Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 942/QĐ-TTg 2017 Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam 2020 2030

Số hiệu: 942/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 03/07/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 942/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại Tờ trình số 4343/TTr-BCT ngày 18 tháng 5 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030 (dưới đây viết tắt là Chiến lược) với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM CHIẾN LƯỢC

1. Phát triển thị trường xuất khẩu gạo để nâng cao hiệu quả và thúc đẩy xuất khẩu gạo, góp phần tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa với giá có lợi cho người nông dân, nâng cao thu nhập của người nông dân, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh lương thực trong nước, bảo vệ môi trường sinh thái.

2. Phát triển thị trường xuất khẩu gạo để định hướng cho công tác quy hoạch và tổ chức sản xuất lúa gạo hàng hóa trong nước theo hướng đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu tiêu thụ, đáp ứng yêu cầu, quy định của thị trường.

3. Phát triển thị trường xuất khẩu gạo gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng thương hiệu của sản phẩm gạo xuất khẩu và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo Việt Nam; tăng cường liên kết theo chui giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, xuất khẩu.

4. Phát triển thị trường xuất khẩu gạo theo hướng đa dạng hóa thị trường, giảm phụ thuộc vào một số thị trường nhất định phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế về kinh tế và hợp tác quốc tế về đầu tư sản xuất, chế biến, xuất khẩu gạo; khai thác cơ hội, tiềm năng, lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

5. Phát triển thị trường xuất khẩu gạo nhằm cụ thể hóa và gắn với việc thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030; Chiến lược Hội nhập kinh tế quốc tế ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030; Đề án phát triển các thị trường khu vực thời kỳ 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển các thị trường xuất khẩu gạo với quy mô, cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hợp lý, n định, bền vững và hiệu quả; củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống, trọng điểm và phát triển các thị trường xuất khẩu mới, tiềm năng; tăng cường liên kết gắn sản xuất với thị trường theo chuỗi giá trị, bảo đảm chất lượng gạo xuất khẩu từ khâu sản xuất, tham gia sâu vào chuỗi giá trị gạo toàn cầu; tăng cường đưa sản phẩm gạo Việt Nam vào các kênh phân phối trực tiếp tại các thị trường; nâng cao giá trị, đảm bảo hiệu quả xuất khẩu; khẳng định uy tín và thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường, thúc đẩy xuất khẩu góp phần tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa với giá có lợi cho người nông dân, thực hiện các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Điều chỉnh giảm dần lượng gạo hàng hóa xuất khẩu nhưng giữ n định và tăng trị giá xuất khẩu gạo

- Trong giai đoạn 2017 - 2020, lượng gạo xuất khẩu hàng năm khoảng 4,5 - 5 triệu tấn vào năm 2020, trị giá đạt bình quân khoảng từ 2,2 - 2,3 tỷ USD/năm.

- Trong giai đoạn 2021 - 2030, lượng gạo xuất khẩu hàng năm khoảng 4 triệu tấn vào năm 2030, trị giá xuất khẩu gạo tiếp tục được duy trì ổn định và tăng đạt khoảng 2,3 - 2,5 tỷ USD/năm.

b) Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

- Đến năm 2020, tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình không vượt quá 20% tổng lượng gạo xuất khẩu, gạo trắng phẩm cấp cao chiếm khoảng 25%, tỷ trọng gạo thơm, gạo đặc sản, gạo japonica chiếm khoảng 30%, gạo nếp chiếm khoảng 20%, các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao như gạo dinh dưỡng, gạo đồ, gạo hữu cơ, bột gạo, sản phẩm chế biến từ gạo, cám gạo và một số phụ phẩm khác từ lúa gạo chiếm khoảng 5%.

- Đến năm 2030, tỷ trọng gạo trắng thường chỉ chiếm khoảng 25%, trong đó gạo phẩm cấp thấp và trung bình không vượt quá 10% tổng lượng gạo xuất khẩu; gạo thơm, gạo đặc sản, gạo japonica chiếm khoảng 40%, gạo nếp chiếm khoảng 25%; tăng dần tỷ trọng các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao như gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng, gạo đồ, gạo hữu cơ, bột gạo, sản phẩm chế biến từ gạo, cám gạo và một số phụ phẩm khác từ lúa gạo (khoảng trên 10%).

c) Tăng tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp và mang thương hiệu gạo Việt Nam

- Tăng tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường, trực tiếp vào hệ thống phân phối gạo của các nước; khai thác hợp lý, hiệu quả kênh xuất khẩu qua trung gian, nhất là đối với các thị trường không thuận lợi trong vận chuyển, giao nhận, bảo quản và thanh toán.

- Thực hiện đạt mục tiêu về tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp mang thương hiệu gạo Việt Nam đề ra tại Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

d) Cơ cấu thị trường điều chỉnh phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu và xu thế diễn biến thị trường gạo thế giới

- Đến năm 2020, thị trường châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo, thị trường châu Phi chiếm khoảng 22%, thị trường Trung Đông chiếm khoảng 2%, thị trường châu Âu chiếm khoảng 5%, thị trường châu Mỹ chiếm khoảng 8%, thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 3%.

- Đến năm 2030, thị trường châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo, thị trường châu Phi chiếm khoảng 25%, thị trường Trung Đông chiếm khoảng 5%, thị trường châu Âu chiếm khoảng 6%, thị trường châu Mỹ chiếm khoảng 10%, thị trường châu Đi Dương chiếm khoảng 4%.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

1. Định hướng chung

a) Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng bền vững, khai thác hiệu quả nhu cầu nhập khẩu gạo thông dụng của các thị trường trọng điểm, truyền thống, đồng thời chú trọng phát triển các thị trường có nhu cầu nhập khẩu gạo có chất lượng, giá trị cao và các sản phẩm chế biến từ thóc, gạo, các thị trường có quan hệ đối tác bn vững về thương mại và đầu tư.

b) Tận dụng lợi thế cạnh tranh để củng cvị thế và khai thác hiệu quả các thị trường gần, thị trường truyền thống, trọng điểm có nhu cầu nhập khẩu gạo phù hợp với điều kiện sản xuất hiện tại; phát triển các thị trường mới, thị trường tiềm năng, tăng tỷ trọng các thị trường nhập khẩu gạo chất lượng, giá trị gia tăng cao; từng bước giảm tỷ trọng các thị trường nhập khẩu gạo có chất lượng, giá trị gia tăng và hiệu quả thấp, không ổn định. Tận dụng tốt các ngách thị trường phù hợp tại tất cả các khu vực thị trường.

2. Định hướng phát triển các thị trường cụ thể

a) Thị trường châu Á

- Thị trường Đông Nam Á: Củng cố, giữ thị phần gạo có chất lượng trung bình trở lên tại các thị trường truyền thống trọng điểm (Phi-líp-pin, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia). Đẩy mạnh xuất khẩu gạo trắng chất lượng cao, gạo thơm, gạo nếp.

- Thị trường Trung Quốc: Thúc đẩy quan hệ thương mại gạo theo hướng ổn định, bền vững, hiệu quả; đưa sản phẩm gạo có chất lượng, thương hiệu, giá trị cao vào các kênh phân phối chính thức, trực tiếp. Củng cố, duy trì thị phần gạo Việt Nam trong cơ cấu nhập khẩu gạo của Trung Quốc ở mức cao.

- Thị trường Đông Bắc Á:

+ Tăng cường quảng bá sản phẩm gạo chất lượng cao và hợp tác chặt chẽ với các nước để tăng khả năng trúng thầu trong đấu thầu hạn ngạch nhập khẩu của các nước, chú trọng đến gạo lứt hạt dài.

+ Từng bước chuyển từ quan hệ đối tác thương mại gạo thông thường sang thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ từ Hàn Quốc, Nhật Bản vào lĩnh vực trồng, chế biến lúa gạo để xuất khẩu trở lại các thị trường này; thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ lúa gạo sang các thị trường này.

+ Phần đấu tăng thị phần gạo Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Hàn Quốc, Nhật Bản từ dưới 2% năm 2015 lên khoảng 3% vào năm 2020 và đạt 4 - 5% vào năm 2030.

b) Thị trường châu Phi, Trung Đông

- Tăng cường quan hệ hợp tác về thương mại gạo với các nước, chú trọng việc đàm phán, ký kết các Bản ghi nhớ, thỏa thuận về thương mại gạo với các nước có nhu cầu nhập khẩu gạo lớn.

- Củng cố thị phần các loại gạo trắng, hạt dài, rời hạt, gạo cứng, gạo đồ, gạo thơm bằng cách nâng cao năng lực cạnh tranh về giá, chất lượng và các điều kiện thanh toán, giao thương tại các nước châu Phi.

- Khai thác, tận dụng tiềm năng, lợi thế của các thị trường I-ran và I-rắc. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước nghiên cứu thị trường, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, kết ni với các đầu mối nhập khẩu gạo tại các thị trường này.

- Khai thác các kênh xuất khẩu gạo trắng chất lượng cao vào thị trường Ả rập Xê-út, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất. Phấn đấu tăng thị phần gạo Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của các thị trường này từ dưới 2% năm 2015 lên 3% vào năm 2020 và đạt 5% vào năm 2030.

- Phấn đấu tăng thị phần gạo Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của thị trường Nam Phi từ dưới 4% năm 2015 lên 5 - 6% vào năm 2020 và ổn định ở mức này đến năm 2030; duy trì ổn định thị phần tại thị trường Gha-na và Bờ biển Ngà.

c) Thị trường châu Âu

- Đẩy mạnh xuất khẩu gạo trắng chất lượng cao, tận dụng các ngách thị trường gạo hạt ngắn, gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng, gạo đặc sản mà Việt Nam có lợi thế sản xuất, xuất khẩu.

- Tận dụng tốt các cơ hội từ hiệp định thương mại tự do để tăng thị phần; khai thác tiềm năng thị trường của cộng đồng người Việt, người châu Á, các nhà hàng, siêu thị để khuyến khích, tăng nhu cầu tiêu dùng gạo Việt Nam.

- Phấn đấu tăng thị phần gạo Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Liên minh kinh tế Á - Âu: Thị phần tại thị trường Liên bang Nga tăng từ 17% năm 2015 lên khoảng 19% vào năm 2020 và 20% vào năm 2030. Thị phần tại thị trường Bê-la-rút ổn định ở mức 13 - 14%.

- Phấn đấu tăng thị phần tại một số nước châu Âu (Pháp, Đức, Cộng hòa Séc) từ dưới 2% năm 2015 lên 4% vào năm 2020 và 6% vào năm 2030.

d) Thị trường châu Mỹ, châu Đại Dương

- Tập trung vào các phân khúc gạo chất lượng cao. Tăng cường xúc tiến thương mại, khai thác cơ hội thị trường các nước châu Mỹ Latinh.

- Phấn đấu tăng thị phần tại thị trường Hoa Kỳ từ khoảng 3,7% năm 2015 lên 5% vào năm 2020 và 6 - 7% vào năm 2030.

- Phấn đấu tăng thị phần tại thị trường Mê-hi-cô từ dưới 1% năm 2015 lên 3% vào năm 2020 và 5 - 6% vào năm 2030; tại thị trường Hai-ti từ khoảng 7% năm 2015 lên 9% vào năm 2020 và 11 - 12% vào năm 2030.

- Phấn đấu tăng thị phần tại thị trường Ốt-xtrây-lia từ 3,6% năm 2015 lên 4% vào năm 2020 và đạt mức 5 - 6% vào năm 2030.

3. Định hướng sản xuất, chế biến sản phẩm gạo xuất khẩu đthực hiện mục tiêu, định hướng phát triển thị trường xuất khẩu gạo

a) Tăng tỷ trọng gạo trắng, hạt dài chất lượng cao (5 - 10% tấm), giảm tỷ trọng gạo trên 15% tấm; tăng tỷ trọng gạo thơm, gạo đồ, gạo Japonica, gạo sản xuất theo quy trình sạch, gạo hữu cơ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng; đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ thóc, gạo, bột gạo, mỹ phẩm từ gạo.

b) Quy hoạch và tập trung đầu tư xây dựng các vùng nguyên liệu sản xuất lúa hàng hóa phục vụ các thị trường và phân khúc thị trường cụ thể, nhất là xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa có chất lượng, giá trị cao tại vùng trọng điểm sản xuất lúa hàng hóa Đồng bằng sông Cửu Long.

c) Tổ chức sản xuất theo quy trình chuẩn, đồng bộ từ khâu giống, canh tác, thu hoạch, chế biến, bảo quản, đóng gói theo yêu cầu của thị trường; đảm bảo sản phẩm gạo có chất lượng, an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu, thị hiếu người tiêu dùng trong nước, nước ngoài và hàng rào kỹ thuật của các thị trường.

d) Khẳng định được uy tín và thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường nội địa, làm cơ sở cho việc quảng bá sản phẩm, xây dựng uy tín, thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tổ chức sản xuất, công nghệ sau thu hoạch, chế biến, bảo quản, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường

a) Cơ cấu lại diện tích sản xuất, mùa vụ, năng suất, sản lượng lúa gạo hàng hóa để giảm dần sản lượng gạo hàng hóa để xuất khẩu về mức khoảng 4,5 - 5 triệu tấn vào năm 2020 và khoảng 4 triệu tấn vào năm 2030; chuyển đổi đất canh tác lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, trồng các loại cây khác hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

b) Tập trung triển khai thực hiện các giải pháp về xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam, tái cơ cấu sản xuất lúa, tổ chức lại sản xuất, cải tiến công nghệ sau thu hoạch và chế biến đã đề ra trong Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

c) Có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu chọn lọc, lai tạo giống lúa năng suất, chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường. Chú trọng phát triển các giống lúa cho sản phẩm gạo trắng chất lượng cao, gạo thơm, gạo hạt tròn, gạo nếp và một số giống lúa đặc sản vùng miền, loại bỏ việc canh tác các giống lúa kém chất lượng, không hiệu quả.

d) Khuyến khích, thúc đẩy gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ lúa gạo theo chuỗi giá trị; đa dạng các sản phẩm từ gạo. Quy hoạch và tổ chức sản xuất theo vùng nguyên liệu, vùng chuyên canh lúa hàng hóa phục vụ xuất khẩu sang các thị trường cụ thể với sự liên kết, liên doanh, đặt hàng của doanh nghiệp.

đ) ng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao vào sản xuất, chế biến sâu, bảo quản lúa gạo, giảm tổn thất sau thu hoạch.

e) Tăng cường kiểm tra, kiểm soát sản xuất, kinh doanh, sử dụng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa, bảo đảm an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

g) Đầu tư phòng kiểm định chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn quốc tế tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long để tạo thuận lợi cho việc kiểm tra chất lượng gạo, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm gạo đạt chuẩn chất lượng quốc tế.

h) Hỗ trợ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận ở trong nước và nước ngoài.

2. Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế và đầu tư với các quốc gia và vùng lãnh thổ để mở rộng thị trường xuất khẩu

a) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong sản xuất, chế biến lúa gạo; tăng cường hợp tác, kết nối trao đổi thông tin, thiết lập quan hệ với các đối tác trong việc đào tạo nhân lực, chuyển giao kinh nghiệm và công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản lúa gạo nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường.

b) Thiết lập và tăng cường quan hệ hợp tác thương mại gạo cả theo kênh Chính phủ và doanh nghiệp. Tăng cường cơ chế hợp tác với hệ thống phân phối gạo lớn ở các thị trường trọng điểm, tiềm năng.

c) Hợp tác đầu tư sản xuất lúa gạo tại các nước có nhu cầu và có tiềm năng, lợi thế về sản xuất lúa gạo.

3. Phát triển thị trường xuất khẩu

a) Xây dựng định hướng và giải pháp phát triển từng thị trường cụ thể theo hướng gn hoạt động phát triển thị trường với sản xuất, chế biến, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu.

b) Xây dựng hệ thống thông tin thị trường, ứng phó hiệu quả với biến động của thị trường, chủ động có đối sách phù hợp với các chính sách bảo hộ mậu dịch dưới mọi hình thức, các rào cản thuế quan và phi thuế quan của các thị trường đối với mặt hàng thóc, gạo.

c) Đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương, đa phương nhằm đạt được các thỏa thuận mcửa thị trường đối với mặt hàng gạo. Tận dụng tốt các cơ hội mở cửa thị trường của nước ngoài và lộ trình cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo.

d) Rà soát, đàm phán ký kết các hiệp định, thỏa thuận về sự phù hợp và công nhận lẫn nhau về kiểm dịch, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm với các thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu gạo Việt Nam và làm cơ sở định hướng sản xuất và xuất khẩu.

đ) Xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại gạo theo cơ chế đặc thù. Bố trí nguồn kinh phí phù hợp, tương xứng cho công tác xúc tiến thương mại gạo hàng năm, nhất là tại các thị trường trọng điểm, truyền thống và thị trường mới, thị trường tiềm năng.

e) Phát triển hệ thống phân phối trực tiếp sản phẩm gạo Việt Nam tại thị trường nước ngoài; nghiên cứu tổ chức hệ thống kho ngoại quan ở nước ngoài phục vụ xuất khẩu gạo. Xây dựng các phương thức xuất khẩu phù hợp với đặc thù của các thị trường, nhất là các thị trường trọng điểm, tiềm năng.

4. Hoàn thiện thể chế

a) Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế điều hành xuất khẩu gạo và quản lý hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân phù hợp với diễn biến tình hình thị trường, tạo thuận lợi cho thương nhân tham gia xuất khẩu gạo, tham gia sâu vào chuỗi giá trị gạo toàn cầu. Có chính sách khuyến khích thương nhân xuất khẩu gạo xây dựng vùng nguyên liệu, kết ni chuỗi sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm.

b) Phát triển hộ trồng lúa theo hướng sản xuất chuyên nghiệp, bền vững, đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, tăng cường liên kết giữa người sản xuất lúa và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo. Rà soát, sửa đổi Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn cho phù hợp với tình hình thực tế.

c) Xây dựng lộ trình cụ thể nâng cao dần các yêu cầu kỹ thuật, dây chuyền máy móc, thiết bị, công nghệ bảo quản, chế biến đối với kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo phục vụ xuất khẩu nhằm từng bước nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh về chất lượng, thương hiệu gạo. Rà soát, sửa đổi Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp cho phù hợp với tình hình thực tế.

d) Nghiên cứu xây dựng Trung tâm giao dịch, đầu mối mua bán, giới thiệu sản phẩm thóc, gạo tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long vừa để cân bằng, điều tiết giá cả, ổn định thị trường, đồng thời là đầu mối giới thiệu, xây dựng thương hiệu sản phẩm lúa gạo, giao dịch thương mại gạo với nước ngoài.

đ) Xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia cho các sản phẩm gạo xuất khẩu và quy trình sản xuất, chế biến chuẩn từ khâu giống đến sản phẩm cuối cùng để tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam.

e) Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản thóc, gạo, phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

g) Hoàn thiện và triển khai thực hiện chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất lúa gạo công nghệ cao, sản xuất gạo sạch, gạo hữu cơ, gạo dinh dưỡng, gạo đặc sản và chế biến phụ phẩm từ lúa gạo phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định của WTO.

h) Rà soát, đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp phù hợp để quản lý, điều tiết hoạt động nhập khẩu thóc, gạo, bảo vệ ngành sản xuất lúa gạo và người nông dân sản xuất lúa trong nước trong bối cảnh tự do hóa thương mại, khuyến khích các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo Việt Nam phát triển thị trường nội địa.

i) Đi mới, hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội Lương thực Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới theo hướng tôn trọng cơ chế thị trường, phát huy vai trò tập hợp, hỗ trợ thương nhân và hợp tác, liên kết vững chắc, hiệu quả của các tác nhân trong chuỗi giá trị.

5. Nâng cao năng lực của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo

a) Hướng dẫn, hỗ trợ các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo áp dụng các mô hình quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong tổ chức sản xuất; nâng cao năng lực công tác thị trường, marketing quốc tế; nâng cao năng lực đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp thương mại quốc tế.

b) Xây dựng, hoàn thiện chính sách hỗ trợ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tham gia các dự án liên kết công tư, tham gia vào chuỗi giá trị gạo toàn cầu với các sản phẩm gạo thương hiệu của Việt Nam có giá trị gia tăng cao, đưa sản phẩm gạo có thương hiệu quốc gia vào hệ thống phân phối của các nước.

c) Định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược mặt hàng, thị trường xuất khẩu gạo của doanh nghiệp; củng cố mạng lưới đối tác bạn hàng, phát triển đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài.

d) Thúc đẩy các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo chú trọng phát triển thị trường nội địa, góp phần đa dạng hóa kênh tiêu thụ, hạn chế rủi ro thị trường và tạo thế đối trọng trong giao dịch đàm phán hợp đồng xuất khẩu.

đ) Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo, tập trung đầu tư sản xuất kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu, nâng cao năng lực cạnh tranh, chú trọng phát triển thị trường thương mại, không phụ thuộc vào các hợp đồng tập trung.

6. Về cơ sở hạ tầng, logistics, thanh toán

a) Đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt; quy hoạch phát triển xây dựng hệ thống cảng sông, cảng biển để vận chuyển thóc, gạo hàng hóa và xuất khẩu trực tiếp tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

b) Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ logistics, áp dụng công nghệ hiện đại về kỹ thuật và quản lý để giảm thời gian lưu tàu, giảm chi phí bốc dỡ. Xã hội hóa hoạt động đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho dịch vụ logistics phục vụ xuất khẩu gạo.

c) Hỗ trợ các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo về thanh toán ngân hàng và hoán đổi các đồng tiền thanh toán đối với các nước nhập khẩu gặp khó khăn về vấn đề thanh toán; đa dạng hóa đồng tiền thanh toán và phòng ngừa rủi ro về tỷ giá.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm tổ chức xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được phân công tại Phụ lục kèm theo Quyết định này; xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược, xác định nội dung nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, thời hạn hoàn thành và nguồn lực thực hiện.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong tổ chức thực hiện Chiến lược, định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm báo cáo tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan gửi Bộ Công Thương tổng hợp.

3. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Trung ương Hội Nông dân Việt Nam;
- Hiệp hội Lương thực Việt Nam;
- Các Tổng công ty Lương thực: miền Bắc, miền Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, KTTH (3). LT

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

PHỤ LỤC

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

I

Tổ chức sản xuất, công nghệ sau thu hoạch, chế biến, bảo quản, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường

 

 

1

Rà soát, xác định các vùng trồng lúa có lợi thế để điều chỉnh quy hoạch sản xuất, chuyển đổi diện tích canh tác lúa kém hiệu quả sang mục đích khác. Xây dựng kế hoạch, lộ trình điều chỉnh quy mô sản xuất, sản lượng phù hợp với nhu cầu trong nước, thế giới và năng lực cạnh tranh của gạo Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Công Thương; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

2

Quy hoạch và tổ chức sản xuất theo vùng nguyên liệu, vùng chuyên canh lúa hàng hóa phục vụ xuất khẩu sang các thị trường cụ thể với sự liên kết, liên doanh, đặt hàng của doanh nghiệp. Tại vùng này, từ khâu chọn ging đến quy trình canh tác, sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản sản phẩm đều thực hiện theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Công Thương; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

3

Chọn lọc, thống nhất đưa vào sử dụng bộ giống lúa phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng, từng địa phương, đảm bảo đáp ứng nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của thị trường tiêu thụ, xuất khẩu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Khoa học và Công nghệ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hiệp hội Lương thực Việt Nam

4

Ban hành Quy trình, ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao trong sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản lúa gạo phục vụ xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương; Hiệp hội Lương thực Việt Nam

5

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát sản xuất, kinh doanh, sử dụng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

6

Hỗ trợ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam

Bộ Khoa học và Công nghệ

Các Bộ, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

7.

Nghiên cứu đầu tư xây dựng phòng kiểm định chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn quốc tế tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra chất lượng gạo xuất khẩu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Khoa học và Công nghệ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long

II

Tăng cường quan hệ hợp tác về ngoại giao, kinh tế, thương mại và đầu tư với các quốc gia và vùng lãnh th đmở rộng thị trường xuất khẩu

 

 

1

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực, chuyển giao kinh nghiệm, công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản lúa gạo nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Khoa học và Công nghệ

2

Hợp tác đầu tư sản xuất lúa gạo tại các nước có nhu cầu và có tiềm năng, lợi thế về sản xuất lúa gạo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Công Thương, Bộ Tài chính

3

Thiết lập và tăng cường quan hệ hợp tác thương mại gạo với các nước sản xuất, xuất nhập khẩu gạo lớn. Tăng cường cơ chế hợp tác với hệ thống phân phối gạo lớn ở các thị trường trọng điểm, tiềm năng

Bộ Công Thương

Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

III

Phát triển thị trường xuất khẩu

 

 

1

Xây dựng Kế hoạch và giải pháp phát triển từng thị trường xuất khẩu gạo, tập trung vào các thị trường trọng điểm, tiềm năng và hoạt động quảng bá, giới thiệu hình ảnh, thương hiệu gạo Việt Nam

Bộ Công Thương

Các Bộ, ngành liên quan; Hiệp hội Lương thực Việt Nam

2

Xây dựng hệ thống thông tin thị trường, ứng phó hiệu quả với biến động của thị trường; tăng cường công tác đàm phán mở cửa thị trường, gỡ bỏ các rào cản thương mại, tạo thuận lợi cho xuất khẩu gạo của Việt Nam

Bộ Công Thương

Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3

Xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại gạo theo cơ chế đặc thù. Bố trí nguồn kinh phí phù hợp, tương xứng cho công tác xúc tiến thương mại gạo hàng năm, nhất là tại các thị trường trọng điểm, truyền thống và thị trường mới, thị trường tiềm năng

Bộ Công Thương, Bộ Tài chính

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Hiệp hội Lương thực Việt Nam

4

Phát triển hệ thống phân phối trực tiếp sản phẩm gạo Việt Nam tại thị trường nước ngoài; nghiên cứu tổ chức hệ thống kho ngoại quan ở nước ngoài phục vụ xuất khẩu gạo. Xây dựng các phương thức xuất khẩu phù hợp với đặc thù của các thị trường, nhất là các thị trường trọng điểm, tiềm năng

Bộ Công Thương

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

5

Rà soát, đàm phán ký kết các hiệp định, thỏa thuận về sự phù hợp và công nhận lẫn nhau về kiểm dịch, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm với các quốc gia, vùng lãnh thổ có nhu cầu nhập khẩu gạo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương

XV

Hoàn thiện thể chế

 

 

1

Rà soát, hoàn thiện cơ chế điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo phù hợp với tình hình thị trường. Trước mt tập trung sửa đổi, bổ sung Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo và các văn bản hướng dẫn

Bộ Công Thương

Các Bộ, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

2

Xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia cho các sản phẩm gạo xuất khẩu và quy trình sản xuất, chế biến chuẩn từ khâu giống đến sản phẩm cuối cùng để tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ; Hiệp hội Lương thực Việt Nam

3

Rà soát, sửa đổi Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tn thất trong nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

4

Xây dựng chính sách ưu đãi cho các thương nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất lúa gạo sử dụng công nghệ cao, sản xuất gạo sạch, gạo hữu cơ, gạo dinh dưỡng, gạo đặc sản và chế biến phụ phẩm từ lúa gạo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

5

Rà soát, đề xuất cơ chế, chính sách quản lý, điều tiết hoạt động nhập khẩu thóc, gạo; khuyến khích thương nhân Việt Nam phát triển thị trường tiêu thụ gạo nội địa.

Bộ Công Thương

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Hiệp hội Lương thực Việt Nam

6

Nghiên cứu xây dựng Trung tâm giao dịch, đầu mối mua bán, giới thiệu sản phẩm thóc, gạo tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Bộ Công Thương

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Hiệp hội Lương thực Việt Nam

7

Đổi mới, hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội Lương thực Việt Nam

Hiệp hội Lương thực Việt Nam

Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

V

Nâng cao năng lực của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo

 

 

1

Định hướng, hỗ trợ các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo xây dựng chiến lược mặt hàng, thị trường xuất khẩu gạo của thương nhân, nâng cao năng lực công tác thị trường, đàm phán, ký kết thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp thương mại quốc tế; tăng cường xây dựng, củng cố mạng lưới đối tác bạn hàng, phát triển đại diện của thương nhân ở nước ngoài.

Bộ Công Thương

Các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hiệp hội Lương thực Việt Nam

2

Xây dựng, hoàn thiện chính sách hỗ trợ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có thực hiện các hoạt động: tham gia các dự án liên kết công tư, tham gia vào chuỗi giá trị gạo toàn cầu với các sản phẩm gạo thương hiệu của Việt Nam có giá trị gia tăng cao, đưa sản phẩm gạo có thương hiệu quốc gia vào các hệ thống phân phối của các nước.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

3

Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo, tập trung đầu tư sản xuất kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu, chú trọng phát triển thị trường thương mại, không phụ thuộc vào các hợp đồng tập trung.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Tài chính, Bộ Công Thương

VI

Về cơ shạ tầng, logistics, thanh toán

 

 

1

Đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống giao thông, hệ thống cảng sông, cảng biển để vận chuyển thóc, gạo hàng hóa, xuất khẩu trực tiếp tại vùng Đồng bằng sông Cu Long. Thúc đẩy xã hội hóa hoạt động đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho dịch vụ logistics phục vụ xuất khẩu gạo.

Bộ Giao thông vận tải

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long

2

Hỗ trợ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo về thanh toán ngân hàng và hoán đổi các đồng tiền thanh toán tại các thị trường gặp khó khăn về thanh toán; đa dạng hóa đồng tiền thanh toán và phòng ngừa rủi ro về tỷ giá.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bộ Công Thương, Bộ Tài chính

 

 

PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
-------------------

No.: 942/QD-TTg

Ha Noi, July 03, 2017

 

DECISION

APPROVAL FOR RICE EXPORT MARKET DEVELOPMENT STRATEGY OF VIETNAM FOR THE PERIOD OF 2017-2020 WITH VISION TOWARDS 2030

PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated on June 19, 2015;

Pursuant to Decision No.2471/QD-TTg dated December 28, 2011 of the Prime Minister on approval for the import strategy in the period of 2011-2020 with vision to 2030;

Pursuant to Decision No.899/QD-TTg dated June 10, 2013 of the Prime Minister on approval for the Program for restructuring of the agriculture industry with a view to improvement of the added value and sustainable development

Pursuant to Decision No.706/QD-TTg dated May 21, 2015 of the Prime Minister on approval for the Program for developing Vietnamese rice brand by 2020 with vision to 2030;

Considering the request of the Minister of Industry and Trade in the Statement No. 4343/TTr -BCT dated May 18, 2017,

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Approve the rice export market development Strategy of Vietnam in the period of 2017-2020 with vision to 2030 (hereinafter referred to as Strategy) with major contents as follows:

I. VIEWPOINTS OF THE STRATEGY

1. 1. Develop the rice export market in pursuit of improving the efficiency, fostering the export of rice, contributing to the inclusive consumption of commercial rice at the price beneficial to farmers, increasing their income, assuring social well-being and food security and protecting ecological environment.

2. Develop the rice export market in pursuit of orientating the planning and organization of domestic production of commercial rice towards assurance of quality and food safety, conformity to the consumer demands and tastes and compliance with market requirements and regulations.

3. Develop the rice export market together with increasing the competitive capacity, building the brand of exported rice and of Vietnamese rice exporters; strengthen business affiliation/partnership in a value chain between the production stage and the consumption or export stage.

4. Develop the rice export market with the aim of diversifying markets, reducing dependence on certain markets adapt to the trend in international economic integration and international cooperation in investment of rice production, processing and export; opportunities, potentials and advantages from international free trade agreements and arrangements to which Vietnam is a signatory.

5. Develop the rice export market in pursuit of actualizing and implementing the Strategy for commodity import and export in the period of 2011-2020 with vision to 2030; the Strategy for international economic integration of the agriculture and rural development sector by 2030; the Program for regional market development in the period of 2015-2020 with vision to 2030; the Program for reorganization of the agriculture industry oriented towards an increase in the added value and sustainable development; the Program for reorganization of the Vietnamese rice industry by 2020 with vision to 2030; the Program for development of the Vietnamese rice brand by 2020 with vision to 2030.

II. OBJECTIVES

1. Overall objectives

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Particular objectives

a) Gradually decrease the export volume of commercial rice for export, yet stabilize and increase the export value of rice

- In the period of 2017-2020, the annual export of rice is expected to reach 4.5 - 5 million tonnes by 2020 with an average value of USD 2.2 – 2.3 billion per year.

- In the period of 2021 - 2030, the annual export of rice is expected to reach 4 million tonnes by 2030 and the export value of rice remains stable and rises to USD 2.3 – 2.5 billion per year.

b) Transform the export structure

- It is expected that, by 2020, the proportion of low- and average- quality white rice is restricted to 20% of total rice export and accounts for about 25% with respect to high-quality white rice ; the proportion of export of aromatic rice, specialty rice and japonica rice represents about 30%, about 20% for glutinous rice and about 5% for high value-added rice products such as nutritious rice, parboiled rice, organic rice, rice flour, products made from rice, rice bran and other rice by-products. 0}

- It is expected that, by 2030, the proportion of export of ordinary white rice only accounts for 25% including low- and average-quality rice making up not more than 10% of total rice export, roughly 40% for aromatic rice, specialty rice and japonica rice and about 25% for glutinous rice ; the proportion of export of high value-added rice products such as rice fortified with micronutrients, parboiled rice, organic rice, rice flour, products made from rice, rice bran and other rice by-products gradually increases by over 10%.

c) Increase the direct export rate of Vietnamese branded rice

- Increase the rate of rice directly exported to markets and rice distribution systems of countries; reasonably and effectively exploit export mediator channels, especially in the markets where shipping, handling, storage and payment conditions are not favourable.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Adjust the market structure to the objectives of transforming the export market structure and the trend of change in the global rice market.

- It is estimated that, by 2020, the export of rice in the Asian market will account for 60% of total export turnover, 22% in the African market, 2% in the Middle-Eastern market, 5% in the European market 8% in the American market and 3% in the Oceanian market.

- It is expected that, by 2030, the export of rice in the Asian market will account for 50% of total export turnover, 25% in the African market, 5% in the Middle-Eastern market, 6% in the European market, 10% in the American market and 4% in the Oceanian market.

III. ORIENTATION OF EXPORT MARKET DEVELOPMENT

1. General orientation

a) Shift the export market structure with the aim of ensuring sustainability, effectively exploiting the import demands for common rice of key and traditional markets, simultaneously aiming at developing markets having the demands for import of high-quality and high-value rice and products made from grain or rice, and those with which Vietnam has established a sustainable investment and commercial partnership. .

b) Make use of competitive advantages in order to strengthen position and effectively exploit near, traditional and key markets having demands for import of rice according to current production conditions; develop new and potential markets as well as increase the rate of high- quality and value added rice import market; step by step decrease the proportion of rice exported to markets importing low-quality or low value-added rice and having low and unstable efficiency.

Take best advantages of appropriate niches of market in all market areas.

2. Orientation of development of particular markets

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Southeast Asian market: Strengthen and maintain the share of medium-quality rice in key markets (e.g. the Philippines, Indonesia and Malaysia) Promote export of high-quality white rice, aromatic rice and glutinous rice.

- Chinese market: Stably, sustainably and effectively tighten the commercial relationship in rice; place high-quality and branded and valued rice products in official and direct distribution channels. Strengthen and maintain market share of Vietnamese rice in rice import structure of China at high level.

- North East Asian market:

+ Improve high-quality rice products promotion and closely cooperate with countries in order to increase the capacity of winning the contract for imports among countries as well as pay attention to long-grain brown rice.

+ Gradually transform the ordinary partnership in trading rice into the partnership in attracting investment and transferring technologies from Korea and Japan to be used in the rice cultivating and processing sector for re-export of rice to these markets; boost the production and export of rice products to these markets.

+ Strive to increase the market share of Vietnamese rice in comparison with total rice import turnover of Korea and Japan from less than 2% in 2015 to about 3% in 2020 and 4 – 5% by 2030.

b) African and Middle Eastern markets:

- Improve the cooperation in trading rice with countries and concentrate on negotiating and signing Memos and agreements in terms of rice trading with countries having high demands for import of rice.

- Strengthen the market share of types of separate long-grain white rice, hard rice, parboiled rice and aromatic rice by enhancing the competitive capacity in terms of price, quality, payment and trading conditions in African countries.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Exploit channels of export of high-quality white rice to markets to Saudi Arabia and of the United Arab Emirates. Strive to increase the share of Vietnamese rice in comparison to total rice imports in these markets from less than 2% in 2015 to 3% in 2020 which is expected to reach 5% by 2030.

- Strive to increase the market share of Vietnamese rice in comparison to total rice imports of South African market from less than 4% in 2015 to 5 - 6% in 2020 and maintain such percentage by 2030; stably maintain the market share in the Ghana and Ivory Coast markets.

c) European Market

- Improve the export of high-quality white rice, make use of market niches of short-grain rice, organic rice, parboiled rice, rice fortified with micronutrients and specialty rice of which Vietnam has advantage in production and export.

- Make the most of opportunities from free trade agreements so as to increase the market share; exploit market potentials of Vietnamese, European community, restaurants and supermarkets in pursuit of encouraging and stimulating the rice consumption demands in Vietnam.

- - Strive to increase the market share of Vietnamese rice in comparison with total rice import turnover of Eurasian Economic Union: The Russian Federation market share rises from 17% in 2015 to 19% by 2020 and is expected to increase to 20% by 2030 while the Belarusian market share remains stable at the percentage of 13 – 14%.

- - Strive to increase the market share in some European countries (e.g. France, Germany and the Czech Republic) from less than 2% in 2015 to 4% by 2020 which is expected to reach 6% by 2030.

d) American and Oceanian markets

- Concentrate on segments of high-quality rice. Increase trade promotion and exploit market opportunities of Latin American countries.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Strive to increase the share of the Mexican market from less than 1% in 2015 to 3% in 2020 and reaches 5 - 6% by 2030 and that in Haitian market from about 7% in 2015 to 9% by 2020 which is expected to reach 11- 12% by 2030.

- Strive to increase market share in Australian market from 3,6% in 2015 to 4% by 2020 which is expected to reach 5 - 6% by 2030.

3. 3. Orientation of production and processing of exported rice products in pursuit of satisfying objectives and orientating development of rice export market.

a) Increase the proportion of export of high-quality long-grain white rice (5-10% broken) and decrease that of rice over 15% broken; improve the proportion of export of aromatic rice, parboiled rice, japonica rice, rice undergoing the green manufacturing process, organic rice and rice fortified with micronutrients as well as diversify products processed from paddy rice, grain, rice flour and cosmetics made from rice.

b) Plan and concentrate on investing in development of areas providing input materials for producing commercial rice supplied to particular markets and market segments, especially creating areas for monocropping of high-quality and high value-added grain for commercial purposes in key areas manufacturing commercial rice in Mekong Delta.

c) Organize production activities which conform to standard procedures, ensure consistency in the process of seeding, cropping, harvest, processing, storage and packaging to meet market demands; assure that rice products conform to quality standards, meet food safety requirements satisfy needs and tastes of domestic and foreign consumers as well as comply with markets’ technical barriers.

d) Claim the prestige and brand of Vietnamese rice in domestic markets which lays the foundation for product promotion and the enhancement of Vietnamese rice brand and prestige in global market.

IV. MISSIONS AND SOLUTIONS

1. Organization of production activities, post-harvest, processing and preserving technologies and the building of Vietnamese rice brand in the market

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Aim at adopting solutions to building the brand of Vietnamese rice, restructuring grain production, reorganizing production and improving the post harvest and processing technology which were specified in the Program for development of Vietnamese rice brand by 2020 with vision to 2030 and the Program for restructuring of Vietnamese rice industry to 2020 with vision to 2030;

c) Develop incentive and encouragement policies for researches in selection and breeding of high-productive and high-quality rice varieties to meet market demands. Focus on developing rice varieties which produce high-quality white rice, aromatic rice, rounded-grain rice, glutinous rice and some specialty rice as well as eliminate the cultivation of low-quality and unproductive grain seeds.

d) Promote linkage between the production stage and the processing and consumption stage in a value chain; diversify rice products. Plan and organize production activities specific to areas of materials and areas of monocropping of commercial rice for export to particular markets, together with the affiliation, joint venture and placement of purchase orders amongst enterprises.

d) Employ advanced and high technologies in production, deep processing and storage of rice in pursuit of reducing post-harvest losses.

e) Boost inspection and control of production, trading and use of seeds, fertilizers and pesticides in rice production and guarantee food safety as well as satisfy market demands.

g) Invest in building internationally-accredited rice quality inspection facilities in Mekong Delta in order to facilitate rice quality inspections and contribute to raising rice quality to meet international quality standards.

h) Assist in registering protection of intellectual property for national Vietnamese rice brands in the form of domestically- or internationally-certified trademarks.

2. 2. Enhancement of investment and international cooperation with countries and territories for export market expansion purposes

a) Promote international cooperation in production and processing of rice; reinforce cooperation and connection to exchange information and create relationship with partners in human resources training, transfer of know-how and technologies in production, processing and storage of rice in pursuit of enhancing the quality of rice products to meet market demands.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Cooperate in investment in production of rice in countries which have demands and potentials as well as advantages in rice production.

3. 3. Development of export markets

a) Develop plans and solutions to developing each particular market in the way of linking market development activities with production, processing, product promotion and brand building activities.

b) Build a market information system, effectively deal with fluctuation of the market, be active to find solutions to responding to protectionism policies in any form, tariff and non-tariff barriers of markets imposed on rice and grain products.

c) Stimulate bilateral and multilateral negotiations in pursuit of reaching agreements on market opening for rice products. Make good use of market opening opportunities of foreign countries and roadmap to tariff deduction in order to promote export and enhance efficiency in the rice export.

d) Review and negotiate for signing agreements of conformity and mutual recognition on quarantine, product quality, and food safety standards with markets that facilitate Vietnamese rice export and lay the basis for orientating production and export.

d) Devise and effectively execute rice promotion programs in accordance with particular systems. Allocate appropriate and adequate funding for annual rice trade promotions, especially in traditional, key, new and potential markets.

e) Develop systems for direct distribution of Vietnamese rice products in foreign markets; conduct research on installation of overseas bonded warehouses for rice export activities. Develop methods of export depending on particular features of the markets, especially potential and key ones.

4. 4. Complete building of regulatory and institutional framework

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Develop rice farming households in form of professional and sustainable production and/or promote the accumulation of land and strengthen the connection between grain producers and merchants exporting rice. Review and amend Decision No.62/2013/QD-TTg dated October 25, 2013 of the Prime Minister on incentive policies for the strengthened cooperation and link between agricultural production and consumption and building of large-scale paddy fields to adapt to the reality.

c) Design a particular roadmap in order to moderately increase the requirement of technique, machine line production, equipment and improve preservation and processing technology in grain and rice store and/or in exported rice milling and processing factories in pursuit of gradually enhancing the exported rice quality to satisfy requirements concerning competition in terms of rice quality and brand. Review and amend Decision No.68/2013/QD-TTg dated November 14, 2013 of the Prime Minister on support policies for mitigation of agricultural losses to adapt to the reality.

d) Conduct a research on the establishment of trading Centres, major facilities used for trading and promoting rice products in Mekong Delta in order not only to balance and regulate price as well as stabilize the market but also to play the central role in launching, building rice brands and trading rice with foreign partners.

đ) Establish a set of national standards applied to exported rice products and the standard production and processing line from the seeding stage to the stage of production of finished products for the purpose of producing goods complying with the standard of Vietnamese rice brand.

e) Completely establish incentive policies assisting enterprises and farmers in applying technological and scientific advances to production, harvest, processing and storage of rice and development of high value-added products.

g) Completely develop and implement preferential policies for enterprises investing in production of high technology rice, green rice, organic rice, nutritious rice and specialty rice and processing of rice byproducts in accordance with international practices and regulations of WTO.

h) Review and put forward appropriate policies and solutions so as to manage and regulate rice export activities and protect the rice production industry and domestic rice farmers in the free trade context and encourage Vietnamese rice exporting merchants to develop their local markets.

i) Innovate and complete the organization and raise the efficiency of Vietnamese Food Association’s activities in pursuit of satisfying the demands for mission in the new context in the way of complying with market mechanisms and promoting the role in gathering and supporting merchants and strengthened and effective cooperation and affiliation between factors existing in the value chain.

5. 5. Improvement of competency of rice exporting merchants

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Formulate and complete the support policies granted to rice exporting merchants to enable them to participate in PPP projects and the global rice value chain by supplying high-value added Vietnamese branded rice products and launching national branded rice products to distribution systems of other countries.

c) Provide orientation and assistance for enterprises in designing their strategy for commodities and rice export markets; uphold networks of trading partners and appoint their representatives in foreign countries.

d) Encourage rice exporting merchants to concentrate on the development of domestic market which contribute to the diversification of consumption channels and control of market risks as well as create a counterbalance to the partners in negotiating export contracts.

d) Promote equitization of state enterprises operating in the rice export sector, focus on professional and intensive investment and production, develop the competitive capacity and focus on development of commercial markets and avoid being dependent on centralized contracts.

6. 6. In terms of infrastructure and/or logistics and payment

a) Invest in reforming and completing water, land and rail transport systems; plan and develop seaport and inland port systems used for shipping and direct export of commercial rice and grain in Mekong Delta.

b) Diversify all types of logistics service and apply modern engineering and managerial technologies in order to reduce the laytime and loading and discharging costs. Encourage private-sector involvements in investment in development of logistics technical infrastructure for rice export.

c) Assist rice exporting merchants in performing payment transactions with banks and the exchange of payment currencies in importing countries facing difficulty in payment; diversify currencies of payment and prevent the exchange rate risks.

V. IMPLEMENTAION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The Ministry of Industry and Trade shall preside over and collaborate with relevant Ministries, authorities, local authorities, agencies and organizations in order to examine and evaluate implementation of the Strategy and prepare a consolidated report for submission to the Prime Minister.

Article 2. This decision comes into force from the signature day.

Article 3. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Chairpersons of People's Committee of centrally-affiliated cities and provinces, Vietnam Food Association, rice exporting merchants, organization and individuals concerned shall has responsibility to implement this Decision./.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

APPENDIX

CHART OF TASKS IN IMPLEMENTING THE STRATEGY FOR VIETNAMESE RICE EXPORT DEVELOPMENT IN THE PERIOD OF 2017-2020 WITH VISION TOWARDS 2030
(Issued together with Decision No.942/QD-TTg dated July 03, 2017 of the Prime Minister)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Missions

Presiding authority

Coordinating authority

I

Organize production activities and apply post harvest, processing and storage technologies and build Vietnamese rice brands in the market

 

 

1

 Check and determine advantageous rice cultivating areas in order to adjust the production planning and use less effective grain cultivating areas for other purposes Draw up plans and roadmaps to adjust the production scale and output depending on national and global demands and competitive capacity of Vietnamese rice.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ministry of Industry and Trade and People's Committees of provinces

2

Plan and organize production activities specific to materials areas and areas for monocropping of commercial rice for export to particular markets, together with business affiliation, partnership and purchase order placement between enterprises. In these areas, seed selection, rice cultivation, production, harvest, processing and storage must comply with the requirements of importing markets.

Ministry of Agriculture and Rural Development

Ministry of Industry and Trade; People's Committees of provinces

3

Select and reach consensus on putting the set of grain seed into service depending to the production conditions of each area and local authority for the purpose of satisfying the consumer demands and tastes of the importing and consuming market.

Ministry of Agriculture and Rural Development

Ministry of Science and Technology; People’s Committees of provinces; Vietnam Food Association

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Promulgate Procedure and apply science technology, especially high technology in production, harvest, process and storage of rice for exporting.

Ministry of Agriculture and Rural Development

Ministry of Science and Technology; Ministry of Industry and Trade; Vietnam Food Association

5

 Boost inspection and control of production, trading and use of seeds, fertilizers and pesticides in rice production and guarantee food safety as well as satisfy market demands.

Ministry of Agriculture and Rural Development

Ministry of Industry and Trade; People's Committees of provinces

6

Assist in registering the protection in intellectual property for national Vietnamese rice brand

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Relevant Ministries and Authorities; People's Committees of provinces

7.

g) Conduct research on invest in building internationally-accredited rice quality inspection facilities in Mekong Delta in order to facilitate rice quality inspections.

Ministry of Agriculture and Rural Development

Ministry of Science and Technology; People’s Committees of provinces and cities of Mekong Delta

II.

Reinforce the cooperation in foreign affairs, economics and commerce with countries and territories for the expansion of import markets

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Promote international cooperation in production and processing of rice; reinforce cooperation and connection to exchange information and create relationship with partners in human resources training, transfer of know-how and technologies in production, processing and storage of rice in pursuit of enhancing the quality of rice products to meet market demands .

Ministry of Agriculture and Rural Development

Ministry of Science and Technology

2

 Cooperate in investment in production of rice in countries which have demands and potentials as well as advantages in rice production.

Ministry of Agriculture and Rural Development

Ministry of Industry and Trade and Ministry of Finance

3

Constitute and improve the cooperation in trading rice with countries that have large-scale production and import of rice. Promote mechanisms for cooperation with enormous rice distribution systems in key and potential markets.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ministry of Foreign Affairs; Ministry of Agriculture and Rural Development

III.

Development of export market

 

 

1

Develop plans and suggest solutions to development of each rice export market, focus on potential and key markets and the promotion of Vietnamese rice image and brand

Ministry of Industry and Trade

Relevant Ministries and authorities; Vietnam Food Association

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Build a market information system, effectively deal with fluctuation of the market; promote negotiations for market opening, eliminate commercial barriers which facilitate the export of Vietnamese rice.

Ministry of Industry and Trade

Ministry of Foreign Affairs; Ministry of Agriculture and Rural Development

3

 Devise and effectively execute rice promotion programs in accordance with particular systems. Allocate appropriate and adequate funding for annual rice trade promotions, especially in traditional, key, new and potential markets.

Ministry of Industry and Trade and Ministry of Finance

Ministry of Agriculture and Rural Development; Vietnam Food Association

4

 Develop systems for direct distribution of Vietnamese rice products in foreign markets; conduct research on installation of overseas bonded warehouses for rice export activities. Develop methods of export depending on particular features of the markets, especially potential and key ones.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ministry of Agriculture and Rural Development

5

d) Review and negotiate for signing agreements of conformity and mutual recognition on quarantine, product quality, and food safety standards with countries and territories having demands for rice import.

Ministry of Agriculture and Rural Development

Ministry of Science and Technology; Ministry of Industry and Trade

XV

Complete building of regulatory and institutional framework

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 Review and complete the system of rice export operation and manage rice trading and export to address current market changes.0} At first, concentrate on the amendment to Decree No.109/2010/ND-CP dated November 04, 2010 of the Government on rice trading and export and guiding documents

Ministry of Industry and Trade

Relevant Ministries and Authorities; People's Committees of provinces

2

 Establish a set of national standards applied to exported rice products and the standard production and processing line from the seeding stage to the stage of production of finished products for the purpose of producing goods complying with the standard of Vietnamese rice brand.

Ministry of Agriculture and Rural Development

Ministry of Industry and Trade; Ministry of Science and Technology; Vietnam Food Association

3

Review and amend Decision No.62/2013/QD-TTg dated October 25, 2013 of the Prime Minister on incentive policies for the strengthened cooperation and link between agricultural production and consumption and building of large-scale paddy fields and Decision No.68/2013/QD-TTg dated November 14, 2013 of the Prime Minister on support policies for mitigation of agricultural losses.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ministry of Industry and Trade and State Bank of Vietnam

4

Formulate preferential policies for merchants investing in production of high technology rice, green rice, organic rice, nutritious rice and specialty rice and processing of rice byproducts.

Ministry of Agriculture and Rural Development

Ministry of Industry and Trade and Ministry of Finance and State Bank of Vietnam

5

Review and put forward policies so as to manage and regulate rice export activities; encourage Vietnamese rice exporting merchants to develop their local markets

Ministry of Industry and Trade

Ministry of Agriculture and Rural Development; Vietnam Food Association

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Conduct a research on the establishment of trading Centres, major facilities used for trading and promoting rice products in Mekong Delta

Ministry of Industry and Trade

Ministry of Agriculture and Rural Development; Vietnam Food Association

7

 Innovate and complete the organization and raise the efficiency of Vietnamese Food Association’s activities.

Vietnam Food Association

Ministry of Home Affairs and Ministry of Agriculture and Rural Development

V

5. Improvement of competency of rice exporting merchants

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

1

c) Provide orientation and assistance for enterprises in designing their strategy for commodities and rice export markets; increase the capacity of market research and negotiation for signing and implementing contracts; uphold networks of trading partners and appoint their representatives in foreign countries.

Ministry of Industry and Trade

Relevant Ministries and Authorities and People's Committees of provinces; Vietnam Food Association

2

 Formulate and complete the support policies granted to rice exporting merchants to enable them to participate in PPP projects and the global rice value chain by supplying high-value added Vietnamese branded rice products and launching national branded rice products to distribution systems of other countries.

Ministry of Agriculture and Rural Development

Ministry of Industry and Trade and Ministry of Finance and State Bank of Vietnam

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Boost up equitization of state enterprises operating in the rice export sector, aim at professional and intensive investment and production and focus on the development of commercial market and avoid being dependent on centralized contracts.

Ministry of Agriculture and Rural Development

Ministry of Finance and Ministry of Industry and Trade

VI

6. In terms of infrastructure, logistics and payment

 

 

1

Invest in upgrading and improving transportation systems, inland port systems for shipping and direct export of commercial rice and grain in Mekong Delta. Promote private sector involvement in investment in development of technical infrastructure used for providing logistics services for rice export.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ministry of Planning and Investment, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Finance, Ministry of Agriculture and Rural Development and People’s Committees of Mekong Delta provinces and cities

2

c) Assist rice exporting merchants in performing payment transactions with banks and payment currency exchange in markets facing difficulty in payment activities; diversify currencies of payment and prevent exchange rate risks.

State Bank of Vietnam

Ministry of Industry and Trade and Ministry of Finance

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 942/QĐ-TTg ngày 03/07/2017 phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.228

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.203.9
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!