BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
18/VBHN-BCT
|
Hà Nội, ngày 07
tháng 8 năm 2024
|
THÔNG
TƯ
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC LẬP VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
CUNG ỨNG ĐIỆN KHI HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA THIẾU NGUỒN ĐIỆN
Thông tư số
34/2011/TT-BCT ngày 07 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ngày 07
tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về việc lập và thực hiện
kế hoạch cung ứng điện khi hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn điện, có hiệu lực
kể từ ngày 24 tháng 10 năm 2011, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số
12/2024/TT-BCT ngày 01 tháng 8 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi,
bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương liên quan đến điều độ, vận
hành hệ thống điện quốc gia và thị trường điện, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
8 năm 2024.
Căn cứ Nghị định số
189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Nghị định số
44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 06 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3
Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ;
Căn cứ Luật Điện lực
ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số
105/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực;
Bộ Công Thương quy
định về việc lập và thực hiện kế hoạch cung ứng điện khi hệ thống điện quốc gia
thiếu nguồn điện như sau:[1]
Chương
I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh
Thông tư này quy
định:
1. Phương pháp, trình
tự, thủ tục phân bổ điện năng và công suất cho các tổng công ty điện lực, các
công ty điện lực cấp tỉnh khi hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn điện.
2. Nội dung, trình
tự, thủ tục lập và thực hiện kế hoạch cung ứng điện khi hệ thống điện quốc gia
thiếu nguồn điện.
Điều 2. Đối tượng áp
dụng
Thông tư này áp dụng
đối với các đối tượng sau đây:
1. Tập đoàn Điện lực
Việt Nam.
2. [2] Đơn vị Điều độ hệ
thống điện quốc gia.
3. Tổng công ty điện
lực.
4. Công ty điện lực
cấp tỉnh.
5. Đơn vị phân phối
và bán lẻ điện.
6. Khách hàng sử dụng
điện.
7. Các tổ chức, cá
nhân có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ
ngữ
Trong Thông tư này,
các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công suất cực
đại đầu nguồn là công suất cực đại mà tổng công ty điện lực, công ty điện
lực cấp tỉnh nhận từ hệ thống điện quốc gia và nhập khẩu tại các vị trí đo đếm
ranh giới.
2. Công suất khả
dụng của hệ thống là tổng công suất khả dụng của toàn bộ các tổ máy phát
điện trong hệ thống điện quy đổi về đầu cực máy phát và công suất điện nhập
khẩu tại các vị trí đo đếm ranh giới trong một khoảng thời gian xác định.
3. Công suất phân
bổ cho tổng công ty điện lực, công ty điện lực cấp tỉnh là công suất cực
đại mà các tổng công ty điện lực, công ty điện lực cấp tỉnh được phép sử dụng
trong khi hệ thống điện quốc gia thiếu công suất.
4. Công ty điện
lực cấp tỉnh là công ty điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
5. Đánh giá an
ninh hệ thống là việc đánh giá độ ổn định và an toàn cung cấp điện căn cứ
theo cân bằng giữa công suất, điện năng khả dụng của hệ thống và phụ tải điện
dự kiến của hệ thống có tính đến các ràng buộc trong hệ thống điện và yêu cầu
dự phòng công suất trong một khoảng thời gian xác định.
6. [3] Đánh giá an ninh hệ
thống ngắn hạn được
quy định tại Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành.
7. [4] Đánh giá an ninh hệ
thống trung hạn được
quy định tại Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành.
8. Điện năng khả
dụng của hệ thống là tổng sản lượng điện có thể phát được của toàn bộ các
tổ máy phát điện trong hệ thống điện quy đổi về đầu cực máy phát và sản lượng
điện nhập khẩu tại các vị trí đo đếm ranh giới tính theo năm, tháng, tuần, ngày.
9. Đơn vị phân
phối và bán lẻ điện là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện
lực trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ điện, mua buôn điện từ các tổng công ty
điện lực hoặc các công ty điện lực cấp tỉnh để bán lẻ điện cho khách hàng sử
dụng điện.
10. Hệ thống điện
quốc gia thiếu công suất là trường hợp khi tỷ lệ dự phòng công suất của hệ
thống điện vào các giờ cao điểm thấp hơn 3% và xuất hiện ít nhất ba (03) ngày
trong một tuần.
11. Hệ thống điện
quốc gia thiếu điện năng là trường hợp điện năng khả dụng của hệ thống điện
thấp hơn tổng nhu cầu điện năng dự báo của phụ tải hệ thống điện (bao gồm cả
điện xuất khẩu) quy đổi về đầu cực máy phát.
12. Hệ thống điện
quốc gia thiếu nguồn điện là trường hợp hệ thống điện quốc gia thiếu điện
năng hoặc thiếu công suất hoặc vừa thiếu điện năng, vừa thiếu công suất.
13. Sản lượng điện
đầu nguồn là sản lượng điện mà tổng công ty điện lực, công ty điện lực cấp
tỉnh nhận từ hệ thống điện quốc gia tại các vị trí đo đếm ranh giới.
14. Sản lượng điện
phân bổ theo tháng, tuần, ngày cho tổng công ty điện lực, công ty điện lực cấp
tỉnh là sản lượng điện lớn nhất mà các tổng công ty điện lực, công ty điện
lực cấp tỉnh được phép sử dụng trong tháng, tuần, ngày khi hệ thống điện quốc
gia thiếu điện năng phải thực hiện phân bổ sản lượng điện.
15. Tiết giảm điện
là việc ngừng, giảm mức công suất, điện năng cung cấp cho các khách hàng sử
dụng điện khi hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn điện.
16. Tổng công ty
điện lực miền là Tổng công ty điện lực Miền Bắc, Miền Trung hoặc Miền Nam.
17. Tuần W là
tuần hiện tại.
18. Tuần W - / +i là
tuần trước hoặc sau tuần hiện tại i tuần.
19. Vị trí đo đếm
ranh giới là vị trí đo đếm sản lượng điện giao nhận giữa tổng công ty điện
lực, công ty điện lực cấp tỉnh với hệ thống điện quốc gia và vị trí đo đếm sản
lượng điện nhập khẩu của tổng công ty điện lực, công ty điện lực cấp tỉnh.
Chương
II
PHƯƠNG
PHÁP PHÂN BỔ ĐIỆN NĂNG, CÔNG SUẤT VÀ NGUYÊN TẮC TIẾT GIẢM ĐIỆN KHI HỆ THỐNG
ĐIỆN QUỐC GIA THIẾU NGUỒN ĐIỆN
Điều 4. Phương pháp
xác định tổng điện năng, tổng công suất phân bổ cho các tổng công ty điện lực
khi hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn điện
1. Việc phân bổ điện
năng, công suất cho các tổng công ty điện lực và các công ty điện lực cấp tỉnh
chỉ thực hiện khi hệ thống điện quốc gia ở tình trạng thiếu nguồn điện và theo
các căn cứ sau:
a) Phân bổ điện năng
căn cứ trên kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia năm, tháng được duyệt;
b) Phân bổ công suất
căn cứ trên kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia tháng, tuần được duyệt.
2. Tổng sản lượng
điện phân bổ theo tháng cho các tổng công ty điện lực được xác định như sau:
Trong đó:
- : Tổng sản lượng điện đầu nguồn
phân bổ cho các tổng công ty điện lực trong tháng m;
- : Hệ số tỷ lệ giữa tổng sản lượng điện
đầu nguồn phân bổ cho các tổng công ty điện lực trong tháng m với tổng
điện năng khả dụng của hệ thống trong tháng m. Hệ số được xác định căn cứ trên việc ước
tính:
(i) Sản lượng điện tự
dùng và tổn thất điện năng trên máy biến áp tăng áp của các nhà máy điện trong
tháng m;
(ii) Tổng sản lượng
điện của các phụ tải tại chỗ do các nhà máy điện cung cấp trong tháng m;
(iii) Tổn thất điện
năng trên lưới điện truyền tải trong tháng m;
(iv) Tổng sản lượng
điện xuất khẩu qua lưới điện truyền tải của toàn hệ thống trong tháng m (điện
xuất khẩu không do các tổng công ty điện lực thực hiện).
- : Tổng điện năng khả dụng của hệ
thống trong tháng m theo kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia tháng
được duyệt (bao gồm cả các nhà máy điện nhỏ có hợp đồng mua bán điện với tổng
công ty điện lực hoặc công ty điện lực cấp tỉnh).
3. Tổng công suất
phân bổ theo tuần cho các tổng công ty điện lực được xác định như sau:
Trong đó:
- : Tổng công suất cực đại đầu nguồn
phân bổ cho các tổng công ty điện lực trong tuần w;
- : Hệ số tỷ lệ giữa tổng công
suất cực đại đầu nguồn phân bổ cho các tổng công ty điện lực trong tuần w với
tổng công suất khả dụng của hệ thống trong tuần w. Hệ số được xác định căn cứ
trên việc ước tính:
(i) Tổng công suất tự
dùng và tổn thất công suất trên máy biến áp tăng áp của các nhà máy điện trong
tuần w;
(ii) Tổng công suất
cực đại của các phụ tải tại chỗ do các nhà máy điện cung cấp trong tuần w;
(iii) Tổn thất công
suất trên lưới điện truyền tải trong tuần w;
(iv) Công suất xuất
khẩu cực đại qua lưới điện truyền tải của toàn hệ thống trong tuần w (công
suất xuất khẩu không do các tổng công ty điện lực thực hiện).
- : Công suất khả dụng của hệ thống
trong tuần w theo kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia tháng, tuần
được duyệt (bao gồm cả các nhà máy điện nhỏ có hợp đồng mua bán điện với các
tổng công ty điện lực hoặc công ty điện lực cấp tỉnh).
4. Tập đoàn Điện lực
Việt Nam có trách nhiệm xác định các hệ số và căn cứ trên việc cập nhật các thông tin vận
hành hệ thống điện quốc gia nhằm đảm bảo phân bổ tối đa điện năng, công suất
khả dụng của hệ thống cho các tổng công ty điện lực và báo cáo Bộ Công Thương
để giám sát thực hiện.
Điều 5. Phương pháp
phân bổ sản lượng điện cho các tổng công ty điện lực
1. Sản lượng điện
phân bổ theo tháng cho từng tổng công ty điện lực được xác định căn cứ theo
tổng sản lượng điện đầu nguồn phân bổ cho các tổng công ty điện lực và tỷ lệ
thuận với nhu cầu sản lượng điện đầu nguồn của từng tổng công ty điện lực theo
kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia năm, tháng được duyệt, có xét ưu tiên
cấp điện cho Tổng công ty điện lực thành phố Hà Nội và Tổng công ty điện lực
thành phố Hồ Chí Minh.
2. Sản lượng điện
phân bổ theo tháng cho từng tổng công ty điện lực được tính toán như sau:
Trong đó:
- : Sản lượng điện đầu nguồn phân bổ cho
Tổng công ty điện lực i trong tháng m;
- : Nhu cầu sản lượng điện đầu nguồn
theo kế hoạch của Tổng công ty điện lực i trong tháng m;
- : Hệ số điều chỉnh cho Tổng công ty
điện lực i.
- : Tổng nhu cầu sản lượng điện đầu
nguồn theo kế hoạch của các tổng công ty điện lực trong tháng m;
- : Tổng sản lượng điện đầu nguồn
phân bổ cho các tổng công ty điện lực trong tháng m.
3. Tập đoàn Điện lực
Việt Nam có trách nhiệm xác định hệ số điều chỉnh cho từng tổng công ty điện lực để đảm bảo
phân bổ hết tổng sản lượng điện đầu nguồn trong tháng m , thông báo phương pháp tính và
kết quả tính hệ số điều chỉnh cho các tổng công ty điện lực, đồng thời báo cáo
Bộ Công Thương để giám sát thực hiện.
4. Sản lượng điện
phân bổ hàng tuần cho các tổng công ty điện lực được xác định căn cứ trên sản
lượng điện phân bổ cho các tổng công ty điện lực trong kế hoạch phân bổ sản
lượng điện tháng.
5. Sản lượng điện
phân bổ theo ngày cho các tổng công ty điện lực được xác định cho ngày làm việc
và ngày thứ Bảy, ngày Chủ Nhật căn cứ trên sản lượng điện phân bổ cho các tổng
công ty điện lực trong kế hoạch phân bổ sản lượng điện tuần.
Trường hợp sản lượng
điện đầu nguồn thực tế của tổng công ty điện lực trong tuần lớn hơn sản lượng
điện được phân bổ thì sản lượng điện vượt quá được khấu trừ vào sản lượng điện
phân bổ cho tổng công ty điện lực này trong các tuần thực hiện phân bổ sản
lượng điện tiếp theo.
Điều 6. Phương pháp
phân bổ sản lượng điện cho các công ty điện lực cấp tỉnh
1. Sản lượng điện
phân bổ theo tháng cho từng công ty điện lực cấp tỉnh được xác định căn cứ theo
sản lượng điện đầu nguồn phân bổ cho tổng công ty điện lực miền trong tháng và
tỷ lệ thuận với nhu cầu sản lượng điện đầu nguồn theo kế hoạch được duyệt của
công ty điện lực cấp tỉnh đó trong tháng thực hiện phân bổ sản lượng điện.
2. Sản lượng điện
phân bổ theo tháng cho từng công ty điện lực cấp tỉnh được tính toán như sau:
Trong đó:
- : Sản lượng điện đầu nguồn phân bổ cho công
ty điện lực j trong tháng m;
- : Hệ số điều chỉnh cho công ty điện lực j;
- : Nhu cầu sản lượng điện đầu nguồn theo kế
hoạch của công ty điện lực j trong tháng m, được công ty điện lực
j tính toán (bao gồm cả các phụ tải điện đấu nối vào lưới điện 110kV),
đăng ký với Tổng công ty điện lực miền. Tổng công ty điện lực miền có trách
nhiệm chuẩn xác nhu cầu sản lượng điện đầu nguồn theo kế hoạch của các công ty
điện lực cấp tỉnh trực thuộc để thực hiện phân bổ sản lượng điện;
- : Hệ số tổn thất điện năng trên
lưới điện phân phối của Tổng công ty điện lực miền i trong tháng m,
tính từ điểm giao nhận điện của Tổng công ty điện lực miền i với hệ
thống điện quốc gia đến điểm giao nhận với các công ty điện lực cấp tỉnh trực
thuộc;
- : Sản lượng điện đầu nguồn phân bổ cho
Tổng công ty điện lực miền i trong tháng m.
3. Tổng công ty điện
lực miền i có trách nhiệm xác định hệ số điều chỉnh cho từng công ty điện lực trực
thuộc để đảm bảo phân bổ hết sản lượng điện đầu nguồn trong tháng m , thông báo phương pháp
tính và kết quả tính hệ số điều chỉnh cho các công ty điện lực cấp tỉnh trực
thuộc, đồng thời báo cáo Tập đoàn Điện lực Việt Nam để chỉ đạo và giám sát thực
hiện.
4. Sản lượng điện
phân bổ hàng tuần cho các công ty điện lực cấp tỉnh được xác định căn cứ trên
sản lượng điện phân bổ cho các công ty điện lực cấp tỉnh trong kế hoạch phân bổ
sản lượng điện tháng của Tổng công ty điện lực miền.
5. Sản lượng điện
phân bổ theo ngày cho các công ty điện lực cấp tỉnh được xác định cho ngày làm
việc và ngày thứ Bảy, ngày Chủ Nhật căn cứ trên sản lượng điện phân bổ cho các
công ty điện lực cấp tỉnh trong kế hoạch phân bổ sản lượng điện tuần.
Trường hợp sản lượng
điện đầu nguồn thực tế của công ty điện lực cấp tỉnh trong tuần lớn hơn sản
lượng điện được phân bổ thì sản lượng điện vượt quá được tính khấu trừ vào sản
lượng điện phân bổ cho công ty điện lực cấp tỉnh này trong các tuần thực hiện
phân bổ sản lượng tiếp theo.
Điều 7. Phương pháp
phân bổ công suất cho tổng công ty điện lực
1. Công suất phân bổ
cho từng tổng công ty điện lực trong tuần xảy ra tình trạng thiếu công suất
được xác định căn cứ theo tổng công suất cực đại đầu nguồn phân bổ cho các tổng
công ty điện lực trong tuần tương ứng và tỷ lệ thuận với nhu cầu công suất đầu
nguồn của tổng công ty điện lực tại các giờ cao điểm của hệ thống theo kế hoạch
vận hành hệ thống điện quốc gia tháng, tuần được duyệt, có xét ưu tiên cấp điện
cho Tổng công ty điện lực thành phố Hà Nội và Tổng công ty điện lực thành phố
Hồ Chí Minh.
2. Công suất phân bổ
theo tuần cho từng tổng công ty điện lực được tính toán như sau:
Trong đó:
- : Công suất cực đại đầu nguồn phân bổ
cho tổng công ty điện lực i trong tuần w tại các giờ cao điểm của
hệ thống;
- : Nhu cầu công suất đầu nguồn theo kế
hoạch của tổng công ty điện lực i trong tuần w tại các giờ cao điểm
của hệ thống;
- : Hệ số điều chỉnh cho tổng công ty
điện lực i;
- : Tổng nhu cầu công suất đầu nguồn
của các tổng công ty điện lực trong tuần w tại các giờ cao điểm của hệ
thống;
- : Tổng công suất cực đại đầu nguồn
phân bổ cho các tổng công ty điện lực trong tuần w.
3. Tập đoàn Điện lực
Việt Nam có trách nhiệm xác định hệ số điều chỉnh cho từng tổng công ty điện lực để đảm bảo
phân bổ hết tổng công suất cực đại đầu nguồn trong tuần w , thông báo phương pháp tính và kết
quả tính hệ số điều chỉnh cho các tổng công ty điện lực, đồng thời báo cáo Bộ
Công Thương để giám sát thực hiện.
Điều 8. Phương pháp
phân bổ công suất cho công ty điện lực cấp tỉnh
1. Công suất phân bổ
theo tuần cho từng công ty điện lực cấp tỉnh được xác định căn cứ theo công
suất cực đại đầu nguồn phân bổ cho tổng công ty điện lực miền và tỷ lệ thuận
với nhu cầu công suất đầu nguồn của công ty điện lực cấp tỉnh tại các giờ cao điểm
của hệ thống trong tuần thực hiện phân bổ công suất.
2. Công suất phân bổ
theo tuần cho từng công ty điện lực cấp tỉnh được tính toán như sau:
Trong đó:
- : Công suất cực đại đầu nguồn phân bổ cho
công ty điện lực j trong tuần w tại các giờ cao điểm của hệ
thống;
- : Hệ số điều chỉnh cho công ty điện
lực j.
- : Nhu cầu công suất đầu nguồn theo kế hoạch
của công ty điện lực j trong tháng m tại các giờ cao điểm của hệ
thống, được công ty điện lực j tính toán (bao gồm cả các phụ tải
điện đấu nối vào lưới điện 110kV), đăng ký với Tổng công ty điện lực miền. Tổng
công ty điện lực miền có trách nhiệm chuẩn xác nhu cầu công suất đầu nguồn của
các công ty điện lực cấp tỉnh trực thuộc tại các giờ cao điểm của hệ thống để
thực hiện phân bổ công suất;
- : Hệ số tổn thất công suất trên
lưới điện phân phối của Tổng công ty điện lực miền i trong tuần w,
tính từ điểm giao nhận điện của Tổng công ty điện lực miền i với hệ
thống điện quốc gia đến điểm giao nhận với các công ty điện lực cấp tỉnh trực
thuộc;
- : Công suất cực đại đầu nguồn phân
bổ cho Tổng công ty điện lực i trong tuần w tại các giờ cao điểm
của hệ thống.
3. Tổng công ty điện
lực miền i có trách nhiệm xác định hệ số điều chỉnh cho từng công ty điện lực trực
thuộc để đảm bảo phân bổ hết công suất cực đại đầu nguồn trong tuần w , thông báo phương pháp
tính và kết quả tính hệ số điều chỉnh cho các công ty điện lực cấp tỉnh trực
thuộc, đồng thời báo cáo Tập đoàn Điện lực Việt Nam để chỉ đạo và giám sát thực
hiện.
Điều 9. Nguyên tắc
thực hiện điều hoà, tiết giảm điện
1. Trường hợp hệ
thống điện quốc gia thiếu nguồn điện, các tổng công ty điện lực, công ty điện
lực cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng của
việc tiết giảm điện tới hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân, cụ thể như
sau:
a) Thực hiện các biện
pháp tiết kiệm điện và quản lý nhu cầu phụ tải điện;
b) Thoả thuận với
khách hàng sử dụng điện có nguồn điện dự phòng tại chỗ để khai thác các nguồn
điện này khi xảy ra thiếu điện;
c) Thoả thuận với
khách hàng công nghiệp - xây dựng về phương thức tiết giảm điện luân phiên khi
hệ thống thiếu điện năng hoặc điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh để giảm
công suất tiêu thụ điện tại các giờ cao điểm khi hệ thống thiếu công suất; bố
trí kế hoạch sản xuất hợp lý, xây dựng và thực hiện các phương án giảm nhu cầu
sử dụng điện phù hợp với khả năng cung ứng điện.
2. Trong trường hợp
đã thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này mà sản lượng điện,
công suất tiêu thụ của các tổng công ty điện lực, công ty điện lực cấp tỉnh vẫn
có khả năng vượt mức sản lượng điện, công suất được phân bổ thì việc tiết giảm
điện phải được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
a) [5] Thực hiện tiết giảm
điện đối với khách hàng sử dụng điện trừ các khách hàng sử dụng điện quan trọng
được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Ưu tiên cấp điện
cho các sự kiện chính trị - xã hội quan trọng và các sự kiện khác theo chỉ đạo
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Thực hiện tiết
giảm điện theo kế hoạch được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đảm bảo luân
phiên, công bằng, không tiết giảm điện kéo dài đối với một khu vực hoặc một phụ
tải điện, đáp ứng hợp lý nhu cầu điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của
nhân dân.
3. Trong quá trình
thực hiện điều hoà, tiết giảm điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm
cập nhật điện năng, công suất khả dụng và tăng trưởng phụ tải thực tế của toàn
hệ thống để kịp thời điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện; chỉ đạo các tổng công
ty điện lực, công ty điện lực cấp tỉnh thực hiện kế hoạch cung cấp điện đã được
điều chỉnh để đảm bảo vận hành ổn định hệ thống điện quốc gia và cung cấp điện
tối đa khi điều kiện cho phép.
Chương
III
TRÌNH
TỰ, THỦ TỤC LẬP VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÂN BỔ ĐIỆN NĂNG VÀ TIẾT GIẢM ĐIỆN KHI
HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA THIẾU ĐIỆN NĂNG
Điều
10. Kế hoạch phân bổ sản lượng điện của hệ thống điện quốc gia năm tới [6]
1. Căn cứ kế hoạch
vận hành hệ thống điện năm tới được duyệt, trường hợp hệ thống điện quốc gia có
nguy cơ thiếu điện năng, Đơn vị Điều độ hệ thống điện quốc gia có trách nhiệm
tính toán kế hoạch phân bổ sản lượng điện của hệ thống điện quốc gia năm tới
theo tháng cho các tổng công ty điện lực theo phương pháp quy định tại Điều 5 Thông tư này và gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đồng
thời báo cáo Cục Điều tiết điện lực để theo dõi và giám sát thực hiện.
2. Kế hoạch phân bổ
sản lượng điện của hệ thống điện quốc gia năm tới gồm các nội dung sau:
a) Thời gian dự kiến
áp dụng phân bổ sản lượng điện;
b) Nhu cầu sản lượng
điện đầu nguồn của từng tổng công ty điện lực trong các tháng hệ thống điện
quốc gia thiếu điện năng;
c) Điện năng khả dụng
của hệ thống điện quốc gia từng tháng trong giai đoạn hệ thống điện quốc gia
thiếu điện năng;
d) Sản lượng điện
phân bổ theo tháng cho từng tổng công ty điện lực trong giai đoạn thiếu điện
năng tương ứng với điện năng khả dụng của hệ thống từng tháng.
Điều
11. Kế hoạch cung ứng điện tại địa phương năm tới
1. [7] Căn cứ kế hoạch phân
bổ sản lượng điện của hệ thống điện quốc gia năm tới do Đơn vị Điều độ hệ thống
điện quốc gia tính toán, các Tổng công ty điện lực Miền Bắc, Miền Trung, Miền
Nam có trách nhiệm tính toán, phân bổ sản lượng điện theo tháng cho các công ty
điện lực cấp tỉnh trực thuộc theo phương pháp quy định tại Điều
6 Thông tư này, đồng thời báo cáo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Cục Điều
tiết điện lực để theo dõi và giám sát thực hiện.
2. Trước ngày 05
tháng 12 hàng năm, căn cứ kế hoạch phân bổ sản lượng điện theo tháng của các
Tổng công ty điện lực Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam, các công ty điện lực cấp
tỉnh có trách nhiệm lập kế hoạch cung ứng điện tại địa phương năm tới, trình Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
3. Trước ngày 05 tháng
12 hàng năm, căn cứ kế hoạch phân bổ sản lượng điện của hệ thống điện quốc gia
năm tới được duyệt, Tổng công ty điện lực thành phố Hà Nội, Tổng công ty điện
lực thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm lập kế hoạch cung ứng điện năm tới,
trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
4. Kế hoạch cung ứng
điện tại địa phương năm tới phải bao gồm các nội dung sau:
a) Sản lượng điện
được phân bổ, tỷ lệ sản lượng điện điều hòa, tiết giảm theo tháng và thời gian điều
hòa, tiết giảm điện dự kiến tại địa phương;
b) Danh mục các khách
hàng quan trọng thuộc diện không phải hạn chế khi thiếu điện được quy định tại
Quyết định số 39/2005/QĐ-BCN ;
c) Phương án điều
hòa, tiết giảm điện dự kiến đối với từng thành phần phụ tải điện và khách hàng
sử dụng điện lớn theo sản lượng điện được phân bổ.
5. Sở Công Thương có
trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và công bố kế hoạch
cung ứng điện tại địa phương năm tới trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
Điều
12. Kế hoạch phân bổ sản lượng điện của hệ thống điện quốc gia tháng tới
1. [8] Căn cứ phương thức
vận hành hệ thống điện quốc gia tháng tới được duyệt, trường hợp tháng tới hệ
thống điện quốc gia thiếu điện năng, Đơn vị Điều độ hệ thống điện quốc gia thực
hiện phân bổ sản lượng điện của hệ thống điện quốc gia tháng tới theo tuần cho
các tổng công ty điện lực và gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đồng thời báo cáo
Cục Điều tiết điện lực để theo dõi và giám sát thực hiện.
Trường hợp tháng tới
hệ thống điện quốc gia hoặc hệ thống điện miền bị thiếu công suất, Đơn vị Điều
độ hệ thống điện quốc gia có trách nhiệm xác định công suất khả dụng của hệ
thống, tổng công suất cực đại đầu nguồn phân bổ cho các tổng công ty điện lực
theo tuần theo phương pháp quy định tại Điều 7 Thông tư này.
2. Kế hoạch phân bổ
sản lượng điện của hệ thống điện quốc gia tháng tới gồm các nội dung sau:
a) Thời gian dự kiến
thực hiện phân bổ sản lượng điện;
b) Điện năng khả dụng
của hệ thống từng tuần trong tháng;
c) Sản lượng điện
phân bổ cho các tổng công ty điện lực từng tuần trong tháng;
d) Ước tính sản lượng
điện tiết giảm dự kiến của hệ thống điện quốc gia trong tháng;
đ) Công suất phân bổ
cho các tổng công ty điện lực từng tuần trong tháng và ước tính lượng công suất
tiết giảm trong trường hợp hệ thống điện quốc gia thiếu điện năng dẫn đến nguy
cơ thiếu công suất toàn hệ thống.
Điều
13. Kế hoạch cung ứng điện tại địa phương tháng tới [9]
1. Trường hợp tháng
tới hệ thống điện quốc gia thiếu điện năng, căn cứ trên kế hoạch phân bổ sản
lượng điện của hệ thống điện quốc gia tháng tới, Tổng công ty điện lực Miền
Bắc, Miền Trung và Miền Nam phải thực hiện phân bổ sản lượng điện từng tuần
trong tháng tới cho các công ty điện lực cấp tỉnh trực thuộc theo phương pháp
quy định tại Điều 6 Thông tư này, công bố trên trang thông
tin điện tử của đơn vị, đồng thời báo cáo Tập đoàn điện lực Việt Nam và Cục Điều
tiết điện lực để theo dõi và giám sát thực hiện.
2. Trường hợp tháng
tới hệ thống điện quốc gia thiếu điện năng, căn cứ trên kế hoạch cung ứng điện
tại địa phương năm được duyệt theo quy định tại Điều 11 Thông tư
này và sản lượng điện được Tổng công ty điện lực miền phân bổ trong tháng
tới, các công ty điện lực cấp tỉnh có trách nhiệm lập kế hoạch cung ứng điện
tại địa phương trong tháng tới trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
3. Trường hợp tháng
tới hệ thống điện quốc gia thiếu điện năng, căn cứ trên kế hoạch cung ứng điện
tại địa phương năm được duyệt theo quy định tại Điều 11 Thông tư
này và kế hoạch phân bổ sản lượng điện của hệ thống điện quốc gia tháng tới
được duyệt, Tổng công ty điện lực thành phố Hà Nội và Tổng công ty điện lực
thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm lập kế hoạch cung ứng điện tại địa phương
trong tháng tới trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
4. Kế hoạch cung ứng
điện tại địa phương trong tháng tới được lập theo nguyên tắc quy định tại Điều 9 Thông tư này và phải bao gồm các nội dung sau:
a) Danh sách khách
hàng sử dụng điện quan trọng;
b) Sản lượng điện
phân bổ cho các thành phần phụ tải điện và các khách hàng lớn sử dụng điện phân
phối và các đơn vị phân phối và bán lẻ điện;
c) Phương thức điều
hoà, tiết giảm điện đối với các thành phần phụ tải điện và các khách hàng sử
dụng điện lớn.
5. Sở Công Thương có
trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và công bố kế hoạch
cung ứng điện tại địa phương trong tháng tới.
Điều
14. Lập và thực hiện kế hoạch cung ứng điện tuần tại địa phương[10]
1. Trường hợp hệ
thống điện quốc gia thiếu điện năng, trước 11h00 ngày thứ Sáu tuần W, căn cứ kế
hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia tuần được duyệt, Tổng công ty điện lực
miền có trách nhiệm hoàn thành việc lập kế hoạch phân bổ sản lượng điện cho các
công ty điện lực cấp tỉnh trực thuộc trong tuần W+2 và cập nhật, điều chỉnh kế
hoạch phân bổ sản lượng điện tuần W+1 nếu cần thiết, đồng thời báo cáo Tập đoàn
Điện lực Việt Nam và Cục Điều tiết điện lực để theo dõi và giám sát thực hiện.
2. Trường hợp hệ
thống điện quốc gia thiếu điện năng, trước 16h00 ngày thứ Sáu tuần W, căn cứ kế
hoạch phân bổ sản lượng điện của Tổng công ty điện lực miền, công ty điện lực
cấp tỉnh có trách nhiệm hoàn thành kế hoạch cung ứng điện cho tuần W+2 và cập
nhật, điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện tuần W+1 nếu cần thiết, báo cáo Sở Công
Thương tại địa phương để theo dõi và giám sát thực hiện.
3. Trước 16h00 ngày
thứ Sáu tuần W, căn cứ kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia tuần được
duyệt, Tổng công ty điện lực thành phố Hà Nội, Tổng công ty điện lực thành phố
Hồ Chí Minh có trách nhiệm hoàn thành kế hoạch cung ứng điện cho tuần W+2 và
cập nhật, điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện tuần W+1 nếu cần thiết, báo cáo Sở
Công Thương tại địa phương để theo dõi và giám sát thực hiện.
4. Kế hoạch cung ứng
điện tuần tại địa phương được lập theo nguyên tắc quy định tại Điều
9 Thông tư này và căn cứ trên kế hoạch cung ứng điện tháng tại địa phương
đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, có xét đến những thay đổi về nhu
cầu phụ tải điện tại địa phương trong các tuần trước đó.
5. Kế hoạch cung ứng
điện tuần tại địa phương bao gồm các nội dung sau:
a) Sản lượng điện
được phân bổ cho tuần W+1 và tuần W+2;
b) Kế hoạch cung ứng
điện hàng ngày trên địa bàn tỉnh, thành phố bao gồm:
- Sản lượng điện phân
bổ cho các thành phần phụ tải;
- Danh mục khách hàng
sử dụng điện lớn bị tiết giảm điện;
- Sản lượng điện bị
tiết giảm hàng ngày đối với các thành phần phụ tải điện, các khách hàng lớn sử
dụng lưới điện phân phối và đơn vị phân phối và bán lẻ điện;
- Các khu vực bị tiết
giảm điện;
- Thời gian dự kiến
tiết giảm điện.
Chương
IV
TRÌNH
TỰ, THỦ TỤC LẬP VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÂN BỔ CÔNG SUẤT VÀ TIẾT GIẢM ĐIỆN KHI
HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA THIẾU CÔNG SUẤT
Điều
15. Kế hoạch phân bổ công suất của hệ thống điện quốc gia [11]
1. Trường hợp hệ
thống điện quốc gia có nguy cơ thiếu công suất theo kết quả đánh giá an ninh hệ
thống ngắn hạn, Đơn vị Điều độ hệ thống điện quốc gia có trách nhiệm:
a) Xác định công suất
khả dụng của hệ thống điện quốc gia từng ngày trong 02 tuần tới, mức thiếu hụt
công suất hàng ngày và khoảng thời gian thiếu hụt công suất;
b) Tính toán kế hoạch
phân bổ công suất cho các tổng công ty điện lực theo phương pháp quy định tại Điều 7 Thông tư này, thông báo cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam,
các tổng công ty Điện lực và báo cáo Cục Điều tiết điện lực, đồng thời công bố
trên trang thông tin điện tử hệ thống điện tình trạng thiếu công suất và kế
hoạch phân bổ công suất cho các tổng công ty điện lực.
2. Kế hoạch phân bổ
công suất cho các tổng công ty điện lực bao gồm các nội dung sau:
a) Khoảng thời gian
hệ thống điện quốc gia thiếu công suất;
b) Công suất khả dụng
của hệ thống điện quốc gia từng ngày trong tuần;
c) Công suất phân bổ
cho các tổng công ty điện lực;
d) Ước tính lượng
công suất sẽ tiết giảm hàng ngày toàn hệ thống.
Điều
16. Lập và thực hiện kế hoạch tiết giảm công suất tại địa phương[12]
1. Trường hợp hệ
thống điện quốc gia thiếu công suất, trước 9h00 ngày thứ Sáu tuần W, căn cứ
trên tính toán kế hoạch phân bổ công suất do Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc
gia công bố, các Tổng công ty điện lực Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam có
trách nhiệm hoàn thành việc thực hiện phân bổ công suất cho tuần W+2 và cập
nhật, điều chỉnh mức công suất phân bổ tuần W+1 cho các công ty điện lực cấp
tỉnh trực thuộc theo phương pháp quy định tại Điều 8 Thông tư
này.
2. Trước 16h00 ngày
thứ Sáu tuần W, Tổng công ty điện lực thành phố Hà Nội, Tổng công ty điện lực
thành phố Hồ Chí Minh và các công ty điện lực cấp tỉnh có trách nhiệm hoàn
thành kế hoạch tiết giảm công suất tại địa phương cho tuần W+2 và cập nhật, điều
chỉnh kế hoạch tiết giảm công suất tuần W+1 theo nguyên tắc quy định tại Điều 9 Thông tư này và báo cáo Sở Công Thương tại địa phương
để theo dõi và giám sát thực hiện theo quy định.
3. Trường hợp công
suất thực tế vận hành theo giờ của các tổng công ty điện lực và các công ty
điện lực cấp tỉnh lớn hơn công suất phân bổ theo kế hoạch thì Đơn vị Điều độ hệ
thống điện quốc gia và các đơn vị điều độ hệ thống điện miền được phép thực
hiện các biện pháp sa thải phụ tải khẩn cấp để đảm bảo an ninh hệ thống điện.
Điều
17. Phân bổ công suất và tiết giảm điện khi xảy ra thiếu công suất cục bộ [13]
1. Trường hợp có nguy
cơ xảy ra nghẽn mạch trên lưới điện truyền tải dẫn đến thiếu công suất cục bộ
hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn vận hành hệ thống điện, Đơn vị điều độ hệ thống
điện quốc gia có trách nhiệm:
a) Xác định các khu
vực thiếu công suất cục bộ và các khu vực có nguy cơ không đảm bảo tiêu chuẩn
vận hành hệ thống điện, khoảng thời gian xảy ra thiếu công suất cục bộ;
b) Xác định công suất
cực đại có thể cung cấp cho khu vực thiếu công suất và ước tính lượng công suất
thiếu hụt;
c) Tính toán kế hoạch
phân bổ công suất tại khu vực thiếu công suất cục bộ cho các tổng công ty điện
lực chịu ảnh hưởng, đồng thời gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam và báo cáo Cục Điều
tiết điện lực để theo dõi và giám sát thực hiện.
3. Trước 9h00 ngày
thứ Sáu tuần W, các tổng công ty điện lực miền trong khu vực thiếu công suất
cục bộ có trách nhiệm hoàn thành việc thực hiện phân bổ công suất cho tuần W+2
và cập nhật, điều chỉnh mức công suất phân bổ tuần W+1 cho các công ty điện lực
cấp tỉnh trực thuộc chịu ảnh hưởng căn cứ kế hoạch phân bổ công suất tại khu
vực thiếu công suất cục bộ được duyệt, đồng thời báo cáo Tập đoàn Điện lực Việt
Nam để theo dõi và giám sát thực hiện.
4. Trước 16h00 ngày
thứ Sáu tuần W, Tổng công ty điện lực thành phố Hà Nội, Tổng công ty điện lực
thành phố Hồ Chí Minh và các công ty điện lực cấp tỉnh trong khu vực thiếu công
suất cục bộ có trách nhiệm hoàn thành kế hoạch tiết giảm công suất tại địa
phương cho tuần W+2 và cập nhật, điều chỉnh kế hoạch tiết giảm công suất tuần
W+1 theo nguyên tắc quy định tại Điều 9 Thông tư này và báo
cáo Sở Công Thương tại địa phương để theo dõi và giám sát thực hiện.
5. Trong quá trình điều
độ vận hành hệ thống điện, Đơn vị Điều độ hệ thống điện quốc gia và các đơn vị điều
độ hệ thống điện miền được phép thực hiện các biện pháp sa thải phụ tải khẩn cấp
để đảm bảo an ninh hệ thống điện trong các trường hợp sau đây:
a) Trong trường hợp
khẩn cấp khi xảy ra nghẽn mạch trên lưới điện truyền tải dẫn đến nguy cơ thiếu
công suất cục bộ hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn vận hành hệ thống điện;
b) Công suất thực tế
vận hành theo giờ của các tổng công ty điện lực và các công ty điện lực cấp
tỉnh lớn hơn công suất được phân bổ theo kế hoạch.
Chương
V
BÁO
CÁO VÀ GIÁM SÁT THỰC HIỆN PHÂN BỔ VÀ CUNG ỨNG ĐIỆN KHI HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
THIẾU NGUỒN ĐIỆN
Điều
18. Chế độ báo cáo của công ty điện lực cấp tỉnh
1. Báo cáo tuần
Trước 11h00 ngày thứ
Sáu tuần W, công ty điện lực cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Tổng công ty điện
lực miền, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Công Thương tình hình cung ứng điện tại
địa phương từ ngày thứ Sáu tuần W-1 đến ngày thứ Năm tuần W, gồm các nội dung
sau:
a) Sản lượng điện,
công suất cực đại phân bổ và thực hiện của công ty điện lực cấp tỉnh từng ngày
trong tuần;
b) Ước tính sản lượng
điện, công suất phụ tải bị tiết giảm từng ngày trong tuần.
Báo cáo tuần của công
ty điện lực cấp tỉnh thực hiện theo Biểu mẫu báo cáo tuần về tình hình cung cấp
điện và tiết giảm điện quy định tại Phụ lục 1 ban
hành kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo tháng
Trước ngày 05 hàng
tháng, công ty điện lực cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Tổng công ty điện lực
miền, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Công Thương tình hình cung ứng và tiết giảm
điện tại địa phương của tháng liền trước, gồm các nội dung sau:
a) Sản lượng điện,
công suất cực đại phân bổ và thực hiện của công ty điện lực trong tháng;
b) Ước tính sản lượng
điện, công suất phụ tải bị tiết giảm trong tháng;
c) Thực hiện phân bổ
sản lượng điện, công suất tiết giảm cho các thành phần phụ tải điện và khách
hàng sử dụng điện lớn trên địa bàn tỉnh;
d) Phân tích, làm rõ
nguyên nhân trong trường hợp việc thực hiện cung ứng điện thực tế khác với kế
hoạch cung ứng điện tháng đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Báo cáo tháng của
công ty điện lực cấp tỉnh được thực hiện theo Biểu mẫu báo cáo tháng về tình
hình cung cấp điện và tiết giảm điện quy định tại Phụ
lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều
19. Chế độ báo cáo của Tổng công ty điện lực
1. Báo cáo tuần
a) Tổng công ty Điện
lực thành phố Hà Nội, Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh có trách
nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Công Thương tình hình cung ứng điện
tại địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư này;
b) Trước 14h00 thứ
sáu tuần W, tổng công ty điện lực có trách nhiệm báo cáo Tập đoàn Điện lực Việt
Nam và Cục Điều tiết điện lực tình hình cung ứng và tiết giảm điện từ ngày thứ
Sáu tuần W-1 đến ngày thứ Năm tuần W, gồm các nội dung sau:
- Sản lượng điện,
công suất cực đại phân bổ và thực hiện của tổng công ty điện lực từng ngày
trong tuần;
- Sản lượng điện,
công suất phân bổ cho các công ty điện lực cấp tỉnh trực thuộc và tình hình
thực hiện tiết giảm phụ tải điện của các công ty điện lực cấp tỉnh (đối với các
tổng công ty điện lực miền);
- Phân tích, làm rõ
nguyên nhân trong trường hợp sản lượng điện, công suất thực tế sai khác so với
mức được phân bổ từ 10% trở lên.
Báo cáo tuần của tổng
công ty điện lực được thực hiện theo Biểu mẫu báo cáo tuần về tình hình cung
cấp điện và tiết giảm điện quy định tại Phụ lục 2
ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo tháng
a) Tổng công ty Điện
lực thành phố Hà Nội, Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh có trách
nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Công Thương tình hình cung ứng điện
tại địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này;
b) Trước ngày 07 hàng
tháng, tổng công ty điện lực có trách nhiệm báo cáo Tập đoàn Điện lực Việt Nam
và Cục Điều tiết điện lực về tình hình cung ứng điện của tháng trước. Nội dung
báo cáo bao gồm:
- Sản lượng điện,
công suất cực đại phân bổ và thực hiện của tổng công ty điện lực từng tuần
trong tháng và cả tháng;
- Ước tính sản lượng
điện, công suất phụ tải bị tiết giảm từng tuần trong tháng;
- Sản lượng điện,
công suất phân bổ cho các công ty điện lực cấp tỉnh trực thuộc và tình hình
thực hiện tiết giảm phụ tải điện của các công ty điện lực cấp tỉnh (đối với các
tổng công ty điện lực miền);
- Tổng hợp, ước tính
tổng sản lượng điện, công suất bị tiết giảm lớn nhất đối với các thành phần phụ
tải trong cả tháng trong địa bàn tổng công ty điện lực quản lý;
- Phân tích, làm rõ
nguyên nhân trong trường hợp tổng sản lượng điện, công suất cực đại thực tế sai
khác so mức được phân bổ từ 5% trở lên.
Báo cáo tháng của
tổng công ty điện lực được thực hiện theo Biểu mẫu báo cáo tháng về tình hình
cung cấp điện và tiết giảm điện quy định tại Phụ lục
2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều
20. Chế độ báo cáo của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia[14]
1. Báo cáo tuần
Trước 16h00 thứ sáu
tuần W, Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia[15] có trách nhiệm báo
cáo Cục Điều tiết điện lực về tình hình cung cấp điện và tiết giảm điện hệ
thống điện quốc gia từ ngày thứ Sáu tuần W-1 đến ngày thứ Năm tuần W, gồm các
nội dung sau:
a) Sản lượng điện,
công suất khả dụng của hệ thống và sản lượng điện, công suất phân bổ cho các
tổng công ty điện lực trong tuần;
b) Công suất cực đại,
sản lượng điện từng ngày và tổng sản lượng điện thực hiện của toàn hệ thống và
của từng tổng công ty điện lực trong tuần.
Báo cáo tuần của Đơn
vị điều độ hệ thống điện quốc gia[16] được thực hiện theo Biểu mẫu báo cáo tuần về
tình hình cung cấp điện và tiết giảm điện quy định tại Phụ
lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo tháng
Trước ngày 10 hàng
tháng, Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia[17] có trách nhiệm báo
cáo Bộ Công Thương và Cục Điều tiết điện lực về tình hình cung cấp điện của
tháng trước, gồm các nội dung sau:
a) Sản lượng điện,
công suất khả dụng của hệ thống và sản lượng điện, công suất phân bổ cho các
tổng công ty điện lực từng tuần trong tháng;
b) Công suất cực đại,
sản lượng điện từng tuần và tổng sản lượng điện thực hiện của hệ thống và của
từng tổng công ty điện lực trong tháng;
c) Ước tính sản lượng
điện, công suất cực đại bị tiết giảm của từng tổng công ty điện lực và của toàn
hệ thống từng tuần trong tháng;
d) Tổng hợp, ước tính
tổng sản lượng điện, công suất cực đại bị tiết giảm đối với các thành phần phụ
tải điện trong tháng của toàn hệ thống;
đ) Phân tích, làm rõ
nguyên nhân trong trường hợp sản lượng điện thực hiện của toàn hệ thống khác
với kế hoạch vận hành tháng và năm được duyệt từ 5% trở lên.
Báo cáo tháng của Đơn
vị điều độ hệ thống điện quốc gia[18] được thực hiện theo Biểu mẫu báo cáo tháng về
tình hình cung cấp điện và tiết giảm điện quy định tại Phụ
lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều
21. Giám sát cung ứng điện khi hệ thống điện thiếu nguồn điện
1. Tổng công ty điện lực
có trách nhiệm:
a) Giám sát việc thực
hiện sản lượng điện tối đa cho phép và công suất phân bổ tại các công ty điện
lực cấp tỉnh, đảm bảo các công ty điện lực cấp tỉnh thực hiện đúng sản lượng
điện, công suất được phân bổ;
b) Giám sát công tác
tiết giảm điện của các công ty điện lực cấp tỉnh, đảm bảo việc tiết giảm điện
đối với các thành phần phụ tải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 9 Thông tư này.
2. Tập đoàn Điện lực
Việt Nam có trách nhiệm:
a) Giám sát việc thực
hiện sản lượng điện tối đa cho phép và công suất phân bổ tại các tổng công ty
điện lực, đảm bảo các tổng công ty điện lực thực hiện đúng sản lượng điện, công
suất được phân bổ;
b) Giám sát công tác
cung ứng điện của các tổng công ty điện lực và các công ty điện lực cấp tỉnh,
đảm bảo việc tiết giảm điện đối với các thành phần phụ tải tuân thủ các nguyên
tắc quy định tại Điều 9 Thông tư này.
3. Sở Công Thương có
trách nhiệm:
a) Giám sát việc cung
ứng điện của công ty điện lực tại địa phương theo sản lượng điện, công suất
được phân bổ;
b) Giám sát công tác
cung ứng điện tại địa phương theo kế hoạch được duyệt và các nguyên tắc tiết
giảm điện quy định tại Điều 9 Thông tư này;
c) Giám sát việc sử
dụng điện của các khách hàng sử dụng điện có biểu đồ phụ tải điện đã thỏa thuận
với công ty điện lực cấp tỉnh tại địa phương.
4. Cục Điều tiết điện
lực có trách nhiệm giám sát vận hành hệ thống điện quốc gia và các vùng miền,
giám sát chung về phân bổ và thực hiện sản lượng điện, công suất khi hệ thống
điện quốc gia thiếu nguồn điện đảm bảo theo đúng các nguyên tắc quy định tại Thông
tư này.
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 22. Tổ chức thực hiện
1. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này nếu có vấn đề vướng mắc,
các đơn vị có liên quan phải kịp thời báo cáo Cục Điều tiết điện lực để nghiên
cứu, đề xuất, trình Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư cho phù hợp.
Điều 23. Hiệu lực thi hành[19]
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 10 năm 2011./.
Nơi nhận:
-
Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Trang
thông tin điện tử Bộ Công Thương;
- Bộ Tư
pháp (để theo dõi);
- Cơ sở
dữ liệu quốc gia về VBPL;
- Vụ
Pháp chế;
- Lưu:
VT, ĐTĐL.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN
HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trương Thanh Hoài
|