Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2378/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Y Ngọc
Ngày ban hành: 05/07/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2378/KH-UBND

Kon Tum, ngày 05 tháng 7 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Căn cứ Quyết định số 1596/QĐ-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Kế hoạch tiêm chủng mở rộng năm 2024 và tình hình triển khai công tác tiêm chủng mở rộng trên địa bàn tỉnh năm 2023[1]; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum (Kế hoạch), như sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu

- Duy trì thành quả và nâng cao hiệu quả công tác tiêm chủng mở rộng (TCMR).

- Triển khai các vắc xin mới trong TCMR (vắc xin Rota, Td).

2. Chỉ tiêu chuyên môn: Đạt các chỉ tiêu về tỷ lệ tiêm chủng và chỉ tiêu giám sát bệnh trong TCMR năm 2024, gồm:

a) Chỉ tiêu tiêm chủng các vắc xin TCMR:

TT

Chỉ tiêu

Chỉ tiêu năm 2023

Chỉ tiêu năm 2024

1

Tỷ lệ TCĐĐ các loại vắc xin cho trẻ em dưới 1 tuổi (lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Hib, bại liệt uống, sởi)

≥97%

≥97%

2

Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh trong vòng 24 giờ

≥80%

≥90%

3

Tỷ lệ tiêm vắc xin uốn ván 2 (UV2+) cho phụ nữ có thai

≥92%

≥92%

4

Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản

≥90%

≥90%

5

Tỷ lệ tiêm vắc xin sởi-rubella

≥95%

≥95%

6

Tỷ lệ tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván (DPT)

≥92%

≥92%

7

Tỷ lệ tiêm vắc xin bại liệt (IPV)

≥90%

≥90%

8

Tỷ lệ uống vắc xin Rota tại vùng triển khai

-

≥90%

b) Chỉ tiêu giám sát bệnh trong TCMR:

TT

Chỉ tiêu

Chỉ tiêu năm 2023

Chỉ tiêu năm 2024

1

Không có vi rút bại liệt hoang dại

0 trường hợp

0 trường hợp

2

100% huyện đạt tiêu chuẩn loại trừ UVSS

100% huyện đạt

100% huyện đạt

3

Tỷ lệ mắc sởi

≤ 5/100.000 người

≤ 5/100.000 người

4

Tỷ lệ mắc bạch hầu

≤ 0,05/100.000 người

≤ 0,1/100.000 người

5

Tỷ lệ mắc ho gà

≤ 1/100.000 người

≤ 1/100.000 người

6

Ca LMC được điều tra và lấy mẫu

≥ 1/100.000 trẻ dưới 15 tuổi

≥ 1/100.000 trẻ dưới 15 tuổi

7

Ca nghi sởi/rubella được điều tra và lấy mẫu xét nghiệm

≥ 2/100.000 dân trên phạm vi huyện

≥ 2/100.000 dân trên phạm vi huyện

8

Số ca chết sơ sinh được điều tra

≥ 2/1.000 trẻ đẻ sống

≥ 2/1.000 trẻ đẻ sống

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG

1. Phạm vi: Triển khai trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Đối tượng và nhu cầu vắc xin

a) Đối tượng: Căn cứ nhu cầu đăng ký của 10/10 huyện, thành phố, đối tượng thuộc Chương trình TCMR năm 2024 gồm: Trẻ em dưới 1 tuổi: 10.971 trẻ; Phụ nữ có thai: 10.760 người[2] (Chi tiết tại Phụ lục II).

b) Nhu cầu vắc xin năm 2024: Được ước tính trên cơ sở đăng ký nhu cầu của các huyện, thành phố (bao gồm số vắc xin để tiêm bù mũi cho những đối tượng thuộc Chương trình TCMR năm 2023 chưa được tiêm chủng đủ mũi, đối tượng năm 2024 và dự trữ trong 6 tháng năm 2025 theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng), cụ thể:

TT

Loại vắc xin

Tổng nhu cầu vắc xin năm 2024 và 6 tháng đầu năm 2025[3] (liều)

Số tồn năm 2023 (liều)

Số đã được cấp đến 15/6/2024 (liều)

Nhu cầu vắc xin còn lại (liều)

1

Viêm gan B sơ sinh

13.826

2.218

3.300

8.308

2

Lao

41.950

0

24.000

17.950

3

DPT-VGB-Hib

71.894

0

24.650

47.244

4

Bại liệt uống

102.900

0

56.000

46.900

5

Bại liệt tiêm

63.650

0

13.000

50.650

6

Sởi

35.260

0

19.000

16.260

7

Sởi-rubella

34.000

0

18.000

16.000

8

Viêm não Nhật Bản

51.155

40

22.000

29.115

9

Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván (DPT)

93.800

0

32.000

61.800

10

Uốn ván

58.260

440

50.000

7.820

11

Rota

38.528

0

0

38.528

12

Uốn ván - Bạch hầu (Td)

0

0

0

0

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI

1. Kiểm định vắc xin, hiệu chuẩn, bảo dưỡng hệ thống dây chuyền lạnh

- Nội dung: Phối hợp với Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế trong công tác kiểm định vắc xin, kiểm tra, giám sát hậu kiểm vắc xin trong quá trình sử dụng tại địa phương (nếu có). Tổ chức rà soát, huy động nguồn lực đầu tư, phối hợp với các tổ chức, đơn vị liên quan tiếp nhận, thay thế các tủ lạnh đã hư hỏng, đảm bảo 100% cơ sở TCMR có hệ thống dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin an toàn, hiệu quả. Thực hiện bảo dưỡng, hiệu chuẩn hệ thống dây chuyền lạnh các tuyến theo quy định.

- Thực hiện: Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; các Trung tâm Y tế huyện, thành phố và các đơn vị liên quan thực hiện thường xuyên.

2. Tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển vắc xin

- Nội dung:

+ Xây dựng kế hoạch chi tiết, dự trù vắc xin và vật tư tiêm chủng gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên nhằm đảm bảo được cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại vắc xin và vật tư cho tiêm chủng thường xuyên và tiêm chủng chiến dịch.

+ Thực hiện tiếp nhận vắc xin từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên và bảo quản vắc xin tại kho của tỉnh. Kịp thời phân bổ, điều tiết vắc xin cho các địa phương để triển khai tiêm chủng, không để xảy ra tình trạng tồn đọng vắc xin tại kho của tuyến tỉnh, huyện hoặc tình trạng thiếu, thừa vắc xin tại các địa phương.

+ Tăng cường công tác quản lý, bảo quản, vận chuyển vắc xin để đảm bảo vắc xin luôn có chất lượng tốt, giảm hao phí vắc xin và đảm bảo an toàn tiêm chủng.

- Thực hiện: Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật triển khai thực hiện. Thời gian: Quý I-IV năm 2024.

3. Triển khai kế hoạch sử dụng vắc xin trong Chương trình TCMR đảm bảo tiêm chủng an toàn và đạt tiến độ

- Nội dung: Tổ chức tiêm chủng các vắc xin trong TCMR đạt chỉ tiêu kế hoạch giao, đảm bảo kịp thời, an toàn, hiệu quả; tổ chức tiêm chủng vắc xin viêm gan B sơ sinh tại các bệnh viện, Trạm Y tế; tổ chức tiêm chủng cho trẻ có bệnh nền, trẻ cần khám sàng lọc tại bệnh viện; tổ chức tiêm chủng thường xuyên ít nhất 2 lần/tháng, thực hiện tiêm vét ngay trong tháng; tiếp tục triển khai tiêm vét, tiêm bù mũi các vắc xin trong TCMR cho đối tượng chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đủ mũi.

- Thực hiện: Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi; Trung tâm Y tế các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan thực hiện. Thời gian: Quý I-IV năm 2024.

4. Tăng cường giám sát các bệnh có vắc xin trong TCMR

- Nội dung: Duy trì giám sát các bệnh có vắc xin trong TCMR. Điều tra ca bệnh, lấy mẫu bệnh phẩm theo quy định đối với trường hợp liệt mềm cấp, nghi sởi, rubella, chết sơ sinh, nghi uốn ván sơ sinh tại các cơ sở y tế và cộng đồng đạt chỉ tiêu đề ra; lồng ghép giám sát phát hiện các bệnh trong TCMR.

- Thực hiện: Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện. Thời gian: Quý I-IV năm 2024.

5. Tăng cường an toàn tiêm chủng, theo dõi phản ứng sau tiêm chủng và kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng

- Nội dung:

+ Duy trì hệ thống giám sát phản ứng sau tiêm chủng các vắc xin trong TCMR; tổ chức các lớp tập huấn và tập huấn lại cho cán bộ làm công tác TCMR các tuyến về thực hiện tiêm chủng an toàn, giám sát, phát hiện, điều tra các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng

+ Thực hiện việc theo dõi, báo cáo, điều tra và tổ chức họp Hội đồng Tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin, các trường hợp được bồi thường sau sử dụng vắc xin trong TCMR theo quy định (nếu có).

+ Triển khai các hoạt động giám sát chủ động và giám sát thường quy hoạt động tiêm chủng theo kế hoạch.

- Thực hiện: Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; Bệnh viện đa khoa tỉnh; Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Hồi; Trung tâm Y tế các huyện, thành phố và các cơ sở tiêm chủng thực hiện. Thời gian: Quý I-IV năm 2024.

6. Tổ chức thống kê, báo cáo và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý số liệu tiêm chủng

- Nội dung: Tổng hợp, báo cáo kết quả TCMR, tình hình sử dụng vắc xin và vật tư tiêm chủng hàng tháng, hàng quý, năm theo quy định. Quản lý 100% đối tượng tiêm chủng và lịch sử tiêm chủng trên Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia. Tổng hợp các lỗi liên quan đến phần mềm và các khó khăn trong quá trình thực hiện, gửi báo cáo lên tuyến trên theo quy định.

- Thực hiện: Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; Bệnh viện đa khoa tỉnh; Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Hồi; Trung tâm Y tế các huyện, thành phố và các cơ sở tiêm chủng triển khai thực hiện. Thời gian: Quý I-IV năm 2024.

7. Công tác truyền thông, đào tạo, giám sát, đánh giá

- Nội dung:

+ Triển khai các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông bao gồm: xây dựng các chương trình, tọa đàm, phóng sự về vai trò, ý nghĩa, hiệu quả của Chương trình TCMR; xây dựng các bộ tài liệu truyền thông về TCMR (Thực hiện các Infograpphic, poster, video, cập nhật các thông điệp, khuyến cáo về tiêm chủng đúng lịch, an toàn tiêm chủng, theo dõi và phát hiện các phản ứng sau tiêm chủng....); tổ chức các lớp tập huấn truyền thông về tiêm chủng.

+ Triển khai hoạt động giám sát TCMR; xây dựng, cập nhật tài liệu chuyên môn, quy trình kỹ thuật về triển khai công tác TCMR và phổ biến cho các tuyến.

+ Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về thực hành tiêm chủng, an toàn tiêm chủng, giám sát bệnh trong TCMR.

- Thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện. Thời gian: Quý I-IV năm 2024.

8. Rà soát đối tượng, xác định nhu cầu vắc xin năm 2025

- Nội dung: Thực hiện việc rà soát số lượng trẻ em, phụ nữ có thai thuộc đối tượng của Chương trình TCMR để dự trù số lượng vắc xin, bố trí nguồn lực, xây dựng kế hoạch triển khai TCMR năm 2025.

- Thực hiện: Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; Trung tâm Y tế các huyện, thành phố và các cơ sở tiêm chủng thực hiện. Thời gian: Quý Il-III năm 2024.

9. Quản lý, điều hành hoạt động TCMR

- Nội dung: Chỉ đạo thường xuyên và kịp thời, đôn đốc địa phương triển khai hoạt động TCMR năm 2024 đảm bảo đạt các chỉ tiêu đề ra; thực hiện kiểm tra, giám sát công tác TCMR tại các tuyến; theo dõi, điều phối vắc xin giữa các địa phương để đảm bảo sử dụng vắc xin hiệu quả.

- Thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện. Thời gian: Quý I-IV năm 2024.

IV. KINH PHÍ TRIỂN KHAI

1. Kinh phí Trung ương: Đảm bảo kinh phí cho các hoạt động trong Chương trình TCMR theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 13/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.

2. Kinh phí địa phương: Sử dụng ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; nguồn huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có) theo quy định; nguồn kinh phí lồng ghép trong việc triển khai chương trình, đề án, dự án có liên quan của các Sở, ban ngành; đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội; các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để bảo đảm hoạt động của Chương trình TCMR năm 2024 đạt các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Tăng cường truyền thông vận động đối tượng tiêm chủng, phụ nữ có thai, người dân đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh, đúng lịch, đủ liều.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai các hoạt động tiêm chủng đảm bảo hiệu quả, kịp thời, an toàn; kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện, quản lý số liệu và báo cáo theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, thống kê, tổng hợp nhu cầu các vắc xin trong TCMR trên địa bàn tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nhu cầu và gửi về Bộ Y tế theo quy định.

- Phối hợp với Sở Tài chính kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bảo đảm nguồn kinh phí cho hoạt động tiêm chủng trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Y tế cân đối dự toán chi sự nghiệp y tế đã bố trí cho ngành theo phân cấp để thực hiện hoạt động TCMR theo quy định.

3. Sở Kế hoạch và đầu tư: Trên cơ sở đề xuất của Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về chủ trương tiếp nhận, triển khai các dự án có sử dụng vốn viện trợ nước ngoài, vốn ODA (nếu có) để thực hiện Chương trình TCMR năm 2024 trên địa bàn tỉnh đảm bảo theo quy định.

4. Sở Thông tin truyền thông, Đài phát Thanh và Truyền hình tỉnh

Phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan chỉ đạo, thực hiện thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng các chủ trương, chính sách về hoạt động tiêm chủng; tác dụng, lợi ích và sự cần thiết của việc tiêm chủng vắc xin để người dân tích cực tham gia tiêm chủng, bảo vệ bản thân và cộng đồng, phòng, chống dịch bệnh.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình TCMR năm 2024 tại địa phương; bố trí nguồn lực thực hiện và kinh phí ngân sách địa phương cho hoạt động Chương trình Tiêm chủng mở rộng trên địa bàn[4] theo phân cấp ngân sách, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương và đảm bảo các quy định hiện hành.

- Chỉ đạo, tổ chức triển khai hoạt động tiêm chủng trên địa bàn quản lý theo đúng quy định hiện hành. Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả hoạt động tiêm chủng trên địa bàn quản lý.

- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về tiêm chủng, xây dựng và phát triển các mô hình truyền thông phù hợp với điều kiện và nhu cầu thực tế tại địa phương.

- Chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng trong Chương trình TCMR trên địa bàn quản lý lập dự kiến nhu cầu vắc xin cả năm theo quy định, tổng hợp gửi về Sở Y tế trước ngày 30 tháng 5 hằng năm để tổng hợp.

Căn cứ nội dung Kế hoạch, các Sở ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị báo cáo bằng văn bản về Sở Y tế tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế (b(c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư,
Thông tin và Truyền thông;
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- VP UBND tỉnh: CVP, PCVP Trà Thanh Trí;
- Lưu: VT, CTTDT, KGVX.PTP

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Y Ngọc

 

PHỤ LỤC I

KẾT QUẢ CÔNG TÁC TCMR NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số 2378/KH-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

1. Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu

TT

Mục tiêu/chỉ tiêu

Chỉ tiêu

Kết quả 2023*

Nhận xét

1

Không để bại liệt quay trở lại

Không

Không

Đạt

2

Duy trì thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh

100% huyện đạt

100% huyện đạt

Đạt

3

Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi

≥97%

64,8

Không đạt

4

Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh <24 giờ

≥80%

79,6

Không đạt

5

Tỷ lệ tiêm vắc xin phòng lao

≥97%

96,4%

Không đạt

6

Tỷ lệ tiêm vắc xin DPT-VGB-Hib mũi 3

≥97%

34,6%

Không đạt

7

Tỷ lệ uống vắc xin bại liệt (bOPV) lần 3

≥97%

83,4%

Không đạt

8

Tỷ lệ tiêm vắc xin sởi

≥97%

91,0%

Không đạt

9

Tỷ lệ tiêm vắc xin bại liệt (IPV) mũi 2

≥90%

77,3%

Không đạt

10

Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản

 

 

 

-

Mũi 1

≥90%

89,8%

Không đạt

-

Mũi 2

≥90%

88,0%

Không đạt

-

Mũi 3

≥90%

89,6%

Không đạt

11

Tỷ lệ tiêm vắc xin sởi - rubella

≥92%

91,1%

Không đạt

12

Tỷ lệ tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván (DPT)

≥92%

71,7%

Không đạt

13

Tỷ lệ tiêm vắc xin uốn ván (UV2+) cho phụ nữ có thai

≥92%

90,0%

Không đạt

14

Tỷ lệ mắc sởi

≤5/100.000 dân

0

Đạt

15

Tỷ lệ mắc bạch hầu

≤0.05/100.000 dân

0

Đạt

16

Tỷ lệ mắc ho gà

≤1/100.000 dân

0

Đạt

Ghi chú:* Kết quả thực hiện năm 2023 đã được cập nhật số tiêm bù/ tiêm vét cho đối tượng của năm 2023 đến hết ngày 31/5/2024.

Nhận xét: Năm 2023, việc cung ứng vắc xin từ Bộ Y tế cho các địa phương trong TCMR bị gián đoạn, các vắc xin trong Chương trình TCMR không đủ để triển khai các hoạt động tiêm chủng thường xuyên nên tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin đạt rất thấp, không đạt chỉ tiêu kế hoạch giao.

2. Các hoạt động đã triển khai

- Ban hành đầy đủ và kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát để triển khai thực hiện tốt công tác tiêm chủng trên địa bàn tỉnh. Tiếp nhận và phân phối kịp thời các loại vắc xin trong TCMR, đúng theo tiến độ cung ứng vắc xin từ tuyến trên. Thực hiện tốt công tác giám sát tình hình bệnh truyền nhiễm trong Chương trình TCMR, không ghi nhận các trường hợp mắc/chết các bệnh truyền nhiễm trong Chương trình. Triển khai các hoạt động tiêm vét/tiêm bổ sung các vắc xin: Bại liệt tiêm (IPV) cho trẻ sinh năm 2021-2022 (đạt tỷ lệ 91,3%); tiêm bổ sung vắc xin uốn cho phụ nữ tuổi sinh đẻ vùng nguy cơ cao (kết quả cập nhật đến ngày 31/5/2024 đạt tỷ lệ 94,5%).

- Tổ chức 04 lớp tập huấn về thực hành tiêm chủng cho nhân viên y tế tuyến tỉnh, huyện với 110/110 người tham dự. Thực hiện truyền thông trên loa/đài phát thanh: 245 lượt; đăng bài trên các báo/trang thông tin điện tử: 168 bài; sản xuất thông điệp, tờ gấp/tờ rơi: 80 tờ; tổ chức xe loa lưu động: 03 lượt; lồng ghép các chương trình truyền thông trực tiếp tại cộng đồng và trường học: 3.812 buổi.

- Công tác kiểm tra, giám sát: Phối hợp với Chương trình TCMR quốc gia làm việc với Đoàn chuyên gia GAVI về đánh giá triển khai các vắc xin viện trợ trong giai đoạn 2017-2022, kết quả: Công tác thống kê, báo cáo về số liệu, kết quả triển khai tiêm chủng các loại vắc xin được GAVI tài trợ giai đoạn 2017-2022 thực hiện tốt, đầy đủ, đúng theo quy định của Bộ Y tế. Phối hợp với Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và Sinh phẩm Y tế trong công tác giám sát chất lượng vắc xin, sinh phẩm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và Trung tâm Y tế huyện Đăk Hà, kết quả: Công tác bảo quản vắc xin thực hiện tốt, đúng quy định. Đã triển khai 03 đợt giám sát tại 10/10 huyện, thành phố và 45/102 xã/phường/thị trấn nhằm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở tiêm chủng thực hiện đúng các quy định hiện hành về TCMR.

- Tiếp nhận và đưa vào sử dụng các tủ lạnh chuyên dụng bảo quản vắc xin (gồm 01 tủ TCW4000AC và 46 tủ lạnh HBC80), công tác bảo quản vắc xin được duy trì hiệu quả, góp phần đảm bảo an toàn tiêm chủng và nâng cao hiệu quả hoạt động tiêm chủng trên địa bàn tỉnh.

3. Một số khó khăn và nguyên nhân

- Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin còn thấp; một số bà mẹ còn e dè về các phản ứng sau tiêm vắc xin, sợ trẻ ốm, sốt sau tiêm nên không đưa trẻ đi tiêm chủng.

- Hoạt động tiêm chủng vắc xin viêm gan B trong vòng 24h sau sinh chủ yếu thực hiện tại các bệnh viện tuyến tỉnh và các Trung tâm Y tế huyện có phòng sinh. Triển khai tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh vẫn còn là thách thức tại địa phương, với đặc thù là tỉnh miền núi, tỷ lệ sinh tại nhà vẫn còn cao của một số bộ phận người đồng bào dân tộc thiểu số.

- Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia chưa hoàn thiện, hoạt động thiếu ổn định, gây khó khăn cho các cơ sở tiêm chủng khi thực hiện Hệ thống./.

 

PHỤ LỤC II

VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
(Kèm theo Kế hoạch số 2378/KH-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

1. Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007; Luật Dược năm 2016.

2. Các Nghị định của Chính phủ: số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định về hoạt động tiêm chủng; số 13/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP; số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

3. Các Nghị định của Chính phủ: số 104/NQ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2022 về Lộ trình tăng số lượng vắc xin trong Chương trình TCMR giai đoạn 2021-2030; số 224/NQ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2023 về đảm bảo kinh phí mua vắc xin cho Chương trình TCMR.

4. Các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế: số 10/2024/TT-BYT ngày 13 tháng 6 năm 2024 ban hành Danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc; số 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ; số 34/2018/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP; số 24/2018/TT-BYT ngày 18 tháng 9 năm 2018 quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin; số 05/2020/TT-BYT ngày 03 tháng 4 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2018/TT-BYT.

5. Quyết định số 1286/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình đảm bảo nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030.

6. Các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế: số 3421/QĐ-BYT ngày 28 tháng 7 năm 2017 ban hành Quy chế quản lý, sử dụng Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia; số 3384/QĐ-BYT ngày 03 tháng 8 năm 2020 ban hành Hệ số sử dụng vắc xin và vật tư tiêu hao trong TCMR; số 1575/QĐ-BYT ngày 27 tháng 3 năm 2023 ban hành Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em; số 1728/QĐ-BYT ngày 04 tháng 6 năm 2023 ban hành Kế hoạch của Bộ Y tế triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030 theo Quyết định số 1286/QĐ-TTg; số 697/QĐ-BYT ngày 22 tháng 3 năm 2024 sửa đổi, bổ sung Kế hoạch của Bộ Y tế triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030 theo Quyết định số 1286/QĐ-TTg; số 1596/QĐ-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2024 ban hành Kế hoạch TCMR năm 2024.

7. Quyết định số 43/2020/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 tỉnh Kon Tum.


PHỤ LỤC III

SỐ ĐỐI TƯỢNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH TCMR NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 2378/KH-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

TT

Đơn vị

Huyện miền núi khó khăn/ huyện nghèo

Tổng số xã

Số xã miền núi đặc biệt khó khăn

Số xã miền núi khó khăn

Dân số

Trẻ < 1 tuổi

Trẻ 18 tháng

Đối tượng tiêm vắc xin VNNB (1-5 tuổi)

Trẻ 7 tuổi

Phụ nữ có thai

Số trẻ <1 tuổi

Trong đó số đối tượng vùng khó khăn

Số trẻ 18 tháng

Trong đó số đối tượng vùng khó khăn

Số trẻ tiêm 2 mũi

Trong đó số đối tượng vùng khó khăn

Số trẻ tiêm mũi 3

Trong đó số đối tượng vùng khó khăn

Số trẻ 7 tuổi

Trong đó số đối tượng vùng khó khăn

Số PNCT

Trong đó số đối tượng vùng khó khăn

1

TP Kon Tum

-

21

-

3

186.872

2.931

175

2.931

175

2.931

175

2.953

175

2.983

179

2.931

175

2

Đăk Hà

-

11

5

1

82.660

1.478

766

1.462

750

2.024

1.213

2.018

1.230

1.978

1.433

1.346

707

3

Đăk Tô

-

09

5

-

53.382

1.208

758

1.224

774

1.191

746

1.147

707

1.190

797

1.158

703

4

Tu Mơ Rông

1

11

11

-

28.960

756

756

800

800

774

774

765

765

725

725

756

756

5

Ngọc Hồi

-

8

1

-

60.759

1.004

130

1.004

130

1.004

130

930

118

1.282

108

1.004

130

6

Đăk Glei

-

12

10

-

52.043

1.065

1.065

1.065

1.065

1.065

1.065

1.065

1,065

1.119

1.119

1.065

1.065

7

Kon Plông

1

9

6

1

28.582

568

400

594

439

572

397

566

389

573

415

568

392

8

Kon Rẫy

-

7

4

-

30.933

612

302

609

302

609

302

609

302

626

291

609

302

9

Sa Thầy

-

11

7

-

55.149

1.135

753

1.127

749

1.135

755

1.015

679

1.201

823

1.140

765

10

Ia H’Drai

1

3

3

-

10.254

214

214

214

214

211

211

211

211

172

172

183

183

Tổng cộng:

03

102

52

5

589.594

10.971

5.319

11.030

5.398

11.516

5.768

11.279

5.641

11.849

6.062

10.760

5.178

Ghi chú: - Số huyện miền núi khó khăn huyện nghèo được quy định tại Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025.

- Số xã miền núi khó khăn và đặc biệt khó khăn được quy định tại Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.



[1] Có phụ lục I kèm theo

[2] Văn bản số 4238/SYT-NVYD ngày 27/11/2023 của Sở Y tế tỉnh Kon Tum về việc đăng ký đối tượng Tiêm chủng mở rộng năm 2024 tỉnh Kon Tum.

[3] Văn bản số 4473/SYT-NVYD ngày 09/12/2023 của Sở Y tế tỉnh Kon Tum về việc đăng ký nhu cầu vắc xin trong Tiêm chủng mở rộng năm 2024 và 6 tháng đầu năm 2025.

[4] Ngoài nguồn kinh phí Trung ương để đảm bảo cho các hoạt động trong Chương trình TCMR theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 05/02/2024 của Chính phủ, và kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh).

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 2378/KH-UBND thực hiện Chương trình tiêm chủng mở rộng ngày 05/07/2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


34

DMCA.com Protection Status
IP: 18.219.89.43
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!