ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2924/QĐ-UBND
|
Bình
Phước, ngày 12 tháng 11 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CUNG ỨNG, SỬ DỤNG OXY Y TẾ CHO CÁC
CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền
nhiễm ngày 21/11/2007;
Căn cứ Quyết định số 447/QĐ-TTg
ngày 01/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố dịch Covid-19;
Căn cứ Nghị Quyết số 86/NQ-CP của
Chính phủ ngày 06/8/2021 về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh
Covid-19;
Căn cứ Quyết định số 4308/QĐ-BYT
ngày 07/9/2021 của Bộ Y tế phê duyệt Đề án Tăng cường khả năng cung ứng, sử dụng
oxy y tế cho các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19;
Căn cứ Công điện số 1323/CĐ-BYT
ngày 05/9/2021 của Bộ Y tế về quyết liệt triển khai các giải pháp giảm tử vong
do Covid-19;
Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ
trình số 318/TTr-SYT ngày 05/11/2021,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết
định này Đề án Tăng cường khả năng cung ứng, sử dụng oxy y tế cho các cơ sở điều
trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Thủ trưởng các sở, ban,
ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Y tế;
- TTTU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP, các Phòng;
- Lưu: VT, P.KGVX, T-2910/11.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Tuyết Minh
|
ĐỀ ÁN
TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CUNG ỨNG, SỬ DỤNG OXY Y TẾ CHO CÁC CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ BỆNH
NHÂN COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2924/QĐ-UBND ngày 12/11/2021 của UBND tỉnh
Bình Phước)
I. SỰ CẦN THIẾT
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Đến 10h00 ngày 11/11/2021, tỉnh Bình
Phước đã ghi nhận 2.691 ca dương tính với Covid-19, hiện còn 941 bệnh nhân đang
điều trị, 1.735 bệnh nhân đã xuất viện, 15 bệnh nhân tử vong. Dự báo tình hình
dịch bệnh còn tiếp tục diễn biến phức tạp, số ca mắc sẽ tiếp tục tăng nhanh, có
nguy cơ đe dọa đến sức khỏe, tính mạng người dân.
Kinh nghiệm chống dịch tại một số tỉnh,
thành phố có dịch bùng phát mạnh cho thấy các yếu tố quyết định trong điều trị
bệnh nhân Covid-19 là oxy y tế, thuốc và trang thiết bị y tế. Oxy y tế là một
trong những vật tư thiết yếu nhất để cứu chữa các bệnh nhân Covid-19 nặng nói
riêng và các tình trạng bệnh khác nói chung.
Về thực trạng oxy y tế của tỉnh Bình
Phước, hầu hết các Trạm Y tế không có bình oxy y tế, nhiều Trung tâm Y tế có
giường hồi sức tích cực nhưng không có hệ thống oxy trung tâm, hệ thống khí nén
nên không sử dụng được máy thở. Có nơi có hệ thống oxy trung tâm phục vụ điều
trị cấp cứu thông thường nhưng qua thời gian đã xuống cấp hoặc trang thiết bị lạc
hậu không phù hợp với hệ thống nén khí áp lực cao phục vụ điều trị Covid-19.
Các cơ sở y tế chưa quan tâm đầu tư
mua sắm bổ sung hệ thống oxy lỏng trung tâm, nhất là bồn, bình oxy lỏng và chai
oxy khí cùng các thiết bị đầu cuối cho bệnh nhân Covid-19. Điều này ảnh hưởng lớn
đến công tác điều trị bệnh nhân Covid-19, do các bệnh nhân này phải sử dụng một
lượng rất lớn oxy y tế.
Trong khi đó, tỉnh Bình Phước hiện
chưa có cơ sở sản xuất, cung ứng oxy y tế. Vì vậy, việc xây dựng Đề án Tăng cường
khả năng cung ứng, sử dụng oxy y tế cho các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19
là nhiệm vụ hết sức cần thiết và cấp bách nhằm chủ động đáp ứng công tác điều
trị bệnh nhân Covid-19.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày
23/11/2009;
- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
ngày 21/11/2007;
- Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày
06/8/2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh
Covid-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội
khóa XV.
- Công điện số 749/CĐ-BCĐQG ngày
26/5/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 về việc khẩn
trương rà soát và tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực, điều trị người
bệnh Covid-19 tại các địa phương theo đúng phương châm “4 tại chỗ”;
- Quyết định số 3616/QĐ-BYT ngày
29/7/2021 của Bộ Y tế phê duyệt Đề án Tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích
cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 nặng;
- Quyết định số 3668/QĐ-BYT ngày
02/8/2021 của Bộ Y tế thành lập Tổ công tác điều phối ô xy y tế phục vụ điều trị
người bệnh Covid-19 toàn quốc;
- Quyết định số 4111/QĐ-BYT ngày
26/8/2021 của Bộ Y tế ban hành tài liệu Hướng dẫn thiết lập cơ sở thu dung, điều
trị Covid-19 theo mô hình tháp 3 tầng;
- Quyết định số 4308/QĐ-BYT ngày 07/9/2021
của Bộ Y tế về Đề án tăng cường khả năng cung ứng, sử dụng oxy y tế cho các cơ
sở điều trị bệnh nhân Covid-19;
- Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày
06/10/2021 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19;
- Công văn số 5821/BYT-TB-CT ngày
20/7/2021 của Bộ Y tế rà soát phương án đảm bảo nguồn cung ứng và sử dụng oxy y
tế cho công tác phòng, chống dịch;
- Công văn số 6976/BYT-TB-CT ngày
24/8/2021 của Bộ Y tế về việc đảm bảo oxy y tế cho công tác cấp cứu, điều trị
Covid-19;
- Công văn số 7138/BYT-TB-CT ngày
27/8/2021 về việc đôn đốc đảm bảo oxy y tế cho công tác cấp cứu, điều trị người
bệnh Covid-19 trong tình hình mới;
- Công văn số 4841/BTC-HCSN ngày
12/5/2021 hướng dẫn nguồn kinh phí, cơ chế mua sắm trong điều kiện có dịch bệnh
Covid-19.
III. MỤC TIÊU, YÊU
CẦU VÀ THỜI GIAN TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu chung
Chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức
kết nối chặt chẽ cung - cầu để khai thác và sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực
sản xuất oxy y tế; chuẩn bị cơ sở hạ tầng oxy y tế điều trị bệnh nhân Covid-19
theo các kịch bản, diễn biến dịch bệnh với phương châm “4 tại chỗ”.
2. Mục tiêu cụ thể
- Bố trí đảm bảo oxy y tế trong tình
huống 1.000 ca đang điều trị; 5.000 ca đang điều trị và 10.000 ca đang điều trị
cho các bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
- Tổng hợp năng lực cung ứng, vận
chuyển, dự trữ oxy y tế trong tỉnh, chuẩn bị hạ tầng oxy y tế theo các tình huống,
diễn biến dịch bệnh Covid-19. Xây dựng phương án dự phòng cho cung ứng, dự trữ.
3. Yêu cầu
- Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống
chính trị; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong triển khai Đề án; đảm
bảo an toàn phòng, chống dịch cho các lực lượng tham gia.
- Đảm bảo các điều kiện về năng lực
tiếp nhận đưa vào sử dụng, dự trữ sẵn sàng oxy y tế và cập nhật năng lực cung ứng
của các đơn vị sản xuất, cung cấp, vận chuyển khí oxy y tế cho các bệnh viện,
cơ sở y tế.
4. Thời gian triển khai
a) Giai đoạn 1: Các địa phương, nơi
có tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như: Đồng Phú, Chơn Thành, Đồng Xoài,
Phước Long... chủ động lập kế hoạch và triển khai ngay các hoạt động cấp bách, ứng
phó với tình huống đảm bảo oxy y tế cho 1.000 - 5.000 bệnh nhân Covid-19 trên địa
bàn tỉnh trong vòng tối đa 01 tháng và các địa phương khác hoàn thành kế hoạch
của địa phương trong vòng 02 tháng sau khi Đề án được ký ban hành.
b) Giai đoạn 2: Tiếp tục triển khai
các hoạt động chưa hoàn thiện, mở rộng quy mô, nâng cấp cơ sở hạ tầng oxy, mua
sắm thiết bị chứa oxy... đảm bảo ứng phó với tình huống có 10.000 bệnh nhân Covid-19
trên địa bàn tỉnh.
IV. GIẢI PHÁP
1. Công tác chỉ
đạo điều hành:
- Theo dõi, đánh giá tình hình sử dụng,
nhu cầu oxy y tế theo các tình huống số ca mắc Covid-19 trên địa bàn để kịp thời
chỉ đạo triển khai Đề án đáp ứng theo từng mức độ dịch bệnh.
- Thiết lập Bộ phận điều phối oxy y tế
tỉnh, là đầu mối để các cơ sở điều trị liên lạc khi cần sự hỗ trợ.
- Hợp tác, phối hợp với các đơn vị sản
xuất, cung ứng đảm bảo năng lực cung ứng oxy y tế đáp ứng nhu cầu. Tăng cường
kêu gọi, có chính sách ưu tiên hỗ trợ các nhà sản xuất oxy y tế trên địa bàn (nếu
có) để đảm bảo ổn định nguồn cung ứng.
- Tăng cường tổ chức kết nối, trao đổi
thông tin giữa các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 với nhà sản xuất, nhà cung
cấp oxy y tế.
- Kịp thời bố trí kinh phí đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị hệ thống oxy y tế theo các kịch bản ca mắc
đã được phê duyệt.
- Tăng cường giải pháp ứng dụng công
nghệ thông tin theo dõi, điều hành công tác sử dụng oxy y tế tại các bệnh viện,
cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên kết nối, cập nhật thông tin với Tổ
công tác điều phối oxy - Bộ Y tế.
2. Cách tính
toán nhu cầu sử dụng oxy y tế:
a) Nguyên tắc phân luồng, điều phối
oxy y tế:
- Việc phân loại người bệnh theo mức độ
bệnh căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 06/10/2021
ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19, Công văn số 5741/BYT-KCB
ngày 19/7/2021 của Bộ Y tế về việc củng cố hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh để bảo
đảm công tác cấp cứu, điều trị người bệnh Covid-19. Theo đó: Bệnh nhân không
triệu chứng, nhẹ chiếm 83,6%; mức độ trung bình chiếm 07%; bệnh nhân nặng cần
thở oxy, oxy gọng kính chiếm 3,8%; bệnh nhân rất nặng cần thở máy xâm nhập và
không xâm nhập chiếm 3,6%; bệnh nhân nguy kịch và ECMO chiếm 02%.
- Trên cơ sở phân loại người bệnh
theo mức độ bệnh sẽ phân chia các cơ sở thu dung điều trị như sau:
+ Cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân
không triệu chứng và nhẹ.
+ Cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân
vừa và nặng.
+ Cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân
nặng và nguy kịch cần điều trị hồi sức tích cực.
- Việc điều phối oxy y tế đến các cơ
sở thu dung, điều trị trong từng thời điểm căn cứ vào việc sử dụng thực tế tại
các cơ sở được phân công thu dung, điều trị.
b) Đáp ứng điều trị bệnh nhân
Covid-19 theo từng giai đoạn và mức độ bệnh:
* Đáp ứng trong tình huống có
1.000 bệnh nhân Covid-19
- Nhu cầu sử dụng khí oxy y tế để điều
trị bệnh nhân trong 01 ngày như sau:
STT
|
Nội
dung
|
Số
bệnh nhân
|
Nhu
cầu oxy trong 01 ngày (lít)
|
1.
|
Tầng 1: Bệnh nhân mức độ không
triệu chứng và nhẹ
|
836
|
151.200
|
|
Người bệnh nhẹ, không cần thở oxy
|
794
|
0
|
|
Người bệnh thở qua gọng kính
|
21
|
37.800
|
|
Thở oxy qua mask
|
21
|
113.400
|
2.
|
Tầng 2: Bệnh nhân mức độ vừa và
nặng
|
112
|
1.080.000
|
|
Người bệnh mức độ vừa
|
70
|
0
|
|
Người bệnh suy hô hấp, oxy gọng
kính
|
6
|
43.200
|
|
Người bệnh suy hô hấp, thở oxy qua
mask
|
32
|
691.200
|
|
Thở oxy dòng cao HFNC
|
4
|
345.600
|
3.
|
Tầng 3: Bệnh nhân mức độ nặng và
nguy kịch
|
52
|
3.245.400
|
|
Thở máy không xâm nhập
|
15
|
574.200
|
|
Rất nặng: Thở máy xâm nhập
|
37
|
2.664.000
|
|
ECMO
|
1
|
7.200
|
Tổng số (lít)
|
4.476.600
|
Quy đổi ra oxy khí (m3):
lít/1000
|
4.477
|
Tương đương oxy lỏng (tấn): m3/777
|
5,8
|
Tương đương chai 40 lít: m3/6
|
746
|
- Nhu cầu sử dụng cho 14 ngày oxy lỏng:
81,2 tấn hoặc chai 40 lít: 10.444 chai.
- Nhu cầu sử dụng cho 30 ngày oxy lỏng:
174 tấn hoặc chai 40 lít: 22.380 chai.
* Đáp ứng trong tình huống có
5.000 bệnh nhân Covid-19
- Nhu cầu sử dụng khí oxy y tế đề điều
trị bệnh nhân trong 01 ngày như sau:
STT
|
Nội
dung
|
Số
bệnh nhân
|
Nhu
cầu oxy trong 01 ngày (lít)
|
1.
|
Tầng 1: Điều trị bệnh nhân mức độ
không triệu chứng và nhẹ
|
4.180
|
756.000
|
|
Bệnh nhân nhẹ, không cần thở oxy
|
3.970
|
0
|
|
Bệnh nhân thở qua gọng kính
|
105
|
189.000
|
|
Thở oxy qua mask
|
105
|
567.000
|
2.
|
Tầng 2: Điều trị bệnh nhân mức độ
vừa và nặng
|
560
|
5.400.000
|
|
Người bệnh mức độ vừa
|
350
|
0
|
|
Người bệnh suy hô hấp, oxy gọng
kính
|
30
|
216.000
|
|
Người bệnh suy hô hấp, thở oxy qua
mask
|
160
|
3.456.000
|
|
Thở oxy dòng cao HFNC
|
20
|
1.728.000
|
3.
|
Tầng 3: Điều trị bệnh nhân mức độ
nặng và nguy kịch
|
260
|
16.214.400
|
|
Thở máy không xâm nhập
|
72
|
2.851.200
|
|
Rất nặng: Thở máy xâm nhập
|
185
|
13.320.000
|
|
ECMO
|
3
|
43.200
|
Tổng số (lít)
|
22.370.400
|
Quy đổi ra oxy khí (m3):
lít/1000
|
22.370
|
Tương đương oxy lỏng (tấn): m3/777
|
28,8
|
Tương đương chai 40 lít: m3/6
|
3.729
|
- Sử dụng 14 ngày oxy lỏng: 403,2 tấn
hoặc chai 40 lít: 52.206 chai.
- Sử dụng 30 ngày oxy lỏng: 864 tấn
hoặc chai 40 lít: 111.870 chai.
* Đáp ứng trong tình huống có 10.000
bệnh nhân Covid-19
- Nhu cầu sử dụng khí oxy y tế để điều
trị bệnh nhân trong 01 ngày như sau:
STT
|
Nội
dung
|
Số
bệnh nhân
|
Nhu
cầu oxy trong 01 ngày (lít)
|
1.
|
Tầng 1: Bệnh nhân mức độ không
triệu chứng và nhẹ
|
8.360
|
1.512.000
|
|
Bệnh nhân nhẹ, không cần thở oxy
|
7.940
|
0
|
|
Bệnh nhân thở qua gọng kính
|
210
|
378.000
|
|
Thở oxy qua mass
|
210
|
1.134.000
|
2.
|
Tầng 2: Bệnh nhân mức độ vừa và
nặng
|
1.120
|
10.800.000
|
|
Người bệnh mức độ vừa
|
700
|
0
|
|
Người bệnh suy hô hấp, oxy gọng
kính
|
60
|
432.000
|
|
Người bệnh suy hô hấp, thở oxy qua
mass
|
320
|
6.912.000
|
|
Thở oxy dòng cao HFNC
|
40
|
3.456.000
|
3.
|
Tầng 3: Bệnh nhân mức độ nặng và
nguy kịch
|
520
|
32.454.000
|
|
Thở máy không xâm nhập
|
145
|
5.742.000
|
|
Rất nặng: Thở máy xâm nhập
|
370
|
26.640.000
|
|
ECMO
|
5
|
72.000
|
Tổng
số (lít)
|
44.766.000
|
Quy đổi ra oxy khí (m3):
lít/1000
|
44.766
|
Tương đương oxy lỏng (tấn): m3/777
|
57,6
|
Tương đương chai 40 lít: m3/6
|
7.461
|
- Sử dụng 14 ngày oxy lỏng: 806,4 tấn
hoặc chai 40 lít: 104.454 chai.
- Sử dụng 30 ngày oxy lỏng: 1.728 tấn
hoặc chai 40 lít: 223.830 chai.
3. Củng cố và
nâng cấp hệ thống khí y tế tại các cơ sở điều trị Covid-19:
3.1. Yêu cầu chung
a) Các loại khí y tế cho các tầng điều
trị:
Cơ sở điều trị Covid-19 cần có các loại
khí y tế sau:
- Trạm y tế lưu động: Bình oxy 3m3.
- Tầng 1: Oxy khí nén.
- Tầng 2: Oxy khí nén kết hợp oxy lỏng,
khí nén y tế 4 bar.
- Tầng 3: Oxy lỏng, khí nén y tế 4
bar, khí hút chân không.
b) Yêu cầu đối với hệ thống oxy trung
tâm:
- Mô hình hệ thống: Nguồn khí trung
tâm - hệ thống truyền dẫn - kiểm soát - hệ thống thiết bị đầu cuối.
- Có nguồn dự phòng đảm bảo cung cấp
liên tục của hệ thống.
- Cung cấp đầy đủ, liên tục các loại
khí y tế tới nơi sử dụng với chất lượng tiêu chuẩn dùng trong y tế.
- Các đầu ra: Thuận tiện cho thao tác
sử dụng an toàn.
- Đảm bảo an toàn về vệ sinh y tế, an
toàn cháy nổ, an toàn điện.
- Hệ thống có thể nâng cấp và mở rộng
khi cần thiết.
- Số lượng, chủng loại khí phù hợp với
phân tầng điều trị bệnh nhân Covid-19 của từng cơ sở điều trị.
- Đối với các cơ sở thu dung, điều trị
mức độ nặng và nguy kịch, số lượng ổ khí ra đảm bảo 100% số giường.
3.2. Giải pháp khí y tế cho các tầng
điều trị
a) Trạm Y tế lưu động:
Tùy tình hình dịch bệnh trên địa bàn,
chuẩn bị mỗi Trạm Y tế có ít nhất 02 bình loại 05 lít, túi oxy và 02 đồng hồ đo
áp suất oxy; 02 mặt nạ thở oxy và các phụ kiện cần thiết khác để sử dụng oxy
cho người bệnh.
b) Tầng 1: Cơ sở thu dung, điều trị bệnh
nhân không triệu chứng và nhẹ
Tại tầng điều trị này chỉ sử dụng oxy
gọng kính, thở qua mặt nạ thở, không yêu cầu thiết lập hệ thống trung tâm. Lựa
chọn sử dụng các loại chai cho tầng điều trị này:
- Loại chai 40 lít.
- Loại chai 8-10 lít.
c) Tầng 2: Cơ sở thu dung, điều trị bệnh
nhân mức độ vừa và nặng
* Khí oxy
Tại tầng điều trị này sử dụng các loại
oxy gọng kính, thở qua mặt nạ và thở HFNC. Khuyến cáo nâng cấp, mở rộng hệ thống
khí oxy y tế trung tâm tại các cơ sở đã có hệ thống oxy trung tâm; đối với các
cơ sở chưa có hệ thống khí y tế trung tâm, cần xây dựng mới. Số lượng tính toán
căn cứ theo quy mô số giường của từng cơ sở điều trị. Lựa chọn loại bồn, bình,
chai cho hệ thống oxy:
- Loại bồn chứa oxy lỏng ≥ 6 m3
dùng cho các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện tuyến huyện quy mô lớn.
- Loại bình di động chứa oxy ≥ 0,175m3
lỏng, khuyến cáo dùng cho các bệnh viện tuyến huyện chưa có hệ thống oxy trung
tâm.
- Loại chai 8- 40 lít dùng hỗn hợp.
Chú ý công suất giàn hóa hơi và
van giảm áp phù hợp với lưu lượng sử dụng đồng thời ở mức 100%, dùng 2 giàn hoá
hơi để làm việc luân phiên tránh hiện tượng giảm hiệu suất trao đổi nhiệt khi
hoạt động liên tục.
* Khí nén:
- Căn cứ vào tính năng kỹ thuật của
máy oxy dòng cao (HFNC) để tính toán công suất khí nén của các cơ sở điều trị.
- Hệ thống khí nén trung tâm máy nén
khí: Số lượng 02 máy nén khí trục vít hoặc xoắn ốc.
- Bộ điều khiển trung tâm: Điều khiển
nguồn, báo động, và các cài đặt chạy luân phiên cho máy nén.
d) Tầng 3: Cơ sở thu dung, điều trị bệnh
nhân mức độ nặng và nguy kịch
* Khí oxy
Đây là tầng điều trị cao nhất trong hệ
thống điều trị bệnh nhân Covid-19, tại các cơ sở này dùng oxy thở máy không xâm
nhập, thở máy xâm nhập và ECMO cần nhu cầu oxy với lưu lượng lớn, bắt buộc phải
xây dựng hệ thống cấp khí oxy trung tâm. Số lượng ở Bệnh viện dã chiến Đồng
Phú, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện dã chiến số 1... căn cứ theo quy mô số
giường của từng cơ sở điều trị để thiết lập hệ thống phù hợp.
Ưu tiên lựa chọn loại bồn chứa oxy lỏng
cho hệ thống oxy trung tâm ≥ 10 m3.
Lựa chọn công suất giàn hóa hơi và
van giảm áp phù hợp với lưu lượng sử dụng đồng thời ở mức 100%, dùng 2 giàn hoá
hơi để làm việc luân phiên tránh hiện tượng giảm hiệu suất trao đổi nhiệt khi
hoạt động liên tục.
* Khí nén: Dùng cho các máy thở công
suất tính toán căn cứ theo quy mô số giường của từng cơ sở điều trị. Chọn hệ thống
khí nén trung tâm:
- Hệ thống khí nén trung tâm: Số lượng
dùng ≥ 02 máy nén khí chạy luân phiên.
- Bộ điều khiển trung tâm: Điều khiển
nguồn, báo động và các cài đặt chạy luân phiên cho máy nén.
* Khí hút: Dùng cho các máy hút dịch,
công suất tính toán căn cứ theo quy mô số giường của từng cơ sở điều trị. Lựa
chọn hệ thống khí hút trung tâm:
- Hệ thống máy hút y tế trung tâm có
02 máy bơm hút chạy luân phiên.
- Bộ điều khiển chạy luân phiên các
máy hút. Hệ thống lọc khuẩn và tách dịch đọng.
4. Tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý vận hành, điều phối, cung ứng
- Các cơ sở điều trị bệnh nhân
Covid-19: Cán bộ chuyên trách phụ trách vận hành hệ thống cung cấp oxy, hằng
ngày cập nhật các dữ liệu về sử dụng oxy y tế lên hệ thống phần mềm quản lý
chung. Tại các cơ sở điều trị trang bị bồn oxy lỏng với khối lượng lớn, nên
trang bị các thiết bị theo dõi tự động kết nối với hệ thống công nghệ thông tin
và cán bộ chuyên trách đảm bảo oxy được cung cấp liên tục.
- Phối hợp các đơn vị sản xuất, cung ứng:
Cập nhật dữ liệu tình hình sản xuất, cung ứng; lượng dự trữ; khả năng bình, bồn
chứa, thiết bị hiện có để có thể cung cấp lắp đặt cho cơ sở điều trị lên hệ thống.
- Sở Y tế theo dõi, quản lý, điều phối
cung ứng đảm bảo oxy cho các cơ sở điều trị trên địa bàn.
V. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
- Nguồn ngân sách Nhà nước các cấp.
- Ngân sách địa phương thực hiện theo
nguyên tắc “4 tại chỗ” đảm bảo kinh phí cho các cơ sở điều trị và Trung tâm Hồi
sức tích cực thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
- Nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của
tổ chức, cá nhân trong, ngoài tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng,
nhiệm vụ được giao có trách nhiệm xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài
chính cùng cấp báo cáo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền bổ sung kinh phí phục
vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Y tế
- Củng cố và nâng cấp hệ thống khí y
tế tại các cơ sở điều trị Covid-19. Triển khai các giải pháp khí y tế cho các tầng
điều trị.
- Tham mưu thành lập Bộ phận điều phối
oxy y tế của tỉnh để thực hiện Đề án, trình UBND tỉnh trước ngày
15/11/2021.
- Tham mưu UBND tỉnh trong theo dõi,
quản lý, điều phối cung ứng đảm bảo oxy cho các cơ sở điều trị trên địa bàn.
Thường xuyên cập nhật mức độ sử dụng oxy y tế theo từng giai đoạn trong phương
án; các bệnh viện, cơ sở y tế bố trí đầu mối để tiếp nhận thông tin oxy y tế
trong công tác phối hợp với Sở Y tế.
- Phối hợp với Sở Công Thương nắm rõ
năng lực sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh oxy y tế trên địa
bàn tỉnh Bình Phước (nếu có) để đặt hàng nguồn sản xuất, cung cấp oxy y tế được
đảm bảo liên tục nguồn cung cấp.
- Chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế
xây dựng phương án tiếp nhận, sẵn sàng đưa vào sử dụng, dự trữ đủ nguồn oxy y tế.
- Căn cứ quy định của Bộ Y tế, ban
hành văn bản hướng dẫn cụ thể cho các bệnh viện, cơ sở y tế tính toán nhu cầu
oxy y tế và việc thiết kế hệ thống khí y tế trung tâm phục vụ điều trị bệnh
nhân Covid-19.
- Chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế
trực thuộc Sở Y tế:
+ Xây dựng phương án đảm bảo đủ oxy y
tế theo số giường bệnh được giao tại từng giai đoạn dịch; đăng ký đầu mối chịu
trách nhiệm về oxy y tế, gửi về Sở Y tế trước ngày
18/11/2021.
+ Thực hiện các trình tự, thủ tục
theo quy định để đảm bảo đáp ứng việc cung cấp oxy y tế phục vụ nhu cầu điều trị
bệnh nhân theo từng giai đoạn được phân công.
+ Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng hệ thống
khí oxy lỏng, đường cấp khí, van giảm áp, đầu rắc nối đến giường bệnh...; tính
toán các cơ số chai để sẵn sàng phục vụ bệnh nhân Covid-19 khi nhu cầu tăng cao
đối với các đơn vị không có hệ thống oxy, khí y tế trung tâm; nghiên cứu bổ
sung hoặc lắp đặt mới hệ thống khí y tế trung tâm để sẵn sàng phục vụ điều trị
bệnh nhân vừa, nặng và nguy kịch; tăng cường đảm bảo an toàn lao động, phòng chống
cháy nổ trong sản xuất, vận chuyển, cung ứng, sử dụng oxy y tế nói chung và
trong phòng, chống dịch Covid-19 nói riêng để đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh
nhân theo từng giai đoạn được phân công.
Việc mua sắm, bổ sung, lắp đặt mới phải
thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
2. Sở Công Thương
Tăng cường công tác quản lý hoạt động
sản xuất, kinh doanh oxy y tế; cung cấp cho Sở Y tế thông tin về năng lực sản
xuất của các doanh nghiệp; đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp đảm bảo nguồn
cung ứng không để gián đoạn, thiếu oxy y tế cho các bệnh viện, cơ sở y tế trong
tỉnh.
3. Sở Tài chính:
- Trên cơ sở đề xuất của các cơ quan,
đơn vị, xem xét, tổng hợp nhu cầu kinh phí, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí
theo quy định.
- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị liên
quan thực hiện mua sắm đúng quy định.
4. Sở Giao thông vận tải: Tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện vận chuyển, cung cấp oxy y tế
và lắp đặt hệ thống khí y tế phục vụ cho bệnh viện, cơ sở y tế.
5. Sở Thông tin và Truyền thông: Hỗ trợ Sở Y tế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
quản lý vận hành, điều phối, cung ứng oxy y tế.
6. Công an tỉnh
- Chỉ đạo Công an các huyện, thị xã,
thành phố phối hợp đảm bảo an ninh trật tự cho các cơ sở y tế, bệnh viện điều
trị bệnh nhân Covid-19.
- Phối hợp Sở Y tế tạo điều kiện thuận
lợi cho phương tiện vận chuyển, cung cấp oxy y tế và lắp đặt hệ thống khí oxy
phục vụ cho bệnh viện, cơ sở y tế.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp có năng lực sản xuất, cung ứng oxy y tế để bảo đảm nguồn cung
cho các bệnh viện, cơ sở y tế./.