Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 12/VBHN-BNNPTNT Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Hà Công Tuấn
Ngày ban hành: 28/11/2017 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/VBHN-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2017

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC CHÍNH VÀ TẬN DỤNG, TẬN THU LÂM SẢN

Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 17/2017/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 10 năm 2017.

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

Căn cứ Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản1.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định khai thác chính và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên, rừng trồng và các loài thực vật trên diện tích ngoài quy hoạch cho lâm nghiệp có tên trùng với các loài gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

2. Đối tượng áp dụng

a) Chủ rừng là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

b) Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động khai thác, tận dụng, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên: là việc chặt hạ cây rừng để lấy gỗ nhằm mục đích kinh tế là chính, đồng thời đảm bảo phát triển, sử dụng rừng bền vững đã xác định trong phương án quản lý rừng bền vững theo quy định hiện hành của nhà nước.

2. Khai thác gỗ phục vụ nhu cầu thiết yếu tại chỗ: là việc chặt hạ cây rừng lấy gỗ nhằm mục đích sử dụng trực tiếp cho xây dựng nhà các công trình chung của cộng đồng dân cư thôn; làm nhà ở, các nhu cầu thiết yếu của hộ gia đình, cá nhân ở nơi có rừng theo quy định của nhà nước.

3. Tận dụng gỗ: là việc tận dụng những cây gỗ trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, nghiên cứu khoa học và giải phóng mặt bằng các dự án khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.

4. Tận thu gỗ: là việc thu gom những cây gỗ bị đỗ gãy, bị chết do thiên tai; gỗ cháy, gỗ khô mục, cành, ngọn còn nằm trong rừng.

5. Đơn vị tư vấn: là các tổ chức có thẩm quyền, chuyên môn để thực hiện việc điều tra, thiết kế kinh doanh rừng.

6. Luân kỳ khai thác chính rừng tự nhiên: là khoảng thời gian giữa 2 lần khai thác chính kế tiếp nhau.

7. Kỹ thuật khai thác tác động thấp: là các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong quá trình khai thác gỗ nhằm giảm thiểu những tác động đến hệ sinh thái duy trì quá trình phát triển của rừng.

8. Địa danh khai thác: là tên lô, khoảnh, tiểu khu rừng cùng với tên thôn xã, huyện, tỉnh.

Điều 3. Tiêu chí rừng đưa vào khai thác chính và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ

1. Diện tích rừng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho thuê, giao quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật hoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt.

2. Đảm bảo thực hiện các biện pháp tái sinh rừng, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái và khả năng phòng hộ của rừng, tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. KHAI THÁC CHÍNH, TẬN DỤNG, TẬN THU GỖ

Điều 4. Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên

1. Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên chỉ thực hiện đối với chủ rừng có phương án quản lý rừng bền vững theo quy định của nhà nước, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững và được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

2. Đối tượng rừng khai thác

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên chưa qua khai thác hoặc đã qua khai thác đã phục hồi tối thiểu một luân kỳ khai thác đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Trữ lượng gỗ phải đạt:

Rừng lá rộng thường xanh từ 150 m3/ha trở lên.

Rừng gỗ lá rộng nửa rụng lá từ 130 m3/ha trở lên.

Rừng khộp từ 110 m3/ha trở lên.

Rừng lá kim từ 130m3/ha trở lên.

Rừng hỗn giao gỗ với tre nứa từ 80 m3/ha trở lên.

b) Trữ lượng của các cây đạt cấp kính khai thác trong lô phải lớn hơn 30% tổng trữ lượng rừng của lô đó.

c) Cây gỗ được khai thác chính (trừ trường hợp cây phải chặt hạ khi làm đường vận xuất, vận chuyển, bãi gỗ) là những cây đã thành thục công nghệ và tùy theo từng loại cây, phải đạt đường kính tối thiểu đo tại vị trí thân cây cách mặt đất 1,3 mét (viết tắt là D1,3m) như sau:

- Nhóm I và II: 45 cm;

- Nhóm III đến nhóm VI: 40 cm;

- Nhóm VII và VIII: 35 cm.

- Cây gỗ họ dầu trong rừng rụng lá (rừng khộp) và cây gỗ căm xe, táu, sến: có đường kính tối thiểu là 35 cm.

3. Trình tự, thủ tục cấp phép khai thác

a) Chủ rừng tự xây dựng hoặc thuê đơn vị tư vấn xây dựng hồ sơ thiết kế khai thác theo hướng dẫn tại Thông tư số 87/2009/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thiết kế khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên, gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông để phê duyệt và cấp phép khai thác. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông viết và trả giấy biên nhận hồ sơ cho chủ rừng.

b) Hồ sơ gồm: Giấy đề nghị cấp phép khai thác; Hồ sơ thiết kế khai thác; Phương án quản lý rừng bền vững; Chứng chỉ quản lý rừng bền vững, văn bản cho phép của Thủ tướng Chính phủ và các hồ sơ khác có liên quan.

c) Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng.

4. Tổ chức khai thác và nghiệm thu gỗ

a) Chủ rừng tổ chức khai thác hoặc hợp đồng với đơn vị có chức năng khai thác theo quy trình kỹ thuật khai thác tác động thấp; tiến hành tận dụng cành ngọn, cây phải chặt hạ khi làm đường vận xuất, vận chuyển, bãi gỗ.

b) Gỗ sau khi được chặt hạ, cắt ngọn chủ rừng tiến hành nghiệm thu, ghi số thứ tự vào đầu lóng gỗ, đo đếm tính toán khối lượng và lập bảng kê lâm sản. Tổng khối lượng gỗ đã khai thác thực tế từng lô rừng so với tổng khối lượng gỗ được cấp phép khai thác vượt tối đa là 10%; nếu vượt quá 10%, chủ rừng báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thực tế chặt hạ đúng cây bài chặt thì được nghiệm thu tiêu thụ; trường hợp chặt không đúng cây bài chặt phải xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

5. Quản lý rừng sau khai thác

Sau khai thác chủ rừng phải thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ, nuôi dưỡng, làm giàu rừng để phục hồi diện tích rừng theo quy định của nhà nước.

Điều 5. Khai thác rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu thiết yếu tại chỗ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn

1. Đối tượng rừng khai thác

a) Rừng do hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng được Nhà nước giao, cho thuê.

b) Rừng Nhà nước chưa giao, cho thuê phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

c) Rừng đạt các tiêu chí sau:

Rừng lá rộng thường xanh phải có trữ lượng trên 120m3/ha;

Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa phải có trữ lượng gỗ trên 70 m3/ha và có ít nhất 10 cây/ha đạt đường kính D1,3m từ 30 cm trở lên.

2. Trình tự, thủ tục cấp phép khai thác

a) Trước ngày 30 tháng 11 hàng năm các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có nhu cầu xác định khối lượng gỗ rừng tự nhiên cần khai thác (tối đa không quá 10 m3 gỗ tròn/hộ), đánh số thứ tự, lập bảng kê cây khai thác, sau đó gửi bảng kê về Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã). Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp khối lượng khai thác gỗ rừng tự nhiên toàn xã trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt trước ngày 31/12 hàng năm.

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản trình của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp phép khai thác cho từng chủ rừng và gửi kết quả về Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp không cấp phép phải gửi văn bản nêu rõ lý do.

c) Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết quả cấp phép hoặc văn bản không cấp phép khai thác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo và giao giấy phép khai thác gỗ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng để thực hiện.

3. Tổ chức khai thác và nghiệm thu gỗ

Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng tổ chức khai thác theo theo đúng số cây và khối lượng cấp phép; khai thác xong báo Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận để đưa vào sử dụng.

Điều 6. Khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng 2

1. Khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng là rừng sản xuất

a) Việc khai thác, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng tập trung trong rừng sản xuất do chủ rừng quyết định, nếu khai thác trắng phải trồng lại rừng mới ngay vụ trồng rừng kế tiếp.

b)3 Trước khi khai thác, tận dụng, tận thu gỗ, chủ rừng lập bảng kê lâm sản khai thác gửi đến cấp thẩm quyền, cụ thể:

Chủ rừng là tổ chức, gửi đến Hạt Kiểm lâm sở tại hoặc Chi cục Kiểm lâm (nơi không có Hạt kiểm lâm).

Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

c) Tổ chức khai thác, tận dụng, tận thu và nghiệm thu lâm sản:

Chủ rừng tổ chức khai thác, tận dụng, tận thu theo quy định; đo đếm tính toán khối lượng và lập bảng kê lâm sản sau khi khai thác, tận dụng, tận thu”.

2. Khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng trong rừng phòng hộ

a) Khai thác và tận dụng, tận thu gỗ rừng phòng hộ thực hiện theo Điều 15 Quy chế quản lý rừng phòng hộ ban hành kèm theo Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Trình tự, thủ tục khai thác, tận dụng, tận thu:

Chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn điều tra, xây dựng hồ sơ thiết kế khai thác, tận dụng, tận thu và gửi hồ sơ đến cấp có thẩm quyền, cụ thể:

Chủ rừng là tổ chức gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông viết và trả giấy biên nhận hồ sơ cho chủ rừng.

Chủ rừng là hộ gia đình gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ về Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện viết và trả giấy biên nhận hồ sơ cho chủ rừng.

c) Hồ sơ gồm: Giấy đề nghị cấp phép khai thác, hồ sơ thiết kế khai thác, tận dụng, tận thu.

d) Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm quyền cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng.

đ) Tổ chức khai thác, tận dụng, tận thu và nghiệm thu lâm sản:

Chủ rừng tổ chức khai thác, tận dụng, tận thu theo quy định; đo đếm tính toán khối lượng và lập bảng kê lâm sản sau khi khai thác, tận dụng, tận thu.

3.4 Khai thác, tận thu gỗ rừng trồng là rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học

a) Được khai thác, tận thu gỗ theo quy định tại Điểm a, b Khoản 3, Điều 21 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

b) Thời điểm khai thác, tận thu gỗ: sau khi các công trình, đề tài nghiên cứu, thực nghiệm khoa học đã kết thúc, được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu, đánh giá; nếu khai thác trắng phải trồng lại rừng mới ngay vụ trồng rừng kế tiếp;

c) Trước khi khai thác, tận thu gỗ chủ rừng lập bảng kê lâm sản khai thác gửi đến cấp thẩm quyền, cụ thể:

Đối với đơn vị trực thuộc Trung ương, gửi đến Tổng cục Lâm nghiệp;

Đối với đơn vị trực thuộc tỉnh, gửi đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

d) Chủ rừng tự tổ chức khai thác, tận thu theo quy định; đo đếm tính toán khối lượng gỗ khai thác, tận thu.

Điều 7. Khai thác gỗ cao su; gỗ vườn rừng, vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán

a) Khai thác gỗ cao su; gỗ vườn rừng, vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán do tổ chức, cá nhân tự quyết định.

b)5 Trường hợp cần xác nhận nguồn gốc gỗ: Trước khi khai thác, tận dụng, tận thu gỗ chủ rừng lập bảng kê lâm sản khai thác gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

Điều 8. Tận dụng gỗ rừng tự nhiên

1. Đối tượng

a) Gỗ trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác theo quy định của pháp luật.

b) Gỗ phải chặt hạ khi thực hiện các biện pháp lâm sinh (cải tạo rừng, nuôi dưỡng rừng, tỉa thưa rừng, làm giàu rừng, chuyển hóa rừng giống, khai hoang để trồng rừng), nghiên cứu khoa học.

2. Điều kiện:

a) Tận dụng gỗ trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác:

Việc tận dụng gỗ phải trên cơ sở phương án đền bù giải phóng mặt bằng khu rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

b) Đối với tận dụng gỗ trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, nghiên cứu khoa học:

Việc tận dụng gỗ được thực hiện sau khi các dự án lâm sinh, kế hoạch đào tạo hoặc đề cương nghiên cứu khoa học được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Trình tự, thủ tục tận dụng

Tổ chức hoặc cá nhân được phép tận dụng đo đếm, lập bảng kê lâm sản tận dụng và gửi bảng kê lâm sản đến cơ quan có thẩm quyền để tổng hợp báo cáo, theo dõi, giám sát trong quá trình tận dụng và xác nhận nguồn gốc gỗ khi lưu thông, tiêu thụ, cụ thể:

a) Chủ rừng là tổ chức, gửi bảng kê lâm sản đến Hạt Kiểm lâm hoặc Chi cục Kiểm lâm (nơi không có hạt kiểm lâm).

b) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, gửi bảng kê lâm sản đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

4. Tổ chức tận dụng và nghiệm thu gỗ

Chủ rừng tổ chức tận dụng gỗ theo phương án đền bù giải phóng mặt bằng hoặc các dự án lâm sinh, kế hoạch đào tạo, đề cương nghiên cứu được phê duyệt; gỗ tận dụng chủ rừng đo đếm tính toán khối lượng, lập bảng kê lâm sản và báo Hạt Kiểm lâm sở tại biết, xác nhận nguồn gốc khi lưu thông, tiêu thụ.

Điều 9. Tận thu gỗ rừng tự nhiên

1. Đối tượng gỗ tận thu: Gỗ bị đỗ gãy, bị chết do thiên tai; gỗ cháy, gỗ khô mục, cành, ngọn trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ và phân khu dịch vụ hành chính của vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài, sinh cảnh.

2. Trình tự, thủ tục tận thu

Chủ rừng tự xác minh, tính toán, lập bảng kê lâm sản tận thu; gửi bảng kê lâm sản đến cấp thẩm quyền để theo dõi, giám sát trong quá trình tận thu và xác nhận nguồn gốc gỗ khi lưu thông tiêu thụ, cụ thể:

a) Chủ rừng là tổ chức, gửi bảng kê lâm sản đến Hạt Kiểm lâm sở tại hoặc Chi cục Kiểm lâm (nơi không có Hạt kiểm lâm).

b) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, gửi bảng kê lâm sản đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Tổ chức tận thu và nghiệm thu gỗ

Chủ rừng tổ chức tận thu theo đúng bảng kê lâm sản đã lập và báo Hạt Kiểm lâm sở tại biết, xác nhận nguồn gốc khi lưu thông tiêu thụ; trong quá trình tận thu không được mở mới đường vận xuất, vận chuyển và phải có biện pháp bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.

Mục 2. KHAI THÁC, TẬN DỤNG, TẬN THU LÂM SẢN NGOÀI GỖ

Điều 10. Khai thác và tận dụng, tận thu lâm sản ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ

1. Khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và loài được ưu tiên bảo vệ phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ.

2. Trình tự, thủ tục khai thác, tận dụng, tận thu

a) Chủ rừng tự xác minh, lập bảng kê lâm sản khai thác, tận dụng, tận thu nêu rõ khối lượng, chủng loại lâm sản và địa danh khai thác, tận dụng, tận thu; gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để cấp phép khai thác và theo dõi, giám sát trong quá trình thực hiện. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông viết và trả giấy biên nhận hồ sơ cho chủ rừng.

b) Hồ sơ gồm: Giấy đề nghị cấp phép khai thác, bảng kê lâm sản khai thác.

c) Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng.

3. Tổ chức khai thác, tận dụng, tận thu và nghiệm thu lâm sản

Chủ rừng tổ chức khai thác, tận dụng, tận thu theo đúng giấy phép khai thác và bảng kê lâm sản đã lập; đo đếm tính toán khối lượng và lập bảng kê lâm sản sau khi khai thác, tận dụng, tận thu.

Điều 11. Khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản ngoài gỗ không thuộc loài nguy cấp quý, hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật

1. Đối với rừng sản xuất:

Chủ rừng tự xác minh, lập bảng kê lâm sản khai thác, tận dụng, tận thu nêu rõ khối lượng, chủng loại lâm sản, địa danh khai thác, tận dụng, tận thu và gửi về cấp thẩm quyền để theo dõi, giám sát trong quá trình thực hiện và xác nhận nguồn gốc lâm sản khi lưu thông tiêu thụ cụ thể:

Chủ rừng là tổ chức, gửi bảng kê lâm sản đến Hạt Kiểm lâm sở tại hoặc Chi cục Kiểm lâm (nơi không có Hạt kiểm lâm).

Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, gửi bảng kê lâm sản đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Đối với rừng phòng hộ:

a) Việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ phải thực hiện theo Điều 16 Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ.

b) Trình tự, thủ tục khai thác, tận dụng, tận thu

Chủ rừng tự xác minh, lập bảng kê lâm sản khai thác, tận dụng, tận thu nêu rõ khối lượng, chủng loại lâm sản, địa danh khai thác, tận dụng, tận thu và gửi đến cấp có thẩm quyền, cụ thể:

Chủ rừng là tổ chức gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để cấp phép khai thác và theo dõi, giám sát trong quá trình thực hiện. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông viết và trả giấy biên nhận hồ sơ cho chủ rừng.

Chủ rừng là hộ gia đình cá nhân gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ về Ủy ban nhân dân cấp huyện để cấp phép khai thác và theo dõi, giám sát trong quá trình thực hiện. Ủy ban nhân dân cấp huyện viết và trả giấy biên nhận hồ sơ cho chủ rừng.

c) Hồ sơ gồm: Giấy đề nghị cấp phép khai thác, bảng kê lâm sản.

d) Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm quyền cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng.

3. Đối với rừng đặc dụng:

a) Việc khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng phải thực hiện theo Điều 21 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng.

b) Trình tự, thủ tục khai thác, tận dụng, tận thu:

Chủ rừng tự xác minh, lập bảng kê lâm sản khai thác, tận dụng, tận thu nêu rõ khối lượng, chủng loại lâm sản, địa danh khai thác, tận dụng, tận thu và gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để cấp phép khai thác và theo dõi, giám sát trong quá trình thực hiện. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn viết và trả giấy biên nhận hồ sơ cho chủ rừng.

c) Hồ sơ gồm: Giấy đề nghị cấp phép khai thác, bảng kê lâm sản.

d) Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng.

4. Tổ chức khai thác, tận dụng, tận thu và nghiệm thu lâm sản

Chủ rừng tổ chức khai thác, tận dụng, tận thu theo quy định; đo đếm tính toán khối lượng, lập bảng kê lâm sản sau khi khai thác, tận dụng, tận thu báo Hạt Kiểm lâm sở tại biết, xác nhận nguồn gốc lâm sản khi lưu thông tiêu thụ.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Trách nhiệm của chủ rừng và đơn vị khai thác

1. Thực hiện đúng các thủ tục về khai thác và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ quy định tại Thông tư này.

2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hồ sơ thiết kế khai thác, và những văn bản liên quan do mình xây dựng, đăng ký, báo cáo, hoặc đề nghị.

3. Tự tổ chức khai thác và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi vi phạm (nếu có) xảy ra trong quá trình chuẩn bị, lập hồ sơ khai thác, tổ chức khai thác, lập bảng kê lâm sản và các thủ tục khác có liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành.

4. Thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này.

Điều 13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Thực hiện đúng các nhiệm vụ, quyền hạn trong tiếp nhận, giải quyết các thủ tục khai thác và tận dụng tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn xã quy định tại Thông tư này.

2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về xác nhận và kết quả kiểm tra, giám sát của mình liên quan đến các chủ rừng, đơn vị khai thác gỗ, lâm sản trên địa bàn của xã quản lý.

4. Đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc của các chủ rừng, đơn vị trong khai thác và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ.

5. Thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này.

Kiểm lâm địa bàn, cán bộ lâm nghiệp xã giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều này.

Điều 14.Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Thực hiện đúng các nhiệm vụ, quyền hạn trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục khai thác và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quy định tại Thông tư này. Kiểm tra, giám sát việc giải quyết, xử lý các thủ tục khai thác và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ của Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về xác nhận, cấp phép khai thác và kết quả kiểm tra, giám sát của mình trong khai thác và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn huyện.

3. Đề xuất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của các chủ rừng trong khai thác và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ.

4. Thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này.

Hạt kiểm lâm huyện, các phòng chức năng của huyện giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều này.

Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình giải quyết các thủ tục khai thác và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn tỉnh quy định tại Thông tư này.

2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương.

3. Giao kế hoạch khai thác bền vững gỗ rừng tự nhiên cho các tổ chức.

4. Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, nếu để xảy ra vi phạm trong khai thác, tận dụng và tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn tỉnh.

5. Chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc giải quyết các thủ tục khai thác, tận dụng và tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

6. Thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quy định ở Điều này.

Điều 16. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình tiếp nhận, giải quyết các thủ tục khai thác và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn tỉnh quy định tại Thông tư này.

2. Hướng dẫn chi tiết về thực hiện thống nhất những nội dung các mẫu biểu và các văn bản khác có liên quan đến thủ tục khai thác và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ quy định tại Thông tư này để áp dụng tại địa phương.

3. Kiểm tra, giám sát việc giải quyết, xử lý các thủ tục khai thác và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã. Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã không thực hiện thủ tục khai thác và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ cho các chủ rừng để xảy ra vi phạm hoặc không thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định.

4. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về tính chính xác trong việc phê duyệt hồ sơ thiết kế khai thác gỗ bền vững của các tổ chức và giải quyết các thủ tục khai thác, tận dụng và tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ do mình thực hiện.

5. Thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này.

Chi cục Kiểm lâm giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ quy định ở Điều này.

Điều 17. Trách nhiệm của Tổng cục Lâm nghiệp

1. Thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình tiếp nhận, giải quyết các thủ tục khai thác và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ trên phạm vi toàn quốc quy định tại Thông tư này.

2. Thông báo những đơn vị đủ điều kiện để thực hiện khai thác rừng bền vững cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

4. Hướng dẫn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nội dung phê duyệt hồ sơ thiết kế, cấp phép khai thác gỗ bền vững. Định kỳ hàng năm tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy trình và quản lý công tác khai thác rừng của các địa phương.

5. Xử lý những công việc phát sinh trong lĩnh vực khai thác và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ theo thẩm quyền được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.

Điều 18. Nhiệm vụ của cơ quan kiểm lâm

1. Thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình tiếp nhận, giải quyết các thủ tục khai thác và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ quy định trong Thông tư này theo địa bàn phụ trách.

2. Kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm trong khai thác và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ của các chủ rừng, đơn vị khai thác để kịp thời đề xuất hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện xác nhận khối lượng gỗ, lâm sản ngoài gỗ khai thác và tận dụng, tận thu theo quy định tại Thông tư này.

Điều 19. Báo cáo về khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản

1. Trách nhiệm báo cáo

a) Kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm phối hợp với cán bộ lâm nghiệp xã và các chủ rừng, đơn vị khai thác tổng hợp số liệu, tình hình khai thác và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã (báo cáo được lưu tại chủ rừng/đơn vị khai thác).

b) Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Hạt Kiểm lâm huyện.

c) Hạt Kiểm lâm huyện tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời báo cáo Chi cục Kiểm lâm tỉnh.

d) Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời báo cáo Tổng cục Lâm nghiệp.

f) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

g) Tổng cục Lâm nghiệp tổng hợp, báo cáo tình hình khai thác và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ của cả nước.

2. Kỳ báo cáo

a) Các chủ rừng là tổ chức, kiểm lâm địa bàn, cán bộ lâm nghiệp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã đồng thời giúp chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Hạt Kiểm lâm huyện vào ngày 18 hàng tháng.

b) Hạt Kiểm lâm huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chi cục Kiểm lâm tỉnh vào ngày 20 hàng tháng.

c) Chi cục Kiểm lâm tỉnh báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng thời giúp Giám đốc Sở báo cáo Tổng cục Lâm nghiệp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vào ngày 22 hàng tháng.

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm.

đ) Tổng cục Lâm nghiệp báo cáo Bộ hàng tháng; giúp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Chính phủ 6 tháng, 1 năm.

3. Nội dung báo cáo

a) Khối lượng khai thác, tận dụng, tận thu gỗ rừng tự nhiên, rừng trồng.

b) Khối lượng khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản ngoài gỗ.

c) Đánh giá tình hình thực hiện quy trình, quy phạm trong khai thác, tận dụng, tận thu; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Điều 20. Điều khoản thi hành 6

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

3. Bãi bỏ các quy định về búa bài cây và đóng búa bài cây tại các văn bản:

Thông tư số 70/2011/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2011 về Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ; Thông tư số 87/2009/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 12 năm 2009 về hướng dẫn thiết kế khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên và Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN ngày 01/6/2006 về ban hành Quy chế quản lý và đóng búa bài cây, búa kiểm lâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4.7 Ban hành kèm theo Thông tư này:

a) Phụ lục 1: Mẫu hồ sơ thiết kế khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản áp dụng đối với: Điểm a, b Khoản 3 Điều 4; Điểm b, c Khoản 2 Điều 6.

b) Phụ lục 2: Bảng kê lâm sản khai thác áp dụng đối với Điểm a Khoản 2 Điều 5; Điểm b Khoản 1 và Điểm c Khoản 3 Điều 6; Điểm b Điều 7; Khoản 3 Điều 8; Khoản 2, 3 Điều 9; Điểm a, b Khoản 2 Điều 10; Khoản 1, Điểm b, c Khoản 2 và Điểm b, c Khoản 3 Điều 11.

c) Phụ lục 3: Giấy đề nghị cấp phép khai thác áp dụng đối với: Điểm b Khoản 3 Điều 4; Điểm c Khoản 2 Điều 6; Điểm b Khoản 2 Điều 10; Điểm c Khoản 2 và Điểm c Khoản 3 Điều 11.

d) Phụ lục 4: Mẫu báo cáo khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ áp dụng đối với Điều 19.

5. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hướng dẫn, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo và đăng tải trên Cổng TTĐT Chính phủ);
- Trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Lưu: VT, PC, TCLN.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hà Công Tuấn

Phụ lục 1: Mẫu đề cương thiết kế khai thác

(Kèm theo Thông tư số: 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Đơn vị chủ quản:…….
Tên đơn vị…………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

HỒ SƠ

THIẾT KẾ KHAI THÁC, TẬN DỤNG, TẬN THU LÂM SẢN

I. Đặt vấn đề:

- Tên chủ rừng (đơn vị khai thác).......................................................................................

- Mục đích khai thác...........................................................................................................

II. Tình hình cơ bản khu khai thác

I. Vị trí, ranh giới khu khai thác:

a) Vị trí: Thuộc lô…………………………, khoảnh, ………………………… Tiểu khu ……..;

b) Ranh giới:

- Phía Bắc giáp …………………………

- Phía Nam giáp …………………………

- Phía Tây giáp …………………………

- Phía Đông giáp …………………………

2. Diện tích khai thác: …………ha;

3. Loại rừng đưa vào khai thác.

III. Các chỉ tiêu kỹ thuật lâm sinh:

1. Tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân.............................................................................

2. Sản lượng cây đứng...

3. Tỷ lệ lợi dụng:

4. Sản lượng khai thác.

(kèm theo biểu tài nguyên và các chỉ tiêu lâm học)

IV. Sản phẩm khai thác:

- Tổng sản lượng khai thác …………… (phân ra từng lô, khoảnh), cụ thể:

+ Gỗ: số cây……………, khối lượng ……………m3

+ Lâm sản ngoài gỗ …………… ((m3/ cây/tấn..)

- Chủng loại sản phẩm (Đối với gỗ phân theo từng loài, từng nhóm gỗ; đối với lâm sản ngoài gỗ phân theo từng loài)

(kèm theo biểu sản phẩm khai thác)

V. Biện pháp khai thác, thời gian hoàn thành.

a) Chặt hạ:

b) Vận xuất:

c) vận chuyển

d) vệ sinh rừng sau khai thác

e) Thời gian hoàn thành.

VI. Kết luận, kiến nghị.

Chủ rừng /đơn vị khai thác
(ký tên ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

Phụ lục 2. Mẫu bảng kê lâm sản khai thác 8

(Kèm theo Thông tư số: 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT) được sửa đổi, bổ sung như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

BẢNG KÊ LÂM SẢN KHAI THÁC

1. Thông tin chung

- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác...............................................................................

- Diện tích khai thác: …………. ha;

- Thời gian khai thác: Từ…….. đến…….

2. Nội dung

a) Đối với gỗ rừng tự nhiên:

TT

Địa danh

Loài cây

Đường kính (cm)

Chiều cao (m)

Khối lượng (m3)

Tiểu khu

khoảnh

TK: 150

K: 4

a

b

giổi

dầu

45

10

1,5

Tổng

b) Đối với gỗ rừng trồng:

TT

Địa danh

Loài cây

Cấp đường kính (cm)

Số cây

Khối lượng (m3)

Ghi rõ số lô, khoảnh, tiểu khu (hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định giao đất, cho thuê đất...vv)

Keo

< 15

15 đến < 25

25 đến....

5

1,5

-

Tổng

c) Đối với lâm sản khác ngoài gỗ:

TT

Địa danh

Loài lâm sản

Khối lượng (m3, cây, tấn)

Ghi rõ số lô, khoảnh, tiểu khu (hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định giao đất, cho thuê đất...vv)

Song mây

1000 cây

Tổng

Chủ rừng/đơn vị khai thác”

Phụ lục 3: Mẫu giấy đề nghị cấp phép khai thác

(Kèm theo Thông tư số: 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP KHAI THÁC

Kính gửi:................................................................................

- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác.................................................................................

- Địa chỉ:...............................................................................................................................

được..... …………………………… giao quản lý, sử dụng ……………. ha rừng, theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rừng số………. ngày……tháng....năm ……….. (hoặc Quyết định giao, cho thuê đất, rừng số……ngày….. tháng....năm…… của ……....)

Xin đăng ký khai thác…………….……tại lô………khoảnh…….tiểu khu………; với số lượng, khối lượng gỗ, lâm sản.

Kèm theo các thành phần hồ sơ gồm:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Đề nghị quý cơ quan xem xét, cho ý kiến./.

Chủ rừng (Đơn vị khai thác)
(ký tên ghi rõ họ tên đóng dấu nếu có)

Phụ lục 4: Mẫu báo cáo khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ

(Kèm theo Thông tư số: 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

BÁO CÁO KHAI THÁC, TẬN DỤNG, TẬN THU GỖ, LÂM SẢN NGOÀI GỖ

TT

CHỈ TIÊU

ĐƠN VỊ TÍNH

KẾ HOẠCH NĂM

KẾT QUẢ THỰC HIỆN

TRONG KỲ BÁO CÁO

LŨY KẾ TỪ ĐẦU NĂM

SO VỚI KH (%)

I

KHAI THÁC RỪNG TỰ NHIÊN

1

Khối lượng gỗ khai thác chính

m3

1.1

Tổ chức

m3

1.2

Hộ gia đình, cá nhân

m3

2

Khối lượng gỗ tận dụng

m3

2.1

Tổ chức

m3

2.2

Hộ gia đình, cá nhân

m3

3

Khối lượng gỗ tận thu

m3

3.1

Tổ chức

m3

3.2

Hộ gia đình, cá nhân

m3

II

KHAI THÁC RỪNG TRỒNG

1

Diện tích khai thác

ha

1.1

Tổ chức

ha

1.2

Hộ gia đình, cá nhân

ha

2

Khối lượng gỗ khai thác

m3

2.1

Tổ chức

m3

2.2

Hộ gia đình, cá nhân

m3

III

KHAI THÁC GỖ CAO SU

1

Khối lượng gỗ khai thác

m3

1.1

Tổ chức

m3

1.2

Hộ gia đình, cá nhân

m3

IV

KHAI THÁC CÂY PHÂN TÁN

m3

1

Khối lượng khai thác

m3

1.1

Tổ chức

m3

1.2

Hộ gia đình, cá nhân

m3

V

KHAI THÁC LÂM SẢN NGOÀI GỖ

1

Tre, nứa, luồng

cây

2

Song mây

tấn

3

Nhựa thông

tấn

4

Quế

tấn

5

Hồi

tấn

6

……………………..

tấn



1 Thông tư số 17/2017/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản có căn cứ ban hành như sau:

"Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng.

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản như sau:"

2 Tên Điều này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 17/2017/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 10 năm 2017.

3 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 17/2017/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 10 năm 2017.

4 Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 17/2017/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 10 năm 2017.

5 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 17/2017/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 10 năm 2017.

6 Điều 2 của Thông tư 17/2017/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 10 năm 2017 quy định như sau:

"Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 25 tháng 10 năm 2017.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hướng dẫn, giải quyết."

7 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 17/2017/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 10 năm 2017.

8 Phụ lục này được sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 17/2017 TT-BNNPTNT Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 10 năm 2017.

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 12/VBHN-BNNPTNT

Hanoi, November 28, 2017

 

CIRCULAR

PRIMARY EXTRACTION, FULL UTILIZATION AND SECONDARY EXTRACTION OF FOREST PRODUCTS

The Circular No. 21/2016/TT-BNNPTNT dated June 28, 2016 of the Minister of Agriculture and Rural Development on primary extraction, full utilization and secondary extraction of forest products which comes into force from August 15, 2016 is amended by:

The Circular No. 17/2017/TT-BNNPTNT dated September 11, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development on amendments to the Circular No. 21/2016/TT-BNNPTNT dated June 28, 2016 of the Minister of Agriculture and Rural Development on primary extraction, full utilization and secondary extraction of forest products which comes into force from October 25, 2017.

Pursuant to the Law on Forest Protection and Development 2004;

Pursuant to the Government’s Decree No. 199/2013/ND-CP dated November 26, 2013 defining functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to the Government’s Decree No. 23/2006/ND-CP dated March 03, 2006 on implementation of the Law on Forest Protection and Development;

Pursuant to the Government’s Decree No. 117/2010/ND-CP dated December 24, 2010 on management of reserve forest system;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



At the request of the Director General of Vietnam Administration of Forestry;

The Minister of Agriculture and Rural Development hereby promulgates a Circular to provide for primary extraction, full utilization and secondary extraction of forest products.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and regulated entities

1. Scope

This Circular provides for primary extraction, full utilization and secondary extraction of timber and non-timber forest products in natural forests, planted forests and types of plant not included in the planning for forestry with names identical with timber species and non-timber forest products.

2. Regulated entities

a) Forest owners that are organizations, households, individuals and communities that are allocated and leased out land and forests by the State for long-term and stable use for forestry purpose according to the provisions of the Law on Forest Protection and Development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 2. Definitions

For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:

1. “primary extraction of timber from natural forests” means the logging that is carried out mainly for economic purposes while ensuring the sustainable development and use of forests determined in the plan for sustainable forest management according to the State’s applicable regulations.

2. “timber extraction on local essential demand” means the logging that is carried out for the purpose of using timber for construction of public works by village communities; for construction of houses and fulfillment of essential needs of households and individuals in the areas where forests are available according to the State’s applicable regulations.

3. “full utilization of timber” means the utilization of timber during the implementation of silvicultural measures, scientific research and land clearance upon forest use repurposing.

4. “secondary extraction of timber” means the collection of trees that are fallen or dead due to natural disasters; burnt, rotten or dry timber and branches left in forests.

5. “consultancy” means an organization licensed to carry out surveys and produce a forest trading design.

6. “cycle of primary extraction of natural forests” means an interval between 02 successive extractions.

7. “low impact extraction techniques” mean technical measures which are taken during timber extraction in order to minimize the impacts on ecosystem and forest development stages.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 3. Forest criteria for primary extraction, full utilization and secondary extraction of timber and non-timber forest products

1. The forest area has been leased out, allocated or used by a competent authority according to regulations of law or approved by the People’s Committee of provinces or central-affiliated cities (hereafter referred to as “People’s Committees of provinces”).

2. Measures for reforestation shall be taken, negative effects on the ecosystem and forest protection capacity shall be minimized and regulations of law on forest protection and development, environmental protection and biodiversity conservation shall be complied with.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Section 1. PRIMARY EXTRACTION, FULL UTILIZATION AND SECONDARY EXTRACTION OF TIMBER

Article 4. Primary extraction of timber from natural forests

1. The primary extraction of timber from natural forests shall be only carried out if the forest owner has a sustainable forest management plan made according to the State regulations and a certificate of sustainable forest management and obtains a written permission from the Prime Minister.

2. Types of forest intended for extraction

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The timber volume must be:

at least 150 m3/ha, regarding a broadleaf evergreen forest.

at least 130 m3/ha, regarding a semi-deciduous broadleaf forest.

at least 110 m3/ha, regarding a dipterocarp forest.

at least 130 m3/ha, regarding a coniferous forest.

at least 80 m3/ha, regarding a mixed bamboo and timber forest.

b) Volume of trees whose diameter level is suitable for extraction in a plot must be greater than 30% of total forest volume of such plot.

c) The timber trees intended for primary extraction (except trees that have to be logged to make way for removal and transportation, timber yard) are the ones with the age of mature technology and must, depending on each type of tree, reach the minimum diameter measured at 1.3 m above the ground (abbreviated as D1.3m). To be specific:

- Group I and II: 45 cm;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Group VII and VIII: 35 cm.

- Dipterocarp trees in leaf-shedding forest (dipterocarp forest) and Pyinkado, Talauma, Madhuca pasquieri: 35 cm.

3. Procedures for issuing extraction permit

a) The forest owner shall prepare or hire a consultancy to prepare extraction design documentation as prescribed in the Circular No. 87/2009/TT-BNNPTNT dated December 31, 2009 of the Ministry of Agriculture and Rural Development and submit an application for issuance of the extraction permit to the Department of Agriculture and Rural Development for approval. The Department of Agriculture and Rural Development shall prepare and return the application receipt to the forest owner.

b) An application includes an application form for issuance of the extraction permit, extraction design documentation, sustainable forest management plan, certificate of sustainable forest management, written permission granted by the Prime Minister and other relevant documents.

c) Time limit for processing the application:

Within 03 working days from the receipt of the unsatisfactory application, the receiving authority shall request the forest owner to complete it.

Within 10 working days from the receipt of the satisfactory documentation, the Department of Agriculture and Rural Development shall approve it, issue the extraction permit and return the result to the forest owner.

4. Timber extraction and commissioning<0}

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) After timber is logged or has its top cut, the forest owner shall commission and write the ordinal number on the head of timber, determine its weight and make a packing list of forest products. Total weight of timber actually extracted in each forest plot compared with that of timber licensed for extraction shall only exceed up to 10%. If exceeding 10%, the forest owner shall inform the Department of Agriculture and Rural Development to carry out site inspection of proper logging of trees marked to be cut and carry out commissioning or take actions against improper logging of trees marked to be cut as prescribed by law.

5. Management of forests after extraction

After extraction, every forest owner shall take measures to manage, protect, nurture and enrich forests to carry out reforestation in accordance with State regulations.

Article 5. Extraction of natural forests on local essential demands of households, individuals and village communities

1. Types of forest intended for extraction

a) Forests leased out or allocated by the State to households, individuals and communities.

b) Forests that are yet to be leased out or allocated by the State must be approved by the People’s Committee of the district.

c) Forests that satisfy the following criteria:

Broadleaf evergreen forests must have an area of over 120m3/ha;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Procedures for issuing extraction permit

a) Before November 30, every forest owner that is a household, individual or a village community wishes to determine the weight of natural forest timber to be extracted (up to 10 m3 of round timber per household), they shall number and make a packing list of trees to be extracted and send it to the People’s Committee of the commune. The People’s Committee of the province shall prepare a summary of weight of timber extracted from natural forest of the commune and submit it to the People’s Committee of the district for approval before December 31.

b) Within 10 working days from the date on which the summary is received, the People’s Committee of the district shall issue the extraction permit to each forest owner and return the result of issuance of the extraction permit to the People’s Committee of the commune. In the case of refusal to issue the extraction permit, a written explanation shall be provided.

c) Within 5 working days from the receipt of result of issuance of the extraction permit or written explanation, the People’s Committee of the commune shall inform and issue the extraction permit to the household, individual or community.

3. Timber extraction and commissioning

Every household, individual and community shall carry out the extraction in accordance with the extraction permit. After the extraction, it is required to inform the People’s Committee of the commune.

Article 6. Primary extraction, full utilization and secondary extraction of timber from planted forests

1. Primary extraction, full utilization and secondary extraction of timber from planted forests that are production forests

a) The forest owner shall decide on the extraction, full utilization and secondary extraction of timber from a planted forest concentrated in a production forest. In the case of clearcut logging, it is required to carry out reforestation in the next season.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The forest owner that is an organization shall send the packing list to the local Forestry Service or the Forest Protection Sub-Department (where the Forestry Service is not available).

The forest owner that is a household, individual or community shall send the packing list to the People’s Committee of the commune.

c) Primary extraction, full utilization, secondary extraction and commissioning of forest products:

The forest owner shall carry out primary extraction, full utilization and secondary extraction as prescribed; determine weight and make a packing list of forest products after the extraction, full utilization and secondary extraction.

2. Primary extraction, full utilization and secondary extraction of timber from planted forest in reserve forests

a) Primary extraction, full utilization and secondary extraction of timber from protection forests are prescribed in Article 15 of the Regulation on protection forest management enclosed with the Prime Minister's Decision No. 17/2015/QD-TTg dated June 09, 2015.

b) Procedures for primary extraction, full utilization and secondary extraction:

The forest owner shall prepare or hire a consultancy to prepare primary extraction, full utilization and secondary extraction design documentation and submit an application for issuance of the extraction permit to a competent authority. To be specific:

The forest owner that is an organization shall submit an application to the Department of Agriculture and Rural Development. The Department of Agriculture and Rural Development shall prepare and return the application receipt to the forest owner.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) An application includes an application form for issuance of the extraction permit, and primary extraction, full utilization and secondary extraction design documentation.

d) Time limit for processing the application:

Within 03 working days from the receipt of the unsatisfactory application, the receiving authority shall request the forest owner to complete it.

Within 10 working days from the receipt of the satisfactory application, the competent authority shall issue the extraction permit and return the result to the forest owner.

dd) Extraction, full utilization, secondary extraction and commissioning of forest products:

The forest owner shall carry out primary extraction, full utilization and secondary extraction as prescribed; determine weight and make a packing list of forest products after the extraction, full utilization and secondary extraction.

3. Primary extraction and secondary extraction of timber from planted forests that are forests used for scientific research or experiment purposes

a) Primary extraction and secondary extraction of timber may be carried out as prescribed in Points a and b Clause 3 Article 21 of the Government’s Decree No. 117/2010/ND-CP dated December 24, 2010.

b) Primary and secondary extraction of timber shall be carried out after scientific research or experiment projects are closed, and commissioned and assessed by a competent authority. In the case of clearcut logging, it is required to carry out reforestation in the next season;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Central-affiliated units shall send the packing list to the Vietnam Administration of Forestry;

Provincial-affiliated units shall send the packing list to the Department of Agriculture and Rural Development.

d) The forest owner shall carry out primary and secondary extraction of timber as prescribed and determine its weight.

Article 7. Extraction of rubber timber, forest garden timber, home garden timber, farm timber and scattered trees

a) The extraction of rubber timber, forest garden timber, home garden timber, farm timber and scattered trees shall be decided by organizations and individuals themselves.

b) In case it is required to verify the origin of timber, the forest owner shall make and send a packing list of forest products to the People's Committee of the commune before carrying out primary extraction, full utilization and secondary extraction of timber.

Article 8. Full utilization of timber from natural forests

1. Subject

a) Timber in the area of forest repurposed prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Conditions:

a) Full utilization of timber in the repurposed forest area:

Timber shall be fully utilized according to the forest land clearance approved by a competent authority.

b) Full utilization of timber during adoption of silvicultural measures and scientific research:

Timber shall be fully utilized after the silvicultural project, training plan or scientific research proposal is approved by a competent authority.

3. Procedures for full utilization

Every organization or individual that is issued with the permit for full utilization shall measure and make a packing list of forest products, send it to a competent authority and request it to verify the origin of timber during sale thereof. To be specific:

a) The forest owner that is an organization shall send the packing list to the Forestry Service or the Forest Protection Sub-Department (where the Forestry Service is not available).

b) The forest owner that is a household, individual or community shall send the packing list to the People’s Committee of the commune.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Every forest owner shall fully utilize timber according to the approved forest land clearance and compensation plan, silvicultural project, training plan or research proposal. The forest owner shall determine the weight of fully utilized timber, make a packing list of forest products and request the local Forestry Service to verify the origin of timber during sale thereof.

Article 9. Secondary extraction of timber from natural forests

1. Timber intended for secondary extraction: timber broken or dead due to natural disasters; burnt or rotten dry timber and branches in production forests, reserve forests and service and administrative sub-zones of a national park, nature reserve and habitat/species reserve.

2. Procedures for secondary extraction

The forest owner shall verify, measure and make a packing list of secondarily extracted forest products, send packing list to a competent authority and request it to verify the origin of timber upon sale thereof. To be specific:

a) The forest owner that is an organization shall send the packing list to the local Forestry Service or the Forest Protection Sub-Department (where the Forestry Service is not available).

b) The forest owner that is a household, individual or community shall send the packing list to the People’s Committee of the commune.

3. Secondary extraction and commissioning of timber

The forest owners shall carry out secondary extraction in line with the packing list of forest products and request the local Forestry Service to verify the origin of timber upon sale thereof. During secondary extraction, the forest owner must not make new way for removal or transportation and must take measures to protect the forest as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 10. Extraction, full utilization and secondary extraction of non-timber forest products that are endangered, rare or precious species and priority species present in production forests and reserve forests

1. Primary extraction, full utilization and secondary extraction of non-timber forest products that are endangered, rare and precious species and priority species present in production forests and reserve forests are prescribed in the Government’s Decree No. 32/2006/ND-CP dated March 30, 2006, Government’s Decree No. 160/2013/ND-CP dated November 12, 2013 and Prime Minister’s Decision No. 17/2015/QD-TTg dated June 09, 2015.

2. Procedures for primary extraction, full utilization and secondary extraction:

a) Every forest owner shall verify and make a packing list of forest products intended for primary extraction, full utilization and secondary extraction which specifies their weight and types and place of primary extraction, full utilization and secondary extraction, and submit an application for issuance of the extraction permit directly to the Department of Agriculture and Rural Development. The Department of Agriculture and Rural Development shall prepare and return the application receipt to the forest owner.

b) An application includes an application form for issuance of the extraction permit, and packing list of forest products.

c) Time limit for processing the application:

Within 03 working days from the receipt of the unsatisfactory application, the Department of Agriculture and Rural Development shall request the forest owner to complete it.

Within 10 working days from the receipt of the satisfactory application, the Department of Agriculture and Rural Development shall issue the extraction permit and return the result to the forest owner.

3. Primary extraction, full utilization, secondary extraction and commissioning of forest products:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 11. Extraction, full utilization and secondary extraction of non-timber forest products that are not endangered, rare or precious species and priority species

1. Regarding production forests:

Every forest owner shall verify and make a packing list of forest products intended for primary extraction, full utilization and secondary extraction which specifies their weight and types and place of primary extraction, full utilization and secondary extraction, send the packing list to a competent authority and request it to verify the origin of forest products upon sale thereof. To be specific:

The forest owner that is an organization shall send the packing list to the local Forestry Service or the Forest Protection Sub-Department (where the Forestry Service is not available).

The forest owner that is a household, individual or community shall send the packing list to the People’s Committee of the commune.

2. Regarding reserve forests:

a) The extraction of forest products in reserve products shall be carried out as prescribed in Article 16 of the Prime Minister’s Decision No. 17/2015/QD-TTg dated June 09, 2015.

b) Procedures for primary extraction, full utilization and secondary extraction:

Every forest owner shall verify and make a packing list of forest products intended for extraction, full utilization and secondary extraction which specifies their weight and types and place of primary extraction, full utilization and secondary extraction, and submit an application for issuance of the extraction permit to a competent authority. To be specific:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The forest owner that is an organization shall submit an application directly to the People’s Committee of the district. The People’s Committee of the district shall prepare and return the application receipt to the forest owner.

c) An application includes an application form for issuance of the extraction permit, and packing list of forest products.

d) Time limit for processing the application:

Within 03 working days from the receipt of the unsatisfactory application, the receiving authority shall request the forest owner to complete it.

Within 10 working days from the receipt of the satisfactory application, the competent authority shall issue the extraction permit and return the result to the forest owner.

3. Regarding reserve forests:

a) The extraction of forest products in reserve products shall be carried out as prescribed in Article 21 of the Government’s Decree No. 117/2010/ND-CP dated December 24, 2010.

b) Procedures for primary extraction, full utilization and secondary extraction:

Every forest owner shall verify and make a packing list of forest products intended for primary extraction, full utilization and secondary extraction which specifies their weight and types products and place of primary extraction, full utilization and secondary extraction, and submit an application for issuance of the extraction permit directly to the Department of Agriculture and Rural Development. The Department of Agriculture and Rural Development shall prepare and return the application receipt to the forest owner.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Time limit for processing the application:

Within 03 working days from the receipt of the unsatisfactory application, the Department of Agriculture and Rural Development shall request the forest owner to complete it.

Within 10 working days from the receipt of the satisfactory application, the Department of Agriculture and Rural Development shall issue the extraction permit and return the result to the forest owner.

4. Primary extraction, full utilization, secondary extraction and commissioning of forest products

The forest owner shall carry out primary extraction, full utilization and secondary extraction as prescribed; determine weight and make a packing list of forest products after the primary extraction, full utilization and secondary extraction and request the local Forestry Service to verify the origin of forest products upon sale thereof.

Chapter III

IMPLEMENTATION

Article 12. Responsibilities of forest owners and extracting units

1. Comply with procedures for primary extraction, full utilization and secondary extraction of timber and non-timber forest products prescribed in this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Carry out primary extraction, full utilization and secondary extraction of timber and non-timber products on their own. Be responsible to law for violations (if any) committed during preparation of extraction design documentation, extraction, compilation of packing lists and other relevant procedures in accordance with applicable regulations of law.

4. Comply with the reporting regulation prescribed in Article 19 of this Circular.

Article 13. Responsibilities of People’s Committees of communes

1. Strictly perform their tasks and exercise their power to receive documents about and carry out procedures for primary extraction, full utilization and secondary extraction of timber and non-timber forest products within their commune as prescribed in this Circular.

2. Be responsible to law for their verification and inspection and supervision pertaining to forest owners and timber and forest product extracting units under their management.

4. Request the People’s Committee of the district to promptly resolve difficulties of forest owners and units in primary extraction, full utilization and secondary extraction of timber and non-timber forest products.

5. Comply with the reporting regulation prescribed in Article 19 of this Circular.

The local Forestry Service and communal rangers shall assist the President of the People's Committee of the commune in performing the tasks specified in this Article.

Article 14. Responsibilities of People’s Committees of districts

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Be responsible to law for their verification, issuance of extraction permits and inspection and supervision during primary extraction, full utilization and secondary extraction of timber and non-timber forest products within their district.

3. Request the People’s Committee of the province to promptly resolve difficulties of forest owners and units in primary extraction, full utilization and secondary extraction of timber and non-timber forest products.

4. Comply with the reporting regulation prescribed in Article 19 of this Circular.

The Forestry Service of the district and dedicated departments of the district shall assist the President of the People’s Committee of the district in performing the tasks prescribed in this Article.

Article 15. Responsibilities of People’s Committees of provinces

1. Strictly perform their tasks and exercise their power to carry out procedures for primary extraction, full utilization and secondary extraction of timber and non-timber forest products within their area as prescribed in this Circular.

2. Direct People's Committees of districts, People’s Committees of communes and authorities to perform state management of local forest protection and development.

3. Assign the plan for sustainable extraction of timber from natural forests to organizations.

4. Be responsible to the Prime Minister for any violations against regulations on primary extraction, full utilization and secondary extraction of timber and non-timber forest products within their province.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Comply with the reporting regulation prescribed in Article 19 of this Circular.

The Department of Agriculture and Rural Development shall assist the President of the People's Committee of the province in performing the tasks specified in this Article.

Article 16. Responsibilities of Department of Agriculture and Rural Development

1. Strictly perform its tasks and exercise its power to receive documents about and carry out procedures for primary extraction, full utilization and secondary extraction of timber and non-timber forest products within provinces as prescribed in this Circular.

2. Provide detailed guidelines for uniform compliance with the contents of forms and other documents concerning procedures for primary extraction, full utilization and secondary extraction of timber and non-timber forest products prescribed in this Circular.

3. Inspect and supervise the implementation of procedures for primary extraction, full utilization and secondary extraction of timber and non-timber forest products by People’s Committees of districts and People’s Committees of communes. Request People’s Committees of provinces or People’s Committees of districts and People’s Committees of communes not to assist the forest owners that commit violations or fail to comply with the prescribed reporting regulation in carrying out the procedures for primary extraction, full utilization and secondary extraction of timber and non-timber forest products.

4. Be responsible to the President of the People’s Committee of the province and Minister of Agriculture and Rural Development and to law for accuracy of approval for sustainable timber extraction design documentation and its implementation of procedures for primary extraction, full utilization and secondary extraction of forest products.

5. Comply with the reporting regulation prescribed in Article 19 of this Circular.

The Forest Protection Sub-Department shall assist the Director of the Department of Agriculture and Rural Development in performing the tasks specified in this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Strictly perform its tasks and exercise its power to receive documents about and carry out procedures for primary extraction, full utilization and secondary extraction of timber and non-timber forest products nationwide as prescribed in this Circular.

2. Send a list of units eligible for carrying out sustainable extraction of forests to provinces and central-affiliated cities under the direction of the Prime Minister.

4. Instruct the Department of Agriculture and Rural Development to approve the extraction design documentation and issue the permit for sustainable extraction of timber. Carry out annual inspection of implementation of procedures and management of forest extraction by administrative divisions.

5. Handle issues that arise during primary extraction, full utilization and secondary extraction of timber and non-timber forest products as assigned by the Minister of Agriculture and Rural Development.

Article 18. Responsibilities of forestry authorities

1. Strictly perform their tasks and exercise their power to receive documents about and carry out procedures for primary extraction, full utilization and secondary extraction of timber and non-timber forest products within areas under their management as prescribed in this Circular.

2. Inspect, supervise and promptly detect violations against regulations on primary extraction, full utilization and secondary extraction of timber and non-timber forest products.

3. Determine weight of timber and non-timber forest products that are extracted, fully utilized or secondarily extracted as prescribed in this Circular.

Article 19. Reporting of primary extraction, full utilization and secondary extraction of forest products

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Local Forestry Services shall cooperate with rangers in communes, forest owners and extracting units in submitting a consolidate report on primary extraction, full utilization and secondary extraction of timber and non-timber forest products to the People's Committee of the commune (the report is retained by the forest owner/extracting units).

b) The People’s Committee of the commune shall submit the report to the Forestry Service of the district.

c) The Forestry Service of the district shall submit the report to the People’s Committee of the district and Forest Protection Sub-department of the province.

d) The Forest Protection Sub-department of the province shall submit the report to the Department of Agriculture and Rural Development.

e) The Department of Agriculture and Rural Development shall submit the report to the People’s Committee of the province and Vietnam Administration of Forestry.

f) The People’s Committee of the province shall submit the report to the Ministry of Agriculture and Rural Development.

g) Vietnam Administration of Forestry shall prepare a consolidated report on primary extraction, full utilization and secondary extraction of timber and non-timber products nationwide.

2. Reporting period

a) Each forest owner that is an organization, local Forestry Service and rangers in communes shall submit the report to the People's Committee of the commune and assist the President of the People’s Committee of the commune in preparing and submitting the report Forestry Service of the district on the 18th of each month.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The Forest Protection Sub-department shall submit the report to the Department of Agriculture and Rural Development and assist the Director of the Department in preparing and submitting the report to the Vietnam Administration of Forestry and People’s Committee of the province on the 22th of each month.

d) The People’s Committee of the province shall submit biannual and annual reports.

dd) Vietnam Administration of Forestry shall submit annual reports to the Ministry of Agriculture and Rural Development and assist the Ministry in preparing and submitting biannual and annual reports to the Government.

3. Contents of the report

a) Weight of timber primarily extracted, fully utilized and secondarily extracted from natural forests and planted forests.

b) Weight of non-timber forest products that are primarily extracted, fully utilized and secondarily extracted.

c) Assessment of implementation of procedures and norms for primary extraction, full utilization and secondary extraction; difficulties that arise during the implementation.

Article 20. Implementation clause

1. This Circular comes into force from August 15, 2016.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Regulations on tree marking hammer and use of tree marking hammer specified in the following documents are null and void:

The Circular No. 70/2011/TT-BNNPTNT dated October 24, 2011, Circular No. 87/2009/TT-BNNPTNT dated December 31, 2009 and Decision No. 44/2006/QD-BNN dated June 01, 2006 of the Minister of Ministry of Agriculture and Rural Development.

4. The following Appendices are enclosed with this Circular:

a) Appendix 1: Specimen of primary extraction, full utilization and secondary extraction design documentation, applicable to Points a and b Clause 3 Article 4; Points b and c Clause 2 Article 6.

b) Appendix 2: Packing list of extracted forest products, applicable to Point a Clause 2 Article 5; Point b Clause 2 and Point c Clause 3 Article 6; Point b Article 7; Clause 3 Article 8; Clauses 2 and 3 Article 9; Points a and b Clause 2 Article 10; Clause 1 Points b and c Clause 2 and Points b and c Clause 3 Article 11.

b) Appendix 3: Application form for issuance of extraction permit, applicable to Point b Clause 3 Article 4; Point c Clause 2 and Article 6; Point b Clause 2 Article 10; Point c Clause 2 and Point c Clause 3 Article 11.

d) Appendix 4: Specimen of the report on extraction of timber and non-timber forest products, applicable to Article 19.

5. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development./.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



CERTIFIED BY

PP. THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Ha Cong Tuan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Văn bản hợp nhất 12/VBHN-BNNPTNT ngày 28/11/2017 về hợp nhất Thông tư quy định khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.353

DMCA.com Protection Status
IP: 3.128.31.227
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!