh tế Vân Đồn và khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái; hạ tầng giao thông kết nối cửa khẩu Bắc Luân III, thành phố Móng Cái.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh thực hiện:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng công bố công khai đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến năm 2040;

- Phê duyệt và ban hành Quy định quản lý theo đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến năm 2040;

- Xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện quy hoạch, rà soát, điều chỉnh các quy hoạch có liên quan bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến năm 2040; tổ chức triển khai lập các quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế đô thị cho các khu chức năng trong khu kinh tế làm cơ sở quản lý quy hoạch, triển khai các dự án đầu tư xây dựng;

- Lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng có liên quan để quản lý khu vực còn lại của huyện Hải Hà đảm bảo phát triển thng nhất với khu kinh tế về không gian, hạ tầng kỹ thuật;

- Xây dựng, đề xuất cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính, nhân lực, thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh.

2. Giao các bộ, ngành và địa phương có liên quan trên cơ sở quy hoạch được duyệt phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh triển khai thực hiện các quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị tại địa phương đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Công T
hương, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngoại giao, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Ninh;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, các Vụ: TH, KTTH, QHĐP, KGVX, NN, NC;
- Lưu: VT, CN (3b). Tuấn

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 368/QĐ-TTg ngày 16/03/2021 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến năm 2040 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.733

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.207.196
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!