BỘ CÔNG THƯƠNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 3631/QĐ-BCT
|
Hà Nội, ngày 04
tháng 06 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ CỦA CƠ QUAN BỘ CÔNG THƯƠNG
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng
11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng
10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng
biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ và Chủ tịch
công đoàn Cơ quan Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Quy chế chi tiêu nội bộ của Cơ quan Bộ Công Thương.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 3351/QĐ-BCT ngày 10 tháng 6
năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ của Cơ
quan Bộ Công Thương; Quyết định số 6765/QĐ-BCT ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ của Bộ
Công Thương ban hành kèm theo Quyết định số 3351/QĐ-BCT ngày 10 tháng 6 năm
2008.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ,
Chủ tịch Công đoàn Cơ quan Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cơ quan Bộ và cán bộ,
công chức, lao động hợp đồng của Cơ quan Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Công đoàn Cơ quan Bộ;
- Đăng lên mạng nội bộ;
- Kho bạc Nhà nước;
- Lưu: VT, VP(2).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hồ Thị Kim Thoa
|
QUY CHẾ
CHI
TIÊU NỘI BỘ CỦA CƠ QUAN BỘ CÔNG THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3631/QĐ-BCT ngày 04 tháng 6 năm 2013 của
Bộ trưởng Bộ Công Thương)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định chế độ tự chủ tài chính, định
mức chi tiêu đối với các khoản chi phát sinh tại Cơ quan Bộ Công Thương được quản
lý, hạch toán qua tài khoản của Văn phòng Bộ, bao gồm:
1. Chi thanh toán cá nhân: Tiền lương, tiền công,
các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể
và các khoản thanh toán khác cho cá nhân;
2. Các khoản chi tiền điện, nước, xăng dầu cho ô
tô, văn phòng phẩm, sử dụng điện thoại, mua sách báo, tạp chí, chi may sắm
trang phục và sử dụng các dịch vụ khác;
3. Chi công tác phí trong nước thuộc nhiệm vụ chi
thường xuyên;
4. Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn;
5. Các khoản chi đặc thù của ngành Công Thương;
6. Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện,
vật tư, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định (ngoài việc mua sắm và sửa chữa lớn
tài sản cố định bằng nguồn kinh phí không tự chủ);
7. Các khoản chi có tính chất thường xuyên khác.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với cán bộ, công chức và
lao động hợp đồng (dưới đây gọi chung là cán bộ, công chức) thuộc các đơn vị sử
dụng kinh phí thường xuyên tại Văn phòng Bộ Công Thương.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện
Trong mọi trường hợp, việc thực hiện Quy chế này phải
tuân thủ các nguyên tắc sau:
1. Không vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi
hiện hành do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành;
2. Phù hợp với hoạt động đặc thù của các đơn vị, bảo
đảm cho các đơn vị và cá nhân hoàn thành nhiệm vụ được giao;
3. Từng bước thực hiện phân phối theo hiệu quả lao
động của từng người, từng bộ phận nhằm khuyến khích cán bộ, công chức hoàn
thành tốt các công việc chuyên môn;
4. Nâng cao tinh thần tiết kiệm trong tất cả các
khâu, từ khâu xây dựng kế hoạch ngân sách cho đến khâu tổ chức thực hiện, góp
phần cải thiện đời sống cho cán bộ, công chức;
5. Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, bảo đảm đầy đủ
hồ sơ, chứng từ thanh toán hợp lệ;
6. Thực hiện công khai, dân chủ và bảo đảm quyền lợi
hợp pháp của cán bộ, công chức;
7. Khuyến khích các đơn vị chủ động sắp xếp, phân
công cán bộ, công chức theo vị trí công việc để đảm bảo hiệu quả hoàn thành nhiệm
vụ và thực hiện tinh giản biên chế theo các quy định hiện hành của Nhà nước;
8. Nghiêm cấm việc sử dụng công quỹ trái với quy định
hiện hành.
Điều 4. Nguồn kinh phí của Cơ
quan Bộ Công Thương
1. Kinh phí của Cơ quan Bộ Công Thương để thực hiện
chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành
chính bao gồm:
a) Ngân sách Nhà nước cấp;
b) Các khoản phí, lệ phí được để lại theo quy định
của pháp luật (nếu có);
c) Các khoản thu hợp pháp khác gồm:
- 5% Kinh phí quản lý chung trích từ dự toán kinh
phí sự nghiệp thực hiện các nhiệm vụ do các đơn vị thuộc Cơ quan Bộ (các Vụ, Thanh
tra Bộ, Văn phòng Bộ) chủ trì (nhưng không vượt mức trích tối đa theo chế độ hiện
hành do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành);
- Hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của
pháp luật.
2. Kinh phí được giao nhưng không thực hiện chế độ
tự chủ, gồm:
a) Kinh phí sửa chữa lớn, mua sắm tài sản cố định,
gồm:
- Mua các tài sản cố định có giá trị lớn, sửa chữa
lớn tài sản cố định mà kinh phí thường xuyên không đáp ứng được;
- Thực hiện các đề án mua sắm trang thiết bị và
phương tiện làm việc được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
b) Kinh phí đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế,
vốn đối ứng các dự án theo hiệp định (nếu có);
c) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khác gồm:
- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có
thẩm quyền giao sau thời điểm cơ quan đã được giao kinh phí thực hiện chế độ tự
chủ;
- Kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế và
trong nước;
- Kinh phí phục vụ đón các đoàn khách quốc tế vào
thăm và làm việc;
- Kinh phí giao riêng cho các hoạt động đặc thù (tổ,
nhóm, ban, công tác Đảng, Đoàn ...)
- Kinh phí giao thực hiện các hoạt động đặc thù
khác.
d) Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc
gia;
đ) Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế;
e) Kinh phí đào tạo cán bộ, công chức. Kinh phí đào
tạo nghề cho lao động nông thôn, kinh phí đào tạo khác do nhà nước giao.
g) Kinh phí nghiên cứu khoa học;
h) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo dự án được duyệt;
i) Kinh phí cho các đoàn đi công tác nước ngoài;
k) Kinh phí xúc tiến thương mại và đầu tư;
l) Kinh phí sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường,
an toàn vệ sinh thực phẩm, kinh phí sự nghiệp khác.
Chương 2.
CÁC KHOẢN CHI CỤ THỂ
Điều 5. Thanh toán cá nhân
1. Tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất
lương:
a) Đối tượng: Cán bộ, công chức và lao động hợp đồng
được ký kết theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính
phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính
nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
b) Chế độ: Tiền lương và các khoản phụ cấp có tính
chất lương được trả hàng tháng theo hệ số lương và các khoản phụ cấp của cán bộ,
công chức và theo hợp đồng được ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao
động.
2. Tiền công:
a) Đối tượng: Lao động hợp đồng theo thời vụ (khoán
gọn), gồm: nhân viên, bảo vệ, lao công, thuê mướn bên ngoài không thuộc đối tượng
quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ.
b) Chế độ: Tiền công và các chế độ khác được khoán
gọn và chi trả theo hợp đồng ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động.
3. Thời gian thanh toán tiền lương và tiền công:
Tiền lương và tiền công được thanh toán một lần khoảng
ngày 10 hàng tháng vào tài khoản cá nhân tại ngân hàng, số tiền thực lĩnh là số
tiền còn lại sau khi đã khấu trừ các khoản đóng góp theo lương theo quy định của
nhà nước và các khoản khấu trừ khác (nếu có).
4. Tiền làm thêm giờ:
a) Đối tượng: Là cán bộ, công chức được hưởng tiền
lương như quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 5 Quy chế này.
b) Chế độ:
- Lái xe cho Bộ trưởng khoán gọn 800.000 đồng/tháng,
lái xe cho Thứ trưởng 600.000 đồng/tháng đối với việc phục vụ ngoài giờ và các
ngày nghỉ đi trong phạm vi thành phố Hà Nội.
- Lái xe khác được chấm công thanh toán làm thêm giờ
ngày nghỉ, ngày lễ (trừ trường hợp đưa đón cán bộ đi sân bay).
- Lái xe đưa đón cán bộ đi sân bay vào ngày nghỉ,
ngày lễ, tết được thanh toán 150.000 đồng/ngày đã bao gồm tiền lương làm thêm
giờ và tiền công tác phí.
- Nhân viên lễ tân, phục vụ và trông xe khoán gọn
300.000 đồng/tháng (trừ ngày nghỉ và ngày lễ được chấm công làm thêm giờ)
- Cán bộ công chức và nhân viên khác nếu phải làm
thêm giờ thì đơn vị có trách nhiệm bố trí nghỉ bù. Trường hợp không thể bố trí
nghỉ bù được, thủ trưởng đơn vị phải xác nhận rõ nội dung công việc và lý do
không bố trí nghỉ bù được gửi lãnh đạo Văn phòng phê duyệt thì được thanh toán
theo chế độ quy định tại Thông tư Liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05
tháng 01 năm 2005 của liên Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, cụ thể:
+ Tiền lương làm thêm giờ ban ngày được tính như
sau:
Tiền lương làm
thêm giờ
|
=
|
Tiền lương một
tháng
|
x
|
150% hoặc 200% hoặc
300%
|
x
|
Số giờ thực tế làm
thêm
|
Số giờ tiêu chuẩn
quy định trong tháng
|
Trong đó:
Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường;
Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ
hàng tuần;
Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ
hoặc ngày nghỉ bù nếu ngày lễ trùng với ngày nghỉ hàng tuần.
+ Trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm (từ 22 giờ đến
6 giờ sáng) thì ngoài số tiền trả cho những giờ làm thêm còn được hưởng phụ cấp
làm đêm tính theo mức 30% tiền lương giờ tiêu chuẩn.
c) Chứng từ thanh toán tiền làm thêm giờ:
- Trường hợp thanh toán theo mức khoán: Danh sách đề
nghị có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị.
- Đối với lái xe: Thanh toán cùng với việc thanh
toán công tác phí. Chứng từ thanh toán là lệnh điều xe và giấy đi đường có xác
nhận theo chế độ quy định.
- Các đối tượng khác: Chứng từ thanh toán là giấy
báo làm thêm giờ và bảng chấm công có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị.
5. Tiền thưởng:
a) Đối tượng: Cán bộ, công chức đạt các danh hiệu
thi đua theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng.
b) Chế độ: Theo quy định tại Nghị định số
42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.
6. Các khoản thu nhập khác: Là những khoản thu nhập
mà nguồn thu không phải từ ngân sách nhà nước. Khoản thu nhập này phụ thuộc vào
khả năng nguồn, Chánh Văn phòng Bộ báo cáo Lãnh đạo Bộ để chi cho cán bộ, công
chức vào các dịp lễ, tết hoặc ăn trưa.
7. Các khoản đóng góp theo lương bao gồm bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn thực hiện theo quy định hiện hành của
pháp luật.
Điều 6. Sử dụng điện, nước
1. Việc sử dụng điện nước phải tuân thủ các quy định
sau:
a) Cán bộ, công chức nêu cao tinh thần tiết kiệm điện,
nước. Khi mọi người ra khỏi phòng làm việc hoặc trước khi ra về phải tắt hết
các thiết bị sử dụng điện, nước (trừ trường hợp đặc biệt). Không sử dụng điện,
nước của cơ quan vào việc riêng;
b) Việc sử dụng điều hòa nhiệt độ phải bảo đảm tuân
thủ quy định tại Chỉ thị số 19/2005/CT-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ về tiết kiệm trong sử dụng điện; máy điều hòa trung tâm chỉ sử dụng từ
07 giờ 30 đến 16 giờ 30 hàng ngày;
c) Các thiết bị đun nước nóng chỉ sử dụng từ 07 giờ
30 đến 16 giờ 30 hàng ngày làm việc;
2. Văn phòng Bộ thanh toán tiền sử dụng điện nước
theo khối lượng sử dụng thực tế và hóa đơn của đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước.
Điều 7. Sử dụng ô tô và chi phí
xăng dầu
1. Quản lý, sử dụng xe ô tô: Thực hiện theo Quy chế
quản lý, sử dụng xe ô tô ban hành theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
2. Cấp phát xăng dầu: Xăng dầu cấp phát theo định mức
được duyệt cho từng xe ô tô. Việc cấp phát, quản lý và thanh quyết toán xăng, dầu
đối với từng xe ô tô căn cứ vào lệnh điều xe và được thực hiện trên số nhật
trình. Ngày đầu tiên của tháng tiếp theo, Lãnh đạo Đoàn xe chủ trì phối hợp với
Phòng Kế toán chốt sổ nhật trình, kiểm tra đồng hồ km để quyết toán xăng dầu từng
đầu xe.
3. Thanh toán tiền xăng dầu đối với đơn vị cung cấp:
Căn cứ vào hóa đơn xăng dầu của đơn vị cung cấp và bảng kê phân bổ tiền xăng, dầu
cho các nhiệm vụ, đơn vị; Phòng Kế toán chuyển tiền thanh toán cho đơn vị cung
cấp đồng thời phân bố chi phí đó.
Điều 8. Sử dụng văn phòng phẩm
1. Mua và cấp phát văn phòng phẩm:
a) Văn phòng Bộ chỉ mua và cấp phát một số loại văn
phòng phẩm như: Mực máy in, mực máy fax, mực máy photocopy, giấy fax, giấy in và
các loại văn phòng phẩm phục vụ chung cho công tác văn thư, lưu trữ của Văn
phòng.
Việc mua các loại văn phòng phẩm trên do Phòng Quản
trị thực hiện và mua theo hình thức chào hàng cạnh tranh hàng năm. Vào cuối năm
trước, Phòng Quản trị căn cứ nhu cầu trong năm, xét những biến động về nhu cầu
của năm sau để xây dựng hồ sơ mời chào hàng cạnh tranh để lựa chọn nhà cung cấp
cho năm sau và cấp cho các đơn vị sử dụng theo tháng. Đơn vị sử dụng phải đảm bảo
tiết kiệm, tài liệu phôtô phải đúng mục đích, đúng yêu cầu công việc, phôtô 2 mặt,
tận dụng giấy một mặt để in dự thảo.
b) Đối với sổ công tác, Văn phòng Bộ mua và cấp
phát cho cán bộ, công chức mỗi năm 01 cuốn trị giá không quá 150.000 đồng.
c) Đối với các loại cặp file, hộp, cặp lưu trữ tài
liệu tại các đơn vị: Căn cứ nhu cầu lưu trữ tài liệu tại các đơn vị theo quy định
hiện hành, Phòng Lưu trữ xây dựng định mức cấp phát hàng năm theo từng đơn vị
trình Lãnh đạo Văn phòng phê duyệt để Phòng Quản trị mua và cấp phát một lần
vào đầu năm.
d) Đối với văn phòng phẩm phục vụ chung cho công
tác văn thư và văn phòng phẩm phục vụ làm việc của nhân viên văn thư, nhân bản
thuộc Phòng Hành chính - Văn phòng Bộ: Phòng Hành chính xây dựng định mức sử dụng
trình lãnh đạo Văn phòng phê duyệt để Phòng Quản trị mua và cấp phát hàng
tháng.
e) Các loại công cụ, dụng cụ và vật tư văn phòng
khác như sổ ghi nhật trình xe ô tô, xà phòng, nước rửa chén, khăn lau,v.v....:
Phòng Quản trị xây dựng định mức sử dụng trình Lãnh đạo Văn phòng phê duyệt và
thực hiện mua, cấp phát hàng tháng cho các bộ phận sử dụng theo định mức được
duyệt và thực hiện chào hàng cạnh tranh cung cấp cùng với chào hàng mua văn
phòng phẩm hàng năm.
g) Văn phòng phẩm phục vụ các sự kiện lớn như: Hội
nghị quốc tế, hội nghị tổng kết Bộ, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật... mua
theo dự toán của sự kiện trên tinh thần tiết kiệm nhất và quyết toán vào chi
phí sự kiện đó.
2. Khoán sử dụng văn phòng phẩm
a) Các loại văn phòng phẩm khác (trừ các loại quy định
tại khoản 1 Điều này) thực hiện khoán trực tiếp cho người sử dụng bằng tiền
theo mức khoán như sau:
- Công chức công tác ở các Vụ, Thanh tra, Đảng ủy,
Văn phòng Bộ: 30.000 đồng/người/tháng (trừ nhân viên văn thư và nhân bản thuộc
Phòng Hành chính - Văn phòng Bộ);
- Lái xe, Nhân viên phục vụ và Bảo vệ: 10.000 đồng/người/tháng;
b) Trường hợp do yêu cầu công việc, đơn vị có nhu cầu
về văn phòng phẩm vượt quá định mức nêu trên, đơn vị phải có đề nghị bằng văn bản
do lãnh đạo đơn vị ký và được lãnh đạo Văn phòng duyệt.
Điều 9. Sử dụng điện thoại
1. Định mức trang bị điện thoại:
a) Việc trang bị điện thoại cố định tại nhà riêng
và điện thoại di động thực hiện theo Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16 tháng
5 năm 2001 và Quyết định số 168/2005/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ quy định về tiêu chuẩn và định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà
riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, cụ thể:
- Bộ trưởng, Thứ trưởng được trang bị 01 máy điện
thoại cố định tại nhà riêng và 01 máy điện thoại di động. Vụ trưởng và chức
danh tương đương (có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1 đến dưới 1,2) được trang bị 01
máy điện thoại cố định tại nhà riêng.
- Các cán bộ được trang bị điện thoại cố định tại
nhà riêng và điện thoại di động được thanh toán chi phí ban đầu như sau:
Đối với điện thoại cố định: Chi phí mua máy theo
hóa đơn nhưng không quá 300.000 đồng/máy và chi phí lắp đặt máy theo hợp đồng
ký với bưu điện.
Đối với điện thoại di động: Chi phí mua máy theo
hóa đơn nhưng không quá 3.000.000 đồng/máy và chi phí lắp đặt, hòa mạng theo hợp
đồng ký với bưu điện.
- Thanh toán chi phí sửa chữa, thay thế điện thoại:
Khi điện thoại bị mất, hư hỏng do nguyên nhân chủ quan của người sử dụng thì
người được trang bị phải tự trang trải chi phí sửa chữa hoặc chi phí mua máy mới.
Khi điện thoại bị hư hỏng do nguyên nhân khách quan thì chi phí sửa chữa do nhà
cung cấp chịu trách nhiệm thanh toán nếu còn trong thời gian bảo hành, nếu đã hết
thời gian bảo hành thì người được trang bị báo với Văn phòng Bộ để sửa chữa hoặc
thay thế. Chi phí mua máy điện thoại thay thế không được vượt quá chi phí mua
máy ban đầu quy định trên đây.
b) Điện thoại cố định tại cơ quan:
Các phòng làm việc và cá nhân được trang bị điện
thoại cố định ở cơ quan theo quy định tại Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18
tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn,
định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức,
viên chức nhà nước
2. Yêu cầu chung khi sử dụng điện thoại:
- Chỉ được sử dụng điện thoại cơ quan phục vụ công
việc, không được sử dụng điện thoại của cơ quan vào việc riêng;
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chỉ gọi vào
điện thoại di động và liên tỉnh để giải quyết những vấn đề phát sinh cần xử lý
nhanh;
- Sử dụng những hình thức trao đổi thông tin khác
tiết kiệm hơn thay thế cho việc sử dụng điện thoại.
3. Định mức cước phí:
a) Cước điện thoại cố định tại nhà riêng và điện
thoại di động:
Thanh toán theo mức khoán như sau:
- Bộ trưởng: 800.000 đồng/tháng
- Thứ trưởng: 600.000 đồng/tháng
- Vụ trưởng và chức danh tương đương (có hệ số phụ
cấp chức vụ từ 1 đến dưới 1,2): 350.000 đồng/tháng
b) Cước phí điện thoại cố định ở cơ quan gọi trong
nước:
Đối với máy nội bộ chỉ đăng ký gọi nội tỉnh, không
đăng ký dịch vụ gọi liên tỉnh và gọi vào di động.
- Điện thoại của Lãnh đạo Bộ thanh toán theo thực tế
sử dụng.
- Điện thoại của Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và cấp
tương đương: định mức không vượt 200.000 đồng/người/tháng;
- Đối với chuyên viên: Mỗi phòng làm việc được trang
bị một máy điện thoại nội bộ và một máy điện thoại gọi liên tỉnh, định mức sử dụng
100.000 đồng/người/tháng. Riêng máy Fax tại các đơn vị và máy ở bộ phận phục vụ,
bảo vệ, đoàn xe không quá 300.000 đồng/máy/tháng; máy fax chung ở phòng Văn thư
tại cơ quan không áp dụng định mức nhưng chỉ sử dụng để fax, không được sử dụng
để gọi điện thoại liên tỉnh và gọi vào di động.
- Trường hợp đột xuất có lý do phải sử dụng điện
thoại vượt định mức nêu trên, đơn vị có trách nhiệm giải trình cụ thể bằng văn
bản do lãnh đạo đơn vị ký và phải được lãnh đạo Văn phòng Bộ phê duyệt.
- Những đơn vị có nhiệm vụ đặc thù, thường xuyên sử
dụng điện thoại vượt định mức quy định, đơn vị phải có văn bản gửi Văn phòng Bộ
để tổng hợp, trình lãnh đạo Bộ xem xét nâng định mức trên.
- Hàng tháng Văn phòng Bộ (Phòng Quản trị) thông
báo cước phí điện thoại tới từng đơn vị sử dụng, đơn vị nào chưa sử dụng hết định
mức được chuyển sang tháng sau sử dụng tiếp. Cuối năm, đơn vị nào sử dụng vượt
định mức cả năm thì số tiền vượt được trừ vào định mức năm sau của đơn vị.
c) Cước điện thoại cố định ở cơ quan gọi ra nước
ngoài: Mỗi đơn vị có quan hệ công tác thường xuyên với nước ngoài được đăng ký
một máy sử dụng dịch vụ gọi quốc tế. Việc đăng ký số máy điện thoại sử dụng dịch
vụ gọi quốc tế phải thông qua Văn phòng để trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt. Đơn vị
phải mở sổ đăng ký và theo dõi từng cuộc gọi, cuối tháng lập bảng kê các cuộc gọi
quốc tế có xác nhận của Lãnh đạo đơn vị gửi về Văn phòng Bộ để đối chiếu với bảng
kê của bưu điện, những cuộc gọi không có trong bảng kê sẽ phải trừ vào tiền
lương của đơn vị. Gọi cho các Thương vụ của Bộ ở nước ngoài đã có mạng Voip yêu
cầu sử dụng mạng điện thoại Voip để liên lạc.
4. Hình thức thanh toán cước phí:
Cước phí điện thoại do Văn phòng Bộ thanh toán theo
hóa đơn thực tế của đơn vị cung cấp dịch vụ.
Cước điện thoại nhà riêng và di động cho những đối
tượng được hưởng sẽ thanh toán theo mức khoán hàng tháng cùng với việc thanh
toán tiền lương.
Điều 10. Sách báo, tạp chí
1. Mỗi đơn vị thuộc Cơ quan Bộ được cấp các loại
báo như sau:
- Báo Nhân dân;
- Báo phục vụ cho công tác chuyên môn do đơn vị
đăng ký với Văn phòng Bộ và đã được lãnh đạo Văn phòng phê duyệt.
2. Sách, tạp chí chuyên ngành khác được mua theo đề
nghị của các đơn vị và đã được lãnh đạo Văn phòng Bộ phê duyệt.
Điều 11. Trang phục bảo hộ
1. Đối tượng và chế độ:
a) Cán bộ và nhân viên làm ở bộ phận y tế, lái xe,
thợ điện, nước, lao công, nhân viên làm công tác lưu trữ được hỗ trợ thêm để
trang bị trang phục bảo hộ lao động với mức không quá 500.000 đồng/năm.
b) Cán bộ và nhân viên bảo vệ được hỗ trợ để trang
bị đồng phục, lễ tân được hỗ trợ để trang bị trang phục với mức không quá
800.000 đồng/năm.
c) Thanh tra viên Thanh tra Bộ được trang bị đồng
phục theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 100/2007/NĐ-CP
ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về Thanh tra viên và cộng tác viên Thanh
tra. Mức khoán trang bị không quá 1.000.000 đồng/năm.
2. Hàng năm, các đơn vị lập danh sách cán bộ của
đơn vị thuộc diện nêu trên và gửi về Văn phòng Bộ để chi hỗ trợ trang phục, đồng
phục. Đơn vị gửi mẫu đồng phục trình lãnh đạo Văn phòng phê duyệt. Trường hợp
các đơn vị tự mua thì được thanh toán theo mức hỗ trợ trên đây. Các đối tượng
được hỗ trợ trang bị đồng phục phải sử dụng theo quy định tại Quy chế làm việc
của Bộ. Trường hợp không sử dụng đồng phục sẽ không được hỗ trợ những năm sau.
Điều 12. Chi hội nghị, công
tác phí trong nước, chi các đoàn đi công tác nước ngoài và đón các đoàn khách
nước ngoài vào Việt Nam
1. Chi hội nghị quốc tế, đón đoàn vào:
Thực hiện theo Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06
tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu tiếp khách nước
ngoài vào làm việc tại Việt Nam và chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc
tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước.
Trước khi tổ chức hội nghị hoặc đón đoàn vào, đơn vị
được Bộ giao nhiệm vụ chủ trì phải lập kế hoạch trình lãnh đạo Bộ phê duyệt về
nội dung, cấp đón tiếp, số lượng đại biểu, dự kiến về thời gian và địa điểm diễn
ra. Khi kế hoạch đã được phê duyệt đơn vị phối hợp với Văn phòng Bộ khảo sát lựa
chọn đơn vị cung cấp các dịch vụ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ nhưng đảm bảo
đúng chế độ quy định, Văn phòng Bộ lập dự toán, ký hợp đồng với các đơn vị cung
cấp dịch vụ và cử cán bộ tham gia phối hợp với đơn vị triển khai thực hiện và
xác nhận các dịch vụ thực tế thực hiện làm cơ sở thanh lý hợp đồng và quyết
toán kinh phí phục vụ sự kiện đó.
2. Chi hội nghị trong nước:
Thực hiện theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06
tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ
chức các hội nghị trong nước đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị công lập.
Trước khi tổ chức hội nghị, đơn vị được Bộ giao nhiệm
vụ chủ trì phải lập kế hoạch trình lãnh đạo Bộ phê duyệt và phối hợp với Văn
phòng Bộ thực hiện như đối với hội nghị quốc tế và đón đoàn vào.
3. Đi công tác trong nước:
a) Phụ cấp công tác phí:
- Khoán công tác phí: Một số đối tượng phải đi công
tác thường xuyên bằng phương tiện cá nhân như: Văn thư đi gửi công văn, kế toán
đi giao dịch ngân hàng, kho bạc hàng ngày được thanh toán phụ cấp công tác phí
theo mức khoán 300.000 đồng/tháng. Văn thư các đơn vị làm việc tại 21, 23, 25
Ngô Quyền và 91 Đinh Tiên Hoàng hàng ngày phải đến Văn thư Bộ tại 54 Hai Bà
Trưng nhận tài liệu được thanh toán phụ cấp công tác phí 200.000 đồng/tháng.
- Cán bộ, công chức đi công tác trong nước được
thanh toán phụ cấp công tác phí 120.000 đồng/ngày. Đi công tác theo chương
trình của các dự án, tổ nhóm có sử dụng nguồn kinh phí không tự chủ được thanh
toán mức tối đa 150.000 đồng/ngày.
- Cán bộ, công chức đi công tác trong ngày, địa điểm
đến cách Hà Nội trên 30km, được thanh toán phụ cấp công tác phí 80.000 đồng/ngày.
- Lái xe đưa đón cán bộ đi sân bay được hưởng phụ cấp
80.000 đồng/ngày (trừ trường hợp đi vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, tết đã thanh
toán khoán theo quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 5 Quy chế này)
b) Tiền thuê chỗ ở:
- Cán bộ, công chức được cử đi công tác tại thành
phố Hồ Chí Minh phải liên hệ với Cục Công tác phía Nam của Bộ tại Thành phố Hồ
Chí Minh để nghỉ tại nhà khách của Bộ. Trường hợp Nhà khách hết chỗ nghỉ (có
xác nhận của Lãnh đạo Cục công tác phía Nam) thì được thanh toán tiền thuê chỗ
nghỉ theo quy định về tiền thuê chỗ nghỉ.
- Tiền thuê chỗ nghỉ được thanh toán theo phương thức
khoán như sau:
+ Tại các quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh, các quận
thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, các thành phố là đô thị loại 1: 300.000
đồng/ngày/người;
+ Đi công tác tại các huyện thuộc các thành phố trực
thuộc Trung ương và các thành phố, thị xã còn lại thuộc tỉnh: 200.000 đồng/ngày/người;
+ Đi công tác các vùng còn lại: 150.000 đồng/ngày/người.
+ Lãnh đạo Bộ nếu nhận khoán: 900.000 đồng/ngày/người
không phân biệt nơi đến công tác.
- Trường hợp người đi công tác không nhận thanh
toán theo hình thức khoán thì được thanh toán theo thuê phòng nghỉ theo hóa đơn
thực tế nhưng không quá mức sau:
+ Bộ trưởng 2.500.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn
1 người/1 phòng (nêu tại thành phố Hồ Chí Minh phải có xác nhận của Cục Công
tác phía Nam về việc không bố trí được phòng).
+ Đi công tác tại các quận thuộc thành phố Hồ Chí
Minh (nếu nhà khách của Bộ hết phòng nghỉ, có xác nhận của Cục Công tác phía
Nam), Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và các thành phố là đô thị loại 1 thuộc tỉnh:
Thứ trưởng 1.200.000 đồng/ngày/phòng, tiêu chuẩn 1
người/1 phòng;
Cán bộ, công chức còn lại 900.000 đồng/ngày/phòng
theo tiêu chuẩn 2 người/phòng. Nếu đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ
người khác giới thì được thanh toán theo mức giá thuê phòng không quá 900.000 đồng/ngày/phòng.
+ Đi công tác tại các vùng còn lại:
Thứ trưởng: 1.000.000 đồng/ngày/phòng, tiêu chuẩn 1
người/1 phòng;
Cán bộ, công chức còn lại: 600.000 đồng/ngày/phòng,
tiêu chuẩn 2 người/phòng.
- Trường hợp cán bộ, công chức được cử đi công tác
cùng đoàn với chức danh lãnh đạo có tiêu chuẩn thuê phòng khách sạn cao hơn
tiêu chuẩn của cán bộ, công chức thì được thanh toán theo mức giá thuê phòng thực
tế của loại phòng tiêu chuẩn (phòng Standard) tại khách sạn nơi chức danh lãnh
đạo nghỉ và theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.
- Trường hợp đi công tác theo giấy mời của các cơ
quan, đơn vị mà được các cơ quan, đơn vị mời bố trí chỗ ở thì không được thanh
toán tiền thuê chỗ ở.
c) Phương tiện đi công tác:
- Đi từ cơ quan ra sân bay hoặc ngược lại:
+ Đối với lãnh đạo cấp Vụ và chức danh tương đương có
hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,8 đến dưới 1,25: Được đưa đón bằng xe ô tô cơ quan,
nếu đi công tác Thành phố Hồ Chí Minh thì đơn vị thông báo cho Cục Công tác
phía Nam để bố trí xe đón, đưa. Trường hợp không thể bố trí được xe đưa đón hoặc
đi, về vào ngày nghỉ, ngày lễ thì được sử dụng xe taxi và thanh toán theo hóa
đơn chứng từ hợp lệ nhưng không vượt quá 300.000 đồng/lượt đối với trường hợp
đi từ Hà Nội đến sân bay Nội Bài và ngược lại, 100.000 đồng/lượt đối với trường
hợp đi từ sân bay Tân Sơn Nhất đến Nhà khách hoặc ngược lại. Các tuyến khác
thanh toán theo hóa đơn taxi hợp lệ.
+ Các đối tượng còn lại (nếu được cử đi công tác bằng
máy bay): Sử dụng xe buýt của hãng hàng không Việt Nam và thanh toán theo cuống
vé. Trường hợp đi hoặc về ngoài giờ xe buýt, được sử dụng xe taxi và thanh toán
theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ không vượt quá mức quy định trên đây.
- Đi công tác bằng ôtô:
+ Văn phòng chỉ bố trí xe ô tô đi công tác đối với
cán bộ lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,8 đến dưới 1,25. Hạn chế bố trí xe
ô tô đưa đón cán bộ đi sân bay vào các ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ (trừ Lãnh đạo
Bộ và các trường hợp đặc biệt).
+ Chuyên viên đi công tác bằng phương tiện giao
thông công cộng và được thanh toán cước phí theo cuống vé phù hợp với thời gian
và tuyến đường đi công tác (trừ trường hợp đặc biệt được bố trí xe cơ quan).
+ Việc sử dụng xe ô tô của cơ quan phải tuân thủ
Quy chế quản lý và sử dụng xe ô tô của cơ quan Bộ.
- Đi công tác bằng máy bay: Thực hiện theo Thông tư
số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính, cụ thể như sau:
+ Là cán bộ lãnh đạo từ cấp Vụ và chức danh tương
đương trở lên;
+ Trường hợp không đủ tiêu chuẩn nêu trên nhưng do
yêu cầu công việc, chuyên viên được sử dụng máy bay để đi công tác thì phải được
lãnh đạo Bộ phê duyệt bằng văn bản. Trường hợp không được lãnh đạo Bộ duyệt thì
chỉ được thanh toán chi phí đi lại theo giá vé tàu nằm (đối với tuyến đường có
tàu) hoặc giá vé của phương tiện công cộng khác phù hợp với tuyến đường đi công
tác.
d) Cán bộ, công chức nghỉ phép năm theo chế độ để
đi thăm vợ hoặc chồng hoặc con hoặc tứ thân phụ mẫu ốm nằm bệnh viện hoặc chết
(có xác nhận của bệnh viện hoặc địa phương nơi đến) được thanh toán tiền tàu xe
đi về. Mức thanh toán theo chế độ phương tiện như điểm c khoản 3 Điều này.
4. Đi công tác nước ngoài:
- Các đoàn đi công tác nước ngoài phải nằm trong kế
hoạch dự toán hàng năm được Bộ Tài chính duyệt. Ngoài trường hợp nêu trên, việc
tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài phải có văn bản báo cáo rõ mục đích, nội
dung, thành phần, thời gian, địa điểm, chương trình, nguồn kinh phí gửi Văn
phòng Bộ để trình lãnh đạo Bộ duyệt. Chỉ thông báo cho đối tác nước ngoài mời
và làm thủ tục khác sau khi được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ (Trừ trường hợp lãnh
đạo Bộ tham gia các đoàn của Chính phủ).
- Hàng năm, sau khi được Bộ Tài chính thẩm định phê
duyệt kế hoạch dự toán đoàn ra, Vụ Hợp tác quốc tế phối hợp Văn phòng Bộ rà
soát và trình lãnh đạo Bộ phê duyệt chi tiết kế hoạch đoàn ra làm căn cứ để thực
hiện.
- Thủ trưởng các đơn vị ngoài việc đi dự hội nghị,
hội thảo ở nước ngoài theo kế hoạch, chỉ được phép tham quan, khảo sát ở nước
ngoài khi nội dung phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được phân công phụ trách
không quá 2 lần mỗi năm và không được sử dụng kinh phí từ ngân sách đoàn ra của
Bộ, trừ trường hợp được Bộ trưởng phân công.
- Về mức chi đoàn ra thực hiện theo Thông tư số
102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công
tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do
Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí và các quy định khác có liên quan.
Điều 13. Chi mua sắm tài sản,
trang thiết bị, phương tiện, vật tư, chi sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn
tài sản cố định
1. Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện:
Kinh phí để mua tài sản, trang thiết bị, phương tiện
làm việc là kinh phí chi không thường xuyên.
Thủ tục mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện
thực hiện theo Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường
xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước và Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày
15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về việc Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và
lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
2. Chi sửa chữa thường xuyên tài sản cố định:
a) Sửa chữa thường xuyên là những việc có tính chất
thông thường, giá trị nhỏ nhưng hết sức cần thiết như sửa chữa, bảo dưỡng máy
móc chuyên dùng (máy tính, máy phô tô, máy fax...), phương tiện vận tải, hệ thống
vệ sinh, điện thông thường (cháy bóng, cầu dao, cầu chì...).
b) Chỉ thanh toán tiền mặt đối với những việc sửa
chữa do cá nhân thực hiện, không có tài khoản riêng.
c) Tiền rửa xe ôtô thực hiện khoán 300.000 đồng/xe/tháng.
3. Sửa chữa lớn tài sản cố định:
a) Sửa chữa lớn tài sản cố định là việc sửa chữa,
nâng cấp, cải tạo, duy tu bảo dưỡng định kỳ nhằm tăng thêm tuổi thọ, tăng hiệu
suất của tài sản có giá trị lớn (như xe ô tô, các loại máy móc, trụ sở, đường
điện, hệ thống cấp, thoát nước các công trình kiến trúc...).
b) Kinh phí để thực hiện sửa chữa lớn tài sản cố định
là kinh phí chi không thường xuyên. Việc sửa chữa lớn tài sản cố định phải có kế
hoạch từ năm trước và được bố trí trong dự toán kinh phí hàng năm. Các khoản
chi phí trong dự toán sửa chữa phải được xây dựng trên cơ sở các định mức kỹ
thuật, định mức chi phí, các quy định về tài chính, quy định về đấu thầu và phải
đảm bảo tiết kiệm, đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra.
c) Các hạng mục sửa chữa, nâng cấp và cải tạo tài sản
phải được thẩm định thiết kế và dự toán kinh phí trước khi thực hiện. Khi quyết
toán phải đảm bảo đầy đủ hồ sơ theo quy định và chuyển khoản thanh toán theo
đúng hợp đồng ký kết.
d) Văn phòng Bộ (Phòng Quản trị, Đoàn xe và Phòng Kế
toán) phối hợp với các đơn vị thuộc cơ quan Bộ thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 14. Các khoản chi khác
1. Chi sử dụng dịch vụ:
Các khoản chi sử dụng dịch vụ như thuê văn phòng,
thuê nhân công vệ sinh cơ quan, in ấn tài liệu, vận chuyển tài liệu, đồ dùng văn
phòng, chăm sóc cây cảnh, cước phí Internet, cước phí bưu chính, bảo hiểm tài sản
và các dịch vụ khác... được thanh toán theo hóa đơn thực tế hoặc hợp đồng được
ký kết giữa lãnh đạo Văn phòng và đơn vị, cá nhân cung cấp dịch vụ.
2. Chi phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí:
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 77/TT-BTC
ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản
lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh;
phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực
thương mại; lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp Giấy
phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở
Giao dịch hàng hóa; Quyết định số 80/QĐ-BTC ngày 17 tháng 11 năm 2005 của Bộ
Tài chính Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm; Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm
2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và sử dụng lệ phí thẩm định đầu
tư; Quyết định số 106/2008/QĐ-BTC ngày 17 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính
quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký hoạt động
nhượng quyền thương mại và các quy định hiện hành khác của pháp luật.
3. Chi hoạt động nghiệp vụ chuyên môn đặc thù của
ngành: Căn cứ vào nhu cầu phục vụ công việc, các đơn vị lập dự trù đối với các
hoạt động nghiệp vụ, chuyên môn gửi lãnh đạo Văn phòng Bộ phê duyệt và thanh
toán, quyết toán theo các quy định hiện hành có liên quan.
4. Chi tiếp khách: Thực hiện theo quy định tại
Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định
chế độ chi tiêu tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và chi tiêu tổ
chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong
nước. Khoản chi này phải hết sức tiết kiệm. Trường hợp thật cần thiết phải chi
tiếp khách thì phải được lãnh đạo Bộ phê duyệt và phải có hóa đơn, chứng từ hợp
pháp kèm theo.
5. Các khoản chi hỗ trợ khác như: chi trợ cấp Tết
Nguyên đán cho cán bộ đã nghỉ hưu thuộc diện do Trung ương quản lý; chi tang lễ
đối với cán bộ cấp cao từ trần theo quy định tại Nghị định số 62/2001/NĐ-CP
ngày 12 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ. v.v... chi theo thực tế trên hóa đơn,
chứng từ nhưng không vượt quá mức chi theo các quy định hiện hành của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
6. Chi có tính chất thường xuyên khác: Thực hiện
theo quy định hiện hành của pháp luật.
Chương 3.
SỬ DỤNG KINH PHÍ TIẾT KIỆM
ĐƯỢC
Điều 15. Kinh phí tiết kiệm được
1. Kết thúc năm ngân sách, sau khi đã hoàn thành
các nhiệm vụ, công việc được giao, nếu số chi thực tế thấp hơn dự toán kinh phí
quản lý hành chính được giao thực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch này được
xác định là kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được.
2. Khoản kinh phí đã được giao tự chủ nhưng chưa
hoàn thành công việc trong năm phải được chuyển sang năm sau để hoàn thành công
việc đó, không được xác định là kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được.
Điều 16. Sử dụng kinh phí tiết
kiệm được
Kinh phí tiết kiệm được sử dụng cho các nội dung
sau:
1. Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức tăng
thêm:
a) Kinh phí tiết kiệm được vào cuối năm được sử dụng
để bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức nhưng tối đa không quá 1,0 lần so với
mức tiền lương cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định.
Quỹ tiền lương trả thu nhập tăng thêm được xác định
như sau:
- Xác định quỹ tiền lương trả thu nhập tăng thêm:
QTL = Lmin x K1 x (K2 + K3) x L x 12 tháng
Trong đó:
+ QTL: Quỹ tiền lương được phép trả thu nhập tăng
thêm tối đa trong năm.
+ Lmin: Mức lương tối thiểu chung hiện hành do nhà
nước quy định.
+ K1: Hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu
(tối đa không quá 1 lần).
+ K2: Hệ số lương cấp bậc, chức vụ bình quân toàn
cơ quan.
+ K3: Hệ số phụ cấp lương bình quân toàn cơ quan.
+ L: Số biên chế (bao gồm cả lao động hợp đồng trả
lương theo thang bảng lương do nhà nước quy định).
b) Việc trả thu nhập tăng thêm cho từng người lao động
bảo đảm theo chất lượng, hiệu quả công việc và thành tích đóng góp để tiết kiệm
chi. Văn phòng thống nhất ý kiến với Công đoàn Cơ quan Bộ và trình lãnh đạo Bộ
duyệt mức chi trả của từng đợt cụ thể.
c) Hàng quý, căn cứ tình hình thực hiện của quý trước,
nếu xét thấy có khả năng tiết kiệm được kinh phí, Văn phòng thống nhất với Công
đoàn cơ quan Bộ trình lãnh đạo Bộ quyết định tạm chi trước thu nhập tăng thêm
cho cán bộ, công chức trong cơ quan theo quý. Mức tạm chi hàng quý tối đa không
quá 60% quỹ tiền lương một quý.
d) Vào quý 4 hàng năm, sau khi xác định chính xác số
kinh phí tiết kiệm được sẽ xem xét điều chỉnh lại chi trả thu nhập tăng thêm
cho cán bộ, công chức, bảo đảm không được vượt quá số kinh phí thực tế tiết kiệm
được trong năm. Trường hợp cơ quan đã chi quá số tiết kiệm được, sẽ phải giảm
trừ vào số tiết kiệm được của năm sau.
2. Chi khen thưởng cho tập thể và cá nhân có thành
tích: Thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Chi cho các hoạt động phúc lợi trong cơ quan:
a) Hàng năm vào dịp hè, trên cơ sở nguồn kinh phí
tiết kiệm được, sau khi thống nhất với Công đoàn cơ quan Bộ, Văn phòng lập danh
sách công chức, viên chức, người lao động trình lãnh đạo Bộ duyệt chi hỗ trợ tiền
nghỉ mát cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, số
tiền hỗ trợ tùy theo kinh phí tiết kiệm được.
b) Chi khen thưởng cho các cháu là con của cán bộ,
công chức có thành tích xuất sắc trong học tập:
- Học sinh tiên tiến: 50.000 đồng/cháu.
- Học sinh giỏi: 100.000 đồng/cháu.
- Học sinh đạt giải học sinh giỏi tỉnh, thành phố:
200.000 đồng/cháu.
- Học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia: 300.000
đồng/cháu.
- Học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc tế: 500.000
đồng/cháu.
c) Chi tặng quà cho các cháu thiếu niên, nhi đồng
là con của cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng của Cơ quan Bộ nhân
dịp ngày 01 tháng 6, Tết Trung thu: 50.000 đồng/cháu.
d) Chi cho cán bộ, công chức, người lao động vào
các ngày Lễ, Tết và các ngày kỷ niệm trong năm (Tết Âm lịch, Tết Dương lịch,
ngày 08 tháng 3, ngày 01 tháng 5, ngày 27 tháng 7, ngày 02 tháng 9, ngày 20
tháng 10, ngày 22 tháng 12): Mức chi cụ thể tùy theo mức kinh phí tiết kiệm được
trong năm của Cơ quan Bộ.
đ) Chi ăn trưa cho cán bộ, công chức (tùy theo kinh
phí tiết kiệm được)
e) Chi phúng viếng:
- Đối với cán bộ, công chức đương chức: Ngoài chế độ
bảo hiểm xã hội hiện hành chi 500.000 đồng và 01 vòng hoa.
- Đối với cán bộ, công chức đã nghỉ chế độ: 200.000
đồng và 01 vòng hoa.
- Đối với tứ thân phụ mẫu, vợ, chồng, con của cán bộ,
công chức đương chức: 200.000 đồng và 01 vòng hoa.
- Đối với tứ thân phụ mẫu, vợ, chồng, con của cán bộ
đã nghỉ chế độ: 100.000 đồng và 01 vòng hoa.
Trường hợp người mất là thân nhân của nhiều cán bộ,
công chức (đương chức hoặc nghỉ chế độ), khoản chi phúng viếng chỉ tính 1 suất.
- Đối với cá nhân và tứ thân phụ mẫu, vợ, chồng,
con của cá nhân ngoài Cơ quan Bộ có quan hệ công tác đặc biệt với Bộ: Mức chi
phúng viếng do lãnh đạo Văn phòng duyệt.
4. Chi trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động,
kể cả những trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức:
a) Cán bộ, công chức có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt,
có Tờ trình của tổ chức Công đoàn và lãnh đạo đơn vị và được lãnh đạo Bộ duyệt
được chi trợ cấp từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng nhưng không quá 01 lần/năm.
b) Cán bộ, công chức khi nghỉ hưu, nghỉ mất sức được
tặng 1 suất quà trị giá 500.000 đồng/người, do Công đoàn và lãnh đạo đơn vị thực
hiện.
5. Các khoản chi đột xuất khác: Văn phòng Bộ thẩm định,
trình lãnh đạo Bộ phê duyệt.
6. Kinh phí tiết kiệm được còn lại (sau khi chi các
nội dung trên) được sử dụng để lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Khen thưởng, kỷ luật
1. Đơn vị, cá nhân thực hiện tốt mang lại hiệu quả
công việc cao, tiết kiệm cho Cơ quan Bộ thì sẽ được khen thưởng.
2. Đơn vị, cá nhân vi phạm quy chế này sẽ bị xử lý
kỷ luật theo quy định tại Pháp lệnh cán bộ, công chức.
Điều 18. Tổ chức thực hiện
1. Văn phòng Bộ có trách nhiệm thẩm tra chặt chẽ mọi
hồ sơ trình Lãnh đạo Bộ có liên quan đến chi tiêu tài chính và đôn đốc các đơn
vị thực hiện quy định.
2. Hàng quý, Văn phòng Bộ có trách nhiệm tổng hợp số
liệu chi phí thực tế để báo cáo lãnh đạo Bộ và có văn bản thông báo trực tiếp đến
từng đơn vị, cá nhân đã sử dụng kinh phí vượt định mức quy định trong quy chế
này.
3. Các đơn vị thuộc Cơ quan Bộ và từng cán bộ, công
chức có trách nhiệm thực hiện đúng Quy chế này theo chức năng nhiệm vụ của
mình.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì vướng
mắc, các đơn vị, cá nhân kịp thời phản ánh về Văn phòng Bộ để tổng hợp, báo cáo
lãnh đạo Bộ xem xét, sửa đổi, bổ sung Quy chế này./.