Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BCT 2023 Nghị định tổ chức hoạt động thanh tra ngành Công Thương

Số hiệu: 07/VBHN-BCT Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Nguyễn Sinh Nhật Tân
Ngày ban hành: 05/04/2023 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/VBHN-BCT

Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2023

NGHỊ ĐỊNH

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA NGÀNH CÔNG THƯƠNG

Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2016 được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Nghị định số 54/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 7 năm 2020.

2. Nghị định số 03/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2023.

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000 và ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Cạnh tranh ngày 12 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương.1

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Công Thương; Thanh tra viên ngành Công Thương, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra ngành Công Thương; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thanh tra ngành Công Thương.

Điều 2. Đối tượng thanh tra

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, Sở Công Thương.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ chấp hành quy định của pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, Sở Công Thương.

Điều 3. Áp dụng Điều ước quốc tế

Trường hợp Nghị định này và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế.

Chương II

TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA NGÀNH CÔNG THƯƠNG

Điều 4. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Công Thương

1. Cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm:

a) Thanh tra Bộ Công Thương (sau đây gọi chung là Thanh tra Bộ);

b) Thanh tra Sở Công Thương (sau đây gọi chung là Thanh tra Sở).

2.2 Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Công Thương:

a) Tổng cục Quản lý thị trường; Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh.

b) Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia3.

c) Cục Hóa chất; Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp; Cục Điều tiết điện lực; Cục Công nghiệp; Cục Xúc tiến thương mại; Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; Cục Phòng vệ thương mại

Điều 5. Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ

1. Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ Công Thương, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương (sau đây gọi chung là Bộ trưởng) quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

2. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và công chức khác.

Chánh Thanh tra Bộ Công Thương (sau đây gọi chung là Chánh Thanh tra Bộ) do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.

Phó Chánh Thanh tra Bộ Công Thương do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ. Phó Chánh Thanh tra Bộ Công Thương giúp Chánh Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra Bộ.

3. Thanh tra Bộ có con dấu, tài khoản riêng.

4. Thanh tra Bộ có các phòng nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao. Bộ trưởng quyết định thành lập các phòng thuộc Thanh tra Bộ.

5. Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ

Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật Thanh tra và Điều 7 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

1. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác thanh tra ngành Công Thương.

2. Xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm trình Bộ trưởng phê duyệt.

3. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Công Thương, Thanh tra Sở.

4. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng.

5. Yêu cầu cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Công Thương báo cáo về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý.

6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng và Chánh Thanh tra Bộ.

7. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, biện pháp xử lý tố cáo của Bộ trưởng và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Công Thương.

8. Chủ trì Đoàn thanh tra liên ngành hoặc tham gia các Đoàn thanh tra liên ngành do Bộ, ngành thành lập.

9. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương với Thanh tra Chính phủ và các cơ quan có liên quan.

10. Thường trực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

11. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công Thương thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng.

12. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ

Chánh Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 19 Luật Thanh tra, Điều 8 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

1. Báo cáo Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm được giao.

2. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng Bộ Công Thương trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng.

3. Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công Thương tham gia hoạt động thanh tra.

4. Giúp Bộ trưởng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng.

5. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở

1. Thanh tra Sở là cơ quan của Sở Công Thương, giúp Giám đốc Sở Công Thương (sau đây gọi chung là Giám đốc Sở) tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

2. Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và công chức khác.

Chánh Thanh tra Sở Công Thương (sau đây gọi chung là Chánh Thanh tra Sở) do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Chánh Thanh tra tỉnh).

Phó Chánh Thanh tra Sở Công Thương do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở. Phó Chánh Thanh tra Sở Công Thương giúp Chánh Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra Sở.

3. Thanh tra Sở có con dấu và tài khoản riêng.

4. Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ.

Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở4

Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 Luật Thanh tra, Điều 13 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

1. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo của Giám đốc Sở, Thanh tra Sở.

2. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Sở Công Thương theo quy định của pháp luật.

3. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các cơ quan, đơn vị thuộc Sở Công Thương thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng.

4. Chủ trì Đoàn thanh tra liên ngành hoặc tham gia các Đoàn thanh tra liên ngành do Sở, ngành thành lập.

5. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở

Chánh Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 25 Luật Thanh tra, Điều 14 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

1. Báo cáo Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm được giao.

2. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị thuộc Sở Công Thương trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng.

3. Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị thuộc Sở Công Thương tham gia hoạt động thanh tra.

4. Giúp Giám đốc Sở theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của Giám đốc Sở trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

5.5 (được bãi bỏ).

6. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục, Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

Tổng cục, Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 10 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

1. Xây dựng kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra Bộ tổng hợp trình Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó.

2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực do Bộ trưởng giao.

3. Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng và Chánh Thanh tra Bộ giao.

4. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của mình.

5. Tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành với Thanh tra Bộ.

Điều 12.6 (được bãi bỏ)

Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành7

Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 07/2012/NĐ-CP và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

1. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

2. Cử công chức có đủ điều kiện chuyên môn tham gia các Đoàn thanh tra của Thanh tra Bộ và các cơ quan khác khi được yêu cầu.

3. Quyết định phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.

Điều 14. Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành tại Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ Công Thương, Cục thuộc Tổng cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành8

Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành tại Tổng cục tổ chức theo mô hình Vụ; tại Cục thuộc Bộ Công Thương, Cục thuộc Tổng cục tổ chức theo mô hình Phòng.

Chương III

HOẠT ĐỘNG THANH TRA NGÀNH CÔNG THƯƠNG

Mục 1. HOẠT ĐỘNG THANH TRA HÀNH CHÍNH

Điều 15. Đối tượng thanh tra hành chính

Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

Điều 16. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính

Thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Thanh tra, Điều 19 và Điều 20 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP .

Điều 17. Trình tự, thủ tục thanh tra hành chính

Trình tự, thủ tục thanh tra hành chính thực hiện theo quy định từ Điều 44 đến Điều 50 Luật Thanh tra và từ Điều 21 đến Điều 31 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP .

Mục 2. HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH

Điều 18. Đối tượng thanh tra chuyên ngành

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này.

Điều 19. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành

Thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định tại Điều 51 Luật Thanh tra, Điều 14 và 15 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP .

Điều 20. Trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành

Trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định từ Điều 52 đến Điều 56 Luật Thanh tra, từ Điều 16 đến Điều 32 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP .

Điều 21. Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường Công Thương9

Thanh tra việc chấp hành pháp luật về an toàn điện; quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện; an toàn hóa chất, khí dầu mỏ hóa lỏng; an toàn vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; an toàn cơ khí và áp lực; an toàn trong khai thác mỏ, dầu khí; bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực công nghiệp10

Thanh tra việc chấp hành pháp luật về công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng), công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sinh học, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao thuộc phạm vi quản lý; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Điều 23. Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực năng lượng

1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về lĩnh vực điện thuộc phạm vi quản lý:

a) Thực hiện các nội dung trong giấy phép hoạt động điện lực;

b) Vận hành hệ thống điện quốc gia, bao gồm: Dự báo phụ tải, đấu nối, đo đếm điện năng, thao tác trong hệ thống điện, xử lý sự cố, khởi động đen, dịch vụ phụ trợ và ngừng, giảm mức cung cấp điện; chấp hành các quy định của pháp luật về điều độ hệ thống điện;

c) Chấp hành các quy định của pháp luật về giá điện và các loại phí, bao gồm: Khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, giá truyền tải điện, giá bán lẻ điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, phí điều độ vận hành hệ thống điện và phí điều hành giao dịch thị trường điện lực; quy định của pháp luật về thị trường điện lực;

d) Chấp hành các quy định của pháp luật về tiến độ thực hiện, địa điểm thực hiện, bãi tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, nhà máy nhiệt điện khác; chấp hành các quy định của pháp luật về lưới điện, điện nông thôn, thủy điện;

đ) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về năng lượng mới, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng thuộc phạm vi quản lý; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

3. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về khai thác, chế biến, hạ tầng than; thu hồi than trong khai thác, chế biến; hoạt động tiêu thụ, nhập khẩu than; giá thành sản xuất, vận chuyển than thuộc phạm vi quản lý; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

4. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về dầu khí gồm: Thăm dò trữ lượng, khai thác, vận chuyển, chế biến và phân phối dầu khí; việc thu dọn các công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí; đốt bỏ khí đồng hành; thực hiện các dự án thăm dò, khai thác, vận chuyển, tàng trữ, xử lý, chế biến và phân phối sản phẩm dầu khí, các hợp đồng dầu khí thuộc phạm vi quản lý; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

5. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về sản xuất, chế biến và kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng thuộc phạm vi quản lý; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Điều 24. Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực hóa chất11

Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về giới hạn hàm lượng cho phép của hóa chất độc hại trong một số sản phẩm điện, điện tử, dệt may, phân loại hóa chất theo GHS và phiếu an toàn hóa chất; phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp; sản xuất, sử dụng hóa chất Bảng 1, 2, 3; điều kiện sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; điều kiện sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ; sản xuất, kinh doanh hóa chất cấm và hóa chất thuộc danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện và hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; mua bán hóa chất độc; khai báo hóa chất; sử dụng hóa chất; huấn luyện an toàn hóa chất; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Điều 25.12 (được bãi bỏ)

Điều 26. Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực an toàn thực phẩm

Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sản phẩm sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng và các sản phẩm thực phẩm khác thuộc phạm vi quản lý; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực xuất nhập khẩu

Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hóa, ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu; xuất xứ hàng hóa thuộc phạm vi quản lý; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Điều 28. Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực xúc tiến thương mại

Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về khuyến mại; trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ; hội chợ, triển lãm thương mại; thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam thuộc phạm vi quản lý; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Điều 29. Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực thương mại điện tử

Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về quản lý website thương mại điện tử và ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động; cung cấp thông tin và giao dịch trong thương mại điện tử; cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử; đánh giá và chứng nhận chính sách bảo vệ thông tin cá nhân trong thương mại điện tử; cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử; bảo vệ thông tin cá nhân trong thương mại điện tử thuộc phạm vi quản lý; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Điều 30. Nội dung thanh tra chuyên ngành về hoạt động thương mại13

1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, hoạt động thương mại biên giới, hoạt động môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý thương mại, gia công trong thương mại, giám định thương mại, nhượng quyền thương mại thuộc phạm vi quản lý; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

2. Thanh tra đột xuất đối với hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc gian lận nguồn gốc, xuất xứ khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật khác trong hoạt động thương mại thuộc phạm vi quản lý hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

Điều 31. Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực cạnh tranh và hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp14

Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc phạm vi quản lý; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thuộc phạm vi quản lý; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Điều 32. Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực phòng vệ thương mại

Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, lẩn tránh thuế chống trợ cấp thuộc phạm vi quản lý; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Điều 33. Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thuộc phạm vi quản lý; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Mục 3. KẾ HOẠCH THANH TRA, XỬ LÝ CHỒNG CHÉO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO VÀ THANH TRA LẠI

Điều 34. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm

1. Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với các Cục, Tổng cục thuộc Bộ, căn cứ vào định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ và yêu cầu công tác quản lý xây dựng kế hoạch thanh tra, trình Bộ trưởng chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hằng năm. Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hằng năm.

2. 15 Thanh tra Sở căn cứ vào kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh và yêu cầu công tác quản lý xây dựng kế hoạch thanh tra, trình Giám đốc Sở chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hằng năm. Giám đốc Sở phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hằng năm.

3. 16 Kế hoạch thanh tra hằng năm đã được phê duyệt được thông báo cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức có liên quan

Điều 35. Xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra

1. Trong trường hợp kế hoạch thanh tra của Bộ Công Thương và kế hoạch thanh tra của Sở Công Thương có chồng chéo thì thực hiện theo kế hoạch thanh tra của Bộ Công Thương.

2. Chánh Thanh tra Bộ xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra của Thanh tra Bộ, Tổng cục, Cục thuộc Bộ Công Thương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trình Bộ trưởng xem xét quyết định; phối hợp với Chánh Thanh tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ giải quyết việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra của cơ quan thanh tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ; phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh giải quyết việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Công Thương với cơ quan thanh tra của địa phương.

3.17 Chánh Thanh tra Sở báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh xử lý việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra của Sở Công Thương với các cơ quan thanh tra của địa phương.

4.18 Tổng cục trưởng xử lý chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra của các Cục thuộc Tổng cục trong quá trình xây dựng Kế hoạch thanh tra hàng năm.

Điều 36. Chế độ thông tin, báo cáo công tác thanh tra

1. Thanh tra Bộ báo cáo Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm được giao.

2. Tổng cục, Cục báo cáo Thanh tra Bộ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm được giao.

3. Thanh tra Sở báo cáo Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm được giao.

4.19 Cục thuộc Tổng cục có trách nhiệm báo cáo Tổng cục về công tác thanh tra chuyên ngành trong phạm vi trách nhiệm được giao.

5. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công Thương có trách nhiệm sao gửi kết luận thanh tra, báo cáo kiểm toán về Thanh tra Bộ chậm nhất 10 ngày kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra của cơ quan thanh tra, báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.

Điều 37. Thanh tra lại

1. Chánh Thanh tra Bộ quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Công Thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Công Thương nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng giao.

2.20 (được bãi bỏ).

3. Trình tự, thủ tục thanh tra lại được thực hiện theo quy định từ Điều 48 đến Điều 52 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và từ Điều 33 đến Điều 38 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP .

Chương IV

THANH TRA VIÊN, CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA NGÀNH CÔNG THƯƠNG, NGƯỜI ĐƯỢC GIAO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH

Điều 38. Thanh tra viên ngành Công Thương

1. Thanh tra viên ngành Công Thương là công chức của Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Sở.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn của Thanh tra viên được quy định tại Luật Thanh tra, Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra và quy định của pháp luật có liên quan.

3. Thanh tra viên ngành Công Thương được cấp trang phục, thẻ thanh tra, phù hiệu, biển hiệu và được hưởng các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật.

Điều 39. Cộng tác viên thanh tra ngành Công Thương

1. Cộng tác viên thanh tra ngành Công Thương là người được Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở trưng tập tham gia Đoàn thanh tra.

2. Cộng tác viên thanh tra ngành Công Thương là người không thuộc biên chế của các cơ quan thanh tra nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra của cơ quan trưng tập.

3. Cộng tác viên thanh tra ngành Công Thương có nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về thanh tra và pháp luật có liên quan khác.

Điều 40. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tại các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành21

1. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là công chức thuộc Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ Công Thương, Cục thuộc Tổng cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của ngạch công chức đang giữ, các tiêu chuẩn quy định tại Điều 12 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP và quy định của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

2. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tại Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ Công Thương, Cục thuộc Tổng cục có quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính và hưởng các chế độ bồi dưỡng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo quy định của pháp luật.

Chương V

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA NGÀNH CÔNG THƯƠNG

Điều 41. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công Thương

1. Chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.

2. Phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm.

3. Xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị về công tác thanh tra.

4. Bảo đảm kinh phí, điều kiện làm việc cho Thanh tra Bộ và các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ.

5. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 42. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1.22 Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đảm bảo biên chế, kinh phí, điều kiện hoạt động của Thanh tra Sở.

2. Chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra và bảo đảm chế độ chính sách đối với thanh tra viên, công chức của Thanh tra Sở và công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.

Điều 43. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Công Thương

1. Chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở Công Thương.

2. Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm.

3. Xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị về công tác thanh tra.

4. Giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc về công tác thanh tra; xử lý vấn đề chồng chéo trong hoạt động thanh tra.

5. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 44. Trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thanh tra ngành Công Thương và các cơ quan, tổ chức có liên quan

1. Thanh tra Bộ phối hợp với các đơn vị trực thuộc Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các Bộ, ngành, Tổng cục, Cục thuộc Bộ Công Thương, Thanh tra tỉnh, Sở Công Thương và các cơ quan có liên quan trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

2. Thanh tra Sở phối hợp với Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra các Sở, ngành của tỉnh, Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan có liên quan trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH23

Điều 45. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2016 và thay thế Nghị định số 117/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Công nghiệp và Nghị định số 103/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2004 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Điện lực.

Điều 46. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Công Thương tổ chức thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:
- Bộ trưởng;
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Bộ Tư pháp (để theo dõi);
- Văn phòng Bộ (để đăng Cổng thông tin điện tử
Bộ Công Thương);
- Vụ Pháp chế (để đăng CSDLQG về VBQPPL);
- Lưu: VT, TTB.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Sinh Nhật Tân



1 Nghị định số 54/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Cạnh tranh ngày 12 tháng 6 năm 2018;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương.”

Nghị định số 03/2023/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Cạnh tranh ngày 12 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.”

2 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 54/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 7 năm 2020.

3 Cụm từ “Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng” được sửa đổi bởi cụm từ “Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia” theo quy định khoản 5 Điều 6 của Nghị định số 03/2023/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2023.

4 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 54/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 7 năm 2020.

5 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 54/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 7 năm 2020.

6 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 54/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 7 năm 2020.

7 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 54/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 7 năm 2020.

8 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 54/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 7 năm 2020.

9 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 54/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 7 năm 2020.

10 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 54/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 7 năm 2020.

11 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 54/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 7 năm 2020.

12 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 54/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 7 năm 2020.

13 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 54/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 7 năm 2020.

14 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 54/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 7 năm 2020.

15 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Nghị định số 54/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 7 năm 2020.

16 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Nghị định số 54/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 7 năm 2020.

17 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Nghị định số 54/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 7 năm 2020.

18 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định số 54/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 7 năm 2020.

19 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 54/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 7 năm 2020.

20 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 54/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 7 năm 2020.

21 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 14 Điều 1 của Nghị định số 54/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 7 năm 2020.

22 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Nghị định số 54/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 7 năm 2020.

23 Điều 3, Điều 4 và Điều 5 của Nghị định số 54/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 7 năm 2020 quy định như sau:

“Điều 3. Quy định chuyển tiếp

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng tiếp tục thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cho đến khi Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Điều 4. Điều khoản thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 07 tháng 07 năm 2020.

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.”

Điều 6 và Điều 7 của Nghị định số 03/2023/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2023 quy định như sau:

“Điều 6. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2023.

2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các văn bản sau hết hiệu lực:

a) Nghị định số 07/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng Cạnh tranh;

b) Quyết định số 24/2015/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh.

3. Nghị định này sửa đổi cụm từ “Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng” thành “Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia” tại khoản 2 Điều 54 và Phụ lục kèm theo Nghị định 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

4. Nghị định này sửa đổi cụm từ “Cục Quản lý cạnh tranh” thành “Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia” tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

5. Nghị định này sửa đổi cụm từ “Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng” thành “Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia” tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 54/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương.

Điều 7. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

2. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn chế độ phụ cấp chức danh của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý các đơn vị trực thuộc Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

3. Bộ trưởng Bộ Công Thương, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.”

MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 07/VBHN-BCT

Hanoi, April 05, 2023

 

DECREE

ORGANIZATION AND OPERATION OF INSPECTORATES IN INDUSTRY AND TRADE SECTOR

Government’s Decree No. 127/2015/ND-CP dated December 14, 2015 on organization and operation of inspectorates in Industry and Trade sector, which comes into force from February 01, 2016, is amended by:

1. Government’s Decree No. 54/2020/ND-CP dated May 18, 2020 on amendments to some Articles of Government’s Decree No. 127/2015/ND-CP dated December 14, 2015 on organization and operation of inspectorates in Industry and Trade sector, which comes into force from July 07, 2020.

2. Government’s Decree No. 03/2023/ND-CP dated February 10, 2023 on functions, tasks, powers and organizational structure of Vietnam Competition Commission, which comes into force from April 01, 2023.

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Inspection dated November 15, 2010;

Pursuant to the Law on Handling of Administrative Violations dated June 20, 2012;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to the Law on Protection of Consumers’ Rights dated November 17, 2010;

Pursuant to the Petroleum Law dated July 06, 1993; the Law on amendments to some Articles of the Petroleum Law dated June 09, 2000 and June 03, 2008;

Pursuant to the Law on Chemicals dated November 21, 2007;

Pursuant to the Law on Commercial Activities dated June 14, 2005;

Pursuant to the Competition Law dated June 12, 2018;

Pursuant to the Law on Electricity dated December 03, 2004 and the Law on amendments to the Law on Electricity dated November 20, 2012;

At the request of the Minister of Industry and Trade of Vietnam,

The Government hereby promulgates a Decree on organization and operation of inspectorates in Industry and Trade sector. 1

Chapter I

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Scope

This Decree provides for organization and operation of inspection-conducting authorities in Industry and Trade sector; inspectors in Industry and Trade sector; persons assigned to carry out specialized inspection and inspection collaborators in Industry and Trade sector; and responsibilities of agencies, organizations and individuals for inspection in Industry and Trade sector.

Article 2. Inspected entities

1. Agencies, organizations and individuals under management by the Ministry of Industry and Trade and Departments of Industry and Trade.

2. Agencies, organizations and individuals that have obligations to comply with regulations of law in sectors under state management by the Ministry of Industry and Trade and Departments of Industry and Trade.

Article 3. Application of International Treaty

If this Decree and the International Treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory contain different regulations on the same issue, regulations of the International Treaty shall be applied.

Chapter II

ORGANIZATION, TASKS AND POWERS OF INSPECTORATES IN INDUSTRY AND TRADE SECTOR

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. State inspectorates include:

a) Inspectorate of the Ministry of Industry and Trade (hereinafter referred to as “ministerial inspectorate);

b) Inspectorates of Departments of Industry and Trade (hereinafter referred to as “inspectorates of provincial-level departments).

2. 2 Specialized authorities assigned to conduct inspection of the Ministry of Industry and Trade:

a) General Department of Market Surveillance; provincial-level Market Surveillance Departments

b) Vietnam Competition Commission3.

c) Vietnam Chemicals Agency; Industrial Safety Techniques and Environment Agency; Electricity Regulatory Authority of Vietnam; Industry Agency; Vietnam Trade Promotion Agency; Vietnam E-commerce and Digital Economy Agency; Trade Remedies Authority of Vietnam

Article 5. Position, functions and organizational structure of ministerial inspectorate

1. The ministerial inspectorate refers to an agency of the Ministry of Industry and Trade, which assists the Minister of Industry and Trade (hereinafter referred to as “the Minister”) in performing state management of inspection, reception of citizens, settlement of complaints and denunciations and anti-corruption; conducts administrative and specialized inspection; and receives citizens, settles complaints and denunciations and organizes anti-corruption in accordance with regulations of the law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The chief inspector of the Ministry of Industry and Trade (hereinafter referred to as “ministerial chief inspector”) is appointed or dismissed by the Minister after collection of opinions from the Inspector General of the Government Inspectorate.

The deputy chief inspector of the Ministry of Industry and Trade is appointed or dismissed by the Minister at the request of the ministerial chief inspector. The deputy chief inspector of the Ministry of Industry and Trade shall assist the ministerial chief inspector in performing tasks assigned by the ministerial chief inspector.

3. The ministerial inspectorate has its own seal and account.

4. The ministerial inspectorate has professional divisions to perform assigned tasks.  The Minister decides establishment of divisions of the ministerial inspectorate.

5. The ministerial inspectorate shall be subject to the direction and management by the Minister and the direction of inspection and professional guidance by the Government Inspectorate.

Article 6. Tasks and powers of ministerial inspectorate

The ministerial inspectorate shall perform tasks and powers specified in Article 18 of Law on Inspection and Article 7 of Government’s Decree No. 86/2011/ND-CP dated September 22, 2011 on elaboration and provision of guidance on implementation of some Articles of Law on Inspection, and the following tasks and powers:

1. Preside over or participate in formulation of legal documents related to inspection in Industry and Trade sector.

2. Formulate annual plan for inspection and submit to the Minister for approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Organize training and refresher training in specialized inspection, receive citizens, settle complaints and denunciations and organize anti-corruption.

5. Request specialized authorities assigned to conduct inspection of the Ministry of Industry and Trade to report on inspection under its management.

6. Monitor, inspect and urge the implementation of conclusions, recommendations and inspection-related decisions of the Minister and the ministerial chief inspector.

7. Monitor, inspect and urge the implementation of complaint-related decisions, denunciation conclusions and methods of handling denunciation of the Minister and Heads of units under the Ministry of Industry and Trade.

8. Preside over or participate in interdisciplinary inspectorates established by the Ministry or central authorities.

9. Summarize and report results of inspection, reception of citizens, settlement of complaints and denunciations and anti-corruption under state management by the Ministry of Industry and Trade, Government Inspectorate and relevant agencies.

10. Receive citizens, settle complaints and denunciations and organize anti-corruption according to regulations of law.

11. Conduct inspection and provide guidance for agencies and units under the Ministry of Industry and Trade on compliance with regulations of law on inspection, reception of citizens, settlement of complaints and denunciations and anti-corruption.

12. Perform other tasks and powers according to regulations of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The ministerial chief inspector shall perform tasks and powers specified in Article 19 of Law on Inspection and Article 8 of Government’s Decree No. 86/2011/ND-CP, and the following tasks and powers:

1. Report to the Minister and Inspector General of the Government Inspectorate on inspection, reception of citizens, settlement of complaints and denunciations and anti-corruption within his/her responsibility.

2. Conduct inspection of responsibilities of Heads of agencies and units under management by the Minister of Industry and Trade for compliance with regulations of law on inspection, reception of citizens, settlement of complaints and denunciations and anti-corruption.

3. Convoke officials and public employees of agencies and units under the Ministry of Industry and Trade to participate in inspection.

4. Assist the Minister in monitoring, inspecting and urging agencies and units under management by the Minister in reception of citizens, settlement of complaints and denunciations and anti-corruption.

5. Perform other tasks and powers according to regulations of law.

Article 8. Position, functions and organizational structure of inspectorate of provincial-level department

1. An inspectorate of provincial-level department refers to an agency of Department of Industry and Trade, which assists the Director of the Department in conducting administrative and specialized inspection; receives citizens, settles complaints and denunciations and organizes anti-corruption in accordance with regulations of the law.

2. The inspectorate of provincial-level department includes the chief inspector, deputy chief inspectors, inspectors and other officials.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The deputy chief inspector of the Department of Industry and Trade is appointed or dismissed by the Director of the Department at the request of the chief inspector of provincial-level department. The deputy chief inspector of the Department of Industry and Trade shall assist the chief inspector of provincial-level department in performing tasks assigned by the chief inspector of provincial-level department.

3. The inspectorate of provincial-level department has its own seal and account.

4. The inspectorate of provincial-level department shall be subject to the direction and management by the Director of the Department and the direction of inspection and professional guidance on administrative inspection by the provincial inspectorate and specialized inspection by the ministerial inspectorate.

Article 6. Tasks and powers of inspectorate of provincial-level department 4

An inspectorate of provincial-level department shall perform tasks and powers specified in Article 24 of Law on Inspection and Article 13 of Government’s Decree No. 86/2011/ND-CP, and the following tasks and powers:

1. Monitor, inspect and urge the implementation of conclusions, recommendations and inspection-related decisions; complaint-related decisions and denunciation conclusions of the Director and the inspectorate of provincial-level department.

2. Summarize and report results of inspection, reception of citizens, settlement of complaints and denunciations and anti-corruption under management by the Department of Industry and Trade according to regulations of law.

3. Conduct inspection and provide guidance for agencies and units under the Department of Industry and Trade on compliance with regulations of law on inspection, reception of citizens, settlement of complaints and denunciations and anti-corruption.

4. Preside over or participate in interdisciplinary inspectorates established by the Department or central authorities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 10. Tasks and powers of chief inspector of provincial-level department

A chief inspector of provincial-level department shall perform tasks and powers specified in Article 25 of Law on Inspection and Article 14 of Government’s Decree No. 86/2011/ND-CP, and the following tasks and powers:

1. Report to the Director of the Department, the provincial chief inspector and the ministerial chief inspector on inspection, reception of citizens, settlement of complaints and denunciations and anti-corruption within his/her responsibility.

2. Conduct inspection of responsibilities of the Head of unit under the Department of Industry and Trade for compliance with regulations of law on inspection, reception of citizens, settlement of complaints and denunciations and anti-corruption.

3. Convoke officials and public employees of agencies and units under the Department of Industry and Trade to participate in inspection.

4. Assist the Director of the Department in monitoring, inspecting and urging agencies and units under management by the Director in reception of citizens, settlement of complaints and denunciations and anti-corruption.

5. 5 (annulled).

6. Perform other tasks and powers according to regulations of law.

Article 11. Tasks and powers of specialized Departments and General Department assigned to conduct inspection

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Formulate inspection plans and send them to the ministerial inspectorate so that the ministerial inspectorate submits such plans to the Minister for approval and implementation.

2. Inspect the observance of specialized laws, professional-technical regulations and rules for management of sectors and domains assigned by the Minister.

3. Inspect cases with signs of law violation when they are assigned by the Minister and the ministerial chief inspector.

4. Monitor, inspect and urge the implementation of their conclusions, recommendations and inspection-related decisions.

5. Summarize and report results of specialized inspection to the ministerial chief inspector.

Article 12. 6 (annulled)

Article 13. Tasks and powers of Heads of specialized authorities assigned to conduct inspection 7

Heads of specialized authorities assigned to conduct inspection shall perform tasks and powers specified in Decree No. 07/2012/ND-CP, and the following tasks and powers:

1. Impose administrative penalties for violations as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Decide to assign officials to conduct specialized inspection.

Article 14. Specialized inspection advisory divisions at General Department and equivalents agencies, Departments under the Ministry of Industry and Trade, specialized Departments under General Department assigned to conduct inspection 8.

The specialized inspection advisory division at General Department is operated in the form of a Department; and Specialized inspection advisory divisions at Departments of the Ministry of Industry and Trade and General Department are operated in the form of Offices.

Chapter III

OPERATION OF INSPECTORATES IN INDUSTRY AND TRADE SECTOR

Sector 1. ADMINISTRATIVE INSPECTION

Article 15. Entities subject to administrative inspection

The ministerial inspectorate and inspectorates of provincial-level departments shall inspect performance of assigned tasks, powers, policies and laws by agencies, organizations and individuals specified in Clause 1 Article 2 of this Decree.

Article 16. Authority to issue decision on administrative inspection

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 17. Procedure for administrative inspection

Procedure for administrative inspection shall comply with regulations in Article 44 through Article 50 of Law on Inspection and Article 21 through Article 31 of Decree No. 86/2011/ND-CP.

Sector 2. SPECIALIZED INSPECTION

Article 18. Entities subject to specialized inspection

Agencies, organizations and individuals specified in Clause 2 Article 2 of this Decree.

Article 19. Authority to issue decision on specialized inspection

Authority to issue decision on specialized inspection shall comply with regulations in Article 51 of Law on Inspection, Article 14 and Article 15 of Decree No. 07/2012/ND-CP.

Article 20. Procedure for specialized inspection

Procedure for specialized inspection shall comply with regulations in Article 52 through Article 56 of Law on Inspection and Article 16 through Article 32 of Decree No. 07/2012/ND-CP.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Observance of law on electric safety; management of safety of hydroelectric dams and reservoirs; safety of chemicals and liquefied petroleum gas; safety of industrial explosives and explosive precursors; pressure and mechanical safety; safety of coal mining; environmental protection under management scope; other contents according to regulations of law.

Article 22. Specialized inspection of industry 10

Observance of law on mechanical engineering, metallurgy, mining and mineral processing industries (except for types of minerals used for production of building materials and cement products), consumer industry, food industry, bioindustry, supporting industries, electronics industry and high-tech industry under management scope; and other contents according to regulations of law.

Article 23. Specialized inspection of energy

1. Observance of specialized law on electricity under management scope:

a) Implementation of contents in electricity licenses;

b) Operation of national power system, including: forecast about load, connection, electrical measurement, operation in the national electricity system, fault handling, black start, ancillary services and electricity supply disconnection and reduction; observance of regulations of law on load dispatching;

c) Observance of regulations of law on electricity prices and fees, including brackets of electricity generation prices, electricity wholesale prices, electricity transmission prices, electricity retail price, prices of ancillary services for power system, fees for operating and regulating the power system and fees for regulating electricity market transactions; regulations of law on electricity market;

d) Observance of regulations of law on implementation progress and location, ash and slag landfill of thermal power plants in the form of Build - Operate - Transfer (BOT), other thermal power plants; regulations of law on power grids, rural electricity and hydroelectricity;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Observance of specialized law on new energy, renewable energy and energy saving under management scope; other contents according to regulations of law.

3. Observance of specialized law on coal mining, processing and infrastructure; coal recovery in mining and processing; coal consumption and import; coal production and transportation costs under management scope; other contents according to regulations of law.

4. Observance of specialized law on petroleum including exploration of reserves, exploitation, transportation, processing and distribution of petroleum; clearing of fixed works, equipment and vehicles in service of petroleum activities; burning of associated petroleum gas; implementation of projects for exploration, exploitation, transportation, storage, processing and distribution of petroleum products, petroleum contracts under management scope; other contents according to regulations of law.

5. Observance of specialized law on liquefied petroleum gas, and petrol and oil production, processing and trading under management scope; other contents according to regulations of law.

Article 24. Specialized inspection of chemicals 11

Observance of specialized law on permissible content of toxic chemicals in electric and electronic products, textile products, classification of chemicals according to GHS and Material Safety Data Sheet; prevention and response to chemical incidents in the field of industry; production and use of chemicals in Tables 1, 2 and 3; conditions for production and trade in industrial explosives; conditions for production and trade in explosive precursors; production and trade in banned chemicals and chemicals on the list of restricted industrial chemicals, conditional industrial chemicals; trade in toxic chemicals; chemical declaration; chemical use; chemical safety training; other contents as prescribed by law.

Article 25. 12 (annulled)

Article 26. Specialized inspection of food safety

Observance of specialized law on food safety in the process of production, processing, preservation, transportation, export, import and trade in alcohol, beer, soft drinks, processed milk, vegetable oil, processed flour and starch products, confectionery, packages and other foods under management scope; other contents as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Observance of specialized law on import, export, temporary import for re-export, temporary export for re-import, trade merchanting, in-transit transport of goods, entrusted import, entrusted export; origin of goods under management scope; other contents as prescribed by law.

Article 28. Specialized inspection of trade promotion

Observance of specialized law on trade fairs, exhibitions, promotion, showrooms, product and service introduction; establishment and operations of representative offices of foreign trade promotion organizations in Vietnam under management scope; other contents as prescribed by law.

Article 29. Specialized inspection of e-commerce 

Observance of specialized law on management of e-commerce websites and e-commerce applications on mobile platforms; provision of information and transactions in e-commerce; provision of e-commerce services; trustmark accreditation for e-commerce websites; evaluation and certification of personal information protection policies in e-commerce; provision of e-contract authentication services; protection of personal information in e-commerce under management scope; other contents as prescribed by law.

Article 30. Specialized inspection of trade 13

1. Observance of specialized law on trade in goods via Mercantile Exchange, border trade, commercial brokerage, good trade entrustment, commercial agents, commercial processing, commercial assessment, franchise under management scope; other contents as prescribed by law.

2. Adhoc inspection of production, export, import, trade in counterfeit goods, banned goods, goods of unknown origin or origin fraud in case agencies, organizations and individuals have signs of law violation under management scope or according to assignment by heads of competent state management agencies in accordance with law.

Article 31. Specialized inspection of competition and multi-level marketing 14

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Observance of specialized law on multi-level marketing under management scope; other contents according to regulations of law.

Article 32. Specialized inspection of trade remedies

Observance of specialized law on anti-dumping, countervailing and safeguard measures, and measures against evasion of anti-dumping and countervailing duties under management scope; other contents according to regulations of law.

Article 33. Specialized inspection of protection of consumer rights

Observance of specialized law on registration of contract forms and general transaction conditions in accordance with the law on protection of consumer rights under management scope; other contents as prescribed by law.

Section 3. INSPECTION PLANS, HANDLING OF OVERLAPS AND DUPLICATIONS IN INSPECTION, INFORMATION AND REPORTING REGIME AND RE-INSPECTION

Article 34. Formulation and approval for annual plans for inspection

1. The ministerial inspectorate shall preside over and cooperate with Departments and General Department under the Ministry, according to inspection program orientation, guidelines of Inspector General of the Government Inspectorate and requirements for management in formulating inspection plans and submitting them to the Minister by November 15 every year.  The Minister will approve inspection plans by November 25 every year.

2. 15. Inspectorates of provincial-level departments shall, according to inspection plans of the ministerial inspectorate, the provincial inspectorates and requirements for management, formulate inspection plans and submit them to Directors of Departments of Industry and Trade by December 05 every year.  Directors of Departments of Industry and Trade shall approve inspection plans by December 15 every year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 35. Handling of overlaps and duplications in inspection

1. If inspection plans of the Ministry of Industry and Trade and Departments of Industry and Trade contain overlaps and duplications, the inspection plan of the Ministry of Industry and Trade shall be implemented.

2. The ministerial chief inspector shall handle overlaps and duplications of scope, entities, contents and time for inspection by the ministerial inspectorate, inspectorates of General Department and Departments under the Ministry of Industry and Trade assigned to conduct specialized inspection and submit to the Minister for consideration; cooperate with chief inspectors of Ministries and ministerial-level agencies in handling overlaps and duplications of inspection by inspectorates of Ministries and ministerial-level agencies; cooperate with provincial chief inspectors in handling overlaps and duplications of inspection between inspectorates of the Industry and Trade sector and local inspectorates.

3. 17 Chief inspectors of provincial-level departments shall report to provincial chief inspectors on handling overlaps and duplications of inspection between Departments of Industry and Trade and local inspectorates.

4.18 General Director shall handle overlaps and duplications of scope, entities, contents and time for inspection by Departments under General Department in the process of formulation of annual plans for inspection.

Article 36. Inspection information and reporting regime

1. The ministerial inspectorate shall report to the Minister and Inspector General of Government Inspectorate on inspection, reception of citizens, settlement of complaints and denunciations and anti-corruption within responsibility scope.

2. General Department and Departments shall report to the ministerial inspectorate on inspection, reception of citizens, settlement of complaints and denunciations and anti-corruption within responsibility scope.

3. Inspectorates of provincial-level departments shall report to the Directors of Departments, provincial chief inspectors and the ministerial chief inspector on inspection, reception of citizens, settlement of complaints and denunciations and anti-corruption within responsibility scope.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Agencies and units under the Ministry of Industry and Trade shall send inspection conclusions and audit reports to the ministerial inspectorate within 10 days from the date of receipt of inspection conclusions of inspectorates and audit reports of the State Audit.

Article 37. Re-inspection

1. The ministerial chief inspector decides re-inspection of cases that heads of specialized authorities assigned to conduct inspection under the Ministry of Industry and Trade and Presidents of the Provincial People's Committees within scope and state management by the Ministry of Industry and Trade have made conclusions but there are signs of law violations according to assignment by the Minister.

2. 20 (annulled).

3. Procedure for re-inspection shall comply with regulations in Article 48 through Article 52 of Decree No. 86/2011/ND-CP and Article 33 through Article 38 of Decree No. 07/2012/ND-CP.

Chapter IV

INSPECTORS, PERSONS ASSIGNED TO CARRY OUT SPECIALIZED INSPECTION AND INSPECTION COLLABORATORS IN INDUSTRY AND TRADE SECTOR

Article 38. Inspectors in Industry and Trade sector

1. Inspectors in Industry and Trade sector refer to officials of the ministerial inspectorate and inspectorates of provincial-level departments who are appointed to inspection in order to conduct inspection in accordance with the law and other tasks as assigned by the ministerial chief inspector and chief inspectors of provincial-level departments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Inspectors in Industry and Trade sector shall be provided with uniforms, cards, badges and signs, and entitled to other regimes and policies according to regulations of law.

Article 39. Inspection collaborators in Industry and Trade sector

1. Inspection collaborators in Industry and Trade sector refer to people who are convoked by the ministerial inspectorate and inspectorates of provincial-level departments in order to participate in inspectorates.

2. Inspection collaborators in Industry and Trade sector refer to people who are not on payrolls of state inspectorates and have good moral characters; have responsibility, integrity, honesty, fairness and objectivity; and have professional qualifications in conformity with requirements and tasks in inspection of convoking agencies.

3. Inspection collaborators in Industry and Trade sector shall have duties, powers and responsibilities, and be entitled to regimes and policies in accordance with the law on inspection and other relevant laws.

Article 40. Persons assigned to carry out specialized inspection at specialized authorities assigned to conduct inspection 21

1. Persons assigned to perform specialized inspection refer to officials of General Department and equivalent agencies, Departments under the Ministry of Industry and Trade, and Departments under General Department assigned to carry out specialized inspection who are eligible according to regulations of their current official rank and standards specified in Article 12 of Decree No. 07/2012/ND-CP and regulations of the Minister of Industry and Trade.

2. Persons assigned to carry out specialized inspection at General Department and equivalent agencies, Departments under the Ministry of Industry and Trade, and Departments under General Department shall be entitled to impose administrative penalties according to regulations in Article 46 of Law on Handling Administrative Violations and receive allowances when they carry out inspection according to regulations of law.

Chapter V

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 41. Responsibility of the Minister of Industry and Trade

1. Direct inspection under management by the Ministry of Industry and Trade.

2. Approve annual plans for inspection.

3. Promptly settle conclusions and recommendations on inspection.

4. Ensure funding and working conditions for the ministerial inspectorate and specialized authorities assigned to conduct inspection under the Ministry.

5. Perform other tasks and powers according to regulations of law.

Article 42. Responsibilities of Presidents of the Provincial People’s Committees

1. 22 Direct professional agencies under Provincial People’s Committees to ensure payrolls, funding and working conditions for inspectorates of provincial-level departments.

2. Direct training and refresher training in inspection and ensure regimes and policies for inspectors, officials of inspectorates of provincial-level departments and officials assigned to carry out specialized inspection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Direct inspection under management by Departments of Industry and Trade.

2. Direct formulation and approval for annual plans for inspection.

3. Promptly settle conclusions and recommendations on inspection.

4. Promptly resolve difficulties and obstacles to inspection; handle overlaps and duplications of inspection.

5. Perform other tasks and powers according to regulations of law.

Article 44. Responsibilities for cooperation between inspectorates of Industry and Trade sector and relevant agencies and organizations

1. The ministerial inspectorate shall cooperate with units affiliated to Government Inspectorate, inspectorates of Ministries, central authorities, General Department and Departments of the Ministry of Industry and Trade, provincial inspectorates, inspectorates of provincial-level departments and relevant agencies in inspection, settlement of complaints and denunciations and anti-corruption.

2. Inspectorates of provincial-level departments shall cooperate with the ministerial inspectorate, provincial inspectorates, district inspectorates, industry and trade agencies affiliated to the People’s Committees of districts and relevant agencies in inspection, settlement of complaints and denunciations and anti-corruption.

Chapter VI

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 45. Effect

This Decree comes into effect from February 01, 2016 and replaces Government’s Decree No. 117/2006/ND-CP dated October 09, 2006 on organization and operation of Industry inspectorate in sector and Government's Decree No. 103/2004/ND-CP dated March 01, 2004 on organization and operation of Electricity inspectorate.

Article 46. Responsibility for implementation

1. The Minister of Industry and Trade organizes the implementation of this Decree.

2. Ministries, Heads of ministerial agencies and Governmental agencies, the Presidents of People's Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant organizations and individuals shall be responsible for implementation of this Decree./.

 

 

CONFIRMED BY

PP. THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Sinh Nhat Tan

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1 Government’s Decree No. 54/2020/ND-CP on amendments to some Articles of Government’s Decree No. 127/2015/ND-CP dated December 14, 2015 on organization and operation of inspectorates in Industry and Trade sector is promulgated pursuant to:

“The Law on Government Organization dated June 19, 2015;

 The Law on Inspection dated November 15, 2010;

 The Law on Handling of Administrative Violations dated June 20, 2012;

 The Petroleum Law dated June 07, 1993; the Law on amendments to some Articles of the Petroleum Law dated June 09, 2000 and June 03, 2008;

 The Law on Electricity dated December 03, 2004 and the Law on amendments to the Law on Electricity dated November 20, 2012;

Pursuant to the Law on Commercial Activities dated June 14, 2005;

The Law on Chemicals dated November 21, 2007;

The Law on Food Safety dated June 17, 2010;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The Law on Trade Foreign Management dated June 12, 2017;

The Competition Law dated June 12, 2018;

At the request of the Minister of Industry and Trade of Vietnam,

The Government promulgates Decree on amendments to some Articles of Government’s Decree No. 127/2015/ND-CP dated December 14, 2015 on organization and operation of inspectorates in Industry and Trade sector.”

Government’s Decree No. 03/2023/ND-CP on functions, tasks, powers and organizational structure of Vietnam Competition Commission is promulgated pursuant to:

“The Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on amendments to some Articles of the Law on Government Organization and Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

The Competition Law dated June 12, 2018;

The Law on Protection of Consumers’ Rights dated November 17, 2010;

At the request of the Minister of Industry and Trade of Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2 This Clause is amended by Clause 1 Article 1 of Decree No. 54/2020/ND-CP on amendments to some Articles of Government’s Decree No. 127/2015/ND-CP dated December 14, 2015 on organization and operation of inspectorates in Industry and Trade sector, which comes into force from July 07, 2020.

3 The phrase “Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng” (“Vietnam Competition and Consumer Authority”) is changed into “Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia” (“Vietnam Competition Commission”) according to regulations in Clause 5 Article 6 of Government’s Decree No. 03/2023/ND-CP on functions, tasks, powers and organizational structure of Vietnam Competition Commission, which comes into force from April 01, 2023.

4 This Article is amended by Clause 2 Article 1 of Decree No. 54/2020/ND-CP on amendments to some Articles of Government’s Decree No. 127/2015/ND-CP dated December 14, 2015 on organization and operation of inspectorates in Industry and Trade sector, which comes into force from July 07, 2020.

5 This Clause is annulled by Article 2 of Decree No. 54/2020/ND-CP on amendments to some Articles of Government’s Decree No. 127/2015/ND-CP dated December 14, 2015 on organization and operation of inspectorates in Industry and Trade sector, which comes into force from July 07, 2020.

6 This Article is annulled by Article 2 of Decree No. 54/2020/ND-CP on amendments to some Articles of Government’s Decree No. 127/2015/ND-CP dated December 14, 2015 on organization and operation of inspectorates in Industry and Trade sector, which comes into force from July 07, 2020.

7 This Article is amended by Clause 3 Article 1 of Decree No. 54/2020/ND-CP on amendments to some Articles of Government’s Decree No. 127/2015/ND-CP dated December 14, 2015 on organization and operation of inspectorates in Industry and Trade sector, which comes into force from July 07, 2020.

8 This Article is amended by Clause 4 Article 1 of Decree No. 54/2020/ND-CP on amendments to some Articles of Government’s Decree No. 127/2015/ND-CP dated December 14, 2015 on organization and operation of inspectorates in Industry and Trade sector, which comes into force from July 07, 2020.

9 This Article is amended by Clause 5 Article 1 of Decree No. 54/2020/ND-CP on amendments to some Articles of Government’s Decree No. 127/2015/ND-CP dated December 14, 2015 on organization and operation of inspectorates in Industry and Trade sector, which comes into force from July 07, 2020.

10 This Article is amended by Clause 6 Article 1 of Decree No. 54/2020/ND-CP on amendments to some Articles of Government’s Decree No. 127/2015/ND-CP dated December 14, 2015 on organization and operation of inspectorates in Industry and Trade sector, which comes into force from July 07, 2020.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



12 This Article is annulled by Article 2 of Decree No. 54/2020/ND-CP on amendments to some Articles of Government’s Decree No. 127/2015/ND-CP dated December 14, 2015 on organization and operation of inspectorates in Industry and Trade sector, which comes into force from July 07, 2020.

13 This Article is amended by Clause 8 Article 1 of Decree No. 54/2020/ND-CP on amendments to some Articles of Government’s Decree No. 127/2015/ND-CP dated December 14, 2015 on organization and operation of inspectorates in Industry and Trade sector, which comes into force from July 07, 2020.

14 This Article is amended by Clause 9 Article 1 of Decree No. 54/2020/ND-CP on amendments to some Articles of Government’s Decree No. 127/2015/ND-CP dated December 14, 2015 on organization and operation of inspectorates in Industry and Trade sector, which comes into force from July 07, 2020.

15 This Clause is amended by Clause 10 Article 1 of Decree No. 54/2020/ND-CP on amendments to some Articles of Government’s Decree No. 127/2015/ND-CP dated December 14, 2015 on organization and operation of inspectorates in Industry and Trade sector, which comes into force from July 07, 2020.

16 This Clause is amended by Clause 10 Article 1 of Decree No. 54/2020/ND-CP on amendments to some Articles of Government’s Decree No. 127/2015/ND-CP dated December 14, 2015 on organization and operation of inspectorates in Industry and Trade sector, which comes into force from July 07, 2020.

17 This Clause is amended by Clause 11 Article 1 of Decree No. 54/2020/ND-CP on amendments to some Articles of Government’s Decree No. 127/2015/ND-CP dated December 14, 2015 on organization and operation of inspectorates in Industry and Trade sector, which comes into force from July 07, 2020.

18 This Clause is added by Clause 12 Article 1 of Decree No. 54/2020/ND-CP on amendments to some Articles of Government’s Decree No. 127/2015/ND-CP dated December 14, 2015 on organization and operation of inspectorates in Industry and Trade sector, which comes into force from July 07, 2020.

19 This Clause is amended by Clause 13 Article 1 of Decree No. 54/2020/ND-CP on amendments to some Articles of Government’s Decree No. 127/2015/ND-CP dated December 14, 2015 on organization and operation of inspectorates in Industry and Trade sector, which comes into force from July 07, 2020.

20 This Clause is annulled by Article 2 of Decree No. 54/2020/ND-CP on amendments to some Articles of Government’s Decree No. 127/2015/ND-CP dated December 14, 2015 on organization and operation of inspectorates in Industry and Trade sector, which comes into force from July 07, 2020.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



22 This Clause is amended by Clause 15 Article 1 of Decree No. 54/2020/ND-CP on amendments to some Articles of Government’s Decree No. 127/2015/ND-CP dated December 14, 2015 on organization and operation of inspectorates in Industry and Trade sector, which comes into force from July 07, 2020.

23 Articles 3, 4 and 5 of Decree No. 54/2020/ND-CP on amendments to some Articles of Government’s Decree No. 127/2015/ND-CP dated December 14, 2015 on organization and operation of inspectorates in Industry and Trade sector, which comes into force from July 07, 2020, stipulate that:

“Article 3. Transition clauses

Vietnam Competition and Consumer Authority shall continue to carry out specialized inspection until the Government promulgates Decree on functions, tasks, powers and organizational structure of Vietnam Competition Commission.

Article 4. Implementation clause

This Decree comes into effect from July 07, 2020.

Article 5. Responsibility for implementation

Ministries, Heads of ministerial agencies and Governmental agencies, the Presidents of People's Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant organizations and individuals shall be responsible for implemention of this Decree./.

Articles 6 and 7 of Government’s Decree No. 03/2023/ND-CP on functions, tasks, powers and organizational structure of Vietnam Competition Commission, which comes into force from April 01, 2023, stipulate that:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. This Decree comes into effect from April 01, 2023.

2. The following documents shall be annulled from the effective date of this Decree:

a) Government’s Decree No. 07/2015/ND-CP dated January 16, 2015 on functions, tasks, powers and organizational structure of Vietnam Competition Council;

b) Decision No. 24/2015/QD-TTg dated June 30, 2015 of the Prime Minister on Regulation on organization and operation of Vietnam Competition Council.

3. The phrase “Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng” (“Vietnam Competition and Consumer Authority”) is replaced with the phrase “Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia” (“Vietnam Competition Commission”) in Clause 2 Article 54 and the Appendix enclosed with the Government’s Decree No. 40/2018/ND-CP dated March 12, 2018 on regulatory framework for multi-level marketing.

4. The phrase “Cục Quản lý cạnh tranh” (“Vietnam Competition Authority”) is replaced with the phrase “Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia” (“Vietnam Competition Commission”) in Clause 1 Article 34 of the Government’s Decree No. 99/2011/ND-CP dated October 27, 2011 on provision of guidelines for implementation of the Law on Protection of Consumer Rights.

5. The phrase “Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng” (“Vietnam Competition and Consumer Authority”) is replaced with the phrase “Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia” (“Vietnam Competition Commission”) in Clause 1 Article 1 of the Government’s Decree No. 54/2020/ND-CP dated May 18, 2020 on amendments to the Government’s Decree No. 127/2015/ND-CP dated December 14, 2015 prescribing organization and operation of inspectorates in Industry and Trade sector.

Article 7. Responsibility for implementation

1. The Minister of Industry and Trade of Vietnam stipulates functions, tasks, powers and organizational structure of Vietnam Competition Commission for performance of the tasks of state management of competition, protection of consumer rights, and multi-level marketing operations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The Minister of Industry and Trade of Vietnam, Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of governmental agencies, Presidents of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and the President of Vietnam Competition Commission shall implement this Decree.”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Integrated document No. 07/VBHN-BCT dated April 05, 2023 Decree on organization and operation of inspectorates in Industry and Trade sector

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


598

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.97.103
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!