ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2383/QĐ-UBND
|
Nghệ An, ngày 10
tháng 7 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU TỈNH NGHỆ AN GIAI
ĐOẠN 2021 - 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quản lý Ngoại
thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Quyết định số 69/QĐ-UBND
ngày 13 tháng 01 năm 2021 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành kế hoạch triển khai
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
lần thứ XIX;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công
Thương tại Tờ trình số 1221/TT-SCT ngày 29 tháng 6 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương Đề án “Phát triển xuất khẩu tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2021 - 2025” (Có Đề cương
nhiệm vụ kèm theo).
Điều 2.
1. Giao Sở Công
Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan xây dựng
Đề án, trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.
2. Giao Sở Tài chính trên cơ sở Đề cương
nhiệm vụ được phê duyệt, thẩm định dự toán, bố trí kinh phí xây dựng Đề án do Sở
Công Thương lập, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài chính; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- PCT (TT) UBND tỉnh;
- CVP, PCVP UBND tỉnh;
- LĐ PKT VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT (Quang).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Vinh
|
ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN
“PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025”
(Kèm theo Quyết định số 2383/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh)
Phần I
SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Quy hoạch tổng thể phát triển
thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến 2030 ban hành kèm
theo Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Bộ Trưởng Bộ Công
Thương.
- Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28
tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu
hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25
tháng 07 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực
hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm
2030.
- Quyết định số 1467/QĐ-TTg ngày 24
tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển các thị
trường khu vực thời kỳ 2015- 2020, tầm nhìn 2030.
- Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày
03/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển thị trường xuất
khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017- 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày
05/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản
đến năm 2030.
- Quyết định số 531/QĐ-TTg ngày
01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển
khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
- Quyết định 1137/QĐ-TTg ngày
03/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh
các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày
14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng
cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2025;
Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ
sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động
nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm
2025;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Nghệ
An lần thứ XIX.
- Quyết định số 69/QĐ-UBND ngày
13/01/2021 của UBND tỉnh Nghệ An Ban hành kế hoạch triển khai Chương trình hành
động thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.
II. THỰC TRẠNG XUẤT
KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2016- 2020
1. Kết quả xuất khẩu giai đoạn
2016 - 2020
a) Kim ngạch xuất khẩu
b) Cơ cấu hàng hóa, dịch vụ xuất
khẩu
c) Thị trường xuất khẩu
d) Chủ thể tham gia hoạt động xuất
khẩu
e) Tình hình thực hiện các cơ chế
chính sách về xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.
f) Đánh giá kết quả thực hiện Đề
án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2016-2020
2. Đánh giá chung thực trạng xuất
khẩu tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020
a) Kết quả đạt được
b) Hạn chế, nguyên nhân
- Hạn chế
- Nguyên nhân
+ Nguyên nhân chủ quan
+ Nguyên nhân khách quan
III. SỰ CẦN THIẾT
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Giai đoạn 2016 - 2020, cùng với những
tác động tích cực từ việc hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế
giới là những ảnh hưởng tiêu cực từ căng thẳng thương mại giữa các nước lớn, dịch
bệnh diễn biến nghiêm trọng, tăng trưởng kinh tế khó khăn, hoạt động thương mại
suy giảm, dòng vốn đầu tư có nhiều biến động,... khiến kinh tế toàn cầu nói
chung Việt Nam nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Mặc dù vậy,
hoạt động xuất khẩu của tỉnh Nghệ An vẫn đạt được những thành tựu nhất định cả
về kim ngạch, thị trường, mặt hàng và chủ thể tham gia xuất khẩu. Điều này thể hiện
Đề án "Định hướng phát triển xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn
2016 - 2020" đã được triển khai hiệu quả, góp phần
hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được,
phát triển xuất khẩu của Nghệ An trong giai đoạn vừa qua vẫn chưa thực sự ổn định
và bền vững. Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu còn thấp, chủ yếu dựa vào
khai thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động giá rẻ, chưa có
hàng hóa xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao đê có thể tham gia vào khâu tạo
ra giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Bước vào giai đoạn 2021 - 2025, theo
tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần
thứ XIX đề ra, mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn
tỉnh đạt chỉ tiêu 1.765 triệu USD, trong đó xuất khẩu hàng hóa đạt 1.295 triệu
USD, tăng 59,2% so với kết quả xuất khẩu giai đoạn 2016- 2020.
Đây là một nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi
sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của các cấp, ngành cũng như sự nỗ lực của các doanh nghiệp. Các Hiệp định thương mại thế hệ mới đã và
đang được thực thi sẽ mang lại nhiều cơ hội cho hoạt động xuất khẩu nhưng cũng
nhiều thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp Nghệ An nói
riêng trong điều kiện sản xuất hàng hóa; năng lực cạnh tranh và hạ tầng phục vụ
xuất khẩu trên địa bàn tỉnh còn hạn chế.
Do vậy, để thực
hiện thành công mục tiêu xuất khẩu vào năm 2025 mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh
lần thứ XIX đã đề ra, việc xây dựng Đề án "Phát triển xuất khẩu của tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2021 - 2025" là hết sức cần thiết, góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nộp ngân sách, thúc đẩy
kinh tế tỉnh nhà phát triển.
Phần II
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN
XUẤT KHẨU TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
I. DỰ BÁO CÁC YẾU
TỐ TÁC ĐỘNG
1. Bối cảnh quốc tế
2. Tình hình trong nước, trong tỉnh
II. ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
1. Quan điểm, mục tiêu phát triển
xuất khẩu
a) Quan điểm
- Phát triển xuất khẩu trên cơ sở
khai thác triệt để lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, đảm bảo tốc độ và chất
lượng tăng trưởng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Kiên trì
định hướng công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu, nâng cao năng suất, chất lượng
và hiệu quả xuất khẩu.
- Phát triển xuất khẩu trên cơ sở
khai thác hợp lý và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, hạn
chế ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên, nâng cao khả năng đáp ứng các
quy định và tiêu chuẩn môi trường của hàng hóa xuất khẩu. Tập trung tăng tỷ trọng hàng chế biến.
- Phát triển xuất khẩu góp phần thực
hiện các mục tiêu xã hội như xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều việc làm đảm bảo
công bằng xã hội, chia sẻ lợi ích hợp lý giữa các thành phần tham gia xuất khẩu.
- Tích cực, chủ động hội nhập quốc tế,
tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức từ các FTA mà Việt Nam đã ký kết, duy
trì và mở rộng thị trường xuất khẩu. Đa dạng hóa trị trường tránh phụ thuộc, hạn
chế rủi ro trong xuất khẩu.
b) Mục tiêu
- Mục tiêu tổng quát:
Tiếp tục đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất các ngành
phát triển; củng cố, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; phấn đấu đến
năm 2025 kim ngạch xuất khẩu đạt 1,765 tỷ USD.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa: nhịp
độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 9,76%/năm. Phấn đấu đến năm
2025, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 1.295 triệu USD, chiếm tỷ trọng 73,6% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu.
+ Về xuất khẩu lao động và dịch vụ:
Phấn đấu đến năm 2025 đạt 470 triệu USD, chiếm tỷ trọng 26,4% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu.
2. Định hướng phát triển xuất khẩu
giai đoạn 2021-2025
a) Định hướng phát triển sản phẩm
- Nhóm nông lâm thủy sản:
+ Sản phẩm sắn các loại
+ Chè
+ Lạc nhân
+ Hoa quả tươi
+ Hàng thủy hải sản
- Nhóm khoáng sản
+ Bột đá vôi trắng siêu mịn
+ Đá vôi trắng
- Nhóm công nghiệp chế biến, chế
tạo
+ Nhóm hàng dệt, may, da giày
+ Gỗ và sản phẩm
gỗ
+ Hàng điện tử
+ Hoa quả chế biến
+ Hạt phụ gia nhựa
+ Bao bì các loại
+ Vật liệu xây dựng
- Sản phẩm khác: Nhựa thông, tùng hương, sản phẩm dược liệu, hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm làng nghề,....
b) Định hướng phát triển thị trường
- Thị trường các nước Đông Nam Á
- Thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc
- Thị trường nói tiếng Trung Quốc
- Thị trường Châu Âu
- Thị trường Tây Á, Nam Á và Châu Phi
- Thị trường Châu Đại Dương
- Thị trường Châu Mỹ
c) Định hướng phát triển chủ thể
tham gia xuất khẩu
- Củng cố, nâng cao năng lực cạnh
tranh và mở rộng quy mô của các doanh nghiệp hoạt động xuất
khẩu hiện có.
- Phát triển số lượng các doanh nghiệp
tham gia xuất khẩu.
- Khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu
liên kết, tham gia vào chuồi cung ứng toàn cầu.
III. GIẢI PHÁP ĐẨY
MẠNH XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 2021-2025
1. Tạo nguồn hàng xuất khẩu
a) Quy hoạch vùng nguyên liệu,
phát triển sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu
b) Thu hút đầu tư sản xuất hàng xuất
khẩu
2. Nâng cao hiệu quả công tác xúc
tiến xuất khẩu
a) Đẩy mạnh hoạt động cung cấp
thông tin xuất khẩu
b) Nâng cao hiệu quả, đa dạng hóa
các loại hình xúc tiến xuất khẩu
3. Nâng cao năng lực cạnh tranh
cho doanh nghiệp, sản phẩm xuất khẩu
a) Tạo môi trường đầu tư, kinh
doanh thuận lợi cho doanh nghiệp
b) Tăng cường ứng dụng khoa học,
công nghệ
c) Phát triển nguồn nhân lực
d) Xây dựng và phát triển thương
hiệu
4. Phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ xuất khẩu
a) Đầu tư, nâng cấp và hoàn thiên cơ
sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu
b) Phát triển các loại hình dịch vụ
logictics
c) Phát triển thương mại điện tử
5. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả
công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
a) Rà soát, hoàn thiện, bổ sung cơ
chế chính sách
b) Nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực quản lý nhà nước lĩnh vực xuất nhập khẩu
c) Tăng cường cải cách thủ tục
hành chính liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu.
IV. MỘT SỐ NHIỆM VỤ
CỤ THỂ
(Phụ
lục chi tiết kèm theo).
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. LỘ TRÌNH THỰC
HIỆN
Từ năm 2021 đến hết năm 2025 (05
năm).
II. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
1. Kinh phí thực hiện đề án được huy
động từ các nguồn vốn: Ngân sách Trung ương; ngân sách địa phương; vốn viện trợ
quốc tế; vốn huy động xã hội, cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Hằng năm, căn cứ vào nhiệm vụ cụ
thể được phân công, các Sở, ban, ngành xây dựng dự toán kinh phí gửi Sở Tài
chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
III. PHÂN CÔNG
TRÁCH NHIỆM
1. Sở Công Thương
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
3. Sở Giao thông vận tải
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
5. Sở Tài chính
6. Cục Hải quan tỉnh
7. Các Sở, Ban, Ngành, đơn vị liên
quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã./.