KẾ HOẠCH
PHÒNG
CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2022
Phần
thứ nhất
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2021
I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRUYỀN
NHIỄM
1. Tình hình dịch bệnh trên thế
giới
Năm 2021, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế
giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, ghi nhận số mắc và tử vong do các bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm, mới nối tại nhiều quốc gia, đặc biệt là đại dịch
COVID-19 trên toàn cầu với nhiều biến chủng mới đáng quan ngại với tốc độ lây
lan nhanh, tỷ lệ tử vong cao.
1.1. Bệnh COVID-19
Đại dịch COVID-19 ghi nhận ca bệnh đầu tiên ngày
29/12/2019 tại Vũ Hán (Trung Quốc). Ngày 31/3/2020, Tổ chức Y tế thế giới đã
công bố đây là đại dịch. Đến nay sau gần 02 năm, đại dịch COVID-19 đã lây lan đến
223 quốc gia, vùng lãnh thổ với 400 triệu ca mắc và 5,7 triệu ca tử vong.
Kể từ cuối tháng 3/2021, thế giới ghi nhận làn sóng
dịch bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia cùng với sự lây lan rộng của biến chủng
Delta, sô ca mắc mới mỗi ngày trên toàn cầu đã tăng 44,5% từ khoảng 400.000
ca/ngày vào giữa tháng 10/2021 lên hơn 578.000 ca trong ngày 26/11/2021. Dịch
tuy có dấu hiệu giảm tại một số nước châu Á như Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore...,
dịch bệnh tiếp tục lây lan mạnh tại nhiều khu vực, nhất là tại châu Âu với số
ca nhiễm mới mỗi ngày tăng gần 60% từ trung bình 226.000 ca/ngày trong tháng
10/2021 lên 358.000 ca/ ngày vào cuối tháng 11/2021, tỷ lệ lây nhiễm tại một số
nước châu Âu vẫn ở mức cao gấp từ 9-20 lần so với trung bình toàn thế giới.
Theo số liệu của các nước, nhìn chung số ca nhiễm mới,
bệnh nặng và tử vong đến nay tập trung vào những đối tượng chưa tiêm vắc xin. Tại
Mỹ, tỷ lệ nhiễm ở người không tiêm vắc xin cao hơn 5 lần, tỷ lệ tử vong cao hơn
13 lần so với người đã tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin. Nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao (76%
dân số đã tiêm ít nhất một mũi vắc xin), số ca tử vong của Anh đã giảm 23% dù số
ca nhiễm tăng 25% trong vòng 2 tuần qua. Tỷ lệ ca nhiễm và tử vong của các quốc
gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp cao gấp hơn 3 lần so với các quốc gia có tỷ lệ
tiêm chủng cao. Do đó, vắc xin vẫn là điều kiện tiên quyết để kiểm soát dịch bệnh,
thích ứng an toàn với COVID-19 và phục hồi kinh tế.
Ngày 25/11/2021, Tổ chức Y tế thế giới đã thông báo
ghi nhận biến chủng mới đáng quan ngại của vi rút SARS-CoV-2, gọi là Omicron
(B.1.1.529) được phát hiện tại Nam Phi với khả năng lây nhiễm cao hơn so với chủng
Delta, lây nhiễm đối với cả người tiêm đủ 2 mũi vắc xin, tăng nguy cơ tử vong
và quá tải hệ thống y tế. Đến nay có hơn 127 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ghi
nhận các ca nhiễm biến thể này, trong đó có các nước trong khu vực Đông Nam A.
Hầu hết các nước trên thế giới đã thay đổi chiến lược
từ “không COVID-19” sang “thích ứng an toàn” và áp dụng nhiều biện
pháp nhằm ứng phó phù hợp với biến thể Omicron; không áp dụng biện pháp giãn
cách xã hội trên phạm vi rộng, đồng thời thúc đẩy việc mở cửa, giao lưu, giao
thương quốc tế: du lịch quốc tế, mở lại các chuyến bay thương mại quốc tế...
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), biến thể Delta và
Omicron là mối đe dọa kép làm gia tăng số ca mắc từ đó dẫn đến số ca nhập viện
và tử vong tăng lên đột biến, tiếp tục gây áp lực lớn lên các nhân viên và hệ
thống y tế.
1.2. Bệnh do vi rút Ebola
Theo thông tin từ Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện
Điều lệ Y tế quốc tế (IHR), ngày 08/10/2021, Cộng hòa dân chủ Công Gô ghi nhận
01 trường hợp xác định mắc Ebola tại tỉnh North Kivu, và 03 trường hợp tử vong
khác với các biểu hiện triệu chứng của dịch bệnh Ebola và là hàng xóm của ca bệnh
trên. Trước đó, đợt bùng phát dịch thứ 11 tại tỉnh Equateur, tính đến ngày
18/11 2020, đã ghi nhận 130 trường hợp mắc tại 41 xã thuộc 13 thị trấn của tỉnh
Equateur, gồm 119 trường hợp bệnh xác định và 11 trường hợp bệnh nghi ngờ,
trong đó có 55 trường hợp tử vong. Từ ngày 01/8/2018 - 07/10/2019. tại Công Gô
đã ghi nhận đợt dịch thứ 10 trong vòng 40 năm qua, với 3.186 trường hợp mắc,
trong đó có 2.908 tử vong, trong đó có 160 nhân viên y tế. Ngày 17/7/2019. Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố dịch bệnh do vi rút Ebola tại Công Gô là sự
kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế. WHO đánh giá khả năng bùng
phát dịch bệnh Ebola tại Công Gô vẫn ở mức cao dù quốc gia này cũng đã triển
khai nhiều biện pháp phòng chống và triển khai việc điều trị bệnh bằng các loại
thuốc mới.
1.3. Hội chứng viêm đường hô hấp cấp tỉnh
vùng Trung Đông (MERS-CoV)
Từ ngày 12/3-31/7/2021, tại Ả Rập Xê út ghi nhận 04
trường hợp mắc MERS- CoV, nâng tổng số ca bệnh tại nước này lên 2.178 trường hợp
kể từ năm 201 2. trong đó có 810 trường hợp tử vong.
Theo thông báo từ Cơ quan đầu mối IHR của Tổ chức Y
tế thế giới, từ tháng 9/2012 đến ngày 31/7/2021, trên toàn cầu đã ghi nhận
2.578 trường hợp mắc MERS- CoV tại 27 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có
888 trường hợp tử vong. Hầu hết các trường hợp mắc có tiền sử tiếp xúc với lạc
đà, các sản phẩm từ lạc đà hoặc có tiếp xúc với trường hợp bệnh. Trong năm
2019, 2020 dịch MERS-CoV vẫn được ghi nhận rải rác tại khu vực Trung Đông
(Qatar, Ả Rập Xê Út, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất).
1.4. Bệnh cúm A(H7N9), A(H5N1), A(H5N6),
A(H9N2)
- Cúm A(H5N1): ngày 21/7/2021, Cơ quan đầu mối IHR
của Ấn Độ thông báo ghi nhận 01 trường hợp mắc cúm A (H5N1) và là trường hợp tử
vong do cúm A (H5N1) đầu tiên được ghi nhận tại nước này. Từ năm 2003 đến năm
2021, trên thế giới đã ghi nhận 863 trường hợp mắc cúm A(H5N1), trong đó có 450
trường hợp tử vong tại 18 quốc gia.
- Cúm A(H10N3): ngày 03/5/2021, Bộ Y tế và sức khỏe
Trung Quốc thông báo nước này đã ghi nhận 01 trường hợp mắc cúm A(H10N3) và
cũng là trường hợp đầu tiên được phát hiện trên thế giới, lây truyền từ động vật
sang người. Khả năng lây truyền từ người sang người của vi rút cúm này là rất
thấp.
- Cúm A(H3N2): Ngày 12/01/2021, Trung tâm Kiểm soát
bệnh tật Hoa Kỳ thông báo nước này ghi nhận thêm 01 trường hợp nhiễm cúm
A(H3N2), nâng tổng số ca nhiễm kể từ năm 2005 lên 437 ca.
Như vậy, trong năm 2021 tình hình cúm gia cầm ở người
trên thế giới cơ bản ổn định, ghi nhận rất ít số ca mắc ở người, trong đó ghi
nhận 01 trường hợp cúm A(H5N1) tại Ấn Độ, 01 trường hợp cúm A(H10N3) tại Trung
Quốc, 01 trường hợp cúm A(H3N2) tại Mỹ. Tuy nhiên trên thế giới vẫn ghi nhận
cúm trên gia cầm tại Trung Quốc, Đan Mạch, Ý, Đức.
1.4. Bệnh sốt vàng
- Từ ngày 15/10/2021- 27/11/2021, theo thông báo của
Bộ Y tế Ghana, nước này ghi nhận 70 ca mắc sốt vàng, trong đó có 35 trường hợp
tử vong. Các trường hợp mắc ở độ tuổi từ 4-70 tuổi, bệnh nhân nữ chiếm 52%
trong tổng số ca mắc.
- Năm 2021, dịch bệnh sốt vàng được ghi nhận tại 03
nước châu Mỹ gồm Brazil (10 trường hợp), Peru (14 trường hợp, trong đó có 10 ca
khẳng định và 04 ca có thể) và Venezuela (07 trường hợp sốt vàng, trong đó có 6
trường hợp chưa tiêm vắc xin sốt vàng).
Ngoài ra, theo thông tin từ WHO, dịch bệnh sốt vàng
vẫn ghi nhận một số trường hợp bệnh rải rác, xâm nhập tại châu Phi, Angola và Cộng
hòa dân chủ Công Gô và một số các quốc gia khác (Ethiopia, Gambia, Senegal,
Nigeria, Hà Lan).
1.5. Bệnh sốt xuất huyết Dengue
Bệnh sốt xuất huyết Dengue hiện nay đang là vấn đề
y tế công cộng nan giải trên toàn cầu và được WHO đánh giá là một trong những bệnh
do véc tơ truyền quan trọng nhất. Hiện bệnh đã lưu hành tại 128 quốc gia nằm
trong khu vực có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới như vùng Đông Nam Á, châu
Phi, châu Mỹ, khu vực phía Đông Địa Trung Hải, trong đó Đông Nam Á và Tây Thái
Bình Dương là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Theo báo cáo cập nhật đến ngày 26/11/2021 của Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật châu Âu, tình hình sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp
và trong năm 2021 thế giới ghi nhận 1.472.059 ca. trong đó phần lớn là các ca mắc
tại Brazil (863.650), Ấn Độ (123.106), Việt Nam (61.304), Philippines (61.170)
và Peru (41.379).
- Tại khu vực Đông Nam Á, có tới 7 trong số 10 nước
của khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch sốt xuất huyết Dengue, là nguyên
nhân hàng đầu của các trường hợp nhập viện và tử vong ở trẻ em; tỷ lệ mắc sốt
xuất huyết Dengue trong khu vực tăng lên đáng kể trong vòng 17 năm qua và từ
năm 1980 trở lại đây số mắc sốt xuất huyết Dengue đã tăng lên gần gấp 5 lần so
với 30 năm về trước:
+ Philippines: Tích lũy đến hết ngày 23/10/2021,
ghi nhận 61.170 trường hợp mắc, trong đó có 216 trường hợp tử vong. Số mắc giảm
10 % so với cùng kỳ 2020.
+ Malaysia: Tích lũy năm 2021, ghi nhận 22.101 trường
hợp mắc, trong đó có 17 trường hợp tử vong, số mắc giảm 61% và số ca tử vong giảm
116 ca so với cùng kỳ năm 2020.
+ Lào: Tích lũy năm 2021, ghi nhận 1.251 ca mắc,
không có ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2020, số mắc giảm 5,5 lần.
+ Singapore: Tích lũy năm 2021, ghi nhận 4.779 trường
hợp mắc, không có trường hợp tử vong, số mắc giảm 6.8 lần so với cùng kỳ năm
2020.
- Pakistan: Tích lũy năm 2021, ghi nhận 102.404 trường
hợp mắc, trong đó có 278 trường hợp tử vong. Số mắc giảm 4,6% so với cùng kỳ
2020.
1.6. Bệnh sởi
- Theo báo cáo của WHO năm 2021, thế giới ghi nhận
sự bùng phát dịch sởi với số mắc cao tại 10 quốc gia gồm: Nigeria (5.378 trường
hợp). Pakistan (3.799), Somalia (3.049), Ấn Độ (2.939), Cộng hòa dân chủ Congo
(2.164), Yemen (1.765), Côte d’Ivoire (1.053), Sudan (817), Ethiopia (765).
- Tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, một số quốc
gia đã công bố loại trừ bệnh sởi, tuy nhiên trong năm 201-9-2020 đều đã ghi nhận
các trường hợp mắc sởi như: Australia, Brunei Darussalam, Cambodia. Hong Kong
SAR (China), Macao SAR (China). Japan, New Zealand. Hàn Quốc và Singapore.
2. Tình hình dịch bệnh tại Việt
Nam
Tại Việt Nam, trong năm 2021 và đến nay ghi nhận sự
xâm nhập, lây lan trong cộng đồng của dịch COVID-19 với 04 đợt dịch. Được sự chỉ
đạo quy liệt của Đảng, Chính phủ. Ban Chỉ đạo Quốc gia, sự vào cuộc của cả hệ
thống chính trị và sự ủng hộ của người dân, chiến lược bao phủ vắc xin nhanh
chóng và hiệu quả, dịch bệnh trên cả nước cơ bản đã được khống chế, từng bước
chuyển sang giai đoạn mới “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch
COVID-19”. Các bệnh dịch lưu hành tiếp tục được khống chế, tỷ lệ mắc và tử vong
của hầu hết các bệnh dịch truyền nhiễm lưu hành thấp hơn so với trung bình giai
đoạn 5 năm qua. thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, các bệnh truyền
nhiễm có vắc xin tiêm phòng có tỷ lệ mắc giảm mạnh do duy trì tỷ lệ tiêm chủng
cao. Trong năm tiếp tục giữ vững thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn
ván sơ sinh. Một số bệnh truyền nhiễm lưu hành như bệnh tay chân miệng, sốt xuất
huyết Dengue (SXHD) có số mắc gia tăng cục bộ tại một số địa phương vào các
tháng cao điểm, bệnh sởi ghi nhận rải rác tại một số thành phố, thành phố, nhưng
không thành ổ dịch tập trung, đã can thiệp giải quyết kịp thời không để nguy cơ
lan rộng và bùng phát thành dịch lớn.
2.1. Bệnh COVID-19
Từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước đã trải qua 4 đợt
bùng phát. Quy mô, địa bàn và mức độ lây lan qua mỗi đợt có xu hướng phức tạp
hơn. Công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn 2 (đợt dịch thứ 4 đến nay) theo
hướng “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
- Đợt dịch 1, 2: kể từ khi ghi nhận ca mắc đầu tiên
là trường hợp nhập cảnh từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào Việt Nam ngày
23/01/2020, đã ghi nhận các ổ dịch tại Sơn Lôi, Vĩnh Phúc, quán Bar Buddha (TP.
Hồ Chí Minh), Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội) và Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Bệnh viện
C (Đà Nẵng).
- Đợt dịch 3 từ ngày 28/01/2021 đến ngày 26/4/2021:
đã ghi nhận 1.301 ca mắc (910 ca mắc trong nước và 391 ca nhập cảnh), không có
tử vong. Ca mắc đầu tiên được phát hiện khi nhập cảnh vào Nhật Bản, đây là công
nhân từng làm việc trong cụm công nghiệp ở Chí Linh, Hải Dương sau đó tiếp tục
lây lan ra cộng đồng tại 13 tỉnh, thành phố.
- Đợt dịch 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay với đa nguồn
lây, đa chủng, đa ổ bệnh và đã xâm nhập sâu trong cộng đồng, xuất hiện ở mọi lứa
tuổi (bao gồm cả trẻ em) tấn công vào các khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở y tế,
trường học, cơ quan hành chính, nhóm sinh hoạt tôn giáo... và tại các khu vực
có mật độ dân cư cao làm số mắc tăng nhanh.
Sau hơn 5 tháng xảy ra đợt dịch thứ 4, đến hết ngày
10/10/2021 dịch đã cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc với 835.036 ca
mắc tại cộng đồng ở 62 tỉnh, thành phố, trong đó có 20.520 ca tử vong (tỷ lệ chết/mắc
là 2,4%).
Ngày 11/10/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết
128/NQ-CP về việc ban hành quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm
soát hiệu quả dịch COVID-19”, Bộ Y tế cũng đã ban hành Quyết định số
4800/QĐ-BYT hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ.
Từ 11/10/2021, sau khi triển khai mạnh mẽ công tác
tiêm chủng và chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch
COVID-19, đến 31/12/2021 ghi nhận thêm 891.595 ca mắc (trong đó 890.482 ca ghi
nhận trong nước), 11.613 ca tử vong (tỷ lệ chết/mắc là 1,3%).
Ngày 28/12/2021, Việt Nam đã ghi nhận ca nhiễm biến
thể Omicron đầu tiên tại Bệnh viện 108, Hà Nội. Đến nay, cả nước đã ghi nhận 25
ca nhiễm biến thể Omicron ở 3 miền (Bắc, Trung, Nam): tại Quảng Nam (14), Thành
phố Hồ Chí Minh (06), Thanh Hóa (02), Hà Nội (01), Hải Dương (01), Hải Phòng
(01), tất cả các ca đều là ca nhập cảnh từ 07 quốc gia (Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Thổ
Nhĩ Kỳ, Kenya, Ucraina, Qatar) trên 12 chuyến bay với tổng số 1.482 hành khách
đi cùng, đã được quản lý, cách ly kịp thời. Hiện chưa ghi nhận các trường hợp
nhiễm biến thể Omicron thứ phát tại nước ta.
Trong năm 2021, cả rước ghi nhận 1.729.792 ca mắc,
trong đó 1.726.428 ca ghi nhận trong nước, 1.354.286 người khỏi bệnh và 32.133
ca tử vong. Riêng giai đoạn 4, đến nay đã có hơn 1,7 triệu ca mắc, trên 32
nghìn ca tử vong. Tính trên 1 triệu dân, Việt Nam có so mắc xếp thứ 144/223 nước
trên thế giới. 09/11 nước khu vực ASEAN; số tử vong xếp thứ 131/223 nước trên
thế giới, 06/11 nước khu vực ASEAN. Tỷ lệ tử vong trên số mắc là 1.9%, xếp thứ
58 223 nước trên thế giới, 03/11 nước trong ASEAN .
2.2. Dịch bệnh MERS-CoV: Không ghi nhận
trường hợp mắc MERS-CoV.
2.3. Cúm gia cầm độc lực cao gây bệnh cho người:
Không ghi nhận trường hợp mắc bệnh cúm A(H5N1), cúm A(H5N6), cúm A(H7N9) trên
người. Tuy nhiên vẫn ghi nhận các ổ dịch cúm A(H5N1), cúm A(H5N6) trên các đàn
gia cầm tại một số tỉnh, thành phố. Tích lũy từ năm 2003 đến năm 2021, Việt Nam
ghi nhận 127 trường hợp mắc cúm A(H5N1), trong đó có 63 trường hợp tử vong.
2.4. Bệnh tay chân miệng: Tích lũy
năm 2021, cả nước ghi nhận 38.462 trường hợp mắc tay chân miệng, 11 ca tử vong
tại Kiên Giang (3), Đồng Tháp (2), An Giang (1), Tiền Giang (1), Hậu Giang (1),
Bình Dương (1), Đắk Lắk (1), Gia Lai (1). So với cùng kỳ năm 2020 (mắc: 80.806,
tử vong: 1), số mắc cả nước giảm 52.4%.
2.5. Bệnh sốt xuất huyết Dengue: Tích
lũy năm 2021, cả nước ghi nhận 70.944 trường hợp mắc. 22 tử vong tại Bình Phước
(6), TPHCM (4), Đồng Nai (2), Bình Dương (2), Phú Yên (2), Bà Rịa - Vũng Tàu
(1), Sóc Trăng (1), Tây Ninh (2), Bình Thuận (1), Đắk Lắk (1). So với cùng kỳ
năm 2020 (133.321 27) số mắc giảm 46,8%, tử vong giảm 05 trường hợp.
2.6. Bệnh sốt rét: Tích lũy năm 2021,
ca nước ghi nhận 465 bệnh nhân sốt rét, không có bệnh nhân sốt rét ác tính,
không có trường hợp tử vong do sốt rét. So với cùng kỳ năm 2020, số mắc sốt rét
giảm 65.2%.
2.7. Bệnh dại: Tích lũy năm 2021, cả
nước ghi nhận 53 trường hợp tử vong do dại, so với cùng kỳ 2020 (76 trường hợp
tử vong do dại) số tử vong giảm 23 trường hợp.
2.8. Các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình
tiêm chủng mở rộng
- 21 năm liên tục Việt Nam bảo vệ được thành quả
thanh toán bại liệt kể từ khi chính thức được WHO xác nhận vào năm 2000, trong
bối cảnh vi rút bại liệt hoang dại vẫn lưu hành ở một số quốc gia vùng Nam A,
cũng như sự xuất hiện trở lại các ca bại liệt ở những quốc gia khác trong khu vực.
- Năm thứ 15 Việt Nam duy trì loại trừ bệnh uốn ván
sơ sinh quy mô huyện trên phạm vi cả nước. Nhờ triển khai vắc xin uốn ván cho
phụ nữ có thai và nữ trong độ tuổi sinh đẻ liên tục từ 1993 đến nay, số trường
hợp mắc/tử vong do uốn ván sơ sinh đã giảm từ 334 trường hợp mắc, 225 trường hợp
tử vong năm 1991 xuống còn 52 trường hợp mắc, 18 trường hợp tử vong năm 2017.
- Đa số các bệnh trong Chương trình tiêm chủng mở rộng
quốc gia có số mắc giảm nhiều lần so với năm 1984 khi chưa triển khai tiêm chủng
mở rộng:
+ Bệnh sởi: Tích lũy năm 2021, cả nước ghi nhận 550
trường hợp sốt phát ban nghi sởi, không tử vong. So với cùng kỳ năm 2020 (3.365
trường hợp sốt phát ban nghi sởi/0 tử vong) số mắc giảm 6,1 lần.
+ Bệnh bạch hầu: Tích lũy năm 2021, cả nước ghi nhận
06 trường hợp dương tính với bạch hầu, không có tử vong. So với cùng kỳ năm
2020, số mắc giảm 236 trường hợp, tử vong giảm 05 trường hợp.
+ Bệnh ho gà: Tích lũy năm 2021, cả nước ghi nhận
60 trường hợp mắc ho gà (20 trường hợp dương tính), không có tử vong. So với
năm 2020, số mắc giảm 70,1%, tử vong giảm 02 trường hợp.
2.9. Các bệnh truyền nhiễm gây dịch khác: các
trường hợp mắc bệnh xuất hiện rải rác, không có ổ dịch tập trung.
3. Tình hình dịch bệnh tại
thành phố Hải Phòng
3.1. Tình hình dịch bệnh:
3.1.1. Bệnh COVID-19:
- Trong năm các ổ dịch xuất hiện với quy mô đều đã
được phát hiện sớm và chủ động triển khai các biện pháp khống chế, điều trị kịp
thời, không để lây lan trên diện rộng. Đến ngày 11/10/2021, thực hiện Nghị quyết
số 128/NQ-CP của Chính phủ về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả
dịch COVID-19” và Quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế, thành phố Hải Phòng
ghi nhận các chùm ca bệnh, ổ dịch lớn trên địa bàn với diễn biến dịch tễ phức tạp.
Số lượng ca mắc ngày càng tăng. Tích lũy 12 tháng năm 2021, Hải Phòng ghi nhận
9.897 ca bệnh (trong đó có 48 ca nhập cảnh).
- Từ đầu năm đến 13/10/2021: 76 ca (30 ca cộng đồng,
46 ca nhập cảnh), tử vong: 0 ca.
- Từ ngày 13/10/2021 đến 31/12/2021: 9.821 ca (9.773
ca, 48 ca nhập cảnh), tử vong: 18 ca.
- Công tác xét nghiệm: Trong năm 2021 đã lấy
2.354.247 mẫu xét nghiệm.
- Công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19: Trong năm
đã thực hiện 3.264.568 mũi tiêm, trong đó:
+ Người lớn: 2.918.212 trong đó (M1: 1.478.100 =
102,47% (bao gồm cả người ngoại tỉnh); M2: 1.398.532 = 96,95%; mũi nhắc lại:
27.846; Mũi bổ sung: 13.734).
+ Trẻ em từ 13-17 tuổi: 346.356 trong đó (M1:
173.206= 100%; M2: 173.150 = 99.98%; Mũi nhắc lại: 120).
3.1.2. Các bệnh truyền nhiễm gây dịch khác
Trong năm 2021, tình hình các bệnh dịch khác trên địa
bàn thành phố tương đối ổn định, cơ bản đã được khống chế nhanh và hiệu quả.
Các bệnh nguy hiểm: Dịch hạch. MERS-CoV, Ebola, tả, cúm A(H5N1, H7N9...) không
ghi nhận trường hợp mắc bệnh: một số bệnh truyền nhiễm như lỵ trực trùng, lỵ
amip, sởi, tiêu chảy, sốt xuất huyết Dengue, sốt rét, thủy đậu, quai bị, cúm giảm
so với cùng kỳ năm 2020.
STT
|
Tên bệnh
|
Năm 2020
|
Năm 2021
|
So sánh
|
M
|
C
|
M
|
C
|
M
|
C
|
1
|
Tả
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
2
|
Thương hàn
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
3
|
Lỵ trực trùng
|
44
|
0
|
43
|
0
|
-1
|
0
|
4
|
Lỵ amíp
|
14
|
0
|
10
|
0
|
-4
|
0
|
5
|
Tiêu chảy
|
1.382
|
0
|
1.178
|
0
|
-204
|
0
|
6
|
Viêm não vi rút
|
80
|
0
|
28
|
0
|
-52
|
0
|
7
|
Sốt xuất huyết Dengue
|
73
|
0
|
17
|
0
|
-63
|
0
|
8
|
Sốt rét
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
9
|
Viêm gan vi rút
|
81
|
0
|
137
|
0
|
56
|
0
|
10
|
Bệnh dại
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
11
|
Viêm màng não
do NMC
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
12
|
Thủy đậu
|
171
|
0
|
192
|
0
|
21
|
0
|
13
|
Bạch hầu
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
14
|
Ho gà
|
1
|
0
|
0
|
0
|
-1
|
0
|
15
|
Uốn ván sơ sinh
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
16
|
Uốn ván (không
phải UVSS)
|
1
|
0
|
0
|
0
|
-1
|
0
|
17
|
LMC nghi bại liệt
|
3
|
0
|
1
|
0
|
-2
|
0
|
18
|
Nghi sởi
|
14
|
0
|
1
|
0
|
-13
|
0
|
19
|
Quai bị
|
65
|
0
|
23
|
0
|
-42
|
0
|
20
|
Rubella
(Rubeon)
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
21
|
Cúm
|
2.835
|
0
|
1.693
|
0
|
-1.142
|
0
|
92
|
Cúm A (H5N1)
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
23
|
Bệnh do vi rút
Adeno
|
17
|
0
|
14
|
0
|
-3
|
0
|
24
|
Dịch hạch
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
25
|
Than
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
26
|
Xoắn khuẩn vàng da
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
27
|
Tay - chân - miệng
|
1.913
|
0
|
708
|
0
|
-1.205
|
0
|
28
|
Bệnh do liên cầu
lợn ở người
|
1
|
0
|
0
|
0
|
-1
|
0
|
II. CÁC HOẠT ĐỘNG
PHÒNG CHỐNG DỊCH ĐÃ TRIỂN KHAI
1. Công tác chỉ đạo, điều hành: Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội đã chỉ đạo,
điều hành quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch với những cách làm sáng tạo,
linh hoạt, thực hiện mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân lên trên
hết, trước hết; gắn liền với đó là duy trì hiệu quả các hoạt động phát triển
kinh tế, bảo đảm đời sống Nhân dân, hợp lý, phù hợp với từng
giai đoạn, diễn biến cụ thể của dịch bệnh. Qua đó, đã huy động được sự vào cuộc,
sự đồng sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng
lớp Nhân dân trong kiểm soát dịch bệnh, duy trì phát triển
kinh tế-xã hội.
2. Công tác giám sát, phòng chống: Chủ động giám sát ca bệnh, điều tra theo quy định, giám sát véc tơ,
giám sát chủ động tùy theo loại dịch bệnh và đường lây truyền, tiến hành xử lý
môi trường; đẩy mạnh việc giám sát dựa vào sự kiện thông qua các nguồn thông
tin để kịp thời xác minh, tổ chức điều tra phát hiện ổ dịch,
khoanh vùng, xử lý các ổ dịch sớm trong cộng đồng; giám sát chặt chẽ hành khách
tại các cảng biển, cảng hàng không.
3. Công tác chẩn đoán và điều trị: Các cơ Sở khám chữa bệnh
chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, khu vực
cách ly, giường bệnh sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh
nhân; rà soát, cập nhật các hướng dẫn kỹ thuật về chẩn đoán điều trị, nghiên cứu
sử dụng thuốc phù hợp, hiệu quả, thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao năng lực
cán bộ y tế trong chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Thực hiện quyết liệt
việc phân tuyến điều trị bệnh nhân theo quy định nhằm giảm tải các bệnh viện
tuyến thành phố; kiện toàn các Đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi có yêu cầu. Thường xuyên cập nhật, đánh giá
rút kinh nghiệm trong công tác giám sát dịch bệnh, chẩn đoán, điều trị, chăm
sóc để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.
4. Công tác tiêm chủng vắc xin
- Công tác tiêm chủng mở rộng được
triển khai thường xuyên tại 218/218 xã, phường, thị trấn; tỷ lệ trẻ em dưới 1
tuổi tiêm chủng đầy đủ vẫn duy trì ở mức cao.
- Xác định vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng của vắc xin, thành phố đã tổ chức các chiến dịch
tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng đủ từ 12 tuổi trở lên, cơ bản đáp ứng với công tác phòng chống dịch COVID-19.
- Số ca mắc các bệnh có vắc xin trong
chương trình tiêm chung mở rộng rất
thấp qua các năm, bệnh nguy hiểm thuộc nhóm A như bại liệt
không xảy ra.
5. Công tác thống kê báo cáo tình
hình dịch bệnh: Triển khai thực hiện có hiệu quả việc ứng
dụng công nghệ thông tin quản lý theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày
28/12/2015 của Bộ Y tế về hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh,
dịch bệnh truyền nhiễm.
III. NHẬN ĐỊNH
NGUY CƠ, DỰ BÁO
- Căn cứ vào tình hình thực tế, sự biến
đổi khí hậu và đặc điểm dịch tễ của
các loại dịch bệnh, nguy cơ dịch bệnh có thể phát sinh, xâm nhập và lan rộng,
bùng phát tại thành phố Hải Phòng là rất lớn, đặc biệt là đối với các loại dịch
bệnh nguy hiểm mới phát sinh.
- Dịch COVID-19:
+ Dịch vẫn diễn biến hết sức phức tạp,
số ca bệnh cộng đồng được phát hiện khi đi khám, xét nghiệm chiếm tỷ lệ lớn tại
Hải Phòng...
+ Việc bỏ quy định
xét nghiệm, các hoạt động cuộc sống dần trở lại bình thường, dẫn tới việc người
dân chủ quan, dễ bỏ sót ca nhiễm; đặc biệt dịp Tết nguyên
đán, việc giao thương đi lại, kinh doanh, thăm thân, tiềm ẩn nguy cơ lây lan, bùng phát dịch.
- Một số người về từ vùng dịch, ca bệnh
khai báo y tế chưa trung thực, chưa tuân thủ nguyên tắc phòng chống dịch, dẫn tới
khó kiểm soát và tăng nguy cơ lây lan cho cộng đồng.
- Số ca nhiễm cộng đồng phát hiện tại
Hải Phòng có thể tiếp tục tăng. Việc không áp dụng cách ly tập trung F1, điều trị tại nhà cho F0, khiến nguy cơ lây lan và bùng phát sẽ cao; đặc
biệt khi đã có ổ dịch với ca nhiễm đông tại công trường, công ty, trường học và
có những ca bệnh là nhân viên y tế.
Phần thứ hai
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2022
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
Giảm 5-10% tỷ lệ mắc và tử vong do
các bệnh truyền nhiễm so với trung bình hàng năm giai đoạn 2017-2021. Thực hiện
tốt mục tiêu kép, chủ động, tích cực phòng chống dịch, bảo đảm an toàn cho các
sự kiện lớn của cả nước và trong thành phố, góp phần hoàn
thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
- Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm,
đáp ứng nhanh và xử lý triệt để các ổ dịch, giảm số mắc và tử vong các bệnh
truyền nhiễm, ngăn chặn kịp thời bệnh
dịch truyền nhiễm nguy hiểm không để xâm nhập vào thành phố Hải Phòng, hạn chế
tối đa lây lan rộng (đặc biệt triển khai
thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19).
- Đảm bảo phòng chống dịch chủ động bằng
việc sử dụng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng nguy cơ và cho cộng đồng.
Tổ chức tiêm liều bổ sung và nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo an toàn
tiêm chủng theo đúng quy định.
- Bảo đảm công tác phân tuyến điều trị
giảm quá tải bệnh viện tuyến cuối; thu dung, cấp cứu, điều trị kịp thời các trường
hợp mắc bệnh truyền nhiễm, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong, biến
chứng.
- Tăng cường công tác truyền thông,
nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về công
tác phòng chống dịch bệnh.
- Bảo đảm hiệu quả hoạt động phối hợp
liên ngành triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, kiểm tra, giám sát
các hoạt động tại địa phương.
- Tăng cường hợp tác liên ngành và hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực kiếm dịch y tế và vai trò của Cơ quan Đầu mối thực
hiện Điều lệ y tế quốc tế (IHR) tại
Việt Nam.
- Đảm bảo kinh phí, thuốc, vật tư,
hóa chất, nguồn lực, sẵn sàng đáp ứng kịp thời với các tình huống về dịch bệnh
tại các tuyến.
- Tăng cường năng lực, đảm bảo trang
bị đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị y tế và vật tư y tế cho hệ thống y
tế dự phòng các cấp theo tiêu chuẩn để đảm bảo chức năng, nhiệm vụ
của hệ thống.
II. CÁC CHỈ TIÊU
CHÍNH
1. Chỉ tiêu chuyên môn
- 100% bệnh, dịch bệnh mới phát sinh
được phát hiện và xử lý kịp thời.
- 100% đối tượng kiểm dịch y tế biên giới
được giám sát, kiểm tra và xử lý y tế theo đúng quy định,
không để dịch bệnh xâm nhập qua cửa khẩu.
- 100% cán bộ làm công tác thống kê
báo cáo bệnh truyền nhiễm được tập huấn về giám sát, công tác thông tin, báo
cáo bệnh truyền nhiễm, nâng cao chất lượng và hướng dẫn sử dụng báo cáo bằng phần
mềm qua mạng internet.
- 100% hành khách xuất, nhập cảnh,
quá cảnh được thực hiện kiêm dịch y tế tại các cửa khẩu, phát hiện kịp thời các
trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm để tổ chức quản lý, cách ly.
2. Chỉ tiêu cụ thể đối với một số
bệnh truyền nhiễm
2.1. Dịch COVID-19
- 100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp
thời, không để dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng.
2.2. Bệnh Ebola, MERS-CoV, cúm
A(H7N9)
- Không để dịch bệnh xâm nhập vào Việt
Nam.
2.3. Bệnh cúm A(H5N1), cúm A(H5N6)
- 100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp
thời, không để lây lan trong cộng đồng.
2.4. Bệnh sốt xuất huyết
- Không để dịch bệnh lớn xảy ra.
- Tỷ lệ mắc: < 150/100.000 dân.
- Tỷ lệ chết/mắc: < 0,09%.
- Tỷ lệ ca lâm sàng được xét nghiệm định
tuýp vi rút là 3%.
- Duy trì hoạt động điều tra côn
trùng hàng tháng tại tối thiểu 2 điểm đại diện.
2.5. Bệnh tay chân miệng
- Tỷ lệ mắc: < 100/100.000 dân.
- Tỷ lệ tử vong: < 0,05%.
2.6. Bệnh tả, lỵ trực trùng
- 100% ổ dịch được
phát hiện, xử lý kịp thời, không để lây lan trong cộng đồng.
3. Một số bệnh truyền nhiễm thuộc
Chương trình tiêm chủng mở rộng
3.1. Duy trì thành quả thanh toán bại
liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh.
3.2. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vắc xin
trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi
đạt > 95% quy mô xã, phường.
3.3. Bệnh sởi, rubella
- Tỷ lệ mắc: < 40/100.000 dân.
- Tỷ lệ tử vong: < 0,1%.
3.4. Bệnh ho gà, bạch hầu, viêm não
Nhật bản B và các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng khác:
giảm 5% so với trung bình giai đoạn 5 năm 2017 - 2021.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
CHÍNH
1. Tình huống
1: Chưa ghi nhận ca bệnh.
1.1. Công tác chỉ đạo, kiểm tra
- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp
theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về ban hành Quy định
tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả
dịch COVID-19”; Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021
của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện
Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về ban hành Quy định tạm
thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID- 19”; Kế hoạch
số 4274/KH-UBND ngày 02/12/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc triển
khai Nghị quyết số 128/NQ-CP đáp ứng với các cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn
thành phố Hải Phòng.
- Tuyệt đối tuân thủ chỉ đạo của
Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố và Trưởng Ban Chỉ đạo các cấp. Ban Chỉ đạo
các cấp thường trực 24/24 giờ, triển khai các biện pháp cấp bách về phòng chống
dịch COVID-19 theo từng tình huống, sát với thực tế diễn biến tình hình dịch; cập
nhật, báo cáo thường xuyên, hàng ngày, hàng giờ về tình
hình dịch COVID-19.
- Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch
trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai
các hoạt động tại các đơn vị y tế trên địa bàn.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám
sát, hướng dẫn công tác giám sát, sẵn sàng thu dung, điều trị, xử lý ổ dịch tại
các địa phương.
- Kiện toàn Đội đáp ứng nhanh (Rapid Response
Team: RRT) các tuyến để sẵn sàng ứng phó và hỗ trợ khi có
dịch bệnh xâm nhập, tổ chức thường trực phòng chống dịch tại các đơn vị y tế
khi cần thiết.
1.2. Công tác giám sát, dự
phòng
- Tập trung nguồn lực, ưu tiên bố trí
nhân lực toàn thời gian, khẩn trương tổ chức triển khai
chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung và liều nhắc lại trên địa
bàn hoàn thành trong thời gian ngắn nhất; giám sát chủ động sự cố bất lợi sau
tiêm và xử trí phản vệ theo các hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế; đảm bảo công
tác phòng, chống dịch COVID-19 tại điểm tiêm chủng theo quy định.
- Tăng cường giám sát các trường hợp
bệnh truyền nhiễm có yếu tố dịch tễ liên quan và giám sát
các trường hợp nghi ngờ tại các cơ sở khám chữa bệnh, tại cộng đồng và Cửa khẩu
quốc tế để cách ly kịp thời, hạn chế lây lan vào thành phố Hải Phòng, áp dụng
khai báo y tế tại cửa khẩu đối với hành khách nhập cảnh từ vùng dịch bệnh.
- Tổ chức Chiến dịch vệ sinh môi trường
- diệt lăng quăng/bọ gậy phòng chống dịch bệnh theo nề nếp,
định kỳ và có hiệu quả: cấp huyện, xã ra quân vệ sinh môi trường - diệt lăng
quăng/bọ gậy 01 lần/tháng; các thôn (và tương đương) tổ chức vệ sinh môi trường
- diệt lăng quăng/bọ gậy 01 lần/tuần. Thực hiện ký cam kết
trong công tác vệ sinh môi trường- diệt lăng quăng/bọ gậy phòng chống dịch bệnh
SXHD trên địa bàn.
- Kiểm tra, rà soát các trang thiết bị,
máy móc, phương tiện phục vụ công tác phòng chống dịch tại các tuyến, tại cửa
khẩu, chủ động bổ sung và sẵn sàng kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp
thời triển khai các biện pháp phòng chống khi có dịch xảy ra.
- Tổ chức tập huấn về giám sát, phát
hiện bệnh, phòng lây nhiễm; các phương pháp lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu
và xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime-PCR, xét nghiệm kháng nguyên.
1.3. Công tác điều trị
- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực
cán bộ trong chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân.
- Các cơ sở khám chữa bệnh có giường
bệnh chuẩn bị cơ số thuốc, trang thiết bị, phòng hộ cho cán bộ y tế, khu vực
cách ly, giường bệnh, sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh
nhân.
- Rà soát, bổ sung việc thành lập Trạm
Y tế lưu động, Tổ COVID cộng đồng, Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng và các mô hình phòng chống
dịch hiệu quả dựa vào cộng đồng.
- Kiện toàn các đội cấp cứu lưu động,
sẵn sàng hỗ trợ địa phương cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi có yêu cầu.
1.4. Công tác truyền thông
- Xây dựng các thông điệp truyền
thông, khuyến cáo phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm tại Cửa khẩu quốc tế, cơ sở
điều trị và cộng đồng.
- Đẩy mạnh hoạt động truyền thông trước
- trong - sau triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại, liều bổ sung trên địa bàn thành phố theo các văn bản chỉ đạo, hướng
dẫn của Trung ương, địa phương, vận động người dân ủng hộ công tác tiêm chủng vắc
xin phòng COVID-19. Tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung
ương, Ủy ban nhân dân thành phố, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành
phố về chủ động phòng chống biến thể Omicron và yêu cầu phòng chống dịch: 5K +
vắc xin, thuốc đặc hiệu + biện pháp điều trị + công nghệ + ý thức của Nhân dân
+ các biện pháp khác với các trụ cột: Xét nghiệm, cách ly, điều trị và chuyển
hướng thực hiện “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch
COVID-19”.
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền,
kịp thời cung cấp thông tin để người không hoang
mang lo lắng và phối hợp thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.
1.5. Công tác hậu cần: Chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, vật tư y tế, hóa chất xét nghiệm, phương
tiện kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống khi có dịch xảy ra.
1.6. Hợp tác quốc tế: Phối hợp chặt chẽ với các nước thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế để trao
đổi thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp
phòng chống.
2. Tình huống
2: Xuất hiện các ca bệnh.
2.1. Công tác chỉ đạo, kiểm tra
- Tiếp tục thực hiện các chỉ đạo theo
Nghị quyết số 128/NQ-CP ; Quyết định số 4800/QĐ-BYT ; Kế hoạch số 4274/KH-UBND .
- Xác định tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh; Sở Y tế chủ trì thực hiện đánh giá mức độ nguy cơ, hỗ trợ Ủy ban nhân dân các cấp đánh giá mức độ nguy cơ trên địa bàn,
đề xuất các giải pháp phù hợp với nhằm kiểm soát được nguy cơ dịch bệnh trên địa
bàn.
- Các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội và các địa phương thực hiện các biện
pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám
sát, hướng dẫn tại các địa phương và đánh giá việc triển
khai công tác phòng chống dịch tại các huyện, thành phố.
2.2. Công tác giám sát, dự
phòng
- Kích hoạt các Tổ công tác cộng đồng phòng chống dịch bệnh (Tổ cộng đồng)
và các Tổ truy vết từ thành phố đến địa phương, thực hiện truy vết “thần tốc”
khi phát hiện các trường hợp mắc bệnh, các trường hợp tiếp xúc với trường hợp mắc
bệnh, các trường hợp đi về từ khu vực có dịch.
- Nâng cao năng lực hệ thống giám sát
dựa vào sự kiện tại các địa phương, đơn vị; phối hợp chặt chẽ giữa hệ thống
giám sát tại cộng đồng và tại đơn vị điều trị nhằm phát hiện sớm nhất sự xâm nhập
của dịch bệnh; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh
truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT .
- Triển khai các biện pháp cách ly
y tế vùng dịch (phong toả) nhanh nhất, ở phạm vi hẹp nhất
có thể, đảm bảo kiểm soát được các yếu tố nguy cơ nhưng không ảnh hưởng tới an sinh xã hội và phát triển kinh tế của người dân, tiếp cận dịch vụ y tế để người dân yên tâm tuân thủ quy định
phòng, chống dịch.
- Tập trung nguồn lực, ưu tiên bố trí
nhân lực toàn thời gian, khẩn trương tổ chức triển khai
chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung và liều nhắc lại trên địa bàn hoàn thành trong thời gian ngắn nhất; giám sát chủ động
sự cố bất lợi sau tiêm và xử trí phản vệ theo các hướng dẫn hiện hành của Bộ Y
tế; đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại điểm
tiêm chủng theo quy định.
- Thực hiện giám sát chặt chẽ hành
khách tại Cửa khẩu quốc tế, triển khai việc khai báo y tế
đối với hành khách nhập cảnh tại cửa khẩu phù hợp với tình
hình dịch và thông lệ quốc tế.
- Tăng cường giám sát trọng điểm và
giám sát lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp mắc bệnh truyền
nhiễm nặng chưa rõ nguyên nhân tại các bệnh viện để xét nghiệm xác định sự lưu
hành, biến đổi, mức độ lây lan của bệnh.
- Tổ chức thường trực phòng chống dịch
tại các cơ sở y tế; các đội RRT hỗ trợ các địa phương xử lý ổ dịch.
2.3. Công tác điều trị
- Các trường hợp bệnh đầu tiên sẽ được
điều trị theo quy định phân tuyến của Bộ Y tế.
- Các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện
nghiêm túc việc tổ chức cách ly đối với bệnh truyền nhiễm,
kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các bệnh viện theo quy định;
làm thông thoáng buồng bệnh. Tập trung nguồn lực và chuyên môn kỹ thuật điều trị
bệnh nhân để hạn chế tối đa trường hợp tử vong.
- Tổ chức thực hiện và nhân rộng Trạm
Y tế lưu động, Tổ COVID cộng đồng, Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng
và các mô hình phòng chống dịch hiệu quả dựa vào cộng đồng.
- Các cơ sở khám, chữa bệnh có giường
bệnh chủ động chuẩn bị triển khai kế hoạch thu dung, điều
trị bệnh nhân, mở rộng và sẵn sàng thiết lập các bệnh viện dã chiến khi cần thiết.
2.4. Công tác truyền thông
- Thường xuyên cập nhật các thông
tin, sửa đổi các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch phù hợp với
các đối tượng nguy cơ và phổ biến
trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Cung cấp thông tin báo chí về tình
hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống.
2.5. Công tác hậu cần
- Căn cứ vào dự báo tình hình dịch tiếp
tục bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch đề phòng dịch bùng phát
trên diện rộng.
- Thực hiện chính sách cho các cán bộ
y tế thực hiện công tác điều tra, xác minh ổ dịch, thường trực phòng chống dịch
và cán bộ thực hiện thu dung, điều trị, chăm sóc bệnh nhân.
2.6. Công tác hợp tác quốc tế:
Phối hợp chặt chẽ với các nước thực
hiện Điều lệ Y tế quốc tế để trao đổi thông tin về tình
hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống.
3. Tình huống
3: Dịch lây lan và bùng
phát trong cộng đồng.
3.1. Công tác chỉ đạo, kiểm tra
- Cập nhật, báo cáo thường xuyên về
tình hình dịch COVID-19 và tổ chức thực hiện các chỉ đạo, điều hành của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố,
- Thực hiện đánh giá mức độ nguy cơ, hỗ
trợ chính quyền địa phương các cấp đánh giá mức độ nguy cơ trên địa bàn, khuyến
nghị giúp việc ra quyết định của các cấp nhanh, hiệu quả với mỗi cấp độ nguy
cơ.
- Sở Y tế tổng hợp, báo cáo hàng ngày
tình hình diễn biến của dịch thường xuyên và kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân
thành phố về các biện pháp phòng chống dịch.
- Các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương thực hiện các biện
pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Đánh giá tình hình dịch và thực hiện
việc công bố dịch theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và Quyết
định số 02/2016/QĐ-TTg .
- Ban hành các văn bản chỉ đạo triển
khai các hoạt động phòng chống dịch cấp bách trên địa bàn.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám
sát, hướng dẫn tại các địa phương và đánh giá việc triển
khai công tác phòng chống dịch tại các huyện, thành phố.
3.2. Công tác giám sát, dự
phòng
- Thực hiện nghiêm việc quản lý, giám
sát cách ly đảm bảo an toàn phòng chống dịch và điều trị hiệu quả; kiểm tra
giám sát thường xuyên việc thực hiện. Tiếp tục triển khai cách ly tại nhà đối với
các trường hợp F1 đáp ứng đủ các quy định, đặc biệt tại các huyện, thành phố có
diễn biến phức tạp, quá tải tại các khu cách ly.
- Đẩy mạnh tốc độ lấy mẫu xét nghiệm,
tốc độ xét nghiệm, sử dụng hiệu quả nhất trang thiết bị, các công nghệ, loại
sinh phẩm hiện có, thực hiện các xét nghiệm gộp mẫu, đa dạng hoá các phương
pháp xét nghiệm, trả sớm nhất kết quả xét nghiệm; triển
khai xét nghiệm mẫu gộp test nhanh trên diện rộng, sàng lọc nhanh các trường hợp
nghi mắc, phục vụ mục tiêu sàng lọc, khoanh vùng nhanh gọn nhất trong cộng đồng.
- Tăng cường giám sát các chùm ca bệnh
thuộc bệnh truyền nhiễm; tăng cường giám sát và thực hiện nghiêm túc chế độ báo
cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT .
- Tập trung nguồn lực, ưu tiên bố trí
nhân lực toàn thời gian, khẩn trương tổ chức triển khai chiến dịch tiêm vắc xin
phòng COVID-19 liều bổ sung và liều nhắc lại trên địa bàn hoàn thành trong thời
gian ngắn nhất; giám sát chủ động sự cố bất lợi sau tiêm và xử trí phản vệ theo
các hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế; đảm bao công tác phòng, chống dịch
COVID-19 tại điểm tiêm chủng theo quy định.
- Tổ chức khoanh vùng ổ dịch, triển
khai các biện pháp hạn chế đi lại khi cần thiết, áp dụng các biện pháp phòng bệnh
rộng rãi, bắt buộc đối với toàn bộ người dân trong khu vực ổ dịch.
- Thực hiện giám sát chặt chẽ hành
khách tại Cửa khẩu Quốc tế và khu vực biên giới; tiếp tục
duy trì kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện các trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu.
- Tổ chức thường trực phòng chống dịch
tại các cơ sở y tế; các đội RRT hỗ trợ các địa phương xử lý ổ dịch theo đúng
quy định.
- Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút
kinh nghiệm và cập nhật các tài liệu chuyên môn trong công
tác giám sát, xử lý ổ dịch để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp
với đặc điểm dịch bệnh.
3.3. Công tác điều trị
- Các cơ sở khám, chữa bệnh có giường
bệnh chủ động triển khai kế hoạch mở rộng việc thu dung, điều trị bệnh nhân; sẵn
sàng thiết lập các bệnh viện dã chiến khi cần thiết.
- Tổ chức thực hiện và nhân rộng Trạm
Y tế lưu động, Tổ COVID cộng đồng, Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng
và các mô hình phòng chống dịch hiệu quả dựa vào cộng đồng.
- Thực hiện phân tầng người bệnh ngay
từ tuyến y tế cơ sở (xã, phường, thị trấn). Việc phân tầng người bệnh thực hiện
theo bảng kiềm, nhập liệu trên ứng dụng điều phối người bệnh COVID-19 trực tuyến
để xác định chính xác tình trạng người bệnh, chuyển đến các cơ sở điều trị theo
đúng phân tầng.
- Phân luồng người bệnh COVID-19
đến các Bệnh viện/cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo đúng
phân tầng và đảm bảo nguyên tắc người bệnh dược điều trị sớm, tại cơ sở y tế gần
nhất, trên cùng địa bàn.
- Thực hiện đầy đủ
các biện pháp phòng hộ cho các cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám, điều trị,
chăm sóc bệnh nhân, không để xảy ra hiện tượng lây nhiễm cho cán bộ y tế hoặc
lây nhiễm chéo.
- Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút
kinh nghiệm trong công tác chẩn đoán, điều trị, chăm sóc để
kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo
phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.
3.4. Công tác truyền thông
- Hàng ngày cung cấp thông tin về
tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống trên các phương tiện thông tin
đại chúng.
- Cung cấp thông tin báo chí để
cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng
chống.
3.5. Công tác hậu cần
- Căn cứ vào dự báo tình hình dịch, Sở
Y tế phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố tiếp tục bổ
sung kinh phí để mua thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, phương tiện... kịp
thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch.
- Thực hiện chế độ chính sách cho các
cán bộ y tế thực hiện công tác điều tra, xác minh ổ dịch, thường trực phòng chống
dịch và cán bộ thực hiện thu dung, điều trị, chăm sóc bệnh nhân theo quy định.
3.6. Công tác hợp tác quốc tế: Phối hợp chặt chẽ với các nước bạn thực hiện Điều
lệ Y tế quốc tế để nắm bắt và chia sẻ thông tin về tình
hình dịch bệnh.
IV. CÁC GIẢI PHÁP
CHÍNH
Để thực hiện các
mục tiêu phòng chống dịch bệnh trong năm 2022 đạt hiệu quả, ngành Y tế cần phối
hợp chặt chẽ với các ngành chức năng liên quan và chính quyền địa phương tập
trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp sau:
1. Tiếp tục
thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày
11/10/2021 của Chính phủ; Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày
12/10/2021 của Bộ Y tế.
2. Rà
soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các ngành từ thành phố đến
cơ sở, tùy vào tình hình thực tế triển khai xây dựng và thực hiện Kế hoạch
phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm của thành phố năm 2022.
3. Ban Chỉ
đạo phòng chống dịch các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong
triển khai công tác phòng chống dịch, công tác tiêm chủng
vắc xin phòng COVID-19; xây dựng kế hoạch phòng chống dịch năm 2022, kế hoạch phòng chống dịch phải cụ thể trên cơ sở thực tiễn tình
hình dịch bệnh của địa phương, đơn vị; đề ra các phương án đáp ứng chống dịch
phù hợp, phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị,
ban, ngành khác trong các hoạt động phòng chống dịch bệnh.
4. Xây dựng
kế hoạch về kinh phí, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất,
trang thiết bị bảo đảm công tác phòng chống dịch, công tác tiêm chủng vắc xin
phòng COVID-19 trên địa bàn thành phố. Chú trọng các giải pháp về chuyên môn kỹ
thuật nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm tử vong đến mức thấp nhất có thể; phát huy
tối đa các biện pháp phòng bệnh chủ động bằng vắc xin đặc biệt là các hoạt động
của Chương trình tiêm chủng quốc gia.
5. Tăng
cường và đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền, truyền thông giáo dục sức khỏe
với nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức về phòng chống dịch bệnh; công tác
thông tin truyền thông phải đảm bảo tính chính xác, đúng quy định của pháp luật,
tránh gây tâm lý hoang mang làm ảnh hưởng đến các hoạt động an ninh xã hội.
6. Duy
trì hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại tuyến thành phố, huyện, xã. Củng cố hệ thống giám sát trọng điểm một số bệnh truyền nhiễm gây dịch.
7. Chỉ đạo
các cơ sở y tế sẵn sàng phương án, kế hoạch phối hợp, ứng phó theo tình huống nếu
xảy ra dịch lớn hoặc đại dịch.
8. Chỉ đạo
các bệnh viện tuyến thành phố chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị và các phương tiện cần thiết khác, sẵn sàng tiếp nhận,
cấp cứu, điều trị bệnh nhân nếu xảy ra dịch lớn hoặc xảy ra
đại dịch; củng cố Đội cấp cứu lưu động để hỗ trợ tuyến dưới, cấp cứu tại cộng đồng.
Tổ chức tập huấn cho cán bộ điều trị về tiếp nhận, cấp cứu,
điều trị bệnh nhân.
9. Chỉ đạo
tăng cường công tác phối hợp thu thập thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm đầy
đủ, chính xác, kịp thời theo quy định.
10. Từng
bước xã hội hóa công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, xem đây là nhiệm vụ
thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp.
V. DỰ KIẾN KINH
PHÍ
1. Đối với
tình huống 01 và 02 (thực hiện giám sát dịch bệnh thường xuyên khi chưa ghi
nhận ca bệnh và xuất hiện các ca bệnh): Kinh phí thực hiện được cân đối, bố
trí trong phạm vi dự toán chi sự nghiệp y tế giao năm 2022.
2. Đối với
tình huống 03 (khi dịch bệnh lây lan và bùng phát trong cộng đồng): Sở Y tế chủ động cân
đối từ dự toán chi sự nghiệp được giao năm 2021 của ngành, kết hợp nguồn ngân
sách huyện theo phân cấp; đề xuất Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố bố trí nguồn dự phòng ngân sách thành phố hỗ
trợ phần còn thiếu (nếu có). Đối với danh mục mua sắm trang thiết bị y tế
(máy thở, Monitoring, máy hút dịch...), giao Sở Y tế tiếp tục rà soát nhu cầu thực tế của các đơn vị và đề xuất
mua sắm đảm bảo đúng tiêu chuẩn, chế độ định mức theo quy định của cấp thẩm quyền.
Nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục tăng
cao, nhu cầu kinh phí theo dự toán không đáp ứng đủ, Sở Y tế phối hợp với Sở
Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố cấp hoặc đề
nghị Trung ương hỗ trợ, bổ sung kinh phí theo quy định.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị có
liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố tăng cường các
hoạt động phòng chống dịch bệnh tại các cấp ở địa phương; cấp bổ sung ngân sách
từ địa phương và huy động nguồn kinh phí tài trợ để đảm bảo kinh phí hoạt động
của các Chương trình mục tiêu quốc gia.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế dự phòng, bệnh
viện trên địa bàn thành phố triển khai các hoạt động giám sát trọng điểm quốc
gia.
- Ban hành và tổ chức triển khai thực
hiện triển khai công tác vệ sinh môi trường - diệt lăng quăng/bọ gậy phòng chống
dịch bệnh năm 2022 trên địa bàn.
- Phối hợp với các đơn vị, địa phương
chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh;
công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng chống
dịch.
- Chỉ đạo các
đơn vị y tế trên địa bàn thành phố triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh
ngay từ đầu năm và thực hiện các hoạt động giám sát; triển
khai Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; kiểm
tra giám sát, xử lý y tế; triển khai hoạt động xử lý triệt để ổ dịch theo quy định của Bộ Y tế; kiện toàn các đội cơ động chống dịch,
sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khi cần thiết...
- Tham mưu Ủy ban nhân thành phố thực
hiện việc công bố dịch bệnh truyền nhiễm nhóm B, nhóm C khi
có đủ điều kiện công bố dịch bệnh và tham mưu Chủ tịch Ủy
ban nhân thành phố đề nghị Bộ Y tế công bố dịch bệnh thuộc nhóm A khi có đủ điều
kiện công bố dịch theo quy định tại Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày
28/01/2016 và Quyết định số 07/2020/QĐ-TTg ngày 26/02/2020 của Thủ tướng Chính
phủ.
- Thanh tra việc thực hiện các quy định
của pháp luật về công tác phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng (thông tin báo
cáo bệnh, dịch bệnh truyền nhiệm, giám sát
phòng chống dịch, công bố dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng dịch
vụ...).
2. Sở Thông tin
và Truyền thông, Sở Văn hóa Thể thao, Sở Du lịch, Báo Hải Phòng, Đài Phát thanh
và Truyền hình Hải Phòng, Cổng Thông tin điện tử thành phố:
Phối hợp với ngành Y tế tăng cường chỉ
đạo, hướng dẫn và triển khai công tác tuyên truyền tới người dân về các biện
pháp phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm một cách hiệu quả, phù hợp để người dân
hiểu được sự nguy hiểm của bệnh, hưởng ứng tích cực các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho gia đình và cộng đồng.
3. Sở Tài
chính:
Phối hợp với Sở Y tế thẩm định dự
toán chi sự nghiệp y tế được Ủy ban nhân dân thành phố giao 2022 để thực hiện
công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định; phối hợp tham mưu Ủy
ban nhân dân thành phố, hoặc đề nghị Trung ương bổ sung
kinh phí thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm đối với tình huống
khi dịch bệnh lây lan và bùng phát trong cộng đồng phần kinh phí còn thiếu (nếu
có).
4. Sở Tài nguyên
và Môi trường:
Phối hợp với Sở Y tế trong việc hướng
dẫn xử lý vệ sinh môi trường tại vùng có dịch. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực
thuộc hướng dẫn và giám sát việc xử lý môi trường tại các
khu vực chôn cất người tử vong do bệnh truyền nhiễm.
5. Công an thành
phố:
Tổ chức thực hiện việc ổn định an ninh, trật tự khi có trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm; phối hợp
với ngành Y tế trong công tác cách ly người bệnh theo đúng quy định.
6. Bộ Chỉ huy
Quân sự thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố:
Chỉ đạo lực lượng quân y và các cơ
quan, đơn vị trực thuộc phối hợp với ngành Y tế hỗ trợ
nhân lực, vật lực để triển khai thực hiện tốt tại nơi cách
ly tập trung, công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn,
chú trọng đến các xã vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn nhằm triển khai kịp thời các biện
pháp phòng chống.
7. Ủy ban nhân
dân các quận, huyện
- Ban hành và tổ chức triển khai thực
hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm; kế hoạch triển khai công tác
vệ sinh môi trường - diệt lăng quăng/bọ gậy phòng chống dịch bệnh năm 2022 trên
địa bàn (theo hướng dẫn của ngành Y tế).
- Chủ trì và chỉ đạo Trung tâm Y tế phối
hợp Phòng Y tế tham mưu, huy động các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể
trên địa bàn vận động và cùng người dân tổ chức triển khai quyết liệt Chiến dịch
vệ sinh môi trường - diệt lăng quăng/bọ gậy phòng chống dịch bệnh tại địa
phương; tổ chức ký cam kết trong công tác vệ sinh môi trường
- diệt lăng quăng/bọ gậy phòng chống dịch bệnh SXHD trên địa bàn; tăng cường
giám sát và phòng chống dịch bệnh trên địa bàn, chú ý đến các bệnh nhân mắc bệnh
truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm, kịp thời cách ly và thông báo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật biết,
lây mẫu bệnh phẩm để gửi labo theo phân tuyến quy định làm các xét nghiệm, đặc
biệt nhóm nguy cơ cao.
- Chỉ đạo các Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn, các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể trên địa
bàn phối hợp với ngành Y tế tăng cường công tác truyền thông, hướng dẫn người
dân các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại địa phương bằng nhiều hình thức để
phòng mắc các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn.
- Hỗ trợ kinh phí chi cho các đơn vị
y tế tuyến quận/huyện, xã/phương để giám sát và phòng chống
dịch bệnh trong tình huống 01 và 02 (phụ cấp chống dịch; kinh phí mua hoá chất và hỗ trợ cho người trực tiếp phun hóa chất chủ động
phòng chống dịch bệnh hoặc xử lý các ổ dịch; kinh phí truyền thông phòng chống dịch
bệnh; kinh phí cho Đội xung kích, người dẫn đường;
kinh phí mua nhiên liệu máy phun hoá chất, bảo hộ chống dịch, vật tư y tế khác phục vụ phòng chống
dịch bệnh...); đối với tình huống 03, Ủy ban nhân dân
tuyến quận/huyện, xã/phường tham mưu đề xuất kinh phí bổ sung (qua Sở Y tế)
để Sở Y tế tham mưu đề xuất Sở Tài
chính theo quy định.
8. Đề nghị Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các đoàn thể chính trị - xã hội:
Chỉ đạo các tổ chức thành viên vận động
Nhân dân tham gia vào công tác phòng chống dịch bệnh; huy động các tổ chức, cá
nhân trong nước và quốc tế hỗ trợ giúp đỡ khi có dịch xảy
ra.
Trên đây là kế hoạch phòng chống dịch
bệnh truyền nhiễm năm 2022 trên địa bàn thành phố; căn cứ nội dung kế hoạch,
các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện.
Sở Y tế chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện: tổng hợp báo cáo Ủy
ban nhân dân thành phố.
Kế hoạch này sẽ được tiếp tục điều chỉnh,
bổ sung cho phù hợp với các chỉ đạo của Trung ương và tình hình dịch bệnh trên
địa bàn thành phố../.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để
b/c);
- Bộ Y tế (để b/c);
- TTTU, TT HĐND TP (để b/c);
- CT và các PCT UBND thành phố;
- Ủy ban Mặt trận TQVN thành phố;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Các sở, ban ngành, đoàn thể TP;
- UBND các quận/huyện;
- CPVP;
- Phòng NC&KTGS;
- CV: YT;
- Lưu: VT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Khắc Nam
|