Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 50/QĐ-CA 2020 công bố án lệ

Số hiệu: 50/QĐ-CA Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tòa án nhân dân tối cao Người ký: Nguyễn Hòa Bình
Ngày ban hành: 25/02/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Tòa án nhân dân tối cao công bố thêm 08 án lệ mới

Ngày 25/02/2020, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quyết định 50/QĐ-CA về việc công bố án lệ.

Theo đó, công bố thêm 08 án lệ mới được áp dụng xét xử từ ngày 15/4/2020 sau đây:

- Án lệ số 30/2020/AL về hành vi cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi xảy ra tai nạn giao thông.

- Án lệ số 31/2020/AL về xác định quyền thuê nhà, mua nhà thuộc sở hữu của Nhà nước theo Nghị định số 61/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ là quyền tài sản.

- Án lệ số 32/2020/AL về trường hợp đất do cá nhân khai phá nhưng sau đó xuất cảnh định cư ở nước ngoài và người khác đã quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài.

- Án lệ số 33/2020/AL về trường hợp cá nhân được nhà nước giao đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài.

- Án lệ số 34/2020/AL về quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường về đất trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi có bồi thường.

- Án lệ số 35/2020/AL về người Việt Nam trước khi đi định cư ở nước ngoài giao lại đất nông nghiệp cho người ở trong nước sử dụng.

- Án lệ số 36/2020/AL về hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị thu hồi, hủy bỏ.

- Án lệ số 37/2020/AL về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm tài sản trong trường hợp bên mua bào hiểm đóng phí bảo hiểm sau khi kết thúc thời hạn đóng phí bảo hiểm.

Quyết định 50/QĐ-CA chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 50/QĐ-CA

Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ ÁN LỆ

CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

- Căn cứ Điều 27 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

- Căn cứ Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18 tháng 6 năm 2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ;

- Căn cứ kết quả lựa chọn, biểu quyết thông qua án lệ của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 05 tháng 02 năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố 08 (tám) án lệ đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua (có án lệ kèm theo).

Điều 2. Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng các án lệ trong xét xử kể từ ngày 15 tháng 04 năm 2020.

Việc áp dụng án lệ được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 8 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18 tháng 6 năm 2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội;
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
- Ban Nội chính Trung ương;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ (02 bản);
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Công an;
- Liên đoàn Luật sư Việt Nam;
- Trung ương Hội luật gia Việt Nam;
- Các TAND và TAQS;
- Các Thẩm phán TANDTC;
- Các đơn vị thuộc TANDTC;
- Cổng thông tin điện tử TANDTC;
- Lưu: VT, Vụ PC&QLKH (TANDTC).

CHÁNH ÁN




Nguyễn Hòa Bình

ÁN LỆ SỐ 30/2020/AL1

VỀ HÀNH VI CỐ Ý ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CHÈN LÊN BỊ HẠI SAU KHI XẢY RA TAI NẠN GIAO THÔNG

Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 05 tháng 02 năm 2020 và được công bố theo Quyết định số 50/QĐ-CA ngày 25 tháng 02 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nguồn án lệ:

Bản án phúc thẩm số 280/2019/HSPT ngày 16-5-2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội về vụ án “Giết người” đối với bị cáo Phan Đình Q, sinh năm 1980.

Vị trí nội dung án lệ:

Đoạn 2, 3,4, 5 phần “Nhận định của Tòa án”.

Khái quát nội dung án lệ:

- Tình huống án lệ:

Sau khi gây ra tai nạn giao thông cho bị hại, bị cáo dừng xe xuống kiểm tra thấy bị hại nằm dưới gầm xe ô tô, không xác định được bị hại còn sống hay đã chết, bị cáo tiếp tục điều khiển xe chèn lên người bị hại. Hậu quả là bị hại chết.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, bị cáo phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người”.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

Các điều 93, 202 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tương ứng với các điều 123, 260 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Từ khóa của án lệ:

“Tai nạn giao thông”; “điều khiển xe chèn lên người bị hại”; “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”; “Giết người”.

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Theo Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và diễn biến tại phiên tòa thì nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Khoảng 16 giờ 00 phút ngày 31-5-2016, Phan Đình Q có giấy phép lái xe hạng C điều khiển xe ôtô tải (BKS 38C-073.05) loại xe có trọng tải 06 tấn đi trên đường quốc lộ 1A, theo hướng từ xã Đ đến xã T, đi cùng chiều với Q có xe máy điện (BKS 38MĐ1-218.54) do em Hoàng Đức P điều khiển đang đi trên phần đường dành cho người đi bộ và xe thô sơ. Khi Q điều khiển xe ô tô đi đến Km 584 Quốc lộ 1A thuộc xã T, huyện A (đoạn giao nhau với xã T) thì bất ngờ Q điều khiển xe ôtô chuyển hướng rẽ phải đi vào đường liên xã theo hướng đến Ủy ban nhân dân xã T, cùng lúc này em Hoàng Đức P cũng vừa đi đến. Do Q điều khiển xe chuyển hướng, nhưng lại không quan sát kỹ nên xe ô tô của Q đã va chạm gây ra tai nạn đối với xe máy điện do em p điều khiển, làm phần khung kim loại bảo vệ bình hơi phía bên phải xe ô tô va chạm với xe máy điện của em p, làm xe máy điện của em P bị cuốn vào gầm xe ô tô. Sau Khi xảy ra va chạm thì Q liền dừng xe lại, nhảy xuống khỏi xe rồi đi vòng ra sau phía bên phụ xe ô tô để kiểm tra thì nhìn thấy có một người nằm dưới gầm xe ô tô, đầu hướng về cổng chào xã T, còn chân thì hướng quốc lộ 1A, tay phải nằm vắt ra ngoài, bánh phía sau bên phụ của ô tô đè lên phần vai, gáy của em P, phần mặt bên trái của P tiếp xúc với mặt đường. Sau Khi thấy em P bị tai nạn nằm ở tư thế bị chèn ở phía trước của hàng bánh sau xe ô tô, Q đứng quan sát được khoảng gần một phút, rồi lên xe cài số 1 để tiếp tục cho xe chạy tiến lên và xe ô tô của Q đè qua đầu nạn nhân, làm cho nạn nhân bị vỡ sọ não và tử vong.

Hành vi phạm tội của bị cáo Phan Đình Q thì trước đó Tòa án nhân dân huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã đưa ra xét xử sơ thẩm theo tội danh mà Viện kiểm sát nhân dân huyện Kỳ Anh truy tố về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả thẩm vấn tại phiên tòa, Hội đồng xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Kỳ Anh cho rằng: Hành vi phạm tội của Q là hành vi "Giết người" nên đã trả hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân huyện Kỳ Anh, để chuyển hồ sơ lên cấp tỉnh điều tra, truy tố - xét xử Phan Đình Q về tội “Giết người”, bởi: Sau Khi điều khiển xe ô tô đã gây ra tai nạn cho em Hoàng Đức P, Khi xuống kiểm tra nhìn thấy nạn nhân p bị cuốn vào gầm ô tô và đang nằm ở phía trước bánh xe ô tô là nguy hiểm, nhưng Q lại không giữ nguyên hiện trường và tìm cách đưa nạn nhân ra khỏi xe ô tô để đưa đi cấp cứu, mà Q lại cho xe tiếp tục chạy tiến lên phía trước và chấp nhận cho xe ô tô chạy qua người nạn nhân đang nằm dưới gầm xe ô tô và hậu quả là em Hoàng Đức P đã bị bánh phía sau xe ô tô đè qua đầu, làm vỡ sọ não và đã tử vong ngay lúc đó. Xét, Phan Đình Q có đầy đủ năng lực nhận thức việc Q cho xe ô tô đi tiếp là rất nguy hiểm cho tính mạng của nạn nhân nằm dưới xe ô tô như nhiều lời khai của bị cáo trong quá trình điều tra vụ án.

Tại Biên bản khám nghiệm hiện trường vào hồi 17 giờ 35 phút ngày 31-5-2016 tại xã T, huyện A, tỉnh Hà Tĩnh, thể hiện:

Hiện trường xảy ra tại Km 548 QL1A, đoạn giao nhau với đường rẽ vào cổng chào xã T, huyện A, tỉnh Hà Tĩnh. Lấy cột mốc số 548 QL1A làm mốc cố định, mép đường bên đường quốc lộ 1A theo hướng từ Nam ra Bắc làm trục cố định.

Đo vuông góc qua mốc cố định theo hướng từ ngoài Bắc vào Nam, đến điểm dấu vết chà lốp là 76,8m. vết chà lốp màu đen, có dạng đường thẳng dài 3,0m, có kích thước chiều rộng 0,2m, có chiều hướng từ Nam ra Bắc. Từ điểm dấu vết chà lốp đến mép lề đường bên phải là 1,0m, điểm cuối vết chà lốp trùng với mép lề đường bên phải.

Đo từ điểm cuối vết chà lốp theo hướng từ trong Nam ra Bắc đến tâm trục bánh sau xe máy điện là 1,0m. Xe máy điện ngã nghiêng sang phải trên mặt đường nhựa nằm trong khu vực ngã ba giao nhau giữa đường Quốc lộ 1A và đường đi Ủy ban nhân dân xã T, đầu xe quay hướng Đông Bắc, đuôi xe quay hướng Tây Nam, từ tâm trục bánh sau xe máy điện đến mép lề đường bên phải là 1,3m, từ tâm trục bánh trước xe máy điện đến mép lề đường bên phải là 2,1m.

Tâm trục bánh trước xe máy điện trùng với tâm trục bánh trước phía bên lái xe ô tô của Q. Xe ô tô nằm bên mép đường bên phải đường đi Ủy ban nhân dân xã T, đầu xe quay về hướng Đông, đuôi xe quay về hướng Tây. Từ tâm trục bánh trước phía bên người lái đến mép lề đường bên lái đến mép đường bên phải là 38,6m, từ tâm trục bánh sau xe ô tô phía bên lái đến mép lề đường bên phải là 35,5m. Đo từ tâm trục bánh trước phía bên lái xe ô tô của Q theo hướng từ Bắc vào Nam đến tâm điểm của mảnh nhựa vỡ là 0,4m. Mảnh nhựa vỡ màu đen có chiều dài 0,43m; chiều rộng 0,37m, từ tâm mảnh vỡ nhựa đến mép lề đường bên phải là 0,75m.

Đo từ tâm mảnh nhựa vỡ theo hướng từ Nam ra Bắc cho đến tâm điểm của vết máu là 0,7m. Vết máu màu đỏ, có chiều dài 1,3m và chiều rộng 0,5m, vết máu nằm trên mặt đường nhựa theo hướng đi Ủy ban nhân dân xã T. Từ tâm vết máu đến mép lề đường bên phải là 5,3m.

Đo từ tâm vết máu theo hướng từ Nam ra Bắc đến tâm đỉnh đầu nạn nhân là 0,4m. Nạn nhân ở tư thế nằm ngửa đầu quay hướng về Đông, chân quay hướng Tây nằm trên mặt đường nhựa hướng đi Ủy ban nhân dân xã T. Từ tâm đỉnh đầu nạn nhân đến mép lề đường bên phải là 5,1 m, từ tâm gót bàn chân bên phải đến mép lề đường bên phải là 3,7m.

- Biên bản khám nghiệm tử thi Hoàng Đức P được lập hồi 17 giờ 45 phút ngày 31-5-2016 tại Km 548 QL 1A, xã T, huyện A phản ánh: Đầu mặt biến dạng, vỡ hộp sọ, tổ chức não ra khỏi hộp sọ, các đốt sống cổ bị gãy; gãy xương đòn trái; bụng ngực nhiều vết rách da xây xát rỉ máu; tứ chi, sinh dục, hạ vị, lưng, mông không tổn thương.

- Tại Biên bản giám định số 74/TgT ngày 05-6-2016 của Trung tâm pháp y - Sở Y tế H kết luận: Nguyên nhân chết của em Hoàng Đức P là do vết thương bị vỡ hộp sọ, hộp sọ bị dẹt phần đầu bên trái, đầu - mặt bị biến dạng hoàn toàn. Nạn nhân chết tại chỗ.

- Biên bản khám nghiệm phương tiện xe ô tô phản ánh: Vết xước lốp tại mặt ngoài bánh trước bên phụ, kích thước 40x3,5cm; tại thanh kim loại phía dưới thuộc phần khung kim loại bảo vệ bình hơi và bình ắc quy bên phụ phát hiện 02 vết cày xước kích thước 64x3cm và 53x3cm hướng từ trước ra sau; mặt tiếp xúc lốp ngoài, bánh sau bên phụ dính chất bẩn màu nâu đỏ (nghi máu), kích thước 32x23cm.

- Biên bản khám nghiệm phương tiện xe máy điện phản ánh: Nắp nhựa để chân che bình ắc quy bung khỏi các chốt định vị, bị gãy vỡ; ốp nhựa bên trái thân xe bị mất; chắn bùn phía sau bên phải biến dạng, xô lệch hướng từ phải sang trái, từ đuôi xe đến đầu xe; trục bánh sau gãy vỡ, biến dạng, kèm vết mài mòn kim loại; thanh kim loại cố định chắn bùn lốp sau cong vênh, biến dạng; giảm xóc bên phải phía sau cong vênh, biến dạng, bị mài mòn mặt ngoài lò xo; mặt ngoài bên phải bánh sau vết xước lốp 30x5cm; ốp nhựa bên phải thân xe trầy xước, mài mòn, kích thước 47x3; đầu mút tay phanh bên phải bị mài mòn.

- Tại Biên bản định giá tài sản số 19/HĐĐG ngày 29-7-2016 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự kết luận: Tổng thiệt hại đối với xe máy điện Philips 133S, (BKS MĐ1 218.54) của em P là 2.810.000 đồng.

Vật chứng gồm:

- 01 xe ô tô tải (BKS 38C-073.05) nhãn hiệu THACO, màu xanh, xe đã qua sử dụng.

- 01 xe máy điện nhãn hiệu Philips 133S(BKSMĐ1 218.54) xe đã qua sử dụng.

Trong quá trình điều tra vụ án ông Hoàng Mạnh H (bố đẻ của nạn nhân Hoàng Đức P), yêu cầu bị cáo phải bồi thường tổng số tiền 199.245.000 đồng. Gia đình bị cáo Q đã bồi thường được 70.000.000 đồng.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 41/2018/HSST ngày 19-11-2018, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã tuyên bố: Phan Đình Q phạm tội “Giết người”: Áp dụng khoản 2 Điều 93; điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999, xử phạt: Bị cáo Phan Đình Q 12 (mười hai) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo bị bắt tạm giữ, giam 27-12-2016.

* Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng Điều 42 Bộ luật Hình sự năm 1999; các Điều 307, 604, 605, 606, 610 Bộ luật Dân sự; Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08-7-2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, xử buộc bị cáo Phan Đình Q phải bồi thường cho gia đình người bị hại do ông Hoàng Mạnh H đại diện với tổng số tiền 175.455.000 đồng (được trừ 70.000.000 đồng đã bồi thường), còn phải bồi thường tiếp 105.455.000 đồng (Một trăm lẻ năm triệu bốn trăm năm mươi lăm nghìn đồng).

* Về xử lý vật chứng: Áp dụng Điều 41 Bộ luật Hình sự năm 1999; khoản 1, khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

- Truy thu số tiền 200.000.000 đồng (Hai trăm triệu đồng) do gia đình bị cáo Phan Đình Q đã bán xe ôtô (BKS: 38C- 073.05) là phương tiện phạm tội của vụ án do Phan Đình Q điều khiển.

- Trả lại cho gia đình ông Hoàng Manh H (bố em P) 01 xe máy điện hiệu Philips 133S (BKS: 38MĐ1-218.54) đã qua sử dụng.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, thông báo quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật cho bị cáo, đại diện hợp pháp của người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

Sau Khi xét xử sơ thẩm:

Ngày 26-11-2018, bị cáo Phan Đình Q kháng cáo kêu oan, bị cáo cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm xử bị cáo tội “Giết người” là không đúng tội danh, mà bị cáo chỉ phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.

Ngày 30-11-2018, đại diện hợp pháp của người bị hại kháng cáo với nội dung: Đề nghị xử tăng mức hình phạt tù đối với bị cáo, vì Tòa sơ thẩm xử phạt bị cáo mức hình phạt còn quá nhẹ.

Ngày 29-11-2018, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án: Ông Nguyễn Tiến A (bố vợ bị cáo) và chị Nguyễn Thị D (vợ bị cáo) có đơn kháng cáo: Đề nghị xem xét lại việc truy thu 200 triệu đồng mà Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định.

Ngày 17-12-2018, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội có Quyết định kháng nghị số 06/QĐ-VC1-HS: Đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất côn đồ quy định tại điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999 và xử tăng mức hình phạt tù đối với bị cáo. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên lại đề nghị không áp dụng tình tiết côn đồ mà áp dụng điểm q “Phạm tội vì động cơ đê hèn” và tăng mức hình phạt tù đối với bị cáo.

Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Phan Đình Q tiếp tục kêu oan về tội danh, bị cáo cho rằng bị cáo không phạm tội giết người, mà chỉ phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, vì bị cáo không phạm tội giết người, nhưng có khi bị cáo lại khai sau Khi xuống xem thì bị cáo thấy nạn nhân đã chết.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội: Sau Khi kiểm tra tính có căn cứ pháp luật của bản án sơ thẩm và xét hỏi làm rõ tại phiên tòa, thì thấy: Tòa án cấp sơ thẩm kết án bị cáo Q về tội: “Giết người” là hoàn toàn có căn cứ pháp luật, bị cáo không nhận tội giết người chỉ là nhằm trốn tránh trách nhiệm hình sự về tội nặng hơn mà thôi. Hành vi phạm tội của bị cáo có tính chất, động cơ đê hèn, vì bị cáo muốn nạn nhân chết hẳn thì bị cáo mới cho xe đi tiếp. Vì vậy, đề nghị Hội đồng xét xử không áp dụng điểm n khoản 1 Điều 93 như nội dung kháng nghị mà cần áp dụng điểm q khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự để xét xử bị cáo và đề nghị Hội đồng xét xử của Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận nội dung kháng nghị, để xử tăng mức hình phạt tù đối với bị cáo Q.

Người bào chữa cho bị cáo Phan Đình Q: Luật sư Nguyễn Văn Đ thì đề nghị: Tòa án cấp phúc thẩm xem xét thấu đáo và thận trọng về hành vi phạm tội của bị cáo, để không chấp nhận nội dung kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội và quyết định bản án về tội danh của Tòa án cấp sơ thẩm, để từ đó không kết án bị cáo Q về tội giết người, mà kết án bị cáo về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.

Người bảo vệ quyền lợi cho người bị hại: Luật sư Nguyễn Khắc T, Văn phòng luật sư A thuộc Đoàn luật sư H, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm kết án bị cáo như bản án sơ thẩm và chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội để xử tăng hình phạt tù đối với bị cáo.

Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, căn cứ vào kết quả xét hỏi, tranh tụng công khai tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, lời khai của bị cáo và bào chữa của luật sư cho bị cáo, cũng như lời trình bày của đại diện hợp pháp của người bị hại và luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại và các đương sự khác trong vụ án.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

[1] Trong quá trình điều tra vụ án của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Anh và Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh, cũng như lời khai của bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Kỳ Anh và tại phiên tòa sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh thì bị cáo Phan Đình Q đều thừa nhận bị cáo là người đã gây nên cái chết đối với em Hoàng Đức P vào hồi khoảng 16 giờ ngày 31-5-2016 tại Km 584 Quốc lộ 1A thuộc địa phận xã T, huyện A, tỉnh Hà Tĩnh Khi bị cáo đang điều khiển xe ô tô rẽ vào đường theo hướng đi đến Ủy ban nhân dân xã T. Mặc dù, bị cáo Q khai nhận như vậy, nhưng bị cáo lại cho rằng hành vi phạm tội của bị cáo chỉ phạm vào tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” chứ không phạm tội “Giết người”, bởi vì: Tuy bị cáo là người lái xe ô tô đè qua đầu cháu P, nhưng do bị cáo luống cuống, đã cài nhầm số mà lẽ ra bị cáo lùi xe, thì bị cáo lại cho xe đi thẳng, bị cáo không muốn nạn nhân chết.

[2] Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy: Trong Khi đang điều khiển xe ô tô phát hiện có việc va chạm, xảy ra tai nạn giao thông thì Q đã dừng xe lại để xuống kiểm tra, Khi Q nhìn thấy có một nạn nhân (sau này biết đó là em Hoàng Đức P) đang nằm ở phía trước hàng bánh phía sau xe ô tô về phía bên phải thì Q đã lên xe, điều khiển cho xe ô tô đi thẳng, nên hàng bánh sau xe ô tô của Q đã đè lên đầu, làm em P chết ngay tại chỗ.

[3] Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, như lời khai của người làm chứng gồm: bà Dương Thị H, anh Nguyễn Xuân H, chị Phạm Thị T, anh Hoàng Khánh C; cũng như Sơ đồ hiện trường, Biên bản khám nghiệm tử thi, Kết luận giám định pháp y và đặc biệt là căn cứ vào chính lời khai của bị cáo Q ở giai đoạn ban đầu điều tra vụ án thì thấy: Trong quá trình điều tra vụ án của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Anh, cũng như tại phiên tòa của Tòa án nhân dân huyện Kỳ Anh và tại phiên tòa sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh thì bị cáo đã khai: “Khi xuống kiểm tra thì tôi không chắc chắn nạn nhân đang nằm dưới gầm xe ô tô là còn sống, hay đã chết, vì thực tế lúc đó tôi cũng chưa có căn cứ để xác định được là nạn nhân đã chết, hay còn sống” (Bút lục 75); bị cáo Q còn khai là mặc dù lúc đó bị cáo nhận thức được cho xe tiến lên, hay lùi lại thì cũng đều là rất nguy hiểm, vì nếu lùi xe thì thế nào bánh trước cũng sẽ tiếp tục đè lên người nạn nhân (Bút lục 64, 65, 69).

[4] Lời khai của bị cáo Phan Đình Q còn thể hiện: Khi xuống kiểm tra tôi thấy nạn nhân nằm sát về phía trước của hàng bánh sau xe ô tô, bánh xe ô tô chưa đè hẳn lên đầu người đó, bị cáo mới chỉ nhìn thấy nạn nhân đó nằm bất động về phía trước bánh xe ô tô ở hàng bánh sau phía bên phải (Bút lục 61, 68, 85, 354, 356). Ngoài ra, bị cáo Q còn có nhiều lời khai khác: Mặc dù bị cáo nhận thức được lúc đó cho xe ô tô lùi lại, hay tiến lên thì cũng đều đè qua người nạn nhân và tôi nhận thức được như vậy, nhưng tôi vẫn chấp nhận cứ cho xe đè qua người nạn nhân (Bút lục 58, 61, 64, 65, 69).

[5] Như vậy, mặc dù bị cáo Q kháng cáo cho rằng: Hành vi phạm tội của bị cáo không phạm tội “Giết người” nhưng Hội đồng xét xử phúc thẩm có đủ căn cứ để khẳng định: Bị cáo Q đã có hành vi phạm tội “Giết người” như quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh là hoàn toàn có căn cứ pháp luật. Việc bị cáo Q luôn thay đổi lời khai và không nhận đã phạm tội “Giết người” là chỉ để trốn tránh trách nhiệm hình sự trước pháp luật về tội nặng hơn tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” mà thôi; do đó, Tòa án cấp phúc thẩm không có căn cứ pháp luật để chấp nhận nội dung kháng cáo của bị cáo, mà cần phải giữ nguyên tội danh “Giết người” đối với bị cáo như quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm khẳng định: bị cáo Q không bị kết án sai tội danh như nội dung đơn kháng cáo của bị cáo và lời khai của bị cáo tại phiên tòa, cũng như bào chữa của luật sư cho bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm.

[6] Xét nội dung kháng nghị phúc thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Hội đồng xét xử phúc thẩm, thấy: Nguyên nhân xảy ra vụ án là do bị cáo thiếu chú ý quan sát trong Khi điều khiển xe ô tô, nên đã gây ra tai nạn, làm em P bị cuốn nằm dưới xe ô tô của bị cáo. Sau khi phát hiện đã va chạm với người tham gia giao thông, thì bị cáo đã dừng xe để xuống kiểm tra, Khi xuống kiểm tra thấy có người nằm ngay sát bánh xe ô tô thì bị cáo không tìm cách xử lý mà lại điều khiển cho xe tiếp tục đi thẳng, mặc dù bị cáo đã nhiều lần khai nhận là kể cả việc bị cáo cho xe đi thẳng, hay lùi lại thì đều rất nguy hiểm, nhưng lúc đó bị cáo cứ cho xe tiến lên, hậu quả là em Hoàng Đức P bị xe ô tô đè lên làm vỡ hộp sọ và chết ngay tại chỗ.

[7] Xét hành vi phạm tội của bị cáo Phan Đình Q không thuộc trường hợp có tính chất côn đồ và cũng không thuộc trường hợp phạm tội có tính chất man rợ như nội dung kháng nghị, cũng như quan điểm của Kiểm sát viên tại phiên tòa, mà Hội đồng xét xử thấy bị cáo chỉ phạm tội theo khoản 2 Điều 93 Bộ luật Hình sự, như quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; do đó, không có căn cứ để chấp nhận nội dung kháng nghị về việc áp dụng khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự để xét xử đối với bị cáo. về nội dung đề nghị tăng mức hình phạt tù đối với bị cáo Q thì Hội đồng xét xử thấy: Sau khi xuống xe để kiểm tra, thấy bánh xe ô tô phía sau bên phải đè sát vào phần cổ, gáy của nạn nhân và mặc dù lúc này bị cáo chưa có căn cứ để nói rằng nạn nhân đã chết, nhưng bị cáo vẫn điều khiển xe đi tiếp, dẫn đến nạn nhân bị chết sau khi xe tiến lên. Hơn nữa, trong quá trình điều tra vụ án bị cáo lại không thành khẩn nhận tội là thể hiện coi thường pháp luật, trong khi người bị hại không có lỗi gì và lúc này thì tính nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân đang ở mức rất nguy hiểm, mà bị cáo vẫn lái xe đè qua người nạn nhân là điều không thể chấp nhận được đối với bị cáo; Hội đồng xét xử thấy hoàn toàn có căn cứ để chấp nhận xử tăng mức hình phạt tù đối với bị cáo, có như vậy thì mới tương xứng với tính chất - mức độ do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra và mới đảm bảo được tính răn đe phòng ngừa tội phạm chung vì mức hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt đối với bị cáo Q 12 (mười hai) năm tù là còn quá nhẹ, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân địa phương nơi xảy ra vụ án.

[8] Xét về nội dung kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án chị Nguyễn Thị D (vợ bị cáo) về nội dung xem xét lại khoản tiền 200 triệu đồng, do bán xe ô tô mà có, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm thấy: Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định truy thu khoản tiền 200 triệu đồng do bán xe ô tô (là phương tiện do bị cáo phạm tội) là đúng pháp luật; do đó, nội dung kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chị Nguyễn Thị D không được chấp nhận, mà cần thiết phải giữ nguyên như quyết định của bản án sơ thẩm.

[9] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

[10] Bị cáo kháng cáo về tội danh không được chấp nhận, nên phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

[11] Vì các lẽ trên và căn cứ vào các Điều 355, 356 và 357 Bộ luật Tố tụng hình sự,

QUYẾT ĐỊNH:

Không chấp nhận nội dung kháng cáo về tội danh của bị cáo Phan Đình Q, cũng như không chấp nhận nội dung kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chị Nguyễn Thị D; Chấp nhận kháng cáo của đại diện hợp pháp của người bị hại và chấp nhận một phần kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội về nội dung đề nghị tăng mức hình phạt tù đối với bị cáo Q, để sửa bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về phần tăng mức hình phạt tù đối với bị cáo. Nay tuyên:

Tuyên bố: Bị cáo Phan Đình Q phạm tội “Giết người”:

Áp dụng khoản 2 Điều 93; điểm b khoản 1,2 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999, xử phạt: Phan Đình Q 13 (mười ba) năm 6 (sáu) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù của bị cáo tính từ ngày bị bắt tạm giữ, giam 27-12-2016.

Về xử lý vật chứng: Áp dụng Điều 41 Bộ luật Hình sự 1999; khoản 1,2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, buộc phải truy thu lại số tiền 200 triệu đồng, do vợ bị cáo và gia đình bị cáo đã bán xe ô tô là phương tiện do Q phạm tội.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bị cáo Q phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự phúc thẩm.

Bản án hình sự phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án 16-5-2019.

NỘI DUNG ÁN LỆ

“[2] Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy: Trong khi đang điều khiển xe ô tô phát hiện có việc va chạm, xảy ra tai nạn giao thông thì Q đã dừng xe lại để xuống kiểm tra, Khi Q nhìn thấy có một nạn nhân (sau này biết đó là em Hoàng Đức P) đang nằm ở phía trước hàng bánh phía sau xe ô tô về phía bên phải thì Q đã lên xe, điều khiển cho xe ô tô đi thẳng, nên hàng bánh sau xe ô tô của Q đã đè lên đầu, làm em P chết ngay tại chỗ.

[3] Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, như lời khai của người làm chứng gồm: bà Dương Thị H, anh Nguyễn Xuân H, chị Phạm Thị T, anh Hoàng Khánh C; cũng như Sơ đồ hiện trường, Biên bản khám nghiệm tử thi, Kết luận giám định pháp y và đặc biệt là căn cứ vào chính lời khai của bị cáo Q ở giai đoạn ban đầu điều tra vụ án thì thấy: Trong quá trình điều tra vụ án của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Anh, cũng như tại phiên tòa của Tòa án nhân dân huyện Kỳ Anh và tại phiên tòa sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh thì bị cáo đã khai: "Khi xuống kiểm tra thì tôi không chắc chắn nạn nhân đang nằm dưới gầm xe ô tô là còn sống, hay đã chết, vì thực tế lúc đó tôi cũng chưa có căn cứ để xác định được là nạn nhân đã chết, hay còn sống” (Bút lục 75); bị cáo Q còn khai là mặc dù lúc đó bị cáo nhận thức được cho xe tiến lên, hay lùi lại thì cũng đều là rất nguy hiểm, vì nếu lùi xe thì thế nào bánh trước cũng sẽ tiếp tục đè lên người nạn nhân (Bút lục 64, 65, 69).

[4] Lời khai của bị cáo Phan Đình Q còn thể hiện: Khi xuống kiểm tra tôi thấy nạn nhân nằm sát về phía trước của hàng bánh sau xe ô tô, bánh xe ô tô chưa đè hẳn lên đầu người đó, bị cáo mới chỉ nhìn thấy nạn nhân đó nằm bất động về phía trước bánh xe ô tô ở hàng bánh sau phía bên phải (Bút lục 61, 68, 85, 354, 356). Ngoài ra, bị cáo Q còn có nhiều lời khai khác: Mặc dù bị cáo nhận thức được lúc đó cho xe ô tô lùi lại, hay tiến lên thì cũng đều đè qua người nạn nhân và tôi nhận thức được như vậy, nhưng tôi vẫn chấp nhận cứ cho xe đè qua người nạn nhân (Bút lục 58, 61, 64, 65, 69).

[5] Như vậy, mặc dù bị cáo Q kháng cáo cho rằng: Hành vi phạm tội của bị cáo không phạm tội “Giết người ” nhưng Hội đồng xét xử phúc thẩm có đủ căn cứ để khẳng định: Bị cáo Q đã có hành vi phạm tội “Giết người ” như quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh là hoàn toàn có căn cứ pháp luật. Việc bị cáo Q luôn thay đổi lời khai và không nhận đã phạm tội “Giết người ” là chỉ để trốn tránh trách nhiệm hình sự trước pháp luật về tội nặng hơn tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ” mà thôi; do đó, Tòa án cấp phúc thẩm không có căn cứ pháp luật để chấp nhận nội dung kháng cáo của bị cáo, mà cần phải giữ nguyên tội danh “Giết người” đối với bị cáo như quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm khẳng định: bị cáo Q không bị kết án sai tội danh như nội dung đơn kháng cáo của bị cáo và lời khai của bị cáo tại phiên tòa, cũng như bào chữa của luật sư cho bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm.”

ÁN LỆ SỐ 31/2020/AL1

VỀ XÁC ĐỊNH QUYỀN THUÊ NHÀ, MUA NHÀ THUỘC SỞ HỮU CỦA NHÀ NƯỚC THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 61/CP NGÀY 05-7-1994 CỦA CHÍNH PHỦ LÀ QUYỀN TÀI SẢN

Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 05 tháng 02 năm 2020 và được công bố theo Quyết định số 50/QĐ-CA ngày 25 tháng 02 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nguồn án lệ:

Quyết định giám đốc thẩm số 05/2018/DS-GĐT ngày 10-4-2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án dân sự “Tranh chấp chia tài sản chung về việc mua hóa giá nhà” tại Thành phố Hồ Chí Minh giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị H với bị đơn là bà Nguyễn Thị Kim L; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 12 người.

Vị trí nội dung án lệ:

Đoạn 1 phần “Nhận định của Tòa án”.

Khái quát nội dung án lệ:

- Tình huống án lệ:

Cá nhân thuộc diện được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước theo Nghị định số 61/CP ngày 05-7-1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở mà khi còn sống, người đó chưa làm thủ tục mua hóa giá nhà theo quy định của pháp luật.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, phải xác định quyền thuê nhà, mua nhà thuộc sở hữu của Nhà nước là quyền tài sản và được chuyển giao cho các thừa kế của người đó.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

- Các điều 172,188, 634 Bộ luật Dân sự năm 1995 (tương ứng với các điều 163, 181, 631 Bộ luật Dân sự năm 2005; các điều 105, 115, 609 Bộ luật Dân sự năm 2015);

- Nghị định số 61/CP ngày 05-7-1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở.

Từ khóa của án lệ:

“Nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước”; “Mua hóa giá nhà”; “Tài sản”; “Quyền tài sản”.

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Tại Đơn khởi kiện ngày 05-7-2007, Đơn khởi kiện bổ sung các ngày 29-8-2008, 15-01-2010, 20-7-2010, 10-8-2010 và lời khai tại Tòa án, nguyên đơn là bà Nguyễn Thị H trình bày:

Cha mẹ bà là cụ Nguyễn Thanh T (chết năm 1995) và cụ Lâm Thị c (chết ngày 25-01-2011) có 03 người con chung là bà (H), ông Nguyễn Văn T1, ông Nguyễn Văn T2 (chết năm 1992, có vợ là bà Hồ Thị H4 và có 04 người con chung là các anh chị Nguyễn Hồ Thanh C1, Nguyễn Hồ Hoàng Đ, Nguyễn Thị An T2, Nguyễn Thị Mỹ D). Cụ T tham gia cách mạng từ trước tháng 8-1945 ở Bạc Liêu. Ngày 20-7-1954, cụ T tập kết ra Bắc. Năm 1964, cụ C lấy chồng khác. Tháng 10-1975, cụ T về công tác tại Cục A Quân khu 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 1976, cụ T chung sống với cụ Lê Thị T4 (không đăng ký kết hôn). Khoảng đầu năm 1976, cụ T được Quân đội cấp căn nhà số 63 (tầng 2) đường V, phường X, nay là nhà số 63 đường B, phường H, quận I, Thành phố Hồ Chí Minh. Tại Quyết định số 092/QĐ ngày 16-4-1981, Hội đồng nhà đất Quân khu 7 đã cấp chính thức căn nhà trên cho cụ T.

Ngày 27-8-1995, cụ T chết không để lại di chúc. Bà Nguyễn Thị Kim L là con riêng của cụ T4 đã đứng tên làm hợp đồng thuê căn nhà trên và xin mua hóa giá căn nhà trên theo Nghị định số 61/CP ngày 05-7-1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở (sau đây gọi tắt là Nghị định số 61/CP). Khi biết được việc làm này của bà L thì bà đã có đơn Khiếu nại. Ngày 05-7-2001, Thanh tra quốc phòng của Bộ tư lệnh Quân khu 7 đã họp giải quyết với nội dung: nếu gia đình bà không còn Khiếu nại thì nhà số 63 đường B sẽ được giải quyết cho bà L mua hóa giá; sau khi mua hóa giá xong thì sẽ trừ các khoản chi phí trong việc mua nhà của Nhà nước, giá trị còn lại của ngôi nhà sẽ do nội bộ chị em trong gia đình thỏa thuận chia; nếu không thống nhất được thì sẽ giải quyết theo pháp luật.

Tuy nhiên, sau Khi mua hóa giá xong, bà L đã chiếm đoạt luôn căn nhà và cho Công ty trách nhiệm hữu hạn NV thuê, mà không trao đổi bàn bạc với bà và ông T1 để cùng thỏa thuận phân chia giá trị của ngôi nhà. Bà xác định nhà số 63 đường B được Nhà nước bán hóa giá với sự đãi ngộ của Đảng và Nhà nước cho cụ T, nên các con cụ T phải được hưởng. Bà đề nghị Tòa án buộc bà L phải chia cho các thừa kế của cụ T 1/2 giá trị nhà số 63 đường B, sau Khi đã trừ tiền mua hóa giá ngôi nhà và các chi phí liên quan trong việc mua hóa giá nhà.

Tại Đơn bổ sung yêu cầu khởi kiện ngày 29-8-2008, bà yêu cầu Tòa án chia nhà số 63 đường B theo pháp luật cho các thừa kế của cụ T bao gồm cụ T4, bà, ông T1, ông T2, bà L (nếu chứng minh được là con nuôi hợp pháp) và yêu cầu bà L hoàn trả tiền cho thuê nhà từ năm 1998 đến nay là khoảng 2.000.000.000 đồng.

Ngày 20-7-2010, bà có đơn yêu cầu Tòa án xác định việc Cục A Quân khu 7 ký hợp đồng bán nhà số 63 đường B cho bà L là không đúng pháp luật, đề nghị hủy hợp đồng mua bán nhà giữa Cục A Quân khu 7 với vợ chồng bà L; công nhận các thừa kế của cụ T được quyền hưởng tiêu chuẩn của cụ T để được mua nhà số 63 đường B. Ngày 10-8-2010, bà H có đơn rút lại yêu cầu ngày 20-7-2010.

Ngày 17-11-2014, bà H có đơn yêu cầu chia tài sản chung là nhà số 63 đường B theo biên bản thỏa thuận của Thanh tra Bộ Quốc phòng, không yêu cầu chia số tiền mà bà L đã cho Công ty trách nhiệm hữu hạn NV thuê nhà sô 63 đường B từ năm 2002 đến nay.

Bị đơn là bà Nguyễn Thị Kim L trình bày:

Cha mẹ bà là cụ Lê Thị T4 và cụ Nguyễn Văn C2 (Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Cục Miền Nam - hy sinh năm 1973). Năm 1975, bà và gia đình được Ban Tổ chức Trung ương cấp cho 01 phần căn nhà tại số 201/6 Y, nay là số 4/1 (có lúc ghi là số 204/1) đường HV, phường Đ, quận G, Thành phố Hồ Chí Minh. Sau Khi cụ C2 mất, cụ T4 xây dựng gia đình với cụ T. Năm 1981, cụ T4 ôm, nên bà về tạm trú tại nhà số 63 đường B để nuôi mẹ bệnh. Năm 1982, cụ T4 chết. Khi đó cụ T bị bệnh, thường xuyên phải vào viện, nhưng không có người nhà chăm sóc (các con cụ T đã chuyển hộ khẩu và đi nơi khác sinh sống), nên bà ở lại nhà số 63 đường B để chăm sóc cụ T.

Năm 1986, theo yêu cầu của cụ T, chị em bà đã làm thủ tục trả lại căn nhà số 4/1 đường HV để được nhập hộ khẩu vào căn nhà số 63 đường B. Năm 1993, cụ T lập giấy ủy quyền cho bà được trọn quyền giải quyết những việc có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với căn nhà số 63 đường B; cụ T viết rõ trong giấy ủy quyền là giấy ủy quyền có giá trị trong khi cụ còn sống và kể cả khi cụ chết. Năm 1995, cụ T chết. Năm 2001, khi bà đứng tên làm thủ tục mua hóa giá nhà thì bà H và ông T1 có đơn khiếu nại. Bộ tư lệnh Quân khu 7 đã giải quyết bằng cách bác đơn khiếu nại của bà H, cho vợ chồng bà được mua hóa giá nhà, sau khi mua xong sẽ trừ số tiền mua hóa giá nhà, phần còn lại sẽ do chị em trong gia đình thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì giải quyết theo pháp luật. Xuất phát từ tình cảm cá nhân và cùng là chị em, nên bà cũng có ý định là nếu bà H có đơn bãi nại và bà được xét giảm tiền mua nhà theo tiêu chuẩn của cụ T thì bà sẽ hỗ trợ cho các con ruột của cụ T. Vì vậy, bà cũng đồng ý với việc giải quyết của Bộ tư lệnh Quân khu 7, nhưng sau đó, bà H và ông T1 vẫn tiếp tục Khiếu nại, nên bà không được mua giảm giá theo chế độ của cụ T mà mua theo chế độ con liệt sỹ với giá 606.311.587 đồng. Do bà nộp tiền một lần nên được giảm 10% tiền nhà và 20% tiền đất, tổng số tiền phải trả là 506.450.828 đồng. Như vậy, bà mua hóa giá nhà trên theo tiêu chuẩn của bà (tiêu chuẩn con liệt sỹ), không phải tiêu chuẩn của cụ T, nên nhà số 63 đường B nêu trên là tài sản riêng của vợ chồng bà. Ngày 09-10-2002, bà và chồng của bà là ông Nguyễn Phi H3 (chết ngày 04-7-2006) được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất nêu trên. Bà không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà H.

Sau khi mua hóa giá nhà, ông Nguyễn Thanh H1 (anh trai bà) đã sửa chữa nhà hết 400.000.000 đồng (tương đương 80 lượng vàng). Nếu yêu cầu của bà H được chấp nhận thì phải trừ chi phí sửa nhà của ông H1 là 80 lượng vàng.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

- Ông Nguyễn Văn T1 trình bày: Ông thống nhất với lời trình bày và yêu cầu của bà H.

- Bà Hồ Thị H4 và các anh, chị Nguyễn Hồ Thanh C1, Nguyễn Hồ Hoàng Đ, Nguyễn Thị An T3, Nguyễn Thị Mỹ D cùng ủy quyền cho bà H giải quyết vụ án.

- Ông Nguyễn Thanh H1 trình bày: ông có tên trong sổ hộ khẩu căn nhà số 63 đường B từ năm 1989. Khoảng năm 2004 ông và bà L đã sửa chữa, xây dựng thêm phía sau nhà, giá trị khoảng 400.000.000 đồng. Theo ông, nhà này không phải di sản của cụ T. Trong trường hợp Tòa án chấp nhận yêu cầu của bà H ông yêu cầu được lấy lại số tiền sửa chữa nhà tính theo giá vàng tại thời điểm năm 2004. Nếu Tòa án không chấp nhận yêu cầu của bà H thì ông không yêu cầu gì.

- Anh Nguyễn Hoàng Minh M1, chị Hoàng Nguyễn Ngọc T7 (con của ông Nguyễn Phi H3) trình bày: Anh, chị không có ý kiến, không yêu cầu, đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt theo quy định pháp luật.

Biên bản định giá nhà ngày 08-9-2010 của Tòa án nhân dân Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh xác định giá trị nhà đất số 63 đường B là 33.993.333.920 đồng. Hồ sơ chiết tính tháng 10-2010 của Công ty dịch vụ công ích Quận 3 thuộc Ủy ban nhân dân Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh xác định giá trị nhà ông H1 xây cất là 264.114.568 đồng.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 17/2009/DSST ngày 28-4-2009, Tòa án nhân dân Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh quyết định (tóm tắt):

Không chấp nhận yêu cầu của bà Nguyễn Thị H, ông Nguyễn Văn T1, cụ Nguyễn Thị c có bà Nguyễn Thị H là giám hộ đương nhiên, bà Hồ Thị H4, các anh chị Nguyễn Hồ Thanh C1, Nguyễn Hồ Hoàng Đ, Nguyễn Thị An T3, Nguyễn Thị Mỹ D về việc phân chia di sản thừa kế đối với căn nhà 63 (tầng 2) đường B, phường H, quận I, Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau Khi xét xử sơ thẩm, bà H và ông T1 có đơn kháng cáo.

Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 1446/2009/DSPT ngày 14-8-2009, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 17/2009/DSST ngày 28-4-2009 của Tòa án nhân dân Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết lại theo trình tự sơ thẩm, với lý do: Tòa án cấp sơ thẩm không triệu tập vợ và con của ông Nguyễn Thanh H1; các thừa kế của ông Nguyễn Phi H3 (chết năm 2006) vào tham gia tố tụng là thiếu sót. Tòa án cấp sơ thẩm cần làm rõ quan hệ tranh chấp trong vụ án này.

Do có đương sự ở nước ngoài (anh Nguyễn Hoàng Minh M1 và chị Hoàng Nguyễn Ngọc T7) nên Tòa án nhân dân Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh đã chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết theo thẩm quyền.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 186/2014/DS-ST ngày 06-3-2014, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định:

Chấp nhận một phần yêu cầu của bà Nguyễn Thị H.

Buộc bà Nguyễn Thị Kim L có trách nhiệm giao lại cho bà Nguyễn Thị H, ông Nguyễn Văn T1 và các thừa kế của ông Nguyễn Văn T2 số tiền chênh lệch từ việc mua nhà hóa giá cụ thể như sau:

Bà Nguyễn Thị H: 3.882.238.480 đồng, tỷ lệ 1/8. Ông Nguyễn Văn T1 3.882.238.480 đồng, tỷ lệ 1/8. Các thừa kế của ông Nguyễn Văn T2 gồm: Nguyễn Hồ Thanh C1, Nguyễn Hồ Hoàng Đ, Nguyễn Thị An T3 và Nguyễn Thị Mỹ D là 3.882.238.480 đồng, tỷ lệ 1/8. Mỗi người là 970.559.620 đồng, số tiền này tạm giao cho bà H quản lý, bà H có trách nhiệm giao lại cho các đồng thừa kế của ông T2.

Bà Nguyễn Thị Kim L được hưởng tổng cộng là 20.878.905.440 đồng, tỷ lệ 5/8 (3.882.238.480 đồng+ 16.996.666.960 đồng).

Không chấp nhận yên cầu của bà L về việc yêu cầu xác nhận căn nhà trên thuộc quyền sở hữu của cá nhân bà.

Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, trách nhiệm do chậm Thi hành án và quyền kháng cáo.

Sau khi xét xử sơ thẩm, bà Nguyễn Thị H, bà Nguyễn Thị Kim L có đơn kháng cáo.

Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 125/2015/DS-PT ngày 21-8-2015, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết định:

Không chấp nhận kháng cáo của bà Nguyễn Thị H; chấp nhận kháng cáo của bà Nguyễn Thị Kim L; sửa bản án dân sự sơ thẩm nêu trên như sau:

Xác định căn nhà số 63 (tầng 2) đường B, phường H, quận I, Thành phố Hồ Chí Minh là tài sản thuộc quyền sở hữu của bà Nguyễn Thị Kim L và ông Nguyễn Phi H3 (chết ngày 04-7-2006), theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 19980/2002 ngày 09-10-2002 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp.

Không chấp nhận yêu cầu của bà Nguyễn Thị H, yêu cầu của ông Nguyễn Văn T1 và yêu cầu của các đương sự Nguyễn Hồ Thanh C1, Nguyễn Hồ Hoàng Đ, Nguyễn Thị An T3 và Nguyễn Thị Mỹ D yêu cầu được hưởng giá trị căn nhà số 63 (tầng 2) đường B, phường H, quận I, Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

Không chấp nhận yêu cầu của bà Nguyễn Thị H đòi bà Nguyễn Thị Kim L phải chia số tiền 8.320.548.575 đồng.

Không chấp nhận yêu cầu của ông Nguyễn Văn T1 đòi bà Nguyễn Thị Kim L phải chia số tiền 8.320.548.575 đồng.

Không chấp nhận yêu cầu của các đương sự Nguyễn Hồ Thanh C1, Nguyễn Hồ Hoàng Đ, Nguyễn Thị An T3 và Nguyễn Thị Mỹ D đòi bà Nguyễn Thị Kim L phải chia số tiền 8.320.548.575 đồng.

Ngày 18-10-2015, bà Nguyễn Thị H có đơn đề nghị xem xét bản án dân sự phúc thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm.

Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 01/QĐKNGĐT-VKS-DS ngày 22-8-2017, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 125/2015/DS-PT ngày 21-8-2015 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 186/2014/DSST ngày 06-3-2014 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật với nhận định:

Cụ Nguyễn Thanh T chung sống với cụ Nguyễn Thị C có 03 người con chung, gồm các ông, bà: Nguyễn Thị H, Nguyễn Văn T1 và Nguyễn Văn T2 (ông T2 chết năm 1992, có vợ là Hồ Thị H4 và 04 người con). Năm 1975, cụ T trở về Miền Nam chung sống với cụ Lê Thị T4 không có con chung. Cụ T4 có hai con riêng là bà Nguyễn Thị Kim L và ông Nguyễn Thanh H1.

Tài sản hai bên đang tranh chấp là căn nhà tại số 63 (tầng 2) đường V, Phường X, quận I (nay là đường B, phường H, quận I, Thành phố Hồ Chí Minh). Nguồn gốc căn nhà là do Bộ tư lệnh Quân khu 7 tiếp quản sử dụng từ sau ngày Miền Nam giải phóng. Năm 1981, Quân khu 7 cấp “Giấy phép quyền sở hữu sử dụng” số 092/QĐ ngày 16-4-1981 cho cụ Nguyễn Thanh T. Theo nội dung giấy phép thì việc cấp nhà cho cụ T là “để tạo mọi điều kiện chỗ ăn, ở cho gia đình cán bộ, ổn định lâu dài và cấp do hoàn cảnh gia đình cán bộ không có nhà ở”, thời điểm cấp thì bà H và ông T1 (con cụ T) sống chung với cụ T, có hộ khẩu thường trú tại căn nhà trên. Đến năm 1982, hai chị em bà L và ông H1 mới chuyển về sống cùng cụ T và được cụ T bảo lãnh nhập hộ khẩu về căn nhà trên.

Ngày 09-6-1993, cụ T lập “Giấy ủy quyền” có nội dung: “...Tôi ủy quyền cho con tôi Nguyễn Thị Kim L thay mặt tôi Khi còn sống và ủy quyền cho nó được trọn quyền giải quyết những việc có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với căn nhà được Quân khu 7 và Sở nhà đất thành phố cấp cho (bao gồm tầng lầu và diện tích sàn phía dưới đất đã được phân chia giữa hai gia đình từ trước) Khi không may tôi qua đời”. Giấy có sự chứng kiến của đại diện Tổ dân phố, đại diện Chi hội 7 - Hội cựu chiến binh Phường H, Quận I; đại diện Công an Phường H, Quận I và xác nhận của Ủy ban nhân dân Phường H. Như vậy, đây là giấy ủy quyền cho bà L thay mặt cụ T Khi còn sống cũng như Khi cụ T qua đời để giải quyết những việc có liên quan đến căn nhà chứ không phải ủy quyền cho bà L toàn bộ căn nhà như nhận định của Tòa án cấp phúc thẩm.

Ngày 27-8-1995, cụ T chết, không để lại di chúc. Năm 1998, bà L có đơn gửi Hội đồng nhà đất Quân khu 7 xin mua hóa giá căn nhà trên theo Nghị định 61/CP thì bà H và ông T1 Khiếu nại không đồng ý cho bà L mua nhà trên theo chế độ của cụ T. Tại Biên bản giải quyết Khiếu nại ngày 05-7-2001 của Thanh tra Bộ Quốc phòng, hai bên đã thỏa thuận thống nhất “...đồng ý để bà L đứng tên mua căn nhà 63 đường B. Việc phân chia sau Khi đã trừ đi những khoản chi phí nghĩa vụ đối với Nhà nước, giá trị còn lại do chị em bàn bạc thỏa thuận, nếu không được thì giải quyết theo pháp luật” và tại Biên bản giải quyết Khiếu nại của Ủy ban nhân dân Phường H ngày 17-8-2001, bà L cũng xác nhận “đồng ý làm cam kết theo biên bản giải quyết của Quân khu ngày 05-7-2001....”.

Đến ngày 02-10-2001, Cục A Quân khu 7 ký hợp đồng cho bà L thuê căn nhà trên. Sau đó, Hội đồng nhà đất Quân khu 7 làm thủ tục bán căn nhà trên cho bà L theo Nghị định 61/CP. Ngày 09-10-2002, bà L và chồng (ông Nguyễn Phi H3 đã chết năm 2006) được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.

Như vậy, mặc dù trước Khi chết, cụ T chưa làm thủ tục mua hóa giá nhà đối với căn nhà trên nhưng cụ T vẫn là người được Quân khu 7 xét cấp theo tiêu chuẩn của sĩ quan quân đội, là người có công với cách mạng và quyết định cấp nhà cho cụ T của Quân khu 7 chưa bị thu hồi. Đồng thời, theo quy định bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước là đối với các nhà có tranh chấp, Khiếu nại sẽ không giải quyết thủ tục bán nên phải sau Khi có sự thống nhất, thỏa thuận giữa hai bên thì Quân khu 7 mới giải quyết cho bà L được đứng tên mua hóa giá nhà. Mặt khác, tại Công văn số 8709/SXD-BKTBN ngày 08-12-2008 của Sở xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh xác định: Khi bán hóa giá nhà cho bà L là căn cứ vào Quyết định số 092/QĐ ngày 14-4-1981 của Quân khu 7 về việc cấp nhà cho cụ T, Giấy xác nhận số 672/XN- QLĐT ngày 05-12-1998 của Phòng quản lý đô thị quận G xác nhận việc bà L trả nhà cho Nhà nước và Biên bản ngày 05-7-2001 họp giải quyết khiếu nại của Thanh tra Bộ Quốc phòng Quân khu 7. Vì vậy, có cơ sở để xác định đây là tài sản chung được thỏa thuận tại biên bản ngày 05-7-2001 và biên bản ngày 07-8-2001 giữa bà Nguyễn Thị Kim L và hai chị em bà Nguyễn Thị H, ông Nguyễn Văn T1 nên việc Tòa án cấp sơ thẩm nhận định đây là tranh chấp chia tài sản chung từ việc mua hóa giá nhà để chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà H là có căn cứ; tuy nhiên, khi xác định tỷ lệ phần giá trị để chia, lẽ ra cần phải trừ đi chi phí mua nhà sau đó mới chia nhưng Tòa án cấp sơ thẩm lại chia cho bà L được hưởng 1/2 giá trị căn nhà sau đó mới trừ đi chi phí mua nhà trong phần giá trị 1/2 còn lại rồi mới chia đều cho các đương sự trong đó có cả bà L là chưa chính xác. Còn Tòa án cấp phúc thẩm không xem xét những nội dung trên mà cho rằng cụ T đã lập “Giấy ủy quyền” ngày 09-6-1993 ủy quyền cho bà L toàn bộ căn nhà trên và việc bà L phải trả lại căn nhà được cấp cho Nhà nước là do sự đánh đổi quyền lợi đang được hưởng để xác định căn nhà trên là tài sản thuộc quyền sở hữu của bà Nguyễn Thị Kim L và ông Nguyễn Phi H3 (chồng bà L đã chết năm 2006) là không đúng, không đảm bảo quyền lợi của các con của cụ T.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận quyết định kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

[1] Nguồn gốc căn nhà số 63 (tầng 2) đường V, phường X, quận I (nay là đường B, phường H, quận I, Thành phố Hồ Chí Minh) là do Bộ tư lệnh Quân khu 7 tiếp quản, sử dụng từ sau ngày giải phóng Miền Nam. Năm 1981, Quân khu 7 cấp “Giấy phép quyền sở hữu sử dụng” số 092/QĐ ngày 16-4-1981 cho cụ Nguyễn Thanh T. Theo nội dung giấy phép, việc cấp nhà cho cụ T là “để tạo mọi điều kiện chỗ ăn, ở cho gia đình cán bộ, ổn định lâu dài và cấp do hoàn cảnh gia đình cán bộ không có nhà ở ”, tại thời điểm cấp bà Nguyễn Thị H và ông Nguyễn Văn T1 (con cụ T) sống chung với cụ T, có hộ khẩu thường trú tại căn nhà trên. Đến năm 1982, hai chị em bà Nguyễn Thị Kim L và ông Nguyễn Thanh H1 mới chuyển hộ khẩu về sống cùng cụ T. Như vậy, cụ T là người có công với cách mạng, nên được Quân khu 7 xét cấp nhà số 63 đường B nêu trên theo tiêu chuẩn của sĩ quan quân đội. Đến thời điểm cụ T chết năm 1995, cụ Chưa làm thủ tục mua hóa giá nhà đối với nhà số 63 nêu trên. Theo quy định tại Điều 188 và Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 1995, quyền thuê, mua hóa giá nhà của cụ T là quyền tài sản (trị giá được bằng tiền) và được chuyển giao cho các thừa kế của cụ T. Do đó, bà H và ông T1 được hưởng thừa kế quyền thuê, mua hóa giá nhà của cụ T.

[2] Năm 1998, Khi bà L có đơn gửi Hội đồng nhà đất Quân khu 7 xin mua hóa giá căn nhà trên theo Nghị định số 61/CP ngày 05-7-1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở thì bà H và ông T1 Khiếu nại, không đồng ý cho bà L mua nhà trên theo chế độ của cụ T. Tại Biên bản giải quyết Khiếu nại ngày 05-7-2001 của Thanh tra Bộ Quốc phòng, hai bên đã thỏa thuận thống nhất “...đồng ý để bà L đứng tên mua căn nhà 63 đường B. Việc phân chia sau Khi đã trừ đi những khoản chi phí nghĩa vụ đối với Nhà nước, giá trị còn lại do chị em bàn bạc thỏa thuận, nếu không được thì giải quyết theo pháp luật” và tại Biên bản giải quyết Khiếu nại của Ủy ban nhân dân Phường H ngày 17-8-2001, bà L cũng xác nhận “đồng ý làm cam kết theo Biên bản giải quyết của Quân khu ngày 05-7-2001...”. Đến ngày 02-10-2001, Cục A Quân khu 7 ký hợp đồng cho bà L thuê căn nhà trên. Sau đó, Hội đồng nhà đất Quân khu 7 làm thủ tục bán căn nhà trên cho bà L theo Nghị định số 61/CP. Ngày 09-10-2002, bà L và chồng (ông Nguyễn Phi H3 đã chết năm 2006) được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất nêu trên. Như vậy, việc bà L mua được căn nhà số 63 đường B nêu trên là do có sự thống nhất, thỏa thuận giữa bà H, ông T1 với bà L ngày 05-7-2001 thì Quân khu 7 mới giải quyết cho bà L được đứng tên mua hóa giá nhà. Do đó, có căn cứ xác định nhà số 63 đường B là tài sản chung của bà H, ông T1 và bà L.

[3] Giấy ủy quyền ngày 09-6-1993 của cụ T có nội dung: “Tôi ủy quyền cho con tôi Nguyễn Thị Kim L thay mặt tôi Khi còn sống và ủy quyền cho nó được trọn quyền giải quyết những việc có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với căn nhà được Quân khu 7 và Sở nhà đất thành phố cấp cho (bao gồm tầng lầu 1 và diện tích sàn phía dưới đất đã được phân chia giữa hai gia đình từ trước) khi không may tôi qua đời”. Đây là giấy ủy quyền cho bà L thay mặt cụ T Khi còn sống, cũng như khi cụ T qua đời để giải quyết những việc có liên quan đến căn nhà (về thủ tục) chứ không phải ủy quyền cho bà L sở hữu toàn bộ căn nhà như nhận định của Tòa án cấp phúc thẩm.

[4] Ngoài ra, theo bà L khai thì việc bà L nhập hộ khẩu vào nhà số 63 đường B là do cụ T yêu cầu bà trả nhà số 4/1 đường HV, phường Đ, quận G, Thành phố Hồ Chí Minh do bà và gia đình được cấp theo chế độ liệt sỹ. Trong hồ sơ không có tài liệu nào thể hiện để được nhập hộ khẩu vào nhà số 63 đường B thì bà L phải trả nhà số 4/1 đường HV trên. Bà L trình bày bà mua căn nhà số 63 đường B theo chế độ liệt sỹ chứ không phải theo chế độ của cụ T. Theo Công văn số 8709/SXD-BKTBN ngày 08-12-2008 của Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thì Hội đồng bán nhà ở Quân khu 7 Khi lập thủ tục bán căn nhà trên không miễn giảm chính sách ưu đãi diện người có công với cách mạng cho cụ T, mà bán nhà dựa trên các tài liệu như đơn xin mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, sổ hộ khẩu của bà L, Quyết định 092/QĐ ngày 16-4-1981 về cấp nhà cho cụ T, Giấy xác nhận số 672/XN-QLĐT ngày 05-12-1998 về việc bà L đã trả nhà 4/1 đường HV... Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm chưa xác minh làm rõ việc bà L được mua nhà theo chế độ ưu tiên nào? chế độ ưu tiên của cụ T hay chế độ con liệt sỹ của bà L là thiếu sót.

[5] Mặt khác, theo Quyết định số 05/QĐ-UB-QLĐT ngày 04-01-1995 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thì giá đất ở đường B là 4.000.000 đồng/m2 (328,21m2 x 4.000.000 đồng/m2 = 1.312.840.000 đồng), trong Khi đó bà L mua nhà đất trên với giá đất là 392.296.000 đồng. Như vậy, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm chưa làm rõ bà L mua nhà được giảm theo chế độ nào? Việc giảm trừ tiền mua nhà theo năm công tác và tỷ lệ % xét giảm cụ thể như thế nào?

[6] Tòa án cấp sơ thẩm xác định nhà số 63 đường B là tài sản chung của bà H, ông T1 và bà L là có căn cứ; tuy nhiên, khi xác định tỷ lệ phần giá trị để chia, lẽ ra phải trừ chi phí mua nhà và công sức của bà L, sau đó mới chia tài sản chung, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm lại chia cho bà L được hưởng 1/2 giá trị căn nhà, sau đó trừ đi chi phí mua nhà trong phần giá trị 1/2 còn lại rồi mới chia đều cho bà H, ông T1 và bà L là không đúng.

[7] Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng cụ T đã lập “Giấy ủy quyền” ngày 09-6-1993 ủy quyền cho bà L toàn bộ căn nhà số 63 đường B và việc bà L phải trả lại căn nhà số 4/1 đường HV, phường Đ, quận G, Thành phố Hồ Chí Minh cho Nhà nước là do sự đánh đổi quyền lợi đang được hưởng để xác định căn nhà số 63 đường B là tài sản thuộc quyền sở hữu của bà Nguyễn Thị Kim L và ông Nguyễn Phi H3 (chồng bà L đã chết năm 2006) là không đúng, không đảm bảo quyền lợi của các con của cụ T.

[8] Khi giải quyết lại vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm cần tiến hành thẩm định, định giá diện tích đất tranh chấp; tính toán sau khi trừ đi những chi phí bà L đã bỏ ra mua nhà và công sức của bà L, phần còn lại chia cho nguyên đơn và bị đơn, có tính đến giá thị trường để đảm bảo quyền lợi cho các bên theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng nhà, bà L và ông Nguyễn Thanh H1 đã đầu tư sửa chữa nhà, ông Nguyễn Thanh H1 có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết trả lại chi phí sửa chữa nhà cho ông khoảng 400.000.000 đồng, nên khi giải quyết lại Tòa án cấp sơ thẩm cần hướng dẫn cho ông Nguyễn Thanh H1 nộp tạm ứng án phí và giải quyết chung trong cùng vụ án.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 337, khoản 3 Điều 343 Bộ luật Tố tụng dân sự.

1. Chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 01/QĐKNGĐT- VKS-DS ngày 22-8-2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2. Hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 125/2015/DS-PT ngày 21-8-2015 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 186/2014/DS-ST ngày 06-3-2014 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án “Tranh chấp chia tài sản chung về việc mua hóa giá nhà” giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị H với bị đơn là bà Nguyễn Thị Kim L và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác.

3. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

NỘI DUNG ÁN LỆ

“[1]... Như vậy, cụ T là người có công với cách mạng, nên được Quân khu 7 xét cấp nhà số 63 đường B nêu trên theo tiêu chuẩn của sĩ quan quân đội. Đến thời điểm cụ T chết năm 1995, cụ chưa làm thủ tục mua hóa giá nhà đối với nhà số 63 nêu trên. Theo quy định tại Điều 188 và Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 1995, quyền thuê, mua hóa giá nhà của cụ T là quyền tài sản (trị giá được bằng tiền) và được chuyển giao cho các thừa kế của cụ T. Do đó, bà H và ông T1 được hưởng thừa kế quyền thuê, mua hóa giá nhà của cụ T. ”

ÁN LỆ SỐ 32/2020/AL1

VỀ TRƯỜNG HỢP ĐẤT DO CÁ NHÂN KHAI PHÁ NHƯNG SAU ĐÓ XUẤT CẢNH ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI VÀ NGƯỜI KHÁC ĐÃ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ỔN ĐỊNH, LÂU DÀI

Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 05 tháng 02 năm 2020 và được công bố theo Quyết định số 50/QĐ-CA ngày 25 tháng 02 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nguồn án lệ:

Quyết định giám đốc thẩm số 19/2019/DS-GĐT ngày 20-8-2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp đòi quyền sử dụng đất” tại tỉnh Bạc Liêu giữa nguyên đơn là bà Lý Kim S với bị đơn là ông Trần Văn N; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 16 người.

Vị trí nội dung án lệ:

Đoạn 1 phần “Nhận định của Tòa án”.

Khái quát nội dung án lệ:

- Tình huống án lệ:

Đất có nguồn gốc là do cá nhân khai phá nhưng sau đó xuất cảnh định cư ở nước ngoài và người khác đã quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài. Trong quá trình sử dụng đất, người này đã tôn tạo đất, xây dựng nhà ổn định, đăng ký kê khai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, phải xác định cá nhân khai phá đất không còn quyền sử dụng đất hợp pháp nên việc yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất là không có cơ sở để chấp nhận.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

- Khoản 2 Điều 10, khoản 1, khoản 4 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 (tương ứng với khoản 5 Điều 26, khoản 1, khoản 4 Điều 100 Luật Đất đai năm 2013);

- Khoản 1 Điều 164, Điều 176, khoản 2 Điều 177, các điều 192, 196, 201 Bộ luật Dân sự năm 1995 (tương ứng với khoản 1 Điều 155, Điều 170, khoản 2 Điều 171, các điều 185, 190, 195 Bộ luật Dân sự năm 2005; khoản 1 Điều 150, Điều 221, khoản 2 Điều 237, các điều 187, 182, 192 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Từ khoá của án lệ:

“Kiện đòi quyền sử dụng đất”; “Đất do cá nhân khai phá”; “Định cư ở nước ngoài”; “Người khác đã quản lý, sử dụng đất”; “Sử dụng đất ổn định, lâu dài”; “Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Tại đơn khởi kiện ngày 18-9-2012 và trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn là bà Lý Kim S do bà Trần Thị Phượng L1 đại diện theo ủy quyền trình bày:

Năm 1958, cha mẹ bà S là vợ chồng cụ Lý Mã C, cụ Trần Thị K khai phá được khoảng 50.450m2 đất nông nghiệp, nay thuộc thửa số 135 diện tích 47.250m2, thửa số 138 diện tích 3.200m2 tại ấp X, xã N, huyện H, tỉnh Bạc Liêu. Năm 1971, vợ chồng cụ K giao cho con trai là ông Lý Kim Q quản lý, sử dụng diện tích đất nêu trên. Năm 1978, ông Q cho cụ Trần Văn C1 (em ruột cụ K) thuê diện tích đất trên, nhưng không lập giấy tờ và cụ C1 không trả tiền thuê đất (có lời khai cho rằng năm 1971, vợ chồng cụ K cho cụ C1 thuê diện tích đất nêu trên). Năm 1997, cụ C1 tự kê khai và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng diện tích 47.250m2, thửa số 135. Tuy nhiên, cụ C1 cũng đã ký “Giấy xác nhận chủ quyền đất” ngày 30-5-2004, xác nhận cụ C1 có mượn đất nêu trên của vợ chồng cụ K.

Khi bà S có ý định chuyển phần mộ của vợ chồng cụ K về phần đất trên thì ông Trần Văn N (người đang sử dụng đất) không đồng ý. Vì vậy, các con của vợ chồng cụ K là bà Lý Kim S, ông Lý Kim Q, ông Lý Kim S1, bà Lý Kim H thống nhất ủy quyền cho bà S khởi kiện yêu cầu ông N phải trả lại toàn bộ diện tích 50.450m2 đất nêu trên. Tại phiên tòa sơ thẩm, bà L1 (đại diện theo ủy quyền của bà S) rút một phần yêu cầu khởi kiện, chỉ yêu cầu ông N trả lại diện tích đo thực tế 30.674,7m2 tại thửa số 135 và yêu cầu được nhận số tiền đền bù do Nhà nước thu hồi diện tích 3.184 m2 đất tại thửa số 135.

Bị đơn là ông Trần Văn N trình bày:

Nguồn gốc phần đất tranh chấp do cụ Trần Văn C1 (cha của ông) sử dụng từ trước năm 1975 và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1997. Sau đó, cụ C1 đã làm thủ tục tặng cho diện tích đất này cho ông; ông đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2009 và trực tiếp quản lý, sử dụng phần đất này từ đó cho đến nay. Đối với Giấy xác nhận ngày 30-5-2004 do bà S cung cấp, ông xác định chữ ký trong giấy không phải chữ ký của cụ C1, nhưng ông không yêu cầu giám định. Trong quá trình sử dụng đất, Nhà nước đã thu hồi một phần đất để làm đường. Gia đình ông đã sử dụng ổn định diện tích đất nêu trên trước năm 1975 và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên không chấp nhận yêu cầu đòi đất của các con vợ chồng cụ K.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

- Cụ Võ Thị B trình bày: Khoảng năm 1970-1971, Khi cụ về sống với cụ C1 thì cụ C1 đã canh tác, sử dụng phần đất tranh chấp. Cụ C1 có nói phần đất này là thuê của cụ K, Khi gia đình cụ K xuất cảnh, định cư ở Mỹ thì cụ K đã chuyển nhượng phần đất trên cho cụ C1. Quá trình sử dụng, cụ C1 đã đăng ký, kê khai và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1997; đến năm 2009, cụ C1 làm thủ tục tặng cho ông N. Cụ không đồng ý giao trả phần đất tranh chấp cho các con của cụ K, cụ C.

Các ông bà Trần Thị D, Trần Thị Đ, Trần Thị T và Trần Văn Q1 trình bày: Cụ Trần Văn C1 (chết năm 2009) và cụ Đặng Thị V (chết năm nào không rõ) có 04 người con là các ông bà. Sau Khi cụ V chết, cụ C1 sông chung với cụ Võ Thị B và có 07 người con gồm các ông bà: Trần Văn H1, Trần Thị Cẩm H2, Trần Văn L, Trần Văn N1, Trần Thị M, Trần Thị G và Trần Văn N. Nguồn gốc đất tranh chấp trước đây là của vợ chồng cụ C, cụ K. Do hoàn cảnh khó khăn nên cụ C1 đã mượn phần đất tranh chấp của vợ chồng cụ K, Khi mượn đất không làm giấy tờ. Sau đó, gia đình cụ K đi nước ngoài sinh sống thì cụ C1 đã tự kê khai đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi các con của vợ chồng cụ K biết, cụ C1 đã viết giấy thừa nhận đất mà cụ C1 đứng tên là của vợ chồng cụ K cho mượn. Các ông bà đều đồng ý với yêu cầu khởi kiện của bà S.

- Các ông bà Trần Văn H1, Trần Thị Cẩm H2, Trần Văn L, Trần Văn N1, Trần Thị M, Trần Thị G trình bày: Nguồn gốc đất tranh chấp của ai thì các ông bà không biết nhưng từ Khi sinh ra và lớn lên thì cụ C1 (cha của các ông bà) đã canh tác phần đất này. Năm 1997, cụ C1 được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, năm 2009 cụ C1 đã tặng cho ông N và ông N đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các ông bà không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của bà S.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 05/2015/DS-ST ngày 15-7-2015, Tòa án nhân dân tỉnh Bạc Liêu quyết định:

Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Lý Kim S đối với ông Trần Văn N. Buộc ông Trần Văn N có trách nhiệm giao trả cho bà Lý Kim S, ông Lý Kim Q, ông Lý Kim S1 và bà Lý Kim H giá trị phần đất diện tích 30.674,7m2 tại thửa 13 5, tờ bản đồ số 09 tại ấp X, xã N, huyện H, tỉnh Bạc Liêu bằng tổng số tiền 788.389.547 đồng.

Bà Lý Kim S, ông Lý Kim Q, ông Lý Kim S1 và bà Lý Kim H cùng có trách nhiệm liên hệ với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản huyện H để nhận số tiền thu hồi bồi thường phần đất diện tích 3.184 m2 là 636.800.000 đồng.

Công nhận và giao cho ông Trần Văn N được quyền quản lý, sử dụng phần diện tích 30.674,7m2 tại thửa 135, tờ bản đồ số 09 tại ấp X, xã N, huyện H, tỉnh Bạc Liêu, các phần đất có vị trí cụ thể như sau:

Phần đất thứ I: Diện tích 757,7 m2 có số đo các cạnh như sau: Hướng Đông giáp đất ông Trương Thanh H 26,3m2; hướng Tây giáp kênh 14000 và sông Cái Chanh 00 m; hướng Nam giáp kênh 14000 có số đo là 66m; hướng Bắc giáp sông Cái Chanh 57,9m.

Phần đất thứ II: Diện tích 6.892m2 (chưa trừ phạm vi giải phóng mặt bằng và hành lang lộ tuyến đường V) có số đo các cạnh như sau: Hướng Đông giáp đất ông Trương Thanh H 129,5m; hướng Tây giáp kênh thủy lợi 180,1 m; hướng Nam giáp đất bà Trương Thị H 63,9m; hướng Bắc giáp kênh 14000 là 50,8m.

Phần đất thứ III: Diện tích 23.025m2 (chưa trừ phạm vi giải phóng mặt bằng và hành lang lộ tuyến đường V) có số đo các cạnh như sau: Hướng Đông giáp kênh thủy lợi có số đo 217,1 m; hướng Tây giáp đất ông Trương Văn T 232,7m; hướng Nam giáp đất ông Trương Văn N2 91,1m; hướng Bắc giáp kênh 14000 và đất ông Trương Văn T 162,3m.

Trích đo địa chính các phần đất nêu trên được kèm theo Bản án và là bộ phận không thể tách rời của Bản án.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ông Trần Văn N và ông Trần Văn L có đơn kháng cáo.

Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 210/2016/DS-PT ngày 08-9-2016, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết định:

Sửa Bản án sơ thẩm, công nhận sự thoả thuận giữa bà Trần Thị Phượng L1 (đại diện theo ủy quyền của bà Lý Kim S, ông Lý Kim Q, ông Lý Kim S1, bà Lý Kim H) và ông Trần Văn N như sau:

- Ông Trần Văn N được quyền quản lý, sử dụng phần đất diện tích 30.674,7m2 tại thửa 135, tờ bản đồ số 09 tại ấp X, xã N, huyện H, tỉnh Bạc Liêu, các phần đất có vị trí như sau:

Phần đất thứ I: Diện tích 757,7m2 có số đo các cạnh như sau: Hướng Đông giáp đất ông Trương Thanh H 26,3m; hướng Tây giáp kênh 14000 và sông Cái Chanh 00m; hướng Nam giáp kênh 14000 có số đo là 66m; hướng Bắc giáp sông Cái Chanh 57,9m.

Phần đất thứ II: Diện tích 6.892m2 (chưa trừ phạm vi giải phóng mặt bằng và hành lang lộ tuyến đường V) có số đo các cạnh như sau: Hướng Đông giáp đất ông Trương Thanh H 129,5m; hướng Tây giáp kênh thủy lợi 180,1m; hướng Nam giáp đất bà Trương Thị H 63,9m; hướng Bắc giáp kênh 14000 là 50,8m.

Phần đất thứ III: Diện tích 23.025m2 (chưa trừ phạm vi giải phóng mặt bằng và hành lang lộ tuyến đường V) có số đo các cạnh như sau: Hướng Đông giáp kênh thủy lợi có số đo 217,1 m; hướng Tây giáp đất ông Trương Văn T 232,7m; hướng Nam giáp đất ông Trương Văn N2 91,1m; hướng Bắc giáp kênh 14000 và đất ông Trương Văn T 162,3m.

Trích đo địa chính các phần đất nêu trên được kèm theo Bản án và là bộ phận không thể tách rời của Bản án.

- Bà Lý Kim S, ông Lý Kim Q, ông Lý Kim S1 và bà Lý Kim H do bà Trần Thị Phượng L1 là người đại diện theo ủy quyền được quyền liên hệ với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản huyện H để nhận số tiền thu hồi bồi thường phần diện tích 3.184m2 là 636.800.000 đồng.

Ông Trần Văn N có trách nhiệm trả cho bà Lý Kim S, ông Lý Kim Q, ông Lý Kim S1, bà Lý Kim H do bà Trần Thị Phượng L1 là người đại diện theo ủy quyền số tiền 72.246.970 đồng.

Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Trần Văn N có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên.

Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 33/2019/KN-DS ngày 18-6-2019, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị Bản án dân sự phúc thẩm số 210/2016/DS-PT ngày 08-9-2016 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủy Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 05/2015/DS-ST ngày 15-7-2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Bạc Liêu; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bạc Liêu xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm, đúng quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với Quyết định kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

[1] Thửa đất số 135 tại ấp X, xã N, huyện H, tỉnh Bạc Liêu có nguồn gốc do vợ chồng cụ K khai phá khoảng năm 1958, nhưng gia đình cụ C1 đã sử dụng ổn định đất này ít nhất từ năm 1975 cho đến nay. Quá trình sử dụng, cụ C1 đã đăng ký, kê khai và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1997, sau đó cụ C1 đã làm thủ tục tặng cho ông N và ông N đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2009. Vợ chồng cụ K không đăng ký, kê khai, sử dụng diện tích đất trên và không có một trong các loại giấy tờ theo Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 (trước đây là Điều 50 Luật Đất đai năm 2003). Mặt khác, gia đình cụ K đều đã xuất cảnh, định cư ở Mỹ, nên không đủ điều kiện để Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điều 54, Điều 55, Điều 56, Điều 183 Luật Đất đai năm 2013. Do đó, vợ chồng cụ K không có quyền sử dụng hợp pháp đối với diện tích đất đang tranh chấp nêu trên. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà S là không đúng.

[2] Tại phiên tòa phúc thẩm, phía nguyên đơn và phía bị đơn tự thoả thuận, theo đó ông N được quyền sử dụng diện tích 30.674,7m2, thửa đất số 135, nhưng phải thanh toán cho phía nguyên đơn 1/2 giá trị quyền sử dụng diện tích 30.674,7m2 đất và 1/2 số tiền Nhà nước bồi thường (đã trừ 163.450.000 đồng tiền hỗ trợ cho hộ gia đình sinh sống trên đất) Khi thu hồi 3.184m2 đất. Từ đó, Tòa án cấp phúc thẩm quyết định bà L1 (đại diện theo ủy quyền của bà S, ông S1, bà H, ông Q) được quyền liên hệ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản huyện H để nhận 636.800.000 đồng tiền bồi thường khi thu hồi đất và 73.246.970 đồng do ông N trả; ông N được quyền sử dụng diện tích 30.674,7m2, thửa đất số 135. Tuy nhiên, theo các trích đo địa chính các phần đất kèm theo Bản án sơ thẩm và Bản án phúc thẩm thì trong tổng diện tích 30.674,7m2 đất mà ông N được quyền sử dụng theo quyết định của Bản án, có 813,7m2 thuộc thửa đất số 545 (đứng tên ông Trương Văn N2) và 1.233,6m2 thuộc thửa đất số 136 (do Nhà nước quản lý). Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không đưa các chủ sử dụng các thửa đất này vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, mà quyết định giao các diện tích thuộc các thửa đất nêu trên cho ông N sử dụng là không đảm bảo quyền lợi của họ và vi phạm nghiêm trọng tố tụng được quy định tại khoản 4 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 337, khoản 3 Điều 343 và Điều 345 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

1. Chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 33/2019/KN-DS ngày 18-6-2019 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

2. Hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 210/2016/DS-PT ngày 08-9-2016 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 05/2015/DS-ST ngày 15-7-2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Bạc Liêu về vụ án “Tranh chấp đòi quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là bà Lý Kim S với bị đơn là ông Trần Văn N và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác.

3. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bạc Liêu xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm, đúng quy định của pháp luật.

NỘI DUNG ÁN LỆ

“[1] Thửa đất số 135 tại ấp X, xã N, huyện H, tỉnh Bạc Liêu có nguồn gốc do vợ chồng cụ K khai phá khoảng năm 1958, nhưng gia đình cụ C1 đã sử dụng ổn định đất này ít nhất từ năm 1975 cho đến nay. Quá trình sử dụng, cụ C1 đã đăng ký, kê khai và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1997, sau đó cụ C1 đã làm thủ tục tặng cho ông N và ông N đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2009. Vợ chồng cụ K không đăng ký, kê khai, sử dụng diện tích đất trên và không có một trong các loại giấy tờ theo Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 (trước đây là Điều 50 Luật Đất đai năm 2003). Mặt khác, gia đình cụ K đều đã xuất cảnh, định cư ở Mỹ, nên không đủ điều kiện để Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điều 54, Điều 55, Điều 56, Điều 183 Luật Đất đai năm 2013. Do đó, vợ chồng cụ K không có quyền sử dụng hợp pháp đối với diện tích đất đang tranh chấp nêu trên. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà S là không đúng.”

ÁN LỆ SỐ 33/2020/AL1

VỀ TRƯỜNG HỢP CÁ NHÂN ĐƯỢC NHÀ NƯỚC GIAO ĐẤT NHƯNG KHÔNG SỬ DỤNG MÀ ĐỂ NGƯỜI KHÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ỔN ĐỊNH, LÂU DÀI

Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 05 tháng 02 năm 2020 và được công bố theo Quyết định số 50/QĐ-CA ngày 25 tháng 02 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nguồn án lệ:

Quyết định giám đốc thẩm số 34/2018/DS-GĐT ngày 26-6-2018 của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội về vụ án “Kiện đòi tài sản nhà, đất và tiền bồi thường hỗ trợ Khi Nhà nước thu hồi đất” tại tỉnh Hưng Yên giữa nguyên đơn là bà Bùi Thị P, anh Lê Ngọc T1, chị Lê Thị Thanh X với bị đơn là ông Lê Ngọc T2; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 06 người.

Vị trí nội dung án lệ:

Đoạn 4 phần “Nhận định của Tòa án”.

Khái quát nội dung án lệ:

- Tình huống án lệ:

Cá nhân được Nhà nước cấp đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài từ khi được giao đất. Trong quá trình sử dụng đất, người này đã tôn tạo đất, xây dựng nhà ở ổn định, đăng ký kê khai quyền sử dụng đất mà người được cấp đất không có ý kiến gì.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, Tòa án không chấp nhận yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

- Các điều 176, 192,196 Bộ luật Dân sự năm 1995 (tương ứng với các điều 170, 185, 190 Bộ luật Dân sự năm 2005; các điều 221, 187, 182 Bộ luật Dân sự năm 2015);

- Điều 184 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Từ khoá của án lệ:

“Kiện đòi quyền sử dụng đất”; “Để người khác quản lý, sử dụng đất ổn định, lâu dài”; “Xây dựng nhà ở ổn định”; “Đăng ký kê khai quyền sử dụng đất”.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Tại đơn khởi kiện và quá trình tố tụng nguyên đơn là bà Bùi Thị P, anh Lê Ngọc T1 và chị Lê Thị Thanh X do bà Bùi Thị P là đại diện theo ủy quyền trình bày:

Cụ Lê Ngọc U và cụ Bùi Thị T quê ở thôn Đ, xã Đ1, huyện P, tỉnh Hưng Yên. Hai cụ Công tác, sinh sống và chết tại tỉnh Lạng Sơn. Cụ U và cụ T có một người con duy nhất là ông Lê Ngọc H là chồng của bà Bùi Thị P. Năm 1973, cụ U về quê xin Ủy ban nhân dân xã Đ1 cấp cho 01 thửa đất ở diện tích 1.079m2 tại thôn Đ, xã Đ1, huyện P, tỉnh Hưng Yên. Năm 1976, ông H về quê xây một ngôi nhà ba gian mái bằng, một gian gác và toàn bộ công trình phụ gồm bếp, giếng, nhà tắm, nhà vệ sinh trên thửa đất trên để cho cụ U và cụ T Khi đó đã nghỉ hưu về quê ở. Cụ U và cụ T ở tại nhà đất đó một thời gian thì chuyển vào trong làng tại nhà, đất của bố mẹ cụ T để lại. Năm 1977, cụ Lê Ngọc C1 là em trai của cụ U mượn nhà, đất trên cho con trai là ông Lê Ngọc T2 ở nhờ.

Năm 1985, bà P kết hôn với ông H, Khi đó cụ U, cụ T và ông H đều ở tại 53C, phường Đ, thành phố L, tỉnh Lạng Sơn.

Ngày 22-01-1994, cụ T chết và ngày 20-12-1995 cụ U chết đều không để lại di chúc (hai cụ đều chết tại Lạng Sơn). Theo bà P trình bày thì trước lúc cụ T qua đòi có giao cho bà P giữ tờ giấy xã giao đất cho cụ U ở thôn Đ năm 1973, nhưng năm 2008 xảy ra trận lũ lịch sử ở Lạng Sơn, nhà bà P bị ngập nước nên toàn bộ giấy tờ cá nhân đều bị hư hỏng hết.

Năm 2008, ông Lê Ngọc T2 lên Lạng Sơn gặp ông H đề nghị viết giấy ủy quyền để ông T2 nhận tiền bồi thường do Nhà nước thu hồi đất để mở đường 38B. Tháng 6-2009, ông H chết không để lại di chúc nhưng có dặn lại mẹ con bà P về quê đòi lại nhà, đất cho ông T2 mượn.

Bà P và các con đề nghị gia đình ông T2 trả lại toàn bộ nhà, đất và 398.638.000 đồng tiền đền bù Khi Nhà nước thu hồi đất năm 2008.

Bị đơn là ông Lê Ngọc T2 trình bày:

Thửa đất gia đình ông đang quản lý, sử dụng là do bố ông là cụ Lê Ngọc C1 nhờ cụ Lê Ngọc U (là anh cụ C1) đứng tên xin hộ từ năm 1974, nhưng trên thực tế thì bố ông là người trực tiếp nhận đất. Năm 1975, bố ông cho vợ chồng ông ra làm nhà ở trên thửa đất này. Kể từ khi vợ chồng ông ở trên đất cho đến khi vợ chồng cụ U và ông H chết, chưa khi nào gia đình cụ U nhận đất đó là của mình và cũng chưa khi nào cụ U hay ông H về xây dựng nhà trên thửa đất này. Toàn bộ ngôi nhà và các tài sản trên đất hiện nay đều do vợ chồng ông xây dựng và tạo lập. Năm 1998, ông đã kê khai đứng tên chủ sử dụng đất. Năm 2008, khi Nhà nước thu hồi đất để mở rộng đường 38B, gia đình ông được bồi thường hơn 300 triệu đồng; do sổ sách không thể hiện tên của gia đình ông nên Ủy ban nhân dân xã Đ1 yêu cầu ông phải có giấy cam kết của người đứng tên trên hồ sơ 299 nên ông lên Lạng Sơn gặp ông H đề nghị viết giấy cam kết. Ông H đã viết cho ông tờ giấy cam kết ghi ngày 10-4-2008 xác định toàn bộ thửa đất mà cụ U được xã cấp cho từ năm 1974 đã giao cho ông sử dụng; từ trước tới nay và từ nay về sau gia đình không có ý kiến gì đối với mảnh đất đó. Ông không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của mẹ con bà P.

Theo Ủy ban nhân dân xã Đ1 cung cấp thì thửa đất mà gia đình ông T2 đang quản lý, sử dụng thể hiện trên bản đồ 299 lập năm 1981 có diện tích là 1073m2 tại thửa số 117, tờ bản đồ số 15; sổ mục kê năm 1986 tại trang 128 ghi tên chủ sử dụng đất là Lê Ngọc U1. Ủy ban nhân dân xã Đ1 đã tiến hành xác minh và kết luận ông Lê Ngọc U1 là người cùng làng Đ, nhưng không phải là chủ sử dụng thửa đất này, mà người đứng tên chủ sử dụng trong sổ mục kê là Lê Ngọc U mới chính xác.

Theo bản đồ địa chính xã Đ1 hoàn thành tháng 12-1998, tại Tờ bản đồ số 31 thì thửa đất hộ ông T2 đang quản lý, sử dụng gồm có 04 thửa: Thửa số 269 (T) diện tích 574,4m2; thửa 251 (ao) diện tích 261,2m2; thửa số 286 (ao) diện tích 152,9m2; thửa số 301 có diện tích 149,1m2 là đất hành lang đường 38B. Tổng diện tích các thửa và hành lang là 1.177,6m2. Theo sổ mục kê lập năm 1998, tại các trang 86, 87 thì các thửa đất trên đều ghi tên chủ sử dụng đất là Lê Ngọc T2.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 01/2015/DS-ST ngày 31-3-2015, Tòa án nhân dân huyện Phù Cừ đã quyết định:

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của chị Lê Thị Thanh X và anh Lê Ngọc T. Đối với bà Bùi Thị P không có quyền lợi gì liên quan đến di sản của cụ Lê Ngọc U và cụ Bùi Thị T để lại.

2. Giao cho ông Lê Ngọc T2 và bà V đang quản lý, sử dụng theo số liệu đo đạc thực tế ngày 08-8-2014 là 990m2; trong đó: đất ở là 816m2; đất ao là 174m2 (có sơ đồ kèm theo), ông Lê Ngọc T2 và bà Doãn Thị V có nghĩa vụ đăng ký quyền sử dụng đất được giao tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo quy định của pháp luật đất đai.

Nhà ở, các công trình xây dựng, cây cối, hoa màu nằm trên thửa đất là thuộc sở hữu của ông T2, bà V.

3. Buộc ông Lê Ngọc T2 và bà Doãn Thị V phải thanh toán trả cho chị Lê Thị Thanh X và anh Lê Ngọc T1 giá trị di sản mà chị X và anh T1 được hưởng thừa kế của cụ Lê Ngọc U và cụ Bùi Thị T số tiền là 191.864.200 đồng (Một trăm chín mốt triệu tám trăm sáu mươi bốn nghìn hai trăm đồng).

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về phần án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 15-4-2015, bị đơn ông Lê Ngọc T2 kháng cáo một phần bản án.

Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 25/2017/DS-PT ngày 28-9-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên quyết định:

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện, yêu cầu kháng cáo của chị Lê Thị Thanh X và anh Lê Ngọc T1, bà Bùi Thị P (tên gọi khác: Bùi Thị Hương P).

2. Sửa bản án dân sự sơ thẩm số 01/2015/DS-ST ngày 31-3-2015 của Tòa án nhân dân huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên như sau:

3. Giao cho ông Lê Ngọc T2 và bà Doãn Thị V diện tích 621,2 m2 thửa đất số 117, tờ bản đồ số 15, bản đồ 299 lập năm 1981 thôn Đ, xã Đ1, huyện P đứng tên cụ Lê Ngọc U.

4. Giao cho chị Lê Thị Thanh X, anh Lê Ngọc T1, bà Bùi Thị P (tên gọi khác: Bùi Thị Hương P) diện tích 369m2 (trong đó có 174,2m2 đất ao) tại thửa đất số 117, tờ bản đồ số 15, bản đồ 299 lập năm 1981 thôn Đ, xã Đ1, huyện P, đứng tên cụ Lê Ngọc U, cùng tài sản trên đất là 01 nhà xây cấp bốn lợp tôn, 01 kho lán, 01 chuồng chăn nuôi, tường bao phía tây trên diện tích đất được giao. Bà Bùi Thị P quản lý cả phần tài sản của chị Lê Thị Thanh X và anh Lê Ngọc T1 (việc giao đất, tài sản, kích thước có sơ đồ cụ thể kèm theo).

5. Bà Bùi Thị P (tên gọi khác: Bùi Thị Hương P) phải thanh toán trả lại cho ông Lê Ngọc T2 và bà Doãn Thị V giá trị công trình trên đất được giao số tiền là 47.068.000 đồng (Bốn mươi bảy triệu không trăm sáu mươi tám nghìn đồng).

6. Buộc ông Lê Ngọc T2 và bà Doãn Thị V phải thanh toán trả cho bà Bùi Thị P, chị Lê Thị Thanh X và anh Lê Ngọc T1 giá trị di sản mà bà P, chị X và anh T1 được hưởng thừa kế của cụ Lê Ngọc U và cụ Bùi Thị T số tiền là 199.319.000 đồng (Một trăm chín mươi chín triệu ba trăm mười chín nghìn đồng).

Ngoài ra, bản án còn tuyên về án phí và trách nhiệm do chậm thi hành án.

Ngày 25-10-2017, ông Lê Ngọc T2 có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án dân sự phúc thẩm nêu trên.

Tại Quyết định số 07/QĐKNGĐT-VC1-DS ngày 28-3-2017, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội kháng nghị đối với Bản án dân sự phúc thẩm số 25/2017/DS-PT ngày 28-9-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên, đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xét xử giám đốc thẩm, hủy Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và Bản án dân sự sơ thẩm số 01/2015/DS-ST ngày 31-3-2015 của Tòa án nhân dân huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội bổ sung kháng nghị về phần án phí, đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội, hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 01/2015/DS-ST ngày 31-3-2015 của Tòa án nhân dân huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên và với Bản án dân sự phúc thẩm số 25/2017/DS-PT ngày 28-9-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

[1] Căn cứ lời khai của các bên đương sự đều thừa nhận diện tích đất thuộc thừa số 31 (diện tích đất thực tế là 990,2m2), tờ bản đồ số 269 tại thôn Đ, xã Đ1, huyện P, tỉnh Hưng Yên có nguồn gốc do Ủy ban nhân dân xã Đ1 cấp cho cụ Lê Ngọc U từ năm 1973. Thửa đất này hiện do ông Lê Ngọc T2 đang quản lý, sử dụng (BL 181,184) và ông T2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

[2] Bà P (là con dâu của cụ Lê Ngọc U cho rằng) sau Khi cụ U được cấp đất, vợ chồng cụ U cùng ông Lê Ngọc H (là con của cụ U và là chồng của bà) đã mang vật liệu xây dựng từ Lạng Sơn về xây dựng nhà cùng các công trình trên đất. Vợ chồng cụ U ở một thời gian ngắn thì chuyển lên Lạng Sơn ở cùng với vợ chồng bà, cho gia đình cụ C1 (là em cụ U) mượn nhà đất trên để cho ông T2 (là con cụ C1) ở. Trong Khi đó, ông T2 và cụ S (là vợ của cụ C1) không thừa nhận mượn nhà, đất của cụ U mà cho rằng do gia đình cụ C1 đông con, chưa có ai lập gia đình, chưa đủ điêu kiện cấp đất giãn dân nên nhờ cụ U đứng đơn xin cấp đất hộ cho gia đình cụ C1, cụ C1 là người trực tiếp nhận đất và cho vợ chồng ông T2 ở; đồng thời xuất trình xác nhận của những người nhận vượt đất, xây nhà và các công trình trên đất của ông T2 để chứng minh. Căn cứ vào bản xác nhận của những người làm chứng, biên bản thẩm định gạch nhà của ông T2 với gạch do bà P mang từ Lạng Sơn về để đối chiếu có cơ sở xác định nhà và các tài sản trên đất là của gia đình ông T2 tạo lập.

[3] Đối với diện tích đất tranh chấp thấy rằng: Bà P và ông T2 đều không đưa ra được các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp đối với diện tích đất tranh chấp. Tuy nhiên, căn cứ vào lời khai của các bên đương sự, biên bản xác minh tại Ủy ban nhân dân xã Đ1 (BL253), ông Tạ Quang H (là cán bộ địa chính Hợp tác xã Đ1 năm 1960-1978) có cơ sở xác định năm 1973 cụ Lê Ngọc U (là anh cụ Lê Ngọc C1) công tác ở Lạng Sơn về quê xin đất giãn dân, được Ủy ban nhân dân xã Đ1 cấp đất cho cụ U. Tại biên bản xác minh với cán bộ địa chính xã Đ1 thể hiện cụ U đứng tên chủ sử dụng thửa đất tranh chấp trên Bản đồ giải thửa năm 1981 và Sổ mục kê năm 1982, ông Lê Ngọc T2 đứng tên chủ sử dụng Bản đồ địa chính xã năm 1998 và sổ mục kê năm 1998 (BL37). Theo biên bản xác minh tại Ủy ban nhân dân xã Đ1 thì nguồn gốc đất ông T đang quản lý, sử dụng là do Ủy ban nhân dân xã Đ1 cấp năm 1973 đứng tên cụ U, việc cụ U đứng tên xin đất cho mình hay xin hộ cụ C1 thì địa phương không năm được, xã không có tài liệu liên quan đến việc chuyển quyền sử dụng đất, nhưng thực tế gia đình cụ U và ông H (con của cụ U) không sinh sống tại đất này mà gia đình ông T2 quản lý, sử dụng từ năm 1975 đến nay và nộp thuế nhà đất (BL253). Ông Tạ Quang H là người giao đất cho cụ U cũng xác nhận cụ U không sử dụng mà do ông T2 sử dụng, sau đó một thời gian cụ U lại xin mảnh đất khác vì mảnh xin trước đây ông T2 đã sử dụng và Hợp tác xã lại cấp cho cụ U thửa đất thứ 2 (hiện ông B - em ông T2 đang sử dụng - BL262).

[4] Mặc dù cụ U là người được cấp đất, nhưng sau khi được cấp đất cụ U đã không sử dụng đất mà cho ông T2 sử dụng từ năm 1975 đến nay. Quá trình sử dụng đất, do đất cụ U được cấp là đất vũng nên gia đinh cụ C1 và ông T2 đã phải thuê người vượt lấp để tôn nền, xây dựng và sửa chữa nhà nhiều lần, cụ U và ông H đều biết việc vượt lấp, sửa chữa và xây dựng nhà nhưng không có tranh chấp. Ủy ban nhân dân xã Đ1 và những người làm chứng là những người sống ở địa phương đều xác định cụ U và ông H không về ở, không xây dựng nhà, thỉnh thoảng về chơi và ở nhà cụ C1 ở trong làng. Sau Khi vợ chồng cụ U chết, ông H là con duy nhất của cụ U cũng có bản cam kết xác nhận cụ U không về ở được nên giao lại quyền sử dụng thửa đất trên cho ông T2, gia đình không có ý kiến gì về thửa đất đó. Như vậy, cụ U là người được giao đất, nhưng cụ U không sử dụng mà cho ông T2 quản lý, sử dụng thửa đất này từ sau Khi cụ U được giao đất (năm 1974) đến nay. Quá trình sử dụng đất, ông T2 đã xây dựng nhà ở ổn định, đăng ký kê khai và nộp thuế quyền sử dụng đối với thửa đất này nên theo quy định của pháp luật đất đai thì ông T2 thuộc trường hợp được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc cụ U không sử dụng đất nhưng có tên trên Bản đồ giải thửa 299 và sổ mục kê năm 1982 là không chính xác và không phải là căn cứ để xác định cụ U là chủ sử dụng hợp pháp đối với thửa đất này. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chỉ căn cứ vào việc cụ U được cấp đất để xác định thửa đất tranh chấp là của vợ chồng cụ U để chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và trích một phần công sức cho ông T2 là không đúng.

[5] Mặt khác, vụ án này là kiện đòi tài sản là nhà, đất và tiền bồi thường hỗ trợ Khi Nhà nước thu hồi đất nên thuộc trường hợp xác định án phí không có giá ngạch. Tòa án cấp phúc thẩm xác định án phí có giá ngạch là không đúng. Do đó, kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội là có căn cứ chấp nhận. Tuy nhiên, xét thấy Tòa án cấp sơ thẩm cũng có sai sót, nhưng những sai sót này có thể khắc phục được tại Tòa án cấp phúc thẩm nên không cần thiết phải hủy bản án sơ thẩm để giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm nhằm tránh tình trạng kéo dài việc giải quyết vụ án.

Bởi các lẽ trên, căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 337, khoản 3 Điều 343, khoản 1 Điều 345 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

QUYẾT ĐỊNH:

1. Hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm số 25/2017/DS-PT ngày 28-9-2017 của Tòa án nhân dân tính Hưng Yên về vụ án “kiện đòi tài sản nhà, đất và tiền bồi thường hỗ trợ Khi Nhà nước thu hồi đất” giữa nguyên đơn là bà Bùi Thị P (tên gọi khác Bùi Thị Hương P), anh Lê Ngọc T1, chị Lê Thị Thanh X với bị đơn là ông Lê Ngọc T2; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cụ Vũ Thị S, bà Doãn Thị V, anh Lê Ngọc C2, chị Trần Thị N, chị Lê Thị D1 và chị Lê Thị D2.

2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

NỘI DUNG ÁN LỆ

“[4] Mặc dù cụ U là người được cấp đất, nhưng sau khi được cấp đất cụ U đã không sử dụng đất mà cho ông T2 sử dụng từ năm 1975 đến nay. Quá trình sử dụng đất, do đất cụ U được cấp là đất vũng nên gia đình cụ C1 và ông T2 đã phải thuê người vượt lấp để tôn nền, xây dựng và sửa chữa nhà nhiều lần, cụ U và ông H đều biết việc vượt lấp, sửa chữa và xây dựng nhà nhưng không có tranh chấp. Ủy ban nhân dân xã Đ1 và những người làm chứng là những người sống ở địa phương đều xác định cụ U và ông H không về ở, không xây dựng nhà, thỉnh thoảng về chơi và ở nhà cụ C1 ở trong làng. Sau khi vợ chồng cụ U chết, ông H là con duy nhất của cụ U cũng có bản cam kết xác nhận cụ U không về ở được nên giao lại quyền sử dụng thửa đất trên cho ông T2, gia đình không có ý kiến gì về thửa đất đó. Như vậy, cụ U là người được giao đất, nhưng cụ U không sử dụng mà cho ông T2 quản lý, sử dụng thửa đất này từ sau Khi cụ U được giao đất (năm 1974) đến nay. Quá trình sử dụng đất, ông T2 đã xây dựng nhà ở ổn định, đăng ký kê khai và nộp thuế quyển sử dụng đối với thửa đất này nên theo quy định của pháp luật đất đai thì ông T2 thuộc trường hợp được xem xét cấp giấy chứng nhận quyên sử dụng đất. Việc cụ U không sử dụng đất nhưng có tên trên Bản đồ giải thửa 299 và sổ mục kê năm 1982 là không chính xác và không phải là căn cứ để xác định cụ U là chủ sử dụng hợp pháp đối với thửa đất này. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chỉ căn cứ vào việc cụ U được cấp đất để xác định thửa đất tranh chấp là của vợ chồng cụ U để chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và trích một phần công sức cho ông T2 là không đúng. ”

ÁN LỆ SỐ 34/2020/AL1

VỀ QUYỀN LẬP DI CHÚC ĐỊNH ĐOẠT GIÁ TRỊ BỒI THƯỜNG VỀ ĐẤT TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẤT BỊ NHÀ NƯỚC THU HỒI CÓ BỒI THƯỜNG

Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 05 tháng 02 năm 2020 và được công bố theo Quyết định số 50/QĐ-CA ngày 25 tháng 02 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nguồn án lệ:

Quyết định giám đốc thẩm số 58/2018/DS-GĐT ngày 27-9-2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội về vụ án dân sự “Tranh chấp yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu” tại tỉnh Vĩnh Phúc giữa nguyên đơn là ông Trần Văn Y với bị đơn là Phòng công chứng M; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Nguyên Văn D1.

Vị trí nội dung án lệ:

Đoạn 5 phần “Nhận định của Tòa án”.

Khái quát nội dung án lệ:

- Tình huống án lệ:

Quyền sử dụng đất do cá nhân tạo lập hợp pháp mà khi người đó còn sống, Nhà nước đã có quyết định thu hồi đất và việc thu hồi đất đó thuộc trường hợp được bồi thường.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, phải xác định giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi được bảo đảm bằng giá trị bồi thường nên người có đất bị thu hồi có quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường đó.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

- Các điều 163, 181, 634, 646, 648 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với khoản 1 Điều 105, các điều 115, 612, 624, 626 Bộ luật Dân sự năm 2015);

- Điều 42 Luật Đất đai năm 2003 (tương ứng với Điều 74 Luật Đất đai năm 2013).

Từ khóa của án lệ:

“Thu hồi đất”; “Bồi thường Khi Nhà nước thu hồi đất”; “Thừa kế”; “Di chúc”.

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Theo đơn khởi kiện đề ngày 26-6-2013 và các lời khai trong quá trình tố tụng, nguyên đơn là ông Trần Văn Y trình bày: Thửa đất số 38, Tờ bản đồ số 13 tại khu M, phường N, thành phố V, tỉnh Vĩnh Phúc có nguồn gốc là do ông nhận chuyển nhượng của cụ Nguyễn Thị C (tức T, T1) từ năm 1987. Việc chuyển nhượng đất và hoa màu liên quan đến thửa đất này giữa ông và cụ C có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân phường đồng ý cho ông đến ở cùng với cụ T1. Năm 1988, Ủy ban nhân dân phường đồng ý cho ông đứng tên thửa đất này và đổi sang một thửa đất khác vì thửa đất này giáp với đầm nước không tiện cho việc chăm sóc con nhỏ. Nhưng do không đủ điều kiện làm nhà nên ông không đổi đất nữa.

Năm 1998, ông và cụ C làm giấy tờ chuyển nhượng thửa đất trên với giá 140.000.000 đồng. Mặc dù việc trả tiền không được các bên viết giấy biên nhận, nhưng có 02 người là bà Nguyễn Thị B (đã chết) và bà Trần Thị K (ở xóm D, phường Đ) chứng kiến việc ông trả tiền cho cụ C. Khi chuyển nhượng ông và cụ C đã lập Hợp đồng mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất ghi ngày 08-02-1998 và nộp tại Ủy ban nhân dân phường. Năm 2008, gia đình ông không ở trên thửa đất này nữa do đất bị giải phóng mặt bằng. Năm 2009, giữa ông và gia đình cụ Nguyễn Văn D xảy ra tranh chấp đối với thửa đất trên. Năm 2013, ông được biết Phòng công chứng M đã công chứng Di chúc của cụ Nguyễn Văn D và công chứng Văn bản công bố di chúc của cụ D và cụ Nguyễn Thị T1 ngày 26-01-2011. Theo các văn bản trên thì cụ D có quyền sở hữu, sử dụng 1 phần thửa đất số 38, Tờ bản đồ số 13 khu M, phường N, thành phố V, tỉnh Vĩnh Phúc; ông Nguyễn Văn D1 là người được hường thừa kế của cụ D và cụ C đối với thửa đất số 38, Tờ bản đồ số 13 diện tích 299,8 m2 tại khu M. Việc công chứng này không đúng quy định của pháp luật và ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của gia đình ông nên ông đề nghị Tòa án tuyên bố 02 văn bản công chứng trên vô hiệu.

Bị đơn là Phòng công chứng M (do người đại diện) trình bày: Ngày 14-01-2011, ông Nguyễn Văn D1 chở cụ Nguyễn Văn D đến Phòng công chứng M và yêu cầu công chứng di chúc của cụ D. Theo cụ D khai thì cụ và cụ T1 lấy nhau không đăng ký kết hôn (hôn nhân thực tế), cụ T1 không sinh nở được nên cụ D lấy người khác nhưng không ly hôn với cụ T1. Nhà và đất tại thửa đất số 38, Tờ bản đồ số 13 tại khu M là tài sản chung hợp nhất được hình thành trong thời kỳ hôn nhân giữa cụ D và cụ C.

Về giấy tờ chứng minh tài sản kèm theo yêu cầu công chứng di chúc, cụ D và anh D1 xuất trình:

- Di chúc của cụ T1 đã được Ủy ban nhân dân phường S, huyện K, tỉnh Hưng Yên chứng thực theo đó cụ T1 công nhận tài sản trên (thửa đất 38, Tờ bản đồ số 13) là tài sản chung hợp nhất với cụ D nên cụ T1 chỉ công chứng di chúc phần của cụ Cho ông D1. Phòng công chứng M xét thấy di chúc của cụ T1 là hợp pháp.

- Giấy tờ mua bán (bản gốc) của cụ D mua của ông Đ (văn tự bán ruộng này có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã T), sau đó đổi cho HTX N lấy thửa ruộng cánh đồng M, nay là thửa đất số 38, Tờ bản đồ số 13.

- Công văn số 405/UBND-TD của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc giải quyết Khiếu nại của công dân.

- Công văn số 372/UBND-KNTC ngày 07-7-2011 của Ủy ban nhân dân thành phố V trả lời đơn của ông Nguyễn Văn D.

Hai văn bản này khẳng định thửa đất số 38, Tờ bản đồ số 13 là đất ở, là căn cứ để bồi thường giải phóng mặt bằng.

Tại thời điểm lập di chúc, mặc dù cụ D đã trên 90 tuổi nhưng vẫn còn tỉnh táo, minh mẫn, nhận thức rõ việc làm của mình. Cùng hàng thừa kế thứ nhất là vợ, con, bố, mẹ của cụ D chỉ còn lại một mình ông D1, không có ai còn vị thành niên, yếu, thiểu năng trí tuệ không tự nuôi sống được theo quy định của pháp luật dân sự vì vậy nên việc cụ D có di chúc trao tất cả phần tài sản của mình cho ông D1 là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật dân sự về di chúc. Sau khi xem xét các vấn đề nêu trên, Phòng công chứng M thấy rằng việc lập di chúc của cụ D là hoàn toàn chính đáng, nội dung di chúc đúng pháp luật nên Phòng công chứng đã làm di chúc cho cụ D. Ngày 15-01-2011, cụ D đã đến Phòng công chứng để điểm chỉ vào bản di chúc. Trước khi điểm chỉ, công chứng viên đã đọc lại toàn bộ nội dung di chúc cho cụ nghe, cụ hoàn toàn nhất trí.

Sau khi cụ D mất, bản di chúc của cụ có hiệu lực pháp luật, ông D1 đến Phòng công chứng yêu cầu công bố di chúc và Phòng công chứng đã tiến hành việc công bố theo quy định của pháp luật. Trong quá trình công chứng và công bố di chúc của cụ D, Phòng công chứng không nắm được thông tin thửa đất trên đang có tranh chấp. Quan điểm của Phòng công chứng là đề nghị Tòa án xem xét giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Văn D1 trình bày:

Bố ông là cụ D và mẹ ông là cụ C kết hôn năm 1957. Năm 1959, bố mẹ ông mua 01 mảnh đất của ông Đ ở xóm S, phường Đ, thị xã V. Do bố mẹ ông không có con chung nên khoảng năm 1969-1970 cụ C đồng ý cho cụ D lấy cụ H (mẹ đẻ của ông) sống ở khu M, phường N. Năm 1976, cụ D mua ngôi nhà số 24 N để làm nghề cắt tóc. Cụ T ở ngôi nhà 60 N, cụ D và cụ H ở khu M. Sau Khi sinh ra ông, cụ H mất. Năm 1968, cụ C bán nhà số 60 N và mua nhà ở phố C. Năm 1986, cụ C bán nhà ở phố C về Hưng Yên sống. Năm 1988, cụ C lại quay về V sống và làm nhà trên thửa đất ngõ 3 tô T. Nhưng vì mảnh đất này nhiều mồ mả nên cụ chuyển về sống ở khu M với cụ D và các con. Từ năm 2006, cụ C quay về Hưng Yên, ông và cụ D đến để quản lý thửa đất ở khu M nhưng ông Y không đồng ý. Việc ông Y đề nghị Tòa án tuyên bố 02 hai văn bản công chứng trên vô hiệu, ông không đồng ý.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 10/2014/DS-ST ngày 28-4-2014, Tòa án nhân dân thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã quyết định:

- Tuyên bố Văn bản Công chứng Di chúc của Phòng công chứng M tỉnh Vĩnh Phúc ngày 15-01-2011 đối với Di chúc của cụ Nguyễn Văn D, sinh năm 1919 và Văn bản Công chứng Văn bản công bố di chúc của Phòng công chứng M tỉnh Vĩnh Phúc ngày 26-01-2011 công bố Di chúc ngày 16-12-2009 của cụ Nguyễn Thị T1 (T), sinh năm 1924 và Di chúc ngày 15-01-2011 của cụ Nguyễn Văn D, sinh năm 1919 vô hiệu.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí.

Ngày 12-5-2014, ông Nguyễn Văn D1 kháng cáo không đồng ý với quyết định của bản án sơ thẩm.

Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 23/2015/DS-PT ngày 27-4-2015, Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã quyết định: Giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số 10/2014/DS-ST ngày 28-4-2014 của Tòa án nhân dân thành phố Vĩnh Yên.

Ngày 11-4-2016, ông Nguyễn Văn D1 có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án dân sự phúc thẩm nêu trên.

Tại Quyết định số 08/2018/KN-DS ngày 26-4-2018, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã kháng nghị đối với Bản án dân sự phúc thẩm số 23/2015/DS-PT ngày 27-4-2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc; đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và Bản án dân sự sơ thẩm số 10/2014/DS-ST ngày 28-4-2014 của Tòa án nhân dân thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

[1] Cụ Nguyễn Văn D và cụ Nguyễn Thị C (tên gọi khác là T, T1) chung sống với nhau từ năm 1957 nhưng không đăng ký kết hôn. Năm 1959, cụ D mua thửa đất ở xứ M của ông Nguyễn Văn Đ, sau đó đổi cho Hợp tác xã N lấy thửa ruộng ở đồng M, nay là thửa đất số 38, tờ bản đồ số 13. Khoảng năm 1969-1970 cụ D chung sống với cụ H và sinh ra ông Nguyễn Văn D1.

[2] Ngày 16-12-2009, cụ C lập di chúc với nội dung để lại một phần tài sản là bất động sản tại thửa đất số 38, tờ bản đồ số 13 nêu trên cho con trai tôi (ông Nguyễn Văn D1). Ngày 15-01-2011, cụ D lập di chúc tại Phòng công chứng M, tỉnh Vĩnh Phúc với nội dung để lại phần tài sản của mình tại thửa đất nêu trên cho ông D1, Khi Nhà nước thu hồi, bồi thường bằng tái định cư (hoặc nhận tiền) và bồi thường tài sản trên đất thì ông D1 được đứng tên và nhận tiền. Ngày 07-9-2010, cụ C chết. Ngày 21-01-2011, cụ D chết. Sau Khi cụ D và cụ C chết, ngày 26-01-2011, Phòng công chứng M tỉnh Vĩnh Phúc (sau đây viết tắt là Phòng công chứng M) có Văn bản công bố Di chúc ngày 16-12-2009 của cụ T1 và Di chúc ngày 15-01-2011 của cụ D đối với di sản của hai cụ là thửa số 38, Tờ bản đồ số 13 khu M, phường N, thành phố V, tỉnh Vĩnh Phúc.

[3] Ông Trần Văn Y cho rằng thửa đất số 38, Tờ bản đồ số 13 khu M nêu trên ông đã mua của cụ C từ năm 1987, đến năm 1998 thì hai bên lập Giấy bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất và Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, việc Phòng công chứng M công chứng di chúc của cụ D, Văn bản công bố di chúc của hai cụ làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của gia đình ông nên ông khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố các văn bản công chứng trên vô hiệu.

[4] Theo quy định tại Điều 45 Luật Công chứng thì người có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu gồm có: “Công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Để chứng minh mình có quyền, lợi ích liên quan đến văn bản công chứng, quyền khởi kiện, ông Y xuất trình: giấy ủy nhiệm chi ngày 20-5-2005, số tiền 100.000.000 đồng, Hợp đồng ủy quyền ngày 23-7-2009 của cụ C cho ông, Giấy bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất thổ cư ngày 08-02-1998, Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 08-02-1998 giữa cụ C và ông... kèm theo đơn khởi kiện. Tuy nhiên, thửa đất tại xứ M là tài sản chung của cụ C và cụ D nhưng các tài liệu do ông Y xuất trình thể hiện chỉ có cụ C chuyển nhượng cho ông Y mà chưa có ý kiến của cụ D. Trường hợp chỉ cụ C tự ý định đoạt tài sản chung của hai cụ mà không có sự đồng ý của cụ D thì cần xem xét tính hợp pháp của hợp đồng chuyển nhượng giữa cụ C và ông Y. Quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm chưa xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ do ông Y cung cấp và đánh giá hợp đồng chuyển nhượng giữa ông Y và cụ C để từ đó xác định ông Y có quyền, lợi ích đối với di sản là thửa đất số 38, Tờ bản đồ số 18 và có quyền khởi kiện yêu cầu tuyên bố các văn bản công chứng vô hiệu hay không mà chỉ xem xét nội dung, hình thức, thủ tục của các văn bản công chứng và tuyên bố các văn bản này vô hiệu là chưa đủ căn cứ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của ông Nguyễn Văn D1.

[5] Ngoài ra, di sản của cụ D, cụ C để lại là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 38, Tờ bản đồ số 13 đã bị thu hồi theo Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21-7-2010 của Ủy ban nhân dân thành phố V nhưng giá trị quyền sử dụng đất của người có đất bị thu hồi vẫn được pháp luật bảo đảm theo quy định của Luật Đất đai nên hai cụ Có quyền lập di chúc định đoạt tài sản trên cho ông D1. Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào Bản án số 45/2009/DS-PT ngày 22-5-2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (trong Khi tại bản án phúc thẩm này Hội đồng xét xử chỉ tuyên hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án) để xác định tại thời điểm cụ D lập di chúc, di sản là một phần tài sản (bất động sản tại thửa số 38, Tờ bản đồ số 13) không còn nữa là chưa chính xác. Do đó, Khi giải quyết lại vụ án cần xem xét đồng thời giá trị pháp lý của hợp đồng mua bán nhà, đất giữa ông Trần Văn Y với cụ Nguyễn Thị C và tính hợp pháp của bản di chúc do cụ D, cụ C lập cũng như Văn bản công bố di chúc mới giải quyết triệt để vụ án và bảo đảm quyền, lợi ích của các đương sự.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 337; khoản 3 Điều 343 và Điều 345 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

1. Hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 23/2015/DS-PT ngày 27-4-2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc và Bản án dân sự sơ thẩm số 10/2014/DS-ST ngày 28-4-2014 của Tòa án nhân dân thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc về vụ án “Tranh chấp yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu” giữa nguyên đơn là ông Trần Văn Y với bị đơn là Phòng công chứng M tỉnh Vĩnh Phúc; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Văn D1.

2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

NỘI DUNG ÁN LỆ

“[5]... di sản của cụ D, cụ C để lại là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 38, Tờ bản đồ số 13 đã bị thu hồi theo Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21-7-2010 của Ủy ban nhân dân thành phố V nhưng giá trị quyền sử dụng đất của người có đất bị thu hồi vẫn được pháp luật bảo đảm theo quy định của Luật Đất đai nên hai cụ có quyền lập di chúc định đoạt tài sản trên cho ông D1...”

ÁN LỆ SỐ 35/2020/AL1

VỀ NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐI ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI GIAO LẠI ĐẤT NÔNG NGHIỆP CHO NGƯỜI Ở TRONG NƯỚC SỬ DỤNG

Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 05 tháng 02 năm 2020 và được công bố theo Quyết định số 50/QĐ-CA ngày 25 tháng 02 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nguồn án lệ:

Quyết định giám đốc thẩm số 65/2018/GĐT-DS ngày 06-8-2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng về vụ án dân sự “Tranh chấp về tài sản bị cưỡng chế Thi hành án” tại tỉnh Đắk Lắk giữa nguyên đơn là cụ Nguyễn Thị K với bị đơn là bà Nguyễn Thị T; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 09 người.

Vị trí nội dung án lệ:

Đoạn 4, 5 phần “Nhận định của Tòa án”.

Khái quát nội dung án lệ:

- Tình huống án lệ:

Người Việt Nam trước khi đi định cư ở nước ngoài đã giao lại đất nông nghiệp cho người ở trong nước sử dụng; người ở trong nước đã sử dụng đất đó ổn định, lâu dài và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, phải xác định người ở trong nước có quyền sử dụng đất hợp pháp, Tòa án không chấp nhận yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

- Mục 3 phần III, mục 3 phần V Quyết định số 201-HĐCP/QĐ ngày 01-7-1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước;

- Điều 14 Luật Đất đai năm 1987; Điều 26 Luật Đất đai năm 1993; khoản 11 Điều 38, Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 (tương ứng với điểm h khoản 1 Điều 64; Điều 100 Luật Đất đai năm 2013).

Từ khóa của án lệ:

“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài”; “Giao lại đất nông nghiệp cho người ở trong nước sử dụng”; “Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”; “Yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất”.

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Tại Đơn khởi kiện đề ngày 09-5-2012 và quá trình tố tụng nguyên đơn là cụ Nguyễn Thị K trình bày: Năm 1978, vợ chồng cụ Nguyễn Thị K, Nguyễn C viết giấy cho ông Nguyễn Văn D (con trai) 05 sào đất, có tứ cận: Đông giáp ông L, Tây giáp bà Nguyễn Thị E, Nam giáp người Thượng, Bắc giáp quốc lộ 14; nhưng năm 1982,1983 ông D đã bán hết cho ông Nguyễn Đăng N và ông Nguyễn Văn B. Sau đó, cụ K lại cho ông D thêm 150m2 đất liền kề, Khi cho không viết giấy và năm 2005 cho ông D căn nhà trên đất (nhà đất cho ông D được xác định có tứ cận Đông giáp ông B, Tây và Nam giáp đất còn lại của gia đình, Bắc giáp quốc lộ 14). Năm 2005, cụ K lập thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên ngày 09-3-2006 Ủy ban nhân dân thành phố P cấp 02 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 516166, đối với thửa số 9, tờ bản đồ 58, diện tích 10.112,4m2, mục đích sử dụng trồng cây hàng năm, thời hạn sử dụng đến năm 2013 cho cụ Nguyễn Thị K; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 516165, đối với thửa số 9A, tờ bản đồ 58, diện tích 300m2, mục đích sử dụng đất ở đô thị cho cụ Nguyễn Thị K và cụ Nguyễn C. Tháng 11-2006, cụ K có đơn xin điều chỉnh và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phù hợp với hiện trạng đã xây nhà trên đất nên ngày 24-11-2006 Ủy ban nhân dân thành phố p ban hành Quyết định số 762/QĐ-UBND thu hồi các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 516165 và AD 516166 và cấp đổi thành các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới số AG 680769 và AG 680768 cho cụ Nguyễn Thị K và cụ Nguyễn C. Ngày 19-6-2009, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố P ban hành Quyết định số 1654/QĐ-UBND thu hồi các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho cụ Nguyễn Thị K và Nguyễn C với lý do cấp chồng lấn diện tích, trùng số thửa đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn Văn D.

Cụ K khởi kiện vụ án hành chính đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố P về việc ban hành Quyết định số 1654/QĐ-UBND thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho hai cụ. Bản án hành chính sơ thẩm số 02/2010/HC-ST ngày 11 -6-2010 của Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của cụ K; Bản án hành chính phúc thẩm số 07/2010/HC-PT ngày 17-9-2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk sửa bản án sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của cụ K. Bản án hành chính phúc thẩm bị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị, tại Quyết định giám đốc thẩm số 10/2011/HC-GĐT ngày 15-11-2011, Tòa Hành chính Tòa án nhân dân tối cao đã hủy Bản án hành chính sơ thẩm số 02/2010/HC-ST ngày 11-6-2010 của Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột và hủy Bản án hành chính phúc thẩm số 07/2010/HC-PT ngày 17-9-2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk; giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột giải quyết sơ thẩm lại. Sau Khi thụ lý sơ thẩm lại vụ án, Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột đã triệu tập cụ K hợp lệ hai lần, nhưng cụ K vắng mặt nên Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột đình chỉ việc giải quyết vụ án.

Nay cụ K khởi kiện vụ án dân sự yêu cầu vợ chồng ông D trả lại đất vì cho rằng: Năm 2005, ông D dùng bản photocopy giấy cho đất năm 1978, sửa toàn bộ vị trí thửa đất rồi photocopy dùng làm tài liệu kê khai xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời ông D làm giấy xin xác nhận mất giấy tờ gốc, được Ủy ban nhân dân phường E xác nhận; trên cơ sở các tài liệu do ông D nộp này, Ủy ban nhân dân thành phố p cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông D đối với diện tích đất 4.925,5m2 (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 579302 cho thửa số 9A, tờ bản đồ số 58, diện tích 300,5m2 và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 579313 cho thửa số 09, tờ bản đồ số 58, diện tích 4.624m2). Nay cụ K khởi kiện yêu cầu vợ chồng ông D trả lại 4.652,7m2 đất (đã trừ 272,8m2 đất bị Ủy ban nhân dân thành phố p thu hồi tại Quyết định số 4233/QĐ-UBND ngày 24-12-2010); cụ K đồng ý cho vợ chồng ông D được tiếp tục sử dụng 183,74m2 đất (gồm 150 m2 đã cho trước đây và cho thêm 33,74m2 vì đã làm nhà trên diện tích đất này); yêu cầu Tòa án hủy các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà Ủy ban nhân dân thành phố P đã cấp cho vợ chồng ông D, bà T.

- Trước đây ông Nguyễn Văn D (hiện nay đã chết) và bà Nguyễn Thị T trình bày: Năm 1978, vợ chồng cụ C, cụ K viết giấy cho ông bà 05 sào đất, có tứ cận: Đông giáp ông L, Tây giáp bà Nguyễn Thị E, Nam giáp người Thượng, Bắc giáp quốc lộ 14; nhưng năm 1982, cụ K lại bán cho ông N 01 sào đất và năm 1985 cụ C bán cho ông B 4 sào đất là hết diện tích 5 sào đất hai cụ đã cho ông bà năm 1978 nên cha mẹ đồng ý hoán đổi, cho ông bà 5 sào đất liền kề; sau đó, cha mẹ sang định cư tại Cộng hòa liên bang Đức.

Trước Khi đi định cư tại Đức thì cụ K có gửi bà Nguyễn Thị E toàn bộ giấy tờ nhà và đất. Năm 2004, cụ K hồi hương. Năm 2005, vợ chồng ông D, bà T đến gặp bà E hỏi và lấy lại giấy tờ nhà đất thì bà E chỉ giao giấy tờ photocopy, còn giấy tờ cho nhà đất có đóng dấu, xác nhận của chính quyền thì hiện tại cụ K giữ.

Vợ chồng ông D đem bản photocopy mà bà E giao, photocopy thêm, rồi kèm 2 quyết định giao đất trồng cà phê năm 1980, 1990 của Ủy ban nhân dân thị xã P đến Ủy ban nhân dân phường E hỏi thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được hướng dẫn cần phải có chữ ký của cụ K và các anh em trong gia đình về việc năm 1978 cha mẹ có cho ông bà căn nhà 150m2 và 3,5 sào đất trồng cây ăn trái đúng như giấy cho nhà đất gốc. Sau đó, ông D về nói lại với cụ K (lúc này cụ C đã chết) thì cụ K có ký đơn xác nhận rằng năm 1978 đã cho ông bà căn nhà và mấy sào đất trồng cây ăn trái; đơn xác nhận còn có chữ ký của ông Nguyễn Văn Đ (nay đã chết) và bà Nguyễn Thị E. Trên cơ sở đơn xác nhận này thì ngày 26-12-2005, Ủy ban nhân dân thành phố P đã cấp cho ông bà Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 579302 đối với thửa đất số 9A, tờ bản đồ 58, diện tích 300,5m2 đất ở và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 579313 đối với thửa đất số 09, tờ bản đồ 58, diện tích 4.624,9m2 đất nông nghiệp.

Tuy nhiên, sau đó ngày 09-3-2006 Ủy ban nhân dân thành phố p cũng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 516166, đối với thửa số 9 tờ bản đồ 58 diện tích 10.112,4m2, mục đích sử dụng trồng cây hàng năm cho cụ K và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 516165, đối với thửa đất số 9A, tờ bản đồ 58, diện tích 300m2, mục đích sử dụng đất ở đô thị cho cụ K và cụ C là chồng lên diện tích đất đã cấp quyền sử dụng cho vợ chồng ông bà; tuy nhiên, sau đó phát hiện sai sót này thì ngày 24-11-2006 Ủy ban nhân dân thành phố P đã ban hành Quyết định số 762/QĐ-UBND thu hồi các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho cụ C, cụ K.

Nay ông bà không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của cụ K; đồng thời trình bày hai lô đất trên ông bà đã thế chấp vay Ngân hàng A số tiền 3.000.000.000 đồng; do ông bà không trả được nợ nên Ngân hàng đã khởi kiện, Tòa án đã giải quyết, cơ quan Thi hành án đã bán đấu giá Thi hành án xong nên đề nghị Tòa án căn cứ quy định của pháp luật để giải quyết.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là đại diện Ủy ban nhân dân thành phố p trình bày: Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho vợ chồng ông D, bà T là đúng quy định của pháp luật.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là đại diện Ngân hàng A trình bày: Hợp đồng thế chấp vay tiền ký giữa Ngân hàng với ông D, bà T ngay tình, được đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.

- Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 124/2013/DS-ST ngày 06-9-2013, Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

- Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 07/2014/DSPT ngày 14-01-2014, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk sửa bản án sơ thẩm chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; buộc vợ chồng ông D, bà T trả đất lại cho cụ K (có trừ 183,74m2 đất cụ K tự nguyện cho và ông D đã làm nhà), hủy 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà Ủy ban nhân dân thành phố p đã cấp cho vợ chồng ông D, bà T.

Vợ chồng ông D; Ngân hàng A và ông H (người trúng mua đấu giá đất theo Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 47/2011/QĐST-KDTM ngày 17-6-2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất giữa Ngân hàng với vợ chồng ông D) có đơn đề nghị giám đốc thẩm.

- Tại Quyết định số 343/2014/KN-DS ngày 16-9-2014, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án dân sự phúc thẩm số 07/2014/DSPT ngày 14-01-2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk; đề nghị xét xử giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án. Tại Quyết định giám đốc thẩm số 461/2014/DS-GĐT ngày 24-11-2014, Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao hủy án sơ, phúc thẩm; giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột giải quyết sơ thẩm lại với nhận định (tóm tắt):

+ Khi sinh thời vợ chồng cụ C, cụ K sử dụng 29.418,27m2 đất; năm 1983 hai cụ sang định cư tại Đức nên giao đất lại cho các con, vợ chồng ông D được giao sử dụng một phần và cuối năm 2005 vợ chồng ông D đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 4.924m2 đất (gồm 300,5m2 đất ở và 4.624,9m2 đất nông nghiệp). Năm 2004, cụ K hồi hương; năm 2006 cụ K được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cả diện tích đất mà vợ chồng ông D đang sử dụng, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; nhưng sau đó, Ủy ban phát hiện nên đã ban hành quyết định hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho cụ K và xác định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho vợ chồng ông D là đúng pháp luật. Như vậy, tuy diện tích đất tranh chấp có nguồn gốc của cụ K, cụ C; nhưng hai cụ đã đi nước ngoài, giao lại cho vợ chồng ông D sử dụng từ năm 1983 và vợ chồng ông D đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2005; riêng 4.624,9m2 đất nông nghiệp nếu không giao cũng bị Nhà nước thu hồi; còn 300,5m2 đất ở thì cụ K đã đồng ý cho ông D 150m2, phần còn lại là di sản thừa kế của cụ C nên cụ K không có quyền đòi lại.

+ Mặt khác, năm 2009 vợ chồng ông D đã thế chấp đất vay tiền Ngân hàng; do không trả nợ nên Ngân hàng khởi kiện, Tòa án đã giải quyết, cơ quan Thi hành án đã bán đấu giá Thi hành án xong nên Tòa án cấp phúc thẩm buộc vợ chồng ông D trả lại toàn bộ đất (trừ 180m2 ông D đã làm nhà) là không đúng, không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Ngân hàng, của ông H (người trúng mua đấu giá đất).

- Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 98/2014/DS-ST ngày 14-01-2014, Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột quyết định bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

- Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 06/2016/DS-PT ngày 11-01-2016, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm nêu trên.

Sau khi xét xử phúc thẩm, cụ Nguyễn Thị K có đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án dân sự phúc thẩm số 06/2016/DS-PT ngày 11-01-2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

- Tại Kháng nghị giám đốc thẩm số 11/2017/KN-DS-VC2 ngày 07-02-2017, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử giám đốc thẩm hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 98/2014/DS-ST ngày 14-01-2014 của Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột và hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 06/2016/DS-PT ngày 11-01-2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk để giải quyết sơ thẩm lại vì:

+ Quá trình kê khai lập thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông Nguyễn Văn D đã sử dụng bản photo và giả mạo giấy cho nhà và đất ngày 02-01-1978 (sửa chữa tứ cận), bổ sung xác nhận của ông Nguyễn Văn S, Chủ tịch Hội liên hiệp nông dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã E ngày 25-11-1983 (sau ngày cho đất hơn 5 năm) là trái pháp luật, Ủy ban nhân dân thành phố P đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 579302 tại thửa 9A, tờ bản đồ 58, diện tích 300,5m2 và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 579313 tại thửa 09, tờ bản đồ 58, diện tích 4.624,9m2 cùng ngày 26-12-2005 cho hộ ông Nguyễn Văn D là không đúng. Mặt khác, ông Nguyễn Văn S, Chủ tịch Hội Liên hiệp nông dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã E xác nhận ngày 25-11-1983 vào giấy cho nhà và đất lập ngày 02-01-1978 nêu trên nhưng Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm không tiến hành xác minh, lấy lời khai của những người này là chưa làm rõ toàn diện vụ án.

+ Bị đơn cho rằng năm 1982, bà Nguyễn Thị K bán cho ông Nguyễn Đăng N 01 sào trong phần diện tích đất mà ông C, bà K đã cho vợ chồng bà, còn lại 04 sào đến năm 1985 ông C lại bán cho ông Nguyễn Văn B. Sau Khi ông C, bà K bán đất thì ông C, bà K đã cho vợ chồng bà T 05 sào liền kề. Đối với diện tích đất ông C, bà K cho vợ chồng bà năm 1978 chưa biết giáp ai nên ông C, bà K để trống, sau Khi bán xong ông C, bà K cho lại 05 sào kề bên nên vợ chồng bà mới đề vào là giáp ông B, giáp đất nhà và xin xác nhận của Quốc doanh chiếu bóng thuộc Ty văn hóa tỉnh Đắk Lắk, Hội nông dân tập thể xã E.

Tuy nhiên theo giấy tờ bán đất thể hiện ông D trực tiếp bán đất cho ông N, ông B. Việc cho đất theo chứng cứ do bà K cung cấp bản gốc và bị đơn cung cấp bản photocopy đều thể hiện đất đã có tứ cận, nhưng đối với bản photocopy bị sửa tứ cận chứ không phải để trống. Còn việc bà T nêu sau Khi bán xong 05 sào đất, ông C, bà K cho lại 05 sào kề bên là không có cơ sở vì không có chứng cứ nào thể hiện việc này.

Bị đơn cũng cho rằng bà K có làm đơn ngày 15-10-2005 xác nhận năm 1978 cho vợ chồng bà T 01 căn nhà và mấy sào đất trồng cây ăn trái. Bà K và các anh chị em trong gia đình gồm: Nguyễn Văn Đ (chết năm 2008), Nguyễn Thị E đều ký xác nhận để hợp thức giấy cho nhà đất bằng bản photo nêu trên. Song qua xem xét đơn này chỉ thể hiện bà K xác nhận cho căn nhà xây diện tích 100m2 (5m x 20m) trên lô đất có diện tích 150m2 (5m x 30m), chứ không có nội dung nào xác nhận cho vợ chồng bà T diện tích mấy sào đất trồng cây ăn trái.

Về tố tụng: Năm 2005 vợ chồng ông D bà T mới làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên diện tích đất khác, chứ không phải trên diện tích đất được bà K, ông C cho ngày 02-01-1978, xét ông Nguyễn C đã chết năm 1998, nên tại thời điểm này phát sinh quyền thừa kế của bà K và 14 người con của ông C, bà K. Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm không đưa những người này tham gia tố tụng với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan là vi phạm Điều 61 BLTTDS năm 2004 (Điều 73 BLTTDS năm 2015).

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

[1] Về việc vợ chồng cụ K có quyền đòi lại diện tích 4.924m2 đất mà vợ chồng ông D, bà T đã được Ủy ban nhân dân thành phố P cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 26-12-2005 hay không, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét thấy:

[2] Vợ chồng cụ Nguyễn C, cụ Nguyễn Thị K có 14 con chung, ông Nguyễn Văn D là 01 trong số 14 người con chung của vợ chồng cụ C, cụ K; diện tích 4.924m2 đất (gồm 300,5m2 đất ở và 4.624,9m2 đất nông nghiệp) hiện có tranh chấp giữa cụ K với vợ chồng ông D là một phần trong tổng diện tích 29.418,27m2 đất vợ chồng cụ C, cụ K tạo lập được lúc sinh thời (trước năm 1975 diện tích đất này thuộc địa giới xã C, sau năm 1975 thuộc địa giới xã H, năm 1983 thuộc địa giới xã E, nay là phường E thành phố P, tỉnh Đắk Lắk). Ngày 02-10-1978, vợ chồng cụ C, cụ K lập giấy cho nhà và đất, nội dung cho con trai là ông Nguyễn Văn D một căn nhà diện tích 4m x 12m, tọa lạc trên diện tích đất 5 sào, có tứ cận Đông giáp đất ông L, Tây giáp đất bà Nguyễn Thị E, Nam giáp đất người Thượng, Bắc giáp quốc lộ 14; tuy nhiên, năm 1982, 1983 ông Nguyễn Đăng N và ông Nguyễn Văn B đã nhận chuyển nhượng hết 05 sào đất này. Xét trình bày của cụ K rằng ông D là người chuyển nhượng 05 sào đất này cho ông N, ông B; trong Khi ông D không thừa nhận mà cho rằng vợ chồng cụ C, cụ K là người chuyển nhượng thì cấp giám đốc thẩm thấy trình bày của ông D là phù hợp với trình bày của ông N, ông B rằng hai ông mua 5 sào đất của cụ C, cụ K và giao tiền cho cụ C, cụ K (bút lục 231, 230, 229) và phù hợp với thực tế năm 1978 cụ C, cụ K mới ký giấy viết tay cho ông D đất nên về pháp lý cụ C, cụ K vẫn đứng tên chủ sử dụng đất.

[3] Sau khi bán 5 sào đất đã viết giấy cho ông D năm 1978 thì khoảng năm 1983 vợ chồng cụ C, cụ K xuất cảnh định cư tại Cộng hòa liên bang Đức; nhà và diện tích đất còn lại vợ chồng ông D, bà T quản lý, sử dụng. Hội đồng xét xử cấp giám đốc thẩm thấy rằng trình bày của vợ chồng ông D, bà T rằng trước Khi đi định cư ở Đức cha mẹ đã cho vợ chồng ông D 5 sào đất liền kề để bù 05 sào đất cha mẹ đã bán cho ông N, ông B là có cơ sở vì phù hợp với trình bày của ông N, ông B rằng hai ông mua đất và trả tiền cho vợ chồng cụ K; phù hợp với việc cụ K ký đơn trình bày ngày 15-10-2005 (Đơn có chữ ký của các con gồm ông Nguyễn Văn Đ, bà Nguyễn Thị E, người hàng xóm làm chứng là ông Nguyễn Văn H1 và chứng thực của chính quyền địa phương) xác nhận năm 1978 vợ chồng cụ đã cho ông D nhà đất, nhưng giấy tờ cho nhà đất thất lạc nên nay cụ K ký đơn này để vợ chồng ông D làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất và nhà ở theo quy định của pháp luật.

[4] Mặt khác, trong tổng diện tích 4.924m2 đất mà vợ chồng ông D, bà T được Ủy ban nhân dân thành phố p cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 26-12-2005 thì chỉ có 300,5m2 là đất ở (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 579302, thửa số 9A, tờ bản đồ 58) còn lại 4.624,9m2 đất, tại thửa 09, tờ bản đồ 58 là đất nông nghiệp (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 579313). Theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Luật Đất đai năm 1987, khoản 3 Điều 26 Luật Đất đai năm 1993 thì Nhà nước sẽ thu hồi đất nếu người sử dụng đất không sử dụng đất quá 6 tháng hoặc 12 tháng mà không được Nhà nước cho phép. Theo quy định tại khoản 11 Điều 38 Luật Đất đai 2003điểm h khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013 thì một số trường hợp sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai sẽ bị Nhà nước thu hồi đất như: “Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; Đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;...”, cấp giám đốc thẩm xét mặc dù trước đó, cụ C, cụ K có sử dụng 4.624,9m2 đất nông nghiệp; nhưng hai cụ đã đi định cư ở nước ngoài không sử dụng đất nhiều năm nên đất nông nghiệp này thuộc diện bị Nhà nước thu hồi; vợ chồng ông D trực tiếp sử dụng, hàng năm kê khai, nộp thuế cho Nhà nước và đã được Nhà nước công nhận cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2005 nên có quyền sử dụng hợp pháp diện tích đất này.

[5] Như vậy, từ các luận điểm nêu trên, cấp giám đốc thẩm xét thấy đủ cơ sở xác định: Vợ chồng cụ C, cụ K trước Khi đi định cư tại Cộng hòa liên bang Đức đã cho vợ chồng ông D, bà T 05 sào đất mà hiện nay vợ chồng ông D đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để bù lại diện tích 05 sào đất hai cụ đã cho ông D năm 1978, nhưng hai cụ đã bán cho ông N, ông B năm 1982, 1983; mặt khác vợ chồng cụ C, cụ K không sử dụng đất nhiều năm nên đất thuộc diện bị Nhà nước thu hồi, trong khi đó vợ chồng ông D sử dụng, kê khai nộp thuế cho Nhà nước và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên vợ chồng ông D, bà T có quyền sử dụng hợp pháp diện tích đất này. Vì vậy, Bản án dân sự sơ thẩm số 98/2014/DS-ST ngày 14-01-2014 của Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột và Bản án dân sự phúc thẩm số 06/2016/DS-PT ngày 11-01-2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của cụ K đòi gia đình ông D, bà T trả lại diện tích đất nêu trên là có cơ sở, đúng pháp luật.

[6] Sau Khi được Ủy ban nhân dân thành phố p cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 26-12-2005 (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 579302, đối với thửa số 9A, tờ bản đồ 58, diện tích 300,5m2 đất ở và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 579313 đối với thửa số 09, tờ bản đồ 58, diện tích 4.624,9m2 đất nông nghiệp) thì năm 2009 vợ chồng ông D, bà T thế chấp tại Ngân hàng A để vay tiền. Do vợ chồng ông D, bà T không trả nợ đúng hạn nên Ngân hàng khởi kiện; Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã giải quyết tại Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 47/2011/QĐST- KDTM ngày 17-6-2011 với quyết định buộc vợ chồng ông D, bà T trả nợ cho Ngân hàng nếu không trả thì Ngân hàng có quyền phát mãi quyền sử dụng 2 thửa đất mà vợ chồng ông D đã thế chấp nêu trên. Sau đó, quyền sử dụng 02 thửa đất nêu trên đã được tổ chức bán đấu giá Thi hành án xong cho Ngân hàng; người trúng mua đấu giá là ông H nên theo quy định tại Điều 138 và Điều 258 Bộ luật Dân sự 2005 thì ông H là người thứ ba ngay tình có quyền sử dụng hợp pháp 02 thửa đất trên mà không liên quan đến quan hệ tranh chấp giữa cụ K với vợ chồng ông D, bà T.

[7] Từ những phân tích nêu trên, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét thấy Kháng nghị giám đốc thẩm số 11/2017/KN-DS-VC2 ngày 07-02-2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đối với Bản án dân sự phúc thẩm số 06/2016/DS-PT ngày 11-01 -2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk là không có cơ sở nên không chấp nhận mà giữ nguyên quyết định tại Bản án dân sự phúc thẩm số 06/2016/DS-PT ngày 11-01 -2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 337, khoản 1 Điều 343 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Xử:

1. Không chấp nhận Kháng nghị giám đốc thẩm số 11/2017/KN-DS-VC2 ngày 07-02-2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng; giữ nguyên Bản án dân sự phúc thẩm số 06/2016/DS-PT ngày 11-01-2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk;

2. Bản án dân sự phúc thẩm số 06/2016/DS-PT ngày 11-01-2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk tiếp tục có hiệu lực pháp luật.

Quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực Thi hành.

NỘI DUNG ÁN LỆ

“[4] Mặt khác, trong tổng diện tích 4.924m2 đất mà vợ chồng ông D, bà T được Ủy ban nhân dân thành phố P cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 26-12-2005 thì chỉ có 300,5m2 là đất ở (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 579302, thửa số 9A, tờ bản đồ 58) còn lại 4.624,9m2 đất, tại thửa 09, tờ bản đồ 58 là đất nông nghiệp (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất so AD 579313). Theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Luật Đất đai năm 1987, khoản 3 Điều 26 Luật Đất đai năm 1993 thì Nhà nước sẽ thu hồi đất nếu người sử dụng đất không sử dụng đất quá 6 tháng hoặc 12 tháng mà không được Nhà nước cho phép. Theo quy định tại khoản 11 Điều 38 Luật Đất đai 2003điểm h khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013 thì một số trường hợp sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai sẽ bị Nhà nước thu hồi đất như: “Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; Đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;... ”. cấp giám đốc thẩm xét mặc dù trước đó, cụ C, cụ K có sử dụng 4.624,9m2 đất nông nghiệp; nhưng hai cụ đã đi định cư ở nước ngoài không sử dụng đất nhiều năm nên đất nông nghiệp này thuộc diện bị Nhà nước thu hồi; vợ chồng ông D trực tiếp sử dụng, hàng năm kê khai, nộp thuế cho Nhà nước và đã được Nhà nước công nhận cấp giấy chứng nhận quyển sử dụng đất năm 2005 nên có quyền sử dụng hợp pháp diện tích đất này.

[5] ... Bản án dân sự sơ thẩm số 98/2014/DS-ST ngày 14-01-2014 của Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột và Bản án dân sự phúc thẩm số 06/2016/DS-PT ngày 11-01-2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của cụ K đòi gia đình ông D, bà T trả lại diện tích đất nêu trên là có cơ sở, đúng pháp luật. ”

ÁN LỆ SỐ 36/2020/AL1

VỀ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT BỊ THU HỒI, HỦY BỎ

Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 05 tháng 02 năm 20200 và được công bố theo Quyết định số 50/QĐ-CA ngày 25 tháng 02 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nguồn án lệ:

Quyết định giám đốc thẩm số 05/2018/KDTM-GĐT ngày 18-5-2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án kinh doanh thương mại “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giữa nguyên đơn là Ngân hàng Thương mại cổ phần V với các bị đơn là ông Nguyễn Văn C và bà Vũ Thị T.

Vị trí nội dung án lệ:

Đoạn 2, 3 phần “Nhận định của Tòa án”.

Khái quát nội dung án lệ:

- Tình huống án lệ:

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất tuân thủ quy định của pháp luật nhưng sau đó giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị thu hồi, hủy bỏ do sai sót về diện tích đất và trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không làm mất đi quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, phải xác định hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có hiệu lực pháp luật.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

- Các điều 322, 343 Bộ luật Dân sự năm 2005; các điều 342, 411 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với các điều 317, 408 Bộ luật Dân sự năm 2015);

- Các điều 61, 62 Luật Đất đai năm 2003; các điều 46, 106 Luật Đất đai năm 2003 (tương ứng với các điều 95,167 Luật Đất đai năm 2013).

Từ khóa của án lệ:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị thu hồi, hủy bỏ”; “Hiệu lực của hợp đồng thế chấp”.

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Tại đơn khởi kiện đề ngày 18-5-2011 và trong quá trình tố tụng, Ngân hàng Thương mại cổ phần V khai: Ngày 22-3-2010, Ngân hàng V ký kết Hợp đồng tín dụng số 10.36.0015 với ông Nguyễn Văn C và bà Vũ Thị T. Theo đó, Ngân hàng V cho ông C, bà T vay 900.000.000 đồng, lãi suất trong hạn 12%/năm; lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn; thời hạn vay 12 tháng. Để bảo đảm cho khoản vay thì ông C, bà T đã thế chấp tài sản là quyền sử dụng thửa đất diện tích 3.989,7m2 thuộc thửa đất số 12, tờ bản đồ số 05 xã H, thị xã B (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Đ544493 do Ủy ban nhân dân thị xã B cấp ngày 14-7-2004) theo Hợp đồng thế chấp số 10.36.0015 ngày 18-3-2010. Giao dịch bảo đảm đã được đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã B ngày 19-3-2010.

Sau khi vay tiền, ông C, bà T không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối với ngân hàng V. Vì vậy, Ngân hàng V yêu cầu ông C và bà T trả toàn bộ số nợ 1.449.537.500 đồng (trong đó 900.000.000 đồng tiền gốc và 549.537.500 tiền lãi tạm tính đến ngày 17-7-2013 và lãi phát sinh đến ngày trả nợ).

Trong quá trình Hợp đồng thế chấp đang có hiệu lực thì Ủy ban nhân dân thị xã B ban hành Quyết định số 3063/QĐ-UBND ngày 31 -8-2011 thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Đ544493. Tuy nhiên, Ngân hàng V xác định dù Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Đ544493 không còn nhưng quyền sử dụng diện tích 2.400m2 đất mà ông C, bà T nhận chuyển nhượng trước đây (sau Khi điều chính theo thực tế) đã hoàn thành nên vẫn có giá trị bảo đảm cho khoản vay của ông C, bà T. Ngân hàng V sẽ đề nghị Chi cục Thi hành án dân sự thành phố B ưu tiên phát mãi thanh toán cho Ngân hàng V.

Bị đơn là ông Nguyễn Văn C trình bày: ông xác nhận các thông tin về Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng thế chấp như Ngân hàng V trình bày là đúng. Sau Khi vay, ông đã thanh toán cho Ngân hàng V một phần nợ lãi là 122.775.000 đồng, chưa thanh toán tiền gốc và ông đồng ý với yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng V.

Ông và bà T đã khởi kiện vụ án hành chính đối với Quyết định số 3063/QĐ-UBND ngày 31-8-2011 của Ủy ban nhân dân thị xã B. Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đều không chấp nhận yêu cầu của ông, bà nên ông đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật vì tài sản bảo đảm hiện nay không còn.

Tại Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 04/2013/KDTM-ST ngày 10-12-2013, Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã quyết định:

Buộc ông Nguyễn Văn C và bà Vũ Thị T phải trả cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần V - Chi nhánh B số tiền 1.449.537.500 đồng, trong đó 900.000.000 đồng tiền gốc và tiền lãi là 549.537.500 đồng.

Tuyên bố Hợp đồng thế chấp số 10.36.0015 ngày 18-3-2010 được ký kết giữa Ngân hàng Thương mại cổ phần V - Chi nhánh B với ông Nguyễn Văn C và bà Vũ Thị T về việc thế chấp diện tích đất 3.989,7m2 thuộc thửa đất số 12, tờ bản đồ số 05 xã H, thị xã B, theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Đ544493 do Ủy ban nhân dân thị xã B (nay là Ủy ban nhân dân thành phố B) cấp ngày 14-7-2004 đứng tên ông Nguyễn Văn C và bà Vũ Thị T vô hiệu. Do đó, không có giá trị đảm bảo việc thanh toán nợ cho Hợp đồng tín dụng số 10.36.0015 ngày 22-3-2010.

Ngày 23-12-2013, Ngân hàng Thương mại cổ phần V - Chi nhánh B có đơn kháng cáo.

Tại Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 48/2014/KDTM-PT ngày 15-8-2014, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định:

Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của Ngân hàng Thương mại cổ phần V - Chi nhánh B; giữ nguyên Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 04/2013/KDTM-ST ngày 10-12-2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng Thương mại cổ phần V - Chi nhánh B về việc tranh chấp hợp đồng tín dụng đối với ông Nguyễn Văn C và bà Vũ Thị T.

- Buộc ông Nguyễn Văn C và bà Vũ Thị T phải trả cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần V - Chi nhánh B số tiền 1.449.573.500 đồng, trong đó tiền gốc là 900.000.000 đồng và tiền lãi là 549.573.500 đồng.

- Tuyên bố hợp đồng thế chấp số 10.36.0015 ngày 18-3-2010 ký kết giữa Ngân hàng Thương mại cổ phần V - Chi nhánh B với ông Nguyễn Văn C và bà Vũ Thị T về việc thế chấp diện tích 3.989,7m2 thuộc thửa đất số 12, tờ bản đồ số 5 xã H, thị xã B theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Đ544493 do Ủy ban nhân dân thị xã B (nay là thành phố B) cấp ngày 14-7-2004 đứng tên ông Nguyễn Văn C và bà Vũ Thị T vô hiệu. Không có giá trị đảm bảo việc thanh toán nợ cho hợp đồng tín dụng số 10.36.0015 ngày 22-3-2010.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Sau khi xét xử phúc thẩm, Ngân hàng V có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án phúc thẩm nêu trên.

Ngày 15-8-2014, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 48/2014/KDTM-PT của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh về phần tuyên bố Hợp đồng thế chấp số 10.36.0015 ngày 18-3-2010 vô hiệu; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy một phần Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm nêu trên và hủy một phần Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 04/2013/KDTM-ST ngày 10-12-2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về phần tuyên bố Hợp đồng thế chấp số 10.36.0015 ngày 18-3-2010 vô hiệu; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận Kháng nghị của Chánh án nhân dân tối cao.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

[1] Ngân hàng V và ông Nguyễn Văn C cùng xác nhận giữa Ngân hàng V và ông Nguyễn Văn C, bà Vũ Thị T có ký kết Hợp đồng tín dụng số 10.36.0015 ngày 22-3-2010 và Hợp đồng thế chấp số 10.36.0015 ngày 18-3-2010. Tài sản thế chấp là diện tích đất 3.989,7m2 thuộc thửa đất số 12, tờ bản đồ số 05 xã H, thị xã B, theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Đ544493 do Ủy ban nhân dân thị xã B cấp ngày 14-7-2004 đứng tên ông Nguyễn Văn C và bà Vũ Thị T. Tài sản được đăng ký giao dịch bảo đảm tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã B ngày 19-3-2010. Theo quy định tại Điều 343 Bộ luật Dân sự năm 2005; điểm c khoản 1 Điều 10 và điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29-12-2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, việc thế chấp quyền sử dụng đất nêu trên là đúng quy định của pháp luật.

[2] Ngày 31-8-2011, Ủy ban nhân dân thị xã B đã ban hành Quyết định số 3063/QĐ-UBND về việc thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Đ544493 do Ủy ban nhân dân thị xã B cấp ngày 14-7-2004 mang tên ông Nguyễn Văn C và bà Vũ Thị T. Việc thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên do có sai sót về diện tích đất và trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho vợ chồng ông C, bà T. Tuy nhiên việc thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không làm mất đi quyền sử dụng hợp pháp phần đất đã nhận chuyển nhượng của vợ chồng ông C, bà T, vì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa vợ chồng bà Trần Thị Ngọc H, ông Trần Huỳnh L và vợ chồng ông C, bà T đã hoàn tất, các bên không có tranh chấp gì về Hợp đồng chuyển nhượng này.

[3] Mặt khác, trước Khi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của vợ chồng ông C, bà T bị thu hồi, ông C, bà T đã thế chấp quyền sử dụng đất này cho Ngân hàng nhiều lần để vay tiền, gần nhất là ngày 19-3-2010. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của vợ chồng ông C, bà T với Ngân hàng tuân thủ đúng quy định pháp luật nên Hợp đồng này có hiệu lực pháp luật. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ Điều 411 Bộ luật Dân sự năm 2005 cho rằng Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 10.36.0015 ngày 18-3-2010 nêu trên vô hiệu do đối tượng của Hợp đồng thế chấp này không còn là không đúng.

[4] Tại Công văn số 887/CNVPĐK-ĐKCG ngày 28-3-2017, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố B xác định: Sau khi Ủy ban nhân dân thị xã B ban hành Quyết định số 3063/QĐ-UBND về việc thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Đ544493 và Bản án hành chính phúc thẩm số 01/2013/HC-PT ngày 04-01-2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có hiệu lực pháp luật thì Chi cục Thi hành án dân sự thành phố B đã có các Quyết định Thi hành án theo các bản án dân sự đã có hiệu lực pháp luật mà bà Trần Thị Ngọc H có nghĩa vụ phải Thi hành. Theo đó, đã tổ chức bán đấu giá tài sản diện tích 2.741,1m2 đất thuộc thửa 386 tờ bản đồ số 05 xã H. Ông Bùi Văn C1 là người trúng đấu giá quyền sử dụng diện tích 2.747,1m2 đất. Ngày 14-3-2016, Ủy ban nhân dân thành phố B đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CA959055 đối với diện tích trúng đấu giá nêu trên cho ông Bùi Văn C1.

[5] Do vậy, để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các đương sự, Khi giải quyết lại vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm cần phải căn cứ khoản 4 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự để đưa Chi cục Thi hành án dân sự thành phố B, bà Trần Thị Ngọc H, ông Bùi Văn C1 và Ủy ban nhân dân thành phố B vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mới giải quyết toàn diện và triệt để vụ án.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 137, khoản 3 Điều 343 và Điều 345 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

1. Chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 17/2017/KN-KDTM ngày 04-8-2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

2. Hủy một phần Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 48/2014/KDTM-PT ngày 15-8-2014 của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và hủy một phần Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 04/2013/KDTM-ST ngày 10-12-2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đối với vụ án “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa nguyên đơn là Ngân hàng thương mại cổ phần V với bị đơn là ông Nguyễn Văn C, bà Vũ Thị T, về phần tuyên bố Hợp đồng thế chấp số 10.36.0015 ngày 18-3-2010 vô hiệu.

3. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm, đúng quy định của pháp luật.

NỘI DUNG ÁN LỆ

“[2] Ngày 31-8-2011, Ủy ban nhân dân thị xã B đã ban hành Quyết định số 3063/QĐ-UBND về việc thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Đ544493 do Ủy ban nhân dân thị xã B cấp ngày 14-7-2004 mang tên ông Nguyễn Văn C và bà Vũ Thị T. Việc thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên do có sai sót về diện tích đất và trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho vợ chồng ông C, bà T. Tuy nhiên việc thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không làm mất đi quyền sử dụng hợp pháp phần đất đã nhận chuyển nhượng của vợ chồng ông C, bà T, vì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa vợ chồng bà Trần Thị Ngọc H, ông Trần Huỳnh L và vợ chồng ông C, bà T đã hoàn tất, các bên không có tranh chấp gì về Hợp đồng chuyển nhượng này.

[3] Mặt khác, trước khi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của vợ chồng ông C, bà T bị thu hồi, ông C, bà T đã thế chấp quyền sử dụng đất này cho Ngân hàng nhiều lần để vay tiền, gần nhất là ngày 19-3-2010. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của vợ chồng ông C, bà T với Ngân hàng tuân thủ đúng quy định pháp luật nên Hợp đồng này có hiệu lực pháp luật. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ Điều 411 Bộ luật Dân sự năm 2005 cho rằng Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 10.36.0015 ngày 18-3-2010 nêu trên vô hiệu do đối tượng của Hợp đồng thế chấp này không còn là không đúng.”

ÁN LỆ SỐ 37/2020/AL1

VỀ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN TRONG TRƯỜNG HỢP BÊN MUA BẢO HIỂM ĐÓNG PHÍ BẢO HIỂM SAU KHI KẾT THÚC THỜI HẠN ĐÓNG PHÍ BẢO HIỂM

Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 05 tháng 02 năm 2020 và được công bố theo Quyết định số 50/QĐ-CA ngày 25 tháng 02 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nguồn án lệ:

Quyết định giám đốc thẩm số 28/2018/KDTM-GĐT ngày 26-6-2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án kinh doanh thương mại “Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm” tại tỉnh Đồng Nai giữa nguyên đơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn N với bị đơn là Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm Công ty bảo hiểm P1, Ngân hàng thương mại cổ phần V, Công ty cổ phần giấy S.

Vị trí nội dung án lệ:

Đoạn 4, 5 phần “Nhận định của Tòa án”.

Khái quát nội dung án lệ:

- Tình huống án lệ:

Sau khi kết thúc thời hạn đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, bên mua bảo hiểm mới đóng phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm không có ý kiến gì, không có văn bản thông báo cho bên mua bảo hiểm về việc chấm dứt hợp đồng mà vẫn nhận phí bảo hiểm, xuất hóa đơn giá trị gia tăng và báo cáo thuế về khoản tiền đóng phí bảo hiểm. Sau đó, sự kiện bảo hiểm xảy ra.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

- Các điều 285,287 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với các điều 278, 354 Bộ luật Dân sự năm 2015);

- Các điều 15, 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010).

Từ khóa của án lệ:

“Hợp đồng bảo hiểm tài sản”; “Phí bảo hiểm”; “Thời hạn đóng phí bảo hiểm”; “Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm”; “Sự kiện bảo hiểm”; “Bồi thường thiệt hại”.

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Theo đơn khởi kiện, người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn trình bày:

Công ty trách nhiệm hữu hạn N (gọi tắt là Công ty N) được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3600686844 ngày 29-07-2004 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, được đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 04-09-2015.

Công ty N là bên được bảo hiểm và Công ty bảo hiểm P1 (gọi tắt là Bảo hiểm P1) là bên bảo hiểm cùng ký kết 07 hợp đồng bảo hiểm nồi hơi và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng như sau:

1. Hợp đồng bảo hiểm nồi hơi số P-15/ĐNI/XCG/3201/0005 ngày 24-03-2015, nội dung Hợp đồng bao gồm: Giấy chứng nhận bảo hiểm - bảo hiểm nồi hơi số P-15/DNI/XCG/3201/0005 ngày 24-03-2015; Thông báo thu phí ngày 24-03-2015; Các điều khoản bổ sung; Quy tắc bảo hiểm nồi hơi, theo đó Công ty N được Bảo hiểm P1 bảo hiểm:

- Về thiệt hại vật chất: Lò sấy Biomass (Tên thường gọi LÒ HÒA VIỆT) với số tiền bảo hiểm 6.500.000.000 đồng.

- Về trách nhiệm đối với bên thứ ba: Giới hạn trách nhiệm 1.000.000.000 đồng/mỗi sự cố và trong suốt thời hạn bảo hiểm, trong đó:

- Về người

+ Cho mỗi người: 20.000.000 đồng/người/mỗi sự cố.

+ Cho tổng số người: 200.000.000 đồng/mỗi sự cố và trong suốt thời hạn bảo hiểm.

- Về tài sản: 2.000.000.000 đồng/mỗi sự cố và trong suốt thời hạn bảo hiểm.

Địa điểm được bảo hiểm: Công ty cổ phần H (gọi tắt là Công ty H); địa chỉ: Khu phố 8, phường L, thành phố B, tỉnh Đồng Nai. Đối tượng thụ hưởng bảo hiểm: Ngân hàng TMCP V - Chi nhánh B (Ngân hàng V - Chi nhánh B). Thời hạn bảo hiểm từ ngày 01-04-2015 đến ngày 31-03-2016. (Sau đây gọi tắt là Hợp đồng số 0005).

2. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/DNI/XCG/3303/0009, ngày 24-03-2015. Nội dung hợp đồng bao gồm: Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/DNI/XCG/3303/0009; ngày 24-03-2015; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/DNI/XCG/3303/0009, ngày 24-03-2015; Thông báo thu phí ngày 24-03-2015; Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm công cộng; Các điều khoản sửa đổi bổ sung bảo hiểm trách nhiệm công cộng, theo đó Công ty N được Bảo hiểm P1 bảo hiểm với số tiền là 21.000.000.000 đồng cho mỗi vụ tổn thất và cho toàn bộ cả năm (Giới hạn về người: Không quá 20 triệu/người/vụ). Phạm vi bảo hiểm: Bảo hiểm P1 bồi thường cho những tổn thương cá nhân hoặc thiệt hại vật chất xảy ra trong thời hạn bảo hiểm do một sự cố trong giới hạn địa lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty N. Địa điểm được bảo hiểm: Tại Công ty H; địa chỉ: Khu phố 8, phường L, thành phố B, tỉnh Đồng Nai. Phạm vi địa lý: Việt Nam. Đối tượng thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm: Ngân hàng V - Chi nhánh B (Người thụ hưởng 1), Công ty N (Người thụ hưởng 2). Thời hạn bảo hiểm từ ngày 01 -04-2015 đến ngày 31-03-2016. (Sau đây gọi tắt là hợp đồng số 0009).

3. Hợp đồng bảo hiểm nồi hơi số P-15/DNI/XCG/3201/0006 ngày 26-03-2015. Nội dung hợp đồng bao gồm: Giấy chứng nhận bảo hiểm - bảo hiểm nồi hơi số P-15/DNI/XCG/3201/0006 ngày 26-03-2015; Thông báo thu phí ngày 26-03-2015; Các điều khoản bổ sung; Quy tắc bảo hiểm nồi hơi, theo đó Công ty N được Bảo hiểm P1 bảo hiểm:

- Về thiệt hại vật chất: Lò sấy Biomass số 03 (Tên thường gọi Lò hơi số 3), với số tiền bảo hiểm 13.000.000.000 đồng.

- Về trách nhiệm đối với bên thứ ba: Giới hạn trách nhiệm 1.000.000.000 đồng/mỗi sự cố và trong suốt thời hạn bảo hiểm, trong đó:

- Về người:

+ Cho mỗi người 20.000.000 đồng/người/mỗi sự cố.

+ Cho tổng số người: 200.000.000 đồng/mỗi sự cố và trong suốt thời hạn bảo hiểm.

- Về tài sản: 2.000.000.000 đồng/mỗi sự cố và trong suốt thời hạn bảo hiểm.

Địa điểm được bảo hiểm: Tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giấy S, nay là Công ty cổ phần giấy S (gọi tắt là Công ty giấy S); địa chỉ: Khu công nghiệp M, huyện T, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đối tượng thụ hưởng bảo hiểm: Ngân hàng V - Chi nhánh B. Thời hạn tham gia bảo hiểm từ ngày 01-4-2015 đến ngày 31-3-2016. (Sau đây gọi tắt là hợp đồng số 0006).

4. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/3303/0010 ngày 26-3-2015. Nội dung Hợp đồng bao gồm: Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/DNI/XCG/3303/0010, ngày 26-03-2015; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/DNI/XCG/3303/0010, ngày 26-3-2015; Thông báo thu phí ngày 26-3-2015; Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm công cộng; Các điều khoản sửa đổi bổ sung bảo hiểm trách nhiệm công cộng, theo đó Công ty N được Bảo hiểm P1 bảo hiểm với số tiền là 21.000.000.000 đồng cho mỗi vụ tổn thất và cho toàn bộ cả năm (Giới hạn về người: Không quá 20 triệu/người/vụ). Phạm vi bảo hiểm: Bảo hiểm P1 bồi thường cho những thiệt hại về thương tật thân thể hay tài sản của các bên thứ ba mà Công ty N có trách nhiệm pháp lý phải thanh toán xảy ra trong thời hạn bảo hiểm do các sự cố liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty N. Địa điểm được bảo hiểm: Tại Công ty giấy S; địa chỉ: Khu công nghiệp M, huyện T, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Phạm vi địa lý: Việt Nam. Đối tượng thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm: Ngân hàng V - Chi nhánh B (Người thụ hưởng 1), Công ty N (Người thụ hưởng 2). Thời hạn tham gia bảo hiểm từ ngày 01-04-2015 đến ngày 31-03-2016. (Sau đây gọi tắt là Hợp đồng số 0010).

5. Hợp đồng bảo hiểm nồi hơi số P-15/ĐNI/XCG/3201/0007 ngày 30-09-2015. Nội dung Hợp đồng bao gồm: Giấy chứng nhận bảo hiểm - bảo hiểm nồi hơi số P-15/DNI/XCG/3201/0007 ngày 30-09-2015; Thông báo thu phí, ngày 30-09-2015; Các điều khoản bổ sung; Quy tắc bảo hiểm nồi hơi, theo đó Công ty N được Bảo hiểm P1 bảo hiểm:

- Về thiệt hại vật chất: Lò sấy Biomass số 01 (Tên thường gọi lò hơi số 1), với số tiền bảo hiểm 9.300.000.000 đồng.

- Về trách nhiệm đối với bên thứ ba: Giới hạn trách nhiệm 1.000.000.000 đồng/mỗi sự cố và trong suốt thời hạn bảo hiểm, trong đó:

- Về người:

+ Cho mỗi người: 20.000.000 đồng/người/mỗi sự cố.

+ Cho tổng số người: 200.000.000 đồng/mỗi sự cố và trong suốt thời hạn bảo hiểm.

- Về tài sản: 800.000.000 đồng/mỗi sự cố và trong suốt thời hạn bảo hiểm.

Địa điểm được bảo hiểm: Tại Công ty giấy S; địa chỉ: Khu công nghiệp M, huyện T, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đối tượng thụ hưởng bảo hiểm: Ngân hàng V - Chi nhánh B. Thời hạn tham gia bảo hiểm từ ngày 01-10-2015 đến ngày 01-10-2016. (Sau đây gọi tắt là Hợp đồng số 0007).

6. Hợp đồng bảo hiểm nồi hơi số P-15/ĐNI/XCG/3201/0008 ngày 30-09-2015. Nội dung Hợp đồng bao gồm: Giấy chứng nhận bảo hiểm - bảo hiểm nồi hơi số P-15/DN1/XCG/3201/0008, ngày 30-09-2015; Thông báo thu phí, ngày 30-09-2015; Các điều khoản bổ sung; Quy tắc bảo hiểm nồi hơi, theo đó Công ty N được Bảo hiểm P1 bảo hiểm:

- Về thiệt hại vật chất: Lò sấy Biomass số 02 (Tên thường gọi lò hơi số 2), với số tiền bảo hiểm 5.400.000.000 đồng.

- Về trách nhiệm đối với bên thứ ba: Giới hạn trách nhiệm 1.000.000.000 đồng/mỗi sự cố và trong suốt thời hạn bảo hiểm, trong đó:

- Về người:

+ Cho mỗi người: 20.000.000 đồng/người/mỗi sự cố.

+ Cho tổng số người: 200.000.000 đồng/mỗi sự cố và trong suốt thời hạn bảo hiểm.

- Về tài sản: 800.000.000 đồng/mỗi sự cố và trong suốt thời hạn bảo hiểm.

Địa điểm được bảo hiểm: Tại Công ty giấy S; địa chỉ: Khu công nghiệp M, huyện T, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đối tượng thụ hưởng bảo hiểm: Ngân hàng V - Chi nhánh B. Thời hạn tham gia bảo hiểm từ ngày 01-10-2015 đến ngày 01-10-2016. (Sau đây gọi tắt là Hợp đồng số 0008).

7. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/3303/0057, ngày 30-09-2015. Nội dung Hợp đồng bao gồm: Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/DNI/XCG/3303/0057 ngày 30-09-2015; Thông báo thu phí bảo hiểm, ngày 30-09-2015; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/DNI/XCG/3303/0057 ngày 30-09-2015; Các điều khoản sửa đổi bổ sung bảo hiểm trách nhiệm công cộng; Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm công cộng, theo đó Công ty N được Bảo hiểm P1 bảo hiểm với số tiền là 21.000.000.000 đồng cho mỗi vụ tổn thất và cho toàn bộ cả năm (Giới hạn về người: Không quá 20 triệu/người/vụ). Phạm vi bảo hiểm: Bảo hiểm P1 bồi thường cho những thiệt hại về thương tật thân thể hay tài sản của các bên thứ ba mà Công ty N có trách nhiệm pháp lý phải thanh toán xảy ra trong thời hạn bảo hiểm do các sự cố liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty N. Địa điểm được bảo hiểm: Tại Công ty giấy S; địa chỉ: Khu công nghiệp M, huyện T, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Phạm vi địa lý: Việt Nam. Đối tượng thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm: Ngân hàng V - Chi nhánh B (Người thụ hưởng 1), Công ty N (Người thụ hưởng 2). Thời hạn bảo hiểm từ ngày 01-10-2015 đến ngày 01-10-2016. (Sau đây gọi tắt là Hợp đồng số 0057).

Vào khoảng 00 giờ 30 phút, ngày 13-11-2015, tại Công ty giấy S xảy ra sự cố nổ lò hơi số 3, dẫn đến việc:

1. Về thiệt hại vật chất đối với lò hơi số 3: Toàn bộ hệ thống lò hơi số 3 bị phá hủy. Về thiệt hại tài sản đối với bên thứ 3: Chi phí chữa cháy, thiệt hại tài sản, chi phí xây dựng, thiệt hại do ngừng máy... của Công ty giấy S.

2. Thiệt hại về người: 02 công nhân trực vận hành Lò hơi số 3 là ông Nguyễn Văn C và ông Nguyễn Thạnh L đã chết.

3. Chi phí phát sinh dọn dẹp hiện trường: Tháo dỡ, dọn dẹp, vận chuyển và gửi giữ những tài sản tại hiện trường sau Khi xảy ra sự cố nổ lò hơi sổ 3.

4. Gây ảnh hưởng, làm hư hỏng một phần Lò hơi số 2 của Công ty N.

Vào lúc 10 giờ 00 phút, ngày 13-11-2015, Bảo hiểm P và Công ty N đã lập Biên bản hiện trường/làm việc. Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã trưng cầu giám định nguyên nhân dẫn đến sự cố. Đến ngày 13-01 -2016, đã có Bản kết luận giám định số 3548/C54B của Phân Viện Khoa học hình sự (C54B) - Bộ Công an, thể hiện tại 03 văn bản của Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng ngày 26-01-2016 gồm: Thông báo số 02/TB-PC44, về việc không khởi tố vụ án hình sự; Kết luận xác minh tin báo về tội phạm số 02/KL-PC44 (Đ3); Thông báo kết quả giải quyết tin báo về tội phạm số 02/TB-PC44; Công văn số 100/VKS-P2, ngày 26-01-2016 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc kết luận xác minh đơn tố giác tội phạm, kết luận nguyên nhân nổ lò hơi số 3 là do lỗi kỹ thuật, lò hơi số 3 vẫn trong thời hạn kiểm định (do Trung tâm kiểm định Công nghiệp II, Bộ Công thương cấp, ngày kiểm định lần tới là ngày 17-12-2016), vì vậy vụ nổ lò hơi số 3 ngày 13-11-2015 không có dấu hiệu của tội phạm xảy ra.

Bảo hiểm P1 chỉ định Công ty cổ phần giám định B, địa chỉ: 2.5 P, phường B, quận P, Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành giám định tổn thất sự cố nổ lò hơi số 3. Việc giám định thực hiện trong các ngày 17, 18, 19, 20 và 28-11-2015, thể hiện bằng các biên bản ghi nhận hiện trường và đã xác định được phần thiệt hại bao gồm: Lò hơi số 3; nhà lò hơi số 1, số 2; thiết bị sử dụng chung giữa lò hơi số 1, số 2 và số 3; các thiệt hại về cơ khí, điện của lò hơi số 2; tài sản của bên thứ ba Công ty giấy S; việc dọn dẹp hiện trường trên thực tế.

Công ty N đã tổng hợp và gửi số liệu yêu cầu Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P và Bảo hiểm P1 bồi thường, dựa trên cơ sở pháp lý:

1. Về thiệt hại vật chất đối với lò hơi số 3: Công ty N căn cứ vào hợp đồng bảo hiểm nồi hơi số P-15/DNI/XCG/3201/0006 ngày 26-3-2015, sự cố nổ lò hơi số 3 thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm của Bảo hiểm P, bao gồm:

- Hệ thống lò hơi số 3: 13.886.965.686 đồng;

- Nhà lò hơi số 3: 1.298.476.400 đồng;

- Thiết bị, vật tư tiếp liệu (Tăng khả năng sử dụng các loại nguyên liệu đốt): 2.519.308.592 đồng;

- Chi phí phát sinh dọn dẹp hiện trường: Công ty N căn cứ vào khoản 25 về Điều khoản dọn dẹp hiện trường (Giới hạn US$ 100,000) của Các điều khoản bổ sung Hợp đồng số 0006, chi phí phát sinh dọn dẹp hiện trường do sự cố nổ lò hơi số 3 thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm của Bảo hiểm P với thiệt hại thực tế:

+ Công tháo dỡ, cẩu lò hơi số 3: 140.000.000 đồng;

+ Cước vận chuyển (Xe rơ mooc lớn): 20.000.000 đồng;

+ Công dọn dẹp và vận chuyển nhỏ: 200.000.000 đồng;

+ Tiền thuê kho chứa lò hơi số 3: 120.000.000 đồng.

Tổng cộng: 18.184.750.678 đồng.

2. Về thiệt hại người: Công ty N căn cứ vào Hợp đồng số 0009; Hợp đồng số 0010; Hợp đồng số 0057, sự cố nổ lò hơi số 3 gây thiệt hại người (chết 02 người) xảy ra trong phạm vi địa lý: Việt Nam, thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm công cộng của Bảo hiểm P với thiệt hại thực tế:

- Đối với anh Nguyễn Văn C: 300.000.000 đồng;

- Đối với anh Nguyễn Thạnh L: 333.000.000 đồng.

Tổng cộng: 633.000.000 đồng;

3. Về thiệt hại tài sản đối với bên thứ ba: Công ty N căn cứ vào Hợp đồng số 0009; Hợp đồng số 0010; Hợp đồng số 0057, sự cố nổ lò hơi số 3 gây thiệt hại tài sản của bên thứ ba Công ty cổ phần giấy S, xảy ra trong phạm vi địa lý: Việt Nam, thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm công cộng của Bảo hiểm P với tổng thiệt hại thực tế:

- Thiệt hại về tài sản, chi phí xây dựng: 90.804.880 đồng;

- Chi phí chữa cháy: 24.943.000 đồng;

- Thiệt hại do gián đoạn sản xuất: 332.010.000 đồng;

- Bồi thường cho Công ty cổ phần giấy S chi phí chênh lệch giá khí đốt gas thay thế tháng 11-2015 do lò hơi số 3 bị nổ: 1.063.032.472 đồng.

Tổng cộng: 1.510.790.352 đồng.

4. Thiệt hại vật chất đối với lò hơi số 2: Công ty N căn cứ vào Hợp đồng số 0008, thiệt hại đối với lò hơi số 2 thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm của Bảo hiểm P với số tiền thiệt hại:

- Thiệt hại phần cơ khí: 200.000.000 đồng;

- Thiệt hại phần điện: 300.000.000 đồng.

Tổng cộng: 500.000.000 đồng.

Về phía Bảo hiểm P:

1. Không đồng ý bồi thường trách nhiệm vật chất đối với lò hơi số 3 và trách nhiệm bảo hiểm công cộng đối với người, tài sản bên thứ ba cho Công ty N vì phủ nhận hiệu lực Hợp đồng số 0006 và Hợp đồng số 0010, thể hiện qua Công văn số 13 0/P-DNI-CV, ngày 24-11-2015 của Bảo hiểm P1; phủ nhận thêm hiệu lực hợp đồng số 0005 và hợp đồng số 0009 qua Công văn số 136/P-DNI-CV, ngày 01-12-2015. Ngày 26-11-2015, Công ty N gửi công văn số 01/2015/PHTT-NTN-PHCO ĐN cho Bảo hiểm P phúc đáp không chấp nhận nội dung từ chối trách nhiệm bảo hiểm của Bảo hiểm P và yêu cầu phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra. Bảo hiểm P tiếp tục từ chối bồi thường bằng Công văn số 135/P-DNI-CV, ngày 01-12-2015 với lý giải: Công ty N phải thanh toán phí bảo hiểm trước ngày 01-05-2015 nhưng đến thời điểm ngày 07-05-2015 Bảo hiểm P1 mới nhận Phi bảo hiểm, căn cứ vào Điều khoản thanh toán trong các Hợp đồng này đã chấm dứt hiệu lực vào ngày 01-05-2015, trước thời điểm xảy ra tổn thất ngày 13-11-2015 nên không thuộc trách nhiệm bảo hiểm của Bảo hiểm P. Không đồng ý đối với việc từ chối trách nhiệm bảo hiểm của Bảo hiểm P, ngày 02-12-2015 Công ty N đã gửi đơn khiếu nại đến Bảo hiểm P.

Bảo hiểm P từ chối bồi thường với lý do trên hoàn toàn không có căn cứ.

i) Về thời điểm có hiệu lực Hợp đồng: Theo quy định tại Điều 405 Bộ luật Dân sự quy định “Hợp đồng giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”, về thời điểm giao kết Hợp đồng, “vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết” (Khoản 1 Điều 404) hoặc “vào thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản” (Khoản 4 Điều 404). Trên thực tế, Bảo hiểm P đã cấp giấy chứng nhận bảo hiểm đối với Hợp đồng số 0005, ngày 24-3-2015; Hợp đồng số 0009, ngày 24-3-2015; Hợp đồng số 0006, ngày 26-3-2015; Hợp đồng số 0010, ngày 26-3-2015 và xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho Công ty N, đã nhận tiền phí bảo hiểm vào ngày 07-05-2015 với tổng số tiền phí bảo hiểm của các Hợp đồng là 91.179.000 đồng. Các bên không có thỏa thuận khác về thời điểm có hiệu lực của Hợp đồng. Bảo hiểm P phải chịu trách nhiệm bồi thường các tổn thất cho Công ty N theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 15 về thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010.

ii) Về chấm dứt hiệu lực của hợp đồng: Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm chấm dứt Khi “Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận”.

Theo thỏa thuận của hai bên tại điều khoản thanh toán của các hợp đồng bảo hiểm nồi hơi: hợp đồng số 0005, số 0006, thì các bên có thỏa thuận:

“Trong trường hợp người được bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo điều khoản thanh toán của hợp đồng bảo hiểm”. Theo điều khoản thanh toán của các hợp đồng bảo hiểm nồi hơi “Phí bảo hiểm sẽ được thanh toán cho người bảo hiểm bằng chuyển khoản thành 1 lần”. Công ty N đã đóng phí bảo hiểm bằng chuyển khoản 1 lần với tổng số tiền là 91.179.000 đồng và Bảo hiểm P1 đã nhận đủ.

“hoặc các thỏa thuận thanh toán khác đã được hai bên đồng ý bằng văn bản, hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm sẽ mặc nhiên chấm dứt vào ngày kế tiếp người được bảo hiểm phải đóng phí theo thỏa thuận của Hợp đồng bảo hiểm hoặc các sửa đổi/phụ lục bổ sung kèm theo (nếu có)”. Căn cứ vào Điều 23, điều khoản cam kết thanh toán phí bảo hiểm là điều khoản Công ty N mua bổ sung, chỉ áp dụng Khi và chỉ Khi có lợi cho Công ty N hơn điều khoản thanh toán đã thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm “(nhưng không phương hại đến quyền lợi của các bên theo đơn này)”. Theo cách lý giải, viện dẫn để phủ nhận hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, không chịu trách nhiệm bồi thường của Bảo hiểm P là không có lợi cho Công ty N nên điều khoản bổ sung về thanh toán không có giá trị hiệu lực. Mặt khác, các điều khoản bổ sung là một bộ phận của hợp đồng số 15/DNI/XCG/3201/0005, không phải là bộ phận của hợp đồng số 0005 (Số P-15/ĐNI/XCG/3201/0005); của hợp đồng số 15/DNI/XCG/3201/0006, không phải hợp đồng số 0006 (Số P-15/ĐNI/XCG/3201/0006).

Theo các hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng: hợp đồng số 0009, số 0010, Bảo hiểm P viện dẫn Điều 5 là điều khoản về cam kết thanh toán phí bảo hiểm (15 ngày) phủ nhận hiệu lực hợp đồng, không chịu trách nhiệm bồi thường sự cố bảo hiểm cho Công ty N là không có cơ sở, do không liên quan đến hợp đồng số 0009, số 0010 và bất lợi cho Công ty N Khi vận dụng điều khoản bổ sung (nếu có):

- Các điều khoản sửa đổi bổ sung bảo hiểm trách nhiệm công cộng là một bộ phận của Hợp đồng số: 15/DNI/XCG/3303/0009, không phải là bộ phận của hợp đồng số 0009 (Số P-15ĐNI/XCG/33 03/0009); là một bộ phận của hợp đồng số 15/DNI/XCG/3303/0010, không phải là bộ phận của hợp đồng số 0010 (Số P-15/ĐNI/XCG/3303/0010);

- Điều khoản về cam kết thanh toán phí bảo hiểm (15 ngày) là các điều khoản bổ sung chỉ áp dụng Khi có lợi hơn các điều khoản khác thỏa thuận trong hợp đồng số 0009, số 0010 nhưng các hợp đồng này không quy định việc hợp đồng chấm dứt do chậm thanh toán phí bảo hiểm.

2. Về thiệt hại của lò hơi số 2: Bảo hiểm P cố tình lẩn tránh không thực hiện trách nhiệm bồi thường tổn thất theo Hợp đồng số 0008 như cam kết tại kết luận phần III của Công văn số 130/P-DNI-CV ngày 24-11-2015.

Vì các lẽ trên, người đại diện theo ủy quyền của Công ty N vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện nhưng vào ngày 29-9-2016 và tại phiên tòa sơ thẩm, người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn xin rút một phần yêu cầu khởi kiện như sau:

- Công nhận hiệu lực Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/33 03/0009 ngày 24-03-2015 giữa bên Bảo hiểm P1 với bên được bảo hiểm Công ty N; Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P (Công ty cổ phần bảo hiểm P) phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty N toàn bộ thiệt hại Khi có sự cố bảo hiểm xảy ra.

- Công nhận hiệu lực Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/3303/0009, ngày 24-03-2015 giữa bên bảo hiểm P1 với bên được bảo hiểm N; Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P (Công ty cổ phần bảo hiểm P) phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty N toàn bộ thiệt hại Khi có sự cố bảo hiểm xảy ra.

- Bồi thường cho Công ty N bảo hiểm trách nhiệm công cộng về người là 633.000. 000 đồng theo Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/3303/0009 ngày 24-03-2015; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/3303/0010 ngày 26-3-2015; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/3303/0057 ngày 30-09-2015.

- Không tính lãi phạt quá hạn 150% trong yêu cầu bồi thường thiệt hại do Công ty cổ phần bảo hiểm P chậm thực hiện nghĩa vụ bồi thường bảo hiểm.

- Rút một phần yêu cầu khởi kiện bồi thường cho Công ty N toàn bộ tổn thất nổ lò hơi tầng sôi Biomass số 3 theo Hợp đồng bảo hiểm nồi hơi số P-15/DNI/XCG/3201/0006 ngày 26-3-2015 là: 18.184.750.678 đồng, chỉ yêu cầu 13.000. 000.000 đồng và 200.000.000 đồng dọn dẹp hiện trường.

Người đại diện theo ủy quyền của Công ty N vẫn giữ nguyên các yêu cầu khởi kiện còn lại và kính đề nghị Tòa án giải quyết buộc Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P (Công ty cổ phần bảo hiểm P):

1. Công nhận hiệu lực Hợp đồng bảo hiểm nồi hơi số P-15/ĐNI/XCG/3201/0006, ngày 26-3-2015, giữa bên bảo hiểm P1 với bên được bảo hiểm N; Tổng công ty cổ phan bảo hiểm P (Công ty cổ phần bảo hiểm P) phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty N toàn bộ thiệt hại.

2. Công nhận hiệu lực Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/DNI/XCG/3303/0010 ngày 26-3-2015, giữa bên bảo hiểm P1 với bên được bảo hiểm N; Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P (Công ty cổ phần bảo hiểm P) phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty N toàn bộ thiệt hại.

3. Bồi thường cho Công ty N toàn bộ tổn thất nổ lò hơi tầng sôi Biomass số 3 theo hợp đồng bảo hiểm nồi hơi số P-15/DNI/XCG/3201/0006 ngày 26-3-2015 là: 13.000. 0000.000 đồng.

4. Dọn dẹp hiện trường 200.000.000 đồng.

5. Bồi thường cho Công ty N bảo hiểm trách nhiệm công cộng về tài sản của bên thứ ba do sự cố nổ lò hơi số 3 với số tiền là: 1.510.790.352 đồng theo Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/3303/0010 ngày 26-3-2015; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/DNI/XCG/3303/0057 ngày 30-09-2015.

6. Bồi thường cho Công ty N toàn bộ tổn thất lò hơi tầng sôi Biomass số 2 là: 500.000.000 đồng theo hợp đồng bảo hiểm nồi hơi số P-15/ĐNI/XCG/3201/0008 ngày 30-09-2015.

7. Bồi thường thiệt hại do chậm thực hiện nghĩa vụ bồi thường bảo hiểm sau 15 ngày kể từ ngày 19-11-2015 cho đến ngày nhận đủ yêu cầu bồi thường hợp lệ (Được Bảo hiểm P1 ghi nhận trong Công văn số 130/P-DNI-CV, ngày 24-01-2015), có nghĩa là từ ngày 04-12-2015 cho đến ngày xét xử sơ thẩm ngày 11-10-2016 theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước ban hành: 15.210.790.352 đồng x 10 tháng 07 ngày x 9%/năm = 1.167.428.159 đồng.

Tổng cộng (3)+(4)+(5)+(6)+(7): 16.378.218.511 đồng.

Phần bổ sung thêm để Tòa án có cơ sở xem xét, giải quyết:

1. Theo các hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số 0009, số 0010, số 0057 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp do Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết quy định tại Điều khoản 2.3 của các hợp đồng.

2. Về các hợp đồng bảo hiểm nồi hơi, Công ty N căn cứ theo Điều 17 Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12, ngày 17-06-2010; khoản 5 Điều 4 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20-03-2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, do các Quy tắc bảo hiểm nồi hơi có đóng dấu giáp lai với các Hợp đồng bảo hiểm nồi hơi giữa bên cung cấp dịch vụ Bảo hiểm P1 với bên được bảo hiểm Công ty N và được nhà cung cấp dịch vụ Bảo hiểm P1 soạn sẵn có thỏa thuận trọng tài, Công ty N được quyền chọn Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp. Công ty N chọn Tòa án để giải quyết tranh chấp.

Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn đồng ý với Chứng thư thẩm định giá số 2003/TĐG-CT ngày 22-8-2016 của Công ty cổ phần thẩm định giá Đ và không có ý kiến gì khác. Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn đã nghe Tòa án giải thích cho ông Chu Thanh T về việc ông T không đồng ý với chứng thư thẩm định giá trên thì ông T có quyền yêu cầu Tòa án thẩm định giá lại nhưng ông T không có ý kiến gì và đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra không yêu cầu gì thêm.

Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn trình bày:

A. Ý kiến về các nội dung yêu cầu khởi kiện bao gồm từ nội dung số 1 cho đến nội dung số 7 của Công ty N theo đơn khởi kiện đề ngày 17-05-2016, như sau:

I. Giấy chứng nhận bảo hiểm nồi hơi số: P-15/DNI/XCG/3201/0006 đã được Bảo hiểm P1 và Công ty N cùng nhau thỏa thuận và ký kết ngày 26-3-2015 đúng theo quy định của pháp luật (Bộ hợp đồng bảo hiểm bao gồm: Giấy chứng nhận bảo hiểm, Thông báo thu phí bảo hiểm, Quy tắc bảo hiểm, Các điều khoản bổ sung được đóng dấu giáp lai của Bảo hiểm P). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng Công ty N đã không thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng dẫn đến hợp đồng đã hết hiệu lực trước thời điểm xảy ra tổn thất, cụ thể như sau:

Theo điều khoản thanh toán trên giấy chứng nhận bảo hiểm và điều khoản bổ sung số 23 thì thời hạn thanh toán được quy định:

1) Theo thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm:

“Thời hạn thanh toán phí: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày 26-3-2015.

Điều khoản thanh toán ghi trong Hợp đồng: Phí bảo hiểm sẽ được thanh toán cho người bảo hiểm bằng tiền mặt, séc hoặc chuyển khoản thành 1 lần. Cụ thể, như sau:

Trong trường hợp người được bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo điều khoản thanh toán của Hợp đồng bảo hiểm hoặc các thỏa thuận thanh toán khác đã được hai bên đồng ý bằng văn bản, hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm sẽ mặc nhiên chấm dứt vào ngày kế tiếp. Người được bảo hiểm phải đóng phí theo thoả thuận của Hợp đồng bảo hiểm hoặc các sửa đổi/ phụ lục bổ sung kèm theo (nếu có)”.

Như vậy theo thời hạn thanh toán phí này thì Công ty N phải thanh toán phí bảo hiểm cho Bảo hiểm P trước ngày 10-04-2015 (điều này cũng được Bảo hiểm P ghi rõ trong thông báo thu phí gửi tới Công ty N ngày 26-3-2015).

2) Theo Điều khoản bổ sung số 23: Điều khoản cam kết thanh toán phí bảo hiểm (30 ngày):

“1) Các bên thoả thuận và ghi nhận rằng, dù cho có bất kỳ điều kiện nào trái ngược trong đơn bảo hiểm này, và trên cơ sở tuân theo điều kiện 2 quy định dưới đây (nhưng không phương hại đến quyền lợi của các bên theo đơn này), điều kiện tiên quyết để ràng buộc trách nhiệm của Bảo hiểm P theo đơn bảo hiểm, chứng nhận tái tục bảo hiểm, điều khoản bổ sung hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm tạm thời là người được bảo hiểm phải thanh toán đầy đủ bất cứ khoản phí bảo hiểm đã được tính toán nào và Bảo hiểm P, môi giới hoặc đại lý bảo hiểm đã cấp hoặc thu xếp đơn bảo hiểm này phải nhận được khoản phí đó với thời hạn thanh toán được quy định như sau:

(a) Nếu thời hạn bảo hiểm là 30 ngày hoặc lớn hơn thì việc thanh toán phải được thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ:

(i) Ngày bắt đầu hiệu lực của đơn bảo hiểm, chứng nhận tái tục bảo hiểm, hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm tạm thời.

(ii) Ngày có hiệu lực quy định trong mỗi điều khoản bổ sung (nếu có) được cấp theo đơn bảo hiểm, chứng nhận tái tục bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm tạm thời nếu ngày hiệu lực bảo hiểm kê khai đó vào đúng hoặc sau ngày phát hành điều khoản bổ sung.

(iii) Ngày phát hành mỗi điều khoản bổ sung (nếu có) cấp theo đơn bảo hiểm, chứng nhận tái tục bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm tạm thời nếu ngày hiệu lực quy định trong điều khoản bổ sung này xảy ra trước ngày phát hành.

Hoặc

(b) Nếu thời hạn bảo hiểm ít hơn 60 ngày, trong vòng then hạn bảo hiểm kê khai tại đơn bảo hiểm, chứng nhận tái tục bảo hiểm, điều khoản bổ sung, hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm tạm thời.

2) Trong trường hợp khoản phí bảo hiểm đề cập ở trên, chưa được thanh toán đầy đủ cho Bảo hiểm P, môi giới, đại lý như kê khai theo tính chất và thời gian quy định như trên (thời hạn đảm bảo thanh toán phí bảo hiểm), hiệu lực bảo hiểm theo đơn bảo hiểm, chứng nhận tái tục bảo hiểm, điều khoản bổ sung, hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm tạm thời sẽ coi như chấm dứt kể từ ngày hết hạn của thời hạn đảm bảo thanh toán phí bảo hiểm và Bảo hiểm P sẽ được miễn tất cả trách nhiệm kể từ đó và trong trường hợp này, Bảo hiểm P sẽ được hưởng khoản phí bảo hiểm tính theo tỷ lệ những ngày đơn bảo hiểm đã có hiệu lực nhưng không nhỏ hơn 20 USD.”

Như vậy, theo thời hạn thanh toán phí này thì Công ty N phải thanh toán phí bảo hiểm cho P trước ngày 01-05-2015.

Căn cứ vào các thỏa thuận thanh toán trên thì muộn nhất trước ngày 01-05-2015, Công ty N phải thanh toán phí bảo hiểm theo giấy chứng nhận bảo hiểm nồi hơi số: P-15/DNI/XCG/3201/0006 cho Bảo hiểm P, nhưng đến thời điểm ngày 07-05-2015, P mới nhận được phí bảo hiểm từ Công ty N (chậm 7 ngày so với quy định của điều khoản bổ sung số 23, chậm 26 ngày so với điều khoản thanh toán trong giấy chứng nhận bảo hiểm).

Vì vậy, căn cứ vào điều khoản thanh toán trên giấy chứng nhận bảo hiểm và điều khoản bổ sung số 23; Căn cứ vào mục a khoản 2 Điều 18 và khoản 2 Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm; khoản 4 Điều 2 Thông tư số 194/2014/TT-BTC, ngày 17-12-2014 có hiệu lực ngày 01-02-2015 của Bộ Tài chính thì tổn thất nổ lò hơi tầng sôi Biomass số 3 công suất 30 tấn/h theo giấy chứng nhận bảo hiểm nồi hơi số: P-15/DNI/XCG/3201/0006 xảy ra ngày 13-11-2015 của Công ty N tại Công ty TNHH MTV giấy S - Khu công nghiệp M, huyện T, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không thuộc trách nhiệm bảo hiểm của Bảo hiểm P vì hợp đồng bảo hiểm số: P- 15/DNI/XCG/3201/0006 đã chấm dứt hiệu lực vào ngày 01-05-2015, trước thời điểm xảy ra tổn thất ngày 13-11-2015.

II. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số: P-15/DNI/XCG/3303/0010 đã được Bảo hiểm P1 và Công ty N cùng nhau thỏa thuận và ký kết ngày 26-3-2015 (Bộ Hợp đồng bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Quy tắc bảo hiểm, Các điều khoản bổ sung được đóng dấu giáp lai). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng Công ty N đã không thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng dẫn đến Hợp đồng đã hết hiệu lực trước thời điểm xảy ra tổn thất, cụ thể như sau:

Theo giấy chứng nhận bảo hiểm và điều khoản bổ sung thì thời hạn thanh toán được quy định:

1. Theo thời hạn ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm: “Thời hạn thanh toán phí: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày cấp chứng thư”.

Như vậy theo thời hạn thanh toán phí này thì Công ty N phải thanh toán phí bảo hiểm cho Bảo hiểm P trước ngày 10-04-2015 (điều này cũng được Bảo hiểm P ghi rõ trong thông báo thu phí ngày 26-3-2015 đã gửi tới Công ty N).

2. Theo điều khoản bổ sung số 23: Điều khoản cam kết thanh toán phí bảo hiểm: “Cho dù có bất kỳ điều gì mâu thuẫn được nêu ra tại đây và chỉ căn cứ vào và không gây phương hại cho điều 2 được đưa ra dưới đây, các bên tuyên bố và nhất trí rằng điều kiện tiên quyết đối với trách nhiệm bồi thường theo đơn bảo hiểm này, giấy chứng nhận tái tục bảo hiểm, sửa đổi bổ sung hay giấy chứng nhận bảo hiểm tạm thời là bất kỳ khoản phí bảo hiểm đến hạn nào đều phải được trả và được nhận đủ bởi Công ty bảo hiểm, các nhà môi giới hay đại lý có đăng ký kinh doanh:

(a) Nếu thời hạn bảo hiểm từ 30 ngày trở lên, trong vòng 30 ngày kể từ:

(i) Ngày nhận bảo hiểm theo đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận tái tục bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm tạm thời, hay

(ii) Ngày có hiệu lực bảo hiểm được quy định trong mỗi sửa đổi bổ sung, nếu có, được cấp theo đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận tái tục bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm tạm thời khi ngày có hiệu lực bảo hiểm ghi trên sửa đổi bổ sung đó là vào ngày hoặc sau ngày phát hành sửa đổi bổ sung đó, hay

(iii) Ngày phát hành của mỗi sửa đổi bổ sung, nếu có, được phát hành theo đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận tái tục bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm tạm thời Khi ngày có hiệu lực bảo hiểm ghi trên sửa đổi bổ sung đó là trước ngày phát hành.

(b) Nếu thời hạn bảo hiểm ngắn hơn 7 ngày, trong phạm vi thời hạn bảo hiểm ghi theo đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận tái tục bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm tạm thời.

Khi bất kỳ khoản phí bảo hiểm nào được đề cập trên không được thanh toán đầy đủ cho Công ty bảo hiểm, môi giới hay đại lý được đăng ký như đã mô tả ở trên, theo phương thức và thời hạn quy định trên đây (“Thời hạn cam kết trả phí bảo hiểm”), thì việc bảo hiểm theo đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận tái tục bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm tạm thời này sẽ bị tự động chấm dứt kể từ ngày có hiệu lực của hợp đồng và Công ty bảo hiểm sẽ được bãi miễn tất cả các trách nhiệm kể từ ngày đó”.

Như vậy, theo thời hạn thanh toán phí này thì Công ty N phải thanh toán phí bảo hiểm cho Bảo hiểm P trước ngày 01-05-2015.

Căn cứ vào các thỏa thuận thanh toán trên thì muộn nhất trước ngày 01-05-2015, Công ty N phải thanh toán phí bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số: P-15/DNI/XCG/3303/0010 cho Bảo hiểm P. Nhưng đến thời điểm ngày 07-05-2015, Bảo hiểm P mới nhận được Phi bảo hiểm từ Công ty N (chậm 7 ngày so với quy định của Điều khoản bổ sung số 23, chậm 26 ngày so với điều khoản thanh toán trong hợp đồng bảo hiểm.

Vì vậy, căn cứ vào điều khoản thanh toán trong Hợp đồng bảo hiểm; Căn cứ vào mục a khoản 2 Điều 18 và khoản 2 Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm, khoản 4 Điều 2 Thông tư số 194/2014/TT-BTC ngày 17-12-2014 có hiệu lực ngày 01-02-2015 của Bộ Tài chính thì Công ty Bảo hiểm P1 không có trách nhiệm bồi thường đối với các trách nhiệm pháp lý của Công ty N đối với bên thứ ba liên quan đến tổn thất do nổ lò hơi tầng sôi Biomass số 3, công suất 30 tấn/h, theo Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số: P-15/DNI/XCG/3303/0010, xảy ra ngày 13-11-2015 tại Công ty TNHH MTV giấy S - Khu công nghiệp M, huyện T, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vì hợp đồng bảo hiểm này đã chấm dứt hiệu lực kể từ ngày 01-05-2015, trước thời điểm xảy ra tổn thất ngày 13-11-2015.

III. Giấy chứng nhận bảo hiểm nồi hơi số: P-15/DNI/XCG/3201/0008 đã được Bảo hiểm P1 và Công ty N cùng nhau thỏa thuận và ký kết ngày 30-09-2015 (Bộ Hợp đồng bao gồm: Giấy chứng nhận bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm, các điều khoản bổ sung, toàn bộ tài liệu này đều được đóng dấu giáp lai của Bảo hiểm P). Căn cứ vào các tài liệu này Bảo hiểm P xin thông báo như sau:

Hợp đồng P-15/DNI/XCG/3201/0008, bảo hiểm cho lò hơi Biomass số 2 đã được Công ty N thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo Hợp đồng, do đó Bảo hiểm P sẽ xem xét giải quyết bồi thường theo quy định, việc này đã được Bảo hiểm P đề cập tại Công văn 130/P-DNI-CV ngày 24-11 -2015. Hiện nay Công ty giám định đã được các bên thống nhất mời giám định cho lò hơi Biomass số 2 đang tiến hành công việc của mình, Khi có kết quả Bảo hiểm P sẽ tiến hành bồi thường theo quy định.

Đối với tổn thất lò hơi số 2, Bảo hiểm P không trốn tránh trách nhiệm như nguyên đơn nêu mà Công ty bảo hiểm P1 đang phối hợp với Công ty N và Công ty cổ phần giám định B xác định giá trị thiệt hại, trên cơ sở đó để Công ty bảo hiểm P1 bồi thường theo quy định. Hiện nay vụ việc đang trong quá trình giải quyết, do vậy chúng tôi đề nghị quý Tòa xem xét không thụ lý nội dung này.

IV. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/3303/0009 đã được Bảo hiểm P1 và Công ty N cùng nhau thỏa thuận và ký kết ngày 24-03-2015 theo đúng các quy định của pháp luật (Bộ Hợp đồng bao gồm: Giấy chứng nhận bảo hiểm, Thông báo thu phí, Quy tắc bảo hiểm, Các điều khoản bổ sung được đóng dấu giáp lai của Bảo hiểm P).

Theo Hợp đồng bảo hiểm này thì địa điểm được bảo hiểm là tại Công ty H, không liên quan đến tôn thất xảy ra tại Công ty giấy S.

Do vậy, đề nghị Quý Tòa không xem xét nội dung này.

V. Đối với yêu cầu bồi thường về người của Công ty N theo các Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P- 15/DNI/XCG/3303/0009 ngày 24-3-2015; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/DNI/XCG/3303/0010 ngày 26-3-2015 và Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/DNI/XCG/3303/0057 ngày 30-9-2015, đề nghị Tòa án bác bỏ vì các hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng không bảo hiểm cho người làm công hay người làm thuê cho người được bảo hiểm.

VI. Đối với tổn thất liên quan đến trách nhiệm người thứ 3 thuộc đơn P-15/DNI/XCG/3303/0057 Công ty bảo hiểm P1 đang phối hợp với Công ty N và Công ty cổ phần giám định B xác định giá trị thiệt hại, trên cơ sở đó để Công ty bảo hiểm P1 bồi thường theo quy định. Hiện nay vụ việc đang trong quá trình giải quyết, do vậy đề nghị quý Tòa xem xét không thụ lý nội dung này.

B. Ý kiến cho nội dung yêu cầu khởi kiện số 9 của Công ty N theo đơn khởi kiện đề ngày 17-05-2016, như sau:

Việc tính lãi suất do chậm thanh toán bồi thường cho tất cả các hạng mục khởi kiện là không có cơ sở vì các lý do sau:

1) Giấy chứng nhận bảo hiểm nồi hơi số: P-15/DNI/XCG/3201/0006 và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số: P-15/DNI/XCG/3303/0010 đã chấm dứt hiệu lực vào ngày 01-05-2015, trước thời điểm xảy ra tổn thất ngày 13-11-2015 như đã nêu rõ ý kiến theo mục I và II phần A. Điều này đồng nghĩa với việc tính toán lãi suất do chậm thanh toán bồi thường là không có cơ sở.

2. Giấy chứng nhận bảo hiểm lò hơi số: P-15/DNI/XCG/3201/0008, Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số: P-15/DNI/XCG/3303/0057.

Ngày 24-11-2015, Công ty bảo hiểm P1 đã có công văn số: 130/P-DNI-CV thông báo rằng: “Quý Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ nộp phí theo đúng quy định, Bảo hiểm P sẽ phối hợp/hướng dẫn quý Công ty các bước tiếp theo để xem xét phạm vi, trách nhiệm bảo hiểm của hạng mục tổn thất theo giấy chứng nhận bảo hiểm này”.

Sau khi tổn thất xảy ra, Bảo hiểm P đã thuê Công ty cổ phần giám định B phối hợp/hướng dẫn Công ty N thu thập hồ sơ nhằm xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất để có căn cứ xem xét bồi thường cho các tổn thất theo Hợp đồng bảo hiểm này (việc thuê đơn vị giám định độc lập Công ty cổ phần giám định B đã được Bảo hiểm P & Công ty N cùng xác nhận đồng ý). Nhưng cho đến nay Công ty N chưa cung cấp đầy đủ chứng từ chứng minh tổn thất theo công văn yêu cầu và hướng dẫn bằng nhiều cuộc họp của Công ty cổ phần giám định B. Bảo hiểm P có trách nhiệm bồi thường trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực. Trong trường hợp này, Công ty N chưa cung cấp đầy đủ hồ sơ theo quy định, do đó P chưa thể thực hiện bồi thường thiệt hại lò hơi Biomass số 2, nên không thể cho rằng Bảo hiểm P chậm thực hiện nghĩa vụ theo như đơn khởi kiện của Công ty N.

3. Về mốc thời gian tính khiếu nại chậm thực hiện nghĩa vụ bồi thường:

Vụ tổn thất xảy ra là ngày 13-11-2015, trong Khi đó Công ty N khiếu nại do chậm thực hiện nghĩa vụ bồi thường từ thời điểm 19-01-2015. Thời gian mà Công ty N đề cập tính lãi suất không liên quan gì đến thời điểm tổn thất, cũng không liên quan gì đến công văn 130/PHCO-DNI-CV ngày 24-11-2015 mà Bảo hiểm P1 gửi Công ty N.

4. Quy định về bồi thường do chậm nghĩa vụ thanh toán:

Theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và quy tắc bảo hiểm thì Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

Công ty bảo hiểm P đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình theo đúng như các điều kiện, điều khoản đã được các bên cùng thống nhất trong các hợp đồng và giấy chứng nhận bảo hiểm số P-15/DNI/XCG/3201/0006; P-15/DNI/XCG/3303/0010 và P-15/ĐNI/XCG/3303/0009. Việc từ chối bồi thường đối với các Hợp đồng/giấy chứng nhận này là đúng với các cam kết trong Hợp đồng và đúng quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Thông tư số 194/2014/TT-BTC ngày 17-12-2014, có hiệu lực ngày 01-02-2015 của Bộ Tài chính. Từ những vấn đề nêu trên, đề nghị quý Tòa bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Về Chứng thư thẩm định giá số 2003/TĐG-CT ngày 22-8-2016 của Công ty cổ phần thẩm định giá Đ, Bảo hiểm P có ý kiến là không đồng ý với chứng thư thẩm định giá trên vì việc thẩm định giá là không phù hợp và không đúng quy định pháp luật. Tòa án đã giải thích là bị đơn có quyền yêu cầu thẩm định giá lại thì phía bị đơn đã có ý kiến gửi cho Tòa án là việc sử dụng chứng thư thẩm định giá làm cơ sở đề bồi thường bảo hiểm là không đúng với các quy định của pháp luật về bồi thường bảo hiểm. Đề nghị Tòa giải quyết vụ án theo quy định pháp luật.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty bảo hiểm P1 do ông Chu Thanh T đại diện trình bày:

Thống nhất ý kiến của bị đơn trong bản tự khai ngày 27-6-2016, các biên bản hòa giải và không có ý kiến gì khác. Các ý kiến của Tổng công ty bảo hiểm P (Bảo hiểm P) gửi Tòa án cũng là ý kiến của ông với tư cách là người đại diện theo pháp luật của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty bảo hiểm P1.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Ngân hàng Thương mại cổ phần V do bà Hà Thị Thanh H đại diện theo ủy quyền trình bày.

- Ngày 08-05-2013, Công ty N (sau đây viết tắt là: khách hàng) có thế chấp tài sản cho Ngân hàng TMCP V - Chi nhánh B (sau đây viết tắt là Ngân hàng) là hệ thống lò hơi lắp đặt tại Công ty cổ phần H, theo hợp đồng thế chấp tài sản số 069/13/VCB.BH ngày 08-05-2013. Hệ thống lò hơi lắp đặt tại Công ty cổ phần H đã được khách hàng mua bảo hiểm như sau:

+ Hợp đồng bảo hiểm nồi hơi số P-15/ĐNI/XCG/3201/0005, ngày 24-03-2015 với người thụ hưởng thứ nhất là Ngân hàng TMCP V - Chi nhánh B, số tiền bảo hiểm là 6.500.000.000 đồng, thời hạn bảo hiểm từ 01-04-2015 - 31-03-2016.

+ Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/3303/0009 ngày 24-03-2015 với người thụ hưởng thứ nhất là Ngân hàng TMCP V - Chi nhánh B, số tiền bảo hiểm là 21.000.000.000 đồng, thời hạn bảo hiểm từ 01-04-2015 - 31-03-2016.

- Ngày 01-10-2014, Công ty N có thế chấp tài sản cho Ngân hàng là hệ thống lò hơi lắp đặt tại Công ty TNHH MTV giấy S (Lò 2), theo Hợp đồng thế chấp tài sản số 207/14/VCB.BH ngày 01-10-2014. Hệ thống lò hơi số 2 đạt tại Công ty giấy S đã được khách hàng mua bảo hiểm như sau:

+ Hợp đồng bảo hiểm nồi hơi số P-15/ĐNI/XCG/3201/0008 ngày 30-09-2015 với người thụ hưởng thứ nhất là Ngân hàng TMCP V - Chi nhánh B, số tiền bảo hiểm là 5.400.000.000 đồng, thời hạn bảo hiểm từ 01-10-2015 - 01-10-2016.

+ Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/3303/0057 ngày 30-09-2015 với người thụ hưởng thứ nhất là Ngân hàng TMCP V - Chi nhánh B, với số tiền bảo hiểm là 21.000.000.000 đồng, thời hạn bảo hiểm từ 01-10-2015 đến 01-10-2016.

- Ngày 06-02-2015, Công ty N có thế chấp tài sản cho Ngân hàng là Hệ thống lò hơi lắp đặt tại Công ty TNHH MTV Giấy S (Lò 3), theo Hợp đồng thế chấp tài sản số 055/15/VCB.BH, ngày 06-02-2015. Hệ thống lò hơi số 3 đặt tại Công ty Giấy S đã được khách hàng mua bảo hiểm như sau:

+ Hợp đồng bảo hiểm nồi hơi số P-15/ĐNI/XCG/3201/0006 ngày 26-3-2015 với người thụ hưởng thứ nhất là Ngân hàng TMCP V - Chi nhánh B, số tiền bảo hiểm là 13.000.000.000 đồng, thời hạn bảo hiểm từ 01-04-2015 đến 31-03-2016.

+ Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/3303/0010 ngày 26-3-2015 với người thụ hưởng thứ nhất là Ngân hàng TMCP V - Chi nhánh B, số tiền bảo hiểm là 21.000.000.000 đồng, thời hạn bảo hiểm từ 01-04-2015 đến 31-03-2016.

Các tài sản trên được sử dụng để đảm bảo cho các khoản vay của Công ty N tại Ngân hàng TMCP V - Chi nhánh B theo các Hợp đồng tín dụng với nội dung chi tiết như sau:

STT

Số hợp đồng

Mục đích vay

Số tiền cho vay (triệu đ)

Thời hạn cho vay (tháng)

Lãi suất đang áp dụng

Dư nợ đến thời điểm hiện tại (triệu đ)

1

0061.15/48.05-HMTD ngày 06-02-2015; phụ lục số 01/0061.15/48.05- HMTD ngày 15-06-2015 và Phụ lục số 01/0061.15/48.05- HMTD ngày 16-12-2015

Bổ sung vốn lưu động để phục vụ việc sản xuất kinh doanh

8.000

12

7.30%

8.991

2

0050.14/48.05-ĐTDA ngày 11-03-2014

Thanh toán tiền mua xe ôtô tải Thaco Auman mới 100%.

425

36

10.00%

157

3

0425.14/48.05-ĐTDA ngày 01-10-2014

Thanh toán tiền mua máy móc, thiết bị, vật tư, và các chi phí khác liên quan đến việc đầu tư xây dựng hệ thống thiết bị lò hơi

4.500

48

10.00%

3.226

4

0033.15/48.TN-XE ngày 16-04-2015

Thanh toán tiền mua xe ôtô tải Thaco Auman mới 100%.

561

36

10.00%

358

5

0136.15/48.TN-XE ngày 08-06-2015

Thanh toán tiền mua xe ôtô tải Thaco Auman mới 100%

564

36

10.00%

392

6

0146.15/48.TN-XE ngày 16-06-2015

Thanh toán tiền mua xe ôtô tải Thaco Auman mới 100%.

319

36

10.00%

221

7

0382.15/15.BL- DTDA ngày 12-11-2015

Thanh toán tiền mua máy móc, thiết bị, vật tư và các chi phí khác liên quan đến việc đầu tư xây dựng hệ thống thiết bị lò hơi

6.000

48

10.00%

5.950

Tổng cộng

16.300

19.295

- Theo văn bản trình báo về sự cố nổ lò hơi của Công ty N gửi Ngân hàng TMCP V - Chi nhánh B ngày 16-11-2015, vào khoảng 00 giờ 30 ngày 13-11-2015, tại Công ty giấy S, địa chỉ: Khu công nghiệp M, huyện T, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã xảy ra sự cố nổ lò hơi số 3 của khách hàng. Sự cố trên đã gây ra thiệt hại hoàn toàn cho tài sản đang thế chấp tại Ngân hàng theo Hợp đồng thế chấp số 055/15/VCB.BH ngày 06-02-2015, giá trị thiệt hại ước tính khoảng 13.000. 000.000 đồng.

- Ngày 16-11-2015, Ngân hàng đã xuống hiện trường vụ việc thực tế và làm việc với Công ty N (chi tiết theo Biên bản làm việc ngày 16-11-2015). Ngân hàng yêu cầu phía khách hàng cung cấp chi tiết tình trạng tài sản thế chấp, đồng thời tích cực triển khai làm việc với bên Công ty bảo hiểm P1 để được bồi thường thiệt hại do sự cố trên gây ra.

Theo thông báo về việc Thụ lý vụ án số 72/2016/TB-KDTM ngày 02-06-2016 của Tòa án nhân dân thành phố Biên Hoà về việc “Tranh chấp Hợp đồng bảo hiểm”, Công ty N yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề cụ thể sau:

1. Công nhận hiệu lực hợp đồng bảo hiểm nồi hơi số P-15/ĐNI/XCG/3201/0006 ngày 26-3-2015 giữa bên Bảo hiểm P1 với bên được bảo hiểm N; Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P (Công ty cổ phần bảo hiểm P) phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty N toàn bộ thiệt hại nêu dưới đây.

2. Công nhận hiệu lực hợp đồng bảo hiểm nồi hơi số P-15/DN1/XCG/3303/0010 ngày 26-3-2015 giữa bên Bảo hiểm P1 với bên được bảo hiểm N; Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P (Công ty cổ phần bảo hiểm P) phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty N toàn bộ thiệt hại nêu dưới đây.

3. Công nhận hiệu lực hợp đồng bảo hiểm nồi hơi số P-15/ĐNI/XCG/3201/0005 ngày 24-03-2015 giữa bên Bảo hiểm P1 với bên được bảo hiểm N; Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P (Công ty cổ phần bảo hiểm P) phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty N toàn bộ thiệt hại Khi có sự cố bảo hiểm xảy ra.

4. Công nhận hiệu lực hợp đồng bảo hiểm nồi hơi số P-15/ĐNI/XCG/3303/0009 ngày 24-03-2015 giữa bên bảo hiểm P1 với bên được bảo hiểm N; Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P (Công ty cổ phần bảo hiểm P) phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty N toàn bộ thiệt hại nêu dưới đây và thiệt hại khác Khi có sự cố bảo hiểm xảy ra.

5. Bồi thường cho Công ty N toàn bộ tổn thất nổ lò hơi tầng sôi Biomass số 3 theo Hợp đồng bảo hiểm nồi hơi số P-15/ĐNI/XCG/3201/0006 ngày 26-3-2015 với số tiền là 18.184.750.678 đồng.

6. Bồi thường cho Công ty N bảo hiểm trách nhiệm công cộng về người là 633.000. 000 đồng theo hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/3303/0009 ngày 24-03-2015; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/3303/0010 ngày 26-3-2015; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/3303/0057 ngày 30-09-2015.

7. Bồi thường cho Công ty N bảo hiểm trách nhiệm công cộng về tài sản của bên thứ 3, do sự cố lò hơi số 3 với số tiền là 1.510.790352 đồng theo Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/3303/0009 ngày 24-03-2015; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/3303/0010 ngày 26-3-2015; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/3303/0057 ngay 30-09-2015.

8. Bồi thường cho Công ty N toàn bộ tổn thất nổ lò hơi tầng sôi Biomass số 2 là 500.000.000 đồng theo hợp đồng bảo hiểm nồi hơi số P-15/ĐNI/XCG/3201/0008 ngày 30-09-2015.

9. Bồi thường thiệt hại do chậm thực hiện nghĩa vụ bồi thường bảo hiểm sau 15 ngày kể từ ngày 19-01-2015 (được Bảo hiểm P1 ghi nhận trong Công văn số 130/P-DNI-CV, ngày 24-11-2015) cho đến ngày xét xử sơ thẩm, theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường: 20.828.541.030 đồng x 15 tháng (tạm tính từ ngày 04-02-2015 đến ngày 04-05-2016) x 9%/năm x 150% = 3.514.816.298 đồng.

Tổng cộng (5)+(6)+(7)+(8)+(9): 24.343.357.328 đồng.

Đối với các nội dung của Công ty N khởi kiện Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P (Công ty cổ phần bảo hiểm P) trong đơn khởi kiện cũng như tại phiên tòa, Ngân hàng TMCP V đề nghị Tòa án xét xử theo quy định của pháp luật.

Đối với Chứng thư thẩm định giá số 2003/TĐG-CT ngày 22-8-2016 của Công ty cổ phần thẩm định giá Đ thì Ngân hàng không có ý kiến gì và đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật.

Tại Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 50/2016/KDTM-ST ngày 11-10-2016, Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai quyết định:

Chấp nhận đơn khởi kiện của Công ty N.

Buộc Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P (Công ty cổ phần bảo hiểm P):

1. Công nhận hiệu lực Hợp đồng bảo hiểm nồi hơi số P-15/ĐNI/XCG/3201/0006 ngày 26-3-2015 giữa bên bảo hiểm P1 với bên được bảo hiểm N và Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P (Công ty cổ phần bảo hiểm P) phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty N toàn bộ thiệt hại.

2. Công nhận hiệu lực Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/3303/0010 ngày 26-3-2015 giữa bên bảo hiểm P1 với bên được bảo hiểm N và Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm P (Công ty cổ phần bảo hiểm P) phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty N toàn bộ thiệt hại.

3. Bồi thường cho Công ty N toàn bộ tổn thất nổ Lò hơi tầng sôi Biomass số 3 theo hợp đồng bảo hiểm nồi hơi số P-15/DNI/XCG/3201/0006, ngày 26-3-2015 là: 13.000.0000.000 đồng;

4. Dọn dẹp hiện trường 200.000.000 đồng.

5. Bồi thường cho Công ty TNHH N bảo hiểm trách nhiệm công cộng về tài sản của bên thứ ba do sự cố nổ lò hơi số 3 với số tiền là: 1.510.790.352 đồng, theo hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/3303/0010 ngày 26-3-2015; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/DNI/XCG/3303/0057 ngày 30-09-2015.

6. Bồi thường cho Công ty N toàn bộ tổn thất Lò hơi tầng sôi Biomass số 2 là: 500.000.000 đồng, theo hợp đồng bảo hiểm nồi hơi số P-15/ĐNI/XCG/3201/0008 ngày 30-09-2015.

7. Bồi thường thiệt hại do chậm thực hiện nghĩa vụ bồi thường bảo hiểm sau 15 ngày kể từ ngày 19-11-2015 nhận đủ yêu cầu bồi thường hợp lệ (được Bảo hiểm P1 ghi nhận trong Công văn số 130/P-DNI-CV ngày 24-01-2015) tức ngày 04-12-2015 cho đến ngày xét xử sơ thẩm ngày 11-10-2016, theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước ban hành: 15.210.790.352 đồng x 10 tháng 07 ngày x 9%/năm = 1.167.428.159 đồng.

Tổng cộng (3)+(4)+(5)+(6)+(7): 16.378.218.511 đồng.

Đình chỉ phần yêu cầu khởi kiện của Công ty N đã rút gồm:

- Công nhận hiệu lực Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/3303/0009 ngày 24-03-2015 giữa bên bảo hiểm P1 với bên được bảo hiểm N và Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm P (Công ty cổ phần bảo hiểm P) phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty N toàn bộ thiệt hại Khi có sự cố bảo hiểm xảy ra.

- Công nhận hiệu lực Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/3303/0009 ngày 24-03-2015 giữa bên bảo hiểm P1 với bên được bảo hiểm N và Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P (Công ty cổ phần bảo hiểm P) phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty N toàn bộ thiệt hại Khi có sự cố bảo hiểm xảy ra.

- Bồi thường cho Công ty N bảo hiểm trách nhiệm công cộng về người là 633.000.000 đồng, theo hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/3303/0009 ngày 24-03-2015; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/3303/0010 ngày 26-3-2015; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐN1/XCG/3303/0057 ngày 30-09-2015.

- Không tính lãi phạt quá hạn 150% trong yêu cầu bồi thường thiệt hại do Công ty cổ phần bảo hiểm P chậm thực hiện nghĩa vụ bồi thường bảo hiểm.

- Một phần yêu cầu khởi kiện bồi thường cho Công ty N toàn bộ tổn thất nổ lò hơi tầng sôi Biomass số 3 theo Hợp đồng bảo hiểm nồi hơi số P-15/DNI/XCG/3201/0006 ngày 26-3-2015 là: 4.984.750.678 đồng.

Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P (Công ty cổ phần bảo hiểm P) phải hoàn trả cho Công ty N chi phí thẩm định giá tổng cộng: 134.000.000 đồng.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về trách nhiệm chậm Thi hành án, án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 20-10-2016, bị đơn Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P có đơn kháng cáo toàn bộ Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm.

Tại Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 01/2017/KDTM-PT ngày 06-3-2017, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai quyết định:

Bác toàn bộ yêu cầu kháng cáo của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P (Công ty cổ phần bảo hiểm P), giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Chấp nhận đơn khởi kiện của Công ty N.

Buộc Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P (Công ty cổ phần bảo hiểm P):

1. Công nhận hiệu lực hợp đồng bảo hiểm nồi hơi số P-15/ĐNI/XCG/3201/0006 ngày 26-3-2015 giữa bên bảo hiểm P1 với bên được bảo hiểm N và Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P (Công ty cổ phần bảo hiểm P) phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty N toàn bộ thiệt hại.

2. Công nhận hiệu lực hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/3303/0010 ngày 26-3-2015 giữa bên bảo hiểm P1 với bên được bảo hiểm N và Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm P (Công ty cổ phần bảo hiểm P) phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty N toàn bộ thiệt hại.

3. Bồi thường cho Công ty N toàn bộ tổn thất nổ lò hơi tầng sôi Biomass số 3 theo hợp đồng bảo hiểm nồi hơi số P-15/DNI/XCG/3201/0006 ngày 26-3-2015 là: 13.000.0000.000 đồng.

4. Dọn dẹp hiện trường 200.000.000 đồng.

5. Bồi thường cho Công ty N bảo hiểm trách nhiệm công cộng về tài sản của bên thứ ba do sự cố nổ lò hơi số 3 với số tiền là: 1.510.790.352 đồng, theo hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/3303/0010 ngày 26-3-2015; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/DNI/XCG/3303/0057 ngày 30-09-2015.

6. Bồi thường cho Công ty N toàn bộ tổn thất Lò hơi tầng sôi Biomass số 2 là: 500.000.000 đồng, theo hợp đồng bảo hiểm nồi hơi số P-15/ĐNI/XCG/3201/0008 ngày 30-09-2015.

7. Bồi thường thiệt hại do chậm thực hiện nghĩa vụ bồi thường bảo hiểm sau 15 ngày kể từ ngày 19-11-2015 nhận đủ yêu cầu bồi thường hợp lệ (Được Bảo hiểm P1 ghi nhận trong Công văn số 130/P-DNI-CV ngày 24-01-2015) tức ngày 04-12-2015 cho đến ngày xét xử sơ thẩm ngày 11-10-2016, theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước ban hành: 15.210.790.352 đồng x 10 tháng 07 ngày x 9%/năm = 1.167.428.159 đồng.

Tổng cộng (3)+(4)+(5)+(6)+(7) thì Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P (Công ty cổ phần bảo hiểm P) phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty N là: 16.378.218.511 đồng.

Đình chỉ phần yêu cầu khởi kiện của Công ty N đã rút gồm:

- Công nhận hiệu lực Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/3303/0009 ngày 24-03-2015 giữa bên bảo hiểm P1 với bên được bảo hiểm N và Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P (Công ty cổ phần bảo hiểm P) phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty N toàn bộ thiệt hại Khi có sự cố bảo hiểm xảy ra.

- Công nhận hiệu lực Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/3303/0009 ngày 24-03-2015 giữa bên bảo hiểm P1 với bên được bảo hiểm N và Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm P (Công ty cổ phần bảo hiểm P) phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty N toàn bộ thiệt hại Khi có sự cố bảo hiểm xảy ra.

- Bồi thường cho Công ty N bảo hiểm trách nhiệm công cộng về người là 633.000.000 đồng, theo Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/3303/0009, ngày 24-03-2015; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/3303/0010 ngày 26-3-2015; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/3303/0057 ngày 30-09-2015.

- Không tính lãi phạt quá hạn 150% trong yêu cầu bồi thường thiệt hại do Công ty cổ phần bảo hiểm P chậm thực hiện nghĩa vụ bồi thường bảo hiểm.

- Một phần yêu cầu khởi kiện bồi thường cho Công ty N toàn bộ tổn thất nổ lò hơi tầng sôi Biomass số 3 theo Hợp đồng bảo hiểm nồi hơi số P-15/DNI/XCG/3201/0006 ngày 26-3-2015 là: 4.984.750.678 đồng.

- Về chi phí tố tụng: Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P (Công ty cổ phần bảo hiểm P) phải chịu chi phí thẩm định giá là 134.000.000 đồng, nên Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P (Công ty cổ phần bảo hiểm P) phải có trách nhiệm hoàn trả cho Công ty N số tiền là 134.000.000 đồng.

Kể từ ngày nguyên đơn có đơn yêu cầu Thi hành án, nếu bị đơn không thanh toán số tiền trên và tiền chi phí thẩm định giá thì phải chịu lãi suất chậm trả theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với số tiền chậm trả tại thời điểm thanh toán.

Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.

Sau Khi xét xử phúc thẩm, Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P có đơn đề nghị xem xét Bản án phúc thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm.

Tại Quyết định số 45/QĐKNGĐT-VC3-KDTM ngày 08-02-2018, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh kháng nghị bản án phúc thẩm nêu trên, đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử giám đốc thẩm hủy Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm nêu trên và hủy toàn bộ Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 50/2016/KDTM-ST ngày 11-10-2016 của Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định pháp luật.

Tại phiên tòa hôm nay, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

[1] Theo các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thể hiện:

[2] Công ty N cung cấp, lắp đặt và vận hành 03 lò hơi tại Khu công nghiệp M, huyện T, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho Công ty cổ phần giấy S (Công ty giấy). Đồng thời Công ty N và Công ty bảo hiểm P1 (Bảo hiểm P1) ký kết 05 Hợp đồng bảo hiểm nồi hơi và bảo hiểm trách nhiệm công cộng, cụ thể: Hợp đồng bảo hiểm nồi hơi số P-15/DNI/XCG/3201/0006 ngày 26-3-2015 (HĐ số 06); Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/DNI/XCG/3303/0010 ngày 26-3-2015 (HĐ số 10); Hợp đồng bảo hiểm nồi hơi số P-15/DNI/XCG/3201/0007 ngày 30-09-2015 (HĐ số 07); Hợp đồng bảo hiểm nồi hơi số P-15/ĐNI/XCG/3201/0008 ngày 30-09-2015 (HĐ số 08); Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng số P-15/ĐNI/XCG/3303/0057 ngay 30-09-2015 (HĐ số 57).

[3] Khoảng 00 giờ 30 phút ngày 13-11 -2015, tại Công ty giấy xảy ra sự cố nổ lò hơi số 3, Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trưng cầu giám định nguyên nhân dẫn đến sự cố và có kết luận nguyên nhân nổ lò hơi số 3 là do lỗi kỹ thuật, không có dấu hiệu của tội phạm. Sự cố nổ lò hơi không chỉ gây ra thiệt hại cho những tài sản của Công ty N mà còn ảnh hưởng đến tài sản của Công ty giấy. Những tài sản bị thiệt hại tại Công ty giấy nằm trong phạm vi bảo hiểm theo Giấy chứng nhận bảo hiểm nên Công ty N được bồi thường bảo hiểm về giá trị bị thiệt hại theo qui định của pháp luật.

[4] Tuy nhiên, Bảo hiểm P1 cho rằng Công ty N chậm nộp tiền phí bảo hiểm, nên Hợp đồng số 06 và Hợp đồng số 10 không có hiệu lực vì: Ngày cuối cùng phải đóng tiền phí bảo hiểm là ngày 01-5-2015, nhưng đến ngày 07-5-2015, Công ty N mới chuyển tiền đóng phí bảo hiểm cho Bảo hiểm P1. Sau Khi nhận được tiền Phi bảo hiểm của Công ty N, Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P và Bảo hiểm P1 không có ý kiến gì và cũng không có văn bản thông báo về việc đóng tiền phí bảo hiểm chậm thì hai Hợp đồng trên đã không còn hiệu lực từ ngày 01-5-2015, mà Bảo hiểm P1 vẫn nhận, xuất hóa đơn giá trị gia tăng và báo cáo thuế về hai khoản tiền đóng bảo hiểm này của Công ty N, nên mặc nhiên Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P và Bảo hiểm P1 thừa nhận việc đóng tiền phí bảo hiểm chậm của Công ty N và thừa nhận hai hợp đồng bảo hiểm trên có hiệu lực Thi hành.

[5] Do đó, Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P phải có trách nhiệm bồi thường theo Hợp đồng giữa hai bên đã ký kết.

[6] Đối với việc tổn thất và bồi thường thấy rằng: Căn cứ Điều 48 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định: Phải thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Để từ đó, có căn cứ xác định khoản tiền Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P phải bồi thường. Nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chỉ quyết định thẩm định giá trị tài sản để từ đó lấy căn cứ buộc Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P bồi thường là không có căn cứ vì theo quy định tại khoản 15 Điều 4 Luật Giá quy định: Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa diêm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

[7] Mặt khác, theo quy định tại Hợp đồng bảo hiểm số 06 quy định về mức khấu trừ như sau: Mức khấu trừ là khoản tiền người được bảo hiểm tự gánh chịu trong trường hợp có tổn thất xảy ra, mức khấu trừ trong Hợp đồng này là 5% giá trị tổn thất tối thiểu là 10.000.000 đồng/mỗi vụ tổn thất. Nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không xem xét thỏa thuận này trong Hợp đồng mà buộc Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P phải bồi thường toàn bộ thiệt hại là không đúng thỏa thuận của Hợp đồng, làm thiệt hại quyền lợi của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P.

[8] Đối với Hợp đồng bảo hiểm số 08: Sau Khi xảy ra sự việc, hai bên thống nhất để Công ty cổ phần giám định B thực hiện việc giám định. Nhưng Công ty cổ phần giám định B chưa giám định xong tổn thất do Công ty N chưa cung cấp đủ hồ sơ, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không xem xét vấn đề này mà đã buộc Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P phải bồi thường cho Công ty N Khi chưa đủ chứng cứ là không có căn cứ.

[9] Công ty N chưa cung cấp được chứng cứ để chứng minh đã bồi thường thiệt hại về vật chất cho bên thứ ba, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đều buộc Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P phải bồi thường trách nhiệm công cộng theo Hợp đồng số 10 và Hợp đồng số 57 số tiền 1.510.790.352 đồng là chưa có căn cứ.

[10] Ngoài ra, giấy kiểm định kỹ thuật của Trung tâm kiểm định Công nghiệp II xác định: Lần kiểm định trước tháng 10-2013, nhưng hợp đồng bảo hiểm và chứng thư thẩm định giá lại xác định Lò sấy BIOMASS sản xuất năm 2014, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa làm rõ vấn đề này, nhưng đã quyết định buộc Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P phải bồi thường cho Công ty N là chưa đủ căn cứ.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ Điều 337, Điều 343 và Điều 349 Bộ luật Tố tụng dân sự.

1. Chấp nhận Kháng nghị số 45/QĐKNGĐT-VC3-KDTM ngày 08-02-2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Hủy toàn bộ Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 01/2017/KDTM-PT ngày 06-3-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai và hủy toàn bộ Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 50/2016/KDTM-ST ngày 11-10-2016 của Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai giữa nguyên đơn là Công ty N với bị đơn là Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định pháp luật.

3. Quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.

NỘI DUNG ÁN LỆ

“[4]... Sau Khi nhận được tiền phí bảo hiểm của Công ty N, Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P và Bảo hiểm P1 không có ý kiến gì và cũng không có văn bản thông báo về việc đóng tiền phí bảo hiểm chậm thì hai Hợp đồng trên đã không còn hiệu lực từ ngày 01-5-2015, mà Bảo hiểm P1 vẫn nhận, xuất hóa đơn giá trị gia tăng và báo cáo thuế về hai khoản tiền đóng bảo hiểm này của Công ty N, nên mặc nhiên Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P và Bảo hiểm P1 thừa nhận việc đóng tiền phí bảo hiểm chậm của Công ty N và thừa nhận hai hợp đồng bảo hiểm trên có hiệu lực Thi hành.

[5] Do đó, Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P phải có trách nhiệm bồi thường theo Hợp đồng giữa hai bên đã ký kết.”



1 Án lệ này do Tòa án nhân dân tnh Hà Tĩnh đề xuất.

1 Án lệ này do Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao đề xuất.

1 Án lệ này do các Thầm phán Nguyễn Thúy Hiền, Tống Anh Hào, Chu Xuân Minh, Lê Văn Minh thuộc Tổ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về lĩnh vc dân sự đề xuất.

1 Án lệ này do Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao đề xuất.

1 Án lệ này do Vụ Pháp chế và Qun lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao đề xuất.

1 Án lệ này do Vụ Pháp chế và Qun lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao đề xuất.

1 Án lệ này do PGS.TS Đỗ Văn Đại, Trường khoa Luật Dân sự Đại học Luật Thành phHồ Chí Minh, Thành viên Hội đng tư vấn án lệ đề xuất.

1 Án lệ này do Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao đề xuất.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 50/QĐ-CA ngày 25/02/2020 về công bố án lệ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.156

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.240.15
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!