Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 78/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Người ký: Phạm Viết Thanh
Ngày ban hành: 17/08/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 78/NQ-HĐND

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 17 tháng 8 năm 2021

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2021 - 2026

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
KHÓA VII, KỲ HOP THỨ HAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”;

Xét Tờ trình số 94/TTr-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Nghị quyết phê duyệt Đề án phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021-2026; Báo cáo thẩm tra số 85/BC-VHXH ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021-2026, với những nội dung chính như sau:

1. Chỉ tiêu thành tích huy chương đạt được tại các giải thể thao thành tích cao hàng năm:

Nội dung

Năm

2021

2022

2023

2024

2025

2026

Chỉ tiêu huy chương vàng

51

45

65

68

75

60

Chỉ tiêu huy chương bạc

67

60

80

82

86

75

Chỉ tiêu huy chương đồng

144

145

180

190

209

180

Tổng cộng

262

250

325

340

370

315

- Về chỉ tiêu thành tích huy chương và thứ hạng tại Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2022 (lần IX):

+ Chỉ tiêu huy chương: đạt từ 06-10 huy chương vàng, 10-16 huy chương bạc, 14-22 huy chương đồng.

+ Chỉ tiêu thứ hạng tại Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2022: phấn đấu xếp vị trí trong nhóm từ 21-30 trên 65 tỉnh, thành, ngành trong cả nước về tổng xếp huy chương tại Đại hội.

- Về chỉ tiêu cụ thể thành tích huy chương các nhóm môn thể thao trọng điểm tại Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2026 (lần X) dự kiến như sau:

+ Chỉ tiêu huy chương: đạt từ 10-15 HCV, 20-26 HCB, 26-30 HCĐ.

+ Chỉ tiêu thứ hạng: phấn đấu xếp vị trí trong nhóm 20 tỉnh, thành, ngành dẫn đầu cả nước về tổng xếp huy chương tại Đại hội.

2. Chỉ tiêu lực lượng Huấn luyện viên, Vận động viên:

Nội dung

Năm

2021

2022

2023

2024

2025

2026

1. Huấn luyện viên:

57

72

98

111

114

118

- Đội Tuyển

20

21

26

28

30

32

- Đội Trẻ

23

25

32

41

42

44

- Đội Năng khiếu

14

26

40

42

42

42

2. Vận động viên:

354

419

740

889

979

1013

- Đội Tuyển

120

125

140

150

174

183

- Đội Trẻ

136

145

270

315

343

360

- Đội Năng khiếu

98

149

330

424

462

470

Tổng cộng

411

491

838

1000

1093

1131

3. Kinh phí thực hiện Đề án:

Tổng nhu cầu kinh phí để thực hiện Đề án giai đoạn 2021-2026 là: 491.108.622.700 đồng (Bốn trăm chín mươi mốt tỷ, một trăm lẻ tám triệu, sáu trăm hai mươi hai ngàn, bảy trăm đồng). Trong đó:

- Phân bổ theo năm:

+ Năm 2021 (6 tháng cuối năm)

: 34.814.872.500 đồng.

+ Năm 2022

: 55.982.373.400 đồng.

+ Năm 2023

: 81.181.662.000 đồng.

+ Năm 2024

: 97.248.754.400 đồng.

+ Năm 2025

: 107.086.398.800 đồng.

+ Năm 2026

: 111.794.561.600 đồng.

- Phân bổ theo đội tuyển:

+ Các đội tuyển tuyến Tuyển

: 184.670.356.800 đồng.

+ Các đội tuyển tuyến Trẻ

: 215.741.653.800 đồng.

+ Các đội tuyển tuyến Năng khiếu

: 90.696.612.800 đồng.

(Kèm theo Đề án phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021-2026).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Điều 3. Điều khoản thi hành

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Khóa VII, Kỳ họp thứ Hai thông qua ngày 17 tháng 8 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.

CHỦ TỊCH




Phạm Viết Thanh

PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2021-2026

(Kèm theo Nghị quyết số 78/NQ-HĐND ngày 17 tháng 8 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

A. PHẦN MỞ ĐẦU - TÍNH CẤP THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Phần mở đầu - Tính cấp thiết:

Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với diện tích tự nhiên là 1.989,5 km2. Tỉnh có 08 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 02 thành phố, 01 thị xã và 05 huyện với 82 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 29 phường, 06 thị trấn và 47 xã. Thành phố Vũng Tàu là Trung tâm kinh tế, văn hóa du lịch và Thành phố Bà Rịa là Trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh. Địa hình tỉnh có thể chia làm 04 vùng: Bán đảo, hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển. Bán đảo Vũng Tàu dài và hẹp diện tích 82,86 km², độ cao trung bình 03 - 04m so với mặt biển. Đặc biệt tỉnh có nhiều bãi cát ven biển rất đẹp phục vụ cho du lịch, khai thác tài nguyên kinh tế biển với thềm lục địa rộng trên 100.000 km².

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, dân số toàn tỉnh đạt 1.167.938 người. Toàn tỉnh có 28 dân tộc và người nước ngoài cùng sinh sống, với 13 Tôn giáo khác nhau. Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những địa phương có truyền thống văn hóa xã hội phong phú về mọi mặt, có tinh thần cách mạng kiên cường, ham học hỏi, đồng thời có nhiều tiềm năng và tố chất phát triển Thể thao.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với vị trí địa lý đặc biệt và điều kiện tự nhiên thuận lợi, có biển, đảo, núi, đồng bằng, là đầu mối giao lưu quốc tế về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, giáo dục và Thể dục thể thao. Là địa phương có tiềm năng, thế mạnh về thu hút và phát triển du lịch, đóng góp một phần quan trọng trong GDP của Bà Rịa - Vũng Tàu. Bà Rịa - Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm Cảng biển của cả nước và các ngành kinh tế mũi nhọn khác. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu luôn chú trọng nâng cao chất lượng cuộc sống người dân về môi trường, giáo dục, y tế, văn hóa - thể thao...

Trong những năm qua, Thể thao thành tích cao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những bước phát triển nhất định, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của tỉnh. Tuy nhiên, kết quả đạt được của Thể thao thành tích cao vẫn chưa tương xứng với tốc độ phát triển tỉnh, do các yếu tố khách quan và chủ quan tác động, cụ thể như: Thể thao thành tích cao của tỉnh có xuất phát điểm thấp; nguồn nhân lực hạn chế. Hệ thống cơ sở vật chất dành cho phát triển Thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu tập luyện và thi đấu.

Hệ thống tuyển chọn, đào tạo và huấn luyện các tuyến vận động viên chưa đồng bộ, thiếu các yếu tố phát triển bền vững, kinh phí đầu tư cũng như cơ chế chính sách về ưu đãi thu hút nhân tài cho Thể thao thành tích cao còn quá thấp so với nhu cầu phát triển, đặc biệt là so với các địa phương khác trong cùng khu vực.

Trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng, vị thế và tầm ảnh hưởng của Thể thao nước ta đã và đang có những bước thay đổi đột phá, không ngừng vươn lên ở tầm châu lục và quốc tế. Ngày nay, rất nhiều tỉnh, thành đã và đang có những chính sách đầu tư, ưu đãi đặc biệt dành cho những vận động viên tài năng nhằm nâng cao thành tích tập luyện và thi đấu tại các giải thể thao khu vực và quốc tế phấn đấu đạt chuẩn để tham gia các giải quốc tế và Olympic.

Nhằm nâng cao hơn nữa vị thế, thành tích và thứ hạng Thể thao thành tích cao của tỉnh nói riêng, hình ảnh và tiềm năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung đến với bạn bè trong và ngoài nước đồng thời đóng góp tích cực, cụ thể hóa những mục tiêu tổng quát trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra: Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành địa phương đứng trong tốp đầu cả nước về GRDP bình quân đầu người. Đồng thời Nghị quyết cũng đã chỉ rõ cần: “Tập trung thực hiện Đề án nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển”.

Để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và chất lượng nguồn nhân lực, phát triển mạnh phong trào Thể dục thể thao quần chúng, nâng cao thể chất của nhân dân, chú trọng đầu tư phát triển Thể dục thể thao học đường; rà soát, điều chỉnh chiến lược mạng lưới cơ sở vật chất, kỹ thuật thể thao; đầu tư xây dựng khu liên hợp Thể thao, trang thiết bị hiện đại xứng tầm. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động Thể dục thể thao đi đôi với việc đổi mới nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về Thể thao thành tích cao và chuyên nghiệp hóa thể thao; củng cố, phát huy vai trò của các Liên đoàn, các Hội Thể dục thể thao; tăng cường hợp tác quốc tế. Phát triển Thể thao thành tích cao, tập trung đầu tư các môn thể thao mà tỉnh có truyền thống, có ưu thế; rà soát, bổ sung chính sách đào tạo và thu hút huấn luyện viên giỏi, vận động viên có thành tích cao, có triển vọng. Đẩy mạnh ứng dụng sự phát triển khoa học phục vụ phát triển thể thao một cách khoa học và hiệu quả. Vì vậy việc xây dựng Đề án phát triển Thể thao thành tích cao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021 - 2026 là cần thiết, góp phần đưa vị thế thể thao tỉnh đến năm 2026 nằm trong tốp 20 tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ X, phấn đấu đưa vị thế thể thao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lên tầm cao mới.

2. Cơ sở pháp lý

Luật Thể dục thể thao.

Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục thể thao.

Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030.

Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Quy hoạch phát triển Thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030".

Quyết định số 1752/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật Thể dục, thể thao quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030".

Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến 2030”.

Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch vùng Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động Thể thao.

Nghị định số 152/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu.

Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước.

Quyết định số 375/QĐ-BVHTTDL ngày 06 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xây dựng Đề án “Tuyển chọn, đào tạo tài năng trong lĩnh vực Thể thao thành tích cao đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035”.

Thông tư số 86/2020/TT-BTC ngày 26 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với huấn luyện viên thể thao thành tích cao, vận động viên thể thao thành tích cao.

Thông tư liên tịch số 200/2011/TTLT-BTC-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chế độ chi tiêu tài chính đối với các giải thi đấu thể thao.

Nghị quyết số 09/NQ-TU ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Tỉnh ủy Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhiệm kỳ 2020-2025.

Nghị quyết số 118/2019/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành quy định chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao và chế độ chi tiêu tài chính cho các giải thi đấu thể thao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 26 tháng 3 năm 2019 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành sửa đổi, bổ sung một số Điều của quy định một số chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành kèm theo Nghị quyết số 13/2017/NQ- HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Nghị quyết số 11/2020/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quy định mức chi tiền thưởng tại các giải thi đấu thể thao trên địa bàn tỉnh.

B. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ THỰC TRẠNG VỀ THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. THÀNH TÍCH HUY CHƯƠNG ĐẠT ĐƯỢC VÀ THỰC TRẠNG VỀ THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2016-2020

1. Thành tích huy chương đạt được:

Trong giai đoạn 2016-2020, Thể thao thành tích cao tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu luôn hoàn thành vượt chỉ tiêu số lượng huy chương hàng năm so với kế hoạch tại các giải quốc gia theo hệ thống thi đấu Thể thao thành tích cao hàng năm, tuy nhiên chất lượng huy chương vàng tại các giải vô địch quốc gia và vô địch trẻ quốc gia không nhiều và rất ít là những môn Olympic. Thành tích huy chương đạt được tại các giải vô địch quốc gia, vô địch trẻ quốc gia, vô địch Cúp và các câu lạc bộ quốc gia theo hệ thống thi đấu Thể thao thành tích cao hàng năm giai đoạn 2016-2020 như sau:

Bảng 1: Tổng số huy chương đạt được tại các giải trong hệ thống thi đấu Thể thao thành tích cao qua các năm giai đoạn 2016-2020

Nội dung

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

HCV đạt được

27

33

30

35

50

HCB đạt được

45

39

39

55

67

HCĐ đạt được

108

127

118

144

143

Tổng cộng

180

199

187

234

260

Trong đó cụ thể:

Năm 2016: Đạt 07 HCV giải vô địch quốc gia (Vovinam, Petanque, Muay, Võ cổ truyền); 13 HCV giải vô địch trẻ quốc gia (Judo, Vovinam, Taekwondo, Võ cổ truyền, Thể dục thể hình, Cờ vua, Cờ tướng, Kickboxing); 07 HCV giải vô địch Cúp & câu lạc bộ quốc gia (Vovinam, Judo, Muay, Thể dục thể hình).

Năm 2017: Đạt 02 HCV giải vô địch quốc gia (Judo, Võ cổ truyền); 19 HCV giải vô địch trẻ quốc gia (Judo, Vovinam, Taekwondo, Kickboxing, Bơi, Thể dục thể hình, Cờ vua, Cờ tướng); 11 HCV giải vô địch Cúp & câu lạc bộ quốc gia (Vovinam, Judo, Kickboxing, Thể dục thể hình, Karate, Bóng bàn).

Năm 2018: Đạt 03 HCV Đại hội Thể thao toàn quốc (Judo, Vovinam, Muay), 01 HCV giải vô địch quốc gia (Kickboxing); 15 HCV giải vô địch trẻ quốc gia (Judo, Vovinam, Taekwondo, Kickboxing, Cờ vua, Điền kinh, Wushu); 10 HCV giải vô địch Cúp & câu lạc bộ quốc gia (Vovinam, Judo, Kickboxing, Muay, Thể dục thể hình).

Năm 2019: Đạt 11 HCV giải vô địch quốc gia (Judo, Vovinam, Petanque, Muay, Võ cổ truyền, Wushu, Kickboxing); 09 HCV giải vô địch trẻ quốc gia (Judo, Vovinam, Wushu, Kickboxing, Cờ vua, Cờ tướng, Bóng bàn); 08 HCV giải vô địch Cúp & câu lạc bộ quốc gia (Vovinam, Judo, Wushu, Jujitsu, Kurash).

Năm 2020: Đạt 16 HCV giải vô địch quốc gia (Judo, Vovinam, Wushu, Petanque, Võ cổ truyền, Kickboxing, Cờ tướng, Kurash, Bắn cung); 19 HCV giải vô địch trẻ quốc gia (Vovinam, Wushu, Cờ vua, Cờ tướng, Taekwondo, Điền Kinh, Petanque); 13 HCV giải vô địch Cúp & câu lạc bộ quốc gia (Vovinam, Judo, Muay, Wushu, Kickboxing, Võ cổ truyền, Jujitsu, Bóng bàn).

Tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018, Thể thao Bà Rịa - Vũng Tàu đạt được 16 huy chương (03 HCV, 04 HCB, 09 HCĐ) xếp hạng 39/65 đơn vị tỉnh, thành, ngành tham dự, không đạt chỉ tiêu so với kế hoạch là đạt từ 6 - 8 huy chương vàng, vị trí xếp hạng từ 25 - 30/65 tỉnh, thành, ngành trong toàn quốc (Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc năm 2014 đạt 24 huy chương (03V, 06B, 15Đ) xếp hạng 34/65 đơn vị tỉnh, thành, ngành; Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc năm 2010 đạt 34 huy chương (06V, 10B, 18Đ) xếp hạng 31/65 đơn vị tỉnh, thành, ngành).

Tham dự Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) lần thứ 29 năm 2017 tại Malaysia kết quả đạt 01 huy chương đồng môn Judo hạng cân 70kg nữ của vận động viên Nguyễn Thị Diệu Tiên; tại SEA Games lần thứ 30 năm 2019 tại Philippines đạt kết quả 01 huy chương vàng nội dung đồng đội nữ môn Judo của vận động viên Nguyễn Thị Diệu Tiên, 01 huy chương đồng cá nhân môn Judo hạng cân 78kg nữ của vận động viên Võ Thị Phương Quỳnh.

2. Thực trạng về nguồn nhân lực trong Đề án (2016-2020):

2.1. Về lực lượng huấn luyện viên Thể thao thành tích cao:

Hầu hết các huấn luyện viên đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hàng năm có tổng cộng từ 31-34 huấn luyện viên tham gia chương trình Đề án Thể thao thành tích cao tỉnh. Có khoảng 12/34 huấn luyện viên được đào tạo Đại học Thể dục thể thao (chiếm tỷ lệ 35,29%) các huấn luyện viên khác phần lớn xuất thân từ vận động viên lên, đã qua các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn do Tổng cục Thể dục thể thao và các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao tổ chức. Những huấn luyện viên này tuy không được đào tạo bài bản trường lớp theo quy định nhưng với những kinh nghiệm dày dặn lâu năm đã đúc kết cho họ có những kinh nghiệm quý báu trong tuyển chọn đào tạo cộng với sự đam mê, nhiệt huyết với nghề, ví dụ: như huấn luyện viên môn Judo đã nhiều năm đào tạo vận động viên đạt nhiều HCV trong Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc và SEA Games.

Hàng năm, số lượng huấn luyện viên thuộc biên chế hưởng lương từ ngân sách tham gia các môn thể thao trong Đề án vào khoảng 09-10 người, chiếm tỷ lệ từ 30% - 33% (tùy theo từng năm); số còn lại ký hợp đồng với các huấn luyện viên từ các CLB thể thao trong tỉnh.

Số lượng huấn luyện viên, chuyên gia giỏi còn thiếu và hạn chế. Về trình độ năng lực chưa có huấn luyện viên được triệu tập tham gia huấn luyện đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia. Một số huấn luyện viên đã lớn tuổi hoặc trình độ chuyên môn còn hạn chế, phương pháp huấn luyện đào tạo cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật cho phù hợp với những yêu cầu và thay đổi của Thể thao thành tích cao ngày nay chậm đổi mới.

2.2. Về lực lượng Vận động viên:

Phần lớn các vận động viên trưởng thành qua phong trào tập luyện Thể dục thể thao trong học đường, được phát hiện thông qua các giải thể thao thiếu niên trẻ, hoặc giải vô địch cấp tỉnh. Sau khi được tuyển chọn các vận động viên được đào tạo, huấn luyện tại Trung tâm Huấn luyện & Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh. Đến năm 2020 đã có 178 vận động viên của 16 môn thể thao được tập trung, tập luyện đào tạo, huấn luyện là: Judo, Vovinam, Muay, Karate, Petanque, Wushu, Võ cổ truyền, Kickboxing, Cờ tướng, Cờ vua, Bóng chuyền bãi biển, Billiards, Bắn cung, Taekwondo, Điền kinh và Bóng bàn.

2.3 Thực trạng về công tác đào tạo các môn Thể thao:

Trên cơ sở các môn Thể thao tại Đề án phát triển nguồn nhân lực Thể thao thành tích cao tỉnh giai đoạn 2010-2015; Đề án nâng cao Thể thao thành tích cao tỉnh giai đoạn 2016-2020 dựa trên thực tế thành tích đạt được hàng năm, Đề án tập trung đầu tư phát triển có trọng điểm một số môn thể thao thuộc thế mạnh của tỉnh và xây dựng các môn thể thao có triển vọng tại địa phương, cụ thể:

a) Các năm 2016, 2017:

Tập trung đầu tư huấn luyện, đào tạo 15 môn thể thao ở 03 tuyến với 31 huấn luyện viên, 147 vận động viên; đạt 100% so với kế hoạch của Đề án.

- Tuyến tuyển bao gồm 08 môn: Judo, Vovinam, Petanque, Thể hình, Boxing, Điền kinh, Cờ tướng, Bóng chuyền bãi biển.

- Tuyến trẻ bao gồm 12 môn: Judo, Vovinam, Petanque, Boxing, Kickboxing, Taekwondo, Karate, Võ cổ truyền, Điền kinh, Cờ tướng, Cờ vua, Bóng bàn.

- Tuyến năng khiếu bao gồm 04 môn: Điền kinh, Cờ vua, Bóng bàn, Bơi lội.

b) Năm 2018:

Tập trung đầu tư huấn luyện, đào tạo 18 môn thể thao ở 03 tuyến với 34 huấn luyện viên, 150 vận động viên; đạt 97,4% so với kế hoạch của Đề án là 32 huấn luyện viên, 157 vận động viên của 15 môn thể thao.

- Tuyến tuyển bao gồm 13 môn: Judo, Vovinam, Petanque, Thể hình và Cử tạ, Karate, Kickboxing, Võ cổ truyền, Muay, Boxing, Điền kinh, Cờ tướng, Bóng chuyền bãi biển

- Tuyến trẻ bao gồm 13 môn: Judo, Vovinam, Petanque, Boxing, Kickboxing, Taekwondo, Karate, Võ cổ truyền, Wushu, Điền kinh, Cờ tướng, Cờ vua, Bóng bàn.

- Tuyến năng khiếu bao gồm 03 môn: Cờ vua, Bóng bàn, Bơi lội.

c) Năm 2019:

Sau Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2018, nhằm tiếp tục duy trì, xây dựng lực lượng các môn thể thao trọng điểm trong chương trình Đề án một cách hiệu quả nhất, trong đó tập trung phát triển các môn thể thao có thành tích tốt tại Đại hội, đầu tư những môn Thể thao Olympic đang hình thành phát triển tốt tại địa phương và có lực lượng vận động viên đạt trình độ quốc gia với mục tiêu hướng đến các kỳ Đại hội tiếp theo, chương trình Đề án đã điều chỉnh một số môn thể thao so với kế hoạch, tuyến Năng khiếu chỉ thực hiện môn Cờ vua và Bóng bàn; các môn khác chuyển sang hoạt động theo mô hình xã hội hóa, CLB (vẫn tạo điều kiện tham gia thi đấu theo kế hoạch Thể thao thành tích cao hàng năm) cụ thể:

Tập trung đầu tư huấn luyện, đào tạo 16 môn thể thao ở 03 tuyến với 33 huấn luyện viên, 168 vận động viên; đạt 87,01% so với kế hoạch của Đề án là 38 huấn luyện viên, 193 vận động viên của 15 môn thể thao.

- Tuyến tuyển bao gồm 12 môn: Judo, Vovinam, Petanque, Karate, Võ cổ truyền, Kickboxing, Muay, Wushu, Cờ tướng, Billiards, Bóng chuyền bãi biển, Bắn cung.

- Tuyến trẻ bao gồm 13 môn: Judo, Vovinam, Karate, Petanque, Võ cổ truyền, Kickboxing, Taekwondo, Muay, Wushu, Điền kinh, Cờ tướng, Cờ vua, Bóng bàn.

- Tuyến năng khiếu bao gồm 02 môn: Cờ vua, Bóng bàn.

- Xây dựng và phát triển môn thể thao Olympic đang phát triển tốt tại địa phương là Bắn cung.

d) Năm 2020:

Tập trung đầu tư huấn luyện, đào tạo 16 môn thể thao ở 03 tuyến với 34 huấn luyện viên, 178 vận động viên; đạt 89,83% so với kế hoạch của Đề án là 39 huấn luyện viên và 197 vận động viên của 15 môn thể thao).

- Tuyến tuyển bao gồm 12 môn: Judo, Vovinam, Petanque, Karate, Võ cổ truyền, Kickboxing, Muay, Wushu, Cờ tướng, Billiards, Bóng chuyền bãi biển, Bắn cung.

- Tuyến trẻ bao gồm 13 môn: Judo, Vovinam, Karate, Petanque, Võ cổ truyền, Kickboxing, Taekwondo, Muay, Wushu, Điền kinh, Cờ tướng, Cờ vua, Bóng bàn.

- Tuyến năng khiếu bao gồm 02 môn: Cờ vua, Bóng bàn.

Bảng 2: Bảng tổng hợp số lượng huấn luyện viên, vận động viên đầu tư huấn luyện, đào tạo giai đoạn 2016-2020

Nội dung

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

1. Huấn luyện viên:

31

31

34

33

34

- Đội tuyển

10

10

14

14

14

- Đội trẻ

17

17

17

17

18

- Đội Năng khiếu

04

04

03

02

02

2. Vận động viên:

147

147

150

168

178

- Đội tuyển

43

43

54

71

74

- Đội trẻ

83

83

80

86

92

- Đội Năng khiếu

21

21

16

11

12

Tổng cộng

178

178

184

201

212

Qua tổng hợp số lượng huấn luyện viên, vận động viên hàng năm thực hiện như trên, có thể thấy số lượng huấn luyện viên, vận động viên trong chương trình hàng năm quá ít, từ đó dẫn đến việc thực hiện công tác đào tạo huấn luyện vận động viên theo quy trình đào tạo tìm kiếm tài năng thể thao theo phương pháp loại trừ của mô hình 3, 2, 1 (mô hình đào tạo hình chóp) không thực hiện được, do vậy lực lượng vận động viên, huấn luyện viên quá ít so với nhu cầu thi đấu đạt thành tích Thể thao thành tích cao. Mặc dù đã có sự nỗ lực trong tổ chức huấn luyện, đào tạo vận động viên của Trung tâm Huấn luyện & Thi đấu Thể dục thể thao cùng với sự chỉ đạo thường xuyên và quyết liệt của Sở Văn hóa và Thể thao, nổ lực tập luyện và thi đấu của các vận động viên, huấn luyện viên, về cơ bản đạt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, nhưng kết quả thành tích còn thấp so với các tỉnh bạn trong khu vực miền Đông Nam Bộ về nguồn lực đầu tư, cụ thể số lượng vận động viên đến năm 2020 của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, cụ thể như sau:

Bảng 3: Bảng so sánh số lượng vận động viên huấn luyện, đào tạo năm 2020 so với các tỉnh khu vực Đông Nam bộ

Tỉnh

Số lượng VĐV huấn luyện đào tạo năm 2020

Số môn thể thao

Bà Rịa - Vũng Tàu

178

16

Bình Dương

750

19

Bình Phước

540

15

Bình Thuận

936

10

Đồng Nai

710

26

Số lượng vận động viên đầu tư huấn luyện, đào tạo của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 còn quá thấp theo Quyết định số 2160/ QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt "Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" cụ thể:

“- Đào tạo vận động viên thể thao:

+ Vận động viên năng khiếu thể thao nghiệp dư: Hàng năm tổ chức đào tạo trên 2.000 vận động viên cấp quận, huyện tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tùy thuộc vào điều kiện của từng địa phương.

+ Vận động viên năng khiếu trẻ được đào tạo tập trung: Hàng năm tổ chức đào tạo từ 500 - 2.000 vận động viên ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tùy thuộc vào điều kiện của từng địa phương.

+ Vận động viên đội tuyển của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các ngành: Hàng năm tổ chức đào tạo từ 200 - 1.000 vận động viên, tùy thuộc vào điều kiện của từng địa phương, từng ngành.”

3. Thực trạng về nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động Thể thao thành tích cao:

Căn cứ nguồn kinh phí thực hiện Đề án Nâng cao Thể thao thành tích cao giai đoạn (2016-2020) thì tổng kinh phí đầu tư hàng năm dành cho Thể thao thành tích cao của tỉnh chỉ đảm bảo cho công tác duy trì và kế thừa. Đặc biệt là so với các tỉnh, thành khác trong khu vực và toàn quốc, phần nào ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng, thành tích Thể thao Thành tích cao trong thời gian qua.

Nguồn kinh phí đầu tư xã hội hóa đối với các hoạt động Thể thao thành tích cao chủ yếu cho công tác tổ chức giải, tập huấn thi đấu.

2.1. Nguồn kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước:

[Bảng 4: Bảng tổng hợp kinh phí đầu tư dành cho các hoạt động Thể thao thành tích cao giai đoạn (2016-2020)

Stt

Nội dung

Kinh phí Đề án Thể thao thành tích cao

Kinh phí thi đấu Thể thao thành tích cao

Tổng cộng

Tỷ lệ (%) của kinh phí thi đấu so với tổng kinh phí đầu tư Thể thao thành tích cao

1

Kinh phí năm 2016

9,514,000,000

4,320,000,000

13,834,000,000

31.23

2

Kinh phí năm 2017

9,514,000,000

4,800,000,000

14,314,000,000

33.53

3

Kinh phí năm 2018

10,308,980,000

7,857,480,000

18,166,460,000

43.25

4

Kinh phí năm 2019

11,874,000,000

5,257,000,000

17,131,000,000

30.69

5

Kinh phí năm 2020

19,182,000,000

7,500,000,000

26,682,000,000

28.11

TỔNG CỘNG:

60,392,980,000

29,734,480,000

90,127,460,000

32.99

2.2. Nguồn khác:

Ngoài kinh phí được cấp hàng năm cho các hoạt động Thể thao thành tích cao, các đội tuyển tham gia thi đấu còn vận động kinh phí xã hội hóa từ các nguồn khác nhau hỗ trợ thêm cho vận động viên tham gia hàng năm khoảng 01 tỷ đồng.

4. Thực trạng cơ sở vật chất:

Cơ sở vật chất phục vụ tập luyện chưa đáp ứng nhu cầu; ngoài Nhà thi đấu Thể dục thể thao tỉnh, các huấn luyện viên - vận động viên trong chương trình Đề án ở một số môn sử dụng những sân tập trên cơ sở tận dụng những không gian trống của Nhà thi đấu và thuê mướn địa điểm bên ngoài.

Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và các điều kiện tiên tiến trong công tác đào tạo còn hạn chế.

Do không có Trung tâm Huấn luyện tập trung nên các huấn luyện viên - vận động viên đang tập luyện theo lịch tập luyện của từng bộ môn. Sinh hoạt, ăn ở và học tập chủ yếu do gia đình và phụ huynh đảm bảo. Vì thế việc đưa các vận động viên có tiềm năng từ các huyện, thị xã, thành phố về tập trung gặp khó khăn (điều kiện ăn, nghỉ, học văn hóa không đảm bảo).

5. Về ứng dụng KHCN, TTTT:

Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và các điều kiện tiên tiến trong công tác đào tạo chưa được quan tâm chú trọng đầu tư. Chưa có cán bộ y học thể thao, kỹ thuật viên chuyên môn và trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc, phục hồi sức khỏe vận động viên.

Công tác nghiên cứu ứng dụng KHCN, Y học thể thao chưa được quan tâm chú trọng.

Việc sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng phục vụ việc nâng cao thành tích thể thao chưa được áp dụng hiệu quả trong công tác đào tạo.

Công tác thông tin truyền thông trong quá trình hoạt động, huấn luyện và thi đấu đã được quan tâm trong thời gian gần đây nhưng hiệu quả chưa cao.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN

1. Ưu điểm:

Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Tổng cục Thể dục thể thao, sự phối hợp của các Sở, ngành, địa phương, sự nỗ lực phấn đấu của Sở Văn hóa và Thể thao, Đề án Nâng cao Thể thao thành tích cao giai đoạn 2016-2020 đã đạt được những kết quả nhất định trong những năm gần đây.

Đội ngũ quản lý, huấn luyện viên đã có nhiều cố gắng, tâm huyết với ngành, khắc phục khó khăn, duy trì thường xuyên được lực lượng huấn luyện viên, vận động viên theo kế hoạch chương trình Đề án.

Công tác giáo dục, định hướng, giúp lực lượng huấn luyện viên, vận động viên có thêm động lực, tâm huyết trong tập luyện và thi đấu, duy trì được thành tích và có tiến bộ qua từng năm, số huy chương đạt được tăng hàng năm từ các giải: Khu vực, trẻ, vô địch quốc gia và quốc tế.

Công tác tổ chức thi đấu, công tác đăng cai các Giải quốc gia được chú trọng, quy mô giải đấu, chất lượng chuyên môn từng bước được cải thiện, thu hút nhiều địa phương, vận động viên tham gia.

Hoạt động truyền thông được đẩy mạnh, phản ảnh kịp thời, tạo sự lan tỏa qua từng giải đấu, thu hút sự quan tâm của xã hội, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền đối với hoạt động thể thao phong trào, thể thao thành tích cao.

2. Những tồn tại, hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đạt được (các chỉ tiêu huy chương đều vượt so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong giai đoạn 2016-2020), hoạt động Thể thao thành tích cao vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế:

Kinh phí bố trí trong Đề án Nâng cao thể thao thành tích cao giai đoạn 2016- 2020 còn hạn chế chỉ đảm bảo cho công tác tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện vận động viên ở mức kế thừa và duy trì của giai đoạn trước.

Số lượng vận động viên các môn Thể thao theo chương trình Đề án chưa đáp ứng nhu cầu tham gia nhiều nội dung thi đấu của các môn nên đã ảnh hưởng đến thành tích huy chương; mặt khác số lượng vận động viên ít nên quá trình sàng lọc, lựa chọn vận động viên gặp khó khăn; thực tế nguồn lực không đủ để tập trung đầu tư cho tuyến Năng khiếu, dẫn đến thiếu lực lượng vận động viên kế cận bổ sung cho tuyến Trẻ, tuyến Tuyển nhằm đảm bảo tỷ lệ của 03 tuyến: Tuyển, Trẻ, Năng khiếu.

Chưa chủ động liên kết, phối hợp với các Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia, Trường Đại học thể dục thể thao thành phố Hồ Chí Minh, các bộ môn của Tổng cục Thể dục thể thao để tranh thủ sự giúp đỡ về công tác tuyển chọn, đào tạo huấn luyện viên, vận động viên, công tác đăng cai tổ chức các giải thể thao quốc gia nhằm tạo cơ hội cho các huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao có dịp cọ xát, nâng cao trình độ chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm.

Công tác phối hợp tổ chức phong trào thể thao trong nhà trường chưa thường xuyên, chưa chú trọng phát triển hệ thống câu lạc bộ trong Trường học, học sinh, sinh viên có năng khiếu thể thao chỉ dừng ở hoạt động thể thao phong trào, phần lớn tập trung học văn hóa là chính, do vậy việc tạo nguồn tại chỗ cho thể thao Thành tích cao còn hạn chế.

Số lượng huấn luyện viên, chuyên gia giỏi còn thiếu và hạn chế. Một số huấn luyện viên đã lớn tuổi, không còn phù hợp với thể thao thành tích cao trong điều kiện hội nhập, một số huấn luyện viên trẻ đi lên từ vận động viên chưa có nhiều kinh nghiệm huấn luyện thể thao thành tích cao hoặc trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được cho công tác huấn luyện thành tích cao. Phương pháp huấn luyện đào tạo chậm thay đổi.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho huấn luyện viên về kỹ năng, quản lý, kiến thức và phương pháp huấn luyện tiên tiến hiện đại chưa được quan tâm.

Việc tuyển chọn vận động viên chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa ứng dụng khoa học công nghệ và giáo dục trong công tác tuyển chọn nên hiệu quả chưa cao. Việc cử huấn luyện viên, vận động viên đào tạo tập huấn dài hạn trong và ngoài nước còn hạn chế.

Chưa có kế hoạch cụ thể đầu tư các môn thể thao trọng điểm đã và đang có những vận động viên tài năng có thành tích, đẳng cấp quốc gia để tiếp tục đầu tư chuyên biệt, hướng đến mục tiêu đạt thành tích cao hơn.

Chưa có Trung tâm Huấn luyện Thể thao thành tích cao tập trung, các công trình thể thao hiện có chủ yếu phục vụ cho công tác tổ chức thi đấu, đặc biệt là các môn thể thao được xác định là thế mạnh của tỉnh địa điểm tập luyện không đảm bảo tiêu chuẩn, còn thiếu các điều kiện đảm bảo cần thiết để phục vụ trong quá trình đào tạo (cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ, điều kiện sinh hoạt, ăn, nghỉ, học văn hóa). Một số môn phải thuê địa điểm tập luyện ở bên ngoài.

Trang thiết bị, dụng cụ tập luyện phục vụ cho công tác đào tạo, huấn luyện theo định mức phân bổ trong Đề án, chỉ đáp ứng nhu cầu tập luyện và bảo hộ cá nhân, chưa đáp ứng được các yêu cầu tập luyện chuyên môn sâu và ứng dụng các phương pháp huấn luyện tiên tiến khác. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và các điều kiện tiên tiến đảm bảo cho công tác huấn luyện và đào tạo chưa được chú trọng.

C. QUAN ĐIỂM, CHỈ TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2021-2026

I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG

Phát triển Thể dục thể thao là yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người tăng cường thể lực, tầm vóc, tăng tuổi thọ người Việt Nam và lành mạnh hóa lối sống của thanh thiếu niên. Phát triển Thể dục thể thao là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các Đoàn thể, các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân. Ngành Thể dục thể thao giữ vai trò nòng cốt trong thực hiện các chính sách phát triển Thể dục thể thao của Đảng và Nhà nước.

“Phát triển các sân thể thao lớn, đẳng cấp có thể tổ chức các giải quốc gia và quốc tế. Đăng cai tổ chức và tạo điều kiện, khuyến khích cho các cơ quan đơn vị tổ chức nhiều giải thể thao trên địa bàn tỉnh. Lựa chọn, tập trung đầu tư một số môn Thể thao thành tích cao mà tỉnh có thế mạnh vào giảng dạy trong trường học. Hình thành Khu liên hợp thể thao tỉnh, khuyến khích phát triển loại hình du lịch - thể thao” (Trích Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Bà Rịa - Vũng Tàu nhiệm kỳ 2020- 2025).

Đảm bảo tốt mối quan hệ giữa phát triển Thể thao thành tích cao với thể thao cho mọi người. Thể thao thành tích cao vừa là mục tiêu vừa là động lực góp phần phát triển thể thao cho mọi người. Thể thao cho mọi người là cơ sở để phát triển Thể thao thành tích cao.

Phát triển nhanh, bền vững Thể thao thành tích cao gắn liền với phát triển kinh tế xã hội và tương xứng với sự phát triển các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế xã hội của địa phương.

Xây dựng hệ thống tuyển chọn, đào tạo vận động viên theo quy hoạch, chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh cũng như nguồn tài năng thể thao của cả nước. Lựa chọn, tập trung đầu tư một số môn Thể thao thành tích cao mà tỉnh có thế mạnh vào giảng dạy trong các trường học. Hình thành Khu liên hợp thể thao tỉnh, khuyến khích phát triển loại hình du lịch - thể thao.

Hệ thống tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng, nguồn nhân lực Thể thao thành tích cao cần được đổi mới, hoàn thiện, thống nhất quản lý theo hướng tiên tiến, chuyên nhiệp, bền vững, phù hợp với đặc điểm thể chất của vận động viên và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Hoàn thiện hệ thống các chính sách, cơ chế quản lý, sự phối hợp các sở ngành liên quan; đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động nguồn lực tham gia phát triển Thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp của tỉnh. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; thường xuyên tổ chức các giải thi đấu thể thao đỉnh cao cấp quốc gia và quốc tế.

II. CHỈ TIÊU

Xây dựng và phát triển ổn định Thể thao thành tích cao của tỉnh theo xu hướng phát triển thể thao Việt Nam và quốc tế. Thu hẹp khoảng cách, trình độ Thể thao thành tích cao với các đơn vị mạnh trong khu vực và toàn quốc. Nâng cao vị thế Thể thao thành tích cao Bà Rịa - Vũng Tàu thông qua thành tích đạt được trong hệ thống thi đấu thể thao quốc gia hàng năm. Đây là cơ sở, nền tảng để có thành tích, thứ hạng của tỉnh tại các kỳ Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2022 và năm 2026.

Tập trung đầu tư phát triển có trọng điểm các môn thể thao truyền thống, thế mạnh của tỉnh và các môn thể thao có triển vọng để phát triển thành môn thể thao chủ lực của tỉnh nhà. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao thực sự hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

1. Chỉ tiêu thành tích huy chương đạt được tại các giải Thể thao thành tích cao hàng năm:

Bảng 5. Chỉ tiêu huy chương theo hệ thống thi đấu quốc gia hàng năm

Nội dung

Năm

2021

2022

2023

2024

2025

2026

Chỉ tiêu HCV

51

45

65

68

75

60

Chỉ tiêu HCB

67

60

80

82

86

75

Chỉ tiêu HCĐ

144

145

180

190

209

180

Tổng cộng

262

250

325

340

370

315

Trong đó, tập trung số huy chương đạt được tại các giải các giải vô địch quốc gia, vô địch trẻ quốc gia, vô địch cúp và câu lạc bộ quốc gia theo hệ thống thi đấu Thể thao thành tích cao hàng năm.

Chỉ tiêu huy chương đề ra thực hiện năm 2021, 2022 dựa trên cơ sở tổng hợp về thành tích đạt được tại các giải các giải vô địch quốc gia, vô địch trẻ quốc gia và vô địch cúp và câu lạc bộ quốc gia năm 2020 (năm đạt thành tích tốt nhất của giai đoạn 2016-2020). Từ năm 2023 chỉ tiêu huy chương tăng theo từng năm, sau khi hệ thống huấn luyện đào tạo và phân bố các tuyến ổn định theo tỷ lệ cơ bản.

2. Chỉ tiêu thành tích huy chương và thứ hạng tại Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2022 (lần IX):

a. Chỉ tiêu huy chương: Đạt từ 06 - 10 HCV, 10 - 16 HCB, 14 - 22 HCĐ.

b. Chỉ tiêu thứ hạng tại Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2022: Xếp vị trí từ 21 - 30 trên 65 đơn vị, tỉnh, thành, ngành trong cả nước.

c. Chỉ tiêu cụ thể thành tích huy chương các nhóm môn thể thao trọng điểm tại Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2022.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng phân bố môn thể thao trọng điểm, môn thể thao mũi nhọn, nguồn lực huấn luyện viên, vận động viên, các điều kiện đảm bảo, thành tích đạt được của từng năm, từng giai đoạn và cả giai đoạn từ 2010 - 2015 và 2015 - 2020. Thực hiện qua khảo sát, Hội thảo lấy ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học, các nhà quản lý, huấn luyện viên, kết hợp đánh giá thực tiễn nguồn lực trước đây và hiện nay. Đặc biệt trên cơ sở lựa chọn môn, phân nhóm môn, xác định số huy chương, thành tích từng môn có tham khảo so sánh phân tích đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng, lợi thế, kết hợp sử dụng các nguyên tắc, đặc tính cơ bản, có định tính, định lượng theo trình tự hệ thống logic khoa học mang tính tất yếu của Thể thao thành tích cao. Căn cứ vào các yếu tố như trình bày trên, xác định 03 nhóm môn đầu tư trọng điểm như sau:

Nhóm 1: 1. Judo, Jujitsu, Kurash; 2. Vovinam 3. Muay; 4. Boxing, Kickboxing; 5. Wushu; 6. Petanque; 7. Võ cổ truyền, Pencak Silat.

Nhóm 2: 1. Bắn cung; 2. Cờ tướng. 3. Karate; 4. Điền kinh; 5. Cờ vua; 6. Billiards; 7. Bóng chuyền bãi biển; 8. Golf.

Nhóm 3: Các môn thể thao khác như 1. Taekwondo, 2. Bóng bàn, 3. Bóng rổ, 4. Khiêu vũ thể thao, 5. Quần vợt, 6. Cầu lông, 7. Xe đạp, 8. Bơi lội Riêng các môn như: Đá cầu, Bóng đá trẻ Nam - Futsal hoặc các môn còn lại nằm trong hệ thống thi đấu quốc gia và quốc tế. Nếu phát hiện có nguồn VĐV hoặc VĐV có nhân tố nổi trội, đạt được thành tích, có thể chuyển thành nhóm môn tập trung ưu tiên đầu tư thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2 (riêng bóng đá trẻ và Futsal sẽ có Đề án phát triển riêng).

Để hoàn thành chỉ tiêu thứ hạng và huy chương tại Đại hội Thể thao năm 2022, các môn thể thao của từng nhóm môn phải đạt các chỉ tiêu cụ thể như sau:

a) Các môn thể thao nhóm 1 phải đạt ít nhất 06-10 HCV, 06-10 HCB (60% chỉ tiêu HCB dự kiến) và 07-11 HCĐ (50% chỉ tiêu HCĐ dự kiến).

b) Các môn thể thao nhóm 2: Phấn đấu có 02-04 HCV HCV và phải đạt ít nhất 05-06 HCB (40% chỉ tiêu HCB dự kiến) và 07-11 HCĐ (50% chỉ tiêu HCĐ dự kiến).

Bảng 6. Chỉ tiêu thành tích huy chương và số lượng huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển các môn thể thao tại Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ IX, năm 2022

Số TT

MÔN THỂ THAO

HUY CHƯƠNG

ĐỘI TUYỂN

HCV

HCB

HCĐ

HLV

VĐV

Nhóm 1

1

Judo, Jujitsu, Kurash

2

2

3

2

10

2

Vovinam

1

2

2

2

10

3

Muay

1

1

1

2

10

4

Petanque

1

1

1

1

10

5

Wushu

1

1

1

2

10

6

Kickboxing, Boxing

1

2

1

2

10

7

Võ cổ truyền & Pencak Silat

1

1

2

2

10

Nhóm 2

8

Bắn Cung

2

1

2

1

8

9

Cờ Tướng

1

2

1

8

10

Karate

1

2

1

8

11

Billiards

1

1

1

8

12

Điền kinh

1

1

1

5

13

Cờ vua

1

1

1

7

14

Bóng chuyền Bãi Biển

1

1

6

15

Golf

1

1

5

Tổng cộng:

10

16

22

21

125

3. Chỉ tiêu cụ thể thành tích huy chương các nhóm môn thể thao trọng điểm tại Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2026 (lần X) dự kiến như sau:

a. Chỉ tiêu huy chương: Đạt từ 10-15 HCV, 20-26 HCB, 26-30 HCĐ.

b. Chỉ tiêu thứ hạng: Xếp vị trí trong nhóm 20 tỉnh, thành, ngành dẫn đầu cả nước về tổng xếp huy chương tại Đại hội.

c. Chỉ tiêu cụ thể thành tích huy chương các nhóm môn thể thao trọng điểm tại Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2026.

4. Trên cơ sở 03 nhóm môn nói ở trên, dự kiến thành tích các nhóm môn thể thao tại Đại hội 2026 như sau:

a) Các môn thể thao nhóm 1 phải đạt ít nhất 09-11 HCV, 08-10 HCB (40% chỉ tiêu HCB dự kiến) và 13-15 HCĐ (50% chỉ tiêu HCĐ dự kiến).

(Dự kiến cũng sẽ tập trung vào 07 môn nhóm 1 như Đại hội 2022)

b) Các môn thể thao nhóm 2 phải đạt 04-05 HCV, phấn đấu phải đạt ít nhất 10- 13 HCB (50% chỉ tiêu HCB dự kiến) và 10-12 HCĐ (40% chỉ tiêu HCĐ dự kiến).

c) Các môn thể thao nhóm 3 phải có 02-03 nội dung vào trận chung kết để đạt 02-03 HCB (10% chỉ tiêu HCB dự kiến) và 02-03 HCĐ (10% chỉ tiêu HCĐ dự kiến).

Bảng 7. Chỉ tiêu thành tích huy chương và số lượng huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển các môn thể thao tại Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ X, năm 2026

STT

MÔN THỂ THAO

HUY CHƯƠNG

ĐỘI TUYỂN

HCV

HCB

HCĐ

HLV

VĐV

Nhóm 1

1

Judo, Jujitsu, Kurash

2

2

3

2

14

2

Vovinam

2

2

3

2

14

3

Muay

1

1

2

2

12

4

Petanque

1

1

2

2

12

5

Wushu

1

2

1

2

12

6

Kickboxing, Boxing

2

1

2

2

14

7

Võ cổ truyền & Pencak

Silat

2

2

2

2

14

Nhóm 2

8

Bắn Cung

5

2

2

1

10

9

Cờ Tướng

2

2

2

10

10

Karate

2

2

2

10

11

Billiards

1

2

2

10

12

Điền kinh

1

2

2

7

13

Cờ vua

2

2

2

10

14

Bóng chuyền Bãi Biển

1

1

7

15

Golf

1

1

6

Nhóm 3

16

Taekwondo

3

3

2

8

17

Bóng bàn

1

5

18

Khiêu vũ thể thao

1

4

19

Quần vợt

1

4

Tổng cộng:

16

26

30

32

183

4. Chỉ tiêu lực lượng huấn luyện viên, vận động viên:

Giai đoạn 2021 - 2022: Đầu tư các môn Thể thao theo thứ tự ưu tiên các nhóm môn theo kế hoạch tham dự các kỳ Đại hội Thể thao toàn quốc. Tiếp tục kế thừa lực lượng vận động viên trên cơ sở các vận động viên tài năng đã đạt nhiều thành tích trên đấu trường quốc gia, các vận động viên trẻ nhiều tiềm năng của Đề án giai đoạn 2016-2020.

Xây dựng phát triển lực lượng vận động viên theo 03 tuyến: Năng khiếu, Trẻ, Tuyển

Phân bổ số lượng vận động viên các tuyến: Năng khiếu, Trẻ, Tuyển theo tỷ lệ:

3.2.1 (Năng khiếu: 3, Trẻ: 2, Tuyển :1). Trong đó bắt đầu năm 2021 sẽ theo tỷ lệ

1.1.1 và sẽ tăng dần đến năm 2026 đảm bảo tỷ lệ 3.2.1.

Giai đoạn 2023- 2026: Đề án cũng sẽ tập trung vào các nhóm môn đã thực hiện trong giai đoạn 2021-2022. Bên cạnh đó, thông qua kết quả đạt được tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022 và kết quả trong công tác huấn luyện, thành tích tham gia thi đấu của các đội tuyển hàng năm; tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả đạt được, những mặt hạn chế cần khắc phục; tuyển chọn, phân bổ lại nguồn vận động viên ở các đội tuyển cho phù hợp, nhằm đảm bảo công tác đào tạo, huấn luyện, chuẩn bị lực lượng vận động viên kế cận cho Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2026.

Giai đoạn 2021-2026 Đề án tập trung đào tạo đội ngũ huấn luyện viên đảm bảo đạt chuẩn theo quy định. Phấn đấu lực lượng huấn luyện viên có trình độ từ Đại học trở lên năm 2021-2022 là 50%; 2023-2024 là 65%; năm 2025-2026 là 85% người.

Bảng tổng hợp số lượng huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển các môn thể thao thuộc Đề án phát triển Thể thao thành tích cao giai đoạn 2021-2026:

Bảng 8: Chỉ tiêu phát triển huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển theo từng năm

Nội dung

Năm

2021

2022

2023

2024

2025

2026

1. Huấn luyện viên:

57

72

98

111

114

118

- Đội tuyển

20

21

26

28

30

32

- Đội trẻ

23

25

32

41

42

44

- Đội Năng khiếu

14

26

40

42

42

42

2. Vận động viên:

354

419

740

889

979

1013

- Đội tuyển

120

125

140

150

174

183

- Đội trẻ

136

145

270

315

343

360

- Đội Năng khiếu

98

149

330

424

462

470

Tổng cộng

411

491

838

1000

1093

1131

Bảng 9: SỐ MÔN THỂ THAO VÀ SỐ LƯỢNG HLV, VĐV THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021-2026 ĐỘI TUYỂN & ĐỘI TUYỂN TRẺ

Môn thể thao

2021

2022

2023

2024

2025

2026

Trẻ

Tuyển

Trẻ

Tuyển

Trẻ

Tuyển

Trẻ

Tuyển

Trẻ

Tuyển

Trẻ

Tuyển

HLV

VĐV

HLV

VĐV

HLV

VĐV

HLV

VĐV

HLV

VĐV

HLV

VĐV

HLV

VĐV

HLV

VĐV

HLV

VĐV

HLV

VĐV

HLV

VĐV

HLV

VĐV

Judo

2

10

2

10

2

12

2

10

2

20

2

12

3

24

2

12

3

24

2

14

3

24

2

14

Vovinam

2

1 0

2

10

2

12

2

10

2

20

2

12

3

24

2

12

3

24

2

14

3

24

2

14

Muay

2

1 0

2

10

2

10

2

10

2

18

2

10

2

20

2

11

2

20

2

12

2

20

2

12

Petanque

1

1 0

1

10

2

10

1

10

2

18

2

10

2

20

2

11

2

20

2

12

2

20

2

12

Wushu

2

1 0

2

10

2

10

2

10

2

18

2

10

2

20

2

11

2

20

2

12

2

20

2

12

Kick & Boxing

2

1 0

2

10

2

12

2

10

2

20

2

12

3

24

2

12

3

24

2

14

3

24

2

14

Võ CT & Pencak Silat

2

1 0

2

10

2

12

2

10

2

20

2

12

3

24

2

12

3

24

2

14

3

24

2

14

Cờ tướng

1

8

1

8

1

8

1

8

2

1 4

2

8

2

1 6

2

9

2

2 0

2

1 0

2

2 0

2

10

Karate

1

8

1

8

2

8

1

8

2

14

2

8

2

16

2

9

2

20

2

10

2

20

2

10

Bắn cung

1

8

1

8

1

8

1

8

1

14

1

8

1

16

1

9

2

18

1

10

2

18

1

10

Billiards

1

8

1

8

1

8

1

8

1

14

1

8

2

16

2

9

2

20

2

10

2

20

2

10

Cờ vua

1

7

1

7

1

7

1

7

2

14

2

8

2

16

2

9

2

20

2

10

2

20

2

10

Điền kinh

1

5

1

5

1

6

1

5

2

10

1

6

2

12

2

6

2

14

2

7

2

14

2

7

BCBB

1

6

1

6

1

6

1

6

1

10

1

6

2

12

1

6

2

14

1

7

2

14

1

7

Golf

1

5

1

10

1

5

2

12

1

6

2

12

1

6

2

10

1

6

Taekwondo

2

1 0

2

10

1

10

1

5

2

12

1

6

2

14

2

7

2

16

2

8

Bóng bàn

1

6

1

6

2

8

2

8

2

10

1

5

2

14

1

5

Bóng rổ

2

12

2

12

2

14

2

14

Khiêu vũ TT

1

6

1

6

1

6

1

8

1

4

Quần vợt

1

5

1

5

1

8

1

4

Bơi

1

4

Cầu lông

1

4

Xe đạp

(Vẫn đầu tư ở tuyến Năng khiếu)

Tổng cộng

23

136

20

120

25

145

21

125

32

270

26

140

41

315

28

150

42

343

30

174

44

360

32

183

Số môn Thể thao

16 đội tuyển & đội tuyển trẻ thể thao

17 đội tuyển & đội tuyển trẻ thể thao

19 đội tuyển & đội tuyển trẻ thể thao

20 đội tuyển & đội tuyển trẻ thể thao

20 đội tuyển & đội tuyển trẻ thể thao

22 đội tuyển & đội tuyển trẻ thể thao

Số lượng HLV,VĐV

299

316

468

534

589

619

Bảng 10: SỐ MÔN THỂ THAO VÀ SỐ LƯỢNG HLV, VĐV THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021 - 2026 ĐỘI TUYỂN NĂNG KHIẾU

MÔN THỂ THAO

NHÓM MÔN

2021

2022

2023

2024

2025

2026

Năng Khiếu

Năng Khiếu

Năng Khiếu

Năng Khiếu

Năng Khiếu

Năng Khiếu

HLV

VĐV

HLV

VĐV

HLV

VĐV

HLV

VĐV

HLV

VĐV

HLV

VĐV

Judo

Các môn thể thao nhóm 1

1

8

2

12

2

22

2

25

2

30

2

32

Vovinam

1

8

2

12

2

22

2

30

2

30

2

32

Muay

1

8

2

10

2

20

2

25

2

30

2

30

Petanque

1

8

2

10

2

20

2

25

2

30

2

30

Wushu

1

8

2

10

2

20

2

25

2

30

2

30

Kick & Boxing

1

8

2

12

2

22

3

25

3

30

3

32

Võ CT & Pencak Silat

1

8

2

12

2

22

3

25

3

30

3

32

Cờ tướng

Các môn thể thao nhóm 2

1

8

1

8

2

1 8

2

2 5

2

25

2

25

Karate

1

8

2

8

2

18

2

25

2

25

2

25

Bắn cung

2

16

2

20

2

20

2

20

Cờ vua

1

7

1

10

2

18

2

30

2

30

2

30

Điền kinh

1

5

1

5

2

14

2

20

2

20

2

22

Taekwondo

Các môn thể thao nhóm 3

2

8

2

12

2

18

2

30

2

30

2

30

Bóng bàn

1

6

1

6

2

14

2

16

2

16

2

16

Khiêu vũ TT

1

6

2

12

2

12

2

14

2

14

Bơi

1

6

2

12

2

14

2

14

2

14

Bóng rổ

2

10

2

12

2

16

2

16

2

16

Quần vợt

2

10

2

12

2

14

2

14

Cầu lông

2

10

2

12

2

14

2

14

Xe đạp

2

10

2

12

2

14

2

14

Tổng cộng

14

98

26

149

40

330

42

424

42

462

42

470

Số môn Thể thao

13 đội tuyển Năng khiếu

16 đội tuyển Năng khiếu

20 đội tuyển Năng khiếu

20 đội tuyển Năng khiếu

20 đội tuyển Năng khiếu

20 đội tuyển Năng khiếu

Số lượng HLV,VĐV

112

175

370

466

504

512

*Giai đoạn 2023-2026: Căn cứ kết quả Đại hội và thực tế phát triển các môn thể thao tại địa phương sẽ điều chỉnh và bổ sung các môn thể thao, phân bổ số lượng HLV- VĐV phù hợp

5. Chỉ tiêu Đầu tư kinh phí phục vụ Đề án:

Tổng nhu cầu kinh phí để thực hiện Đề án phát triển Thể thao thành tích cao giai đoạn 2021-2026 là: 491,1 tỷ đồng (không kể kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất): trong đó được chia làm 02 giai đoạn theo chu kỳ Đại hội Thể thao toàn quốc, cụ thể:

Kinh phí giai đoạn 2021-2022:

- Tổng nhu cầu kinh phí giai đoạn 2021-2022 là: 90,8 tỷ đồng (không kể kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất), trong đó: tổng kinh phí cho tuyến Tuyển là 45,0 tỷ đồng, tuyến Trẻ là 35,7 tỷ đồng; tuyến Năng khiếu là 10,1 tỷ đồng.

Kinh phí giai đoạn 2023-2026:

- Tổng nhu cầu kinh phí giai đoạn 2023-2026 là gần 400,3 tỷ đồng (không kể kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất), trong đó: tổng kinh phí cho tuyến Tuyển là 139,7 tỷ đồng, tuyến Trẻ là 180 tỷ đồng; tuyến Năng khiếu là 80,6 tỷ đồng.

Bảng 11: Phân bổ chi thường xuyên từng năm

Đơn vị: Tỷ đồng.

Stt

Giai đoạn

Tổng kinh phí

1

Năm 2021

34,814

2

Năm 2022

55,982

3

Năm 2023

84,181

4

Năm 2024

97,248

5

Năm 2025

107,086

6

Năm 2026

111,794

Tổng số:

491,108

Bảng 12: Kinh phí cụ thể từng tuyến thể thao qua từng năm

Đơn vị: Tỷ đồng.

Năm

Tuyến

2021

2022

2023

2024

2025

2026

Tuyển

18,3

26,7

30,4

32,6

37,3

39,3

Trẻ

14,3

21,4

37,5

44,3

47,8

50,2

Năng khiếu

2,2

7,8

16,3

20,3

21,9

22,2

Cộng

34,8

55,9

84,2

97,2

107

111,7

(Chi tiết phụ lục 01)

Bảng 13: Kinh phí chi cụ thể từng vận động viên, huấn luyện viên trong 01 năm

Đơn vị: Triệu đồng.

Tuyến

Tuyển

Trẻ

Năng khiếu

Vận động viên

181,8

119,9

41,4

Huấn luyện viên

190,1

160,7

64,5

(Chi tiết phụ lục 02)

Chỉ tiêu về kinh phí Nhà nước cấp cho các hoạt động Đề án năm 2020 gần 19,2 tỷ; năm 2021 là 34,8 tỷ; tăng lên 15,6 tỷ nguyên nhân tăng là do:

- Số môn thể thao được đầu tư trong Đề án tăng lên 23 môn (tăng 07 môn so với 2020).

- Số lượng vận động viên các tuyến, các môn thể thao tăng theo số môn thể thao đầu tư và tăng theo nhóm môn thể thao trọng điểm.

- Chế độ chính sách năm 2021 có thay đổi so với năm 2020 theo Thông tư số 86/2020/TT-BTC ngày 26 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định chi tiết chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với huấn luyện viên thể thao thành tích cao, vận động viên thể thao thành tích cao.

Đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định về chế độ chính sách đối với huấn luyện viên, vận động viên về chi thường xuyên cho tập luyện và thi đấu theo quy định tại Thông tư số 86/2020/TT-BTC ngày 26 tháng 10 năm 2020 của Bộ Tài chính quy định chi tiết chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với huấn luyện viên thể thao thành tích cao, vận động viên thể thao thành tích cao và Nghị định số 152/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về tiền dinh dưỡng, tiền lương, tiền bảo hiểm bắt buộc, phụ cấp, Quy định chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao và chế độ chi tiêu tài chính cho các giải thi đấu thể thao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành kèm theo Nghị quyết số 118/2019/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Chi tiết phụ lục 03 và phụ lục 04).

Trang thiết bị dụng cụ cho vận động viên tập luyện, thi đấu (Định mức chi phí dụng cụ, trang thiết bị áp dụng theo Thông tư số 04/2012/TT-BVHTTDL tính bình quân cho một vận động viên các môn Thể thao) (Chi tiết phụ lục 05).

Trong quá trình thực hiện sẽ điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế, điều chỉnh do giá cả tăng, điều chỉnh do thay đổi chế độ chi của các cấp thẩm quyền.

6. Về cơ sở vật chất Thể dục thể thao:

Sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng Trung tâm Huấn luyện Thể thao thành tích cao tập trung nằm trong Khu Liên hợp Thể dục thể thao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đáp ứng cho công tác huấn luyện, đào tạo tập trung vận động viên các tuyến đảm bảo tiêu chuẩn.

Nâng cấp, sửa chữa khu tập luyện, sinh hoạt cho vận động viên một số môn Thể thao đang phải thuê bên ngoài như: Võ cổ truyền, Cờ tướng và các đội tuyển khác trong chương trình Đề án trong thời gian tới tại địa chỉ số 15 Lê Lợi.

Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ chuyên dùng đáp ứng nhu cầu tập luyện và thi đấu của vận động viên Thể thao thành tích cao.

III. CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực:

1.1. Đội ngũ cán bộ quản lý:

Thường xuyên củng cố, kiện toàn, bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý đảm bảo về trình độ chuyên môn, có năng lực trong lãnh đạo, điều hành, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về Thể dục thể thao.

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống khung pháp lý về phát triển nguồn nhân lực Thể dục thể thao theo định hướng thị trường, đa dạng hóa, giữa các hình thức đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhân lực hiện có. Chuẩn hóa đội ngũ huấn luyện viên thể thao của tỉnh theo hướng chuyên nghiệp.

Tăng cường xã hội hóa phát triển nguồn nhân lực; huy động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của tỉnh; chủ động đẩy mạnh hợp tác để huy động nguồn nhân lực từ các tỉnh khác trên toàn quốc.

1.2. Nâng cao trình độ, chất lượng huấn luyện viên:

Tập trung đào tạo các huấn luyện viên ở cấp huyện, thị và thành phố đang đảm nhận các lớp nghiệp dư mang tính chuyên môn sâu cho từng môn.

Căn cứ hiệu quả huấn luyện hàng năm và kết quả Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2022, tổ chức rà soát, sàng lọc, đánh giá năng lực chuyên môn của huấn luyện viên trong công tác đào tạo, huấn luyện thông qua thành tích đạt được. Đặc biệt, thanh lý, chấm dứt hợp đồng đối với những huấn luyện viên yếu kém, không đáp ứng yêu cầu chuyên môn, thành tích cũng như tiêu chuẩn điều kiện về bằng cấp chuyên môn.

Tạo điều kiện hỗ trợ, cử huấn luyện viên tham gia học các lớp Đại học Thể dục thể thao, các khóa học, bồi dưỡng nâng cao trình độ và cập nhật kiến thức về công tác huấn luyện do Tổng cục Thể dục thể thao, các tổ chức Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc gia tổ chức nhằm đáp ứng đúng tiêu chuẩn quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thể dục thể thao.

Quy hoạch nguồn huấn luyện viên dự phòng ở các đội tuyển, đạt chuẩn về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, có lòng say mê nghề nghiệp để đưa đi đào tạo, tạo nguồn huấn luyện viên cho các đội tuyển tỉnh; đặc biệt ưu tiên xây dựng lực lượng huấn luyện viên trẻ đã trải qua thực tiễn thi đấu, đạt nhiều thành tích tốt tại các giải cấp quốc gia, khu vực, châu lục và quốc tế. Ngoài ra, thu hút những huấn luyện viên giỏi trong và ngoài nước cho các môn thể thao trọng điểm của tỉnh.

Xây dựng hệ thống quy chế, tiêu chuẩn, tiêu chí tiếp nhận và tuyển chọn huấn luyện viên các môn thể thao thông qua đẳng cấp, chuyên môn, bằng cấp được đào tạo tại các Trường Đại học chuyên ngành Thể dục thể thao, tại các lớp đào tạo Liên đoàn thể thao quốc gia, châu lục và thế giới, Uỷ ban Olympic quốc tế (IOC) tổ chức.

Hàng năm thực hiện rà soát, sàng lọc, kiểm tra chất lượng huấn luyện viên thông qua hiệu quả huấn luyện để xây dựng các kế hoạch đào tạo lại, bồi dưỡng.

Tiến hành thuê huấn luyện viên, chuyên gia giỏi trong và ngoài nước cho những môn được xác định Bà Rịa -Vũng Tàu có thế mạnh, mũi nhọn.

Tuyển chọn và bố trí đủ số lượng những cán bộ có bằng cấp, trình độ chuyên môn về y học, khoa học thể thao, nhằm phục vụ quá trình tập luyện và thi đấu.

1.3. Phát triển và nâng cao trình độ, chất lượng lực lượng vận động viên:

Chỉ đạo mỗi Trung tâm Thể thao huyện, thị xã, thành phố tập trung đầu tư nâng cao một số môn thể thao trọng điểm mang tầm vóc quốc gia. Việc xác định từng môn trọng điểm tại các huyện, thị xã, thành phố căn cứ theo thế mạnh của địa phương đối với môn thể thao đó (lực lượng huấn luyện viên giàu kinh nghiệm, có cơ sở vật chất thích hợp, có nhiều vận động viên xuất sắc).

Mở rộng không gian tìm kiếm và phát hiện các tài năng thể thao.

Phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố tuyển chọn đào tạo năng khiếu ban đầu, năng khiếu trọng điểm. Phát huy hơn nữa hoạt động Thể dục thể thao tại các Trung tâm Văn hóa-Thể thao Học tập cộng đồng các xã, phường, thị trấn để kịp thời phát hiện, lựa chọn những tài năng, năng khiếu thể thao từ cơ sở.

Cử huấn luyện viên, vận động viên đi tập huấn ở nước ngoài (ngắn, dài hạn).

Mời huấn luyện viên chuyên gia giỏi (bằng cấp cao) trong và ngoài nước đến tập huấn, huấn luyện.

Tiếp tục phát triển thêm các môn thể thao mới thu hút nhiều người tham gia (Khiêu vũ thể thao, Bóng rổ, Bơi lội, Quần vợt, Cầu lông, Futsal, Xe đạp, Golf).

1.4. Phát triển và tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ trọng tài: Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo trọng tài các môn thể thao của tỉnh; nâng cao toàn diện năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trọng tài thể thao đạt trình độ quốc gia và quốc tế.

Quản lý chặt chẽ đội ngũ trọng tài các cấp; phát huy vai trò của các Liên đoàn, Hội thể thao trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, tạo điều kiện cho trọng tài tham gia nhiều giải để học hỏi, trao dồi kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn trọng tài.

2. Giải pháp về phân nhóm trọng tâm đầu tư các môn thể thao:

Tập trung đầu tư, phát triển các môn thể thao trọng điểm có khả năng đạt thành tích huy chương tại các giải quốc gia hàng năm, trên cơ sở đó xây dựng chiến lược đầu tư dài hơi cho các vận động viên tài năng hướng đến các kỳ Đại hội Thể thao toàn quốc và trong chương trình SEA Games và ASIAD; ưu tiên những môn thể thao chủ lực, mũi nhọn, thế mạnh, chiếm ưu thế về thành tích trong thi đấu tại Đại hội Thể thao toàn quốc. Ngoài ra, lựa chọn, đầu tư cho một số vận động viên có trình độ cao của các môn thể thao mới, thể thao giải trí, thể thao biển và các môn từng là thế mạnh của tỉnh như: Bắn cung, Điền kinh, Bóng chuyền bãi biển, Taekwondo, Bóng bàn, Billiards, Golf nhằm mục tiêu gia tăng số lượng huy chương trong hệ thống thi đấu quốc gia và các kỳ thi đấu Đại hội Thể thao toàn quốc.

Tổ chức quản lý một cách nghiêm túc, khoa học quá trình tập huấn và thi đấu quốc gia, quốc tế của các vận động viên trọng điểm.

Xây dựng lực lượng theo lộ trình thống nhất, đánh giá hiệu quả tối ưu về công tác tuyển chọn lực lượng, chất lượng đào tạo và khả năng phát triển.

Rà soát, bổ sung quy hoạch lực lượng các môn thể thao trọng điểm đã và đang có những VĐV có thành tích, đẳng cấp quốc tế để tiếp tục đầu tư chuyên biệt, hướng đến mục tiêu đạt thành tích cao; xây dựng những tấm gương điển hình về tài năng thể thao, tạo hiệu ứng tích cực đối với công tác đào tạo Thể thao thành tích cao, tạo sự ủng hộ của xã hội.

Đối với các môn thể thao trọng điểm mang tính chuyên nghiệp (Bóng chuyền bãi biển, Golf, Billiards):

- Xác định lộ trình thực hiện chuyên nghiệp hóa, tranh thủ nguồn lực xã hội để chăm lo cho việc phát triển Thể thao thành tích cao.

- Xác lập mối quan hệ giữa quản lý bộ môn và tổ chức xã hội nghề nghiệp, nâng cao nhận thức về quản lý và định hướng đối với các môn thể thao chuyên nghiệp.

- Tập trung đầu tư lực lượng trẻ mang tính kế thừa, đào tạo cơ bản mang tính khoa học và chuyên nghiệp, tạo đầu ra có chất lượng cao.

Đối với các môn thể thao bán chuyên nghiệp (Quần vợt, Cầu lông, Bóng bàn, Cờ vua):

- Tận dụng cơ sở vật chất và HLV sẵn có, kết hợp với sự đầu tư từ gia đình, cá nhân và tổ chức xã hội để phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng tài năng thể thao.

- Chú trọng phát hiện và đào tạo các VĐV năng khiếu, đầu tư có trọng điểm đối với các VĐV đủ trình độ tham gia các giải hệ thống quốc tế.

Đối với các môn thể thao trọng điểm khác (Điền kinh, Bắn cung, Vovinam, Judo, Petanque, Muay):

- Đầu tư trọng điểm ở các nội dung thế mạnh truyền thống, đầu tư mang tính chuyên biệt cá nhân, chế độ ưu đãi đi đôi với thành tích đạt được.

- Đồng bộ, khoa học công tác tuyển chọn VĐV, nâng chất HLV, giáo dục tư tưởng VĐV.

3. Giải pháp về tuyển chọn, đào tạo và huấn luyện:

Trên cơ sở thành tích đạt được tại các giải thể thao trong nước và quốc tế, rà soát đánh giá thành tích cụ thể của từng vận động viên và năng lực huấn luyện của các huấn luyện viên.

Quy hoạch đào tạo vận động viên theo 03 tuyến: Tuyến Năng khiếu, tuyến Trẻ và tuyến Tuyển; xây dựng hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao từ cấp cơ sở, huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng của vận động viên, trong đó đặc biệt chú trọng tuyển chọn, đào tạo lực lượng vận động viên tuyến Năng khiếu, tuyến Trẻ, nhằm dự nguồn lực lượng vận động viên cho các đội tuyển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đổi mới giáo án, chương trình tập luyện riêng biệt cũng như có chế độ chăm sóc đặc biệt nhằm chuẩn bị lực lượng vận động viên thật tốt, có khả năng tranh chấp huy chương tại các giải vô địch quốc gia hoặc tại Đại hội Thể thao toàn quốc.

Căn cứ vào số lượng đào thải những vận động viên kém phát triển hoặc hết khả năng giành thành tích cao, chấn thương trong từng giai đoạn đào tạo, huấn luyện để xây dựng kế hoạch, chu kỳ tuyển chọn và đào tạo bổ sung phù hợp.

Căn cứ vào thế mạnh, xác định các môn thể thao trọng điểm, có khả năng cao để điều chỉnh, phân bổ số lượng vận động viên cho phù hợp với chiến lược phát triển từng môn thể thao được xác định; tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện vận động viên các môn thể thao có khả năng tranh chấp huy chương ở cấp độ quốc gia.

Liên kết gửi vận động viên xuất sắc của tỉnh đi tập huấn ngắn hạn, dài hạn tại các Trung tâm thể thao trong nước và quốc tế.

Hoàn thiện hệ thống thi đấu các lứa tuổi thanh thiếu niên; tăng cường công tác lưu trữ, phân tích thông tin của các tài năng thể thao.

Đẩy mạnh công tác phối hợp triển khai phát triển Thể thao trường học và phong trào thể thao quần chúng tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh:

+ Xây dựng Chương trình phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo, các Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh nhằm định hướng phát triển từng môn thể thao, tổ chức các giải thể thao quần chúng, tăng cường xây dựng hệ thống câu lạc bộ Thể dục thể thao trường học, thành lập các câu lạc bộ thể thao ngoại khóa, thu hút ngày càng nhiều thanh, thiếu niên tham gia tập luyện, thi đấu thể thao, góp phần mở rộng không gian tìm kiếm và phát hiện nhân tài thể thao.

+ Liên kết các câu lạc bộ thể thao trường học với các Liên đoàn, Hội thể thao và tư nhân để xây dựng hệ thống các giải thi đấu thể thao ở các lứa tuổi thanh thiếu niên, hoàn thiện hệ thống đào tạo tài năng thể thao từ cơ sở.

Phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo thông qua Hội khỏe Phù Đổng, qua Test kiểm tra tại các trường học trên toàn tỉnh; phối hợp với các Hội, Liên đoàn thể thao trong tỉnh thông qua các giải thể thao phong trào để tuyển chọn, bổ sung lực lượng vận động viên cho một số đội tuyển; ưu tiên tuyển chọn vận động viên có tố chất vượt trội, đáp ứng tốt yêu cầu trong công tác tập luyện, thi đấu và đạt thành tích cao.

Phối hợp đào tạo tuyến Năng khiếu với các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có truyền thống, thế mạnh và có lực lượng thanh thiếu niên, học sinh tham gia tập luyện đông đảo như:

- Thị xã Phú Mỹ: Taekwondo, Petanque.

- Huyện Đất Đỏ: Võ cổ truyền, Điền kinh, Bơi lội.

- Huyện Long Điền: Taekwondo, Điền kinh, Cờ tướng.

- Huyện Xuyên Mộc: Cờ vua, Vovinam, Điền kinh, Võ cổ truyền, Muay.

- Huyện Châu Đức: Vovinam, Karate, Quần vợt.

- Thành phố Bà Rịa: Kickboxing, Điền kinh, Quần vợt, Cầu lông, Cờ vua.

- Thành phố Vũng Tàu: Bắn cung, Quần vợt, Cầu lông, Muay, Vovinam, Wushu, Bóng chuyền bãi biển, Judo.

4. Giải pháp về cơ sở vật chất:

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng Khu Liên hợp Thể dục thể thao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sớm hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng nhằm phục vụ hiệu quả cho việc đăng cai các sự kiện thể thao quốc gia, khu vực và thế giới, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất phục vụ cho các đội tuyển thể thao của tỉnh cũng như đội tuyển quốc gia tập huấn.

Bố trí kinh phí đầu tư cải tạo, nâng cấp các cơ sở vật chất thể thao hiện có tại các huyện, thị, thành phố, nhất là khu Trung tâm Thể dục thể thao tỉnh, nhằm từng bước cải thiện điều kiện tập luyện đồng thời đáp ứng tốt các yêu cầu chuyên sâu trong huấn luyện nâng cao thành tích thể thao.

Sớm đầu tư cải tạo, sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất thể thao tại địa điểm số 15 Lê Lợi (Trung tâm cũ) thành nơi tập trung tập luyện, sinh hoạt cho các môn thể thao đang phải thuê địa điểm tập luyện bên ngoài và các đội tuyển Năng khiếu của các môn thể thao khác.

Tăng kinh phí đầu tư các trang thiết bị, dụng cụ, tập luyện, huấn luyện một cách khoa học và đồng bộ, đảm bảo đạt chuẩn theo quy định của quốc tế về huấn luyện và thi đấu.

5. Giải pháp về ứng dụng KHCN - TTTT:

Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, tạo bước đột phá về chất lượng, hiệu quả trong sự nghiệp phát triển Thể dục thể thao; chú trọng phát triển KHCN Thể dục thể thao.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, huấn luyện và quản lý dữ liệu của vận động viên trình độ cao và vận động viên trẻ. Ưu tiên ứng dụng nghiên cứu khoa học, y học thể thao phục vụ nâng cao hiệu quả huấn luyện các môn Thể thao trọng điểm, mũi nhọn, các vận động viên trọng điểm.

Từng bước tăng cường đầu tư các trang thiết bị phục vụ việc nghiên cứu và ứng dụng KHCN trong thể thao, đồng thời có các chính sách nhằm tuyển chọn và thu hút nhân lực tham gia nghiên cứu và ứng dụng các thành quả khoa học phục vụ công tác tuyển chọn, đào tạo và huấn luyện vận động viên Thể thao thành tích cao đối với các tuyến vận động viên.

6. Giải pháp về cơ chế chính sách:

Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút vận động viên, huấn luyện viên và chuyên gia giỏi có tài năng và uy tín về hợp tác với thể thao tỉnh nhà.

Xây dựng cơ chế, chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên Thể thao thành tích cao, về các lĩnh vực quản lý Thể dục thể thao, Y sinh học, Trọng tài, công nghệ thông tin trong huấn luyện, đào tạo và nâng cao thành tích thể thao, chuyển giao công nghệ tuyển chọn, huấn luyện vận động viên.

Tham mưu cơ chế, chính sách đối với huấn luyện viên, vận động viên Thể thao thành tích cao có nhiều cống hiến cho tỉnh, hướng nghiệp và tạo việc làm sau khi nghỉ thi đấu.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích và thu hút hơn nữa các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xã hội hóa các công trình thể thao, các hoạt động phát triển Thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp.

7. Giải pháp về quản lý nhà nước và thi đấu Thể thao thành tích cao:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phát triển Thể thao thành tích cao; Phát triển Thể thao thành tích cao phải là nội dung quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh.

Phân định rõ trách nhiệm giữa cơ quan quản lý nhà nước về Thể dục thể thao và các đơn vị sự nghiệp Thể dục thể thao. Củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy sự nghiệp Thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh.

Tiến hành rà soát lại toàn bộ các tuyến đào tạo vận động viên và sắp xếp lại cho phù hợp với yêu cầu phát triển, xu thế hội nhập.

Hàng năm ngoài việc tập huấn và thi đấu các giải ở trong nước theo kế hoạch của Tổng cục TDTT, cần có chương trình, kế hoạch tập huấn và thi đấu nâng cao ở các giải khu vực, Châu Á và Thế giới.

Chủ động đăng cai tổ chức các giải thể thao quốc gia, quốc tế nhằm tạo cơ hội cho các huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao có dịp cọ xát, nâng cao trình độ chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm. Từ đó góp phần quảng bá hình ảnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các địa phương, các quốc gia.

8. Giải pháp về liên kết, hợp tác, xã hội hóa Thể thao thành tích cao:

Chủ động liên kết, phối hợp với hệ thống các Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia, Trường Đại học Thể dục thể thao thành phố Hồ Chí Minh để tranh thủ sự giúp đỡ về cơ sở vật chất, sân bãi, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, công tác đào tạo huấn luyện viên, vận động viên, ứng dụng khoa học công nghệ mới trong lĩnh vực Thể thao thành tích cao và tranh thủ sự giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ cũng như công tác tuyển chọn vận động viên năng khiếu.

Khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư vào công tác đào tạo vận động viên. Khuyến khích và hỗ trợ việc mở Trường, lớp đào tạo vận động viên thể thao theo mô hình dân lập, bán công, thí điểm việc quản lý, đào tạo vận động viên trình độ cao tại các CLB Thể dục thể thao tư nhân; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo vận động viên Thể thao thành tích cao và tổ chức các sự kiện thể thao lớn của quốc gia và quốc tế.

Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi trong việc thành lập các Liên đoàn, Hiệp hội và Câu lạc bộ của từng môn Thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp khi có đủ điều kiện.

Kêu gọi các tổ chức, cá nhân tham gia thành lập các CLB thể thao chuyên nghiệp theo quy định của Luật Thể dục thể thao.

9. Giải pháp về tài chính:

Tăng cường đầu tư ngân sách tỉnh cho hoạt động sự nghiệp Thể dục thể thao nói chung và cho Thể thao thành tích cao nói riêng tương xứng với mục tiêu nhiệm vụ và yêu cầu phát triển Thể thao thành tích cao theo từng năm, từng giai đoạn và suốt cả giai đoạn phù hợp với xu thế phát triển chung của tỉnh.

Đẩy mạnh kêu gọi xã hội hóa nhằm thu hút hơn nữa các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xã hội hóa các công trình thể thao, các hoạt động thể thao phong trào, nhất là đối với phát triển Thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa và Thể thao:

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Đề án Phát triển Thể thao thành tích cao đảm bảo hiệu quả, từng bước nâng cao thành tích Thể thao thành tích cao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu so với các địa phương trong khu vực.

Chủ động tham mưu UBND tỉnh đăng cai các giải thể thao thành tích cao do Tổng cục Thể dục Thể thao tổ chức.

Xây dựng hệ thống đào tạo vận động viên từ cấp cơ sở, Trung tâm Huấn luyện & Thi đấu và các CLB, Liên đoàn thể thao. Đổi mới công tác tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và tổ chức thi đấu về quy mô, chất lượng chuyên môn, phấn đấu đạt thành tích tại Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2022 và 2026 theo các chỉ tiêu, mục tiêu đã đề ra.

Rà soát các cơ sở tập luyện, báo cáo đề xuất UBND tỉnh giải quyết tạo điều kiện thuận lợi cho huấn luyện viên, vận động viên hoạt động Thể thao thành tích cao trong quá trình tập luyện, đào tạo.

Thường xuyên kiện toàn, củng cố đội ngũ làm công tác quản lý Thể thao thành tích cao, đảm bảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đề ra.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát lực lượng HLV, VĐV ở 03 Tuyến (Năng khiếu, Trẻ, Tuyển) từ khâu tuyển chọn đầu vào, công tác đào tạo, huấn luyện và tham gia thi đấu.

Định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện Đề án, đánh giá năng lực huấn luyện viên, thành tích vận động viên làm cơ sở bổ sung, điều chỉnh, tuyển mới, thanh lý đối với những HLV, VĐV không đạt thành tích chỉ tiêu.

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố kịp thời tham mưu UBND tỉnh đề xuất, kiến nghị Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh những vấn đề có liên quan nhằm tạo bước đột phá trong phát triển thể dục thể thao nói chung và thể thao thành tích cao nói riêng.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo:

Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học; tổ chức thi đấu Thể dục thể thao trường học. Đặc biệt chương trình GDTC nội khóa tự chọn và ngoại khóa.

Phát hiện, cung cấp các vận động viên năng khiếu cho đào tạo nguồn vận động viên Thể thao thành tích cao tập trung tại tuyến tỉnh.

Xây dựng các chương trình, khóa học văn hóa phù hợp, tạo điều kiện cho vận động viên vừa học tốt văn hóa, vừa đảm bảo quá trình tập luyện.

Thực hiện định kỳ điều tra đánh giá thể chất và sức khỏe cho học sinh, sinh viên.

Đảm bảo đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên, cơ sở vật chất cho Thể dục thể thao trường học; tham mưu xây dựng các văn bản pháp quy, chế độ chính sách phát triển Thể dục thể thao trường học.

Đẩy mạnh và tạo điều kiện phát triển mạnh mô hình CLB Thể dục thể thao trong trường học, lựa chọn, thí điểm đào tạo tài năng thể thao ở một số trường học có thế mạnh từng môn.

3. Sở Y tế:

Xây dựng chương trình chăm sóc sức khỏe học đường; phối hợp thực hiện Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 -2030; phối hợp hỗ trợ Sở Văn hóa và Thể thao về các hoạt động y tế.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi Trường đề xuất cấp có thẩm quyền bố trí vốn đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho hoạt động thể dục thể thao.

Phối hợp đưa Đề án phát triển Thể thao thành tích cao vào kế hoạch phát triển ngành, phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; phối hợp với Sở Tài chính, các Sở, ngành liên quan hỗ trợ thủ tục, cơ sở pháp lý để huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách Nhà nước cho phát triển Thể thao thành tích cao.

5. Sở Tài chính:

Tham mưu cấp thẩm quyền bố trí kinh phí hàng năm theo Đề án được phê duyệt trong khả năng cân đối ngân sách theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

6. Sở Nội vụ:

Trình cấp có thẩm quyền kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và bố trí biên chế hợp lý cho các đơn vị sự nghiệp công lập ngành văn hóa, thể thao có chức năng đào tạo, huấn luyện vận động viên Thể thao thành tích cao theo quy định của pháp luật.

Phối hợp trong quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực Thể dục thể thao theo quy định của pháp luật.

7. Sở Thông tin và Truyền thông:

Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng giúp mọi người nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về ý nghĩa tác dụng của tập luyện Thể dục thể thao.

8. Sở Tài nguyên Môi trường:

Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát và cập nhật Đề án, kế hoạch của ngành Thể dục thể thao vào quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hàng năm theo quy định.

9. Sở Xây dựng:

Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức thẩm định, cấp giấy phép xây dựng và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng các Dự án Thể dục thể thao theo quy định.

10. Sở Du Lịch:

Tổ chức các hoạt động phối hợp, gắn với sự kiện Thể thao thành tích cao góp phần phát triển du lịch.

11. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức đoàn thể và các Sở, ngành liên quan:

Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao vận động, tuyên truyền tham gia thực hiện và hoàn thành các mục tiêu đã được đề ra trong Đề án.

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

Hàng năm, xây dựng kế hoạch phát triển thể thao của từng địa phương, trực tiếp quản lý, chỉ đạo các hoạt động Thể dục thể thao trên địa bàn, cử lực lượng huấn luyện viên, vận động viên tham gia các giải thể thao do tỉnh tổ chức, cung cấp nguồn nhân lực cho Thể thao thành tích cao. Bố trí và huy động bổ sung nguồn lực đầu tư sân bãi, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ phục vụ luyện tập, thi đấu thể thao; đẩy mạnh phong trào tập luyện Thể dục thể thao trong nhân dân.

PHỤ LỤC: 01

BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Đơn vị tính: Đồng

TT

Nội dung

Diễn giải

Thành tiền

Số người

Số tiền

Số ngày

1

2

3

4

5

6

7 = 3*4*5

Năm 2021

34.814.872.500

7 tháng đầu năm 2021

14.990.237.500

1

Đội tuyển

8.088.492.900

- Vận động viên

+ Dinh dưỡng

74

240.000

212

3.765.120.000

+ Tiền lương

74

180.000

182

2.424.240.000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

74

38.700

182

521.211.600

- Huấn luyện viên

+ Dinh dưỡng

14

240.000

212

712.320.000

+ Tiền lương

14

215.000

182

547.820.000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

14

46.225

182

117.781.300

2

Đội trẻ

6.636.261.200

- Vận động viên

+ Dinh dưỡng

92

200.000

212

3.900.800.000

+ Tiền hỗ trợ tập luyện

92

75.000

182

1.255.800.000

- Huấn luyện viên

+ Dinh dưỡng

18

200.000

212

763.200.000

+ Tiền lương

18

180.000

182

589.680.000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

18

38.700

182

126.781.200

3

Đội Năng khiếu

265.483.400

- Vận động viên

+ Dinh dưỡng

12

130.000

91

141.960.000

+ Tiền hỗ trợ tập luyện

12

55.000

91

60.060.000

- Huấn luyện viên

+ Dinh dưỡng

2

130.000

91

23.660.000

+ Tiền lương

2

180.000

91

32.760.000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

2

38.700

91

7.043.400

5 tháng cuối năm 2021

19.824.635.000

1

Đội tuyển

10.161.705.000

- Vận động viên

+ Dinh dưỡng

120

240.000

153

4.406.400.000

+ Tiền lương

120

180.000

130

2.808.000.000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

120

38.700

130

603.720.000

+ Trang phục

120

500.000

1

60.000.000

+ Dụng cụ

120

5.000.0 00

1

600.000.000

+ Chi phí khác

120

1.500.0 00

1

180.000.000

- Huấn luyện viên

+ Dinh dưỡng

20

240.000

153

734.400.000

+ Tiền lương

20

215.000

130

559.000.000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

20

46.225

130

120.185.000

+ Trang phục

20

500.000

1

10.000.000

+ Dụng cụ

20

2.500.000

1

50.000.000

+ Chi phí khác

20

1.500.000

1

30.000.000

2

Đội trẻ

7.713.563.000

- Vận động viên

+ Dinh dưỡng

136

200.000

153

4.161.600.000

+ Tiền hỗ trợ tập luyện

136

75.000

130

1.326.000.000

+ Trang phục

136

500.000

1

68.000.000

+ Dụng cụ

136

4.000.000

1

544.000.000

+ Chi phí khác

136

1.250.000

1

170.000.000

- Huấn luyện viên

+ Dinh dưỡng

23

200.000

153

703.800.000

+ Tiền lương

23

180.000

130

538.200.000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

23

38.700

130

115.713.000

+ Trang phục

23

500.000

1

11.500.000

+ Dụng cụ

23

2.000.000

1

46.000.000

+ Chi phí khác

23

1.250.000

1

28.750.000

3

Đội Năng khiếu

1.949.367.000

- Vận động viên

+ Dinh dưỡng

98

130.000

65

828.100.000

+ Tiền hỗ trợ tập luyện

98

55.000

65

350.350.000

+ Trang phục

98

200.000

1

19.600.000

+ Dụng cụ

98

3.000.000

1

294.000.000

+ Chi phí khác

98

1.000.000

1

98.000.000

- Huấn luyện viên

+ Dinh dưỡng

14

130.000

65

118.300.000

+ Tiền lương

14

180.000

65

163.800.000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

14

38.700

65

35.217.000

+ Trang phục

14

500.000

1

7.000.000

+ Dụng cụ

14

1.500.000

1

21.000.000

+ Chi phí khác

14

1.000.000

1

14.000.000

Năm 2022

55.982.373.400

1

Đội tuyển

26.721.446.200

- Vận động viên

+ Dinh dưỡng

125

240.000

365

10.950.000.000

+ Tiền lương

125

180.000

312

7.020.000.000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

125

38.700

312

1.509.300.000

+ Trang phục (2 bộ/năm)

125

1.000.000

1

125.000.000

+ Kinh phí tập huấn trong nước

125

600.000

20

1.500.000.000

+ Dụng cụ

125

10.000.000

1

1.250.000.000

+ Chi phí khác

125

3.000.000

1

375.000.000

- Huấn luyện viên

+ Dinh dưỡng

21

240.000

365

1.839.600.000

+ Tiền lương

21

215.000

312

1.408.680.000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

21

46.225

312

302.866.200

+ Trang phục (2 bộ/năm)

21

1.000.000

1

21.000.000

+ Kinh phí tập huấn trong nước

21

600.000

20

252.000.000

+ Dụng cụ

21

5.000.000

1

105.000.000

+ Chi phí khác

21

3.000.000

1

63.000.000

2

Đội trẻ

21.403.860.000

- Vận động viên

+ Dinh dưỡng

145

200.000

365

10.585.000.000

+ Tiền hỗ trợ tập luyện

145

75.000

312

3.393.000.000

+ Trang phục (2 bộ/năm)

145

1.000.000

1

145.000.000

+ Kinh phí tập huấn trong nước

145

600.000

20

1.740.000.000

+ Dụng cụ

145

8.000.000

1

1.160.000.000

+ Chi phí khác

145

2.500.000

1

362.500.000

- Huấn luyện viên

+ Dinh dưỡng

25

200.000

365

1.825.000.000

+ Tiền lương

25

180.000

312

1.404.000.000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

25

38.700

312

301.860.000

+ Trang phục (2 bộ/năm)

25

1.000.000

1

25.000.000

+ Kinh phí tập huấn trong nước

25

600.000

20

300.000.000

+ Dụng cụ

25

4.000.000

1

100.000.000

+ Chi phí khác

25

2.500.000

1

62.500.000

3

Đội Năng khiếu

7.857.067.200

- Vận động viên

+ Dinh dưỡng

149

130.000

156

3.021.720.000

+ Tiền hỗ trợ tập luyện

149

55.000

156

1.278.420.000

+ Trang phục (2 bộ/năm)

149

400.000

1

59.600.000

+ Kinh phí tập huấn trong nước

149

300.000

14

625.800.000

+ Dụng cụ

149

6.000.000

1

894.000.000

+ Chi phí khác

149

2.000.000

1

298.000.000

- Huấn luyện viên

+ Dinh dưỡng

26

130.000

156

527.280.000

+ Tiền lương

26

180.000

156

730.080.000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

26

38.700

156

156.967.200

+ Kinh phí tập huấn trong nước

26

300.000

14

109.200.000

+ Trang phục

26

1.000.000

1

26.000.000

+ Dụng cụ

26

3.000.000

1

78.000.000

+ Chi phí khác

26

2.000.000

1

52.000.000

Năm 2023

84.181.662.000

1

Đội tuyển

30.399.473.200

- Vận động viên

+ Dinh dưỡng

140

240.000

365

12.264.000.000

+ Tiền lương

140

180.000

312

7.862.400.000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

140

38.700

312

1.690.416.000

+ Trang phục (2 bộ/năm)

140

1.000.000

1

140.000.000

+ Kinh phí tập huấn trong nước

140

600.000

20

1.680.000.000

+ Dụng cụ

140

10.000.000

1

1.400.000.000

+ Chi phí khác

140

3.000.000

1

420.000.000

- Huấn luyện viên

+ Dinh dưỡng

26

240.000

365

2.277.600.000

+ Tiền lương

26

215.000

312

1.744.080.000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

26

46.225

312

374.977.200

+ Trang phục (2 bộ/năm)

26

1.000.000

1

26.000.000

+ Kinh phí tập huấn trong nước

26

600.000

20

312.000.000

+ Dụng cụ

26

5.000.000

1

130.000.000

+ Chi phí khác

26

3.000.000

1

78.000.000

2

Đội trẻ

37.516.500.800

- Vận động viên

+ Dinh dưỡng

270

200.000

365

19.710.000.000

+ Tiền hỗ trợ tập luyện

270

75.000

312

6.318.000.000

+ Trang phục (2 bộ/năm)

270

1.000.000

1

270.000.000

+ Kinh phí tập huấn trong nước

270

600.000

20

3.240.000.000

+ Dụng cụ

270

8.000.000

1

2.160.000.000

+ Chi phí khác

270

2.500.000

1

675.000.000

- Huấn luyện viên

+ Dinh dưỡng

32

200.000

365

2.336.000.000

+ Tiền lương

32

180.000

312

1.797.120.000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

32

38.700

312

386.380.800

+ Trang phục (2 bộ/năm)

32

1.000.000

1

32.000.000

+ Kinh phí tập huấn trong nước

32

600.000

20

384.000.000

+ Dụng cụ

32

4.000.000

1

128.000.000

+ Chi phí khác

32

2.500.000

1

80.000.000

3

Đội Năng khiếu

16.265.688.000

- Vận động viên

+ Dinh dưỡng

330

130.000

156

6.692.400.000

+ Tiền hỗ trợ tập luyện

330

55.000

156

2.831.400.000

+ Trang phục (2 bộ/năm)

330

400.000

1

132.000.000

+ Kinh phí tập huấn trong nước

330

300.000

14

1.386.000.000

+ Dụng cụ

330

6.000.000

1

1.980.000.000

+ Chi phí khác

330

2.000.000

1

660.000.000

- Huấn luyện viên

+ Dinh dưỡng

40

130.000

156

811.200.000

+ Tiền lương

40

180.000

156

1.123.200.000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

40

38.700

156

241.488.000

+ Kinh phí tập huấn trong nước

40

300.000

14

168.000.000

+ Trang phục

40

1.000.000

1

40.000.000

+ Dụng cụ

40

3.000.000

1

120.000.000

+ Chi phí khác

40

2.000.000

1

80.000.000

Năm 2024

97.248.754.400

1

Đội tuyển

32.598.021.600

- Vận động viên

+ Dinh dưỡng

150

240.000

365

13.140.000.000

+ Tiền lương

150

180.000

312

8.424.000.000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

150

38.700

312

1.811.160.000

+ Trang phục (2 bộ/năm)

150

1.000.000

1

150.000.000

+ Kinh phí tập huấn trong nước

150

600.000

20

1.800.000.000

+ Dụng cụ

150

10.000.000

1

1.500.000.000

+ Chi phí khác

150

3.000.000

1

450.000.000

- Huấn luyện viên

+ Dinh dưỡng

28

240.000

365

2.452.800.000

+ Tiền lương

28

215.000

312

1.878.240.000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

28

46.225

312

403.821.600

+ Trang phục (2 bộ/năm)

28

1.000.0 00

1

28.000.000

+ Kinh phí tập huấn

28

600.000

20

336.000.000

trong nước

+ Dụng cụ

28

5.000.000

1

140.000.000

+ Chi phí khác

28

3.000.000

1

84.000.000

2

Đội trẻ

44.358.610.400

- Vận động viên

+ Dinh dưỡng

315

200.000

365

22.995.000.000

+ Tiền hỗ trợ tập luyện

315

75.000

312

7.371.000.000

+ Trang phục (2 bộ/năm)

315

1.000.000

1

315.000.000

+ Kinh phí tập huấn trong nước

315

600.000

20

3.780.000.000

+ Dụng cụ

315

8.000.000

1

2.520.000.000

+ Chi phí khác

315

2.500.000

1

787.500.000

- Huấn luyện viên

+ Dinh dưỡng

41

200.000

365

2.993.000.000

+ Tiền lương

41

180.000

312

2.302.560.000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

41

38.700

312

495.050.400

+ Trang phục (2 bộ/năm)

41

1.000.0 00

1

41.000.000

+ Kinh phí tập huấn trong nước

41

600.000

20

492.000.000

+ Dụng cụ

41

4.000.000

1

164.000.000

+ Chi phí khác

41

2.500.000

1

102.500.000

3

Đội Năng khiếu

20.292.122.4 00

- Vận động viên

+ Dinh dưỡng

424

130.000

156

8.598.720.000

+ Tiền hỗ trợ tập luyện

424

55.000

156

3.637.920.000

+ Trang phục (2 bộ/năm)

424

400.000

1

169.600.000

+ Kinh phí tập huấn trong nước

424

300.000

14

1.780.800.000

+ Dụng cụ

424

6.000.000

1

2.544.000.000

+ Chi phí khác

424

2.000.000

1

848.000.000

- Huấn luyện viên

+ Dinh dưỡng

42

130.000

156

851.760.000

+ Tiền lương

42

180.000

156

1.179.360.000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

42

38.700

156

253.562.400

+ Kinh phí tập huấn trong nước

42

300.000

14

176.400.000

+ Trang phục

42

1.000.000

1

42.000.000

+ Dụng cụ

42

3.000.000

1

126.000.000

+ Chi phí khác

42

2.000.000

1

84.000.000

Năm 2025

107.086.398. 800

1

Đội tuyển

37.342.251.600

- Vận động viên

+ Dinh dưỡng

174

240.000

365

15.242.400.000

+ Tiền lương

174

180.000

312

9.771.840.000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

174

38.700

312

2.100.945.600

+ Trang phục (2 bộ/năm)

174

1.000.0 00

1

174.000.000

+ Kinh phí tập huấn trong nước

174

600.000

20

2.088.000.000

+ Dụng cụ

174

10.000.000

1

1.740.000.000

+ Chi phí khác

174

3.000.000

1

522.000.000

- Huấn luyện viên

+ Dinh dưỡng

30

240.000

365

2.628.000.000

+ Tiền lương

30

215.000

312

2.012.400.000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

30

46.225

312

432.666.000

+ Trang phục (2 bộ/năm)

30

1.000.000

1

30.000.000

+ Kinh phí tập huấn trong nước

30

600.000

20

360.000.000

+ Dụng cụ

30

5.000.000

1

150.000.000

+ Chi phí khác

30

3.000.000

1

90.000.000

2

Đội trẻ

47.876.544.8 00

- Vận động viên

+ Dinh dưỡng

343

200.000

365

25.039.000.000

+ Tiền hỗ trợ tập luyện

343

75.000

312

8.026.200.000

+ Trang phục (2 bộ/năm)

343

1.000.000

1

343.000.000

+ Kinh phí tập huấn trong nước

343

600.000

20

4.116.000.000

+ Dụng cụ

343

8.000.000

1

2.744.000.000

+ Chi phí khác

343

2.500.000

1

857.500.000

- Huấn luyện viên

+ Dinh dưỡng

42

200.000

365

3.066.000.000

+ Tiền lương

42

180.000

312

2.358.720.000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

42

38.700

312

507.124.800

+Trang phục (2 bộ/năm)

42

1.000.000

1

42.000.000

+ Kinh phí tập huấn trong nước

42

600.000

20

504.000.000

+ Dụng cụ

42

4.000.000

1

168.000.000

+ Chi phí khác

42

2.500.000

1

105.000.000

3

Đội Năng khiếu

21.867.602.400

- Vận động viên

+ Dinh dưỡng

462

130.000

156

9.369.360.000

+ Tiền hỗ trợ tập luyện

462

55.000

156

3.963.960.000

+ Trang phục (2 bộ/năm)

462

400.000

1

184.800.000

+ Kinh phí tập huấn trong nước

462

300.000

14

1.940.400.000

+ Dụng cụ

462

6.000.000

1

2.772.000.000

+ Chi phí khác

462

2.000.000

1

924.000.000

- Huấn luyện viên

+ Dinh dưỡng

42

130.000

156

851.760.000

+ Tiền lương

42

180.000

156

1.179.360.000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

42

38.700

156

253.562.400

+ Kinh phí tập huấn trong nước

42

300.000

14

176.400.000

+ Trang phục

42

1.000.000

1

42.000.000

+ Dụng cụ

42

3.000.000

1

126.000.000

+ Chi phí khác

42

2.000.000

1

84.000.000

Năm 2026

111.794.561. 600

1

Đội tuyển

39.358.965.600

- Vận động viên

+ Dinh dưỡng

183

240.000

365

16.030.800.000

+ Tiền lương

183

180.000

312

10.277.280.000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

183

38.700

312

2.209.615.200

+ Trang phục (2 bộ/năm)

183

1.000.0 00

1

183.000.000

+ Kinh phí tập huấn trong nước

183

600.000

20

2.196.000.000

+ Dụng cụ

183

10.000.000

1

1.830.000.000

+ Chi phí khác

183

3.000.000

1

549.000.000

- Huấn luyện viên

+ Dinh dưỡng

32

240.000

365

2.803.200.000

+ Tiền lương

32

215.000

312

2.146.560.000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

32

46.225

312

461.510.400

+ Trang phục (2 bộ/năm)

32

1.000.0 00

1

32.000.000

+ Kinh phí tập huấn trong nước

32

600.000

20

384.000.000

+ Dụng cụ

32

5.000.000

1

160.000.000

+ Chi phí khác

32

3.000.000

1

96.000.000

2

Đội trẻ

50.236.313.600

- Vận động viên

+ Dinh dưỡng

360

200.000

365

26.280.000.000

+ Tiền hỗ trợ tập luyện

360

75.000

312

8.424.000.000

+ Trang phục (2 bộ/năm)

360

1.000.0 00

1

360.000.000

+ Kinh phí tập huấn trong nước

360

600.000

20

4.320.000.000

+ Dụng cụ

360

8.000.000

1

2.880.000.000

+ Chi phí khác

360

2.500.000

1

900.000.000

- Huấn luyện viên

+ Dinh dưỡng

44

200.000

365

3.212.000.000

+ Tiền lương

44

180.000

312

2.471.040.000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

44

38.700

312

531.273.600

+ Trang phục (2 bộ/năm)

44

1.000.000

1

44.000.000

+ Kinh phí tập huấn trong nước

44

600.000

20

528.000.000

+ Dụng cụ

44

4.000.000

1

176.000.000

+ Chi phí khác

44

2.500.000

1

110.000.000

3

Đội Năng khiếu

22.199.282.400

- Vận động

+ Dinh dưỡng

470

130.000

156

9.531.600.000

viên

+ Tiền hỗ trợ tập luyện

470

55.000

156

4.032.600.000

+ Trang phục (2 bộ/năm)

470

400.000

1

188.000.000

+ Kinh phí tập huấn trong nước

470

300.000

14

1.974.000.000

+ Dụng cụ

470

6.000.000

1

2.820.000.000

+ Chi phí khác

470

2.000.000

1

940.000.000

- Huấn luyện viên

+ Dinh dưỡng

42

130.000

156

851.760.000

+ Tiền lương

42

180.000

156

1.179.360.000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

42

38.700

156

253.562.400

+ Kinh phí tập huấn trong nước

42

300.000

14

176.400.000

+ Trang phục

42

1.000.000

1

42.000.000

+ Dụng cụ

42

3.000.000

1

126.000.000

+ Chi phí khác

42

2.000.000

1

84.000.000

TỔNG CỘNG KINH PHÍ GIAI ĐOẠN (2021-2026):

491.108.622.700

PHỤ LỤC: 02

BẢNG DIỄN GIẢI CHI TIẾT KINH PHÍ DỰ TOÁN CHI CHO 1 HUẤN LUYỆN VIÊN-VẬN ĐỘNG VIÊN TRONG 1 NĂM CỦA CÁC TUYẾN THỂ THAO TRONG ĐỀ ÁN

Đơn vị tính: Đồng

Stt

Nội dung

Diễn giải

Thành tiền

Số người

Số tiền

Số ngày

1

2

3

4

5

6

7 = 4*5*6

1

Đội tuyển

- Vận động viên

181,834,400

+ Dinh dưỡng

1

240,000

365

87,600,000

+ Tiền lương

1

180,000

312

56,160,000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

1

38,700

312

12,074,400

+ Trang phục/năm

1

1,000,000

1,000,000

+ Kinh phí tập huấn trong nước

1

600,000

20

12,000,000

+ Dụng cụ/năm

1

10,000,000

10,000,000

+ Chi phí khác/năm

1

3,000,000

3,000,000

- Huấn luyện viên

190,102,200

+ Dinh dưỡng

1

240,000

365

87,600,000

+ Tiền lương

1

215,000

312

67,080,000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

1

46,225

312

14,422,200

+ Trang phục/năm

1

1,000,000

1,000,000

+ Kinh phí tập huấn trong nước

1

600,000

20

12,000,000

+ Dụng cụ/năm

1

5,000,000

5,000,000

+ Chi phí khác/năm

1

3,000,000

3,000,000

2

Đội trẻ

- Vận động viên

119,900,000

+ Dinh dưỡng

1

200,000

365

73,000,000

+ Tiền hỗ trợ tập luyện

1

75,000

312

23,400,000

+ Trang phục/năm

1

1,000,000

1,000,000

+ Kinh phí tập huấn trong nước

1

600,000

20

12,000,000

+ Dụng cụ/năm

1

8,000,000

8,000,000

+ Chi phí khác/năm

1

2,500,000

2,500,000

- Huấn luyện viên

160,734,400

+ Dinh dưỡng

1

200,000

365

73,000,000

+ Tiền lương

1

180,000

312

56,160,000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

1

38,700

312

12,074,400

+ Trang phục/năm

1

1,000,000

1,000,000

+ Kinh phí tập huấn trong nước

1

600,000

20

12,000,000

+ Dụng cụ/năm

1

4,000,000

4,000,000

+ Chi phí khác/năm

1

2,500,000

2,500,000

3

Đội Năng khiếu

106,057,200

- Vận động viên

41,460,000

+ Dinh dưỡng

1

130,000

156

20,280,000

+ Tiền hỗ trợ tập luyện

1

55,000

156

8,580,000

+ Trang phục (2 bộ/năm)

1

400,000

1

400,000

+ Kinh phí tập huấn trong nước

1

300,000

14

4,200,000

+ Dụng cụ

1

6,000,000

1

6,000,000

+ Chi phí khác

1

2,000,000

1

2,000,000

- Huấn luyện viên

64,597,200

+ Dinh dưỡng

1

130,000

156

20,280,000

+ Tiền lương

1

180,000

156

28,080,000

+ Tiền đóng bảo hiểm 21,5%

1

38,700

156

6,037,200

+ Kinh phí tập huấn trong nước

1

300,000

14

4,200,000

+ Trang phục

1

1,000,000

1

1,000,000

+ Dụng cụ

1

3,000,000

1

3,000,000

+ Chi phí khác

1

2,000,000

1

2,000,000

PHỤ LỤC: 03

CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH

Chế độ tiền lương và tiền hỗ trợ tập luyện được thực hiện theo Nghị định số 152/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu.

Chế độ dinh dưỡng thực hiện theo Nghị quyết Sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quy định Chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao và chế độ chi tiêu tài chính cho các giải thi đấu thể thao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành kèm theo Nghị quyết số 118/2019/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Thông tư số 86/2020/TT-BTC ngày 26 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với huấn luyện viên thể thao thành tích cao, vận động viên thể thao thành tích cao.

Chế độ tiền tàu xe đi về, tiền thuê chỗ ở cho các đối tượng thuộc Đề án: thực hiện theo chế độ chi công tác phí quy định tại Nghị quyết số 59/2017/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành quy định chế độ công tác phí trong nước, chế độ hội nghị trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Chế độ cấp phát trang thiết bị, dụng cụ và trang phục tập luyện và thi đấu cho huấn luyện viên, vận động viên thực hiện theo Thông tư số 04/2012/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch về việc quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng trang thiết bị tập luyện, trang thiết bị thi đấu của các đội tuyển thể thao quốc gia, đội tuyển trẻ thể thao quốc gia.

Stt

Tuyến thể thao

Chế độ dinh dưỡng Tập luyện thường xuyên

Chế độ tiền lương và tiền hỗ trợ tập luyện thường xuyên

HLV - VĐV

HLV

VĐV

1

Tuyển

240.000đ/ngày

215.000đ/ngày

180.000đ/ngày

2

Trẻ

200.000đ/ngày

180.000đ/ngày

75.000đ/ngày

3

Năng khiếu

130.000đ/ngày

180.000đ/ngày

55.000đ/ngày

Ghi chú: Trong quá trình thực hiện Đề án sẽ có sự điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế, điều chỉnh do mặt bằng giá cả tăng, điều chỉnh do thay đổi chế độ, chính sách chi của các cấp thẩm quyền quy định.

* Tuyến tuyển:

Số ngày huấn luyện viên - vận động viên hưởng chế độ dinh dưỡng trong 01 năm (365 ngày).

Số ngày huấn luyện viên - vận động viên hưởng chế độ tiền lương trong 01 năm được tính trên cơ sở: Số ngày làm việc trong một tháng 26 ngày/tháng x 12 tháng = 312 ngày.

* Tuyến trẻ:

Số ngày huấn luyện viên - vận động viên hưởng chế độ dinh dưỡng trong 01 năm (365 ngày).

Số ngày huấn luyện viên - vận động viên hưởng chế độ tiền lương trong 01 năm được tính trên cơ sở: Số ngày làm việc trong một tháng 26 ngày/tháng x 12 tháng = 312 ngày.

* Tuyến Năng khiếu:

Số ngày huấn luyện viên - vận động viên Tuyến Năng khiếu hưởng chế độ dinh dưỡng và chế độ tiền lương trong 01 năm được tính trên cơ sở: 03 ngày/tuần x 52 tuần = 156 ngày.

PHỤ LỤC: 04

BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI TIẾT VỀ ĐỊNH MỨC CHI PHÍ KHÁC

Stt

Nội dung chi

Đơn vị tính (tháng, quý, năm)

Đề xuất định mức kinh phí thực hiện

Tuyến tuyển

Tuyến Trẻ

Tuyến Năng khiếu

Cơ sở pháp lý

I

Chi phí cố định

500,000

750,000

400,000

250,000

Chi phí khám sức khỏe định kỳ

Năm

500,000

750,000

400,000

250,000

Quyết định số 595/QĐ- BHXH ngày 14/4/2017

II

Chi phí quản lý (Chi phí biến động)

2,025,000

2,250,000

2,100,000

1,750,000

1

Thanh toán dịch vụ công

585,000

595,000

590,000

320,000

Tiền điện

Năm

340,000

340,000

340,000

170,000

Khu nhà ở vận động viên (Đèn, quạt, máy giặt, máy sấy, bơm nước, thang máy, hệ thống nước nóng lạnh và các thiết bị hỗ trợ khác)

Năm

200,000

200,000

200,000

100,000

Bộ Năng lượng số 114/NL- GSĐN ngày 02/02/198 8

Điện khu tập luyện

Năm

50,000

50,000

50,000

25,000

Theo mức giá thực tế và định mức thực tế đang sử dụng

Điện khu nhà ăn vận động viên

Năm

30,000

30,000

30,000

15,000

Điện chiếu sáng khu học văn hóa

Năm

30,000

30,000

30,000

15,000

Điện chiếu sáng khu sinh hoạt chung

Năm

30,000

30,000

30,000

15,000

Tiền nước

100,000

100,000

100,000

50,000

Nước dùng cho sinh hoạt (cá nhân, giặt máy, phục vụ nhà ăn Vận động viên), mức 4m3x2 lần định mức sinh hoạt bình thường theo quy định

(m3)

100,000

100,000

100,000

50,000

Tiền nhiên liệu

Lít/năm

90,000

100,000

95,000

45,000

Xăng xe đưa đón vận động viên tập huấn cọ sát

Lít/năm

50,000

60,000

55,000

25,000

Xăng xe đưa đón vận động viên di chuyển sân bay thi đấu.

Lít/năm

30,000

30,000

30,000

15,000

Xăng hỗ trợ phát điện, cắt cỏ phục vụ sân bãi tập chuyên môn.

Lít/năm

10,000

10,000

10,000

5,000

Chi phí vệ sinh môi trường

55,000

55,000

55,000

55,000

Chi phí rác thải sinh hoạt

m3/năm

30,000

30,000

30,000

30,000

Quyết định số 88/2008/QĐ-UBND

Xử lý mối mọt

Năm

10,000

10,000

10,000

10,000

Phun thuốc diệt ruồi, muỗi, côn trùng

Năm

5,000

5,000

5,000

5,000

Phòng dịch

Năm

10,000

10,000

10,000

10,000

2

Vật tư văn phòng

40,000

40,000

40,000

40,000

Văn phòng phẩm

Năm

10,000

10,000

10,000

10,000

Mua sắm công cụ, dụng cụ văn phòng

Năm

30,000

30,000

30,000

30,000

3

Thông tin, tuyên truyền, liên lạc

45,000

45,000

45,000

45,000

Thuê bao cáp truyền hình

Năm

10,000

10,000

10,000

10,000

Cước phí Internet

Năm

10,000

10,000

10,000

10,000

Lớp kỹ năng sống

Năm

10,000

10,000

10,000

10,000

Bồi dưỡng kiến thức dinh dưỡng

Năm

10,000

10,000

10,000

10,000

Phim ảnh, án phẩm truyền thông; sách, báo, tạp chí thư viện

Năm

5,000

5,000

5,000

5,000

4

Chi phí thuê mướn

1,235,000

1,450,000

1,343,000

1,235,000

Chi phí mời giảng văn hóa (120.000đ/ tháng theo quy định)

Năm

1,080,000

1,295,000

1,188,000

1,080,000

Nghị định 86 của Chính phủ

Dịch vụ vệ sinh phòng ở

Năm

60,000

60,000

60,000

60,000

Dịch vụ phục vụ nhà ăn tập trung

Năm

50,000

50,000

50,000

50,000

Dịch vụ vệ sinh phòng tập

Năm

15,000

15,000

15,000

15,000

Dịch vụ vệ sinh khu sinh hoạt chung

Năm

10,000

10,000

10,000

10,000

Dịch vụ phục vụ quản lý khu nhà tập

Năm

10,000

10,000

10,000

10,000

Dịch vụ phục vụ quản lý khu nhà nghỉ

Năm

10,000

10,000

10,000

10,000

5

Sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng từ kinh phí hoạt động thường xuyên;

205,000

205,000

205,000

102,000

Ô tô chuyên dùng

Năm

10,000

10,000

10,000

5,000

Tài sản và thiết bị chuyên dùng

Năm

20,000

20,000

20,000

10,000

Nhà cửa

Năm

50,000

50,000

50,000

25,000

Các thiết bị công nghệ thông tin

Năm

10,000

10,000

10,000

5,000

Tài sản và thiết bị văn phòng

Năm

15,000

15,000

15,000

7,000

Công trình văn hoá, công viên, thể thao

Năm

50,000

50,000

50,000

25,000

Đường điện, cấp thoát nước

Năm

10,000

10,000

10,000

5,000

Chi phí bảo dưỡng khuôn viên cây xanh

Năm

10,000

10,000

10,000

5,000

Các tài sản và công trình hạ tầng cơ sở khác

Năm

30,000

30,000

30,000

15,000

6

Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành

220,000

230,000

187,000

158,000

Chi mua hàng hoá, vật tư phục vụ

Năm

80,000

80,000

80,000

68,000

Thuốc điều trị thông thường

Năm

20,000

20,000

20,000

20,000

Băng cơ phòng tránh chấn thương khi tập luyện

Năm

50,000

60,000

25,000

10,000

Quản sinh các đội

Năm

10,000

10,000

10,000

10,000

Kiểm tra chế độ dinh dưỡng

Năm

10,000

10,000

10,000

10,000

Chi phí quản lý và chuyên môn khác

Năm

50,000

50,000

42,000

40,000

7

Các khoản phí và lệ phí khác

130,000

130,000

130,000

95,000

Lệ phí giao thông

Năm

10,000

10,000

10,000

5,000

Phí bảo hiểm tài sản

Năm

60,000

60,000

60,000

30,000

Phi chuyển tiền tài khoản

Năm

54,000

54,000

54,000

54,000

Chi phí khác

Năm

6,000

6,000

6,000

6,000

8

Chi mua sắm trang thiết bị

150,000

150,000

150,000

75,000

Trang thiết bị, dụng cụ nhà ăn

Năm

20,000

20,000

20,000

10,000

Thông tư 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018

Trang thiết bị, dụng cụ nhà nghỉ

Năm

30,000

30,000

30,000

15,000

Thông tư 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018

Trang thiết bị, dụng cụ phòng sinh hoạt chung

Năm

50,000

50,000

50,000

25,000

Thông tư 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018

Trang thiết bị hỗn hợp

Năm

50,000

50,000

50,000

25,000

Thông tư 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018

Tổng cộng

2,525,000

3,000,000

2,500,000

2,000,000

PHỤ LỤC: 05

BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI TIẾT VỀ ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CẤP PHÁT DỤNG CỤ TẬP HUẤN VÀ THI ĐẤU CHO VẬN ĐỘNG VIÊN, HUẤN LUYỆN VIÊN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO

Stt

Tên thiết bị

Xuất xứ

Đvt

Số lượng

Đơn giá tạm tính

Thành tiền

1

2

3

4

5

6

7=(5 x 6 )

1. MÔN JUDO

16,050,000

1

Võ phục tập luyện

Nhật

Bộ

2

3,500,000

7,000,000

2

Băng keo tập luyện và thi đấu

Việt Nam

Cuộn

28

250,000

7,000,000

3

Áo ép cân

Việt Nam

Bộ

1

1,200,000

1,200,000

4

Băng gối

Việt Nam

Bộ

1

265,000

265,000

5

Băng cổ chân

Việt Nam

Bộ

1

265,000

265,000

6

Nịt bụng

Việt Nam

Bộ

1

320,000

320,000

2. MÔN ĐIỀN KINH

32,165,800

1

Giày chuyên môn chạy ngắn

Việt Nam

Đôi

2

5,072,000

10,144,000

2

Áo 3 lỗ, quần bó

Việt Nam

Bộ

2

550,000

1,100,000

3

Quần áo đông xuân dài tay

Việt Nam

Bộ

2

750,000

1,500,000

4

Áo quần tập luyện và thi đấu trời mưa

Việt Nam

Bộ

1

2,205,000

2,205,000

5

Giày đinh tập luyện

Việt Nam

Đôi

1

8,580,000

8,580,000

6

Áo Bludon (lông vũ, dài)

Việt Nam

Chiếc

1

748,800

748,800

7

Giày đinh thi đấu

Ngoại

Đôi

1

7,488,000

7,488,000

8

Miếng đệm trải khởi động

Việt Nam

Chiếc

1

400,000

400,000

3. MÔN: JUJITSU, MUAY

16,050,000

1

Võ phục tập luyện

Ngoại

Bộ

2

3,500,000

7,000,000

2

Băng keo tập luyện và thi đấu

Việt Nam

Cuộn

28

250,000

7,000,000

3

Áo ép cân

Việt Nam

Bộ

1

1,200,000

1,200,000

4

Băng gối

Việt Nam

Bộ

1

265,000

265,000

5

Băng cổ chân

Việt Nam

Bộ

1

265,000

265,000

6

Nịt bụng

Việt Nam

Bộ

1

320,000

320,000

4. MÔN VOVINAM

15,000,000

1

Kuki

Việt Nam

Cái

2

300,000

600,000

2

Bịt cổ chân

Việt Nam

Cái

2

300,000

600,000

3

Bảo vệ răng

Việt Nam

Cuộn

2

300,000

600,000

4

Áo giáp

Việt Nam

Cái

2

1,000,000

2,000,000

5

Găng

Việt Nam

Cặp

2

800,000

1,600,000

6

Việt Nam

Cái

2

1,300,000

2,600,000

7

Võ phục tập luyện

Việt Nam

Bộ

2

3,500,000

7,000,000

5. MÔN: BOXING, KICK BOXING

22,680,000

1

Băng đa quấn tay

Việt Nam

Cuộn

28

360,000

10,080,000

3

Găng chuyên môn tập luyện

Việt Nam

Đôi

2

1,700,000

3,400,000

4

Mũ chuyên môn tập luyện

Thái Lan

Chiếc

1

1,350,000

1,350,000

5

Quần áo ép cân

Thái Lan

Bộ

1

1,500,000

1,500,000

6

Kuki

Thái Lan

Chiếc

2

210,000

420,000

7

Lampo

Thái Lan

Đôi

1

2,800,000

2,800,000

8

Bảo vệ ngực

Việt Nam

Chiếc

2

265,000

530,000

9

Găng tập luyện đấm bao

Thái Lan

Đôi

2

1,300,000

2,600,000

6. MÔN PENTANQUE

19,700,000

1

Bi tập luyện

Việt Nam

Bộ

1

15,000,000

15,000,000

3

Bi đích

Việt Nam

viên

5

450,000

2,250,000

4

Quần áo tập luyện

Việt Nam

Bộ

2

600,000

1,200,000

5

Giày tập luyện

Việt Nam

Đôi

1

600,000

600,000

8

Găng tay, mũ, khăn

Việt Nam

Chiếc

1

450,000

450,000

9

Thước đo chuyên dụng

Việt Nam

Chiếc

1

200,000

200,000

7. MÔN KARATEDO

15,115,000

1

Võ phục tập luyện

Việt Nam

Bộ

2

1,200,000

2,400,000

2

Găng tập luyện

Việt Nam

Đôi

2

410,000

820,000

3

Kuki

Đài Loan

Chiếc

2

350,000

700,000

4

Bảo vệ hàm

Đài Loan

Chiếc

2

375,000

750,000

5

Dây nhảy

Việt Nam

Chiếc

2

250,000

500,000

6

Lam pơ to

Việt Nam

Chiếc

4

350,000

1,400,000

7

Lam pơ nhỏ

Việt Nam

Chiếc

4

310,000

1,240,000

8

Đai thi đấu

Việt Nam

Chiếc

35

175,000

6,125,000

9

Bảo vệ gối

Việt Nam

Đôi

2

240,000

480,000

10

Bảo vệ ngực

Việt Nam

Chiếc

2

350,000

700,000

8. MÔN TAEKWONDO

19,560,000

1

Đích đá kép

Việt Nam

Chiếc

8

420,000

3,360,000

2

Miếng đá lớn

Việt Nam

Chiếc

4

350,000

1,400,000

3

Bịt gối

Việt Nam

Bộ

4

450,000

1,800,000

4

Giầy tập luyện chuyên môn

Việt Nam

Đôi

4

850,000

3,400,000

5

Bịt cổ chân

Việt Nam

Bộ

4

250,000

1,000,000

6

Võ phục tập luyện

Việt Nam

Bộ

4

2,150,000

8,600,000

9. MÔN BILLIARDS

32,907,000

1

Cơ Carom

Việt Nam

Cây

1

2,820,000

2,820,000

2

Bi Carom

Việt Nam

Bộ

1

3,675,000

3,675,000

3

Vải bàn Carom

Việt Nam

Tấm

4

3,600,000

14,400,000

4

Quần áo tập luyện

Việt Nam

Bộ

1

9,900,000

9,900,000

5

Giày tập luyện

Việt Nam

Đôi

1

1,200,000

1,200,000

6

Lơ, đầu cơ Mori

Việt Nam

Chiếc

2

456,000

912,000

10. MÔN BẮN CUNG

115,060,000

1

Quần sooc tập luyện

Việt Nam

Chiếc

2

200,000

400,000

2

Giày tập luyện chuyên môn

Việt Nam

Đôi

1

450,000

450,000

3

Tất tập luyện

Việt Nam

Đôi

1

50,000

50,000

4

Cung

Hàn Quốc

Chiếc

1

50,000,000

50,000,000

5

Tên

Việt Nam

Cái

1

17,000,000

17,000,000

6

Kính xem điểm trạm

Việt Nam

Cái

1

20,000,000

20,000,000

7

Dây cung

Việt Nam

Sợi

1

2,500,000

2,500,000

8

Đầu tên

Việt Nam

Cái

2

1,900,000

3,800,000

9

Đuôi tên

Việt Nam

Cái

2

1,180,000

2,360,000

10

Cánh tên

Việt Nam

Bộ

3

1,400,000

4,200,000

11

Bao tay cung 1 dây

Việt Nam

Đôi

1

4,600,000

4,600,000

12

Kìm bắn cho cung 3 dây

Việt Nam

Đôi

1

9,700,000

9,700,000

11. MÔN BÓNG BÀN

19,525,000

1

Mặt vợt

Ngoại

Chiếc

12

500,000

6,000,000

2

Cốt

Ngoại

Chiếc

1

2,500,000

2,500,000

3

Giày tập chuyên môn

Việt Nam

Đôi

6

1,500,000

9,000,000

4

Quần áo tập luyện

Việt Nam

Bộ

2

300,000

600,000

5

Bóng tập

Việt Nam

Quả

15

35,000

525,000

6

Keo

Việt Nam

Lọ

6

150,000

900,000

12. MÔN BÓNG CHUYỀN BÃI BIỂN

17,100,000

2

Quần áo tập luyện chuyên môn

Việt Nam

Quả

2

1,000,000

2,000,000

3

Kính đeo mắt

Ngoại

Hộp

2

1,200,000

2,400,000

4

Băng Gối

Việt Nam

Bộ

2

300,000

600,000

5

Kem chống nắng

Việt Nam

hộp

40

250,000

10,000,000

6

Bóng tập luyện

Việt Nam

Bộ

2

750,000

1,500,000

7

Mũ mềm chuyên môn

Việt Nam

Bộ

2

300,000

600,000

13. MÔN CỜ TƯỚNG VÀ CỜ VUA

20,670,000

1

Bàn cờ tiêu chuẩn thi đấu

Việt Nam

Bộ

23

790,000

18,170,000

2

Bộ quần áo, giầy vớ thi đấu

Việt Nam

Bộ

1

2,500,000

2,500,000

14. MÔN VÕ CỔ TRUYỀN

14,570,000

1

Võ phục tập luyện

Việt Nam

Bộ

1

2,000,000

2,000,000

2

Áo giáp

Việt Nam

Chiếc

1

2,080,000

2,080,000

3

Bịt cổ chân

Việt Nam

Đôi

1

240,000

240,000

4

Bảo vệ chân, tay

Việt Nam

Đôi

1

1,440,000

1,440,000

5

Kiếm

Việt Nam

Cây

1

1,080,000

1,080,000

6

Lampo nhỏ

Việt Nam

Chiếc

1

1,080,000

1,080,000

7

Giầy

Việt Nam

Đôi

1

1,800,000

1,800,000

8

Đao nhỏ

Việt Nam

Cây

1

500,000

500,000

9

Đao lớn

Việt Nam

Cây

1

650,000

650,000

10

Đại đao

Việt Nam

Cây

1

1,500,000

1,500,000

11

Côn

Việt Nam

Cây

1

500,000

500,000

12

Roi

Việt Nam

Cây

1

500,000

500,000

14

Côn tam khúc

Việt Nam

Bộ

1

1,200,000

1,200,000

15. MÔN WUSHU

14,656,700

1

Áo giáp

Ngoại

Chiếc

1

2,080,000

2,080,000

2

Mũ Bảo hiểm

Ngoại

Chiếc

1

1,950,000

1,950,000

3

Găng to

Ngoại

Đôi

2

1,950,000

3,900,000

4

Găng nhỏ

Ngoại

Đôi

2

1,950,000

3,900,000

5

Kuki

Việt Nam

Chiếc

1

323,700

323,700

6

Bịt răng

Việt Nam

Chiếc

2

264,000

528,000

7

Bảo vệ chân

Việt Nam

Chiếc

1

240,000

240,000

8

Lampo tay

Việt Nam

Chiếc

1

685,000

685,000

9

Quần áo chuyên môn

Việt Nam

Bộ

2

525,000

1,050,000

16. MÔN QUẦN VỢT

36,657,800

1

Giày chuyên môn

Việt Nam

Đôi

2

2,886,000

5,772,000

2

Bít tất chuyên môn

Việt Nam

Đôi

4

187,200

748,800

3

Mũ mềm

Việt Nam

Chiếc

4

156,000

624,000

4

Quần áo tập chuyên môn

Ngoại

Bộ

4

661,500

2,646,000

5

Túi vợt

Ngoại

Chiếc

1

550,000

550,000

6

Vợt

Ngoại

Chiếc

1

3,197,000

3,197,000

7

Cuốn cán

Việt Nam

Chiếc

20

179,400

3,588,000

8

Cước vợt

Ngoại

Cuộn

5

3,528,000

17,640,000

9

Bịt gối

Ngoại

Đôi

2

390,000

780,000

10

Bịt cổ tay

Ngoại

Đôi

4

278,000

1,112,000

17. MÔN GOLF

60,700,000

1

Trang phục

Ngoại

Bộ

2

5,000,000

10,000,000

2

Giầy

Ngoại

đôi

1

7,000,000

7,000,000

3

Kính

Ngoại

cặp

1

6,000,000

6,000,000

4

Ngoại

cái

1

500,000

500,000

5

Găng

Ngoại

đôi

1

1,200,000

1,200,000

6

Bóng

Ngoại

bộ

1

3,000,000

3,000,000

7

Gậy

Ngoại

bộ

1

33,000,000

33,000,000

18. MÔN KHIÊU VŨ THỂ THAO

20,188,000

1

Giày tập luyện chuyên môn

Việt Nam

Đôi

2

2,100,000

4,200,000

2

Quần áo trình diễn

Ngoại

Bộ

1

1,400,000

1,400,000

3

Quần áo thi đấu chuyên môn

Ngoại

Bộ

1

2,100,000

2,100,000

4

Giày thi đấu chuyên môn

Ngoại

Đôi

1

2,100,000

2,100,000

5

Bao chì bụng

Việt Nam

Chiếc

1

350,000

350,000

6

Bao chì chân

Việt Nam

Chiếc

1

350,000

350,000

7

Băng thun cổ tay

Việt Nam

Chiếc

2

168,000

336,000

8

Băng thun cổ chân

Việt Nam

Chiếc

2

168,000

336,000

9

Băng thun gối

Việt Nam

Chiếc

2

168,000

336,000

10

Tạ chì tay-chân-lưng

Việt Nam

Chiếc

1

490,000

490,000

11

Dây nhảy

Việt Nam

Chiếc

1

140,000

140,000

12

Dây thun vít thể lực

Việt Nam

Chiếc

1

350,000

350,000

13

Đệm mỏng khởi động

Việt Nam

Chiếc

1

700,000

700,000

14

Đĩa nhạc

Việt Nam

Chiếc

2

3,500,000

7,000,000

GHI CHÚ

(Đơn vị tính: Đồng

Nội dung diễn giải

Chi phí tính bình quân/1 vận động viên/Năm

Chi phí tính bình quân/1 vận động viên/Năm (sau khi làm tròn số)

Định mức chi phí cung cấp các dụng cụ, trang thiết bị tập luyện và thi đấu cho vận động viên áp dụng theo Thông tư số 04/2012/TT- BVHTTDL tính theo mức bình quân cho một vận động viên các môn thể thao:

28,241,961.11

28,000,000

Chi phí dụng cụ, trang thiết bị tập huấn và thi đấu cấp cho một Vận động viên (Tuyến Tuyển) tạm tính bằng: 36% so với định mức dự toán ban hành kèm theo Thông tư 04/2012/TT- BVHTTDL;

10,167,106

10,000,000

Chi phí dụng cụ, trang thiết bị tập huấn và thi đấu cấp cho một Vận động viên (Tuyến Trẻ) tạm tính bằng: 30% so với định mức dự toán của Tuyến Tuyển;

8,472,588

8,000,000

Chi phí dụng cụ, trang thiết bị tập huấn và thi đấu cấp cho một Vận động viên (Tuyến Trẻ), tạm tính bằng: 22% so với định mức dự toán của vận động viên-Tuyến tuyển

6,213,231

6,000,000

Chi phí dụng cụ, trang thiết bị tập huấn và thi đấu cấp cho một huấn luyện viên các tuyến, tạm tính bằng: 50% định mức dự toán cấp cho một vận động viên của các tuyến tương ứng, cụ thể: Tuyển tuyển/5.000.000đ/người, Tuyển trẻ/4.000.000đ/người và Tuyến năng khiếu/3.000.000đ/người;

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 78/NQ-HĐND ngày 17/08/2021 phê duyệt Đề án Phát triển Thể thao thành tích cao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021 - 2026

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


272

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.181.196
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!