QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG NĂM 2024
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Phòng
chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ban hành ngày 21/11/2007;
Căn cứ Luật Ngân
sách nhà nước số 83/2015/QH13 ban hành ngày 25/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP
ngày 15/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 104/2016/NĐ-CP
ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;
Căn cứ Nghị định số 13/2024/NĐ-CP
ngày 05/02/2024 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của
Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ
Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch Tiêm chủng mở rộng
năm 2024”.
Điều 2. Trên cơ sở kế hoạch này, các đơn vị, địa phương tổ chức triển
khai thực hiện đảm bảo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Bộ; Cục trưởng các Cục: Y tế dự
phòng; Quản lý Dược; Quản lý Khám, chữa bệnh; Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài
chính; Viện trưởng các Viện: Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, Kiểm định Quốc gia vắc
xin và Sinh phẩm Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố và Thủ trưởng các
đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Đ/c Thứ trưởng;
- UBND các tỉnh, thành phố;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố;
- TT. KSBT các tỉnh, thành phố;
- Công ty: IVAC, POLYVAC, VABIOTECH;
- Lưu: VT, DP.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Liên Hương
|
KẾ HOẠCH
TIÊM
CHỦNG MỞ RỘNG NĂM 2024
(Kèm theo Quyết định số 1596/QĐ-BYT ngày 10/6/2024 của Bộ Y tế)
Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) là chương
trình do Nhà nước tổ chức để tiêm chủng miễn phí đối với các vắc xin bắt buộc sử
dụng để phòng các bệnh truyền nhiễm cho trẻ em và phụ nữ có thai. Hiện nay,
Chương trình đang triển khai tiêm chủng vắc xin để phòng 10 bệnh truyền nhiễm
phổ biến, nguy hiểm, góp phần quan trọng trong việc thanh toán, loại trừ và giảm
mạnh các trường hợp bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Để góp phần đạt được mục tiêu
Phát triển thiên niên kỷ số 4 là giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi, Việt Nam cần
tiếp tục duy trì những thành quả và tăng cường hơn nữa chất lượng, hiệu quả của
Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
Theo chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và
Chính phủ[1], Việt Nam phấn
đấu đến năm 2025 đạt tỷ lệ TCMR cho trẻ em là 90% và bổ sung thêm vắc xin phòng
02 bệnh truyền nhiễm; đến năm 2030 bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng đạt 95% và bổ sung
tiếp vắc xin phòng 02 bệnh truyền nhiễm. Ngày 15/8/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị
quyết số 104/NQ-CP ngày 15/8/2022 về lộ trình
tăng số lượng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn
2022-2030, trong đó phê duyệt bổ sung 04 loại vắc xin trong Tiêm chủng mở rộng
đến năm 2030.
Ngày 24/6/2023, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 99/2023/QH15 về giám sát chuyên đề về việc huy động,
quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19;
việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng trong đó chỉ
đạo bố trí ngân sách trung ương để tiếp tục thực hiện Chương trình tiêm chủng mở
rộng quốc gia bảo đảm thống nhất, hiệu quả trong cả nước. Ngày 29/11/2023, Quốc
Hội thông qua Nghị quyết số 109/2023/QH15 về
tiếp tục thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khoá XIV và từ đầu nhiệm kỳ
khoá XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn trong đó chỉ đạo
thực hiện nghiêm việc bảo đảm dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho công tác Y tế
dự phòng; đảm bảo đủ vắc xin và duy trì tỷ lệ tiêm chủng đạt trên 90% đối với tất
cả các loại vắc xin trong Chương trình TCMR.
Để tiếp tục duy trì thành quả của công tác tiêm chủng,
đảm bảo công tác tiêm chủng được triển khai hiệu quả, thống nhất trên toàn quốc,
từng bước tăng số lượng vắc xin trong TCMR và có cơ sở đề xuất ngân sách trung
ương được bố trí trong ngân sách thường xuyên của Bộ Y tế, Bộ Y tế xây dựng Kế
hoạch Tiêm chủng mở rộng năm 2024.
I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC TIÊM CHỦNG MỞ
RỘNG NĂM 2023
1. Kết quả thực hiện các mục
tiêu, chỉ tiêu
Bảng 1: Kết quả
thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu năm 2023
TT
|
Mục tiêu/chỉ
tiêu
|
Chỉ tiêu
|
Kết quả thực hiện
|
Nhận xét
|
1
|
Không để bại liệt quay trở lại
|
Không
|
Không
|
Đạt
|
2
|
Duy trì thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh (UVSS)
|
100% huyện đạt
|
100% huyện đạt
|
Đạt
|
3
|
Tỷ lệ tiêm vắc xin Viêm gan B sơ sinh < 24 giờ
|
≥80%
|
81,8%
|
Đạt
|
4
|
Tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Lao
|
≥90%
|
95,1%
|
Đạt
|
5
|
Tỷ lệ tiêm vắc xin DPT-VGB-Hib 3
|
≥90%
|
64,9%
|
Chưa đạt
|
6
|
Tỷ lệ uống vắc xin Bại liệt (bOPV) lần 3
|
≥90%
|
59,8%
|
Chưa đạt
|
7
|
Tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Sởi
|
≥90%
|
82,0%
|
Chưa đạt
|
8
|
Tỷ lệ tiêm vắc xin Bại liệt (IPV) lần 2
|
≥90%
|
77,5%
|
Chưa đạt
|
9
|
Tỷ lệ tiêm vắc xin Sởi-Rubella
|
≥95%
|
86,0%
|
Chưa đạt
|
10
|
Tỷ lệ tiêm vắc xin Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván
(DPT)
|
≥80%
|
55,7%
|
Chưa đạt
|
11
|
Tỷ lệ tiêm vắc xin Viêm não Nhật bản
|
≥90%
|
88,3%
|
Chưa đạt
|
12
|
Tỷ lệ PNCT được tiêm đủ mũi vắc xin Uốn ván
|
≥85%
|
89,5%
|
Đạt
|
13
|
Tỷ lệ mắc Sởi
|
≤5/100.000 dân
|
0,035 (35 ca)
|
Đạt
|
14
|
Tỷ lệ mắc Bạch hầu
|
≤0.05/100.000 dân
|
0,058 (58 ca)
|
Chưa đạt
|
15
|
Tỷ lệ mắc Ho gà
|
≤1/ 100.000 dân
|
0,035 (35 ca)
|
Đạt
|
Tỷ lệ tiêm chủng hầu hết các vắc xin cho trẻ em dưới
1 tuổi, vắc xin DPT, vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ 18 tháng và vắc xin Viêm não
Nhật bản không đạt tiến độ.
2. Các hoạt động đã triển
khai
2.1. Cung ứng vắc xin
Tháng 12/2023, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương hoàn
thiện các thủ tục mua và ký hợp đồng cung ứng 10 loại vắc xin sản xuất trong nước
với tổng số 19.529.000 liều và vắc xin DPT-VGB-Hib là 2,8 triệu liều. Đến ngày
31/12/2023, 07/10 loại vắc xin được nhà sản xuất cung ứng đủ theo kế hoạch, 03
loại không cung ứng đủ theo kế hoạch (vắc xin DPT 1.531.000/2.000.000 liều, Uốn
ván 1.472.000/1.800.000 liều, Rota 549.164/1.822.000 liều)
Đối với vắc xin Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm
gan B - Hib (DPT-VGB-Hib) nhập khẩu:
- Bộ Y tế đã vận động WHO, UNICEF, Chính phủ Úc viện
trợ cho Việt Nam 748.000 liều.
- Bộ Y tế (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) đã tiến
hành đấu thầu mua 2,8 triệu liều. Lô hàng đầu tiên đã bàn giao trong tháng
4/2024 và dự kiến hoàn thành trong tháng 6/2024.
2.2. Duy trì, tăng cường Hệ thống dây chuyền lạnh
Trong năm 2023, Bộ Y tế đã phối hợp với UNICEF tiếp
nhận và lắp đặt 200 tủ lạnh TCW 4000AC cho Trung tâm Y tế các huyện, 1300 tủ
HBC-80 cho tuyến xã và 1500 chiếc Fridge Tag 2E; đồng thời triển khai thí điểm
phần mềm Quản lý thiết bị dây chuyền lạnh TCMR và phân tích khoảng trống thiết
bị DCL (IGA) của WHO tại 4 tỉnh Lai Châu, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Tây Ninh do
UNICEF hỗ trợ và tập huấn cho 63 tỉnh/thành phố. Dự kiến sẽ mở rộng triển khai
đến tuyến huyện trong năm 2024.
2.3. Chỉ đạo, giám sát, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật,
đào tạo, tập huấn
Trong năm 2023, các đơn vị thuộc Bộ Y tế tổ chức
các đoàn kiểm tra, giám sát về hoạt động tiêm chủng thường xuyên, tiêm chủng bổ
sung, vận chuyển, bảo quản vắc xin, an toàn tiêm chủng, giám sát các bệnh trong
TCMR; tổ chức 04 lớp tập huấn về Hệ thống Quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia
(NIIS), 01 hội nghị trực tuyến tập huấn về khám sàng lọc trước tiêm chủng cho
trẻ em, 04 hội thảo tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến tỉnh về giám
sát, điều tra phản ứng sau tiêm chủng, 04 hội thảo tập huấn cho thành viên Hội
đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng
vắc xin của 63 tỉnh, thành phố; xây dựng tài liệu tập huấn, đào tạo liên tục về
an toàn tiêm chủng, các hướng dẫn triển khai công tác TCMR.
2.4. Triển khai rà soát tiền sử tiêm chủng, tiêm
bù mũi cho trẻ em nhập học mầm non, tiểu học
Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây
dựng và ban hành Kế hoạch 980/KH-BYT-BGDĐT ngày 19/7/2023 về triển khai kiểm
tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ em nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm
non, tiểu học; tổ chức hội thảo lập kế hoạch, hoàn thành tập huấn cho 100% tuyến
tỉnh, huyện, xã và các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học tại 10/12 tỉnh. Hiện tại,
đã cơ bản hoàn thành rà soát tiền sử tiêm chủng tại 6 tỉnh, các tỉnh khu vực miền
Nam, Tây Nguyên đang triển khai.
2.5. Chuẩn bị cho triển khai vắc xin mới trong
TCMR
- Vắc xin phòng bệnh Tiêu chảy do vi rút Rota (vắc
xin Rota), vắc xin Phế cầu và vắc xin phòng Ung thư cổ tử cung (vắc xin HPV) sẽ
được bổ sung vào Chương trình TCMR theo Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 15/8/2022 của Chính phủ về lộ
trình tăng số lượng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn
2022-2030.
- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã hướng dẫn các
địa phương đăng ký triển khai và đề xuất nhu cầu đặt hàng cung cấp vắc xin
Rota.
- Bộ Y tế đã phê duyệt tiếp nhận hỗ trợ của GAVI đối
với vắc xin Rota (145.200 liều) và chủ trương tiếp nhận hỗ trợ để triển khai vắc
xin HPV từ năm 2025.
3. Một số khó khăn, tồn tại
và nguyên nhân
3.1. Khó khăn, tồn tại
- Nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch và đủ
mũi các vắc xin, tỷ lệ tiêm chủng hầu hết các vắc xin không đạt chỉ tiêu đề ra.
- Kinh phí đầu tư từ nguồn Ngân sách địa phương cho
công tác TCMR còn hạn chế, một số địa phương chưa bố trí kinh phí hàng năm cho
công tác tiêm chủng thường xuyên và giám sát bệnh truyền nhiễm có vắc xin trong
TCMR. Kinh phí từ nguồn viện trợ cho công tác giám sát các bệnh truyền nhiễm có
vắc xin trong Chương trình TCMR giảm và bị gián đoạn.
- Nhân sự làm công tác TCMR, đặc biệt là tuyến cơ sở
thay đổi nhiều sau đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến triển khai các hoạt động
và làm tăng nhu cầu đào tạo mới, đào tạo lại.
- Việc quản lý, theo dõi đối tượng tiêm chủng trên
Hệ thống Quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia còn nhiều hạn chế, việc trích xuất
số liệu và biểu mẫu báo cáo còn nhiều lỗi; tốc độ truy vấn báo cáo trên Hệ thống
tại tuyến tỉnh, khu vực, quốc gia còn chậm. Việc ước tính nhu cầu vắc xin TCMR
tại các địa phương gặp khó khăn do tỷ lệ sử dụng vắc xin dịch vụ thay đổi theo
nhu cầu thực tiễn của phụ huynh ở từng địa phương.
3.2. Nguyên nhân
- Do việc kết thúc chương trình mục tiêu y tế, từ
năm 2023 chuyển đổi chương trình mục tiêu y tế dân số thành nhiệm vụ chi thường
xuyên cho các địa phương, trong đó có bố trí ngân sách địa phương để mua vắc
xin. Tuy nhiên, các địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí, phê duyệt
kinh phí, đấu thầu, phê duyệt giá, kinh nghiệm triển khai... dẫn đến việc cung ứng
vắc xin TCMR bị gián đoạn. Ngày 10/7/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị
quyết 98/NQ-CP về việc tiếp tục bố trí Ngân
sách trung ương năm 2023 cho Bộ Y tế để mua vắc xin TCMR cho tất cả các địa
phương trên toàn quốc. Do đó, đến cuối tháng 12/2023 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung
ương mới có thể hoàn thiện các thủ tục để mua các loại vắc xin.
- Hệ thống Quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia
đòi hỏi lưu trữ dữ liệu hàng năm lớn và nhu cầu cập nhật Hệ thống khi đưa vắc
xin mới vào TCMR, do đó cần bổ sung các văn bản pháp quy, giải pháp kỹ thuật về
số hóa, bảo mật, sao lưu, phục hồi dữ liệu tiêm chủng cá nhân, cải thiện tốc độ
truy cập dữ liệu của Hệ thống.
II. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI TIÊM CHỦNG
MỞ RỘNG NĂM 2024
1. Mục tiêu
- Cung ứng đầy đủ vắc xin trong Chương trình TCMR.
- Duy trì thành quả và nâng cao hiệu quả công tác
TCMR.
- Triển khai các vắc xin mới trong TCMR (vắc xin
Rota, Td).
2. Chỉ tiêu chuyên môn
- Đạt tỷ lệ tiêm chủng các vắc xin trong Chương
trình TCMR theo chỉ tiêu tại Bảng 2.
- Đạt chỉ tiêu giám sát bệnh có vắc xin phòng bệnh
trong Chương trình TCMR theo chỉ tiêu tại Bảng 3.
Bảng 2: Chỉ tiêu
tiêm chủng vắc xin TCMR năm 2024
TT
|
Chỉ tiêu
|
Chỉ tiêu năm
2023
|
Chỉ tiêu năm
2024
|
1
|
Tỷ lệ TCĐĐ các loại vắc xin cho trẻ em dưới 1 tuổi
(Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, VGB, Hib, Bại liệt uống, Sởi)
|
≥ 90%
|
≥ 90%
|
2
|
Tỷ lệ tiêm vắc xin Viêm gan B sơ sinh trong vòng
24 giờ
|
≥ 80%
|
≥ 90%
|
3
|
Tỷ lệ tiêm vắc xin Uốn ván 2 cho phụ nữ có thai
|
≥ 85%
|
≥ 90%
|
4
|
Tỷ lệ tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản
|
≥ 90%
|
≥ 90%
|
5
|
Tỷ lệ tiêm vắc xin Sởi - Rubella
|
≥ 95%
|
≥ 95%
|
6
|
Tỷ lệ tiêm vắc xin Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván
(DPT)
|
≥ 80%
|
≥ 90%
|
7
|
Tỷ lệ tiêm vắc xin Td cho trẻ 7 tuổi tại vùng triển
khai
|
≥ 90%
|
≥ 90%
|
8
|
Tỷ lệ tiêm vắc xin Bại liệt (IPV)
|
≥ 90%
|
≥ 90%
|
9
|
Tỷ lệ uống vắc xin Rota tại vùng triển khai
|
-
|
≥ 90%
|
Bảng 3: Chỉ tiêu
giám sát bệnh trong TCMR năm 2024
TT
|
Chỉ tiêu
|
Chỉ tiêu năm
2023
|
Chỉ tiêu năm
2024
|
1
|
Không có vi rút bại liệt hoang dại
|
0 trường hợp
|
0 trường hợp
|
2
|
100% huyện đạt tiêu chuẩn loại trừ UVSS
|
100% huyện đạt
|
100% huyện đạt
|
3
|
Tỷ lệ mắc Sởi
|
≤ 5/100.000 người
|
≤ 5/100.000 người
|
4
|
Tỷ lệ mắc Bạch hầu
|
≤ 0,05/100.000 người
|
≤ 0,1/100.000 người
|
5
|
Tỷ lệ mắc Ho gà
|
≤ 1/100.000 người
|
≤ 1/100.000 người
|
6
|
Ca LMC được điều tra và lấy mẫu
|
≥ 1/100.000 trẻ dưới
15 tuổi
|
≥ 1/100.000 trẻ dưới
15 tuổi
|
7
|
Ca nghi sởi/rubella được điều tra và lấy mẫu xét
nghiệm
|
≥ 2/100.000 dân
trên phạm vi huyện
|
≥ 2/100.000 dân
trên phạm vi huyện
|
8
|
Số ca chết sơ sinh được điều tra
|
≥2/1.000 trẻ đẻ sống
|
≥2/1.000 trẻ đẻ sống
|
3. Phạm vi, thời gian triển
khai
3.1. Phạm vi triển khai
Triển khai trên phạm vi toàn quốc tại 63 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương.
3.2. Thời gian triển khai: Năm 2024
4. Đối tượng và số lượng vắc
xin
4.1. Đối tượng (Chi tiết tại Phụ lục I)
Căn cứ văn bản đăng ký của 63 tỉnh/thành phố, đối
tượng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng năm 2024 như sau:
- Trẻ em: 1.269.292
- Phụ nữ có thai: 1.203.650
4.2. Số lượng vắc xin
Nhu cầu vắc xin năm 2024 được ước tính trên cơ sở
đăng ký nhu cầu của 63 tỉnh/thành phố (bao gồm số vắc xin để tiêm bù mũi cho
những đối tượng thuộc Chương trình TCMR năm 2023 chưa được tiêm chủng đủ mũi, đối
tượng của năm 2024 và dự trữ trong 06 tháng năm 2025 theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 104/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính
phủ quy định về hoạt động tiêm chủng), số vắc xin đã mua/được viện trợ, chỉ
tiêu tiêm chủng và hệ số sử dụng vắc xin với tổng số 24.318.396 liều,
bao gồm 11 loại vắc xin (Viêm gan B sơ sinh, Lao, Bại liệt uống, Sởi, Sởi -
Rubella, Viêm não Nhật Bản, Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván, Uốn ván - Bạch hầu giảm
liều, Uốn ván, Rota và DPT-VGB-Hib; riêng vắc xin Bại liệt tiêm tiếp nhận viện
trợ từ GAVI với số lượng dự kiến khoảng 2.694.000 liều). (Xem Bảng 4 và Chi
tiết tại Phụ lục 2)
Bảng 4. Nhu cầu vắc
xin năm 2024
TT
|
Loại vắc xin
|
Nhu cầu đề xuất
của 63 tỉnh/TP
|
Số tồn năm
2023/ đã có kế hoạch nhận năm 2024 (liều)
|
Nhu cầu năm
2024
(liều)
|
NSNN
|
Viện trợ
|
(a)
|
(b)
|
(c)
|
(d=a-b-c)
|
1
|
Viêm gan B sơ sinh
|
2.069.600
|
1.000.000
|
0
|
1.069.600
|
2
|
Lao
|
3.391.500
|
1.550.000
|
0
|
1.841.500
|
3
|
Bại liệt uống
|
8.119.100
|
4.980.000
|
0
|
3.139.100
|
4
|
Sởi
|
3.177.100
|
1.900.000
|
0
|
1.277.100
|
5
|
Sởi- Rubella
|
3.323.100
|
1.700.000
|
0
|
1.623.100
|
6
|
Viêm não Nhật Bản
|
3.910.100
|
1.400.000
|
0
|
2.510.100
|
7
|
Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván (DPT)
|
4.403.300
|
1.531.000
|
0
|
2.872.300
|
8
|
Uốn ván - Bạch hầu giảm liều (Td)
|
1.831.600
|
1.377.000
|
0
|
454.600
|
9
|
Uốn ván
|
4.874.500
|
1.472.240
|
0
|
3.402.260
|
10
|
Rota
|
1.936.200
|
549.164
|
140.000
|
1.247.036
|
11
|
DPT-VGB-Hib
|
5.372.300
|
0
|
490.600
|
4.881.700
|
Tổng số
|
42.408.400
|
17.459.404
|
630.600
|
24.318.396
|
5. Các hoạt động triển khai
5.1. Rà soát, xây dựng các quy định, hướng dẫn về
công tác tiêm chủng
- Nội dung hoạt động:
+ Hoàn thiện và trình Bộ Y tế ký ban hành Đề án tăng
cường công tác tiêm chủng và tăng số lượng vắc xin trong TCMR đến năm 2030[1]; Thông tư thay thế Thông
tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y
tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc
xin, sinh phẩm y tế bắt buộc và các quy định, hướng dẫn khác (nếu có).
+ Hướng dẫn thi hành các quy định, hướng dẫn về
công tác tiêm chủng.
- Thời gian thực hiện: Quý I-IV năm 2024
- Đơn vị đầu mối: Cục Y tế dự phòng
- Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp chế; Vụ Kế hoạch - Tài
chính; Cục Quản lý Dược; Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; các Viện Vệ sinh dịch tễ,
Viện Pasteur; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (KSBT)
các tỉnh, thành phố và các đơn vị liên quan.
5.2. Mua vắc xin cho các đối tượng trong Chương
trình TCMR năm 2024
- Nội dung hoạt động: Mua sắm vắc xin cho tiêm chủng
thường xuyên, tiêm chủng bổ sung, tiêm bù, tiêm vét và triển khai vắc xin mới
trong TCMR năm 2024, bao gồm 11 loại vắc xin: Viêm gan B sơ sinh, Lao, Bại liệt
uống, Sởi, Sởi - Rubella, Viêm não Nhật Bản, Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván, Uốn
ván - Bạch hầu giảm liều, Uốn ván, Rota và DPT-VGB-Hib.
- Thời gian thực hiện: Quý II-IV năm 2024
- Đơn vị đầu mối: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
- Đơn vị phối hợp: Cục Y tế dự phòng; Vụ Kế hoạch -
Tài chính; các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; các nhà sản xuất, nhập khẩu
vắc xin trong nước, nước ngoài và các đơn vị liên quan.
5.3. Kiểm định vắc xin
- Nội dung hoạt động: Thực hiện việc kiểm định vắc xin;
kiểm tra, giám sát hậu kiểm vắc xin trong quá trình sử dụng tại các tuyến. Dự
kiến hoạt động giám sát, hậu kiểm vắc xin năm 2024 sẽ thực hiện tại 30 tỉnh,
thành phố tại 04 khu vực trên cả nước.
- Thời gian thực hiện: Quý I-IV năm 2024
- Đơn vị đầu mối: Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin
và Sinh phẩm y tế
- Đơn vị phối hợp: Cục Quản lý Dược; Cục Y tế dự
phòng; các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Sở Y tế các tỉnh, thành phố;
Trung tâm KSBT các tỉnh, thành phố và các đơn vị liên quan.
5.4. Tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển vắc xin
a) Tuyến Trung ương
- Nội dung hoạt động:
+ Tiếp nhận và bảo quản vắc xin sản xuất trong nước,
vắc xin nhập khẩu tại kho quốc gia (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương).
+ Cấp phát, vận chuyển vắc xin đến kho khu vực miền
Nam (Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh), miền Trung (Viện Pasteur Nha Trang), Tây
Nguyên (Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên).
- Thời gian thực hiện: Quý I-IV năm 2024
- Đơn vị đầu mối: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
- Đơn vị phối hợp: các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện
Pasteur và các đơn vị liên quan.
b) Tuyến khu vực
- Nội dung hoạt động:
+ Tiếp nhận vắc xin từ tuyến Trung ương (Viện Vệ
sinh dịch tễ Trung ương) và bảo quản vắc xin tại các kho của các Viện khu vực
(Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây
Nguyên),
+ Cấp phát, vận chuyển vắc xin TCMR và vắc xin
phòng COVID-19 bằng đường bộ sử dụng xe tải lạnh chuyên dụng từ các Viện khu vực
giao đến kho của các tỉnh thuộc khu vực phụ trách; báo cáo tình hình cấp phát,
sử dụng vắc xin về Cục Y tế dự phòng và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
- Thời gian thực hiện: Quý I-IV năm 2024
- Đơn vị đầu mối: các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur
khu vực
- Đơn vị phối hợp: Trung tâm KSBT các tỉnh, thành
phố và các đơn vị liên quan.
c) Địa phương
- Nội dung hoạt động:
+ Tiếp nhận vắc xin từ tuyến khu vực và bảo quản vắc
xin tại kho tuyến tỉnh.
+ Cấp phát, vận chuyển vắc xin đến các tuyến.
- Thời gian thực hiện: Quý I-IV năm 2024
- Đơn vị đầu mối: Trung tâm KSBT các tỉnh, thành phố.
- Đơn vị phối hợp: Trung tâm y tế các huyện; các cơ
sở tiêm chủng; các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur.
5.5. Triển khai kế hoạch sử dụng vắc xin trong
Chương trình TCMR đảm bảo tiêm chủng an toàn và đạt tiến độ
- Nội dung hoạt động: Tổ chức tiêm chủng các vắc
xin trong TCMR đạt chỉ tiêu và an toàn, hiệu quả; tổ chức tiêm chủng vắc xin
Viêm gan B sơ sinh tại các bệnh viện, trạm y tế; tổ chức tiêm chủng cho trẻ có
bệnh nền, trẻ cần khám sàng lọc tại bệnh viện; tổ chức tiêm chủng thường xuyên
ít nhất 2 lần/tháng, thực hiện tiêm vét ngày trong tháng; triển khai tiêm vét,
tiêm bù mũi các vắc xin trong TCMR cho đối tượng chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm
chủng đủ mùi.
- Thời gian thực hiện: Quý I-IV năm 2024
- Đơn vị đầu mối: Sở Y tế các tỉnh, thành phố
- Đơn vị phối hợp: Trung tâm KSBT các tỉnh, thành
phố; các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur và các đơn vị liên quan.
5.6. Tăng cường giám sát các bệnh có vắc xin
trong TCMR
a) Tuyến Trung ương, khu vực
- Nội dung hoạt động:
+ Hướng dẫn các tỉnh, thành phố về giám sát các bệnh
có vắc xin trong TCMR; theo dõi, giám sát tiến độ thực hiện, tổng hợp dữ liệu,
báo cáo thường kỳ và đột xuất để đánh giá hiệu quả triển khai vắc xin và đề xuất
kế hoạch tiêm bổ sung, tiêm vét, các biện pháp phòng chống, thanh toán, loại trừ
bệnh.
+ Duy trì hoạt động xét nghiệm đối với các bệnh có
vắc xin trong TCMR tại các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur. Hướng dẫn các địa
phương triển khai kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán xác định bệnh.
+ Triển khai giám sát điểm tiêu chảy do vi rút Rota,
hội chứng Rubella bẩm sinh, viêm não màng não.
- Thời gian thực hiện: Quý I-IV năm 2024
- Đơn vị đầu mối: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
- Đơn vị phối hợp: Cục Y tế dự phòng; Cục Quản lý
Khám, chữa bệnh; các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Sở Y tế các tỉnh,
thành phố; Trung tâm KSBT các tỉnh, thành phố; các cơ sở khám chữa bệnh và các
đơn vị liên quan.
b) Địa phương
- Nội dung hoạt động: Duy trì giám sát các bệnh có
vắc xin trong TCMR. Điều tra ca bệnh, lấy mẫu bệnh phẩm theo quy định đối với
trường hợp liệt mềm cấp, nghi sởi, rubella, chết sơ sinh, nghi uốn ván sơ sinh
tại các cơ sở y tế và cộng đồng đạt chỉ tiêu đề ra; lồng ghép giám sát phát hiện
các bệnh trong TCMR.
- Thời gian thực hiện: Quý I-IV năm 2024
- Đơn vị đầu mối: Trung tâm KSBT các tỉnh, thành phố.
- Đơn vị phối hợp: các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện
Pasteur; Sở Y tế; Trung tâm y tế các huyện; các cơ sở tiêm chủng.
5.7. Tăng cường an toàn tiêm chủng, theo dõi phản
ứng sau tiêm chủng và kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng
- Nội dung hoạt động:
+ Duy trì hệ thống giám sát phản ứng sau tiêm chủng
các vắc xin trong TCMR; tổ chức các lớp tập huấn và tập huấn lại cho cán bộ làm
công tác TCMR các tuyến về thực hiện tiêm chủng an toàn, giám sát, phát hiện,
điều tra các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.
+ Thực hiện việc theo dõi, báo cáo, điều tra và tổ
chức họp Hội đồng Tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong
quá trình sử dụng vắc xin theo quy định.
+ Bồi thường các trường hợp tai biến nặng sau sử dụng
vắc xin trong TCMR năm theo quy định tại Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ
quy định về hoạt động tiêm chủng và Nghị định 13/2024/NĐ-CP
ngày 5/2/2024 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 104/2016/NĐ-CP.
+ Triển khai các hoạt động giám sát chủ động và
giám sát thường quy hoạt động tiêm chủng theo kế hoạch.
- Thời gian thực hiện: Quý I-IV năm 2024
- Tuyến Trung ương:
+ Đơn vị đầu mối: Cục Y tế dự phòng.
+ Đơn vị phối hợp: Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; các
Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm
Y tế và các đơn vị liên quan.
- Tuyến tỉnh:
+ Đơn vị đầu mối: Sở Y tế các tỉnh, thành phố
+ Đơn vị phối hợp: Trung tâm KSBT các tỉnh, thành
phố và các đơn vị liên quan.
5.8. Tổ chức thống kê, báo cáo và ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý số liệu tiêm chủng
- Nội dung hoạt động:
+ Tổng hợp, báo cáo kết quả TCMR, tình hình sử dụng
vắc xin và vật tư tiêm chủng hàng tháng, hàng quý, năm theo quy định.
+ Cập nhật Hệ thống Thông tin tiêm chủng Quốc gia
đáp ứng yêu cầu sử dụng, bao gồm: bổ sung vắc xin, mũi tiêm trong Chương trình
TCMR; bổ sung hợp phần kiểm tra tiền sử tiêm chủng trẻ em độ tuổi mầm non, tiểu
học; rà soát và khắc phục một số lỗi khi sử dụng Hệ thống.
- Thời gian thực hiện: Quý I-IV năm 2024
- Đơn vị đầu mối: Cục Y tế dự phòng
- Đơn vị phối hợp: Trung tâm thông tin Y tế quốc
gia; các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Trung
tâm KSBT các tỉnh, thành phố và các đơn vị liên quan.
5.9. Thông tin, giáo dục, truyền thông, đào tạo,
nghiên cứu khoa học, giám sát, đánh giá
a) Triển khai các hoạt động thông tin, giáo dục,
truyền thông bao gồm: xây dựng các chương trình, tọa đàm, phóng sự về vai trò,
ý nghĩa, hiệu quả của Chương trình TCMR; xây dựng các bộ tài liệu truyền thông
về TCMR (Thực hiện các Infographic, poster, video, cập nhật các thông điệp,
khuyến cáo về tiêm chủng đúng lịch, an toàn tiêm chủng, theo dõi và phát hiện
phản ứng sau tiêm chủng...); tổ chức các lớp tập huấn truyền thông về tiêm chủng.
- Thời gian thực hiện: Quý I-IV năm 2024
- Đơn vị đầu mối: Trung tâm truyền thông giáo dục sức
khỏe Trung ương
- Đơn vị phối hợp: Cục Y tế dự phòng; Văn phòng Bộ;
các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Trung tâm
KSBT các tỉnh, thành phố và các đơn vị liên quan.
b) Triển khai các hoạt động đào tạo, nghiên cứu
khoa học, giám sát, đánh giá bao gồm:
- Triển khai hoạt động giám sát TCMR
- Xây dựng, cập nhật tài liệu chuyên môn, quy trình
kỹ thuật về triển khai công tác TCMR và phổ biến cho các tuyến.
- Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo về triển khai công
tác TCMR
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về thực hành
tiêm chủng, an toàn tiêm chủng, giám sát bệnh trong TCMR
- Triển khai các đề tài để đánh giá về hiệu quả, hiệu
lực, miễn dịch cộng đồng của vắc xin TCMR.
- Thời gian thực hiện: Quý I-IV năm 2024
- Đơn vị đầu mối: các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện
Pasteur
- Đơn vị phối hợp: Cục Y tế dự phòng; Sở Y tế các tỉnh,
thành phố; Trung tâm KSBT các tỉnh, thành phố và các đơn vị liên quan.
5.10. Rà soát đối tượng, xác định nhu cầu vắc
xin năm 2025
- Nội dung hoạt động: Thực hiện việc rà soát số lượng
trẻ em, phụ nữ có thai thuộc đối tượng của Chương trình TCMR để dự trù số lượng
vắc xin, bố trí nguồn lực, xây dựng kế hoạch triển khai TCMR năm 2025.
- Thời gian thực hiện: Quý II-III năm 2024
- Đơn vị đầu mối: Cục Y tế dự phòng.
- Đơn vị phối hợp: Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện
Pasteur; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Trung tâm KSBT các tỉnh, thành phố và các
đơn vị liên quan.
5.11. Quản lý, điều hành hoạt động TCMR
- Nội dung hoạt động: Chỉ đạo thường xuyên và kịp
thời, đôn đốc địa phương triển khai hoạt động TCMR năm 2024 đảm bảo đạt các chỉ
tiêu đã đề ra; thực hiện kiểm tra, giám sát công tác TCMR tại các khu vực, địa
phương, đơn vị; theo dõi, điều phối vắc xin giữa các khu vực, địa phương để đảm
bảo sử dụng vắc xin hiệu quả.
- Thời gian thực hiện: Quý I-IV năm 2024
- Đơn vị đầu mối: Cục Y tế dự phòng.
- Đơn vị phối hợp: Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur;
Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Trung tâm KSBT các tỉnh, thành phố và các đơn vị
liên quan.
6. Kinh phí triển khai
- Kinh phí Trung ương: Ngân sách trung ương
được bố trí trong ngân sách chi thường xuyên của Bộ Y tế để bảo đảm kinh phí
cho các hoạt động trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 13/2024/NĐ-CP ngày 05/2/2024 của
Chính phủ.
- Kinh phí địa phương: Bảo đảm nguồn lực và
ngân sách địa phương cho hoạt động của Chương trình Tiêm chủng mở rộng trên địa
bàn trừ các hoạt động đã được ngân sách trung ương bảo đảm theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 13/2024/NĐ-CP ngày 05/2/2024 của
Chính phủ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Vụ/Cục, đơn vị thuộc Bộ Y tế
1.1. Cục Y tế dự phòng hướng dẫn triển khai
kế hoạch TCMR trên quy mô toàn quốc; phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện
việc giám sát, theo dõi và báo cáo thường xuyên kết quả thực hiện theo quy định.
1.2. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh hướng dẫn
các cơ sở khám, chữa bệnh phối hợp tổ chức thực hiện việc khám sàng lọc trước
tiêm chúng; tổ chức tiêm chủng tại các cơ sở khám, chữa bệnh và cấp cứu, xử trí
kịp thời các phản ứng sau tiêm chủng.
1.3. Cục Quản lý Dược đầu mối quản lý
cung ứng vắc xin và đảm bảo chất lượng vắc xin TCMR lưu hành tại Việt Nam; phối
hợp với các đơn vị liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra việc sử dụng vắc
xin theo quy định.
1.4. Vụ Kế hoạch - Tài chính đầu mối tham
mưu bố trí kinh phí cho hoạt động TCMR; hướng dẫn các thủ tục mua sắm vắc xin
trong TCMR và phải hợp thực hiện các thủ tục mua sắm vắc xin.
1.5. Trung tâm thông tin y tế quốc gia tham
gia xây dựng các kế hoạch hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong TCMR; hỗ
trợ việc quản lý, khai thác, kết nối dữ liệu tiêm chủng trên Hệ thống Quản lý
thông tin tiêm chủng quốc gia.
1.6. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đầu mối
phối hợp với các đơn vị liên quan mua sắm vắc xin trong TCMR; thực hiện cung ứng,
tiếp nhận, bảo quản vắc xin, vật tư tiêm chủng theo quy định; tổ chức tập huấn,
hỗ trợ kỹ thuật, thực hiện các hoạt động theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động
TCMR; triển khai các đề tài, đánh giá về hiệu quả của vắc xin TCMR.
1.7. Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur
chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, tổ chức tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật, thực hiện các
hoạt động theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động TCMR tại
các đơn vị, địa phương thuộc khu vực phụ trách; phối hợp triển khai các đề tài,
đánh giá về hiệu quả của vắc xin TCMR; tổng hợp tình hình thực hiện, quản lý số
liệu và báo cáo theo quy định,
1.8. Viện Kiểm định quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm
y tế có trách nhiệm kiểm định các lô vắc xin, đảm bảo đúng tiến độ và giám
sát hậu kiểm vắc xin tại các tuyến.
1.9. Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe
Trung ương đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các hoạt động
truyền thông về tiêm chủng bao gồm xây dựng tài liệu truyền thông, tổ chức tập
huấn về công tác truyền thông, xây dựng các chương trình, tọa đàm, phóng sự về
vai trò, ý nghĩa, hiệu quả của Chương trình TCMR…
2. Địa phương
2.1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan xây dựng và triển
khai kế hoạch TCMR tại địa phương, bố trí nguồn lực thực hiện, phê duyệt kế hoạch
và kinh phí triển khai trên địa bàn tỉnh.
2.2. Sở Y tế các tỉnh, thành phố chịu trách
nhiệm trình Ủy ban Nhân dân tỉnh/thành phố kế hoạch triển khai và bố trí kinh
phí cho việc triển khai TCMR trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo triển khai công tác
tiêm chủng; tăng cường sự phối hợp của các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện về giám
sát, điều trị các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, giám sát bệnh trong
TCMR.
2.3. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh,
thành phố chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch TCMR năm 2024, đảm bảo
sử dụng vắc xin, vật tư tiêm chủng an toàn, hiệu quả, đúng mục đích; tổ chức
tiêm chủng đạt chỉ tiêu, mục tiêu; kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực
hiện, quản lý số liệu và báo cáo theo quy định.
PHỤ LỤC 1
SỐ ĐỐI TƯỢNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH TCMR CỦA CÁC TỈNH/THÀNH
PHỐ NĂM 2024
TT
|
Tỉnh/TP
|
Số trẻ <1 tuổi
|
Số PNCT
|
1
|
Hà Nội
|
103.130
|
103.930
|
2
|
Hải Phòng
|
24.445
|
24.168
|
3
|
Thái Bình
|
25.099
|
25.080
|
4
|
Nam Định
|
24.938
|
23.894
|
5
|
Hà Nam
|
10.710
|
10.677
|
6
|
Ninh Bình
|
14.000
|
14.039
|
7
|
Thanh Hóa
|
54.077
|
54.758
|
8
|
Bắc Giang
|
25.786
|
26.254
|
9
|
Bắc Ninh
|
18.948
|
18.899
|
10
|
Phú Thọ
|
19.137
|
18.613
|
11
|
Vĩnh Phúc
|
17.515
|
17.475
|
12
|
Hải Dương
|
23.049
|
23.071
|
13
|
Hưng Yên
|
15.609
|
15.871
|
14
|
Thái Nguyên
|
16.475
|
15.856
|
15
|
Bắc Kạn
|
3.508
|
2.777
|
16
|
Quảng Ninh
|
16.744
|
16.331
|
17
|
Hòa Bình
|
10.616
|
9.393
|
18
|
Nghệ An
|
47.841
|
47.394
|
19
|
Hà Tĩnh
|
17.431
|
16.245
|
20
|
Lai Châu
|
8.175
|
8.325
|
21
|
Lạng Sơn
|
9.588
|
9.588
|
22
|
Tuyên Quang
|
10.217
|
8.423
|
23
|
Hà Giang
|
14.627
|
14.538
|
24
|
Cao Bằng
|
6.824
|
6.710
|
25
|
Yên Bái
|
11.716
|
11.210
|
26
|
Lào Cai
|
11.434
|
11.437
|
27
|
Sơn La
|
19.793
|
19.793
|
28
|
Điện Biên
|
12.041
|
12.043
|
29
|
Quảng Bình
|
11.527
|
11.486
|
30
|
Quảng Trị
|
9.037
|
8.822
|
31
|
Thừa Thiên Huế
|
15.467
|
15.212
|
32
|
Đà Nẵng
|
13.142
|
13.142
|
33
|
Quảng Nam
|
21.163
|
20.947
|
34
|
Quảng Ngãi
|
15.997
|
15.997
|
35
|
Bình Định
|
17.681
|
17.762
|
36
|
Phú Yên
|
11.769
|
11.769
|
37
|
Khánh Hòa
|
14.584
|
14.626
|
38
|
Ninh Thuận
|
9.832
|
8.013
|
39
|
Bình Thuận
|
19.894
|
19.714
|
40
|
Kon Tum
|
10.971
|
10,760
|
41
|
Gia Lai
|
26.168
|
25.920
|
42
|
Đắk Lắk
|
29.408
|
29.457
|
43
|
Đắc Nông
|
10.810
|
10.810
|
44
|
Tp. Hồ Chí Minh
|
85.575
|
36.371
|
45
|
Bà Rịa Vũng Tàu
|
15.033
|
14.894
|
46
|
Đồng Nai
|
40.023
|
36.779
|
47
|
Tiền Giang
|
21.216
|
21.216
|
48
|
Long An
|
20.324
|
20.324
|
49
|
Lâm Đồng
|
17.847
|
17.105
|
50
|
Tây Ninh
|
13.733
|
13.721
|
51
|
Cần Thơ
|
13.216
|
13.216
|
52
|
Sóc Trăng
|
16.073
|
16.073
|
53
|
An Giang
|
26.787
|
26.787
|
54
|
Bến Tre
|
13.823
|
11.776
|
55
|
Trà Vinh
|
12.469
|
12.182
|
56
|
Vĩnh Long
|
9.410
|
8.290
|
57
|
Đồng Tháp
|
19.198
|
20.039
|
58
|
Bình Dương
|
39.300
|
39.300
|
59
|
Bình Phước
|
14.512
|
14.512
|
60
|
Kiên Giang
|
23.007
|
22.981
|
61
|
Cà Mau
|
14.868
|
14.900
|
62
|
Bạc Liêu
|
11.751
|
11.751
|
63
|
Hậu Giang
|
10.204
|
10.204
|
Miền Bắc
|
593.473
|
586.792
|
Miền Trung
|
160.093
|
157.490
|
Tây Nguyên
|
77.357
|
76.947
|
Miền Nam
|
438.369
|
382.421
|
Toàn quốc
|
1.269.292
|
1.203.650
|