Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 85/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật giám định tư pháp

Số hiệu: 85/2013/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 29/07/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Tổ chức và hoạt động VP giám định tư pháp

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 85/2013/NĐ-CP để hướng dẫn một số nội dung của Luật giám định tư pháp, trong đó có vấn đề tổ chức và hoạt động văn phòng giám định tư pháp.

Nghị định có một số nội dung sau cần chú ý:
 
- VP giám định tư pháp hoạt động theo loại hình công ty hợp danh thì thành viên hợp danh phải là giám định viên tư pháp; VP có thể có thành viên góp vốn; Tên gọi VP phải bao gồm cụm từ “Văn phòng giám định tư pháp” và phần tên riêng liền sau.

- Khi thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở, người đại diện theo pháp luật, danh sách thành viên hợp danh, VP phải làm thủ tục cấp lại Giấy đăng ký hoạt động.

- Trường hợp VP muốn chuyển đổi loại hình hoạt động từ DNTN sang công ty hợp danh và ngược lại, VP phải gửi hồ sơ đề nghị chuyển đổi đến Sở Tư pháp.

Nghị định 85/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/9/2013.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 85/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng ngày 28 tháng 03 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp,

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức giám định tư pháp công lập; việc thành lập và đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp; chính sách ưu đãi đối với Văn phòng giám định tư pháp; công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) đối với hoạt động giám định tư pháp.

Chương 2.

TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP CÔNG LẬP

Điều 2. Tổ chức giám định tư pháp công lập

1. Tổ chức giám định tư pháp công lập thực hiện giám định tư pháp theo trưng cầu của người trưng cầu giám định, yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật giám định tư pháp và thực hiện dịch vụ giám định ngoài tố tụng theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác quy định cụ thể việc thực hiện dịch vụ giám định ngoài tố tụng của tổ chức giám định tư pháp công lập thuộc ngành mình.

2. Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác quy định cụ thể về chế độ làm việc của tổ chức giám định tư pháp công lập thuộc ngành mình để bảo đảm tiếp nhận kịp thời việc trưng cầu, yêu cầu và thực hiện giám định tư pháp.

Điều 3. Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế

1. Viện pháp y quốc gia có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Thực hiện giám định pháp y theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tư pháp;

b) Xây dựng quy chuẩn giám định pháp y trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

c) Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức, hướng dẫn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ pháp y;

d) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra nghiệp vụ pháp y đối với các tổ chức giám định pháp y trong toàn quốc theo quy định của Bộ Y tế;

đ) Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành pháp y;

e) Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp y theo quy định của Bộ Y tế;

g) Tổng kết, báo cáo Bộ Y tế, Bộ Tư pháp về tổ chức, hoạt động giám định pháp y theo định kỳ hàng năm, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám định pháp y;

h) Các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Viện pháp y quốc gia có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng. Viện trưởng, các Phó Viện trưởng phụ trách chuyên môn về giám định phải là giám định viên tư pháp. Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện pháp y quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm.

3. Viện pháp y quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động theo quy định của Luật giám định tư pháp, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 4. Trung tâm pháp y cấp tỉnh

1. Trung tâm pháp y cấp tỉnh có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Thực hiện giám định pháp y theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tư pháp;

b) Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành pháp y;

c) Báo cáo Sở Y tế, Sở Tư pháp về tổ chức, hoạt động giám định pháp y trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hàng năm, đồng thời gửi báo cáo về Viện pháp y quốc gia;

d) Các nhiệm vụ khác theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Trung tâm pháp y cấp tỉnh có Giám đốc, các Phó Giám đốc. Giám đốc, các Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn về giám định phải là giám định viên tư pháp. Giám đốc Sở Y tế bổ nhiệm Giám đốc, các Phó giám đốc Trung tâm pháp y cấp tỉnh và thông báo cho Sở Tư pháp về việc bổ nhiệm đó.

3. Trung tâm pháp y cấp tỉnh là đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động theo quy định của Luật giám định tư pháp, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 5. Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng

1. Viện pháp y quân đội có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Thực hiện giám định pháp y theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tư pháp;

b) Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành pháp y;

c) Thực hiện các hoạt động hơp tác quốc tế về pháp y theo quy định của Bộ Quốc phòng;

d) Tổng kết, báo cáo Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp về tổ chức hoạt động giám định pháp y trong quân đội theo định kỳ hàng năm; đồng thời gửi báo cáo về Viện pháp y quốc gia;

đ) Các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

2. Viện pháp y quân đội có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng. Viện trưởng, các Phó Viện trưởng phụ trách chuyên môn về giám định phải là giám định viên tư pháp.

Việc bổ nhiệm Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện pháp y quân đội được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Điều 6. Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an

1. Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Thực hiện giám định pháp y theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tư pháp;

b) Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành pháp y;

c) Các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

2. Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an có Giám đốc, các Phó Giám đốc. Giám đốc, các Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn về giám định phải là giám định viên tư pháp.

Việc bổ nhiệm Giám đốc, các Phó Giám đốc Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

Điều 7. Viện pháp y tâm thần Trung ương thuộc Bộ Y tế

1. Viện pháp y tâm thần Trung ương có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Thực hiện giám định pháp y tâm thần theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tư pháp;

b) Xây dựng quy chuẩn giám định pháp y tâm thần trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

c) Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức, hướng dẫn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ pháp y tâm thần;

d) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra nghiệp vụ pháp y tâm thần đối với các tổ chức giám định pháp y tâm thần trong toàn quốc theo quy định của Bộ Y tế.

đ) Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành pháp y tâm thần;

e) Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp y tâm thần theo quy định của Bộ Y tế;

g) Tổng kết, báo cáo Bộ Y tế, Bộ Tư pháp về tổ chức, hoạt động giám định pháp y tâm thần theo định kỳ hàng năm; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám định pháp y tâm thần;

h) Các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Viện pháp y tâm thần Trung ương có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng. Viện trưởng, các Phó Viện trưởng phụ trách chuyên môn về giám định phải là giám định viên tư pháp. Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện pháp y tâm thần trung ương do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm.

3. Viện pháp y tâm thần Trung ương là đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động theo quy định của Luật giám định tư pháp, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 8. Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế

1. Trung tâm pháp y tâm thần khu vực có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Thực hiện giám định pháp y tâm thần theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tư pháp;

b) Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành pháp y tâm thần;

c) Báo cáo Bộ Y tế về tổ chức, hoạt động giám định pháp y tâm thần, đồng thời gửi báo cáo về Viện pháp y tâm thần Trung ương theo định kỳ hàng năm;

d) Các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Trung tâm pháp y tâm thần khu vực có Giám đốc, các Phó Giám đốc. Giám đốc, các Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn về giám định phải là giám định viên tư pháp. Giám đốc, các Phó Giám đốc Trung tâm pháp y tâm thần khu vực do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm.

3. Trung tâm pháp y tâm thần khu vực là đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động theo quy định của Luật giám định tư pháp, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 9. Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an

1. Viện khoa học hình sự có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Thực hiện giám định kỹ thuật hình sự và pháp y theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tư pháp;

b) Xây dựng quy chuẩn giám định kỹ thuật hình sự trình Bộ trưởng Bộ Công an ban hành;

c) Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức, hướng dẫn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật hình sự;

d) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra nghiệp vụ kỹ thuật hình sự đối với các tổ chức giám định kỹ thuật hình sự trong toàn quốc theo quy định của Bộ Công an.

đ) Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành kỹ thuật hình sự và pháp y;

e) Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về kỹ thuật hình sự và pháp y theo quy định của Bộ Công an;

g) Tổng kết, báo cáo Bộ Công an, Bộ Tư pháp về tổ chức, hoạt động giám định kỹ thuật hình sự; tổng kết, báo cáo Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp về tổ chức, hoạt động pháp y trong ngành công an theo định kỳ hàng năm, đồng thời gửi Viện pháp y quốc gia; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám định kỹ thuật hình sự và pháp y;

h) Các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

2. Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng. Viện trưởng, các Phó Viện trưởng phụ trách chuyên môn về giám định phải là giám định viên tư pháp. Việc bổ nhiệm Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện khoa học hình sự được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

Điều 10. Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh

1. Phòng Kỹ thuật hình sự có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Thực hiện giám định kỹ thuật hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tư pháp;

b) Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành kỹ thuật hình sự;

c) Báo cáo Công an tỉnh, Sở Tư pháp về tổ chức, hoạt động giám định kỹ thuật hình sự; báo cáo Công an tỉnh, Sở Y tế, Sở Tư pháp, Viện pháp y quốc gia về giám định pháp y tử thi theo định kỳ hàng năm; đồng thời gửi báo cáo về Viện khoa học hình sự;

d) Các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

2. Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh có Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng. Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng phụ trách chuyên môn về giám định phải là giám định viên tư pháp. Việc bổ nhiệm Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng kỹ thuật hình sự được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

Điều 11. Phòng Giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng

1. Phòng Giám định kỹ thuật hình sự có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Thực hiện giám định kỹ thuật hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tư pháp;

b) Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành kỹ thuật hình sự;

c) Tổng kết, báo cáo Bộ Quốc phòng về tổ chức, hoạt động kỹ thuật hình sự theo định kỳ hàng năm, đồng thời gửi báo cáo về Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an;

d) Các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

2. Phòng Giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng có Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng. Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng phụ trách chuyên môn về giám định tư pháp phải là giám định viên tư pháp. Việc bổ nhiệm Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Chương 3.

VĂN PHÒNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

Điều 12. Văn phòng giám định tư pháp

1. Văn phòng giám định tư pháp được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật giám định tư pháp, Luật doanh nghiệp, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Đối với Văn phòng giám định tư pháp hoạt động theo loại hình công ty hợp danh thì thành viên hợp danh phải là giám định viên tư pháp. Văn phòng giám định tư pháp có thể có thành viên góp vốn.

3. Tên gọi Văn phòng giám định tư pháp bao gồm cụm từ “Văn phòng giám định tư pháp” và phần tên riêng liền sau. Việc đặt tên riêng và gắn biển hiệu của Văn phòng thực hiện theo quy định của pháp luật.

4. Văn phòng giám định tư pháp có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Đơn xin phép thành lập, dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp

1. Đơn xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 16 của Luật giám định tư pháp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; số chứng minh thư nhân dân của người xin phép thành lập Văn phòng;

b) Họ và tên thành viên hợp danh, thành viên góp vốn;

c) Tên gọi, địa chỉ trụ sở dự kiến của Văn phòng;

d) Lĩnh vực giám định tư pháp;

đ) Cam kết về việc tuân thủ pháp luật trong quá trình hoạt động.

2. Dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 16 của Luật giám định tư pháp hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên gọi, địa chỉ trụ sở dự kiến của Văn phòng;

b) Lĩnh vực giám định tư pháp;

c) Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; số chứng minh thư nhân dân của người đại diện theo pháp luật của Văn phòng;

d) Danh sách giám định viên tư pháp làm việc theo chế độ hợp đồng (nếu có);

đ) Quy định về việc sử dụng giám định viên tư pháp;

e) Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng;

g) Chế độ thông tin, báo cáo;

h) Hiệu lực thi hành.

3. Ngoài các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này, dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp hoạt động theo loại hình công ty hợp danh còn có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Họ và tên thành viên hợp danh, thành viên góp vốn (nếu có);

b) Phần vốn góp của thành viên hợp danh, thành viên góp vốn (nếu có);

c) Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh, thành viên góp vốn (nếu có);

d) Cơ cấu tổ chức quản lý;

đ) Thể thức thông qua quyết định của Văn phòng;

e) Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho thành viên hợp danh, thành viên góp vốn và nhân viên;

g) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ, phân chia lợi nhuận;

h) Các trường hợp chấm dứt hoạt động và thủ tục thanh lý tài sản;

i) Thể thức sửa đổi, bổ sung Quy chế;

k) Họ và tên, chữ ký của thành viên hợp danh;

l) Các nội dung khác do các thành viên hợp danh thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật.

Điều 14. Đơn đề nghị đăng ký hoạt động, Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp

1. Đơn đề nghị đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 17 của Luật giám định tư pháp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Số quyết định cho phép thành lập Văn phòng;

b) Tên đầy đủ của Văn phòng, tên viết tắt (nếu có);

c) Địa chỉ trụ sở của Văn phòng;

d) Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; số chứng minh thư nhân dân của người đại diện theo pháp luật của Văn phòng;

đ) Lĩnh vực giám định tư pháp;

e) Danh sách thành viên hợp danh của Văn phòng (nếu có).

2. Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp được làm thành hai bản, một bản cấp cho Văn phòng giám định tư pháp, một bản lưu tại Sở Tư pháp. Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp có nội dung chủ yếu sau đây:

a) Số giấy đăng ký; ngày, tháng, năm được cấp Giấy đăng ký hoạt động;

b) Tên Văn phòng, số quyết định cho phép thành lập Văn phòng;

c) Địa chỉ trụ sở của Văn phòng;

d) Lĩnh vực giám định tư pháp;

đ) Họ và tên người đại diện theo pháp luật của Văn phòng;

e) Họ và tên, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của thành viên hợp danh (nếu có).

Điều 15. Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp

1. Khi thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở, người đại diện theo pháp luật của Văn phòng, danh sách thành viên hợp danh, Văn phòng giám định tư pháp được cấp lại Giấy đăng ký hoạt động.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở, người đại diện theo pháp luật của Văn phòng, danh sách thành viên hợp danh, Văn phòng giám định tư pháp phải gửi đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động kèm theo Giấy đăng ký hoạt động cũ đến Sở Tư pháp, nơi đã đăng ký hoạt động.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm xem xét, cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng giám định tư pháp. Trường hợp không cấp lại Giấy đăng ký hoạt động thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Văn phòng giám định tư pháp bị từ chối cấp lại Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp Giấy đăng ký hoạt động bị hư hỏng hoặc bị mất thì Văn phòng giám định tư pháp được cấp lại Giấy đăng ký hoạt động.

Văn phòng giám định tư pháp phải gửi đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp nơi đã đăng ký hoạt động và chứng minh về việc Giấy đăng ký hoạt động đã bị hư hỏng hoặc bị mất.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm xem xét, cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng giám định tư pháp. Trường hợp không cấp lại Giấy đăng ký hoạt động thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý đo. Văn phòng giám định tư pháp bị từ chối cấp lại Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

3. Đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động phải có các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Nghị định này.

Điều 16. Thông báo, đăng báo về nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp

1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc cấp lại Giấy đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản về nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp cho Cơ quan thuế, Cơ quan thống kê, Cơ quan công an cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi Văn phòng giám định tư pháp đặt trụ sở.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng giám định tư pháp phải đăng báo Trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở của Văn phòng;

b) Họ và tên người đại diện theo pháp luật của Văn phòng;

c) Số, ngày, tháng, năm cấp Giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động.

3. Trường hợp được cấp lại Giấy đăng ký, hoạt động, Văn phòng giám định tư pháp phải đăng báo những nội dung thay đổi trong Giấy đăng ký hoạt động.

Điều 17. Thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định của Văn phòng giám định tư pháp

1. Văn phòng giám định tư pháp thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định phải có đơn gửi đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng giám định tư pháp đã đăng ký hoạt động kèm theo đề án về việc thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, thẩm định, thống nhất ý kiến với người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp trình hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định. Trường hợp không cho phép thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Văn phòng giám định tư pháp bị từ chối thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

3. Hồ sơ xin phép thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định của Văn phòng giám định tư pháp bao gồm:

a) Đơn xin phép thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định;

b) Đề án về việc thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định, trong đó nêu rõ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định theo quy định của Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định và kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với việc thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định;

c) Bản sao quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp phù hợp với việc thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định;

d) Quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp đã được cấp.

4. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định, Văn phòng giám định tư pháp thực hiện đăng ký nội dung thay đổi, bổ sung tại Sở Tư pháp; quá thời hạn nêu trên, Văn phòng giám định tư pháp không thực hiện đăng ký thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định thì quyết định cho phép thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định hết hiệu lực.

5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định được thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Luật giám định tư pháp và các quy định có liên quan của Nghị định này.

Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng giám định tư pháp

1. Văn phòng giám định tư pháp có quyền:

a) Thuê giám định viên tư pháp và nhân viên làm việc cho Văn phòng;

b) Thu chi phí giám định tư pháp theo quy định của pháp luật;

c) Thực hiện dịch vụ giám định ngoài tố tụng theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức;

d) Được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này.

2. Văn phòng giám định tư pháp có nghĩa vụ:

a) Niêm yết công khai chi phí giám định tư pháp;

b) Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người lao động thuộc Văn phòng theo quy định của pháp luật;

c) Chấp hành các quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê; chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra;

d) Báo cáo Sở Tư pháp và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp theo định kỳ hàng năm;

đ) Nộp lệ phí đăng ký hoạt động theo mức lệ phí đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và theo quy định của pháp luật có liên quan.

3. Các quyền và nghĩa vụ theo quy định, của Luật giám định tư pháp, pháp luật về tố tụng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 19. Chuyển đổi loại hình Văn phòng giám định tư pháp

1. Văn phòng giám định tư pháp có nhu cầu chuyển đổi loại hình hoạt động từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty hợp danh và ngược lại phải có hồ sơ đề nghị chuyển đổi gửi Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động.

2. Hồ sơ đề nghị chuyển đổi loại hình hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp gồm có:

a) Đơn đề nghị chuyển đổi;

b) Đề án chuyển đổi loại hình hoạt động, trong đó nêu rõ lý do chuyển đổi, tình hình tổ chức và hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp tính đến ngày đề nghị chuyển, đổi, dự kiến về tổ chức, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở, nhân sự, điều kiện vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định;

c) Bản sao quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp là thành viên hợp danh của Văn phòng;

d) Quyết định cho phép thành lập Văn phòng;

đ) Dự thảo Quy chế mới về tổ chức, hoạt động của Văn phòng.

3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 2 Điều này, Sở Tư pháp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển đổi loại hình hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Văn phòng giám định tư pháp bị từ chối chuyển đổi loại hình hoạt động có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển đổi loại hình hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Văn phòng giám định tư pháp bị từ chối chuyển đổi loại hình hoạt động có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cho phép chuyển đổi, Văn phòng giám định tư pháp phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp. Khi đăng ký, Văn phòng phải có đơn đăng ký hoạt động, bản sao quyết định cho phép chuyển đổi loại hình Văn phòng và giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện bảo đảm hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp theo đề án quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng giám định tư pháp chuyển đổi; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Văn phòng giám định tư pháp bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

6. Văn phòng giám định tư pháp chuyển đổi loại hình được hoạt động kể từ ngày Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động; kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và có trách nhiệm lưu trữ toàn bộ hồ sơ, tài liệu của Văn phòng giám định tư pháp trước đó.

Điều 20. Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp

1. Văn phòng giám định tư pháp bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không còn đủ giám định viên tư pháp theo quy định;

b) Thực hiện giám định tư pháp không đúng lĩnh vực đã đăng ký;

c) Vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính lần thứ hai mà còn tái phạm;

d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.

Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều 16 về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp.

Điều 21. Chấm dứt hoạt động Văn phòng giám định tư pháp

1. Văn phòng giám định tư pháp chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:

a) Tự chấm dứt hoạt động;

b) Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.

2. Trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này thì chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, Văn phòng giám định tư pháp phải có báo cáo bằng văn bản gửi Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động.

Văn phòng giám định tư pháp phải hoàn thành việc thực hiện giám định đối với các trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp đã tiếp nhận, thanh toán các khoản nợ, làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động, đăng báo Trung ương hoặc báo địa phương trong hai số liên tiếp về thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động.

Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp với các cơ quan, tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này.

3. Trường hợp Văn phòng giám định tư pháp chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này thì trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày thu hồi Giấy đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với các cơ quan, tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này.

Văn phòng giám định tư pháp có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ, làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động và đăng báo Trung ương hoặc báo địa phương trong hai số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động; chuyển hồ sơ lưu trữ về việc thực hiện giám định tư pháp cho Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động.

Đối với yêu cầu giám định đã tiếp nhận mà chưa thực hiện thì Văn phòng giám định tư pháp phải trả lại hồ sơ, đối tượng giám định và khoản chi phí giám định đã thu của người trưng cầu, yêu cầu giám định.

4. Sở Tư pháp đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp trong các trường hợp chấm dứt hoạt động quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 22. Chính sách đối với Văn phòng giám định tư pháp

Văn phòng giám định tư pháp được hưởng ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Chương 4.

CÔNG BỐ DANH SÁCH NGƯỜI GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP THEO VỤ VIỆC, TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP THEO VỤ VIỆC

Điều 23. Thời gian công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Luật giám định tư pháp có trách nhiệm rà soát, lựa chọn, lập và công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trước ngày 30 tháng 11 hàng năm,

2. Trường hợp có sự thay đổi về thông tin liên quan đến người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc đã được công bố thì Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm điều chỉnh danh sách và thông báo cho Bộ Tư pháp trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày điều chỉnh danh sách.

Điều 24. Thông tin công bố về người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc

1. Thông tin về người giám định tư pháp theo vụ việc được công bố theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này bao gồm:

a) Họ và tên;

b) Ngày, tháng, năm sinh;

c) Nơi công tác hoặc nơi cư trú;

d) Lĩnh vực chuyên môn;

đ) Kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn và hoạt động giám định tư pháp.

2. Thông tin về tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được công bố theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này bao gồm:

a) Tên tổ chức;

b) Số, ngày, tháng, năm thành lập;

c) Địa chỉ tổ chức;

d) Lĩnh vực chuyên môn;

đ) Kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn và hoạt động giám định tư pháp.

Chương 5.

CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP VÀ NGƯỜI THAM GIA GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

Điều 25. Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp

1. Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp quy định tại Điều 37 của Luật giám định tư pháp được áp dụng đối với những đối tượng sau đây:

a) Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước thực hiện giám định tư pháp;

b) Người giúp việc cho người giám định tư pháp hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm: Trợ lý, kỹ thuật viên, y công, cán bộ kỹ thuật hình sự trong trường hợp tham gia khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi và những người khác do Thủ trưởng tổ chức được trưng cầu giám định phân công hoặc do người giám định tư pháp chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định chỉ định;

c) Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao trách nhiệm có mặt, thực hiện nhiệm vụ trong thời gian thực hiện giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi.

2. Trường hợp tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định thì tổ chức đó có trách nhiệm trả tiền bồi dưỡng giám định cho các đối tượng quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này từ chi phí giám định tư pháp đã thu của người trưng cầu, người yêu cầu giám định.

Cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định trả tiền bồi dưỡng giám định cho các đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này từ kinh phí hoạt động điều tra, truy tố và xét xử được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Cơ quan tiến hành tố tụng.

3. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể mức bồi dưỡng giám định tư pháp.

Điều 26. Chế độ phụ cấp đối với giám định viên tư pháp

Giám định viên tư pháp hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm, công việc giám định tư pháp.

Giám định viên tư pháp thuộc tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần thuộc ngành y tế được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề.

Chương 6.

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Bộ, cơ quan ngang Bộ có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp ban hành Quy chế phối hợp giữa Trung tâm pháp y cấp tỉnh và Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh, các cơ quan có liên quan trong việc tiếp nhận trưng cầu và thực hiện giám định pháp y;

b) Bộ Y tế quy định cơ quan, tổ chức thực hiện, nội dung, thời gian đào tạo hoặc bồi dưỡng để cấp chứng chỉ nghiệp vụ giám định pháp y, pháp y tâm thần theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 7 của Luật giám định tư pháp;

Bộ Công an quy định cơ quan, tổ chức thực hiện, nội dung, thời gian đào tạo hoặc bồi dưỡng để cấp chứng chỉ nghiệp vụ giám định kỹ thuật hình sự theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 7 của Luật giám định tư pháp;

c) Bộ Y tế có trách nhiệm củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của Viện pháp y quốc gia, Viện pháp y tâm thần Trung ương; thành lập và bảo đảm các điều kiện cần thiết để Trung tâm pháp y tâm thần khu vực đi vào hoạt động; hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, bộ máy của Trung tâm pháp y cấp tỉnh theo quy định của Luật giám định tư pháp và Nghị định này;

Bộ Công an có trách nhiệm củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của Viện khoa học hình sự và Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh theo quy định của Luật giám định tư pháp và Nghị định này.

Bộ Quốc phòng có trách nhiệm củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của Viện pháp y quân đội và Phòng Giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng theo quy định của Luật giám định tư pháp và Nghị định này.

d) Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về mã số hoặc chức danh nghề nghiệp đối với giám định viên tư pháp chuyên trách và người tham gia hoạt động giám định tư pháp thuộc các tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần; theo dõi, đôn đốc, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với giám định viên tư pháp chuyên trách và người tham gia hoạt động giám định tư pháp thuộc các tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần;

đ) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công an thực hiện việc kiểm tra, thanh tra về hoạt động giám định pháp y trong ngành công an. Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện việc kiểm tra, thanh tra về hoạt động giám định kỹ thuật hình sự trong quân đội.

e) Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm ban hành quy chuẩn giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý. Trường hợp không ban hành quy chuẩn riêng cho hoạt động giám định tư pháp thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm hướng dẫn việc áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành mình;

g) Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm rà soát đội ngũ người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc để đăng tải danh sách trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo định kỳ hàng năm; đồng thời gửi Bộ Tư pháp để điều chỉnh trong danh sách chung;

h) Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thuộc thẩm quyền quản lý;

Căn cứ vào tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động, hàng năm Bộ, cơ quan ngang Bộ đánh giá chất lượng hoạt động của người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của Trung tâm pháp y cấp tỉnh theo quy định của Luật giám định tư pháp, Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan;

b) Rà soát đội ngũ người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc để đăng tải danh sách trên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo định kỳ hàng năm; đồng thời gửi Bộ Tư pháp để điều chỉnh trong danh sách chung;

c) Căn cứ vào tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động, hàng năm đánh giá chất lượng hoạt động của người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ở địa phương.

Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp và cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Sở Tư pháp có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp thẩm định hồ sơ xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp, chuyển đổi loại hình hoạt động, thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định của Văn phòng giám định tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định; chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp;

b) Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp ở địa phương;

c) Phối hợp với Sở Y tế xây dựng đề án trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, củng cố, kiện toàn tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y;

d) Phối hợp với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp trong việc trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương;

đ) Phối hợp với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp trong việc lựa chọn, lập danh sách để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố danh sách người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ở địa phương;

e) Hàng năm, chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp đánh giá về tổ chức, chất lượng hoạt động giám định tư pháp ở địa phương; đề xuất với Ủy ban nhân nhân cấp tỉnh các giải pháp để bảo đảm số lượng, chất lượng của đội ngũ người giám định tư pháp đáp ứng kịp thời, có chất lượng yêu cầu giám định của hoạt động tố tụng ở địa phương;

g) Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về giám định tư pháp theo thẩm quyền;

h) Hàng năm, báo cáo Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp ở địa phương.

2. Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp trong việc lựa chọn và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp;

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp trong việc lựa chọn, lập danh sách để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố danh sách người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ở địa phương;

c) Lập dự toán kinh phí hoạt động cho tổ chức giám định tư pháp công lập thuộc mình quản lý;

d) Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho giám định viên tư pháp ở địa phương;

đ) Chủ trì hoặc phối hợp với Sở Tư pháp trong việc kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về giám định tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền;

e) Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc thẩm định hồ sơ xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp, chuyển đổi loại hình hoạt động, thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định, đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp;

g) Hàng năm, báo cáo Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý lĩnh vực chuyên môn về giám định tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp thuộc lĩnh vực quản lý chuyên môn của mình ở địa phương; đồng thời gửi báo cáo về Sở Tư pháp để tổng hợp chung;

h) Ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điểm a, b, c, d, đ, e, g Khoản 2 Điều này, Sở Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, củng cố, kiện toàn Trung tâm pháp y cấp tỉnh.

Chương 7.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 29. Quy định chuyển tiếp

1. Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm theo quy định của Pháp lệnh giám định tư pháp và Nghị định số 67/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giám định tư pháp thì không bổ nhiệm lại.

2. Các đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp quy định tại Khoản 1 Điều 25, giám định viên tư pháp được hưởng chế độ phụ cấp theo quy định tại Điều 26 của Nghị định này tiếp tục được hưởng chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp; chế độ phụ cấp ưu đãi nghề và các chế độ phụ cấp khác hiện có cho đến khi có quy định mới thay thế.

3. Đối với việc giám định pháp y không phải là tử thi mà Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh đã tiếp nhận trưng cầu và thực hiện trước ngày 01 tháng 01 năm 2013 mà chưa hoàn thành thì tiếp tục được thực hiện cho đến khi kết thúc việc giám định đó.

4. Trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày Luật giám định tư pháp có hiệu lực thi hành, Trung tâm pháp y tâm thần khu vực phải được thành lập.

Tổ chức giám định pháp y tâm thần ở địa phương được thành lập và hoạt động theo quy định của Pháp lệnh giám định tư pháp tiếp tục hoạt động cho đến khi Trung tâm pháp y tâm thần khu vực được thành lập và đi vào hoạt động.

5. Quy định về phí giám định, tư pháp ở từng lĩnh vực giám định tư pháp tiếp tục được thực hiện cho đến khi quy định cụ thể về chi phí giám định tư pháp được ban hành, thay thế.

Điều 30. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2013.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đặt trụ sở của Trung tâm pháp y tâm thần khu vực có trách nhiệm tạo điều kiện cần thiết cho việc thành lập và hoạt động của Trung tâm pháp y tâm thần khu vực theo đề nghị của Bộ Y tế.

3. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, PL (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.: 85/2013/ND-CP

Hanoi, July 29, 2013

 

DECREE

STIPULATING IN DETAIL AND MEASURES TO IMPLEMENT THE LAW ON JUDICIAL EXPERTISE

Pursuant to the Law on organization of the Government dated December 25, 2001

Pursuant to the Law on Judicial Expertise dated June 20, 2012;

Pursuant to Ordinance on costs of expertise and valuation, costs of witness and interpreter in legal proceedings dated March 28, 2012;

At the proposal of the Minister of Justice;

The Government issues the Decree stipulating in detail and measures to implement the Law on Judicial Expertise;

Chapter 1.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope of adjustment

This Decree stipulates the organization, functions and duties of public judicial expertise organization; the establishment and operation registration of judicial expertise office; preferential policies for the judicial expertise office, publication of list of judicial expert ad hoc, judicial expertise organization ad hoc; duties and powers of the ministries, ministerial-level agencies, People's Committees of provinces and centrally-affiliated cities (hereinafter referred to as provincial-level People's Committee) for the operation of judicial expertise.

Chapter 2.

PUBLIC JUDICIAL EXPERTISE ORGANIZATION

Article 2. Public judicial expertise organization

1. The public judicial expertise organization performs its judicial expertise at the request of expertise solicitor and expertise requester as prescribed by the Law on judicial expertise and performs extrajudicial expertise services at the request of organizations and individuals.

The Ministry of Health, Ministry of Public Security, Ministry of Defense and other ministries, ministerial-level agencies specify the performance of extrajudicial expertise services of the public judicial expertise organization under their sectors.

2. The Ministry of Health, Ministry of Public Security, Ministry of Defense and other ministries, ministerial-level agencies specify the working regulation of the public judicial expertise organization under their sectors to ensure the timely receipt of solicitation, request and implementation of judicial expertise.

Article 3. National Institute of Forensic Medicine under the Ministry of Health

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Performing forensic examination as prescribed by the procedural law and the Law on judicial expertise;

b) Developing regulations on forensic examination for submission to the Ministry of Health for issuance;

c) Developing programs and materials and organizing the guidance on fostering forensic professional ability;

d) Guiding, directing and examining forensic professional ability for forensic examination organizations nation-wide as prescribed by the Ministry of Health;

dd) Doing scientific research on specialized forensics;

e) Performing activities in terms of international cooperation on forensic medicine as prescribed by the Ministry of Health;

g) Summarizing and making annual report to the Ministry of Health and the Ministry of Justice on organization and activities of forensic examination and proposing measures to improve the efficiency of forensic expertise activities;

h) Other duties as prescribed by the Minister of Health

2. The National Institute of Forensic Medicine has a Director and Deputy Directors. The Director and Deputy Directors in charge of professional expertise must be judicial experts and appointed by the Minister of Health.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Provincial-level forensic center

1. Provincial-level forensic centers have their functions and duties as follows:

a) Performing forensic examination as prescribed by the procedural law and the Law on judicial expertise;

b) Doing scientific research on specialized forensics;

c) Making annual report to Service of Health and Service of Justice on organization and activities of forensic examination in provincial area while sending report to the National Institute of Forensic Medicine

d) Other duties prescribed by provincial-level People’s Committee;

2. The provincial-level forensic Center has a Director and Deputy Directors. The Director and Deputy Directors in charge of professional expertise must be judicial experts. Director of Service of Health shall appoint the provincial-level forensic Center and inform Service of Justice of the appointment.

3. The provincial-level forensic Center is a public non-business unit operating under the provisions of the Law on judicial expertise, this Decree and other regulations of relevant laws.

Article 5. Military forensic institute under the Ministry of Defense

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Performing forensic examination as prescribed by the procedural law and the Law on judicial expertise;

b) Doing scientific research on specialized forensics;

c) Performing activities in terms of international cooperation on forensic medicine as prescribed by the Ministry of Defense;

d) Summarizing and making annual report to the Ministry of Health, Ministry of Justice on organizing activities of forensic examination in the army and also to the National forensic Institute;

dd) Other duties as prescribed by the Minister of Defense.

2. The military forensic institute has Director and Deputy Directors. The Director and Deputy Directors in charge of professional expertise must be judicial experts;

The appointment of Director and Deputy Directors of the military forensic Institute complies with regulations of the Minister of Defense.

Article 6. Forensic examination center under the Institute of Criminal Science, Ministry of Public Security

1. The forensic examination Center under the Institute of Criminal Science, Ministry of Public Security has its functions and duties as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Doing scientific research on specialized forensics;

c) Other duties as prescribed by the Minister of Public Security.

2. The forensic examination Center under the Institute of Criminal Science, Ministry of Public Security has Director and Deputy Directors. The Director and Deputy Directors in charge of professional expertise must be judicial experts;

The appointment of Director and Deputy Directors of the forensic examination Center complies with regulations of the Minister of Public Security.

Article 7. The Central Institute of Forensic Psychiatry under the Ministry of Health

1. The Central Institute of Forensic Psychiatry has its functions and duties as follows:

a) Performing the psychiatric forensic examination as prescribed by the procedural law and the Law on judicial expertise;

b) Developing regulations on psychiatric forensic examination for submission to the Minister of Health;

c) Developing programs, materials and organizing the guidance on fostering psychiatric forensic professional ability;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Doing scientific research on psychiatric specialized forensics;

e) Performing activities in terms of international cooperation on psychiatric forensic medicine as prescribed by the Ministry of Health;

g) Summarizing and making annual report to the Ministry of Health and the Ministry of Justice on organization and activities of psychiatric forensic examination and proposing measures to improve the efficiency of psychiatric forensic expertise activities;

h) Other duties as prescribed by the Minister of Health.

2. The Central Institute of Forensic Psychiatry has a Director and Deputy Directors. The Director and Deputy Directors in charge of professional expertise must be judicial experts and appointed by the Minister of Health.

3. The Central Institute of Forensic Psychiatry is the public non-business unit operating under the provisions of the Law on judicial expertise, this Decree and other regulations of relevant laws.

Article 8. Area psychiatric forensic center under the Ministry of Health

1. The area psychiatric forensic center has its functions and duties as follows:

a) Performing forensic examination as prescribed by the procedural law and the Law on judicial expertise;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Making report to the Ministry of Health on the organization and psychiatric forensic examination while submitting annual report to the Central Institute of Forensic Psychiatry

d) Other duties as prescribed by the Minister of Health.

2. The area psychiatric forensic center has a Director and Deputy Directors. The Director and Deputy Directors in charge of professional expertise must be judicial experts and appointed by the Minister of Health.

3. The area psychiatric forensic center is a public non-business unit operating under the provisions of the Law on judicial expertise, this Decree and other regulations of relevant laws.

Article 9. Institute of Criminal Science under the Ministry of Public Security

1. The Institute of Criminal Science has its functions and duties as follows:

a) Performing the forensic criminal technical expertise as prescribed by the procedural law and the Law on judicial expertise;

b) Developing regulations on criminal technical expertise for submission to the Minister of Public Security for promulgation;

c) Developing programs and materials and organizing the guidance on fostering criminal technical professional ability;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Doing scientific research on specialized forensic and criminal techniques;

e) Performing activities in terms of international cooperation on psychiatric forensic medicine as prescribed by the Ministry of Public Security;

g) Summarizing and making annual report to the Ministry of Public Security and the Ministry of Justice on organization and activities of criminal technical expertise; summarizing and making report to the Ministry of Public Security, Ministry of Health and Ministry of Justice on organization and forensic activities in the public security sector and also to the National Institute of Forensic Medicine and proposing measures to improve the efficiency of forensic and criminal technical expertise activities;

h) Other duties as prescribed by the Minister of Public Security.

2. The Institute of Criminal Science has a Director and Deputy Directors. The Director and Deputy Directors in charge of professional expertise must be judicial experts and are appointed under the regulations of the Minister of Public Security.

Article 10. Criminal technical expertise Division under provincial-level Public Security

1. The criminal technical expertise Division has its functions and duties as follows:

a) Performing criminal technical expertise as prescribed by the procedural law and the Law on judicial expertise;

b) Doing scientific research on specialized criminal technique;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Other duties as prescribed by the Ministry of Public Security.

2. The criminal technical expertise Division under the provincial-level Public Security has the Head and Deputy Heads.  The Head and Deputy Heads in charge of professional expertise must be judicial experts and appointed under the regulations of the Minister of Public Security.

Article 11. Criminal technical expertise Division under the Ministry of Defense

1. The criminal technical expertise Division has its functions and duties as follows:

a) Performing the criminal technical expertise as prescribed by the procedural law and the Law on judicial expertise;

b) Doing scientific research on specialized criminal technique;

c) Summarizing and making annual report to the Ministry of Defense on organization and criminal technical activities and also to the Institute of Criminal Science under the Ministry of Public Security;

d) Other duties as prescribed by regulations of the Minister of Defense.

2. The Criminal technical expertise Division under the Minister of Defense has the Head and Deputy Heads. The Head and Deputy Heads in charge of professional expertise must be judicial experts and appointed under the regulations of the Minister of Public Security.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

JUDICIAL EXPERTISE OFFICE

Article 12. Judicial expertise office

1. The judicial expertise Office is organized and operating under the provisions of the Law on Judicial Expertise, Enterprise Law, this Decree and other regulations of relevant laws.

2. For the judicial expertise Office operating under the type of partnership, then its members must be judicial experts. The judicial expertise Office may have capital contributors.

3. The name of judicial expertise Office includes the phrase “Judicial expertise Office” followed by a proper name. The naming and attachment of signboard of Office comply with regulations of law.

4. The judicial expertise Office has its separate head office, seal and account as prescribed by law.

Article 13. Application for establishment, draft Regulation on organization and operation of the judicial expertise Office

1. Application for establishment of the judicial expertise Office specified at Point a, Clause 2, Article 16 of the Law on judicial expertise must have the main contents as follows:

a) Full name, date of birth, place of permanent residence registration, identity card number of the person asking for the establishment of the Office;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Name and expected address of the Office;

d) Area of judicial expertise;

dd) Commitment to compliance with law in the course of operation.

2. Draft Regulation on organization and operation of the judicial expertise Office specified at Point the certification Organization, Clause 2, Article 16 of the Law on judicial expertise operating in the form of private enterprise must have the following main contents:

a) Name and expected of the Office;

b) Area of judicial expertise;

c) Full name, date of birth, place of permanent residence registration, identity card number of the legal representative of the Office;

d) List of judicial experts working under the contract (if any);

dd) Regulations on the employment of judicial experts;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Regulations on information and report;

h) Effect.

3. In addition to the contents specified in Clause 2 of this Article, the draft Regulation on organization and operation of the judicial expertise Office operating in the form of partnership also has the following main contents:

a) Full name of partners and capital contributor (if any);

b) Contributed capital of partners and capital contributor (if any);

c) Rights and obligations of partners and capital contributor (if any);

d) Management structure;

dd) Procedures for passing Office’s decision;

e) Grounds and methods of determining compensation, salary and bonus for partners, capital contributors and employees;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

h) Cases of termination of operation and procedures for asset disposal;

i) Procedures for amending and supplementing the Regulation;

k) Full name and signatures of partners;

l) Other contents agreed by the partners not in contradiction with regulations of law.

Article 14. Application for operation registration, Operation registration Certificate of judicial expertise Office

1. Application for operation registration of judicial expertise Office specified at Point a, Clause 2, Article 17 of the Law on judicial expertise must have the following main contents:

a) Decision number on Office’s establishment;

b) Full name of Office and abbreviated name (if any);

c) Address of Office’s head office;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Area of judicial expertise;

e) List of Office’s partners (if any).

2. Operation registration Certificate of judicial expertise Office

a) Certificate of registration number, date, month and year of issuance of Operation registration Certificate;

b) Office’s name, decision number on Office’s establishment;

c) Address of Office’s headquarters;

d) Area of judicial expertise;

dd) Full name of Office’s legal representative;

e) Full name, place of registration of permanent residence of the partners (if any).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. When modifying name, address of head office and legal representative of Office, list of partners, the judicial expertise Office is re-issued the Operation registration Certificate.

Within 05 working days, after the modification of name, address of head office and legal representative of Office, list of partners, the judicial expertise Office has to submit application for re-issuance of Operation registration Certificate together with the old Operation registration Certificate to Service of Justice where the operation registration has been done.

Within 05 working days, after receiving valid dossier, the Service of Justice shall review and re-issue Operation registration Certificate to the judicial expertise Office. In case of failing to re-issue Operation registration Certificate, the Service of Justice shall notify in writing specifying the reasons. The judicial expertise Office which is rejected with the issuance of Operation registration Certificate may lodge complaint and initiate lawsuit as prescribed by law.

2. If the Operation registration Certificate is damaged or lost, the judicial expertise Office shall be re-issued with Operation registration Certificate;

The judicial expertise Office has to submit application for the re-issuance of Operation registration Certificate to Service of Justice where its operation has been registered to prove that the Operation registration Certificate has been damaged or lost.

Within 05 working days, after receiving valid dossier, the Service of Justice shall review and re-issue Operation registration Certificate to the judicial expertise Office. In case of failing to re-issue Operation registration Certificate, the Service of Justice shall notify in writing specifying the reasons. The judicial expertise Office which is rejected with the issuance of Operation registration Certificate may lodge complaint and initiate lawsuit as prescribed by law.

3. Application for re-issuance of Operation registration Certificate must have the contents specified in Clause 1, Article 14 of this Decree.

Article 16. Notification and publication on the contents of operation registration

1. Within 15 days after the issuance or re-issuance of Operation registration Certificate, the Service of Justice shall notify in writing the contents of operation registration of the judicial expertise Office to the tax agency, statistics agency, provincial-level Public Security agency, district-level People’s Committee and communal-level People’s Committee where the judicial expertise Office is located.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Name, address of Office’s headquarters;

b) Full name of Office’s legal representative;;

c) Number, date, month and year of issuance of Operation registration Certificate, place of operation registration;

3. If being issued with Certificate of operation registration, the judicial expertise Office has to publish on newspapers the changes of content in the Certificate of operation registration.

Article 17. Modification and supplementation of area of expertise of judicial expertise Office

1. The judicial expertise Office modifying and supplementing area of expertise has to submit application to the Service of Justice where the judicial expertise Office has registered its operation together with the plan for modification and supplementation of area of expertise specified at Point b, Clause 3 of this Article.

2. Within 30 days after receiving valid dossier, the Director of Service of Justice shall review, appraise and agree with the head of the specialized agency of the provincial-level People's Committee managing the field of judicial expertise for submission to Chairman of provincial-level People's Committee for consideration and decision.

Within 15 days after the Service of Justice has submitted dossiers, Chairman of provincial-level People's Committee shall review and make a decision on permitting the modification and supplementation of area of expertise. If the modification and supplementation are not permitted, there must be a written notice specifying the reasons. The judicial expertise Office which is rejected with modification and supplementation of area of expertise may lodge complaint or initiate lawsuit as prescribed by law.

3. Dossier to request the modification and supplementation of area of expertise of the judicial expertise Office includes:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The plan for modification and supplementation of area of expertise stating the conditions on personnel, facilities, equipment and means of expertise as prescribed by the Ministry, the ministerial agencies professionally managing the area of expertise and plan for implementation in accordance with the modification and supplementation of areas of expertise;

c) The copy of decision on judicial expert appointment in accordance with the modification and supplementation of areas of expertise;

d) The issued Decision on permitting the establishment of the judicial expertise Office;

4. Within 01 year after being permitted for modification and supplementation of area of expertise by Chairman of provincial-level People’s Committee, the judicial expertise Office shall carry out the registration of contents modified and supplemented at the Service of Justice. Beyond the above time limit, if the judicial expertise Office does not register its modification and supplementation of area of expertise, the Decision on permitting the modification and supplementation of area of expertise shall be invalid.

5. Dossier, order and procedures for registration of modification and supplementation of area of expertise comply with the provisions in Article 17 of the Law on judicial expertise and relevant provisions of this Decree.

Article 18. Rights and obligations of the judicial expertise Office

1. The judicial expertise Office has the right:

a) To hire judicial experts and employees to work for the Office;

b) To collect payment of judicial expertise as prescribed by law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) To enjoy preferential policies on tax under the provisions of Article 22 of this Decree.

2. The judicial expertise Office has the obligations:

a) To publicize the charge of judicial expertise;

b) To implement regulations on social insurance and health insurance for employees of the Office as prescribed by law;

c) To comply with regulations of law on labor, tax, finance, statistics, and comply with the requirements of competent state authorities on examination and inspection;

d) To make annual report to Service of Justice and specialized agencies under provincial-level People’s Committee on organization and operation of judicial expertise

dd) To make payment of operation fee by the fee rate of enterprise’s business registration and in accordance with relevant laws.

3. The rights and obligations as prescribed, of the Law on judicial expertise, procedural law and other regulations of relevant laws.

Article 19. Conversion of type of judicial expertise Office

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Dossier to request the conversion of type of operation of the judicial expertise Office includes:

a) Application for conversion;

b) Plan for conversion of type of operation specifying the reason for conversion, organization and operation of the judicial expertise Office by the time of request for conversion, expected organization, name, location of head office, personnel, facilities, equipment, and means of expertise;

c) Copy of decision on judicial expert appointment

d) Decision on Office establishment;

dd) New draft Regulation on Office’s organization and operation;

3. Within 07 working days after fully receiving dossiers as specified in Clause 2 of this Article, the Service of Justice shall submit them to Chairman of provincial-level People’s Committee for reviewing and deciding on permission for conversion of type of operation of the judicial expertise Office. In case of disapproval, there must be a written notice stating the reasons. The judicial expertise Office which is rejected with conversion of type of operation may lodge complaint or initiate lawsuit as prescribed by law.

4. Within 10 days after receiving valid dossier, Chairman of provincial-level People’s Committee shall review and decide on permission for conversion of type of operation of the judicial expertise Office. In case of disapproval, there must be a written notice stating the reasons. The judicial expertise Office which is rejected with conversion of type of operation may lodge complaint or initiate lawsuit as prescribed by law.

5. Within 15 days after receiving the decision on permitting the conversion, the judicial expertise Office has to register its operation at Service of Justice. When making registration, the Office must have application for operation registration, a copy of decision on permitting the Office’s conversion and papers evidencing the eligibility to ensure the operation of the judicial expertise Office under the Plan specified at Point b, Clause 2 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. The judicial expertise Office which has been converted with its type may operate on the date of issuance of Certificate of operation registration, inherit all the rights, obligations and responsibilities and archive all dossiers and documents of the previous Office.

Article 20. Revocation of Certificate of operation registration of the judicial expertise Office

1. The judicial expertise Office is revoked its Certificate of operation registration in one of the following cases:

a) There are enough judicial experts as prescribed;

b) Performing judicial expertise improperly with the registered areas;

c) Seriously violating the law or being sanctioned with administrative violation for the second time but still doing it again.

d) Other cases as prescribed by law.

2. The Service of Justice shall issue a decision on revoking Certificate of operation registration of the judicial expertise Office within 07 working days after detecting one of cases specified in Clause 1 of this Article.

The Service of Justice shall notify in writing to agencies and organizations specified in Clause 1, Article 16 of the revocation of Certificate of operation registration of the judicial expertise Office.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The judicial expertise Office shall be terminated its operation in the following cases

a) Being terminated by itself;

b) Being revoked its Certificate of operation registration as specified in Article 20 of this Decree.

2. In case of termination of operation as prescribed at Point a, Clause 1 of this Article, within 30 days before the expected time of termination of operation, the judicial expertise Office has to submit a written report to Service of Justice where its operation has been registered.

The judicial expertise Office has to complete its expertise for solicitation and request for judicial expertise received, make repayment of debts, perform procedures for termination of labor contracts signed with the laborers and publish on the central or local newspapers in two consecutive issues the expected time of termination of operation.

Service of Justice shall notify in writing the termination of operation of the judicial expertise Office to the agencies and organizations specified in Clause 1, Article 16 of this Decree.

3. If the judicial expertise Office is terminated its operation as prescribed at Point b, Clause 1 of this Article, within 07 working days after revoking the Certificate of operation registration, the Service of Justice shall notify to the agencies and organizations as specified in Clause 1, Article 16 of this Article.

The judicial expertise Office has its obligation to make repayment of debts, perform procedures for termination of labor contracts signed with the laborers and publish on the central or local newspapers in two consecutive issues the expected time of termination of operation and transfer all dossiers archived for judicial expertise to Service of Justice where its operation has been registered.

For expertise requests received but not yet performed, the judicial expertise Office shall return their dossiers, expertise subjects and expertise charges collected from the expertise solicitor or requester.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 22. Policies for the judicial expertise Office

The judicial expertise Office shall enjoy tax preference as prescribed by regulations of law on tax.

Chapter 4.

PUBLISHING LIST OF AD HOC JUDICIAL EXPERTS AND ORGANIZING AD HOC JUDICIAL EXPERTISE

Article 23. Time for publishing list of ad hoc judicial experts and organizing ad hoc judicial expertise

1. The ministries, ministerial-level agencies and provincial People's Committee specified in Clause 1, Article 20 of the Law on judicial expertise shall review, select, prepare and publish a list of ad hoc judicial experts and ad hoc judicial expertise organization before November 30 each year,

2. In case there is a change in information related to the ad hoc judicial experts and ad hoc judicial expertise organization published, the ministries, ministerial-level agencies and provincial People's Committee shall modify the list and notify the Ministry of Justice within 07 working days after modification of list.

Article 24. Information about the ad hoc judicial experts and ad hoc judicial expertise organization

1. Information about the ad hoc judicial experts is published as prescribed in Article 23 of this Decree including:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Date of birth;

c) Working place or residence;

d) Areas of expertise;

dd) Experience in professional activities and judicial expertise.activities.

2. Information about the ad hoc judicial expertise organization is published as prescribed in Article 23 of this Decree including:

a) Name of organization;

b) Number, date, month and year of establishment;

c) Address of organization;

d) Areas of expertise;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter 5.

REGIME FOR JUDICIAL EXPERTS AND JUDICIAL EXPERTISE PARTICIPANTS

Article 25. Remuneration regime for judicial expertise

1. The remuneration regime for judicial expertise specified in Article 37 of the Law on judicial expertise is applicable for the following:

a) Ad hoc judicial experts and judicial expertise performers who get paid from the state budget perform judicial expertise;

b) The judicial expertise performers ’ helpers who get paid from the state budget include: assistants, technicians, physicians, criminal technical officials in case of mortem examination, autopsy, exhumation and others assigned by the Head of organization solicited for expertise or appointed by the judicial expertise performers  responsible for coordinating the expertise.

c) Investigators, prosecutors and judges assigned by competent state agency to be present and perform duties during the time of expertise in case of mortem examination, autopsy, exhumation.

2. If the organization is solicited or requested for expertise, this organization shall make payment of remuneration for expertise to the subjects specified at Point a, b, Clause 1 of this Article from the charge of judicial expertise collected from the expertise solicitor or requestor.

The proceedings-conducting agency shall make payment of expertise remuneration to the subjects specified at Point c, Clause 1 of this Article from the funding for investigation, prosecution and adjudication included in the annual budget estimate of the proceedings-conducting agency.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 26. Regulation on allowance for judicial experts

The judicial experts enjoying salary from the state budget in the area of forensic medicine, psychiatric forensic medicine and criminal technical technique are entitled to responsibility and judicial expertise allowance.

Judicial experts of public judicial expertise organization in the area of forensic medicine, psychiatric forensic medicine under the health sector are entitled to preferential job allowances.

Chapter 6.

STATE MANAGEMENT OVER JUDICIAL EXPERTISE

Article 27. Duties and powers of ministries, ministerial-level agencies, provincial-level People's Committee

1. Ministries, ministerial-level agencies have duties and powers as follows:

a) The Ministry of Health shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Public Security and Ministry of Justice to issue the Regulation on coordination between the provincial-level forensic centers and the criminal technical expertise Division under provincial-level Public Security and the agencies concerned in receiving solicitation and perform forensic examination;

b) The Ministry of Health prescribed the performing agencies, organizations content, training or retraining time for issuing certificate of forensic examination and psychiatric forensic examination profession as prescribed at Point c, Clause 1, Article 7 of the Law on judicial expertise;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The Ministry of Health is responsible for consolidating the organization and operation of the National Institute of Forensic Medicine and the Central Institute of Forensic Psychiatry; establishing and ensuring the conditions necessary for the area psychiatric forensic center comes into operation; guiding the organizational structure and the apparatus of the provincial-level forensic Center in accordance with the Law on judicial expertise and this Decree;

The Ministry of Public Security is responsible for consolidating the organization and activities of the Institute of Criminal Science and the Criminal technical expertise Division under the provincial-level as prescribed by the Law on judicial expertise and this Decree;

The Ministry of Defense is responsible for consolidating the organization the organization and activities of the military forensic Institute and the criminal technical expertise Division as prescribed by the Law on judicial expertise and this Decree;

d) The Ministry of Health shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministries and sectors concerned to study and propose the competent state authority to prescribe the code or professional title for specialized judicial experts and participants of judicial expertise activities of the public judicial expertise organizations in the area of forensic medicine and psychiatric forensic medicine; monitor, urge, summarize and report to the Prime Minister on the implementation of regulations and preferential policies for specialized judicial experts and participants of judicial expertise activities of the public judicial expertise organizations in the area of forensic medicine and psychiatric forensic medicine;

dd) The Ministry of Health shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Public Security to perform the examination and inspection on the forensic examination activities in the public security sector. The Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Defense to perform the examination and inspection on the criminal technical expertise activities in the army.

e) The ministries and ministerial-level agencies shall issue regulation on judicial expertise in the field of their management competence. In case of failing to issue regulation for the judicial expertise, the ministries and ministerial-level agencies shall guide the application of professional regulation for judicial expertise activities in the field of management competence of their ministries and sectors;

g) The ministries and ministerial-level agencies shall review the team of ad hoc judicial expertise performers and judicial examination organizations to annually post the list on the web portal of the ministries and ministerial-level agencies, while submitting it to the Ministry of Justice to regulate in the general list;

h) The ministries and ministerial-level agencies will develop criteria to evaluate the quality of activities of judicial expertise performers, public judicial expertise organizations and ad hoc judicial expertise organizations under their management competence;

Based on the criteria to evaluate the quality of activities, the ministries and ministerial-level agencies shall evaluate the quality of activities of judicial expertise performers, public judicial expertise organizations and ad hoc judicial expertise organizations under the management competence of the ministries and ministerial-level agencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Consolidating organization and operation of provincial-level forensic Center as prescribed by the Law on judicial expertise, this Decree and other relevant regulations of law.

b) Reviewing the team of judicial expertise performers and ad hoc judicial expertise organizations post the list on the web portal of provincial-level People’s Committee annually, while submitting it to the Ministry of Justice to regulate in the general list;

c) Based on the criteria to evaluate the quality of activities, annually evaluating the quality of activities of judicial expertise performers, public judicial expertise organizations and ad hoc judicial expertise organizations at localities.

Article 28. Duties and powers of Service of Justice and the specialized agencies of the provincial-level People's Committee

1. Service of Justice has duties and power as follows:

 a) Assuming the prime responsibility and coordinating with specialized agencies of provincial-level People's Committee managing the area of judicial expertise to verify dossiers for establishment the judicial expertise Office, conversion of type of operation, modification and supplementation of Office’s area of expertise in order to submit them to provincial-level People's Committee for review and decision; assuming the prime responsibility and coordinating with specialized agencies of provincial-level People's Committee to perform operation registration of the judicial expertise Office.

b) Assuming the prime responsibility or coordinating with specialized agencies of provincial-level People's Committee managing the area of judicial expertise to foster legal knowledge for local judicial experts.

c) Coordinating with Service of Health to develop plan for submission to provincial-level People's Committee to form and consolidate the public judicial expertise organization in the area of forensic medicine;

d) Coordinating with specialized agencies of provincial-level People's Committee managing the area of judicial expertise to propose the provincial-level People's Committee to appoint or dismiss local judicial experts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Annually assuming the prime responsibility or coordinating with specialized agencies of provincial-level People's Committee managing the area of judicial expertise to evaluate the organization and quality of activities of local judicial expertise; proposing provincial-level People's Committee the solutions to ensure the number and quality of team of judicial expertise performer to promptly meet with quality the expertise requests from local procedural activities.

g) Assuming the prime responsibility or coordinating with specialized agencies of provincial-level People's Committee managing the area of judicial expertise to examine, inspect and settle complaint and denunciation of judicial expertise under its competence.

h) Making annual report to the Ministry of Justice and provincial-level People's Committee on organization and operation of local judicial expertise.

2. The specialized agency of the Provincial People's Committee has its duties and powers as follows:

a) Assuming the prime responsibility and coordinating with Service of Justice in selecting and proposing the provincial-level People's Committee to appoint or dismiss judicial experts.

b) Assuming the prime responsibility and coordinating with Service of Justice in selecting and forming list of judicial expertise performers and ad hoc judicial expertise organizations at localities.

c) Preparing operation fund estimate for public judicial expertise organization under its management;

d) Assuming the prime responsibility and coordinating with Service of Justice in fostering professional ability for local judicial experts.

dd) Assuming the prime responsibility and coordinating with Service of Justice in examining and inspecting the implementation of law on judicial expertise; settling complaints and denunciation under its competence;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Making annual report to the ministries, ministerial-level agencies managing the specialized area of judicial expertise and provincial-level People’s Committee on organization and operation of judicial expertise under its specialized management area at localities while submitting report to Service of Justice for general sum-up.

h) In addition to duties and powers specified at Points a, b, c, d, dd, e, g, Clause 2 of this Article, the Service of Justice, the Service of Justice shall assume the prime responsibility and coordinate with the Service of Justice to propose the provincial-level People’s Committee to form, consolidate the provincial-level forensic Center

Chapter 7.

IMPLEMENTATION PROVISION

Article 29. Transitional provision

1. The judicial experts who are appointed as prescribed by the Judicial Expertise Ordinance and Decree No. 67/2005/ND-CP dated May 19, 2005 of the Government detailing a number of articles of the Judicial Expertise Ordinance shall not be appointed again.

2. The beneficiaries of remuneration regime for judicial expertise specified in Clause 1, Article 25, the judicial experts who are entitled to the policy of allowance specified in Clause 26 of this Decree shall continue to enjoy the policy of judicial expertise remuneration; the regime of preferential job allowance and other existing regimes until there are new substitute regulations.

3. For forensic examination without corpse but its solicitation has been received and performed by the criminal technical Division under the provincial-level Public Security before January 01, 2013 but not yet completed, it shall be made ​​until the end of such expertise.

4. Within 02 years from the effective date of the Law on judicial expertise, the area psychiatric forensic center must be established.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Regulations on judicial expertise charge in each area of judicial expertise shall apply until the specific regulations on judicial expertise charge are issued and superseded.

Article 30. Effect

1. This Decree takes effect on September 15, 2013.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, Chairmen of People's Committees of provinces and centrally-affiliated cities are liable to execute this Decree.

People's Committees of provinces and centrally-affiliated cities where the area psychiatric forensic center is located shall facilitate the establishment and operation of the area psychiatric forensic center at the proposal of the Ministry of Health.

3. Based on their functions, duties and powers, the Ministry of Justice, Ministry of Health, Public Security, Defense, Finance, Home Affairs and the ministries and ministerial-level agencies concerned are liable to guide the implementation of this Decree.

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 85/2013/NĐ-CP ngày 29/07/2013 hướng dẫn thi hành Luật giám định tư pháp

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


66.830

DMCA.com Protection Status
IP: 98.82.120.188
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!