ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1427/KH-UBND
|
Bình
Dương, ngày 04 tháng 04 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NĂM 2019
Căn cứ Quyết Định số 533/QĐ-BNN-QLCL
ngày 14/02/2019 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc Ban hành Kế
hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2019, Ủy
ban nhân dân tỉnh Bình Dương xây dựng Kế hoạch Hành động bảo đảm an toàn thực
phẩm (ATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2019 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như
sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả
công tác quản lý ATTP; phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc
sử dụng chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; giảm thiểu
ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản xuất kinh doanh nông
sản thực phẩm, đáp ứng yêu cầu về ATTP cho người tiêu dùng.
2. Mục chỉ tiêu cụ thể
- Tuyên truyền, phổ biến kịp thời, đầy
đủ các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, quy chuẩn kỹ thuật về
chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất,
kinh doanh nông sản thực phẩm; thông tin về vệ sinh ATTP và truyền thông, quảng
bá nông sản thực phẩm được tăng cường;
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các
chính sách hỗ trợ của Ủy ban nhân dân tỉnh, đặc biệt là chính sách hỗ trợ áp dụng
theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, VietGAHP), phấn đấu
trong năm có ít nhất 15 cơ sở được chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt (GAP);
- Tỷ lệ mẫu giám sát vi phạm quy định
về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) rau, củ, quả; tồn dư hóa chất, kháng sinh
trong các loại sản phẩm thịt, thủy sản; ô nhiễm vi sinh trong thịt, thủy sản giảm
10% so với năm 2018;
- Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh thực
phẩm nông lâm thủy sản đáp ứng quy định đảm bảo an toàn thực phẩm tăng 10% so với
năm 2018;
- Kiểm tra, giám sát 100% động vật nhập
vào lò mổ và sản phẩm động vật đưa ra thị trường tiêu thụ; 100% phương tiện vận
chuyển sản phẩm động vật từ cơ sở giết mổ ra chợ bán buôn bằng thùng kín, không
rỉ sét hoặc bằng phương tiện chuyên dùng, đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y.
- Tổ chức thanh tra 100% theo kế hoạch,
thanh tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, thuốc BVTV, sản
phẩm cải tạo môi trường, lò mổ, cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản thủy sản
phát hiện và xử lý các vi phạm theo quy định để ngăn chặn có hiệu quả việc lưu
thông, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất xử lý cải tạo
môi trường, chất bảo quản, phụ gia ngoài danh mục, kém chất lượng, không an
toàn trong trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế, chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản;
- Công tác phối hợp giữa các Sở ngành
và với UBND các huyện, thị xã, thành phố về quản lý chất lượng ATTP được tăng
cường và có hiệu quả.
II. CÁC NHIỆM VỤ
TRỌNG TÂM, TRỌNG ĐIỂM
1. Công tác chỉ đạo
điều hành
Gắn kết chặt chẽ việc chỉ đạo điều
hành công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản với
các nhiệm vụ của tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, cụ thể:
- Chỉ đạo xây dựng, mở rộng vùng sản
xuất tập trung các sản phẩm đặc sản, sản phẩm chủ lực đảm bảo phù hợp với quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; triển khai hiệu quả mô hình mỗi xã
một sản phẩm (OCOP); phát triển các chuỗi sản xuất, cung cấp thực phẩm an toàn,
sản xuất nông nghiệp hữu cơ và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến
(GAP, HACCP, ISO 22000,...) nhằm nâng cao chất lượng, bảo đảm ATTP cho tiêu
dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng;
- Các Sở ngành liên quan, UBND các
huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án của
tỉnh về phát triển nông nghiệp, Quản lý chất lượng ATTP, tăng cường kiểm tra
trách nhiệm đối với các tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý;
- Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các ban
ngành, đoàn thể triển khai các chương trình phối hợp tuyên truyền, giám sát sản
xuất, kinh doanh nông sản an toàn;
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch về công
tác bảo đảm ATTP theo Nghị quyết số 43/2017/QH14 của Quốc hội về đẩy mạnh việc
thực hiện chính sách pháp luật về ATTP giai đoạn 2016-2020; Chỉ thị số
13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm
quản lý nhà nước về ATTP...
2. Hoàn thiện cơ
chế chính sách pháp luật
Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp
luật quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, bảo đảm ATTP nông lâm thủy sản phù
hợp với quy định của Trung ương và thực tế sản xuất tại địa phương; Trọng tâm:
- Tham gia góp ý các dự thảo văn bản
qui phạm pháp luật như: Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Chăn nuôi, Luật Trồng
trọt, sửa đổi Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi; Nghị định sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/01/2017 của
Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y; Nghị định
31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Xây dựng thông tư
hướng dẫn một số điều của Nghị định 109/2018/NĐ-CP ngày 29/08/2018 của Chính phủ
về nông nghiệp hữu cơ và các Thông tư, liên quan đến lĩnh vực ATTP nông lâm thủy
sản.
- Xây dựng, ban hành, sửa đổi bổ sung
các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh dựa trên khung
chính sách chung của Nhà nước về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn; xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo chuỗi giá trị gắn
với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, hệ thống quản lý chất lượng
tiên tiến, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm.
- Triển khai thực hiện hiệu quả
Chương trình 77-CTr/TU, Quyết định số 711/QĐ-TU ngày 11/5/2018 của Tỉnh ủy và Kế
hoạch 4651/KH-UBND ngày 02/10/2018 của UBND tỉnh.
3. Chỉ đạo tổ chức
sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn; kiểm soát chặt chẽ an toàn thực
phẩm.
- Tiếp tục xây dựng và tổ chức triển
khai các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp
hữu cơ, áp dụng quy trình, thực hành nông nghiệp tốt như
(VietGAP, GlobalGAP) phát huy tối đa hiệu quả các chính sách của Ủy ban nhân
dân tỉnh; Liên kết chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn, truy xuất
được nguồn gốc gắn với xúc tiến thương mại, phát triển thị
trường; khuyến khích áp dụng hệ thống quản lý ATTP tiên tiến như ISO 22000,
HACCP...
- Nhân rộng mô hình mỗi xã một sản phẩm
(OCOP); phổ biến, vận động, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
qui mô nhỏ áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), thực
hành sản xuất tốt (GMP), HACCP trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy
sản.
- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng vật
tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản nhập khẩu, lưu kho, bảo quản và tiêu
thụ trên địa bàn tỉnh theo quy định.
- Tiếp tục triển khai các Đề án “Đề
án phát triển nông nghiệp đô thị (NNĐT) vùng phía Nam tỉnh Bình Dương giai đoạn
2016-2020”; Đề án "Chương trình quốc gia Mỗi xã 01 sản phẩm (OCOP) giai đoạn
2018 - 2020"; Xây dựng Đề án “Xây dựng và phát triển chuỗi an toàn thực phẩm
nông sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2020” và “Dự án hình thành chuỗi cửa
hàng sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đô thị giai đoạn
2019-2020”. Chương trình phối hợp cung ứng nông sản thực phẩm an toàn cho Thành
phố Hồ Chí Minh và mở rộng ra các thành phố đô thị lớn khác;
- Tổ chức các hoạt động xúc tiến
thương mại, tạo cầu nối sản xuất - tiêu thụ các sản phẩm được chứng nhận an
toàn theo VietGAP, chứng nhận thực phẩm đảm bảo an toàn hay sản phẩm của mô
hình chuỗi được kiểm soát, để giới thiệu tham gia hội chợ triển lãm xúc tiến
thương mại;
4. Công tác thông
tin, truyền thông về an toàn thực phẩm
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
an toàn thực phẩm, tập trung vào các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất
kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn cũng như các quy định về xử phạt hành
chính, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm quy định về ATTP theo quy định
của pháp luật, hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với đối tượng tuyên truyền;
- Công tác truyền thông đảm bảo cung
cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng đắn công tác quản lý vật tư nông
nghiệp và bảo đảm ATTP; tăng cường truyền thông, quảng bá thương hiệu về các cơ
sở sản xuất, kinh doanh được chứng nhận VietGAP, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo
ATTP, chứng nhận có hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; công khai các cơ sở
sản xuất kinh doanh vi phạm quy định của pháp luật về ATTP.
- Thực hiện chương trình truyền hình
với chuyên đề về ATTP, chuyên đề “Nông sản xanh” và chương trình “Nông nghiệp sạch
cho người Việt Nam và cho thế giới”...
- Hướng dẫn áp dụng quy trình thực
hành sản xuất nông nghiệp tốt trong chăn nuôi (VietGAHP), TCVN 11892-1:2017
trong trồng trọt (VietGAP).
5. Công tác thanh
tra kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm
- Tổ chức triển khai Thông tư số
38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản
xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc
phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thông tư số
17/2018/TT- BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 30/10/2018
quy định phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở
sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở
đủ điều kiện ATTP thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn;
- Tổ chức giám sát ATTP nông lâm thủy
sản rủi ro cao, tiêu thụ nhiều nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo và thanh tra,
truy xuất, xử lý tận gốc các trường hợp vi phạm ATTP;
- Triển khai kế hoạch thanh tra
chuyên ngành; trọng tâm thanh tra đột xuất cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật,
thuốc thú y, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, cơ
sở giết mổ, cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm nhỏ lẻ, cơ sở có dấu
hiệu vi phạm nhằm kịp thời phát hiện, truy xuất nguồn gốc và xử lý triệt để các
đối tượng vi phạm;
- Tăng cường phối hợp giữa các Sở
ngành trong quản lý, kiểm soát ngăn chặn việc lạm dụng kháng sinh, sử dụng hóa
chất công nghiệp trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm; Phối hợp
chặt chẽ với cơ quan Công an phát hiện, điều tra, triệt phá dứt điểm các đường
dây nhập lậu; các cơ sở tàng trữ, lưu thông, buôn bán chất cấm, thuốc BVTV, thuốc
thú y ngoài doanh mục; các tổ chức, cá nhân sử dụng chất cấm trong chăn nuôi,
tiêm thuốc an thần vào gia súc trước khi giết mổ...;
- Kiểm tra phát hiện, kịp thời đề xuất
Tổ chức chứng nhận thu hồi Quyết định chứng nhận đối với các cơ sở không tuân
thủ quy trình sản xuất đã được chứng nhận phù hợp; kiến nghị Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn thu hồi Quyết định chỉ định đối với các Tổ chức chứng nhận
có hành vi vi phạm trong hoạt động chứng nhận trên địa bàn tỉnh.
6. Tổ chức lực lượng,
nâng cao năng lực
- Tổ chức đào tạo, đào tạo nâng cao
cho cán bộ quản lý chất lượng ATTP đặc biệt là cán bộ quản lý, thanh tra tại
các tuyến huyện, xã.
- Tổ chức đào tạo, đào tạo nâng cao
nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ tham gia quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp,
ATTP nông lâm thủy sản, đặc biệt là cán bộ quản lý, thanh tra tại các tuyến huyện,
xã về nghiệp vụ, kỹ năng trong tuyên truyền phổ biến pháp luật, trong giám sát,
kiểm tra, thanh tra chuyên ngành xử phạt vi phạm quy định đảm bảo chất lượng vật
tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản;
III. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
1. Nguồn ngân sách nhà nước
1.1. Ngân sách cấp Trung ương
Ngân sách nhà nước Trung ương từ các
dự án, chương trình quản lý chất lượng được giao thực hiện.
1.2. Ngân sách cấp tỉnh
Từ nguồn kinh phí vốn sự nghiệp, chi
ngân sách nhà nước năm 2019; Trường hợp nếu có phát sinh các đơn vị cân đối nguồn
và xin bổ sung theo quy định.
1.3. Ngân sách cấp huyện
Từ nguồn kinh phí vốn sự nghiệp (cho
công tác tuyên truyền, đào tạo, thẩm định, phân loại điều kiện đảm bảo ATTP,
giám sát nông sản tại địa phương...).
2. Nguồn xã hội hóa
Từ nguồn kinh phí của các tổ chức, cá
nhân xây dựng thực hiện vệ sinh ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2019.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở Y tế,
Sở Công Thương, các sở, ngành liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện
theo những nội dung trên.
- Phối hợp kiểm tra, giám sát việc quản
lý ATTP thuộc lĩnh vực nông nghiệp của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
đã được phân cấp.
- Chỉ đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc
thực hiện nghiêm túc kế hoạch hành động bảo đảm ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2019. Định kỳ ngày 20 hàng tháng và khi có yêu
cầu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (qua Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản) kết quả thực hiện
theo quy định.
- Tổ chức tổng kết để đánh giá
kết quả triển khai kế hoạch hành động; thống nhất giải pháp, biện
pháp khắc phục khó khăn vướng mắc trong thực hiện làm cơ sở cho việc triển khai
kế hoạch cho các năm tiếp theo.
2. Sở Tài chính: Bố trí kinh phí ngân sách để các đơn vị đảm bảo thực hiện kế hoạch
trong năm 2019.
3. Sở Thông tin - Truyền thông, Sở
Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Báo Bình Dương, Đài Phát thanh - Truyền hình
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền về ATTP nông, lâm,
thủy sản, kịp thời giới thiệu những mô hình sản xuất tốt và phản ánh những cơ sở sản xuất kinh doanh chưa bảo đảm ATTP.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu
cần sửa đổi, bổ sung kế hoạch hành động, các đơn vị phản ánh về Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ
đạo.
Trên đây là Kế hoạch Hành động bảo đảm
an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2019 trên địa bàn tỉnh./.
Nơi nhận:
- Các Sở:
NN-PTNT, CT, YT, TC, TTTT, VHTTDL;
- Báo Bình Dương, Đài PT và TH BD, Website tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐVP (Lg, Th), Thi, KGVX, TH;
- Lưu: VT
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Mai Hùng Dũng
|