BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
21/2016/TT-BNNPTNT
|
Hà Nội, ngày
28 tháng 6 năm 2016
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC CHÍNH VÀ TẬN DỤNG, TẬN THU LÂM SẢN
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm
2004;
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày
26/11/2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006
của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày
24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Căn cứ Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày
09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm
nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành Thông tư quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi Điều chỉnh
Thông tư này quy định khai
thác chính và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên, rừng
trồng và các loài thực vật trên diện tích ngoài quy hoạch cho lâm nghiệp có tên
trùng với các loài gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
2. Đối tượng áp dụng
a) Chủ rừng là các tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao, cho thuê rừng, giao
đất, cho thuê đất để sử dụng ổn định lâu dài vào Mục đích lâm nghiệp theo quy định
của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
b) Tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước có liên quan đến hoạt động khai thác, tận dụng, tận thu gỗ và lâm sản
ngoài gỗ.
Điều 2.
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ
ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khai thác chính gỗ rừng tự
nhiên: là việc chặt hạ cây rừng để lấy gỗ nhằm Mục đích kinh tế là chính, đồng
thời đảm bảo phát triển, sử dụng rừng bền vững đã xác định trong phương án quản
lý rừng bền vững theo quy định hiện hành của nhà nước.
2. Khai thác gỗ phục vụ nhu
cầu thiết yếu tại chỗ: là việc chặt hạ cây rừng lấy gỗ nhằm Mục đích sử dụng trực
tiếp cho xây dựng nhà các công trình chung của cộng đồng dân cư thôn; làm nhà ở,
các nhu cầu thiết yếu của hộ gia đình, cá nhân ở nơi có rừng theo quy định của
nhà nước.
3. Tận dụng gỗ: là việc tận
dụng những cây gỗ trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, nghiên cứu
khoa học và giải phóng mặt bằng các dự án khi chuyển đổi Mục đích sử dụng rừng.
4. Tận thu gỗ: là việc thu
gom những cây gỗ bị đỗ gãy, bị chết do thiên tai; gỗ cháy, gỗ khô Mục, cành, ngọn
còn nằm trong rừng.
5. Đơn vị tư vấn: là các tổ
chức có thẩm quyền, chuyên môn để thực hiện việc Điều tra, thiết kế kinh doanh
rừng.
6. Luân kỳ khai thác rừng tự
nhiên: là Khoảng thời gian giữa 2 lần khai thác chính kế tiếp nhau.
7. Kỹ thuật khai thác chính
tác động thấp: là các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong quá trình khai thác gỗ
nhằm giảm thiểu những tác động đến hệ sinh thái duy trì quá trình phát triển của
rừng.
8. Địa danh khai thác: là
tên lô, Khoảnh, tiểu khu rừng cùng với tên thôn xã, huyện, tỉnh.
Điều 3.
Tiêu chí rừng đưa vào khai thác chính và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ
1. Diện tích rừng đã được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền cho thuê, giao quản lý, sử dụng theo quy định của
pháp luật hoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau
đây viết chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt.
2. Đảm bảo thực hiện các biện
pháp tái sinh rừng, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái và khả
năng phòng hộ của rừng, tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.
Chương
II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1.
KHAI THÁC CHÍNH, TẬN DỤNG, TẬN THU GỖ
Điều 4.
Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên
1. Khai thác chính gỗ rừng tự
nhiên chỉ thực hiện đối với chủ rừng có phương án quản lý rừng bền vững theo
quy định của nhà nước, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững và được Thủ tướng
Chính phủ cho phép.
2. Đối tượng rừng khai thác
Rừng sản xuất là rừng tự
nhiên chưa qua khai thác hoặc đã qua khai thác đã phục hồi tối thiểu một luân kỳ
khai thác đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Trữ lượng gỗ phải đạt:
Rừng lá rộng thường xanh từ
150 m3/ha trở lên.
Rừng gỗ lá rộng nửa rụng lá
từ 130 m3/ha trở lên.
Rừng khộp từ 110 m3/ha
trở lên.
Rừng lá kim từ 130m3/ha
trở lên.
Rừng hỗn giao gỗ với tre nứa
từ 80 m3/ha trở lên.
b) Trữ lượng của các cây đạt
cấp kính khai thác trong lô phải lớn hơn 30% tổng trữ lượng rừng của lô đó.
c) Cây gỗ được khai thác
chính (trừ trường hợp cây phải chặt hạ khi làm đường vận xuất, vận chuyển, bãi
gỗ) là những cây đã thành thục công nghệ và tùy theo từng loại cây, phải đạt đường
kính tối thiểu đo tại vị trí thân cây cách mặt đất 1,3 mét (viết tắt là D1,3m)
như sau:
- Nhóm I và II: 45 cm;
- Nhóm III đến nhóm VI: 40
cm;
- Nhóm VII và VIII: 35 cm.
- Cây gỗ họ dầu trong rừng rụng
lá (rừng khộp) và cây gỗ căm xe, táu, sến: có đường kính tối thiểu là 35 cm.
3. Trình tự, thủ tục cấp
phép khai thác
a) Chủ rừng tự xây dựng hoặc
thuê đơn vị tư vấn xây dựng hồ sơ thiết kế khai thác theo hướng dẫn tại Thông
tư số 87/2009/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và hát
triển nông thôn về hướng dẫn thiết kế khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên, gửi 01 bộ
hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông để phê duyệt và cấp phép khai thác.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông viết và trả giấy biên nhận hồ sơ cho chủ rừng.
b) Hồ sơ gồm: Giấy đề nghị cấp
phép khai thác;Hồ sơ thiết kế khai thác; hương án quản lý rừng bền vững; Chứng
chỉ quản lý rừng bền vững, văn bản cho phép của Thủ tướng Chính phủ và các hồ
sơ khác có liên quan.
c) Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 03 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải
thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
Trong thời hạn 10 ngày làm
việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nong thôn
phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng.
4. Tổ chức khai thác và nghiệm
thu gỗ
a) Chủ rừng tổ chức khai
thác hoặc hợp đồng với đơn vị có chức năng khai thác theo quy trình kỹ thuật
khai thác tác động thấp; tiến hành tận dụng cành ngọn, cây phải chặt hạ khi làm
đường vận xuất, vận chuyển, bãi gỗ.
b) Gỗ sau khi được chặt hạ,
cắt ngọn chủ rừng tiến hành nghiệm thu, ghi số thứ tự vào đầu lóng gỗ, đo đếm
tính toán khối lượng và lập bảng kê lâm sản. Tổng khối lượng gỗ đã khai thác thực
tế từng lô rừng so với tổng khối lượng gỗ được cấp phép khai thác vượt tối đa
là 10%; nếu vượt quá 10%, chủ rừng báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn kiểm tra thực tế chặt hạ đúng cây bài chặt thì được nghiệm thu tiêu thụ;
trường hợp chặt không đúng cây bài chặt phải xử lý vi phạm theo quy định của
pháp luật.
5. Quản lý rừng sau khai
thác
Sau khai thác chủ rừng phải
thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ, nuôi dưỡng, làm giàu rừng để phục hồi diện
tích rừng theo quy định của nhà nước.
Điều 5.
Khai thác rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu thiết yếu tại chỗ đối với hộ gia đình,
cá nhân, cộng đồng dân cư thôn
1. Đối tượng rừng khai thác
a) Rừng do hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng được Nhà nước giao, cho thuê.
b) Rừng Nhà nước chưa giao,
cho thuê phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và đạt các tiêu chí sau:
Rừng lá rộng thường xanh phải
có trữ lượng trên 120m3/ha;
Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa
phải có trữ lượng gỗ trên 70 m3/ha và có ít nhất 10 cây/ha đạt đường
kính D1,3m từ 30 cm trở lên.
2. Trình tự, thủ tục cấp
phép khai thác
a) Trước ngày 30 tháng 11
hàng năm các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có nhu cầu
xác định khối lượng gỗ rừng tự nhiên cần khai thác (tối đa không quá 10 m3 gỗ
tròn/hộ), đánh số thứ tự, lập bảng kê cây khai thác,sau đó gửi bảng kê về Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã). Ủy
ban nhân dân cấp xã tổng hợp khối lượng khai thác gỗ rừng tự nhiên toàn xã
trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt trước ngày 31/12 hàng năm.
b) Trong thời hạn 10 ngày
làm việc kể từ khi nhận được văn bản trình của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban
nhân dân cấp huyện cấp phép khai thác cho từng chủ rừng và gửi kết quả về Ủy
ban nhân dân cấp xã. Trường hợp không cấp phép phải gửi văn bản nêu rõ lý do.
c) Trong thời hạn 5 ngày làm
việc kể từ khi nhận được kết quả cấp phép hoặc văn bản không cấp phép khai thác
của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo và giao giấy
phép khai thác gỗ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng để thực hiện.
3. Tổ chức khai thác và nghiệm
thu gỗ
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
tổ chức khai thác theo theo đúng số cây và khối lượng cấp phép; khai thác xong
báo ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận để đưa vào sử dụng.
Điều 6.
Khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng trong rừng sản xuất, rừng
phòng hộ
1. Khai thác chính, tận dụng,
tận thu gỗ rừng trồng là rừng sản xuất
a) Việc khai thác, tận dụng,
tận thu gỗ rừng trồng tập trung trong rừng sản xuất do chủ rừng quyết định, nếu
khai thác trắng phải trồng lại rừng mới ngay vụ trồng rừng kế tiếp.
b) Trước
khi khai thác, tận dụng, tận thu gỗ báo cáo bằng văn bản với cấp thẩm quyền biết
về địa danh, khối lượng gỗ khai thác để tổng hợp báo cáo, theo dõi, giám sát
trong quá trình thực hiện và xác nhận nguồn gốc gỗ khi lưu thông tiêu thụ, cụ
thể:
Chủ rừng là tổ chức, gửi bảng
kê lâm sản đến Hạt Kiểm lâm sở tại hoặc Chi cục Kiểm lâm (nơi không có Hạt kiểm
lâm).
Chủ rừng là hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng dân cư, gửi bảng kê lâm sản đến Ủy ban nhân dân cấp xã.
c) Tổ chức khai thác, tận dụng,
tận thu và nghiệm thu lâm sản:
Chủ rừng tổ chức khai thác,
tận dụng, tận thu theo quy định; đo đếm tính toán khối lượng và lập bảng kê lâm
sản sau khi khai thác, tận dụng, tận thu”.
2. Khai thác chính, tận dụng,
tận thu gỗ rừng trồng trong rừng phòng hộ
a) Khai thác và tận dụng, tận
thu gỗ rừng phòng hộ thực hiện theo Điều 15 Quy chế quản lý rừng
phòng hộ ban hành kèm theo Quyết định số 17/2015/QĐ- TTg ngày 09/6/2015 của
Thủ tướng Chính phủ.
b) Trình tự, thủ tục khai
thác, tận dụng, tận thu:
Chủ rừng tự làm hoặc thuê tư
vấn Điều tra, xây dựng hồ sơ thiết kế khai thác, tận dụng, tận thu và gửi hồ sơ
đến cấp có thẩm quyền, cụ thể:
Chủ rừng là tổ chức gửi trực
tiếp 01 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông viết và trả giấy biên nhận hồ sơ cho chủ rừng.
Chủ rừng là hộ gia đình gửi
trực tiếp 01 bộ hồ sơ về Uỷ ban nhân dân cấp huyện.Ủy ban nhân dân cấp huyện viết
và trả giấy biên nhận hồ sơ cho chủ rừng.
c) Hồ sơ gồm: Giấy đề nghị cấp
phép khai thác, hồ sơ thiết kế khai thác, tận dụng, tận thu.
d) Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 03 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải
thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
Trong thời hạn 10 ngày làm
việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm quyền cấp phép khai thác và
trả kết quả cho chủ rừng.
đ) Tổ chức khai thác, tận dụng,
tận thu và nghiệm thu lâm sản:
Chủ rừng tổ
chức khai thác, tận dụng, tận thu theo quy định; đo đếm tính toán khối lượng và
lập bảng kê lâm sản sau khi khai thác, tận dụng, tận thu.
Điều 7:
Khai thác gỗ cao su; gỗ vườn rừng, vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán
a) Khai thác gỗ cao su; gỗ vườn
rừng, vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán do tổ chức, cá nhân tự quyết định.
b) Trường
hợp cần xác nhận nguồn gốc gỗ thì trước khi khai thác, tận dụng, tận thu gỗ báo
cáo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp xã biết về địa danh, khối lượng gỗ khai
thác để tổng hợp báo cáo, theo dõi, giám sát trong quá trình thực hiện và xác
nhận nguồn gốc gỗ khi lưu thông tiêu thụ.
Điều 8.
Tận dụng gỗ rừng tự nhiên
1. Đối tượng
a) Gỗ trên diện tích rừng
chuyển Mục đích sử dụng sang Mục đích khác theo quy định của pháp luật.
b) Gỗ phải chặt hạ khi thực
hiện các biện pháp lâm sinh (cải tạo rừng, nuôi dưỡng rừng, tỉa thưa rừng, làm
giàu rừng, chuyển hoá rừng giống, khai hoang để trồng rừng).
2. Điều kiện:
a) Tận dụng gỗ trên diện
tích rừng chuyển Mục đích sử dụng sang Mục đích khác:
Việc tận dụng gỗ phải trên
cơ sở phương án đền bù giải phóng mặt bằng khu rừng được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt.
b) Đối với tận dụng gỗ trong
quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, nghiên cứu khoa học:
Việc tận dụng gỗ được thực
hiện sau khi các dự án lâm sinh, kế hoạch đào tạo hoặc đề cương nghiên cứu khoa
học được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Trình tự, thủ tục tận dụng
Tổ chức hoặc cá nhân được
phép tận dụng đo đếm, lập bảng kê lâm sản tận dụng và gửi bảng kê lâm sản đến
cơ quan có thẩm quyền để tổng hợp báo cáo, theo dõi, giám sát trong quá trình tận
dụng và xác nhận nguồn gốc gỗ khi lưu thông, tiêu thụ, cụ thể:
a) Chủ rừng là tổ chức, gửi
bảng kê lâm sản đến Hạt Kiểm lâm hoặc Chi cục Kiểm lâm (nơi không có hạt kiểm
lâm).
b) Chủ rừng là hộ gia đình,
cá nhân, cộng đồng dân cư, gửi bảng kê lâm sản đến Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Tổ chức tận dụng và nghiệm
thu gỗ
Chủ rừng tổ chức tận dụng gỗ
theo phương án đền bù giải phóng mặt bằng hoặc các dự án lâm sinh, kế hoạch đào
tạo, đề cương nghiên cứu được phê duyệt; gỗ tận dụng chủ rừng đo đếm tính toán
khối lượng, lập bảng kê lâm sản và báo Hạt Kiểm lâm sở tại biết, xác nhận nguồn
gốc khi lưu thông, tiêu thụ.
Điều 9.
Tận thu gỗ rừng tự nhiên
1. Đối tượng gỗ tận thu: Gỗ
bị đỗ gãy, bị chết do thiên tai; gỗ cháy, gỗ khô Mục, cành, ngọn trong rừng sản
xuất, rừng phòng hộ và phân khu dịch vụ hành chính của vườn quốc gia, khu dự trữ
thiên nhiên, khu bảo tồn loài, sinh cảnh.
2. Trình tự, thủ tục tận thu
Chủ rừng tự xác minh, tính
toán, lập bảng kê lâm sản tận thu; gửi bảng kê lâm sản đến cấp thẩm quyền để
theo dõi, giám sát trong quá trình tận thu và xác nhận nguồn gốc gỗ khi lưu
thông tiêu thụ, cụ thể:
a) Chủ rừng là tổ chức, gửi
bảng kê lâm sản đến Hạt Kiểm lâm sở tại hoặc Chi cục Kiểm lâm (nơi không có Hạt
kiểm lâm).
b) Chủ rừng là hộ gia đình,
cá nhân, cộng đồng dân cư, gửi bảng kê lâm sản đến Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Tổ chức tận thu và nghiệm
thu gỗ
Chủ rừng tổ chức tận thu
theo đúng bảng kê lâm sản đã lập và báo Hạt Kiểm lâm sở tại biết, xác nhận nguồn
gốc khi lưu thông tiêu thụ; trong quá trình tận thu không được mở mới đường vận
xuất, vận chuyển và phải có biện pháp bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.
Mục 2.
KHAI THÁC, TẬN DỤNG, TẬN THU LÂM SẢN NGOÀI GỖ
Điều
10. Khai thác và tận dụng, tận thu lâm sản ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý,
hiếm và loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng sản xuất,
rừng phòng hộ
1. Khai thác, tận dụng, tận
thu lâm sản ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và loài được ưu tiên bảo vệ
phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30
tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm; Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12
tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý
loài thuộc danh Mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Quyết định số
17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý
rừng phòng hộ.
2. Trình tự, thủ tục khai
thác, tận dụng, tận thu
a) Chủ rừng tự xác minh, lập
bảng kê lâm sản khai thác, tận dụng, tận thu nêu rõ khối lượng, chủng loại lâm
sản và địa danh khai thác, tận dụng, tận thu; gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ về Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để cấp phép khai thác và theo dõi, giám sát
trong quá trình thực hiện.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông viết và trả giấy
biên nhận hồ sơ cho chủ rừng.
b) Hồ sơ gồm: Giấy đề nghị cấp
phép khai thác, bảng kê lâm sản khai thác.
c) Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 03 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
Trong thời hạn 10 ngày làm
việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp
phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng.
3. Tổ chức khai thác, tận dụng,
tận thu và nghiệm thu lâm sản
Chủ rừng tổ chức khai thác,
tận dụng, tận thu theo đúng giấy phép khai thác và bảng kê lâm sản đã lập; đo đếm
tính toán khối lượng và lập bảng kê lâm sản sau khi khai thác, tận dụng, tận
thu.
Điều
11. Khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản ngoài gỗ không thuộc loài nguy cấp
quý, hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật
1. Đối với rừng sản xuất:
Chủ rừng tự xác minh, lập bảng
kê lâm sản khai thác, tận dụng, tận thu nêu rõ khối lượng, chủng loại lâm sản,
địa danh khai thác, tận dụng, tận thu và gửi về cấp thẩm quyền để theo dõi,
giám sát trong quá trình thực hiện và xác nhận nguồn gốc lâm sản khi lưu thông
tiêu thụ cụ thể:
Chủ rừng là tổ chức, gửi bảng
kê lâm sản đến Hạt Kiểm lâm sở tại hoặc Chi cục Kiểm lâm (nơi không có Hạt kiểm
lâm).
Chủ rừng là hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng dân cư, gửi bảng kê lâm sản đến Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Đối với rừng phòng hộ:
a) Việc khai thác lâm sản
trong rừng phòng hộ phải thực hiện theo Điều 16 Quyết định số
17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản
lý rừng phòng hộ.
b) Trình tự, thủ tục khai
thác, tận dụng, tận thu
Chủ rừng tự xác minh, lập bảng
kê lâm sản khai thác, tận dụng, tận thu nêu rõ khối lượng, chủng loại lâm sản,
địa danh khai thác, tận dụng, tận thu và gửi đến cấp có thẩm quyền, cụ thể:
Chủ rừng là tổ chức gửi trực
tiếp 01 bộ hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để cấp phép khai
thác và theo dõi, giám sát trong quá trình thực hiện.Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông viết và trả giấy biên nhận hồ sơ cho chủ rừng.
Chủ rừng là hộ gia đình cá
nhân gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ về Ủy ban nhân dân cấp huyện để cấp phép khai thác
và theo dõi, giám sát trong quá trình thực hiện.Ủy ban nhân dân cấp huyện viết
và trả giấy biên nhận hồ sơ cho chủ rừng.
c) Hồ sơ gồm: Giấy đề nghị cấp
phép khai thác, bảng kê lâm sản.
d) Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 03 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải
thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
Trong thời hạn 10 ngày làm
việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm quyền cấp phép khai thác và
trả kết quả cho chủ rừng.
3. Đối với rừng đặc dụng:
a) Việc khai thác lâm sản
trong rừng đặc dụng phải thực hiện theo Điều 21 Nghị định số
117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng
đặc dụng.
b) Trình tự, thủ tục khai
thác, tận dụng, tận thu:
Chủ rừng tự xác minh, lập bảng
kê lâm sản khai thác, tận dụng, tận thu nêu rõ khối lượng, chủng loại lâm sản,
địa danh khai thác, tận dụng, tận thu và gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ về Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn để cấp phép khai thác và theo dõi, giám sát trong
quá trình thực hiện. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông viết và trả giấy biên nhận
hồ sơ cho chủ rừng.
c) Hồ sơ gồm: Giấy đề nghị cấp
phép khai thác, bảng kê lâm sản.
d) Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
Trong thời hạn 10 ngày làm
việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp
phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng.
4. Tổ chức khai thác, tận dụng,
tận thu và nghiệm thu lâm sản
Chủ rừng tổ chức khai thác,
tận dụng, tận thu theo quy định; đo đếm tính toán khối lượng, lập bảng kê lâm sản
sau khi khai thác, tận dụng, tận thu báo Hạt Kiểm lâm sở tại biết, xác nhận nguồn
gốc lâm sản khi lưu thông tiêu thụ.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
12. Trách nhiệm của chủ rừng và đơn vị khai thác
1. Thực hiện đúng các thủ tục
về khai thác và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ quy định tại Thông tư
này.
2. Chịu trách nhiệm trước
pháp luật về tính chính xác của hồ sơ thiết kế khai thác, và những văn bản liên
quan do mình xây dựng, đăng ký, báo cáo, hoặc đề nghị.
3. Tự tổ chức khai thác và tận
dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những
hành vi vi phạm (nếu có) xảy ra trong quá trình chuẩn bị, lập hồ sơ khai thác,
tổ chức khai thác, lập bảng kê lâm sản và các thủ tục khác có liên quan theo
quy định của pháp luật hiện hành.
4. Thực hiện đúng chế độ báo
cáo theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này.
Điều
13. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã
1. Thực hiện đúng các nhiệm
vụ, quyền hạn trong tiếp nhận, giải quyết các thủ tục khai thác và tận dụng tận
thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn xã quy định tại Thông tư này.
2. Chịu trách nhiệm trước
pháp luật về xác nhận và kết quả kiểm tra, giám sát của mình liên quan đến các
chủ rừng, đơn vị khai thác gỗ, lâm sản trên địa bàn của xã quản lý.
4. Đề xuất với Ủy ban nhân
dân cấp huyện giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc của các chủ rừng,
đơn vị trong khai thác và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ.
5. Thực hiện đúng chế độ báo
cáo theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này.
Kiểm lâm địa bàn, cán bộ lâm
nghiệp xã giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều
này.
Điều
14.Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1. Thực hiện đúng các nhiệm
vụ, quyền hạn trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục khai thác và tận dụng, tận
thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quy định
tại Thông tư này.Kiểm tra, giám sát việc giải quyết, xử lý các thủ tục khai
thác và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
2. Chịu trách nhiệm trước
pháp luật về xác nhận, cấp phép khai thác và kết quả kiểm tra, giám sát của
mình trong khai thác và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn huyện.
3. Đề xuất Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của các chủ rừng trong khai
thác và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ.
4. Thực hiện đúng chế độ báo
cáo theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này.
Hạt kiểm lâm huyện, các
phòng chức năng của huyện giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm
vụ quy định tại Điều này.
Điều
15. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
1. Thực hiện đúng nhiệm vụ,
quyền hạn trong quá trình giải quyết các thủ tục khai thác và tận dụng, tận thu
gỗ, lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn tỉnh quy định tại Thông tư này.
2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp
huyện, cấp xã và các cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ và
phát triển rừng tại địa phương.
3. Giao kế hoạch khai thác bền
vững gỗ rừng tự nhiên cho các tổ chức.
4. Chịu trách nhiệm trước Thủ
tướng Chính phủ, nếu để xẩy ra vi phạm trong khai thác, tận dụng và tận thu gỗ,
lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn tỉnh.
5. Chỉ đạo kiểm tra, giám
sát việc giải quyết các thủ tục khai thác, tận dụng và tận thu gỗ, lâm sản
ngoài gỗ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân cấp huyện,
cấp xã.
6. Thực hiện đúng chế độ báo
cáo theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này.
Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quy định ở Điều
này.
Điều
16. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền
hạn trong quá trình tiếp nhận, giải quyết các thủ tục khai thác và tận dụng, tận
thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn tỉnh quy định tại Thông tư này.
2. Hướng dẫn chi Tiết về thực
hiện thống nhất những nội dung các mẫu biểu và các văn bản khác có liên quan đến
thủ tục khai thác và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ quy định tại Thông
tư này để áp dụng tại địa phương.
3. Kiểm tra, giám sát việc
giải quyết, xử lý các thủ tục khai thác và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài
gỗ của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã. Đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc
yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã không thực hiện thủ tục khai thác và
tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ cho các chủ rừng để xẩy ra vi phạm hoặc
không thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định.
4. Chịu trách nhiệm trước Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và trước pháp luật về tính chính xác trong việc phê duyệt hồ sơ thiết
kế khai thác gỗ bền vững của các tổ chức và giải quyết các thủ tục khai thác, tận
dụng và tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ do mình thực hiện.
5. Thực hiện đúng chế độ báo
cáo theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này.
Chi cục Kiểm lâm giúp Giám đốc
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ quy định ở Điều này.
Điều
17. Trách nhiệm của Tổng cục Lâm nghiệp
1. Thực hiện đúng nhiệm vụ,
quyền hạn trong quá trình tiếp nhận, giải quyết các thủ tục khai thác và tận dụng,
tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ trên phạm vi toàn quốc quy định tại Thông tư này.
2. Thông báo những đơn vị đủ
Điều kiện để thực hiện khai thác rừng bền vững cho các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
4. Hướng dẫn Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về nội dung phê duyệt hồ sơ thiết kế, cấp phép khai
thác gỗ bền vững. Định kỳ hàng năm tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy trình và
quản lý công tác khai thác rừng của các địa phương.
5. Xử lý những công việc
phát sinh trong lĩnh vực khai thác và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ
theo thẩm quyền được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.
Điều
18. Nhiệm vụ của cơ quan kiểm lâm
1. Thực hiện đúng nhiệm vụ,
quyền hạn trong quá trình tiếp nhận, giải quyết các thủ tục khai thác và tận dụng,
tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ quy định trong Thông tư này theo địa bàn phụ
trách.
2. Kiểm tra, giám sát, phát
hiện kịp thời các hành vi vi phạm trong khai thác và tận dụng, tận thu gỗ, lâm
sản ngoài gỗ của các chủ rừng, đơn vị khai thác để kịp thời đề xuất hoặc xử lý
theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện xác nhận khối
lượng gỗ, lâm sản ngoài gỗ khai thác và tận dụng, tận thu theo quy định tại Thông
tư này.
Điều
19. Báo cáo về khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản
1. Trách nhiệm báo cáo
a) Kiểm lâm địa bàn có trách
nhiệm phối hợp với cán bộ lâm nghiệp xã và các chủ rừng, đơn vị khai thác tổng
hợp số liệu, tình hình khai thác và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ báo
cáo Uỷ ban nhân dân cấp xã (báo cáo được lưu tại chủ rừng/đơn vị khai thác).
b) Uỷ ban nhân dân cấp xã
báo cáo Hạt Kiểm lâm huyện.
c) Hạt Kiểm lâm huyện tổng hợp
báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện, đồng thời báo cáo Chi cục Kiểm lâm tỉnh.
d) Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổng
hợp báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
e) Sở nông nghiệp và Phát
triển nông thôn báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời báo cáo Tổng cục
Lâm nghiệp.
f) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
g) Tổng cục Lâm nghiệp tổng
hợp, báo cáo tình hình khai thác và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ của
cả nước.
2. Kỳ báo cáo
a) Các chủ rừng là tổ chức,
kiểm lâm địa bàn, cán bộ lâm nghiệp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã đồng thời
giúp chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Hạt Kiểm lâm huyện vào ngày 18
hàng tháng.
b) Hạt Kiểm lâm huyện báo
cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chi cục Kiểm lâm tỉnh vào ngày 20 hàng tháng.
c) Chi cục Kiểm lâm tỉnh báo
cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng thời giúp Giám đốc Sở báo cáo Tổng
cục Lâm nghiệp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vào ngày 22 hàng tháng.
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm.
đ) Tổng cục Lâm nghiệp báo
cáo Bộ hàng tháng; giúp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Chính phủ
6 tháng, 1 năm.
3. Nội dung báo cáo
a) Khối lượng khai thác, tận
dụng, tận thu gỗ rừng tự nhiên, rừng trồng. b) Khối lượng khai thác, tận dụng,
tận thu lâm sản ngoài gỗ.
c) Đánh giá tình hình thực
hiện quy trình, quy phạm trong khai thác, tận dụng, tận thu; những khó khăn, vướng
mắc trong quá trình thực hiện.
Điều
20. Điều Khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực
từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.
2. Thông tư này thay thế
Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 về hướng dẫn thực hiện khai thác,
tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
3. Bãi bỏ các quy định về
búa bài cây và đóng búa bài cây tại các văn bản:
Thông tư số 70/2011/TT-BNNPTNT
ngày 24/10/2011 về Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 35/2011/TT-
NNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và
lâm sản ngoài gỗ; Thông tư số 87/2009/TT- NNPTNT ngày 31 tháng 12 năm 2009 về
hướng dẫn thiết kế khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên và Quyết định số
44/2006/QĐ-BNN ngày 01/6/2006 về ban hành Quy chế quản lý và đóng búa bài cây,
búa kiểm lâm của Bộ Nông nghiệp và hát triển nông thôn.
4. Ban
hành kèm theo Thông tư này: Mẫu hồ sơ thiết kế khai thác, tận dụng, tận thu, tận
thu lâm sản (Phụ lục 1), Bảng kê lâm sản khai thác (Phụ lục 2), Giấy đề nghị cấp
phép khai thác (Phụ lục 3), Mẫu báo cáo khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ (Phụ lục
4) để sử dụng trong việc lập hồ sơ khai thác và thực hiện chế độ báo cáo quy định
tại Thông tư này.
5. Trong quá trình thực hiện,
nếu có vướng mắc phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để
hướng dẫn, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng (để báo
cáo);
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng Bộ NN&PTNT;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Viện KSND Tối cao, Tòa án ND Tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
- HĐND, ND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp;
- Công báo Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử: Chính phủ, Bộ NN&PTNT;
- Các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, T LN.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hà Công Tuấn
|
Phụ lục 1: Mẫu đề cương thiết kế khai thác
(Kèm theo Thông tư số 21 /2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của
Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Đơn vị chủ quản:…………
Tên đơn vị………………..
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
HỒ SƠ
THIẾT KẾ KHAI THÁC, TẬN DỤNG, TẬN THU LÂM SẢN
I. Đặt vấn đề:
- Tên chủ rừng (đơn vị khai
thác)…………………………………………
- Mục đích khai
thác………………………………………………………
II. Tình hình cơ bản khu
khai thác
1. Vị trí, ranh giới khu
khai thác:
a) Vị trí: Thuộc lô………………., Khoảnh
,…………… Tiểu khu …...;
b) Ranh giới:
- Phía Bắc giáp…………………………..
- Phía Nam giáp…………………………..
- Phía Tây giáp…………………………..
- Phía Đông giáp…………………………..
2. Diện tích khai
thác:…………..ha;
3. Loại rừng đưa vào khai
thác.
III. Các chỉ tiêu kỹ thuật
lâm sinh:
1. Tổng trữ lượng, trữ lượng
bình quân…………………..………………..
2. Sản lượng cây đứng…
3. Tỉ lệ lợi dụng:
4. Sản lượng khai thác.
(kèm theo biểu tài nguyên
và các chỉ tiêu lâm học)
IV. Sản phẩm khai thác:
- Tổng sản lượng khai thác……………
(phân ra từng lô, Khoảnh), cụ thể:
+ Gỗ: số cây…….…., khối lượng
………..….m3
+ Lâm sản ngoài gỗ……………….((
m3/ cây/tấn..)
- Chủng loại sản phẩm (Đối với
gỗ phân theo từng loài, từng nhóm gỗ; đối với lâm sản ngoài gỗ phân theo từng
loài)
(kèm theo biểu sản phẩm
khai thác)
V. Biện pháp khai thác,
thời gian hoàn thành.
a) Chặt hạ:
b) Vận xuất:
c) Vận chuyển
d) Vệ sinh rừng sau khai
thác
e) Thời gian hoàn thành.
VI. Kết luận, kiến nghị.
|
Chủ rừng /đơn vị khai thác
(ký tên ghi
rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
|
Phụ lục 2: Mẫu bảng kê lâm sản khai thác
(Kèm theo Thông tư số 21 /2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của
Bộ Nông nghiệp và PTNT)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
---------------
BẢNG KÊ LÂM SẢN KHAI THÁC
1. Thông tin chung
- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị
khai thác .………………………………
- Thời gian thực hiện…………………………………………………
- Địa danh khai thác:
lô…………..Khoảnh…………tiểu khu………;
- Diện tích khai thác:
………………..ha ( nếu xác định được);
2. Sản phẩm đăng ký khai
thác, tận thu: (thống kê cụ thể theo từng lô, Khoảnh)
a) Khai thác, tận dụng, tận
thu gỗ:
TT
|
Địa danh
|
Loài cây
|
Đường kính
|
Khối lượng
(m3)
|
Tiểu khu
|
Khoảnh
|
lô
|
1.
|
TK: 150
|
K: 4
|
a b
|
giổi dầu
|
45
|
1,5
|
Tổng
|
|
|
|
|
|
|
b) Khai thác, tận dụng, tận
thu lâm sản khác:
TT
|
Địa danh
|
Loài lâm sản
|
Khối lượng
(m3, cây, tấn)
|
Tiểu khu
|
Khoảnh
|
lô
|
1.
|
TK: 150
|
K: 4
|
a b
|
Song mây
Bời lời
|
1000 cây
100 tấn
|
Tổng
|
|
|
|
|
|
Xác nhận ( nếu có)
|
Chủ rừng
/đơn vị khai thác
(ký tên ghi
rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
|
Phụ lục 3: Mẫu giấy đề nghị cấp phép khai thác
(Kèm theo Thông tư số 21 /2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của
Bộ Nông nghiệp và PTNT)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
---------------
GIẤY ĐỀ NGHỊCẤP PHÉP KHAI THÁC
Kính gửi:......................................................................
- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị
khai thác.………………......................…………
- Địa chỉ:............................................................................................................
được
.............................................giao quản lý, sử dụng
..............ha rừng, theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rừng số
..........ngày....... tháng....năm.......... (hoặc Quyết định giao, cho thuê đất,
rừng số...........ngày........tháng....năm…….. của .......................)
Xin đăng ký khai
thác.................................tại lô…………..Khoảnh……tiểu
khu....…; với số lượng, khối
lượng gỗ, lâm sản.
Kèm theo các thành phần hồ
sơ
gồm:...........................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
......................................
Đề nghị quý cơ quan xem xét,
cho ý kiến./.
|
Chủ rừng (Đơn vị khai thác)
(ký tên ghi
rõ họ tên đóng dấu nếu có)
|
Phụ lục 4: Mẫu báo cáo khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ
(Kèm theo Thông tư số: 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
---------------
BÁO CÁO KHAI THÁC, TẬN DỤNG, TẬN THU GỖ,
LÂM SẢN NGOÀI GỖ
TT
|
CHỈ TIÊU
|
ĐƠN VỊ TÍNH
|
KẾ HOẠCH NĂM
|
KẾT QUẢ THỰC HIỆN
|
TRONG KỲ BÁO CÁO
|
LỸ KẾ TỪ ĐẦU NĂM
|
SO VỚI KH (%)
|
I
|
KHAI THÁC RỪNG TỰ NHIÊN
|
|
|
|
|
|
1
|
Khối lượng gỗ khai thác
chính
|
m3
|
|
|
|
|
1.1
|
Tổ chức
|
m3
|
|
|
|
|
1.2
|
Hộ gia đình, cá nhân
|
m3
|
|
|
|
|
2
|
Khối lượng gỗ tận dụng
|
m3
|
|
|
|
|
2.1
|
Tổ chức
|
m3
|
|
|
|
|
2.2
|
Hộ gia đình, cá nhân
|
m3
|
|
|
|
|
3
|
Khối lượng gỗ tận thu
|
m3
|
|
|
|
|
3.1
|
Tổ chức
|
m3
|
|
|
|
|
3.2
|
Hộ gia đình, cá nhân
|
m3
|
|
|
|
|
II
|
KHAI THÁC RỪNGTRỒNG
|
|
|
|
|
|
1
|
Diện tích khai thác
|
ha
|
|
|
|
|
1.1
|
Tổ chức
|
ha
|
|
|
|
|
1.2
|
Hộ gia đình, cá nhân
|
ha
|
|
|
|
|
2
|
Khối lượng gỗ khai thác
|
m3
|
|
|
|
|
2.1
|
Tổ chức
|
m3
|
|
|
|
|
2.2
|
Hộ gia đình, cá nhân
|
m3
|
|
|
|
|
III
|
KHAI THÁC GỖ CAO SU
|
|
|
|
|
|
1
|
Khối lượng gỗ khai thác
|
m3
|
|
|
|
|
1.1
|
Tổ chức
|
m3
|
|
|
|
|
1.2
|
Hộ gia đình, cá nhân
|
m3
|
|
|
|
|
IV
|
KHAI THÁC CÂY PHÂN TÁN
|
m3
|
|
|
|
|
1
|
Khối lượng khai thác
|
m3
|
|
|
|
|
1.1
|
Tổ chức
|
m3
|
|
|
|
|
1.2
|
Hộ gia đình, cá nhân
|
m3
|
|
|
|
|
V
|
KHAI THÁC LÂM SẢN NGOÀI
GỖ
|
|
|
|
|
|
1
|
Tre, nứa, luồng
|
cây
|
|
|
|
|
2
|
Song mây
|
tấn
|
|
|
|
|
3
|
Nhựa thông
|
tấn
|
|
|
|
|
4
|
Quế
|
tấn
|
|
|
|
|
5
|
Hồi
|
tấn
|
|
|
|
|
6
|
…………………………
|
tấn
|
|
|
|
|