Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 11/2021/TT-BKHCN hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn

Số hiệu: 11/2021/TT-BKHCN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ Người ký: Lê Xuân Định
Ngày ban hành: 18/11/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/2021/TT-BKHCN

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2021

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định chi tiết xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết lập kế hoạch, xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia; áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài; xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình lập kế hoạch, xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia; áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài; xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tiêu chuẩn quốc gia là tiêu chuẩn do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, công bố theo trình tự, thủ tục quy định. Tiêu chuẩn quốc gia viết tắt là TCVN;

2. Lĩnh vực tiêu chuẩn quốc gia là hai hoặc nhiều nhóm đối tượng tiêu chuẩn quốc gia liên quan với nhau trong một ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (sau đây viết tắt là Nghị định số 127/2007/NĐ-CP) được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP (sau đây viết tắt là Nghị định số 78/2018/NĐ-CP).

Lĩnh vực tiêu chuẩn quốc gia được xác định theo khung phân loại quốc tế về tiêu chuẩn (ICS) của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO);

3. Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài thành tiêu chuẩn quốc gia là việc công bố một tiêu chuẩn quốc gia có nội dung hoàn toàn tương đương hoặc tương đương có sửa đổi so với nội dung của tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài;

4. Tiêu chuẩn quốc tế là tiêu chuẩn do một tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế hoặc tổ chức quốc tế có hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn công bố;

5. Tiêu chuẩn khu vực là tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa khu vực hoặc tổ chức khu vực có hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn công bố;

6. Tiêu chuẩn nước ngoài là tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn quốc gia của nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài có hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn (hiệp hội nghề nghiệp, viện nghiên cứu chuyên ngành...) công bố;

7. Tiêu chuẩn cơ sở là tiêu chuẩn do tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công bố để áp dụng cho các hoạt động trong phạm vi của tổ chức đó. Tiêu chuẩn cơ sở viết tắt là TCCS;

8. Áp dụng tiêu chuẩn là sử dụng tiêu chuẩn trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và trong các hoạt động kinh tế - xã hội khác.

Chương II

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

Điều 4. Lập, phê duyệt kế hoạch 5 năm và hằng năm xây dựng TCVN

1. Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức liên quan lập, phê duyệt kế hoạch 5 năm, kế hoạch hằng năm xây dựng TCVN.

a) Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan đầu mối của Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện lập dự thảo kế hoạch 5 năm, kế hoạch hằng năm xây dựng TCVN.

b) Kế hoạch 5 năm xây dựng TCVN phù hợp với chiến lược, chương trình quốc gia, chiến lược phát triển ngành đã được phê duyệt; đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý nhà nước, hội nhập quốc tế; phù hợp với trình độ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia.

c) Kế hoạch hằng năm xây dựng TCVN phù hợp với kế hoạch 5 năm. Kế hoạch hằng năm bao gồm các nội dung xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ TCVN.

2. Kế hoạch 5 năm xây dựng TCVN

Nội dung kế hoạch 5 năm xây dựng TCVN bao gồm: lĩnh vực, đối tượng cụ thể cần xây dựng TCVN; loại tiêu chuẩn; số lượng TCVN cần xây dựng; thời gian thực hiện; nguồn kinh phí và kinh phí dự kiến.

Lập, phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch 5 năm xây dựng TCVN thực hiện theo trình tự sau đây:

a) Lập dự thảo kế hoạch 5 năm

a1) Quý II năm cuối của kỳ kế hoạch 5 năm, các bộ, ngành tổ chức lập và gửi dự kiến kế hoạch xây dựng TCVN thuộc lĩnh vực chuyên ngành của mình (sau đây viết tắt là dự kiến kế hoạch xây dựng TCVN chuyên ngành) cho 5 năm tiếp theo kèm theo bản thuyết minh đến Bộ Khoa học và Công nghệ, đầu mối tiếp nhận là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để xem xét, tổng hợp.

Dự kiến kế hoạch 5 năm xây dựng TCVN chuyên ngành và thuyết minh thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

a2) Căn cứ quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành quốc gia đã được phê duyệt, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng lập dự thảo kế hoạch 5 năm xây dựng TCVN trên cơ sở dự kiến kế hoạch xây dựng TCVN chuyên ngành của các bộ, ngành;

b) Lấy ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch 5 năm

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện các nhiệm vụ sau:

b1) Gửi dự thảo kế hoạch 5 năm xây dựng TCVN đến các bộ, ngành, tổ chức có liên quan để lấy ý kiến; thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để lấy ý kiến rộng rãi. Thời gian lấy ý kiến dự thảo ít nhất 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày dự thảo được đăng trên Cổng thông tin điện tử;

b2) Tổng hợp, xử lý các ý kiến góp ý cho dự thảo;

b3) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức liên quan hoàn chỉnh dự thảo và trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;

c) Phê duyệt kế hoạch 5 năm

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức xem xét, phê duyệt kế hoạch 5 năm xây dựng TCVN. Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo kế hoạch đã được phê duyệt đến các bộ, ngành, tổ chức liên quan và công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày kế hoạch được phê duyệt;

d) Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch

d1) Kế hoạch 5 năm xây dựng TCVN điều chỉnh, bổ sung theo đề nghị của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

d2) Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch 5 năm thực hiện theo trình tự quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này.

3. Kế hoạch hằng năm xây dựng TCVN

Nội dung của kế hoạch hằng năm xây dựng TCVN bao gồm: tên TCVN cần xây dựng sắp xếp theo lĩnh vực tiêu chuẩn; tên tổ chức biên soạn dự thảo; thời gian thực hiện; phương thức xây dựng dự thảo (chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng mới; sửa đổi, bổ sung; nêu rõ tên và số hiệu tiêu chuẩn, tài liệu làm căn cứ xây dựng); kinh phí dự kiến và nguồn kinh phí; cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị xây dựng tiêu chuẩn; dự kiến ban kỹ thuật TCVN cần lấy ý kiến góp ý.

Lập, phê duyệt, thực hiện, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hằng năm xây dựng TCVN thực hiện theo trình tự sau đây:

a) Lập dự thảo kế hoạch hằng năm

a1) Quý II hằng năm, căn cứ vào kế hoạch 5 năm xây dựng TCVN, nhu cầu xây dựng, sửa đổi, bổ sung, thay thế TCVN, kết quả rà soát định kỳ TCVN, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực gửi dự kiến kế hoạch xây dựng TCVN cho năm sau kèm theo dự án xây dựng TCVN cho từng đối tượng hoặc nhóm đối tượng tiêu chuẩn cụ thể đến Bộ Khoa học và Công nghệ, đầu mối tiếp nhận là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Dự kiến kế hoạch xây dựng TCVN cho năm sau thực hiện theo quy định tại Mục 1 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Dự án xây dựng TCVN thực hiện theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

a2) Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức xem xét các dự án xây dựng TCVN với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, tổ chức liên quan và lập dự thảo kế hoạch xây dựng TCVN cho năm sau theo quy định tại Mục 2 Phụ lục II và thuyết minh kế hoạch hàng năm xây dựng TCVN theo quy định tại Mục 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Lấy ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch hằng năm

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện các nhiệm vụ:

b1) Gửi dự thảo kế hoạch hằng năm đến các bộ, ngành, tổ chức liên quan; thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để lấy ý kiến. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày dự thảo được đăng trên Cổng thông tin điện tử;

b2) Tổng hợp, xử lý các ý kiến góp ý cho dự thảo kế hoạch;

b3) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức liên quan hoàn chỉnh dự thảo và trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;

c) Phê duyệt kế hoạch hằng năm

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, phê duyệt kế hoạch hằng năm xây dựng TCVN trong đầu Quý IV của năm trước năm kế hoạch. Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo kế hoạch đã được phê duyệt đến các bộ, ngành và công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày kế hoạch được phê duyệt;

d) Thực hiện kế hoạch hàng năm

d1) Căn cứ vào kế hoạch hằng năm xây dựng TCVN đã được phê duyệt, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức việc thực hiện kế hoạch.

d2) Định kỳ sáu tháng, đột xuất theo yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, cơ quan ngang bộ thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan đầu mối tiếp nhận và tổng hợp trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

d3) Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện theo dõi, đôn đốc kế hoạch hằng năm xây dựng TCVN; tổng hợp, báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch; hướng dẫn nghiệp vụ xây dựng tiêu chuẩn; tham gia vào quá trình xây dựng dự thảo TCVN do các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì;

đ) Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hằng năm

đ1) Kế hoạch hằng năm xây dựng TCVN điều chỉnh, bổ sung theo đề nghị bằng văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức liên quan.

đ2) Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định điều chỉnh về tiến độ, phương thức xây dựng, rút khỏi, bổ sung và gia hạn vào kế hoạch hằng năm xây dựng TCVN.

đ3) Trình tự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch xây dựng TCVN thực hiện như sau:

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức liên quan gửi đề nghị điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hằng năm xây dựng TCVN bằng văn bản đến Bộ Khoa học và Công nghệ trước ngày 01 tháng 10 hằng năm, đầu mối tiếp nhận là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;

- Xem xét, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hằng năm trên cơ sở kế hoạch chính thức xây dựng TCVN hằng năm;

- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức xem xét các đề nghị điều chỉnh, bổ sung kế hoạch trên cơ sở kế hoạch chính thức xây dựng TCVN hàng năm; tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định; thông báo việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đến các bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức liên quan và công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

đ4) Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu cấp thiết của quản lý nhà nước hoặc nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, trình tự, thủ tục điều chỉnh, bổ sung kế hoạch xây dựng TCVN thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều 5. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và công bố TCVN

1. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố TCVN do các bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng (không bao gồm Bộ Khoa học và Công nghệ), thực hiện theo các bước như sau:

a) Bước 1: thành lập ban biên soạn hoặc tổ biên soạn (sau đây viết là tổ biên soạn)

Bộ, cơ quan ngang bộ hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng TCVN thành lập tổ biên soạn để thực hiện xây dựng dự thảo TCVN;

b) Bước 2: biên soạn dự thảo TCVN

b1) Tổ biên soạn tiến hành đánh giá thực trạng; thu thập nghiên cứu các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, tài liệu và kết quả nghiên cứu khoa học liên quan; lấy mẫu phân tích, thử nghiệm, khảo nghiệm, vận hành, áp dụng thử (nếu có) để xác định các chỉ tiêu, đặc tính kỹ thuật, yêu cầu quản lý của dự thảo tiêu chuẩn.

b2) Tổ biên soạn thực hiện việc xây dựng dự thảo và viết thuyết minh cho dự thảo TCVN;

c) Bước 3: lấy ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo TCVN

c1) Bộ, cơ quan ngang bộ gửi dự thảo TCVN lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và ban kỹ thuật TCVN tương ứng thông qua đầu mối là trưởng ban kỹ thuật hoặc thư ký ban kỹ thuật, thông báo về việc lấy ý kiến trên Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng TCVN. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo là 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày dự thảo được đăng trên Cổng thông tin điện tử; trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khỏe, an toàn, môi trường thì thời gian lấy ý kiến có thể rút ngắn, nhưng không ít hơn 30 (ba mươi) ngày.

c2) Bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng TCVN tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các bên liên quan để thảo luận và góp ý cho dự thảo.

c3) Tổ biên soạn thực hiện tổng hợp, xử lý các ý kiến góp ý để hoàn chỉnh dự thảo TCVN, lập hồ sơ dự thảo TCVN theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 78/2018/NĐ-CP gửi bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng TCVN để xem xét hồ sơ, nội dung dự thảo tiêu chuẩn trước khi gửi Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định.

c4) Bộ, cơ quan ngang bộ có công văn gửi hồ sơ dự thảo TCVN đến Bộ Khoa học và Công nghệ để tổ chức thẩm định;

d) Bước 4: thẩm định hồ sơ dự thảo TCVN

d1) Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét hồ sơ dự thảo TCVN do các bộ, cơ quan ngang bộ đề nghị thẩm định.

Trường hợp hồ sơ dự thảo TCVN đề nghị thẩm định không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 78/2018/NĐ-CP, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có công văn đề nghị bộ, cơ quan ngang bộ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

d2) Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành quyết định thành lập hội đồng thẩm định dự thảo TCVN trên cơ sở đề xuất thành viên hội đồng của Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam và quy định liên quan.

- Thành phần hội đồng thẩm định bao gồm chủ tịch, thư ký và các thành viên là đại diện từ các cơ quan quản lý, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức kinh tế, ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia và chuyên gia trong lĩnh vực tiêu chuẩn tương ứng. Hội đồng có ít nhất 07 (bảy) thành viên, trong đó có 02 (hai) thành viên có chuyên môn sâu làm chuyên gia phản biện và một trong hai thành viên phản biện là chuyên gia độc lập.

- Hội đồng thẩm định làm việc phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên của hội đồng, trong đó phải có chủ tịch, các chuyên gia phản biện và có đủ ý kiến nhận xét, đánh giá dự thảo TCVN. Đại diện của các cơ quan, tổ chức liên quan có thể được mời tham gia cuộc họp để trao đổi, thảo luận.

- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung kết luận của hội đồng được thông qua khi có ít nhất 3/4 số thành viên của hội đồng nhất trí bằng hình thức bỏ phiếu (thành viên vắng mặt thì căn cứ vào ý kiến nhận xét và đánh giá dự thảo TCVN đã được gửi trước).

d3) Hội đồng thẩm định lập biên bản thẩm định đối với dự thảo TCVN theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này, chuyển tới Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để xem xét, thông báo kết quả thẩm định.

d4) Bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì xây dựng TCVN có trách nhiệm tiếp thu, xử lý ý kiến, hoàn thiện dự thảo TCVN và hồ sơ liên quan trên cơ sở kết quả thẩm định, gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày có thông báo kết quả thẩm định.

Quá thời hạn trên, dự thảo TCVN phải được tổ chức thẩm định lại; hồ sơ thẩm định lại thực hiện theo quy định tại điểm c (Bước 3) khoản 1 Điều này;

đ) Bước 5: công bố TCVN

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức xem xét kết quả tiếp thu, xử lý ý kiến thẩm định và lập hồ sơ dự thảo TCVN trình duyệt.

đ1) Trường hợp hồ sơ dự thảo TCVN đáp ứng yêu cầu theo kết quả thẩm định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, công bố.

đ2) Trường hợp hồ sơ dự thảo TCVN không đáp ứng yêu cầu theo kết quả thẩm định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chuyển hồ sơ dự thảo TCVN đến bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng dự thảo TCVN để tổ chức xử lý, hoàn thiện hồ sơ dự thảo TCVN.

2. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố TCVN do tổ chức, cá nhân đề nghị xây dựng

Tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ dự thảo TCVN do mình xây dựng về Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Trên cơ sở dự thảo tiêu chuẩn và văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét, giao cho ban kỹ thuật TCVN tương ứng tổ chức xây dựng dự thảo TCVN theo các bước sau:

a) Bước 1: xây dựng dự thảo TCVN (ban kỹ thuật TCVN thực hiện)

a1) Thành lập nhóm công tác để biên soạn dự thảo TCVN trên cơ sở dự thảo do tổ chức, cá nhân đề nghị.

a2) Tổ chức lấy ý kiến góp ý và thảo luận về dự thảo trong ban kỹ thuật TCVN.

a3) Hoàn thiện và viết thuyết minh cho dự thảo TCVN.

a4) Lập hồ sơ dự thảo TCVN, trình Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét, quyết định gửi dự thảo TCVN để lấy ý kiến;

b) Bước 2: lấy ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo TCVN

b1) Ban kỹ thuật TCVN gửi dự thảo TCVN để lấy ý kiến.

b2) Dự thảo TCVN gửi lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và thông báo về việc lấy ý kiến trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Thời gian lấy ý kiến dự thảo TCVN là 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày dự thảo được đăng trên Cổng thông tin điện tử; trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khỏe, an toàn, môi trường thì thời gian lấy ý kiến có thể rút ngắn, nhưng không ít hơn 30 (ba mươi) ngày.

b3) Tổ chức hội nghị chuyên đề thảo luận, góp ý đối với dự thảo TCVN.

b4) Tổ chức xử lý, hoàn chỉnh dự thảo TCVN và lập hồ sơ dự thảo TCVN theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 78/2018/NĐ-CP, trình Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định TCVN;

c) Bước 3: thẩm định hồ sơ dự thảo TCVN

c1) Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thành lập hội đồng thẩm định. Trình tự, thủ tục tiến hành thẩm định hồ sơ dự thảo TCVN thực hiện theo quy định tại điểm d (Bước 4) khoản 1 Điều này.

c2) Hội đồng thẩm định lập biên bản thẩm định đối với dự thảo TCVN với kết luận và kiến nghị cụ thể, ban kỹ thuật TCVN tiếp thu, xử lý ý kiến thẩm định, chuyển Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để xem xét, quyết định;

d) Bước 4: công bố TCVN

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng lập hồ sơ dự thảo TCVN, trình duyệt.

d1) Trường hợp hồ sơ dự thảo TCVN đáp ứng yêu cầu theo kết quả thẩm định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, công bố.

d2) Trường hợp hồ sơ dự thảo TCVN không đáp ứng yêu cầu theo kết quả thẩm định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chuyển hồ sơ dự thảo TCVN đến ban kỹ thuật TCVN liên quan để xử lý, hoàn thiện hồ sơ dự thảo TCVN trước khi trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, công bố.

3. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố TCVN do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức xây dựng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng giao ban kỹ thuật TCVN tương ứng triển khai việc xây dựng dự thảo TCVN. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và công bố TCVN thực hiện theo các bước sau:

a) Bước 1: xây dựng dự thảo TCVN (ban kỹ thuật TCVN thực hiện)

a1) Thành lập tổ công tác để biên soạn dự thảo TCVN.

a2) Nghiên cứu các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực, nước ngoài, tài liệu và kết quả nghiên cứu khoa học liên quan; tiến hành đánh giá thực trạng, lấy mẫu phân tích, thử nghiệm, khảo nghiệm (nếu có) để xác định các chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật của dự thảo tiêu chuẩn.

a3) Tổ chức thảo luận và lấy ý kiến góp ý dự thảo TCVN trong ban kỹ thuật TCVN;

b) Bước 2: lấy ý kiến và hoàn thiện dự thảo TCVN

b1) Gửi dự thảo TCVN lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; thông báo về việc lấy ý kiến trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Thời gian lấy ý kiến dự thảo là 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày dự thảo được đăng trên Cổng thông tin điện tử; trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khỏe, an toàn, môi trường thì thời gian lấy ý kiến có thể rút ngắn, nhưng không ít hơn 30 (ba mươi) ngày.

b2) Tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để thảo luận và góp ý đối với dự thảo.

b3) Tổng hợp, xử lý các ý kiến góp ý để hoàn thiện dự thảo TCVN, lập hồ sơ dự thảo TCVN theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 78/2018/NĐ-CP, gửi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định;

c) Bước 3: thẩm định hồ sơ dự thảo TCVN

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thành lập hội đồng thẩm định. Trình tự, thủ tục tiến hành thẩm định hồ sơ dự thảo TCVN thực hiện theo quy định tại điểm d (Bước 4) khoản 1 Điều này;

d) Bước 4: công bố TCVN

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng lập hồ sơ dự thảo TCVN, trình duyệt.

d1) Trường hợp hồ sơ dự thảo TCVN đáp ứng yêu cầu theo kết quả thẩm định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, công bố.

d2) Trường hợp hồ sơ dự thảo TCVN không đáp ứng yêu cầu theo kết quả thẩm định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chuyển hồ sơ dự thảo TCVN đến ban kỹ thuật TCVN liên quan để xử lý, hoàn thiện hồ sơ dự thảo TCVN trước khi trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, công bố.

Điều 6. Trình bày, thể hiện nội dung TCVN và lưu trữ hồ sơ dự thảo TCVN

1. Trình bày và thể hiện nội dung TCVN thực hiện theo quy định tại TCVN 1-2:2008 Xây dựng tiêu chuẩn - Phần 2: Quy định về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia và hướng dẫn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

2. Hồ sơ dự thảo TCVN lưu trữ tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo quy định pháp luật về lưu trữ văn bản, tài liệu.

Điều 7. Rà soát định kỳ, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ TCVN

1. Rà soát định kỳ TCVN

a) Hằng năm, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng lập danh mục TCVN đến thời hạn 3 năm phải rà soát định kỳ để đưa vào kế hoạch hàng năm về xây dựng TCVN.

b) Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tổ chức thực hiện rà soát định kỳ TCVN theo danh mục quy định tại điểm a khoản này.

c) Trình tự, thủ tục rà soát định kỳ TCVN

c1) Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức và hướng dẫn thực hiện:

- Gửi danh mục các TCVN cần rà soát đến các bộ, ngành liên quan để thực hiện rà soát;

- Tổ chức rà soát các TCVN không thuộc lĩnh vực quản lý của các bộ, ngành.

c2) Kết quả rà soát định kỳ TCVN kèm theo thuyết minh của các bộ, ngành gửi đến Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để tổng hợp và xử lý, cụ thể như sau:

- Kiểm tra, đánh giá kết quả rà soát của các bộ, ngành và tổng hợp thành kết quả rà soát tổng thể, gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, tổ chức, cá nhân liên quan;

- Tổng hợp, xử lý ý kiến góp ý, lập hồ sơ kết quả rà soát TCVN làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch hằng năm xây dựng TCVN, báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ.

d) Hồ sơ rà soát định kỳ TCVN bao gồm:

d1) Tờ trình của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về kết quả rà soát và kiến nghị;

d2) Bản tiếp thu ý kiến góp ý và văn bản góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;

d3) Các tài liệu khác liên quan (nếu có).

2. Sửa đổi, bổ sung, thay thế TCVN

a) Sửa đổi, bổ sung, thay thế TCVN được lập kế hoạch hằng năm xây dựng TCVN theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này.

b) Sửa đổi, bổ sung, thay thế TCVN thực hiện theo trình tự, thủ tục tương ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 5 Thông tư này.

c) Kết quả sửa đổi, bổ sung, thay thế TCVN là quyết định công bố bản sửa đổi, bổ sung TCVN hoặc công bố TCVN thay thế.

3. Hủy bỏ TCVN

a) Hủy bỏ TCVN trên cơ sở kết quả rà soát định kỳ TCVN

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng căn cứ kết quả rà soát định kỳ được phê duyệt, lập hồ sơ đề nghị hủy bỏ TCVN trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định việc công bố hủy bỏ. Hồ sơ đề nghị hủy bỏ TCVN gồm:

a1) Bản TCVN đề nghị hủy bỏ;

a2) Tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành, tổ chức, cá nhân liên quan về việc hủy bỏ TCVN trong quá trình rà soát;

a3) Các tài liệu liên quan khác (nếu có);

a4) Công văn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị hủy bỏ TCVN cụ thể có kèm theo thuyết minh.

b) Hủy bỏ TCVN trên cơ sở đề nghị của bộ, ngành, ban kỹ thuật TCVN, tổ chức, cá nhân

Các bộ, ngành, ban kỹ thuật TCVN, tổ chức, cá nhân lập và gửi hồ sơ đề nghị hủy bỏ TCVN về Bộ Khoa học và Công nghệ, đầu mối tiếp nhận là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để xem xét, thẩm định. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị hủy bỏ TCVN, trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ kết quả thẩm định và dự thảo quyết định hủy bỏ để xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị hủy bỏ TCVN bao gồm:

b1) Bản tiêu chuẩn quốc gia đề nghị hủy bỏ;

b2) Văn bản đề nghị của Bộ, ngành, ban kỹ thuật TCVN, tổ chức, cá nhân (nêu rõ lý do, cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học);

b3) Ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;

b4) Các tài liệu khác liên quan (nếu có).

4. Hồ sơ rà soát định kỳ, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ TCVN được lưu trữ tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo quy định pháp luật về lưu trữ tài liệu.

Điều 8. Ký hiệu TCVN

1. Ký hiệu TCVN bao gồm số hiệu, năm công bố tiêu chuẩn đứng sau cụm từ viết tắt TCVN và được phân cách bằng dấu hai chấm (:).

Ví dụ: TCVN 1234:2019 là ký hiệu của TCVN có số hiệu là 1234, được công bố năm 2019.

2. Trường hợp TCVN hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế, ký hiệu tiêu chuẩn gồm ký hiệu TCVN và ký hiệu của tiêu chuẩn quốc tế để trong ngoặc đơn, cách nhau khoảng trống một ký tự.

Ví dụ: TCVN 1234:2018 (ISO 1035:2012)

Ký hiệu TCVN được trình bày trên trang bìa như sau:

a) Phần 1 của ký hiệu TCVN nằm ở trên bao gồm ký hiệu của TCVN như quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Phần 2 của ký hiệu TCVN nằm ở dưới bao gồm ký hiệu đầy đủ của tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận hoàn toàn thành TCVN.

Ví dụ: ký hiệu TCVN 6666:2019
ISO/IEC 8888:2010

Được hiểu là: ký hiệu của TCVN có số hiệu là 6666 được xây dựng trên cơ sở hoàn toàn tương đương tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 8888:2010 và được công bố năm 2019;

c) Trường hợp đặc biệt, khi TCVN xây dựng trên cơ sở hoàn toàn tương đương tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý, đô thị thông minh, kinh tế chia sẻ...., ký hiệu TCVN thể hiện tuần tự từ trái sang phải như sau:

Cụm từ viết tắt TCVN đứng trước, khoảng trống một ký tự (auto space), cụm từ viết tắt tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận, khoảng trống một ký tự (auto space), số hiệu tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận, dấu hai chấm (:), năm công bố TCVN, khoảng trống và ký hiệu đầy đủ của tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận đặt trong dấu ngoặc đơn.

Ví dụ: ký hiệu TCVN ISO 22301:2018 (ISO 22301:2012) là ký hiệu TCVN xây dựng trên cơ sở hoàn toàn tương đương tiêu chuẩn quốc tế ISO 22301:2012 về An ninh xã hội - Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục - Các yêu cầu và được công bố vào năm 2018.

Khi thể hiện trên trang bìa của TCVN, ký hiệu trên thể hiện như sau:

TCVN ISO 22301:2018

ISO 22301:2012

3. Ký hiệu TCVN thay thế bao gồm số hiệu của TCVN được thay thế (số hiệu được giữ nguyên), năm công bố TCVN thay thế được phân cách bằng dấu hai chấm (:) và được đặt sau số hiệu TCVN.

Ví dụ: TCVN công bố năm 2019 thay thế TCVN 1234:2010 ký hiệu là TCVN 1234:2019.

Trường hợp một TCVN thay thế nhiều TCVN hoặc một phần của một TCVN khác thì TCVN thay thế mang số hiệu mới.

4. Ký hiệu bản sửa đổi của TCVN bao gồm cụm từ “SỬA ĐỔI” kèm theo số thứ tự lần sửa đổi và năm công bố được phân cách bằng dấu hai chấm (:) đứng trước ký hiệu TCVN được sửa đổi.

Ví dụ: SỬA ĐỔI 1:2018 TCVN 1111:2010 là ký hiệu bản sửa đổi lần thứ nhất của TCVN 1111:2010, công bố năm 2018.

5. Ký hiệu và tên đầy đủ của TCVN thể hiện tại Quyết định công bố TCVN.

Điều 9. Thông báo, xuất bản và phát hành, phổ biến TCVN

1. Thông báo TCVN

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo về việc công bố, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ TCVN trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các phương tiện thông tin thích hợp khác trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký quyết định.

2. Xuất bản và phát hành TCVN

a) TCVN xuất bản, phát hành dưới dạng bản giấy, bản điện tử.

b) Nội dung sửa đổi, bổ sung TCVN xuất bản dưới dạng bản rời cho đến khi tái bản tiêu chuẩn đó.

Trường hợp TCVN có nhiều phần thì có thể đóng rời từng phần tiêu chuẩn hoặc thành một bộ tiêu chuẩn gồm nhiều phần để thuận tiện cho việc sử dụng, tra cứu.

c) Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện việc xuất bản và phát hành TCVN trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký quyết định công bố.

d) Bộ, ngành có thể xuất bản, phát hành TCVN do mình tổ chức xây dựng dự thảo, sau khi có sự thống nhất với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về hình thức xuất bản phát hành, bảo đảm chính xác về nội dung, ký hiệu tiêu chuẩn và chịu trách nhiệm về bảo vệ bản quyền tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài và quy định pháp luật liên quan.

đ) Tổ chức, cá nhân xuất bản, phát hành TCVN khi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đồng ý bằng văn bản.

3. Phổ biến TCVN

a) Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan đầu mối của Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tổ chức lập kế hoạch phổ biến TCVN đã được công bố.

b) Bộ, ngành chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức phổ biến TCVN trong lĩnh vực quản lý được phân công.

c) Phổ biến TCVN thực hiện thông qua nhiều hình thức: hội nghị; hội thảo; đào tạo; tập huấn và các hình thức khác.

Chương III

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA, TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ, TIÊU CHUẨN KHU VỰC VÀ TIÊU CHUẨN NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM

Điều 10. Phương thức và biện pháp áp dụng TCVN

1. Phương thức áp dụng TCVN

a) Áp dụng trực tiếp

TCVN áp dụng trực tiếp mà không thông qua một tài liệu trung gian khác.

b) Áp dụng gián tiếp

TCVN áp dụng thông qua tài liệu trung gian khác (văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật...) có viện dẫn TCVN đó.

2. Biện pháp áp dụng TCVN

a) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, đào tạo áp dụng TCVN cho các đối tượng liên quan.

b) Sử dụng TCVN một cách thích hợp trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động kinh tế - xã hội khác.

c) Đẩy mạnh các hoạt động thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định, chứng nhận hợp chuẩn, công bố hợp chuẩn, công nhận theo các TCVN đã công bố.

Điều 11. Nguyên tắc, phương thức và biện pháp áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài

1. Nguyên tắc áp dụng

a) Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài được cơ quan, tổ chức, cá nhân tự nguyện áp dụng.

b) Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài không trái với quy định pháp luật, không làm tổn hại tới an ninh, quốc phòng, lợi ích kinh tế - xã hội và các lợi ích khác của quốc gia.

c) Khuyến khích áp dụng phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài.

d) Bảo đảm việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài liên quan quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc trong các thỏa thuận hợp tác song phương, đa phương giữa tổ chức của Việt Nam với tổ chức nước ngoài theo quy định pháp luật.

2. Phương thức áp dụng

a) Áp dụng trực tiếp

Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài áp dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất - kinh doanh, cung cấp dịch vụ, giao dịch mua bán và các hoạt động kinh tế - xã hội khác.

b) Áp dụng gián tiếp

Cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài gián tiếp thông qua thực hiện quy định trong các tài liệu kỹ thuật, quy định pháp luật (văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật...) mà nội dung có viện dẫn toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài.

3. Các biện pháp áp dụng

a) Tăng cường chấp nhận, hài hòa tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tiên tiến thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở.

b) Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài để tổ chức và thực hiện đánh giá sự phù hợp thông qua các hoạt động như: công nhận, chứng nhận, giám định, thử nghiệm, hiệu chuẩn.

c) Tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu để áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài trong điều kiện của Việt Nam; tham gia tích cực vào hoạt động của các ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc tế hoặc khu vực liên quan.

d) Lập kế hoạch cụ thể và có lộ trình đầu tư công nghệ, quản lý, đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài được dự kiến đưa vào áp dụng.

e) Tổ chức phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài.

Chương IV

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG VÀ CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

Điều 12. Yêu cầu và căn cứ xây dựng TCCS

1. Yêu cầu đối với TCCS:

a) TCCS không được trái với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và quy định pháp luật;

b) Xây dựng TCCS phù hợp với trình độ tiến bộ khoa học và công nghệ, đáp ứng được yêu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh của tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác (sau đây viết tắt là cơ sở);

c) Áp dụng TCCS trong phạm vi hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh của tổ chức, cơ quan, đơn vị xây dựng, công bố TCCS đó.

2. Căn cứ xây dựng TCCS

a) Xây dựng TCCS dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ; tiến bộ kỹ thuật; nhu cầu và khả năng thực tiễn quản lý, sản xuất kinh doanh của cơ sở.

b) TCVN, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng được khuyến khích sử dụng để tham khảo xây dựng hoặc chấp nhận thành TCCS.

Điều 13. Loại và phương thức xây dựng TCCS

1. Loại TCCS

TCCS gồm các loại sau:

a) Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật;

b) Tiêu chuẩn phương pháp thử, phương pháp đo, hiệu chuẩn;

c) Tiêu chuẩn ghi nhận, bao gói, vận chuyển, bảo quản;

d) Tiêu chuẩn quá trình;

đ) Tiêu chuẩn dịch vụ;

e) Tiêu chuẩn môi trường.

Tùy theo loại hình, quy mô hoạt động, mục đích, yêu cầu quản lý của cơ sở để vận dụng cách thức phân loại hoặc bổ sung loại TCCS mới thích hợp cho cơ sở mình.

2. Phương thức xây dựng TCCS

Xây dựng TCCS theo những phương thức cơ bản sau:

a) Chấp nhận TCVN, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng thành TCCS;

b) Xây dựng mới TCCS trên cơ sở sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ; các kết quả thử nghiệm, đánh giá, phân tích và thực nghiệm;

c) Sửa đổi, bổ sung TCCS.

Điều 14. Trình tự, thủ tục xây dựng và công bố TCCS

1. Xây dựng TCCS tùy theo quy mô, loại hình sản xuất kinh doanh của cơ sở, trình tự, thủ tục xây dựng và công bố TCCS bao gồm những bước như sau:

a) Bước 1: lập kế hoạch xây dựng TCCS;

b) Bước 2: biên soạn dự thảo TCCS;

c) Bước 3: tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo TCCS;

d) Bước 4: tổ chức hội nghị chuyên đề về dự thảo TCCS;

đ) Bước 5: xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo TCCS;

e) Bước 6: lập hồ sơ dự thảo TCCS;

g) Bước 7: thẩm tra dự thảo TCCS;

h) Bước 8: công bố TCCS;

i) Bước 9: in ấn TCCS.

2. Công bố TCCS

Người đứng đầu cơ sở xem xét và quyết định bằng văn bản công bố TCCS.

Hồ sơ công bố TCCS được lưu trữ tại cơ sở.

3. Thể hiện nội dung và trình bày TCCS

a) Ký hiệu TCCS

a1) Ký hiệu tiêu chuẩn cơ sở bao gồm số hiệu, năm công bố tiêu chuẩn cơ sở đứng sau cụm từ viết tắt TCCS và được phân cách bằng dấu hai chấm (:).

a2) Chữ viết tắt tên cơ sở công bố (ban hành) tiêu chuẩn cơ sở được đặt sau năm ban hành tiêu chuẩn cơ sở và được phân cách bằng dấu gạch chéo.

Ví dụ: TCCS 26:2017/XXX là ký hiệu của tiêu chuẩn cơ sở có số hiệu là 26, do công ty có tên giao dịch viết tắt là XXX xây dựng và công bố năm 2017.

b) Nội dung TCCS bảo đảm các phần chính sau:

b1) Mục lục;

b2) Phần thông tin mở đầu;

b3) Phần cơ bản (phần khái quát, phần kỹ thuật);

b4) Phần thông tin bổ sung.

Khuôn khổ, mẫu trình bày và thể hiện nội dung TCCS tham khảo TCVN 1-2:2008 Xây dựng tiêu chuẩn - Phần 2: Quy định về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia.

c) Trình bày TCCS ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, đơn nghĩa, không sai lỗi; không quy định chung chung, gây nhầm lẫn và hiểu thành nhiều nghĩa.

Đối với tiêu chuẩn có quy định yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử thì nội dung quy định phải cụ thể, đánh giá được bằng phương tiện hiện có của cơ sở, phòng thử nghiệm trong nước hoặc nước ngoài.

d) TCCS có thể đóng rời từng tiêu chuẩn hoặc thành từng tập tiêu chuẩn theo chủ đề hoặc đối tượng tiêu chuẩn.

Các trang của TCCS được đánh số và có thể được in dưới dạng tờ rời để thuận tiện cho việc bổ sung, hủy bỏ hoặc thay thế nội dung. TCCS phải có tờ bìa.

4. Căn cứ hướng dẫn chung này, các cơ sở tổ chức xây dựng quy trình, hướng dẫn cụ thể về xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung và công bố TCCS phù hợp với điều kiện, quy mô của cơ sở.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ

1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ lập, phê duyệt kế hoạch xây dựng TCVN; rà soát sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, hủy bỏ TCVN.

2. Tổ chức xây dựng, thẩm định và công bố TCVN thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được Chính phủ phân công.

3. Tổ chức thẩm định, công bố TCVN do bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng.

4. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thực hiện khoản 1, 2, 3 Điều này và hướng dẫn thực hiện theo quy định tại Thông tư này; định kỳ cập nhật và phát hành danh mục TCVN.

Điều 16. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ

1. Hằng năm tổng hợp và thông báo danh mục cập nhật các TCVN do mình xây dựng gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ.

2. Triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền, đào tạo, phổ biến, hướng dẫn áp dụng và các hoạt động liên quan khác nhằm tăng cường áp dụng TCVN.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi, lĩnh vực được Chính phủ phân công, có trách nhiệm tổ chức xây dựng và gửi Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, công bố TCVN theo quy định tại Thông tư này và quy định pháp luật liên quan đối với đối tượng được phân công quản lý.

Trường hợp đối tượng tiêu chuẩn thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của các bộ, ngành có yêu cầu quản lý đặc thù hoặc phải bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục, xây dựng, công bố, trình bày và thể hiện nội dung TCVN theo quy định tại Thông tư này.

Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân chủ trì, tham gia xây dựng TCVN

1. Nghiên cứu nắm vững nội dung, yêu cầu tiêu chuẩn đã công bố để triển khai thực hiện đúng các nội dung quy định trong tiêu chuẩn.

2. Phản ánh kịp thời những nội dung không phù hợp được phát hiện trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn cho cơ quan công bố tiêu chuẩn để xem xét, sửa đổi, bổ sung.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 01 năm 2022.

2. Các thông tư sau hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:

a) Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 29 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn;

b) Thông tư số 29/2011/TT-BKHCN ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn.

Điều 19. Điều khoản chuyển tiếp

Các dự án xây dựng TCVN thuộc kế hoạch xây dựng đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt, kết thúc năm 2020, tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN, Thông tư số 29/2011/TT-BKHCN.

Điều 20. Trách nhiệm thi hành

1. Trong quá trình thực hiện có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Khoa học và Công nghệ để được hướng dẫn hoặc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Bộ KH&CN;
- Lưu: VT, TĐC, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Xuân Định

PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2021/TT-BKHCN ngày 18 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

KẾ HOẠCH 5 NĂM XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

1. Dự kiến kế hoạch 5 năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia chuyên ngành

(Tên Bộ, ngành lập dự kiến kế hoạch).

DỰ KIẾN KẾ HOẠCH 5 NĂM XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA CHUYÊN NGÀNH

Từ năm .... đến năm ....

TT

Chuyên ngành/Lĩnh vực/Đối tượng TCVN

Loại tiêu chuẩn

Số lượng TCVN cần xây dựng

Kinh phí dự kiến
(Triệu đồng)

Ghi chú

Tổng số

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm 5

Tổng số

NSNN

Nguồn khác

1

Chuyên ngành A

1.1

Lĩnh vực....

1.1.1

Đối tượng....

……………

2

Chuyên ngành B

2.1

Lĩnh vực....

2.1.1

Đối tượng....

……………

2. Bản thuyết minh dự kiến kế hoạch 5 năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia chuyên ngành (kèm theo kế hoạch)

Nội dung chính của bản thuyết minh bao gồm các mục sau:

- Căn cứ xây dựng kế hoạch 5 năm (phân tích sự liên quan và định hướng theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, kế hoạch 5 năm phát triển chuyên ngành, chương trình quốc gia, văn bản cấp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu hài hòa tiêu chuẩn trong khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương.v.v...);

- Mục tiêu;

- Phân tích, đánh giá thực trạng lĩnh vực tiêu chuẩn tương ứng của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hiện hành;

- Xác định nhu cầu xây dựng TCVN trong từng lĩnh vực;

- Xác định đối tượng cụ thể và loại TCVN cần xây dựng;

- Dự kiến về khả năng đảm bảo nguồn kinh phí và kinh phí thực hiện;

- Dự kiến thời gian thực hiện;

- Kiến nghị biện pháp thực hiện;

- Các nội dung khác có liên quan;

- Các phụ lục kèm theo (nếu có).

PHỤ LỤC II

(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2021/TT-BKHCN ngày 18 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

KẾ HOẠCH HẰNG NĂM XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

1. Dự kiến kế hoạch hằng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia của các Bộ, ngành

(Tên Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân đề xuất dự kiến xây dựng TCVN).

DỰ KIẾN KẾ HOẠCH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA NĂM…… (năm kế hoạch)

TT

Lĩnh vực/Đối tượng TCVN

Tên TCVN

Tên, số hiệu tiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật làm căn cứ xây dựng

Tổ chức biên soạn/Ban kỹ thuật xây dựng dự thảo TCVN

Thời gian thực hiện

Kinh phí dự kiến
(Triệu đồng)

Bắt đầu

Kết thúc

Tổng số

NSNN

Nguồn khác

1

Chuyên ngành A

1.1

Lĩnh vực....

1.1.1

Đối tượng....

……..

2

Chuyên ngành B

2.1

Lĩnh vực....

2.1.1

Đối tượng....

……..

Ghi chú: Dự kiến kế hoạch hàng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cần kèm theo các Dự án xây dựng TCVN.

2. Kế hoạch hằng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA NĂM……. (năm kế hoạch)

TT

Lĩnh vực/Đối tượng TCVN

Tên TCVN

Tên, số hiệu tiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật làm căn cứ xây dựng

Tổ chức biên soạn/Ban kỹ thuật xây dựng dự thảo TCVN

Thời gian thực hiện

Kinh phí dự kiến (Triệu đồng)

Ghi chú

Bắt đầu

Kết thúc

Tổng số

NSNN

Nguồn khác

(Tên Bộ, ngành)....

1

Chuyên ngành A

1.1

Lĩnh vực....

1.1.1

Đối tượng....

……………

2

Chuyên ngành B

2.1

Lĩnh vực....

2.1.1

Đối tượng....

……………

3

Chuyên ngành C

3.1

Lĩnh vực....

3.1.1

Đối tượng....

……………

3. Bản thuyết minh kế hoạch hằng năm xây dựng TCVN

Nội dung chính của bản thuyết minh bao gồm các mục sau:

- Căn cứ xây dựng kế hoạch;

- Thời gian thực hiện;

- Mục tiêu;

- Tính phù hợp với kế hoạch 5 năm và chiến lược, chương trình quốc gia, chiến lược phát triển ngành liên quan;

- Sự phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hiện hành (không trùng lặp ...);

- Sự đáp ứng nhu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh, hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu hài hòa tiêu chuẩn,

- Dự kiến kế hoạch hướng dẫn, phổ biến áp dụng TCVN được công bố theo kế hoạch;

- Dự kiến kinh phí thực hiện và nguồn kinh phí;

- Các dự án xây dựng TCVN kèm theo.

PHỤ LỤC III

(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2021/TT-BKHCN ngày 18 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

DỰ ÁN XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

1. Tên tiêu chuẩn (tên tiêu chuẩn kèm theo tên, số hiệu tiêu chuẩn chấp nhận, hoặc số hiệu TCVN soát xét, nếu có)

2. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn (nêu tóm lược phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn)

3. Tổ chức (hoặc cá nhân) đề nghị

Tên tổ chức (cá nhân): ……………………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………...

Điện thoại: ………………………….Fax: …………………………E-mail:……………………..

Tôn cơ quan chủ quản: (nếu có) ………………………………………………………………..

4. Tình hình đối tượng tiêu chuẩn trong nước và ngoài nước (nêu tình hình sản xuất, kinh doanh)

5. Lý do và mục đích xây dựng TCVN

- Tiêu chuẩn đáp ứng những mục tiêu nào sau đây:

+ Thông tin, thông hiểu

+ An toàn sức khỏe, môi trường

+ Đổi lẫn

+ Chức năng công dụng chất lượng

+ Tiêu chuẩn có dùng để chứng nhận không?

- Căn cứ

+ Tiêu chuẩn có liên quan đến yêu cầu phát triển KTXH của Nhà nước không?

+ Thuộc chương trình nào?

+ Yêu cầu hài hòa tiêu chuẩn (quốc tế và khu vực):

+ Tiết kiệm

+ Giảm chủng loại

+ Các mục đích khác (ghi dưới)

□ có □ không

□ có □ không

□ có □ không

6. Những vấn đề sẽ xây dựng tiêu chuẩn

- Những vấn đề sẽ xây dựng tiêu chuẩn (hoặc sửa đổi bổ sung):

+ Thuật ngữ và định nghĩa

+ Tiêu chuẩn cơ bản

+ Phân loại

+ Yêu cầu an toàn vệ sinh

+ Ký hiệu

+ Yêu cầu về môi trường

+ Thông số và kích thước cơ bản

+ Lấy mẫu

+ Yêu cầu kỹ thuật

+ Phương pháp thử và kiểm tra

+ Tiêu chuẩn về quá trình

+ Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản

+ Tiêu chuẩn về dịch vụ

+ Các khía cạnh và yêu cầu khác

(ghi cụ thể ở dưới):

- Bố cục, nội dung các phần chính của TCVN dự kiến:

- Nhu cầu khảo nghiệm tiêu chuẩn quốc gia trong thực tế: □ có □ không

(nếu có, ghi rõ dự kiến nội dung cần khảo nghiệm, quy mô, địa điểm, thời gian khảo nghiệm)

7. Phương thức thực hiện và tài liệu làm căn cứ xây dựng TCVN

- Phương thức thực hiện:

+ Xây dựng mới

+ Sửa đổi, bổ sung

+ Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế

+ Thay thế

- Tài liệu chính làm căn cứ xây dựng TCVN (bản chụp kèm theo)

8. Kiến nghị thành lập Ban kỹ thuật, Tiểu ban kỹ thuật, Tổ biên soạn

9. Cơ quan phối hợp

- Tổ chức, cá nhân xây dựng dự thảo đề nghị:

- Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia có liên quan phải lấy ý kiến:

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải lấy ý kiến:

10. Dự kiến tiến độ thực hiện

TT

Nội dung công việc

Thời gian

Bắt đầu

Kết thúc

1.

Biên soạn dự thảo TCVN

2.

Biên soạn dự thảo TCVN

- Thu thập tài liệu, khảo sát, khảo nghiệm (nếu cần)

- Dịch và nghiên cứu các tài liệu chính làm cơ sở cho việc biên soạn tiêu chuẩn quốc gia

- Biên soạn dự thảo Ban kỹ thuật

- Gửi lấy ý kiến dự thảo Ban kỹ thuật

- Họp xem xét nội dung dự thảo Ban kỹ thuật

- Biên soạn dự thảo TCVN

3.

Lấy ý kiến dự thảo TCVN

4.

Hội nghị chuyên đề

5.

Hoàn chỉnh dự thảo TCVN và lập hồ sơ dự thảo TCVN

6.

Thẩm tra hồ sơ dự thảo TCVN

7.

Gửi hồ sơ dự thảo TCVN để thẩm định

8.

Thẩm định dự thảo TCVN

9.

Lập hồ sơ TCVN trình duyệt

10.

Trình duyệt và công bố

11. Dự toán kinh phí thực hiện

a. Tổng kinh phí dự kiến: …………………..trong đó:

- Ngân sách Nhà nước: …………………………………………………………………………….

- Đóng góp của các tổ chức, cá nhân: ……………………………………………………………

(ghi rõ của tổ chức cá nhân nào, nếu có)

- Nguồn khác: ……………………………………………………………………………………….

b. Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện (theo hướng dẫn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng).

…….., ngày…..tháng…..năm 20….
Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị dự án TCVN
Ký tên, đóng dấu (nếu có)

PHỤ LỤC IV

(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2021/TT-BKHCN ngày 18 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

BIÊN BẢN
HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
[*]

1. Tên tiêu chuẩn quốc gia

TT

Tên dự thảo TCVN
(Theo kế hoạch được Bộ KH&CN phê duyệt)

Tên, số hiệu tiêu chuẩn, tài liệu làm căn cứ xây dựng (nếu có)

1.

…………………………………………………………….

ISO …………………………………

2.

…………………………………………………………….

Codex ……………………………..

3.

…………………………………………………………….

ASTM ……………………………...

2. Ban Kỹ thuật TCVN/tổ chức chủ trì biên soạn dự thảo:

3. Cơ quan đề nghị thẩm định:

4. Quyết định thành lập hội đồng thẩm định của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (số và ngày ban hành Quyết định):

5. Địa điểm và thời gian họp hội đồng thẩm định:

6. Thành phần hội đồng thẩm định

- Chủ tịch hội đồng (ghi rõ họ tên, chức danh khoa học, học vị, chức vụ).

- Số thành viên hội đồng có mặt trên tổng số thành viên hội đồng thẩm định (ghi rõ họ tên thành viên hội đồng vắng mặt).

- Danh sách cụ thể thành viên dự họp (kèm theo biên bản HĐTĐ, có chữ ký xác nhận tham dự họp).

7. Nội dung và kết quả thẩm định

7.1. Hồ sơ tiêu chuẩn

- ………………

- ………………

7.2. Nội dung dự thảo

7.2.1. Đánh giá tổng quan

- Sự phù hợp của tiêu chuẩn với tiến bộ khoa học và công nghệ, điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

- Sự phù hợp của tiêu chuẩn với quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật, cam kết quốc tế có liên quan, yêu cầu hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế.

- Tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, việc tuân thủ nguyên tắc đồng thuận và hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan.

- Việc tuân thủ các yêu cầu nghiệp vụ, trình tự, thủ tục xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.

7.2.2. Góp ý chung dự thảo tiêu chuẩn quốc gia

- ……………….

- ……………….

7.2.3. Góp ý chi tiết dự thảo tiêu chuẩn quốc gia

- ………………

- ………………

8. Kết luận, kiến nghị

8.1. Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia

- ………………

- ………………

8.2. Nội dung, kết cấu dự thảo tiêu chuẩn quốc gia

- ………………

- ………………

8.3. Tên, số hiệu dự thảo tiêu chuẩn quốc gia ……………………………………

Thư ký
(Ghi rõ họ tên, chức danh khoa học)

Chủ tịch hội đồng
(Ghi rõ họ tên, chức danh khoa học)



[*] Biên bản hội đồng thẩm định dự thảo TCVN phải được gửi kèm theo công văn báo cáo kết quả hội đồng thẩm định của Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam và có chữ ký nháy của Chủ tịch hội đồng ở từng trang.

MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 11/2021/TT-BKHCN

Hanoi, November 18, 2021

 

CIRCULAR

DETAILED REGULATIONS ON DEVELOPMENT AND APPLICATION OF STANDARDS

Pursuant to the Law on Technical Regulations and Standards dates June 29, 2006 and the Law on Amendments to some Articles of 37 planning-related Laws dated November 20, 2018;

Pursuant to the Government’s Decree No. 95/2017/ND-CP dated August 16, 2017 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Science and Technology;

Pursuant to the Government's Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 01, 2007 elaborating the implementation of a number of articles of the Law on Technical Regulations and Standards and the Government’s Decree No. 78/2018/ND-CP dated May 16, 2018 on amendments to the Government's Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 01, 2007 elaborating the implementation of a number of articles of the Law on Technical Regulations and Standards;

At the request of the Director of the Directorate for Standards, Metrology, and Quality and the Director of Legal Department;

The Minister of Science and Technology promulgates a Circular on detailed regulations on development and application of standards.

Chapter I

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Scope

This Circular provides for the planning, development, appraisal, publishing of national standards; application of national standards, international standards, regional standards and foreign standards; development and announcement of internal standards.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to state agencies, organizations and individuals involved in the planning, development, appraisal, publishing of national standards; application of national standards, international standards, regional standards and foreign standards; development and publishing of internal standards in Vietnam.

Article 3. Definitions

For the purposes of this Circular, the terms below are construed as follows:

1. National standards are standards whose development is organized by a Ministry or head of a ministerial-level agency, appraised and published by the Ministry of Science and Technology following established procedures;

2. National standard fields are two or more groups of national standard subjects that are related within an industry or sector under state management specified in Clause 1 Article 23 of the Government's Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 01, 2007 elaborating some Articles of the Law on Technical Regulations and Standards dated August 01, 2007 (hereinafter referred to as “Decree No. 127/2007/ND-CP"), which is amended by Clause 7 Article 1 of the Government’s Decree No. 78/2018/ND-CP dated May 16, 2018 (hereinafter referred to as “Decree No. 78/2018/ND-CP").

National standard fields shall be determined according to the International Classification for Standards (ICS) of International Standardization Organization (ISO).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. An international standard is a standard announced by an international standardization organization or an international organization operating in the field regulated by the standard;

5. A regional standard is a standard announced by a regional standardization organization or a regional organization operating in the field regulated by the standard;

6. A foreign standard is a standard announced by a foreign standardization organization or a foreign organization operating in the field regulated by the standard (professional associations, research institutes, etc.);

7. An internal standard is a standard announced by a business organization, social-professional organization, state agency, public service provider for application within such organization;

8. Application of a standard means the use of such standard for management, production, sale of goods, services, processes, environment and other socio-economic activities.

Chapter II

DEVELOPMENT OF NATIONAL STANDARDS

Article 4. Preparing and approving 5-year and annual plans for development of national standards

1. The Ministry of Science and Technology shall preside over and cooperate with relevant Ministries, central authorities and organizations in preparing and approving 5-year and annual plans for development of national standards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) 5-year plans for development of national standards shall be appropriate for approved national programs and strategies and industry development strategies; meet the demands for development of production, business, state management requirements, and international integration; be appropriate for the level of national scientific and technological development.

c) Annual plans for development of national standards shall be appropriate for 5-year plans. Annual plans include contents about development of new national standards, revision, replacement, annulment of existing national standards.

2. 5-year plans for development of national standards

The contents of a 5-year plan for development of national standards include: fields, standard developers; types of standards; quantity of national standards to be developed; funding sources and cost estimates.

A 5-year plan for development of national standards shall be drafted, approved, revised and supplemented in the following order:

a) Drafting the 5-year plan

a1) In the second quarter of the last year of the 5-yer plan, Ministries and central authorities shall organize the development process and send their own plans for development of national standards in their fields for the next 5 years and descriptions to the Ministry of Science and Technology (via Directorate for Standards, Metrology, and Quality) for consideration and consolidation.

The field-specific 5-year plans for development of national standards and descriptions shall be prepared in accordance with Appendix I hereof.

a2) Pursuant to the approved overall planning and national industry planning Directorate for Standards, Metrology, and Quality shall draft 5-year plans for development of national standards on the basis of field-specific plans for development of national standards of Ministries and central authorities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Directorate for Standards, Metrology, and Quality shall perform the following tasks:

b1) Send the draft 5-year plan to relevant Ministries, central authorities and organizations for feedbacks; publish it on the websites of the Ministry of Science and Technology and the Directorate for Standards, Metrology, and Quality to obtain public feedback for at least 30 days from the publishing date;

b2) Gather and process comments on the draft;

b3) Take charge and cooperate with relevant Ministries, central authorities and organizations in completing the draft and submit it to the Minister of Science and Technology;

c) Approving the 5-year plan

The Minister of Science and Technology shall organize assessment and approval for the 5-year plan. The Ministry of Science and Technology shall notify the approved plan to relevant Ministries, central authorities and organizations and publish it on the websites of the Ministry of Science and Technology and Directorate for Standards, Metrology, and Quality for 30 days from the day on which the plan is approved;

d) Revising the plan

d1) The 5-year plan for development of national standards shall be revised according to proposals of managing Ministries.

d2) The 5-year plan for development of national standards shall be revised in the order specified in Points a, b, c Clause 2 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The contents of an annual plan for development of national standards include: names of national standards sorted by fields; names of drafting organizations; implementation time; drafting method (adoption of international standards, drafting new standards; modification; specific names and numbers of standards, documents as the basis for standard development); estimated costs and funding sources; proposing organizations and individuals; technical committees to be consulted with.

An annual plan for development of national standards shall be drafted, approved, implemented, revised and supplemented in the following order:

a) Drafting the annual plan

a1) Every year during the second quarter, on the basis of the 5-year plan for development of national standards, the need for development, revision, supplementation, replacement of national standards, the results of periodic review of national standards, managing Ministries and central authorities shall send their next year’s field-specific plans for development of national standards and the national standard development projects for each subjects or group of subjects of standards to the Ministry of Science and Technology (via Directorate for Standards, Metrology, and Quality).

The field-specific plan for development of national standards for the next year shall be prepared in accordance with Section 1 Appendix II hereof.

National standard development projects shall be prepared in accordance with Appendix III hereof.

a2) Directorate for Standards, Metrology, and Quality shall organize assessment of national standard development projects with the participation of representatives of relevant Ministries, central authorities and organizations and draft the next year’s plan for development of national standards in accordance with Section 2 Appendix II and the description of the annual plan for development of national standards in accordance with Section 3 Appendix II hereof.

b) Gathering feedbacks and completing the annual plan draft.

Directorate for Standards, Metrology, and Quality shall perform the following tasks:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b2) Gather and process comments on the draft;

b3) Take charge and cooperate with relevant Ministries, central authorities and organizations in completing the draft and submit it to the Minister of Science and Technology;

c) Approving the annual plan

The Minister of Science and Technology shall consider approving the annual plan in the beginning of the fourth quarter of the year preceding the planning year. The Ministry of Science and Technology shall notify the approved plan to relevant Ministries, central authorities and organizations and publish it on the websites of the Ministry of Science and Technology and Directorate for Standards, Metrology, and Quality for 15 days from the day on which the plan is approved;

d) Implementing annual plans

d1) On the basis of the approved annual plans, Ministers and heads of ministerial agencies shall organize their implementation.

d2) Every six months and whenever requested by the Ministry of Science and Technology, other ministries and ministerial agencies shall notify the Ministry of Science and Technology of the status and results of plan implementation. Directorate for Standards, Metrology, and Quality shall gather these notifications and submit them to the Minister of Science and Technology.

d3) Directorate for Standards, Metrology, and Quality shall supervise the implementation of annual plans for development of national standards and submit reports to the Ministry of Science and Technology on the status and results of implementation; provide professional instructions for standard development; participate in the national standard drafting process presided over by ministries and ministerial agencies.

dd) Revising annual plans

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd2) The Ministry of Science and Technology shall decide revisions in terms of schedule, method for development, withdrawal, addition and extension in annual plans for development of national standards.

dd3) Plans for development of national standards shall be revised in the following order:

- Relevant Ministries, ministerial agencies and organizations shall send written proposals for revision to annual plans for development of national standards to the Ministry of Science and Technology before every October 01 via Directorate for Standards, Metrology, and Quality;

- Revisions to annual plans shall be considered on the basis of the official annual plans for development of national standards;

- Directorate for Standards, Metrology, and Quality shall organize consideration of the proposed revisions on the basis of the official annual plans for development of national standards; submit reports to the Minister of Science and Technology for decision, notify the revisions to relevant Ministries, ministerial agencies and organizations, and publish them on the websites of the Ministry of Science and Technology and Directorate for Standards, Metrology, and Quality.

dd4) In special cases where it is necessary for state management or operation of enterprises, the procedures for revising national standard development plans shall be decided by the Minister of Science and Technology.

Article 5. Procedures for development, appraisal and publishing of national standards

1. Procedures for development, appraisal and publishing of national standards developed by ministries and ministerial agencies (except the Ministry of Science and Technology):

a) Step 1: establish a drafting board or team

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Step 2: Draft the national standard

b1) The drafting board shall carry out assessment; collect researches on international standards, regional standards, foreign standards, relevant scientific research findings and documents; collect samples, carry out testing, experiments, operation, test run (if any) to determine technical characteristics, indicators and management requirements for the draft standard.

b2) The drafting board shall prepare the draft national standard and its description;

c) Step 3: Carry out survey and complete the draft

c1) The Ministry or ministerial agency shall carry out a survey by sending the draft national standard to relevant organizations, individuals and the corresponding national standard technical committee (hereinafter referred to as “technical committee”) via the head or secretary of the technical committee; announce the survey on the website of the Ministry or ministerial agency and the agency assigned to develop national standards. The survey duration shall be 60 days from the day on which the draft is published on these websites. In case of urgency related to health, safety or environment, the survey duration may be shorter but not shorter than 30 days.

c2) The drafting Ministry or ministerial agency shall organize a symposium participated by relevant parties in order to discuss and comment on the draft.

c3) The drafting board shall gather and process comments in order to complete the draft national standard, compile a draft national standard dossier according to Clause 1 Article 5 of the Government's Decree No. 127/2007/ND-CP, which is amended by Clause 4 Article 1 of Decree No. 78/2018/ND-CP, and send it to the drafting Ministry or ministerial agency for review before sending it to the Ministry of Science and Technology for appraisal.

c4) The Ministry or ministerial agency shall send an Official Dispatch enclosed with the draft national standard dossier to the Ministry of Science and Technology for appraisal;

d) Step 4: Appraise the draft national standard dossier

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In case a draft national standard dossier is not satisfactory as prescribed in Clause 1 Article 5 of Decree No. 127/2007/ND-CP, which is amended by Clause 4 Article 1 of Decree No. 78/2018/ND-CP, Directorate for Standards, Metrology, and Quality shall send an Official Dispatch requesting the Ministry or ministerial agency to supplement the dossier.

d2) Directorate for Standards, Metrology, and Quality shall issue a decision to establish a draft national standard appraisal council on the basis of member proposal by Vietnam Standards and Quality Institute (VSQI) and relevant regulations.

- The appraisal council consists of the president, secretary and members who are representatives of management agencies, science and technology organizations, business organizations, national standard technical committees and experts in corresponding fields. The council shall have at least 07 members, 02 of them must have professional expertise to act as critics. One of the two critics must be an independent expert.

- A working session of the appraisal council must be attended by at least two thirds of the members, including the president and critics. Comments and assessments on the draft national standard must be fully provided. Representatives of relevant organizations may be invited to participate in the meeting.

- The council shall work on principle of democratic centralism. Verdicts of the council shall be ratified when it is voted for by at least 75% of the council members (if a member is absent, his/her previously sent comment and assessment of the draft national standard shall be considered).

d3) The appraisal council shall prepare an appraisal record according to Appendix IV hereof and send it to Directorate for Standards, Metrology, and Quality for consideration and notification of the appraisal result.

d4) The developing Ministry or ministerial agency shall gather, process comments and complete the draft national standard and relevant documents on the basis of the appraisal result, and send them to the Ministry of Science and Technology via Directorate for Standards, Metrology, and Quality within 120 days from the day on which the appraisal result is notified.

If the aforementioned deadline is not met, the appraisal process must be carried out again. Documentation for re-appraisal shall be prepared according to Point c (Step 3) Clause 1 of this Article;

dd) Step 5: Publish the national standard

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd1) If the draft national standard dossier is satisfactory, Directorate for Standards, Metrology, and Quality shall submit it to the Minister of Science and Technology for consideration and publishing.

dd2) If the draft national standard dossier is not satisfactory, Directorate for Standards, Metrology, and Quality shall send it to the developing Ministry or ministerial agency for supplementation.

2. Procedures for development, appraisal and publishing of national standards proposed by organizations and individuals

The proposing organization or individual shall send a written request enclosed with the draft national standard dossier to the Ministry of Science and Technology via Directorate for Standards, Metrology, and Quality. On the basis of the draft standard and the written request, Directorate for Standards, Metrology, and Quality shall consider assigning a corresponding technical committee to organize the standard development following these steps:

a) Step 1: draft the national standard (by technical committee)

a1) Establish a working group to draft the national standard on the basis of the draft provided by the proposing organization or individual.

a2) Organize survey and discussion about the draft in the technical committee.

a3) Complete and write a description of the draft national standard.

a4) Prepare the draft national standard dossier and submit it to Directorate for Standards, Metrology for deciding whether to send out the draft national standard for feedback;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b1) The technical committee shall send out the draft national standard for feedback.

b2) Publish the draft national standard and the survey notification on the website of Directorate for Standards, Metrology, and Quality for 60 days. In case of urgency related to health, safety or environment, the survey duration may be shorter but not shorter than 30 days.

b3) Organize a symposium to discuss and comment on the draft national standard.

b4) Organize processing and completion of the draft national standard and compile the draft national standard dossier according to Clause 2 Article 5 of the Government's Decree No. 127/2007/ND-CP, which is amended by Clause 4 Article 1 of Decree No. 78/2018/ND-CP, then submit it to Directorate for Standards, Metrology, and Quality for appraisal;

c) Step 3: Appraise the draft standard dossier

c1) Directorate for Standards, Metrology, and Quality shall establish an appraisal council. The appraisal shall be carried out following the procedures specified in Point d (Step 4) Clause 1 of this Article.

c2) The appraisal council shall prepare an appraisal record which contains specific verdict and comments; The technical committee shall receive and process the comments, then send them to Directorate for Standards, Metrology, and Quality for consideration and decision;

d) Step 4: Publish the national standard

Directorate for Standards, Metrology, and Quality shall compile the draft national standard dossier and submit it for approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d2) If the draft national standard dossier is not satisfactory, Directorate for Standards, Metrology, and Quality shall send it to the technical committee for supplementation before submitting it to the Minister of Science and Technology for consideration and publishing.

3. Procedures for development, appraisal and publishing of national standards developed by the Ministry of Science and Technology

Directorate for Standards, Metrology, and Quality shall assign the corresponding technical committee to draft the national standard. Procedures for development, appraisal and publishing of a national standard:

a) Step 1: draft the national standard (by technical committee)

a1) Establish a working group to draft the national standard.

a2) Research international standards, regional standards, foreign standards, relevant scientific research findings and documents; carry out assessment; collect samples, carry out testing, experiments (if any) to determine technical characteristics and indicators of the draft standard.

a3) Organize survey and discussion about the draft in the technical committee.

b) Step 2: Carry out survey and complete the draft national standard

b1) Carry out the survey by sending the draft national standard to relevant organizations and individuals; announce the survey on the website of Directorate for Standards, Metrology, and Quality for 60 days. In case of urgency related to health, safety or environment, the survey duration may be shorter but not shorter than 30 days.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b3) Gather and process comments to complete the draft national standard; compile the draft national standard dossier according to Clause 3 Article 5 of the Government's Decree No. 127/2007/ND-CP, which is amended by Clause 4 Article 1 of Decree No. 78/2018/ND-CP, then send it to Directorate for Standards, Metrology, and Quality for appraisal;

c) Step 3: Appraise the draft standard dossier

Directorate for Standards, Metrology, and Quality shall establish an appraisal council. The appraisal shall be carried out following the procedures specified in Point d (Step 4) Clause 1 of this Article.

d) Step 4: Publish the national standard

Directorate for Standards, Metrology, and Quality shall compile the draft national standard dossier and submit it for approval.

d1) If the draft national standard dossier is satisfactory, Directorate for Standards, Metrology, and Quality shall submit it to the Minister of Science and Technology for consideration and publishing.

d2) If the draft national standard dossier is not satisfactory, Directorate for Standards, Metrology, and Quality shall send it to the technical committee for supplementation before submitting it to the Minister of Science and Technology for consideration and publishing.

Article 6. Presentation of national standard contents and archiving of draft national standard dossiers

1. The presentation of national standard contents shall comply with TCVN 1-2:2008 Development of standards - Part 2: Rules for the structure and drafting of National Standards and guidelines of the Directorate for Standards, Metrology, and Quality.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 7. Periodic review, revision, supplementation, replacement and annulment of national standards

1. Periodic review of national standards

a) Every year, Directorate for Standards, Metrology, and Quality shall compile a list of national standards that have to undergo review after 3 years and include them in the annual plan for development of national standards.

b) Directorate for Standards, Metrology, and Quality shall take charge and cooperate with Ministries and central authorities in carrying out periodic review of the national standards on the list mentioned in Point a of this Clause.

c) Procedures for periodic review of national standards

c1) Directorate for Standards, Metrology, and Quality shall organize and provide guidelines on performance of the following tasks:

- Send the list of national standards that need reviewing to relevant Ministries and central authorities for review;

- Organize the review of national standards outside of the fields of management of these Ministries and central authorities.

c2) Results of periodic national standard review enclosed with descriptions shall be sent by Ministries and central authorities to the Ministry of Science and Technology via Directorate for Standards, Metrology, and Quality for consolidation and processing. To be specific:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Consolidate, process comments; prepare a national standard review dossier as the basis for development of the annual national standard development plan, and report to the Ministry of Science and Technology.

d) The periodic national standard review dossier includes:

d1) A document prepared by Directorate for Standards, Metrology, and Quality about the review results and proposals;

d2) Response to comments and written comments from relevant organizations and individuals;

d3) Other relevant documents (if any).

2. Revision, supplementation, replacement of national standards

a) Revision, supplementation, replacement of national standards shall be included in annual national standard development plans according to Clause 3 Article 4 of this Circular.

b) Revision, supplementation, replacement of national standards shall be carried out following the procedures specified in Clauses 1, 2, 3 Article 5 of this Circular.

c) Results of revision, supplementation, replacement of national standards are decisions on publishing of revisions to national standards or replacement of national standards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Annulment of national standards on the basis of periodic national standard review

On the basis of approved results of periodic review, Directorate for Standards, Metrology, and Quality shall prepare an application for annulment of national standards, submit it to the Minister of Science and Technology for consideration and decision. An application includes:

a1) The national standards proposed for annulment;

a2) Comments of relevant Ministries, central authorities, organizations and individuals about annulment of the national standards during the review;

a3) Other relevant documents (if any);

a4) An Official Dispatch of Directorate for Standards, Metrology, and Quality proposing annulment of the national standards enclosed with descriptions.

b) Annulment of national standards on request of Ministries, central authorities, technical committees, organizations and individuals

Ministries, central authorities, technical committees, organizations and individuals shall prepare applications for annulment of national standards; submit it to Directorate for Standards, Metrology, and Quality for consideration and appraisal. Directorate for Standards, Metrology, and Quality shall appraise the applications for annulment of national standards; submit the appraisal results to the Minister of Science and Technology and draft a decision on annulment of national standards. An application includes:

b1) The national standards proposed for annulment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b3) Comments of organizations and individuals;

b4) Other relevant documents (if any).

4. Dossiers on periodic review, revision, supplementation, replacement, annulment of national standards shall be archived at Directorate for Standards, Metrology, and Quality in accordance with regulations of law on archiving documents.

Article 8. National standard symbols

1. The symbol of a national standard includes a number, publishing year after the abbreviation “TCVN”, separated by a colon (:).

Example: TCVN 1234:2019 is the symbol of National Standard No. 1234, published in 2019.

2. If a national standard is an identical adoption of an international standard, its symbol shall include “TCVN” and the symbol of the international standard in parentheses, separated by an auto space.

Example: TCVN 1234:2018 (ISO 1035:2012)

The symbol of a national standard shall be displayed on the cover as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Part 2 of the symbol shall be displayed underneath, including the full symbol of the identically adopted international standard.

Example: TCVN 6666:2019
               ISO/IEC 8888:2010

Where: National Standard No. 6666 is an identical adoption of ISO/IEC 8888:2010 and is published in 2019;

c) In special cases where a national standard is an identical adoption of an international standard for management system, smart city, sharing economy, etc, its symbol shall be written in the following format:

TCVN, auto space, abbreviation of the adopted international standard, auto space, number of the adopted international standard, colon (:), publishing year, space, and full symbol of the adopted international standard in parentheses.

Example: TCVN ISO 22301:2018 (ISO 22301:2012) is an identical adoption of international standard ISO 22301:2012 about Societal Security - Business Continuity Management Systems – Requirements, and published in 2018.

On the cover, they will be displayed as follows:

TCVN ISO 22301:2018

ISO 22301:2012

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Example: TCVN 1234:2019 is the symbol of the national standard which is published in 2019 and replaces TCVN 1234:2010

If a national standard replaces multiple national standards or part of a national standard, it shall be designated a new number.

4. The symbol of the revision of a national standard includes the phrase “SỬA DỔI” (“REVISION”), a number, and publishing year separated by a colon (:) before the symbol of the revised national standard.

Example: SỬA DỔI 1:2018 TCVN 1111:2010 is the symbol of the first revision to TCVN 1111:2010, published in 2018.

5. The symbol and full name of a national standard shall be specified in the Decision on publishing of the national standard.

Article 9. Notification, publishing, release and dissemination of national standards

1. Notification of national standards

Directorate for Standards, Metrology, and Quality shall notify the publishing, revision, replacement or annulment of national standards on its website and appropriate media for 30 days from the day on which the decision is signed by the Minister of Science and Technology.

2. Publishing and release of national standards

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Revisions to national standards shall be published separately until the standards are re-published.

In case a national standard has multiple parts, each part can be bound separately or together as a multiple-part standard for the sake of convenience.

c) Directorate for Standards, Metrology, and Quality shall publish and release a national within 60 days from the day on which the decision on publishing is signed by the Minister of Science and Technology.

d) Ministries and central authorities may publish and release national standards they draft after reaching a consensus with Directorate for Standards, Metrology, and Quality on the form of publishing and release, ensure accuracy of contents and standard symbols, and take responsibility for protection of copyright of international standards, regional standards, foreign standards and relevant regulations of law.

dd) Organizations and individuals may only publish or release their national standards after Directorate for Standards, Metrology, and Quality issues written consensus.

3. Dissemination of national standards

a) Directorate for Standards, Metrology, and Quality, on behalf of the Ministry of Science and Technology, shall cooperate with relevant Ministries and central authorities in preparing the plan for dissemination of published national standards.

b) Ministries and central authorities shall take charge and cooperate with relevant organizations in disseminating national standards in their fields.

c) Dissemination of national standards can be carried out in various manners: conferences, seminars, training, and other forms.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



GUIDELINES FOR APPLICATION OF NATIONAL STANDARDS, INTERNATIONAL STANDARDS, REGIONAL STANDARDS AND FOREIGN STANDARDS IN VIETNAM

Article 10. Methods and measures for application of national standards

1. Methods for application of national standards

a) Direct application

The national standard is directly applied without any intermediate document.

b) Indirect application

The national standard is applied through intermediate documents (legislative documents, technical regulations, etc.) that contain reference to such national standard.

2. Measures for application of national standards

a) Propaganda, dissemination, provision of guidelines and training in application of national standards for relevant entities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Promotion of testing, calibration, assessment, certification of conformity, declaration of conformity, recognition according to published national standards.

Article 11. Rules, methods and measures for application of international standards, regional standards and foreign standards

1. Rules for application

a) Application of international standards, regional standards and foreign standards by agencies, organizations and individuals are voluntary.

b) Application of international standards, regional standards and foreign standards must not contradict regulations of law or threaten national defense, security, socio-economic interests, and other national interests.

c) It is recommended to apply the latest versions of international standards, regional standards and foreign standards.

d) Application of relevant international standards, regional standards and foreign standards prescribed in International Agreements to which Vietnam is a signatory or in bilateral and multilateral agreements between Vietnamese organizations and foreign organizations must comply with law.

2. Methods for application

a) Direct application

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Indirect application

International standards, regional standards and foreign standards can be indirectly applied by agencies organizations and individuals by implementing regulations of technical documents, regulations of law (legislative documents, technical regulations, etc.) that contain reference to part or all of these standards.

3. Measures for application

a) Increase adoption and harmonization international standards, regional standards and foreign standards as national standards or internal standards.

c) Use international standards, regional standards and foreign standards for conformity assessment via activities such as certification, recognition, assessment, testing, calibration.

c) Research to apply international standards, regional standards and foreign standards in Vietnam’s context; actively participate in the operation of international or regional standard technical committees.

d) Have specific plans and roadmaps for investment in technology, management according to requirements of international standards, regional standards and foreign standards to be adopted.

e) Organize dissemination and training in application of international standards, regional standards and foreign standards.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 12. Requirements and basis for development of internal standards

1. Requirements for internal standards:

a) Internal standards must not contradict corresponding technical regulations and regulations of law;

b) Development of internal standards shall be appropriate for science and technology development, meet requirements for management and business operation of business organizations, social-professional organizations, state agencies, public service providers and other organizations (hereinafter referred to as “establishments”)

c) An internal standard shall be applied to management and business operation of the organization, agency or unit that develops and publishes it.

2. Basis for development of internal standards

a) Internal standards shall be developed on the basis of science and technology research findings; technological advancements; demands and reality of management and business operation of establishments.

b) It is recommended to develop internal standards by studying to or adopting national standards, international standards, regional standards and foreign standards.

Article 13. Types and methods for development of internal standards

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Types of internal standards include:

a) Technical requirement standards;

b) Standards for testing, measurement, calibration methods;

c) Standards for recording, packaging, transport, storage;

d) Process standards;

dd) Service standards;

e) Environmental standards.

Depending on the form and scale of business, purposes and requirements of management, establishments shall apply or add appropriate types of internal standards.

2. Methods for development of internal standards

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Adoption of corresponding national standards, international standards, regional standards and foreign standards;

b) Development of new internal standards on the basis of science and technology research findings; results of testing, assessment, analysis and experiments;

c) Revision, supplementation of internal standards.

Article 14. Procedures for development and publishing of internal standards

1. Depending on the form and scale of business of the establishment, an internal standard shall be developed by following these steps:

a) Step 1: Prepare the internal standard development plan;

b) Step 2: Draft the internal standard;

c) Step 3: Organize a survey on the draft internal standard;

d) Step 4: Organize a symposium on the draft internal standard;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Step 6: Prepare the draft internal standard dossier;

g) Step 7: Appraise the draft internal standard;

h) Step 8: Publish the internal standard;

i) Step 9: Print the internal standard.

2. Publishing internal standards

The head of the establishment shall consider issuing a written decision to publish the internal standard.

The internal standard publishing dossier shall be archived at the establishment.

3. Presentation of internal standards

a) Symbols of internal standards

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a2) The abbreviation of the publishing establishment is placed after the publishing year, separated by a slash (/).

Example: TCCS 26:2017/XXX is the symbol of internal standard No. 26, developed and published in 2017 by a company abbreviated as XXX.

b) The contents of an internal standard shall have the following main parts:

b1) Table of contents;

b2) Foreword;

b3) General (overall part, technical part);

b4) Additional information.

Framework, presentation and sample contents can be found in TCVN 1-2:2008 Development of standards - Part 2: Rules for the structure and drafting of National Standards.

c) Internal standards should be concise, clear, accurate, unequivocal and correct; should not have contents that are general, confusing and ambiguous.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Internal standards can be bound separately or as a collection by topic or regulated entities.

The pages of the internal standard shall be numbered and printed as separate sheets for convenient addition, removal or replacement of contents. Every internal standard shall have covers.

4. Pursuant to these general guidelines, establishments shall establish their own procedures and guidelines for development, revision, supplementation and publishing of their internal standards according to their capacity and scale.

Chapter V

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

Article 15. Responsibilities of the Ministry of Science and Technology

1. Take charge and cooperate with Ministries and ministerial agencies in preparing and approving national standard development plans; review for revision, supplementation, replacement, annulment of national standards.

2. Organize development, appraisal and publishing of national standards under its management as assigned by the Government.

3. Organize appraisal and publishing of national standards developed by other Ministries and ministerial agencies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 16. Responsibilities of the other Ministries and ministerial agencies

1. Annually compile and notify the list of national standards they developed to the Ministry of Science and Technology.

2. Carry out activities including communication, propaganda, training, dissemination, provision of guidelines, and relevant activities in order to promote application of national standards.

3. Ministries and ministerial agencies shall, within their jurisdiction assigned by the Government, organize development of national standards and send them to the Ministry of Science and Technology for appraisal and publishing in accordance with regulations of this Circular and relevant regulations.

In case the entities regulated by certain standards have special requirements for management or conformity with international practice, the Ministry of Science and Technology shall take charge and cooperate with relevant Ministries and central authorities in providing guidelines for procedures, development, publishing, presentation of these national standards in accordance with this Circular.

Article 17. Responsibilities of organizations and individuals presiding and participating in development of national standards

1. Grasp the contents and requirements of the published standards in order to implement them properly.

2. Promptly report issues discovered during application to publishing agencies for revision or supplementation.

Chapter VI

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 18. Effect

1. This Circular comes into force from January 06, 2022.

2. The following Circulars are annulled from the effective date of this Circular:

a) Circular No. 21/2007/TT-BKHCN dated August 29, 2007 of the Minister of Science and Technology on development and application of standards;

b) Circular No. 29/2011/TT-BKHCN dated November 15, 2011 of the Minister of Science and Technology on amendments to Circular No. 21/2007/TT-BKHCN of the Minister of Science and Technology on development and application of standards.

Article 19. Transition clauses

The national standard development projects that are under development plans approved by the Ministry of Science and Technology and ended in 2020 shall continue to be executed in accordance with Circular No. 21/2007/TT-BKHCN, and Circular No. 29/2011/TT-BKHCN.

Article 20. Responsibility for implementation

1. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Science and Technology for instructions or revision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

PP MINISTER
DEPUTY MINISTER




Le Xuan Dinh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 11/2021/TT-BKHCN ngày 18/11/2021 hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


33.583

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.44.22
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!