Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 09/2023/TT-BTP quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp

Số hiệu: 09/2023/TT-BTP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Mai Lương Khôi
Ngày ban hành: 29/12/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Quy trình giám định trong lĩnh vực tư pháp

Ngày 29/12/2023, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 09/2023/TT-BTP về giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp.

Quy trình giám định trong lĩnh vực tư pháp

Việc giám định theo trưng cầu, yêu cầu trong lĩnh vực tư pháp được thực hiện theo quy trình như sau:

- Bước 1: Giao nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu hoặc yêu cầu giám định;

- Bước 2: Chuẩn bị giám định;

- Bước 3: Thực hiện giám định;

- Bước 4: Kết luận giám định;

- Bước 5: Trả kết luận giám định;

- Bước 6: Lập, lưu và bảo quản hồ sơ giám định.

Ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BTP sơ đồ quy trình giám định trong lĩnh vực tư pháp (Phụ lục I).

Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp

- Thời hạn giám định trong lĩnh vực tư pháp thực hiện theo quy định sau:
 
+ Thời hạn giám định tư pháp được tính từ ngày cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định và kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết cho việc giám định.

Trong quá trình thực hiện giám định, trường hợp cần phải bổ sung thêm hồ sơ, tài liệu làm cơ sở cho việc giám định thì cá nhân, tổ chức được trưng cầu có văn bản đề nghị người đã trưng cầu giám định bổ sung hồ sơ, tài liệu. Thời gian từ khi cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định có văn bản đề nghị đến khi nhận được hồ sơ, tài liệu bổ sung không tính vào thời hạn giám định.

+ Thời hạn giám định tư pháp đối với các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định tư pháp được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

+ Thời hạn giám định tư pháp đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 26a Luật Giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) tối đa là 03 tháng. Trường hợp vụ việc giám định có tính chất phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng.

Bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định tư pháp căn cứ vào thời hạn giám định tối đa và tính chất chuyên môn của lĩnh vực giám định quy định thời hạn giám định tư pháp cho từng loại việc cụ thể. Thời hạn giám định tư pháp có thể được gia hạn theo quyết định của cơ quan trưng cầu giám định nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa đối với loại việc đó.

+ Người trưng cầu giám định có thể thống nhất về thời hạn giám định với cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định trước khi trưng cầu giám định tư pháp nhưng không được vượt quá thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 26a Luật Giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

+ Trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở cho rằng vụ việc giám định không thể hoàn thành đúng thời hạn thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người trưng cầu giám định và thời gian dự kiến hoàn thành, ra kết luận giám định.

- Thời hạn của từng bước trong quy trình giám định được quy định tại sơ đồ quy trình giám định trong lĩnh vực tư pháp ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BTP .

Thông tư 09/2023/TT-BTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/12/2023.

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2023/TT-BTP

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2023

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP

Căn cứ Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp ngày 10 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp;

Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về phạm vi các việc giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp; giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, Hội đồng giám định tư pháp; tiếp nhận, thực hiện giám định tư pháp; áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp; thời hạn giám định tư pháp; hồ sơ, lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc và cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động giám định tư pháp ở lĩnh vực tư pháp.

Điều 3. Phạm vi các việc giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp

Giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp là việc giám định về nội dung chuyên môn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật.

Chương II

GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP, NGƯỜI GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP THEO VỤ VIỆC, TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP THEO VỤ VIỆC, HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP

Điều 4. Tiêu chuẩn bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp, công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc

1. Tiêu chuẩn bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp được thực hiện như sau:

a) Có trình độ đại học trở lên về ngành luật hoặc ngành đào tạo khác phù hợp với chức danh hoặc vị trí việc làm, do cơ sở giáo dục của Việt Nam đào tạo theo quy định của pháp luật hoặc do cơ sở giáo dục nước ngoài đào tạo và được công nhận đ sử dụng tại Việt Nam.

b) Có thời gian hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên tính từ ngày được tuyển dụng hoặc tiếp nhận làm việc hoặc đăng ký hành nghề trong lĩnh vực tư pháp, phù hợp với lĩnh vực giám định tư pháp mà người đó được b nhiệm.

2. Công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc

Căn cứ vào nhu cầu giám định thực tế của hoạt động tố tụng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 18 Luật Giám định tư pháp, lập hồ sơ đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc; Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp lựa chọn đơn vị chuyên môn có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Giám định tư pháp, Điều 5 Thông tư này đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp công nhận tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.

Căn cứ vào nhu cầu giám định thực tế của hoạt động t tụng ở địa phương, Giám đốc Sở Tư pháp rà soát, lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 18 Luật Giám định tư pháp, đơn vị chuyên môn có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Giám định tư pháp, Điều 5 Thông tư này đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.

Điều 5. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định của tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tư pháp

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định của tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tư pháp, bao gồm:

1. Có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Giám định tư pháp.

2. Có trang thiết bị bảo quản, lưu giữ đối tượng, hồ sơ, tài liệu giám định và trang thiết bị khác đáp ứng yêu cầu thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp và pháp luật khác có liên quan.

Điều 6. Hội đồng giám định trong lĩnh vực tư pháp

Trong trường hợp cần phải thành lập Hội đồng giám định theo quy định tại Điều 30 Luật Giám định tư pháp, Thủ trưởng đơn vị chuyên môn có nội dung cần giám định chủ trì, phối hợp với Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, đơn vị có liên quan thuộc Bộ lựa chọn thành viên Hội đồng giám định, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập Hội đồng giám định; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện giám định của Hội đồng giám định.

Chương III

TIẾP NHẬN, THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

Điều 7. Tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định

1. Sở Tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, người giám định tư pháp hoặc cá nhân, tổ chức chuyên môn khác, tổ chức hành nghề trong lĩnh vực tư pháp, cơ quan thi hành án dân sự ở địa phương có trách nhiệm xem xét, tiếp nhận trưng cầu và thực hiện việc giám định ở địa phương mình do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng ở cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương trưng cầu.

Sở Tư pháp giao đơn vị thuộc Sở làm đầu mối xem xét, tham mưu tiếp nhận ban đầu việc trưng cầu giám định ở cơ quan mình; có văn bản tiếp nhận, cử người thực hiện giám định hoặc từ chối thực hiện giám định trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Khi được trưng cầu giám định, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, người giám định tư pháp hoặc cá nhân, tổ chức chuyên môn trong lĩnh vực tư pháp, cơ quan thi hành án dân sự ở địa phương có trách nhiệm xem xét, tham mưu tiếp nhận việc trưng cầu giám định ở tổ chức, đơn vị mình hoặc từ chi thực hiện giám định trong thời hạn 05 ngày làm việc, k từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Trường hợp được yêu cầu giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp, cá nhân, tổ chức chuyên môn hoặc tổ chức hành nghề trong lĩnh vực tư pháp ở địa phương có trách nhiệm xem xét, tham mưu tiếp nhận việc yêu cầu giám định ở tổ chức, đơn vị mình hoặc từ chối thực hiện giám định trong thời hạn 05 ngày làm việc, k từ ngày nhận được văn bản yêu cầu giám định của người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

2. Bộ Tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, đơn vị chuyên môn, người giám định tư pháp thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và thực hiện việc giám định do cơ quan có thẩm quyền tiến hành t tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng ở cấp trung ương trưng cầu.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao Cục Bổ trợ tư pháp làm đơn vị đầu mối xem xét, tham mưu tiếp nhận ban đầu việc trưng cầu giám định ở cơ quan mình. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận được quyết định trưng cầu của người có thẩm quyền, Cục Bổ trợ tư pháp có trách nhiệm đề xuất Lãnh đạo Bộ phân công nhiệm vụ cho đơn vị chuyên môn phù hợp với nội dung yêu cầu giám định nghiên cứu, tham mưu cụ thể việc tiếp nhận hoặc từ chi thực hiện giám định; trường hợp nội dung trưng cầu giám định có liên quan đến nhiều đơn vị chuyên môn thì đề xuất phải xác định rõ đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp trong việc tham mưu tiếp nhận trưng cầu, thực hiện giám định hoặc từ chi trưng cầu giám định.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phân công của Lãnh đạo Bộ Tư pháp, đơn vị chuyên môn được giao nhiệm vụ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan tham mưu, trình Lãnh đạo Bộ phương án cụ thể về việc tiếp nhận trưng cầu hoặc từ chối thực hiện giám định. Trường hợp tiếp nhận trưng cầu giám định thì phải kèm dự thảo văn bản cử người thực hiện giám định.

Lãnh đạo Bộ Tư pháp xem xét, quyết định việc tiếp nhận trưng cầu giám định hoặc từ chối thực hiện giám định trong thời hạn 02 ngày làm việc, k từ ngày nhận được Phiếu trình.

Trường hợp được trực tiếp trưng cầu giám định, Thủ trưởng tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc hoặc đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm giao đơn vị hoặc công chức, viên chức có chuyên môn phù hợp xem xét, tham mưu tiếp nhận trưng cầu hoặc từ chối thực hiện giám định ở cơ quan, đơn vị mình trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

3. Trường hợp được trưng cầu đích danh thì cá nhân công chức, viên chức trong ngành tư pháp hoặc người hành nghề trong lĩnh vực tư pháp có trách nhiệm xem xét, tiếp nhận trưng cầu, thực hiện giám định tư pháp và báo cáo Thủ trưởng cơ quan, tổ chức chủ quản biết, tạo điều kiện cho việc thực hiện giám định; hoặc từ chối thực hiện giám định trong thời hạn 05 ngày làm việc, k từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Điều 8. Từ chối tiếp nhận, thực hiện giám định

1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 7 của Thông tư này có quyền từ chối tiếp nhận, thực hiện giám định tư pháp trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 11, điểm b khoản 1 Điều 24 và Điều 34 Luật Giám định tư pháp (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) hoặc nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không thuộc lĩnh vực tư pháp quy định tại Điều 3 hoặc không phù hợp với quy định tại Điều 7 Thông tư này.

2. Việc từ chối giám định phải bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận quyết định trưng cầu hoặc văn bản yêu cầu giám định.

Điều 9. Phân công, cử người thực hiện giám định

1. Phân công, cử người thực hiện giám định ở Bộ Tư pháp

a) Trường hợp Bộ Tư pháp được trưng cầu

Căn cứ vào nội dung yêu cầu giám định, Thủ trưởng đơn vị chuyên môn được Lãnh đạo Bộ Tư pháp phân công có trách nhiệm lựa chọn, đề xuất cử giám định viên tư pháp hoặc người giám định tư pháp theo vụ việc hoặc công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ phù hp với nội dung yêu cầu giám định và dự kiến số lượng người làm giám định.

Trường hợp cử từ hai người trở lên thực hiện việc giám định thì thành lập Tổ giám định, trong đó giao nhiệm vụ Tổ trưởng Tổ giám định cho một trong s những người được đề xuất cử làm giám định.

b) Trường hợp tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc hoặc đơn vị thuộc Bộ Tư pháp được trưng cầu

Căn cứ vào nội dung yêu cầu giám định, Thủ trưởng tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc hoặc đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm lựa chọn, cử giám định viên tư pháp hoặc người giám định tư pháp theo vụ việc hoặc công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ phù hợp với nội dung yêu cầu giám định và dự kiến số lượng người làm giám định.

Trường hợp cử từ hai người trở lên thực hiện việc giám định thì thành lập Tổ giám định, trong đó giao nhiệm vụ Tổ trưởng Tổ giám định cho một trong số những người được cử làm giám định.

2. Phân công, cử người thực hiện giám định ở địa phương

a) Trường hợp Sở Tư pháp được trưng cầu

Căn cứ vào nội dung yêu cầu giám định, Lãnh đạo Sở Tư pháp phân công đơn vị chuyên môn lựa chọn, đề xuất cử giám định viên tư pháp hoặc người giám định tư pháp theo vụ việc hoặc công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ phù hợp với nội dung yêu cầu giám định và dự kiến s lượng người làm giám định.

Trường hợp cử từ hai người trở lên thực hiện việc giám định thì thành lập Tổ giám định, trong đó giao nhiệm vụ Tổ trưởng Tổ giám định cho một trong số những người được đề xuất cử làm giám định.

b) Trường hợp cá nhân, tổ chức chuyên môn khác hoặc tổ chức hành nghề trong lĩnh vực tư pháp hoặc cơ quan thi hành án dân sự ở địa phương được trưng cầu

Căn cứ vào nội dung yêu cầu giám định, Thủ trưởng tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc hoặc đơn vị chuyên môn thuộc Sở Tư pháp hoặc tổ chức chuyên môn khác hoặc tổ chức hành nghề tư pháp ở địa phương hoặc cơ quan thi hành dân sự trên địa bàn địa phương có trách nhiệm lựa chọn, cử người có trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ phù hợp với nội dung yêu cầu giám định và dự kiến số lượng người làm giám định.

Trường hợp cử từ hai người trở lên thực hiện việc giám định thì thành lập Tổ giám định, trong đó giao nhiệm vụ Tổ trưởng Tổ giám định cho một trong s những người được cử làm giám định.

3. Tổ trưởng Tổ giám định quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của Tổ giám định, người giúp việc (nếu có), điều hành việc chuẩn bị, thực hiện giám định.

Điều 10. Quy trình giám định trong lĩnh vực tư pháp

1. Việc giám định theo trưng cầu, yêu cầu trong lĩnh vực tư pháp được thực hiện theo quy trình như sau:

a) Giao nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu hoặc yêu cầu giám định;

b) Chuẩn bị giám định;

c) Thực hiện giám định;

d) Kết luận giám định;

đ) Trả kết luận giám định;

e) Lập, lưu và bảo quản hồ sơ giám định;

2. Ban hành kèm theo Thông tư này sơ đồ quy trình giám định trong lĩnh vực tư pháp (Phụ lục I).

Điều 11. Giao nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định

1. Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phối hợp với người trưng cu, yêu cầu giám định đ giao, nhận hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật liên quan (nếu có).

2. Việc giao, nhận hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật liên quan (nếu có) được thực hiện bằng hình thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính (có ký giao nhận hoặc phiếu gửi) và phải lập thành biên bản theo biểu mẫu quy định tại Điều 19 Thông tư này.

3. Trường hợp hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật liên quan (nếu có) được niêm phong thì trước khi mở phải kim tra kỹ niêm phong và lập biên bản mở niêm phong theo biểu mẫu quy định tại Điều 19 Thông tư này. Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp có quyền từ chối nhận nếu phát hiện niêm phong bị rách hoặc có dấu hiệu bị thay đổi.

Điều 12. Chuẩn bị giám định tư pháp

1. Trên cơ sở nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định và hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu kèm theo, người thực hiện giám định xác định sơ bộ nội dung chuyên môn, công việc cần thực hiện; yêu cầu người trưng cầu giám định cung cấp bổ sung hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu cn thiết cho việc giám định trong trường hợp chưa được cung cấp đầy đủ.

2. Người thực hiện giám định lập đề cương giám định, trường hợp cần thiết thì gửi lấy ý kiến người trưng cầu, yêu cầu giám định. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, người trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm gửi văn bản trả lời đối với đề cương giám định.

Đ cương giám định bao gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Đối tượng hoặc nội dung cần giám định và phạm vi giám định; thời gian dự kiến hoàn thành việc giám định;

b) Xác định phương pháp thực hiện giám định, các quy chuẩn chuyên môn được áp dụng;

c) Xác định nội dung, chi tiết cần xác minh hoặc khảo sát đối tượng giám định phục vụ cho việc giám định (nếu cần thiết);

d) Dự kiến phương tiện, vật tư, trang thiết bị được sử dụng (nếu có);

đ) Dự kiến chi phí cần cho việc thực hiện giám định; tạm ứng và thanh toán chi phí giám định;

e) Các điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định.

3. Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định lập hồ sơ đề nghị tạm ứng chi phí giám định và gửi người trưng cầu, yêu cầu giám định. Người trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm xem xét và thực hiện việc tạm ứng theo đề nghị cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Thực hiện giám định tư pháp

1. Việc thực hiện giám định trong lĩnh vực tư pháp được tiến hành như sau:

a) Nghiên cứu, phân tích kỹ hồ sơ trưng cầu, đối tượng giám định và các tài liệu, thông tin được người trưng cầu, yêu cầu giám định đã giao, cung cấp;

b) Xác định rõ đối tượng, nhng nội dung chuyên môn cần xem xét, đánh giá;

c) Tiến hành khảo sát hoặc xác minh vấn đề cần thiết có liên quan mà người trưng cầu, yêu cầu giám định không th cung cấp được tài liệu, thông tin về vấn đề đó (nếu có);

d) Tiến hành so sánh, đối chiếu vấn đề hoặc đối tượng cần giám định với quy chuẩn chuyên môn về vấn đề hoặc đối tượng cần giám định;

đ) Đưa ra nhận xét, đánh giá, nêu ý kiến chuyên môn cụ thể, rõ ràng về vấn đề hoặc đối tượng cần giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định;

e) Xây dựng, ban hành bản kết luận giám định;

g) Lập hồ sơ giám định.

2. Trong quá trình thực hiện giám định, người giám định tư pháp có th sử dụng ý kiến hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác đưa ra, phục vụ cho việc giám định.

3. Trong quá trình thực hiện giám định, nếu có nội dung mới hoặc vấn đ khác phát sinh thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải thông báo ngay bằng văn bản cho người trưng cầu, yêu cầu giám định biết và thống nht phương án giải quyết.

4. Người thực hiện giám định phải lập văn bản ghi nhận toàn bộ quá trình thực hiện giám định theo quy định tại Điều 31 Luật Giám định tư pháp (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) và theo biểu mẫu quy định tại Điều 19 Thông tư này.

Điều 14. Bản kết luận giám định

1. Bản kết luận giám định trong lĩnh vực tư pháp được thực hiện theo biểu mẫu quy định tại Điều 19 Thông tư này.

2. Trường hợp người giám định tư pháp được trưng cầu, yêu cầu đích danh thì bản kết luận giám định có chữ ký và ghi rõ họ, tên của người giám định tư pháp.

3. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 7 Thông tư này được trưng cầu giám định thì ngoài chữ ký, họ và tên của người giám định, bản kết luận giám định tư pháp còn phải được người đứng đầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức ký tên, đóng dấu của cơ quan, đơn vị đó. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được trưng cầu, yêu cầu giám định phải chịu trách nhiệm về kết luận giám định tư pháp của mình.

Trường hợp Bộ Tư pháp được trưng cầu giám định thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao Thủ trưởng đơn vị chuyên môn về vấn đề cần giám định ký thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Tư pháp và đóng dấu Bộ Tư pháp vào bản kết luận giám định.

Trường hợp Sở Tư pháp được trưng cầu giám định thì Giám đốc Sở Tư pháp ký và đóng dấu Sở Tư pháp vào bản kết luận giám định.

4. Trường hợp Hội đồng giám định quy định tại Điều 6 Thông tư này thực hiện giám định theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao Thủ trưởng đơn vị chuyên môn có nội dung cần giám định ký thừa lệnh vào bản kết luận giám định tư pháp.

Trong trường hợp Thủ trưởng đơn vị chuyên môn đã thực hiện giám định với tư cách Tổ trưởng Tổ giám định hoặc Chủ tịch Hội đồng giám định thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao Chánh Văn phòng Bộ ký thừa lệnh vào bản kết luận giám định tư pháp.

5. Khi hoàn thành bản kết luận giám định, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định tư pháp, Hội đồng giám định lập hồ sơ đề nghị cơ quan, người trưng cầu giám định thanh toán, chi trả chi phí cần cho việc thực hiện giám định theo quy định của pháp luật về chi phí giám định.

Điều 15. Trả kết luận giám định

1. Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải gửi bản kết luận giám định cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định ngay sau khi ban hành và lưu hồ sơ giám định. Kết luận giám định có th được trả trực tiếp cho cơ quan trưng cầu giám định hoặc qua đường bưu chính.

2. Trường hợp trả trực tiếp, người thực hiện giám định tiến hành giao trả kết luận giám định như sau:

a) Liên hệ, thông báo cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định đến nhận kết luận giám định và nhận lại đối tượng giám định nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này;

b) Kiểm tra Giấy giới thiệu, giấy tờ tùy thân (giấy chứng minh công an nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân...) của người nhận kết luận giám định và đối tượng giám định;

c) Giao trả 01 bản kết luận giám định;

d) Kiểm tra, niêm phong, bàn giao lại đối tượng giám định (nếu có).

3. Trường hợp trả qua bưu chính, người giám định tiến hành giao trả kết luận giám định như sau:

a) Kiểm tra, đóng gói, niêm phong 01 bản kết luận giám định và đối tượng giám định được giao trả lại nếu thuộc trưng hợp quy định tại khoản 4 Điều này;

b) Gửi kết luận giám định và đối tượng giám định qua đường bưu chính (có ký giao nhận hoặc phiếu gửi).

4. Trường hợp đối tượng giám định là vật chứng của vụ án hoặc trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu bằng văn bản của người trưng cầu giám định thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định giao trả lại sau khi hoàn thành việc giám định. Việc giao, nhận lại đối tượng giám định phải lập thành biên bản theo biểu mẫu quy định tại Điều 19 Thông tư này.

Điều 16. Lập, bảo quản, lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp

1. Hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp thuộc nhóm Hồ sơ giải quyết các vụ việc trong hoạt động quản lý chuyên môn nghiệp vụ được lập, bảo quản, lưu trữ theo quy định Luật Giám định tư pháp (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), quy định pháp luật về văn thư, lưu trữ và quy định của cơ quan, đơn vị thực hiện giám định.

2. Người thực hiện giám định có trách nhiệm lập hồ sơ giám định bao gồm các tài liệu chính sau đây:

a) Quyết định trưng cầu giám định, Quyết định trưng cầu giám định bổ sung (nếu có), Quyết định trưng cầu giám định lại (nếu có) và đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);

b) Văn bản phân công, cử người thực hiện giám định tư pháp hoặc Quyết định thành lập Tổ giám định hoặc Quyết định thành lập Hội đồng giám định;

c) Biên bản giao, nhận hồ sơ trưng cầu, đối tượng giám định; biên bản mở niêm phong hồ sơ, tài liệu, đồ vật;

d) Đ cương giám định (nếu có);

đ) Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;

e) Kết luận giám định trước đó hoặc ý kiến, kết luận chuyên môn do tổ chức, cá nhân khác thực hiện (nếu có); Bản ảnh giám định (nếu có);

g) Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc sử dụng dịch vụ phục vụ việc giám định tư pháp (nếu có);

h) Bản kết luận giám định tư pháp;

i) Biên bản giao nhận kết luận giám định; giao trả đối tượng giám định (nếu có);

k) Tài liệu khác liên quan đến việc giám định (nếu có).

3. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày hoàn thành việc giám định, người thực hiện giám định có trách nhiệm bàn giao hồ sơ giám định cho cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ quản lưu giữ và bảo quản theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Hồ sơ giám định của Tổ giám định tư pháp được bàn giao cho đơn vị có thành viên được giao làm Tổ trưởng Tổ giám định.

Hồ sơ giám định của Hội đồng giám định được bàn giao cho đơn vị có thành viên là Chủ tịch Hội đồng.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận bàn giao hồ sơ giám định tư pháp có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ và theo quy định của Bộ Tư pháp.

4. Hồ sơ giám định tư pháp có thể được khai thác, sử dụng như sau:

a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận bàn giao hồ sơ giám định tư pháp quy định tại khoản 3 Điều này có trách nhiệm xuất trình hồ sơ giám định tư pháp khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

b) Người đã thực hiện giám định tư pháp được khai thác, sử dụng hồ sơ giám định tư pháp để phục vụ việc tham gia hoạt động tố tụng theo yêu cu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người yêu cầu giám định.

c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 17. Thời hạn giám định tư pháp

Thời hạn giám định trong lĩnh vực tư pháp thực hiện theo quy định tại Điều 26a Luật Giám định tư pháp (được sửa đổi, bổ sung năm 2020). Thời hạn của tng bước trong quy trình giám định được quy định tại sơ đồ quy trình giám định trong lĩnh vực tư pháp ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 18. Quy chuẩn chuyên môn áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp

Quy chuẩn chuyên môn được áp dụng cho hoạt động giám định trong lĩnh vực tư pháp là quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực được quy định tại Điều 3 Thông tư này và văn bản khác có liên quan của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành.

Điều 19. Biểu mẫu văn bản giám định trong lĩnh vực tư pháp

Ban hành kèm theo Thông tư này 11 biểu mẫu văn bản giám định trong lĩnh vực tư pháp (Phụ lục II).

Điều 20. Chế độ, chính sách đối với người, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp

1. Việc thực hiện giám định tư pháp của công chức, viên chức, người lao động trong ngành tư pháp là hoạt động công vụ và được hưởng chế độ bi dưỡng giám định tư pháp theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Công chức, viên chức, người lao động trong ngành tư pháp; đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp; cá nhân, tổ chức hành nghề trong lĩnh vực tư pháp hoàn thành tốt nhiệm vụ giám định hoặc tích cực tham gia hoạt động giám định thì được Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kịp thời khen thưởng theo thẩm quyền.

3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người thực hiện giám định có trách nhiệm bảo đảm thời gian và các điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định của cơ quan, tổ chức mình; chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan đ nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kịp thời khen thưởng đột xuất đối với người làm giám định của cơ quan, đơn vị, tổ chức mình hoàn thành tốt nhiệm vụ giám định hoặc tích cực tham gia hoạt động giám định.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM VÀ HIỆU LỰC THI HÀNH

Điều 21. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong quản lý giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp

1. Cục Bổ trợ tư pháp là đơn vị đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện công tác giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp, có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chuyên môn hoặc có liên quan tổ chức tuyên truyền ph biến pháp luật về giám định tư pháp, tập hun, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ giám định tư pháp cho người giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp;

b) Thực hiện sơ kết, tổng kết, đánh giá và báo cáo về hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp;

c) Kiểm tra, thanh tra về giám định tư pháp theo thẩm quyền;

d) Đề xuất, thực hiện chế độ thi đua khen thưởng đối với cá nhân, tổ chức giám định tư pháp theo quy định của pháp luật;

đ) Các nhiệm vụ khác theo quy định của Thông tư này.

2. Trách nhiệm của các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Tư pháp:

a) Tham mưu, đề xuất nội dung hoặc hướng dẫn áp dụng quy chuẩn chuyên môn trong hoạt động giám định, việc thực hiện giám định ở chuyên ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi chức năng;

b) Xây dựng nguồn nhân lực làm giám định tư pháp thuộc lĩnh vực quản lý;

c) Chuẩn bị và chịu trách nhiệm về nội dung, tài liệu bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ giám định ở lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi chức năng;

d) Phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp, cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ giám định cho đội ngũ người làm giám định trong lĩnh vực tư pháp;

đ) Tổ chức thực hiện việc lập, bảo quản, lưu trữ hồ sơ giám định;

e) Đề xuất khen thưởng đối với người làm giám định thuộc đơn vị mình;

g) Thực hiện việc thông tin, báo cáo theo quy định tại Thông tư này;

h) Thực hiện các nhiệm vụ khác quy định tại Thông tư này.

3. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về giám định tư pháp tại Bộ Tư pháp thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.

4. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý công tác giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp ở địa phương và có trách nhiệm:

a) Phân công đơn vị làm đầu mối giúp Sở trong việc quản lý công tác giám định tư pháp ở lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp ở địa phương;

c) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về giám định tư pháp theo thẩm quyền;

d) Đề xuất, thực hiện chế độ thi đua khen thưởng đối với cá nhân, tổ chức giám định tư pháp theo quy định của pháp luật;

đ) Hằng năm, báo cáo Bộ Tư pháp (qua Cục Bổ trợ tư pháp) và Ủy ban nhân dân cp tỉnh về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp thuộc lĩnh vực quản lý chuyên môn của mình ở địa phương.

Điều 22. Chế độ thông tin, báo cáo

1. Tại Bộ Tư pháp

a) Các đơn vị được trực tiếp trưng cầu hoặc được giao thực hiện giám định tư pháp, hoặc đơn vị có thành viên là Tổ trưởng Tổ giám định, đơn vị có thành viên là Chủ tịch Hội đồng giám định ở Bộ Tư pháp có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện giám định khi hoàn thành việc giám định hoặc đột xuất khi có yêu cầu; trước ngày 20 tháng 12 hằng năm, gửi báo cáo hoạt động giám định trong năm theo biểu mẫu quy định tại Điều 19 Thông tư này về Cục Bổ trợ tư pháp đ tổng hp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

b) Trước 30 tháng 12 hằng năm, Cục Bổ trợ tư pháp tổng kết, đánh giá về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

2. Tại địa phương

a) Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, đơn vị được trực tiếp trưng cầu hoặc được giao thực hiện giám định tư pháp, đơn vị có thành viên là Tổ trưởng Tổ giám định (nếu có) có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện giám định về Sở Tư pháp đ báo cáo y ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp.

b) Trước ngày 20 tháng 12 hằng năm, Sở Tư pháp tổng kết, đánh giá về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp ở địa phương và đề xuất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khen thưởng (nếu có) và gửi báo cáo Bộ Tư pháp.

Điều 23. Quy định chuyển tiếp

1. Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tư pháp đã được b nhiệm, công nhận theo quy định của pháp luật trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, còn đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 Thông tư này, khoản 1 Điều 19 Luật Giám định tư pháp thì không phải thực hiện lại việc bổ nhiệm giám định viên tư pháp, công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc theo quy định của Thông tư này.

2. Các quyết định trưng cầu giám định tư pháp được tiếp nhận và thực hiện giám định trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà chưa ban hành kết luận giám định thì tiếp tục thực hiện giám định theo quy định tại Thông tư này.

Điều 24. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 12 năm 2023

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tư pháp (qua Cục Bổ trợ tư pháp) để xem xét, hướng dẫn, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng CP;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
-
Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp VN;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, Cục BTTP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Mai Lương Khôi

PHỤ LỤC I

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP
(Ban hành k
èm theo Thông tư số 09/2023/TT-BTP ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

* Trường hợp vụ việc giám định có tính chất phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn thì thời gian thực hiện giám định (bước 3) và kết luận giám định (bước 4) có thể tăng lên nhưng tổng thời hạn giám định không quá 04 tháng.

PHỤ LỤC II

BIỂU MẪU VĂN BẢN GIÁM ĐỊNH TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2023/TT-BTP ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

1. Mẫu Quyết định thành lập Tổ giám định (Biểu mẫu 01).

2. Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng giám định (Biểu mẫu 02).

3. Mẫu biên bản giao nhận hồ sơ, đối tượng, thông tin, tài liệu, mẫu vật giám định (Biểu mẫu 03).

4. Mẫu biên bản mở niêm phong hồ sơ, đối tượng, thông tin, tài liệu, mẫu vật giám định (Biểu mẫu 04).

5. Mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định (Biểu mẫu 05).

6. Mẫu kết luận giám định tư pháp (Biểu mẫu 06).

7. Mẫu biên bản giao nhận kết luận giám định, giao trả đối tượng giám định (Biểu mẫu 07).

8. Mẫu danh mục tài liệu trong hồ sơ giám định (Biểu mẫu 08).

9. Mẫu sổ theo dõi trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp (Biểu mẫu 09).

10. Mẫu báo cáo về kết quả thực hiện vụ việc giám định (Biểu mẫu 10).

11. Mẫu báo cáo kết quả thực hiện công tác giám định tư pháp năm (Biểu mẫu 11).

Biểu mẫu 01: Mẫu Quyết định thành lập Tổ giám định

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ... /QĐ-...(1)...

…, ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập Tổ giám định

................(2)……………

Căn cứ Luật Giám định tư pháp s 13/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp số 56/2020/QH14 ngày 10 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp; Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;

………………………………………………………………;

Căn cứ Quyết định trưng cầu giám định số... ngày ... tháng... năm... của ...;

Theo đề nghị của ... (3)...;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Thành lập Tổ giám định để thực hiện giám định tư pháp theo Quyết định trưng cầu giám định số ... ngày ... tháng ... năm ... của ..., gồm các Ông (bà) có tên sau đây:

Ông (bà).............................................................................(4) - Tổ trưởng;

Ông (bà)................................................................................... (4) - Tổ phó (nếu có);

Ông (bà)................................................................................... (4) - Thành viên.

Điều 2. Tổ giám định quy định tại Điều 1 Quyết định này thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp và được sử dụng con dấu của .....(5)…..phục vụ cho việc thực hiện giám định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. ...(6)... và các Ông/Bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 4 (để th/h);
- Tên Cơ quan trưng cầu giám định;
- …
- Lưu: VT, …

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN,
TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH
(Ký tên, đóng dấu)

___________________

Chú giải Biểu mẫu 01:

(1) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức thực hiện giám định, ví dụ như Bộ Tư pháp thì viết là BTP

(2) Thủ trưởng cơ quan, t chức thực hiện giám định.

(3) Đơn vị được phân công thực hiện giám định hoặc chủ trì thực hiện giám định.

(4) Ghi họ, tên, chức danh, số thẻ giám định viên tư pháp đối với giám định viên tư pháp đã được cấp thẻ (nếu có).

(5) Cơ quan, tổ chức ban hành Quyết định thành lập Tổ giám định.

(6) Thủ trưởng đơn vị được phân công thực hiện giám định, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan.

Biểu mẫu 02: Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng giám định

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày ... tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập Hội đồng giám định

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp s 56/2020/QH14 ngày 10 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp; Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;

Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định trưng cầu giám định lại lần thứ hai s ... ngày ...tháng ... năm ... của ...;

Xét đề nghị của Cục Bổ trợ tư pháp.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Thành lập Hội đồng giám định để thực hiện giám định tư pháp theo Quyết định trưng cầu giám định lại ln thứ hai số ... ngày ... tháng ... năm ... của ..., gồm các Ông (bà) có tên sau đây:

Ông (bà)..................................................................................... (1) - Chủ tịch Hội đồng;

Ông (bà)................................................................................... (1) - Thành viên;

Ông (bà)................................................................................... (1) - Thành viên.

Điều 2. Hội đồng giám định quy định tại Điều 1 Quyết định này thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp và được sử dụng con du của.....(2).......phục vụ cho việc thực hiện giám định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và các Ông/Bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 4 (để th/h);
- Thứ trưởng phụ trách (để biết);
- Tên Cơ quan trưng cầu giám định;
- Lưu: VT, Cục BTTP.

BỘ TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)

___________________

Chú giải Biểu mẫu 02:

(1) Ghi họ, tên, chức danh, số thẻ giám định viên tư pháp đối với giám định viên tư pháp đã được cấp thẻ (nếu có).

(2) Cơ quan ban hành Quyết định thành lập Hội đồng giám định.

Biểu mẫu 03: Mẫu biên bản giao nhận hồ sơ, đối tượng, thông tin, tài liệu, mẫu vật giám định

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------

BIÊN BẢN

Giao nhận hồ sơ, đối tượng, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật giám định

Hôm nay, hồi ... giờ ... ngày ... tháng ... năm ... tại ... (1)...

Chúng tôi gồm:

1. Bên giao: Người trưng cầu giám định hoặc đại diện cơ quan trưng cầu giám định:

- Ông (bà):…………………………………………Chức vụ………………………………

2. Bên nhận: Người thực hiện giám định hoặc đại diện cơ quan thực hiện giám định:

- Ông (bà):…………………………………………Chức vụ……………………………….

Tiến hành giao, nhận hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật kèm theo Quyết định trưng cầu giám định số........................................................................ (2).............

a) Các bên đã giao nhận hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật, cụ thể (3):

- Đối tượng giám định:

- Hồ sơ, tài liệu:

- Đồ vật, mẫu vật:

- Đối tượng khác (nếu có):

b) Tình trạng đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận:

c) Cách thức bảo quản đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận:

Biên bản này đã được bên giao, bên nhận đọc lại, thống nhất ý kiến và được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản, có giá trị như nhau.

Việc giao, nhận hoàn thành hồi ... giờ ... ngày ... tháng ... năm ...

BÊN GIAO
(Ký, ghi rõ họ và tên)

BÊN NHẬN
(Ký, ghi rõ họ và tên)



___________________

Chú giải Biểu mẫu 03:

(1) Ghi cụ thể địa chỉ, địa điểm tiến hành giao nhận.

(2) Ghi rõ: số, ngày, tháng, năm của Quyết định trưng cầu giám định; loại quyết định (trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại, giám định lần đầu, lần thứ hai); Tên cơ quan trưng cầu giám định tư pháp/ Họ, tên người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định tư pháp.

(3) Ghi cụ thể từng loại hồ sơ; đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật giao, nhận (tên, loại, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, trích yếu nội dung thông tin).

Biểu mẫu 04: Mẫu biên bản mở niêm phong hồ sơ, đối tượng, thông tin, tài liệu, mẫu vật giám định

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------

BIÊN BẢN

Mở niêm phong hồ sơ, đối tượng, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật giám định

Hôm nay, hồi... giờ ... ngày ... tháng ... năm ... tại …………….(1)……………..

Căn cứ Quyết định trưng cầu số ... ngày ... tháng ... năm ... của ........(2)………

Chúng tôi gồm:

Bên giao:……………………………………………thuộc Cơ quan………………………….

Bên nhận:……………………………………………thuộc Cơ quan………………………….

Đã tiến hành mở niêm phong và giao nhận đối tượng giám định theo Quyết định trưng cầu giám định trên (hoặc Biên bản giao nhận ngày ... tháng ... năm ... hoặc Bưu phẩm, bưu kiện có số hiệu…………………………)

Tình trạng hồ sơ, tài liệu, đồ vật, mẫu vật gửi giám định: (3)

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

Biên bản này đã được bên giao, bên nhận đọc lại, thống nhất ý kiến và được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản, có giá trị như nhau.

Việc mở niêm phong hoàn thành hồi ... giờ ... ngày ... tháng ... năm ...

BÊN GIAO
(Ký, ghi rõ họ tên)

BÊN NHẬN
(Ký, ghi rõ họ tên)



___________________

Chú giải Biểu mẫu 04:

(1) Ghi cụ thể địa chỉ, địa điểm tiến hành mở niêm phong.

(2) Ghi rõ: số, ngày, tháng, năm của Quyết định trưng cầu giám định; loại quyết định (trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại, giám định lần đầu, lần thứ hai); Tên cơ quan trưng cầu giám định tư pháp/ Họ, tên người có thẩm quyền tiến hành t tụng trưng cầu giám định tư pháp.

(3) Ghi rõ tình trạng niêm phong, cách đóng gói và bảo quản; tên, số lượng, của từng loại tài liệu giám định; đồ vật, mẫu vật liên quan (nếu có).

Biểu mẫu 05: Mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------

VĂN BẢN

Ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp

Thực hiện Quyết định trưng cầu giám định ……….(1)………….

Thực hiện Văn bản phân công, cử người/Quyết định thành lập Tổ giám định/Quyết định thành lập Hội đồng giám định .....(2)…..;

Tôi/Chúng tôi gồm:

- …………………………………. - Giám định viên tư pháp (Số thẻ:...)/Người giám định tư pháp theo vụ việc

- …………………………………. - Giám định viên tư pháp (Số thẻ:...)/Người giám định tư pháp theo vụ việc

- ..................................... - Người giúp việc cho người giám định tư pháp (nếu có).

Đã tiến hành giám định và quá trình thực hiện giám định như sau:

1. Tình trạng thông tin, tài liệu, đối tượng gửi giám định và thông tin, tài liệu có liên quan:

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

2. Thời gian, địa điểm thực hiện giám định:

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

3. Nội dung công việc đã thực hiện:

3.1. Nội dung 1:

- Tài liệu, thông tin, đối tượng giám định được xem xét, đánh giá .................

- Phương pháp thực hiện: .............................................

- Cơ sở pháp lý, quy chuẩn chuyên môn áp dụng: .................................

- Phương tiện, máy móc, thiết bị, dịch vụ đã sử dụng (nếu có): ………………….

- Kết quả thực hiện giám định:

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

3.2. Nội dung 2:

- Tài liệu, thông tin, đối tượng giám định được xem xét, đánh giá ...................

- Phương pháp thực hiện: .................................................................

- Cơ sở pháp lý, quy chun chuyên môn áp dụng:..........................................

- Phương tiện, máy móc, thiết bị, dịch vụ đã sử dụng (nếu có):

- Kết quả thực hiện giám định:

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

ngày ... tháng... năm ...
NGƯỜI GI
ÁM ĐỊNH TƯ PHÁP (3)
(Ký, ghi rõ họ và tên)



NGƯỜI GIÚP VIỆC
CHO NGƯỜI GĐTP
(nếu có)
(Ký, ghi rõ họ và tên)



___________________

Chú giải Biểu mẫu 05:

(1) Ghi rõ: số, ngày, tháng, năm của Quyết định trưng cầu giám định; loại quyết định (trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại, giám định lần đầu, lần thứ hai); Tên cơ quan trưng cầu giám định tư pháp/ Họ, tên người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định tư pháp.

(2) Ghi rõ: số, ngày, tháng, năm, cơ quan ban hành Văn bản hoặc Quyết định.

(3) Văn bản phải có đủ chữ ký (ghi rõ họ, tên) của tất cả người giám định tư pháp và người giúp việc cho người giám định tư pháp (nếu có).

Biểu mẫu 06: Mẫu kết luận giám định

Biểu mẫu 06a: Mẫu kết luận giám định của cá nhân được trưng cầu đích danh để thực hiện giám định

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…, ngày … tháng … năm …

KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

I. Thông tin chung của vụ việc

Căn cứ Quyết định trưng cầu giám định số ... ngày ... tháng ... năm... của .......

Tôi tên là: ........................................... - Giám định viên tư pháp (Số thẻ:...)/Người giám định tư pháp theo vụ việc

Chức vụ: ....................................................................................

Nơi công tác: .............................................................................

đã tiếp nhận Quyết định trưng cầu giám định số ... và tài liệu, hồ sơ kèm theo do Cơ quan trưng cầu giám định giao ngày ... tháng ... năm... (Danh mục kèm theo) và đã tiến hành nghiên cứu, giám định tại: ... (1)... từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm ...

II. Nội dung yêu cầu giám định được xem xét, đánh giá (2)

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

III. Phương pháp thực hiện giám định

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

IV. Nhận định, đánh giá, kết luận về vấn đề/đối tượng cần giám định (3)

1. Nội dung 1

- Tài liệu, thông tin cụ thể, đối tượng giám định (nếu có) được xem xét, đánh giá

- Cơ sở pháp lý/quy chuẩn chuyên môn cụ thể (4) để xem xét, đánh giá vấn đề/đối tượng cần giám định: …………………………………….

- Nhận định, kết luận:

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

2. Nội dung 2

- Tài liệu, thông tin cụ thể, đối tượng giám định (nếu có) được xem xét, đánh giá

- Cơ sở pháp lý/quy chuẩn chuyên môn cụ thể (4) để xem xét, đánh giá vấn đề/đối tượng cần giám định: …………………………………….

- Nhận định, kết luận:

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

NGƯỜI THỰC HIỆN
GIÁM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ và tên)


Nơi nhận:
- Cơ quan trưng cầu giám định;
- Lưu: Hồ sơ GĐTP.

___________________

Chú giải Biểu mẫu 06a:

(1) Ghi rõ địa điểm thực hiện giám định.

(2) Ghi rõ các câu hỏi, yêu cầu giám định được xem xét, đánh giá.

(3) Nêu rõ nhận định, đánh giá, kết luận chuyên môn về các nội dung yêu cầu giám định tại mục II Kết luận này.

(4) Chỉ nêu tên điểm, khoản, điều của văn bản mà không trích dẫn nội dung văn bản vào trong bản Kết luận.

Biểu mẫu 06b: Mẫu kết luận giám định của tổ chức được trưng cầu thực hiện giám định

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ... /KL-BTP/...(1)...

…, ngày … tháng … năm …

KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

I. Thông tin chung của vụ việc

Căn cứ Quyết định trưng cầu giám định số ... ngày ... tháng ... năm... của..., ngày ... tháng ... năm ..., Bộ Tư pháp/Sở Tư pháp/... đã có ………………..(2).......................

Chúng tôi gồm:

1. Ông (bà):................................................ - Giám định viên tư pháp (Số thẻ:...)/Người giám định tư pháp theo vụ việc

Chức vụ:.......................... Thuộc cơ quan/đơn vị/tổ chức:..........................................

2. Ông (bà):................................................ - Giám định viên tư pháp (Số thẻ:...)/Người giám định tư pháp theo vụ việc

Chức vụ: ......................... Thuộc cơ quan/đơn vị/tổ chức: ..................................

đã tiếp nhận Quyết định trưng cầu giám định số ... và tài liệu, hồ sơ kèm theo do Cơ quan trưng cầu giám định giao ngày ... tháng ... năm... (Danh mục kèm theo) và đã tiến hành nghiên cứu, giám định tại: ... (3)... từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm ...

II. Nội dung yêu cầu giám định được xem xét, đánh giá (4)

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

III. Phương pháp thực hiện giám định

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

IV. Nhận định, đánh giá, kết luận về vấn đề cần giám định (5)

1. Nội dung 1

- Tài liệu, thông tin cụ thể, đối tượng giám định (nếu có) được xem xét, đánh giá

- Cơ sở pháp lý/quy chuẩn chuyên môn cụ thể (6) để xem xét, đánh giá vấn đề/đối tượng cần giám định:…………………………………….

- Nhận định, kết luận:

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

2. Nội dung 2

- Tài liệu, thông tin cụ thể, đối tượng giám định (nếu có) được xem xét, đánh giá

- Cơ sở pháp lý/quy chuẩn chuyên môn cụ thể (6) để xem xét, đánh giá vấn đề/đối tượng cần giám định: ……………………………….

- Nhận định, kết luận:

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

CƠ QUAN, TỔ CHỨC
THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH
(7)

NGƯỜI THỰC HIỆN
GIÁM ĐỊNH
(8)
(Ký, ghi rõ họ và tên)



Nơi nhận:
- Cơ quan trưng cầu giám định;
- Đơn vị được giao nhiệm vụ tham mưu quản lý GĐTP của Bộ Tư pháp/Sở Tư pháp.
- Lưu: Hồ sơ GĐTP.

___________________

Chú giải Biểu mẫu 06b:

(1) Chữ viết tắt của tên đơn vị chuyên môn được phân công thực hiện giám định hoặc chủ trì thực hiện giám định (ví dụ: Trường hợp việc giám định về đấu giá tài sản do Cục B trợ tư pháp chủ trì thực hiện giám định thì sẽ viết là: Số: ... /KL-BTP/BTTP).

(2) Công văn cử người/Quyết định thành lập Tổ giám định/ Quyết định thành lập Hội đồng giám định.

(3) Ghi rõ địa điểm thực hiện giám định.

(4) Ghi rõ các câu hỏi, yêu cầu giám định được xem xét, đánh giá.

(5) Nêu rõ nhận định, đánh giá, kết luận chuyên môn về các nội dung yêu cầu giám định tại mục II Kết luận này.

(6) Chỉ nêu tên điểm, khoản, điều của văn bản mà không trích dẫn nội dung văn bản vào trong bản Kết luận.

(7) Ký tên, đóng dấu của cơ quan được trưng cầu giám định.

(8) Ký, ghi rõ họ tên của từng người thực hiện giám định.

Biểu mẫu 07: Mẫu biên bản giao nhận kết luận giám định, giao trả đối tượng giám định

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…, ngày … tháng … năm …

BIÊN BẢN GIAO NHẬN KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH, GIAO TRẢ ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH

- Căn cứ Luật Giám định tư pháp (được sửa đổi, bổ sung năm 2020);

- Căn cứ Thông tư số 09/2023/TT-BTP ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp;

- Căn cứ Quyết định trưng cầu giám định số .....(1)…..;

- Căn cứ Biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật ngày ... tháng ... năm ... tại ...;

- .................(2)………………….

Hôm nay, hồi ... giờ ... ngày ... tháng ... năm…... tại: .............(3)…………….

Chúng tôi gồm:

1. Người thực hiện giám định hoặc đại diện cơ quan thực hiện giám định (Bên giao)

Ông (bà)…………………………………………. Chức vụ……………………………

2. Người trưng cầu giám định hoặc đại diện cơ quan trưng cầu giám định (Bên nhận)

Ông (bà).............................................. Chức vụ………………………………..

Tiến hành bàn giao Kết luận giám định và đối tượng giám định (nếu có), gồm:

- Kết luận giám định số: ... ngày ... tháng ... năm ... của ...

- Đối tượng giám định được giao, nhận lại sau giám định...........(4)…………

Biên bản này đã được bên giao, bên nhận đọc lại, thống nhất ý kiến và được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản, có giá trị như nhau.

Việc giao, nhận hoàn thành hồi ... giờ ... ngày ... tháng ... năm ...

BÊN GIAO
(Ký, ghi rõ họ và tên)

BÊN NHẬN
(Ký, ghi rõ họ và tên)



___________________

Chú giải Biểu mẫu 07:

(1) Ghi rõ: số, ngày, tháng, năm của Quyết định trưng cầu giám định; loại quyết định (trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại, giám định lần đầu, lần thứ hai); Tên cơ quan trưng cầu giám định tư pháp/Họ, tên người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định tư pháp.

(2) Biên bản giao nhận bổ sung lần 1, 2, 3....(nếu có).

(3) Ghi cụ thể địa chỉ, địa điểm tiến hành giao nhận.

(4) Ghi rõ tên, số lượng, tình trạng mẫu vật, cách đóng gói, niêm phong và đồ vật, tài liệu có liên quan.

Biểu mẫu 08: Mẫu danh mục tài liệu trong hồ sơ giám định

DANH MỤC TÀI LIỆU TRONG HỒ SƠ GIÁM ĐỊNH

STT

Trích yếu tài liệu

Số, ký hiệu, thời gian ban hành

Từ tờ đến tờ

Đặc điểm tài liệu (1)

Ghi chú

1

Quyết định trưng cầu giám định (2)

2

Tài liệu kèm theo Quyết định trưng cầu giám định (nếu có)

3

Văn bản phân công, cử người thực hiện giám định (3)

4

Biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định

5

Đ cương giám định (nếu có)

6

Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định

7

Kết luận giám định trước đó hoặc ý kiến, kết luận chuyên môn do tổ chức, cá nhân khác thực hiện (nếu có)

8

Bản ảnh (nếu có)

9

Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc sử dụng dịch vụ phục vụ việc giám định tư pháp (nếu có)

10

Bản kết luận giám định tư pháp

11

Biên bản giao nhận kết luận giám định; giao trả lại đối tượng giám định (nếu có)

12

Tài liệu khác liên quan đến việc giám định (nếu có)

___________________

Chú giải Biểu mẫu 08:

(1) Ghi rõ đặc điểm tài liệu (bản chính/ bản photo...).

(2) Ghi rõ Quyết định trưng cầu giám định lần đầu/bổ sung/lại.

(3) Văn bản phân công, cử người thực hiện giám định hoặc Quyết định thành lập Tổ giám định hoặc Quyết định thành lập Hội đồng giám định.

Biểu mẫu 09: Mẫu sổ theo dõi trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp

SỔ THEO DÕI TRƯNG CẦU, YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

NĂM ......

STT

Quyết định trưng cầu/ Văn bản yêu cầu giám định

(1)

Ngày tiếp nhận

Nội dung yêu cầu giám định

Lĩnh vực

(2)

Từ chối/ tiếp nhận giám định

Kết luận giám định

(5)

Trả kết luận

(6)

Đơn vị lưu hồ sơ giám định

Ghi chú

Từ chối

(3)

Tiếp nhận

(4)

1

2

3

Tổng số: (7)

(8)

(9)

___________________

Chú giải Biểu mẫu 09:

(1) Ghi rõ số, ngày, tháng, năm ban hành Quyết định, tên cơ quan/người trưng cầu.

(2) Ghi cụ thể tên lĩnh vực giám định của ngành tư pháp.

(3) Ghi rõ lý do từ chối tiếp nhận trưng cầu giám định.

(4) Ghi rõ số, ngày, tháng, năm Văn bản cử người/ thành lập Tổ giám định/ Hội đồng giám định

(5) Ghi rõ số, ngày, tháng, năm ban hành Kết luận giám định

(6) Ghi rõ: ngày, hình thức trả Kết luận giám định; ký, ghi rõ họ tên, đơn vị công tác của người nhận kết luận giám định trong trường hợp trả Kết luận trực tiếp.

(7) Tổng số Quyết định trưng cầu giám định.

(8) Số lượng từ chối Quyết định trưng cầu giám định.

(9) Số lượng tiếp nhận Quyết định trưng cầu giám định.

Biểu mẫu 10: Mẫu báo cáo về kết quả thực hiện vụ việc giám định

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …./BC-…(1)…

…, ngày … tháng … năm …

Kính gửi:.................(2)…………..

Thực hiện quy định của Thông tư số 09/2023/TT-BTP ngày 29/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp;

... (3) ... báo cáo về kết quả thực hiện vụ việc giám định tư pháp, cụ thể như sau:

1. Quyết định trưng cầu, văn bản yêu cầu giám định tư pháp: (4)

2. Nội dung giám định: (5)

3. Thời hạn giám định: (6)

4. Người thực hiện giám định: (7)

5. Thời gian thực hiện giám định: (8)

6. Kết luận giám định: (9)

7. Khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị (nếu có):

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT,…

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

___________________

Chú giải Biểu mẫu 10:

(1) Chữ viết tắt của tên đơn vị được giao thực hiện giám định tư pháp/đơn vị có thành viên được giao làm đầu mối của Tổ giám định tư pháp/đơn vị có thành viên là Chủ tịch Hội đồng giám định.

(2) Tên cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận báo cáo.

(3) Tên cơ quan, tổ chức thực hiện giám định.

(4) Ghi rõ số, ngày tháng năm, cơ quan trưng cầu giám định của quyết định trưng cầu giám định, quyết định trưng cầu giám định bổ sung, quyết định trưng cầu giám định lại.

(5) Nêu tóm tắt nội dung yêu cầu thực hiện giám định theo quyết định trưng cầu.

(6) Nêu rõ thời hạn giám định nêu tại văn bản trưng cầu.

(7) Nêu cụ thể, đầy đủ họ tên của người thực hiện giám định theo Văn bản phân công, cử người thực hiện giám định hoặc Quyết định thành lập Tổ giám định hoặc Quyết định thành lập Hội đồng giám định.

(8) Thời gian thực hiện giám định thực tế.

(9) Ghi cụ thể số, ký hiệu, ngày tháng năm ban hành Kết luận giám định.

Biểu mẫu 11: Mẫu báo cáo kết quả thực hiện công tác giám định tư pháp năm

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …./BC-…(3)…

…, ngày … tháng … năm …

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện công tác giám định tư pháp năm............

Kính gửi: …………………….(4)…………………………

I. Tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý giám định tư pháp

1. Về tổ chức

1.1. Về bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp; miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp

- Bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp: ............................ người.

- Miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp: ............................... người.

1.2. Về công nhận, hủy bỏ công nhận tổ chức, người giám định tư pháp theo vụ việc

- Công nhận tổ chức, người giám định tư pháp theo vụ việc:

+ .... tổ chức;

+ .... người;

- Hủy bỏ công nhận tổ chức, người giám định tư pháp theo vụ việc:

+ .... tổ chức;

+ .... người;

1.3. Về thay đổi thông tin t chức, người giám định tư pháp

- Thay đổi thông tin tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc: ............................... tổ chức.

- Thay đi thông tin người giám định tư pháp: .... người. Trong đó:

+ Giám định viên tư pháp: .... người.

+ Người giám định tư pháp theo vụ việc: .... người.

2. Về thực hiện giám định tư pháp

2.1. Về thực hiện trưng cầu giám định: Tổng số quyết định trưng cầu giám định: .... quyết định, trong đó:

- Số quyết định trưng cầu đã tiếp nhận: .... quyết định.

+ Số quyết định trưng cầu đã ban hành kết luận giám định: .... quyết định.

+ Số quyết định trưng cầu đang thực hiện giám định: .... quyết định.

+ Số quyết định trưng cầu tạm dừng giám định (nếu có): .... quyết định. Lý do:

- Số quyết định trưng cầu đã từ chối: .... quyết định. Lý do:

2.2. Về thực hiện yêu cầu giám định (nếu có): Tổng số yêu cầu giám định: ...... yêu cầu, trong đó:

- Số yêu cầu giám định đã tiếp nhận: .... yêu cầu.

+ Số yêu cầu đã ban hành kết luận giám định: .... yêu cầu.

+ Số yêu cầu đang thực hiện giám định: .... yêu cầu.

+ Số yêu cầu tạm dừng giám định (nếu có): .... yêu cầu. Lý do:

- Số yêu cầu giám định đã từ chối: .... yêu cầu. Lý do:

3. Về quản lý

3.1. Về tổ chức đào tạo, tập huấn

3.2. Về kiểm tra, thanh tra

3.3. Về đánh giá hoạt động giám định; khen thưởng, kỷ luật (nếu có)

3.4. Nội dung khác (nếu có)

III. Khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân

1. Khó khăn, vướng mắc

1.1. Về tổ chức giám định tư pháp

1.2. Về hoạt động giám định tư pháp

- Về trưng cầu, yêu cầu giám định

- Về thực hiện giám định

1.3. Về quản lý giám định tư pháp

2. Nguyên nhân

III. KIẾN NGHỊ, Đ XUẤT

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT,…

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ BÁO CÁO
(Ký tên, đóng dấu)

___________________

Chú giải Biểu mẫu 11:

(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

(2) Tên đơn vị được giao thực hiện giám định tư pháp/đơn vị có thành viên được giao làm đầu mối của Tổ giám định tư pháp/đơn vị có thành viên là Chủ tịch Hội đồng giám định.

(3) Chữ viết tắt của tên đơn vị được giao thực hiện giám định tư pháp/đơn vị có thành viên được giao làm đầu mối của Tổ giám định tư pháp/đơn vị có thành viên là Chủ tịch Hội đồng giám định.

(4) Tên cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tiếp nhận báo cáo.

THE MINISTRY OF JUSTICE
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 09/2023/TT-BTP

Hanoi, December 29, 2023

 

CIRCULAR

ON JUDICIAL EXPERTISE IN THE JUDICIAL FIELD

Pursuant to the Law on Judicial Expertise dated June 20, 2012;

Pursuant to the Law on amendments to the Law on Judicial Expertise dated June 10, 2020;

Pursuant to Government’s Decree No. 85/2013/ND-CP dated July 29, 2013 on elaboration of the Law on Judicial Expertise;

Pursuant to Decree No. 157/2020/ND-CP dated December 31, 2020 of the Government on amendments to Decree 85/2013/ND-CP dated July 29, 2013 of the Government on elaboration of the Law on Judicial Expertise;

Pursuant to Government's Decree No. 98/2022/ND-CP dated November 29, 2022 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Justice;

At the request of Director of Department of Judicial Assistance;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular provides for the scope of judicial expertise activities in the judicial field; judicial experts, ad hoc judicial expertise performers, ad hoc judicial expertise institutions, Judicial Expertise Council; receipt and performance of judicial expertise; application of professional standards for judicial expertise activities; judicial expertise time limit; documents and archives of judicial expertise records.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to judicial experts, ad hoc judicial expertise performers, ad hoc judicial expertise institutions, and agencies, units, organizations, and individuals involved in judicial expertise in the judicial field.

Article 3. Scope of judicial expertise activities in the judicial field

Judicial expertise in the judicial field is expertise on professional content under the authority of the Ministry of Justice and the Department of Justice as per the law.

Chapter II

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 4. Qualifications for appointment and issuance of judicial expert cards, recognition of ad hoc judicial expertise performers, and ad hoc judicial expertise institutions

1. Qualifications for appointment and issuance of judicial expert cards specified in Point b, Clause 1, Article 7 of the Law on Judicial Expertise are implemented as follows:

a) Obtain at least a bachelor’s degree in law or other majors appropriate to their job title or position, trained by a Vietnamese educational institution as per the law or by a foreign educational institution and accredited for use in Vietnam.

b) Have working experience in the trained field for at least 5 years from the date of recruitment or acceptance for work or registration to practice in the judicial field, consistent with the field of judicial expertise to which they are appointed.

2. Recognition of ad hoc judicial expertise performers and ad hoc judicial expertise institutions

Based on the actual expertise needs in proceedings, the heads of units affiliated to the Ministry of Justice shall take charge and coordinate with the Department of Judicial Support in selecting qualified people as prescribed in Article 18 of the Law on Judicial Expertise, and then sending a request for recognition of ad hoc judicial expertise performers to the Minister of Justice; the Director of the Department of Judicial Support shall select qualified institutions as prescribed in Clause 1, Article 19 of the Law on Judicial Expertise, Article 5 of this Circular and send a request for recognition of ad hoc judicial expertise institutions to the Minister of Justice.

Based on the expertise needs in local proceedings, the Director of Department of Justice shall review and select qualified people as prescribed in Article 18 of the Law on Judicial Expertise and qualified institutions as prescribed in Clause 1, Article 19 of the Law on Judicial Expertise, Article 5 of this Circular and send a request for recognition of ad hoc judicial expertise performers and ad hoc judicial expertise institutions to the Provincial People's Committee.

Article 5. Required facilities, equipment, and means of expertise of ad hoc judicial expertise institutions in the judicial field

Required facilities, equipment, and means of expertise of ad hoc judicial expertise institutions in the judicial field include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Have equipment to preserve and store expertise subject matters and documents and other equipment to meet the requirements for performing judicial expertise as per the law on judicial expertise and other relevant laws.

Article 6. Judicial Expertise Council

In cases where it is necessary to establish an Judicial Expertise Council in accordance with Article 30 of the Law on Judicial Expertise, the head of the specialized unit with matters requiring expertise needs to shall take charge and coordinate with the Director of the Department of Judicial Assistance and the relevant units of the Ministry in selecting members of the Judicial Expertise Council and requesting the Minister of Justice to establish the Judicial Expertise Council; monitoring and urging the expertise performance by the Judicial Expertise Council.

Chapter III

RECEIPT OF EXPERTISE SOLICITATIONS AND PETITIONS, PERFORMANCE OF JUDICIAL EXPERTISE

Article 7. Receipt of expertise solicitations and expertise petitions

1. Departments of Justice, ad hoc judicial expertise institutions, judicial expertise performers, or other individuals, professional organizations, organizations practicing in the judicial field, local civil judgment enforcement agencies shall review, receive expertise solicitations and perform expertise that are solicited by presiding agencies or presiding officers at the district, provincial and central levels.

The Department of Justice assigns a unit under the Department to be the focal point to review and advise on the initial reception of the expertise solicitations in the Department; issue acknowledgement documents, and appoint judicial expertise performers or refuse to perform the judicial expertise within 5 working days of receiving the expertise solicitations from presiding agencies or presiding officers.

When an expertise is solicited, the ad hoc judicial expertise institution, the judicial expertise performer, or individual, professional organization in the judicial field, local civil judgment enforcement agency shall review and advise on whether to receive or refuse the expertise solicitation within 5 working days of receiving the expertise solicitation from the presiding agency or presiding officer.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Ministry of Justice, ad hoc judicial expertise institutions, specialized units, judicial expertise performers affiliated to Ministry of Justice shall receive expertise solicitations and perform expertise that are solicited by presiding agencies or presiding officers at central level.

The Minister of Justice shall assign the Department of Judicial Assistance as the focal point to review and advise on the initial reception of the expertise solicitations in the Ministry. Within 1 working day of receiving an expertise solicitation from the competent person, the Department of Judicial Assistance shall propose the Ministry's Leader to assign tasks to specialized units in line with the matter of expertise petition, advise on whether to accept or refuse the expertise petition; if the matter of expertise solicitation is related to many specialized units, the solicitation must clearly specify the leading unit and coordinating units in advising on whether to receive the expertise solicitation, accept or refuse to perform the expertise.

Within 2 working days of receiving the assignment from the Leader of the Ministry of Justice, the assigned specialized unit shall take charge and cooperate with relevant units in advising and proposing the Ministry Leader on whether to accept or refuse the judicial expertise solicitation. If the expertise solicitation is accepted, a draft document on appointment of judicial expertise performer is required.

The Leader of the Ministry of Justice shall consider and decide whether to accept or refuse the expertise solicitation within 2 working days of receiving the written solicitation.

If the head of the ad hoc judicial expertise institution or a specialized unit under the Ministry of Justice is directly solicited by a presiding officer, they shall assign a qualified unit, official, or public employee to advise on whether to accept or refuse the expertise solicitation within 5 working days of receiving the expertise solicitation.

3. If an official or a practitioner in judicial field is directly solicited by a presiding officer, they shall consider whether to accept or refuse the expertise solicitation within 5 working days of receiving the expertise solicitation. If they accept the expertise solicitation, they shall report it to their supervisory body for facilitation of their expertise performance.

Article 8. Refusal of expertise solicitations or petitions

1. Individuals, agencies, organizations, and units specified in Article 7 of this Circular have the right to refuse expertise solicitations or petitions in the cases specified in Clause 2, Article 11, Point b, Clause 1 Article 24 and Article 34 of the Law on Judicial Expertise (amended in 2020) or the matters of expertise solicitations or expertise petitions are not in the judicial field specified in Article 3 or are not in accordance with Article 7 of this Circular.

2. Refusal of expertise solicitations or petitions must be made in writing and clearly state the reason for refusal within 5 working days of receiving the expertise solicitations or petitions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Assignment and appointment of judicial expertise performers at the Ministry of Justice

a) If the Ministry of Justice is solicited

Based on the matter of the expertise petition, the head of the specialized unit assigned by the Leader of the Ministry of Justice shall select and propose appointment of judicial experts, or ad hoc judicial expertise performers, or officials or public employees who are qualified to perform the relevant expertise and the expected number of expertise performers.

In case at least two people are appointed to perform the judicial expertise, an expertise team will be established, which assigns the task of leader of the expertise team to one of the people proposed to be appointed as the expertise performer.

b) In case an ad hoc judicial expertise institution or a unit affiliated to the Ministry of Justice is solicited

Based on the matter of the expertise petition, the head of the ad hoc judicial expertise institution or a unit affiliated to the Ministry of Justice shall select and appoint judicial experts, or ad hoc judicial expertise performers, or officials or public employees who are qualified to perform the relevant expertise and the expected number of expertise performers.

In case at least two people are appointed to perform the judicial expertise, an expertise team will be established, which assigns the task of leader of the expertise team to one of the people proposed to be appointed as the expertise performer.

2. Assignment and appointment of judicial expertise performers in local governments

a) If the Department of Justice is solicited

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In case at least two people are appointed to perform the judicial expertise, an expertise team will be established, which assigns the task of leader of the expertise team to one of the people proposed to be appointed as the expertise performer.

b) If a professional individual or organization, or corporate practitioner in the judicial field, or local civil enforcement agency is solicited

Based on the matter of the expertise petition, the head of the ad hoc judicial expertise institution or a specialized unit affiliated to the Department of Justice, or professional organization or local corporate practitioner in judicial field, or local civil enforcement agency shall select and appoint people who are qualified to perform the relevant expertise and the expected number of expertise performers.

In case at least two people are appointed to perform the judicial expertise, an expertise team will be established, which assigns the task of leader of the expertise team to one of the people proposed to be appointed as the expertise performer.

3. The leader of the expertise team specified in Clauses 1 and 2 of this Article is responsible for assigning specific tasks to each member of the expertise team, assistants (if any), and administering the preparation and performance of judicial expertise.

Article 10. Expertise process in the judicial field

1. Expertise according to expertise solicitations or petitions in the judicial field is carried out according to the following process:

a) Delivery and receipt of documents, subject of expertise solicitation or petition;

b) Prepare for expertise;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Expertise conclusion;

dd) Return expertise conclusion;

e) Prepare, keep and preserve expertise records;

2. Issue together with this Circular a diagram of the expertise process in the judicial field (Appendix I).

Article 11. Delivery and receipt of documents and subject of expertise solicitation or petition

1. Judicial expertise performers/institutions shall coordinate with the expertise solicitor or petitioner to deliver and receive documents and subject of expertise, related information, objects, and samples (if any).

2. The delivery and receipt of documents and subject of expertise, related information, objects, and samples (if any) are carried out in person or via postal service (with acknowledgement or delivery note) and must be made in writing using the form specified in Article 19 of this Circular.

3. In case documents and subject of expertise, related information, objects, and samples (if any) are sealed, before opening, the seal must be carefully checked, and a record of seal opening must be made as specified in Article 19 of this Circular. Judicial expertise performers/institutions may reject any instruments with a broken or tampered seal.

Article 12. Preparation for judicial expertise

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The judicial expertise performer prepares the expertise outline and, if necessary, sends it to the expertise solicitor or petitioner for their opinions.  Within 2 working days of receiving the document, the expertise solicitor or petitioner is responsible for sending a written response to the expertise outline.

The expertise outline includes the following basic contents:

a) Subject matter and scope of expertise; estimated duration of judicial expertise;

b) Determine the method of performing the expertise and the professional standards to be applied;

c) Determine the details that requires verification or survey the subject of expertise to support the expertise (if necessary);

d) Estimated means, supplies, and equipment to be used (if any);

dd) Estimated costs needed to perform the judicial expertise; advance and payment of expertise costs;

e) Other necessary conditions for performing the expertise.

3. The expertise performer/insitution shall prepare a request for advance of expertise costs and send it to the expertise solicitor or petitioner.  The expertise solicitor or petitioner shall consider paying an advance to the expertise performer as per the law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Judicial expertise in the judicial field is performed as follows:

a) Carefully research and analyze the expertise solicitation, the subject of expertise, and the documents and information provided by the expertise solicitor or petitioner;

b) Clearly identify the subject matters and specialized contents that require consideration and evaluation;

c) Survey or verify necessary related issues that the expertise solicitor or petitioner cannot provide documents or information about these issues (if any);

d) Analyze the subject matters of expertise in light of relevant professional standards;

dd) Provide comments, evaluation, and specific and clear professional opinions on the subject matters of expertise according to the expertise solicitation or petition;

e) Develop and issue expertise conclusion;

g) Prepare expertise records.

2. While performing the expertise, the judicial expertise performer may use professional opinions or conclusion given by other individuals or organizations to support their expertise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The judicial expertise performer must make a document recording the entire process of performing the expertise in accordance with Article 31 of the Law on Judicial Expertise (amended in 2020) and according to the form specified in Article 19 This Circular.

Article 14. Expertise conclusion

1. The expertise conclusion in the judicial field is made according to the form specified in Article 19 of this Circular.

2. In case a judicial expertise performer is personally solicited, the expertise conclusion must be signed and clearly state the full name of that judicial expertise performer.

3. If an agency, organization, or unit specified in Article 7 of this Circular is solicited to perform an expertise, in addition to the signature and full name of the judicial expertise performer, the judicial expertise conclusion must bear the signature of the head of that agency, organization, or unit and the seal of that agency, organization, or unit. The above-mentioned agency, organization, or unit must be held liable for their judicial expertise conclusion.

If the Ministry of Justice is solicited to perform an expertise, the Minister of Justice shall assign the head of a specialized unit in charge of the issue requiring expertise to sign under the order of the Minister of Justice and affix the seal of the Ministry of Justice to the expertise conclusion.

If the Department of Justice is solicited to perform an expertise, the Director of the Department of Justice shall sign and stamp the Department of Justice on the expertise conclusion.

4. In case the Judicial Expertise Council specified in Article 6 of this Circular performs expertise in accordance with Clause 1, Article 9 of this Circular, the Minister of Justice shall assign the head of the specialized unit with the issue requiring expertise to sign per procuration in the judicial expertise conclusion.

If the head of a specialized unit has performed the expertise as the leader of the expertise team or President of the Judicial Expertise Council, the Minister of Justice shall assign the Chief of the Ministry Office to sign per procuration in the judicial expertise conclusion.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 15. Return of expertise conclusion

1. The judicial expertise performer/insitution must send the expertise conclusion to the expertise solicitor or petitioner immediately after issuance and keep the expertise records.  The expertise conclusion is returned to the expertise solicitor either in person or by post.

2. If returned in person, the judicial expertise performer shall return it as follows:

a) Notify the expertise solicitor or petitioner of receiving the expertise conclusion and receiving back the evidence as prescribed in clause 4 of this Article;

b) Check the letter of recommendation, identity paper (police identification card or 12-digit citizen identification card, etc.) of the person who receives the expertise conclusion and evidence;

c) Return 1 copy of the expertise conclusion;

d) Inspect, seal, and hand over the expertise subject (if any).

3. If returned by post, the judicial expertise performer shall return it as follows:

a) Check, pack, and seal 1 copy of the expertise conclusion and return the subject of expertise if it falls into the case specified in Clause 4 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. In case the subject of expertise is an evidence of the case or in necessary cases at the written request of the expertise solicitor, the judicial expertise performer/institution shall return it after completing the expertise. The delivery and return of the expertise subject must be recorded in accordance with the form specified in Article 19 of this Circular.

Article 16. Preparation, preservation and archives of judicial expertise records

1. Judicial expertise records in the judicial field belong to the group of Records dealing with cases in specialized management and are prepared, preserved and archived in accordance with the Law on Judicial Expertise (amended in 2020), legal regulations on records, archives, and regulations of agencies and units performing expertise.

2. The judicial expertise performer shall prepare expertise records, including the following main documents:

a) Expertise solicitation, additional expertise solicitation (if any), re-expertise solicitation (if any) and the subject of expertise, related information, objects, or comparative samples attached (if any);

b) Assignment or appointment of judicial expertise performer, or decision on establishment of expertise team, or decision on establishment of Judicial Expertise Council;

c) Record of delivery and receipt of solicitation documents and subject of expertise; record of unsealing of records, documents, and objects;

d) Expertise outline (if any);

dd) Document recording the expertise process;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) Records, documents and proof related to the use of services for judicial expertise (if any);

h) Judicial expertise conclusion;

i) Record of delivery and receipt of expertise conclusion; return the subject of expertise (if any);

k) Other documents related to the expertise (if any).

3. Within 1 month from the date of completion of the expertise, the judicial expertise performer shall hand over the expertise records to the superior body for archives in accordance with Clause 1 of this Article.

The expertise records of the expertise team are handed over to the unit whose member is assigned to be the leader of the expertise team.

The expertise records of the Judicial Expertise Council are handed over to the unit whose member is the President of the Council.

The agency, organization, or unit that receives the handover of the judicial expertise records shall archive them in accordance with the law on archives and the regulations of the Ministry of Justice.

4. Judicial expertise records can be used as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Judicial expertise performers are entitled to use judicial expertise records to serve their participation in legal proceedings at the request of the competent presiding agencies or expertise petitioners.

c) Other cases as prescribed by relevant laws.

Article 17. Judicial expertise time limit

The judicial expertise time limit is set out in Article 26a of the Law on Judicial Expertise (amended in 2020). The duration of each step in the expertise process is specified in the expertise process diagram in the judicial field issued together with this Circular.

Article 18. Professional standards applicable to judicial expertise activities

Professional standards applied to expertise activities in the judicial field are provisions in legal documents on the fields specified in Article 3 of this Circular and other relevant documents of competent authorities and persons.

Article 19. Forms of expertise documents in the judicial field

11 forms of expertise documents in judicial field are issued together with this Circular (Appendix II).

Article 20. Regulations and policies for judicial expertise performers/institutions

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Officials, public employees, and workers in the judicial fields; units under the Ministry of Justice, Department of Justice; individuals and organizations practicing in the judicial field who successfully complete expertise tasks or actively participate in expertise activities will be promptly rewarded by the Minister of Justice or the President of the Provincial People's Committee.

3. The head of the superior body of the judicial expertise performer shall ensure the availability of time and other resources necessary for the performance of the expertise within their agency or organization; take charge and cooperate with relevant agencies and units in requesting the Minister of Justice or President of the Provincial People's Committee to provide occasional rewards for the judicial expertise performer within their agency or organization who demonstrate exceptional success in completing expertise tasks or active engagement in expertise activities.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES AND IMPLEMENTATION

Article 21. Responsibilities of agencies and units in managing judicial expertise in the judicial field

1. The Department of Judicial Assistance, which is the focal point helping the Minister of Justice organize and carry out judicial expertise in the judicial field, shall do the following:

a) Take charge and cooperate with specialized or relevant agencies and units to organize propagation and dissemination of laws on judicial expertise, provide training and refresher courses in legal knowledge and judicial expertise skills for judicial expertise performers in the judicial field;

b) Carry out preliminary, summary, evaluation and reporting on judicial expertise activities in the judicial field;

c) Check and inspect judicial expertise according to their authority;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Other tasks according to this Circular.

2. Responsibilities of specialized units under the Ministry of Justice:

a) Advise, propose contents or guidance on the application of professional standards in expertise activities, the performance of expertise in specialized fields within their scope of functions;

b) Develop and train human resources to be qualified judicial experts in their field of management.

c) Prepare and be responsible for the contents and materials of training and refresher courses in expertise in specialized fields within their scope of functions;

d) Coordinate with the Department of Judicial Assistance and relevant agencies and units to provide training and refresher courses in legal knowledge and expertise for judicial expertise performers;

dd) Prepare and archive expertise records;

e) Propose rewards for judicial expertise performers within their units;

g) Comply with reporting regulations in accordance with this Circular;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The resolution of complaints and whistleblowing reports about judicial expertise at the Ministry of Justice shall comply with the law on resolution of complaints and whistleblowing reports.

4. The Department of Justice shall assist the Provincial People's Committee in managing judicial expertise activities in the province and do the following:

a) Assign a unit to be the focal point to assist the Department in managing judicial expertise in the judicial field under their management;

b) Take charge and coordinate with relevant agencies in providing legal knowledge training for judicial expertise performers in the local judicial field;

c) Check, inspect, and resolve complaints and whistleblowing reports about judicial expertise according to their authority;

d) Propose and provide rewards for individual and corporate judicial expertise performers as per the law;

dd) Send annual reports on judicial expertise activities in their local field of management to the Ministry of Justice (via the Department of Judicial Assistance) and the Provincial People's Committee.

Article 22. Reporting requirements

1. At the Ministry of Justice

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Before December 30 every year, the Department of Judicial Assistance shall make a final report and evaluation of the judicial expertise activities in the judicial field and submit it to the Minister of Justice.

2. In provinces/cities

a) Before December 15 every year, the unit which is directly solicited or assigned to perform judicial expertise, the unit whose member is the leader of the expertise team (if any) shall send a report on expertise performance to the Department of Justice for further reporting to the Provincial People's Committee and the Ministry of Justice.

b) Before December 20 every year, the Department of Justice shall make a final report and evaluation of  judicial expertise activities in the province, propose to the Provincial People's Committee for rewards (if any), and send a report to the Ministry of Justice.

Article 23. Transitional regulations

1. Previously appointed and recognized judicial experts, ad hoc judicial expertise performers, ad hoc judicial expertise institutions in the judicial field as per the law before the effective date of this Circular need not undergo further appointment or recognition under this Circular, as long as they meet the ongoing qualifications in Article 4 and Article 19(1) of the Law on Judicial Expertise.

2. Expertise solicitations that are received and performed before the effective date of this Circular but for which no conclusion has yet been issued, shall continue to be performed in accordance with this Circular.

Article 24. Entry into force

1. This Circular comes into force as of December 29, 2023

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Mai Luong Khoi

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 09/2023/TT-BTP ngày 29/12/2023 quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.923

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.75.218
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!