BỘ TƯ PHÁP
TỔNG CỤC THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số: 2797/QĐ-TCTHA
|
Hà Nội, ngày 29
tháng 9 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH IN, PHÁT HÀNH, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG BIÊN LAI THU TIỀN THI
HÀNH ÁN
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ
Căn cứ Luật thi hành án dân sự ngày 14 tháng
11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về
cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm
công tác thi hành án dân sự;
Căn cứ Quyết định số 2999/QĐ-BTP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp công bố việc thành lập Tổng cục Thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp;
Căn cứ Thông tư số 91/2010/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Bộ Tài chính
hướng dẫn kế toán nghiệp vụ Thi hành án dân sự;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch- Tài chính thuộc Tổng Cục Thi hành án dân
sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này “Về việc ban hành Quy trình in phát hành, quản lý,
sử dụng Biên lai thu tiền thi hành án”.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký
Điều 3. Thủ
trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án
dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành
án dân sự huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh và các tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3 (để thực hiện);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để báo cáo);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
- Lưu VT, Vụ KHTC.
|
TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Văn Luyện
|
QUY TRÌNH
IN,
PHÁT HÀNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG BIÊN LAI THU TIỀN THI HÀNH ÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2797 /QĐ-TCT-TCTHA ngày 29 tháng 9 năm 2010
của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự)
Chương I
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Biên lai thu tiền thi hành án dùng để thu tiền thi hành
án, được quy định tại Thông tư số 91/2010/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2010 của
Bộ Tài chính, bao gồm 4 loại sau:
- Biên lai thu tiền (mẫu C28-THA).
- Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí toà án
(mẫu C29-THA).
- Biên lai thu tiền nộp ngân sách nhà nước(mẫu C30-THA).
- Biên lai thu tiền thi hành án( theo đơn yêu
cầu, mẫu C31-THA).
Điều 2: Cục Thi hành án dân sự chịu trách nhiệm in, phát hành,
quản lý, sử dụng Biên lai thu tiền Thi hành án cho đơn vị mình và các đơn vị
trực thuộc.
Điều 3: Tất cả các đơn vị, cá nhân in, phát hành, quản lý, sử dụng
Biên lai thu tiền Thi hành án đều phải thực hiện theo quy định này.
Điều 4: Tổ
chức, cá nhân để mất, hư hỏng, vi phạm quy định in, phát hành, quản lý, sử dụng
Biên lai thu tiền Thi hành án đều phải xử lý tuỳ theo mức độ vi phạm.
Chương II
QUY
TRÌNH IN, PHÁT HÀNH, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG BIÊN LAI THU TIỀN THI HÀNH ÁN
I. LẬP KẾ HOẠCH VÀ IN
BIÊN LAI
Điều 5: Hàng
năm chậm nhất vào ngày 15 tháng 10 Cục Thi hành án dân sự phải tổng hợp báo cáo
Tổng cục Thi hành án dân sự về kế hoạch in Biên lai cho năm sau.
Kế hoạch in ấn Biên lai hàng năm của Cục Thi
hành án dân sự phải căn cứ nhu cầu sử dụng Biên lai của các đơn vị trực thuộc,
Tổng cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu in Biên lai của các
Cục Thi hành án trong toàn quốc để cấp kinh phí in Biên lai.
Điều 6: Các
loại Biên lai thu tiền Thi hành án chỉ được in ở các doanh nghiệp có Giấy phép
hoạt động ngành in. Hợp đồng in được thể hiện bằng văn bản, trong đó phải ghi
rõ số lượng, ký hiệu, số thứ tự Biên lai đặt in, đồng thời kèm theo mẫu Biên
lai (mẫu quy định tại Thông tư số 91/2010/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2010).
- Biên lai thu tiền Thi hành án được đóng
thành quyển có chiều dài 19 cm, chiều rộng 14 cm, mỗi quyển có 50 số, mỗi số có
4 liên,:
+ Liên 1: lưu tại cuống (Nền màu trắng chữ
màu đen).
+ Liên 2: lưu hồ sơ kế toán ( Nền trắng chữ
màu xanh lá).
+ Liên 3: lưu hồ sơ Chấp hành viên ( Nền
trắng chữ màu tím ).
+ Liên 4: giao cho đương sự (Nền trắng chữ
màu đỏ ).
Bên trái trên cùng của Biên lai in tên Cục
Thi hành án dân sự tỉnh, bên phải in ký hiệu, đánh số thứ tự liên tục theo bảng
chữ cái tiếng Việt, mỗi sê ry là 200quyển bắt đầu bằng 2 chữ cái tiếng Việt,
tiếp đó là năm in và sau cùng là số biên lai (Mẫu kèm theo).
VD: Biên lai bắt đầu từ số 1 : AA/2010/00001
II. PHÁT HÀNH , QUẢN
LÝ BIÊN LAI
Điều 7: Trước
khi đưa các loại Biên lai ra sử dụng, Cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm
thông báo phát hành bằng văn bản gửi Tổng cục Thi hành án dân sự.
Riêng đối với Biên lai thu tiền nộp ngân sách
nhà nước (Mẫu số C30-THA) có
thêm thông báo phát hành riêng, gửi Cục Thuế và Chi cục Thuế các huyện.
Điều 8: Tất
cả các loại Biên lai thu tiền thi hành án trước khi cấp phát đều phải làm thủ
tục nhập kho và vào sổ theo dõi tình hình Biên lai (mẫu
số S01). Khi cấp phải làm đầy đủ thủ tục cấp
phát mới được xuất kho.
Chấp hành viên hoặc công chức được giao nhiệm
vụ sử dụng Biên lai để thu tiền Thi hành án (sau đây gọi tắt là người sử dụng
Biên lai) khi lĩnh Biên lai phải kiểm đếm từng liên, từng số, từng quyển, từng
loại không được đếm theo bó và phải có sổ lĩnh và thanh toán Biên lai.
Những loại Biên lai đã nhập kho nhưng chưa có
thông báo phát hành thì chưa được phép sử dụng.
Điều 9: Các
loại Biên lai thu tiền Thi hành án trước khi sử dụng phải đóng dấu của cơ quan
được giao nhiệm vụ trực tiếp thu (dấu đóng ở phía trên bên trái Biên lai thu
tiền Thi hành án ) và phải sử dụng theo đúng chức năng của từng loại.
Điều 10: Các loại Biên lai khi cấp cho người sử dụng Biên lai mỗi
lần cấp không quá 2 quyển biên lai cùng loại (không quá 100 số), không được
lĩnh hộ Biên lai. Trước khi lĩnh Biên lai mới, thì người sử dụng phải thanh
quyết toán toàn bộ Biên lai đã lĩnh theo mẫu số
S02, nộp lại quyển Biên lai đã dùng hết cho cán
bộ quản lý Biên lai, trước khi nộp lại phải kiểm tra đối chiếu giữa sổ kế toán
và từng số Biên lai đã sử dụng, sau đó sẽ nộp cho Cục Thi hành án để đưa vào
lưu trữ.
Biên lai Thu tiền tạm ứng án phí mẫu số C29-THA để tại văn phòng
cơ quan Thi hành án và giao cho cán bộ thu, không cấp cho Chấp hành viên.
III. SỬ DỤNG BIÊN LAI
Điều 11: Khi sử dụng Biên lai người sử dụng Biên lai phải thực hiện
theo đúng quy định sau:
- Phải sử dụng đúng chức năng của từng loại
Biên lai và phải ghi đầy đủ, rõ ràng các nội dung đã in sẵn, ghi rõ họ, tên,
chữ ký người thu tiền, không được tẩy xoá, làm nhoè, nhàu nát. Tờ biên lai nếu
bị hỏng phải gạch chéo không được xé rời mà phải lưu đủ 4 liên ở quyển để thanh
toán .
- Biên lai thu phải dùng từ số nhỏ đến số
lớn, phải dùng hết quyển mới dùng sang quyển khác.
- Khi viết Biên lai thu tiền phải viết trước
mặt người nộp tiền và đặt giấy than lót dưới để khi viết một lần in sang các
liên có nội dung như nhau.
Điều 12: Các loại Biên lai không còn giá trị sử dụng do bị hư
hỏng.... (kể cả các loại Biên lai bị mất đã thu hồi lại được) khi thanh huỷ
phải thành lập Hội đồng thanh huỷ.
Thành phần Hội đồng gồm có: Thủ trưởng đơn
vị, Kế toán nghiệp vụ Thi hành án, Thủ kho của cơ quan.
IV. BÁO CÁO THANH
QUYẾT TOÁN BIÊN LAI
Điều 13: Người
sử dụng Biên lai thu tiền Thi hành án dân sự phải chấp hành thanh toán Biên lai
theo đúng lịch đã quy định của từng đơn vị.
Điều 14: Người
sử dụng biên lai trực tiếp hàng tháng phải có báo cáo về tình hình sử dụng biên
lai theo
mẫu số B01 kèm theo
phụ lục 1 và phụ lục 2.
Chi cục Thi hành án dân sự, Văn phòng Cục Thi
hành án dân sự có trách nhiệm tổng hợp tình hình sử dụng Biên lai của toàn đơn
vị mình gửi Cục Thi hành án dân sự vào ngày 10 tháng đầu quý sau theo mẫu số B02, riêng đối với Biên lai thu tiền nộp ngân
sách nhà nước thực hiện theo quy định của cơ quan Thuế cùng cấp theo mẫu số B03.
Ngày 31/12 phải thực hiện quyết toán số biên
lai đã sử dụng và chuyển số tồn sang năm sau ( Mẫu số
BTH01).
Cục Thi hành án dân sự tổng hợp tình hình sử
dụng Biên lai theo mẫu số B02 gửi Tổng cục Thi
hành án dân sự vào ngày 25 tháng 1 của năm sau.
Điều 15: Chứng từ sổ sách, báo cáo kế toán Biên lai bao gồm:
- Sổ theo dõi ấn chỉ (mẫu số S01): Dùng để theo dõi tình hình cấp phát
Biên lai của Cục Thi hành án dân sự cho Văn phòng Cục và Chi cục Thi hành án
dân sự, của Văn phòng Cục và Chi cục Thi hành án dân sự cho người trực tiếp sử
dụng.
- Sổ lĩnh và thanh toán Biên lai (mẫu số S02): Dùng cho Văn phòng Cục và các Chi cục
Thi hành án dân sự theo dõi tình hình nhận và sử dụng biên lai của người trực
tiếp sử dụng.
- Sổ tổng hợp theo dõi tình hình sử dụng Biên
lai (mẫu số S03): Dùng để theo dõi tình hình sử
dụng Biên lai toàn đơn vị.
- Báo cáo thanh toán Biên lai( mẫu số B01): Dùng để cho người trực tiếp sử dụng
Biên lai thanh toán theo quy định, báo cáo này kèm theo phụ
lục 1 và phụ lục 2.
- Báo cáo thanh toán Biên lai (mẫu số B02): Dùng cho Chi cục Thi hành án dân sự
báo cáo Cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự tổng hợp các đơn vị trực
thuộc và báo cáo Tổng cục Thi hành án dân sự.
- Báo thanh toán Biên lai (mẫu số B03): Dùng để thanh toán Biên lai với cơ
quan Thuế cùng cấp.
- Báo cáo mất Biên lai (mẫu số B04): Dùng để báo cáo việc làm mất Biên lai.
- Bảng tổng hợp kiểm kê Biên lai (mẫu số BTH01): Dùng để tổng hợp kết quả kiểm kê
Biên lai hàng năm của từng đơn vị.
- Báo cáo tổng hợp kiểm kê Biên lai mẫu số BTH 02: Dùng để tổng hợp kiểm kê Biên lai
hàng năm đối với tất cả các đơn vị.
V. LƯU TRỮ BIÊN LAI
Điều 16: Cục thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự phải bố
trí nơi để Biên lai, Biên lai phải sắp xếp ngăn nắp thứ tự từng loại, từng ký
hiệu, phải lập thẻ kho để thuận lợi cho việc bảo quản, cấp phát, kiểm tra và
theo dõi quản lý.
Thủ kho của cơ quan Thi hành án đồng thời là
thủ kho ấn chỉ .
Điều 17: Tài liệu kế toán Biên lai phải được lưu trữ và bảo quản
theo đúng quy định. Thời hạn lưu trữ báo cáo, chứng từ kế toán Biên lai, liên
lưu của biên lai là 5 năm, quá thời hạn lưu trữ trên, cơ quan Thi hành án sử
dụng biên lai tiến hành liệt kê danh mục cần thanh huỷ, thủ tục thanh huỷ thực
hiện theo điều 12 Quy định này.
Chương III
XỬ LÝ VI
PHẠM
Điều 18: Tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng biên lai nếu
làm mất sẽ bị phạt tiền theo quy định tại Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004
của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.
Điều 19: Cá nhân, tổ chức làm mất Biên lai phải đều phải thực hiện
thông báo mất (mẫu số B04) và báo cáo tường
trình cho đơn vị.
Chương IV
TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Điều 20: Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục Thi hành án dân sự:
Tổng hợp nhu cầu in Biên lai của các Cục Thi
hành án dân sự trong toàn ngành Thi hành án dân sự, lập dự toán cấp kinh phí in
Biên lai.
Tổng hợp tình hình sử dụng Biên lai thu tiền
Thi hành án trong toàn ngành.
2. Cục Thi hành án dân sự:
- Tổng hợp nhu cầu và lập kế hoạch in biên
lai hàng năm của đơn vị mình và các đơn vị trực thuộc gửi Tổng cục Thi hành án
dân sự theo quy định.
- Thực hiện quản lý in, phát hành và cấp phát
các lọai biên lai cho đơn vị mình và các đơn vị trực thuộc, theo dõi tình hình
sử dụng, thanh quyết toán các loại biên lai thu tiền thi hành án.
- Thực hiện kiểm kê và tổng hợp kết quả kiểm
kê biên lai của các đơn vị trực thuộc, gửi Tổng cục Thi hành án dân sự theo mẫu số BTH01, BTH02.
3. Chi cục Thi hành án dân sự
- Báo cáo Cục Thi hành án dân sự nhu cầu sử
dụng biên lai và tình hình sử dụng, thanh quyết toán các loại biên lai thu tiền
thi hành án.
- Thực hiện quản lý, cấp phát, sử dụng, thanh
quyết toán các loại biên lai thu tiền thi hành án theo đúng quy định.
4.Nhiệm vụ của cán bộ quản lý Biên lai :
- Mở đầy đủ các loại sổ sách kế toán Biên
lai, phản ánh đầy đủ, kịp thời chính xác tình hình nhập, xuất, tổn thất, sử
dụng Biên lai của đơn vị.
- Định kỳ vào 30/6 và 31/12 hàng năm phối hợp
với thủ kho ấn chỉ tổ chức kiểm kê kho ấn chỉ.
5.Người sử dụng Biên lai
- Thực hiện việc nhận, sử dụng, thanh quyết
toán Biên lai theo đúng quy trình hướng dẫn trên
Điều 21: Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề
nghị các cơ quan Thi hành án dân sự kịp thời phản ánh về Tổng cục Thi hành án
dân sự để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.