Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 119/2010/TT-BTC hướng dẫn thu quản lý sử dụng nguồn thu phí

Số hiệu: 119/2010/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Văn Hiếu
Ngày ban hành: 10/08/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 119/2010/TT-BTC

Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2010

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ THU, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN THU PHÍ BẢO ĐẢM HÀNG HẢI VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI

Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
Căn cứ Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;
Căn cứ Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;
Căn cứ Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;
Căn cứ Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
Thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 4482/VPCP-KTTH ngày 09/7/2008 của Văn phòng Chính phủ về việc xử lý nguồn kinh phí duy tu, bảo dưỡng, nạo vét luồng hàng hải;
Sau khi thống nhất với Bộ Giao thông vận tải tại công văn số 2248/BGTVT-TC ngày 12/4/2010 và công văn số 4100/BGTVT-TC ngày 22/6/2010, Bộ Tài chính hướng dẫn về thu, quản lý, sử dụng nguồn thu phí bảo đảm hàng hải và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng thực hiện Thông tư này bao gồm:

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam (sau đây viết gọn là hai công ty Bảo đảm an toàn hàng hải) do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập, được giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải.

2. Cục Hàng hải Việt Nam thay mặt Nhà nước thực hiện tổ chức giao kế hoạch và đặt hàng cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải. Kinh phí hoạt động của Cục Hàng hải Việt Nam do Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán Ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Giao thông vận tải bao gồm cả kinh phí cho nhiệm vụ tổ chức giao kế hoạch, đặt hàng cung ứng dịch vụ công ích hàng hải theo quy định của pháp luật.

3. Các cảng vụ hàng hải được ủy quyền thực hiện thu phí bảo đảm an toàn hàng hải.

Điều 2. Phí bảo đảm hàng hải được quy định trong danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh phí và lệ phí; Phí bảo đảm hàng hải thuộc nguồn thu của ngân sách nhà nước bao gồm:

- Phí bảo đảm hàng hải thu được từ các luồng hàng hải do hai công ty Bảo đảm an toàn hàng hải được giao quản lý, khai thác;

- Nguồn trích nộp phí bảo đảm hàng hải thu được tại các luồng hàng hải do doanh nghiệp tự đầu tư, xây dựng theo tỷ lệ do Bộ Tài chính quy định.

Điều 3. Dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải do nhà nước bảo đảm kinh phí, được thực hiện trên hệ thống luồng hàng hải và hệ thống đèn biển do hai công ty Bảo đảm an toàn hàng hải quản lý, khai thác bao gồm:

1. Vận hành hệ thống đèn biển;

2. Vận hành hệ thống luồng hàng hải;

3. Khảo sát, ra thông báo hàng hải;

4. Sửa chữa công trình, tài sản bảo đảm an toàn hàng hải;

5. Nạo vét, duy tu luồng hàng hải để đảm bảo độ sâu của luồng theo chuẩn tắc thiết kế ban đầu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (không bao gồm công tác nạo vét đầu tư xây dựng mới luồng hàng hải);

6. Nhiệm vụ đột xuất khác để đảm bảo an toàn hàng hải.

Điều 4. Nhà nước thực hiện giao kế hoạch, đặt hàng cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải theo cơ chế tài chính hiện hành và trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền giao hoặc trên đơn giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Trình tự thủ tục xây dựng, thẩm định và quyết định đơn giá cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ.

Chương II

TỔ CHỨC THU, LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ PHÍ BẢO ĐẢM HÀNG HẢI

Điều 5. Phí bảo đảm hàng hải thuộc nguồn thu của ngân sách nhà nước được Nhà nước ủy quyền cho cảng vụ hàng hải thực hiện thu và chuyển cho hai công ty Bảo đảm an toàn hàng hải theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này để các công ty Bảo đảm an toàn hàng hải thực hiện nhiệm vụ công ích được giao.

Điều 6. Cục Hàng hải Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn việc tổ chức thu phí bảo đảm hàng hải theo nguyên tắc thu đúng, thu đủ, kịp thời.

Điều 7. Các cảng vụ hàng hải thực hiện thu phí ủy quyền; Sử dụng biên lai thu phí theo quy định hiện hành và được trích lại tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng số tiền phí thu được theo quy định của Bộ Tài chính để thưởng cho công tác thu phí ủy quyền.

Điều 8. Lập, phân bổ và giao dự toán thu phí bảo đảm hàng hải:

1. Lập dự toán:

Hàng năm, căn cứ vào số kiểm tra dự toán thu phí bảo đảm hàng hải do Bộ Tài chính thông báo cho Bộ Giao thông vận tải; Bộ Giao thông vận tải thông báo cho Cục Hàng hải Việt Nam.

Trên cơ sở số kiểm tra được thông báo, Cục Hàng hải Việt Nam lập dự toán thu phí bảo đảm hàng hải (căn cứ theo dự kiến lưu lượng phương tiện, mức thu phí bảo đảm hàng hải do các cảng vụ hàng hải lập) gửi Bộ Giao thông vận tải xem xét, tổng hợp chung trong dự toán ngân sách nhà nước của Bộ Giao thông vận tải để gửi Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

2. Phân bổ và giao dự toán:

Căn cứ dự toán thu phí bảo đảm hàng hải hàng năm được cấp có thẩm quyền giao, Bộ Giao thông vận tải phân bổ và giao dự toán thu phí bảo đảm hàng hải cho Cục Hàng hải Việt Nam để Cục Hàng hải Việt Nam giao dự toán thu cho các đơn vị cảng vụ hàng hải; đồng thời gửi Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải và Kho bạc nhà nước.

Điều 9. Tổng hợp quyết toán nguồn thu phí bảo đảm hàng hải:

Kết thúc năm tài chính, các cảng vụ hàng hải quyết toán số thu phí bảo đảm hàng hải trong năm, báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam; Cục Hàng hải Việt Nam tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải để tổng hợp số thu ngân sách nhà nước của Bộ Giao thông vận tải hàng năm theo quy định hiện hành.

Chương III

QUY TRÌNH GIAO KẾ HOẠCH VÀ ĐẶT HÀNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI

Điều 10. Nguồn kinh phí để giao kế hoạch và đặt hàng:

Căn cứ nguồn thu phí bảo đảm hàng hải và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí để giao kế hoạch và đặt hàng cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm hàng hải được bố trí từ ngân sách trung ương hàng năm, bao gồm:

- Nguồn thu phí bảo đảm hàng hải thuộc ngân sách nhà nước được để lại 100% sử dụng để chi cho các nhiệm vụ cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải.

- Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, bố trí từ cân đối chi sự nghiệp kinh tế của ngân sách trung ương hàng năm để bổ sung cho công tác nạo vét, duy tu luồng hàng hải.

Điều 11. Lập, phân bổ và giao dự toán chi kinh phí cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải:

1. Lập dự toán:

Hàng năm, căn cứ vào số kiểm tra do Bộ Tài chính thông báo về dự toán chi phí bảo đảm hàng hải, dự toán chi kinh phí cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải, Bộ Giao thông vận tải thông báo cho Cục Hàng hải Việt Nam lập dự toán chi kinh phí cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải gửi Bộ Giao thông vận tải xem xét, tổng hợp chung trong dự toán ngân sách nhà nước của Bộ Giao thông vận tải để gửi Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

2. Phân bổ và giao dự toán:

Căn cứ dự toán chi kinh phí cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải hàng năm được cấp có thẩm quyền giao, Bộ Giao thông vận tải phân bổ dự toán cho Cục Hàng hải Việt Nam; đồng thời tổng hợp cùng dự toán ngân sách nhà nước của Bộ Giao thông vận tải, gửi Bộ Tài chính thẩm định dự toán theo quy định.

Sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính về phương án phân bổ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, Bộ Giao thông vận tải giao dự toán chi kinh phí cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải cho Cục Hàng hải Việt Nam để Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện giao kế hoạch và đặt hàng cho các công ty Bảo đảm an toàn hàng hải; đồng thời gửi Bộ Tài chính, Kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để phối hợp thực hiện.

Điều 12. Giao kế hoạch cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải từ nguồn thu phí bảo đảm hàng hải:

1. Căn cứ dự toán thu - chi ngân sách nhà nước về phí bảo đảm hàng hải đã được phân bổ, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Giao thông vận tải về kế hoạch cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện giao kế hoạch cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải đối với các nhiệm vụ công ích được thực hiện từ nguồn thu phí bảo đảm hàng hải cho hai công ty Bảo đảm an toàn hàng hải theo quy định hiện hành; đồng thời gửi Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính để giám sát.

2. Nội dung giao kế hoạch:

- Khối lượng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải do công ty cung ứng: chi tiết theo khối lượng từng loại dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải theo Điều 3 của Thông tư này;

- Chất lượng thực hiện;

- Giá trị thực hiện;

- Thời gian thực hiện;

- Phương thức nghiệm thu, thanh toán;

- Trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty bảo đảm an toàn hàng hải trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Các nội dung khác có liên quan.

Điều 13. Ký hợp đồng đặt hàng cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải:

1. Căn cứ dự toán chi ngân sách nhà nước bổ sung cho nhiệm vụ nạo vét, duy tu luồng hàng hải được phân bổ, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Giao thông vận tải về kế hoạch cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện ký hợp đồng đặt hàng với hai công ty Bảo đảm an toàn hàng hải để cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải đối với nhiệm vụ công ích nạo vét, duy tu luồng hàng hải.

2. Nội dung hợp đồng đặt hàng:

- Danh mục các công trình luồng hàng hải thực hiện duy tu, nạo vét trong năm;

- Chất lượng thực hiện;

- Giá trị thực hiện;

- Thời gian thực hiện;

- Phương thức nghiệm thu, thanh toán;

- Trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty bảo đảm an toàn hàng hải trong việc thực hiện hợp đồng đã ký;

- Các nội dung khác có liên quan.

Điều 14. Phương thức thanh toán khối lượng cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải hoàn thành:

1. Đối với các dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải được thanh toán bằng nguồn thu phí bảo đảm hàng hải hàng năm: Căn cứ dự toán chi phí bảo đảm hàng hải và kế hoạch cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam thông báo cho các cảng vụ hàng hải kế hoạch điều chuyển phí bảo đảm hàng hải cho hai công ty Bảo đảm an toàn hàng hải để thanh toán.

Cục Hàng hải Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức quản lý nguồn thu phí bảo đảm hàng hải; kiểm soát việc điều chuyển phí bảo đảm hàng hải từ các cảng vụ hàng hải cho hai công ty Bảo đảm an toàn hàng hải phù hợp với kế hoạch cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải đã giao cho hai công ty.

2. Đối với nguồn kinh phí bố trí từ cân đối chi sự nghiệp kinh tế của ngân sách trung ương hàng năm để bổ sung cho công tác nạo vét, duy tu luồng hàng hải: Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện thanh toán cho hai công ty Bảo đảm an toàn hàng hải qua Kho bạc nhà nước theo Điều 15 của Thông tư này.

Điều 15. Kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước:

Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước về nguồn kinh phí bổ sung cho công tác nạo vét, duy tu luồng hàng hải được giao, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện rút dự toán tại Kho bạc nhà nước để tạm ứng, thanh toán cho hai công ty Bảo đảm an toàn hàng hải theo hợp đồng đã ký; Kho bạc nhà nước nơi giao dịch kiểm tra hồ sơ, thực hiện kiểm soát chi trước khi tạm ứng, thanh toán theo Hợp đồng đã ký giữa Cục Hàng hải Việt Nam và công ty Bảo đảm an toàn hàng hải.

1. Tạm ứng kinh phí nạo vét, duy tu luồng hàng hải:

1.1. Sau khi ký hợp đồng cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải về nhiệm vụ duy tu, nạo vét luồng hàng hải, công ty Bảo đảm an toàn hàng hải được tạm ứng tối đa là 50% giá trị hợp đồng của năm để thực hiện nhiệm vụ nạo vét, duy tu luồng hàng hải.

1.2. Hồ sơ tạm ứng:

- Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước (tạm ứng) của Cục Hàng hải Việt Nam;

- Hợp đồng đặt hàng cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải đã ký giữa Cục Hàng hải Việt Nam và công ty Bảo đảm an toàn hàng hải.

- Quyết định giao dự toán chi của Bộ Giao thông vận tải.

2. Thanh toán kinh phí đặt hàng nhiệm vụ nạo vét, duy tu luồng hàng hải:

2.1. Định kỳ hàng quý hoặc sau khi công trình duy tu, nạo vét luồng hàng hải hoàn thành, Cục Hàng hải Việt Nam thu hồi tiền tạm ứng và thực hiện thanh toán giá trị khối lượng duy tu, nạo vét luồng hàng hải hoàn thành cho hai công ty Bảo đảm an toàn hàng hải theo quy định.

Việc thu hồi tiền tạm ứng bắt đầu từ lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết số tiền tạm ứng khi thanh toán lần cuối cùng của năm kế hoạch sau khi hoàn thành hợp đồng đặt hàng giữa Cục Hàng hải Việt Nam và công ty Bảo đảm an toàn hàng hải.

2.2. Trường hợp đến ngày 31/12 hàng năm, khối lượng nạo vét, duy tu luồng hàng hải đã hoàn thành và nghiệm thu theo hợp đồng đặt hàng nhưng chưa hoàn thiện thủ tục, hồ sơ thanh toán thì được thanh toán tiếp trong thời gian chỉnh lý quyết toán theo đúng quy định hiện hành và tổng hợp quyết toán vào niên độ ngân sách năm trước.

2.3. Hồ sơ thanh toán:

- Quyết định giao dự toán của Bộ Giao thông vận tải giao cho Cục Hàng hải Việt Nam;

- Hợp đồng đặt hàng cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải đã ký giữa Cục Hàng hải Việt Nam và công ty Bảo đảm an toàn hàng hải;

- Bản nghiệm thu, xác nhận khối lượng, chất lượng hoàn thành giữa Cục Hàng hải Việt Nam và công ty Bảo đảm an toàn hàng hải;

- Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước (thực chi) của Cục Hàng hải Việt Nam cùng hồ sơ chứng từ hợp pháp khác theo quy định.

Điều 16. Xử lý kinh phí thừa hoặc thiếu khi giao kế hoạch và đặt hàng cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải:

Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức thực hiện giao kế hoạch và đặt hàng cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải trong phạm vi nguồn kinh phí dự toán ngân sách nhà nước giao. Trường hợp phát sinh tăng khối lượng cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải (do phát sinh nhiệm vụ bảo đảm an toàn hàng hải đột xuất theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền) thì được sử dụng nguồn thu phí bảo đảm hàng hải vượt kế hoạch (nếu có); Trường hợp không đủ nguồn, Cục Hàng hải Việt Nam lập dự toán bổ sung kinh phí năm sau; Khi thực hiện phân bổ dự toán kinh phí chi ngân sách hàng năm, Cục Hàng hải Việt Nam chủ động dành nguồn kinh phí để thanh toán khối lượng đã thực hiện năm trước, số kinh phí còn lại được phân bổ để thực hiện cho nhiệm vụ bảo đảm an toàn hàng hải năm kế hoạch.

Điều 17. Kiểm tra, quyết toán việc thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải đối với công ty Bảo đảm an toàn hàng hải:

Hàng năm, hai công ty Bảo đảm an toàn hàng hải lập báo cáo quyết toán việc thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ công ích được giao kế hoạch và đặt hàng; Tổ chức thuê công ty kiểm toán độc lập để kiểm toán Báo cáo tài chính năm theo quy định. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hàng năm được gửi Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính đúng thời gian quy định.

Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính tổ chức kiểm tra, quyết toán dịch vụ công ích giao kế hoạch và đặt hàng đối với các công ty Bảo đảm an toàn hàng hải theo quy định của Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích ban hành kèm theo Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

Các khoản chi không đúng chế độ, chi sai quy định đều phải xuất toán thu hồi nộp ngân sách nhà nước; đồng thời người nào ra lệnh chi sai phải bồi hoàn và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Điều 18. Quyết toán nguồn kinh phí cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải:

Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán của Cục Hàng hải Việt Nam, gửi Bộ Giao thông vận tải.

Bộ Giao thông vận tải thẩm định quyết toán của Cục Hàng hải Việt Nam và tổng hợp chung trong quyết toán của Bộ Giao thông vận tải, gửi Bộ Tài chính thẩm định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Chương IV

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG TY TRONG VIỆC CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH

Điều 19. Hai công ty Bảo đảm an toàn hàng hải được Nhà nước đầu tư vốn, tài sản và nhân lực cần thiết để thực hiện thường xuyên, ổn định cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ công ích Nhà nước giao kế hoạch và đặt hàng, Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải được tận dụng vốn, tài sản và các nguồn lực khác để tổ chức hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật nhưng không được làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ công ích được giao và chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước.

Điều 20. Hai công ty Bảo đảm an toàn hàng hải có trách nhiệm cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải theo đúng kế hoạch giao, hợp đồng đã ký và theo quy định của pháp luật có liên quan về công tác bảo đảm an toàn hàng hải.

Điều 21. Quản lý, sử dụng nguồn kinh phí do Nhà nước giao kế hoạch và đặt hàng:

Nguồn kinh phí cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải do Nhà nước giao kế hoạch và đặt hàng cho hai công ty Bảo đảm an toàn hàng hải là doanh thu hoạt động cung ứng dịch vụ công ích của doanh nghiệp. Hai công ty Bảo đảm an toàn hàng hải sử dụng nguồn kinh phí Nhà nước thanh toán để bù đắp chi phí đã thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải; Hạch toán kết quả kinh doanh hoạt động cung ứng dịch vụ công ích theo quy định. Thực hiện quản lý tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành phù hợp với loại hình doanh nghiệp đăng ký hoạt động.

Điều 22. Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan tài chính, thuế, kho bạc nhà nước đối với việc sử dụng nguồn kinh phí của nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo quy định hiện hành của pháp luật.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 23. Hiệu lực thi hành.

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2010. Bãi bỏ Thông tư số 54/2007/TT-BTC ngày 22/5/2007 của Bộ Tài chính, hướng dẫn lập, giao kế hoạch và quản lý tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải và các quy định trước đây trái với quy định của Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị Bộ Giao thông vận tải và các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng CP, các Phó Thủ tướng CP;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng BCĐ phòng chống tham nhũng TW;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Cục Hàng hải Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Sở Tài chính, Cục thuế, Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các công ty Bảo đảm an toàn hàng hải;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Các Vụ thuộc Bộ: PC, CST, NSNN, HCSN, KBNN, TCT, QLG, Ttra BTC;
- Lưu VT, Cục TCDN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Hiếu

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 119/2010/TT-BTC ngày 10/08/2010 hướng dẫn về thu, quản lý, sử dụng nguồn thu phí bảo đảm hàng hải và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.090

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.108.48
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!