Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1467/QĐ-TTg Đề án phát triển thị trường khu vực 2015 2020 tầm nhìn đến 2030

Số hiệu: 1467/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành: 24/08/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1467/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 08 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC THỊ TRƯỜNG KHU VỰC THỜI KỲ 2015 - 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại Tờ trình số 6646/TTr-BCT ngày 02 tháng 7 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển các thị trường khu vực thời kỳ 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG

1. Quan điểm phát triển các thị trường khu vực

a) Đẩy mạnh và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của Việt Nam nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội; đồng thời tăng thu ngoại tệ cho đất nước, nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

b) Phát triển xuất khẩu theo hướng tăng trưởng bền vững, phù hợp với đặc điểm của từng thị trường khu vực, bảo đảm vừa mở rộng quy mô xuất khẩu vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu.

c) Phát triển thị trường xuất khẩu phù hợp với chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020, Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030.

d) Định hướng và đẩy mạnh xuất khẩu theo các thị trường khu vực: Đông Nam Á, Đông Bắc Á, thị trường nói tiếng Trung Quốc, Châu Đại Dương, Châu Âu (Liên minh Châu Âu, Trung và Đông Âu, Nga và các nước SNG), Hoa Kỳ và Ca-na-da, Mỹ La-tinh, Châu Phi, Tây Á và Nam Á.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt 300 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân từ 11% - 12%/năm trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020; phấn đấu cân bằng thương mại ổn định vào năm 2020 và đạt thặng dư thương mại bền vững từ năm tiếp theo.

b) Mục tiêu cụ thể

Phù hợp với đặc thù và tình hình xuất khẩu tại mỗi thị trường khu vực, mục tiêu xuất khẩu cụ thể đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cho từng thị trường khu vực như sau:

- Đông Nam Á đạt khoảng 30 tỷ USD vào năm 2020; tăng trưởng xuất khẩu trung bình 10% giai đoạn 2015 - 2020 và từ 9% - 10% giai đoạn 2020 - 2030.

- Đông Bắc Á đạt khoảng 45 tỷ USD vào năm 2020; tăng trưởng xuất khẩu trung bình 11% giai đoạn 2015 - 2020 và từ 10% -11% giai đoạn 2020 - 2030;

- Thị trường nói tiếng Trung Quốc đạt khoảng 35 tỷ USD vào năm 2020; tăng trưởng xuất khẩu trung bình 10% giai đoạn 2015 - 2020 và từ 9% - 10% giai đoạn 2020 - 2030;

- Châu Đại Dương đạt khoảng 10 tỷ USD vào năm 2020; tăng trưởng xuất khẩu trung bình 6% giai đoạn 2015 - 2020 và từ 6% - 8% giai đoạn 2020 -2030;

- Châu Âu đạt khoảng 60 tỷ USD vào năm 2020; tăng trưởng xuất khẩu trung bình 15% giai đoạn 2015 - 2020 và từ 10% - 14% giai đoạn 2020 - 2030;

- Hoa Kỳ và Ca-na-da đạt khoảng 70 tỷ USD vào năm 2020; tăng trưởng xuất khẩu trung bình 15% giai đoạn 2015 - 2020 và từ 12% - 15% giai đoạn 2020 - 2030;

- Mỹ La-tinh đạt khoảng 10 tỷ USD vào năm 2020; tăng trưởng xuất khẩu trung bình 15% giai đoạn 2015 - 2020 và từ 15% - 18% giai đoạn 2020 - 2030;

- Châu Phi đạt khoảng 13 tỷ USD vào năm 2020; tăng trưởng xuất khẩu trung bình 25% giai đoạn 2015 - 2020 và từ 15% - 20% giai đoạn 2020 - 2030;

- Tây Á đạt khoảng 18 tỷ USD vào năm 2020; tăng trưởng xuất khẩu trung bình 15% giai đoạn 2015 - 2020 và 13% giai đoạn 2020 - 2030;

- Nam Á đạt khoảng 9 tỷ USD vào năm 2020; tăng trưởng xuất khẩu trung bình 15% giai đoạn 2015 - 2020 và 12% giai đoạn 2020 - 2030.

3. Định hướng phát triển thị trường

a) Định hướng chung

- Củng cố vững chắc và từng bước mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại các thị trường truyền thống bao gồm Đông Nam Á, Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc), Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu (EU), Nga và các nước Đông Âu, Ca-na-da, Ấn Độ. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tập trung và tạo bước đột phá mở rộng thị trường xuất khẩu mới, có tiềm năng tại khu vực Châu Phi, Mỹ La-tinh, Trung Đông và Ấn Độ;

- Giảm bớt sự phụ thuộc của xuất khẩu vào một số thị trường nhất định nhằm hạn chế rủi ro trước những biến động của thị trường cũng như các yếu tố kinh tế, chính trị khu vực và thế giới.

- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại tại những thị trường truyền thống và thị trường mới tiềm năng; tham gia sâu, rộng vào hệ thống phân phối tại các thị trường khu vực, đặc biệt là thị trường khu vực Châu Mỹ và Châu Âu.

- Khai thác và tận dụng tốt cơ hội mở cửa thị trường theo lộ trình cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ các rào cản phi thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu; nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA); đẩy mạnh hoạt động đàm phán thương mại song phương và đa phương, tạo thuận lợi cho xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước phát triển đã ký FTA với Việt Nam để tiếp nhận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia ngày càng sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

b) Định hướng cụ thể

Định hướng phát triển thị trường, mặt hàng trọng điểm tại từng thị trường khu vực như sau:

- Đông Nam Á: Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường Xinh-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a và các thị trường còn nhiều tiềm năng xuất khẩu là Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma.

Về mặt hàng, tăng cường xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo có hàm lượng công nghệ cao, nguyên liệu đầu vào là sản phẩm trong nước; tiếp tục đẩy mạnh và duy trì xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản, đặc biệt là các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam như gạo, thực phẩm, rau quả, cà phê, ca cao, sản phẩm cao su, thủy sản.

- Đông Bắc Á: Tập trung đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc theo hướng cân bằng thương mại và Nhật Bản theo hướng duy trì ổn định thặng dư thương mại.

Về mặt hàng, tăng cường xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản nhóm hàng dệt may, thủy sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm ngũ cốc, rau quả đông lạnh và tươi sống, sắn và các sản phẩm từ sắn, giày dép, xơ sợi dệt các loại, sản phẩm cao su, gỗ và sản phẩm từ gỗ, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, hàng gia dụng, sản phẩm cơ khí, sản phẩm điện tử tin học.

- Thị trường nói tiếng Trung Quốc: Tập trung đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan nhằm giúp giảm dần nhập siêu, giảm xuất khẩu nguyên nhiên liệu thô, tăng cường xuất khẩu mặt hàng có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, sử dụng nguyên liệu đầu vào xuất xứ trong nước.

Về mặt hàng, tăng cường xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản gồm rau quả, thủy sản, thịt gia súc gia cầm, hạt điều, sắn lát, sản phẩm cao su; nhóm hàng công nghiệp gồm sản phẩm dệt may, giày dép, sản phẩm nhựa, máy vi tính và linh kiện, dây và cáp điện, hàng tiêu dùng, đồ gia dụng, gỗ nội thất nguồn gốc tự nhiên...

- Châu Đại Dương: Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Ô-xtrây-li-a và Niu-Di-Lân.

Về mặt hàng, tăng cường xuất khẩu nhóm hàng có hàm lượng công nghệ cao (điện thoại, máy ảnh và linh kiện); đồng thời nghiên cứu, phát triển xuất khẩu nhóm hàng dệt may, rau quả, cà phê, ca cao, sản phẩm cao su, phân bón.

- Châu Âu: Đẩy mạnh xuất khẩu nhằm duy trì vững chắc và mở rộng thị phần xuất khẩu tại các thị trường Đức, Pháp, Hà Lan, Anh, I-ta-li-a và các nước thành viên Liên minh kinh tế Á - Âu.

Về mặt hàng, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao, sản xuất chế tạo và chế biến có giá trị gia tăng cao nhằm khai thác tốt lợi thế về thuế khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU có hiệu lực; đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng sản phẩm cao su, hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép, dệt may, thủy sản, cà phê, chè, hạt tiêu, điện tử, điện thoại; đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước là thành viên Liên minh kinh tế Á - Âu nhóm hàng thực phẩm, gạo, dệt may, đồ da, đồ gỗ, thủy sản, hàng điện tử, điện thoại.

- Châu Mỹ: Tiếp tục củng cố và mở rộng thị phần xuất khẩu tại thị trường Hoa Kỳ, Ca-na-đa và Mê-hi-cô; thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường Ác-hen-ti-na, Bra-xin, Chi Lê, Pê-ru.

Về mặt hàng, đối với thị trường Hoa Kỳ, Ca-na-đa và Mê-hi-cô, thúc đẩy xuất khẩu những nhóm hàng có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt nhóm hàng dệt may, da giày, điện, điện tử, đồ gỗ, cơ khí; đối với khu vực Mỹ La-tinh, thúc đẩy xuất khẩu nhóm hàng giày dép, ba lô, túi xách, nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, dệt may, điện, điện tử, cơ khí, động cơ điện, thiết bị máy móc, đồ gỗ.

- Châu Phi: Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Ai Cập, An-giê-ri, Ma- rốc, Cộng hòa Nam Phi, Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích, Bờ Biển Ngà, Gha-na, Ni-giê-ri-a, Xê-nê-gan, Ê-ti-ô-pi-a, Kên-ny-a, Tan-da-ni-a, Ca-mơ-run và Cộng hòa Công-gô.

Về mặt hàng, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng gạo, cà phê, hạt tiêu, điện thoại di động, thủy sản, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, dệt may, giày dép, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, xơ sợi dệt các loại.

- Tây Á: Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), Thổ Nhĩ Kỳ, Ả-rập Xê-Út, I-xra-en, Li-băng.

Về mặt hàng, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng điện thoại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện tử gia dụng, dây và cáp điện, vật liệu xây dựng, nông sản các loại, thực phẩm chế biến, thủy sản, sợi, dệt may, giày dép, sữa và sản phẩm sữa, sản phẩm cao su, sản phẩm gỗ, gốm sứ, sắt thép, hàng thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác.

- Nam Á: Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Băng-la-đét và Xri Lan-ca.

Về mặt hàng, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản, lương thực, chè, cà phê, sản phẩm cao su, hạt tiêu, nhiên liệu, thiết bị điện và điện tử, nhựa và sản phẩm nhựa, sản phẩm gỗ.

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Đẩy mạnh hoạt động đàm phán song phương, đa phương

a) Nghiên cứu, đẩy mạnh công tác đàm phán, ký kết và triển khai thực hiện các điều ước quốc tế song phương, đa phương mới

- Đàm phán, ký kết và triển khai thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA), giữa Việt Nam và Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp định xúc tiến và tạo thuận lợi thương mại trong khu vực Tam giác phát triển Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam; Hiệp định biên mậu giữa Việt Nam với Lào, Việt Nam với Cam-pu-chia.

- Nghiên cứu, đề xuất ký kết Thỏa thuận thương mại với các đối tác có tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản là thế mạnh của Việt Nam gồm: Ma-lai-xi-a, Đông Timo, Cộng hòa Pa-lau, Cộng hòa Va-nu-a-tu; Trung Quốc, Đài Loan, I-xra-en, EU, Ma-đa-gát-xca, Cộng hòa Công-gô, Buốc-ki-na Pha-xô, Bờ Biển Ngà, Ăng-gô-la, Cu-ba.

b) Rà soát tình hình thực hiện để đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ký mới cho phù hợp với tình hình thực tế và những cam kết quốc tế mới của Việt Nam, nhất là các thỏa thuận dưới đây:

- Hiệp định khu vực mậu dịch tự do: Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA); các Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), ASEAN - Ô-xtơ-rây-li-a - Niu Di-lân (AANZFTA); ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), ASEAN - Ấn Độ (AIFTA); Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Việt Nam - Chi-lê.

- Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định thành lập Ủy ban hỗn hợp với Pa-le-xtin; Hiệp định thương mại giữa Việt Nam với các đối tác Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xinh-ga-po; Hiệp định ưu đãi thương mại (PTA) với Xri Lan-ca;

- Bản thỏa thuận thương mại gạo giữa Việt Nam với Phi-lip-pin và In-đô-nê-xi-a; Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam và Cam-pu-chia; Hiệp định về mua bán hàng hóa vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc; Bản thỏa thuận về Thương mại gạo với Băng-la-đét; tái khởi động việc yêu cầu Hoa Kỳ trao Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập cho Việt Nam.

c) Nghiên cứu đề xuất cơ chế hợp tác với các nước có cùng thế mạnh về sản phẩm xuất khẩu hoặc có thế mạnh trong thương mại quốc tế để xuất khẩu và trung chuyển hàng hóa của Việt Nam sang nước thứ ba

- Các nước và nền kinh tế có cùng thế mạnh về sản phẩm xuất khẩu trong khu vực như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN (Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia, Mi-an-ma) và một số quốc gia khu vực Nam Á (Ấn Độ, Bang-la-đét)...

- Các nước và nền kinh tế có thế mạnh trong thương mại quốc tế và trung chuyển hàng hóa xuất khẩu như Xinh-ga-po, Hồng Kông.

d) Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các cam kết, chính sách và giới thiệu tiềm năng thị trường từ các điều ước quốc tế trong lĩnh vực thương mại

- Triển khai công tác tuyên truyền sâu rộng các nội dung về Cộng đồng kinh tế ASEAN, các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam ký kết với các nước, khối nước và khu vực kinh tế; về cơ hội, thách thức trong cam kết hội nhập, cách thức lồng ghép nội dung hội nhập kinh tế quốc tế vào chiến lược phát triển của địa phương, doanh nghiệp.

- Thực hiện toàn diện công tác thông tin tuyên truyền đối với các Hiệp định đang trong quá trình đàm phán và mới ký kết như TPP, RCEP, EVFTA, EFTA, Liên minh kinh tế Á - Âu, Hiệp định thương mại Việt Nam - Lào...

2. Tăng cường cơ chế trao đổi thông tin cấp Chính phủ, xử lý các rào cản thương mại và các vấn đề vướng mắc trong quan hệ thương mại với các nước

a) Định kỳ hàng năm tiến hành rà soát, thúc đẩy việc triển khai kết quả các kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ, Ủy ban hỗn hợp, Tiểu ban hỗn hợp; triển khai tích cực, có hiệu quả cơ chế họp này trong đó thường xuyên nghiên cứu, đề xuất phương thức hợp tác mới thúc đẩy xuất khẩu; đồng thời tìm phương án xử lý hiệu quả đối với những vấn đề tồn tại, phát sinh gây cản trở cho hoạt động trao đổi thương mại. Trước mắt triển khai đối với Ủy ban hỗn hợp Kinh tế - Thương mại Việt Nam - Niu Di-lân; Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Triều Tiên về hợp tác kinh tế khoa học và kỹ thuật, Việt Nam - Hàn Quốc về hợp tác trong lĩnh vực điện hạt nhân, năng lượng và công nghiệp; Ủy ban hỗn hợp Thương mại Việt Nam - Ma-lai-xi-a.

b) Nghiên cứu, xác định các thị trường mới, thị trường tiềm năng để đề xuất, thiết lập các cơ chế hợp tác Ủy ban liên Chính phủ, Ủy ban hỗn hợp, Tiểu ban hỗn hợp hỗ trợ thúc đẩy trao đổi thương mại.

c) Tăng cường cơ chế trao đổi thông tin ở các cấp hoạch định và thực thi chính sách để xử lý vướng mắc, rào cản thương mại và các vấn đề nổi cộm lớn, đặc biệt là vấn đề kiểm dịch động thực vật, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại các thị trường có yêu cầu khắt khe về điều kiện nhập khẩu (Hàn Quốc, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, EU, Hoa Kỳ).

d) Khuyến khích doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế về kinh tế, thương mại để mở rộng thị trường xuất khẩu.

3. Xúc tiến thương mại

a) Thực hiện các giải pháp tổng thể hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường ngoài nước, đặc biệt là tại các hội chợ chuyên ngành thường niên uy tín giúp kết nối với các hệ thống phân phối và thu hút được nhiều đối tác trên thế giới tại các thị trường trọng điểm đã định hướng tại Khoản 3 Mục I Điều 1 Quyết định này.

b) Tăng cường công tác xây dựng, quảng bá thương hiệu hàng hóa Việt Nam gắn với các hoạt động xúc tiến thương mại tại các thị trường xuất khẩu nhằm xây dựng hình ảnh, tạo cơ sở phát triển xuất khẩu hàng Việt Nam ổn định, vững chắc. Ưu tiên hỗ trợ thâm nhập thị trường nước ngoài đối với các thương hiệu hàng hóa thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia.

c) Đẩy mạnh công tác khảo sát thị trường, xúc tiến thương mại để phát triển xuất khẩu, đưa hàng Việt Nam tới các thị trường mới tại khu vực Châu Phi và Mỹ La-tinh; các thị trường tiềm năng khu vực Bắc Âu, Đông Âu và SNG, khu vực Nam Thái Bình Dương (Đông Timo, Pa-lau, Va-nu-a-tu), khu vực Đông Bắc Á (Mông Cổ, Triều Tiên), một số bang vùng Trung Hoa Kỳ.

4. Phát huy vai trò của Cơ quan đại diện và cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài trong công tác phát triển thị trường

a) Tăng cường công tác ngoại giao phục vụ kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu và quan hệ thương mại song phương với các quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ ngoại giao; đổi mới mô hình tổ chức để tạo sự chủ động và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Thương vụ, cơ quan xúc tiến thương mại của Việt Nam ở nước ngoài. Hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế cần được triển khai gắn với Chương trình xúc tiến thương mại, phát triển xuất khẩu của Việt Nam ở nước ngoài;

b) Tăng cường công tác nghiên cứu chính sách, pháp luật, xu hướng phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học, công nghệ và các vấn đề liên quan khác có tác động đến quan hệ thương mại với Việt Nam; phối hợp và chỉ đạo Thương vụ kịp thời thông báo, đề xuất giải pháp ứng phó với những thay đổi tại thị trường của nước sở tại để tiếp tục duy trì và đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam.

c) Hỗ trợ Bộ Công Thương, các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách nhằm động viên, khuyến khích doanh nghiệp, Hiệp hội và người Việt Nam ở nước ngoài từng bước xây dựng kênh phân phối hàng hóa Việt Nam tại nước sở tại.

d) Phối hợp với Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất việc mở rộng hệ thống Thương vụ và văn phòng xúc tiến thương mại tại các thị trường khu vực Châu Mỹ, Châu Phi, Trung Quốc.

5. Củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

a) Củng cố, phát triển nhóm thị trường trọng điểm và những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh nêu tại Khoản 3 Mục I Điều 1 Quyết định này. Nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu của các nhóm ngành hàng xuất khẩu chủ lực trong từng thời kỳ nhằm mở rộng và duy trì ổn định thị trường xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam.

b) Nghiên cứu, xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất, phân phối ở nước ngoài. Tích cực hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp chủ động tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu với hàng hóa có thương hiệu, giá trị gia tăng cao. Tăng cường cơ chế hợp tác toàn diện với hệ thống phân phối lớn ở các thị trường khu vực.

c) Nghiên cứu, phát triển xuất khẩu sản phẩm Halal sang các thị trường người Hồi giáo tại Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây; các nước cộng hòa SNG; Trung Á; Pa-kit-xtan, các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), I-ran, Giooc-đa-ni, các nước Bắc Phi, Đông Phi. Tăng cường công tác tuyên truyền, trao đổi thông tin về tiềm năng thị trường sản phẩm Halal tới cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

6. Ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại và tranh chấp thương mại quốc tế

a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, tập huấn để nâng cao kiến thức của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, hiệp hội, doanh nghiệp, luật sư, chuyên gia kinh tế, pháp lý về pháp luật cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, về các vụ điều tra phòng vệ thương mại, vụ kiện trong thương mại quốc tế cũng như quy định, thủ tục điều tra của một số nước thường xuyên tiến hành các biện pháp phòng vệ thương mại trong thương mại quốc tế.

b) Khuyến khích doanh nghiệp chủ động phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong chuẩn bị, ứng phó và tham gia vào các vụ việc cụ thể để đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam tại thị trường nước ngoài.

c) Tiếp tục củng cố và triển khai hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại.

7. Nâng cao năng lực của doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng

a) Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp phù hợp với đặc thù từng thị trường khu vực; hình thành đại diện của doanh nghiệp, Hiệp hội ở các thị trường khu vực trọng điểm bao gồm EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, các thị trường tại khu vực Châu Phi, Mỹ La-tinh; nghiên cứu, đầu tư mở kho ngoại quan ở các nước có khoảng cách địa lý xa Việt Nam tại Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Âu để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu.

b) Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm xuất khẩu thông qua đầu tư đổi mới công nghệ và quy trình sản xuất sản phẩm hàng hóa đạt quy chuẩn và tiêu chuẩn của thị trường quốc gia phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng các phương thức quản lý và liên kết doanh nghiệp hiện đại.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Bộ Công Thương

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp triển khai thực hiện Đề án đối với các nhiệm vụ sau đây:

- Đẩy mạnh công tác đàm phán song phương và đa phương;

- Phối hợp với các nước đối tác để thiết lập và triển khai các cơ chế trao đổi thông tin cấp Chính phủ, xử lý các rào cản thương mại và các vấn đề vướng mắc trong quan hệ thương mại với các nước đối tác;

- Triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, trong đó ưu tiên các thị trường trọng điểm, có tiềm năng theo định hướng đề ra tại Đề án này, cụ thể:

+ Phối hợp với Bộ Ngoại giao, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài để triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu chính sách, thông tin thị trường và xây dựng mạng lưới các đầu mối tiếp cận thông tin và các đối tác thương mại tại nước sở tại.

+ Xây dựng kế hoạch phát triển xuất khẩu tại các thị trường truyền thống và các thị trường mới, có tiềm năng gắn với phát triển thương hiệu hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam;

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về cam kết hội nhập, các chính sách mới và tiềm năng thị trường tới cộng đồng doanh nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng những lợi thế, ưu đãi mà cam kết mang lại; tuyên truyền, phổ biến kiến thức về pháp luật chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ tới cộng đồng các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư mở kho ngoại quan; khuyến khích thiết lập hiện diện thương mại phục vụ công tác xúc tiến và hoạt động của doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài, đặc biệt tại các nước có khoảng cách địa lý xa Việt Nam.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện và đề xuất sửa đổi, bổ sung Đề án nếu cần thiết; tiến hành tổng kết sau 05 năm thực hiện Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện và đề xuất phương hướng tổ chức thực hiện Đề án này cho giai đoạn tiếp theo.

2. Bộ Ngoại giao

a) Chỉ đạo các Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài hỗ trợ công tác phát triển thị trường, xúc tiến xuất khẩu hàng hóa Việt Nam; tạo điều kiện về các nguồn lực cần thiết để triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm hiểu thông tin thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thâm nhập thị trường nước ngoài.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan xây dựng, triển khai các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế trên cơ sở kết hợp với các hoạt động phát triển thị trường, xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước sở tại cũng như giải quyết các tranh chấp thương mại, bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế của Việt Nam.

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan xây dựng cơ chế cung cấp, trao đổi thông tin giữa Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài với các Bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp về chính sách, tình hình thị trường nước sở tại.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để hỗ trợ xuất khẩu theo hướng khuyến khích chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tỷ trọng sản xuất hàng xuất khẩu từ nguyên liệu trong nước, giảm dần tỷ trọng hàng gia công lắp ráp.

b) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định về đầu tư ra nước ngoài, mô hình quản lý đầu tư ra nước ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi và định hướng cho các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài an toàn, hiệu quả.

c) Quy định đồng bộ, cụ thể các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài, trong đó chú trọng các biện pháp hỗ trợ về cung cấp thông tin về môi trường, cơ hội đầu tư ở nước ngoài, bảo hộ quyền lợi của doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong quá trình đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài.

d) Thu hút, điều phối và quản lý sử dụng vốn ODA có hiệu quả nhằm hỗ trợ tăng cường và nâng cao năng lực thể chế, năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm, dịch vụ của Việt Nam.

4. Bộ Tài chính

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, các Bộ, ngành liên quan bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Đề án, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển thị trường xuất khẩu.

b) Tăng cường hợp tác với cơ quan hải quan các nước có chung đường biên giới với Việt Nam trong việc trao đổi thông tin, phối hợp điều tra chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới nhằm lành mạnh hóa và phát triển bền vững hoạt động thương mại biên giới, đồng thời đáp ứng được yêu cầu quản lý và bảo vệ lợi ích kinh tế quốc gia.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đàm phán, ký thỏa thuận hợp tác với cơ quan đồng cấp của các đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam (EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Trung Quốc,..) trong lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng nông, lâm, thủy sản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa nông, lâm, thủy sản của doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp các nước.

b) Khuyến khích phát triển sản xuất và tăng cường quản lý chất lượng hàng xuất khẩu, nhất là các khâu nuôi trồng, sản xuất, thu hoạch, chế biến các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu chủ lực; từng bước xây dựng thương hiệu hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam, góp phần bảo vệ và phát triển thị trường xuất khẩu.

c) Phối hợp với Bộ, ngành và các đơn vị liên quan phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức của doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu về các loại rào cản thị trường liên quan đến hàng nông, lâm, thủy sản để ngăn ngừa rủi ro cho hoạt động xuất khẩu.

6. Bộ Tư pháp

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc rà soát, thẩm định nội dung các Hiệp định thương mại, các bản Thỏa thuận hợp tác song phương và đa phương; đồng thời nghiên cứu đề xuất việc ký mới, bổ sung các Hiệp định thương mại đã hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình thực tế.

7. Các Bộ, ngành và địa phương

Tổ chức, nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển thị trường xuất khẩu thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý được giao phù hợp với nội dung Đề án này và cam kết quốc tế tại các Hiệp định và thỏa thuận đa phương, song phương đã được ký kết.

8. Các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng

a) Chủ động triển khai các giải pháp nêu tại Khoản 7 Mục II Điều 1 Quyết định này.

b) Phối hợp với Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan tiến hành các hoạt động nghiên cứu, khảo sát thị trường và xúc tiến xuất khẩu.

c) Nghiên cứu, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài đầu tư mở kho ngoại quan, thiết lập hiện diện thương mại tại các nước có khoảng cách địa lý xa Việt Nam, phục vụ tốt công tác nghiên cứu thị trường và hỗ trợ cho xuất khẩu.

d) Tăng cường quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp và người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt tại các thị trường có số lượng người Việt Nam ở nước ngoài lớn, có hệ thống kênh phân phối hàng hóa để đưa các sản phẩm hàng hóa đặc trưng, sản xuất và chế biến tại Việt Nam thâm nhập thị trường.

9. Kinh phí triển khai thực hiện Đề án

a) Kinh phí thực hiện Đề án được bảo đảm từ nguồn Ngân sách nhà nước; tự chủ của doanh nghiệp; các nguồn vốn tài trợ, hỗ trợ hợp pháp khác.

b) Căn cứ các nhiệm vụ được giao tại Đề án này, các Bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm, dự toán vào kinh phí sự nghiệp của cơ quan, đơn vị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (3b)

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

 

THE PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 1467/QD-TTg

Hanoi, August 24, 2015

 

DECISION

APPROVING THE SCHEME ON DEVELOPMENT OF REGIONAL MARKETS IN THE 2015- 2020 PERIOD, WITH A VISION TOWARD 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Government’s Resolution No. 01/NQ-CP of January 3, 2015, on major tasks and solutions for implementing the 2015 socio-economic development plan and state budget estimate;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 2471/QD-TTg of December 28, 2011, approving the Strategy on import and export of goods in the 2011-202 0period, with orientations toward 2030;

Pursuant to the Prime Minister s Decision No. 950/QD-TTg of July 25, 2012, promulgating the Program of Action to implement the Strategy on import and export of goods in the 2011-2020 period, with orientations toward 2030;

At the proposal of the Minister of Industry and Trade in Report No. 6646/TTr-BCT of July 2, 2015,

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. To approve the Scheme on development of regional markets in the 2015-2020 period, with orientations toward 2030 (below referred to as the Scheme), with the following principal contents:

I. VIEWPOINTS, OBJECTIVES, ORIENTATIONS

1. Viewpoints on development of regional markets

a/ To promote and diversify Vietnam’s export markets in order to boost domestic production, create employment and solve social issues; at the same time, to increase foreign-currency revenues for the country, and raise the level of technology to serve national industrialization and modernization;

b/ To develop export in the direction of sustainable growth and suitability to characteristics of each regional market, ensuring both expansion and increase of added value of export;

c/ To develop export markets in line with the restructuring of exported goods toward industrialization and modernization on the basis of the 2011-2020 socio-economic development Strategy and the strategy on import and export of goods in the 2011 -2020 period, with orientations toward 2030;

d/ To orient and boost export according to regional markets: Southeast Asia, Northeast Asia, Chinese-speaking market, Oceania, Europe (European Union, Central and Eastern Europe, Russia and CIS countries), the United States and Canada, Latin America, Africa, West Asia, and South Asia.

2. Objectives

a/ General objectives

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Specific targets

Depending on the characteristics of and export situation in each regional market, the specific export targets by 2020 and 2030 for each regional market are set as follows:

- Southeast Asia: an export value of around USD 30 billion by 2020; an average export growth rate of 10% during 2015-2020 and 9%-10% during 2020-2030;

- Northeast Asia: an export value of around USD 45 billion by 2020; an average export growth rate of 11% during 2015-2020 and 10%-11% during 2020-2030;

- Chinese-speaking market: an export value of around USD 35 billion by 2020; an average export growth rate of 10% during 2015-2020 and 9%-10% during 2020-2030;

- Oceania: an export value of around USD 10 billion by 2020; an average export growth rate of 6% during 2015-2020 and 6%-8% during 2020-2030;

- Europe: an export value of around USD 60 billion by 2020; an average export growth rate of 15% during 2015-2020 and 10%-14% during 2020-2030;

- The United States and Canada: an export value of around USD 70 billion by 2020; an average export growth rate of 15% during 2015-2020 and 12%-15% during 2020-2030;

- Latin America: an export value of around USD 10 billion by 2020; an average export growth rate of 15% during 2015-2020 and 15%-18% during 2020-2030;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- West Asia: an export value of around USD 18 billion by 2020; an average export growth rate of 15% during 2015-2020 and 13% during 2020-2030;

- South Asia: an export value of around USD 9 billion by 2020; an average export growth rate of 15% during 2015-2020 and 12% during 2020-2030.

3. Orientations for market development

a/ Overall orientations

- To strengthen and step by step expand the market shares of Vietnamese goods in traditional markets, including Southeast Asia, Northeast Asia (Japan, Republic of Korea), China, Australia, the United States, the European Union, Russia and Eastern European countries, Canada, and India. To diversify export markets, concentrate efforts on and create a breakthrough in expanding new potential export markets in Africa, Latin America, Middle East, and India;

- To reduce export dependence on certain markets in order to reduce risks due to market fluctuations as well as regional and global economic and political factors.

- To step up trade promotion activities in traditional markets and new potential markets: to participate deeply and widely in distribution systems in regional markets, especially in America and Europe.

- To exploit and make full use of market-opening opportunities according to the tariff reduction and non-tariff barrier abolition roadmap in order to boost export; to increase the effectiveness of the export of Vietnamese goods to the markets that have signed free trade agreements (FTAs) with Vietnam; to step up bilateral and multilateral negotiations to facilitate the export of Vietnam’s advantageous products; to attract foreign direct investment from developed countries which have signed FTAs with Vietnam in order to receive modem technologies, increase competitiveness, and participate more deeply in global supply chains.

b/ Specific orientations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Southeast Asia: To continue to promote export to Singapore, Malaysia, Thailand. Indonesia and potential export markets like Laos, Cambodia and Myanmar.

Regarding goods items, to step up the export of industrial processed and manufactured goods with high technological content and input materials being domestic products; to continue to promote and maintain the export of agricultural, forest and aquatic goods, especially Vietnam's advantageous ones like rice, foodstuffs, vegetables and fruits, coffee, cocoa, rubber products, and aquatic products.

- Northeast Asia: To focus on stepping up export to the Republic of Korea to achieve trade balance and to Japan to maintain trade surplus.

Regarding goods items, to increase the export of textile and garment products, aquatic products, processed foodstuffs, cereal products, frozen and fresh vegetables and fruits, cassava and cassava products, footwear, textile fibers and yams, rubber products, timber and wood products, coffee, cashew nuts, household articles, mechanical products, and electronic and informatics products, to the Republic of Korea and Japan.

- The Chinese-speaking market: To focus on promoting export to China, Hong Kong and Taiwan in order to help gradually reduce trade deficit, reduce the export of crude materials and fuels and increase the export of goods with high technological content and added value, made of local materials.

Regarding goods items, to increase the export of agricultural, forest and aquatic products including vegetables and fruits, aquatic products, livestock and poultry meat, cashew nuts, sliced cassava, and rubber products; industrial goods including textile and garment products, footwear, plastic products, computers and accessories, electric wires and cables, consumer goods, household articles, and wood furniture of natural origin, etc.

- Oceania: To promote export to Australia and New Zealand.

Regarding goods items, to promote the export of goods with high technological content (mobile phones, cameras and accessories); at the same time to study and develop the export of textile and garment products, vegetables and fruits, coffee, cocoa, rubber products, and fertilizers.

- Europe: To enhance export in order to firmly maintain and expand the market shares in Germany, France, the Netherlands, the UK, Italia and member countries of the Eurasian Economic Union.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- America: To continue to strengthen and expand the export market shares in the United States, Canada and Mexico; to boost export to Argentina, Brazil, Chile and Peru.

Regarding goods items, to step up the export of Vietnam’s advantageous goods, particularly textile and garments products, footwear, electric and electronic products, wood articles and mechanical products, to the United States, Canada and Mexico. To promote the export of footwear, backpacks, bags, agricultural products, fine art and handicraft articles, textile and garment products, electric and electronic products, mechanical products, electric motors, equipment, machinery, and wood articles to Latin America.

- Africa: To promote export to Egypt, Algeria, Morocco, the Republic of South Africa, Angola, Mozambique, the Ivory Coast, Ghana, Nigeria, Senegal, Ethiopia, Kenya, Tanzania, Cameroon, and the Republic of Congo.

Regarding goods items, to promote the export of rice, coffee, pepper, mobile phones, aquatic products, computers, electronic products and accessories, textile and garment products, footwear, machinery and equipment, tools, spare parts, and textile fibers and yams.

- West Asia: To increase export to the United Arab of Emirates, Turkey, Saudi Arabia, Israel, and Lebanon.

Regarding goods items, to promote the export of mobile phones, computers, electronic products and accessories, electronic home appliances, electric wires and cables, construction materials, agricultural products, processed foodstuffs, aquatic products, yam, textile and garment products, footwear, milk and diary products, rubber products, wood articles, porcelain and ceramic articles, iron and steel, fine art and handicraft articles, and other essential consumer goods.

- South Asia: To promote export to India, Pakistan, Bangladesh and Sri Lanka.

Regarding goods items, to promote the export of agricultural products, food, tea, coffee, rubber products, pepper, fuel, electric and electronic equipment, plastic and plastic products, and wood articles.

II. SOLUTIONS FOR THE SCHEME IMPLEMENTATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ To study and promote the negotiation, signing and implementation of new bilateral and multilateral treaties

- To negotiate, sign and implement the Trans-Pacific Partnership (TPP) Agreement, the Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP) Agreement, the EU-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA), the Vietnam-European Free Trade Association (EFTA) Free Trade Agreement, the Vietnam-Eurasian Economic Union Free Trade Agreement, the Vietnam- Republic of Korea Free Trade Agreement, the Agreement on trade promotion and facilitation in the development triangle of Cambodia, Laos and Vietnam, and the border trade agreements between Vietnam and Laos and between Vietnam and Cambodia.

- To study and propose the signing of trade agreements with potential export partners, particularly for Vietnam’s advantageous agricultural, forest and aquatic products, including Malaysia, East Timor, the Republic of Palau, the Republic of Vanuatu, China, Taiwan, Israel, the EU, Madagascar, the Republic of Congo, Burkina Faso, the Ivory Coast, Angola, and Cuba.

b/ To review the implementation in order to propose amendments and supplements or the signing of new ones to suit realities and Vietnam’s new international commitments, especially for the following agreements:

- Regional free trade agreements: ASEAN Trade in Goods Agreement (ATIGA); ASEAN-Korea Free Trade Agreement (AKFTA); ASEAN-China Free Trade Agreement (ACFTA); ASEAN-Australia-New Zealand Free Trade Agreement (AANZFTA); ASEAN-Japan Comprehensive Economic Partnership (AJCEP); ASEAN-India Free Trade Agreement (AIFTA); Vietnam-Japan Economic Partnership Agreement (VJEPA), and Vietnam-Chile Agreement;

- Vietnam-United States Double Taxation Avoidance Agreement, Agreement on the Establishment of a Joint Commission with Palestine; trade agreements between Vietnam and Cambodia, Indonesia, Myanmar, the Philippines and Singapore; the Preferential Trade Agreement (PTA) with Sri Lanka;

- The rice trading agreement between Vietnam and the Philippines and Indonesia; the bilateral trade promotion agreement between Vietnam and Cambodia; the Vietnam-China agreement on goods trading in border areas; the rice trading agreement with Bangladesh; re- initiation of the request for the United States to grant its Generalized System of Preferences to Vietnam.

c/ To study and propose mechanisms for cooperation with countries with similar strengths in exports or with strengths in international trade for export and transshipment of Vietnam’s goods to third countries

- Countries and economies with same strengths in exports in the region include China, Taiwan, the Republic of Korea, Japan, ASEAN (Thailand, Malaysia, Indonesia, Cambodia, Myanmar) and some South Asian countries (India, Bangladesh), etc.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ To intensify public information and popularization of commitments and policies and introduction of potential markets from treaties on trade

- To widely and deeply publicize information about the ASEAN Economic Community and free trade agreements Vietnam has signed with countries, blocs of countries and economic regions; opportunities and challenges in integration commitments, and methods of integrating international economic integration contents in development strategies of localities and enterprises.

- To comprehensively publicize information about agreements under negotiation and recently signed agreements such as TPP, RCEP, EVFTA, EFTA, Eurasian Economic Agreement, and Vietnam-Laos Trade Agreement.

2. Strengthening the mechanism of government-level information exchange, addressing trade barriers and problems in trade relations with other countries

a/ On an annual basis, to review and promote the implementation of the outcomes of meetings of inter-governmental or joint commissions and joint sub-commissions; to actively and effectively implement this meeting mechanism, thereby regularly studying and proposing new ways of cooperation to enhance export and concurrently seeking plans to effectively address problems that hinder trade activities. In the immediate future, to apply this solution to the Vietnam- New Zealand Joint Trade and Economic Commission; the Vietnam-Korea Intergovernmental Commission on Economic, Scientific and Technical Cooperation, Vietnam-Republic of Korea Commission on cooperation in nuclear power, energy and industry; and the Vietnam-Malaysia Joint Trade Commission.

b/ To study and identify new markets and potential markets in order to propose and establish a cooperation mechanism of intergovernmental commission, joint commission or joint sub-commission to support and promote trade exchange;

c/ To intensify information exchanges at policy making and implementation levels to address trade problems and barriers and major issues, especially animal and plant quarantine and food hygiene and safety on markets with strict .import conditions (the Republic of Korea, Japan, Australia, New Zealand, the EU and the United States).

d/ To encourage enterprises to closely cooperate with state management agencies in the negotiation and signing of treaties on economy and trade in order to expand export markets.

3. Trade promotion

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To promote the building and advertisement of Vietnamese product brands associated with trade promotion activities in export markets in order to build images and create the basis for the stable and firm development of the export of Vietnamese goods. To prioritize support for product brands under the National Brand Program to enter foreign markets;

c/ To increase market survey and trade promotion to export Vietnamese goods to new markets in Africa and Latin America; potential markets in Northern Europe, Eastern Europe and CIS, South Pacific region (East Timor, Palau, Vanuatu), Northeast Asia (Mongolia and Korea), and some states in central United States.

4. Promoting the role of overseas representative missions and overseas Vietnamese communities in market development activities

a/ To promote economic diplomacy in order to promote export and bilateral trade relations with countries and territories with which Vietnam has diplomatic ties; to renew the organizational model in order to increase the initiative and operation effectiveness of overseas Vietnamese trade bureaus and trade promotion agencies. Economic diplomacy should be carried out in association with Vietnam’s overseas trade promotion and export development programs;

b/ To increase researches into policies, laws and economic, trade, investment, scientific and technological development trends and related issues that affect trade relations with Vietnam; to coordinate with and direct overseas trade bureaus to promptly report and propose solutions to cope with host countries’ market changes so as to maintain and promote Vietnam’s exports;

c/ To support the Ministry of Industry and Trade and related units in studying and proposing mechanisms and policies to support and encourage overseas Vietnamese enterprises and associations and overseas Vietnamese to step by step build Vietnamese goods distribution channels in host countries;

d/ To coordinate with the Ministry of Industry and Trade and related units in studying and proposing the expansion of the system of trade bureaus and trade promotion offices in American, African and Chinese markets.

5. Strengthening traditional export markets, diversifying export markets

a/ To strengthen and develop the group of key markets and advantageous exports stated in Clause 3, Section I, Article 1 of this Decision. To study and formulate export market development strategies for key exports in each period in order to expand and stabilize export markets of Vietnam’s goods;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ To study and develop the export of Halal products to Muslim markets in Malaysia, Indonesia and Brunei; CIS countries; Central Asia; Pakistan, countries of the Gulf Cooperation Council (GCC), Iran, Jordan, and North and East African countries. To intensify popularization and exchange of information on the potential market of Halal products to Vietnamese enterprises.

6. Coping with trade remedies and international trade disputes

a/ To step up public information and training to raise knowledge for related state management agencies, associations, enterprises, lawyers, and economic and legal specialists about competition, anti-dumping, anti-subsidy and safeguard laws, investigations of trade remedies and lawsuits in international trade, as well as investigation regulations and procedures of some countries that frequently apply trade remedies in international trade;

b/ To encourage enterprises to take the initiative in coordinating with state management agencies in preparing, coping with, and participating in specific cases in order to ensure lawful rights and interests of Vietnamese enterprises and goods in foreign markets;

c/ To continue to strengthen and develop the early warning system for trade remedies.

7. Building capacity for enterprises and commodity associations

a/ To encourage and support enterprises to develop their export strategies suitable to each regional market; to establish representative offices of enterprises and associations in key regional markets including the EU, the United States, Japan, and markets in African and Latin American regions; to study and invest in opening bonded warehouses in African, American and European countries far from Vietnam in order to support export activities;

b/ To increase the competitiveness of enterprises and exports through investing in renovation of technologies and production processes compliant with regulations and standards of developed countries’ markets, applying information technologies, and applying modem business governance and linkage methods.

III. ORGANIZATION OF THE SCHEME IMPLEMENTATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, sectors, localities, commodity associations and enterprises in, implementing the Scheme, with the following tasks:

- To promote bilateral and multilateral negotiations;

- To coordinate with partner countries to establish and implement government-level information exchange mechanisms, address trade barriers and problems in trade relations with these countries;

- To carry out trade promotion activities, giving priority to key markets and potential markets already identified in this Scheme, specifically:

+ To coordinate with the Ministry of Foreign Affairs and overseas Vietnamese representative missions in carrying out trade promotion, policy research and market information activities and develop networks of information access points and trade partners in host countries;

+ To work out plans on export development in traditional markets and new potential markets in combination with developing Vietnamese goods and service brands;

- To increase public information on integration commitments, new policies and market potentials to enterprises in order to help them make full use of advantages and incentives brought about by these commitments; to popularize knowledge about anti-dumping, anti-subsidy and safeguard laws among Vietnamese export enterprises.

- To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and overseas Vietnamese representative missions in, supporting enterprises to invest in opening bonded warehouses; to encourage the establishment of commercial presence to serve enterprises’ promotion and other activities in foreign markets, especially in countries far from Vietnam.

b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with related agencies in, examining and evaluating the implementation of the Scheme and proposing amendments and supplements as necessary; to review 5 years’ implementation of the Scheme and report on implementation results to the Prime Minister and propose orientations for the Scheme implementation in the subsequent period.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ To direct overseas Vietnamese representative missions to support market development and promotion of Vietnamese exports; to provide necessary resources for carrying out trade promotion activities and exploring market information to support Vietnamese enterprises and exports to enter overseas markets;

b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade and related units in, developing and implementing economic diplomacy activities in combination with Vietnam’s market development and trade promotion activities in host countries and the settlement of trade disputes and protection of the interests of Vietnamese enterprises and economic organizations;

c/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade and related units in, developing a mechanism for provision and sharing of information on policies and markets of host countries between overseas Vietnamese representative missions and ministries, sectors and localities, commodity associations, and enterprises.

3. The Ministry of Planning and Investment

a/ To continue to intensify and improve the attraction of foreign direct investment to support export in the direction of encouraging technology transfer, developing support industry, increasing the rate of local materials in exports, and gradually reducing the rate of processed and assembled goods;

b/ To continue to develop and improve regulations on offshore investment and the model of management of offshore investment in order to provide favorable conditions and guidance for secure and efficient offshore investment;

c/ To establish comprehensive and specific measures to promote and support offshore investment, attaching importance to the measures of providing information on investment environments and opportunities and protecting interests of offshore investors in the course of investment and business in foreign countries;

d/ To attract, coordinate and manage the use of ODA in an effective manner in order to support the strengthening and building of institutional capacity and competitiveness for Vietnam’s products and services.

4. The Ministry of Finance

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To increase cooperation with customs offices of countries bordering on Vietnam in the exchange of information and investigations against smuggling, trade frauds and illegal cross- border transportation of goods in order to make healthy and sustainably develop border trade, and at the same time meet the requirements of management and protection of national interests.

5. The Ministry of Agriculture and Rural Development

a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, negotiating and signing cooperation agreements with counterpart agencies of key partners of Vietnam (the EU, Japan, Republic of Korea, the United States, China, etc.) on testing, quarantine and hygiene and safety for agricultural, forest and aquatic products, creating a favorable legal corridor for the trading, import and export of these products between Vietnamese and foreign enterprises;

b/ To encourage the development of production and enhance the quality management of exports, especially in the stages of fanning, production, harvest and processing of key agricultural, forest and aquatic products for export; to step by step build brands for Vietnamese agricultural, forest and aquatic products, contributing to protecting and developing export markets;

c/ To coordinate with other ministries, sectors and related units in carrying out public information work to raise awareness of producers and exporters about market barriers related to agricultural, forest and aquatic products in order to prevent risks for their export activities.

6. The Ministry of Justice

To assume the prime responsibility for, and coordinate with other related ministries and sectors in, reviewing and appraising contents of trade agreements and bilateral and multilateral cooperation agreements and at the same time propose the signing of new trade agreements or revision of trade agreements which have expired or are no longer suitable to reality.

7. Other ministries, sectors and localities

To study and design export market development policies within the scope of their assigned management functions and tasks according to this Scheme and international commitments in the signed treaties and bilateral and multilateral agreements.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ To take the initiative in implementing the solutions stated in Clause 7, Section II, Article 1 of this Decision;

b/ To coordinate with the Ministry of Industry and Trade and related units in carrying out market research and survey and export promotion activities;

c/ To study and coordinate with the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Planning and Investment, and overseas Vietnamese representative missions in opening bonded warehouses and establishing commercial presences in countries far from Vietnam, better serving market research and export support activities;

d/ To enhance close relations with overseas Vietnamese enterprises and overseas Vietnamese, especially in markets with large numbers of overseas Vietnamese and goods distribution networks in order to bring typical goods made or processed in Vietnam into these markets.

9. Fund for the Scheme implementation

a/ The fund for the Scheme implementation shall be ensured by the state budget, covered by enterprises themselves and other lawful sources;

b/ Based on the tasks assigned in this Scheme, related ministries, sectors and localities shall draw up annual plans of action and cost estimates within their non-business budgets, and submit them to competent authorities for approval in accordance with the law on the state budget.

Article 2. This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People’s Committees, heads of overseas Vietnamese representative missions, and related organizations and individuals shall implement this Decision.-

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Hoang Trung Hai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1467/QĐ-TTg ngày 24/08/2015 phê duyệt Đề án phát triển thị trường khu vực thời kỳ 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.516

DMCA.com Protection Status
IP: 3.22.130.228
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!