Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 30/KH-UBND 2021 bảo đảm an toàn thực phẩm lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh

Số hiệu: 30/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh Người ký: Bùi Văn Khắng
Ngày ban hành: 05/02/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 05 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm năm 2010; Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới;

Căn cứ Chỉ thị số 3110/CT-BNN-KH ngày 08/5/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng Kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp, nông thôn 5 năm 2021 - 2025;

Căn cứ Kế hoạch số 5047/KH-UBND ngày 12/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Thực hiện Chiến lược Quốc gia An toàn thực phẩm của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030;

Căn cQuyết định số 1396/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến 2030”;

Căn cứ Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 28/2/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 231/NQ-HĐND ngày 7/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 13/5/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Triển khai thực hiện Chthị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới;

Ủy ban nhân dân tnh ban hành Kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2025, với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU CHUNG

1. Mục tiêu chung

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật địa phương tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh;

- Tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh. Tập trung ngun lực thực hiện để khắc phục những tồn tại, hạn chế về ATTP lĩnh vực nông nghiệp được nêu tại Nghị quyết số 231/NQ-HĐND ngày 07/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh một cách đầy đ, có trách nhiệm; Tăng cường thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định v cht lượng, ATTP;

- Kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và thị trường tiêu thụ với chui giá trị; tổ chức liên kết chặt chẽ giữa các địa phương, tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cnh tranh đi với hàng hóa nông sản của tỉnh. Đy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ nông lâm thủy sn an toàn tại thị trường nội địa và xuất khẩu.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- 100% cán bộ tham gia quản lý nhà nước về ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh được đào tạo, tập huấn vpháp luật ATTP; 100% người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm được phổ biến kiến thức về qun lý chất lượng, ATTP, trên 90% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về ATTP;

- 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP được thm định (xếp loại định kỳ) đạt yêu cu; 100% số cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điu kiện ATTP được ký cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn và kiểm tra việc thực hiện cam kết; 100% cơ sở sản xut, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến đảm bảo ATTP (GMP, SSOP, HACCP, ISO 9001, ISO 22000 ...);

- 100% số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sn đã qua chế biến bao gói sẵn, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thực hiện tự công bố sản phẩm; 100% các sản phẩm OCOP phải đảm bảo các quy định vATTP; sản phm tại vùng sản xut nông nghiệp hàng hóa tập trung được chứng nhận ATTP/ký cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn theo quy định;

- Phấn đấu 100% các địa phương hoàn thành xây dựng cơ sở giết mổ tập trung phù hợp với điều kiện thực tiễn và cơ bản xóa bỏ các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong các khu dân cư;

- Thúc đẩy việc áp dụng quy trình thực hành sn xuất nông nghiệp tốt (VietGAP); hệ thống phân tích mi nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP); hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000; tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế ...; 100% các đa phương có các mô hình sản xuất thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn theo chuỗi/áp dụng VietGAP, VietGAHP;

- Các vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung được kết nối với công nghiệp chế biến, bảo quản và thị trường tiêu thụ theo chuỗi giá trị.

II. NỘI DUNG NHIỆM VỤ

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách, pháp luật về chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các địa phương, các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, nâng cao trách nhiệm trong công tác tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật v cht lượng, ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh. Gắn kết chặt chẽ công tác quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản với các nhiệm vụ tái cơ cu ngành nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới; Tăng cường và hiệu quả sự phối hợp liên ngành trong công tác quản lý chất lượng, ATTP thuộc lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh;

- Rà soát, sửa đổi bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng các tiêu chuẩn cơ sở, quy chuẩn kỹ thuật địa phương của tỉnh, đảm bảo ATTP hài hòa với các chuẩn mực quốc tế và tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, liên kết phát triển các chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao, đảm bảo ATTP;

- Ban hành các văn bản, kế hoạch, đề án, tiêu chuẩn cơ s, quy chuẩn kỹ thuật địa phương ... để chỉ đạo Ủy ban nhân dân các địa phương, các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc, đy đủ trách nhiệm công tác quản lý ATTP theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh từ cp tnh đến cấp xã, nhằm mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan quản lý nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã, đảm bảo phù hợp với sự phát triển của ngành và hội nhập kinh tế quốc tế. Hàng năm, tổ chức đánh giá, xếp hạng công tác quản lý nhà nước về chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh;

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện giải quyết thủ tục hành chính về ATTP tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công các cấp của tỉnh và giảm ti đa thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

2. Công tác thông tin, tuyên truyền, truyền thông về chất lượng, ATTP

- Thông tin, tuyên truyền, truyền thông, làm thay đổi hành vi trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, sử dụng thực phẩm; tiếp tục củng cvà nâng cao hiệu quả hoạt động đường dây nóng của các cơ quan quản lý để tiếp nhận phản ánh của nhân dân về các hành vi vi phạm;

- Tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATTP, các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách mới của Trung ương, của tỉnh; các quy định vxử phạt hành chính, xử lý hành sự đối với các hành vi vi phạm quy định về ATTP; quy trình kỹ thuật sản xuất sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn. Phổ biến, hướng dẫn cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm áp dụng các hệ thống quản lý Cht lượng ATTP tiên tiến (GMP, GHP, HACCP, ISO 22000, VietGAP ...), các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hướng dẫn trong việc ghi nhãn hàng hóa, ứng dụng mã số mã vạch...; hướng dẫn thực hiện tự công bthực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm bảo thiết thực, hiệu quả;

- Thông tin, truyền thông về trách nhiệm quản lý, bảo đảm ATTP; xây dựng phóng sự truyền hình chuyên đề, chuyên mục về ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp phát trên sóng Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh; in, treo áp phích, băng rôn; in ấn stay, tờ rơi hướng dẫn quy trình sản xuất an toàn trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản, hệ thống quản lý chất lượng ATTP...; nâng cao số lượng, cht lượng tài liệu, sản phm truyn thông với nội dung, chương trình phù hợp và khả năng nhận thức của từng vùng miền, nhóm đối tượng. Tập trung thông tin, truyền thông về trách nhiệm quản lý, bảo đảm ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp bằng nhiều hình thức trên các phương tiện truyền thông (phát thanh truyền hình, báo in, báo điện t...) của Trung tâm truyền thông tỉnh, đảm bảo chất lượng nội dung và hiệu quả truyền thông; kịp thời biểu dương các điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn; thông tin đầy đủ, kịp thời về tình trạng mất ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đảm bảo an toàn thực phẩm và công khai tổ chức, cá nhân vi phạm ATTP bị xử lý theo quy định;

- Phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh tại các khu vực đông dân cư, vùng sản xuất tập trung; kết hợp tổ chức hội nghị, hội thảo, các buổi hội họp, tọa đàm tại cộng đồng dân cư để tuyên truyền sâu rộng tới các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng các quy định của pháp luật v ATTP;

- Tiếp tục thực hiện các nội dung Kế hoạch thực hiện chương trình phối hợp giữa Chính phủ và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vtuyên truyền, vận động sản xut, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng tại Quảng Ninh (Kế hoạch số 40/KH-UBND-HND-HLHPN ngày 14/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ tnh) tuyên truyền, vận động tới thành viên, các cấp Hội; các tổ chức, hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm; các hội viên sản xuất, kinh doanh nông sn thực phẩm đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

3. Phát triển các vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung ATTP, liên kết sản xuất kinh doanh thực phẩm theo chuỗi; ứng dụng công nghệ thông tin truy xuất nguồn gốc nông sản an toàn

- Tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết s 194/2019/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 35/2019/QĐ-UBND ngày 11/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định triển khai thực hiện Nghị quyết số 194/2019/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tnh Quảng Ninh, gắn với kế hoạch tái cơ cấu ngành Nông nghiệp;

- Xây dựng và triển khai Đề án phát triển chuỗi các sản phẩm nông sản chủ lực cấp tỉnh giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 (theo Quyết định số 2494/QĐ-UBND ngày 22/7/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh);

- Hỗ trợ các mô hình sản xuất ban đầu (chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản) sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, VietGAHP... liên kết chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn có xác nhận, áp dụng tiêu chuẩn cơ sở... tại các vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung, sản phẩm trong chương trình OCOP tỉnh;

- Lấy các mẫu như đất, nước phân tích hàm lượng các nguyên tố kim loại nặng: Arsen, Cadimi, Chì, Đồng, Kẽm, Thủy ngân. Thực hiện khảo sát một số vùng trồng rau, củ, quả (vị trí, chất lượng đất, nước...) để đánh giá chất lượng đất trồng, nước tưới tại các vùng quy hoạch tập trung trng rau, củ, quả an toàn của tỉnh;

- Hỗ trợ mô hình sơ chế, chế biến thực phẩm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến đảm bảo ATTP (GMP, SSOP, HACCP, ISO 9001, ISO 22000, ...). Tổ chức khảo sát, thuê chuyên gia, tư vấn hướng dẫn thiết lập Chương trình HACCP, đào tạo tập huấn tại mô hình, giám sát việc thực hiện, ly mẫu phân tích các chỉ tiêu về ATTP, hướng dẫn tự công bố sản phm, chứng nhận hệ thng qun lý đang áp dụng, xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn...

- Tiếp tục duy trì hoạt động của Hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh (theo Kế hoạch s193/KH-UBND ngày 19/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh), tích hợp với Hệ thng dữ liệu của Tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025 có 100% sản phẩm trong chương trình OCOP tỉnh, sản phẩm xây dựng thương hiệu, sản phẩm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng GMP, SSOP, VietGAP, HACCP, ISO 22000... được dán tem mã QR-code.

4. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP; hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng, quản lý chặt chẽ các loại vật tư nông nghiệp (giống cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp, giống thủy sản; thuốc thú y, thuốc bảo vthực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi...; máy móc, thiết bị, vật tư, dụng cụ dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản...), ATTP nông lâm thủy sản; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Rà soát lại các khu giết mổ tập trung theo quy hoạch để khắc phục những tồn tại hạn chế; bố trí phù hợp quỹ đất quy hoạch, thu hút đầu tư vào khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại các địa phương. Các địa phương xây dựng được các cơ sở giết mổ tập trung phù hợp với điều kiện thực tiễn; quản lý công tác kim dịch động vật và sản phẩm động vật, kiểm soát vệ sinh thú y hoạt động giết mổ động vật nhỏ lẻ, từng bước xử lý triệt để đối với các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không đảm bảo vệ sinh thú y và môi trường theo quy định của pháp luật, tiến tới xóa bỏ các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư.

5. Công tác giám sát An toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông lâm thủy sản

Tập trung giám sát ATTP đi với các sản phẩm thực phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế của tỉnh, sản phẩm trong chương trình xây dựng thương hiệu, chương trình OCOP tỉnh và các sản phẩm nông lâm thủy sn khác, đặc biệt là các cơ sở tập kết, trung chuyển, phương tiện vận chuyển thực phẩm nông sản từ bên ngoài vào địa phương nhm kịp thời phát hiện, cảnh báo và xử lý vi phạm theo quy định phân công, phân cấp, cụ thể:

- Đi với sản phẩm có nguồn gốc thực vật (rau, củ, quả): Giám sát ATTP các sản phẩm chương trình OCOP tỉnh, sản phẩm được xác nhận chui cung ứng thực phẩm an toàn; sản phẩm tại các cơ sở sản xuất ban đầu ở các vùng sản xuất tập trung, các cơ sở chuyên doanh, chế biến (chè, hành sấy, củ cải khô, gạo); phương tiện vận chuyển nông sản (rau, củ, quả), sản phẩm thực phẩm chủ lực, có lợi thế của tỉnh, có sản lượng lớn;

- Đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật trên cạn: Giám sát ATTP đối với sản phm trong chương trình OCOP tỉnh, cơ sở giết mđộng vật (tập trung và một số cơ sở giết mổ nhlẻ), cơ sở chuyên doanh có sản lượng tiêu thụ lớn cho các bếp ăn tập thể; sản phm chế biến (giò, chả, khau nhục, ruc thịt...), mật ong, trứng, sản phẩm thực phẩm chlực, có lợi thế của tỉnh;

- Đi với sản phẩm thủy sản: Giám sát thực phẩm thủy sản tươi sống (tôm, cá), thủy sản khai thác, thủy sản chế biến (chả mực, chả cá, ruốc hàu, hàu sữa trng thịt, ruốc tôm, cá ruội, mực khô...), các vùng nuôi tôm, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ phục vụ xut khu và một s vùng nuôi thủy sản (mặn, lợ), sản phẩm thực phẩm chủ lực, có lợi thế của tỉnh, có sản lượng lớn, cơ sở kinh doanh thủy sản.

6. Công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về ATTP

- Thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, gắn với trách nhiệm của người đứng đu chính quyền địa phương, cơ sở và các cơ quan đơn vị liên quan; tập trung thanh tra, kiểm tra đột xuất xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, kể cả xử lý về hình sự các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định về ATTP, gây ảnh hưởng ti sức khỏe người tiêu dùng theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lơ là, thiếu trách nhiệm trong quản lý ATTP;

- Thẩm định (xếp loại, định kỳ), chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP nông lâm thủy sản đạt 100% số cơ sở; ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn và kiểm tra sau khi ký cam kết đạt 100% số cơ sở; 100% sản phẩm trong chương trình OCOP tỉnh phải đảm bảo các quy định về ATTP;

- Kiểm soát chặt chẽ ATTP đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản trước khi đưa ra thị trường và các nguồn thực phẩm từ ngoài vào địa bàn;

- Mua sắm trang thiết bị, dụng cụ xét nghiệm nhanh thực phẩm, môi trường (máy đo, test nhanh...) cho công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm chất lượng, ATTP, kịp thời cảnh báo, sàng lọc, định hướng xử lý theo quy định;

- Tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành nhân dịp Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì ATTP, Tết Trung thu theo kế hoạch của Ban chỉ đạo Trung ương v ATTP.

7. Phát triển công nghiệp chế biến; kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và thị trường tiêu thụ với chuỗi giá trị

- Triển khai Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh khi được Chính phủ phê duyệt;

- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng xúc tiến thương mại định hướng thị trường tiêu thụ nông sản cho cán bộ làm quản lý các cấp (tỉnh, huyện, xã), doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh;

- Tổ chức diễn đàn, hội nghị/hội thảo kết nối các hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất với cơ sở chế biến, kinh doanh, tiêu thụ, đặc biệt các sản phẩm có thương hiệu, đặc thù, tiềm năng mà Quảng Ninh có ưu thế, sản phẩm trong Chương trình OCOP của Tỉnh. Phổ biến, cập nhật, hướng dẫn các quy định đảm bảo ATTP của Việt Nam và các nước nhập khẩu (các rào cản TBT, SPS...) cho người dân và doanh nghiệp;

- Tổ chức các hội chợ, triển lãm và hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệptham gia để giới thiệu, quảng bá nông sản an toàn, đặc biệt là sản phẩm trong chương trình OCOP, chương trình xây dựng thương hiệu và các sản phẩm chủ lực, đặc sản của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước.

8. Đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ, kiến thức chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản

- Đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản, lấy mẫu vật tư nông nghiệp từ tỉnh đến cơ sở về nghiệp vụ thẩm định, thanh kiểm tra, giám sát, hậu kiểm, kiểm nghiệm ATTP;

- Tập huấn trang bị kiến thức ATTP cho các nhóm đối tượng: người quản lý, người trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm; phổ biến các văn bản mới, chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; các quy định xử lý vi phạm v ATTP;

- Tổ chức học tập kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản an toàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị tại một số tỉnh, thành phố làm tốt công tác quản lý ATTP để vận dụng vào thực tiễn quản lý ở địa phương;

- Cử cán bộ, công chức tham gia đầy đủ các lớp đào tạo, tập huấn về các rào cản thương mại, kiểm soát tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh, shữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa,... do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và các cơ quan liên quan tổ chức.

(Nội dung nhiệm vụ và phân công chi tiết theo Phụ lục 01, 02, 03 kèm theo)

III. DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Đối với các nhiệm vụ cấp tỉnh thực hiện: căn cnội dung của Kế hoạch, hàng năm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan lập dự toán theo quy định của Luật ngân sách nhà nước gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt từ nguồn ngân sách cấp tỉnh.

2. Đối với các nhiệm vụ do cơ quan cấp huyện thực hiện: Căn cứ các nội dung của Kế hoạch, nhu cầu thực hiện Kế hoạch, các đơn vị liên quan thuộc cấp huyện lập dự toán theo quy định của Luật ngân sách nhà nước gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp huyện btrí từ nguồn ngân sách địa phương.

3. Ngân sách nhà nước hỗ trợ thông qua các Chương trình, Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Khuyến khích huy động nguồn kinh phí của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động Bảo đảm An toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp chỉ đạo, điều hành

- Kịp thi ban hành các văn bản, kế hoạch, đề án các văn bản chỉ đạo thực hiện; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chn chnh công tác quản lý nhà nước về ATTP lĩnh vực nông nghiệp tại địa phương; đưa tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể về công tác bảo đảm ATTP lĩnh vực nông nghiệp vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, địa phương, phân công rõ trách nhiệm của từng cá nhân, cơ quan, đơn vị và được kiểm tra, kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện định kỳ hàng năm; kịp thời xử lý dứt điểm các điểm nóng về ATTP được dư luận xã hội, người tiêu dùng quan tâm, phản ánh trên địa bàn. Người đứng đầu các địa phương, đơn vị từ cấp tỉnh tới cơ sở phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật về ATTP trên địa bàn, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lơ là, thiếu trách nhiệm trong quản lý ATTP;

- Tập trung rà soát, đánh giá tình hình thực hiện một số quy hoạch liên quan đến đảm bảo ATTP, nhằm góp phần thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về ATTP. Phát triển, nhân rộng chuỗi liên kết trong sản xuất - sơ chế - bảo quản - chế biến - tiêu thụ một số sản phẩm thực phẩm nông sản, thủy sản chủ lực đảm bảo chất lượng, ATTP kết hợp với kiểm tra, xác nhận sản phẩm an toàn theo chuỗi (tôm, cá song, cua biển, hầu, vi, na, thanh long, thịt lợn, gà, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ,...) trên địa bàn tỉnh;

- Quyết liệt triển khai thực hiện tại các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng các dự án chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sn, giết mổ tập trung, liên kết sản xut (cung ứng vật tư, dịch vụ đu vào, sơ chế, chế biến) gn với lưu thông tiêu thụ sản phẩm tại địa phương;

- Hàng năm, tổ chức đánh giá, xếp hạng công tác quản lý nhà nước về ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh chặt chẽ, bài bn, là cơ sở để đánh giá thi đua ở các đơn vị, địa phương.

2. Giải pháp truyền thông, tuyên truyền phổ biến pháp luật

- Khảo sát, xác định nhu cầu, đi tượng đào tạo, tập huấn từ đó có định hướng đúng về hình thức, nội dung, phương pháp và số lượng người cho phù hợp, sát với trình độ nhận thức, đối tượng, tập quán, các vùng sinh thái;

- Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền (in ấn, nhân bản các sản phẩm truyền thông, nâng cao số lượng, chất lượng các tài liệu và thông điệp truyn thông về ATTP, làm mới, sửa chữa các cụm pano tuyên truyền; treo áp phích, khẩu hiệu tại các khu vực đông dân cư, chợ đầu mối, khu du lịch); tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (thực hiện các chuyên mục, phóng sự về ATTP phát trên Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh); chú trọng tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh phường, xã; thông tin khách quan, trung thực, kịp thời về các điển hình sản xuất, chế biến, lưu thông thực phẩm an toàn và các vụ việc vi phạm về ATTP;

- Tổ chức các buổi nói chuyện, tập huấn cho cộng đồng những kiến thức cơ bản về lựa chọn, bảo quản thực phẩm an toàn, có nguồn gc xuất xứ được kiểm soát theo chuỗi hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức, thái độ của người tiêu dùng, chủ động không sdụng các thực phẩm không đm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ;

- Tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động đường dây nóng của các cơ quan quản lý từ cấp tỉnh đến cấp xã để tiếp nhận phản ánh, tố giác của nhân dân về các hành vi vi phạm. Lựa chọn địa phương làm tốt công tác quản lý ATTP, phát triển nông nghiệp sạch để học tập kinh nghiệm, áp dụng làm theo. Khơi dậy và phát huy tính trung thực, đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm vì cộng đồng của từng doanh nghiệp, từng doanh nhân, từng hộ gia đình và từng người dân để đảm bảo ATTP, nhất là trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

- Đưa nội dung tuyên truyền, vận động thực hiện Kế hoạch này vào kế hoạch công tác hàng năm của Ủy ban mặt trận tổ quốc tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ và các đoàn thể tnh để chỉ đạo, tuyên truyền, vận động, giám sát tại cộng đồng hoạt động sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn, thực hiện hiệu quả các chương trình phi hợp, gắn việc thực hiện các chỉ tiêu Kế hoạch này với Chương trình xây dựng Nông thôn mới, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và phải tiến hành đồng bộ, liên tục, hiệu quả nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức trong thành viên, hội viên và nhân dân;

3. Giải pháp về nguồn lực, kinh phí

- Bố trí đủ kinh phí, nguồn lực cho công tác quản lý ATTP lĩnh vực nông nghiệp; tiếp tục duy trì sử dụng nguồn kinh phí xử phạt hành chính để đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nước vATTP từ cấp tỉnh đến cấp xã;

- Btrí, ổn định công chức theo dõi công tác ATTP lĩnh vực nông nghiệp cấp huyện; phân công công chức cấp xã kiêm nhiệm theo dõi công tác ATTP (theo văn bản số 9742/UBND-TH5 ngày 29/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh), với nguyên tắc "rõ người - rõ việc - rõ trách nhiệm - rõ hiệu quả", hạn chế tối đa việc luân chuyển cán bộ này, đồng thời đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò của Ủy ban mặt trận Tổ quốc, các Hội đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở thực hiện quản lý, giám sát ATTP đảm bảo sự vào cuộc một cách toàn diện ngay tại cơ sở, từ khâu sản xuất ban đầu;

- Đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị, phương tiện làm việc, dụng cụ để kiểm tra, kiểm soát thực phẩm cho các ngành chức năng, các đơn vị cấp tỉnh, huyện, cấp xã nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về quản lý ATTP trong tình hình mới;

- Tăng cưng tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn dài ngày để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản, xúc tiến thương mại của cấp tỉnh, nhất là các chính sách, quy định mới có liên quan của Việt Nam và quốc tế;

- Tổ chức thường xuyên các khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ngắn ngày, tập hun kiến thức, bi dưỡng chuyên môn, hội thảo cho cán bộ Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP từ cấp huyện tới xã; các đối tượng là cán bộ, công chức chuyên trách hoặc kiêm nhiệm ở cấp huyện, xã và các đối tượng là lực lượng kiểm soát, nhân viên, cán bộ làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh;

- Có chính sách bồi dưỡng, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ quản lý chất lượng, ATTP và đẩy mạnh phối hợp các viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức trong và ngoài nước ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật công nghệ mới, hiện đại, thân thiện với môi trường vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhằm cải thiện và đảm bảo chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh.

4. Giải pháp phát triển các vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung, phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản và thị trường tiêu thụ với chuỗi giá trị

- Trên cơ sở Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chương trình OCOP và Xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh tiếp tục tổ chức sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô tập trung thực phẩm an toàn, tập trung vào các vùng sản xuất rau, quả, chè và vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản; tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất di chuyển vào vùng quy hoạch, đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi để phát triển lâu dài, bền vững;

- Tiếp tục nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh trong nông nghiệp, khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; tăng cường liên kết, hợp tác kinh doanh, phát huy vai trò đầu tàu của doanh nghiệp/hợp tác xã trong chuỗi liên kết, chuỗi giá trị nông nghiệp; xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh cung cấp cho chế biến nông sản; công nghệ sản xuất nguyên liệu sạch (không tồn dư hóa chất, kháng sinh, thuốc bảo vthực vật, chất cấm);

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường, qua đó tư vấn, cung cấp cho các doanh nghiệp biết để điều tiết hoạt động phù hợp theo nhu cầu thị trường tránh bị ép giá bán. Kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc và các thị trường quốc tế nhiều tiềm năng trong việc cấp mã Code xuất khẩu, cấp giấy chng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, cấp chứng thư... theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu;

- Tiếp tục triển khai và nhân rộng các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh được chứng nhận VietGAP, GMP, GHP, HACCP, ISO 22000, nông nghiệp hữu cơ, gắn với chứng nhận và công bố tiêu chuẩn chất lượng; gắn với chương trình xây dựng thương hiệu; chương trình OCOP của tỉnh, đặc biệt là trong lĩnh vc thủy sản và chăn nuôi;

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách của Trung ương, của tỉnh đã ban hành vhỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản như chính sách khuyến khích phát triển sn xuất hàng hóa Nông nghiệp tập trung; chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoa học và công nghệ, chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh....

5. Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, thanh tra, giám sát chất lượng, ATTP chuyên ngành

- Thực hiện đồng bộ, quyết liệt công tác quản lý ATTP theo toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm tại các công đoạn từ nuôi trồng, thu hái, khai thác, giết mổ, sơ chế, chế biến đến vận chuyển đến lưu thông, tiêu thụ nông sản;

- Tăng cường lực lượng và hoạt động cho cơ quan kiểm tra chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản; chú trọng nâng cao năng lực hoạt động thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Đẩy mnh hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo quy định tại Thông tư s74/2011/TT-BNNPTNT và Thông tư số 03/2011/TT-BNNPTNT ca Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tập trung vào các sản phm xut khu, các sn phm tươi sống, sản phẩm không bao gói, nâng cao khả năng truy xut nguồn gốc trong toàn bộ chuỗi thực phẩm, đảm bảo sản phẩm sau mỗi công đoạn phải được dán nhãn hoặc được định dạng bng một phương thức thích hợp đdễ dàng truy xuất nguồn gốc;

- Tổ chức lấy mẫu giám sát về chất lượng, ATTP các sản phẩm có nguy cơ cao, sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm được người tiêu dùng sử dụng hằng ngày để cảnh báo và điều tra, truy xuất, xử lý tận gốc đi với sản phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm các quy định về ATTP. Tập trung tăng số lượng mẫu, số cơ sở giám sát và các chtiêu phân tích phù hợp với tình hình thực tế, từng công đoạn, từng sản phm.

6. Giải pháp xúc tiến thương mại và đầu tư

- Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu qu, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Mời gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; cắt giảm mạnh các rào cản về điều kiện kinh doanh trong nông nghiệp, tạo sức hấp dẫn cho doanh nghiệp đầu tư vào Nông nghiệp;

- Chú trọng thị trường nội địa, đặc biệt là những thị trường gắn với vùng nguyên liệu tập trung, nâng cao chất lượng hàng hóa, đảm bảo ATTP, tiêu thụ kịp thời nông sản cho người dân, khc phục tình trạng dư thừa, giá giảm gây thiệt hại cho người sản xuất. Xúc tiến quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản hàng hóa có chất lượng, đảm bảo ATTP thông qua tổ chức các hội chợ, triển lãm, hội thảo, diễn đàn; kết ni đưa nông sản địa phương, vùng miền vào các chui siêu thị bán buôn, bán lẻ;

- Đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản, chỉ dẫn địa lý; tổ chức giới thiệu quảng bá sản phẩm thuộc Chương trình OCOP gắn với địa phương, vùng miền; tăng cường hoạt động kết nối các doanh nghiệp nông nghiệp trong và ngoài nước nhm đy mạnh hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản cho người dân;

- Cải tiến có hiệu quả công tác thông tin, dự báo thị trường nông sản, cung cấp thông tin, định hướng, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, chú trọng hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm an toàn theo chuỗi cung ứng thực phẩm ở cp tỉnh, nht là các chính sách, quy định mới có liên quan của Việt Nam và quốc tế, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch;

- Hàng năm chủ trì phối hợp với các Sở, ban ngành xây dựng kinh phí thuộc nhiệm vụ chi cấp tỉnh và tổng hợp dự toán gửi Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

- Chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh; căn cứ theo hướng dẫn của trung ương, thực tế của địa phương để tập huấn, hướng dẫn cơ quan quản lý và cán bộ được giao nhiệm vụ thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện bảo đảm quản lý tốt về chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh;

- Hàng năm, chủ trì tổ chức tổng kết để đánh giá kết quả triển khai Kế hoạch; thống nhất giải pháp, biện pháp khắc phục các khó khăn vướng mắc trong thực hiện làm cơ sở cho việc triển khai Kế hoạch năm tiếp theo;

- Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Y tế

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm nông lâm thủy sản tại các cơ sở dịch vụ ăn uống theo phân công phân cấp; kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng thực phẩm không đảm bảo an toàn, không có nguồn gốc xuất xứ đưa vào chế biến;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong triển khai các hoạt động liên quan đến công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản, Quyết định, Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Dự án theo chỉ đạo của Chính phủ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh trong công tác quản lý bảo đảm ATTP; tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác ATTP; truy xuất nguồn gốc thực phẩm có các dấu hiệu, nguy cơ ô nhiễm thực phẩm nông lâm thủy sản theo phân công phân cấp quản lý.

3. Sở Công Thương

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm nông lâm thủy sản tại các cơ sở thuộc phạm vi quản lý, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm quy định về ATTP;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế tăng cường kiểm soát hoạt động kinh doanh nông lâm thủy sản, chú trọng quản lý ATTP tại các chợ trên địa bàn toàn tỉnh;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn, sản phẩm trong chương trình OCOP tỉnh; hướng dẫn, định hướng tiêu thụ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc và các thị trường quốc tế nhiều tiềm năng;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các địa phương tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đầu tư xây dựng chợ đầu mối nông sản, thủy sản với quy mô phù hợp theo quy hoạch đã được phê duyệt theo Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND ngày 17/11/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Thông qua Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chợ đu mối, chợ đấu giá nông lâm thủy sản để thúc đẩy tiêu thụ nông sản, thủy sản an toàn của Tỉnh.

4. Sở Tài chính

- Hàng năm cân đối, bố trí, lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện Kế hoạch này đảm bảo mục tiêu đề ra;

- Chủ trì thẩm định dự toán kinh phí thuộc nhiệm vụ chi cấp tỉnh thực hiện Kế hoạch do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; hướng dẫn đơn vị quản lý, sử dụng kinh phí và thanh quyết toán theo quy định.

5. Các Sở, ngành có liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

6. Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ

Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tiếp tục thực hiện và hàng năm xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức tuyên truyền, vận động tới các cấp Hội; các tổ chức, hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân và hội viên sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản theo Kế hoạch phối hợp giữa UBND tnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh về Thực hiện chương trình phối hợp giữa Chính phủ và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng tỉnh Quảng Ninh; Kế hoạch về tham gia thực hiện Chương trình phối hợp vận động và giám sát bảo đảm ATTP tỉnh Quảng Ninh và chương trình phối hợp khác của các cấp hội (nếu có).

7. y ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Ban hành Kế hoạch bảo đảm ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn. Bố trí đủ kinh phí, nguồn lực cho công tác quản lý ATTP nông lâm thủy sản tại địa phương;

- Xác định việc đảm bảo ATTP nông lâm thủy sản là nhiệm vụ cấp thiết cần phải tập trung chỉ đạo điều hành và thực hiện nghiêm túc, đầy đtrách nhiệm trong quản lý ATTP của các cấp chính quyền và thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc chấp hành pháp luật ATTP của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ;

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, truyền thông, làm thay đổi hành vi trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, sử dụng thực phẩm. Tăng cường tập huấn nâng cao kiến thức và thực hành về ATTP cho các nhóm đối tượng gồm: người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; người quản lý; người tiêu dùng... đảm bảo thiết thực, hiệu quả;

- Phát thanh trên hệ thống loa tại các khu vực đông dân cư, vùng sản xuất tập trung; kết hợp tổ chức hội nghị, hội thảo, các buổi hội họp, tọa đàm tại cộng đồng dân cư để tuyên truyền sâu rộng ti các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng các quy định của pháp luật về ATTP;

- Kiểm tra, rà soát lại các khu giết mổ tập trung theo quy hoạch để khắc phục nhng tồn tại hạn chế, bố trí phù hợp quỹ đất quy hoạch để thu hút được nhà đầu tư vào khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, phấn đấu sớm hoàn thành 100% địa phương xây dựng được cơ sở giết mổ tập trung phù hợp với điều kiện thực tiễn từng địa phương và cơ bản xóa bỏ các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư trên địa bàn;

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương, cơ sở và các cơ quan đơn vị liên quan; tập trung thanh tra, kiểm tra đột xuất để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm về ATTP; kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản trước khi đưa ra thị trường và các nguồn thực phẩm từ ngoài vào địa bàn; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ;

- Thực hiện thẩm định (xếp loại, định kỳ), cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP nông lâm thủy sản đạt 100% số cơ sở; ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn và kiểm tra sau khi ký cam kết đạt 100% số cơ sở; giám sát ATTP đối với các sản phẩm xây dựng thương hiệu, sản phẩm trong chương trình OCOP tỉnh và các sản phẩm nông lâm thủy sản khác, đặc biệt là các cơ sở tập kết, trung chuyển, phương tiện vận chuyển thực phẩm nông lâm thủy sản từ bên ngoài vào địa phương; 100% các sản phẩm OCOP đảm bảo các quy định về ATTP;

- Trên cơ sở đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội, tiềm năng và lợi thế về đất đai, Ủy ban nhân dân các địa phương tổ chức rà soát, công bcông khai quy hoạch sử dụng đất đảm bảo quy hoạch ổn định, tập trung đất thích hợp cho mục đích nông nghiệp, tạo vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến. Thu hút các doanh nghiệp chế biến sâu có quy mô phù hợp, ứng dụng quy trình công nghệ cao, bền vững, liên kết hỗ trợ nông dân kỹ thuật, giống, bao tiêu sản phẩm, từ đó phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản;

- Đầu tư, hỗ trợ thực hiện phê duyệt Phương án vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung, phát triển các vùng sản xuất phù hợp điều kiện của địa phương như: cây Vi, cây Na theo VietGAP; vùng trồng cam, vùng trồng Chè, vùng trồng cây dong giềng, vùng trồng cây Ba Kích an toàn; nuôi lợn Móng Cái, gà Tiên Yên, vùng nuôi trồng thủy sản; sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...

Trong quá trình tổ chức, triển khai, nếu có vướng mắc, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các địa phương, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp) điều chỉnh cho phù hợp.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu, các Sở, ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương nghiêm túc tổ chức, triển khai thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ NN và PTNT (b/c);
- CT, P2 UBND t
nh (b/c);
- Các tổ chức chính trị, xã hội tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành t
nh;
- Trung tâm truyền thông tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành ph
;
- V
0, V1, V2, NLN1, 3, TM4, 5;
- Lưu: VP, NLN3 (05b, KH05).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Văn Khắng

 

PHỤ LỤC 01:

PHÂN CÔNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM ATTP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 30/KH-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tnh Quảng Ninh)

TT

Nhiệm vụ

Đơn vị ch trì

Đơn vị phi hợp

Thời gian triển khai

I

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách, pháp luật về chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản

 

 

1

Rà soát, cập nhật, tổng hợp các văn bản, chính sách, pháp luật của Trung ương và của Tỉnh về chất lượng, ATTP nông lâm sản thủy sản, trên cơ sở đó điều chỉnh, bsung cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và các quy định pháp luật.

- Sở Nông nghiệp và PTNT;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Các sở, ngành liên quan;

Năm 2021 - 2025

2

Ban hành các văn bản, kế hoạch, đán, quy chuẩn kỹ thuật đa phương,... để chỉ đạo UBND các địa phương, các đơn vliên quan thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm công tác quản lý ATTP theo phân công, phân cấp của UBND tỉnh.

- Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ; các Sở, Ban, ngành liên quan;

- UBND các huyện, th xã, thành ph.

Năm 2021 - 2025

3

Tổ chức đánh giá, xếp hạng công tác quản lý nhà nước về chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn tnh chặt chẽ, bài bản, làm cơ sở để đánh giá thi đua ở các đơn v, địa phương.

- Sở Nông nghiệp và PTNT;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Sở Y tế, Sở Công Thương; các Sở, Ban, ngành liên quan;

- Hội Nông dân Tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Tnh.

Năm 2021 - 2025

4

Đẩy mạnh ci cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện gii quyết thủ tục hành chính về ATTP tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh và giảm tối đa thời gian giải quyết thủ tục hành chính, to điều kiện thuận lợi cho các tchức, cá nhân sn xut kinh doanh.

- Sở Nông nghiệp và PTNT.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Sở Y tế, Sở Công thương; các Sở, Ban, ngành liên quan;

- Trung tâm phục vụ hành chính công Tnh.

Năm 2021 - 2025

II

Công tác thông tin, tuyên truyền, truyền thông về ATTP

 

 

5

Thông tin, tuyên truyn, truyền thông, làm thay đổi hành vi trong sn xuất, chế biến, kinh doanh, sử dụng thực phẩm; tiếp tục cng cố và nâng cao hiệu quhoạt động đường dây nóng của các cơ quan qun lý từ cấp tnh đến cấp xã đ tiếp nhận phản ánh của nhân dân về các hành vi vi phạm.

- Sở Nông nghiệp và PTNT;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Sở Y tế, Sở Công thương; Sở Thông tin và Truyền thông;

- Các Sở, ban, ngành liên quan.

Năm 2021 - 2025

6

Tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATTP, các văn bn quy phạm pháp luật, chính sách mới của Trung ương, của tỉnh; các quy định về xử phạt hành chính, xử lý hành sự đối với các hành vi vi phạm quy định về vệ sinh ATTP; quy trình kỹ thuật sản xut sn phẩm nông lâm thủy sn an toàn. Phổ biến hướng dẫn cho doanh nghiệp, cơ sở sn xuất, chế biến, kinh doanh thực phm áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng ATTP tiên tiến (GMP, GHP, HACCP, ISO 22000, VietGAP,…), các quy chuẩn, tiêu chuẩn k thut, chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hưng dn trong việc ghi nhãn hàng hóa, ứng dng mã số, mã vạch...; hướng dn xây dựng bản tự công bố sn phẩm thuộc thm quyền quản lý của ngành Nông nghiệp và PTNT đm bảo thiết thực, hiệu quả.

- Sở Nông nghiệp và PTNT;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Sở Y tế, Sở Công thương;

- Các Sở, Ban, ngành liên quan.

- Trung tâm truyền thông tỉnh.

Năm 2021 - 2025

7

Đy mạnh thông tin, truyn thông về trách nhiệm quản lý, bảo đm ATTP; xây dựng phóng sự truyền hình chuyên đề, chuyên mục về ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp phát trên sóng Đài phát thanh và Truyn hình Tnh; in, treo áp phíc, băng rôn; in ấn stay, tờ rơi hướng dẫn quy trình sản xuất an toàn trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản, hệ thống quản lý chất lượng ATTP,...; nâng cao slượng, chất lượng tài liệu, sản phẩm truyền thông với nội dung, chương trình phù hợp và khả năng nhận thức của từng vùng miền, nhóm đối tượng.

- Sở Nông nghiệp và PTNT;

- Trung tâm truyền thông tnh;

- UBND các huyện, thxã, thành phố.

- Hội Nông dân tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tnh.

- Sở Y tế, Sở Công thương;

- Các Sở, Ban, ngành liên quan.

Năm 2021 - 2025

8

Phối hợp vi Trung tâm Truyền thông tỉnh kịp thời thông tin, truyền thông biểu dương các điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn; công khai tổ chức, cá nhân vi phạm ATTP bị xử lý theo quy định.

- Sở Nông nghiệp và PTNT;

- Trung tâm truyền thông tnh;

- UBND các huyện, thị xã, thành ph.

- Sở Y tế, Sở Công thương;

- Các Sở, Ban, ngành liên quan.

Năm 2021 - 2025

9

Phát thanh trên hệ thng loa tại các khu vực đông dân cư, vùng sn xut tập trung; kết hợp tổ chức hội nghị, hội thảo, các buổi hội họp, tọa đàm tại cộng đồng dân cư để tuyên truyền sâu rộng ti các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng các quy định của pháp luật về ATTP,

UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và PTNT;

- Các Sở, Ban, ngành liên quan.

Năm 2021 - 2025

10

Tiếp tục thực hiện các nội dung Kế hoạch thực hiện chương trình phối hp giữa Chính phủ và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nViệt Nam về tuyên truyn, vận động sản xuất, kinh doanh nông sn thực phm an toàn vì sức khỏe cộng đồng tại Quảng Ninh (KH số 40/KH- UBND-HND-HLHPN ngày 14/3/2018 của UBND tỉnh, Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ tnh) tuyên truyền, vận động tới thành viên, các cấp Hội; các tổ chức, hợp tác xã, thợp tác, cá nhân sản xuất, kinh doanh nông sn thực phẩm; các hội viên sản xuất, kinh doanh nông sn thực phẩm đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;

- Hội Nông dân tỉnh; Hội liên hiệp Phụ nữ Tnh.

- Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và PTNT; các Sở, Ban, ngành liên quan;

- Trung tâm truyền thông tỉnh.

Năm 2021 - 2025

III

Phát triển các vùng sản xuất hàng hóa NN tập trung ATTP, liên kết sản xuất kinh doanh thực phẩm theo chuỗi; ứng dụng công nghệ thông tin truy xuất nguồn gốc nông sản an toàn

 

 

11

- Tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết số 194/2019/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tnh Qung Ninh; Quyết đnh số 35/2019/QĐ-UBND ngày 11/11/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định triển khai thực hiện Nghị quyết số 194/2019/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh, gn với kế hoạch tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và PTNT.

- Sở Nông nghiệp và PTNT;

- UBND các huyện, thxã, thành phố.

- Sở Y tế, Sở Công thương;

- Các Sở, Ban, ngành liên quan.

Năm 2021 - 2025

12

Xây dựng và triển khai Đề án phát triển chuỗi các sn phm nông sản chlực cấp tỉnh giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 (theo Quyết định số 2494/QĐ-UBND ngày 22/7/2020 của UBND tnh).

- Sở Nông nghiệp và PTNT;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Sở Y tế, Sở Công thương;

- Các Sở, Ban, ngành liên quan.

Năm 2020 - 2025 định hướng đến năm 2030

13

Hỗ trợ các mô hình sản xuất ban đầu (chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản) sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, VietGAHP... liên kết chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn có xác nhận, áp dng tiêu chuẩn cơ sở... tại các vùng sản xuất hàng hóa NN tập trung, sản phẩm OCOP của tỉnh.

- Sở Nông nghiệp và PTNT;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Sở Y tế, Sở Công thương;

- Các Sở, Ban, ngành liên quan.

Năm 2021 - 2025

14

Lấy các mẫu như đất, nước xét nghiệm khảo sát hàm lượng các nguyên tkim loại nặng: Arsen, Cadimi, Chì, Đồng, Kẽm, Thủy ngân. Thực hiện khảo sát một số vùng nuôi trồng (vị trí, cht lượng đt, nước...) đ đánh giá cht lượng đt trng, nước tưi ti các vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung của tnh.

UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- S Nông nghiệp và PTNT;

- Sở Y tế, Sở Công thương;

- Các Sở, Ban, ngành liên quan.

Năm 2021 - 2023

15

Htrợ mô hình sơ chế, chế biến thực phm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến đảm bảo ATTP (GMP, SSOP, HACCP, ISO 9001, ISO 22000, ). Tchức khảo sát, thuê chuyên gia, tư vấn hướng dn thiết lập Chương trình HACCP, đào tạo tập huấn tại hình; giám sát các quy định v ATTP, ly mẫu kim nghiệm phân tích các chtiêu về ATTP, hướng dn tự công bsản phẩm, chng nhận hệ thống, xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn,…

- Sở Nông nghiệp và PTNT;

- UBND các huyện, thxã, thành phố.

- Sở Y tế, Sở Công thương;

- Các Sở, Ban, ngành liên quan.

Năm 2021 - 2025

 

Tiếp tục duy trì hoạt động của hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên đa bàn tnh (Kế hoạch s 193/KH-UBND ngày 19/12/2018 ca UBND tỉnh), tích hợp với hệ thống dữ liệu của tnh. Đến năm 2025 100% sn phẩm thực phẩm OCOP của tnh, xây dựng thương hiệu, sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, HACCP, ISO 22000 ... được dán tem mã QR-code.

- Sở Nông nghiệp PTNT;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông;

- Các Sở, ban, ngành liên quan.

Năm 2021 - 2025

IV

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP; hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ

 

 

17

Tchức thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng, quản lý cht chcác loại vật tư nông nghiệp (ging cây trng nông nghiệp lâm nghiệp, ging thủy sn; thuc thú y, thuốc BVTV, phân bón, thức ăn chăn nuôi,...; máy móc, thiết b, vật tư, dụng cụ dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản,...), ATTP nông lâm thủy sản; xử lý nghiêm các trường hp vi phạm về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sn phm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và PTNT.

- Sở Nông nghiệp và PTNT;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Sở Y tế, Sở Công thương;

- Các Sở, Ban, ngành liên quan.

Năm 2021 - 2025

18

Rà soát lại các khu giết mổ tập trung theo quy hoạch đ khc phục những tồn tại hạn chế; Btrí phù hợp quỹ đất quy hoạch, thu hút đầu tư vào khu giết m gia súc, gia cầm tập trung tại các đa phương. Phn đu đến hết năm 2021, 100% địa phương xây dựng được cơ sở giết mtập trung phù hợp với điều kiện thực tin; quản lý công tác kim dịch động vật và sản phẩm động vật, kim soát vệ sinh thú y hoạt động giết mổ động vật nhỏ lẻ, xử lý triệt để đối với các cơ sở giết mnhỏ lẻ không đảm bảo vệ sinh thú y và môi trường theo quy định của pháp luật, tiến tới xóa bỏ các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư trên địa bàn.

- Sở Nông nghiệp và PTNT;

- UBND các huyện, thxã, thành phố.

- Sở Y tế, Sở Công thương;

- Các Sở, Ban, ngành liên quan.

Năm 2021 - 2025

21

Đôn đốc, kiểm tra công tác quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản của cơ quan cấp huyện, cấp xã theo phân công, phân cấp của UBND tỉnh.

Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Sở Y tế, Sở Công thương;

- Các Sở, Ban, ngành liên quan;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Năm 2021 - 2025

V

Giám sát an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh

 

 

22

Ban hành kế hoạch giám sát ATTP nông lâm thủy sản, kịp thời phát hiện, cảnh báo các bên liên quan và xử lý kết quả giám sát theo quy định. Tập trung giám sát ATTP đối với các sn phẩm thực phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế của tnh, sản phm trong chương trình xây dựng thương hiệu, chương trình OCOP tỉnh và các sản phẩm nông lâm thủy sản khác, đặc biệt là các cơ sở tập kết, trung chuyển, phương tiện vận chuyển thực phẩm nông sản từ bên ngoài vào địa phương theo phân công, phân cấp.

- Sở Nông nghiệp và PTNT;

- UBND các huyện, thxã, thành phố.

- Sở Y tế, Sở Công thương;

- Các Sở, Ban, ngành liên quan.

Năm 2021 - 2025

VI

Thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về ATTP

 

 

23

Thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, gắn với trách nhiệm của người đng đầu chính quyền địa phương, cơ sở và các cơ quan đơn vị liên quan; tập trung thanh tra, kiểm tra đột xuất xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, kể cả xử lý về hình sự các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định về ATTP, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng theo quy đnh của pháp luật; xử lý nghiêm tchức, cá nhân lơ là, thiếu trách nhiệm trong quản lý ATTP.

- Sở Nông nghiệp và PTNT;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Sở Y tế, Sở Công thương;

- Các Sở, Ban, ngành liên quan.

Năm 2021 - 2025

24

Thm định (xếp loại, đnh kỳ), cp GCN cơ sở đđiều kiện ATTP nông lâm thy sn đạt 100% số cơ s; Ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm ng lâm thy sn an toàn và kim tra sau khi ký cam kết đạt 100% scơ sở; 100% các sản phẩm OCOP phải đảm bo các quy định về ATTP.

- Sở Nông nghiệp và PTNT;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Sở Y tế, Sở Công thương;

- Các Sở, Ban, ngành liên quan.

Năm 2021 - 2025

25

Kiểm soát chặt chẽ ATTP đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản trước khi đưa ra thị trường và các nguồn thực phẩm từ ngoài vào địa bàn.

- Sở Nông nghiệp và PTNT;

- Cục Quản lý thị trưng Tỉnh;

- Cục Hải quan Tỉnh;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Sở Y tế, Sở Công thương;

- Các Sở, Ban, ngành liên quan.

Năm 2021 - 2025

26

B trí kinh phí mua sm trang thiết bị, dụng cụ xét nghiệm nhanh thực phẩm, môi trường (máy đo, test nhanh,...) cho công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kim chất lượng, ATTP, kịp thi cảnh báo, sàng lọc, định hướng xử lý theo quy định.

- Sở Nông nghiệp và PTNT;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Sở Y tế, Sở Công thương;

- Các sở, Ban, ngành liên quan.

Năm 2021 - 2025

27

Tổ chc các đoàn kiểm tra liên ngành nhân dịp Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì ATTP, Tết Trung thu theo kế hoạch của Ban chỉ đạo Trung ương về ATTP.

- Sở Y tế, Sở Công thương; Sở Nông nghiệp và PTNT;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Các Sở, Ban, ngành liên quan.

Năm 2021 - 2025

VII

Phát triển công nghiệp chế biến; kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và thị trường tiêu thụ với chuỗi giá trị

 

 

28

Trin khai Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh khi được Chính phủ phê duyệt.

- Sở Nông nghiệp và PTNT;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và PTNT;

- Các Sở, Ban, ngành liên quan.

Năm 2021 - 2025

29

Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng xúc tiến thương mại định hướng thị trường tiêu thụ nông sản cho cán bộ làm kiêm quản lý ATTP nông lâm thủy sản các cấp (tnh, huyện, xã), các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn tnh

Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Sở Y tế, Sở Công thương; Ban Xây dựng Nông thôn mới;

- Các Sở, Ban, ngành liên quan.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Năm 2021 - 2025

 

Tổ chức diễn đàn, hội nghị/hội thảo kết ni các hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất với cơ sở kinh doanh, tiêu thụ, đặc biệt các sản phẩm có thương hiệu, đặc thù, tiềm năng mà Quảng Ninh có ưu thế, sản phẩm trong Chương trình OCOP của Tnh. Phổ biến, cập nhật các quy định đảm bảo ATTP của Việt Nam và các nước nhập khu (các rào cản TBT, SPS...) cho người dân và doanh nghiệp.

- Sở Nông nghiệp và PTNT;

- UBND các huyện, thị xã, thành ph.

- Sở Công thương; Ban Xây dựng Nông thôn mi;

- Các Sở, Ban, ngành liên quan.

Năm 2021 - 2025

31

Hỗ trợ tham gia các hội chợ, triển lãm để quảng bá sản phẩm an toàn, sản phẩm trong chương trình OCOP, chương trình xây dựng thương hiệu và các sản phẩm chủ lực, đặc sn của địa phương tới thtrường trong và ngoài nước.

- Sở Nông nghiệp và PTNT;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Sở Công thương; Ban Xây dựng Nông thôn mới;

- Các Sở, Ban, ngành liên quan.

Năm 2021 - 2025

32

Dự báo, định hướng sản xut, thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản và mui, mở rộng thị trường phân phối, tiêu thụ giữa tỉnh Quảng Ninh với TP Hà Nội, các tnh lân cận và thị trường Trung Quốc, tăng giá trị sản phẩm trong sản xuất, tiêu thụ.

- Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Sở Công thương; Ban Xây dựng Nông thôn mới;

- Các Sở, Ban, ngành liên quan;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Năm 2021 - 2025

VIII

Đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ, kiến thức ATTP nông lâm thủy sản

 

 

 

33

Đào tạo bi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác quản lý cht lượng, ATTP nông lâm thủy sn t tnh đến cơ sở về nghiệp vụ thẩm định, thanh kiểm tra, giám sát, hậu kiểm, kiểm nghiệm ATTP.

- Sở Nông nghiệp và PTNT;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Sở Y tế, Sở Công thương;

- Các Sở, Ban, ngành liên quan.

Năm 2021 - 2025

34

Tp huấn kiến thức ATTP cho các nhóm đối tượng: người quản lý, trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm; phổ biến các văn bản mới, chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm NN của tnh, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; các quy định xử lý vi phạm về ATTP.

- Sở Nông nghiệp và PTNT;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- SY tế, Sở Công thương;

- Các Sở, Ban, ngành liên quan.

Năm 2021 - 2025

35

Tổ chức học tập kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh nông sản an toàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo chui giá trtại một số tỉnh, thành phố làm tt công tác quản lý ATTP để vận dụng vào thực tiễn quản lý địa phương.

- Sở Nông nghiệp và PTNT;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Sở Y tế, Sở Công thương;

- Các Sở, Ban, ngành liên quan;

- Trung tâm truyền thông tỉnh.

Năm 2021 - 2025

36

Cử cán bộ, công chức tham gia đy đcác lớp đào tạo, tập huấn về rào cản thương mại, kiểm soát tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh, sở hữu trí tu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa,do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và các cơ quan liên quan tổ chức.

- Sở Nông nghiệp và PTNT;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Sở Y tế, Sở Công thương;

- Các Sở, Ban, ngành liên quan.

Năm 2021 - 2025

 

PHỤ LỤC 02:

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG, ATTP NÔNG LÂM THỦY SẢN CẤP TỈNH THEO TỪNG NĂM, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 30/KH-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

TT

Nội dung

ĐVT

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng

1

Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương đối với một số sản phẩm đặc thù của tỉnh

Quy chuẩn/tiêu chuẩn

01

01

01

01

01

05

2

Tổ chức kiểm tra việc tự đánh giá, xếp hạng công tác quản lý nhà nước về chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản các huyện, thị xã, thành phố.

Địa phương /năm

03

03

03

03

03

-

3

Kim tra, đôn đốc, hướng dẫn UBND cp huyện và một số cp xã triển khai Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ; Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT theo phân công, phân cấp của UBND tnh.

Địa phương/năm

13

13

13

13

13

-

4

Giám sát an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và PTNT cấp tỉnh theo từng năm.

Số mẫu giám sát

456

506

506

506

506

2.480

5

Tập huấn, phổ biến pháp luật về ATTP, các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách mới của Trung ương, của tỉnh; các quy định về xử phạt hành chính, xử lý hành sự đối với các hành vi vi phạm quy định về vệ sinh ATTP... cho cơ sở sản kinh doanh thực phẩm.

Lớp

16

20

20

20

20

96

6

Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn (in stay, tờ rơi, pano apphic, bản tin/phóng sự...

 

 

 

 

 

 

 

-

y dựng và phát sóng các phóng sự truyền hình, chuyên đề về ATTP lĩnh vực nông nghiệp

Phóng sự/clip

4

6

6

6

6

28

-

In sổ tay in màu

Quyển

-

5.000

5.000

5.000

5.000

20.000

-

In áp phích tuyên truyền sử dụng kháng sinh, phụ gia, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật,... an toàn, hiệu quả

Tờ

300

300

300

300

300

1.500

-

In tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền

Tờ

5.000

10.000

10.000

10.000

10.000

45.000

7

Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản từ tỉnh đến cơ sở về nghiệp vụ thẩm định, thanh kiểm tra, giám sát, hậu kiểm ATTP; các văn bản mới, chính sách của tỉnh; các quy định xử lý vi phạm về ATTP,...

Lớp

8

9

9

9

9

44

8

Học tập kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh nông sản an toàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, theo chuỗi giá trị, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, VietGAHP, HACCP tại một số tnh, thành phố.

Chuyển

01

01

01

01

01

05

9

Cử cán bộ, công chức tham gia đầy đủ các lớp đào tạo, tập hun về ATTP, các rào cản thương mại (TBT, SPS...), kiểm soát tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa,... do Bộ Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan liên quan tổ chức.

Lớp

01

01

01

01

01

05

10

Thuê phần mềm Hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản

Hệ thống

01

01

01

01

01

05

11

Thuê hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và quản trị phn mềm

Vận hành, theo dõi luồng di chuyển sản phẩm toàn hệ thống

01

01

01

01

01

05

12

Cập nhật, biên tập, đưa dữ liệu lên phần mềm

Xây dựng biểu mẫu, bộ nhận thông tin...

05

05

05

05

05

25

13

Tập huấn, hướng dẫn sử dụng phần mềm

Lớp

01

02

02

03

02

10

14

In tem mã QR-code

1.000 tem

1.800

1.800

1.800

1.800

1.800

900.000

15

Đào tạo, tập huấn kỹ năng xúc tiến thương mại định hưng thị trường tiêu thụ nông sản.

Lớp

02

02

02

02

02

10

16

Tổ chức diễn đàn, hội nghị/hội thảo kết nối các hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất với cơ sở chế biến, kinh doanh, tiêu thụ.

Hội nghị

01

03

03

03

03

13

17

Tổ chức/tham gia các hội chợ, triển lãm và hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp... tham gia để giới thiệu, quảng bá nông sản an toàn.

Đợt

04

05

05

05

05

24

 

PHỤ LỤC 03:

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, ATTP NÔNG LÂM THỦY SẢN CẤP HUYỆN THEO TỪNG NĂM, GIAI ĐOẠN NĂM 2021 - 2025
(Ban
hành kèm theo Kế hoạch số: 30/KH-UBND ngày 05/02/2021 của y ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

TT

Nội dung

ĐVT

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng

1

Tập huấn, phổ biến pháp luật về ATTP, các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách mi của trung ương, của tỉnh; các quy định về xphạt hành chính, xử lý hành sự đối với các hành vi vi phạm quy định về vệ sinh ATTP... cho cơ sở sản KD thực phẩm.

Lớp

15

26

26

26

26

119

2

Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn (in stay, tờ rơi, pano apphic, bản tin/phóng sự, ...

Thực hiện hàng năm

-

Xây dựng và phát sóng các phóng sự truyền hình, chuyên đề về ATTP lĩnh vực nông nghiệp

Phóng sự/clip

26

26

26

26

26

130

-

In s tay in màu

Quyển

-

5.000

5.000

5.000

5.000

20.000

-

In áp phích tuyên truyền sử dụng kháng sinh, phụ gia, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật,... an toàn, hiệu quả

Tờ

500

500

500

500

500

2.500

3

Đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ, kiến thức ATTP nông lâm thủy sản cho cán bộ quản lý cấp xã

Lớp

26

26

26

26

26

130

4

Cử cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về ATTP, các rào cản thương mại (TBT, SPS,...),... do các cơ quan liên quan tổ chức.

Lớp

13

13

13

13

13

65

5

Tổ chức thẩm định, chng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP thuộc phạm vi phân công quản lý

Cơ sở

994

994

994

994

994

-

6

cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thy sản an toàn và kiểm tra sau cam kết

Cơ sở

33.573

33.573

33.573

33.573

33.573

-

7

Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn UBND cấp xã triển khai Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT theo phân công, phân cấp.

Địa phương/năm

177

177

177

177

177

-

8

Giám sát an toàn thực phẩm đối với sản phm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và PTNT cấp tỉnh theo từng năm

Mu giám sát

1.300

1.500

1.500

1.500

1.500

4.300

9

Tổ chức hội nghị/hội thảo kết nối các hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất với cơ sở chế biến, kinh doanh, tiêu thụ.

Hội nghị

26

26

26

26

26

130

10

Xây dựng các mô hình sản xuất nông sn an toàn tại các vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung ATTP, liên kết sản xuất kinh doanh thực phẩm theo chui giá trị

Mô hình/địa phương

4 - 5

4 - 5

4 - 5

4 - 5

4 - 5

20 - 25

11

Tổ chức/tham gia các hội chợ, triển lãm và hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp... tham gia để giới thiệu, quảng bá nông sản an toàn.

Đợt/địa phương

04

05

05

05

05

24

12

Cập nhật, biên tập, đưa dữ liệu lên phần mềm Hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh

Biểu mẫu, bộ nhận thông tin sản phẩm...

65

65

65

65

65

325

13

In tem mã QR-code

tem

200.000

200.000

200.000

200.000

200.000

1.000.000

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 30/KH-UBND ngày 05/02/2021 về bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


700

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.160.14
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!