ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 08/KH-UBND
|
Cần Thơ, ngày 09
tháng 01 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ NĂM 2024
Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng
10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Kế hoạch số 213/KH-UBND
ngày 20 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về triển khai
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1:
2021 - 2025, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
năm 2024 cụ thể như sau:
I. THỰC TRẠNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
1. Những năm vừa qua, thực hiện các chương
trình, dự án, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nhất là
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS
đã góp phần phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội trong đồng bào DTTS trên địa
bàn thành phố, tỷ lệ hộ nghèo trong dân tộc giảm mạnh qua các năm. Đầu năm
2023, trên địa bàn thành phố còn 113 hộ nghèo DTTS, chiếm 1,14% trên tổng số hộ
DTTS, đến cuối năm 2023 số hộ nghèo DTTS giảm còn 54 hộ, chiếm tỷ lệ 0,53% trên
tổng số hộ DTTS (giảm 59 hộ nghèo DTTS, tương đương giảm 52% số hộ nghèo DTTS
so với đầu năm).
2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế
đối với đồng bào DTTS luôn được quan tâm thực hiện đạt nhiều kết quả, cụ thể:
toàn thành phố có 100% hộ đồng bào DTTS có phương tiện nghe, nhìn và xem đài
phát thanh, truyền hình; gần 100% hộ DTTS trên địa bàn thành phố sử dụng điện;
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề chiếm 50,2%; Tỷ lệ học sinh mẫu
giáo 5 tuổi đến trường đạt 98%; Tỷ lệ trẻ em DTTS nhập học đúng tuổi bậc tiểu học
đạt 100%; Tỷ lệ người DTTS từ 10 tuổi trở lên biết chữ 98,47%; Tỷ lệ học sinh nữ
DTTS ở bậc tiểu học, THCS, THPT đạt 51,12%; Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi ở
trẻ em DTTS dưới 5 tuổi còn 9%; Không có trẻ em DTTS tử vong dưới 1 tuổi/1.000
trẻ đẻ sống; Không có tử vong mẹ người DTTS/100.000 trẻ sơ sinh; Tỷ lệ các ca
sinh của phụ nữ DTTS được cán bộ y tế đã qua đào tạo đạt 100%; Tỷ lệ phụ nữ
DTTS được khám thai ít nhất 3 lần trong kỳ mang thai đạt 100%.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Nhằm thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 213/KH-UBND
của Ủy ban nhân dân thành phố;
b) Xác định cụ thể các mục tiêu, chỉ tiêu, phạm vi,
đối tượng nội dung, nhiệm vụ, nguồn vốn và phân công trách nhiệm triển khai thực
hiện.
2. Yêu cầu
a) Việc triển khai thực hiện phải bám sát Kế hoạch
số 213/KH-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố, hướng dẫn của Bộ, ngành Trung
ương và phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 của thành phố;
b) Lồng ghép các nguồn vốn được bố trí để triển
khai thực hiện Kế hoạch đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, đầu tư có
trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả;
c) Thường xuyên giám sát, đánh giá kết quả thực hiện
theo quy định, đảm bảo kịp thời, chính xác.
III. CHỈ TIÊU
1. Thu nhập bình quân đầu người của đồng bào
DTTS gần bằng với thu nhập bình quân khu vực nông thôn.
2. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng
bào DTTS từ 0,3% trở lên.
3. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở,
nhà ở cho đồng bào DTTS.
4. Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến
trường 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học 100%, học trung học cơ sở trên
94,5%, học trung học phổ thông 71%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo
tiếng phổ thông 98,47%.
5. Tăng cường công tác y tế để đồng bào DTTS
được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; Tỷ lệ đồng bào DTTS tham
gia bảo hiểm y tế đạt 97%; phụ nữ có thai được khám thai định kỳ đạt 100%; giảm
tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 9,5%.
6. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo
nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS đạt 55%.
7. Thực hiện bảo tồn và phát triển các giá
trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Giải quyết kịp thời
các yêu cầu chính đáng của đồng bào DTTS phù hợp với quy định của pháp luật.
8. Đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán
bộ người DTTS. Bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc phù hợp
với tỷ lệ dân số là người DTTS ở từng địa phương.
(Đính kèm biểu các chỉ tiêu)
IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN,
KINH PHÍ THỰC HIỆN, CƠ CHẾ QUẢN LÝ
1. Phạm vi, đối tượng
a) Phạm vi thực hiện:
- Thực hiện tại các xã, phường, thị trấn vùng đồng
bào DTTS trên địa bàn thành phố theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6
năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực
II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025;
- Thực hiện Dự án có phạm vi mở rộng địa bàn theo
Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Tiểu Dự án 2 thuộc Dự án 5
và một số nội dung của Dự án 6 (do có đối tượng thụ hưởng);
- Thực hiện trên toàn địa bàn thành phố đối với nội
dung hỗ trợ đất ở tại Dự án 1 (do các khu dân cư DTTS hiện có sẵn nền để bố trí
đất ở cho các hộ DTTS nghèo chưa có đất ở trên địa bàn thành phố).
b) Đối tượng thực hiện:
- Hộ gia đình, cá nhân người DTTS (hộ DTTS là hộ có
chủ hộ hoặc có vợ, chồng của chủ hộ là đồng bào DTTS theo quy định của pháp luật);
- Trường Phổ thông dân tộc nội trú thành phố;
- Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác
dân tộc và cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng DTTS;
- Các di tích có giá trị tiêu biểu của các DTTS đã
được xếp hạng cấp quốc gia, cấp thành phố; văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng
bào DTTS; nghệ nhân người DTTS.
2. Thời gian thực hiện
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến ngày 31 tháng 12
năm 2024.
3. Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện kế hoạch
Dự kiến tổng kinh phí thực hiện năm 2024 là 20.124
triệu đồng. Trong đó:
- Vốn đầu tư thành phố: 14.325 triệu đồng;
- Vốn sự nghiệp thành phố: 5.679 triệu đồng;
- Vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội: 100 triệu đồng;
- Vốn huy động: 20 triệu đồng.
(Đính kèm Phụ lục I)
4. Cơ chế quản lý
Cơ chế quản lý thực hiện theo cơ chế được nêu tại Kế
hoạch số 213/KH-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố và các quy định hiện hành.
V. NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN
THÀNH PHẦN CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Để thực hiện đạt các mục tiêu đề ra, Ủy ban nhân
dân thành phố huy động các nguồn lực, lồng ghép tổ chức thực hiện một số Dự án
thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, cụ thể như sau:
1. Dự án 1 “Giải quyết tình trạng
thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt”
a) Hỗ trợ đất ở:
- Nội dung thực hiện: Hỗ trợ đất ở cho 52 hộ nghèo
DTTS chưa có đất ở trên địa bàn thành phố, trong đó ưu tiên giải quyết trước đối
với các hộ chưa có đất ở tại địa bàn vùng DTTS. Qua đó giải quyết cơ bản tình
trạng thiếu đất ở cho đồng bào DTTS.
- Phân công thực hiện:
+ Ban Dân tộc chủ trì, theo dõi, đôn đốc, giám sát
việc giao đất ở; chủ trì phối hợp với các quận, huyện sắp xếp, bố trí đất ở cho
các hộ sinh sống tại các quận, huyện không có Khu dân cư DTTS vào các Khu dân
cư DTTS hiện hữu;
+ Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp, hướng dẫn Ủy
ban nhân dân quận, huyện thực hiện cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất cho
các hộ được thụ hưởng;
+ Ủy ban nhân dân quận, huyện bố trí đất ở vào Khu
dân cư DTTS trên địa bàn quận, huyện; thực hiện các trình tự, thủ tục, bố trí
ngân sách địa phương cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở theo quy định tại
Thông tư số 02/2022/TT- UBDT ngày 30 tháng 06 năm 2022 của Ủy ban Dân tộc. Quản
lý, giám sát việc sử dụng đất ở được hỗ trợ đối với hộ được cấp đất ở.
(Đính kèm Phụ lục II)
b) Hỗ trợ nhà ở:
- Nội dung thực hiện: hỗ trợ xây 04 căn nhà ở cho
04 hộ nghèo DTTS với tổng kinh phí 320 triệu đồng (định mức 80 triệu đồng/căn/hộ,
trong đó ngân sách thành phố (vốn đầu tư) 50 triệu đồng/hộ, vay vốn từ Ngân
hàng Chính sách xã hội 25 triệu đồng/hộ và vốn huy động (địa phương vận động, hỗ
trợ hoặc đóng góp từ gia đình, dòng họ và các nguồn khác) tối thiểu 5 triệu đồng/hộ).
- Phân công thực hiện:
+ Ban Dân tộc đôn đốc, giám sát việc hỗ trợ nhà ở;
+ Sở Xây dựng phối hợp với Ban Dân tộc cùng Ủy ban
nhân dân huyện Cờ Đỏ và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc hỗ trợ, hướng
dẫn thực hiện trình tự, thủ tục liên quan đến chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở
theo quy định;
+ Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Cần
Thơ thực hiện cho vay theo đúng quy trình, thủ tục theo quy định;
+ Ủy ban nhân dân huyện Cờ Đỏ làm chủ đầu tư thực
hiện các trình tự, thủ tục xây nhà ở cho đối tượng thụ hưởng theo quy định.
(Đính kèm Phụ lục III)
2. Dự án 3 “Phát triển sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền để sản
xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị”
a) Thành phố sẽ phối hợp với Ủy ban Dân tộc triển
khai thực hiện thí điểm dự án “Trung tâm kết nối giao thương thương mại, du lịch
và quảng bá sản vật vùng đồng bào DTTS và miền núi” theo hướng dẫn cụ thể của Ủy
ban Dân tộc;
b) Giao Ban Dân tộc là cơ quan chủ trì, phối hợp với
Sở Công Thương và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành
phố tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc.
3. Dự án 5 “Phát triển giáo dục
đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”
a) Tiểu dự án 1 “Đổi mới hoạt động, củng cố phát
triển các Trường Phổ thông dân tộc nội trú, Trường phổ thông dân tộc bán trú và
xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS”:
Đối với Tiểu Dự án này, thành phố tiếp tục thực hiện
Dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp Trường Phổ thông dân tộc nội trú thành
phố (PTDTNT).
- Kinh phí thực hiện:
Tổng kinh phí 14.125 triệu đồng, vốn đầu tư.
- Phân công thực hiện:
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ban
Dân tộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân quận
Ô Môn tổ chức thực hiện Tiểu Dự án.
b) Tiểu Dự án 2 “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo
dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng
bào DTTS; đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương
trình ở các cấp”:
- Đối tượng:
+ Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc: cán bộ,
công chức, viên chức theo dõi công tác dân tộc ở các sở, ban ngành thành phố,
quận, huyện và cán bộ công chức, viên chức công tác ở vùng DTTS.
+ Đào tạo đại học và sau đại học: cán bộ, công chức,
viên chức công tác trên địa bàn vùng DTTS và trong các cơ quan công tác dân tộc;
ưu tiên người DTTS thuộc nhóm DTTS có khó khăn đặc thù, nhóm DTTS còn gặp nhiều
khó khăn và phụ nữ DTTS.
- Nội dung thực hiện:
+ Tổ chức 02 lớp Bồi dưỡng kiến thức dân tộc (đối
tượng 3 và đối tượng 4) theo nhóm đối tượng quy định tại Quyết định số
771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng
kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025”.
+ Đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học: lồng
ghép thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong đó có cán
bộ, công chức, viên chức là người DTTS theo kế hoạch của thành phố.
- Kinh phí thực hiện:
Kinh phí (vốn sự nghiệp) 440 triệu đồng tổ chức 02
lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc.
- Phân công thực hiện:
Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn
vị liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức thực hiện Tiểu Dự án.
c) Tiểu dự án 3 “Phát triển giáo dục nghề nghiệp và
giải quyết việc làm cho thanh niên vùng DTTS”:
- Mục tiêu:
+ Góp phần 55% lao động trong độ tuổi được đào tạo
nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS.
+ Thực hiện đào tạo nghề cho 210 lao động người
DTTS thuộc vùng DTTS.
- Đối tượng hỗ trợ:
+ Lao động là người DTTS sinh sống ở vùng đồng bào
DTTS;
+ Các tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Nội dung thực hiện:
+ Hỗ trợ đào tạo nghề:
Thực hiện đào tạo nghề cho 210 lao động người DTTS
thuộc vùng DTTS, nội dung và định mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Quyết
định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định
chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng. Kinh phí thực
hiện 842 triệu đồng;
+ Tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, học
nghề, việc làm; kiểm tra, giám sát, đánh giá, kinh phí thực hiện 293 triệu đồng,
cụ thể:
. Tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, học nghề, việc
làm đối với người DTTS;
. Kiểm tra, giám sát đánh giá tình hình thực hiện
Tiểu dự án 3 “Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh
niên vùng DTTS”.
- Kinh phí thực hiện Tiểu dự án 3:
Kinh phí thực hiện: 1.135 triệu đồng (vốn sự nghiệp).
- Phân công thực hiện:
+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ
trì, phối hợp với Ban Dân tộc và các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân quận,
huyện tổ chức thực hiện Tiểu dự án 3. Tham mưu kiểm tra, giám sát, đánh giá,
báo cáo kết quả thực hiện theo quy định;
+ Ủy ban nhân dân quận, huyện phối hợp tổ chức thực
hiện Tiểu dự án 3 trên địa bàn.
d) Tiểu dự án 4: “Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng
đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp”:
- Đối với Tiểu Dự án này, thành phố lồng ghép tổ chức
thực hiện vào 02 Lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc (đối tượng 3 và đối tượng 4).
- Giao Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện căn cứ vào Khung Chương trình
đào tạo, Bộ tài liệu đào tạo do Ủy ban Dân tộc ban hành, tổ chức thực hiện phù
hợp với tình hình thực tế trên địa bàn thành phố.
đ) Kinh phí thực hiện Dự án 5:
Kinh phí thực hiện là 15.700 triệu đồng từ ngân
sách thành phố, trong đó vốn đầu tư 14.125 triệu đồng, vốn sự nghiệp 1.575 triệu
đồng.
4. Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy
giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển
du lịch”
a) Đối tượng thụ hưởng:
- Đồng bào DTTS, nghệ nhân người DTTS;
- Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể tiêu biểu
của đồng bào DTTS;
- Di tích có giá trị tiêu biểu của các DTTS đã được
xếp hạng cấp quốc gia, cấp thành phố;
- Các tổ chức và cá nhân có liên quan.
b) Nội dung thực hiện:
- Khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản
văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS;
- Hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người
DTTS trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống
và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận;
- Tổ chức giải Lân Sư Rồng thành phố Cần Thơ mở rộng
năm 2024 và Giải Đẩy gậy thành phố Cần Thơ năm 2024;
- Đầu tư 02 dàn nhạc Pinpet (dàn nhạc ngũ âm): dự
kiến 300 triệu đồng;
- Đầu tư 01 dàn nhạc Khmer cổ (bộ dây);
- Hỗ trợ sách và tủ sách 12 tủ sách Chùa Khmer, mỗi
Chùa bổ sung 200 quyển sách và 01 tủ sách.
c) Kinh phí thực hiện:
Kinh phí 943 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp.
d) Phân công thực hiện:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với
Ban Dân tộc và các sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức thực hiện Dự
án 6. Tham mưu kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện theo quy định.
5. Dự án 7 “Chăm sóc sức khỏe
nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy
dinh dưỡng trẻ em”
a) Đối tượng:
Đồng bào DTTS tại vùng DTTS, đặc biệt là phụ nữ mang
thai, bà mẹ, trẻ em và người cao tuổi DTTS; Các cơ quan, đơn vị và cá nhân có
liên quan.
b) Nội dung thực hiện:
- Hợp phần 2. Nâng cao chất lượng dân số
vùng đồng bào DTTS. Đối với Hợp phần 2 sẽ thực hiện những nội dung sau:
Hoạt động 2.1. Phổ cập dịch vụ tư vấn,
khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật
trước sinh và sơ sinh:
+ Truyền thông, vận động chính sách, pháp luật về
dân số, hôn nhân và gia đình; Tổ chức tư vấn chuyên môn tại cộng đồng về tư vấn,
khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ
sinh;
+ Tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe
trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và
sơ sinh;
+ Hỗ trợ thanh niên thực hiện tư vấn, khám sức khỏe
trước khi kết hôn; hỗ trợ bà mẹ thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước
sinh và sơ sinh;
+ Sinh hoạt ngoại khóa cho các em học sinh trong
trường Phổ thông Dân tộc Nội trú về kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản...
Hoạt động 2.2. Đáp ứng nhu cầu chăm
sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi thích ứng với già hóa dân số nhanh:
+ Tăng cường tuyên truyền, vận động; xây dựng môi
trường xã hội ủng hộ và tham gia chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi;
+ Tổ chức chiến dịch truyền thông, tư vấn và khám sức
khỏe người cao tuổi tại cộng đồng, bao gồm cả khuyến khích, hỗ trợ người cao tuổi
tham gia;
+ Bổ sung trang thiết bị, tập huấn, bồi dưỡng nâng
cao năng lực cơ sở y tế để tổ chức khám sức khỏe định kỳ và tư vấn, chăm sóc,
nâng cao sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng.
Hoạt động 2.3. Ổn định và phát triển
dân số của đồng bào DTTS tại vùng đồng bào DTTS:
+ Tuyên truyền, vận động chính sách, pháp luật về
dân số, cư trú phù hợp tâm lý, tập quán của đồng bào sinh sống tại vùng đồng
bào DTTS;
+ Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp
dịch vụ dân số và vận động đối tượng thực hiện mô hình sinh đủ hai con tại các
xã thuộc vùng đồng bào DTTS. Tổ chức các loại hình cung cấp dịch vụ dân số, kế
hoạch hóa gia đình phù hợp tại các cơ sở y tế;
+ Kiểm soát, quản lý dân số tại vùng đồng bào DTTS.
Rà soát thông tin, cơ sở dữ liệu; củng cố, kiện toàn kho dữ liệu chuyên ngành
dân số; chia sẻ, kết nối với cơ sở dữ liệu các ngành liên quan.
Hoạt động 2.4. Nâng cao năng lực quản
lý dân số vùng đồng bào DTTS:
Tập huấn cho các cộng tác viên dân số cập nhật kiến
thức, quản lý và báo cáo số liệu về dân số.
Hoạt động 2.5. Phòng chống bệnh
Thalassemia tại vùng đồng bào DTTS:
+ Tuyên truyền thay đổi và nâng cao nhận thức, thái
độ, hành vi của cộng đồng người DTTS trong việc thực hành sàng lọc bệnh
Thalassemia;
+ Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế trong việc chẩn
đoán, điều trị, chăm sóc và tư vấn phòng bệnh Thalassemia;
+ Tổ chức xét nghiệm tầm soát và quản lý bệnh di
truyền Thalassemia cho đồng bào dân tộc thiểu số.
- Hợp phần 3. Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng
bà mẹ - trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực
người DTTS. Đối với Hợp phần 3, thành phố thực hiện nội dung sau:
Nhóm hoạt động 3.3. Tuyên truyền vận động,
truyền thông thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em:
+ Khảo sát xác định mô hình, nội dung, hình thức
truyền thông về sức khỏe bà mẹ trẻ em phù hợp với bối cảnh văn hóa của các dân
tộc;
+ Phát động và triển khai Tuần Lễ Làm mẹ an toàn tại
tuyến cơ sở vào tháng 10 hằng năm: Tuần Lễ Làm mẹ an toàn do Bộ Y tế phát động
và hướng dẫn triển khai tại 100% số xã trong phạm vi can thiệp dự án. 95% phụ nữ
mang thai ở địa bàn dự án được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, khám thai, xét nghiệm
3 bệnh và dinh dưỡng;
+ Phát triển, xây dựng và in các sản phẩm truyền
thông phù hợp với bối cảnh văn hóa của từng dân tộc, gồm tờ rơi, áp phích, sách
mỏng....được xây dựng và phân phát đến mạng lưới y tế cơ sở , các mô hình và hộ
gia đình;
+ Phát triển, xây dựng các sản phẩm truyền thông về
chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em phù hợp với bối cảnh văn hóa của từng dân tộc,
bao gồm tin bài, video phổ biến kiến thức, phóng sự, trailer quảng bá, bài phát
thanh... trên các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội;
+ Nâng cao năng lực truyền thông cho cán bộ các các
cấp về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em. Tổ chức tập huấn cho y tế tuyến
xã và cán bộ các ban, ngành, đoàn thể về kiến thức và kỹ năng truyền thông chăm
sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em. Các nội dung truyền thông về chăm sóc sức khỏe bà
mẹ - trẻ em được lồng ghép vào hoạt động thường quy của mạng lưới y tế và sinh
hoạt cộng đồng.
c) Kinh phí thực hiện:
Kinh phí thực hiện 971 triệu đồng (vốn sự nghiệp).
d) Phân công thực hiện:
Sở Y tế là cơ quan chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc
và các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện tham mưu Ủy ban nhân
dân thành phố tổ chức thực hiện Dự án 7.
6. Dự án 9 “Đầu tư phát triển
nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn”
Thành phố thực hiện Nội dung 2 “Giảm thiểu tình trạng
tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào DTTS”, cụ thể:
a) Mục tiêu:
Chuyển đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào DTTS
góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng
bào DTTS; gần 90% cán bộ làm công tác dân tộc các cấp, cán bộ văn hóa - xã hội
cấp xã được nâng cao năng lực, kỹ năng vận động, tư vấn, truyền thông thay đổi
hành vi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; Duy trì không có số cặp tảo hôn
và số cặp kết hôn cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS.
b) Đối tượng thực hiện:
- Nhóm thanh niên, người chưa thành niên người DTTS
từ 10 tuổi trở lên;
- Các bậc cha mẹ và học sinh Trường Phổ thông dân tộc
nội trú;
- Phụ nữ và nam giới người DTTS tảo hôn, kết hôn cận
huyết thống;
- Người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc.
c) Nội dung thực hiện:
- Công tác truyền thông: Biên soạn, cung cấp tài liệu,
tổ chức hội nghị tuyên truyền hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết
thống trong vùng đồng bào DTTS;
- Tăng cường các hoạt động tư vấn, can thiệp lồng
ghép với các chương trình, dự án, mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe
bà mẹ, trẻ em, kế hoạch hóa gia đình, phát triển thể chất có liên quan trong
lĩnh vực hôn nhân nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
vùng DTTS.
d) Phân công thực hiện:
Ban Dân tộc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở
Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp, Sở Y
tế lồng ghép thực hiện các nội dung vào nhiệm vụ cơ quan.
7. Dự án 10 “Truyền thông,
tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS; kiểm tra, giám sát đánh giá việc
thực hiện Chương trình”
a) Tiểu dự án 1 “Biểu dương, tôn vinh điển hình
tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật,
trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức
triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”:
- Nội dung số 01: thực hiện phát huy vai trò người
có uy tín.
+ Mục tiêu:
Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ người có uy
tín và hiệu quả công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng
bào DTTS, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, tăng cường
khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
vùng DTTS.
+ Đối tượng: Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
+ Nội dung thực hiện:
. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ người có uy
tín và hiệu quả công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng
bào DTTS;
. Triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền,
giáo dục, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của người có uy tín và lực lượng
cốt cán có uy tín;
. Xây dựng, phát hiện, bồi dưỡng, lựa chọn, quản
lý, sử dụng đội ngũ người có uy tín và lực lượng cốt cán có uy tín trong vùng đồng
bào DTTS phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương;
. Mua bảo hiểm y tế cho người có uy tín trong đồng
bào DTTS;
. Tổ chức hoạt động giao lưu, học tập kinh nghiệm cho
người có uy tín.
+ Kinh phí thực hiện:
Kinh phí thực hiện 690 triệu đồng (vốn sự nghiệp).
- Nội dung số 02: Phổ biến, giáo dục pháp luật và
tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS:
+ Mục tiêu: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật và nâng cao nhận thức cho người có uy tín trong đồng bào DTTS.
+ Đối tượng: Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
+ Nội dung:
. Tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật
cho người có uy tín trong đồng bào DTTS;
. Thực hiện biên soạn, phát hành tài liệu tuyên
truyền bằng tiếng Việt, tài liệu song ngữ Việt - Khmer và Việt - Hoa, Bản tin
Công tác dân tộc và các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền khác; thực hiện cấp báo,
tạp chí không thu tiền... nhằm nâng cao năng lực, khả năng tiếp nhận thông tin
cho đội ngũ người có uy tín.
+ Kinh phí thực hiện:
Kinh phí thực hiện 1.500 triệu đồng (vốn sự nghiệp).
+ Phân công thực hiện:
Ban Dân tộc là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức thực hiện Nội dung số 01
và Nội dung số 02 của Tiểu Dự án.
- Nội dung số 03: Tăng cường, nâng cao khả năng tiếp
cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng vùng đồng bào DTTS:
+ Mục tiêu: Bảo đảm công bằng trong tiếp cận công
lý của đồng bào DTTS tại vùng DTTS, xây dựng các mô hình điểm giúp đồng bào kịp
thời tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý.
+ Đối tượng: đồng bào DTTS tại vùng DTTS; người thực
hiện trợ giúp pháp lý và cán bộ các cơ quan liên quan.
+ Nội dung:
. Nâng cao nhận thức trợ giúp pháp lý điểm vùng đồng
bào DTTS;
. Tổ chức chuyên đề trợ giúp pháp lý điểm kết nối cộng
đồng tại vùng đồng bào DTTS;
. Biên soạn, cung cấp các tài liệu truyền thông về
chính sách trợ giúp pháp lý cho người DTTS.
+ Phân công thực hiện:
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và các
sở, ngành, các địa phương liên quan lồng ghép tổ chức thực hiện Nội dung số 03
của Tiểu Dự án 1.
- Kinh phí thực hiện:
Tổng kinh phí thực hiện Tiểu Dự án 1 là 2.190 triệu
đồng từ vốn sự nghiệp thành phố.
b) Tiểu dự án 3 “Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào
tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình”:
- Đối tượng:
+ Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, tổ
chức triển khai thực hiện Chương trình.
+ Người dân trên địa bàn thụ hưởng Chương trình.
- Nội dung thực hiện:
Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá định kỳ 6
tháng và năm kết quả thực hiện Kế hoạch.
- Phân công thực hiện: Ban Dân tộc là cơ quan chủ
trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND quận, huyện tham mưu Ủy ban
nhân dân thành phố tổ chức thực hiện Tiểu Dự án 3 của Dự án 10.
c) Kinh phí thực hiện:
Dự kiến kinh phí thực hiện Dự án 10 là 2.190 triệu
đồng (vốn sự nghiệp).
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Dân tộc
a) Là cơ quan chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân
thành phố và Ban Chỉ đạo thành phố thực hiện Kế hoạch.
b) Theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện, thường
xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện kế hoạch.
Tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kế hoạch thực hiện Chương
trình năm 2025 phù hợp với tình hình thực tế thành phố.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Là cơ quan đầu mối hướng dẫn về quản lý đầu tư;
tổng hợp giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết khó khăn, vướng mắc
của chủ đầu tư trong quá trình triển khai các dự án đầu tư theo quy định;
b) Thẩm định về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn
cho các dự án theo kế hoạch và các dự án phát sinh (nếu có) để Ủy ban nhân dân
thành phố làm cơ sở phê duyệt các dự án theo quy định.
3. Sở Tài chính
Trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính
chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Ủy
ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí để lồng ghép thực hiện Kế hoạch theo
nguyên tắc, tiêu chí và định mức quy định.
4. Sở Công Thương
Phối hợp với Ban Dân tộc và các cơ quan, đơn vị
liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố triển khai thực hiện thí điểm dự
án “Trung tâm kết nối giao thương thương mại, du lịch và quảng bá sản vật vùng
đồng bào DTTS và miền núi” theo hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và các cơ quan,
đơn vị liên quan thực hiện Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 5 của Kế hoạch.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và các cơ quan,
đơn vị liên quan thực hiện Tiểu dự án 3 thuộc Dự án 5 của Kế hoạch.
7. Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch
Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và các cơ quan,
đơn vị liên quan thực hiện Dự án 6 của Kế hoạch.
8. Sở Y tế
Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và các cơ quan,
đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Dự án 7 của Kế hoạch.
9. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và các cơ quan,
đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện nghiên cứu ứng dụng,
chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ cho vùng đồng bào DTTS.
10. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và các cơ quan
liên quan chỉ đạo, cung cấp thông tin cho báo, đài địa phương, Trung tâm Văn
hóa - Thể thao và Truyền thanh quận, huyện; Văn phòng đại diện báo chí Trung
ương và địa phương khác đóng trên địa bàn tăng cường công tác thông tin, tuyên
truyền nhằm nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận xã hội, để thực hiện thắng lợi
các nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia.
11. Sở Nội vụ
Tham mưu lồng ghép công tác đào tạo, bồi dưỡng,
phát triển nguồn nhân lực của thành phố trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức người DTTS đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
12. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Ban Dân tộc cùng Ủy ban nhân dân huyện
Cờ Đỏ và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc hỗ trợ đất ở, cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất tại Dự án 1 của Kế hoạch.
13. Sở Xây dựng
Phối hợp với Ban Dân tộc cùng Ủy ban nhân dân huyện
Cờ Đỏ và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện
trình tự, thủ tục liên quan đến chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở tại Dự án 1 của
Kế hoạch.
14. Sở Tư pháp
Tham mưu thực hiện công tác trợ giúp pháp lý cho đồng
bào DTTS tại vùng DTTS theo quy định; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật cho người dân vùng đồng bào DTTS.
15. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành
phố Cần Thơ
Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, các sở, ngành,
liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện đảm bảo thực hiện chính sách tín dụng
ưu đãi theo Kế hoạch này và các văn bản có liên quan theo quy định.
16. Bảo hiểm xã hội thành phố
Huy động, lồng ghép các nguồn lực hợp pháp nhằm hỗ
trợ mức đóng bảo hiểm y tế cho người DTTS; tăng cường công tác tuyên truyền, vận
động người DTTS tích cực, chủ động tham gia bảo hiểm y tế.
17. Bộ Chỉ huy quân sự thành phố
Đảm bảo thế trận quốc phòng toàn dân vùng đồng bào
DTTS. Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, tổ chức chính
trị - xã hội địa phương xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.
18. Công an thành phố
Thực hiện tốt thế trận an ninh nhân dân gắn với thế
trận lòng dân vững chắc ở vùng đồng bào DTTS; chủ động nắm chắc tình hình, giải
quyết những mâu thuẫn ngay từ cơ sở, kiên quyết không để xảy ra các “điểm
nóng”, “điểm phức tạp” về an ninh trật tự trong đồng bào DTTS.
19. Ủy ban nhân dân quận, huyện
a) Chủ động phối hợp với các sở, ngành thành phố được
giao chủ trì triển khai thực hiện một số Dự án, Tiểu Dự án, Nội dung thành phần
trên địa bàn.
b) Đối với Ủy ban nhân dân huyện Cờ Đỏ, huyện Vĩnh
Thạnh và quận Ô Môn:
- Căn cứ Kế hoạch này và theo tình hình thực tế tại
địa phương xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện năm 2024;
- Bố trí đất ở cho đối tượng thụ hưởng vào khu dân
cư DTTS trên địa bàn.
20. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố lồng ghép thực hiện các mục
tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch vào nhiệm vụ công tác của cơ quan, chủ động phối hợp
tuyên truyền, tổ chức triển khai, giám sát việc tổ chức thực hiện kế hoạch.
VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch từ ngân
sách thành phố, vốn huy động xã hội hóa và nguồn vốn lồng ghép từ các chương
trình, dự án, chính sách khác thực hiện cùng mục tiêu trên địa bàn;
2. Nội dung chi thực hiện theo quy định hiện
hành và có thể được xem xét, điều chỉnh phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và tình
hình thực tế.
VIII. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Trước ngày 10 tháng 6 năm 2024 các sở,
ngành liên quan dự trù kinh phí thực hiện cho năm 2025 và báo cáo kết quả thực
hiện trong năm trước ngày 15 tháng 11 về Ban Dân tộc (cơ quan chủ trì) và Sở Kế
hoạch Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp. Quá trình triển khai thực hiện nếu có
khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo Ban Dân tộc để tổng hợp trình Ủy ban nhân
dân thành phố xem xét.
2. Giao Ban Dân tộc tham mưu, theo dõi việc
triển khai thực hiện kế hoạch; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực
hiện kế hoạch.
Trên đây là Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố
triển khai thực hiện Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế
- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc;
- Vụ Công tác dân tộc địa phương;
- TT. TU, TT. HĐND;
- CT, PCT UBND TP (1ABCD);
- Thành viên BCĐ các CTr MTQG;
- Ủy ban MTTQVN TP và các Đoàn thể;
- Các sở, ban ngành thành phố;
- UBND quận, huyện;
- Ban Dân tộc TP;
- VP UBND thành phố (3C);
- Cổng TTĐT thành phố;
- Lưu: VT. HK.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Việt Trường
|
PHỤ LỤC 1
TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH
MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NĂM
2024
(Kèm theo Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2024 của Ủy ban nhân
dân thành phố)
ĐVT: triệu đồng
TT
|
Nội dung
|
Đơn vị
|
Đối tượng thụ
hưởng
|
Năm 2024
|
Ghi chú
|
Tổng kinh
phí năm 2024
|
Vốn đầu tư
|
Vốn sự nghiệp
|
Vốn vay
NHCSXH
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
|
TỔNG
|
|
|
20.104
|
14.325
|
5.679
|
100
|
|
I
|
DỰ ÁN 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở,
nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt
|
|
56
|
300
|
200
|
-
|
100
|
|
1
|
Hỗ trợ đất ở
|
hộ
|
52
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
2
|
Hỗ trợ nhà ở
|
hộ
|
4
|
300
|
200
|
-
|
100
|
|
II
|
DỰ ÁN 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực
|
|
|
15.700
|
14.125
|
1.575
|
-
|
|
1
|
Tiểu dự án 1 “Đổi mới hoạt động, củng cố phát
triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và
xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS”
|
công trình
|
1
|
14.125
|
14.125
|
-
|
-
|
|
2
|
Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào
tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng
bào dân tộc thiểu số; đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển
khai Chương trình ở các cấp
|
|
2
|
440
|
-
|
440
|
-
|
|
2.1
|
Bồi dưỡng kiến thức dân tộc
|
lớp
|
2
|
440
|
-
|
440
|
-
|
|
3
|
Tiểu dự án 3 “Phát triển giáo dục nghề nghiệp
và giải quyết việc làm cho thanh niên vùng DTTS”
|
|
210
|
1.135
|
-
|
1.135
|
-
|
|
3,1
|
Hỗ trợ đào tạo nghề
|
lao động
|
210
|
842
|
-
|
842
|
-
|
|
3,2
|
Tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, học
nghề, việc làm; kiểm tra, giám sát, đánh giá
|
lao động
|
-
|
293
|
-
|
293
|
-
|
|
III
|
DỰ ÁN 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch
|
|
|
943
|
-
|
943
|
-
|
|
1
|
Khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản
văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS
|
|
|
150
|
-
|
150
|
-
|
|
2
|
Hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người
DTTS trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống
và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận
|
|
|
180
|
-
|
180
|
-
|
|
3
|
Tổ chức giải Lân Sư Rồng thành phố Cần Thơ mở rộng
năm 2024 và Giải Đẩy gậy thành phố Cần Thơ năm 2024
|
|
|
113
|
-
|
113
|
-
|
|
4
|
Đầu tư 02 dàn nhạc Pinpet (dàn nhạc ngũ âm)
|
|
|
300
|
|
300
|
|
|
5
|
Đầu tư 01 dàn nhạc Khmer cổ (bộ dây)
|
|
|
100
|
|
100
|
|
|
6
|
Hỗ trợ sách và tủ sách 12 tủ sách Chùa Khmer, mỗi
Chùa bổ sung 200 quyển sách và 01 tủ sách
|
|
|
100
|
-
|
100
|
-
|
|
IV
|
DỰ ÁN 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao
thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
|
|
-
|
971
|
-
|
971
|
-
|
|
1
|
Hợp phần 2. Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng
bào DTTS
|
|
-
|
671
|
-
|
671
|
-
|
|
1,1
|
Hoạt động 2.1. Phổ cập dịch vụ tư vấn,
khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật
trước sinh và sơ sinh với sự tham gia của toàn xã hội tại vùng DTTS
|
|
-
|
185
|
-
|
185
|
-
|
|
1,2
|
Hoạt động 2.2. Đáp ứng nhu cầu chăm sóc,
nâng cao sức khỏe người cao tuổi thích ứng với già hóa dân số nhanh
|
|
-
|
110
|
-
|
110
|
-
|
|
1,3
|
Hoạt động 2.3. Ổn định và phát triển dân số
của đồng bào DTTS tại vùng đồng bào DTTS
|
|
-
|
105
|
-
|
105
|
-
|
|
1,4
|
Hoạt động 2.4. Nâng cao năng lực quản lý
dân số vùng đồng bào DTTS
|
|
-
|
106
|
-
|
106
|
-
|
|
1,5
|
Hoạt động 2.5. Phòng chống bệnh
Thalassemia tại vùng đồng bào DTTS
|
|
-
|
165
|
-
|
165
|
-
|
|
2
|
Hợp phần 3. Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ
- trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực
người DTTS
|
|
-
|
300
|
-
|
300
|
-
|
|
2,1
|
Nhóm hoạt động 3.3 - Tuyên truyền vận động, truyền
thông thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em
|
|
-
|
300
|
-
|
300
|
-
|
|
VI
|
DỰ ÁN 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động
trong vùng đồng bào DTTS; kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện
Chương trình
|
|
-
|
2.190
|
-
|
2.190
|
-
|
|
1
|
Tiểu dự án 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên
tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật và
tuyên truyền, vận động đồng bào
|
|
-
|
2.190
|
-
|
2190
|
-
|
|
1,1
|
Mua bảo hiểm y tế cho người có uy tín trong đồng
bào DTTS
|
|
-
|
250
|
-
|
250
|
-
|
|
1,2
|
Tổ chức hoạt động giao lưu, học tập kinh nghiệm
|
chuyến
|
2
|
440
|
-
|
440
|
-
|
|
1,3
|
Tổ chức các Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp
luật cho người có uy tín
|
Hội nghị
|
1
|
380
|
-
|
380
|
-
|
|
1,4
|
Thực hiện tài liệu tuyên truyền bằng tiếng Việt,
tài liệu song ngữ, Bản tin Công tác dân tộc, cẩm nang pháp luật, sổ tay pháp
luật..., cấp báo, tạp chí không thu tiền
|
|
-
|
1.120
|
-
|
1120
|
-
|
|
PHỤ LỤC 2
ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG ĐẤT Ở
(Kèm theo Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2024 của Ủy ban nhân
dân thành phố)
TT
|
Quận, huyện
|
Đơn vị
|
Hỗ trợ đất ở
|
Giai đoạn
2021 - 2025
|
Thực hiện
năm 2024
|
I
|
Huyện Cờ Đỏ
|
hộ
|
39
|
39
|
1
|
Thị trấn Cờ Đỏ
|
hộ
|
22
|
22
|
2
|
Xã Thới Xuân
|
hộ
|
12
|
12
|
3
|
Xã Đông Hiệp
|
hộ
|
1
|
1
|
4
|
Xã Đông Thắng
|
hộ
|
0
|
0
|
5
|
Xã Thới Hưng
|
hộ
|
1
|
1
|
6
|
Xã Trung Hưng
|
hộ
|
0
|
0
|
7
|
Xã Trung Thạnh
|
hộ
|
2
|
2
|
8
|
Xã Trung An
|
hộ
|
0
|
0
|
9
|
Xã Thạnh Phú
|
hộ
|
1
|
1
|
II
|
Huyện Thới Lai
|
hộ
|
6
|
6
|
1
|
Thị trấn Thới Lai
|
hộ
|
0
|
0
|
2
|
Xã Thái Thạnh
|
hộ
|
1
|
1
|
3
|
Xã Tân Thạnh
|
hộ
|
0
|
0
|
4
|
Xã Định Môn
|
hộ
|
5
|
5
|
5
|
Xã Trường Thắng
|
hộ
|
0
|
0
|
6
|
Xã Thới Tân
|
hộ
|
0
|
0
|
7
|
Xã Đông Thuận
|
hộ
|
0
|
0
|
8
|
Xã Đông Bình
|
hộ
|
0
|
0
|
9
|
Xã Trường Xuân A
|
hộ
|
0
|
0
|
III
|
Quận Thốt Nốt
|
hộ
|
2
|
2
|
1
|
phường Thốt Nốt
|
hộ
|
2
|
2
|
IV
|
Huyện Vĩnh Thạnh
|
hộ
|
5
|
5
|
1
|
TT Thạnh An
|
hộ
|
3
|
3
|
2
|
xã Thạnh An
|
hộ
|
2
|
2
|
Tổng số
|
52
|
52
|
PHỤ LỤC 3:
TỔNG HỢP ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG NHÀ Ở
(Kèm theo Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2024 của Ủy ban nhân
dân thành phố)
ĐVT: Triệu đồng
TT
|
Huyện Cờ Đỏ
|
Đơn vị
|
Kinh phí năm
2024
|
Vốn đầu tư
|
Vốn vay
|
Vốn huy động
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
I
|
Họ và tên hộ
|
|
|
|
|
1
|
Thạnh Ngụ
|
hộ
|
50
|
25
|
5
|
2
|
Lý Thị Thum
|
hộ
|
50
|
25
|
5
|
3
|
Danh Giàu
|
hộ
|
50
|
25
|
5
|
4
|
Thạch Thị Trà
|
hộ
|
50
|
25
|
5
|
TỔNG
|
|
200
|
100
|
20
|
BIỂU
CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ
(Kèm theo Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2024 của Ủy ban
nhân dân thành phố)
TT
|
Mục tiêu
|
Đơn vị tính
|
Mục tiêu năm
2024
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
1
|
Thu nhập bình quân đầu người của đồng bào DTTS
|
Triệu đồng
|
Gần bằng với thu
nhập bình quân khu vực nông thôn
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư
|
Ban Dân tộc, UBND
quận, huyện
|
2
|
Giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS hàng năm
|
%
|
≥0,3
|
Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội
|
Ban Dân tộc, UBND
quận, huyện
|
3
|
Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường
|
%
|
98
|
Sở Giáo dục và Đào
tạo
|
Ban Dân tộc, UBND
quận, huyện
|
4
|
Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi học tiểu học
|
%
|
100
|
Sở Giáo dục và Đào
tạo
|
Ban Dân tộc, UBND
quận, huyện
|
5
|
Tỷ lệ học sinh học trung học cơ sở
|
%
|
94,5
|
Sở Giáo dục và Đào
tạo
|
Ban Dân tộc, UBND
quận, huyện
|
6
|
Tỷ lệ học sinh học trung học phổ thông
|
%
|
71
|
Sở Giáo dục và Đào
tạo
|
Ban Dân tộc, UBND
quận, huyện
|
7
|
Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo
tiếng phổ thông
|
%
|
98,47
|
Sở Giáo dục và Đào
tạo
|
Ban Dân tộc, UBND
quận, huyện
|
8
|
Tỷ lệ đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế
|
%
|
97
|
Sở Y tế
|
Ban Dân tộc, UBND
quận, huyện
|
9
|
Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai định kỳ
|
%
|
100
|
Sở Y tế
|
Ban Dân tộc, UBND
quận, huyện
|
10
|
Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ
|
%
|
<9,5
|
Sở Y tế
|
Ban Dân tộc, UBND
quận, huyện
|
11
|
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề
phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS
|
%
|
55
|
Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội
|
Ban Dân tộc, UBND
quận, huyện
|