Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 531/QĐ-TTg 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển khu vực dịch vụ Việt Nam

Số hiệu: 531/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 01/04/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 531/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 01 tháng 4 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU VỰC DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2018 của Chính phủ;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” (sau đây gọi tắt là Chiến lược), với những nội dung chủ yếu sau:

A. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

- Phát triển khu vực dịch vụ nhanh đi đôi với hiệu quả, bền vững, đảm bảo các dịch vụ cơ bản với chất lượng ngày càng cao phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước, hướng tới hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại.

- Phát triển các ngành dịch vụ, phù hợp với các giai đoạn phát triển kinh tế và tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước; huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân.

- Phát triển khu vực dịch vụ trên cơ sở phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế, sáng tạo, ứng dụng hiệu quả thành tựu khoa học, công nghệ trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 để tiến nhanh, bắt kịp các quốc gia trên thế giới. Ưu tiên tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao.

- Phát triển, hội nhập trong lĩnh vực dịch vụ đi đôi với bảo đảm nền kinh tế độc lập, tự chủ và an toàn xã hội, an ninh quốc gia; mở cửa thị trường các ngành dịch vụ gắn với bảo vệ hiệu quả các ngành kinh tế trong nước; phát huy nội lực và coi nội lực là cơ sở để hội nhập tích cực, chủ động, hiệu quả trong lĩnh vực dịch vụ.

- Phát triển khu vực dịch vụ có khả năng tự chủ và thích ứng linh hoạt trước ảnh hưởng tiêu cực từ các cuộc khủng hoảng lớn về kinh tế, thiên tai, dịch bệnh mang tính toàn cầu.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển khu vực dịch vụ trở thành khu vực chủ chốt, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế với chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh cao, ngang bằng với nhóm các quốc gia phát triển trong ASEAN - 4, phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ thời kỳ 2021 - 2030 đạt khoảng 7 - 8%, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Đến năm 2030, tỷ trọng của khu vực dịch vụ chiếm khoảng 50% GDP.

Trong thời kỳ 2030 - 2050, khu vực dịch vụ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, chiếm tỷ trọng khoảng 60% GDP.

B. CÁC ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

I. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG

- Đẩy mạnh cải cách thể chế, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 và Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

- Đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0, nhất là trong các lĩnh vực dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, giao thông vận tải, logistics, thương mại, du lịch... Duy trì tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP; tăng dần tỷ trọng dịch vụ trong GDP.

- Tập trung phát triển một số ngành, sản phẩm dịch vụ có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh như: phân phối, du lịch, công nghệ thông tin, tài chính - ngân hàng, logistics, giáo dục đào tạo, y tế,... Đồng thời, hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch với sản phẩm du lịch chất lượng cao, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, có năng lực cạnh tranh tầm khu vực và quốc tế.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên thị trường nội địa, trong khu vực và quốc tế; đẩy mạnh khai thác tiềm năng và lợi thế của từng ngành dịch vụ, tăng cường hợp tác giữa các ngành dịch vụ để cùng cạnh tranh và phát triển.

- Đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển các dịch vụ văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, dịch vụ việc làm,... theo cơ chế thị trường, đáp ứng nhu cầu trong nước và từng bước hội nhập quốc tế.

- Tiếp tục huy động các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng, trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm tạo thuận lợi cho phát triển dịch vụ. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cần được ưu tiên bố trí cho việc phát triển, củng cố, nâng cấp, hiện đại hóa có trọng điểm kết cấu hạ tầng quan trọng như: giao thông, cảng hàng không, cảng biển, viễn thông, du lịch, tài chính, ngân hàng.

- Mở cửa thị trường dịch vụ theo các cam kết quốc tế, tăng cường công tác vận động, xúc tiến đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ.

- Khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh của từng lĩnh vực dịch vụ hiện tại và trong tương lai; phân loại các lĩnh vực dịch vụ cần được bảo hộ, các lĩnh vực loại trừ tạm thời, loại trừ hoàn toàn cho việc mở cửa và dành đối xử quốc gia, tối huệ quốc cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.

- Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ theo hướng hài hòa giữa các vùng miền, hiện đại, tăng trưởng nhanh và bền vững gắn với nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm dịch vụ của Việt Nam.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

1. Định hướng phát triển các ngành dịch vụ ưu tiên

a) Dịch vụ du lịch

- Hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển du lịch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch.

- Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ phục vụ phát triển du lịch bao gồm hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin tại các khu vực động lực phát triển du lịch, khu du lịch quốc gia và khu vực có tiềm năng du lịch.

- Phát triển đa dạng hóa thị trường khách du lịch trên cơ sở điều tra, nghiên cứu thị trường, nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch. Tập trung thu hút khách du lịch từ các thị trường: Đông Bắc , Đông Nam , Châu Úc, Bắc Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu, Đông Âu và Liên bang Nga. Quan tâm phát triển các thị trường mới, có tiềm năng: Trung Đông, Nam Âu, Nam Mỹ, Nam Á; đồng thời, chú trọng phát triển mạnh thị trường khách du lịch nội địa, nhất là trong những năm đầu của thời kỳ chiến lược 2021 - 2030, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến ngành du lịch.

- Phát triển sản phẩm du lịch chất lượng, đa dạng, khác biệt, có giá trị gia tăng cao và tăng trải nghiệm cho khách du lịch dựa trên lợi thế về tài nguyên của từng vùng, địa phương, phù hợp với nhu cầu thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

- Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành du lịch; phát triển du lịch thông minh; xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu; quản lý khách du lịch và hoạt động du lịch, tài nguyên du lịch; kiểm soát, giám sát và cảnh báo ô nhiễm môi trường, quản lý và giảm thiểu rủi ro, sự cố môi trường trong hoạt động du lịch trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại và nền tảng công nghệ số.

- Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch với cơ cấu ngành nghề hợp lý, bảo đảm về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, hội nhập.

- Xây dựng hệ thống thống kê du lịch hiệu quả.

b) Dịch vụ logistics và vận tải

- Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước theo hướng tích cực tháo gỡ các khó khăn, rào cản, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh làm động lực khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường vận tải.

- Phát triển thị trường vận tải gắn liền với nâng cao năng lực hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam theo cơ chế thị trường bảo đảm đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế, tăng cường khả năng cạnh tranh và hợp tác quốc tế. Chủ động khai thác những cơ hội và hạn chế những tác động không mong muốn do cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhầm phát triển dịch vụ vận tải, vận tải đa phương thức đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế và nhu cầu của người dân.

- Sử dụng, đầu tư hiệu quả phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức tuyên truyền khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ logistics. Thiết lập mạng lưới trung tâm phân phối nhiều cấp (cảng cạn, kho, bãi hàng hóa) và các tuyến vận tải thu, gom hàng hóa trong các đô thị lớn và các vùng kinh tế trọng điểm.

- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ dịch vụ vận tải, logistics đáp ứng được nhu cầu trong nước và quốc tế.

c) Dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông

- Phát triển dịch vụ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) trên cơ sở phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế, sáng tạo, ứng dụng hiệu quả thành tựu khoa học, công nghệ trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 để tiến nhanh, bắt kịp các quốc gia trên thế giới.

- Phát triển thị trường CNTT-TT bền vững, định hướng chuyển đổi cơ cấu ngành sang các trụ cột mới (điện tử, dịch vụ nội dung số, an toàn và an ninh mạng, thương mại điện tử, vận chuyển.,.), đối tượng mới (thành phố thông minh, chính phủ số, công dân số), không gian mới (trong khu vực và thế giới).

- Kết hợp giữa phát triển ngành dịch vụ thông tin và truyền thông lan tỏa tới các ngành dịch vụ khác để tạo ra nhiều không gian mới thúc đẩy sự phát triển chung của các dịch vụ khác như thương mại, du lịch, giao thông vận tải, tài chính, ngân hàng...

- Phát triển hạ tầng kết nối làm cơ sở để phát triển dịch vụ CNTT- TT. Nhanh chóng phát triển dịch vụ internet di động 5G và các thế hệ tiếp theo; khuyến khích doanh nghiệp mở rộng kết nối internet băng thông rộng tốc độ cao đến tất cả các xã trong cả nước; xây dựng xa lộ internet cho các dịch vụ nhiều người dùng, ví dụ dịch vụ hành chính công, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục và các dịch vụ khác. Thu hút đầu tư và hình thành một số trung tâm dịch vụ công nghệ thông tin quốc tế tại các thành phố lớn là Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng...

- Duy trì sức cạnh tranh, giữ vững vị trí việt Nam nằm trong nhóm 10 nước dẫn đầu về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số; đủ khả năng phát triển, sản xuất các sản phẩm, dịch vụ CNTT-TT đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, tạo nền tảng để phát triển kinh tế tri thức, góp phần làm chủ các hệ thống thông tin, bảo đảm an toàn thông tin và chủ quyền số quốc gia, tận dụng tối đa các lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với Việt Nam.

- Đẩy mạnh cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các thủ tục hành chính công.

d) Dịch vụ tài chính - ngân hàng

- Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tài chính - ngân hàng theo hướng đổi mới quy trình, thủ tục và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Phát triển đồng bộ giữa các cấu phần của thị trường để lĩnh vực tài chính - ngân hàng tiếp tục trở thành kênh huy động và dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Coi trọng phát triển quy mô, chất lượng và tăng cường khả năng cạnh tranh của các định chế trung gian, tạo sự liên thông giữa hoạt động của thị trường chứng khoán, bảo hiểm với thị trường tiền tệ - tín dụng để phát triển cân bằng giữa các cấu phần của thị trường tài chính.

- Phát triển dịch vụ tài chính - ngân hàng gắn với hội nhập thị trường tài chính. Thực hiện tự do hoá các ngành và phân ngành dịch vụ tài chính. Phát triển thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm theo hướng tiếp cận với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện thực tế.

- Phát triển dịch vụ tài chính - ngân hàng gắn với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển dần từ mô hình kinh doanh truyền thông sang mô hình kinh doanh số, cung ứng sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng số nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Việc phát triển các dịch vụ tài chính - ngân hàng cần dựa trên nền tảng công nghệ tự động hóa, kết nối đa chiều và thông minh hóa của công nghệ hiện đại. Chú trọng phát triển thanh toán điện tử phục vụ thương mại điện tử theo hướng hoàn thiện, tăng cường kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của hệ thống ngân hàng với hạ tầng thanh toán của các đơn vị khác.

- Phát triển các kênh cung cấp vốn cho thị trường; mở rộng hệ thống các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư là các tổ chức lớn; phát triển đầy đủ các định chế trung gian; đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp. Chuyển đổi mạnh mẽ mô hình kinh doanh của các ngân hàng thương mại theo hướng từ “độc canh tín dụng” sang hình đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng phi tín dụng.

2. Định hướng phát triển các ngành dịch vụ khác

a) Dịch vụ khoa học và công nghệ

- Đối với lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng:

+ Áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trở thành một yêu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh; là công cụ và phương tiện quan trọng để duy trì các chuẩn mực trong các quan hệ kinh tế, thương mại.

+ Phát triển hoạt động dịch vụ đánh giá sự phù hợp, dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm về đo lường để tạo sự chuyển biến về số lượng và chất lượng của các dịch vụ này. Hoàn thiện hàng rào kỹ thuật trong thương mại phục vụ xuất khẩu và kiểm soát nhập siêu. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, trước hết tập trung vào các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lớn, chủ lực của nền kinh tế.

- Đối với lĩnh vực thông tin, thống kê khoa học và công nghệ:

+ Phát triển mạnh mẽ dịch vụ cung cấp, tổng hợp - phân tích thông tin, số liệu thống kê khoa học và công nghệ bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu lãnh đạo, quản lý, dự báo, hoạch định chiến lược, chính sách phát triển, sản xuất kinh doanh.

+ Phát triển hệ tri thức Việt số hóa để thiết lập hạ tầng nền tảng, dữ liệu lớn, chia sẻ dữ liệu phục vụ quá trình chuyển đổi số quốc gia, tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0

- Phát triển mạng lưới các tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ; phát triển hạ tầng thông tin và thống kê khoa học công nghệ quốc gia theo hướng hiện đại hóa, đa dạng hóa.

- Khuyến khích phát triển các dịch vụ liên quan đến sở hữu trí tuệ, bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ...

b) Dịch vụ phân phối

- Đối với dịch vụ phân phối truyền thống:

+ Phát triển phân phối thành một ngành có khả năng cạnh tranh của Việt Nam. Phát triển đồng bộ hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ.

+ Tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất, phân phối, các hiệp hội và cơ quan quản lý để phát triển mạnh thị trường trong và ngoài nước.

+ Đổi mới nội dung và phương thức quản lý phù hợp với từng loại hình thương mại truyền thống, đặc biệt là chợ.

+ Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động phân phối, bán lẻ, đặc biệt là các hoạt động lập cơ sở bán lẻ, phát triển chuỗi bán lẻ trong nước của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm đảm bảo sự phát triển, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tham gia thị trường phân phối, đồng thời thực thi nghiêm túc nội dung cam kết quốc tế của Việt Nam về dịch vụ phân phối.

+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các chủ thể kinh doanh.

- Đối với dịch vụ thương mại điện tử:

+ Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách cho việc phát triển và ứng dụng kinh tế số. Hoàn thiện khung khổ pháp lý cho thương mại điện tử với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh một cách toàn diện, theo kịp thực tiễn phát triển của các hình và hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh điện tử.

+ Phát triển các sản phẩm, giải pháp công nghệ số và hỗ trợ doanh nghiệp triển khai ứng dụng trong từng công đoạn của chu trình kinh doanh; các dịch vụ tích hợp dựa trên công nghệ tiên tiến như công nghệ thẻ thông minh, công nghệ Block Chain, công nghệ nhận dạng đối tượng, mã vạch.

c) Dịch vụ y tế

- Hoàn thiện quy hoạch phát triển hệ thống y tế, tiếp tục đổi mới hệ thống y tế theo hướng tinh giản đầu mối, hội nhập quốc tế.

- Thực hiện việc đa dạng hóa các loại hình khám chữa bệnh; phát triển dịch vụ du lịch khám chữa bệnh, một số lĩnh vực y học chất lượng cao, y học mũi nhọn phù hợp với điều kiện và khả năng của Việt Nam; hình thành cơ sở khám, chữa bệnh chất lượng cao đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân và thu hút khách quốc tế.

- Đẩy mạnh, khuyến khích phát triển y tế tư nhân, không phân biệt y tế công lập và y tế tư nhân; tăng tỷ trọng giường bệnh của khu vực tư nhân; tăng các dịch vụ kiểm nghiệm, kiểm định đạt chuẩn do khu vực tư nhân cung cấp.

- Tăng khả năng tiếp cận và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh các cấp và h thng đánh giá phản hồi của người dân; ban hành các quy trình chuyên môn. Thực hiện việc quản lý sức khỏe đến từng người dân để mọi người được theo dõi, tư vấn, khám sức khỏe ít nhất 01 lần/năm.

d) Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

- Gia tăng tỷ trọng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trong khu vực dịch vụ. Nâng cao chất lưng các loại hình dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các loại hình dịch vụ mà doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nhiều như: dịch vụ tư vấn quản lý, dịch vụ kế toán - kiểm toán và các loại hình dịch vụ tương đối mới như tư vấn về quản trị nhân sự, dịch vụ thu tiền cung cấp hóa đơn...

- Khuyến khích doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khai nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng các loại dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.

- Chú trọng cung ứng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh không chỉ cho khu vực đô thị, mà cho cả khu vực nông thôn, trung du, miền núi, nhất là các dịch vụ hỗ trợ thiết yếu như dịch vụ thương mại, dịch vụ tài chính, cung ứng vật tư, kthuật nông nghiệp...

- Phát triển hệ thống các doanh nghiệp hỗ trợ kinh doanh theo hướng xã hội hóa, thị trường hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập của doanh nghiệp Việt Nam.

- Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 theo mục tiêu của “Chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030” đề ra.

d) Dịch vụ giáo dục và đào tạo

- Nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục, nhất là giáo dục đại học và sau đại học để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế; chú trọng đào tạo nhân lực kỹ thuật, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp, quản lý xã hội, tổ chức cuộc sống và chăm sóc con người. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo, phát huy tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học nhằm đảm bảo chất lượng giúp người học có thể làm việc tại thị trường trong nước, trong khu vực và trên thế giới.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy và học nghề; nâng cấp trung tâm tích hợp dữ liệu; các hệ thống hỗ trợ hoạt động dạy và học trong giáo dục nghề nghiệp; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong hoạt động đánh giá kỹ năng nghề.

- Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; phát triển quy mô và mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo gắn với điều kiện bảo đảm chất lượng, đồng thời tăng cường chất lượng giáo dục phù hợp với mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới và Cách mạng công nghiệp 4.0.

- Hoàn thiện thể chế, đổi mới quản lý hệ thống và quản trị nhà trường; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa, từng bước hiện đại, xây dựng nền giáo dục mở theo hướng xã hội học tập.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO VÙNG LÃNH THỔ

l. Vùng đồng bằng

Tích cực ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển mạnh các ngành dịch vụ, đặc biệt là nhóm ngành dịch vụ ưu tiên và các dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội. Cải cách thể chế, nâng cấp hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ. Nâng cao sức cạnh tranh, chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế; hình thành các trung tâm dịch vụ lớn mang tầm khu vực và thế giới về thương mại, du lịch, tài chính, Iogistics tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Cần Thơ... Tăng cường tính kết nối của các trung tâm dịch vụ lớn và trung tâm dịch vụ trên các tuyến hành lang kinh tế khu vực như: Hành lang mới về thương mại đường bộ, đường biển quốc tế (từ thành phố Trùng Khánh của Trung Quốc tới Singapore; hành lang kinh tế Đông - Tây, hành lang kinh tế phía Nam...).

2. Vùng trung du miền núi

Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa để phát huy giá trị các tài nguyên thiên nhiên, các di tích lịch sử, đặc thù văn hóa các dân tộc của vùng. Phát triển du lịch nghỉ dưỡng ở các địa điểm có điều kiện khí hậu phù hợp. Chú trọng phát triển hạ tầng, khai thác các lợi thế về kinh tế cửa khẩu để phát triển các ngành dịch vụ phân phối, du lịch. Thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi, gắn phát triển dịch vụ với phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội cho vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng. Chú trọng phát triển các dịch vụ phục vụ nông lâm nghiệp và dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân.

3. Vùng biển, ven biển và hải đảo

Phát triển các ngành dịch vụ, nhất là các ngành có tiềm năng, lợi thế và giá trị gia tăng cao gắn với vị trí địa lý như du lịch, vận tải biển, logistics, dịch vụ liên quan đến khai thác dầu khí, dịch vụ hậu cần nghề cá. Phát triển hạ tầng và ứng dụng công nghệ cao trong đầu tư xây dựng và quản lý, vận hành các cảng biển, hệ thống giao thông kết nối cảng biển, các khu du lịch biển chất lượng cao, mang tầm quốc gia và khu vực. Hình thành các trung tâm logistics lớn tại Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ. Gắn phát triển ngành dịch vụ ở vùng biển, ven biển và hải đảo với bảo vệ vững chắc an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải. Phát triển mạnh mẽ dịch vụ nghề cá và phát triển hạ tầng dịch vụ cho các đảo, nhất là các đảo có vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.

IV. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

1. Giải pháp phát triển các ngành dịch vụ ưu tiên

a) Dịch vụ du lịch

- Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về du lịch và liên quan đến du lịch tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn thiện chính sách tạo thuận lợi về nhập cảnh, xuất cảnh và đi lại cho khách du lịch quốc tế.

- Phát triển sản phẩm du lịch:

+ Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, có giá trị gia tăng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế; phát triển sản phẩm du lịch “xanh”, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương.

+ Quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch; tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái.

- Phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đảm bảo chất lượng, hiện đại, tiện nghi, đồng bộ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, bao gồm hệ thống khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, cơ sở dịch vụ thông tin, tư vấn du lịch, cơ sở dịch vụ đặt giữ chỗ, đại lý, lữ hành, hướng dẫn; phương tiện và cơ sở dịch vụ phục vụ vận chuyển khách du lịch, cơ sở dịch vụ phục vụ tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao, hội nghị và các mục đích khác.

- Đào tạo nguồn nhân lực du lịch đảm bảo chất lượng, số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và hội nhập quốc tế.

- Phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch:

+ Tập trung thu hút có lựa chọn các phân khúc thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao và lưu trú dài ngày. Phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú trọng thị trường khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần và mua sắm.

+ Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp, nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh quốc gia.

+ Xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia trên cơ sở phát triển thương hiệu du lịch vùng, địa phương, thương hiệu doanh nghiệp du lịch và thương hiệu sản phẩm du lịch.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch với các nước, các tổ chức quốc tế, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dịch vụ đặt tour, đặt phòng, thanh toán qua các ứng dụng, ví điện tử..., hoàn thiện hệ thống thống kê du lịch.

b) Dịch vụ logistics và vận tải

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics và vận tải. Theo đó, sửa đổi một số quy định, bổ sung về dịch vụ logistics và vận tải tại Luật Thương mại, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động Logistics. Sửa đổi, ban hành mới các chính sách, pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics, vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới. Bao quát toàn diện các dịch vụ logistics, nội luật hóa các cam kết quốc tế về logistics...

- Giảm chi phí logistics thông qua việc xử lý các điểm hạn chế của chuỗi cung ứng như năng suất các cảng biển, cảng cạn, cảng thủy nội địa, kho bãi và điểm trung chuyển; quy hoạch vận tải đa phương thức thúc đẩy phát triển nhanh các phương thức vận tải hàng hóa chi phí thấp.

- Đào tạo nguồn nhân lực ngành logistics, vận tải hàng hải một mặt đáp ứng nhanh nhu cầu nhân lực qua đào tạo cho ngành, mặt khác đẩy nhanh chương trình đào tạo các chuyên gia logistics có kỹ năng ứng dụng và triển khai các thực hành quản trị logistics và chuỗi cung ứng theo kịp các nước công nghiệp phát triển.

- Tái cấu trúc logistics, trong đó thúc đẩy sự phát triển các loại hình logistics (3PLs, 4PLs, 5PLs) trong nước, xem đây là tiền đề phát triển thị trường logistics của Việt Nam.

- Gắn kết công nghệ thông tin trong logistics, đặc biệt khâu thủ tục hải quan và tại biên giới (tăng cường tổ chức, thúc đẩy tiêu chuẩn hóa trong khai thác như chứng từ, tiêu chuẩn công nghệ..., phát triển các cổng thông tin logistics, EDI, e-logistics...

- Phát triển đa dạng các trung tâm phân phối tại các thành phố, đô thị lớn trên cả nước nhằm phục vụ thị trường bán lẻ, các trung tâm logistics gần các khu công nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu.

- Quy hoạch hệ thống cảng biển, cảng cạn, hàng không, đường sắt, đường bộ đồng bộ. Khuyến khích đầu tư tư nhân, doanh nghiệp và mô hình hợp tác công tư (PPP).

- Áp dụng rộng rãi quản trị chuỗi cung ứng, quản trị logistics trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần, khuyến khích thuê ngoài logistics, điều chỉnh bổ sung luật, chính sách tạo điều kiện phát triển hoạt động dịch vụ logistics cũng như doanh nghiệp logistics trong nước; triển khai các hệ thống EDI và hệ thống giao dịch không giấy tờ tại các điểm hải quan, cửa khẩu, cải cách hành chính và minh bạch các dịch vụ công...

c) Dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông

- Xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông đồng bộ, an toàn thông tin gồm:

+ Triển khai hình thành hạ tầng mạng thông tin di động 5G phục vụ cho phát triển nền kinh tế số, xã hội số; từng bước làm chủ các công nghệ nền tảng như: công nghệ loT, Big Data, AI, AR.

+ Tăng cường sử dụng chung cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, tránh gây tốn kém nguồn lực phát triển của xã hội; phát triển hạ tầng số trên nền tảng công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại và hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật an toàn, an ninh thông tin.

- Chuyển đổi số quốc gia, tận dụng mọi cơ hội, nâng cao nhận thức và đầu tư cho dịch vụ mới:

+ Thực hiện chuyển đổi số quốc gia một cách toàn diện từ Chính phủ đến xã hội, doanh nghiệp để phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số.

+ Xây dựng và phát triển các dịch vụ chính quyền điện tử, đô thị thông minh.

- Xây dựng và phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam:

+ Phát triển doanh nghiệp công nghệ số là lực lượng chủ chốt cho phát triển dịch vụ thông tin và truyền thông, thực hiện tốt vai trò dẫn dắt về hạ tầng công nghệ, nền tảng cho nền kinh tế số, xã hội số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.

+ Khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ nghiên cứu phát triển các ứng dụng công nghệ, khuyến khích các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ tăng cường sử dụng công nghệ, phần mềm, sản phẩm công nghệ; quán triệt chủ trương "sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, Việt Nam làm chủ công nghệ, chủ động trong sản xuất".

+ Phát triển một số ngành ưu tiên, công nghệ cao: công nghệ thông tin và viễn thông, điện tử... sản xuất phần mềm, sản phẩm số, công nghiệp an toàn thông tin.

+ Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ, các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, thực hiện tư vấn công nghệ, chuyển giao công nghệ, mang công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới đột phá áp dụng vào mọi mặt của lĩnh vực kinh tế - xã hội.

d) Dịch vụ tài chính - ngân hàng

- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, ngân hàng trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập.

- Đổi mới khuôn khổ chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối và vàng:

+ Điều hành chính sách tiền tệ hướng đến mục tiêu cao nhất là kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả huy động và phân bổ nguồn vốn trong nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

+ Phát triển bền vững thị trường vàng nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững thị trường vàng, hạn chế tình trạng vàng hóa, hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ và ổn định tiền tệ vĩ mô.

- Phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.

- Tăng cường ứng dụng, phát triển khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực của ngành tài chính, ngân hàng; trong đó nhấn mạnh năng lực tiếp cận ứng dụng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trong định hướng đổi mới hoạt động của ngành tài chính, ngân hàng; tăng cường nghiên cứu khoa học ứng dụng: đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành tài chính, ngân hàng.

- Lĩnh vực bảo hiểm: Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm; nâng cao tính an toàn hệ thống, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm; hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển và đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm; đa dạng và chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối bảo hiểm; tăng cường hiệu quả quản lý của nhà nước về kinh doanh bảo hiểm; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hội nhập trong lĩnh vực bảo hiểm.

- Lĩnh vực chứng khoán: Hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách cho việc phát triển đồng bộ thị trường tài chính - tiền tệ nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng; phát triển nhanh quy mô chất lượng của thị trường; hoàn thiện cơ cấu tổ chức thị trường chứng khoán bảo đảm hạ tầng kỹ thuật cho phát triển thị trường ổn định, an toàn, bền vững; nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra, giám sát và thực thi pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường; đổi mới hệ thống công nghệ thông tin phục vụ giao dịch, thanh toán, giám sát; chủ động hội nhập với thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán khu vực quốc tế, tiệm cận với các thông lvà chuẩn mực tốt nhất.

2. Giải pháp phát triển các ngành dịch vụ khác

a) Dịch vụ khoa học và công nghệ

- Xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ; đề xuất tăng quy mô tài chính cho các quỹ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp để đầu tư đổi mới công nghệ.

- Rà soát sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy trình đánh giá sự phù hợp; xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu chuẩn đối sánh và thực hành tốt nhất về năng suất để phục vụ doanh nghiệp.

- Định hướng thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến trên thế giới cho doanh nghiệp trong nước, ưu tiên các dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường, có tiềm năng lan tỏa, liên kết với các doanh nghiệp trong nước để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

- Đẩy mạnh nghiên cứu làm chủ và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sản xuất sản phẩm thương hiệu Việt Nam như: phần mềm và nội dung số; thiết kế, chế tạo mạch tích hợp, bộ nhớ dung lượng cao; công nghệ đa phương tiện; công nghệ đa truy cập; trí tuệ nhân tạo; công nghệ an toàn và an ninh mạng; phát triển hệ thống trung tâm tính toán hiệu nâng cao.

- Khuyến khích khu vực tư nhân xây dựng cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ, các trung tâm đổi mới sáng tạo và cung ứng dịch vụ khoa học - công nghệ; thành lập một số tổ chức khoa học và công nghệ theo mô hình tiên tiếnvốn nước ngoài.

- Chủ động xây dựng khung thể chế thử nghiệm cho các ngành, nghề kinh doanh mới để tạo hành lang pháp lý cho các sản phẩm, dịch vụ sáng tạo.

b) Dịch vụ phân phối

- Rà soát các cam kết quốc tế và pháp luật trong nước, sớm hoàn thiện các quy định có liên quan đến hoạt động phân phối nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích mà Việt Nam đã đạt được trong các cam kết quốc tế.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi, phát triển hạ tầng thương mại theo hướng tạo đồng bộ, thuận lợi cho phát triển các loại hình kết cấu thương mại, đặc biệt tại khu vực nông thôn.

- Tăng cường các biện pháp hỗ trợ đào tạo, tuyên truyền và phổ biến kiến thức về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa; kiểm tra và giám sát tình hình hoạt động mua bán hàng hóa, tình hình thực thi pháp luật của các đơn vị được cấp phép để bảo đảm thị trường mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, các chủ thể thương mại điện tử hoạt động lành mạnh, bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư.

- Khuyến khích doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các chủ thể kinh doanh.

- Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp bán lẻ với các nhà sản xuất trong việc tạo nguồn hàng sản xuất trong nước với giá cả cạnh tranh, bảo đảm đủ tiêu chuẩn chất lượng có thể thỏa mãn nhu cầu mua sắm tiêu dùng đa dạng và ngày càng cao ở Việt Nam để cung ứng cho các cơ sở bán lẻ nhằm giảm sự phụ thuộc vào hàng cùng loại nhập khẩu.

- Nghiên cứu chính sách tăng cường chuỗi giá trị, đổi mới và thuận lợi hóa lưu thông trong đó tập trung vào hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng hàng hóa, tập trung trước hết vào các chuỗi cung ứng hàng nông sản thực phẩm thiết yếu của thị trường nội địa.

- Xây dựng chính sách khuyến khích ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp phân phối, logistics; thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử trong việc truy xuất nguồn hàng vào hệ thống hạ tầng thương mại như siêu thị, chợ.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển dịch vụ phân phối. Hỗ trợ doanh nghiệp trong nước kết nối với các nền tảng thương mại điện tử quốc tế như Amazon, Alibaba, Rakuten...

c) Dịch vụ y tế

- Nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ y tế:

+ Thực hiện chăm sóc sức khỏe toàn dân, tổ chức cung cấp dịch vụ y tế công, bảo đảm các dịch vụ y tế cơ bn, phấn đấu trên 95% dân số được quản lý, theo dõi, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

+ Nâng cao năng lực phòng chống dịch bệnh và hiệu quả hoạt động y tếsở, ứng phó kịp thời các vấn đề khẩn cấp, sự cố môi trường, bảo đảm an ninh y tế. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh. Phát triển mạnh y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại.

- Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế quốc gia theo hướng tinh gọn, hiệu quả, cung ứng dịch vụ y tế theo 3 cấp chuyên môn, đáp ứng với sự thay đổi của mô hình bệnh tật, già hóa dân số, hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực y tế,

- Tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các cơ sở y tế công lập theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị: giá dịch vụ y tế được tính đúng, tính đủ chi phí và có tích lũy để đầu tư phát triển, bảo đảm công khai, minh bạch, gắn với chất lượng dịch vụ.

- Đổi mới căn bản, toàn diện công tác đào tạo nhân lực y tế, đáp ứng yêu cầu cả về y đức và chuyên môn.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, phòng bệnh, chữa bệnh và nâng cao sức khỏe; ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế. Chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.

d) Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

- Khuyến khích các hộ kinh doanh sử dụng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh để góp phần đẩy nhanh việc chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu Việt Nam có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 như mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý để phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh; rà soát, đánh giá và hoàn thiện khung khổ pháp lý đối với các dịch vụ như; kế toán, kiểm toán, nghiên cứu thị trường, dịch vụ khoa học công nghệ.

- Đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp. Hoàn thiện các khung khổ pháp lý cho hoạt động của các hiệp hội, tạo lập khung pháp lý an toàn, hợp lý để các hội và hiệp hội doanh nghiệp hình thành thuận lợi và phát triển ổn định. Trên cơ sở đó tăng cường chuyển giao các dịch vụ công trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh cho các hiệp hội doanh nghiệp và khu vực tư nhân (ví dụ việc cấp chứng chỉ chuyên môn, chứng chỉ nghề, các dịch vụ xác nhận, cấp phép liên quan tới hoạt động kinh doanh...).

d) Dịch vụ giáo dục và đào tạo

- Rà soát, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước: nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng trong giáo dục phổ thông; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Sắp xếp, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, đảm bảo quy mô, cơ cấu, hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo, vùng miền, chuẩn hóa, hiện đại hóa, có phân tầng chất lượng.

- Chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lượng trong hệ thống giáo dục; phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng, đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đào tạo và ứng dụng các mô hình giáo dục, đào tạo mới trên nền tảng công nghệ thông tin như trên internet, trên thiết bị di động (điện thoại thông minh, máy tính bảng); khuyến khích các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục, đào tạo để đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, nhất là trong các ngành có nhu cầu cao.

- Xây dựng chính sách đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục. Huy động sự tham gia của toàn xã hội để tăng nguồn đầu tư cơ sở vật chất và hỗ trợ các hoạt động của cơ sở giáo dục, đào tạo.

- Tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình xây dựng, đổi mới chương trình và tổ chức đào tạo.

C. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN

1. Nguồn lực kinh tế - xã hội để thực hiện Chiến lược: vốn ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, tài trợ quốc tế và nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước, thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Chiến lược và lập dự toán kinh phí cụ thể để triển khai thực hiện theo quy định.

3. Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực tài chính từ các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia thực hiện Chiến lược theo quy định pháp luật.

D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:

- Chủ trì điều phối chung về phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam; xây dựng cơ chế, chính sách chung về phát triển khu vực dịch vụ; cơ chế chính sách phối hợp liên ngành/đa ngành về dịch vụ nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách quản lý, phát triển các ngành dịch vụ mới.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thu hút nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư vào các ngành dịch vụ.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Chương trình hành động thực hiện Chiến lược; xác định cụ thể các nội dung, nhiệm vụ, thời hạn hoàn thành của các bộ, ngành; bảo đảm việc lồng ghép thực hiện các mục tiêu của Chiến lược với các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của trung ương và địa phương.

- Tham mưu, tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và chế độ thông tin, báo cáo về triển khai thực hiện Chiến lược.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá về việc thực hiện Chiến lược của các ngành, lĩnh vực, địa phương; kịp thời đề xuất với các bộ, ngành, địa phương hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền biện pháp xử lý đối với những khó khăn, vướng mắc phát sinh.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp tình hình thực hiện Chiến lược, định kỳ hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết tình hình thực hiện Chiến lược vào năm 2025 và tổng kết tình hình thực hiện Chiến lược vào năm 2030.

2. Các bộ, ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ, chủ động lồng ghép các nội dung triển khai thực hiện Chiến lược vào các nhiệm vụ chuyên môn được giao. Cụ thể:

- Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng chương trình hành động thực hiện Chiến lược, trọng tâm là các lĩnh vực liên quan đến dịch vụ phân phối, thương mại điện tử, logistics.

- Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng chương trình hành động, tổ chức triển khai các Chiến lược phát triển trong các lĩnh vực chuyên ngành chứng khoán, bảo hiểm, kế toán - kiểm toán, ngân hàng.

- Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng chương trình hành động thực hiện Chiến lược, trọng tâm là các lĩnh vực Liên quan đến dịch vụ logistics và vận tải.

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng chương trình hành động, tổ chức thực hiện Chiến lược, trọng tâm là lĩnh vực dịch vụ du lịch.

- Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng chương trình hành động thực hiện Chiến lược, trọng tâm là lĩnh vực dịch vụ khoa học - công nghệ.

- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng chương trình hành động thực hiện Chiến lược, trọng tâm là lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin - truyền thông và nền tảng công nghệ số cho phát triển các ngành dịch vụ khác.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng chương trình hành động thực hiện Chiến lược, trọng tâm là lĩnh vực dịch vụ giáo dục đào tạo, dạy nghề, cung cấp nguồn nhân lực cho các ngành, lĩnh vực dịch vụ khác.

- Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng chương trình hành động thực hiện Chiến lược, trọng tâm là lĩnh vực dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe.

- Các bộ, ngành khác phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện Chiến lược, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an toàn, an ninh quốc gia và hội nhập hiệu quả trong lĩnh vực dịch vụ.

- Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chương trình hành động thực hiện Chiến lược trong phạm vi lãnh thổ qun lý.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện Chiến lược trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. Định kỳ vào tháng 12 hàng năm, bắt đầu từ năm 2021, kiểm điểm tình hình thực hiện Chiến lược và báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược trong các ngành, lĩnh vực dịch vụ thuộc thẩm quyền quản lý, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính ph.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
-
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND
, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
-
Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
-
Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án
nhân dân tối cao;
- Viện
kiểm sát nhân dân tối cao;
-
Kiểm ton nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ng
ân háng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban
trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các
đoàn thể;
- VPCP; BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: V
T , KTTH (2).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 531/QD-TTg

Hanoi, April 01, 2021

 

DECISION

APPROVING GENERAL STRATEGY FOR DEVELOPMENT OF VIETNAM’S SERVICE SECTOR FOR 2021 - 2030, WITH A VISION TO 2050

PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015 and Law on Amendments to the Law on Government Organization and Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to Resolution No. 140/NQ-CP dated November 09, 2018 on Government’s regular meeting of October 2018;

At the request of the Minister of Planning and Investment,

HEREBY DECIDES:

Article 1. The general strategy for development of Vietnam’s service sector for 2021 - 2030, with a vision to 2050 (hereinafter referred to as “Strategy”), with the following basic content, is approved:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

- Develop the service sector in a quick, efficient and sustainable manner, ensure that basic services have better quality and contribute to socio - economic development of the country, and strive for a modern economic structure.

- Develop service industries as appropriate to economic development phases and international integration process of Vietnam; mobilize all resources from economic sectors, especially the private sector.

- Develop the service sector based on the utilization of potential, advantages and creativity and efficient application of scientific and technological achievements against the background of the fourth industrial revolution to catch up with other countries. Prioritize development of some service industries with advantages and high technology and knowledge intensity.

- Develop and integrate the service sector in connection with ensuring an independent economy, social safety and national security; open the service market together with successfully protecting domestic industries; utilize and regard internal resources as the basis for active, proactive and efficient integration of the service sector.

- Develop an independent service sector that flexibly adapts to the negative impacts of large economic crises, natural disasters and pandemics.

II. DEVELOPMENT OBJECTIVES

1. General objectives

Develop the service sector into a key sector that accounts for a large share of the economy with high quality, efficiency and competitiveness, catching up with developed countries in ASEAN - 4 and in compliance with international practice and standards.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Growth rate of the service sector reaches 7 - 8% during 2021 - 2030, higher than the growth rate of the economy. By 2030, the service sector accounts for 50% GDP.

For 2030 - 2050, the service sector continues to maintain a growth rate higher than the growth rate of the economy and accounts for 60% GDP.

II. ORIENTATIONS FOR STRATEGY IMPLEMENTATION

I. GENERAL ORIENTATIONS

- Promote institutional reform and enhance transparency, efficiency and competitiveness of service industries during the fourth industrial revolution and Vietnam’s extensive international integration.

- Promote restructuring of service industries based on modern technology and application of achievements of the fourth industrial revolution, especially in the fields of finance, banking, insurance, healthcare, education, transport, logistics, commerce, tourism, etc. Keep growth rate of the service sector higher than GDP growth rate and increase the service share in GDP.

- Focus on development of some industries, products and services with high technology and knowledge intensity as well as competitive advantages such as distribution, tourism, IT, finance - banking, logistics, education and training, healthcare, etc. Concurrently, establish some tourism service centers with high-quality, branded, culturally rich and regionally and internationally competitive tourism products.

- Improve the quality of products and services and competitiveness of service enterprises operating in domestic, regional and international markets; promote utilization of potential and advantages of each service industry and cooperation between service industries for competition and development.

- Promote private sector involvement to develop cultural, educational, healthcare, sports, employment services, etc. according to the market mechanism, meeting domestic demand and facilitating gradual international integration.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Open the service market in accordance with international commitments, and enhance mobilization and promotion of foreign investment in the service sector.

- Survey and assess competitiveness of each existing and future service industry; classify service industries requiring protection and industries temporarily or permanently prohibited from opening and grant national treatment and most-favored-nation treatment to foreign service providers.

- Promote development of regionally harmonious and modern service industries with fast and sustainable growth in connection with improvement of reputation and quality of Vietnamese products and services.

II. ORIENTATIONS FOR DEVELOPMENT OF SERVICE INDUSTRIES

1. Orientations for development of prioritized service industries

a) Tourism industry

- Complete tourism development institutions and policies and improve state management of tourism.

- Quickly develop modern and synchronized infrastructure that support tourism development, including transport and IT infrastructure in areas that are a driving force for tourism, national tourism areas and areas with tourism potential.

- Diversify the tourist market based on market research, investigation, demand and preference of tourists. Focus on attracting tourists from Northeast Asia, Southeast Asia, the Australian continent, North America, Western Europe, Northern Europe, Eastern Europe and Russia. Develop new potential markets such as the Middle East, Southern Europe, South America and South Asia; concurrently, vigorously develop the domestic tourism market, especially in the first few years of the strategic 2021 - 2030 period and when the tourism industry is suffering from the impact of the COVID-19 pandemic.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Promote digital transformation in the tourism industry; develop smart tourism; promote and build brands; manage tourists, tourism activities and tourism resources; control, supervise and give warnings about environmental pollution, manage and minimize environmental risk and incidents in tourism based on application of modern technology, science and digital technology platforms.

- Develop human resources for tourism with suitable job structure and adequate quantity and quality as appropriate to competition and integration requirements.

- Build an effective statistical system for tourism.

b) Logistics and transport services

- Enhance state management to actively address difficulties and barriers and create a healthy competitive environment, which will encourage all economic sectors to participate in the transport market.

- Develop the transport market in connection with improvement of operational capacity, performance and competitiveness of Vietnamese enterprises according to the market mechanism to meet economic development demand and enhance competitiveness and international cooperation. Proactively utilize opportunities and mitigate undesired impacts arising from the fourth industrial revolution to promote growth of multimodal transport and transport services, satisfying demand of the economy and people.

- Effectively invest in and utilize transport infrastructure, and encourage enterprises to improve logistics service capacity and quality. Establish multi-level distribution center networks (dry ports and goods storages and yards) and goods collection transport routes in large cities and key economic regions.

- Focus on developing high-quality human resources for transport and logistics services in accordance with domestic and international demand.

c) IT and communications services

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Develop a sustainable IT - communications market, provide orientations for shifting to new pillars (electronics, cyber security, e-commerce, transport, digital content services, etc.), new subjects (smart cities, digital government and digital citizens) and new spaces (regional and global).

- Combine development of information and communications service industry with other service industries to create many new spaces, which will promote general development of other services such as commerce, tourism, transport, finance, banking, etc.

- Develop connection infrastructure to provide the basis for development of IT - communications services. Quickly develop services of 5G and following generations; encourage enterprises to expand high-speed high-bandwidth internet connection to all communes across the country; build an internet highway for services with a large number of users such as public administrative services, healthcare services, educational services and other services. Attract investment in and establish some international IT service centers in large cities (Hanoi, Ho Chi Minh City and Da Nang).

- Maintain competitiveness and Vietnam’s position in the top 10 providers of software and digital content processing services; become capable of developing and producing IT - communications products and services meeting domestic and international demand to provide the basis for development of the knowledge economy, master information systems, ensure information safety and digital sovereignty, utilize advantages and mitigate negative impacts of the fourth industrial revolution on Vietnam.

- Enhance online provision of public services related to economic activities; increase IT application to public administrative procedures.

d) Financial - banking services

- Improve quality of and diversify financial - banking services by procedural reform and enhanced IT application. Develop market components in a consistent manner for finance - banking to remain an effective capital mobilization channel for the economy. Pay attention to improvement of size, quality and competitiveness of financial intermediaries and creation of a connection between activities of securities and insurance markets and money - credit markets for balanced development of components of the financial market.

- Develop financial - banking services in connection with financial market integration. Liberalize financial service industries and sub-industries. Develop the securities market and insurance market towards international practice and standards as appropriate to actual conditions.

- Develop financial - banking services in connection with the fourth industrial revolution, gradually shift from traditional business models to digital ones and provide products and services via digital platforms to meet increasing demand from customers. Financial - banking services shall be developed based on automated technology, multi-dimensional connection and intelligentization of modern technology. Focus on development of electronic payment to support e-commerce and increase connection between electronic payment infrastructure of the banking system and payment infrastructure of other units.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Orientations for development of other service industries

a) Scientific and technological services

- For the field of standards, measurement and quality:

+ Application of technical regulations and standards becomes a requirement for business operations; and an important instrument for maintenance of standards in economic and commercial relations.

+ Develop conformity assessment services and inspection, calibration and testing services concerning measurement to facilitate a change in quantity and quality of these services. Complete technical barriers in commerce to support export and control trade deficit. Apply quality control systems according to international standards, starting from large and key service providers.

- For the field of scientific and technological information and statistics:

+ Vigorously develop scientific and technological information and statistics provision, compilation and analysis services with adequate quality and meeting demand from direction, management, forecasting and formulation of strategies and policies on development and business.

+ Develop the iTriThuc system to establish data sharing, big data and platform infrastructure that support national digital transformation and participation in the fourth industrial revolution.

- Build a network of intermediary organizations of the science and technology market; develop modern and diverse national scientific and technological information and statistical infrastructure.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Distribution services

- For traditional distribution services:

+ Develop the distribution industry into an industry capable of competing with other countries. Develop wholesale and retail distribution systems in a synchronized manner.

+ Enhance connection between manufacturing and distribution enterprises, associations and regulatory bodies for vigorous domestic and foreign market development.

+ Reform management content and methods as suitable for each form of traditional commerce, especially wet markets.

+ Improve efficiency of state management of distribution and retail, especially establishment of retail facilities, develop domestic retail chains of foreign-invested enterprises to ensure healthy and fair development of and competition between economic sectors involved in the distribution market and, concurrently, seriously comply with international commitments concerning distribution services.

+ Boost quality of the distribution and retail workforce to improve performance of business entities.

- For e-commerce services:

+ Continue to develop and complete institutions, mechanisms and policies for digital economy development and application. Complete the legal framework for e-commerce with a legislative document system that is amended comprehensively and appropriate to actual development of e-commerce and e-business models and activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Healthcare services

- Complete planning for development of the healthcare system; continue to reform the healthcare system towards simplified contact points and international integration.

- Diversify forms of medical examination and treatment; develop medical tourism services, some high-quality medical fields and key medical fields as suitable for Vietnam’s conditions and capacity; establish high-quality healthcare facilities that meet medical needs of people and attract foreign tourists.

- Promote development of private healthcare services, do not discriminate between public and private healthcare; increase share of private-sector patient beds; increase private-sector testing services meeting standards.

- Improve access to and quality of healthcare services. Complete systems for healthcare service quality control at all levels and feedback evaluation systems; promulgate professional procedures. Manage health condition of each person so that all people receive health monitoring, advice and examination at least once a year.

d) Business support services

- Increase share of business support services in the service sector. Improve quality of business and enterprise support services, especially services frequently employed by Vietnamese enterprises such as management consultancy, accounting - auditing services and relatively new services such as human resources management consultancy, cash collection, invoice provision services, etc.

- Encourage enterprises, especially startups and small and medium enterprises, to employ business support services.

- Focus on provision of business support services to not only urban areas but also rural areas, midlands and mountainous areas, especially essential support services such as commercial services, financial services, provision of agricultural technology and materials, etc.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Boost provision of level-4 online public services according to objectives of the national strategy for fourth industrial revolution by 2030.

d) Educational and training services

- Improve quality of educational services, especially undergraduate and postgraduate education, to build a high-quality workforce that meets requirements of the fourth industrial revolution and international integration; focus on training technical workforce, technology management workforce and workforce for enterprise management, society management, daily living organization and human care. Renovate training programs and enhance autonomy of educational institutions to ensure quality and enable learners to work in domestic, regional and international markets.

- Promote IT application in teaching and learning management and activities in vocational education; upgrade data integration centers; systems supporting teaching and learning in vocational education; and information systems and databases used for vocational skill assessment.

- Develop teachers and education management officials; expand the sizes and networks of educational and training institutions in connection with quality assurance conditions, and improve teacher quality as appropriate to objectives of general education curriculum and textbook reform and the fourth industrial revolution.

- Complete institutions, reform system management and school administration; increase investment in facilities in a synchronized and standardized manner to gradually modernize and foster open education with the aim of building a learning society.

III. ORIENTATIONS FOR REGION-BASED DEVELOPMENT

1. Deltas

Actively apply science and technology and robustly develop service industries, especially prioritized industries and business support services, healthcare services and social security services. Reform institutions and improve infrastructure and workforce quality of the service sector. Enhance competitiveness and service quality according to international practice and standards; establish large service centers of regional and global scale for commerce, tourism, finance and logistics in major cities such as Hanoi, Hai Phong, Da Nang, Ho Chi Minh City, Can Tho, etc. Boost connection between large service centers and service centers along regional economic corridors such as the new international land-sea trade corridor (from Chongqing City, China to Singapore); East - West economic corridor, Southern economic corridor, etc.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Develop ecotourism and cultural tourism to promote values of natural resources, monuments and cultures of ethnic groups in the regions. Boost leisure travel in areas with suitable climate. Focus on improving infrastructure, utilizing advantages in terms of border checkpoint economy to develop distribution and tourism industries. Adopt incentive policies and mechanisms and connect service development with economic development, new rural development and social security for poor areas, ethnic minority areas and revolution base areas. Focus on developing services supporting agro forestry and daily living.

3. Seas, coastal areas and islands

Develop service industries, especially those with potential, advantages and high value added connected with geographic locations such as tourism, sea transport, logistics, services related to oil and gas extraction and fishing logistics services. Improve infrastructure and apply high technology in investment, construction, management and operation of seaports, transport systems connecting seaports and high-quality tourism areas of national and regional standards. Establish large logistics centers in Hai Phong, Da Nang, Ho Chi Minh City, Ba Ria - Vung Tau and Can Tho. Connect development of service industries on seas, along the coast and on islands with protection of security, sovereignty and integrity of Vietnam’s territorial land and sea. Robustly promote fishing services and service infrastructure for islands, especially islands of socio - economic and national security and defense importance.

IV. SOLUTIONS FOR DEVELOPMENT OF SERVICE INDUSTRIES

1. Solutions for development of prioritized service industries

a) Tourism services

- Complete institutions, mechanisms and policies for tourism and related to tourism to create a favorable legal environment for tourism development. Continue to formulate policies facilitating entry, exit and travel of international tourists.

- Develop tourism products:

+ Develop quality, special, diverse and consistent tourism products with high value added to meet demand of domestic and international tourists; develop “green” tourism products that respect nature and local culture.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Provide quality, modern, convenient and synchronized technical facilities and infrastructure that support tourism and meet tourist needs, including tourism areas and locations, tourist accommodation establishments, restaurants, information service and tourism consultancy facilities, facilities for booking services, travel agencies, tour guides; tourist transport service facilities and facilities for sightseeing, leisure, recreation, sports, conferences and other purposes.

- Train the tourism workforce in a manner that ensures quality, quantity and job structure balance with training qualifications suitable for tourism development and international integration.

- Develop markets, tourism promotion and tourism brands:

+ Focus on selectively attracting high spending and long staying tourist segments. Vigorously develop the domestic tourism market with a focus on leisure travel, recreation, weekend travel and shopping.

+ Boost professional tourism promotion, aiming for target markets, regard tourism products and tourism brands as the key; promote tourism in connection with promoting Vietnam’s image.

+ Foster the national tourism brand based on regional and local tourism branding, tourism enterprise branding and tourism product branding.

- Enhance international cooperation in tourism with other countries and international organizations, connecting Vietnam’s tourism market with regional and global tourism markets.

- Increase IT application in tour booking and room booking services, payment via applications, e-wallets, etc., and complete the tourism statistical system.

b) Logistics and transport services

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Reduce logistics costs by addressing supply chain issues such as productivity of seaports, dry ports, inland ports, storages and transshipment points; provide planning for multimodal transport to facilitate low-cost transport provision.

- Train logistics and transport workforces to promptly meet labor demand and accelerate training programs on skills in application of logistics and supply chain management practices for logistics experts, catching up with developed countries.

- Restructure the logistics industry, including acceleration of domestic development of logistics forms (3PLs, 4PLs, 5PLs), which will provide the basis for development of Vietnam’s logistics market.

- Connect logistics with IT, especially for customs procedures and at border checkpoints (promote operation standardization such as invoicing, technology standards, etc., develop EDI, e-logistics, logistics information portals, etc.)

- Form diverse distribution centers in large cities across the country servicing the retail market and logistics centers near export manufacturing and processing industrial parks.

- Provide planning for synchronized seaport, dry port, aviation, railway and road systems. Encourage investment from the private sector and public-private partnerships (PPP).

- Apply supply chain management and logistics management in enterprises of all sectors, encourage logistics outsourcing and amendment to laws and policies to enable logistics services as well as domestic logistics enterprises; deploy EDI systems and paperless transaction systems at customs posts and border checkpoints, carry out administrative reform, ensure public service transparency, etc.

c) IT and communications services

- Build synchronized and cybersecured IT and communications infrastructure, including:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Increase sharing of IT and communications infrastructure to save development resources of the society; develop cybersecured digital infrastructure based on synchronized and modern IT platforms and national databases.

- Bring about national digital transformation, utilize all opportunities, raise awareness and invest in new services:

+ Carry out national digital transformation in a comprehensively manner from the Government to the society and enterprises to develop digital economy and digital society.

+ Develop e-government and smart city services.

- Develop Vietnamese digital technology enterprises:

+ Develop digital technology enterprises into the leading force for development of information and communications services, technology infrastructure and platforms for the digital economy and digital society against the background of the fourth industrial revolution.

+ Encourage technology enterprises to research and develop technology applications, encourage commerce and service enterprises to increase use of technology, software and technology products; thoroughly follow the motto of “created in Vietnam, designed in Vietnam, Vietnam masters technology and is proactive in manufacturing”.

+ Develop some prioritized and high technology industries such as IT and telecommunications, electronics, etc. software and digital product development and information safety.

+ Assist startups with technology and enterprises with innovation, provide technology consultancy, carry out technology transfer and apply new technology and new and breakthrough business models to all socio - economic aspects.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Complete legal frameworks for money and banking in accordance with laws of the market economy, international practice and integration demand.

- Renovate monetary, gold and foreign exchange management policy frameworks:

+ Carry out monetary policies with the highest objectives being inflation control, money value stabilization, protection of macroeconomic stability, improvement of capital mobilization and distribution in the economy and promotion of sustainable economic growth.

+ Develop the gold market in a sustainable manner to accomplish the goal of sustainable gold market development, limit the use of gold as a currency and support monetary policy management and macroeconomic monetary stability.

- Develop a system of credit institutions capable of competing in the domestic market and striving for the international market.

- Increase application and development of science and technology and workforce development in the finance - banking industries; in which, focus on capacity for use of applications of the fourth industrial revolution in orientations for renovation of financial and banking activities; enhance applied science research; build a high-quality workforce meeting development demand of the finance - banking industries.

- For the insurance industry: complete law on insurance business; improve system safety, performance and competitiveness of insurance enterprises; support enterprises with development and diversification of insurance products; diversify and professionalize insurance distribution channels; improve state management of insurance business; and promote international cooperation and integration in the insurance industry.

- For the securities industry: complete institutions, mechanisms and policies for synchronized development of the finance - monetary market in general and securities market in particular; quickly expand the size and quality of the market; complete the organizational structure of the securities market, ensuring technical infrastructure for stable, safe and sustainable market growth; improve efficiency of management, inspection, supervision and law enforcement, ensuring transparency and protection of legitimate rights and interest of market participants; renovate the IT systems servicing transactions, payment and supervision; proactively integrate with international financial, monetary and securities markets and follow best standards and practices.

2. Solutions for development of other service industries

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Formulate mechanisms and policies encouraging enterprises and individuals to establish technology startups; propose increasing the financial size of funds to support enterprises with technology renovation.

- Review and amend national technical regulations and standards and procedures for conformity assessment; develop and operate benchmarking databases and best practices concerning productivity to support enterprises.

- Provide orientations for promotion of transfer of technology from developed countries to Vietnamese enterprises, prioritizing eco-friendly and high technology projects connected with Vietnamese enterprises to participate in the global supply chains.

- Boost research in and mastering and transfer of IT, technology for manufacturing of Vietnamese products such as digital content and software; design and manufacturing of high capacity storage and integrated circuits; multimedia technology; multi-access technology; AI; cybersecurity technology and development of high-performance computing center systems.

- Encourage the private sector to build science - technology research facilities and innovation centers and provide scientific - technological services; establish some foreign-invested scientific and technological organizations based on advanced models.

- Proactively formulate regulatory sandboxes for new business lines to create legal parameters for innovative products and services

b) Distribution services

- Review international commitments and Vietnamese law, promptly complete distribution-related regulations to protect all of Vietnam’s rights and interests in international commitments.

- Review and amend incentive policies, develop commercial infrastructure in a synchronized manner to facilitate development of different commerce types, especially in rural areas.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Encourage enterprises to boost quality of the distribution and retail workforce to improve performance of business entities.

- Promote connection between retail enterprises and manufacturers in provision of domestically manufactured goods meeting quality standards with competitive price to satisfy diverse and increasing demand in Vietnam and supply retail facilities, reducing dependence on imports.

- Research policies for value chain promotion and renovate and facilitate trade, focusing on forming and developing goods supply chains, starting from supply chains for essential agro products of the domestic market.

- Formulate incentive policies for e-commerce employment in distribution and logistics enterprises; promote use of e-commerce for goods origin tracing in commercial infrastructure such as supermarkets and wet markets.

- Enhance international cooperation in distribution service development. Assist domestic enterprises in connecting with international e-commerce platforms such as Amazon, Alibaba, Rakuten, etc.

c) Healthcare services

- Improve healthcare service quality:

+ Provide healthcare for all people, provide public healthcare services, ensure basic healthcare services, strive to provide health management, monitoring care and protection for more than 95% of the population.

+ Enhance capacity for epidemic prevention and control and performance of grassroots healthcare, promptly respond to emergency events and environmental emergencies and ensure healthcare security. Apply science, technology and IT advancements to medical examination and treatment. Robustly develop traditional medicine together with modern medicine.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Continue to reform operating mechanisms and financial mechanisms of public healthcare facilities by granting autonomy; healthcare costs shall be properly and sufficiently calculated and accumulated for investment in development, ensuring transparency and service quality.

- Bring out fundamental and comprehensive reform of healthcare worker training, meeting both medical ethics and professional requirements.

- Increase IT application in disease management, prevention and treatment and health improvement; apply AI in healthcare. Proactively and actively integrate and boost efficiency of international integration.

d) Business support services

- Encourage household businesses to employ business support services to help accelerate conversion of household businesses into enterprises, striving to have 2 million enterprises by 2030 according to the objective stated in Resolution No. 10/NQ-TW dated June 03, 2017 by the Central Committee of the Communist Party on developing the private sector into a crucial driving force of the socialist-oriented market economy.

- Continue to complete legal frameworks for development of business support services; review, assess and complete legal parameters for services such as accounting, auditing, market research and scientific and technological services.

- Reform the organizational structure and operating mechanisms of business associations. Complete legal parameters for operation of associations, and create safe and appropriate legal frameworks to facilitate establishment and stable operation of associations and business associations. Promote handover of business-related public services to business associations and private sector (e.g., issuance of professional certificates and vocational certificates, business-related certification and licensing services, etc.).

d) Educational and training services

- Review and develop educational and training institution networks across the country; improve quality of teachers and educational management officials at all levels; effectively launch the new general education curricula; boost career orientation and classification in general education; foster the workforce, especially high-quality workforce.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Standardize educational quality assurance conditions; develop systems for quality assurance and national skills certification.

- Promote IT application in education and training and adoption of new education and training models based on IT such as the internet and mobile devices (smart phones, tablets); encourage models of connection between enterprises and educational and training institutions to meet demand for workforce quantity and quality, especially for industries with high demand.

- Formulate policies promoting private sector involvement in education and improving investment in education. Encourage the participation of the whole society to increase investment in facilities and assistance for activities of educational and training institutions.

- Enhance application of international standards in curriculum formulation and reform and training organization.

C. RESOURCES FOR IMPLEMENTATION

1. Economic - social resources for Strategy implementation shall be allocated from state budget, enterprise capital, international sponsorships and other funding sources lawfully mobilized as per the law.

2. Funding from state budget shall be allocated to the Strategy in accordance with current state budget decentralization. Ministries, ministerial-level agencies and People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall prepare detailed cost estimate for Strategy implementation based on the objectives and tasks stated in the Strategy as prescribed by law.

3. Promote mobilization of financial resources from Vietnamese and foreign organizations, individuals and enterprises for Strategy implementation as per the law.

D. IMPLEMENTATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Take charge of general coordination of development of Vietnam’s service sector; formulate general mechanisms and policies for development of the service sector; and mechanisms and policies for interdisciplinary cooperation in services for socio - economic development of the country; research and propose mechanisms and policies for management and development of new service industries.

- Take charge and cooperate with ministries, central authorities and local governments in attracting domestic and foreign investment in service industries.

- Take charge and cooperate with relevant regulatory bodies in developing action programs on implementation of the Strategy; identify tasks of ministries and central authorities and deadlines thereof; ensure incorporation of the Strategy’s objectives into objectives of central and local 5-year and annual socio - economic development plans.

- Give advice and submit consolidated reports to the Government and Prime Minister on Strategy implementation, and inspection and assessment of and reporting on such implementation.

- Take charge and cooperate with relevant ministries in inspecting, supervising and assessing implementation of the Strategy by regulatory bodies and local governments; promptly propose measures to address arising difficulties to ministries, central authorities and local governments or competent authorities.

- Take charge and cooperate with relevant ministries and central authorities and People’s Committees of provinces and central-affiliated cities in submitting annual consolidated reports on Strategy implementation to the Prime Minister; preliminary summarization of Strategy implementation in 2025 and summarization of Strategy implementation in 2030.

2. Ministries, central authorities and local governments shall proactively incorporate tasks in Strategy implementation into their assigned tasks intra vires. To be specific:

- The Ministry of Industry and Trade shall take charge and cooperate with ministries, central authorities and local governments in developing an action program on Strategy implementation with a focus on distribution, e-commerce and logistics services.

- The Ministry of Finance, State Bank of Vietnam and State Securities Commission shall take charge and cooperate with relevant ministries, central authorities and local governments in formulating action programs and adopting development strategies concerning securities, insurance, accounting - auditing and banking.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall take charge and cooperate with relevant ministries, central authorities and local governments in developing an action program on Strategy implementation with a focus on tourism services.

- The Ministry of Science and Technology shall take charge and cooperate with relevant ministries, central authorities and local governments in developing an action program on Strategy implementation with a focus on scientific - technological services.

- The Ministry of Information and Communications shall take charge and cooperate with relevant ministries, central authorities and local governments in developing an action program on Strategy implementation with a focus on IT - communications services and digital technology platforms supporting development of other service industries.

- The Ministry of Education and Training and Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs shall take charge and cooperate with relevant ministries, central authorities and local governments in developing an action program on Strategy implementation with a focus on educational, training and vocational services and provision of human resources to other industries and services.

- The Ministry of Health shall take charge and cooperate with relevant ministries, central authorities and local governments in developing an action program on Strategy implementation with a focus on healthcare services.

- Other ministries and central authorities shall cooperate with relevant regulatory bodies in implementing the Strategy, supporting business operations and ensuring national security and effective integration in relation to the service sector.

- Governments of provinces and central-affiliated cities shall take charge and cooperate with relevant regulatory bodies in developing action programs on implementation of the Strategy in their provinces and cities.

3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Governmental agencies, and Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall regularly inspect and monitor progress and results of implementation of the Strategy intra vires. In December of every year starting from 2021, inspect Strategy implementation and report on Strategy implementation results in areas under their management to the Ministry of Planning and Investment, which will submit a consolidated report to the Prime Minister.

Article 2. This Decision takes effect from the date on which it is signed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

THE PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 531/QĐ-TTg ngày 01/04/2021 phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.823

DMCA.com Protection Status
IP: 18.220.7.116
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!