ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------
|
CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
|
Số: 1647/QĐ-UBND
|
Ninh Thuận,
ngày 25 tháng 08 năm
2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY TRÌNH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
TẠI CÁC CẢNG CÁ, BẾN CÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật tổ chức chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Thực hiện Chỉ thị số
16/CT-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh triển
khai đợt cao điểm phòng chống dịch Covid -19 trên địa bàn tỉnh; Công điện số
4168/CĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 235/TTr-SNNPTNT ngày 24
tháng 8 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình phòng, chống
dịch Covid-19 đối với hoạt động tại các cảng cá, bến cá trên địa bàn tỉnh Ninh
Thuận, gồm 03 Chương, 07 Điều.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tài chính,
Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội
Biên phòng tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố;
Giám đốc Ban Quản lý khai thác các cảng cá; Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản; Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- BCĐ phòng chống dịch Covid-19 tỉnh;
- VPUB: LĐ, KTTH;
- Lưu: VT. HC
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Huyền
|
QUY TRÌNH
PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC CẢNG
CÁ, BẾN CÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1647/QĐ-UBND
ngày 25/8/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi: Quy trình này quy định
nội dung, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 đối với hoạt động
tại các cảng cá, bến cá, Trạm kiểm soát Biên phòng trên địa bàn tỉnh (bao gồm:
bến cá truyền thống, bãi ngang).
2. Đối tượng áp dụng
a) Chủ tàu; thuyền trưởng; thủy
thủ; thuyền viên; người điều khiển phương tiện (tàu cá, tàu vận tải, phương
tiện thủy nội địa, ô tô vận tải hàng, các loại xe 02, 03 bánh thô sơ);
người lao động (người tham gia trên các tàu, thuyền còn gọi là thuyền viên;
người tham gia trên các ô tô vận tải còn gọi là phụ xe; người tham gia bốc xếp
hoặc giao nhận hàng hóa) hoạt động trong cảng cá, bến cá.
b) Người ra/vào, qua lại tại
các cảng (bao gồm tư thương và người mua bán hải sản tại các cảng cá).
c) Các cơ sở, doanh nghiệp có
hoạt động kinh doanh tại các cảng cá.
d) Cán bộ, nhân viên thuộc các
cơ quan, đơn vị tham gia phòng chống dịch tại các cảng cá.
đ) Các cơ quan quản lý nhà nước
có liên quan.
Điều 2.
Nguyên tắc thực hiện
1. Đảm đảm việc đi, đến, hoạt động
của người, phương tiện vận tải, tàu hàng, tàu cá tại các cảng trên địa bàn tỉnh;
đồng thời đảm bảo mua bán hàng hóa thuận tiện, an toàn hiệu quả về kinh tế và
phòng chống dịch.
2. Quản lý người, phương tiện
tham gia thực hiện các hoạt động tại các cảng cá, bến cá đảm bảo an toàn về
phòng dịch và an ninh trật tự.
3. Trong quá trình triển khai
thực hiện nếu xảy ra vấn đề phát sinh, các cơ quan, đơn vị và địa phương liên
quan báo cáo về Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 các cấp theo phân công để
xin ý kiến chỉ đạo.
Chương II
QUY TRÌNH PHÒNG, CHỐNG DỊCH
Điều 3. Quy
trình phòng, chống dịch tại vị trí Cổng các cảng cá
1. Nội dung kiểm tra phòng
chống dịch
a) Đối với người ra/vào, qua lại
các cảng
- Trước khi vào cảng phải tuân
thủ thực hiện nghiêm quy định 5K (đặc biệt đeo khẩu trang, đảm bảo khoảng
cách khi vào cảng); riêng đối với cảng cá Đông Hải, người vào cảng phải có
giấy xác nhận của chính quyền địa phương, ghi đầy đủ nội dung: họ tên, địa chỉ,
nơi đi, nơi đến, thời gian lịch trình di chuyển.
- Nội dung kiểm tra công tác phòng
chống dịch đối với người ra/vào cảng hàng ngày phải được theo dõi, giám sát bằng
chương trình quản lý theo dõi quét mã QRCode (đối với những trường hợp sử dụng
điện thoại thông minh) và mở sổ cập nhật đầy đủ thông tin đối với người
không sử dụng điện thoại thông minh; tất cả các trường hợp ra/vào cảng phải được
kiểm soát chặt để làm cơ sở truy vết dịch tễ kịp thời khi cần thiết.
b) Đối với phương tiện vận tải:
Chỉ tiếp nhận phương tiện vận tải vào cảng chở hàng hóa thủy, hải sản đi;
phương tiện vận tải chở hàng thủy, hải sản các loại vào cảng phục vụ cho việc cấp
đông, bảo quản, chế biến trung chuyển đi nơi khác; không bán buôn, bán lẻ tại cảng
cá; phương tiện vận tải chở dầu, nhớt, muối... vào cảng phục vụ cho tàu cá, tàu
hàng và các cơ sở sản xuất kinh doanh dầu nhớt, sản xuất đá cây phục vụ cho việc
khai thác đánh bắt hải sản của tàu cá (không phục vụ phương tiện vận tải chở
hàng thủy, hải sản vào cảng phục vụ buôn bán). Chủ phương tiện/lái xe hoặc
chủ nậu vựa phải thông tin Phương án vận chuyển hàng hóa (tên hàng hóa cần bốc,
dỡ, hành trình điểm dừng nghỉ, ngày giờ phương tiện hoạt động; các điểm bốc xếp
dỡ hàng hóa; danh sách lái xe và người ngồi trên xe và các nội dung khác có
liên quan) cho cảng cá bằng điện thoại. Sau khi tiếp nhận thông tin vị trí
thực hiện nhiệm vụ tại khu vực cổng có nhiệm vụ thực hiện theo các bước:
- Đối với phương tiện vận tải
được cấp Giấy (Thẻ) nhận diện phương tiện có mã QRCode để vận chuyển hàng hóa
theo "luồng xanh": chỉ kiểm tra khi phát hiện có dấu hiệu nghi nhiễm
và chỉ cho phép vào/ra cảng theo các khung giờ quy định do Ban Quản lý khai
thác các các cảng cá thông báo nhằm hạn chế tụ tập đông người và phương tiện tại
các cảng cá vào những giờ cao điểm, cũng như hiện nay đang vào vụ cá Nam.
- Đối với các phương tiện vận tải
khác được thực hiện theo các bước sau:
+ Bước 1: Dừng xe trước Cổng cảng,
kiểm tra việc chấp hành quy định 5K trước khi vào Chốt.
+ Bước 2: Yêu cầu Lái xe và người
ngồi trên xe từng người một xuống xuất trình giấy xét nghiệm âm tính bằng test
nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2 của đơn vị có thẩm quyền trong vòng 72
giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm; khai báo lịch trình vận chuyển; sau đó tiến
hành đo thân nhiệt và khai báo y tế.
+ Bước 3: Sau khi đảm bảo các
điều kiện an toàn về phòng chống dịch tại Chốt kiểm soát, tổ chức hướng dẫn lái
xe đưa phương tiện vào cảng; trong suốt quá trình hoạt động tại cảng lái xe và
người ngồi trên xe chấp hành nghiêm quy định 5K.
+ Bước 4: Trong trường hợp lái
xe và người ngồi trên xe không có giấy xét nghiệm âm tính bằng test nhanh kháng
nguyên với virus SARS-CoV-2 của đơn vị có thẩm quyền trong vòng 72 giờ thì lực
lượng kiểm tra tại Chốt từ chối cho vào cảng, đồng thời đề nghị lái xe và người
ngồi trên xe thực hiện xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên (nếu có yêu cầu).
Quá trình chờ kết quả xét nghiệm lái xe và người trên xe duy trì ngồi trên buồng
lái không được tự tiện rời khỏi buồng lái; phương tiện được bố trí tại một địa
điểm phù hợp nhằm đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
+ Bước 5: Sau khi có thông báo
kết quả xét nghiệm test nhanh âm tính của cơ quan chức năng thì lái xe đưa
phương tiện vào cảng, trong suốt quá trình hoạt động tại cảng, lái xe và người
ngồi trên xe chấp hành nghiêm quy định 5K.
Lưu ý : Riêng tại
cảng cá Đông Hải, phương tiện vận tải chở hàng thủy, hải sản các loại được phép
vào cảng phục vụ cho việc cấp đông, bảo quản, chế biến trung chuyển đi nơi khác
nhưng không được phép đưa hàng ra trao đổi, mua, bán lẻ tại mặt bằng cảng cá;
phương tiện vận tải chở dầu, nhớt, muối... vào cảng phục vụ cho tàu cá, tàu
hàng và các cơ sở sản xuất kinh doanh dầu nhớt, sản xuất đá cây phục vụ cho việc
khai thác đánh bắt hải sản của tàu cá được phép vào cảng. Thời gian cho phép
vào cảng đối với các phương tiện nêu trên trong khoảng từ 11 giờ 00 đến 22 giờ
00 hàng ngày.
2. Tổ chức thực hiện
a) Nhiệm vụ kiểm tra công tác
phòng chống dịch Covid-19 tại vị trí Cổng các cảng cá do Chốt kiểm soát phòng
chống dịch Covid-19 liên ngành thực hiện (sau đây gọi tắt là Chốt kiểm soát
liên ngành). Chốt kiểm soát liên ngành do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn thành lập.
b) Nhân sự và số lượng thành
viên Chốt kiểm soát liên ngành:
- Nhân sự gồm: Nhân viên Ban Quản
lý khai thác các các cảng cá; cán bộ biên phòng, cán bộ y tế, cán bộ địa phương
(gồm công an xã và công chức xã); trong đó nhân viên Ban Quản lý khai
thác các các cảng cá được giao nhiệm vụ làm Chốt trưởng Chốt kiểm soát liên
ngành.
- Số lượng mỗi Chốt kiểm soát
liên ngành: Tối thiểu 05 người; tuy nhiên tình hình thực tế và đặc thù tại mỗi
cảng cá, số lượng người tham gia có thể huy động nhiều hơn quy định, đặc biệt
là tại cảng cá Đông Hải khi vào vụ cá Nam.
3. Công cụ, dụng cụ phòng chống
dịch: Máy đo thân nhiệt cầm tay, khẩu trang y tế, nước khử khuẩn, sinh phẩm,
dụng cụ lấy mẫu test nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2.
4. Biện pháp xử lý khi có
trường hợp test nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2 cho kết quả
dương tính
Nếu phát hiện có trường hợp cho
kết quả test nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2 cho kết quả dương tính, Chốt
trưởng Chốt kiểm soát liên ngành triển khai các nội dung sau:
- Báo cáo ngay với Ban Chỉ đạo
phòng chống dịch của địa phương và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh để kịp thời
xin ý kiến chỉ đạo thực hiện các biện pháp cách ly theo quy định.
- Trong thời gian chờ lực lượng
chức năng đến xử lý phải yêu cầu lái xe, người ngồi trên xe phải ở yên trên xe;
đồng thời hướng dẫn lái xe, đưa xe vào khu vực riêng biệt tại cảng nhằm đảm bảo
an toàn công tác phòng, chống dịch.
- Tiến hành phối hợp với đơn vị
chức năng để khử khuẩn và truy vết dịch tễ đối với những đối tượng có liên quan
theo quy định.
Điều 4. Quy
trình phòng, chống dịch tại các Trạm kiểm soát Biên phòng các cảng cá
(sau đây gọi tắt là Trạm kiểm soát)
1. Nội dung kiểm tra phòng
chống dịch
a) Đối với tàu cá, tàu vận tải xuất
bến: Tiến hành đo thân nhiệt, khai báo y tế đối với tất cả các thuyền viên trên
tàu, kiểm tra đối chiếu danh sách thuyền viên và làm thủ tục xuất bến tại cầu
kiểm soát biên phòng; đặc biệt chú ý kiểm tra thiết bị giám sát hành trình tàu
cá phải bảo đảm trạng thái hoạt động tốt trước khi cho tàu cá xuất bến.
b) Đối với tàu cá, tàu vận tải
nhập bến:
Khi tàu cá, tàu hàng có nhu cầu
nhập bến vào cảng bốc, dỡ hàng hóa, xuống cá; chủ tàu/thuyền trưởng hoặc chủ nậu
vựa (nếu có đã có sự kết nối) phải thông báo trước 01 (một) giờ cho các
Trạm Biên phòng (Đồn biên phòng) nơi dự kiến vào Phương án bốc dỡ (tên
tàu, số đăng ký, số lượng hàng, thời gian cập cảng; số lượng thuyền viên, thủy
thủ và các nội dung khác liên quan) bằng điện thoại. Sau khi tiếp nhận
thông tin Trạm Biên phòng (Đồn biên phòng) hướng dẫn chủ tàu/thuyền trưởng
đưa phương tiện cập vào cầu kiểm soát biên phòng của các Trạm Biên phòng (Đồn
biên phòng) để làm thủ tục nhập bến; đặc biệt kiểm tra giám sát hành trình
tàu cá, tàu hàng; trường hợp tàu cá không có hoặc chưa lắp đặt thiết bị giám
sát hành trình thì tiến hành kiểm tra thông qua việc khai thác thông tin từ người
có trách nhiệm trên tàu để khai thác rõ hơn về lịch trình di chuyển của tàu; cụ
thể:
- Đối với tàu cá trong tỉnh
tham gia hoạt động khai thác trên biển từ 03 ngày trở xuống: Trạm kiểm soát
Biên phòng tổ chức đo thân nhiệt, khai báo y tế đối với thuyền trưởng và tất cả
các thuyền viên trên tàu; tổ chức test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 ngẫu nhiên
từ 01-02 lao động trên tàu; sau khi có kết quả âm tính thông báo cho tổ chức
các cảng cá và địa phương biết để chuẩn bị tiếp nhận và bố trí cho tàu cập cảng.
- Đối với tàu cá trong tỉnh
và ngoài tỉnh tham gia hoạt động khai thác trên biển trên 03 ngày và tàu thu
mua hải sản: Trạm kiểm soát Biên phòng tổ chức đo thân nhiệt, khai báo y tế
đối với thuyền trưởng và tất cả các thuyền viên trên tàu; tổ chức test nhanh
kháng nguyên SARS-CoV-2 cho 100% lao động trên tàu; sau khi có kết quả âm tính
thông báo cho tổ chức các cảng cá và địa phương biết để chuẩn bị tiếp nhận và bố
trí cho tàu cập cảng.
- Trường hợp kết quả xét nghiệm
test nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2 cho kết quả nghi ngờ hoặc dương
tính đối với cả 02 trường hợp nêu trên thì Trạm kiểm soát Biên phòng áp dụng
Phương án xử lý tại khoản 4 Điều này.
2. Tổ chức thực hiện
a) Nhiệm vụ kiểm tra công tác
phòng, chống dịch Covid-19 tại cầu kiểm soát biên phòng do Trạm kiểm soát Biên
phòng (Đồn Biên phòng) chịu trách nhiệm thực hiện.
b) Nhân sự và số lượng tham gia
Trạm kiểm soát Biên phòng
- Nhân sự: cán bộ biên phòng của
các Đồn Biên phòng và công chức Chi cục Thủy sản.
- Số lượng: Do cán bộ Biên
phòng và công chức Chi cục Thủy sản tham gia tại Trạm do Đồn Biên phòng quyết định
trên cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế và đặc thù tại mỗi cảng, Chỉ huy Đồn
tăng cường lực lượng cho các Trạm kiểm soát để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ
kiểm soát; đặc biệt là công tác kiểm soát tàu/thuyền cập cảng cá Đông Hải khi
đang vào vụ cá Nam, nhu cầu cập cảng của tàu/thuyền rất đông.
3. Phương tiện, công cụ, dụng
cụ kiểm tra:
- Máy đo thân nhiệt cầm
tay, khẩu trang y tế, nước khử khuẩn, sinh phẩm, dụng cụ lấy mẫu test nhanh
kháng nguyên với virut SARS-CoV-2.
- Sử dụng xuồng, ca nô của các
Đồn Biên phòng; đồng thời tăng cường 02 tàu của Chi cục Thủy sản để phối hợp tổ
chức tuần tra, kiểm soát trên biển.
4. Biện pháp xử lý khi có
trường hợp test nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2 cho kết quả
dương tính
Sau khi phát hiện có trường hợp
nghi nhiễm hoặc cho kết quả test nhanh dương tính; Trưởng Trạm kiểm soát chỉ đạo
triển khai các nội dung sau:
- Khẩn trương chỉ đạo đưa người
xét nghiệm trở lại tàu; yêu cầu chủ tàu/thuyền trưởng cho tàu neo đậu ngay tại
vị trí cầu cảng kiểm soát biên phòng; đồng thời thông báo ngay cho Ban Chỉ đạo
phòng chống dịch của địa phương và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh để xin ý
kiến chỉ đạo phối hợp giải quyết theo quy định.
- Trong thời gian chờ lực lượng
chức năng đến xử lý phải tiến hành giám sát chặt chẽ chủ tàu/thuyền trưởng phải
neo đậu đúng vị trí, yêu cầu tất cả lao động trên tàu cá không được phép rời khỏi
tàu trong thời gian neo đậu nhằm đảm bảo an toàn công tác phòng chống dịch.
- Tiến hành phối hợp với đơn vị
chức năng để khử khuẩn và truy vết dịch tễ đối với những đối tượng có liên quan
theo quy định thông qua thiết bị giám sát hành trình di chuyển của tàu.
Điều 5. Quy
trình phòng chống dịch tại các vị trí trong cảng: mặt bằng cầu cảng, mặt bằng cảng,
cơ sở vựa nậu, cơ sở chế biến kinh doanh
1. Nội dung kiểm tra phòng,
chống dịch
a) Tại khu vực mặt bằng cầu cảng:
Sau khi tiếp nhận thông tin từ
Trạm kiểm soát Biên phòng (Đồn Biên phòng) đối với tàu cá đảm bảo điều
kiện an toàn cập cảng; Tổ chức các cảng cá tiến hành các bước sau:
+ Bước 1: Hướng dẫn tàu cá cập
cảng và sắp xếp bến bãi, khu vực chờ bốc dỡ sản phẩm theo vị trí quy định do
Ban quản lý cảng xây dựng trước đó.
+ Bước 2: Khi đảm bảo các điều
kiện an toàn, tiến hành cho tàu cá bốc dỡ sản phẩm; trong quá trình bốc dỡ sản
phẩm chỉ bố trí những người có kết quả xét nghiệm âm tính (thông tin từ Trạm
kiểm soát Biên phòng hoặc Đồn Biên phòng) lên mặt bằng bến cảng trong quá
trình giao dịch mua bán; các thuyền viên còn lại thực hiện tốt 5K và di chuyển
về nhà hoặc ở trên tàu không tập trung tại cảng.
+ Bước 3: Chủ tàu/thuyền trưởng
hoặc chủ nậu vựa đăng ký người giao dịch trên mặt bằng cầu cảng; chỉ cho phép
đăng ký không quá 02 người (01 người giao dịch mua bán sản phẩm và 01 người phục
vụ mua nhu yếu phẩm cần thiết (đối với tàu cá tiếp tục tham gia đánh bắt).
+ Bước 4: Chủ tàu/người đại diện
tổ chức tập hợp các thuyền viên còn lại thực hiện 5K lên mặt bằng cầu cảng di
chuyển ra khỏi khu vực cảng.
+ Bước 5: Sau khi tàu cá bốc dỡ
sản phẩm xong đưa tàu rời vị trí cảng. b) Tại khu vực mặt bằng cảng
- Đối với các điểm mua bán,
trao đổi các mặt hàng thủy, hải sản do tàu cá đánh bắt lên: tiến hành kiểm tra
việc chấp hành nghiêm quy định 5K, cự ly trong khu vực mặt bằng cảng đối với
người tham gia hoạt động, đặc biệt là khẩu trang và khoảng cách phải đảm bảo
cách tối thiểu 2 mét giữa các điểm trao đổi, mua bán và không vượt quá 05 người
tại một điểm trao đổi.
- Đối với các cơ sở nậu, vựa: Tổ
chức ký cam kết với tổ chức cảng cá và thực hiện tốt công tác phòng chống dịch
Covid-19 tại cơ sở; lập danh sách tất cả người tham gia hoạt động tại cơ sở để
đăng ký và được sự đồng ý của tổ chức cảng cá (số lượng không quá 50% so với
hoạt động bình thường); thực hiện nghiêm quy định 5K, đặc biệt là việc đeo
khẩu trang và đảm bảo khoảng cách trong quá trình hoạt động kinh doanh; đảm bảo
vệ sinh môi trường trong và ngoài cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Đối với các doanh nghiệp chế
biến thủy, hải sản: Khi hoạt động phải có biện pháp phòng chống dịch Covid-19 tại
cơ sở đảm bảo an toàn phòng chống dịch theo quy định; trong quá trình hoạt động
chấp hành nghiêm quy định 5K, đặc biệt là khẩu trang và khoảng cách giữa người
với người; lập danh sách tất cả người tham gia hoạt động tại cơ sở để đăng ký
và được sự đồng ý của tổ chức cảng cá (số lượng không quá 50% so với hoạt động
bình thường).
Riêng đối với cảng Đông Hải,
các cơ sở, doanh nghiệp nhập hàng thủy, hải sản về cấp đông, bảo quản, chế biến
trung chuyển đi nơi khác, phải có giấy cam kết không được đưa sản phẩm mua bán
tại mặt bằng cảng cá.
2. Tổ chức thực hiện
Ban quản lý các cảng chịu trách
nhiệm chính, tổ chức lực lượng nhân viên cảng tiến hành thường xuyên kiểm tra
việc chấp hành nghiêm công tác phòng chống dịch Covid-19 đối với người, chủ nậu
vựa, doanh nghiệp chế biến thủy hải sản tại các khu vực nêu tại khoản 1 Điều
này. Chịu trách nhiệm điều phối tất cả các hoạt động trao đổi, mua bán các mặt
hàng thủy, hải sản tại mặt bằng các cảng, nhằm đảm bảo an toàn trong công tác
phòng, chống dịch theo quy định. Riêng cảng cá Đông Hải dừng hoạt động mua bán
hải sản lẻ trên mặt bằng cầu cảng, trước khu vực cổng và các nơi phát sinh
khác; người ra/vào buôn bán phải có giấy xác nhận của địa phương.
Điều 6. Quy
trình phòng chống dịch tại các bến cá truyền thống ở các địa phương (như tại bờ kè Đầm Nại, tại bãi ngang Thái An, Mỹ Hiệp,
Đông Giang, Tây Giang, Sơn Hải và Lạc Sơn 1)
1. Nội dung kiểm tra phòng
chống dịch
Trạm kiểm soát Biên phòng (Đồn
Biên phòng) phối hợp địa phương kiểm tra, kiểm soát các tàu cá không cập
vào các bến cảng thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Quản lý khai thác các các cảng
cá:
- Hướng dẫn, sắp xếp tàu cá cập
bến để xuống hàng và neo đậu đúng vị trí quy định.
- Yêu cầu chủ tàu/thuyền trưởng
phải có trách nhiệm thông báo danh sách thuyền viên cho lực lượng biên phòng hoặc
tổ chức của địa phương được giao nhiệm vụ giám sát để tiến hành theo dõi sức khỏe
đối với thuyền viên, phục vụ cho công tác truy vết nếu có dấu hiệu liên quan đến
yếu tố dịch tễ.
- Cho tiến hành khai báo y tế đối
với chủ tàu và các thuyền viên trước khi họ di chuyển về nhà, nhằm đảm bảo an
toàn trong công tác phòng chống dịch theo quy định.
2. Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc
chấp hành quy định phòng chống dịch covid-19 đối với các tàu cá tại các bến cá
truyền thống, bãi ngang do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp địa
phương chịu trách nhiệm thực hiện.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7.
Phân công nhiệm vụ thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
a) Phối hợp cùng các Sở, ngành
và địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện tốt Quy trình phòng, chống
dịch Covid-19 đối với hoạt động tại các cảng cá, bến cá trên địa bàn tỉnh, cụ
thể như sau:
- Tiến hành cho rà soát, kiện
toàn lại các Chốt kiểm soát liên ngành tại các cảng cá (nếu cần thiết),
để đảm bảo về số lượng nhân lực, vật lực thực hiện nhiệm vụ tại các Chốt nhằm đảm
bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, đúng quy định.
- Phân công một đồng chí Lãnh đạo
Sở trực tiếp theo dõi, giám sát, nắm tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 tại
các cảng cá để kịp thời chỉ đạo hoặc phối hợp với cùng các ngành, địa phương
liên quan thống nhất biện pháp xử lý các vấn đề phát sinh trong công tác phối hợp
triển khai công tác phòng chống dịch; báo cáo Ban chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh,
Ủy ban nhân dân tỉnh những khó khăn, vướng mắc để chỉ đạo giải quyết kịp thời.
b) Giao Ban quản lý khai thác
các cảng cá khẩn trương triển khai thực hiện Quy trình phòng, chống Covid-19 tại
các cảng cá theo các nội dung quy định tại các điều khoản nêu trên; xây dựng
phương án bố trí và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên tại các Chốt
kiểm dịch liên ngành để cùng phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức tốt
công tác phòng chống dịch Covid-19 đối với người và phương tiện vận tải có hoạt
động kinh doanh tại các cảng thuộc thẩm quyền quản lý.
c) Phối hợp cùng các ngành, địa
phương kịp thời kiến nghị, đề xuất Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh, Ủy ban
nhân dân tỉnh xem xét cấp duyệt kinh phí để cung cấp, trang bị kịp thời công cụ,
dụng cụ, sinh phẩm y tế cần thiết, nhằm phục vụ tốt công tác kiểm soát dịch tại
các Chốt kiểm dịch liên ngành và Trạm kiểm soát Biên phòng.
2. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành, địa phương và đơn vị liên quan kịp thời tổng hợp, tham mưu, đề xuất Ủy
ban nhân dân tỉnh bảo đảm kinh phí triển khai thực hiện
trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại các cảng cá, bến cá trên địa
bàn tỉnh; hướng dẫn quy trình, thủ tục thanh quyết toán kinh phí phòng, chống dịch
bệnh Covid-19 theo quy định.
3. Sở Thông tin và Truyền
thông
Phối hợp với các Sở, ngành, địa
phương và đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan
truyền thông đăng tải các bản tin về diễn biến tình hình, các biện pháp và công
tác chỉ đạo phòng, chống dịch của Trung ương, của Tỉnh đảm bảo chính xác, kịp
thời để nhân dân đang sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khu vực
các cảng không hoang mang, lo lắng; đồng thời tuyên truyền sự nỗ lực cố gắng của
cả hệ thống chính trị, nhân dân trong thời gian qua, cũng như những những thiệt
hại, mức độ xử lý đối với các trường hợp vi phạm quy định về phòng chống dịch,
làm lây nhiễm trong cộng đồng để nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận trong nhân
dân chấp hành nghiêm quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại các cảng
cá, bến cá.
4. Sở Y tế
a) Chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện,
thành phố nơi có cảng cá để bố trí cán bộ y tế tham gia tại các Chốt kiểm soát
liên ngành phù hợp với tình hình thực tế tại mỗi cảng để thực hiện công việc đo
thân nhiệt, xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên đối với lái xe và người ngồi
trên xe vận tải hàng hóa khi vào cảng và thuyền trưởng, thuyền viên chưa có giấy
xét nghiệm SARS-CoV-2; tổ chức tiến hành công tác khử khuẩn tại các vị trí, khu
vực phát hiện có ca nghi nhiễm hoặc dương tính với SARS-CoV-2 tại các cảng cá.
b) Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát
bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, thành phố phối hợp cùng cơ quan, đơn vị
liên quan thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm định kỳ 01 tuần/lần để tầm soát dịch
Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế đối với các tiểu thương, hộ kinh doanh, người
mua hàng, bốc xếp,... và những người tham gia các hoạt động tại các cảng theo nội
dung Công điện số 4168/CĐ-UBND tỉnh ngày 13/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Sở Giao thông vận tải
Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành và địa phương liên quan tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở sản xuất
kinh doanh, chủ các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa, lái xe, phụ xe và
tổ chức cá nhân giao/nhận hàng hóa trong khu vực các cảng cá, bến cá phải thực
hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn tại văn bản
số 5753/BYT-MT ngày 19/7/2021 và văn bản số 5886/BYT-MT ngày 22/7/2021 của Bộ Y
tế; văn bản số 4350/UBND-KTTH ngày 20/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các
quy định hiện hành.
6. Bộ Chỉ huy Bộ đội
biên phòng tỉnh
a) Chỉ đạo các Đồn Biên phòng
phối hợp với Ban Quản lý khai thác các các cảng cá, Chi cục Thủy sản và chính
quyền địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát chặt chẽ đối với các tàu, thuyền
ra vào, hoạt động trên địa bàn tỉnh, nhằm đảm bảo an toàn trong công tác phòng
chống dịch Covid-19.
b) Chỉ đạo các Đồn Biên phòng
các địa phương bố trí cán bộ tham gia các Chốt kiểm soát liên ngành, để phối hợp
chịu trách nhiệm truy cập kiểm tra lịch trình di chuyển của tàu cá trên hệ thống
quản lý giám sát tàu cá; kiểm tra số lượng, danh sách thuyền viên trên tàu cá,
trao đổi thông tin với Ban Quản lý khai thác các các cảng cá, chính quyền địa
phương có cảng cá để phối hợp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát tàu cá rời
và cập cảng thực hiện đúng các quy định về phòng chống dịch Covid-19.
7. Công an tỉnh
a) Chỉ đạo Công an các huyện,
thành phố có cảng phân công cán bộ tham gia các Chốt kiểm soát liên ngành tại
các cảng cá để phối hợp thực hiện công tác phòng chống dịch, bảo đảm an ninh trật
tự, an toàn xã hội tại các cảng cá, bến cá trên địa bàn phụ trách.
b) Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội
biên phòng tỉnh, các Sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương tuyên truyền, vận động,
đấu tranh xử lý nghiêm các trường hợp gây rối an ninh trật tự tại các cảng cá,
bến cá về phòng chống dịch Covid-19; đặc biệt tại khu vực bên ngoài Cổng cảng của
cảng cá Đông Hải.
8. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành và đơn vị liên quan bảo đảm đầy đủ vật chất, trang thiết bị y tế trong
phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại các Chốt, Trạm kiểm soát dịch tại các cảng
cá theo Quyết định số 878/QĐ- BYT ngày 12/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các
xã, phường nơi có cảng bố trí cán bộ tham gia tại các Chốt kiểm dịch liên
ngành; chịu trách nhiệm tuyên truyền vận động người dân tại địa phương thực hiện
tốt các quy định phòng chống dịch khi vào cảng; chịu trách nhiệm lập biên bản
vi phạm hành chính đối với những trường hợp vi phạm quy định phòng chống dịch,
có hành vi chống đối các thành viên đang thi hành nhiệm vụ tại cảng cá, bến cá.
c) Chịu trách nhiệm không để
phát sinh các chợ cá tự phát ngoài phạm vi khu vực của các cảng cá, bến cá. Đồng
thời, chỉ đạo Tổ giám sát cộng đồng của các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm
soát, kịp thời xử phạt nghiêm đối với những trường hợp không chấp hành quy định
về phòng chống dịch Covid-19 bên ngoài khu vực quản lý của cảng.
d) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị
liên quan trên địa bàn huyện, thành phố chủ động phối hợp cùng Ban quản lý các
cảng cá và các ngành để thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình hoạt
động tại các cảng cá, bến cá đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch
Covid-19 theo quy định
9. Ban Quản lý khai thác các
cảng cá
a) Chịu trách nhiệm triển khai
thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được phân công tại Quy trình này, trên cơ sở
xây dựng phương án phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên của từng Chốt kiểm
soát dịch liên ngành để triển khai thực hiện hiệu quả; bố trí vị trí làm việc
cho các thành viên đảm bảo an toàn lao động; chịu trách nhiệm chính trong việc
phối hợp với ngành và địa phương đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội khi
phát hiện các trường hợp có yếu tố dịch tễ, kịp thời triển khai các biện pháp
cách ly tạm thời.
b) Chịu trách nhiệm tổng hợp
nhu cầu, tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp cùng các ngành
và địa phương kiến nghị, đề xuất Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh, Ủy ban nhân
dân tỉnh xem xét bố trí kinh phí để kịp thời trang bị một số thiết bị, dụng cụ
phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các Chốt kiểm soát dịch liên
ngành theo quy định.
c) Công bố số điện thoại đường
dây nóng tại các cảng cá, bến cá để tiếp nhận các thông tin và hướng dẫn tàu
cá, tàu hàng, người và phương tiện liên quan thực hiện tốt
các quy định phòng, chống dịch Covid-19 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Đồng thời, bố
trí một khu riêng trong phạm vi của cảng để tiếp nhận tạm thời các trường hợp
xét nghiệm có dấu hiệu dịch tễ và dương tính với SASR- CoV-2 trong thời gian chờ
các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý.
10. Chi cục Thủy sản
Chi cục Thủy sản chủ trì, phối
hợp cùng lực lượng Biên phòng tỉnh tập trung khai thác tối đa các phần mềm quản
lý, thiết bị giám sát hành trình VMS và quy trình kiểm soát tàu cá để nắm bắt lịch
trình di chuyển. Đặc biệt là việc cập nhật nơi đến các cảng của các tỉnh có dịch
Covid-19 và giao thương của các tàu cá trên biển, để phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ
đội Biên phòng tỉnh nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.
Trong quá trình triển khai thực
hiện Quy trình phòng chống dịch Covid-19 đối với các hoạt động tại các cảng cá,
bến cá trên địa bàn tỉnh, nếu có khó khăn, vướng mắc, phát sinh ngoài phạm vi của
Quy trình này; Giám đốc Ban Quản lý khai thác các cảng cá có trách nhiệm tổng hợp,
báo cáo, đề xuất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức lấy ý kiến
các ngành và địa phương liên quan kịp thời tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh
bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, nhằm đảm bảo an toàn
trong công tác phòng chống dịch Covid-19 tại các cảng cá, bến cá hiện nay trên
địa bàn tỉnh./.