Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 35/2023/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk Người ký: Phạm Ngọc Nghị
Ngày ban hành: 03/11/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/2023/QĐ-UBND

Đắk Lắk, ngày 03 tháng 11 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT, NHÃN HÀNG HÓA, ĐO LƯỜNG VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá ngày 21/11/2007;

Căn cứ Luật Đo lường ngày 11/11/2011;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định 78/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa; Nghị định 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường; Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ; ngày 31/12/2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết, và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường;

Căn cứ Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hoá; Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 về nhãn hàng hóa;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 55/TTr-SKHCN ngày 11/9/2023 và Công văn số 892/SKHCN-TĐC ngày 30/10/2023 giải trình ý kiến Quyết định quy định công tác QLNN về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhãn hàng hoá, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhãn hàng hóa, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Điều 2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện, thường xuyên theo dõi đánh giá Quyết định này và báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 14 tháng 11 năm 2023, thay thế Quyết định số 25/2014/QĐ-UBND ngày 24/7/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành quy định quản lý về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhãn hàng hóa, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.


Nơi nhận:
- Bộ KH&CN (để b/c);
- Vụ Pháp chế - Bộ KH&CN (để b/c);
- Cục KTVB - Bộ Tư pháp (để b/c);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (để b/c);
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp (để kiểm tra);
- Các Sở, ban, ngành;
- Báo Đắk Lắk, Đài PTTH tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các phòng CM thuộc VP UBND tỉnh;
- Công báo tỉnh; Trung tâm Công nghệ và Cổng thông tin điện tử tỉnh (để đăng tải);
- Lưu: VT, KGVX (nk 55 b).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phạm Ngọc Nghị

QUY ĐỊNH

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT, NHÃN HÀNG HOÁ, ĐO LƯỜNG VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2023/QĐ-UBND ngày 03/11/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhãn hàng hóa, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Những nội dung không quy định tại Quy định này thì thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các sở, ban, ngành theo phân cấp quản lý chuyên ngành có chức năng quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhãn hàng hóa, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa (gọi tắt là sở quản lý chuyên ngành).

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là UBND cấp huyện).

3. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhãn hàng hóa, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. QUẢN LÝ VỀ TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT

Điều 3. Xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở

1. Tiêu chuẩn cơ sở do người đứng đầu tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp tổ chức xã hội - nghề nghiệp (gọi tắt là cơ sở) tổ chức xây dựng và công bố bằng văn bản để áp dụng trong các hoạt động của cơ sở.

2. Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

a) Các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ;

b) Tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm, nhu cầu và khả năng thực tiễn của cơ sở;

c) Các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc nước ngoài tương ứng được khuyến khích sử dụng để xây dựng hoặc chấp nhận thành tiêu chuẩn cơ sở.

3. Yêu cầu đối với tiêu chuẩn cơ sở

a) Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật hiện hành;

b) Tiêu chuẩn cơ sở cần được xây dựng phù hợp với trình độ tiến bộ khoa học và công nghệ, đáp ứng được yêu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh của cơ sở.

4. Hoạt động xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở là bắt buộc đối với những cơ sở sản xuất sản phẩm, hàng hoá, quá trình, dịch vụ mà chưa có tiêu chuẩn quốc gia để áp dụng.

5. Trình tự, thủ tục xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 11/2021/TT-BKHCN ngày 18/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn.

Điều 4. Xây dựng, thẩm định ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương

1. Các sở quản lý chuyên ngành quy định tại Điều 16 của Quy định này hoặc theo yêu cầu của UBND tỉnh lập kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 theo phân cấp quản lý trình UBND tỉnh phê duyệt.

2. Căn cứ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương

a) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

b) Tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;

c) Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;

d) Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.

3. UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương để bắt buộc áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hoá nhóm 2 theo yêu cầu quản lý hoặc các sản phẩm, hàng hoá nhóm 2 đặc thù và yêu cầu cụ thể về môi trường của tỉnh.

4. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày 28/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật.

Điều 5. Công bố tiêu chuẩn áp dụng

1. Công bố tiêu chuẩn áp dụng là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thông báo về tiêu chuẩn áp dụng hoặc các đặc tính cơ bản của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường của mình.

2. Việc thông báo tiêu chuẩn áp dụng được thực hiện thông qua một trong hai hình thức sau:

a) Ghi số hiệu tiêu chuẩn được áp dụng;

b) Ghi các đặc tính cơ bản trên nhãn hoặc bao gói sản phẩm, hàng hoá hoặc trong các tài liệu giao dịch, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, quá trình, môi trường và các hình thức thích hợp khác.

3. Công bố tiêu chuẩn áp dụng là bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường.

Điều 6. Công bố hợp chuẩn

1. Công bố hợp chuẩn được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 127/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, hàng hoá áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc tế đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk.

3. Trình tự, thủ tục công bố hợp chuẩn thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Điều 7. Công bố hợp quy

1. Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc đối với các sản phẩm, hàng hoá nhóm 2 (trừ trường hợp sản phẩm, hàng hoá được áp dụng quy định khác của pháp luật).

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, hàng hoá nhóm 2 đăng ký hồ sơ công bố hợp quy tại các Sở quản lý chuyên ngành quy định tại Điều 16 của Quy định này.

3. Trình tự, thủ tục công bố hợp quy thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học va Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN ngày 10/12/2020 quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008, Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ.

Điều 8. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

1. Xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở để áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa do mình sản xuất mà chưa có tiêu chuẩn quốc gia.

2. Công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường.

3. Công bố sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

4. Kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường được công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy theo quy định.

5. Bảo đảm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã công bố.

6. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Mục 2. QUẢN LÝ VỀ NHÃN HÀNG HÓA

Điều 9. Quản lý về nhãn hàng hóa

1. Hàng hoá lưu thông, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải có nhãn hàng hoá, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

2. Nội dung và cách trình bày nhãn hàng hoá thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 10. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có liên quan đến nhãn hàng hoá

1. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có đầy đủ nhãn hàng hóa theo quy định.

2. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra nhà nước về nhãn hàng hoá của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Mục 3. QUẢN LÝ VỀ ĐO LƯỜNG

Điều 11. Quản lý chuẩn đo lường

1. Chuẩn đo lường dùng để kiểm định phương tiện đo phải được hiệu chuẩn bắt buộc.

2. Việc quản lý đối với chuẩn đo lường được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2013/TT-BKHCN ngày 30/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo chuẩn đo lường; Nghị định số 105/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Điều 12. Quản lý phương tiện đo

1. Đối với phương tiện đo nhóm 1

a) Yêu cầu kỹ thuật đo lường cơ bản của phương tiện đo phải được thể hiện trên phương tiện đo hoặc ghi trên nhãn hàng hóa, tài liệu đi kèm;

b) Cấu trúc của phương tiện đo phải bảo đảm ngăn ngừa sự can thiệp dẫn đến làm sai lệch kết quả đo;

c) Đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố hoặc do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng;

d) Được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm do tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng phương tiện đo lựa chọn, quyết định.

2. Đối với phương tiện đo nhóm 2

a) Đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này;

b) Phải được phê duyệt mẫu trước khi sản xuất, nhập khẩu; phải có biện pháp bảo đảm phương tiện đo được sản xuất hoặc nhập khẩu phù hợp với mẫu đã phê duyệt;

c) Phải được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường, kiểm định ban đầu trước khi đưa vào sử dụng, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng và kiểm định sau sửa chữa.

3. Việc phê duyệt mẫu, kiểm định phương tiện đo nhóm 2 thực hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/ 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 và Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN ngày 26/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2.

Điều 13. Quản lý hàng đóng gói sẵn theo định lượng

1. Hàng đóng gói sẵn theo định lượng phải phù hợp với thông tin ghi trên nhãn hàng hóa hoặc tài liệu đi kèm và phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh công bố hoặc do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định.

2. Hàng đóng gói sẵn theo định lượng nhóm 2 phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường, tuân thủ quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và phải có dấu định lượng trên nhãn hàng hóa theo quy định.

3. Việc quản lý hàng đóng gói sẵn theo định lượng được thực hiện theo Luật Đo lường số 04/2011/QH13 ngày 11/11/2011 của Quốc hội và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Điều 14. Quản lý hoạt động đối với các tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường được chỉ định

1. Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan quản lý nhà nước về đo lường của tỉnh.

2. Các tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường được chỉ định phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường và chịu sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường tại địa phương.

3. Việc quản lý hoạt động đối với các tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường được chỉ định với chuẩn đo lường được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2013/TT-BKHCN ngày 30/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo chuẩn đo lường; Nghị định số 105/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Điều 15. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng, kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; hàng đóng gói sẵn theo định lượng

1. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng phương tiện đo

a) Sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo theo mẫu đã được phê duyệt;

b) Kinh doanh phương tiện đo đã được phê duyệt mẫu theo quy định;

c) Bảo đảm điều kiện theo quy định để người có quyền và nghĩa vụ liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện phép đo, phương pháp đo, phương tiện đo, chuẩn đo lường, lượng hàng hoá;

d) Bảo đảm lượng của hàng hoá trong mua bán, giao dịch đáp ứng yêu cầu về đo lường theo quy định;

đ) Sử dụng phương tiện đo nhóm 2 phải thực hiện việc kiểm định bắt buộc theo quy định;

e) Có đầy đủ trang thiết bị đo lường đạt tiêu chuẩn tại các địa điểm kinh doanh theo đúng quy định.

2. Trách nhiệm của các tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường được chỉ định

a) Thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm trong phạm vi, lĩnh vực được chỉ định;

b) Đảm bảo trình tự, thủ tục kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng đóng gói sẵn theo định lượng:

a) Thông tin trung thực về lượng của hàng đóng gói sẵn, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đo lường theo quy định;

b) Phải thể hiện dấu định lượng trên nhãn hàng hóa của hàng đóng gói sẵn nhóm 2 theo quy định.

4. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra nhà nước về đo lường của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Mục 4. QUẢN LÝ VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Điều 16. Trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá của các sở quản lý chuyên ngành

1. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các Sở quản lý chuyên ngành quy định tại điểm 2, khoản 14, Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2. Thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng có khả năng gây mất an toàn

Sở quản lý chuyên ngành thực hiện việc quản lý nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng có khả năng gây mất an toàn trong lĩnh vực được phân công tại điểm 3, khoản 14, Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa

1. Sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa phải tự công bố các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn trên hàng hoá hoặc một trong các hình thức sau đây:

a) Trên bao bì hàng hoá;

b) Trên nhãn hàng hoá;

c) Trên tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hoá.

2. Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, hàng hóa hợp pháp, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã cung cấp cho khách hàng theo quy định của pháp luật.

3. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Mục 5. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT, NHÃN HÀNG HÓA, ĐO LƯỜNG VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ

Điều 18. Sở Khoa học và Công nghệ

1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng đầu mối thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương.

2. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kiến thức, pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhãn hàng hóa, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo phân cấp quản lý.

3. Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra hằng năm tại địa phương về chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa tại các cơ sở kinh doanh nhiều sản phẩm, hàng hóa chịu sự quản lý của nhiều bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

4. Kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực được phân công, phân cấp, hàng năm tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

5. Kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhãn hàng hóa, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo phân cấp quản lý trên địa bàn tỉnh.

7. Thực hiện việc khảo sát chất lượng sản phẩm hàng hoá trên địa bàn và cảnh báo cho các cơ quan chuyên môn về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thực hiện chức năng kiểm tra chuyên ngành về đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn.

8. Tổng hợp, báo cáo tình hình quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhãn hàng hóa, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo phân cấp quản lý trên địa bàn tỉnh cho UBND tỉnh Đắk Lắk, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều 19. Các Sở quản lý chuyên ngành

1. Thực hiện quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhãn hàng hóa và chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo phân cấp quản lý.

2. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện những quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhãn hàng hóa và chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo phân cấp quản lý.

3. Tuyên truyền phổ biến kiến thức, pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhãn hàng hóa và chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo phân cấp quản lý.

4. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành trong tỉnh thực hiện thanh tra, kiểm tra nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhãn hàng hóa và chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo phân cấp quản lý.

5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhãn hàng hóa và chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo phân cấp quản lý.

6. Tổ chức đánh giá, thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo phân cấp quản lý và kết luận bằng văn bản theo yêu cầu để làm cơ sở cho việc xử lý của các cơ quan chức năng.

7. Định kỳ sáu tháng, một năm hoặc đột xuất báo cáo công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhãn hàng hóa và chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo phân cấp quản lý cho Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh Đắk Lắk, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều 20. Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kiến thức, pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhãn hàng hóa, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo phân công trên địa bàn quản lý.

2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhãn hàng hóa, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo phân công trên địa bàn quản lý.

3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhãn hàng hóa, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo phân công trên địa bàn quản lý.

4. Định kỳ sáu tháng, một năm hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhãn hàng hóa, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn quản lý cho Sở Khoa học và Công nghệ.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 21. Trách nhiệm thi hành

1. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và phối hợp với các Sở quản lý chuyên ngành về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhãn hàng hóa, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có những nội dung chưa phù hợp cần bổ sung, sửa đổi, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

3. Trường hợp các văn bản viện dẫn tại quyết định này có sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 35/2023/QĐ-UBND ngày 03/11/2023 quy định công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhãn hàng hóa, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


526

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.44.145
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!