ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1023/QĐ-UBND
|
Nghệ
An, ngày 16 tháng 4 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TIÊM VẮC XIN COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ
AN, GIAI ĐOẠN 2021 - 2022
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 21/2021/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về
việc mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19;
Căn cứ Quyết định số 1210/QĐ-BYT
ngày 9/12/2020 của Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch
tiếp nhận, phân phối và sử dụng vắc xin phòng chống
COVID-19 giai đoạn 2021-2022 do COVAX Facity hỗ trợ;
Căn cứ Quyết định số 1467/QĐ-BYT
ngày 05/3/2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022;
Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ
trình số 1291/TTr-SYT ngày 14 tháng 4 năm 2021,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Kế hoạch tiêm vắc xin COVID-19 trên địa
bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 - 2022” (Có
Kế hoạch kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc
các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các
đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Văn phòng chính phủ;
- Bộ Y tế;
- TTr. Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các PVP UBND tỉnh;
-Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh;
- CV: KGVX (Toàn);
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT - UB.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Bùi Đình Long
|
KẾ HOẠCH
TIÊM VẮC XIN COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN, GIAI ĐOẠN 2021 - 2022
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1023/QĐ-UBND
ngày 16/04/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An)
I. SỰ CẦN THIẾT
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Chương trình COVAX Facility (Giải
pháp tiếp cận vắc xin phòng COVID-19 toàn cầu) do GAVI, WHO sáng lập để
cung cấp vắc xin COVID-19 cho khoảng 190 quốc gia. Ngày 10/12/2020, GAVI đã
chính thức xác nhận Việt Nam là một trong số các quốc gia thành viên của Chương
trình và được hỗ trợ vắc xin. Ước tính hiện tại Chương trình sẽ cung cấp vắc
xin và vật tư tiêm chủng miễn phí để tiêm cho khoảng 15-16% dân số của 92 quốc gia trong đó có Việt Nam. Ngày 26/02/2021, COVAX Facility
có thư về việc phân bổ khoảng 4,1 triệu liều vắc xin của AstraZenecca sản xuất
cho Việt Nam từ tháng 2-5/2021, số lượng phân bổ tiếp theo sẽ được COVAX thông
báo sau.
Việt Nam cũng đã tích cực tìm kiếm
các nguồn vắc xin khác thông qua tiếp cận, trao đổi trực tiếp với các nhà sản
xuất nước ngoài để đảm bảo vắc xin
tiêm cho mọi người dân Việt Nam.
“Để kịp thời tiếp nhận và sử dụng vắc
xin sau khi Bộ Y tế cấp từ các nguồn cung ứng vắc xin khác nhau; tỉnh Nghệ An
xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên cơ sở
tình hình dịch bệnh và dự kiến tiến độ cung ứng, phân phối vắc xin.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007.
- Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày
06/4/2016.
- Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày
01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.
- Thông báo số 164/TB-VPCP ngày
31/12/2020 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại
cuộc họp Thường trực Chính phủ về vắc xin phòng COVID-19.
- Nghị Quyết số 21/NQ-CP ngày
26/2/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
- Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày
12/11/2018 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định
104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.
- Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày
17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng
phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc.
- Quyết định số 1210/QĐ-BYT ngày
9/12/2020 của Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch tiếp nhận, phân phối và sử dụng vắc xin phòng chống COVID-19 giai đoạn
2021-2022 do COVAX Facity hỗ trợ.
- Quyết định số 1467/QĐ-BYT ngày
05/3/2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19
giai đoạn 2021-2022.
- Công văn số 2447/BYT-DP ngày
05/4/2021 của Bộ Y tế về việc rà soát, thống kê đối tượng ưu tiên tiêm và miễn
phí vắc xin phòng COVID-19.
II. MỤC ĐÍCH -
YÊU CẦU
1. Mục đích:
Phòng chống dịch chủ động bằng việc sử
dụng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng nguy cơ và cộng đồng.
2. Yêu cầu
- 95% đối tượng nguy cơ và cộng đồng
được tiêm chủng đủ mũi vắc xin theo từng đợt phân bổ vắc
xin.
- Đảm bảo an toàn tiêm chủng khi sử dụng
vắc xin phòng COVID-19.
III. NỘI DUNG KẾ
HOẠCH
1. Nguyên tắc
- Huy động tối đa các lực lượng tham
gia tiêm chủng bao gồm các cơ sở y tế trên toàn quốc, cơ sở đào đạo về y tế để
tổ chức chiến dịch tiêm chủng.
- Tổ chức triển khai tiêm chủng ngay
sau khi tiếp nhận vắc xin.
- Đảm bảo tỷ lệ bao phủ cao, an toàn
tiêm chủng và tiếp cận công bằng, tạo được sự đồng thuận, hợp tác của người dân
trong quá trình triển khai.
- Danh sách đối tượng tiêm vắc xin
phòng COVID-19 phải được Ban chỉ đạo các cấp phê duyệt.
2. Thời gian,
phạm vi, đối tượng triển khai
2.1. Thời gian triển khai: Năm 2021 và năm 2022
Căn cứ nguồn cung ứng vắc xin và các
hướng dẫn của Bộ Y tế; giao Sở Y tế hướng dẫn các đơn vị triển khai tiêm vắc
xin COVID-19 cho các đối tượng theo từng đợt.
2.2. Phạm vi triển khai
a) Triển khai sử dụng vắc xin phòng
COVID-19 trên phạm vi toàn tỉnh.
b) Mức độ ưu tiên từ nguy cơ cao đến
nguy cơ thấp hơn dựa trên tiêu chí sau:
- Các khu vực ghi nhận trường hợp mắc
và/hoặc tử vong do COVID-19 trong cộng đồng.
- Địa phương có mật độ dân số cao, có
nhiều khu công nghiệp.
- Các huyện, thị xã, thành phố có đầu
mối giao thông quan trọng.
2.3. Đối tượng triển khai (Phụ lục kèm theo)
a) Lực lượng tuyến
đầu phòng, chống dịch COVID-19, gồm:
- Người làm việc trong các cơ sở y tế;
- Người tham gia phòng chống dịch
COVID-19 (Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở
các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ covid dựa vào cộng
đồng, tình nguyện viên, phóng viên...);
- Quân đội; Công an;
b) Nhân viên, cán bộ ngoại giao của
Việt Nam được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh.
c) Người cung cấp dịch vụ thiết yếu:
hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước...
d) Giáo viên, người làm việc tại các
cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường
xuyên tiếp xúc với nhiều người.
đ) Người mắc các bệnh mãn tính, người
trên 65 tuổi.
e) Người sinh sống tại các vùng có dịch.
g) Người nghèo, các đối tượng chính
sách xã hội.
h) Người được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.
3. Rà soát hệ thống
bảo quản vắc xin, nhân lực tiêm chủng
3.1. Thực trạng hệ thống dây chuyền
lạnh
Tổng thể chung của hệ thống dây chuyền
lạnh tỉnh Nghệ An có đủ năng lực tiếp nhận, bảo quản và phân phối vắc xin
COVID-19 đang được nhập về Việt Nam với điều kiện bảo quản nhiệt độ 2-8°C tại
các tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã.
3.2. Thực trạng nhân lực trong hệ
thống tiêm chủng
Hiện nay, toàn tỉnh có 512 cơ sở tiêm
chủng. Trong đó có 460 cơ sở tiêm chủng mở rộng; 37 cơ sở tiêm chủng nhà nước
và tư nhân thực hiện tiêm chủng dịch vụ; 15 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phòng
sinh triển khai tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh trong chương trình tiêm chủng
mở rộng. Tại các tuyến có đủ nhân lực và điều kiện thực hiện tiêm chủng, toàn bộ
nhân lực tiêm chủng đã được tập huấn an toàn tiêm chủng.
Tuy nhiên, vắc xin phòng COVID-19 là
vắc xin mới, do vậy cán bộ tiêm chủng cần được tập huấn lại về việc sử dụng vắc
xin và theo dõi xử lý sự cố bất lợi sau tiêm chủng.
4. Tiếp nhận vắc
xin phòng COVID-19
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chuẩn
bị các điều kiện dây chuyền lạnh sẵn sàng tiếp nhận, vận
chuyển vắc xin về bảo quản tại kho của tỉnh ngay khi được cung cấp từ Trung
ương.
5. Vận chuyển, bảo
quản, phân phối vắc xin và vật tư
a) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật rà
soát hệ thống dây chuyền lạnh của các tuyến nhằm bảo đảm đủ
khả năng bảo quản và vận chuyển vắc xin phòng COVID-19 báo cáo Sở Y tế, Ủy ban
nhân dân tỉnh; Đảm bảo tất cả các kho bảo quản vắc xin tại tuyến tỉnh và huyện
thực hiện nghiêm túc quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BYT ngày 22/11/2018 của Bộ Y tế về thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Yêu cầu bố trí cán bộ phụ
trách giám sát, theo dõi thường xuyên theo quy định.
b) Số lượng vắc xin, bơm tiêm và hộp an toàn nhập kho và xuất kho tại tất cả các tuyến sẽ được
ghi và theo dõi qua số quản lý xuất, nhập vắc xin kèm theo biên bản bàn giao
theo quy định, số quản lý xuất nhập vắc xin sẽ được cập nhật hàng tháng tại tất
cả các tuyến.
c) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
xây dựng kế hoạch phân phối, vận chuyển, bảo quản vắc xin
và vật tư tiêm chủng trong hệ thống dây chuyền lạnh của
chương trình tiêm chủng mở rộng. Thống nhất quy trình vận chuyển vắc xin thực
hiện tại các tuyến như sau:
- Tuyến tỉnh: Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật tỉnh tiếp nhận và bảo quản vắc xin phòng COVID-19 tại kho tỉnh và thực hiện
cấp phát vắc xin, cụ thể:
+ Cấp phát vắc xin cho Trung tâm Y tế
cấp huyện ít nhất 03 ngày trước khi tổ chức tiêm.
+ Cấp phát vắc xin cho bệnh viện tuyến
tỉnh, các cơ sở tiêm chủng theo hướng dẫn của Sở Y tế 01 ngày trước khi tiêm hoặc
ngay trước buổi tiêm.
- Tuyến huyện: Trung tâm Y tế cấp huyện
vận chuyển vắc xin từ kho tỉnh về kho huyện để bảo quản và cấp phát cho các cơ
sở tiêm chủng trên địa bàn 01 ngày trước khi tiêm hoặc ngay trong buổi tiêm (bệnh
viện tuyến huyện, trạm y tế cấp xã, hoặc các điểm tiêm chủng dịch vụ được yêu cầu
hỗ trợ...).
- Tuyến xã, bệnh viện và cơ sở được
phép tiêm chủng: Nhận vắc xin từ Trung tâm Y tế tuyến huyện, bảo quản vắc xin
và vận chuyển cho các điểm tiêm trong buổi tiêm chủng.
- Các cơ sở tiêm chủng dịch vụ trên địa
bàn sẵn sàng để được huy động triển khai công tác tiêm chủng vắc xin phòng
COVID-19 khi có yêu cầu.
6. Tập huấn triển
khai tiêm vắc xin phòng COVID-19
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
xây dựng kế hoạch, tài liệu tập huấn tiêm vắc xin phòng COVID-19, theo dõi sự cố
bất lợi sau tiêm chủng; hoàn thành trước khi triển khai tổ chức tiêm chủng 07
ngày.
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tập huấn hướng dẫn triển khai kế hoạch sử dụng vắc xin phòng
COVID-19 cho các bệnh viện tuyến tỉnh, Trung tâm Y tế tuyến huyện và cơ sở tiêm
chủng dịch vụ trước khi triển khai tiêm chủng ít nhất 05 ngày.
- Trung tâm Y tế tuyến huyện tổ chức
tập huấn hướng dẫn triển khai kế hoạch sử dụng vắc xin phòng COVID-19 cho tuyến
xã và các cơ sở tiêm chủng thuộc đơn vị quản lý trước khi triển khai tiêm chủng
ít nhất 03 ngày.
7. Truyền thông về
triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật xây dựng
kế hoạch truyền thông về tiêm vắc xin phòng COVID-19 nhằm nâng cao nhận thức,
chia sẻ thông tin và vận động người dân, huy động xã hội tham gia tiêm chủng.
- Thường xuyên cung cấp thông tin cho
các cơ quan báo chí, truyền thông cho người dân và cộng đồng về kế hoạch triển
khai tiêm, đối tượng ưu tiên, loại vắc xin phòng COVID-19, lợi ích của vắc xin,
lịch tiêm, tính an toàn của vắc xin, các sự cố bất lợi sau tiêm.
- Thời gian thực hiện: Trước, trong
và sau khi triển khai tiêm.
8. Tổ chức tiêm
chủng
8.1. Rà soát, lập danh sách tiêm vắc
xin phòng COVID-19
Sở Y tế chủ trì phối hợp với các Sở,
Ban, Ngành, UBND các huyện, thành, thị và các đơn vị liên quan chỉ đạo việc rà
soát, lập danh sách đối tượng tiêm theo nhóm ưu tiên, danh sách đối tượng đồng
ý tiêm và không đồng ý tiêm (theo mẫu thu thập ý kiến các đối tượng của Bộ Y tế).
8.2. Tổ chức tiêm vắc xin phòng
COVID-19
8.2.1 Hình thức tiêm
Tổ chức tiêm theo chiến dịch trong thời
gian ngắn nhất; Sử dụng hệ thống tiêm chủng tại các cơ sở y tế sẵn có, trong
trường hợp cần thiết, Sở Y tế huy động tối đa các cơ sở tiêm chủng đủ điều kiện
an toàn tiêm chủng trên địa bàn cùng tham gia.
a) Đợt 1:
- Nguồn vắc xin: vắc xin mua của Tập
đoàn AstraZeneca
- Số lượng vắc xin: 18.500 liều
- Đối tượng: Lực lượng tuyến đầu
phòng, chống dịch, bao gồm:
+ Người làm việc trong các cơ sở y tế;
+ Người tham gia phòng chống dịch
COVID-19 (Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở
các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ covid dựa vào cộng
đồng, tình nguyện viên, phóng viên...);
- Phạm vi triển khai: Trên địa bàn
toàn tỉnh
- Thời gian triển khai: tháng
04-05/2021
b) Các đợt tiêm chủng tiếp theo sẽ được
triển khai căn cứ theo tiến độ cung ứng vắc xin thực tế, Sở Y tế căn cứ tình
hình dịch bệnh triển khai công tác tiêm chủng cho các đối tượng còn lại thuộc
nhóm ưu tiên trên địa bàn.
8.2.2. Các biện pháp đảm bảo an toàn tiêm vắc xin phòng COVID-19
Tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo
an toàn tiêm chủng theo quy định; triển khai các biện pháp phòng chống dịch
COVID-19 theo hướng dẫn tại Công văn số 2251/BYT-DP ngày 22/4/2020 của Bộ Y tế,
cụ thể như sau:
a) Lập kế hoạch buổi tiêm chủng: Lập
danh sách đối tượng đến tiêm chủng theo khung giờ đảm bảo không quá 100 đối tượng/điểm
tiêm chủng/buổi tiêm chủng.
b) Khám sàng lọc đối tượng trước buổi
tiêm chủng:
- Đối với những người đang ốm, sốt hoặc
có biểu hiện viêm long đường hô hấp thì chủ động tư vấn không đi tiêm chủng.
- Đối tượng là người già, trẻ em thì
người đưa đi tiêm chủng phải không có các dấu hiệu ho, sốt... nghi ngờ nhiễm
SARS-COV-2 hay có tiền sử tiếp xúc gần với ca bệnh, ca nghi ngờ mắc COVID-19
trong vòng 14 ngày.
c) Bố trí tại điểm tiêm chủng:
- Khu vực chờ tiêm chủng phải thông
thoáng, đủ ghế ngồi chờ và đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m giữa các đối tượng.
- Bố trí điểm tiêm chủng theo quy tắc
1 chiều, đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m giữa các bàn/vị trí tiêm chủng.
- Phòng theo dõi sau tiêm chủng phải
thông thoáng, đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m giữa các đối tượng.
d) Cán bộ y tế và tất cả các đối tượng
đến tiêm chủng phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như: Đeo khẩu
trang, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên, tiến hành
kiểm tra thân nhiệt theo quy định tại điểm tiêm chủng.
đ) Trong trường hợp phát hiện người
đi tiêm chủng là trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2 hoặc tiếp xúc gần với trường
hợp COVID-19 trong vòng 14 ngày cần dừng ngay buổi tiêm chủng và triển khai các
biện pháp phòng chống dịch khẩn cấp theo quy định.
e) Thành lập các đội cấp cứu nội viện
và lưu động để kịp thời xử trí các tai biến trong và sau tiêm chủng vắc xin
phòng COVID-19 tại đơn vị, hỗ trợ cho các đơn vị khi có yêu cầu.
f) Bố trí giường bệnh hồi sức tích cực
(tối thiểu 5 giường) thuốc, vật tư y tế và các phương tiện cấp cứu theo
quy định để sẵn sàng xử trí trường hợp tai biến nặng sau
tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
8.2.3. Địa điểm tổ chức tiêm chủng
a) Đợt
tiêm vắc xin phòng COVID-19 thứ nhất
- Tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19
tại các bệnh viện, trung tâm y tế có giường bệnh đã được công bố đủ điều kiện
tiêm chủng theo quy định.
- Đối tượng tiêm: là cán bộ y tế của
cơ sở, nhân viên tham gia phòng chống dịch tại cơ sở y tế và các đối tượng ưu
tiên theo quy định tại khoản 1, Điều 2, Nghị định số 21/NĐ-CP ngày 26/02/2021 của
Chính phủ.
- Căn cứ số lượng vắc xin được cấp
theo Quyết định số 1281/QĐ-BYT ngày 07/4/2021 của Bộ Y tế, Sở Y tế phân bổ cho
các địa phương, đơn vị theo quy định; chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và
các đơn vị liên quan triển khai thực hiện việc tiêm chủng cho các đối tượng
theo Nghị định số 21/NĐ-CP của Chính phủ đảm bảo an toàn, hoàn thành trước ngày
15/5/2021.
b) Các đọt vắc xin phòng COVID-19
tiếp theo
Căn cứ điều kiện thực tế, Sở Y tế chỉ
đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện
việc tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng,
đảm bảo an toàn, đúng tiến độ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
8.3. Giám sát và xử trí sự cố bất
lợi sau tiêm chủng
a) Giám sát chủ động sự cố bất lợi
sau tiêm chủng:
- Tất cả các trường
hợp tiêm vắc xin phòng COVID-19 được theo dõi phản ứng sau tiêm ít nhất 30 phút
tại điểm tiêm chủng và 07 ngày sau tiêm tại nhà. Hướng dẫn đối tượng tiêm chủng
và người nhà theo dõi các phản ứng phụ có thể xảy ra; kịp thời thông báo cho cơ
sở tiêm chủng để phối hợp xử lý.
- Các cơ sở tiêm chủng thực hiện giám
sát chủ động sự cố bất lợi sau tiêm theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Hệ thống giám
sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng bao gồm các đơn vị thực hiện và các đơn vị phối
hợp từ tuyến tỉnh đến tuyến y tế cơ sở (thôn xóm, xã, phường). Khi xảy
ra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, quy trình điều
tra, báo cáo và thông báo kết quả điều tra, xử trí trường hợp tai biến nặng sau
tiêm chủng được thực hiện theo Điều 6 Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016.
+ Đơn vị thực hiện: Các cơ sở tiêm chủng.
+ Đơn vị chỉ đạo, phối hợp: Sở Y tế,
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế tuyến huyện.
+ Thời gian thực hiện: Trong và sau
thực hiện tiêm chủng.
b) Giám sát thường qui:
Các cơ sở tiêm chủng tiến hành theo
dõi, giám sát phản ứng thông thường và tai biến nặng sau tiêm theo quy định tại
Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và Thông tư
34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế.
- Đơn vị thực hiện: Các cơ sở tiêm chủng.
- Đơn vị chỉ đạo, phối hợp: Sở Y tế,
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế tuyến
huyện.
- Thời gian thực hiện: Trong và sau
thực hiện tiêm chủng.
c) Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh
giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin phòng COVID-19:
Các hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá
trình sử dụng vắc xin được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Thông tư số
24/2018/TT-BYT ngày 18/09/2018 và Thông tư 05/2020/TT-BYT của Bộ Y tế về việc sửa
đổi, cập nhật một số điều của Thông tư 24/2018/TT-BYT ngày 18/09/2018, đã được
đào tạo, tập huấn hàng năm về các hoạt động chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai
biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin.
e) Xử trí phản vệ trong quá trình sử
dụng vắc xin: Thực hiện theo quy trình chẩn đoán và xử trí phản vệ theo Thông
tư 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chẩn
đoán và xử trí phản vệ đã được đào tạo. Sở Y tế chỉ đạo thực hiện việc tập huấn
lại Thông tư 51 cho các đơn vị tham gia tiêm chủng.
8.4. Quản lý bơm kim tiêm và rác
thải y tế sau buổi tiêm
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật hướng
dẫn xử lý bơm kim tiêm và rác thải y tế sau buổi tiêm chủng theo quy định tại
Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNM ngày 31/12/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế.
- Các cơ sở tiêm chủng thu gom và xử
lý bơm kim tiêm, rác thải y tế tại điểm tiêm theo hướng dẫn tại Công văn số
102/MT-YT ngày 04/3/2021 của Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế.
8.5. Giám sát và báo cáo hoạt động
tiêm vắc xin phòng COVID-19
- Kiểm tra, giám sát trước triển
khai: Giám sát công tác chuẩn bị tiêm vắc xin phòng COVID-19, bao gồm: điều tra
đối tượng, lập kế hoạch tổ chức điểm tiêm chủng, dự trù vắc xin, vật tư tiêm chủng,
phân công nhân lực, phương án xử trí cấp cứu phản ứng sau tiêm chủng.
- Kiểm tra, giám sát trong quá trình
triển khai: Giám sát công tác tổ chức buổi tiêm chủng và đảm bảo an toàn tiêm
chủng (khám sàng lọc, thực hiện tiêm chủng, theo dõi sau tiêm).
- Kiểm tra, giám sát sau khi triển
khai: Đánh giá nhanh tỷ lệ tiêm chủng, giám sát sau tiêm, rà soát đối tượng
tiêm vét, ghi chép, thống kê báo cáo.
- Phân công cán bộ tuyến tỉnh và tuyến
huyện triển khai giám sát.
- Thực hiện báo cáo: Các cơ sở thực hiện
tiêm hoàn thiện báo cáo hàng ngày, báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định
9. Kinh phí thực
hiện
9.1. Nguồn kinh phí
Căn cứ vào nhu cầu đăng ký và số lượng
vắc xin cung ứng từng đợt cùng với giá cả chi phí thực tế, Sở Y tế phối hợp Sở
Tài chính lập dự toán kinh phí từ các nguồn lực huy động.
9.2. Kinh phí thực hiện
a) Ngân sách trung ương hỗ trợ;
b) Kinh phí địa phương hỗ trợ cho các
hoạt động:
- Mua vắc xin cho các đối tượng ưu
tiên tiêm và miễn phí;
- Vận chuyển và bảo quản vắc xin từ tuyến
trung ương về địa phương và tại địa phương.
- Triển khai các hoạt động tập huấn
cho Trung tâm Y tế huyện, các điểm tiêm chủng trên địa bàn.
- Bơm kim tiêm, các dụng cụ, vật tư
phục vụ tiêm chủng...
- Các hoạt động truyền thông tại địa
phương.
- In ấn biểu mẫu,
báo cáo.
- Công tiêm, kiểm tra giám sát tiêm
chủng.
c) Nguồn chi thường xuyên bố trí
trong dự toán đã được giao cho các đơn vị sự nghiệp, hành chính để tiêm chủng
cho người lao động.
d) Nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của
tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
e) Nguồn do các tổ chức, cá nhân sử dụng
vắc xin tự nguyện chi trả.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Y tế:
- Chịu trách nhiệm chính, là đầu mối,
phối hợp các Sở, ban, ngành, UBND các cấp và các đơn vị liên quan triển khai thực
hiện Kế hoạch;
- Phối hợp với Sở Tài chính dự toán
kinh phí triển khai chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 theo từng đợt cấp của Bộ Y
tế để thực hiện đạt yêu cầu đề ra.
- Chỉ đạo các đơn vị cơ sở y tế trên
địa bàn tỉnh:
+ Tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán
bộ y tế các tuyến về việc xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, tổng hợp báo cáo.
+ Dự trù vật tư, trang thiết bị dây
chuyền lạnh, bơm kim tiêm đáp ứng công tác tiêm chủng theo quy định.
+ Chỉ đạo các đơn vị điều trị chuẩn bị
các phương án đảm bảo an toàn trong tiêm chủng, sẵn sàng xử trí các tai biến (nếu
có) trong và sau tiêm chủng theo quy định.
+ Tham mưu cho Ban Chỉ đạo xây dựng kế
hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát các đơn vị trên địa bàn.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả triển
khai theo quy định.
2. Sở Tài chính:
- Căn cứ khả năng cân đối ngân sách,
tham mưu phương án nguồn kinh phí và trình UBND tỉnh hỗ trợ thực hiện Kế hoạch
tiêm vắc xin Covid-19.
- Chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các
đơn vị có liên quan tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính hỗ trợ
ngân sách địa phương theo quy định.
3. Sở Thông tin và Truyền thông,
Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An: Thực
hiện công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe về sử dụng vắc xin phòng
COVID-19. Tổ chức giám sát việc thực hiện công tác truyền thông.
4. Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể,
đơn vị cấp tỉnh liên quan: Phối hợp với Sở Y tế triển khai tổ chức tiêm chủng cho các
đối tượng thuộc đơn vị quản lý; hỗ trợ Sở Y tế khi cần thiết.
5. UBND các huyện, thành phố, thị
xã
- Chỉ đạo phòng Y tế, Trung tâm Y tế
phối hợp với các phòng, ban liên quan xây dựng kế hoạch và thực hiện nghiêm túc
các hướng dẫn chuyên môn trong triển khai các hoạt động tiêm vắc xin phòng
COVID-19 đảm bảo an toàn, hiệu quả.
- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn
xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động tập huấn, điều tra đối tượng và
tiến hành tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo quy định.
- Chỉ đạo phòng Văn hóa Thông tin,
Đài Truyền thanh huyện tuyên truyền về lợi ích tiêm vắc xin phòng COVID-19, hướng
dẫn theo dõi các phản ứng bất lợi sau tiêm chủng tại gia đình.
- Cấp kinh phí hỗ trợ chiến dịch tiêm
vắc xin phòng COVID-19.
- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc
triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ kế hoạch đề ra.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức tiêm vắc
xin phòng COVID-19 năm 2021 trên địa bàn tỉnh Nghệ An; yêu cầu các Sở, Ban,
Ngành, đơn vị cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Vinh xây
dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện./.
PHỤ LỤC:
DỰ KIẾN ĐỐI TƯỢNG TIÊM CHỦNG VÀ NHU CẦU VẮC
XIN
(ban hành kèm theo Quyết định số 1023/QĐ-UBND
ngày 16/4/2021 của UBND tỉnh Nghệ An)
STT
|
Đối
tượng tiêm vắc xin
|
Tổng
số lượng
(người)
|
Số
lượng vắc xin
(2 liều/người, tỷ lệ hao phí 1,1)
|
Ghi
chú
|
1
|
Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch
|
41.042
|
90.292
|
|
1,1
|
Người làm việc trong các cơ sở y tế
|
22.759
|
50.070
|
|
1,2
|
Người tham gia phòng chống dịch (Thành
viên BCĐ các cấp; người làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ Covid cộng
đồng, tình nguyện viên, nhân viên khu cách
ly; phóng viên...)
|
18.283
|
40.223
|
|
2
|
Nhân viên ngoại Việt Nam, hải quan,
cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh
|
391
|
860
|
|
3
|
Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch, dv điện, nước...
|
5.635
|
12.397
|
|
4
|
Giáo viên, người làm việc tại các
cơ sở giáo dục; Người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường
xuyên tiếp xúc với nhiều người
|
76.505
|
168.311
|
|
5
|
Người mắc bệnh mãn tính, người trên
65 tuổi
|
317.904
|
699.389
|
|
6
|
Người sinh sống tại các vùng có dịch
|
0
|
0
|
|
7
|
Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội
|
185.150
|
407.330
|
|
8
|
Người được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài
|
02
|
04
|
|
|
Tổng cộng
|
667.671
|
1.468.876
|
|