ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3414/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa, ngày 01
tháng 9 năm 2021
|
QUYẾT
ĐỊNH
PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRỊ COVID-19 TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Phòng
chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007;
Căn cứ Quyết định số
447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố dịch
COVID-19;
Căn cứ các Quyết định
của Bộ Y tế số: 219/QĐ-BYT ngày 29/01/2020 về việc bổ sung bệnh viêm đường hô
hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra vào danh mục các bệnh
truyền nhiễm nhóm A theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007;
số 5894/QĐ-BYT ngày 19/12/2019 về việc ban hành “Hướng dẫn thiết lập và vận
hành đội đáp ứng nhanh”; số 941/QĐ-BYT ngày 17/3/2020 về việc ban hành danh mục
trang thiết bị, vật tư tiêu hao và thuốc thiết yếu của 01 khu vực điều trị cách
ly người bệnh COVID-19; số 2626/QĐ-BYT ngày 28/5/2021 về việc ban hành Danh mục
nhu cầu trang thiết bị, vật tư tiêu hao và thuốc thiết yếu của các khu vực điều
trị người bệnh COVID-19; số 3646/QĐ-BYT ngày 31/07/2021 về Ban hành Tiêu chí
phân loại nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2; số 4111/QĐ-BYT ngày 26/8/2021 về việc ban
hành tài liệu Hướng dẫn thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo mô
hình tháp 3 tầng;
Theo đề nghị của Giám
đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 3735/TTr-SYT ngày 31/8/2021.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt kèm theo Quyết định này Phương án điều trị COVID-19 trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa (có Phương án chi tiết kèm theo).
Điều 2. Giao
Sở Y tế (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh
Hoá) tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành, cơ sở; UBND cấp
huyện, thị xã, thành phố, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân liên quan
trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện khẩn trương, kịp thời, có hiệu quả
Phương án này.
Điều 3. Quyết
định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1262/QĐ-UBND
ngày 09/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt phương án triển khai điều
trị cho bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Chánh Văn phòng UBND
tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan;
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- BCĐ PC dịch quốc gia (báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (báo cáo);
- Bộ Y tế (báo cáo);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ và các tổ chức CT-XH tỉnh;
- Thành viên BCĐ và Tổ giúp việc BCĐ;
- Thành ủy, Thị ủy, Huyện ủy;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VP, VXsln.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đỗ Minh Tuấn
|
PHƯƠNG ÁN
ĐIỀU TRỊ COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THANH HÓA
(Kèm theo Quyết định số 3414/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2021 của UBND tỉnh
Thanh Hóa)
Trước
tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, lây lan nhanh, mạnh, trên diện rộng
tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khu vực phía
Nam, cũng như những diễn biến mới của dịch bệnh trên địa bàn tỉnh ta trong
những ngày qua. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Công văn
số 359-CV/TU ngày 26/8/2021 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng,
chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Phương án “Điều
trị COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”,với các nội dung sau:
Phần I
THỰC TRẠNG CƠ SỞ Y TẾ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH
I. NHÂN
LỰC Y TẾ
1. Nhân
lực y tế của các đơn vị trực thuộc Sở Y tế
- Số nhân
lực y tế tại các cơ sở y tế hiện do Sở Y tế quản lý là 13.493 người chiếm 79,8%
tổng nhân lực y tế toàn tỉnh, được phân bổ cho 3 tuyến; Trình độ chuyên môn:
Bác sỹ 2.888 người, chiếm 29,6%; Điều dưỡng, hộ sinh, y sỹ 7.833 người, chiếm
58,1%; Kỹ thuật viên y 655 người, chiếm 4,9%; Dược sỹ 180 người, chiếm 1,3%; Y
tế công cộng 91 người, chiếm 0,7%.
Số Bác
sĩ: 2.888 người (trong đó bác sĩ Hồi sức cấp cứu: 143 người; Truyền nhiễm: 56;
nội khoa tổng hợp: 559; chuyên ngành khác: 3.742), các cán bộ có thể huy động
tham gia phòng, chống dịch COVID-19 là: 934 người.
2. Nhân lực
y tế thuộc các Bộ, ngành Trung ương quản lý và y tế tư nhân
Số nhân lực
y tế thuộc các bộ, ngành Trung ương quản lý là: 474 người chiếm 2,8% tổng số
nhân lực y tế toàn tỉnh, trong đó: 91 bác sĩ; điều dưỡng, nữ hộ sinh 240 người;
kỹ thuật viên y 47 người; dược 26 người; cán bộ khác 70 người.
Hệ thống
cơ sở y tế ngoài công lập có 17 bệnh viện: với 2.943 người chiếm 17,4% tổng số
nhân lực y tế toàn tỉnh, trong đó 759 bác sĩ; điều dưỡng, nữ hộ sinh 1.385
người; kỹ thuật viên y 267 người; Dược 165 người, cán bộ khác 367 người.
Ngoài ra
còn có các cán bộ y tế là giảng viên Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại
Thanh Hóa và giảng viên của các Trường cao đẳng Y, Dược trên địa bàn tỉnh.
II. CƠ SỞ
VẬT CHẤT
Tổng số
giường bệnh hiện có theo kế hoạch tại các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn tỉnh
là 15.370 giường (không bao gồm trạm y tế xã). Trong đó:
- Số
giường bệnh thuộc Sở Y tế quản lý là 11.580 giường (tuyến tỉnh 5.540 giường;
tuyến huyện 6.040 giường);
- Số
giường bệnh thuộc bộ, ngành Trung ương quản lý là 780 giường;
- Hệ
thống cơ sở y tế ngoài công lập: 3.010 giường bệnh tại 17 bệnh viện.
III.
THUỐC, TRANG THIẾT BỊ Y TẾ, VẬT TƯ Y TẾ
1. Thuốc
Hầu hết
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (viết tắt là bệnh viện) đều đã chủ động mua sắm,
đấu thầu tập trung thuốc tại đơn vị mình để phục vụ hoạt động khám bệnh, chữa
bệnh thường quy. Mặt khác theo quy định của Bộ Y tế, các bệnh viện cũng đã chủ
động xây dựng danh mục thuốc thiết yếu phục vụ công tác chăm sóc, điều trị cho
người bệnh COVID-19, sẵn sàng triển khai mua sắm theo các quy định hiện hành để
đáp ứng chăm sóc, điều trị bệnh nhân theo cấp độ dịch.
2. Trang
thiết bị
- Trang
thiết bị tại các bệnh viện đều được trang bị theo phân tuyến chuyên môn kỹ
thuật để đáp ứng nhu cầu chăm sóc, điều trị cho người bệnh. Trong trường hợp
cần thiết có thể đáp ứng để chăm sóc, điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 có
triệu chứng ở mức độ nhẹ và trung bình.
Tuy nhiên,
theo quy định tại Công văn số 5741/BYT-KCB ngày 19/7/2021 của Bộ Y tế về việc
củng cố hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh để bảo đảm công tác cấp cứu, điều trị
người bệnh COVID-19 thì cơ bản các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể đáp ứng
được yêu cầu chăm sóc cho người bệnh nặng và nguy kịch do thiếu hệ thống oxy
trung tâm, oxy khí nén, thở máy xâm nhập,… hoặc một số trang thiết bị cần thiết
để điều trị cho người bệnh như hệ thống lọc máu, máy khí máu, đông máu,…
- Các cơ
sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh hiện có 457 máy thở (máy thở chức năng cao,
máy thở xâm nhập, bao gồm cả loại máy thở có 2 chức năng xâm nhập và không xâm
nhập). Hệ thống trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO): Hiện có 02 hệ thống
tại Bệnh viện Nhi và Bệnh viện đa khoa tỉnh; Máy chạy thận nhân tạo 195 máy;
Máy lọc máu liên tục: 04 máy; Bơm tiêm điện: 685 cái; Máy truyền dịch: 223 cái;
số giường Hồi sức cấp cứu 278 giường…
- Đối với
hệ thống khí Oxy y tế tại các đơn vị: Hiện có 11 Bệnh viện sử dụng Oxy lỏng
(BVĐK tỉnh, Nhi, Phụ sản, Ung bướu, BVĐK Nghi Sơn, BVĐK khu vực Ngọc Lặc, BVĐK
huyện Hà Trung, Hoằng Hóa, Triệu Sơn, Yên Định, Hậu Lộc), các bệnh viện còn lại
sử dụng Oxy bình.
- Đối với
xe ô tô cứu thương hiện có 115 xe (bao gồm các cơ sở y tế công lập và ngoài
công lập và Trung tâm cấp cứu 115).
3. Sinh
phẩm xét nghiệm, vật tư y tế, trang thiết bị phòng hộ
Các đơn
vị y tế đã chủ động mua sắm sinh phẩm, vật tư y tế, trang thiết bị phòng hộ,…
đảm bảo công tác phòng, chống dịch tại bệnh viện; đồng thời, triển khai kỹ
thuật xét nghiệm test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 phục vụ công tác khám chữa
bệnh và yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19 của đơn vị. Việc cung ứng sinh phẩm
xét nghiệm SARS-CoV-2 phục vụ công tác phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Ban
Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh do Trung tâm Kiếm soát bệnh tật tỉnh
chịu trách nhiệm, tính đến thời điểm hiện tại chưa để xảy ra tình trạng thiếu
nguồn cung.
Tuy
nhiên, nếu số lượng bệnh nhân tăng cao, ngoài việc phải triển khai lấy mẫu xét
nghiệm cho bệnh nhân, nhân viên y tế tại các bệnh viện; nhân viên y tế, người
bệnh, người nhà người bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh khác, còn phải lấy mẫu
xét nghiệm SARS-CoV-2 với số lượng rất lớn tại cộng đồng.
IV. CÔNG
SUẤT XÉT NGHIỆM SARS-COV-2
- Xét
nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên (viết tắt là xét nghiệm test
nhanh): Hầu hết các cơ sở y tế đã thực hiện được kỹ thuật xét nghiệm test nhanh
phục vụ cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và đáp ứng nhu cầu xét nghiệm của
người dân, doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ công tác xét nghiệm theo yêu cầu
phòng chống dịch trong cộng đồng và tại các Chốt kiểm soát dịch bệnh liên tỉnh.
- Xét
nghiệm RT-PCR: Toàn tỉnh có 05 đơn vị (7 hệ thống xét nghiệm) thực hiện được kỹ
thuật xét nghiệm RT-PCR với công suất tối đa đạt khoảng 3.000 mẫu đơn/ngày và
nếu gộp 5 khoảng 15.000 mẫu gộp/ngày; gộp 10 khoảng 30.000 mẫu/ngày.
- Hiện nay
tỉnh ta đã được bổ sung thêm 10 Hệ thống xét nghiệm Realtime-PCR do Tập đoàn
Sun Group tài trợ, sau khi lắp đặt hoàn thành đạt khoảng 4.000 mẫu đơn/ngày và
nếu gộp 5 khoảng 20.000 mẫu gộp/ngày; gộp 10 khoảng 40.000 mẫu/ngày.
Ngoài ra
một số đơn vị y tế tư nhân đã chủ động bố trí kinh phí mua sắm hoặc liên doanh
với các cơ sở y tế ngoài tỉnh bố trí thêm hệ thống xét nghiệm Realtime-PCR để
triển khai xét nghiệm theo nhu cầu của người bệnh, như Bệnh viện đa khoa Hợp
Lực, Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC Thanh Hóa,…
Dự kiến
sau khi mua sắm bổ sung và lắp đặt 10 Hệ thống xét nghiệm RT- PCR do Tập đoàn
Sun Group tài trợ, số lượng mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 hàng ngày có thể đạt gần
8.000 mẫu đơn/ngày tương đương 40.000 mẫu gộp 5/ngày hoặc 80.000 mẫu gộp
10/ngày.
Phần II
KẾ HOẠCH ĐÁP ỨNG VỚI CÁC CẤP ĐỘ
DỊCH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục
đích
Nâng cao
năng lực ứng phó, chuẩn bị sẵn sàng, đáp ứng phù hợp, hiệu quả dịch bệnh lây
lan trong cộng đồng với các tình huống 1.000, 3.000, 5.000, 10.000 người
mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh cần chăm sóc y tế.
Ngăn chặn
và phát hiện sớm, cách ly triệt để trường hợp nhiễm SARS- CoV-2, khoanh vùng và
xử lý kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất số ca mắc và tử vong. Hạn chế, giảm
thiểu tác động của dịch bệnh đến phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, trật tự
trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu
cầu
- Quán
triệt, chấp hành tuyệt đối và triển khai khẩn trương, kịp thời các quyết định,
mệnh lệnh, chỉ thị, kế hoạch của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng,
Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia; của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo tỉnh;
nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành; triển khai
đồng bộ, quyết liệt các biện pháp bảo đảm sức khỏe người dân, hạn chế đến mức
thấp nhất số tử vong do COVID-19.
- Thực hiện
quyết liệt với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, chuyển từ phòng ngự sang
tấn công, lấy phòng dịch là cơ bản, thường xuyên, là chiến lược lâu dài, có ý
nghĩa then chốt; chống dịch là quan trọng, chủ động và quyết liệt, thần tốc.
- Kiên
định, thực hiện tốt các phương châm “Ngăn chặn hạn chế tối đa các nguồn lây
nhiễm, nhất là từ tỉnh ngoài, nước ngoài vào tỉnh; phát hiện sớm, cách ly các
trường hợp nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh; điều tra dịch tễ, phân loại, sàng lọc,
cách ly chặt chẽ; khoanh vùng, dập dịch; điều trị tích cực, kịp thời và hiệu
quả”; triển khai thực hiện nghiêm quy định 5K, tiêm vắc xin phòng bệnh và ứng
dụng công nghệ thông tin.
- Huy động
tối đa các nguồn lực; chủ động, tích cực chuẩn bị mọi mặt, thực hiện hiệu quả
phương châm “4 tại chỗ”; sẵn sàng hỗ trợ, chi viện cho các địa phương trong
tỉnh khi có yêu cầu.
- Thực
hiện tốt mục tiêu kép, chủ động, tích cực phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn
cho các sự kiện lớn của Đảng, Nhà nước, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội.
- Tất cả
các địa phương, đơn vị đều phải xây dựng và ban hành kế hoạch đáp ứng với từng
cấp độ dịch theo mô hình “Tháp ba tầng”.
II. CÔNG TÁC ĐIỀU TRỊ
1. Công
tác lấy mẫu và xét nghiệm SARS-CoV-2
Thực hiện
xét nghiệm thần tốc, mở rộng diện lấy mẫu khi xuất hiện ca mắc tại cộng đồng để
phát hiện sớm, khoanh vùng, cách ly kịp thời, hạn chế sự lan rộng của dịch
bệnh.
1.1.
Triển khai lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2
- Khi
xuất hiện ca bệnh tại cộng đồng cần triển khai ngay, trong thời gian nhanh
nhất, thần tốc lấy mẫu, xét nghiệm, tầm soát trên diện rộng (bằng test nhanh
kháng nguyên), trước hết tại các khu vực phong tỏa, có nguy cơ cao và rất cao,
các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời phát hiện và đưa các trường hợp
nhiễm COVID-19 (F0) ra khỏi cộng đồng nhanh nhất.
- Tổ chức
lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp Realtime- PCR để xác định người
mắc COVID-19 phải đảm bảo nguyên tắc đúng người, đúng đối tượng, chính xác,
hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí.
- Khẩn
trương xây dựng phương án hướng dẫn người dân, doanh nghiệp tự lấy mẫu xét
nghiệm nhanh kháng nguyên vi rút SARS-CoV-2.
- Khi
dịch lây lan ra cộng đồng có dấu hiệu gia tăng nhanh và khó kiểm soát, khẩn
trương xây dựng phương án và hướng dẫn người dân tự lấy mẫu, tự xét nghiệm bằng
test nhanh và thông báo kết quả xét nghiệm cho chính quyền, ngành y tế nếu có
nghi ngờ.
- Chi phí
xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 để điều tra, đánh giá ổ dịch, thực hiện theo yêu
cầu của cơ quan có thẩm quyền được ngân sách nhà nước đảm bảo, đối với các đối
tượng người Việt Nam ở trong nước phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung
trở lên theo yêu cầu của phòng chống dịch (Theo quy định tại Nghị quyết số
16/NQ-CP ngày 08/02/2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám chữa bệnh
và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19).
1.2. Công
tác tổ chức lấy mẫu và xét nghiệm SARS-CoV-2
a) Sở Y
tế chỉ đạo các cơ sở y tế mới được bổ sung hệ thống xét nghiệm Realtime-PCR
khẩn trương hoàn tất các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực, sớm đưa vào vận
hành, đồng thời đề nghị Bộ Y tế sớm cho phép thực hiện xét nghiệm khẳng định
COVID-19.
Khẩn
trương xây dựng phần mềm quản lý mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ tình hình thực tế, từng bước bổ sung các phòng xét nghiệm áp lực âm đáp
ứng yêu cầu đảm bảo an toàn sinh học trong xét nghiệm SARS-CoV-2.
b) Thành
lập Tổ điều phối xét nghiệm SARS-CoV-2 do một đồng chí lãnh đạo Sở Y tế làm Tổ
trưởng (sau đây gọi là Tổ điều phối xét nghiệm) để chỉ đạo các công việc sau:
- Tổ chức
lấy mẫu xét nghiệm bảo đảm khoa học, hiệu quả và thần tốc;
- Quản lý
mẫu và vận chuyển mẫu đến cơ sở xét nghiệm nhanh nhất;
- Chủ
động phân bổ và điều phối mẫu xét nghiệm theo hướng mỗi phòng xét nghiệm phụ
trách một số địa phương, đơn vị; khi phòng xét nghiệm chính nhận mẫu vượt công
suất, số mẫu vượt sẽ được điều phối về phòng xét nghiệm khác tùy tình hình thực
tế, để đảm bảo không ứ đọng và trả kết quả đúng thời hạn (thời gian trả kết quả
các xét nghiệm RT-PCR tính từ khi nhận mẫu: mẫu đơn trước 6 giờ, đối với mẫu
gộp từ 08 đến 12 giờ);
- Chỉ đạo
Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh thống kê số liệu các ca dương tính trên địa
bàn tỉnh, thông tin chính thức kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 (Theo khung giờ
của Bộ Y tế quy định và do giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh chịu
trách nhiệm);
- Huy
động và điều phối nhân lực tham gia lấy mẫu xét nghiệm (bao gồm nhân lực các cơ
sở y tế nhà nước, y tế tư nhân, Phân hiệu trường đại học y Hà Nội tại Thanh
Hóa, các trường cao đẳng y, dược trên địa bàn...);
- Tổ chức
tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng tham gia lấy mẫu xét nghiệm (hoàn thành trước
ngày 07/9/2021).
c) Yêu
cầu các huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng phương án bố trí nhân lực
lấy mẫu xét nghiệm và huy động nhân lực hỗ trợ hoạt động lấy mẫu xét nghiệm
như: ghi chép, nhập liệu, truyền thông, phân luồng… theo hướng dẫn của cơ quan
y tế.
1.3. Đối
tượng, tần suất thực hiện
Áp dụng
theo hướng dẫn tại Công điện số 1168/CĐ-BYT ngày 07/8/2021 của Bộ Y tế về tăng
cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; Quyết định số
3638/QĐ-BYT ngày 30/7/2021 của Bộ Y tế về Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng,
chống COVID-19.
a) Đối
với F0: Lấy mẫu đơn xét nghiệm cho toàn bộ số ca F0, tần suất trung bình thực
hiện khoảng 10 lần/01 bệnh nhân.
b) Đối
với F1: Lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ số ca F1, tần suất thực hiện khoảng 3
lần/1 người. Lấy mẫu đơn cho những người trong gia đình, người tiếp xúc trực
tiếp có nguy cơ cao, còn lại sử dụng mẫu gộp.
c) Đối
với F2:
- Lập
danh sách F2 và tùy vào tình hình đánh giá nguy cơ, dịch tễ để tiến hành lấy
mẫu bệnh phẩm xét nghiệm F2 mở rộng bằng test nhanh kháng nguyên.
- Tổ chức
cách ly F2 tại nhà trong khi chờ kết quả xét nghiệm Real time - PCR của F1:
+ Nếu kết
quả xét nghiệm Real time-PCR lần 1 của F1 dương tính với SARS-CoV-2 thì chuyển
cấp cách ly F2 lên thành F1.
+ Nếu kết
quả xét nghiệm Real time.
- PCR lần
1 của F1 âm tính với SARS-CoV-2 và của F2 (nếu có) âm tính với test nhanh kháng
nguyên, trên cơ sở đánh giá nguy cơ, dịch tễ để xác định F2 được kết thúc việc
cách ly tại nhà và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày, nếu xuất hiện
triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế và Tổ COVID
cộng đồng.
d) Đối
với các mẫu cộng đồng
- Với khu
vực nguy cơ rất cao (khu vực phong tỏa): Lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người
dân 3 - 5 ngày/lần. Phương pháp thực hiện xét nghiệm RT- PCR mẫu gộp hoặc test
nhanh kháng nguyên và có thể thí điểm gộp mẫu 3, gộp mẫu 5 đối với xét nghiệm
kháng nguyên nhanh.
- Khu vực
nguy cơ cao: Lấy mẫu gộp toàn bộ người dân 7 ngày/lần (có thể tăng tần suất nếu
cần) tại nhà ở/hộ gia đình.
- Các khu
vực khác:
+ Thực
hiện giám sát và xét nghiệm tầm soát, lấy mẫu đại diện thành viên của nhà ở/hộ
gia đình, khu nhà ở, khu trọ,... hoặc người được phép đi ra ngoài nhà (đi lấy
thực phẩm, làm nhiệm vụ, làm việc theo yêu cầu, khám bệnh chữa bệnh…).
+ Thực
hiện xét nghiệm tầm soát 100% với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở,
viêm đường hô hấp... tại cộng đồng.
- Tổ chức
hướng dẫn người dân, người lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu, cụm
công nghiệp tự lấy mẫu xét nghiệm. Đối với các địa phương không thực hiện giãn
cách tiếp tục đẩy mạnh việc xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
e) Đối
với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Thực hiện xét nghiệm tầm soát 100% với các
trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp... đến bệnh viện
khám, chữa bệnh và theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
1.4. Số
lượng mẫu dự kiến theo cấp độ dịch: Dự kiến 01F0 có 10F1, 01F1 có
15F2.
1.4.1.
Cấp độ 1. Số lượt người dự kiến được lấy mẫu: 790.000 lượt, trong đó:
- F0:
1.000 người x 10 lượt: = 10.000 lượt.
- F1:
10.000 người x 3 lượt: = 30.000 lượt.
- F2:
150.000 người x 1 lượt: = 150.000 lượt.
- Xét
nghiệm diện rộng tại cộng đồng: = 600.000 lượt.
1.4.2.
Cấp độ 2. Số lượt người dự kiến được lấy mẫu: 1.470.000 lượt, trong đó:
- F0: 3.000 người x
10 lượt: = 30.000 lượt.
- F1: 30.000 người x
3 lượt: = 90.000 lượt.
- F2: 450.000 người x
1 lượt: = 450.000 lượt.
- Xét nghiệm diện
rộng tại cộng đồng: = 900.000 lượt.
1.4.3. Cấp độ 3. Số lượt người dự kiến
được lấy mẫu: 2.150.000 lượt, trong đó:
- F0: 5.000 người x
10 lượt: = 50.000 lượt.
- F1: 50.000 người x
3 lượt: = 150.000 lượt.
- F2: 750.000 người x
1 lượt: = 750.000 lượt.
- Xét nghiệm diện
rộng tại cộng đồng: = 1.200.000 lượt.
1.4.4. Cấp độ 4. Số lượt người dự
kiến được lấy mẫu: 3.900.000 lượt, trong đó:
- F0: 10.000 người x
10 lượt: = 100.000 lượt.
- F1: 100.000 người x
3 lượt: = 300.000 lượt.
- F2: 1.500.000 người
x 1 lượt: = 1.500.000 lượt.
- Xét nghiệm diện
rộng tại cộng đồng: = 2.000.000 lượt.
2. Công tác điều trị
2.1. Phân loại cấp độ
dịch
Phân loại theo các
cấp độ để triển khai các biện pháp phù hợp đáp ứng với tình hình dịch, cụ thể:
- Cấp độ 1: Dưới
1.000 ca mắc.
- Cấp độ 2: Có từ
1.000 - 3.000 ca mắc.
- Cấp độ 3: Có từ
3.000 - 5.000 ca mắc.
- Cấp độ 4: Có từ
5.000 - 10.000 ca mắc.
2.2. Nguyên tắc chăm
sóc, điều trị
Tất cả các bệnh nhân
được phát hiện mắc COVID-19 đều được điều trị tại các bệnh viện hoặc khu cách
ly để theo dõi sức khỏe, chăm sóc y tế theo Mô hình “Tháp ba tầng”, như
sau:
2.3. Cơ sở điều trị
a) Hệ thống Bệnh viện
điều trị bệnh nhân COVID-19 cho các Bệnh nhân thuộc tầng 2 và tầng 3, bao gồm:
+ Bệnh viện số 1:
Bệnh viện Phổi Thanh Hóa (350 giường).
+ Bệnh viện số 2:
Bệnh viện Ung bướu (300 giường, dự kiến mở rộng tối đa 500 giường).
+ Bệnh viện số 3: Đề
nghị Bộ Y tế chuyển Bệnh viện phục Hồi chức năng Trung ương thành Bệnh viện
điều trị COVID số 03 (350 giường).
b) Bệnh viện đa khoa
tỉnh chuẩn bị 50 giường điều trị những trường hợp nặng, nguy kịch, theo chỉ đạo
của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh.
c) Khi Bệnh viện điều
trị COVID-19 số 01, 02, 03 có dấu hiệu quá tải, giao Sở Y tế tham mưu bố trí
thêm các bệnh viện chuyên điều trị bệnh nhân COVID-19, gồm: Bệnh viện Nội tiết
(240 giường); Bệnh viện đa khoa huyện Yên Định (280 giường); Bệnh viện đa khoa
quốc tế Hợp Lực (300 giường); hoặc đề xuất xây dựng Bệnh viện dã chiến.
d) Tại 27 Bệnh viện
huyện, thị xã, thành phố (bao gồm cả 02 Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc và
Bệnh viện đa khoa khu vực Nghi Sơn) có nhiệm vụ tiếp nhận và thu dung điều trị
bệnh nhân COVID-19 thuộc Tầng 1 (sau đây gọi là bệnh viện đa khoa tuyến huyện).
e) Trong trường hợp
tại địa bàn huyện, thị xã, thành phố hoặc các huyện gần nhau có số lượng bệnh
nhân mắc COVID-19 tăng nhanh, số lượng lớn, thì trưng dụng 01 Bệnh viện tại khu
vực đó làm bệnh viện thu dung, điều trị cho bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng.
Đồng thời, di chuyển toàn bộ bệnh nhân đang điều trị bệnh thông thường đến
khám, điều trị, tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện khác hoặc trạm y tế tuyến
xã phù hợp với mức độ, tình trạng bệnh và nơi cư trú của người bệnh.
Riêng đối với khu vực
có mật độ dân số đông như: Thành phố Thanh Hóa và thị xã Nghi Sơn khi diễn biến
dịch bệnh tăng nhanh, có thể trưng dụng các Bệnh viện ngoài công lập, khách
sạn, ký túc xá các trường đại học, cao đẳng,... làm cơ sở điều trị bệnh nhân
tại tầng 1.
2.4. Nhiệm vụ của các
Tầng điều trị
Theo Quyết định số
4111/QĐ-BYT ngày 26/8/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn thiết lập cơ sở thu dung, điều
trị COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng.
2.5. Phân bố cơ sở
điều trị theo từng cấp độ
- Căn cứ theo Phân
loại mức độ lâm sàng người bệnh dựa trên phân tích của Bộ Y tế: Người bệnh
không triệu chứng và nhẹ khoảng 80%; người mức độ vừa khoảng 10% và người bệnh
nặng và nguy kịch khoảng 10%.
- Căn cứ quy mô
giường bệnh tại 27 bệnh viện đa khoa tuyến huyện có 7.040 giường (có Phụ lục
01 chi tiết kèm theo).
Phân bổ cơ sở điều
trị theo từng cấp độ như sau:
2.5.1. Cấp độ 1: Dưới
1.000 người mắc COVID-19
Tầng
|
Số
lượng giường bệnh
|
Cơ
sở điều trị
|
3
|
100
|
1. Bệnh viện điều
trị COVID-19 số 01: Tại Bệnh viện Phổi (350 giường)
2. Bệnh viện đa
khoa tỉnh (50 giường)
|
2
|
100
|
1
|
800
|
27 Bệnh viện đa
khoa tuyến huyện mỗi bệnh viện bố trí khoảng 40 giường bệnh/Bệnh viện (khi
số bệnh nhân tại Bệnh viện điều trị COVID-19 số 01 đạt công suất 300 giường,
thì các bệnh viện đa khoa tuyến huyện bắt đầu tiếp nhận các bệnh nhân mắc
COVID-19).
|
2.5.2. Cấp độ 2: Từ
1.000 đến dưới 3.000 người mắc COVID-19
Tầng
|
Số
lượng giường bệnh
|
Cơ
sở điều trị
|
3
|
300
|
1. Bệnh viện điều
trị COVID-19 số 01: Tại Bệnh viện Phổi (350 giường)
2. Bệnh viện điều
trị COVID-19 số 02: Tại Bệnh viện Ung bướu (300 giường)
3. Bệnh viện đa
khoa tỉnh (50 giường)
|
2
|
300
|
1
|
2.400
|
27 Bệnh viện đa
khoa tuyến huyện mỗi bệnh viện bố trí 40% giường bệnh.
|
2.5.3. Cấp độ 3: Từ
3.000 đến dưới 5.000 người mắc COVID-19
Tầng
|
Số
lượng giường bệnh
|
Cơ
sở điều trị
|
3
|
500
|
1. Bệnh viện điều
trị COVID-19 số 01: Tại Bệnh viện Phổi (350 giường)
2. Bệnh viện điều
trị COVID-19 số 02: Tại Bệnh viện Ung bướu (300 giường)
3. Bệnh viện điều
trị COVID-19 số 03: Tại Bệnh viện Phụ hồi chức năng Trung ương (350 giường)
4. Bệnh viện đa
khoa tỉnh (50 giường)
|
2
|
500
|
1
|
4.000
|
Tăng quy mô điều
trị tại 27 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, mỗi bệnh viện bố trí 60% giường
bệnh.
|
2.5.4. Cấp độ 4: Từ
5.000 đến dưới 10.000 người mắc COVID-19
Tầng
|
Số
lượng giường bệnh
|
Cơ
sở điều trị
|
3
|
1.000
|
1. Bệnh viện điều
trị COVID-19 số 01: Tại Bệnh viện Phổi (350 giường)
2. Bệnh viện điều
trị COVID-19 số 02: Tại Bệnh viện Ung bướu (Tăng quy mô lên 500 giường)
3. Bệnh viện điều
trị COVID-19 số 03: Tại BV Phục hồi chức năng Trung ương (350 giường)
4. Bệnh viện điều
trị COVID-19 số 04: Tại Bệnh viện Nội Tiết (240 giường)
5. Bệnh viện điều
trị COVID-19 số 05: Tại Bệnh viện đa khoa huyện Yên Định (280 giường)
6. Bệnh viện điều
trị COVID-19 số 06: Trưng dụng tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hợp Lực (300
giường)
7. Bệnh viện đa
khoa tỉnh (50 giường)
|
2
|
1.000
|
1
|
8.000
|
- 25 Bệnh viện
tuyến huyện (Trừ BVĐK khu vực Nghi Sơn và Yên Định) duy trì 60% giường bệnh
tại các Bệnh viện (3.840 giường).
- Triển khai điều
trị bệnh nhân tại BV PHCN tỉnh (120 giường).
- Đề nghị chuyển
chức năng các khu cách ly tập trung thành nơi điều trị:
+ Khu cách ly tập
trung tại Trung tâm GDQP Trường Đại học Hồng Đức (500 giường).
+ Trường Cao đẳng
Nông Lâm tại huyện Triệu Sơn (500 giường).
+ Khu cách ly tập
trung Trung đoàn 762, phường Đông Lĩnh, thành phố Thanh Hóa (200 giường).
+ Đề nghị Bộ Quốc
Phòng hỗ trợ Thanh Hóa trưng dụng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1, Thị xã Bỉm Sơn (500
giường).
+ Khu cách ly tập
trung Trung đoàn 270 (Sư đoàn 341, QK 4) đóng trên địa bàn phường Nguyên
Bình, thị xã Nghi Sơn (200 giường).
+ Căn cứ vào tình
hình dịch tại các huyện, thị xã, thành phố bố trí 01 khu cách ly điều trị ít
nhất 100 giường tại Công sở cũ, Ký túc xá Trường học...Trưng dụng
khách sạn, Nhà nghỉ...
|
2.6. Nguyên tắc sắp
xếp bố trí nhân lực y tế trong chăm sóc, điều trị theo Tầng.
- Các bệnh viện tuyến
tỉnh, tuyến huyện phải xây dựng kế hoạch sẵn sàng bố trí nguồn nhân lực chăm
sóc, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 của đơn vị mình gửi Sở Y tế để tổng hợp và
huy động khi có yêu cầu; đồng thời bố trí nhân sự tham gia chăm sóc, điều trị
bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện.
- Tại các bệnh viện
thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19: Sử dụng toàn bộ lãnh đạo và hệ thống các
khoa, phòng tham gia lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động công tác khám bệnh,
chữa bệnh cho người mắc COVID-19.
- Giao Sở Y tế:
+ Tham mưu cho UBND
tỉnh Quyết định trưng dụng cán bộ, phân công lãnh đạo điều hành tại các khu
cách ly điều trị (trưởng các bộ phận) và nhân lực y tế được huy động tham gia
từ các bệnh viện trong tỉnh.
+ Tham mưu vận động
cán bộ y tế đã nghỉ hưu trên địa bàn tỉnh tham gia công tác điều trị tại các
Bệnh viện công lập (không điều trị bệnh nhân COVID- 19), để có điều kiện chuyển
cán bộ tại các Bệnh viện không điều trị COVID-19 tăng cường hỗ trợ đối với các
Bệnh viện điều trị COVID-19 có nhu cầu.
+ Tùy theo số lượng
bệnh nhân, tham mưu bố trí nhân sự tham gia vào các Tầng chăm sóc, điều trị.
(có phụ lục 02, 03
chi tiết kèm theo).
2.7. Đáp ứng oxy y tế
theo từng cấp độ:
- Cấp độ 1. Dưới
1.000 ca mắc: Trung bình 01 ngày khoảng 9 tấn oxy lỏng tương đương 7.357.320 m3.
- Cấp độ 2. Có từ
1.000 - 3.000 ca mắc: Trung bình 01 ngày khoảng 28 tấn oxy lỏng tương đương
22.071.960 m3.
- Cấp độ 3. Có từ
3.000 - 5.000 ca mắc: Trung bình 01 ngày khoảng 47 tấn oxy lỏng tương đương
36.786.600 m3.
- Cấp độ 4. Có từ
5.000 - 10.000 ca mắc: Trung bình 01 ngày khoảng 95 tấn oxy lỏng tương đương
73.443.600 m3.
(Có Phụ lục 04 chi
tiết kèm theo).
3. Công tác hậu cần
3.1. Huy động, mua
sắm trang thiết bị y tế, thuốc, vật tư y tế, hóa chất xét nghiệm phòng, chống
dịch
- Huy động trang
thiết bị y tế hiện có tại các cơ sở khám, chữa bệnh để sử dụng cho các bệnh
viện chăm sóc, điều trị người bệnh mắc COVID-19.
- Rà soát trang thiết
bị còn thiếu; thống nhất, lựa chọn các trang thiết bị cần thiết, dự báo khó
cung ứng hoặc bắt buộc phải chuẩn bị sẵn; khẩn trương xây dựng kế hoạch mua
sắm, bổ sung kịp thời theo các cấp độ dịch theo các quy định hiện hành.
+ Cấp độ 1: Triển
khai Bệnh viện Phổi thành Bệnh viện điều trị COVID-19 số 01 với quy mô 350
giường (trong đó có 250 giường điều trị bệnh nhân vừa, nặng và bệnh nhân cấp
cứu; 100 giường hồi sức tích cực); bổ sung Hệ thống oxy lỏng cho Bệnh viện
Nội tiết; bổ sung trang thiết bị cho Bệnh viện đa khoa tỉnh; rà soát bổ sung
trang thiết bị cho các Bệnh viện đa khoa tuyến huyện.
+ Cấp độ 2: Bổ sung
trang thiết bị cho Bệnh viện Ung bướu thành Bệnh viện điều trị COVID-19 số 02
với quy mô 300 giường (trong đó có 200 điều trị bệnh nhân vừa, nặng và bệnh
nhân cấp cứu; 100 giường hồi sức tích cực); Bệnh viện Phục hồi chức năng
Trung ương thành Bệnh viện điều trị COVID-19 số 03 với quy mô 350 giường bệnh (trong
đó có 200 điều trị bệnh nhân vừa, nặng và bệnh nhân cấp cứu; 150 giường hồi sức
tích cực); tiếp tục rà soát bổ sung các trang thiết bị Bệnh viện đa khoa
Yên Định; Bổ sung trang thiết bị cho các Bệnh viện đa khoa tuyến huyện như máy
đo SpO2, HFNC...
+ Cấp độ 3: Tiếp tục
rà soát, bổ sung trang thiết bị cho các bệnh viện đa khoa Quốc tế Hợp Lực (nếu
thiếu) và các Bệnh viện khác khi có nhu cầu.
- Rà soát, huy động
xe ô tô cứu thương của các Bệnh viện công lập, ngoài công lập, Trung tâm cấp
cứu 115; trưng dụng xe tư nhân, hệ thống xe tắc xi, xe chở khách... để xây dựng
kế hoạch vận chuyển bệnh nhân cấp cứu khi có yêu cầu. Tổ chức hệ thống tiếp
nhận xử lý thông tin cấp cứu và điều phối phương tiện vận chuyển bệnh nhân, vận
chuyển thuốc, vật tư, sinh phẩm...
- Triển khai mua sắm
thuốc, vật tư y tế, trang phục bảo hộ để cung ứng cho các bệnh viện chăm sóc,
điều trị người nhiễm COVID-19, đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế tham gia
phòng, chống dịch.
- Giao Sở Y tế chịu
trách nhiệm tham mưu thống nhất quản lý, phân bổ, điều phối trang thiết bị y
tế, thuốc, vật tư y tế, hóa chất xét nghiệm phòng, chống dịch trong toàn tỉnh.
- Dự kiến kinh phí:
Có phụ lục 05 chi tiết kèm theo.
Đơn
vị tính: 1.000 đồng
TT
|
Nội
dung
|
Cấp
độ 1.000 ca mắc
|
Cấp
độ 3.000 ca mắc
|
Cấp
độ 5.000 ca mắc
|
Cấp
độ 10.000 ca mắc
|
1
|
Trang
thiết bị điều trị
|
208.839.690
|
621.291.870
|
1.044.198.450
|
2.097.717.990
|
2
|
Vật
tư tiêu hao thiết yếu
|
139.372.715
|
418.212.011
|
696.863.575
|
2.613.456.478
|
3
|
Phương
tiện phòng hộ
|
37.963.188
|
113.889.457
|
189.815.841
|
379.631.073
|
4
|
Thuốc
thiết yếu
|
274.873
|
824.620
|
1.374.365
|
159.126.645
|
5
|
Sinh
phẩm xét nghiệm
|
15.300.000
|
45.900.000
|
76.500.000
|
153.000.000
|
|
Tổng
cộng
|
417.385.883
|
1.247.031.549
|
2.086.929.417
|
5.402.922.945
|
3.2. Phương án bảo
đảm ăn, ở cho cán bộ y tế và tình nguyện viên tham gia điều trị bệnh nhân
COVID-19
- Bố trí một số khách
sạn để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe cho các cán bộ, nhân viên y
tế trong thời gian thực hiện nhiệm vụ điều trị bệnh nhân mắc COVID-19, đặc biệt
đối với nhân viên y tế tham gia điều trị tại Tầng 2 và 3.
- Đảm bảo công tác
dinh dưỡng cho cán bộ tham gia điều trị, bệnh nhân đang điều trị trong bệnh
viện COVID-19.
- Chi trả chế độ cho
cán bộ nhân viên y tế, người tình nguyện tham gia chống dịch theo Nghị quyết
16/NQ-CP ngày 08/02/2021 của Chính Phủ và các Văn bản hướng dẫn của Bộ Tài
chính và Bộ Y tế, Công văn số 6401/BYT-KHTC ngày 07/8/2021 của Bộ Y tế về hướng
dẫn thực hiện chế độ chi cho cán bộ y tế, tình nguyện viên đi hỗ trợ các tỉnh
chống dịch COVID-19.
III.
NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Nguồn kinh phí
phòng, chống dịch được lấy từ nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ, ngân sách
tỉnh, nguồn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác để đảm bảo công tác phòng,
chống dịch bệnh COVID-19.
- Việc bố trí nguồn
kinh phí phải theo nguyên tắc hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu diễn
biến phức tạp của dịch bệnh và tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.
- Đối với kinh phí
mua sắm trang thiết bị: Trước mắt tập trung đầu tư mua sắm một số trang thiết
bị cần thiết phục vụ cho công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân nặng và triển
khai khu vực Hồi sức tích cực cho bệnh nhân.
Tùy theo nguồn lực
của tỉnh, từng bước bố trí mua sắm bổ sung thêm các trang thiết bị, vật tư, hóa
chất, sinh phẩm xét nghiệm, quần áo bảo hộ để đảm bảo đáp ứng tối đa theo các
cấp độ dịch.
IV.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đề nghị Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể
Tiếp tục vận động,
kêu gọi toàn dân, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân chung tay ủng hộ nguồn
lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh trong thời gian tới.
2. Đề nghị Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy
Chỉ đạo tuyên truyền,
định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về các biện pháp phòng,
chống dịch COVID-19; kịp thời biểu dương gương người tốt, việc tốt, các điển
hình tiên tiến trong thực thi nhiệm vụ, chấp hành tốt các quy định phòng, chống
dịch COVID-19.
3. Sở Y tế
3.1. Tham mưu thành
lập Sở chỉ huy điều trị COVID-19 để triển khai các hoạt động đáp ứng yêu cầu
của các cấp độ dịch.
3.2. Tham mưu thành
lập Tổ quản lý, điều động nhân lực điều trị COVID-19 toàn tỉnh (bao gồm nhân
lực lấy mẫu xét nghiệm, nhân lực điều trị tại các bệnh viện), do một đồng chí
lãnh đạo Sở Y tế làm Tổ trưởng.
3.3. Tham mưu thành
lập Hội đồng tư vấn chuyên môn điều trị COVID-19, để cập nhật phác đồ điều trị
COVID-19 mới của Ban Chỉ đạo quốc gia và Bộ Y tế; theo dõi, hướng dẫn các đơn
vị trong quá trình điều trị bệnh nhân COVID-19; tham gia hỗ trợ hội chẩn liên
viện, quyết định chuyển tuyến khi cần thiết, cho ý kiến về phác đồ điều trị đối
với các ca bệnh phức tạp. Phân công một đồng chí lãnh đạo Sở Y tế làm chủ tịch
Hội đồng.
3.4. Tham mưu thành
lập Tổ điều phối xét nghiệm SARS-CoV-2 do một đồng chí lãnh đạo Sở Y tế làm Tổ
trưởng.
3.5. Tham mưu thành
lập Tổ điều phối tiêm vắc xin do một đồng chí lãnh đạo Sở Y tế làm Tổ trưởng.
3.6. Tham mưu thành
lập Tổ quản lý, phân bổ, điều phối trang thiết bị y tế, thuốc, vật tư y tế, hóa
chất xét nghiệm phòng, chống dịch; điều phối Oxy, đảm bảo không thiếu Oxy trong
quá trình điều trị bệnh nhân, do một đồng chí lãnh đạo Sở Y tế làm Tổ trưởng.
3.7.Tham mưu thành
lập Tổ đảm bảo hậu cần để chỉ đạo, điều phối cung ứng lương thực, thực phẩm,
huy động, vận động nguồn thực phẩm (rau, củ, quả, thịt, trứng…), hỗ trợ bếp ăn
tại các bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19.
3.8. Theo dõi sát,
cập nhật thường xuyên diễn biến dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, các tỉnh trong
cả nước để kịp thời tham mưu cho BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, UBND tỉnh
ban hành các văn bản triển khai hoạt động phòng, chống dịch; huy động sự tham
gia của các cấp, các ngành trong tỉnh hoặc đề nghị sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ
Y tế, các tỉnh bạn,...
3.9. Tham mưu xây
dựng phương án bố trí các trạm xá xã, phường, thị trấn tham gia khám, điều trị
bệnh thông thường, trong trường hợp các bệnh viện đa khoa huyện, thị, thành phố
đã bố trí trên 40% số giường bệnh điều trị bệnh nhân COVID-19. Sẵn sàng tham
gia công tác lấy mẫu và làm test nhanh sàng lọc; triển khai theo dõi, quản lý,
chăm sóc y tế F0 tại nhà khi được yêu cầu.
3.10. Chủ trì, phối
hợp với Sở Giao thông vận tải, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị rà soát
số lượng xe ô tô cứu thương trong các đơn vị y tế công lập và ngoài công lập;
xây dựng kế hoạch trưng dụng các loại phương tiện cấp cứu người bệnh khi có yêu
cầu.
3.11. Chủ trì, phối
hợp với Sở Giao thông vận tải tổ chức đưa đón chuyên gia, nhân viên y tế của
các tỉnh, thành bạn đến hỗ trợ cho tỉnh; đưa đón bệnh nhân mới phát hiện đến cơ
sở y tế phù hợp.
3.12. Phối hợp với Sở
Tài chính dự toán kinh phí mua trang thiết bị y tế, thuốc, vật tư y tế, hóa
chất, trang phục phòng hộ cá nhân... trình UBND tỉnh phê duyệt theo các cấp độ
dịch. Hướng dẫn các đơn vị thực hiện quy trình mua sắm theo quy định.
3.13. Phối hợp với
Công an tỉnh, các ngành chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai
lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tại cộng đồng; đưa người nhiễm COVID-19, người có
tiếp xúc gần (F1) đi cách ly tập trung; xử lý các trường hợp vi phạm phòng,
chống dịch tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, khu điều trị cách ly tập trung;
thực hiện nhiệm vụ tại các Chốt Kiểm soát dịch bệnh;
Phối hợp xử lý các
trường hợp tử vong tại bệnh viện do mắc COVID-19 (bao gồm thực hiện các thủ tục
theo quy định, bảo quản thi hài, hỏa táng, bảo quản tro cốt, bàn giao tro
cốt...).
3.14. Phối hợp với Sở
Tài nguyên & Môi trường xử lý rác thải tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh,
khu cách ly tập trung. Xây dựng quy trình hướng dẫn về xử lý tử thi mắc
COVID-19 tại cơ sở y tế và tại cộng đồng.
3.15. Chỉ đạo các
bệnh viện triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 ở cấp độ cao nhất
không để dịch xâm nhập vào hệ thống khám bệnh, chữa bệnh. Chuẩn bị sẵn sàng
nguồn lực để tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Trước mắt, các cơ sở
y tế tiếp tục thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo đúng chức năng, nhiệm vụ được
giao. Căn cứ vào các cấp độ dịch, xây dựng các Phương án để triển khai thực
hiện việc tiếp nhận, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19. Tổ chức phân luồng,
sàng lọc, bố trí khu cách ly điều trị cho người nghi nhiễm, người nhiễm
COVID-19 ít nhất 20 giường bệnh.
3.16. Chỉ đạo các
Bệnh viện tư nhân và phòng khám tư nhân cần tiếp tục triển khai các biện pháp
phòng, chống dịch bệnh COVID-19; đảm bảo bệnh viện, phòng khám an toàn trong
phòng chống dịch.
Tùy theo khả năng,
năng lực, trình độ chuyên môn của nhân viên y tế và các hướng dẫn hiện hành tích
cực tham gia vào các hoạt động phòng, chống dịch chung của toàn tỉnh, trong đó
có hoạt động xét nghiệm SARS-CoV-2 để giảm tải cho các cơ sở y tế công lập.
4. Công an tỉnh
4.1. Chủ trì, phối
hợp với các ban, sở, ngành truy vết các đối tượng F0, F1, F2,… đảm bảo thần
tốc, quyết liệt, chính xác theo quy định.
4.2. Chủ trì, tham
mưu cho UBND tỉnh triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự, xử lý các vi
phạm trong phòng chống dịch bệnh COVID-19.
4.3. Chủ trì, phối
hợp với các ban, sở, ngành đảm bảo an toàn, an ninh trật tự tại các khu phong
tỏa, khu cách ly; khu lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 diện rộng, tại cộng đồng,
tại khu công nghiệp, doanh nghiệp.
4.4. Chịu trách nhiệm
phụ trách, điều hành các Chốt Kiểm soát bệnh dịch do Ban Chỉ đạo phòng, chống
dịch COVID-19 tỉnh quyết định.
5. Bộ Chỉ huy Quân sự
tỉnh
5.1. Tham mưu cho
UBND tỉnh; chủ trì, phối hợp với các ban, sở, ngành chịu trách nhiệm điều hành
hoạt động của các khu cách ly tập trung. Chỉ đạo, phối hợp với UBND huyện, thị
xã, thành phố tổ chức các khu cách ly tập trung và các khu điều trị cách ly khi
có yêu cầu.
5.2. Cử lực lượng
phối hợp cùng Công an tỉnh bảo đảm an ninh trật tự; tham mưu đề nghị Bộ Tư lệnh
Quân khu 4 tăng cường lực lượng, phương tiện phun khử khuẩn các khu vực có nguy
cơ lây nhiễm cao, quy mô lớn theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch
COVID-19 tỉnh.
5.3. Phối hợp với Sở
Xây dựng, Sở Y tế, tăng cường lực lượng vận chuyển trang thiết bị để lắp đặt
phục vụ hoạt động của các khu điều trị cách ly tập trung để thu dung, điều trị,
cách ly cho người mắc COVID-19.
5.4. Phối hợp với các
ban, sở, ngành liên quan thực hiện nhiệm vụ kiểm soát tại các Chốt kiểm soát
dịch do Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh quyết định.
6. Sở Tài chính
Chủ động, tham mưu
cho UBND tỉnh đảm bảo kinh phí cho công tác phòng, chống dịch; Tham mưu cho
UBND tỉnh kịp thời cấp kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch, đặc biệt là
kinh phí phục vụ mua sắm trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm xét nghiệm để sẵn
sàng ứng phó với diễn biến tình hình dịch.
7. Sở Kế hoạch &
Đầu tư
Phối hợp với các Sở,
ngành, địa phương chủ động rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh các kế
hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt để tập trung nguồn lực cho công
tác phòng, chống dịch COVID-19.
8. Sở Giao thông vận
tải
Chủ động tham mưu cho
Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời ban hành các văn bản tăng cường các biện pháp
phòng, chống dịch COVID-19 liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải; đồng thời
tạo điều kiện vận chuyển hàng hóa giữa các địa phương.
Chủ trì, phối hợp với
Sở Y tế bố trí xe, phương tiện tổ chức đưa đón các chuyên gia, nhân viên y tế
từ tỉnh khác đến hỗ trợ tỉnh; đưa đón bệnh nhân mới phát hiện đến các cơ sở y
tế phù hợp; vận chuyển lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cung cấp cho các cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh, khu cách ly, phong tỏa.
9. Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với
Sở Y tế triển khai khu điều trị cách ly tập trung theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo
phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh.
10. Sở Thông tin và
Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp
với Sở Y tế, cập nhật nhanh chóng, chính xác tình hình, diễn biến của dịch bệnh
COVID-19 trên các trang thông tin, điện tử của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp
với Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan: triển khai thống nhất, hiệu quả
các nền tảng công nghệ trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh; Kiểm
tra, đôn đốc việc triển khai, thực hiện ứng dụng nền tảng công nghệ trong
phòng, chống dịch COVID-19 của các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp,
tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; phối hợp bảo đảm trang thiết bị công nghệ
thông tin tại các cơ sở y tế và các chốt kiểm dịch; Nghiên cứu, triển khai các
giải pháp công nghệ mới để áp dụng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19
trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác
tuyên truyền, phổ biến các kiến thức, văn bản hướng dẫn của các cấp, các ngành trong
công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19; ngăn chặn, xử lý các thông tin không
đúng sự thật, tin giả, … trên các trang mạng xã hội; không để xảy ra tình trạng
hoang mang, lo lắng trong cộng đồng dân cư do thiếu thông tin, thông tin không
minh bạch, chính xác.
11. Các Sở Công thương,
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quản lý thị trường và các ngành liên quan
Đảm bảo đầy đủ lương
thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân trên địa bàn tỉnh. Tuyệt
đối không để xảy ra tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm nhất là trong các cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh, khu cách ly, phong tỏa.
Tăng cường kiểm tra,
xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng, gây
khan hiếm giả, buôn bán hàng giả, hàng nhái trên thị trường, nhất là các mặt
hàng thiết yếu trong phòng chống dịch; tập trung kiểm tra, giám sát các siêu
thị, đơn vị phân phối các mặt hàng lương thực, mỳ gói, nước uống... đảm bảo lưu
thông hàng hóa trên địa bàn.
12. Sở Tài nguyên
& Môi trường
Chủ trì, hướng dẫn,
kiểm tra các cơ sở y tế, khu điều trị, khu phong tỏa, khu cách ly tập trung
phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh tại các cơ
sở y tế theo đúng quy định tại Quyết định số 3455/QĐ- BCĐQG ngày 05/8/2020 của
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 ban hành "Hướng dẫn
quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng, chống dịch COVID-19". Bố trí quỹ
đất thực hiện mai táng người tử vong do nhiễm, nghi nhiễm COVID-19 trong trường
hợp vượt quá khả năng của UBND huyện, thị xã, thành phố. Xây dựng phương án xử
lý thi hài người tử vong do mắc COVID 19 theo hướng dẫn của ngành Y tế.
13. Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch
Chủ trì, phối hợp với
Sở Y tế bố trí nơi ăn, nghỉ cho các đoàn chu yên gia hỗ trợ từ Trung ương và
các đoàn công tác hỗ trợ từ tỉnh bạn (nếu có).
14. UBND các huyện,
thị xã, thành phố
- Trên cơ sở Kế hoạch
của Ủy ban nhân dân tỉnh, khẩn trương xây dựng Kế hoạch dự phòng, điều trị
COVID-19 tại địa phương phù hợp với tình hình thực tế, trong đó phải xác định
rõ các địa điểm được trưng dụng để điều trị, cách ly người mắc COVID-19, người
tiếp xúc gần với người mắc COVID-19 để đáp ứng yêu cầu "4 tại chỗ".
- Trực tiếp chỉ đạo,
điều hành, giám sát hoạt động phòng, chống dịch khi dịch xảy ra tại các xã,
phường, thị trấn trên địa bàn huyện; Chủ trì xây dựng kế hoạch, tổ chức thực
hiện, giám sát, báo cáo kết quả lấy mẫu xét nghiệm SARS- CoV-2 tại các khu cách
ly, phong tỏa, khu dân cư theo kế hoạch đề ra.
- Chủ động bố trí khu
vực cách ly tập trung cho những đối tượng F1 đảm bảo các quy định về giãn cách
phòng, chống dịch bệnh; bố trí lương thực, thực phẩm phục vụ cho nhân viên,
người bị cách ly (F1) tại địa phương.
- Chủ động, phối hợp
với các sở, ngành tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa, lương thực, thực
phẩm, sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp trên địa bàn và đảm bảo an ninh, trật
tự, an ninh lương thực tại các khu phong tỏa, cách ly, các bệnh viện điều trị
bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn.
- Chỉ đạo các phòng,
ban chức năng trực thuộc, đơn vị y tế trên địa bàn nhanh chóng triển khai các
hoạt động phòng, chống dịch khi phát hiện các ca mắc mới trong cộng đồng.
- Chủ động bố trí
nguồn lực tại chỗ; phối hợp với các sở, ngành triển khai các hoạt động phòng,
chống dịch tại địa phương đạt hiệu quả.
- Chủ trì, phối hợp
với Sở Y tế xử lý thi hài người mắc COVID-19 có hộ khẩu thường trú tại địa
phương theo quy định.
15. Các sở, ngành theo
chức năng nhiệm vụ được giao chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống
dịch bệnh COVID -19. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi để
xảy ra tình trạng lây nhiễm COVID-19 trong các cơ quan, đơn vị phụ trách, quản
lý.
Trên đây là Phương án
điều trị COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; đề nghị các sở, ban, ngành, cơ
quan thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh, UBND các huyện, thị
xã, thành phố và các cơ quan liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.
PHỤ
LỤC 01
TỔNG HỢP GIƯỜNG BỆNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN THAM
GIA ĐIỀU TRỊ COVID-19
(Kèm
theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày / /2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)
TT
|
Bệnh
viện
|
Tổng
giường bệnh hiện có
|
Ghi
chú
|
I
|
Tổng tuyến tỉnh
|
5.540
|
|
1
|
Bệnh viện Đa khoa
tỉnh
|
1.200
|
|
2
|
Bệnh viện đa khoa
khu vực Nghi Sơn
|
360
|
|
3
|
Bệnh viện đa khoa
khu vực Ngọc Lặc
|
640
|
|
4
|
Bệnh viện Phụ Sản
|
750
|
|
5
|
Bệnh viện Phổi
|
500
|
|
6
|
Bệnh viện Tâm Thần
|
270
|
|
7
|
Bệnh viện Phục hồi
chức năng tỉnh
|
120
|
|
8
|
Bệnh viện Y dược cổ
truyền
|
230
|
|
9
|
Bệnh viện Mắt
|
180
|
|
10
|
Bệnh viện Da Liễu
|
100
|
|
11
|
Bệnh viện Nhi
|
750
|
|
12
|
Bệnh viện Nội tiết
|
240
|
|
13
|
Bệnh viện ung bướu
|
200
|
|
II
|
Tổng tuyến huyện
|
6.040
|
|
1
|
Bệnh viện đa khoa
TP Sầm Sơn
|
160
|
|
2
|
Bệnh viện đa khoa
Thị xã Bỉm Sơn
|
170
|
|
3
|
Bệnh viện đa khoa
TP Thanh Hoá
|
230
|
|
4
|
Bệnh viện đa khoa
huyện Nga Sơn
|
300
|
|
5
|
Bệnh viện đa khoa
huyện Hậu Lộc
|
290
|
|
6
|
Bệnh viện đa khoa
huyện Hoằng Hoá
|
340
|
|
7
|
Bệnh viện đa khoa
huyện Quảng Xương
|
340
|
|
8
|
Bệnh viện đa khoa
huyện Hà Trung
|
350
|
|
9
|
Bệnh viện đa khoa
huyện Đông Sơn
|
200
|
|
10
|
Bệnh viện đa khoa
huyện Thiệu Hoá
|
240
|
|
11
|
Bệnh viện đa khoa
huyện Yên Định
|
280
|
|
12
|
Bệnh viện đa khoa
huyện Vĩnh Lộc
|
200
|
|
13
|
Bệnh viện đa khoa
huyện Thọ Xuân
|
360
|
|
14
|
Bệnh viện đa khoa
huyện Nông Cống
|
270
|
|
15
|
Bệnh viện đa khoa
huyện Triệu Sơn
|
320
|
|
16
|
Bệnh viện đa khoa
huyện Cẩm Thuỷ
|
260
|
|
17
|
Bệnh viện đa khoa
huyện Thạch Thành
|
290
|
|
18
|
Bệnh viện đa khoa
huyện Bá Thước
|
260
|
|
19
|
Bệnh viện đa khoa
huyện Lang Chánh
|
180
|
|
20
|
Bệnh viện đa khoa
huyện Quan Hoá
|
140
|
|
21
|
Bệnh viện đa khoa
huyện Quan Sơn
|
120
|
|
22
|
Bệnh viện đa khoa
huyện Mường Lát
|
130
|
|
23
|
Bệnh viện đa khoa
huyện Như Xuân
|
200
|
|
24
|
Bệnh viện đa khoa
huyện Như Thanh
|
170
|
|
25
|
Bệnh viện đa khoa
huyện Thường Xuân
|
240
|
|
|
Toàn tỉnh
|
11.580
|
|
PHỤ
LỤC 02
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN LỰC CƠ SỞ THU DUNG VÀ
ĐIỀU TRỊ COVID-19 THUỘC TẦNG 1
(Kèm
theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày / /2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)
(1) Khu phân loại
người bệnh: Có nơi tiếp đón người bệnh, buồng khám phân loại.
(2) Khu điều trị nội
trú:
+ Khu điều trị người
bệnh: phân khu theo yếu tố dịch tễ, ngày vào, ngày xét nghiệm;
+ Khu điều trị cho
người bệnh đã có kết quả SARS-CoV-2 âm tính;
+ Khu chờ chuyển viện
cho bệnh nhân COVID-19 diễn biến nặng.
(3) Khu cận lâm sàng
(nếu có): siêu âm xách tay, Xquang di động.
(4) Khu cấp phát
dược: thuốc thông thường.
(5) Các khu vực
chuyên môn khác tại cơ sở có thể được bổ sung tùy theo tình hình thực tế tại Cơ
sở.
(6) Các bộ phận chức
năng kế hoạch tổng hợp, kiểm soát nhiễm khuẩn, hành chính nhân sự và các phòng
chức năng khác (nếu cần).
- Nhân lực
+ Ban giám đốc gồm:
01 Giám đốc và các Phó giám đốc
+ Số lượng nhân lực:
- Số lượng nhân sự dự
kiến: 2 bác sỹ, 08 điều dưỡng/100 bệnh nhân.
Nếu số lượng tại khu
cách ly điều trị đạt 500 bệnh nhân bổ sung thêm 01 Kỹ thuật viên/điều dưỡng lấy
mẫu xét nghiệm, 01 điều dưỡng hỗ trợ kiểm soát nhiễm khuẩn. Nếu số lượng tại
khu cách ly điều trị đạt 1.000 bệnh nhân bổ sung thêm 02-03 kỹ thuật viên/điều
dưỡng lấy mẫu xét nghiệm, 02-03 điều dưỡng hỗ trợ kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Nhiệm vụ: Theo dõi
sức khỏe; cung cấp suất ăn cho người bệnh; thu gom rác thải tại phòng bệnh; chỉ
định, thực hiện chỉ định điều trị; lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2; ghi chép hồ
sơ bệnh án, hoàn tất thủ tục bệnh nhân ra viện, chuyển viện.
- Chế độ làm việc:
Chia thành 2 tổ, mỗi tổ gồm 1 bác sỹ và 04 điều dưỡng, làm việc theo chế độ
cách nhật (nếu số lượng bệnh nhân nhiều, được bổ sung nhân lực, Giám đốc
Bệnh viện có trách nhiệm phân công hỗ trợ các khu vực phù hợp).
+ Bác sỹ điều trị:
mỗi ngày có 1 bác sỹ là tổ trưởng, chỉ đạo điều hành hoạt động của điều dưỡng,
người hỗ trợ để theo dõi sức khỏe, động viên, ổn định tâm lý cho toàn bộ số
bệnh nhân được phân công. Chịu trách nhiệm báo cáo Trưởng khu cách ly điều trị
và lãnh đạo Bệnh viện (được phân công quản lý) khi bệnh nhân có diễn biến nặng
cần chuyển Tầng điều trị cao hơn.
+ Điều dưỡng: mỗi
ngày có 03 điều dưỡng chăm sóc trực tiếp làm việc tại vòng trong, 01 điều dưỡng
hành chính làm việc tại vòng ngoài.
+ Nhân viên vệ sinh,
nhân lực phục vụ khác: Thực hiện Theo quy định tại Quyết định 878/QĐ-BYT ngày
12/3/2020 về việc ban hành hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung
phòng, chống dịch COVID-19./.
PHỤ
LỤC 03
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN LỰC CƠ SỞ THU DUNG VÀ
ĐIỀU TRỊ COVID-19 THUỘC TẦNG 2, TẦNG 3
(Kèm
theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày / /2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)
(1) Giám đốc Bệnh
viện: 01 Giám đốc
(2). Phó Giám đốc
Bệnh viện
a) Phó giám đốc bệnh
viện do Giám đốc Sở Y tế bổ nhiệm hoặc điều động từ cơ sở khác;
b) Phó giám đốc bệnh
viện thực hiện các chức trách, nhiệm vụ do Giám đốc bệnh viện phân công.
(3) Cơ cấu khoa,
phòng
a) Các phòng chức
năng chính gồm: Theo cơ cấu phòng chức năng của Bệnh viện được giao nhiệm vụ
b) Các bộ phận chuyên
môn điều trị COVID-19 bao gồm:
1. Bộ phận Khám sàng
lọc người bệnh COVID-19
2. Bộ phận Điều trị
cho người bệnh COVID-19 có bệnh nền
3. Bộ phận Hồi sức
tích cực
4. Bộ phận Điều trị
người bệnh COVID-19 mức độ vừa
5. Bộ phận Cận lâm
sàng: Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm
6. Bộ phận Dược - vật
tư y tế
7. Bộ phận Dinh dưỡng
- khu vực Nhà ăn
8. Bộ phận Kiểm soát
nhiễm khuẩn
Căn cứ vào điều kiện
thực tế của Bệnh viện có thể bố trí các khoa hoặc khu vực sau: (1) Thận nhân
tạo; (2) Phẫu thuật - GMHS; (3) Sản phụ khoa; (4) Nhi; (5) Lưu giữ, bảo quản tử
thi; (6) Khu nghỉ ngơi cho người phục vụ.
(4) Nhân lực
a) Về nhân lực chung
được xây dựng theo nguyên tắc:
- Phương án nhân lực
gồm trưởng nhóm, bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, tình nguyện viên, hỗ trợ hậu cần,
chống nhiễm khuẩn, dược, dinh dưỡng, an ninh và trật tự theo từng ê kíp cho mỗi
phiên làm việc 8h.
- Xây dựng theo đơn
vị người bệnh (ví dụ: Số lượng nhân lực theo dõi, điều trị cho 20-40 người
bệnh COVID-19); và theo tình hình dịch, trong đó chú ý phân công cụ thể chi
tiết vị trí công việc, đảm bảo giãn cách giữa các thành viên.
- Có tính đến thời
gian nghỉ ngơi cho nhân viên y tế.
b) Số lượng và cơ cấu
nhân lực y tế trực tiếp điều trị COVID-19 được xác định trên cơ sở tỷ trọng
người bệnh giữa các khu vực trong bệnh viện: điều trị cho người bệnh có bệnh
nền; hồi sức cấp cứu (bệnh nhân nặng, nguy kịch); chăm sóc, điều trị người bệnh
ở mức độ vừa.
c) Ước tính nhân lực
y tế cho một số Khoa như sau:
- Khoa tiếp đón và
sàng lọc bệnh nhân: Cần tối thiểu 4 kíp, mỗi kíp 1 Bác sĩ và 2 Điều dưỡng.
- Khoa điều trị cho
người bệnh có bệnh nền: Cần tối thiểu 4 kíp, mỗi kíp gồm 3 người: 1 Bác sĩ; 2
Điều dưỡng phục vụ cho số lượng từ 01-40 bệnh nhân.
- Khoa hồi sức tích
cực: Cần tối thiểu 4 kíp, mỗi kíp gồm 7 người: 2 Bác sĩ (ít nhất 1 Bác sĩ được
đào tạo, tập huấn về hồi sức cấp cứu); 5 Điều dưỡng phục vụ cho số lượng từ
05-15 bệnh nhân.
- Khoa chăm sóc, điều
trị người bệnh ở mức độ vừa: Cần tối thiểu 4 kíp, mỗi kíp gồm 3 người: 1 Bác
sĩ; 2 Điều dưỡng phục vụ cho số lượng từ 01 -50 bệnh nhân.
(Trong tình huống
dịch bùng phát nếu khó khăn về nhân lực chưa được đáp ứng được theo định mức
trên Sở Y tế chịu trách nhiệm bố trí nhân lực theo thực tế hiện có)./.