HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
57/2014/NQ-HĐND
|
Bình Thuận,
ngày 18 tháng 7 năm 2014
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH KHUNG
MỨC THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ TRÔNG GIỮ XE ĐẠP, XE MÁY, Ô TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BÌNH THUẬN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 9
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và Lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10
ngày 28/8/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày
03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày
06/3/2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh
Phí và Lệ phí;
Căn cứ Thông tư số
02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn
về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
Sau khi xem xét Tờ trình số 1811/TTr-UBND
ngày 27/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định khung mức thu, quản lý
và sử dụng phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; Báo
cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của
đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua Tờ trình số 1811/TTr-UBND ngày 27/5/2014 của
Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Quy định khung mức thu, quản lý và sử dụng phí
trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn tỉnh Bình Thuận với các nội dung chủ
yếu như sau:
1. Phạm vi thực hiện:
a) Việc thu phí trông, giữ xe đạp, xe máy, ô tô
được thực hiện tại các điểm đỗ, bãi trông giữ phương tiện công cộng phù hợp với
quy hoạch, kế hoạch và quy định về kết cấu hạ tầng, giao thông, đô thị trên địa
bàn tỉnh Bình Thuận và tại các kho, bãi của các đơn vị ra quyết định tạm giữ
phương tiện giao thông của người sử dụng phương tiện giao thông vi phạm pháp luật;
b) Kho, bãi trông giữ phương tiện giao thông của
người sử dụng phương tiện giao thông vi phạm pháp luật phải đảm bảo các điều kiện:
có mái che, có cửa khóa nhằm đảm bảo tài sản không bị mất, hư hỏng do tạm giữ
thời gian dài.
2. Đối tượng nộp phí:
a) Người sử dụng xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện,
xe gắn máy, xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe mô tô và ô tô có nhu
cầu trông giữ;
b) Người sử dụng phương tiện giao thông vi phạm
pháp luật về trật tự an toàn giao thông bị tạm giữ phương tiện giao thông.
3. Đơn vị thu phí:
a) Tổ chức, cá nhân được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền cho phép trông giữ xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy, xe mô
tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe mô tô và ô tô;
b) Cơ quan, đơn vị Nhà nước được cấp có thẩm quyền
cho phép trông giữ xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy, xe mô tô, các
loại xe tương tự xe gắn máy, xe mô tô và ô tô;
c) Cơ quan, đơn vị Nhà nước của người có thẩm
quyền quyết định tạm giữ phương tiện vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao
thông.
4. Khung mức thu phí:
a) Khung mức thu phí trông giữ xe đạp, xe đạp điện,
xe máy điện, xe gắn máy, xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe mô tô và
ô tô tại các điểm đỗ, bãi trông giữ phương tiện công cộng và tại các kho, bãi của
các đơn vị ra quyết định tạm giữ phương tiện giao thông của người sử dụng
phương tiện giao thông vi phạm pháp luật được quy định như sau:
- Mức thu phí lượt ban ngày (từ
06 giờ đến 22 giờ):
+ Xe đạp, xe đạp điện không quá
2.000 đồng/lượt;
+ Xe mô tô, xe gắn máy, xe máy
điện, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe mô tô không quá 4.000 đồng/lượt;
+ Xe ô tô thì tùy theo số ghế
hoặc trọng tải của xe, nhưng cũng không quá 20.000 đồng/lượt;
- Mức thu phí trông giữ ban đêm
(từ sau 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau) có thể cao hơn mức thu phí ban
ngày, nhưng tối đa không quá 02 (hai) lần mức thu phí ban ngày. Trường hợp
trông giữ cả ngày và đêm thì mức thu phí cả ngày và đêm tối đa bằng mức thu phí
ban ngày cộng với mức thu phí ban đêm;
- Mức thu phí theo tháng tối đa không quá 50 (năm mươi) lần mức thu phí
ban ngày;
- Mức thu phí tại các điểm, bãi
trông giữ ở các tổ chức y tế, cơ sở giáo dục, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại,
khu chung cư là những nơi có nhiều nhu cầu trông giữ phương tiện cần áp dụng mức
thu phí thấp hơn các nơi khác;
- Đối với các điểm, bãi trông
giữ ô tô có điều kiện trông giữ những xe ô tô có chất lượng cao, yêu cầu về điều
kiện phục vụ cao hơn những điều kiện trông giữ thông thường thì có thể sử dụng
hệ số điều chỉnh từ 1 đến 3 lần;
b) Căn cứ khung mức thu tại Nghị
quyết này, giao Ủy ban nhân dân tỉnh quy định mức thu cụ thể, đảm bảo phù hợp với
tình hình thực tế, khả năng đóng góp của người nộp; thuận tiện cho cả người thu
phí và người nộp phí.
5. Quản lý và sử dụng phí:
a) Đối với các tổ chức, cá nhân
trông giữ các loại xe phải làm thủ tục báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp
phép hoạt động.
Số tiền thu phí trông giữ xe đạp,
xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy, xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn
máy, xe mô tô và ô tô được xác định là doanh thu hoạt động kinh doanh của tổ chức,
cá nhân thu phí. Tổ chức, cá nhân thu phí có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế theo
quy định pháp luật đối với số phí thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền
thu phí sau khi đã nộp thuế theo quy định của pháp luật; có trách nhiệm đền bù
khi phương tiện trông giữ bị hư hỏng, mất cắp;
b) Đối với các cơ quan, đơn vị
Nhà nước được cấp có thẩm quyền cho phép trông giữ xe đạp, xe đạp điện, xe máy
điện, xe gắn máy, xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe mô tô và ô tô
và các đơn vị ra quyết định tạm giữ phương tiện giao thông của người sử dụng
phương tiện giao thông vi phạm pháp luật.
Toàn bộ số tiền thu phí được nộp
vào tài khoản phí, lệ phí chờ nộp ngân sách của cơ quan thu phí mở tại Kho bạc
Nhà nước. Từ tài khoản này, số tiền thu phí
được phân phối và sử dụng như sau:
- Trích 70% tổng số tiền phí thu
được để lại cho tổ chức thu và dùng để chi cho các nội dung sau:
+ Chi trả tiền lương hoặc tiền
công, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo tiền lương cho cá nhân trực tiếp
thu phí (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân
sách Nhà nước theo chế độ quy định);
+ Chi phí phục vụ trực tiếp cho
việc thu phí như: chi phí in ấn, thanh toán chứng từ thu cho cơ quan thuế;
+ Chi phí mua sắm, duy tu, bảo dưỡng,
sửa chữa thường xuyên và định kỳ các phương tiện, bến bãi phục vụ cho công tác
trông giữ phương tiện;
+ Chi hoàn trả tiền phí đã nộp
cho người nộp phí theo quy định;
+ Trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc
lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp thu phí trong đơn vị. Mức trích lập 2 (hai)
quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi, bình quân một năm, một người tối đa không quá
3 (ba) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay cao hơn năm trước và bằng 2
(hai) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay thấp hơn hoặc bằng năm trước;
- Số tiền còn lại sau khi trích để lại đơn vị thu
phí (30% tổng số thu) nộp vào ngân sách Nhà nước, điều tiết 100% cho cấp ngân
sách trực tiếp thu;
- Hàng năm, đơn vị thu phí phải lập
dự toán thu, chi gửi cơ quan tài chính, thuế cùng cấp, Kho bạc Nhà nước nơi đơn
vị thu mở tài khoản “Phí, lệ phí chờ nộp ngân sách” để kiểm soát chi theo quy định
hiện hành; hàng năm phải quyết toán thu chi theo thực tế. Sau khi quyết toán
đúng chế độ, số tiền phí chưa chi trong năm được phép chuyển sang năm sau để tiếp
tục chi theo chế độ quy định.
Riêng đối với các đơn vị thực hiện
cơ chế tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về
quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công và cơ quan Nhà nước thực
hiện theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 07/10/2005 của Chính phủ về quy định
chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành
chính đối với các cơ quan Nhà nước được sử dụng phần phí trích lại cho phù hợp
với cơ chế tài chính áp dụng đối với đơn vị mình sau khi đã đảm bảo các khoản
chi phí liên quan đến công tác thu.
Số
tiền được trích lại cho tổ chức thu được phản ảnh theo dõi vào sổ sách kế toán
của đơn vị thu phí và sử dụng chi cho nội dung nêu trên. Trường hợp trong năm nếu
số tiền trích để lại cho đơn vị không đủ để chi cho các nội dung trên thì Ngân
sách các cấp cân đối bổ sung thêm từ số phí nộp ngân sách Nhà nước. Trường hợp
số tiền trích còn thừa sẽ được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế
độ quy định.
Điều 2. Giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm
tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết này; các quy định về phí trông giữ xe đạp,
xe máy, ô tô trên địa bàn tỉnh trước đây trái với Nghị quyết này đều được bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện, nếu Ủy
ban nhân dân tỉnh có đề nghị điều chỉnh, bổ sung các nội dung có
liên quan về thu phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn tỉnh Bình Thuận,
Hội đồng nhân dân tỉnh ủy quyền cho Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và các
ban Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ vào các quy định của pháp luật, hướng dẫn của
các cơ quan Trung ương và tình hình thực tế của địa phương để quyết định điều
chỉnh, bổ sung và báo cáo HĐND tỉnh trong kỳ họp gần nhất.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các ban Hội
đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện
Nghị quyết này.
Nghị
quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 16 tháng 7 năm 2014 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày được
thông qua./.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Mạnh Hùng
|