Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 185/2004/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong kế toán

Số hiệu: 185/2004/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 04/11/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 185/2004/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2004

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 185/2004/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 11 NĂM 2004 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Kế toán ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định việc xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về kế toán mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán bao gồm:

a) Vi phạm quy định về chứng từ kế toán;

b) Vi phạm quy định về sổ kế toán;

c) Vi phạm quy định về tài khoản kế toán;

d) Vi phạm quy định về báo cáo tài chính và công khai báo cáo tài chính;

đ) Vi phạm quy định về kiểm tra kế toán;

e) Vi phạm quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán;

g) Vi phạm quy định về kiểm kê tài sản;

h) Vi phạm quy định về tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán;

i) Vi phạm quy định về hành nghề kế toán;

k) Vi phạm quy định về áp dụng chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định khác.

Điều 2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính).

Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là 02 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện.

2. Cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thì bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định này. Trường hợp này thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 03 tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ khởi tố và hồ sơ vụ vi phạm.

3. Trong thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà cá nhân, tổ chức lại thực hiện vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực kế toán hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

4. Người có thẩm quyền xử phạt nếu để quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 4. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, nếu quá một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.

Điều 5. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

1. Mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, cá nhân, tổ chức phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 4 Điều 7, khoản 5 Điều 8, khoản 2 Điều 15 của Nghị định này.

3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 5 Điều 7, khoản 6 Điều 8, khoản 3 Điều 9, khoản 3 Điều 10, khoản 3 Điều 14, khoản 3 Điều 15, khoản 3 Điều 16 của Nghị định này.

4. Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định tại Chương II của Nghị định này đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được quá mức tối đa của khung tiền phạt.

Điều 6. Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

1. Tình tiết giảm nhẹ:

a) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính đã chủ động ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc đã tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

b) Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi;

c) Vi phạm trong hoàn cảnh bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;

d) Vi phạm do lỗi vô ý;

đ) Vi phạm lần đầu;

e) Vi phạm vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra.

2. Tình tiết tăng nặng:

a) Vi phạm có tổ chức;

b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

c) Xúi giục, lôi kéo hoặc ép buộc người phụ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần để vi phạm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm;

đ) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai hoặc khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm;

e) Vi phạm trong thời hạn đang chấp hành quyết định xử phạt hành chính hoặc bản án hình sự;

g) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che dấu vi phạm hành chính.

Chương 2:

HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT

Điều 7. Vi phạm quy định về chứng từ kế toán

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lập chứng từ kế toán không đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật về kế toán (dưới đây gọi tắt là theo quy định);

b) Tẩy xoá, sửa chữa chứng từ kế toán.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán;

b) Ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký;

c) Ký chứng từ kế toán mà không có thẩm quyền ký hoặc không được ủy quyền ký;

d) Lập hoá đơn bán hàng nhưng không giao hoá đơn bán hàng cho khách hàng theo quy định.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Giả mạo, khai man chứng từ kế toán;

b) Thoả thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán;

c) Lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

d) Bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ không lập hoá đơn bán hàng theo quy định;

đ) Không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

e) Cố ý lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

g) Huỷ bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng chứng từ kế toán.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu chứng từ kế toán đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề kế toán đối với người hành nghề vi phạm quy định tại điểm a, b, c, đ, e, g khoản 3 Điều này.

5. áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phải lập chứng từ kế toán cho nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh đối với vi phạm quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;

b) Buộc phải khôi phục lại các chứng từ kế toán theo đúng thực tế, đúng quy định đối với các vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 và điểm c, d, g khoản 3 Điều này;

c) Buộc phải huỷ các chứng từ kế toán đã lập trùng lặp cho một nghiệp vụ quy định tại điểm e khoản 3 Điều này.

Điều 8. Vi phạm quy định về sổ kế toán

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lập sổ kế toán không đầy đủ các nội dung theo quy định như: không ghi tên đơn vị kế toán, tên sổ, ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khoá sổ; thiếu chữ ký theo quy định; không đánh số trang, không đóng dấu giáp lai giữa các trang trên sổ kế toán;

b) Ghi sổ kế toán không đầy đủ nội dung chủ yếu theo quy định;

c) Vi phạm các quy định về ghi sổ kế toán như ghi chồng lên nhau, ghi cách dòng; không gạch chéo phần trang sổ không ghi; không thực hiện việc cộng số liệu tổng cộng khi ghi hết trang sổ, không thực hiện việc chuyển số liệu tổng cộng trang sổ trước sang đầu trang sổ kế tiếp;

d) Không đóng thành quyển sổ riêng cho từng kỳ kế toán và thực hiện các thủ tục pháp lý sau khi in sổ ra giấy trong trường hợp thực hiện kế toán trên máy vi tính.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Mở sổ kế toán không theo đúng nguyên tắc chung của một trong các hình thức sổ kế toán theo quy định;

b) Ghi sổ kế toán không tuân thủ phương pháp quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán;

c) Ghi sổ, khóa sổ kế toán không kịp thời theo quy định;

d) Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán không theo đúng phương pháp quy định.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện việc mở sổ kế toán vào đầu kỳ kế toán năm hoặc từ ngày thành lập đơn vị kế toán;

b) Không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán;

c) Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán năm trước liền kề hoặc sổ kế toán ghi không liên tục từ khi mở sổ đến khi khoá sổ;

d) Không thực hiện việc khoá sổ kế toán trong các trường hợp mà pháp luật về kế toán quy định phải khoá sổ kế toán;

đ) Không in sổ kế toán ra giấy sau khi khoá sổ trên máy vi tính.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Mở sổ kế toán ngoài hệ thống sổ kế toán chính thức của đơn vị;

b) Giả mạo sổ kế toán;

c) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo sổ kế toán;

d) Cố ý để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị hoặc tài sản có liên quan đến đơn vị;

đ) Huỷ bỏ trước hạn hoặc cố ý làm hư hỏng sổ kế toán.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu sổ kế toán đối với vi phạm quy định tại điểm a, b, c khoản 4 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề kế toán đối với người hành nghề vi phạm quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 4 Điều này.

6. áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phải bổ sung đầy đủ các nội dung của sổ kế toán đối với vi phạm quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này;

b) Buộc phải khôi phục lại hoặc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đối với các vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, khoản 2, 3 và điểm b, c, d, đ khoản 4 Điều này.

Điều 9. Vi phạm quy định về tài khoản kế toán

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hạch toán không theo đúng nội dung quy định của tài khoản kế toán;

b) Sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán của tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc mở thêm tài khoản kế toán trong hệ thống tài khoản kế toán cấp I đã lựa chọn không được Bộ Tài chính chấp nhận.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không áp dụng đúng hệ thống tài khoản kế toán quy định cho ngành và lĩnh vực hoạt động của đơn vị;

b) Không thực hiện đúng hệ thống tài khoản đã được Bộ Tài chính chấp thuận.

3. áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phải hạch toán đúng nội dung, phương pháp, hệ thống tài khoản kế toán đối với vi phạm tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Đình chỉ việc sử dụng tài khoản kế toán đối với vi phạm tại điểm b khoản 1 Điều này.

Điều 10. Vi phạm quy định về báo cáo tài chính và công khai báo cáo tài chính

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;

b) Lập và trình bày báo cáo tài chính không đúng phương pháp; không rõ ràng; không nhất quán theo quy định;

c) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 01 tháng đến 03 tháng theo thời hạn quy định;

d) Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;

đ) Công khai báo cáo tài chính chậm từ 01 tháng đến 03 tháng theo thời hạn quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm quá 3 tháng theo thời hạn quy định;

b) Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán;

c) Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính;

d) Thoả thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính;

đ) Cố ý, thoả thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;

e) Thực hiện việc công khai báo cáo tài chính chậm quá 3 tháng theo thời hạn quy định;

g) Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật.

3. áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Điều 11. Vi phạm quy định về kiểm tra kế toán

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không chấp hành quyết định kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền;

b) Gây cản trở công việc kiểm tra của đoàn kiểm tra kế toán;

c) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ cho đoàn kiểm tra các tài liệu kế toán liên quan đến nội dung kiểm tra;

d) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kết luận của đoàn kiểm tra;

đ) Ba năm liên tục không thực hiện kiểm tra kế toán đối với đơn vị kế toán cấp dưới.

Điều 12. Vi phạm quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đưa tài liệu kế toán vào lưu trữ chậm quá 12 tháng so với thời hạn quy định;

b) Lưu trữ tài liệu kế toán không đầy đủ theo quy định;

c) Bảo quản tài liệu kế toán không an toàn, để hư hỏng, mất mát tài liệu trong thời hạn lưu trữ.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng tài liệu kế toán trong thời hạn lưu trữ không đúng quy định;

b) Không thực hiện các thủ tục để phục hồi tài liệu kế toán bị mất mát hoặc bị huỷ hoại.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hủy bỏ tài liệu kế toán khi chưa hết thời hạn lưu trữ theo quy định;

b) Tiêu hủy tài liệu kế toán không thành lập Hội đồng tiêu hủy, không thực hiện đúng phương pháp tiêu hủy và không lập biên bản tiêu hủy theo quy định.

Điều 13. Vi phạm quy định về kiểm kê tài sản

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê theo quy định;

b) Không xác định nguyên nhân chênh lệch; không phản ảnh số chênh lệch và kết quả xử lý số chênh lệch giữa số liệu kiểm kê thực tế với số liệu sổ kế toán vào sổ kế toán.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kiểm kê tài sản vào cuối kỳ kế toán năm hoặc không thực hiện kiểm kê tài sản trong các trường hợp khác theo quy định.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo, khai man kết quả kiểm kê tài sản.

Điều 14. Vi phạm quy định về tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tổ chức bộ máy kế toán; không bố trí người làm kế toán hoặc không thuê tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán làm kế toán theo quy định;

b) Bố trí người làm kế toán mà pháp luật quy định không được làm kế toán;

c) Bố trí người làm kế toán không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định;

d) Thuê tổ chức, cá nhân không đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề kế toán hoặc không đăng ký kinh doanh theo quy định, cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ hoặc mua, bán tài sản trừ doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể;

b) Bố trí người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định;

c) Thuê người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định.

3. áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phải tổ chức bộ máy kế toán; bố trí người làm kế toán hoặc thuê tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán làm kế toán đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc phải thuyên chuyển và bố trí hoặc thuê người làm kế toán hoặc người làm kế toán trưởng thay thế đối với vi phạm quy định tại điểm b, c, d khoản 1 và điểm a, b, c khoản 2 Điều này.

Điều 15. Vi phạm quy định về hành nghề kế toán

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân hành nghề kế toán nhưng không đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán;

b) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán không có Chứng chỉ hành nghề kế toán;

c) Doanh nghiệp hoặc cá nhân hành nghề kế toán không đảm bảo điều kiện hoạt động theo quy định nhưng vẫn cung cấp dịch vụ kế toán;

d) Cá nhân hành nghề kế toán nhưng không có Chứng chỉ hành nghề kế toán;

đ) Thuê người không có Chứng chỉ hành nghề kế toán làm kế toán hoặc không có Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng, làm kế toán trưởng;

e) Nhận làm thuê kế toán khi là bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý điều hành, kể cả Kế toán trưởng của đơn vị kế toán hoặc có quan hệ kinh tế, tài chính hoặc không đủ năng lực chuyên môn hoặc nhận làm thuê kế toán khi đơn vị kế toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ kế toán;

g) Cho thuê, cho mượn Chứng chỉ hành nghề kế toán.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề kế toán đối với vi phạm quy định tại điểm e, g khoản 1 Điều này nếu cố tình sai phạm.

3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phải đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc phải đình chỉ hành nghề kế toán đối với vi phạm quy định tại điểm b, c, d, e, g khoản 1 Điều này;

c) Buộc phải chấm dứt hợp đồng thuê làm kế toán hoặc làm kế toán trưởng đối với vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.

Điều 16. Vi phạm quy định về áp dụng chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định khác

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không đăng ký hoặc không thông báo chế độ kế toán áp dụng tại đơn vị trong thời hạn quy định đối với trường hợp phải đăng ký hoặc phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Áp dụng sai quy định về chữ viết; chữ số; đơn vị tiền tệ hoặc kỳ kế toán.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cho đối tượng khác sử dụng tài khoản Tiền gửi ngân hàng, Tiền gửi kho bạc Nhà nước của đơn vị để nhận tiền và chuyển tiền cho các hoạt động tiền tệ vi phạm chế độ quản lý tài chính, ngân sách và sử dụng vốn.

3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phải thực hiện việc đăng ký chế độ kế toán áp dụng đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc phải thực hiện đúng quy định đối với các vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 17. Hành vi vi phạm trong lĩnh vực kế toán dẫn đến trốn, lậu thuế

1. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán quy định từ Điều 7 đến Điều 16 của Nghị định này, ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính về kế toán như quy định tại các Điều từ 7 đến 16 nói trên nếu hành vi vi phạm dẫn đến trốn, lậu thuế thì còn bị xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

2. Khi xét thấy hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán dẫn đến trốn, lậu thuế thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan thuế cùng cấp để xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, sau khi đã xử phạt vi phạm hành chính về kế toán.

Chương 3:

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT

Điều 18. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra Tài chính

1. Thanh tra viên Tài chính các cấp đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền 200.000 đồng;

c) áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.

2. Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.

3. Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.

Điều 19. Thẩm quyền xử phạt của ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.

2. Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.

3. Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.

Điều 20. Ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

Trong trường hợp những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 18, khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 19 của Nghị định này vắng mặt thì cấp phó được ủy quyền có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền của người ủy quyền và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Điều 21. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

1. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thuộc địa phương.

Cơ quan thanh tra Tài chính các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thuộc mình quản lý.

Trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

2. Thẩm quyền xử phạt của người được quy định tại Điều 18, Điều 19 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.

3. Trường hợp xử phạt một người, một tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 42 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 22. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là một năm, kể từ ngày ra quyết định xử phạt; quá thời hạn này mà quyết định đó không được thi hành thì không thi hành quyết định xử phạt nữa nhưng vẫn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả ghi trong quyết định. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nêu trên được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.

Điều 23. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, người có thẩm quyền xử phạt phải quyết định đình chỉ ngay hành vi vi phạm hành chính.

2. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán được thực hiện theo quy định tại Chương IV Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 24. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán được thực hiện theo quy định tại Điều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 25. Chuyển hồ sơ vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán để truy cứu trách nhiệm hình sự

Khi xét thấy hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hình sự để giải quyết.

Chương 4:

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 26. Khiếu nại, tố cáo

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán hoặc người đại diện hợp pháp của cá nhân, tổ chức đó có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.

2. Công dân có quyền tố cáo về hành vi trái pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính.

3. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 27. Khởi kiện hành chính

Việc khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

Điều 28. Khen thưởng

Cá nhân, tổ chức có thành tích trong đấu tranh và phòng chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 29. Xử lý vi phạm

1. Người bị xử lý vi phạm hành chính nếu có hành vi chống đối người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành quyết định của người có thẩm quyền xử phạt thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng mức, xử lý vượt thẩm quyền quy định, có lỗi trong việc để quá thời hiệu, thời hạn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 30. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 49/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.

3. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Phan Văn Khải

(Đã ký)

THE GOVERNMENT
-------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 185/2004/ND-CP

Hanoi, November 4, 2004

 

DECREE

ON SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE ACCOUNTING DOMAIN

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 17, 2003 Law on Accounting;
Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Finance Minister,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope and subjects of application

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Administrative violations in the accounting domain include:

a/ Violations of regulations on accounting vouchers;

b/ Violations of regulations on accounting books;

c/ Violations of regulations on accounting accounts;

d/ Violations of regulations on financial statements and disclosure of financial statements;

e/ Violations of regulations on accounting examination;

f/ Violations of regulations on preservation and archival of accounting records;

g/ Violations of regulations on asset inventory;

h/ Violations of regulations on organization of accounting apparatuses, arrangement of accountants or hiring of accountants;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



j/ Violations of regulations on application of accounting standards, accounting regime and other regulations.

Article 2.- Principles for sanctioning of administrative violations in the accounting domain

The principles for sanctioning of administrative violations in the accounting domain shall comply with the provisions of Article 3 of the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations (hereinafter referred to as the Ordinance on Handling of Administrative Violations for short).

Article 3.- Statute of limitations for sanctioning administrative violations

1. The statute of limitations for sanctioning administrative violations in the accounting domain is two years, counting from the date of commission of administrative violations.

2. Individuals against whom criminal cases have been instituted, who have been prosecuted or got decisions to bring them to trial according to criminal procedures but later got decisions to stop investigation or criminal cases where  their violation acts show signs of administrative violation shall be administratively sanctioned under the provisions of this Decree. In this case, the statute of limitations for sanctioning is three months, counting from the date the persons with sanctioning competence receive the decisions to stop the investigation or the institution of the criminal cases together with their dossiers.   

3. Within the time limits prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article, if individuals or organizations commit new administrative violations in the accounting domain, or deliberately shirk or obstruct the sanctioning, the statute of limitations prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall not apply; the statute of limitations for sanctioning administrative violations shall be re-counted, starting from the date when new administrative violations are committed or the time when acts of shirking or obstructing the sanctioning terminate.

4. If persons with sanctioning competence fail to impose sanctions within the statute of limitations for sanctioning administrative violations they shall be handled under the provisions of Article 121 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations

Article 4.- Time limit for being considered not having been administratively sanctioned

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5.- Forms of sanction of administrative violations in the accounting domain

1. For each act of administrative violation in the accounting domain, individuals or organizations must be subject to one of the following principal sanctioning forms:

a/ Caution;

b/ A fine of between VND 200,000 and VND 20,000,000.

2. Depending on the nature and seriousness of their violations, violating individuals or organizations may be also subject to the application of additional sanctioning forms specified in Clause 4 of Article 7, Clause 5 of Article 8, and Clause 2 of Article 15 of this Decree.

3. In addition to the sanctioning forms prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article, violating individuals or organizations may be also subject to the application of one or more than one of remedial measures specified in Clause 5 of Article 7, Clause 6 of Article 8, Clause 3 of Article 9, Clause 3 of Article 10, Clause 3 of Article 14, Clause 3 of Article 15 and Clause 3 of Article 16 of this Decree. 

4. When fines are imposed, the specific fine level for an act of administrative violation shall be the average level of the fine bracket prescribed in Chapter II of this Decree for such act; if extenuating circumstances are involved, the fine level may be reduced but must not be lower than the minimum level of the fine bracket; if aggravating circumstances are involved, the fine level may be increased but must not be higher than the maximum level of the fine bracket.

Article 6.- Extenuating and aggravating circumstances when sanctioning administrative violations in the accounting domain

1. Extenuating circumstances:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Administrative violators voluntarily report on their violations, showing honest remorse;

c/ Committing violations under constraint or material or spiritual dependence;

d/ Unintentional violations;

e/ First-time violations;

f/ Committing violations due to specially difficult situations not caused by violators themselves;

2. Aggravating circumstances:

a/ Committing violations in an organized manner;

b/ Committing violations time and again or recidivism;

c/ Inciting, dragging or compelling those who are materially or spiritually dependent to commit violations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Taking advantages of war, natural calamities or other special social difficulties to commit violations;

f/ Committing violations while serving administrative sanctioning decisions or criminal sentences;

g/ Committing acts of shirking or hiding administrative violations after committing such administrative violations.

Chapter II

ACTS OF VIOLATION, SANCTIONING FORMS AND FINE LEVELS

Article 7.- Violations of regulations on accounting vouchers

1. A fine of between VND 200,000 and VND 1,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Making accounting vouchers with insufficient principal details as prescribed by the accounting legislation (hereinafter referred to as according to regulations for short);

b/ Erasing, modifying accounting vouchers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Making accounting vouchers without the sufficient number of duplicate copies according to regulations on each type of accounting document;

b/ Signing accounting vouchers which are not fully filled in the contents falling under the signatories’ responsibility;

c/ Signing accounting vouchers when having no competence or authorization to sign;

d/ Making sale invoices but failing to hand them to customers according to regulations.

3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Forging, or making false statements in, accounting vouchers;

b/ Reaching agreement with or compelling other persons to forge, or make false statements in, accounting vouchers;

c/ Making accounting vouchers with duplicate copies containing different contents, for cases of making vouchers with more than one duplicate copy for one arisen economic or financial operation;

d/ Selling goods or providing services without making sale invoices according to regulations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ Deliberately making more than once accounting vouchers for one arisen economic or financial operation;

g/ Destroying or deliberately damaging accounting vouchers.

4. Additional sanctioning forms:

a/ Confiscation of accounting vouchers, for violations prescribed at Point a or b, Clause 3 of this Article;

b/ Deprivation of the right to use accountancy practice certificates, for accountants committing violations prescribed in Clauses a, b, c, e, f and g, Clause 3 of this Article.

5. Application of remedial measures:

a/ Forcible making of accounting vouchers for arisen economic or financial operations, for violations prescribed at Point e, Clause 3 of this Article;

b/ Forcible restoration of accounting vouchers true to reality and according to regulations, for violations prescribed at Points a and b of Clause 1, Points a, b and c of Clause 2, and Points c, d and g of Clause 3 of this Article;

c/ Forcible destruction of accounting vouchers made excessively for one operation, for violations prescribed at Point f, Clause 3 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A fine of between VND 200,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Making accounting books with insufficient contents according to regulations, such as no name of the accounting unit, no title and opening date of book; closing date of book; no signature according to regulations; no page number, no overlapping stamps on accounting book pages;

b/ Making entries in accounting books with insufficient principal contents according to regulations;

c/ Violating regulations on making entries in accounting books, such as making superimposed entries, making entries on every other line; failing to cross out the blank space of a page; failing to sum up figures at the end of a page; failing to transfer the sum in the previous page onto the top of the following page;

d/ Failing to bind up separate books for each accounting period and complete legal formalities after printing out books on paper in case of computerized accounting.

2. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 for one of the following acts:

a/ Opening accounting books not in accordance with general principles applicable to one of accounting book forms according to regulations;

b/ Making entries in accounting books without using the method prescribed in the accounting standards and accounting regime;

c/ Making entries in or closing accounting books not in time according to regulations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Failing to open accounting books at the beginning of the annual accounting period or from the date of establishment of the accounting unit;

b/ Failing to keep accounting vouchers evidencing information and figures recorded in accounting books or figures recorded in accounting books failing to match accounting vouchers;

c/ Information, figures recorded in accounting books of the accounting year failing to succeed information and figures recorded in accounting books of the preceding year or failing to make continuous entries in accounting books from the time of opening to the time of closing;

d/ Failing to close accounting books in cases where accounting books must be closed according to the accounting legislation;

e/ Failing to print out accounting books on paper after closing computerized books.

4. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Opening accounting books outside the system of official accounting books of the unit;

b/ Forging accounting books;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Deliberately leaving out of accounting books property of, or related to, the unit;

e/ Destroying accounting books ahead of time or deliberately damaging them.

5. Additional sanctioning forms:

a/ Confiscation of accounting books, for violations prescribed at Points a, b and c of Clause 4 of this Article;

b/ Deprivation of the right to use accountancy practice certificates, for accountants committing violations prescribed at Points a, b, c, d and e, Clause 4 of this Article.

6. Application of remedial measures:

a/ Forcible completion of the contents of accounting books, for violations prescribed at Points a, b and c, Clause 1 of this Article;

b/ Forcible restoration or compliance with law provisions, for violations prescribed at Point d of Clause 1, Clause 2, Clause 3, and Points b, c, d and e of Clause 4 of this Article.

Article 9.- Violations of regulations on bookkeeping accounts

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Keeping accounts not according to the prescribed contents of bookkeeping accounts;

b/ Modifying accounting contents and methods of bookkeeping accounts promulgated by the Finance Ministry or opening additional bookkeeping accounts within the system of grade-I bookkeeping accounts without the approval of the Finance Ministry.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Failing to correctly apply the system of bookkeeping accounts prescribed for the unit’s branch or domain of activity;

b/ Failing to adhere to the system of accounts already approved by the Finance Ministry.

3. Application of remedial measures:

a/ Forcible keeping of accounts with the right contents, method and system of bookkeeping accounts, for violations prescribed at Point a of Clause 1, and Clause 2 of this Article;

b/ Stoppage of the use of bookkeeping accounts, for violations prescribed at Point b of Clause 1 of this Article.

Article 10.- Violations of regulations on financial statements and disclosure thereof

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Making financial statements with insufficient contents according to regulations;

b/ Making and presenting financial statements without observing the prescribed method; with unclear or contradictory contents according to regulations;

c/ Submitting financial statements to competent State bodies between one and three months later than the set deadline;

d/ Disclosing financial statements with insufficient contents according to regulations;

e/ Disclosing financial statements between one and three months later than the set deadline.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Submitting financial statements to competent State bodies more than three months later than the set deadline;

b/ Making financial statements at variance with the figures on accounting books and accounting vouchers;

c/ Forging financial statements, falsifying figures in financial statements;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Deliberately providing or certifying untrue information, accounting figures; reaching agreement with or compelling other persons to provide or certify untrue information, accounting figures;

f/ Disclosing financial statements more than three months later than the set deadline;

g/ Using untrue information and figures in the disclosed financial statements.

3. Application of remedial measures: Forcible compliance with the accounting law provisions, for violations prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article.

Article 11.- Violations of regulations on accounting examination

A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Failing to observe the accounting examination decisions of competent bodies;

b/ Obstructing the examination by the accounting examination teams;

c/ Failing to supply or supplying insufficiently to the examination teams accounting records related to the examination contents;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Failing to conduct accounting examinations of subordinate accounting units for three consecutive years.

Article 12.- Violations of regulations on preservation and archival of accounting records

1. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Putting accounting records into archives more than 12 months later than the set deadline;

b/ Archiving insufficient accounting records according to regulations;

c/ Insecurely preserving accounting records, causing damage or loss to accounting records during the archival duration.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Using accounting records in the archival duration not according to regulations;

b/ Failing to carry out procedures to restore lost or damaged accounting records.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Destroying accounting records before the expiry of the prescribed archival duration;

b/ Destroying accounting records without setting up a destruction council, without strictly observing the method of destruction and without making destruction reports according to regulations.

Article 13.- Violations of regulations on property inventory

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Failing to make reports summing up the inventory results according to regulations;

b/ Failing to identify the cause of discrepancies; failing to reflect in accounting books discrepancies between figures obtained from actual inventory and those of accounting books and the results of handling such discrepancies.

2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for acts of failing to inventory property at the end of the annual accounting period or failing to inventory property in other cases according to regulations.

3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for acts of forging, or making false statements on, property inventory results.

Article 14.- Violations of regulations on organization of accounting apparatuses, arrangement of accountants or hire of accountants

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Failing to organize an accounting apparatus; failing to arrange accountants or hire accounting service-providing organizations or individuals to perform the  accounting work according to regulations;

b/ Arranging accountants who are banned by law from working as accountants;

c/ Arranging accountants who fail to satisfy the prescribed criteria, conditions;

d/ Hiring organizations or individuals that fail to meet the criteria, conditions for practicing accountancy or fail to register business according to regulations to provide accounting services for the units.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Persons who are responsible for managing the accounting units concurrently working as accountants, storekeepers, cashiers or purchasing or selling property, except for private enterprises and individual business households;

b/ Arranging chief accountants who fail to meet the prescribed criteria or conditions;

c/ Hiring chief accountants who fail to meet the prescribed criteria or conditions.

3. Application of remedial measures:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Forcible transfer and arrangement or hiring of substitute accountants or chief accountants, for violations prescribed at Points b, c and d of Clause 1 and Points a, b and c of Clause 2 of this Article.

Article 15.- Violations of regulations on practicing accountancy

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Organizations or individuals practicing accountancy without registering the accounting service business;

b/ Representatives at law of the accounting service-providing enterprises having no accountancy practice certificates;

c/ Accountancy-practicing enterprises or individuals failing to ensure operation conditions according to regulations but still providing accounting services;

d/ Individuals practicing accountancy without accountancy practice certificates;

e/ Hiring persons having no accountancy practice certificates to work as accountants or persons having no chief accountant-training certificates to work as chief accountants;

f/ Parents, spouses, children or siblings of the persons responsible for management of the accounting units, including chief accountants, accepting to work as hired accountants for such accounting units, or persons having economic, financial relations or inadequate professional capability accepting to work as hired accountants, or accepting to work as hired accountants when the accounting units have requests running counter to the accountancy ethics or against the accounting operations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Additional sanctioning forms:

Deprivation of the right to use accountancy practice certificates, for violations prescribed at Points f and g of Clause 1 of this Article if being intentionally committed.

3. Application of remedial measures:

a/ Forcible registration of accounting service business, for violations prescribed at Point a of Clause 1 of this Article;

b/ Forcible suspension from practicing accountancy, for violations prescribed at Points b, c, d, f and g of Clause 1 of this Article;

c/ Forcible termination of the contracts on the hire of accountants or chief accountants, for violations prescribed at Point e of Clause 1 of this Article.

Article 16.- Violations of regulations on application of accounting standards, accounting regime and of other regulations

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Failing to register or notify the accounting regime applied in the unit within the prescribed time limit, for cases subject to registration or notification to competent State bodies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for acts of letting other subjects use the bank deposit accounts or State treasury deposit accounts of the units for receipt and transfer of money for monetary activities in violation of the regulations on financial, budget and capital use management.

3. Application of remedial measures:

a/ Forcible registration of the applied accounting regime, for violations prescribed at Point a, Clause 1 of this Article;

b/ Forcible compliance with regulations, for violations prescribed at Point b of Clause 1, and Clause 2 of this Article.

Article 17.- Violation acts in the accounting domain resulting in tax evasion and fraudulence

1. Administrative violation acts in the accounting domain prescribed from Article 7 thru Article 16 of this Decree shall, apart from being subject to sanctions prescribed in Article 7 thru Article 16 above, shall be also sanctioned under the Government’s decree on sanctioning of administrative violations in the tax domain if they have resulted in tax evasion or fraudulence.

2. When deeming that administrative violation acts in the accounting domain have resulted in tax evasion or fraudulence, persons with competence to sanction administrative violations must, after having sanctioned such administrative violations, immediately transfer the dossiers to the tax offices of the same level for handling administrative violations in the tax domain.   

Chapter III

SANCTIONING COMPETENCE, PROCEDURES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Financial inspectors of all levels on duty shall have the powers:

a/ To serve a caution;

b/ To impose fines of VND 200,000;

c/ To apply remedial measures prescribed in Clause 3, Article 5 of this Decree.

2. The chief inspectors of the provincial/municipal Finance Services shall have the powers:

a/ To serve a caution;

b/ To impose fines of up to VND 20,000,000;

c/ To impose additional sanctioning forms and apply remedial measures prescribed in Clause 2 and Clause 3, Article 5 of this Decree.

3. The chief inspector of the Finance Ministry shall have the powers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To impose fines of up to VND 20,000,000;

c/ To impose additional sanctioning forms and apply remedial measures prescribed in Clause 2 and Clause 3, Article 5 of this Decree.

Article 19.- Sanctioning competence of the People’s Committees of all levels:

1. The presidents of the commune, ward and township People’s Committees (referred collectively to as the commune-level People’s Committees) shall have the powers:

a/ To serve a caution;

b/ To impose fines of VND 500,000;

c/ To apply remedial measures prescribed in Clause 3, Article 5 of this Decree.

2. The presidents of the People’s Committees of rural districts, urban districts and  provincial towns and cities (referred collectively to as the district-level People’s Committees) shall have the powers:

a/ To serve a caution;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To impose additional sanctioning forms and apply remedial measures prescribed in Clause 2 and Clause 3, Article 5 of this Decree.

3. The presidents of the People’s Committees of provinces and centrally-run cities (referred collectively to as the provincial-level People’s Committees) shall have the powers:

a/ To serve a caution;

b/ To impose fines of up to VND 20,000,000;

c/ To impose additional sanctioning forms and apply remedial measures prescribed in Clause 2 and Clause 3, Article 5 of this Decree.

Article 20.- Authorization of the sanctioning of administrative violations in the accounting domain

In cases where the persons with administrative violation-sanctioning competence prescribed in Clause 2 and Clause 3 of Article 18, Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of Article 19 of this Decree are absent, their authorized deputies shall have competence to sanction administrative violations corresponding to the competence of the authorizers and must be responsible for their decisions.

Article 21.- Division of competence to sanction administrative violations in the accounting domain

1. The commune-level, district-level and provincial-level People’s Committees shall have competence to sanction administrative violations in the accounting domain in their respective localities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Where an administrative violation in the accounting domain falls under the sanctioning competence of many persons, the person that is the first to receive the case shall sanction such violation.

2. The sanctioning competence of persons prescribed in Article 18 and Article 19 of this Decree is the competence applied to one act of administrative violation in the accounting domain.

3. Where a person or an organization commits many acts of administrative violation, the sanctioning competence shall comply with the provisions of Clause 3, Article 42 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 22.- Statute of limitations for execution of administrative violation-sanctioning decisions

The statute of limitations for execution of administrative violation-sanctioning decisions is one year, counting from the date of issuance of sanctioning decisions; past this time limit, if such decisions have not yet been executed, they shall not be executed but the remedial measures stated therein must still be applied. Where the sanctioned individuals or organizations deliberately shirk or delay the execution, the aforesaid statute of limitations shall be recounted, starting from the time of termination of the shirking or delaying acts.

Article 23.- Procedures for sanctioning administrative violations in the accounting domain

1. Upon detecting acts of administrative violation in the accounting domain, the persons with sanctioning competence must issue decisions to immediately stop such acts.

2. The procedures for sanctioning administrative violations in the accounting domain shall comply with the provisions in Chapter IV of the Government’s Decree No. 134/2003/ND-CP of November 14, 2003 detailing a number of articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 24.- Coercion of execution of administrative violation-sanctioning decisions

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 25.- Transfer of dossiers of administrative violations in the accounting domain for penal liability examination

When deeming that acts of administrative violation in the accounting domain show criminal signs, the persons with administrative violation-sanctioning competence must immediately transfer the dossiers to State bodies with crime- handling competence for settlement.

Chapter IV

COMPLAINTS, DENUNCIATIONS AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 26.- Complaints, denunciations

1. Individuals or organizations that are sanctioned for administrative violations in the accounting domain or their lawful representatives have the right to complain about the administrative violation-sanctioning decisions or decisions on the application of measures to prevent and secure the handling of, administrative violations.

2. Citizens shall have the right to denounce illegal acts committed in the handling of administrative violations.

3. The competence, procedures and time limit for the settlement of complaints and denunciations shall comply with the law provisions on complaints and denunciations.

Article 27.- Initiation of administrative lawsuits

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 28.- Commendation

Individuals and organizations that make achievements in the prevention and fighting of administrative violations in the accounting domain shall be commended and/or rewarded according to law provisions.

Article 29.- Handling of violations

1. If persons handled for administrative violations commit acts of resisting people on duty, delaying or shirking the execution of the decisions issued by the persons with sanctioning competence, they shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively handled or examined for penal liability; and pay compensation if causing damage. 

2. If persons with competence to handle administrative violations commit acts of hassling, tolerating, covering up violations, fail to handle or handle violations belatedly, improperly or ultra vires; fail to handle violations within the statute of limitations or time limits for handling administrative violations in the accounting domain due to their faults, they shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability, and pay compensation according to law provisions if causing damage.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 30.- Implementation provisions

1. This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette and replaces the Government’s Decree No. 49/1999/ND-CP of July 6, 1999 on sanctioning of administrative violations in the accounting domain.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Finance Minister shall have to guide the implementation of this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


71.800

DMCA.com Protection Status
IP: 44.220.247.152
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!