UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: 268/2007/QĐ-UBND
|
Thái Nguyên, ngày 02 tháng 02 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ CHẾ ĐỘ THU NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ LỀ ĐƯỜNG, BẾN BÃI, MẶT NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ vào Luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh
số 38/2001/PL-UBTV-QH10 ngày 28/8/2001 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về Phí, lệ
phí;
Căn cứ Nghị định
số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh
Phí và lệ phí; Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 và Thông tư số
45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông
tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật
phí và lệ phí; Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng
dẫn về phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị quyết
số 09/2004/NQ-HĐND ngày 06/8/2004 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khoá
XI kỳ họp thứ 2 về thu 11 loại phí thuộc tỉnh Thái Nguyên quản lý và Nghị quyết
số 36/2006/NQ-HĐND ngày 15/12/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khoá
XI kỳ họp 7 về điều chỉnh và bổ sung mức thu các loại phí, lệ phí thuộc tỉnh
Thái Nguyên quản lý;
Theo đề nghị của
Sở Tài chính tại Tờ trình số 107/TT-TC ngày 22/01/2007 về chế độ thu nộp, quản
lý và sử dụng phí sử dụng lề đường, bến bãi, mặt nước trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên, (sau khi đã thống nhất giữa liên ngành: Sở Tài chính - Cục Thuế tỉnh -
Sở Giao thông Vận tải - Bến xe khách Thái Nguyên tại Biên bản liên ngành ngày
15/01/2007 về việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân
dân về Phí, lệ phí),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định và điều chỉnh mức thu nộp, quản lý sử dụng phí lề đường, bến
bãi, mặt nước và quản lý, sử dụng mức phí trên địa bàn toàn tỉnh Thái Nguyên
(Có phụ lục chi tiết kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Đối tượng nộp phí, và tổ chức thu phí:
1. Đối tượng nộp
phí: Là mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lề đường, bến bãi, mặt nước (hồ, ao, sông,
kênh, rạch...) vào mục đích đi lại, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, phù hợp với
quy hoạch, kế hoạch và quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng lề đường, bến,
bãi, mặt nước.
Đối tượng không phải
nộp phí: Là các đơn vị lực lượng công an, quân đội, kiểm lâm có phương tiện mô
tô, ô tô, tầu thuyền, đỗ, neo đậu, hoạt động trên sông rạch, hồ, bến bãi trong
khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và các hộ dân cư (không kinh doanh) có mặt
tiền nhà là hè phố dùng để đi lại, sinh hoạt.
2. Tổ chức thu
phí:
- Uỷ ban nhân dân
các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh được uỷ nhiệm tổ chức thu phí tại
nơi quy hoạch cho phép thu phí lề đường, bến bãi (Phải đảm bảo trật tự, an toàn
giao thông theo Nghị định số 36/2001/NĐ-CP ngày 10/7/2001 của Chính phủ).
- Công ty Cổ phần
Vận tải Thái Nguyên được uỷ nhiệm thu phí cảng Đa Phúc Thái Nguyên.
- Công ty Trách
nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác thuỷ lợi Thái Nguyên được uỷ nhiệm thu
phí sử dụng mặt nước tại các hồ, sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên.
- Ban Quản lý bến
xe khách Thái Nguyên và bến xe các huyện, thị xã được uỷ nhiệm thu phí xe ra
vào bến, đỗ bến.
- Ban Quản lý các
chợ được uỷ nhiệm thu phí tại khu vực chợ.
Mọi tổ chức, cá
nhân được uỷ nhiệm thu phí phải niêm yết công khai mức thu phí tại địa điểm thu
phí.
Điều 3. Quản lý và sử dụng phí:
1. Quản lý phí:
- Các tổ chức, cá
nhân được phép sử dụng lề đường, bến bãi, mặt nước để tổ chức thực hiện việc
thu phí phải mua ấn chỉ do Cục Thuế phát hành và quản lý sử dụng biên lai theo
quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
- Tổ chức thu phí
phải mở tài khoản “Tạm giữ tiền phí” tại Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước
nơi thu để theo dõi, quản lý tiền phí. Căn cứ vào tình hình thu phí mà định kỳ
hàng ngày hoặc hàng tuần, phải gửi số tiền phí đã thu được vào tài khoản tạm giữ
tiền phí và phải tổ chức hạch toán riêng khoản thu này theo chế độ kế toán hiện
hành.
2. Sử dụng phí:
a. Tổ chức thu phí
không thuộc bộ máy biên chế nhà nước, không được hưởng lương từ ngân sách, số
phí thu được coi là doanh thu của đơn vị, đơn vị có trách nhiệm nộp thuế theo
quy định hiện hành và được chi theo cơ chế quản lý hiện hành.
b. Tổ chức thu phí
thuộc bộ máy biên chế nhà nước, được hưởng lương và chi khác từ ngân sách nhà
nước nhưng chưa được bố trí kinh phí cho việc thu phí thì để lại 10% trước khi
nộp vào ngân sách nhà nước để chi cho:
+ Chi phí trực tiếp
khác phục vụ cho việc thu phí như: Văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, công vụ
phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành;
+ Chi phí mua sắm
vật tư, nguyên liệu và các khoản chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc thu
phí;
+ Chi làm thêm giờ
theo chế độ (nếu có).
Hàng năm, tổ chức
thu phí phải lập dự toán thu, chi gửi: Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp
trên, cơ quan tài chính, cơ quan thuế cùng cấp, Kho bạc Nhà nước nơi tổ chức
thu mở tài khoản tạm giữ tiền phí để kiểm soát chi theo quy định hiện hành và
hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002; Thông tư số
45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông
tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật
phí và lệ phí; hàng năm phải quyết toán thu chi theo thực tế.
Trường hợp đơn vị
có nội dung chi khác với các nội dung trên thì đơn vị phải có văn bản đề nghị
cơ quan có thẩm quyền quy định.
Toàn bộ số tiền phí
thu được sau khi trừ các khoản được trích để lại theo quy định trên, số còn lại
phải nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, loại, khoản, mục tương ứng.
Điều 4. Tổ chức thu và thanh quyết toán phí:
- Các tổ chức thu
phí phải niêm yết mức thu, chứng từ thu, tại nơi thu phí, quy định các đối tượng
phải nộp, được miễn ở nơi thuận tiện dễ quan sát để nhân dân biết và thực hiện.
- Việc quyết toán
phí thuộc ngân sách nhà nước thực hiện cùng thời gian với việc quyết toán ngân
sách nhà nước. Cơ quan thuế thực hiện quyết toán số thu biên lai, tổng số thu,
số được để lại, số phải nộp ngân sách nhà nước. Cơ quan tài chính, cơ quan thuế
quyết toán số chi từ nguồn thu phí được để lại đơn vị.
Điều 5. Khen thưởng và xử lý vi phạm:
a. Khen thưởng:
Tổ chức, cá nhân
có thành tích trong việc quản lý, sử dụng phí lề đường, bến bãi, mặt nước thì
được khen thưởng theo quy định hiện hành.
b. Xử lý vi phạm:
Tổ chức, cá nhân
không thực hiện đúng những quy định quản lý, sử dụng phí lề đường, bến, bãi, mặt
nước thì bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, quy định tại Nghị định
số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003; Thông tư số 06/2004/TT-BTC ngày 04/02/2004 về
việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 106/2003/NĐ-CP , sẽ tuỳ theo mức độ vi phạm xử
lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Tổ chức thực hiện:
Chánh Văn phòng Uỷ
ban nhân dân tỉnh, Giám đốc cỏc sở: Tài chính, Giao thông Vận tải; Cục trưởng Cục
Thuế, Giám đốc Kho bạc Nhà nước, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Uỷ ban nhân dân
các huyện, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, Giám đốc Công ty Trách nhiệm
hữu hạn một thành viên Khai thác Thuỷ lợi Thỏi Nguyờn, Công ty Cổ phần Vận tải
Thái Nguyên, Trưởng ban Quản lý các chợ và Bến xe khách tỉnh, huyện và mọi tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có
hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ban hành, bãi bỏ Quyết định số
2690/2004/QĐ-UB ngày 04/11/2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Kim
|
PHỤ LỤC
PHÍ SỬ DỤNG LỀ ĐƯỜNG, BẾN BÃI, MẶT
NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 268/2007/QĐ-UBND ngày 02 tháng 02
năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
STT
|
Loại phí
|
Đơn vị tính
|
Mức thu
|
1
|
Mức thu
phí mặt nước
|
|
|
|
Tầu thuyền 50
chỗ ngồi trở lên
|
Đồng/tháng
|
500.000
|
|
Tầu thuyền 30
đến dưới 50 chỗ ngồi
|
“
|
400.000
|
|
Tầu thuyền 15
đến dưới 30 chỗ ngồi
|
“
|
300.000
|
|
Tầu thuyền 10
đến dưới 15 chỗ ngồi
|
“
|
200.000
|
|
Tầu thuyền dưới
10 chỗ ngồi
|
“
|
150.000
|
|
Thuyền nhỏ
khác
|
“
|
50.000
|
2
|
Phí thu bến
cảng Sông Công Bến Đa Phúc
|
Đồng/tấn phương tiện
|
500
|
3
|
Bến xe khách Thái Nguyên
|
|
|
|
Cự ly nhỏ hơn
30 Km
|
Đồng/ghế/ xe/lần xuất bến
|
330
|
|
Cự ly từ 31
Km đến 60 Km
|
“
|
450
|
|
Cự ly từ 61
Km đến 300 Km
|
“
|
750
|
|
Cự ly trên
300 Km
|
“
|
1.200
|
4
|
Bến xe khách các huyện
|
|
|
|
Cự ly dưới 30
Km
|
Đồng/ghế/ xe/lần xuất bến
|
120
|
|
Cự ly từ 31
Km đến 60 Km
|
“
|
190
|
|
Cự ly từ 61
Km đến 300 Km
|
“
|
400
|
|
Cự ly trên
300 Km
|
“
|
550
|
5
|
Phí tạm đỗ xe ở lề đường được phép đỗ theo quy hoạch sử
dụng đất, giao thông đường bộ
|
|
|
|
Đối với xe dưới
12 chỗ ngồi
|
Đồng/xe/lần dừng
|
5.000
|
|
Đối với xe
trên 12 chỗ ngồi trở lên và các loại khác
|
“
|
10.000
|
6
|
Phí sử dụng
lề đường và xung quanh các trung tâm thương mại.
|
|
|
|
Khu vực
I: Trung tâm của phường Trưng Vương, Quang Trung, Phan Đình Phùng,
Hoàng Văn Thụ.
|
Đồng/m2/tháng
- Vị trí 1
- Vị trí 2
- Vị trí 3
|
40.000 - 60.000
30.000 - 50.000
15.000 - 10.000
|
|
Khu vực
II: Bao gồm trung tâm các huyện, thị xã Sông Công, trung tâm phường
Trung Thành, Tân Lập, Tân Long, Tân thành, Tân Thịnh, Quan Triều, Gia Sàng và
các phần còn lại của khu vực I.
|
Đồng/m2/tháng
- Vị trí 1
- Vị trí 2
- Vị trí 3
|
12.000 - 35.000
10.000 - 30.000
7.000 - 10.000
|
|
Khu vực
III: Bao gồm trung tâm cụm xã, trung tâm các phường Cam giá, Quang
Vinh, Hương Sơn, Tích Lương và các phần còn lại ngoài khu vực II.
|
Đồng/m2/tháng
- Vị trí 1
- Vị trí 2
- Vị trí 3
|
10.000 - 12.000
7.000 - 9.000
5.000 - 6.000
|
|
Khu vực
IV: Bao gồm các phần còn lại ngoài khu vực trung tâm các khu vực III
và các phường xã còn lại.
|
Đồng/m2/tháng
- Vị trí 1
- Vị trí 2
- Vị trí 3
|
8.000 - 10.000
6.000 - 8.000
4.000 - 6.000
|