Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 3414/QĐ-UBND 2021 Phương án điều trị COVID 19 tỉnh Thanh Hóa

Số hiệu: 3414/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Đỗ Minh Tuấn
Ngày ban hành: 01/09/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3414/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 01 tháng 9 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRỊ COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007;

Căn cứ Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố dịch COVID-19;

Căn cứ các Quyết định của Bộ Y tế số: 219/QĐ-BYT ngày 29/01/2020 về việc bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007; số 5894/QĐ-BYT ngày 19/12/2019 về việc ban hành “Hướng dẫn thiết lập và vận hành đội đáp ứng nhanh”; số 941/QĐ-BYT ngày 17/3/2020 về việc ban hành danh mục trang thiết bị, vật tư tiêu hao và thuốc thiết yếu của 01 khu vực điều trị cách ly người bệnh COVID-19; số 2626/QĐ-BYT ngày 28/5/2021 về việc ban hành Danh mục nhu cầu trang thiết bị, vật tư tiêu hao và thuốc thiết yếu của các khu vực điều trị người bệnh COVID-19; số 3646/QĐ-BYT ngày 31/07/2021 về Ban hành Tiêu chí phân loại nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2; số 4111/QĐ-BYT ngày 26/8/2021 về việc ban hành tài liệu Hướng dẫn thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 3735/TTr-SYT ngày 31/8/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Phương án điều trị COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (có Phương án chi tiết kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Y tế (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hoá) tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành, cơ sở; UBND cấp huyện, thị xã, thành phố, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân liên quan trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện khẩn trương, kịp thời, có hiệu quả Phương án này.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1262/QĐ-UBND ngày 09/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt phương án triển khai điều trị cho bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- BCĐ PC dịch quốc gia (báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (báo cáo);
- Bộ Y tế (báo cáo);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ và các tổ chức CT-XH tỉnh;
- Thành viên BCĐ và Tổ giúp việc BCĐ;
- Thành ủy, Thị ủy, Huyện ủy;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VP, VXsln.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đỗ Minh Tuấn

 

PHƯƠNG ÁN

ĐIỀU TRỊ COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Kèm theo Quyết định số 3414/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, lây lan nhanh, mạnh, trên diện rộng tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, cũng như những diễn biến mới của dịch bệnh trên địa bàn tỉnh ta trong những ngày qua. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Công văn số 359-CV/TU ngày 26/8/2021 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Phương án “Điều trị COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”,với các nội dung sau:

Phần I

THỰC TRẠNG CƠ SỞ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

I. NHÂN LỰC Y TẾ

1. Nhân lực y tế của các đơn vị trực thuộc Sở Y tế

- Số nhân lực y tế tại các cơ sở y tế hiện do Sở Y tế quản lý là 13.493 người chiếm 79,8% tổng nhân lực y tế toàn tỉnh, được phân bổ cho 3 tuyến; Trình độ chuyên môn: Bác sỹ 2.888 người, chiếm 29,6%; Điều dưỡng, hộ sinh, y sỹ 7.833 người, chiếm 58,1%; Kỹ thuật viên y 655 người, chiếm 4,9%; Dược sỹ 180 người, chiếm 1,3%; Y tế công cộng 91 người, chiếm 0,7%.

Số Bác sĩ: 2.888 người (trong đó bác sĩ Hồi sức cấp cứu: 143 người; Truyền nhiễm: 56; nội khoa tổng hợp: 559; chuyên ngành khác: 3.742), các cán bộ có thể huy động tham gia phòng, chống dịch COVID-19 là: 934 người.

2. Nhân lực y tế thuộc các Bộ, ngành Trung ương quản lý và y tế tư nhân

Số nhân lực y tế thuộc các bộ, ngành Trung ương quản lý là: 474 người chiếm 2,8% tổng số nhân lực y tế toàn tỉnh, trong đó: 91 bác sĩ; điều dưỡng, nữ hộ sinh 240 người; kỹ thuật viên y 47 người; dược 26 người; cán bộ khác 70 người.

Hệ thống cơ sở y tế ngoài công lập có 17 bệnh viện: với 2.943 người chiếm 17,4% tổng số nhân lực y tế toàn tỉnh, trong đó 759 bác sĩ; điều dưỡng, nữ hộ sinh 1.385 người; kỹ thuật viên y 267 người; Dược 165 người, cán bộ khác 367 người.

Ngoài ra còn có các cán bộ y tế là giảng viên Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa và giảng viên của các Trường cao đẳng Y, Dược trên địa bàn tỉnh.

II. CƠ SỞ VẬT CHẤT

Tổng số giường bệnh hiện có theo kế hoạch tại các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn tỉnh là 15.370 giường (không bao gồm trạm y tế xã). Trong đó:

- Số giường bệnh thuộc Sở Y tế quản lý là 11.580 giường (tuyến tỉnh 5.540 giường; tuyến huyện 6.040 giường);

- Số giường bệnh thuộc bộ, ngành Trung ương quản lý là 780 giường;

- Hệ thống cơ sở y tế ngoài công lập: 3.010 giường bệnh tại 17 bệnh viện.

III. THUỐC, TRANG THIẾT BỊ Y TẾ, VẬT TƯ Y TẾ

1. Thuốc

Hầu hết các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (viết tắt là bệnh viện) đều đã chủ động mua sắm, đấu thầu tập trung thuốc tại đơn vị mình để phục vụ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thường quy. Mặt khác theo quy định của Bộ Y tế, các bệnh viện cũng đã chủ động xây dựng danh mục thuốc thiết yếu phục vụ công tác chăm sóc, điều trị cho người bệnh COVID-19, sẵn sàng triển khai mua sắm theo các quy định hiện hành để đáp ứng chăm sóc, điều trị bệnh nhân theo cấp độ dịch.

2. Trang thiết bị

- Trang thiết bị tại các bệnh viện đều được trang bị theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu chăm sóc, điều trị cho người bệnh. Trong trường hợp cần thiết có thể đáp ứng để chăm sóc, điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 có triệu chứng ở mức độ nhẹ và trung bình.

Tuy nhiên, theo quy định tại Công văn số 5741/BYT-KCB ngày 19/7/2021 của Bộ Y tế về việc củng cố hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh để bảo đảm công tác cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 thì cơ bản các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể đáp ứng được yêu cầu chăm sóc cho người bệnh nặng và nguy kịch do thiếu hệ thống oxy trung tâm, oxy khí nén, thở máy xâm nhập,… hoặc một số trang thiết bị cần thiết để điều trị cho người bệnh như hệ thống lọc máu, máy khí máu, đông máu,…

- Các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh hiện có 457 máy thở (máy thở chức năng cao, máy thở xâm nhập, bao gồm cả loại máy thở có 2 chức năng xâm nhập và không xâm nhập). Hệ thống trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO): Hiện có 02 hệ thống tại Bệnh viện Nhi và Bệnh viện đa khoa tỉnh; Máy chạy thận nhân tạo 195 máy; Máy lọc máu liên tục: 04 máy; Bơm tiêm điện: 685 cái; Máy truyền dịch: 223 cái; số giường Hồi sức cấp cứu 278 giường…

- Đối với hệ thống khí Oxy y tế tại các đơn vị: Hiện có 11 Bệnh viện sử dụng Oxy lỏng (BVĐK tỉnh, Nhi, Phụ sản, Ung bướu, BVĐK Nghi Sơn, BVĐK khu vực Ngọc Lặc, BVĐK huyện Hà Trung, Hoằng Hóa, Triệu Sơn, Yên Định, Hậu Lộc), các bệnh viện còn lại sử dụng Oxy bình.

- Đối với xe ô tô cứu thương hiện có 115 xe (bao gồm các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập và Trung tâm cấp cứu 115).

3. Sinh phẩm xét nghiệm, vật tư y tế, trang thiết bị phòng hộ

Các đơn vị y tế đã chủ động mua sắm sinh phẩm, vật tư y tế, trang thiết bị phòng hộ,… đảm bảo công tác phòng, chống dịch tại bệnh viện; đồng thời, triển khai kỹ thuật xét nghiệm test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 phục vụ công tác khám chữa bệnh và yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19 của đơn vị. Việc cung ứng sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 phục vụ công tác phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh do Trung tâm Kiếm soát bệnh tật tỉnh chịu trách nhiệm, tính đến thời điểm hiện tại chưa để xảy ra tình trạng thiếu nguồn cung.

Tuy nhiên, nếu số lượng bệnh nhân tăng cao, ngoài việc phải triển khai lấy mẫu xét nghiệm cho bệnh nhân, nhân viên y tế tại các bệnh viện; nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh khác, còn phải lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 với số lượng rất lớn tại cộng đồng.

IV. CÔNG SUẤT XÉT NGHIỆM SARS-COV-2

- Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên (viết tắt là xét nghiệm test nhanh): Hầu hết các cơ sở y tế đã thực hiện được kỹ thuật xét nghiệm test nhanh phục vụ cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và đáp ứng nhu cầu xét nghiệm của người dân, doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ công tác xét nghiệm theo yêu cầu phòng chống dịch trong cộng đồng và tại các Chốt kiểm soát dịch bệnh liên tỉnh.

- Xét nghiệm RT-PCR: Toàn tỉnh có 05 đơn vị (7 hệ thống xét nghiệm) thực hiện được kỹ thuật xét nghiệm RT-PCR với công suất tối đa đạt khoảng 3.000 mẫu đơn/ngày và nếu gộp 5 khoảng 15.000 mẫu gộp/ngày; gộp 10 khoảng 30.000 mẫu/ngày.

- Hiện nay tỉnh ta đã được bổ sung thêm 10 Hệ thống xét nghiệm Realtime-PCR do Tập đoàn Sun Group tài trợ, sau khi lắp đặt hoàn thành đạt khoảng 4.000 mẫu đơn/ngày và nếu gộp 5 khoảng 20.000 mẫu gộp/ngày; gộp 10 khoảng 40.000 mẫu/ngày.

Ngoài ra một số đơn vị y tế tư nhân đã chủ động bố trí kinh phí mua sắm hoặc liên doanh với các cơ sở y tế ngoài tỉnh bố trí thêm hệ thống xét nghiệm Realtime-PCR để triển khai xét nghiệm theo nhu cầu của người bệnh, như Bệnh viện đa khoa Hợp Lực, Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC Thanh Hóa,…

Dự kiến sau khi mua sắm bổ sung và lắp đặt 10 Hệ thống xét nghiệm RT- PCR do Tập đoàn Sun Group tài trợ, số lượng mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 hàng ngày có thể đạt gần 8.000 mẫu đơn/ngày tương đương 40.000 mẫu gộp 5/ngày hoặc 80.000 mẫu gộp 10/ngày.

Phần II

KẾ HOẠCH ĐÁP ỨNG VỚI CÁC CẤP ĐỘ DỊCH

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nâng cao năng lực ứng phó, chuẩn bị sẵn sàng, đáp ứng phù hợp, hiệu quả dịch bệnh lây lan trong cộng đồng với các tình huống 1.000, 3.000, 5.000, 10.000 người mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh cần chăm sóc y tế.

Ngăn chặn và phát hiện sớm, cách ly triệt để trường hợp nhiễm SARS- CoV-2, khoanh vùng và xử lý kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất số ca mắc và tử vong. Hạn chế, giảm thiểu tác động của dịch bệnh đến phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Quán triệt, chấp hành tuyệt đối và triển khai khẩn trương, kịp thời các quyết định, mệnh lệnh, chỉ thị, kế hoạch của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia; của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo tỉnh; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành; triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp bảo đảm sức khỏe người dân, hạn chế đến mức thấp nhất số tử vong do COVID-19.

- Thực hiện quyết liệt với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, chuyển từ phòng ngự sang tấn công, lấy phòng dịch là cơ bản, thường xuyên, là chiến lược lâu dài, có ý nghĩa then chốt; chống dịch là quan trọng, chủ động và quyết liệt, thần tốc.

- Kiên định, thực hiện tốt các phương châm “Ngăn chặn hạn chế tối đa các nguồn lây nhiễm, nhất là từ tỉnh ngoài, nước ngoài vào tỉnh; phát hiện sớm, cách ly các trường hợp nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh; điều tra dịch tễ, phân loại, sàng lọc, cách ly chặt chẽ; khoanh vùng, dập dịch; điều trị tích cực, kịp thời và hiệu quả”; triển khai thực hiện nghiêm quy định 5K, tiêm vắc xin phòng bệnh và ứng dụng công nghệ thông tin.

- Huy động tối đa các nguồn lực; chủ động, tích cực chuẩn bị mọi mặt, thực hiện hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”; sẵn sàng hỗ trợ, chi viện cho các địa phương trong tỉnh khi có yêu cầu.

- Thực hiện tốt mục tiêu kép, chủ động, tích cực phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn cho các sự kiện lớn của Đảng, Nhà nước, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Tất cả các địa phương, đơn vị đều phải xây dựng và ban hành kế hoạch đáp ứng với từng cấp độ dịch theo mô hình “Tháp ba tầng”.

II. CÔNG TÁC ĐIỀU TRỊ

1. Công tác lấy mẫu và xét nghiệm SARS-CoV-2

Thực hiện xét nghiệm thần tốc, mở rộng diện lấy mẫu khi xuất hiện ca mắc tại cộng đồng để phát hiện sớm, khoanh vùng, cách ly kịp thời, hạn chế sự lan rộng của dịch bệnh.

1.1. Triển khai lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2

- Khi xuất hiện ca bệnh tại cộng đồng cần triển khai ngay, trong thời gian nhanh nhất, thần tốc lấy mẫu, xét nghiệm, tầm soát trên diện rộng (bằng test nhanh kháng nguyên), trước hết tại các khu vực phong tỏa, có nguy cơ cao và rất cao, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời phát hiện và đưa các trường hợp nhiễm COVID-19 (F0) ra khỏi cộng đồng nhanh nhất.

- Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp Realtime- PCR để xác định người mắc COVID-19 phải đảm bảo nguyên tắc đúng người, đúng đối tượng, chính xác, hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí.

- Khẩn trương xây dựng phương án hướng dẫn người dân, doanh nghiệp tự lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên vi rút SARS-CoV-2.

- Khi dịch lây lan ra cộng đồng có dấu hiệu gia tăng nhanh và khó kiểm soát, khẩn trương xây dựng phương án và hướng dẫn người dân tự lấy mẫu, tự xét nghiệm bằng test nhanh và thông báo kết quả xét nghiệm cho chính quyền, ngành y tế nếu có nghi ngờ.

- Chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 để điều tra, đánh giá ổ dịch, thực hiện theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền được ngân sách nhà nước đảm bảo, đối với các đối tượng người Việt Nam ở trong nước phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung trở lên theo yêu cầu của phòng chống dịch (Theo quy định tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/02/2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19).

1.2. Công tác tổ chức lấy mẫu và xét nghiệm SARS-CoV-2

a) Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế mới được bổ sung hệ thống xét nghiệm Realtime-PCR khẩn trương hoàn tất các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực, sớm đưa vào vận hành, đồng thời đề nghị Bộ Y tế sớm cho phép thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19.

Khẩn trương xây dựng phần mềm quản lý mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 trên địa bàn tỉnh. Căn cứ tình hình thực tế, từng bước bổ sung các phòng xét nghiệm áp lực âm đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn sinh học trong xét nghiệm SARS-CoV-2.

b) Thành lập Tổ điều phối xét nghiệm SARS-CoV-2 do một đồng chí lãnh đạo Sở Y tế làm Tổ trưởng (sau đây gọi là Tổ điều phối xét nghiệm) để chỉ đạo các công việc sau:

- Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm bảo đảm khoa học, hiệu quả và thần tốc;

- Quản lý mẫu và vận chuyển mẫu đến cơ sở xét nghiệm nhanh nhất;

- Chủ động phân bổ và điều phối mẫu xét nghiệm theo hướng mỗi phòng xét nghiệm phụ trách một số địa phương, đơn vị; khi phòng xét nghiệm chính nhận mẫu vượt công suất, số mẫu vượt sẽ được điều phối về phòng xét nghiệm khác tùy tình hình thực tế, để đảm bảo không ứ đọng và trả kết quả đúng thời hạn (thời gian trả kết quả các xét nghiệm RT-PCR tính từ khi nhận mẫu: mẫu đơn trước 6 giờ, đối với mẫu gộp từ 08 đến 12 giờ);

- Chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh thống kê số liệu các ca dương tính trên địa bàn tỉnh, thông tin chính thức kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 (Theo khung giờ của Bộ Y tế quy định và do giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh chịu trách nhiệm);

- Huy động và điều phối nhân lực tham gia lấy mẫu xét nghiệm (bao gồm nhân lực các cơ sở y tế nhà nước, y tế tư nhân, Phân hiệu trường đại học y Hà Nội tại Thanh Hóa, các trường cao đẳng y, dược trên địa bàn...);

- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng tham gia lấy mẫu xét nghiệm (hoàn thành trước ngày 07/9/2021).

c) Yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng phương án bố trí nhân lực lấy mẫu xét nghiệm và huy động nhân lực hỗ trợ hoạt động lấy mẫu xét nghiệm như: ghi chép, nhập liệu, truyền thông, phân luồng… theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

1.3. Đối tượng, tần suất thực hiện

Áp dụng theo hướng dẫn tại Công điện số 1168/CĐ-BYT ngày 07/8/2021 của Bộ Y tế về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; Quyết định số 3638/QĐ-BYT ngày 30/7/2021 của Bộ Y tế về Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19.

a) Đối với F0: Lấy mẫu đơn xét nghiệm cho toàn bộ số ca F0, tần suất trung bình thực hiện khoảng 10 lần/01 bệnh nhân.

b) Đối với F1: Lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ số ca F1, tần suất thực hiện khoảng 3 lần/1 người. Lấy mẫu đơn cho những người trong gia đình, người tiếp xúc trực tiếp có nguy cơ cao, còn lại sử dụng mẫu gộp.

c) Đối với F2:

- Lập danh sách F2 và tùy vào tình hình đánh giá nguy cơ, dịch tễ để tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm F2 mở rộng bằng test nhanh kháng nguyên.

- Tổ chức cách ly F2 tại nhà trong khi chờ kết quả xét nghiệm Real time - PCR của F1:

+ Nếu kết quả xét nghiệm Real time-PCR lần 1 của F1 dương tính với SARS-CoV-2 thì chuyển cấp cách ly F2 lên thành F1.

+ Nếu kết quả xét nghiệm Real time.

- PCR lần 1 của F1 âm tính với SARS-CoV-2 và của F2 (nếu có) âm tính với test nhanh kháng nguyên, trên cơ sở đánh giá nguy cơ, dịch tễ để xác định F2 được kết thúc việc cách ly tại nhà và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày, nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế và Tổ COVID cộng đồng.

d) Đối với các mẫu cộng đồng

- Với khu vực nguy cơ rất cao (khu vực phong tỏa): Lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân 3 - 5 ngày/lần. Phương pháp thực hiện xét nghiệm RT- PCR mẫu gộp hoặc test nhanh kháng nguyên và có thể thí điểm gộp mẫu 3, gộp mẫu 5 đối với xét nghiệm kháng nguyên nhanh.

- Khu vực nguy cơ cao: Lấy mẫu gộp toàn bộ người dân 7 ngày/lần (có thể tăng tần suất nếu cần) tại nhà ở/hộ gia đình.

- Các khu vực khác:

+ Thực hiện giám sát và xét nghiệm tầm soát, lấy mẫu đại diện thành viên của nhà ở/hộ gia đình, khu nhà ở, khu trọ,... hoặc người được phép đi ra ngoài nhà (đi lấy thực phẩm, làm nhiệm vụ, làm việc theo yêu cầu, khám bệnh chữa bệnh…).

+ Thực hiện xét nghiệm tầm soát 100% với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp... tại cộng đồng.

- Tổ chức hướng dẫn người dân, người lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu, cụm công nghiệp tự lấy mẫu xét nghiệm. Đối với các địa phương không thực hiện giãn cách tiếp tục đẩy mạnh việc xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

e) Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Thực hiện xét nghiệm tầm soát 100% với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp... đến bệnh viện khám, chữa bệnh và theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

1.4. Số lượng mẫu dự kiến theo cấp độ dịch: Dự kiến 01F0 có 10F1, 01F1 có 15F2.

1.4.1. Cấp độ 1. Số lượt người dự kiến được lấy mẫu: 790.000 lượt, trong đó:

- F0: 1.000 người x 10 lượt: = 10.000 lượt.

- F1: 10.000 người x 3 lượt: = 30.000 lượt.

- F2: 150.000 người x 1 lượt: = 150.000 lượt.

- Xét nghiệm diện rộng tại cộng đồng: = 600.000 lượt.

1.4.2. Cấp độ 2. Số lượt người dự kiến được lấy mẫu: 1.470.000 lượt, trong đó:

- F0: 3.000 người x 10 lượt: = 30.000 lượt.

- F1: 30.000 người x 3 lượt: = 90.000 lượt.

- F2: 450.000 người x 1 lượt: = 450.000 lượt.

- Xét nghiệm diện rộng tại cộng đồng: = 900.000 lượt.

1.4.3. Cấp độ 3. Số lượt người dự kiến được lấy mẫu: 2.150.000 lượt, trong đó:

- F0: 5.000 người x 10 lượt: = 50.000 lượt.

- F1: 50.000 người x 3 lượt: = 150.000 lượt.

- F2: 750.000 người x 1 lượt: = 750.000 lượt.

- Xét nghiệm diện rộng tại cộng đồng: = 1.200.000 lượt.

1.4.4. Cấp độ 4. Số lượt người dự kiến được lấy mẫu: 3.900.000 lượt, trong đó:

- F0: 10.000 người x 10 lượt: = 100.000 lượt.

- F1: 100.000 người x 3 lượt: = 300.000 lượt.

- F2: 1.500.000 người x 1 lượt: = 1.500.000 lượt.

- Xét nghiệm diện rộng tại cộng đồng: = 2.000.000 lượt.

2. Công tác điều trị

2.1. Phân loại cấp độ dịch

Phân loại theo các cấp độ để triển khai các biện pháp phù hợp đáp ứng với tình hình dịch, cụ thể:

- Cấp độ 1: Dưới 1.000 ca mắc.

- Cấp độ 2: Có từ 1.000 - 3.000 ca mắc.

- Cấp độ 3: Có từ 3.000 - 5.000 ca mắc.

- Cấp độ 4: Có từ 5.000 - 10.000 ca mắc.

2.2. Nguyên tắc chăm sóc, điều trị

Tất cả các bệnh nhân được phát hiện mắc COVID-19 đều được điều trị tại các bệnh viện hoặc khu cách ly để theo dõi sức khỏe, chăm sóc y tế theo Mô hình “Tháp ba tầng”, như sau:

2.3. Cơ sở điều trị

a) Hệ thống Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 cho các Bệnh nhân thuộc tầng 2 và tầng 3, bao gồm:

+ Bệnh viện số 1: Bệnh viện Phổi Thanh Hóa (350 giường).

+ Bệnh viện số 2: Bệnh viện Ung bướu (300 giường, dự kiến mở rộng tối đa 500 giường).

+ Bệnh viện số 3: Đề nghị Bộ Y tế chuyển Bệnh viện phục Hồi chức năng Trung ương thành Bệnh viện điều trị COVID số 03 (350 giường).

b) Bệnh viện đa khoa tỉnh chuẩn bị 50 giường điều trị những trường hợp nặng, nguy kịch, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh.

c) Khi Bệnh viện điều trị COVID-19 số 01, 02, 03 có dấu hiệu quá tải, giao Sở Y tế tham mưu bố trí thêm các bệnh viện chuyên điều trị bệnh nhân COVID-19, gồm: Bệnh viện Nội tiết (240 giường); Bệnh viện đa khoa huyện Yên Định (280 giường); Bệnh viện đa khoa quốc tế Hợp Lực (300 giường); hoặc đề xuất xây dựng Bệnh viện dã chiến.

d) Tại 27 Bệnh viện huyện, thị xã, thành phố (bao gồm cả 02 Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc và Bệnh viện đa khoa khu vực Nghi Sơn) có nhiệm vụ tiếp nhận và thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 thuộc Tầng 1 (sau đây gọi là bệnh viện đa khoa tuyến huyện).

e) Trong trường hợp tại địa bàn huyện, thị xã, thành phố hoặc các huyện gần nhau có số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 tăng nhanh, số lượng lớn, thì trưng dụng 01 Bệnh viện tại khu vực đó làm bệnh viện thu dung, điều trị cho bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng. Đồng thời, di chuyển toàn bộ bệnh nhân đang điều trị bệnh thông thường đến khám, điều trị, tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện khác hoặc trạm y tế tuyến xã phù hợp với mức độ, tình trạng bệnh và nơi cư trú của người bệnh.

Riêng đối với khu vực có mật độ dân số đông như: Thành phố Thanh Hóa và thị xã Nghi Sơn khi diễn biến dịch bệnh tăng nhanh, có thể trưng dụng các Bệnh viện ngoài công lập, khách sạn, ký túc xá các trường đại học, cao đẳng,... làm cơ sở điều trị bệnh nhân tại tầng 1.

2.4. Nhiệm vụ của các Tầng điều trị

Theo Quyết định số 4111/QĐ-BYT ngày 26/8/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng.

2.5. Phân bố cơ sở điều trị theo từng cấp độ

- Căn cứ theo Phân loại mức độ lâm sàng người bệnh dựa trên phân tích của Bộ Y tế: Người bệnh không triệu chứng và nhẹ khoảng 80%; người mức độ vừa khoảng 10% và người bệnh nặng và nguy kịch khoảng 10%.

- Căn cứ quy mô giường bệnh tại 27 bệnh viện đa khoa tuyến huyện có 7.040 giường (có Phụ lục 01 chi tiết kèm theo).

Phân bổ cơ sở điều trị theo từng cấp độ như sau:

2.5.1. Cấp độ 1: Dưới 1.000 người mắc COVID-19

Tầng

Số lượng giường bệnh

Cơ sở điều trị

3

100

1. Bệnh viện điều trị COVID-19 số 01: Tại Bệnh viện Phổi (350 giường)

2. Bệnh viện đa khoa tỉnh (50 giường)

2

100

1

800

27 Bệnh viện đa khoa tuyến huyện mỗi bệnh viện bố trí khoảng 40 giường bệnh/Bệnh viện (khi số bệnh nhân tại Bệnh viện điều trị COVID-19 số 01 đạt công suất 300 giường, thì các bệnh viện đa khoa tuyến huyện bắt đầu tiếp nhận các bệnh nhân mắc COVID-19).

2.5.2. Cấp độ 2: Từ 1.000 đến dưới 3.000 người mắc COVID-19

Tầng

Số lượng giường bệnh

Cơ sở điều trị

3

300

1. Bệnh viện điều trị COVID-19 số 01: Tại Bệnh viện Phổi (350 giường)

2. Bệnh viện điều trị COVID-19 số 02: Tại Bệnh viện Ung bướu (300 giường)

3. Bệnh viện đa khoa tỉnh (50 giường)

2

300

1

2.400

27 Bệnh viện đa khoa tuyến huyện mỗi bệnh viện bố trí 40% giường bệnh.

2.5.3. Cấp độ 3: Từ 3.000 đến dưới 5.000 người mắc COVID-19

Tầng

Số lượng giường bệnh

Cơ sở điều trị

3

500

1. Bệnh viện điều trị COVID-19 số 01: Tại Bệnh viện Phổi (350 giường)

2. Bệnh viện điều trị COVID-19 số 02: Tại Bệnh viện Ung bướu (300 giường)

3. Bệnh viện điều trị COVID-19 số 03: Tại Bệnh viện Phụ hồi chức năng Trung ương (350 giường)

4. Bệnh viện đa khoa tỉnh (50 giường)

2

500

1

4.000

Tăng quy mô điều trị tại 27 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, mỗi bệnh viện bố trí 60% giường bệnh.

2.5.4. Cấp độ 4: Từ 5.000 đến dưới 10.000 người mắc COVID-19

Tầng

Số lượng giường bệnh

Cơ sở điều trị

3

1.000

1. Bệnh viện điều trị COVID-19 số 01: Tại Bệnh viện Phổi (350 giường)

2. Bệnh viện điều trị COVID-19 số 02: Tại Bệnh viện Ung bướu (Tăng quy mô lên 500 giường)

3. Bệnh viện điều trị COVID-19 số 03: Tại BV Phục hồi chức năng Trung ương (350 giường)

4. Bệnh viện điều trị COVID-19 số 04: Tại Bệnh viện Nội Tiết (240 giường)

5. Bệnh viện điều trị COVID-19 số 05: Tại Bệnh viện đa khoa huyện Yên Định (280 giường)

6. Bệnh viện điều trị COVID-19 số 06: Trưng dụng tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hợp Lực (300 giường)

7. Bệnh viện đa khoa tỉnh (50 giường)

2

1.000

1

8.000

- 25 Bệnh viện tuyến huyện (Trừ BVĐK khu vực Nghi Sơn và Yên Định) duy trì 60% giường bệnh tại các Bệnh viện (3.840 giường).

- Triển khai điều trị bệnh nhân tại BV PHCN tỉnh (120 giường).

- Đề nghị chuyển chức năng các khu cách ly tập trung thành nơi điều trị:

+ Khu cách ly tập trung tại Trung tâm GDQP Trường Đại học Hồng Đức (500 giường).

+ Trường Cao đẳng Nông Lâm tại huyện Triệu Sơn (500 giường).

+ Khu cách ly tập trung Trung đoàn 762, phường Đông Lĩnh, thành phố Thanh Hóa (200 giường).

+ Đề nghị Bộ Quốc Phòng hỗ trợ Thanh Hóa trưng dụng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1, Thị xã Bỉm Sơn (500 giường).

+ Khu cách ly tập trung Trung đoàn 270 (Sư đoàn 341, QK 4) đóng trên địa bàn phường Nguyên Bình, thị xã Nghi Sơn (200 giường).

+ Căn cứ vào tình hình dịch tại các huyện, thị xã, thành phố bố trí 01 khu cách ly điều trị ít nhất 100 giường tại Công sở cũ, Ký túc xá Trường học...Trưng dụng khách sạn, Nhà nghỉ...

2.6. Nguyên tắc sắp xếp bố trí nhân lực y tế trong chăm sóc, điều trị theo Tầng.

- Các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện phải xây dựng kế hoạch sẵn sàng bố trí nguồn nhân lực chăm sóc, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 của đơn vị mình gửi Sở Y tế để tổng hợp và huy động khi có yêu cầu; đồng thời bố trí nhân sự tham gia chăm sóc, điều trị bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện.

- Tại các bệnh viện thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19: Sử dụng toàn bộ lãnh đạo và hệ thống các khoa, phòng tham gia lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người mắc COVID-19.

- Giao Sở Y tế:

+ Tham mưu cho UBND tỉnh Quyết định trưng dụng cán bộ, phân công lãnh đạo điều hành tại các khu cách ly điều trị (trưởng các bộ phận) và nhân lực y tế được huy động tham gia từ các bệnh viện trong tỉnh.

+ Tham mưu vận động cán bộ y tế đã nghỉ hưu trên địa bàn tỉnh tham gia công tác điều trị tại các Bệnh viện công lập (không điều trị bệnh nhân COVID- 19), để có điều kiện chuyển cán bộ tại các Bệnh viện không điều trị COVID-19 tăng cường hỗ trợ đối với các Bệnh viện điều trị COVID-19 có nhu cầu.

+ Tùy theo số lượng bệnh nhân, tham mưu bố trí nhân sự tham gia vào các Tầng chăm sóc, điều trị.

(có phụ lục 02, 03 chi tiết kèm theo).

2.7. Đáp ứng oxy y tế theo từng cấp độ:

- Cấp độ 1. Dưới 1.000 ca mắc: Trung bình 01 ngày khoảng 9 tấn oxy lỏng tương đương 7.357.320 m3.

- Cấp độ 2. Có từ 1.000 - 3.000 ca mắc: Trung bình 01 ngày khoảng 28 tấn oxy lỏng tương đương 22.071.960 m3.

- Cấp độ 3. Có từ 3.000 - 5.000 ca mắc: Trung bình 01 ngày khoảng 47 tấn oxy lỏng tương đương 36.786.600 m3.

- Cấp độ 4. Có từ 5.000 - 10.000 ca mắc: Trung bình 01 ngày khoảng 95 tấn oxy lỏng tương đương 73.443.600 m3.

(Có Phụ lục 04 chi tiết kèm theo).

3. Công tác hậu cần

3.1. Huy động, mua sắm trang thiết bị y tế, thuốc, vật tư y tế, hóa chất xét nghiệm phòng, chống dịch

- Huy động trang thiết bị y tế hiện có tại các cơ sở khám, chữa bệnh để sử dụng cho các bệnh viện chăm sóc, điều trị người bệnh mắc COVID-19.

- Rà soát trang thiết bị còn thiếu; thống nhất, lựa chọn các trang thiết bị cần thiết, dự báo khó cung ứng hoặc bắt buộc phải chuẩn bị sẵn; khẩn trương xây dựng kế hoạch mua sắm, bổ sung kịp thời theo các cấp độ dịch theo các quy định hiện hành.

+ Cấp độ 1: Triển khai Bệnh viện Phổi thành Bệnh viện điều trị COVID-19 số 01 với quy mô 350 giường (trong đó có 250 giường điều trị bệnh nhân vừa, nặng và bệnh nhân cấp cứu; 100 giường hồi sức tích cực); bổ sung Hệ thống oxy lỏng cho Bệnh viện Nội tiết; bổ sung trang thiết bị cho Bệnh viện đa khoa tỉnh; rà soát bổ sung trang thiết bị cho các Bệnh viện đa khoa tuyến huyện.

+ Cấp độ 2: Bổ sung trang thiết bị cho Bệnh viện Ung bướu thành Bệnh viện điều trị COVID-19 số 02 với quy mô 300 giường (trong đó có 200 điều trị bệnh nhân vừa, nặng và bệnh nhân cấp cứu; 100 giường hồi sức tích cực); Bệnh viện Phục hồi chức năng Trung ương thành Bệnh viện điều trị COVID-19 số 03 với quy mô 350 giường bệnh (trong đó có 200 điều trị bệnh nhân vừa, nặng và bệnh nhân cấp cứu; 150 giường hồi sức tích cực); tiếp tục rà soát bổ sung các trang thiết bị Bệnh viện đa khoa Yên Định; Bổ sung trang thiết bị cho các Bệnh viện đa khoa tuyến huyện như máy đo SpO2, HFNC...

+ Cấp độ 3: Tiếp tục rà soát, bổ sung trang thiết bị cho các bệnh viện đa khoa Quốc tế Hợp Lực (nếu thiếu) và các Bệnh viện khác khi có nhu cầu.

- Rà soát, huy động xe ô tô cứu thương của các Bệnh viện công lập, ngoài công lập, Trung tâm cấp cứu 115; trưng dụng xe tư nhân, hệ thống xe tắc xi, xe chở khách... để xây dựng kế hoạch vận chuyển bệnh nhân cấp cứu khi có yêu cầu. Tổ chức hệ thống tiếp nhận xử lý thông tin cấp cứu và điều phối phương tiện vận chuyển bệnh nhân, vận chuyển thuốc, vật tư, sinh phẩm...

- Triển khai mua sắm thuốc, vật tư y tế, trang phục bảo hộ để cung ứng cho các bệnh viện chăm sóc, điều trị người nhiễm COVID-19, đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế tham gia phòng, chống dịch.

- Giao Sở Y tế chịu trách nhiệm tham mưu thống nhất quản lý, phân bổ, điều phối trang thiết bị y tế, thuốc, vật tư y tế, hóa chất xét nghiệm phòng, chống dịch trong toàn tỉnh.

- Dự kiến kinh phí: Có phụ lục 05 chi tiết kèm theo.

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Nội dung

Cấp độ 1.000 ca mắc

Cấp độ 3.000 ca mắc

Cấp độ 5.000 ca mắc

Cấp độ 10.000 ca mắc

1

Trang thiết bị điều trị

208.839.690

621.291.870

1.044.198.450

2.097.717.990

2

Vật tư tiêu hao thiết yếu

139.372.715

418.212.011

696.863.575

2.613.456.478

3

Phương tiện phòng hộ

37.963.188

113.889.457

189.815.841

379.631.073

4

Thuốc thiết yếu

274.873

824.620

1.374.365

159.126.645

5

Sinh phẩm xét nghiệm

15.300.000

45.900.000

76.500.000

153.000.000

 

Tổng cộng

417.385.883

1.247.031.549

2.086.929.417

5.402.922.945

3.2. Phương án bảo đảm ăn, ở cho cán bộ y tế và tình nguyện viên tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19

- Bố trí một số khách sạn để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe cho các cán bộ, nhân viên y tế trong thời gian thực hiện nhiệm vụ điều trị bệnh nhân mắc COVID-19, đặc biệt đối với nhân viên y tế tham gia điều trị tại Tầng 2 và 3.

- Đảm bảo công tác dinh dưỡng cho cán bộ tham gia điều trị, bệnh nhân đang điều trị trong bệnh viện COVID-19.

- Chi trả chế độ cho cán bộ nhân viên y tế, người tình nguyện tham gia chống dịch theo Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 08/02/2021 của Chính Phủ và các Văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Y tế, Công văn số 6401/BYT-KHTC ngày 07/8/2021 của Bộ Y tế về hướng dẫn thực hiện chế độ chi cho cán bộ y tế, tình nguyện viên đi hỗ trợ các tỉnh chống dịch COVID-19.

III. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Nguồn kinh phí phòng, chống dịch được lấy từ nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ, ngân sách tỉnh, nguồn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

- Việc bố trí nguồn kinh phí phải theo nguyên tắc hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu diễn biến phức tạp của dịch bệnh và tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.

- Đối với kinh phí mua sắm trang thiết bị: Trước mắt tập trung đầu tư mua sắm một số trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân nặng và triển khai khu vực Hồi sức tích cực cho bệnh nhân.

Tùy theo nguồn lực của tỉnh, từng bước bố trí mua sắm bổ sung thêm các trang thiết bị, vật tư, hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm, quần áo bảo hộ để đảm bảo đáp ứng tối đa theo các cấp độ dịch.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể

Tiếp tục vận động, kêu gọi toàn dân, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân chung tay ủng hộ nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh trong thời gian tới.

2. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Chỉ đạo tuyên truyền, định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; kịp thời biểu dương gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến trong thực thi nhiệm vụ, chấp hành tốt các quy định phòng, chống dịch COVID-19.

3. Sở Y tế

3.1. Tham mưu thành lập Sở chỉ huy điều trị COVID-19 để triển khai các hoạt động đáp ứng yêu cầu của các cấp độ dịch.

3.2. Tham mưu thành lập Tổ quản lý, điều động nhân lực điều trị COVID-19 toàn tỉnh (bao gồm nhân lực lấy mẫu xét nghiệm, nhân lực điều trị tại các bệnh viện), do một đồng chí lãnh đạo Sở Y tế làm Tổ trưởng.

3.3. Tham mưu thành lập Hội đồng tư vấn chuyên môn điều trị COVID-19, để cập nhật phác đồ điều trị COVID-19 mới của Ban Chỉ đạo quốc gia và Bộ Y tế; theo dõi, hướng dẫn các đơn vị trong quá trình điều trị bệnh nhân COVID-19; tham gia hỗ trợ hội chẩn liên viện, quyết định chuyển tuyến khi cần thiết, cho ý kiến về phác đồ điều trị đối với các ca bệnh phức tạp. Phân công một đồng chí lãnh đạo Sở Y tế làm chủ tịch Hội đồng.

3.4. Tham mưu thành lập Tổ điều phối xét nghiệm SARS-CoV-2 do một đồng chí lãnh đạo Sở Y tế làm Tổ trưởng.

3.5. Tham mưu thành lập Tổ điều phối tiêm vắc xin do một đồng chí lãnh đạo Sở Y tế làm Tổ trưởng.

3.6. Tham mưu thành lập Tổ quản lý, phân bổ, điều phối trang thiết bị y tế, thuốc, vật tư y tế, hóa chất xét nghiệm phòng, chống dịch; điều phối Oxy, đảm bảo không thiếu Oxy trong quá trình điều trị bệnh nhân, do một đồng chí lãnh đạo Sở Y tế làm Tổ trưởng.

3.7.Tham mưu thành lập Tổ đảm bảo hậu cần để chỉ đạo, điều phối cung ứng lương thực, thực phẩm, huy động, vận động nguồn thực phẩm (rau, củ, quả, thịt, trứng…), hỗ trợ bếp ăn tại các bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19.

3.8. Theo dõi sát, cập nhật thường xuyên diễn biến dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, các tỉnh trong cả nước để kịp thời tham mưu cho BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, UBND tỉnh ban hành các văn bản triển khai hoạt động phòng, chống dịch; huy động sự tham gia của các cấp, các ngành trong tỉnh hoặc đề nghị sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Y tế, các tỉnh bạn,...

3.9. Tham mưu xây dựng phương án bố trí các trạm xá xã, phường, thị trấn tham gia khám, điều trị bệnh thông thường, trong trường hợp các bệnh viện đa khoa huyện, thị, thành phố đã bố trí trên 40% số giường bệnh điều trị bệnh nhân COVID-19. Sẵn sàng tham gia công tác lấy mẫu và làm test nhanh sàng lọc; triển khai theo dõi, quản lý, chăm sóc y tế F0 tại nhà khi được yêu cầu.

3.10. Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị rà soát số lượng xe ô tô cứu thương trong các đơn vị y tế công lập và ngoài công lập; xây dựng kế hoạch trưng dụng các loại phương tiện cấp cứu người bệnh khi có yêu cầu.

3.11. Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải tổ chức đưa đón chuyên gia, nhân viên y tế của các tỉnh, thành bạn đến hỗ trợ cho tỉnh; đưa đón bệnh nhân mới phát hiện đến cơ sở y tế phù hợp.

3.12. Phối hợp với Sở Tài chính dự toán kinh phí mua trang thiết bị y tế, thuốc, vật tư y tế, hóa chất, trang phục phòng hộ cá nhân... trình UBND tỉnh phê duyệt theo các cấp độ dịch. Hướng dẫn các đơn vị thực hiện quy trình mua sắm theo quy định.

3.13. Phối hợp với Công an tỉnh, các ngành chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tại cộng đồng; đưa người nhiễm COVID-19, người có tiếp xúc gần (F1) đi cách ly tập trung; xử lý các trường hợp vi phạm phòng, chống dịch tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, khu điều trị cách ly tập trung; thực hiện nhiệm vụ tại các Chốt Kiểm soát dịch bệnh;

Phối hợp xử lý các trường hợp tử vong tại bệnh viện do mắc COVID-19 (bao gồm thực hiện các thủ tục theo quy định, bảo quản thi hài, hỏa táng, bảo quản tro cốt, bàn giao tro cốt...).

3.14. Phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường xử lý rác thải tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, khu cách ly tập trung. Xây dựng quy trình hướng dẫn về xử lý tử thi mắc COVID-19 tại cơ sở y tế và tại cộng đồng.

3.15. Chỉ đạo các bệnh viện triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 ở cấp độ cao nhất không để dịch xâm nhập vào hệ thống khám bệnh, chữa bệnh. Chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực để tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Trước mắt, các cơ sở y tế tiếp tục thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Căn cứ vào các cấp độ dịch, xây dựng các Phương án để triển khai thực hiện việc tiếp nhận, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19. Tổ chức phân luồng, sàng lọc, bố trí khu cách ly điều trị cho người nghi nhiễm, người nhiễm COVID-19 ít nhất 20 giường bệnh.

3.16. Chỉ đạo các Bệnh viện tư nhân và phòng khám tư nhân cần tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19; đảm bảo bệnh viện, phòng khám an toàn trong phòng chống dịch.

Tùy theo khả năng, năng lực, trình độ chuyên môn của nhân viên y tế và các hướng dẫn hiện hành tích cực tham gia vào các hoạt động phòng, chống dịch chung của toàn tỉnh, trong đó có hoạt động xét nghiệm SARS-CoV-2 để giảm tải cho các cơ sở y tế công lập.

4. Công an tỉnh

4.1. Chủ trì, phối hợp với các ban, sở, ngành truy vết các đối tượng F0, F1, F2,… đảm bảo thần tốc, quyết liệt, chính xác theo quy định.

4.2. Chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự, xử lý các vi phạm trong phòng chống dịch bệnh COVID-19.

4.3. Chủ trì, phối hợp với các ban, sở, ngành đảm bảo an toàn, an ninh trật tự tại các khu phong tỏa, khu cách ly; khu lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 diện rộng, tại cộng đồng, tại khu công nghiệp, doanh nghiệp.

4.4. Chịu trách nhiệm phụ trách, điều hành các Chốt Kiểm soát bệnh dịch do Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh quyết định.

5. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

5.1. Tham mưu cho UBND tỉnh; chủ trì, phối hợp với các ban, sở, ngành chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của các khu cách ly tập trung. Chỉ đạo, phối hợp với UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức các khu cách ly tập trung và các khu điều trị cách ly khi có yêu cầu.

5.2. Cử lực lượng phối hợp cùng Công an tỉnh bảo đảm an ninh trật tự; tham mưu đề nghị Bộ Tư lệnh Quân khu 4 tăng cường lực lượng, phương tiện phun khử khuẩn các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, quy mô lớn theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh.

5.3. Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Y tế, tăng cường lực lượng vận chuyển trang thiết bị để lắp đặt phục vụ hoạt động của các khu điều trị cách ly tập trung để thu dung, điều trị, cách ly cho người mắc COVID-19.

5.4. Phối hợp với các ban, sở, ngành liên quan thực hiện nhiệm vụ kiểm soát tại các Chốt kiểm soát dịch do Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh quyết định.

6. Sở Tài chính

Chủ động, tham mưu cho UBND tỉnh đảm bảo kinh phí cho công tác phòng, chống dịch; Tham mưu cho UBND tỉnh kịp thời cấp kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch, đặc biệt là kinh phí phục vụ mua sắm trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm xét nghiệm để sẵn sàng ứng phó với diễn biến tình hình dịch.

7. Sở Kế hoạch & Đầu tư

Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương chủ động rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh các kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt để tập trung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

8. Sở Giao thông vận tải

Chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời ban hành các văn bản tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải; đồng thời tạo điều kiện vận chuyển hàng hóa giữa các địa phương.

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế bố trí xe, phương tiện tổ chức đưa đón các chuyên gia, nhân viên y tế từ tỉnh khác đến hỗ trợ tỉnh; đưa đón bệnh nhân mới phát hiện đến các cơ sở y tế phù hợp; vận chuyển lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cung cấp cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, khu cách ly, phong tỏa.

9. Sở Xây dựng

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế triển khai khu điều trị cách ly tập trung theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh.

10. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, cập nhật nhanh chóng, chính xác tình hình, diễn biến của dịch bệnh COVID-19 trên các trang thông tin, điện tử của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan: triển khai thống nhất, hiệu quả các nền tảng công nghệ trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh; Kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, thực hiện ứng dụng nền tảng công nghệ trong phòng, chống dịch COVID-19 của các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; phối hợp bảo đảm trang thiết bị công nghệ thông tin tại các cơ sở y tế và các chốt kiểm dịch; Nghiên cứu, triển khai các giải pháp công nghệ mới để áp dụng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các kiến thức, văn bản hướng dẫn của các cấp, các ngành trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19; ngăn chặn, xử lý các thông tin không đúng sự thật, tin giả, … trên các trang mạng xã hội; không để xảy ra tình trạng hoang mang, lo lắng trong cộng đồng dân cư do thiếu thông tin, thông tin không minh bạch, chính xác.

11. Các Sở Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quản lý thị trường và các ngành liên quan

Đảm bảo đầy đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân trên địa bàn tỉnh. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm nhất là trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, khu cách ly, phong tỏa.

Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng, gây khan hiếm giả, buôn bán hàng giả, hàng nhái trên thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu trong phòng chống dịch; tập trung kiểm tra, giám sát các siêu thị, đơn vị phân phối các mặt hàng lương thực, mỳ gói, nước uống... đảm bảo lưu thông hàng hóa trên địa bàn.

12. Sở Tài nguyên & Môi trường

Chủ trì, hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở y tế, khu điều trị, khu phong tỏa, khu cách ly tập trung phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh tại các cơ sở y tế theo đúng quy định tại Quyết định số 3455/QĐ- BCĐQG ngày 05/8/2020 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 ban hành "Hướng dẫn quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng, chống dịch COVID-19". Bố trí quỹ đất thực hiện mai táng người tử vong do nhiễm, nghi nhiễm COVID-19 trong trường hợp vượt quá khả năng của UBND huyện, thị xã, thành phố. Xây dựng phương án xử lý thi hài người tử vong do mắc COVID 19 theo hướng dẫn của ngành Y tế.

13. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế bố trí nơi ăn, nghỉ cho các đoàn chu yên gia hỗ trợ từ Trung ương và các đoàn công tác hỗ trợ từ tỉnh bạn (nếu có).

14. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Trên cơ sở Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, khẩn trương xây dựng Kế hoạch dự phòng, điều trị COVID-19 tại địa phương phù hợp với tình hình thực tế, trong đó phải xác định rõ các địa điểm được trưng dụng để điều trị, cách ly người mắc COVID-19, người tiếp xúc gần với người mắc COVID-19 để đáp ứng yêu cầu "4 tại chỗ".

- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành, giám sát hoạt động phòng, chống dịch khi dịch xảy ra tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện; Chủ trì xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, báo cáo kết quả lấy mẫu xét nghiệm SARS- CoV-2 tại các khu cách ly, phong tỏa, khu dân cư theo kế hoạch đề ra.

- Chủ động bố trí khu vực cách ly tập trung cho những đối tượng F1 đảm bảo các quy định về giãn cách phòng, chống dịch bệnh; bố trí lương thực, thực phẩm phục vụ cho nhân viên, người bị cách ly (F1) tại địa phương.

- Chủ động, phối hợp với các sở, ngành tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa, lương thực, thực phẩm, sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp trên địa bàn và đảm bảo an ninh, trật tự, an ninh lương thực tại các khu phong tỏa, cách ly, các bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn.

- Chỉ đạo các phòng, ban chức năng trực thuộc, đơn vị y tế trên địa bàn nhanh chóng triển khai các hoạt động phòng, chống dịch khi phát hiện các ca mắc mới trong cộng đồng.

- Chủ động bố trí nguồn lực tại chỗ; phối hợp với các sở, ngành triển khai các hoạt động phòng, chống dịch tại địa phương đạt hiệu quả.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế xử lý thi hài người mắc COVID-19 có hộ khẩu thường trú tại địa phương theo quy định.

15. Các sở, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID -19. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi để xảy ra tình trạng lây nhiễm COVID-19 trong các cơ quan, đơn vị phụ trách, quản lý.

Trên đây là Phương án điều trị COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; đề nghị các sở, ban, ngành, cơ quan thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 

PHỤ LỤC 01

TỔNG HỢP GIƯỜNG BỆNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN THAM GIA ĐIỀU TRỊ COVID-19
(Kèm theo Quyết định số    /QĐ-UBND ngày    /   /2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Bệnh viện

Tổng giường bệnh hiện có

Ghi chú

I

Tổng tuyến tỉnh

5.540

 

1

Bệnh viện Đa khoa tỉnh

1.200

 

2

Bệnh viện đa khoa khu vực Nghi Sơn

360

 

3

Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc

640

 

4

Bệnh viện Phụ Sản

750

 

5

Bệnh viện Phổi

500

 

6

Bệnh viện Tâm Thần

270

 

7

Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh

120

 

8

Bệnh viện Y dược cổ truyền

230

 

9

Bệnh viện Mắt

180

 

10

Bệnh viện Da Liễu

100

 

11

Bệnh viện Nhi

750

 

12

Bệnh viện Nội tiết

240

 

13

Bệnh viện ung bướu

200

 

II

Tổng tuyến huyện

6.040

 

1

Bệnh viện đa khoa TP Sầm Sơn

160

 

2

Bệnh viện đa khoa Thị xã Bỉm Sơn

170

 

3

Bệnh viện đa khoa TP Thanh Hoá

230

 

4

Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn

300

 

5

Bệnh viện đa khoa huyện Hậu Lộc

290

 

6

Bệnh viện đa khoa huyện Hoằng Hoá

340

 

7

Bệnh viện đa khoa huyện Quảng Xương

340

 

8

Bệnh viện đa khoa huyện Hà Trung

350

 

9

Bệnh viện đa khoa huyện Đông Sơn

200

 

10

Bệnh viện đa khoa huyện Thiệu Hoá

240

 

11

Bệnh viện đa khoa huyện Yên Định

280

 

12

Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Lộc

200

 

13

Bệnh viện đa khoa huyện Thọ Xuân

360

 

14

Bệnh viện đa khoa huyện Nông Cống

270

 

15

Bệnh viện đa khoa huyện Triệu Sơn

320

 

16

Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Thuỷ

260

 

17

Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thành

290

 

18

Bệnh viện đa khoa huyện Bá Thước

260

 

19

Bệnh viện đa khoa huyện Lang Chánh

180

 

20

Bệnh viện đa khoa huyện Quan Hoá

140

 

21

Bệnh viện đa khoa huyện Quan Sơn

120

 

22

Bệnh viện đa khoa huyện Mường Lát

130

 

23

Bệnh viện đa khoa huyện Như Xuân

200

 

24

Bệnh viện đa khoa huyện Như Thanh

170

 

25

Bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân

240

 

 

Toàn tỉnh

11.580

 

 

PHỤ LỤC 02

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN LỰC CƠ SỞ THU DUNG VÀ ĐIỀU TRỊ COVID-19 THUỘC TẦNG 1
(Kèm theo Quyết định số    /QĐ-UBND ngày    /   /2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

(1) Khu phân loại người bệnh: Có nơi tiếp đón người bệnh, buồng khám phân loại.

(2) Khu điều trị nội trú:

+ Khu điều trị người bệnh: phân khu theo yếu tố dịch tễ, ngày vào, ngày xét nghiệm;

+ Khu điều trị cho người bệnh đã có kết quả SARS-CoV-2 âm tính;

+ Khu chờ chuyển viện cho bệnh nhân COVID-19 diễn biến nặng.

(3) Khu cận lâm sàng (nếu có): siêu âm xách tay, Xquang di động.

(4) Khu cấp phát dược: thuốc thông thường.

(5) Các khu vực chuyên môn khác tại cơ sở có thể được bổ sung tùy theo tình hình thực tế tại Cơ sở.

(6) Các bộ phận chức năng kế hoạch tổng hợp, kiểm soát nhiễm khuẩn, hành chính nhân sự và các phòng chức năng khác (nếu cần).

- Nhân lực

+ Ban giám đốc gồm: 01 Giám đốc và các Phó giám đốc

+ Số lượng nhân lực:

- Số lượng nhân sự dự kiến: 2 bác sỹ, 08 điều dưỡng/100 bệnh nhân.

Nếu số lượng tại khu cách ly điều trị đạt 500 bệnh nhân bổ sung thêm 01 Kỹ thuật viên/điều dưỡng lấy mẫu xét nghiệm, 01 điều dưỡng hỗ trợ kiểm soát nhiễm khuẩn. Nếu số lượng tại khu cách ly điều trị đạt 1.000 bệnh nhân bổ sung thêm 02-03 kỹ thuật viên/điều dưỡng lấy mẫu xét nghiệm, 02-03 điều dưỡng hỗ trợ kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Nhiệm vụ: Theo dõi sức khỏe; cung cấp suất ăn cho người bệnh; thu gom rác thải tại phòng bệnh; chỉ định, thực hiện chỉ định điều trị; lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2; ghi chép hồ sơ bệnh án, hoàn tất thủ tục bệnh nhân ra viện, chuyển viện.

- Chế độ làm việc: Chia thành 2 tổ, mỗi tổ gồm 1 bác sỹ và 04 điều dưỡng, làm việc theo chế độ cách nhật (nếu số lượng bệnh nhân nhiều, được bổ sung nhân lực, Giám đốc Bệnh viện có trách nhiệm phân công hỗ trợ các khu vực phù hợp).

+ Bác sỹ điều trị: mỗi ngày có 1 bác sỹ là tổ trưởng, chỉ đạo điều hành hoạt động của điều dưỡng, người hỗ trợ để theo dõi sức khỏe, động viên, ổn định tâm lý cho toàn bộ số bệnh nhân được phân công. Chịu trách nhiệm báo cáo Trưởng khu cách ly điều trị và lãnh đạo Bệnh viện (được phân công quản lý) khi bệnh nhân có diễn biến nặng cần chuyển Tầng điều trị cao hơn.

+ Điều dưỡng: mỗi ngày có 03 điều dưỡng chăm sóc trực tiếp làm việc tại vòng trong, 01 điều dưỡng hành chính làm việc tại vòng ngoài.

+ Nhân viên vệ sinh, nhân lực phục vụ khác: Thực hiện Theo quy định tại Quyết định 878/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 về việc ban hành hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng, chống dịch COVID-19./.

 

PHỤ LỤC 03

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN LỰC CƠ SỞ THU DUNG VÀ ĐIỀU TRỊ COVID-19 THUỘC TẦNG 2, TẦNG 3
(Kèm theo Quyết định số    /QĐ-UBND ngày   /   /2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

(1) Giám đốc Bệnh viện: 01 Giám đốc

(2). Phó Giám đốc Bệnh viện

a) Phó giám đốc bệnh viện do Giám đốc Sở Y tế bổ nhiệm hoặc điều động từ cơ sở khác;

b) Phó giám đốc bệnh viện thực hiện các chức trách, nhiệm vụ do Giám đốc bệnh viện phân công.

(3) Cơ cấu khoa, phòng

a) Các phòng chức năng chính gồm: Theo cơ cấu phòng chức năng của Bệnh viện được giao nhiệm vụ

b) Các bộ phận chuyên môn điều trị COVID-19 bao gồm:

1. Bộ phận Khám sàng lọc người bệnh COVID-19

2. Bộ phận Điều trị cho người bệnh COVID-19 có bệnh nền

3. Bộ phận Hồi sức tích cực

4. Bộ phận Điều trị người bệnh COVID-19 mức độ vừa

5. Bộ phận Cận lâm sàng: Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm

6. Bộ phận Dược - vật tư y tế

7. Bộ phận Dinh dưỡng - khu vực Nhà ăn

8. Bộ phận Kiểm soát nhiễm khuẩn

Căn cứ vào điều kiện thực tế của Bệnh viện có thể bố trí các khoa hoặc khu vực sau: (1) Thận nhân tạo; (2) Phẫu thuật - GMHS; (3) Sản phụ khoa; (4) Nhi; (5) Lưu giữ, bảo quản tử thi; (6) Khu nghỉ ngơi cho người phục vụ.

(4) Nhân lực

a) Về nhân lực chung được xây dựng theo nguyên tắc:

- Phương án nhân lực gồm trưởng nhóm, bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, tình nguyện viên, hỗ trợ hậu cần, chống nhiễm khuẩn, dược, dinh dưỡng, an ninh và trật tự theo từng ê kíp cho mỗi phiên làm việc 8h.

- Xây dựng theo đơn vị người bệnh (ví dụ: Số lượng nhân lực theo dõi, điều trị cho 20-40 người bệnh COVID-19); và theo tình hình dịch, trong đó chú ý phân công cụ thể chi tiết vị trí công việc, đảm bảo giãn cách giữa các thành viên.

- Có tính đến thời gian nghỉ ngơi cho nhân viên y tế.

b) Số lượng và cơ cấu nhân lực y tế trực tiếp điều trị COVID-19 được xác định trên cơ sở tỷ trọng người bệnh giữa các khu vực trong bệnh viện: điều trị cho người bệnh có bệnh nền; hồi sức cấp cứu (bệnh nhân nặng, nguy kịch); chăm sóc, điều trị người bệnh ở mức độ vừa.

c) Ước tính nhân lực y tế cho một số Khoa như sau:

- Khoa tiếp đón và sàng lọc bệnh nhân: Cần tối thiểu 4 kíp, mỗi kíp 1 Bác sĩ và 2 Điều dưỡng.

- Khoa điều trị cho người bệnh có bệnh nền: Cần tối thiểu 4 kíp, mỗi kíp gồm 3 người: 1 Bác sĩ; 2 Điều dưỡng phục vụ cho số lượng từ 01-40 bệnh nhân.

- Khoa hồi sức tích cực: Cần tối thiểu 4 kíp, mỗi kíp gồm 7 người: 2 Bác sĩ (ít nhất 1 Bác sĩ được đào tạo, tập huấn về hồi sức cấp cứu); 5 Điều dưỡng phục vụ cho số lượng từ 05-15 bệnh nhân.

- Khoa chăm sóc, điều trị người bệnh ở mức độ vừa: Cần tối thiểu 4 kíp, mỗi kíp gồm 3 người: 1 Bác sĩ; 2 Điều dưỡng phục vụ cho số lượng từ 01 -50 bệnh nhân.

(Trong tình huống dịch bùng phát nếu khó khăn về nhân lực chưa được đáp ứng được theo định mức trên Sở Y tế chịu trách nhiệm bố trí nhân lực theo thực tế hiện có)./.


PHỤ LỤC 04

ƯỚC TÍNH NHU CẦU OXY CỦA CƠ SỞ THU DUNG, ĐIỀU TRỊ COVID-19 THEO QUY MÔ GIƯỜNG BỆNH/1 NGÀY ĐIỀU TRỊ
(Kèm theo Quyết định số    /QĐ-UBND ngày    /    /2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Nội dung

Cấp độ 1

Nhu cầu oxy trong 1 ngày

Quy đổi ra oxy lỏng (tấn)

Cấp độ 2

Nhu cầu oxy trong 1 ngày

Quy đổi ra oxy lỏng (tấn)

Cấp độ 3

Nhu cầu oxy trong 1 ngày

Quy đổi ra oxy lỏng (tấn)

Cấp độ 4

Nhu cầu oxy trong 1 ngày

Quy đổi ra oxy lỏng (tấn)

1.

Tầng 1: BN nhẹ, không triệu chứng:

800

144.000

0,19

2400

432.000

0,56

4000

720.000

0,93

8000

1.440.000

1,85

1.1

BN nhẹ, không cần thở oxy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

BN thở oxy gọng kính

2,5

36.000

 

12,5

108.000

 

75

180.000

 

125

360.000

 

1.3

Thở oxy qua mass

2,5

108.000

 

12,5

324.000

 

75

540.000

 

125

1.080.000

 

2.

Tầng 2: NB mức độ vừa, nặng

100

967.680

1,2

300

2.903.040

3,7

500

4.838.400

6,2

1000

9.676.800

12,5

2.1

NB mức độ vừa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3

NB suy hô hấp, oxy gọng kính

5

38.880

 

16,2

116.640

 

27

194.400

 

54

388.800

 

2.2

NB suy hô hấp, thở oxy qua mass

29

617.760

 

85,8

1.853.280

 

143

3.088.800

 

286

6.177.600

 

2.4

Thở oxy dòng cao HFNC

4

311.040

 

10,8

933.120

 

18

1.555.200

 

36

3.110.400

 

3.

Tầng 3: NB nặng, nguy kịch

100

6.245.640

8,0

300

18.736.920

24,1

500

31.228.200

40,2

1000

62.326.800

80,2

3.1

Thở máy không xâm nhập

5,6

1.104.840

 

14

3.314.520

 

28

5.524.200

 

56

11.048.400

 

3.2

Rất nặng: Thở máy xâm nhập

14,2

5.126.400

 

36

15.379.200

 

71

25.632.000

 

142

51.264.000

 

3.3

ECMO

0,2

14.400

 

0,5

43.200

 

1,0

72.000

 

2,0

14.400

 

 

Tổng số

 

7.357.320

 

 

22.071.960

 

 

36.786.600

 

 

73.443.600

 

 

Quy đổi ra Oxy khí (m3): số lít/1000

 

7.357

 

 

22.072

 

 

36.787

 

 

73.444

 

 

Quy đổi ra Oxy lỏng (tấn): Số m3/777

 

9

 

 

28

 

 

47

 

 

95

 

 

PHỤ LỤC 05

ƯỚC TÍNH NHU CẦU KINH PHÍ DỰ PHÒNG VÀ THU DUNG, ĐIỀU TRỊ COVID-19 THEO QUY MÔ GIƯỜNG BỆNH
(Kèm theo Quyết định số     /QĐ-UBND ngày    /    /2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Danh mục

Đơn vị tính

Đơn giá dự kiến để tham khảo (1.000đ)

Nhu cầu theo cấp độ

1.000 ca mắc

Dự kiến kinh phí

3.000 mắc

Dự kiến kinh phí

5.000 ca mắc

Dự kiến kinh phí

10.000 ca mắc

Dự kiến kinh phí

 

Tổng

 

 

 

402.085.883

 

1.201.131.549

 

2.010.429.417

 

5.249.922.945

I

Trang thiết bị điều trị

 

 

 

-

 

-

-

-

 

-

1

Bộ dụng cụ thở oxy (bình làm ẩm, đồng hồ đo lưu lượng…): ổ oxy, khí nén (có thể loại chia đôi, cắm 01 ổ chia hai)

Bộ

2.600

195

507.000

585

1.521.000

975

2.535.000

1.951

5.072.600

2

Máy thở chức năng cao

Cái

750.000

38

28.500.000

113

84.750.000

190

142.500.000

376

282.000.000

3

Máy thở không xâm nhập, hoặc máy thở xâm nhập và không xâm nhập. Có thể cân nhắc lựa chọn thay thế HFNO nếu điều kiện của cơ sở triển khai được

Cái

550.000

24

13.200.000

71

39.050.000

120

66.000.000

235

129.250.000

4

Hệ thống oxy dòng cao HFNC, có thể chọn máy thở không xâm nhập nêu ô xy khí nén không phù hợp, cũng như RAM thở hiếm trê thị trường

Cái

90

14

1.260

42

3.780

70

6.300

141

12.690

5

Máy thở xách tay kèm van PEEP, 2 bộ dây

Cái

500.000

8

4.000.000

25

12.500.000

40

20.000.000

82

41.000.000

6

Máy lọc máu liên tục (cho đơn vị đã có đủ năng lực thực hiện)

Cái

1.300.000

14

18.200.000

42

54.600.000

70

91.000.000

141

183.300.000

7

Hệ thống ECMO (cho đơn vị đã có đủ năng lực thực hiện)

Hệ thống

3.700.000

2

7.400.000

5

18.500.000

10

37.000.000

24

88.800.000

8

Máy X quang di động

Cái

3.250.000

10

32.500.000

30

97.500.000

50

162.500.000

100

325.000.000

9

Máy siêu âm Doppler màu ≥ 3 đầu dò (máy phải có đầu dò và tính năng, phần mềm đo chức năng tim)

Cái

2.000.000

10

20.000.000

30

60.000.000

50

100.000.000

100

200.000.000

10

Máy đo khí máu (đo được điện giải đồ, lactat, hematocrite)

Cái

450.000

5

2.250.000

14

6.300.000

25

11.250.000

47

21.150.000

11

Máy theo dõi bệnh nhân ≥ 5 thông số

Cái

160.000

195

31.200.000

585

93.600.000

975

156.000.000

1.951

312.160.000

12

Máy đo độ bão hòa o xy kẹp tay

Cái

6.000

453

2.718.000

1.359

8.154.000

2.265

13.590.000

4.530

27.180.000

13

Hệ thống oxy (có thể thay thế bằng bình ô xy hoặc ô xy hóa lỏng)

Cái

36.000

50

1.800.000

150

5.400.000

250

9.000.000

500

18.000.000

14

Máy tạo o xy y tế (khi không có hệ thống o xy trung tâm)

Cái

11.000

244

2.684.000

732

8.052.000

1.220

13.420.000

2.440

26.840.000

15

Bơm tiêm điện

Cái

25.000

454

11.350.000

1.363

34.075.000

2.270

56.750.000

4.544

113.600.000

16

Máy truyền dịch

Cái

35.000

180

6.300.000

541

18.935.000

900

31.500.000

1.804

63.140.000

17

Máy hút đờm

Cái

25.000

143

3.575.000

428

10.700.000

715

17.875.000

1.428

35.700.000

18

Máy hút dịch liên tục áp lực thấp

Cái

25.000

58

1.450.000

175

4.375.000

290

7.250.000

582

14.550.000

19

Bình hút dẫn lưu màng phổi kín di động

Cái

35.000

68

2.380.000

203

7.105.000

340

11.900.000

676

23.660.000

20

Bộ đèn đặt nội khí quản thường

Bộ

30.000

55

1.650.000

164

4.920.000

275

8.250.000

547

16.410.000

21

Bộ đèn đặt nội khí quản có camera

Bộ

130.000

5

650.000

14

1.820.000

25

3.250.000

47

6.110.000

22

Bộ khí dung kết nối máy thở

Bộ

35.000

38

1.330.000

113

3.955.000

190

6.650.000

376

13.160.000

23

Máy khí dung

Cái

2.200

12

26.400

35

77.000

60

132.000

117

257.400

24

Máy phá rung tim có tạo nhịp

Cái

250.000

50

12.500.000

150

37.500.000

250

62.500.000

500

125.000.000

25

Máy điện tim ≥ 6 kênh

Cái

70.000

5

350.000

14

980.000

25

1.750.000

47

3.290.000

26

Bộ mở khí quản

Bộ

3.500

50

175.000

150

525.000

250

875.000

500

1.750.000

27

Đèn thủ thuật

Cái

30.000

55

1.650.000

164

4.920.000

275

8.250.000

547

16.410.000

28

Bóng ambu có van PEEP

 

1.900

100

190.000

300

570.000

500

950.000

1.000

1.900.000

29

Bóng Ambu (quả)

 

250

94

23.500

282

70.500

470

117.500

940

235.000

30

Lưỡi đèn đặt nội khí quản (cho 2 bộ, mỗi bộ có 4 cỡ lưỡi, mỗi cớ 2 cái)

Bộ

5.000

55

275.000

164

820.000

275

1.375.000

547

2.735.000

31

Nhiệt kế

Cái

5

906

4.530

2.718

13.590

4.530

22.650

9.060

45.300

II

Vật tư tiêu hao thiết yếu

 

 

 

-

 

-

-

-

 

-

1

Hộp đựng mẫu bệnh phẩm

hộp

1.200

500

600.000

1.500

1.800.000

2.500

3.000.000

5.000

6.000.000

2

Tupe đựng môi trường vận chuyển bệnh phẩm

cái (hộp 50 cái)

17.700

7.000

123.900.000

21.000

371.700.000

35.000

619.500.000

133.700

2.366.490.000

3

Que lấy mẫu ngoáy dịch tỵ hầu và que lấy mẫu dịch ngoáy họng

cái (hộp 100 cái)

1.100

7.000

7.700.000

21.000

23.100.000

35.000

38.500.000

133.700

147.070.000

4

Dây hút đờm kín

chiếc

255

226

57.630

677

172.635

1.130

288.150

2.256

575.280

5

Dây hút đờm thường

chiếc

6,51

7.990

52.015

23.970

156.045

39.950

260.075

79.900

520.149

6

Mask có túi

chiếc

34

635

21.590

1.904

64.736

3.175

107.950

6.345

215.730

7

Mask thở máy không xâm nhập

chiếc

2.270

212

481.240

635

1.441.450

1.060

2.406.200

2.115

4.801.050

8

RAM thở không xâm nhập (NCPAP)

chiếc

1.200

235

282.000

705

846.000

1.175

1.410.000

2.350

2.820.000

9

Bộ dây và mask khí dung dùng 1 lần

chiếc

41

770

31.570

2.311

94.751

3.850

157.850

731

29.971

10

Dây thở oxy

chiếc

8,8

770

6.776

2.311

20.337

3.850

33.880

731

6.433

11

Quả lọc máu liên tục (1 quả/ngày/bn x 2 bn lọc máu x 12 ngày)

quả

17.100

122

2.086.200

367

6.275.700

610

10.431.000

1.222

20.896.200

12

Catheter lọc máu

cái

430

122

52.460

367

157.810

610

262.300

1.222

525.460

13

Quả ECMO (cho đơn vị đã có đủ năng lực thực hiện)

quả

80.000

9

720.000

28

2.240.000

45

3.600.000

94

7.520.000

14

Catheter ECMO động mạch và tĩnh mạch (cho đơn vị đã có đủ năng lực thực hiện)

bộ

28.300

14

396.200

42

1.188.600

70

1.981.000

141

3.990.300

15

Dây máy thở dùng một lần

bộ

130

226

29.380

677

88.010

1.130

146.900

2.256

293.280

16

Bộ đo huyết áp động mạch xâm nhập

bộ

600

113

67.800

338

202.800

565

339.000

1.128

676.800

17

Catheter động mạch (theo dõi HA xâm lấn)

chiếc

295

113

33.335

338

99.710

565

166.675

1.128

332.760

18

Túi đựng dịch thải lọc máu

túi

260

113

29.380

338

87.880

565

146.900

1.128

293.280

19

Ống nội khí quản hút trên cuff (Hi- Lo EVAC)

cái

384

249

95.616

746

286.464

1.245

478.080

2.414

926.976

20

Catheter đặt tĩnh mạch trung tâm 3 nòng

cái

631

150

94.650

451

284.581

750

473.250

1.504

949.024

21

Catheter dẫn lưu màng phổi

cái

8

128

1.024

384

3.072

640

5.120

1.207

9.656

22

Túi đo nước tiểu

túi

8

199

1.592

596

4.768

995

7.960

1.912

15.296

23

Sonde foley

cái

15

199

2.985

596

8.940

995

14.925

1.912

28.680

24

Điện cực dính

cái

2

3.030

6.060

9.089

18.178

15.150

30.300

30.558

61.116

25

Phin lọc khuẩn và vi rút dây máy thở

cái

22

226

4.972

677

14.894

1.130

24.860

2.256

49.632

26

Canuyn mở khí quản cỡ từ 3,5; 4; 4,5; 5; 5,5; 6; 6,5, 7; 7,5 và 8 (mỗi loại 2 cái)

chiếc

300

82

24.600

246

73.800

410

123.000

820

246.000

27

Bộ điện cực máy tạo nhịp ngoài

bộ

2.000

63

126.000

189

378.000

315

630.000

573

1.146.000

28

Dây nối máy thở (dùng 1 lần)

chiếc

45

127

5.715

380

17.100

635

28.575

1.184

53.280

29

Tấm che MIKA (khi đặt ống NKQ)

cái

25

477

11.925

1.430

35.750

2.385

59.625

4.765

119.125

30

Kit xét nghiệm COVID-19

Test

350

7.000

2.450.000

21.000

7.350.000

35.000

12.250.000

133.700

46.795.000

III

Phương tiện phòng hộ

 

 

 

-

 

-

-

-

 

-

1

Bộ trang phục cấp độ 2

bộ

100

216.497

21.649.700

649.492

64.949.200

1.082.485

108.248.500

2.164.974

216.497.400

2

Khẩu trang N95

chiếc

50

176.597

8.829.850

529.792

26.489.600

882.985

44.149.250

1.765.974

88.298.700

3

Khẩu trang y tế

chiếc

1,5

371.700

557.550

1.115.100

1.672.650

1.858.500

2.787.750

3.717.000

5.575.500

4

Găng tay rửa bằng cao su, dùng nhiều lần.

đôi

22

2.173

47.806

6.518

143.396

10.865

239.030

21.727

477.994

5

Găng khám bệnh, dùng 01 lần.

đôi

2

292.110

584.220

876.330

1.752.660

1.460.550

2.921.100

2.921.100

5.842.200

6

Găng tay vô khuẩn

đôi

5,2

36.088

187.658

108.264

562.973

180.440

938.288

360.880

1.876.576

7

Găng tay dài

đôi

10

748

7.480

2.244

22.440

3.740

37.400

7.481

74.810

8

Dung dịch vệ sinh tay chứa cồn (500 ml có vòi bơm)

chai

69,5

16.509

1.147.376

49.526

3.442.057

82.545

5.736.878

165.087

11.473.547

9

Dung dịch xà phòng (500 ml có vòi bơm)

chai

61

2.560

156.160

7.680

468.480

12.800

780.800

25.599

1.561.539

10

Khăn lau khử khuẩn bề mặt máy thở, monitor...

hộp (50 cái)

280

8.180

2.290.400

24.540

6.871.200

40.900

11.452.000

81.800

22.904.000

11

Thùng đựng rác thải nguy hại 30 lít

chiếc

231

1.339

309.309

4.016

927.696

6.695

1.546.545

13.387

3.092.397

12

Thùng đựng rác thải nguy hại 120 lít

chiếc

605

463

280.115

1.389

840.345

2.315

1.400.575

4.629

2.800.545

13

Túi rác thải nguy hại (cho thùng 30 lít)

chiếc

1,7

63.000

107.100

189.000

321.300

315.000

535.500

630.000

1.071.000

14

Túi rác thải nguy hại (cho thùng 120 lít)

chiếc

5

28.350

141.750

85.050

425.250

141.750

708.750

283.500

1.417.500

15

Chlorhexidine 0.12% súc miệng cho NVYT

chai (200ml)

125

13.327

1.665.875

39.980

4.997.500

66.635

8.329.375

133.265

16.658.125

16

Túi đựng tử thi

chiếc

280

3

840

10

2.800

15

4.200

33

9.240

IV

Thuốc thiết yếu

 

 

 

-

 

-

-

-

 

-

1

Immunoglobulin tĩnh mạch 2,5g (hoặc 5g)

lọ

7.250

263

1.906.750

790

5.727.500

1.315

9.533.750

2.632

19.082.000

2

Vancomycin 500mg

lọ

17,4

2.820

49.068

8.460

147.204

14.100

245.340

28.200

490.680

3

Meropenem 500mg

lọ

64,5

940

60.630

2.820

181.890

4.700

303.150

9.400

606.300

4

Imipenem/Cilastatin 500mg+500mg

lọ

1.228,8

940

1.155.072

2.820

3.465.216

4.700

5.775.360

9.400

11.550.720

5

Ceftriaxon 1g

lọ

17,8

2.058

36.632

6.174

109.897

10.290

183.162

20.580

366.324

6

Levofloxacin 0,5g

lọ

79

2.820

222.780

8.460

668.340

14.100

1.113.900

28.200

2.227.800

7

Levofloxacin 0,5g

viên

79

1.326

104.754

3.978

314.262

6.630

523.770

13.260

1.047.540

8

Cefazidime 1g

lọ

26,5

4.116

109.074

12.348

327.222

20.580

545.370

41.160

1.090.740

9

Ertapenem 1g

lọ

552,42

940

519.275

2.820

1.557.824

4.700

2.596.374

9.400

5.192.748

10

Amikacin 0,5 mg

lọ

50,5

2.878

145.339

8.634

436.017

14.390

726.695

28.780

1.453.390

11

Azithromycin 500mg

Viên

3,28

2.476

8.121

7.428

24.364

12.380

40.606

24.760

81.213

12

Azithromycin siro 200mg/5ml

Gói

115,99

291

33.753

873

101.259

1.455

168.765

2.910

337.531

13

Linezolid 600mg/300 ml

Túi

210,00

94

19.740

282

59.220

470

98.700

940

197.400

14

Adrenalin 1mg/ml

ống

2

14.588

29.176

43.764

87.528

72.940

145.880

145.880

291.760

15

Nor-adrenalin 1mg/ml

ống

35

14.588

510.580

43.764

1.531.740

72.940

2.552.900

145.880

5.105.800

16

Dopamin 200mg/5ml

ống

22

2.256

49.632

6.768

148.896

11.280

248.160

22.560

496.320

17

Dobutamin 250mg/20ml

ống

56,5

2.256

127.464

6.768

382.392

11.280

637.320

22.560

1.274.640

18

Midazolam 5mg/ống

ống

16,8

28.688

481.958

86.064

1.445.875

143.440

2.409.792

286.880

4.819.584

19

Morphin 1mg/ống

ống

6,3

2.744

17.287

8.232

51.862

13.720

86.436

27.440

172.872

20

Fentanyl 0,5mg/10ml; 0,1mg/2ml

ống

11,8

3.872

45.690

11.616

137.069

19.360

228.448

38.720

456.896

21

Atracurium 2mg/ml

ống

44

14.588

641.872

43.764

1.925.616

72.940

3.209.360

145.880

6.418.720

22

Phenobacbital 200mg/ống

ống

11,5

1.052

12.098

3.156

36.294

5.260

60.490

10.520

120.980

23

Heparin 5000 UI/lọ

lọ

110,25

564

62.181

1.692

186.543

2.820

310.905

5.640

621.810

24

Heparin trọng lượng phân tử thấp Lovenox 2000 UI/lọ

lọ

 

564

-

1.692

-

2.820

-

5.640

-

25

Kaliclorua 10% ống

ống

1,74

14.588

25.383

43.764

76.149

72.940

126.916

145.880

253.831

26

Calcigluconat 10%

ống

13,86

6.128

84.934

18.384

254.802

30.640

424.670

61.280

849.341

27

Natribicacbonat 8,4% ống

ống

38,85

1.616

62.782

4.848

188.345

8.080

313.908

16.160

627.816

28

Magiesulphat 15% ống 5ml

ống

3,7

3.308

12.240

9.924

36.719

16.540

61.198

33.080

122.396

29

Albumin 20%/50ml

lọ

890

1.410

1.254.900

4.230

3.764.700

7.050

6.274.500

14.100

12.549.000

30

Dịch lọc máu liên tục theo máy

túi

700

2.256

1.579.200

6.768

4.737.600

11.280

7.896.000

22.560

15.792.000

31

Natri clorid 0,9% 500ml

chai

7,98

7.820

62.404

23.460

187.211

39.100

312.018

78.200

624.036

32

Glucose 5% 500ml

chai

7,21

3.308

23.851

9.924

71.552

16.540

119.253

33.080

238.507

33

Glucose 10% 500ml

chai

9,35

1.616

15.110

4.848

45.329

8.080

75.548

16.160

151.096

34

Ringer lactat

chai

8,56

2.744

23.489

8.232

70.466

13.720

117.443

27.440

234.886

35

Ringer lactat + Glucose 5%

chai

9,14

6.128

56.010

18.384

168.030

30.640

280.050

61.280

560.099

36

Hydrocortisol 100mg

lọ

7,3

1.017

7.424

3.051

22.272

5.085

37.121

10.170

74.241

37

Dexamethasone 4mg/ ống

Ống

0,79

1.880

1.485

5.640

4.456

9.400

7.426

18.800

14.852

38

Dexamethasone 5mg

Viên

0,13

8.400

1.092

25.200

3.276

42.000

5.460

84.000

10.920

39

Methyl Presnisolon 125mg

lọ

207,58

1.581

328.184

4.743

984.552

7.905

1.640.920

15.810

3.281.840

40

Colistin 1 triệu UI

lọ

378

3.384

1.279.152

10.152

3.837.456

16.920

6.395.760

33.840

12.791.520

41

Sulfamethoxazole 200mg và trimethoprin 40mg/lọ

lọ

110

1.410

155.100

4.230

465.300

7.050

775.500

14.100

1.551.000

42

Fluconazol 200mg/100ml

lọ

8

141

1.128

423

3.384

705

5.640

1.410

11.280

43

Amphotericin 50mg/lọ

lọ

168

564

94.752

1.692

284.256

2.820

473.760

5.640

947.520

44

Amphotericin B 50mg/lọ

lọ

168

564

94.752

1.692

284.256

2.820

473.760

5.640

947.520

45

Cancidas 70mg

lọ

8.288,7

282

2.337.413

846

7.012.240

1.410

11.687.067

2.820

23.374.134

46

Micafungin 50mg

lọ

2.388,75

846

2.020.883

2.538

6.062.648

4.230

10.104.413

8.460

20.208.825

47

Paracetamol 0,5g

viên

0,12

47.236

5.668

141.708

17.005

236.180

28.342

472.360

56.683

48

Vitamin C 0,5g

viên

0,14

27.180

3.805

81.540

11.416

135.900

19.026

271.800

38.052

49

Orezol 1g

gói

1,39

21.744

30.224

65.232

90.672

108.720

151.121

217.440

302.242

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3414/QĐ-UBND ngày 01/09/2021 phê duyệt Phương án điều trị COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.972

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.55.169
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!