BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 02/VBHN-BYT
|
Hà Nội,
ngày 08 tháng 02 năm 2021
|
THÔNG
TƯ
BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI
THUỐC LÁ ĐIẾU
Thông tư số
23/2015/TT-BYT ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia đối với thuốc lá điếu, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01
tháng 11 năm 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số
29/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một
số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban
hành, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.1
Căn cứ Luật
phòng, chống tác hại của thuốc lá ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật
tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định
số 67/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh
thuốc lá;
Căn cứ Nghị định
số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định
số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị
của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm;
Bộ trưởng Bộ
Y tế ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thuốc lá điếu.
Điều 1. Ban
hành kèm theo Thông tư này:
QCVN 16-1:2015/BYT -
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thuốc lá điếu.
Điều 2.2 Thông
tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2015. Hàm lượng tối đa
Tar và Nicotin quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16-1:2015/BYT được
rà soát định kỳ 02 năm và xem xét điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để đáp ứng
yêu cầu phòng, chống tác hại của thuốc lá.3
Quyết định số
02/2007/QĐ-BYT ngày 15 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về “Quy định vệ
sinh an toàn đối với sản phẩm thuốc lá” hết hạn hiệu lực thi hành kể từ ngày
Thông tư này có hiệu lực.
Điều 3. Cục
trưởng Cục An toàn thực phẩm, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Y tế, các đơn vị
trực thuộc Bộ Y tế; giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông
tư này./.
Nơi nhận:
-
Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ);
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, ATTP, PC.
|
XÁC THỰC
VĂN BẢN HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trương Quốc Cường
|
QCVN
16-1:2015/BYT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI THUỐC LÁ
ĐIẾU
National
technical regulation for cigarette
Lời nói đầu
QCVN 16-1:2015/BYT do
Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thuốc lá điếu biên soạn,
Cục An toàn thực phẩm trình duyệt và được ban hành kèm theo Thông tư số
23/2015/TT-BYT ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
QUY
CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI THUỐC LÁ ĐIẾU
National technical regulation for cigarette
I. QUY ĐỊNH
CHUNG
1. Phạm vi điều
chỉnh
Quy chuẩn này quy định
các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu quản lý đối với thuốc lá điếu.
2. Đối tượng
áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng
đối với:
2.1. Các tổ chức,
cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh thuốc lá điếu tại Việt Nam.
2.2. Các cơ quan
quản lý nhà nước có liên quan.
3. Giải thích
từ ngữ
Trong Quy chuẩn này,
các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1. Thuốc lá điếu
là
sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu thuốc lá có hoặc không bổ sung phụ gia;
được cuộn trong giấy cuốn để hút, ở dạng thông dụng có hình trụ, có hoặc không
gắn đầu lọc.
Trường hợp sản phẩm
thuốc lá điếu được sản xuất từ một phần nguyên liệu thay thế lá thuốc lá phải đảm
bảo không phát sinh thêm các chất gây hại đối với sức khỏe con người.
3.2. Phụ gia thuốc
lá điếu là những chất được chủ động đưa vào quá trình sản xuất, chế biến, bảo
quản thuốc lá điếu nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thuốc lá điếu.
II. QUY ĐỊNH
VỀ KỸ THUẬT
1. Hàm lượng
tối đa nhựa thuốc lá (Tar) và Nicotin trong thuốc lá điếu
Hàm lượng tối đa Tar
và Nicotin trong khói một (01) điếu thuốc lá được quy định như sau:
- Hàm lượng Tar: 16,0
(mg/khói 1 điếu thuốc lá);
- Hàm lượng Nicotin:
1,4 (mg/khói 1 điếu thuốc lá).
2. Sử dụng phụ
gia và nguyên liệu thay thế lá thuốc lá trong sản xuất thuốc lá điếu
Tổ chức, cá nhân nhập
khẩu, sản xuất, kinh doanh thuốc lá điếu tại Việt Nam phải kê khai đầy đủ tên
phụ gia và nguyên liệu thay thế lá thuốc lá trong quá trình sản xuất, chế biến
thuốc lá điếu cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
3. Yêu cầu về
ghi nhãn thuốc lá điếu
Việc ghi nhãn, in cảnh
báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá điếu phải thực hiện theo quy định tại Thông
tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BYT-BCT ngày 08 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ
Y tế - Bộ trưởng Bộ Công Thương về Hướng dẫn việc ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe
trên bao bì thuốc lá.
III. LẤY MẪU
VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
1. Lấy mẫu
Theo TCVN 6684:2008
(ISO 8243:2006) Thuốc lá điếu - Lấy mẫu.
2. Phương
pháp thử
2.1. Xác định hàm lượng
Nicotin theo TCVN 6679:2008 (ISO 10315:2000) Thuốc lá - Xác định nicotin trong
phần ngưng tụ của khói thuốc - Phương pháp sắc ký khí.
2.2. Xác định hàm lượng
Tar theo TCVN 6680:2008 (ISO 4387:2000) Thuốc lá điếu - Xác định tổng hàm lượng
chất hạt và chất hạt khô không chứa nicotin bằng máy hút thuốc phân tích thông
thường.
(Các phương
pháp thử này không bắt buộc áp dụng, có thể sử dụng các phương pháp thử khác
tương đương).
IV. QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ
1. Công bố hợp
quy
1.1. Thuốc lá điếu nhập
khẩu, sản xuất, kinh doanh trong nước phải được công bố hợp quy theo quy định tại
Quy chuẩn này.
1.2. Cục An toàn thực
phẩm có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá
nhân, cấp và cấp lại Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy theo đúng thời hạn quy
định.
1.3. Phương thức,
trình tự, thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo Quy định về công bố hợp
chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật được ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12
tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các quy định khác
có liên quan.
2. Kiểm tra,
thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về thuốc lá điếu
Cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật
đối với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh thuốc lá điếu vi
phạm các quy định về kỹ thuật và quản lý quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
V. TRÁCH NHIỆM
CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1. Tổ chức, cá nhân
nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh thuốc lá điếu phải công bố hợp quy theo các yêu
cầu của Quy chuẩn này tại Cục An toàn thực phẩm.
2. Tổ chức, cá nhân
chỉ được nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh thuốc lá điếu sau khi đã được Cục An
toàn thực phẩm cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và đáp ứng các quy định
pháp luật hiện hành khác có liên quan.
VI. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Giao Cục An toàn
thực phẩm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn
triển khai và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này.
2. Căn cứ vào yêu cầu
quản lý, Cục An toàn thực phẩm có trách nhiệm kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ
sung Quy chuẩn này.
3. Trong trường hợp
các tiêu chuẩn và quy định pháp luật được viện dẫn trong Quy chuẩn này được sửa
đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.
1 Thông tư số
29/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung
và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, có
căn cứ ban hành như sau:
"Căn cứ Luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm
2020;
Căn cứ Luật
dược ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật
phòng, chống tác hại của thuốc lá ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định
số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật dược;
Căn cứ Nghị định
số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật quản lý ngoại thương;
Căn cứ Nghị định
số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định về điều trị
nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
Căn cứ Nghị định
số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định
số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định
số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị
của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư sửa
đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế
ban hành, liên tịch ban hành."
2 Điều 3, Điều
4, Điều 5 của Thông tư số 29/2020/TT-BYT , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15
tháng 02 năm 2021 quy định như sau:
"Điều 3.
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư
này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.
2. Riêng các
quy định tại các khoản 5, 6, 7, 8 và 11 Điều 1 Thông tư này có hiệu lực từ ngày
01 tháng 01 năm 2021.
3. Các quy định
liên quan đến nộp hồ sơ, tài liệu và tra cứu trực tuyến được áp dụng trong giai
đoạn dịch Covid - 19 cho đến thời điểm Bộ Y tế xem xét, điều chỉnh phù hợp với
yêu cầu thực tiễn.
Điều 4. Quy định
chuyển tiếp
1. Các hồ sơ
đã nộp cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ trước ngày Thông tư này có hiệu lực nhưng
đang trong quá trình giải quyết được áp dụng theo quy định có liên quan tại
Thông tư này hoặc các quy định trước ngày Thông tư này có hiệu lực theo hướng
thuận tiện cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
2. Các quy định
về công bố thông tin, cập nhật, khai báo và báo cáo theo hình thức trực tuyến tại
Thông tư này được áp dụng theo triển khai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 5. Trách
nhiệm thi hành
Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Văn phòng
Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng
cục thuộc Bộ Y tế và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Thông tư này./."
3 Đoạn này được sửa đổi, bổ sung theo
quy định tại Khoản 11 Điều 1 Thông tư số 29/2020/TT-BYT , có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.