ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
03/2008/QĐ-UBND
|
Biên
Hòa, ngày 10 tháng 01 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN GIẾT MỔ, BUÔN BÁN, VẬN CHUYỂN
ĐỘNG VẬT VÀ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 của Chính phủ Quy định quản
lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ về việc Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Quyết định số 43/2006/QĐ-TTg ngày 20/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Kế hoạch hành động Quốc gia bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đến
năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn về việc ban hành danh mục đối tượng kiểm dịch động vật; danh mục
động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch;
Căn cứ Quyết định số 46/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn về việc ban hành danh mục đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y;
danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y; danh mục đối tượng
thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh thú
y;
Căn cứ Quyết định số 3065/QĐ-BNN-NN ngày 07/11/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn ban hành quy định về điều kiện chăn nuôi, ấp trứng, vận chuyển,
giết mổ, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm;
Căn cứ Quyết định số 3535/QĐ-BNN-CB ngày 16/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn về việc ban hành quy định tạm thời về quản lý thu mua giết mổ,
bảo quản, chế biến, kinh doanh thịt, trứng gia cầm;
Căn cứ tiêu chuẩn, quy trình ngành Thú y năm 2006 của Cục Thú y;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Tờ trình số
2155/TTr-NNPTNT ngày 26/12/2007 về việc đề nghị ban hành quy định về điều kiện
giết mổ, buôn bán, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về điều kiện
giết mổ, buôn bán, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký
và thay thế Quyết định số 4714/1997/QĐ.UBT ngày 22 tháng 12 năm 1997 của Ủy ban
nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định về những điều kiện trong giết mổ, buôn
bán vận chuyển lợn, trâu bò và gia súc khác trên địa bàn tỉnh.
Điều 3.
Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở,
ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa,
Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
UB
NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
PHÓ CHỦ TỊCH
Ao Văn Thinh
|
QUY ĐỊNH
VỀ ĐIỀU KIỆN GIẾT MỔ, BUÔN BÁN, VẬN CHUYỂN ĐỘNG VẬT VÀ SẢN
PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2008 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối
tượng áp dụng
Mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ
chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động giết mổ, buôn bán, vận chuyển động vật, sản
phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phải tuân thủ các điều kiện trong bản
Quy định này và chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ
dưới đây được hiểu như sau:
1. Động vật là các loài
thú, gia cầm, bò sát, ong, tằm và các loài côn trùng khác; động vật lưỡng cư;
cá, giáp xác, nhuyễn thể, động vật có vú, sống dưới nước và các loài động vật
thủy sinh khác.
2. Sản phẩm động vật là
thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, tinh dịch, phôi động vật, huyết,
nội tạng, da, lông, xương, sừng, móng, các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật.
3. Sơ chế động vật, sản phẩm
động vật là công việc sau đánh bắt, giết mổ, bao gồm pha, lóc, làm khô,
đông lạnh, đóng gói các động vật, sản phẩm động vật.
4. Gia súc gồm: Trâu, bò,
dê, cừu, lợn, ngựa, la, lừa, thỏ, chó, mèo và các loài gia súc nuôi khác.
5. Gia cầm gồm: Gà, vịt,
ngan, ngỗng, gà tây, bồ câu, chim cút, đà điểu, chim cảnh.
6. Dịch bệnh động vật: Là
một bệnh truyền nhiễm thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch hoặc danh mục
các bệnh nguy hiểm của động vật làm động vật mắc bệnh, chết nhiều hoặc làm lây
lan trong một hoặc nhiều vùng.
7. Vùng có dịch: Là vùng
có nhiều ổ dịch đã được cơ quan có thẩm quyền xác định.
8. Vùng bị dịch uy hiếp:
Là vùng ngoại vi bao quanh vùng có dịch hoặc vùng tiếp giáp với vùng có dịch ở
biên giới của nước láng giềng đã được cơ quan có thẩm quyền xác định trong phạm
vi nhất định tùy theo từng bệnh.
9. Các biện pháp phòng bệnh bắt
buộc gồm: Sử dụng vắc xin, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa
chất dùng trong thú y để phòng bệnh cho động vật; áp dụng các biện pháp vệ sinh
thú y trong chăn nuôi.
10. Cơ sở giết mổ, sơ chế động
vật, sản phẩm động vật: Là địa điểm cố định, được cơ quan có thẩm quyền cấp
đăng ký kinh doanh giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật.
11. Cơ sở giết mổ gia súc tập
trung: Cơ sở giết mổ lợn có quy mô ≥ 200 con/ngày; cơ sở giết mổ các loài
gia súc khác có quy mô ≥ 50 con/ngày
12. Cơ sở giết mổ gia cầm tập
trung là cơ sở giết mổ gia cầm có quy mô ≥ 500 con/giờ.
Điều 3. Những
hành vi bị nghiêm cấm
1. Vi phạm các quy định về giết
mổ, buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.
2. Vận chuyển động vật, sản phẩm
động vật từ vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp ra các vùng khác; vận chuyển động
vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch thú y, mang
mầm bệnh chưa được xử lý; vận chuyển động vật sống trên các phương tiện công cộng
chuyên chở hành khách.
3. Trốn tránh việc kiểm dịch động
vật, sản phẩm động vật vận chuyển trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập
tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
4. Đánh tráo động vật, sản phẩm
động vật đã được kiểm dịch bằng động vật, sản phẩm động vật chưa được kiểm dịch.
5. Kinh doanh động vật, sản phẩm
động vật chưa qua kiểm dịch, chưa qua kiểm soát giết mổ, không đủ tiêu chuẩn vệ
sinh thú y; động vật mắc bệnh, mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc động vật
chết bất thường chưa rõ nguyên nhân; động vật, sản phẩm động vật bị bệnh, bị ngộ
độc, bị ôi, bơm, chích nước hoặc sử dụng các loại dịch lỏng, các chất tạo màu, tạo
mùi, bảo quản gây hại cho người sử dụng.
6. Buôn bán động vật và sản phẩm
động vật không đúng nơi quy định.
7. Giết mổ động vật thuộc diện cấm
giết mổ theo quy định tại Điều 39 của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng
3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh
Thú y
8. Sử dụng dấu kiểm soát giết mổ,
tem kiểm tra vệ sinh thú y giả hoặc không đúng mã số của cơ sở giết mổ, sơ chế
sản phẩm động vật.
9. Các hành vi vi phạm khác theo
quy định của pháp luật.
Chương II
ĐIỀU KIỆN VỀ GIẾT MỔ ĐỘNG
VẬT
Điều 4. Quy
định chung về điều kiện giết mổ động vật
1. Động vật đưa vào giết mổ phải
đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y (VSTY), đã được kiểm dịch và có giấy chứng nhận kiểm
dịch của cơ quan thú y cấp, đã được tiêm phòng các bệnh bắt buộc theo quy định
và có giấy chứng nhận tiêm phòng hoặc có hồ sơ xác nhận việc tiêm phòng, được
kiểm soát giết mổ, được cơ quan thú y có thẩm quyền thực hiện kiểm soát trước,
trong và sau giết mổ.
2. Việc giết mổ gia súc, gia cầm
phải được tiến hành tại các cơ sở giết mổ được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
cấp phép kinh doanh và chỉ được triển khai hoạt động sau khi đã có quyết định
phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với dự án có công suất thiết
kế từ 100 con gia súc/ngày, 1000 con gia cầm/ngày) hoặc giấy xác nhận cam kết bảo
vệ môi trường (đối với những dự án có công suất thiết kế thấp hơn) và phải tuân
thủ mọi thủ tục kiểm soát giết mổ, xử lý vi phạm theo đúng quy định hiện hành.
Điều 5. Kiểm
soát trước và sau giết mổ
Trước, trong và sau quá trình giết
mổ phải được sự kiểm soát của cán bộ thú y.
Điều 6. Cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh giết mổ động vật
1. Cơ sở giết mổ gia súc tập
trung (xem phụ lục 1 đính kèm).
2. Cơ sở giết mổ gia súc quy mô
nhỏ.
a. Nằm trong vùng được UBND huyện,
thị xã quy hoạch xây dựng cơ sở giết mổ.
b. Phải cách biệt với khu dân
cư, các công trình công cộng, đảm bảo vệ sinh môi trường (VSMT), có nguồn nước
đạt tiêu chuẩn VSTY, có hệ thống xử lý nước thải tránh gây ô nhiễm môi trường.
c. Có khu vực riêng nhốt động vật
chờ giết mổ; khu vực riêng để giết mổ với hệ thống giết mổ treo; khu sơ chế động
vật, sản phẩm động vật; khu cách ly động vật ốm; khu xử lý sản phẩm không đủ
tiêu chuẩn VSTY.
3. Cơ sở giết mổ gia cầm tập
trung (xem phụ lục 2 đính kèm).
4. Giết mổ gia cầm thủ công: Phải
có một số thiết bị chính: Phễu cắt tiết và máng hứng tiết, thùng nhúng nước
nóng, dụng cụ đánh lông, bàn làm sạch lông, bàn mổ và moi phủ tạng; thùng rửa
thân thịt, khung và móc treo thân thịt, bàn đóng gói, kho hoặc thiết bị bảo quản
thành phẩm,…
5. Giết mổ gia cầm hộ gia đình để
kinh doanh trên địa bàn, xã: Phải giết mổ gia cầm ở nơi đảm bảo VSTY; dùng nước
sạch để giết mổ; dùng vôi bột hoặc hóa chất để xử lý chất thải rắn, lỏng; sau
khi giết mổ xong phải vệ sinh sạch sẽ nơi giết mổ.
Chương III
ĐIỀU KIỆN VỀ BUÔN BÁN
Điều 7. Địa
điểm buôn bán động vật, sản phẩm động vật
Tổ chức, cá nhân chỉ được buôn
bán động vật, sản phẩm động vật tại các địa điểm theo quy hoạch và sự sắp xếp của
cơ quan có thẩm quyền.
Điều 8. Các
điều kiện cụ thể về buôn bán động vật và sản phẩm động vật
1. Kinh doanh động vật tại chợ:
a) Địa điểm kinh doanh phải ở
khu riêng biệt với các loại hàng hóa khác.
b) Nơi mua bán, vật dụng phải được
vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc, khử trùng sau khi bán.
c) Nước thải trong quá trình
kinh doanh động vật tại các chợ phải được xử lý đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y
trước khi thải ra môi trường.
d) Động vật mua, bán phải được
cơ quan thú y kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển.
2. Nơi thu gom, tập trung động vật
(vựa trung chuyển động vật) phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Địa điểm cách biệt với khu
dân cư, công trình công cộng, các cơ sở chăn nuôi.
b) Được các cơ quan chức năng cấp
phép kinh doanh.
c) Được sự giám sát, kiểm dịch,
kiểm tra VSTY của cơ quan thú y.
d) Có biện pháp ngăn chặn sự tiếp
xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với động vật bên ngoài.
e) Được vệ sinh, khử trùng tiêu
độc trước và sau mỗi lần tập trung, bốc xếp động vật.
f) Có biện pháp xử lý nước thải,
chất thải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh trước khi thải ra môi trường.
3. Nơi tập trung sơ chế sản phẩm
động vật:
a) Được các cơ quan chức năng cấp
phép kinh doanh.
b) Được sự giám sát, kiểm dịch,
kiểm tra VSTY, an toàn thực phẩm của cơ quan chức năng.
c) Có kho bảo quản đạt tiêu chuẩn
VSTY, an toàn thực phẩm theo quy định.
d) Kho bảo quản phải được vệ
sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau mỗi lần tập trung sản phẩm động vật.
e) Có biện pháp xử lý nước thải,
chất thải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh trước khi thải ra môi trường.
4. Sản phẩm động vật được bán
trên thị trường: Phải được kiểm soát của cơ quan thú y (đã xác nhận qua kiểm dịch),
sản phẩm chế biến phải có bao bì, đóng gói, thực hiện ghi nhãn và bảo quản theo
quy định.
5. Kinh doanh sản phẩm động vật
tại chợ:
a) Quầy (sạp) kinh doanh phải nằm
trong khu quy hoạch do cơ quan chức năng quy định.
b) Sản phẩm động vật phải được
bày bán trên bàn (bệ) cao cách mặt đất ít nhất 60 cm và có thiết bị (dụng cụ) bảo
quản, chống ruồi, nhặng và các loại côn trùng gây hại khác, không sử dụng hóa
chất cấm.
c) Dụng cụ chứa đựng, bày bán phải
làm bằng vật liệu không rỉ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dễ vệ
sinh, khử trùng.
d) Vệ sinh sạch sẽ, khử trùng vật
dụng và nơi mua bán hàng ngày.
e) Người bán hàng phải chịu
trách nhiệm về nguồn gốc, chất lượng của sản phẩm động vật và phải khám sức khỏe,
cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần; có giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến
thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân.
6. Kinh doanh gia cầm sống:
a) Chỉ được kinh doanh gia cầm sống
tại những nơi quy định ở các chợ cho phép kinh doanh gia cầm sống; gia cầm phải
được nhốt và có nơi thu gom xử lý chất thải; vệ sinh tiêu độc, khử trùng, vệ
sinh khu vực buôn bán.
b) Chỉ được kinh doanh gia cầm
khỏe mạnh đã được tiêm vắc xin phòng bệnh; gia cầm có nguồn gốc tại địa phương
phải có giấy chứng nhận tiêm phòng do cơ quan thú y cấp; gia cầm được vận chuyển
từ ngoài huyện, ngoài tỉnh đến phải có giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan thú
y cấp.
7. Kinh doanh sản phẩm gia cầm
trong nội thành, nội thị:
a) Địa điểm kinh doanh phải được
cơ quan có thẩm quyền cho phép; có bảng hiệu ghi rõ: “Cửa hàng bán sản phẩm gia
cầm không nhiễm bệnh; địa chỉ; điện thoại…”.
b) Sản phẩm gia cầm phải có dấu
kiểm soát giết mổ trên sản phẩm hoặc tem VSTY; được đóng gói, trên bao bì có
nhãn ghi rõ: Tên hàng; trọng lượng; ngày tháng năm sản xuất; hạn sử dụng; nhiệt
độ bảo quản; logo, tên và địa chỉ cơ sở giết mổ…
c) Có thiết bị để bảo quản sản
phẩm gia cầm phù hợp với khối lượng kinh doanh, tiêu thụ; dụng cụ chứa đựng,
bày bán sản phẩm gia cầm phải làm bằng vật liệu không rỉ, không thấm nước, dễ vệ
sinh, khử trùng tiêu độc.
8. Kinh doanh trứng gia cầm
trong nội thành, nội thị:
a) Địa điểm kinh doanh phải được
cơ quan có thẩm quyền cho phép có bảng hiệu ghi rõ “Cửa hàng bán trứng gia cầm
không nhiễm bệnh; địa chỉ; điện thoại”.
b) Trứng được đóng gói trong hộp
có nhãn ghi rõ tên hàng, số lượng; ngày tháng năm sản xuất đóng gói; hạn sử dụng,
nhiệt độ bảo quản, logo, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất), hoặc trên vỏ trứng in
chữ (tên cơ sở sản xuất, ngày sản xuất,…).
c) Có thiết bị bảo quản trứng
phù hợp với số lượng kinh doanh tiêu thụ; các dụng cụ để chứa đựng, bày bán trứng
gia cầm phải bằng vật liệu không rỉ, không thấm nước, dễ vệ sinh, khử trùng
tiêu độc.
9. Kinh doanh sản phẩm gia cầm tại
các chợ hoặc cửa hàng ngoại thành, ngoại thị:
a) Địa điểm kinh doanh phải được
cơ quan có thẩm quyền cho phép.
b) Sản phẩm gia cầm phải có dấu
kiểm soát giết mổ.
c) Dụng cụ chứa đựng, bày bán
làm bằng vật liệu không rỉ, không thấm nước, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc.
10. Kinh doanh tiêu thụ trứng
gia cầm tại các chợ hoặc cửa hàng ngoại thành, ngoại thị:
a) Địa điểm kinh doanh phải được
cơ quan có thẩm quyền cho phép.
b) Các dụng cụ để chứa đựng, bày
bán trứng gia cầm phải bằng vật liệu không rỉ, không thấm nước, dễ vệ sinh, khử
trùng tiêu độc.
c) Đối vớí trứng gia cầm có nguồn
gốc từ các thôn, ấp không có dịch cúm gia cầm mà đàn gia cầm đẻ đã được tiêm
phòng thì được tiêu thụ trong địa bàn xã.
Điều 9. Điều
kiện về cung ứng sản phẩm động vật
Việc cung ứng sản phẩm động vật
phục vụ đông người (siêu thị, nhà hàng, bếp ăn tập thể,...) phải có nguồn gốc
rõ ràng từ những cơ sở giết mổ, chế biến hợp pháp, đã qua kiểm soát giết mổ, vận
chuyển bằng phương tiện chuyên dùng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều 10. Điều
kiện về cấp giấy chứng nhận kinh doanh
Tổ chức, cá nhân chỉ được cấp giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh các sản phẩm từ động vật khi có đủ các điều
kiện sau:
1. Đã được tập huấn kiến thức về
vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với từng ngành nghề sản xuất, kinh doanh;
hàng năm phải tham gia tập huấn để cập nhật các kiến thức mới.
2. Được cơ quan có thẩm quyền cấp
giấy chứng nhận đủ điều kiện VSTY, VSMT và vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở
kinh doanh.
Chương IV
ĐIỀU KIỆN VẬN CHUYỂN
Điều 11. Điều
kiện về động vật và sản phẩm động vật được vận chuyển
1. Chỉ được phép vận chuyển động
vật, sản phẩm động vật đã qua kiểm tra và có giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển
của cơ quan thú y.
2. Khi dụng cụ chứa đựng động vật
là lồng, cũi, hộp, rọ,… trên xe chuyên dùng phải sắp xếp thuận lợi cho việc kiểm
tra.
3. Vận chuyển gia cầm và sản phẩm
gia cầm phải thực hiện theo đúng quy định của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Điều 12. Điều
kiện về phương tiện vận chuyển
1. Phương tiện vận chuyển động vật
và sản phẩm động vật phải là phương tiện chuyên dùng và đảm bảo các điều kiện về
VSTY theo quy định. (Xem phụ lục 3 đính kèm).
2. Trong trường hợp vận chuyển với
số lượng sản phẩm động vật ít (dưới 100 kg) phải có thùng chứa kín bằng thép
không rỉ, dễ vệ sinh, tiêu độc, khử trùng.
Chương V
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ
QUAN, ĐƠN VỊ
Điều 13. Ủy
ban nhân dân cấp huyện
1. Chủ trì phối hợp với các Sở,
ngành, đơn vị liên quan xây dựng quy hoạch, công bố quy hoạch các cơ sở giết mổ,
chế biến, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý, trình
UBND tỉnh phê duyệt.
2. Hướng dẫn, tạo điều kiện các
tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở giết mổ, chế biến, kinh doanh động vật, sản phẩm
động vật phù hợp quy hoạch.
3. Tổ chức, quản lý và kiểm soát
hoạt động giết mổ, buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa
bàn quản lý đảm bảo VSMT, VSTY và an toàn vệ sinh thực phẩm, ngăn chặn sự phát
sinh và lây lan dịch bệnh.
4. Chủ trì, phối hợp với các đơn
vị liên quan tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm trong giết mổ, buôn bán, vận chuyển
động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý.
5. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục,
vận động nhân dân thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch và sử dụng
các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được kiểm soát giết mổ, kiểm tra
đảm bảo vệ sinh.
6. Chỉ đạo UBND cấp xã quản lý
hoạt động giết mổ, buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa
bàn xã.
Điều 14. Sở
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Chỉ đạo Chi cục Thú y triển khai
thực hiện:
1. Kiểm dịch động vật, sản phẩm
động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra VSTY theo quy
định.
2. Hướng dẫn về điều kiện thú y
cho các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở giết mổ, chế biến, kinh doanh động vật, sản
phẩm động vật.
3. Hướng dẫn quy trình VSTY, kiểm
soát VSTY trong giết mổ, chế biến, buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động
vật trên địa bàn tỉnh.
4. Thẩm định và cấp giấy chứng
nhận điều kiện VSTY theo quy định.
5. Phối hợp với các đơn vị liên
quan thẩm định điều kiện VSMT và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở giết mổ,
vận chuyển, buôn bán động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh.
6. Tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm
về kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra VSTY, buôn bán, vận chuyển động
vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh.
Điều 15.
Công an tỉnh
Phối hợp với các đơn vị liên
quan trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm về giết mổ, buôn bán, vận chuyển động vật,
sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh.
Điều 16. Sở
Thương mại - Du lịch
1. Phối hợp với các đơn vị liên
quan thẩm định điều kiện VSTY, VSMT và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở
giết mổ, điểm buôn bán động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh.
2. Cấp giấy đăng ký kinh doanh động
vật và sản phẩm động vật theo quy định.
3. Sắp xếp, quy hoạch các điểm
kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tại các chợ theo quy định.
4. Tổ chức, phối hợp với các đơn
vị liên quan kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh về giết mổ, vận chuyển,
buôn bán động vật và sản phẩm động vật lưu thông trên thị trường.
Điều 17. Sở
Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với các đơn vị liên
quan hướng dẫn thực hiện thủ tục về môi trường đối với các cơ sở giết mổ; thẩm
định điều kiện VSMT tại các cơ sở giết mổ động vật, điểm buôn bán động vật và sản
phẩm động vật.
Điều 18. Sở
Y tế
1. Phối hợp với các đơn vị liên
quan thẩm định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở giết mổ động vật,
điểm buôn bán sản phẩm động vật.
2. Cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm
theo quy định pháp luật cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc
từ động vật.
3. Phối hợp với các đơn vị liên
quan kiểm tra điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, cơ
sở kinh doanh, sử dụng thực phẩm đã qua chế biến; kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật
và tồn dư hóa chất trong thực phẩm lưu thông trên thị trường.
4. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát về
vệ sinh an toàn thực phẩm trong giết mổ, vận chuyển, buôn bán động vật và sản
phẩm động vật.
Điều 19. Sở
Kế hoạch - Đầu tư
Phối hợp với các đơn vị liên
quan tham gia thẩm định các dự án quy hoạch cơ sở giết mổ, buôn bán động vật và
sản phẩm động vật của các huyện, thị xã, đảm bảo VSTY, VSMT và vệ sinh an toàn
thực phẩm.
Điều 20. Sở
Khoa học và Công nghệ
- Hướng dẫn thực hiện các quy
trình công nghệ về giết mổ, chế biến, đóng gói và bảo quản.
- Phối hợp với các đơn vị liên
quan tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm về đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa đối
với các sản phẩm hàng hóa chế biến từ động vật trên địa bàn tỉnh.
Điều 21. Sở
Giao thông - Vận tải
- Quy định phương tiện vận chuyển
động vật, sản phẩm động vật.
- Hướng dẫn lộ trình vận chuyển
động vật, sản phẩm động vật.
- Tổ chức kiểm tra và xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm các quy định về vận chuyển động vật, sản phẩm động vật
trên các phương tiện đường bộ, đường thủy trên địa bàn tỉnh.
Điều 22.
Trách nhiệm của chủ hàng, chủ cơ sở
1. Chấp hành các quy định của
pháp luật về thú y và quy định khác có liên quan trong việc giết mổ, buôn bán,
vận chuyển động vật và sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra VSTY,
VSMT, vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Chịu trách nhiệm nuôi giữ
chăm sóc động vật, bảo quản sản phẩm động vật và tuân theo hướng dẫn của cơ
quan thú y trong quá trình kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra VSTY, VSMT, vệ
sinh an toàn thực phẩm và trả phí, lệ phí theo quy định.
3. Phải báo ngay cho cơ quan quản
lý Nhà nước chuyên ngành về thú y nơi gần nhất khi phát hiện bệnh lạ hoặc nghi
ngờ động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh.
4. Không được tự ý đánh tráo,
thay đổi số lượng động vật và sản phẩm động vật đã được kiểm dịch. Vận chuyển động
vật sản phẩm động vật và phải đúng lộ trình theo quy định.
5. Đăng ký trước 15 ngày với cơ
quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về thú y để được kiểm tra điều kiện VSTY trước
khi cơ sở giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật bắt đầu hoạt động.
Chương VI
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 23. Buộc
xử lý tiêu hủy hoặc luộc chín sản phẩm động vật không qua kiểm dịch, kiểm soát
giết mổ của ngành thú y trong giết mổ, buôn bán, vận chuyển.
Điều 24. Tổ
chức, cá nhân hoạt động giết mổ, buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật
có hành vi vi phạm Quy định này hoặc các quy định khác của pháp luật về VSTY,
VSMT và vệ sinh an toàn thực phẩm, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa sẽ bị
xử phạt theo quy định của pháp luật.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 25.
Tổ chức thực hiện
1. Giám đốc Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên
quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện theo nội dung bản Quy định
này.
2. Trong quá trình thực hiện,
nếu có những vấn đề phát sinh cần phải sửa đổi bổ sung, Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm trao đổi với các ngành
và các địa phương liên quan, tổng hợp đề xuất trình UBND tỉnh xem xét
quyết định./.
PHỤ LỤC I
TIÊU CHUẨN VỆ SINH THÚ Y ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC
TẬP TRUNG
(Kèm theo Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đồng Nai)
I. TIÊU CHUẨN CHUNG VỀ CƠ SỞ
HẠ TẦNG VÀ TRANG THIẾT BỊ
1. Địa điểm:
- Phải xa khu dân cư, cách
trục đường chính ít nhất 500m.
- Không ảnh hưởng xấu tới môi
trường xung quanh.
- Đảm bảo có nguồn cung cấp nước,
điện ổn định.
- Thuận tiện giao thông, cao ráo
và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
- Có lối vào và lối ra riêng. Có
hố sát trùng tại mỗi cổng ra vào.
- Có hệ thống xử lý nước thải và
chất thải rắn.
2. Xây dựng và thiết kế cơ bản:
a) Yêu cầu chung:
- Cơ sở giết mổ phải được thiết
kế thành 4 khu riêng biệt bao gồm: Khu sạch, khu bẩn, khu vực hành chính và khu
xử lý chất thải.
- Khu sạch và khu bẩn đảm bảo
khép kín và lưu thông theo một chiều.
- Lối vào các khu vực sản xuất
phải có hố sát trùng.
- Mỗi khu vực sản xuất phải có
nơi vệ sinh, thay quần áo riêng biệt.
- Trong khu vực giết mổ không được
nuôi nhốt bất cứ một loài động vật nào khác như chó, mèo, chim...
- Không được sử dụng bất cứ phần
nào của khu giết mổ làm nhà ở.
- Nơi rửa tay trong khu vực sản
xuất phải cung cấp đầy đủ nước sạch, xà phòng, khăn lau tay sử dụng một lần hay
máy sấy khô tay.
b) Tường và trần:
- Tường cao ít nhất 2,5m. Từ nền
trở lên ít nhất 2m phải lát bằng vật liệu dễ vệ sinh tiêu độc, không thấm nước.
- Tường và trần phải nhẵn, sáng
màu, chống lắng đọng bụi, chống nấm mốc. Có khả năng chịu được độ ẩm, nhiệt độ
cao và sự ăn mòn của các hóa chất dùng để vệ sinh tiêu độc.
- Các góc tường và sàn, tường và
trần phải được trát nghiêng ít nhất là 2,5 cm. Ở những nơi có tường lửng, đầu
tường phải được làm vát 45o.
- Trần phải cao ít nhất là 3m.
Trong đó, ở những khu vực có giá mổ treo thì trần phải cao hơn giá mổ ít nhất
là 1m.
c) Sàn:
- Sàn phải làm bằng vật liệu cứng,
bền, nhẵn, không trơn trượt (bê tông, granitô…) không thấm nước, ứ đọng nước.
- Các chỗ nối của sàn phải được
làm bằng chất liệu chống thấm và được đánh vát 45o so với bề mặt sàn.
- Sàn có độ dốc như sau tính
theo chiều cao/chiều dài: Khu vực rửa: 1:25; khu vực ẩm ướt: 1:50; khu vực
khác: 1:100.
- Bệ mổ (nếu có) phải cao hơn
sàn ít nhất là 30 cm.
d) Cửa ra vào, cửa sổ:
- Cửa sổ không mở ra hướng dễ bị
ô nhiễm bụi, khói, khí độc.
- Cửa sổ có lưới ngăn chim, côn
trùng.
- Cửa sổ cao ít nhất là 1,8m so
với mặt sàn.
- Bệ cửa sổ có độ dốc là 45o.
e) Đường vận chuyển, cửa ra vào
và cổng:
- Cửa ra vào, đường vận chuyển
và cổng phải được thiết kế từ các vật liệu chống rỉ hoặc được bọc bằng các vật
liệu chống rỉ.
- Nơi sử dụng các vật liệu như
đinh tán, đinh vít đều phải láng sơn tiện cho việc vệ sinh.
- Đường vận chuyển, cửa ra
vào được dùng vận chuyển sản phẩm bằng móc hoặc xe đẩy phải đủ rộng để tránh va
chạm với sản phẩm.
- Cửa ra vào của các phòng chế
biến nối ra ngoài phải lắp đặt các thiết bị tự đóng. Rèm nhựa mành chỉ dùng
trong các phòng mà sản phẩm đã được đóng gói chuyển qua.
3. Trang thiết bị, dụng cụ:
- Trang thiết bị, dụng cụ của mỗi
khu vực phải dùng riêng.
- Trang thiết bị, dụng cụ dùng
trong quá trình giết mổ phải được làm bằng vật liệu bền, không rỉ, không bị ăn
mòn.
- Trang thiết bị phải được làm bằng
vật liệu không độc, không có khả năng phản ứng gây độc với sản phẩm, với nước,
các loại hóa chất dùng trong quá trình giết mổ và vệ sinh tiêu độc.
4. Hệ thống chiếu sáng, thông
khí:
a) Ánh sáng:
- Các khu vực bên trong nơi giết
mổ phải đảm bảo có đủ ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng điện trắng theo quy định
sau:
+ Khu giết mổ động vật: 300 Lux
+ Khu khám thịt và phủ tạng: 500
Lux
+ Khu pha lọc thịt: 300 Lux
+ Khu cấp đông đóng gói: 200 Lux
- Bóng đèn phải có lưới bảo vệ để
ngăn ngừa ảnh hưởng khi đèn vỡ.
b) Hệ thống thông khí, điều hòa
không khí:
- Hệ thống thông khí phải được
thiết kế tránh sự lưu chất bẩn từ quá trình sản xuất vào hệ thống và ngăn được
việc đẩy không khí từ khu bẩn sang khu sạch.
- Hệ thống thông khí đảm bảo luồng
khí sạch theo chiều từ khu sạch đến khu bẩn.
- Cửa thông gió phải có lưới bảo
vệ.
5. Hệ thống cung cấp nước sản xuất:
- Nước sử dụng trong quá trình
giết mổ phải là nước sạch, được kiểm tra định kỳ và đạt các tiêu chuẩn về hóa học
cũng như vi sinh vật theo quy định của Cục Thú y.
- Phải có nguồn cung cấp nước
nóng và đạt nhiệt độ 80oC.
- Nguồn nước cung cấp cho
quá trình giết mổ phải đảm bảo đủ số lượng: Lợn: 100 lít/ con; trâu, bò: 300
lít /con.
- Nước nóng đạt nhiệt độ 80o C.
6. Hệ thống xử lý nước thải, chất
thải rắn, phụ phẩm, sản phẩm không đạt yêu cầu:
a) Hệ thống xử lý nước thải,
chất thải rắn, phụ phẩm được đặt ở vị trí cuối hướng gió chính.
b) Hệ thống xử lý nước thải: Hệ
thống nước thải của cơ sở chia thành 2 đường riêng biệt:
- Hệ thống dẫn nước thải từ khu
vệ sinh: Được dẫn trực tiếp ra hệ thống nước thải chung bên ngoài.
- Hệ thống nước thải giết mổ:
+ Được thiết kế dẫn từ khu sạch
đến khu bẩn bằng đường cống có nắp đậy và đảm bảo không ứ đọng lại trên sàn.
+ Có lưới chắn rác và hố ga
để tập trung các chất thải rắn còn sót lại trước khi nước thải vào hệ thống xử
lý.
+ Nước thải trước khi thải
ra môi trường phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Cục Thú y.
c) Hệ thống xử lý chất thải rắn,
phụ phẩm, sản phẩm không đạt yêu cầu:
- Toàn bộ chất thải rắn sau
quá trình giết mổ phải được xử lý trước khi đưa ra ngoài cơ sở giết mổ.
- Các thùng đựng phế phụ phẩm phải
có nắp đậy và được đánh dấu theo chức năng sử dụng.
7. Khu xử lý chất thải:
- Sàn nhà phải dốc về phía hệ thống
nước thải.
- Đường nước thải phải có đường
kính ít nhất 10cm và có nắp đậy bảo vệ.
- Hướng dòng chảy của nước thải
phải từ khu vực sạch đến khu vực bẩn.
- Hệ thống xử lý chất thải như
(Biogas, hồ sinh học…).
II. KHU BẨN
1. Nơi nhập động vật vào lò mổ:
a) Nơi nhập động vật vào lò mổ:
- Nơi nhập động vật phải có
trang thiết bị đảm bảo việc bốc dỡ động vật an toàn tránh gây thương tích cho động
vật giết mổ.
- Có đủ diện tích để nuôi nhốt số
lượng động vật ít nhất 0,55m2 cho mỗi con lợn.
- Phải có mái che, nền phải lát
bằng bê tông hoặc các chất liệu cho phép chống trơn trượt, dễ thoát nước, dễ vệ
sinh tiêu độc.
b) Khu vực rửa xe chuyên chở:
- Phải có hệ thống thoát nước gần
khu trả hàng.
- Sàn khu rửa xe đảm bảo có sức
bền, không thấm nước, có độ dốc ít nhất là 1:50.
- Nước thải từ khu rửa xe phải
chảy vào hố xử lý chất thải.
- Đường dẫn nước thải từ khu vực
này phải có đường kính hợp lý để thải số lượng lớn chất thải rắn trong khi rửa
xe.
- Cần cung cấp đủ nước với áp suất
thích hợp.
- Khu vực rửa các phương tiện vận
chuyển phải được làm sạch ngay sau khi công việc kết thúc.
2. Khu vực tắm và gây bất động:
a) Chọc tiết và tháo tiết.
- Hệ thống cắt tiết động vật phải
có độ cao đảm bảo thân thịt cách sàn 30cm.
- Khu vực tháo tiết phải được
thiết kế và bố trí để máu không làm ô nhiễm sàn giết mổ. Máng cắt tiết phải cao
ít nhất 15cm.
b) Nhúng nước nóng, cạo lông và
làm sạch:
- Nhúng nước nóng, cạo lông và
làm sạch phải được tiến hành ở nơi tách biệt với phần còn lại của khu tách thân
thịt.
- Thùng nhúng phải làm bằng vật
liệu không rỉ.
- Phải có hệ thống hút hơi nước
ngưng tụ ra không khí bên ngoài.
- Thiết bị cạo lông phải đảm bảo
không làm trầy xước da.
- Phải có dụng cụ để cạo những vẩy
mốc trên da, lông và lột móng ở chân lợn.
c) Rửa trước khi lột bỏ phủ tạng.
Khu vực rửa phải được thiết kế để
đảm bảo nước thải thừa có thể thoát đi nhanh chóng.
3. Khu vực lấy nội tạng:
- Động vật được mổ treo để lấy nội
tạng.
- Phải có nơi chứa nội tạng ăn
được. Những phần bỏ đi phải được để vào thùng kín để xử lý.
- Phải có khu xử lý nội tạng ăn
được. Gan, lách, thận, tim và phổi phải xử lý tách biệt không xử lý chung với
ruột và dạ dày. Nơi làm lòng phải đảm bảo không gây ô nhiễm những nội tạng ăn
được khác.
- Nơi xử lý thịt, phụ phẩm không
đạt tiêu chuẩn VSTY.
+ Phải có phòng riêng biệt để xử
lý các phụ phẩm bỏ đi.
+ Phải có nơi rửa tay, tiệt
trùng và sát khuẩn ở các nơi xử lý.
III. KHU SẠCH
1. Khu kiểm dịch:
- Phải có không gian 2m2 cho mỗi
nhân viên kiểm dịch.
- Có 2 kiểm dịch viên động vật đối
với cơ sở giết mổ công suất dưới 240 con/giờ; có 3 kiểm dịch viên động vật đối
với cơ sở giết mổ công suất trên 240 con/giờ.
2. Khu vực làm nguội thịt và nơi
pha lọc thịt:
- Phải thoáng mát, tránh sự xâm
nhập của côn trùng.
- Nhiệt độ phòng phải được duy
trì ở mức dưới 10oC.
- Phải có nhiệt kế trực tiếp hoặc
điều khiển từ xa và bộ phận ghi chép cho mỗi thiết bị lạnh.
- Nhiệt kế phải đặt ở vị trí có
thể phản ánh được nhiệt độ thật của phòng.
3. Khu vực cấp đông, đóng gói, bảo
quản (nếu có): Phải được tiến hành trong điều kiện vệ sinh tránh ô nhiễm tới sản
phẩm.
4. Kho lạnh: Động cơ của nhà lạnh
phải đặt bên ngoài khu giết mổ.
- Phải có nhiệt kế và bộ phận điều
chỉnh nhiệt độ gắn trực tiếp hoặc điều khiển từ xa cho mỗi thiết bị làm lạnh
trong phòng.
IV. VỆ SINH NHÀ XƯỞNG
- Cơ sở phải thiết lập hệ
thống nội quy bằng văn bản chi tiết thể hiện rõ các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu
vệ sinh đối với quá trình giết mổ.
- Trước và sau mỗi ca làm
việc phải làm vệ sinh tiêu độc sàn nền.
- Các trang thiết bị, hóa chất
dùng cho tiêu độc, khử trùng đảm bảo được các yêu cầu về an toàn lao động đối với
người sử dụng và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm.
V. VỆ SINH THIẾT BỊ, DỤNG CỤ
- Trước mỗi ca sản xuất phải
kiểm tra lại vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ. Chỉ khi các thiết bị, dụng cụ
đạt tiêu chuẩn VSTY thì mới tiến hành sản xuất.
- Việc bảo dưỡng, sửa chữa các
thiết bị, máy móc chỉ được tiến hành sau ca sản xuất khi thịt đã được chuyển hết
đi nơi khác.
VI. BAO BÌ VÀ ĐÓNG GÓI
- Việc đóng gói phải được
tiến hành trong điều kiện vệ sinh.
- Chất liệu sử dụng phải đủ bền
để bảo vệ sản phẩm.
- Không ảnh hưởng tới chất lượng
sản phẩm.
VII. YÊU CẦU VỆ SINH ĐỐI VỚI
NGƯỜI THAM GIA GIẾT MỔ
- Người tham gia trực tiếp sản
xuất phải được khám sức khỏe trước khi tuyển dụng và định kỳ kiểm tra lại theo
quy định của Bộ Y tế.
- Những người đang bị mắc các bệnh
truyền nhiễm theo danh mục quy định của Bộ Y tế không được tham gia trực tiếp
vào quá trình sản xuất./.
PHỤ LỤC II
TIÊU CHUẨN VỆ SINH THÚ Y ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA CẦM
TẬP TRUNG
(Kèm theo Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đồng Nai)
I. TIÊU CHUẨN CHUNG VỀ CƠ SỞ
HẠ TẦNG VÀ TRANG THIẾT BỊ
1. Địa điểm:
- Có địa điểm xây dựng hợp lý được
chính quyền địa phương cho phép sau khi có ý kiến thẩm định về điều kiện VSTY của
cơ quan thú y có thẩm quyền và các cơ quan có liên quan như y tế, môi trường.
- Phải cách xa ít nhất đối với
khu dân cư là 200m, các công trình công cộng 300m và trục đường chính là 500m;
không được xây dựng mới các cơ sở giết mổ ở nội thành và thị xã.
- Đảm bảo có nguồn cung cấp nước,
điện ổn định.
- Cơ sở giết mổ phải có tường
rào bao quanh cao tối thiểu 2m, đường ra vào phải trải bê tông và có 2 cổng
riêng biệt để nhập động vật và xuất sản phẩm động vật. Có hố sát trùng tại mỗi
cổng ra vào.
- Có hệ thống xử lý nước thải và
chất thải rắn.
- Thuận tiện giao thông, cao ráo,
thoáng khí, không ở trong vùng ảnh hưởng của bụi khói, hóa chất độc hại của nhà
máy, xí nghiệp.
2. Cấu trúc của cơ sở giết mổ
- Cơ sở giết mổ phải được thiết
kế thành 4 khu riêng biệt bao gồm khu sạch, khu bẩn, khu vực hành chính và khu
xử lý chất thải.
- Khu sạch và khu bẩn lưu thông
theo một chiều.
- Khu tồn trữ thú sống và khu xử
lý chất thải phải nằm cuối hướng gió.
- Lối vào các khu vực phải có hố
sát trùng.
- Mỗi khu vực sản xuất phải có
nơi vệ sinh, thay quần áo riêng biệt.
- Trong khu vực giết mổ không được
nuôi nhốt bất cứ một loài động vật nào khác như chó, mèo, chim....
- Nơi rửa tay trong khu vực sản
xuất phải cung cấp đầy đủ nước sạch, xà phòng.
II. KHU VỰC HÀNH CHÍNH
- Cơ sở giết mổ phải đảm bảo đủ
số lượng và chất lượng phòng nghỉ, chậu rửa mặt, nhà tắm, nhà vệ sinh đáp ứng
nhu cầu số lượng công nhân làm việc; nên có phòng Y tế, phòng Kiểm dịch thú y
làm công tác kiểm soát giết mổ.
- Phòng nghỉ, phòng thay quần
áo, tắm rửa, phòng vệ sinh phải thoáng mát và đảm bảo đủ ánh sáng và thông
thoáng theo tiêu chuẩn nơi sinh hoạt của Bộ Y tế.
- Nhà vệ sinh cách xa nơi giết mổ,
có cửa quay, vòi nước rửa cách mặt đất ít nhất 1m, tốt nhất nên điều khiển bằng
chân, không dùng tay điều khiển.
- Trồng cây có bóng mát để điều
hòa không khí và che chắn gió bụi.
III. NƠI NUÔI NHỐT GIA CẦM
TRƯỚC KHI GIẾT MỔ
- Có khu lưu giữ gia cầm trước
giết mổ chứa gấp hai lần số lượng gia cầm giết mổ trong ngày.
- Có lối đi riêng biệt với khu
giết mổ.
- Nơi bốc xếp gia cầm lên xuống
không được trơn trượt, có độ dốc ít nhất 5% và thoát nước dễ dàng khi làm vệ
sinh, cọ rửa.
- Có nơi để rửa, sát trùng
phương tiện vận chuyển thích hợp. Việc lau rửa, sát trùng phương tiện vận chuyển
phải theo đúng tiêu chuẩn VSTY.
IV. KHU VỰC GIẾT MỔ
1. Điều kiện chung:
a) Tường:
- Cao nhất 2.5m; tường lát gạch
men trắng ít nhất cao ít nhất 2m, phần trên sơn màu sáng.
- Các gốc tường, góc tường và
sàn, tường và trần phải được trát nghiêng ít nhất 2,5cm. Ở những nơi có tường lửng,
đầu tường phải được vát gốc để tránh bám chất bẩn.
- Gốc giữa tường và nền nghiêng
dốc ít nhất 2% để không động nước và dễ rửa.
b) Sàn:
- Sàn phải làm bằng vật liệu cứng,
bền, nhẵn, không trơn trượt, không thấm nước, không ứ đọng nước.
- Các chỗ nối của sàn phải được
làm bằng chất liệu chống thấm và được đánh vát 45 độ so với nền mặt sàn.
- Sàn có độ dốc tính như sau:
Khu vực rửa: 4%; khu vực ẩm ướt: 2%; khu vực khác: 1%
c) Trần:
- Trần phải cao ít nhất 3m.
Trong đó, ở những khu vực có đường dây treo gia cầm phải cách mặt sàn nền trong
khoảng 0,8-1m.
d) Cửa ra vào, cửa sổ:
- Cửa không mở ra hướng dễ bị ô
nhiễm bụi, khói, khí độc và có màn che bụi.
- Cửa sổ cao ít nhất 1,8m so với
mặt sàn, có lưới ngăn chim, côn trùng.
- Bệ cửa sổ có độ dốc là 45o.
e) Hệ thống chống động vật gây hại:
- Cơ sở thiết kế phải chống được
sự thâm nhập của côn trùng, chim, chuột và các loại ký sinh trùng có hại khác.
- Xung quanh nhà giết mổ phải có
lưới che ngăn chặn côn trùng, thiêu thân xâm nhập vào. Đường kính lỗ mắt lưới £
1mm.
- Có lịch phun tiêu độc xung
quanh khu vực giết mổ.
- Trong khu vực giết mổ không được
nuôi bất cứ động vật nào khác. Có cửa vào khu vực giết mổ, nghiêm cấm súc vật
vào lò mổ.
f) Thông khí:
- Hệ thống thông khí phải được
thiết kế tránh sự lưu chất bẩn từ quá trình sản xuất vào hệ thống và ngăn được
việc đẩy không khí từ khu bẩn sang khu sạch.
- Hệ thống khí đảm bảo luồng khí
sạch từ khu sạch đến khu bẩn.
- Cửa thông gió phải có lưới bảo
vệ.
g) Chiếu sáng:
- Phải đảm bảo có đủ ánh sáng tự
nhiên hoặc ánh sáng điện trắng các khu vực bên trong nơi giết mổ theo quy định
sau:
+ Khu giết mổ động vật: ≥ 200
Lux.
+ Khu khám thịt và phủ tạng: ≥
400 Lux.
+ Khu pha lọc thịt: ≥ 300 Lux.
+ Khu cấp đông đóng gói: ≥ 200
Lux.
- Phải có chụp bảo vệ bóng đèn để
ngăn ngừa ảnh hưởng khi đèn vỡ, rơi mảnh thủy tinh vào sản phẩm.
h) Trang thiết bị, dụng cụ:
- Trang thiết bị, dụng cụ giết mổ
phải được làm bằng vật liệu không rỉ, không thấm nước và được vệ sinh tiêu độc
sau khi giết mổ.
- Sử dụng các máy móc, thiết bị
dụng cụ cầm tay không được chứa các chất làm thay đổi màu sắc, mùi vị, không ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe của người lao động.
- Công cụ tiếp xúc với thịt phải
có bề mặt trơn phẳng, không có rãnh, không bị nứt, dễ rửa, dễ sát trùng, làm bằng
thép không rỉ hoặc nhựa cứng.
- Mặt tiếp xúc với thịt, phụ phẩm,
không có kẽ nứt, chống được hiện tượng ăn mòn kim loại, mặt bàn có thể làm bằng
kim loại hoặc bằng nhựa.
- Phải tiêu độc, khử trùng thiết
bị và dụng cụ trước và sau ca giết mổ.
i) Nước sử dụng:
- Nước sử dụng trong quá trình
giết mổ phải là nước sạch, được kiểm tra định kỳ và đạt các tiêu chuẩn về hóa học
cũng như vi sinh vật theo TCN.
- Phải có đủ nước và nước nóng
cho giết mổ.
2. Nơi lấy tiết:
- Phải có đủ giá, móc treo và máng
hứng tiết.
3. Nơi nhúng nước nóng làm lông:
- Phải có thùng hay bể nước nóng
nhiệt độ 58 - 60oC, có dây chuyền móc chân gia cầm để đưa vào máy đánh lông.
- Phải có bồn hay chậu chứa nước
để nhổ những lông còn sót lại sau khi vào máy đánh lông.
4. Nơi mổ lấy lòng:
- Phải mổ gia cầm trên bệ bằng gạch
men hoặc trên bàn bằng thép không rỉ, có độ dốc 3-5%, cao 0,8m.
5. Nơi kiểm tra:
- Phải có giá treo hay bàn để kiểm
tra thân thịt và phủ tạng gia cầm. Có thể treo gia cầm cùng với bộ lòng trên đường
dây tự động hoặc xếp gia cầm thành từng hàng trên bàn, bệ cùng với bộ lòng để
thú y kiểm tra.
6. Nơi bảo quản đóng gói:
- Khu vực này phải thoáng mát,
tránh ruồi, nhặng và hợp vệ sinh.
- Đối với thịt ướp đá sau khi
làm nguội, đóng gói và bảo quản ở nhiệt độ 0-5oC.
- Đối với thịt đông sâu, sau khi
làm nguội, cấp đông ở 40 - 50oC. Bảo quản 18-20oC.
7. Yêu cầu vệ sinh:
- Phải có cổng ra vào, giữa các
khu vực sản xuất.
- Phải làm vệ sinh trước mỗi ca,
sau mỗi ca.
- Trong quá trình giết mổ khi
phát hiện có bệnh truyền nhiễm phải làm vệ sinh và khử trùng tiêu độc.
- Chỉ sử dụng hóa chất phù hợp với
nơi giết mổ, nồng độ và theo đúng quy trình tiêu độc khử trùng.
8. Yêu cầu khử trùng tiêu độc:
- Thực hiện từng bước theo quy
trình tiêu độc khử trùng.
9. Vệ sinh cá nhân và yêu cầu sức
khỏe:
- Phải đảm bảo đủ sức khỏe,
không có bệnh truyền nhiễm. Phải được khám sức khỏe định kỳ.
- Phải đảm bảo vệ sinh cá nhân
trước và sau khi giết mổ.
- Phải đủ trang bị bảo hộ lao động
trong khi giết mổ.
V. HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI
1. Xử lý nước thải:
- Sàn nhà phải dốc về phía hệ thống
nước thải.
- Đường nước thải phải có đường
kính ít nhất 20 cm và có nắp đậy.
- Hướng đường chảy của nước thải
từ khu vực sạch đến khu vực bẩn.
- Hệ thống xử lý nước thải như
(biogaz, hồ sinh học...) phải bố trí dưới hướng gió.
- Bể lắng phải có thể tích gấp 2
lần khối lượng nước sử dụng trong ngày.
2. Xử lý phụ phẩm:
- Chất thải rắn như: Ruột, thực
quản, khí quản, phổi,... không dùng làm thức ăn cho người, có thể làm thức ăn
thủy sản, lưỡng cư... phải chứa trong thùng kín, có nắp đậy tránh ruồi nhặng.
- Lông gia cầm gom lại, chứa
trong thùng kín có nắp đậy, phun xịt thuốc sát trùng trước khi chuyển đến cơ sở
chế biến lông vũ.
VI. QUẢN LÝ GIÁM SÁT
- Phải có hệ thống giám sát hàng
ngày, có sổ ghi chép công việc.
- Khuyến khích nên áp dụng HACCP
trong quản lý giết mổ./.
PHỤ LỤC III
TIÊU CHUẨN VỆ SINH THÚ Y ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN
ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
(Kèm theo Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đồng Nai)
A. TIÊU CHUẨN VSTY ĐỐI VỚI
PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN ĐỘNG VẬT
I. TIÊU CHUẨN CHUNG
Phương tiện vận chuyển phải đảm
bảo an toàn về mặt kỹ thuật theo các tiêu chuẩn hiện hành.
1. Khoang chứa động vật:
a) Được thiết kế, chế tạo chắc
chắn, an toàn và phù hợp với việc vận chuyển động vật nhằm bảo vệ động vật
trong suốt quá trình vận chuyển: Có kết cấu thuận tiện cho việc bốc dỡ, kiểm
tra, xử lý, vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước, trong và sau quá trình vận chuyển;
có nhiều nhất 2 cửa để động vật ra vào có móc khóa để cơ quan thú y niêm phong
phương tiện vận chuyển.
b) Sàn được làm từ vật liệu chắc
chắn, chống thấm, chống sự ăn mòn của các chất thải, chất tẩy rửa, không làm ảnh
hưởng đến sức khỏe của động vật, dễ dàng cho việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc.
c) Sàn phải được làm kín, bằng
phẳng, chống trơn trượt và có khả năng thoát nước tốt.
d) Khoang chứa động vật không được
có những cạnh sắc, nhọn để tránh gây những vết thương tích cho động vật trong
quá trình vận chuyển.
e) Đối với phương tiện vận chuyển
động vật chuyên dụng:
- Sàn nên được thiết kế có rãnh
thoát nước, sàn 2 đáy hoặc hầm chứa để thu hồi chất thải.
- Có thể thiết kế hệ thống nâng,
hạ để bốc dỡ động vật lên, xuống phương tiện vận chuyển.
f) Đảm bảo cung cấp đủ không
gian để động vật có thể đứng, nằm ở vị trí tự nhiên.
g) Khung vòm xe phải được hàn
sao cho không lấy động vật ra được (chỉ ra vào qua đường cửa xe).
k) Trường hợp động vật được vận
chuyển bằng công ten nơ thì phải được đánh dấu bằng biểu tượng chỉ sự có mặt của
động vật sống và ký hiệu chỉ chiều đứng của động vật.
2. Che chắn (mui, bạt):
a) Mui, bạt được sử dụng để hạn
chế những ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt đối với động vật.
b) Mui, bạt được làm từ vật liệu
không thấm nước.
3. Thông khí:
a) Đảm bảo sự thông khí đầy đủ với
toàn bộ khu vực nhốt giữ động vật trong quá trình vận chuyển.
b) Đối với phương tiện vận chuyển
kín, hệ thống thông khí có thể điều chỉnh tùy theo thời tiết bên ngoài.
II. PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN ĐẠI
GIA SÚC
1. Chiều cao của thành xe tối
thiểu tương đương với chiều cao của gia súc để chất tiết từ miệng gia súc không
thoát ra ngoài môi trường và bảo vệ gia súc trong quá trình vận chuyển.
Trường hợp vận chuyển gia súc
kéo dài trên 24 giờ, khoang chứa gia súc phải có lối đi để cung cấp thức ăn, nước
uống cho gia súc trong quá trình vận chuyển.
2. Khung, gióng được để cố định
và bảo vệ gia súc:
a) Chiều cao của gióng tính từ
sàn tương đương với chiều cao của gia súc.
b) Khung, gióng được thiết kế
thành những ô nhỏ có thể chứa đựng được từ 5-10 gia súc tùy theo loại phương tiện
vận chuyển.
3. Cũi nhốt gia súc:
- Chắc chắn, mặt sàn phẳng,
kín có không gian đủ rộng để gia súc có thể đứng, nằm ở vị trí tự nhiên.
- Không được có những cạnh sắc,
nhọn để tránh gây những vết thương cho động vật trong quá trình vận chuyển.
- Được cố định chắc chắn với
phương tiện trong quá trình vận chuyển.
- Sau khi vận chuyển, cũi phải
được vệ sinh, khử trùng tiêu độc hoặc tiêu hủy.
III. PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN TIỂU
GIA SÚC, GIA CẦM
1. Phương tiện vận chuyển được
thiết kế thành nhiều tầng thì các tầng trên phải chắc chắn có khả năng chịu được
gấp 2 lần trọng lượng thiết kế.
- Sàn tầng trên phải kín đảm bảo
các chất thải không bị thoát xuống gây nhiễm bẩn cho động vật ở tầng dưới.
- Trường hợp cần thiết có thể
thiết kế các rãnh thoát nước riêng và có biện pháp thu hồi nước thải.
2. Gia súc non, gia cầm cần được
nhốt giữ trong các lồng, hộp để bảo vệ chúng trong quá trình vận chuyển.
Các lồng, hộp phải được xếp đặt
sao cho có khoảng cách cần thiết để đảm bảo sự thông khí tại mọi vị trí trên
phương tiện vận chuyển.
IV. DỤNG CỤ, THIẾT BỊ SỬ DỤNG
TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN ĐỘNG VẬT
1. Dụng cụ chứa động vật (lồng,
hộp, cũi):
- Chắc chắn, đảm bảo cho việc bảo
vệ động vật trong quá trình vận chuyển.
- Không được có những cạnh sắc,
nhọn để tránh gây thương tích cho động vật trong quá trình vận chuyển.
- Đảm bảo cung cấp đủ không gian
để động vật có thể đứng, nằm ở vị trí tự nhiên.
- Đảm bảo sự thông khí cần thiết
trong quá trình vận chuyển.
- Dễ dàng cho việc vệ sinh, khử
trùng tiêu độc.
2. Trang thiết bị, dụng cụ khác:
a) Vận chuyển dài ngày phải được
cung cấp các trang thiết bị, dụng cụ khám, chữa bệnh và thuốc thú y.
b) Dụng cụ để chứa đựng thức ăn,
nước uống trong quá trình vận chuyển phải đảm bảo tiêu chuẩn VSTY và được vệ
sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng.
c) Có thiết bị chiếu sáng cầm
tay để có thể kiểm tra, chăm sóc động vật vào ban đêm.
3. Chất độn lót:
a) Được cung cấp để bảo vệ động
vật (đặt biệt là động vật non) và thấm hút các chất thải trong quá trình vận
chuyển.
b) Các chất độn lót phải sạch sẽ,
khô ráo, được khử trùng, tiêu độc trước khi vận chuyển.
c) Trong quá trình vận chuyển, nếu
cần thay chất độn lót thì các chất độn lót cũ phải được thu gom và xử lý đảm bảo
yêu cầu VSTY tại địa điểm thích hợp với sự giám sát của cơ quan thú y địa
phương.
B. TIÊU CHUẨN VSTY ĐỐI VỚI
PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TƯƠI SỐNG, SƠ CHẾ
I. TIÊU CHUẨN CHUNG
1. Khoang chứa hàng:
a) Được thiết kế, chế tạo chắc
chắn, an toàn và có khả năng chịu được trọng tải của sản phẩm động vật.
b) Có kết cấu thuận tiện cho việc
bốc dỡ, kiểm tra xử lý, vệ sinh khử trùng tiêu độc trước, trong và sau quá
trình vận chuyển.
c) Sàn được làm từ vật liệu chống
thấm, chống sự ăn mòn của các chất thải, chất tẩy rửa.
d) Sàn phải được làm phẳng, kín,
chống trơn trượt và có khả năng thoát nước tốt, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc.
2. Che chắn (mui, bạt):
Mui, bạt phải được làm từ vật liệu
chống thấm để hạn chế những ảnh hưởng xấu của thời tiết đối với chất lượng sản
phẩm.
3. Thông khí:
Có hệ thống thông khí phù hợp với
từng đối tượng sản phẩm và có thể điều chỉnh tuỳ theo điều kiện thời tiết bên
ngoài.
II. PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN SẢN
PHẨM ĐỘNG VẬT TƯƠI SỐNG, CƠ CHẾ SỬ DỤNG LÀM THỰC PHẨM
a) Khoang chứa hàng phải kín để
ngăn ngừa sự tác động của môi trường đến chất lượng của sản phẩm.
b) Khoang chứa hàng được làm từ
vật liệu chống thấm, chống sự ăn mòn, không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
c) Đối với phương tiện vận chuyển
đẳng nhiệt:
- Được thiết kế, chế tạo đáp ứng
các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.
- Hệ thống làm lạnh đáp ứng các
yêu cầu về nhiệt độ bảo quản đối với từng loại sản phẩm.
- Có hệ thống thông khí thích hợp
ngăn ngừa sự ngưng đọng hơi nước.
- Trường hợp khoang chứa hàng có
hệ thống thoát nước thì thiết bị thoát nước phải có bộ phận đóng kín được điều
khiển từ bên ngoài.
III. PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN CHẤT
LỎNG (DẦU MỠ ĐỘNG VẬT, BƠ, SỮA)
1. Thùng chứa phải được thiết kế,
chế tạo để có thể chịu được áp lực của chất lỏng trong quá trình vận chuyển.
2. Thùng chứa và các thiết bị
như ống dẫn, ống nối, van, thiết bị làm nóng (để chống đông) được làm từ các vật
liệu chống thấm, chống ăn mòn, không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
IV. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ SỬ DỤNG
TRONG VẬN CHUYỂN SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TƯƠI SỐNG, SƠ CHẾ
1. Thiết bị treo hàng:
- Nếu treo hàng trên trần của
phương tiện vận chuyển thì kết cấu của hệ thống treo hàng phải chịu được gấp 2
lần trọng lượng làm việc lớn nhất theo đơn vị đo chiều dài.
-Vật liệu sử dụng để làm hệ thống
treo hàng phải bền, chống thấm, chống ăn mòn và không ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm.
- Hàng hóa được xếp theo chiều dọc
của phương tiện để thuận tiện cho việc bốc xếp và kiểm tra.
- Sản phẩm động vật được treo
trên phương tiện không được tiếp xúc với nhau, sản phẩm cách thành phương tiện
ít nhất là 20 cm và khoảng cách từ sàn đến sản phẩm được treo ít nhất là 30 cm.
2. Dụng cụ, bao bì chứa đựng sản
phẩm động vật tươi sống, sơ chế:
- Kín, đảm bảo không rơi vãi sản
phẩm trong quá trình vận chuyển.
- Bền, chắc để có thể bảo vệ và
không gây hư hỏng sản phẩm.
- Không thấm ướt, không bị ăn
mòn, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc.
- Dụng cụ, bao bì chứa đựng sản
phẩm tươi sống, sơ chế sử dụng làm thực phẩm phải luôn sạch sẽ, được làm từ các
vật liệu chống thấm, chống ăn mòn, không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
C. VỆ SINH, KHỬ TRÙNG TIÊU ĐỘC
1. Phương tiện vận chuyển, dụng
cụ chứa đựng và các trang thiết bị khác phải được vệ sinh, khử trùng, tiêu độc
trước và sau vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.
2. Đối với phương tiện vận chuyển
sản phẩm động vật sử dụng làm thực phẩm: Việc khử trùng, tiêu độc phải đảm bảo
không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
3. Tùy theo đối tượng vận chuyển,
khoảng thời gian giữa hai lần vận chuyển phải có đủ để thực hiện vệ sinh, khử
trùng, tiêu độc có hiệu quả.
4. Sau khi vận chuyển, toàn bộ
chất thải phải được thu gom và xử lý đảm bảo VSTY, VSMT./.