Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: Khongso Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường Người ký: Trần Hồng Hà
Ngày ban hành: 05/05/2016 Ngày hiệu lực:
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /2016/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày       tháng       năm 2016

DỰ THẢO

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VỀ QUY TRÌNH DỰ BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRONG ĐIỀU KIỆN BÌNH THƯỜNG

Căn cứ Luật khí tượng thủy văn ngày 23 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định kỹ thuật về Quy trình dự báo khí tượng thủy văn trong điều kiện bình thường,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định kỹ thuật về Quy trình dự báo khí tượng, thủy văn và hải văn (sau đây gọi chung là khí tượng thủy văn) trong điều kiện bình thường cho các loại bản tin và thời hạn dự báo khí tượng thủy văn được quy định tại Điều 22 của Luật khí tượng thủy văn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia và tổ chức, cá nhân hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trên lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:  

1. Yếu tố dự báo là các đặc trưng khí tượng thủy văn cần được dự báo. Ví dụ như nhiệt độ cao nhất, thấp nhất, lượng mưa, mực nước, lưu lượng, độ cao sóng,…

2. Hiện tượng dự báo là các trạng thái khí tượng thủy văn cần dự báo. Ví dụ như dạng mưa, sương mù, sóng biển,… và các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm.

3. Thời hạn dự báo là khoảng thời gian tính từ thời điểm (phát hành bản tin dự báo/quan trắc cuối cùng của nhân tố dự báo) đến thời điểm cuối cùng của thời hạn dự báo hoặc khi xuất hiện yếu tố, hiện tượng dự báo.

4. Hiện trạng khí tượng thủy văn là trạng thái khí quyển, thủy quyển được thể hiện thông qua các hiện tượng và yếu tố khí tượng thủy văn.

5. Xu thế khí tượng thủy văn là chiều hướng biến đổi của các yếu tố, hiện tượng khí tượng thủy văn trong khoảng thời gian xác định.

6. Phương pháp dự báo là cơ sở khoa học để xây dựng các phương án dự báo.

7. Phương án dự báo là cách thức, trình tự tiến hành tính toán, dự báo yếu tố hoặc hiện tượng khí tượng thủy văn cụ thể tại địa điểm, khu vực cụ thể.

8. Đánh giá chất lượng dự báo là các hoạt động nhằm đưa ra các kết luận về tính đầy đủ, kịp thời của bản tin dự báo và độ tin cậy của các yếu tố, hiện tượng dự báo.

9. Cập nhật, bổ sung bản tin dự báo là hoạt động thực hiện việc dự báo và phát hành bản tin dự báo ngoài quy định.

10. Thảo luận dự báo là hoạt động trao đổi thông tin, đánh giá về các kết quả dự báo của các dự báo viên khác nhau và của các phương án dự báo khác nhau để lựa chọn kết quả dự báo cuối cùng có độ tin cậy cao nhất.

11. Hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm là hiện tượng khí tượng thủy văn bất thường về mức độ, thời gian xuất hiện, khu vực xảy ra có thể gây thiệt hại về người, tài sản ảnh hưởng đến môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.

Điều 4. Các yếu tố và hiện tượng dự báo trong các loại bản tin, thời hạn dự báo

1. Dự báo thời tiết thời hạn ngắn:

a) Xu thế thời tiết cho các khu vực:

- Mô tả hiện trạng, hình thế thời tiết đã qua;

- Dự báo xu thế diễn biến thời tiết.

b) Cho các khu vực, địa điểm trên đất liền:

- Nhiệt độ (cao nhất, thấp nhất trong ngày và từng 6-12 giờ một);

- Mưa (khả năng mưa và khoảng lượng mưa trong 12-24 giờ một);

- Gió (hướng gió thịnh hành và tốc độ gió cao nhất trong ngày);

- Độ ẩm tương đối (cao nhất, trung bình, thấp nhất trong ngày);

- Lượng mây tổng quan trong từng ngày;

- Hiện tượng thời tiết trong từng ngày.

c) Cho các khu vực trên biển:

- Hướng và tốc độ gió;

- Tầm nhìn xa;

- Hiện tượng thời tiết;

- Trạng thái mặt biển.

2. Dự báo thủy văn thời hạn ngắn:

- Mực nước sông, hồ chứa (cho các khoảng thời gian từ 6 - 12 giờ một; riêng sông Cửu Long chỉ dự báo mực nước cao nhất trong ngày);

- Lưu lượng (cho các khoảng thời gian từ 6 - 12 giờ một);

- Xu thế thủy văn cho cả giai đoạn dự báo;

- Hiện tượng thủy văn.

3. Dự báo hải văn thời hạn ngắn:

- Sóng biển (độ cao và hướng);

- Thủy triều (nước lớn, nước ròng);

- Nước dâng do gió mùa (độ cao);

- Dòng chảy lớp mặt biển (vận tốc và hướng);

- Hiện tượng hải văn.

4. Dự báo thời tiết thời hạn vừa:

a) Xu thế diễn biến thời tiết:

- Mô tả hiện trạng, hình thế thời tiết đã qua;

- Dự báo xu thế diễn biến thời tiết.

b) Cho các khu vực/địa điểm trên đất liền và các khu vực trên biển:

- Nhiệt độ (cao nhất, thấp nhất);

- Mưa (khả năng mưa);

- Hiện tượng thời tiết;

- Xu thế thời tiết cho cả giai đoạn từ trên 3 ngày đến 10 ngày.

5. Dự báo thủy văn thời hạn vừa:

- Mực nước sông, hồ chứa (cao nhất, trung bình, thấp nhất; riêng sông Cửu Long chỉ dự báo mực nước cao nhất);

- Lưu lượng (cao nhất, trung bình, thấp nhất);

- Xu thế thủy văn;

- Hiện tượng thủy văn.

6. Dự báo hải văn thời hạn vừa:

- Sóng biển (độ cao và hướng);

- Thủy triều (nước lớn, nước ròng);

- Dòng chảy lớp mặt biển (vận tốc và hướng);

- Hiện tượng hải văn.

7. Dự báo thời tiết thời hạn dài:

- Nhiệt độ (trung bình cho cả thời kỳ dự báo);

- Mưa (tổng lượng mưa cho cả thời kỳ dự báo);

- Xu thế diễn biến các hiện tượng thời tiết trong thời kỳ dự báo.

8. Dự báo thủy văn thời hạn dài:

- Mực nước sông, hồ chứa (trung bình cho cả thời kỳ dự báo; riêng sông Cửu Long dự báo mực nước cao nhất);

- Lưu lượng (trung bình cho cả thời kỳ dự báo);

- Xu thế diễn biến các hiện tượng thủy văn trong thời kỳ dự báo.

9. Dự báo hải văn thời hạn dài:

- Xu thế mực nước biển (nước lớn, nước dòng);

- Xu thế diễn biến các hiện tượng hải văn trong thời kỳ dự báo.

10. Dự báo thời tiết, thủy văn, hải văn thời hạn mùa:

- Xu thế nhiệt độ;

- Xu thế lượng mưa;

- Xu thế mực nước sông, hồ chứa;

- Xu thế lưu lượng;

- Xu thế mực nước biển;

- Xu thế diễn biến các hiện tượng khí tượng, thủy văn, hải văn nguy hiểm trong thời hạn mùa dự báo.

11. Dự báo khí hậu:

- Xu thế khí hậu, cực trị khí hậu và các hiện tượng khí hậu cực đoan trên quy mô toàn cầu, khu vực và chi tiết cho Việt Nam trong khoảng thời gian dự báo.

12. Dự báo nguồn nước:

- Xu thế diễn biến của nguồn nước tại địa điểm hoặc khu vực cụ thể trong khoảng thời gian dự báo.

Chương II

THUẬT NGỮ DỰ BÁO VÀ ĐỊNH NGHĨA

Điều 5. Các thuật ngữ và định nghĩa trong dự báo khí tượng

1. Khu vực dự báo:

Khu vực dự báo thời tiết trên đất liền: Tuỳ theo vùng lãnh thổ đảm nhiệm dự báo có thể chia thành các khu vực nhỏ theo khu vực hành chính, địa lý hoặc theo vùng khí hậu. Các khu vực dự báo này có thể được phân chia thành các khu vực nhỏ hơn tùy theo mức độ ảnh hưởng của các hệ thống thời tiết.

Khu vực dự báo thời tiết trên biển: Tuỳ theo vùng lãnh hải đảm nhiệm, dựa trên các đặc trưng chung về điều kiện địa lý, tính đồng nhất tương đối về mặt khí hậu mà phân chia và quy định khu vực dự báo. Các khu vực dự báo này có thể được phân chia thành các khu vực nhỏ hơn tùy theo mức độ ảnh hưởng của các hệ thống thời tiết.

Tại Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, khu vực Dự báo trên biển được quy định tại QĐ số 46/2014/QĐ-TTg (quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai).

2. Thuật ngữ về không gian: được quy định ở Bảng 1.  

Bảng 1: Quy định thuật ngữ không gian về các hiện tượng thời tiết

TT

Thuật ngữ

Số trạm có

hiện tượng thời tiết (S)

Ghi chú

1

Không

S <1/4

“vài nơi” và “có nơi” giống nhau về nghĩa của thuật ngữ không gian nhưng được đặt ở vị trí khác nhau trong một câu của bản tin dự báo thời tiết nhằm tránh trùng lặp, để chỉ hai hiện tượng thời tiết khác nhau cùng xảy ra trong cùng khoảng thời gian dự báo nhưng với phạm vi tương đương.

Ví dụ: Nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù đều thể hiện cả hai yếu tố mưa và sương mù đều xảy ra  từ 1/4 đến 1/3 số trạm quan trắc trong khu vực dự báo.

Ví dụ: Có mưa hoặc có mưa ở nhiều nơi.

2

Vài nơi

hoặc

có nơi

¼£S£1/3

3

Rải rác

1/3< S£2/3

4

Nhiều nơi

2/3< S£1

3. Thuật ngữ về thời gian

+ Khoảng thời gian sử dụng trong dự báo thời tiết hạn ngắn được chia theo từng 12 giờ; Từ 7 giờ đến 19 giờ gọi là “ngày”, từ 19 giờ đến 7 giờ sáng hôm sau gọi là “đêm”.

+ Tuỳ thuộc vào thời gian hiện tượng thời tiết xảy ra mà khoảng thời gian “ngày” hoặc “đêm” cũng có thể được chia thành các khoảng nhỏ hơn theo quy định ở Bảng 2.

Bảng 2: Quy định thuật ngữ về thời gian

TT

Thuật ngữ

Thời gian

Khoảng giới hạn thời gian (Giờ HN)

Ghi chú

1

Ngày

Ngày

7h đến 19h

- Nếu hiện tượng thời tiết nào đó xảy ra trong hai khoảng liền kề thì thuật ngữ thời gian có thể nối tiếp bằng chữ “và”.

- Nếu không biết chắc chắn hiện tượng thời tiết sẽ xảy ra trong khoảng nào đó giữa hai khoảng thời gian liền kề thì dùng từ “hoặc”

- Nếu hiện tượng thời tiết nào đó xảy ra liên tục trong khoảng thời gian dự báo thì không dùng thuật ngữ thời gian (ví dụ như “có mưa”).

- Nếu hiện tượng thời tiết xảy ra không liên tục trong khoảng thời gian dự báo thì  dùng thuật ngữ “có lúc”.

2

Sáng

7h đến 10h

3

Trưa

10h đến 13h

4

Chiều

13h đến 19h

5

Chiều tối

16h đến 19h

6

Đêm

Đêm

19h đến 7h  ngày hôm sau

7

Tối

19h đến 22h

8

Nửa đêm         về sáng

1h đến 7h

9

Sáng sớm, gần sáng

4h đến 7h

10

Có lúc

Xảy ra bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian dự báo, nhưng ít nhất phải từ 2 obs quan trắc  trở lên

4. Thuật ngữ về hiện tượng và yếu tố thời tiết

a) Thuật ngữ về mây: Lượng mây được tính bởi lượng mây tổng quan bao gồm mây thấp, mây trung và mây cao. Tuy nhiên, khi dự báo, cần chú ý ưu tiên lượng mây dưới, các loại mây tế quang (mây không cho ánh sáng xuyên qua), những loại mây tồn tại tương đối bền vững, những loại mây có khả năng gây thời tiết xấu như mưa, dông,...Các thuật ngữ về lượng mây được quy định ở Bảng 3.

Bảng 3: Quy định thuật ngữ về mây

TT

Thuật ngữ

Giải thích

1

Quang mây

Toàn bộ bầu trời không có mây trong suốt khoảng thời gian dự báo hay quá 6 giờ liên tục, những giờ khác có mây nhưng lượng mây thấp phải ít hơn 5/10 bầu trời.

2

Ít mây

Lượng mây thấp không quá 5/10 bầu trời, không kể mây trung, mây cao mỏng, mây thấu quang.

3

Mây thay đổi

Lượng mây tổng quan có thể dao động nhưng nói chung phổ biến ở mức 4/10 đến 8/10 bầu trời. Thuật ngữ này chỉ sử dụng trong trường hợp không khí bất ổn định trong mùa hè.

4

Nhiều mây

Lượng mây tổng quan có thể dao động nhưng nói chung thường xuyên trên 5/10 bầu trời.

5

Đầy mây

Lượng mây tổng quan dao động thường xuyên từ 8/10 đến 10/10 bầu trời.

6

Âm u

Lượng mây tổng quan thường xuyên 10/10 bầu trời nhưng đôi khi có thể giảm xuống 7/10 bầu trời.

b) Thuật ngữ về mưa: bao gồm cấp mưa và dạng mưa, được quy định theo Bảng 4 (12h) và Bảng 5 (24h). 

Bảng 4: Cấp mưa và dạng mưa (12h)

TT

Cấp mưa và dạng mưa

Lượng mưa 12h R(mm)/12h

Ghi chú

(Ký hiệu AERO)

1

Không mưa

Không mưa

Không mưa (-)

Mưa không đo được (giọt - gt)

2

Mưa nhỏ lượng mưa không đáng kể

Giọt £ R £ 0.3

3

Mưa nhỏ

0.3 < R £ 3.0

Không tính thời gian mưa xảy ra liên tục hay ngắt quãng

4

Mưa

3.0 < R £ 8.0

5

Mưa vừa

8.0 < R £ 25.0

6

Mưa to

25.0 < R £ 50.0

7

Mưa rất to

R > 50.0

8

Mưa rào nhẹ, mưa rào nhẹ và dông

Giọt £ R £ 3.0

Mưa bất ổn định dạng rào có hoặc không kèm theo dông.

9

Mưa rào, mưa rào và dông, mưa dông

3.0 < R £ 25.0

10

Mưa phùn

Mưa nhỏ, mưa phùn

Giọt < R £ 3.0

Mưa ổn định, xảy ra liên tục hoặc ngắt quãng

11

Dông

Dông, chớp

Dông có thể báo kèm với mưa bất ổn định

Bảng 5: Thuật ngữ về cấp mưa và dông, mưa dông trong 24h.

TT

Thuật ngữ về cấp mưa và dạng mưa

Lượng mưa 24h R(mm)/24h

Ghi chú

1

Không mưa

Không mưa (-), hoặc có mưa nhưng không đo được.

Không mưa (-), Mưa không đo được (gt), không kể mưa phùn.

2

Mưa nhỏ lượng mưa không đáng kể

Giọt £ R £ 0.6

3

Mưa nhỏ, mưa phùn

0.6 < R £ 6.0

Mưa phùn không báo phân biệt 3 cấp

4

Mưa

6.0 < R £ 16.0

5

Mưa vừa

16.0 < R £ 50.0

6

Mưa to

50.0 < R £ 100.0

7

Mưa rất to

R > 100.0

8

Mưa rào nhẹ, mưa rào nhẹ và dông

0.6 £ R £ 6.0

Thời gian mưa liên tục không kéo dài quá 3h

9

Mưa rào, mưa rào và dông, mưa dông

6.0 < R £ 50.0

10

Dông

Dông, chớp

Dông có thể báo kèm với mưa bất ổn định

Chú ý: Thuật ngữ mưa rào và dông, mưa dông dùng trong trường hợp mưa dạng rào kèm theo dông. Nếu thời gian mưa kéo dài gồm nhiều đợt kèm theo dông mà tổng lượng mưa 12h có khả năng vượt quá ngưỡng quy định thì tuỳ thuộc vào lượng mưa đạt cấp mưa nào mà sử dụng các thuật ngữ kèm theo như:

+ Mưa và dông, mưa dông hay mưa và có lúc có dông với lương mưa 12h: 3.0mm < R £ 25.0mm và kèm theo dông; lượng mưa 24h: 6.0mm < R £ 50.0mm và kèm theo dông.

+ Mưa vừa và dông hay mưa vừa và có lúc có dông với lượng mưa 12h: 8.0mm < R £ 25.0mm và kèm theo dông; lượng mưa 24h: 16.0mm < R £ 50.0mm và kèm theo dông.

+ Mưa to và dông hay mưa to và có lúc có dông với lượng mưa 12h: 25.0mm < R £ 50.0mm và kèm theo dông; lượng mưa 24h: 50.0mm < R £ 100.0mm và kèm theo dông.

+ Mưa rất to và dông hay mưa rất to và có lúc có dông với lượng mưa 12h: R > 50.0mm và kèm theo dông; lượng mưa 24h: R > 100.0mm và kèm theo dông.

c) Thuật ngữ về gió: bao gồm hướng gió (dd) và tốc độ gió (ff).

- Hướng gió:

+ Trong dự báo thời tiết hạn ngắn hướng gió dự báo được xác định bởi hướng gió thịnh hành theo la bàn 16 hướng, song để tránh phức tạp quy định trong bản tin dự báo thời tiết thuật ngữ hướng gió chỉ sử dụng 8 hướng gió chính là bắc (N), đông bắc (NE), đông (E), đông nam (SE), nam (S), tây nam (SW), tây (W), tây bắc (NW). Nếu hướng gió thịnh hành ở những hướng phụ thì thuật ngữ dùng mô tả sự dao động hướng gió từ hướng chính này sang hướng chính khác. Nếu hướng gió thay đổi tại thời điểm nào đó thì báo hướng gió ban đầu, thời gian thay đổi và hướng gió sau khi đã thay đổi.

+ Trong trường hợp không xác định được hướng gió thịnh hành thì báo hướng gió thay đổi.

+ Trong trường hợp gió nhẹ không cần dự báo hướng gió.

+ Trong trường hợp gió mạnh đột ngột mang tính tức thời so với tốc độ gió thịnh hành thì báo thuật ngữ gió giật sau hướng và tốc độ gió thịnh hành mà không cần báo hướng gió giật.

+ Trong trường hợp khu vực dự báo nằm ở rìa bão, hướng gió thay đổi nhưng không xác định được cụ thể hướng gió thì có thể báo gió do hoàn lưu bão gây nên và sử dụng thuật ngữ gió bão. Nếu xác định được cụ thể gió xoáy do bão hay ATNĐ thì sử dụng thuật ngữ gió xoáy kèm theo tốc độ gió mạnh nhất và gió giật (nếu có).

- Tốc độ gió:

+ Thuật ngữ tốc độ gió trong dự báo thời tiết hạn ngắn được sử dụng theo cấp gió Bô-pho. Tuy nhiên trong dự báo tốc độ gió dao động từ cấp này sang cấp kia thì thuật ngữ cho phép sử dụng 2 cấp liền kề trừ khoảng nối giữa cấp 5 và cấp 6 là ranh giới giữa mức độ chưa nguy hiểm và nguy hiểm. Cấp gió Bô-pho tương đương với đơn vị m/s, km/h được quy định tại QĐ số 46/2014/QĐ-TTg (quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai).

+ Trường hợp lặng gió và gió yếu tốc độ gió dưới cấp 3 (v£3,3m/s) cũng có thể sử dụng thuật ngữ gió nhẹ.

d) Thuật ngữ tầm nhìn xa:

Theo quy phạm quan trắc khí tượng bề mặt, thuật ngữ tầm nhìn xa trên biển là khoảng cách xa nhất mà ta có thể phân biệt được màu sắc, hình dạng các tiêu điểm.

Tầm nhìn xa trên biển được chia thành các cấp tương ứng với các hiện tượng kèm theo Bảng 6.

Bảng 6: Thuật ngữ tầm nhìn xa

TT

Tầm nhìn xa

Hiện tượng thời tiết trên biển tương ứng

1

Dưới 1km

Sương mù, mưa phùn, mưa bão, ATNĐ

2

Từ 1 đến 2 km

Sương mù nhẹ, mù

3

Từ 2 đến 4 km

Mưa trong điều kiện nhiều mây, đầy mây, âm u

4

Từ 4 đến 10 km

Mưa, mưa nhỏ, mưa rào

5

Trên 10 km

Không mưa, mưa rào nhẹ, mưa nhỏ lượng mưa không đáng kể

e) Thuật ngữ về hiện trạng biển:

Thuật ngữ trạng thái bề mặt biển trong dự báo thời tiết biển được quy định bởi độ cao sóng tổng hợp thông qua tốc độ gió thịnh hành trên biển (Bảng 7).

Bảng 7: Thuật ngữ hiện trạng biển

TT

Cấp gió tương ứng

Tình trạng biển

1

Từ 1 đến 5

Không sử dụng

2

5 có lúc 6

Biển động

3

6

Biển động

4

Từ 7 đến 8

Biển động mạnh

5

Từ 9 đến 10

Biển động rất mạnh

6

Từ 11 trở lên

Biển động dữ dội

5. Quy định về khoảng cách hai cận dự báo các đặc trưng nhiệt độ (Bảng 8)

Bảng 8: Quy định về khoảng cách dự báo nhiệt độ

Đặc trưng

Ý nghĩa

Khoảng cách hai cận trị số dự báo

Khu vực

Điểm

Nhiệt độ trung bình

Trung bình cả thời gian hiệu lục của bản tin

1oC

1oC

Nhiệt độ thấp nhất

- Nhiệt độ thấp nhất trong cả thời kỳ hiệu lực của bản tin

- Nhiệt độ thấp nhất trong ngày

3oC

2oC

Nhiệt độ cao nhất

- Nhiệt độ cao nhất trong cả thời kỳ hiệu lực của bản tin

- Nhiệt độ cao nhất trong ngày

3oC

2oC

6. Thuật ngữ về không gian sử dụng trong bản tin dự báo xu thế thời tiết thời hạn dài, mùa (Bảng 9).

Bảng 9: Thuật ngữ về không gian sử dụng trong bản tin dự báo xu thế thời tiết thời hạn dài, mùa

Thuật ngữ

Ý nghĩa

Ghi chú

Địa điểm (tỉnh), khu vực

Địa điểm hoặc khu vực cụ thể dự báo

Ví dụ: khu vực Bắc Trung Bộ

Toàn khu vực

Chỉ không gian bao hàm toàn bộ diện tích khu vực 100% hoặc bao hàm từ 76-100%  số trạm quan trắc trên khu vực dự báo

Phần lớn khu vực

(hoặc nhiều nơi)

Chỉ không gian bao hàm từ 76-100% số trạm quan trắc trên khu vực dự báo.

Nửa phần khu vực

Phía bắc

Phía nam

Phía đông

Phía tây

Chỉ không gian bao hàm khoảng 50% số trạm quan trắc trên khu vực dự báo về một phía cụ thể bắc, nam, đông, tây.

Sử dụng trong trường hợp các đặc trưng phân bố không đồng đều

7. Thuật ngữ về thời gian sử dụng bản tin nhận định xu thế thời tiết thời hạn dài (Bảng 10)

Bảng 10: Thuật ngữ về thời gian sử dụng bản tin nhận định xu thế thời tiết thời hạn dài (sử dụng cho dự báo tháng)

Thuật ngữ

Ý nghĩa

Ghi chú

Cả thời kỳ (cả tháng)

Kể từ ngày 1 đến ngày cuối cùng của tháng

Tuần 1

Kể từ ngày 1 đến ngày 7 trong tháng

Sử dụng trong trường hợp diễn biến thời tiết phức tạp gây chênh lệch lớn về những đặc trưng dự báo

Tuần 2

Kể từ ngày 8 đến ngày 14 trong tháng

Tuần 3 và 4

Kể từ ngày 15 đến ngày cuối cùng của tháng

Vào khoảng nửa đầu tháng hoặc nửa cuối tháng

Thời điểm chỉ từ 15 ngày đầu tháng (nửa đầu tháng) và các ngày còn lại của tháng (nửa cuối tháng)

Sử dụng khi báo hiện tượng có thể xảy ra tập trung

Vào khoảng từ ngày …

đến ngày …

Thời điểm chỉ từ ngày này đến ngày khác cụ thể trong tháng

Sử dụng khi báo hiện tượng có thể xảy ra tập trung

8. Thuật ngữ về thời gian sử dụng bản tin nhân định xu thế mùa (Bảng 11)

Bảng 11: Thuật ngữ về thời gian sử dụng bản tin nhân định xu thế mùa

Thuật ngữ

Ý nghĩa

Ghi chú

Toàn mùa

- Từ tháng +1 đến tháng +3

- Từ tháng +1 đến tháng +6

Mùa phục vụ cho các hạn dự báo trong năm, tuần tự là 3 và 6 tháng.

Từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau (đối với mùa Đông Xuân); Từ tháng 5 đến hết tháng 10 năm sau (đối với mùa mưa bão lũ).

Mùa phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Những tháng đầu mùa

Bao gồm những tháng +1 và +2

Những tháng giữa mùa

Bao gồm những tháng +3 và +4

Những tháng cuối mùa

Bao gồm những tháng +5 và +6

Những tháng nửa đầu mùa

Bao gồm từ tháng +1 đến +3

Những tháng nửa cuối mùa

Bao gồm từ tháng +4 đến +6

9. Thuật ngữ về xu thế những hiện tượng, yếu tố khí tượng sử dụng trong bản tin dự báo xu thế thời tiết hạn dài.

Chuẩn sai nhiệt độ trung bình và tỷ chuẩn lượng mưa áp dụng cho bản tin tháng tháng và từng tháng trong bản tin mùa được quy định ở Bảng 12.

Bảng 12: Thuật ngữ về xu thế những hiện tượng, yếu tố khí tượng sử dụng trong bản tin dự báo xu thế thời tiết hạn dài (sử dụng cho dự báo tháng, mùa).

Thuật ngữ

Ý nghĩa

Ghi chú

+ Chuẩn sai nhiệt độ trung bình:

Cao hơn TBNN

Xấp xỉ trên TBNN

Xấp xỉ TBNN

Xấp xỉ dưới TBNN

Thấp hơn TBNN

T > TBNN +1,0oC

TBNN +0,5oC < T £ TBNN +1,0oC

TBNN -0,5oC £ T £ TBNN +0,5oC

TBNN -0,5oC > T ≥ TBNN -1,0oC

T < TBNN -1,0oC

T: nhiệt độ trung bình

TBNN: giá trị trung bình nhiều năm cùng thời kỳ

+ Tỷ chuẩn lượng mưa:

Cao hơn TBNN

Xấp xỉ trên TBNN

Xấp xỉ TBNN

Xấp xỉ dưới TBNN

Thấp hơn TBNN

R > 150% x TBNN

120% xTBNN < R £ 150% xTBNN

80% xTBNN £ R £ 120% xTBNN

80% xTBNN > R ≥ 50% xTBNN

R < 50% xTBNN

R: tổng lượng mưa tháng

TBNN: giá trị trung bình nhiều năm cùng thời kỳ

Ghi chú: TBNN là trung bình nhiều năm (được tính kể từ khi có số liệu hoặc trong 30 năm gần nhất)

Điều 6. Các thuật ngữ và định nghĩa trong dự báo thủy văn

1. Lũ: Lũ là hiện tượng mực nước sông dâng cao trong khoảng thời gian nhất định sau đó xuống. Lũ được phân thành các loại sau đây:

- Lũ nhỏ là lũ có đỉnh lũ thấp hơn mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm;

- Lũ vừa là lũ có đỉnh lũ tương đương mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm;

- Lũ lớn là lũ có đỉnh lũ cao hơn mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm;

- Lũ đặc biệt lớn là lũ có đỉnh lũ cao hiếm thấy trong thời kỳ quan trắc;

- Lũ lịch sử là lũ có đỉnh lũ cao nhất trong chuỗi dữ liệu quan trắc hoặc do điều tra khảo sát được.

2. Lũ bất thường: Là lũ xuất hiện trước hoặc sau mùa lũ hoặc lũ được hình thành do hồ chứa xả nước, do vỡ đập, tràn đập, vỡ đê.

3. Đỉnh lũ: Là mực nước cao nhất trong một trận lũ tại một tuyến đo. Đỉnh lũ năm là đỉnh lũ cao nhất đã quan trắc được trong năm. Đình lũ trung bình nhiều năm (TBNN) là trị số trung bình của các đỉnh lũ năm trong thời kỳ quan trắc.

4. Biên độ lũ: Là trị số chênh lệch mực nước giữa đỉnh lũ và mực nước ngay trước lúc lũ lên.

5. Cường suất lũ: Là trị số biến đổi mực nước lũ trong một đơn vị thời gian.

6. Mùa lũ: là thời gian liên tục trong một năm thường xuất hiện lũ, được quy định tại Điều 4, Quyết định số 46/QĐ-TTg Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai. Mùa cạn: là khoảng thời gian còn lại trong năm.

7. Cảnh báo lũ: Cảnh báo lũ là thông tin về tình hình lũ nguy hiểm có khả năng xảy ra.

8. Dự báo lũ: Dự báo lũ là sự tính toán và phân tích trước các trạng thái tương lai về tình hình lũ tại một địa điểm (hay khu vực) sau một khoảng thời gian xác định với độ chính xác nhất định.

9. Thời gian dự kiến: Thời gian dự kiến là khoảng thời gian tính từ thời điểm quan trắc cuối cùng yếu tố dùng để dự báo đến thời điểm xuất hiện yếu tố dự báo.

10. Lũ lên (hoặc xuống) nhanh: Lũ được coi là lên (hoặc xuống) nhanh khi cường suất lũ lên (hoặc xuống) vượt quá cường suất lũ lên (hoặc xuống) trung bình nhiều năm tại trạm đang xét.

11. Lũ lên (hoặc xuống) chậm: Lũ được coi là lên (hoặc xuống) chậm là lũ có cường suất lên (hoặc xuống) nhỏ hơn cường suất lũ lên (hoặc xuống) trung bình nhiều năm tại trạm đang xét.

12. Dao động nhỏ: Dao động nhỏ là mực nước trong thời gian dự kiến có lên và xuống với biên độ không đáng kể (biên độ nhỏ hơn độ lệch chuẩn của mực nước tại vị trí đang xét).

13. Ít biến đổi (hoặc biến đổi chậm): Ít biến đổi là mực nước lên (hoặc xuống) trong thời gian dự kiến với biên độ nhỏ hơn sai số cho phép (Scf).

14. Phương pháp dự báo: là cơ sở khoa học để xây dựng các phương án dự báo.

15. Phương án dự báo:  là cách thức, trình tự tiến hành tính toán, dự báo yếu tố hoặc hiện tượng khí tượng thủy văncụ thể tại địa điểm, khu vực cụ thể.

Điều 7. Các thuật ngữ và định nghĩa trong dự báo hải văn

1. Sóng biển: Trong quy chế này sóng biển được hiểu là sóng gió, là sóng được gây nên bởi gió (sóng ngắn).

2. Sóng lớn: Là những con sóng có độ cao trên 2,0m.

3. Thủy triều: Là dao động tuần hoàn của mực nước biển do các lực tạo triều gây nên.

4. Triều cường: Là hiện tượng mực nước biển tổng cộng dâng cao do thủy triều dâng cao hoặc do nước dâng dị thường do bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa và nhiễu động khí áp. Trong điều kiện thời tiết bình thường triều cường xuất hiện vào thời điểm thủy triều lên cao.

5. Dòng chảy biển: Là sự di chuyển ngang của nước từ nơi này đến nơi khác trong biển hay đại dương. Trong Quy chế này, đối tượng dự báo là dòng chảy lớp mặt biển.

6. Dòng xiết trên biển: Là khu vực có vận tốc dòng chảy lớn hơn 1m/s

Chương III

QUY TRÌNH DỰ BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THỜI HẠN CỰC NGẮN, HẠN NGẮN

Điều 8. Quy trình dự báo khí tượng hạn ngắn và cực ngắn

1. Thu thập, xử lý các loại thông tin, dữ liệu:

- Thu thập số liệu quan trắc khí tượng khu vực dự báo và lân cận (khí tượng bề mặt, thám không vô tuyến, pilot, đo mưa, mưa tự động, ship, quan trắc tăng cường)

- Thu thập số liệu mô phỏng, dự báo của các mô hình toàn cầu, khu vực;

- Thu thập số liệu viễn thám trong khu vực (vệ tinh khí tượng, radar thời tiết, định vị sét);

- Đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các loại dữ liệu đã thu thập và bổ sung, chỉnh lý, chuẩn hóa số liệu.

2. Phân tích, đánh giá hiện trạng:

- Phân tích các dữ liệu quan trắc khí tượng, bản đồ synốp tại các mực khí áp chuẩn (bề mặt, 850 mb, 700 mb, 500 mb, 200 mb) để xác định hình thế thời tiết đã qua và hiện tại;

- Phân tích dữ liệu thám không trên các giản đồ thiên khí của thời điểm quan trắc gần nhất của các trạm thám không vô tuyến và pilot trên cả nước;

- Phân tích dữ liệu viễn thám (vệ tinh, radar thời tiết, định vị sét…);

- Phân tích dữ liệu quan trắc bề mặt của tất cả các yếu tố quan trắc như: nhiệt độ, điểm sương, lượng mưa, lượng mây, thời tiết đã qua, hướng và tốc độ gió… của các trạm đo trên cả nước;

- Phân tích các giá trị trung bình và cực trị trong lịch sử của các yếu tố khí tượng để xác định khả năng có lặp lại hay không của các yếu tố khí tượng, đặc biệt là các giá trị cực trị;

- Phân tích diễn biến của các hệ thống thời tiết sắp tới trên cơ sở các bản đồ synốp và khai thác sản phẩm của các mô hình số hiện có tại đơn vị dự báo;

- Trong quá trình phân tích dữ liệu dự báo thời tiết, nếu các dự báo viên phát hiện có khả năng xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm thì tiếp tục theo dõi và chuyển sang thực hiện quy trình dự báo cho loại hiện tượng thời tiết nguy hiểm tương ứng.

3. Thực hiện các phương án dự báo khí tượng:

a) Tùy thuộc vào yếu tố, khu vực, thời hạn dự báo khí tượng thủy văn, dự báo viên có thể thực hiện, tham khảo một hoặc đồng thời các phương án dự báo sau:

- Phương án dự báo trên cơ sở phương pháp phân tích synốp, kinh nghiệm;

- Phương án dự báo trên cơ sở phương pháp thống kê (nếu có);

- Phương án dự báo trên cơ sở phương pháp mô hình khí tượng động lực;

- Phương án dự báo trên cơ sở phương pháp tổ hợp;

- Phương pháp nội suy, ngoại suy, quán tính;

- Phương án dự báo trên cơ sở các phương pháp khác (nếu có).

b) Các phương án dự báo khí tượng hạn ngắn, hạn cực ngắn của Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia do Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia quy định.

c) Tổ chức, cá nhân hoạt động dự báo, cảnh báo không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia có trách nhiệm xây dựng các phương án dự báo khí tượng hạn ngắn phù hợp.

4. Thảo luận dự báo:

- Phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo gần nhất;

- Tổng hợp các kết quả dự báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên;

- Phân tích, đánh giá diễn biến thời tiết đã qua đến thời điểm dự báo trên cơ sở các nguồn số liệu quan trắc, viễn thám và mô hình;

- Thảo luận dự báo khí tượng hạn ngắn trong điều kiện bình thường được thực hiện ít nhất 01 ngày 01 lần vào lúc 13 giờ 45 phút và hạn cực ngắn 08 lần/ngày vào các Obs quan trắc chính.

- Người chịu trách nhiệm ra bản tin lựa chọn kết quả dự báo cuối cùng đảm bảo độ tin cậy cao nhất phù hợp với các loại bản tin, thời hạn dự báo.

- Trên cơ sở kết quả dự báo cuối cùng, xác định dấu hiệu xuất hiện của các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm (nếu có) để thực hiện quy trình dự báo được quy định tại Thông tư Quy định kỹ thuật về quy trình dự báo khí tượng thủy văn nguy hiểm tương ứng.

5. Xây dựng bản tin dự báo:

Nội dung bản tin dự báo khí tượng gồm thông tin hiện trạng, diễn biến trong tương tai của các yếu tố, hiện tượng dự báo phù hợp với các quy định tại khoản 1, Điều 4 của Thông tư này. Nội dung chi tiết các loại bản tin dự báo khí tượng thời hạn ngắn xem tại phụ lục 1 và 2.

6. Cung cấp bản tin dự báo

Bản tin dự báo khí tượng thời hạn cực ngắn và ngắn được truyền, phát kịp thời, chính xác, đầy đủ theo quy định.

7. Cập nhật, bổ sung bản tin dự báo:

Trong trường hợp phát hiện các yếu tố, hiện tượng khí tượng có diễn biến bất thường cần cập nhật, bổ sung bản tin dự báo. Việc cập nhật, bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định tại các khoản 1 đến khoản 6 của Điều này.

8. Đánh giá chất lượng dự báo:

- Đánh giá việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các nội dung quy định của Quy trình dự báo khí tượng hạn ngắn và cực ngắn;

- Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời của việc truyền các bản tin dự báo khí tượng hạn ngắn và cực ngắn theo quy định;

- Đánh giá chất lượng bản tin dự báo thông qua so sánh các yếu tố dự báo với quan trắc thực tế theo các quy định về đánh giá dự báo.

Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia quy định chi tiết về phương pháp và các chỉ tiêu đánh giá đối với bản tin dự báo khí tượng hạn ngắn và cực ngắn trong hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia.

Điều 9. Quy trình dự báo thủy văn thời hạn ngắn (hạn dự báo từ 6-48h, riêng sông Cửu Long là 5 ngày).

1. Thu thập, xử lý các loại thông tin, dữ liệu:

- Thu thập số liệu quan trắc khí tượng thủy văn khu vực dự báo và lân cận, tùy thuộc vào phương án sử dụng, các loại dữ liệu sau đây có thể cần phải thu thập:

+ Số liệu mưa, mực nước, lưu lượng của các trạm khí tượng thủy văn (KTTV), số liệu xả lũ, phát điện của các hồ thủy điện, hồ, đập thủy lợi tại khu vực dự báo theo các giờ quan trắc

+ Số liệu khí tượng, thủy văn Quốc tế liên quan tới khu vực dự báo (nếu có) theo các giờ quan trắc.

- Xử lý các loại thông tin dữ liệu:

+ Đối với các loại số liệu về chậm, thiếu thì người thực hiện dự báo gọi điện cho bộ phận phụ trách thông tin báo số liệu về chậm, thiếu yêu cầu chuyển số liệu trực tiếp (fax, điện thoại, email...) về bộ phận làm dự báo thủy văn.

+ Phân tích số liệu, kiểm tra, hiệu đính số liệu khi phát hiện tính bất hợp lý của chuỗi số liệu.

+ Cập nhật số liệu thực đo mưa, mực nước, lưu lượng tại các trạm quan trắc và các dữ liệu hồ chứa vào sổ dự báo.

+ Vẽ đường quá trình mực nước (lưu lượng), biểu đồ tổng lượng mưa của các trạm trên giấy ô ly hoặc trên excel.

+ Tính toán các đặc trưng: Biên độ lũ, cường suất lũ, tổng lượng, lượng mưa trung bình lưu vực, v.v...

+ Cập nhật số liệu thực đo mưa, mực nước (lưu lượng), dữ liệu hồ chứa vào mô hình dự báo.

2. Phân tích, đánh giá hiện trạng:

- Phân tích diễn biến mưa: Phân tích các thông tin về hình thế thời tiết gây mưa, Lượng mưa đạt các ngưỡng gây lũ, tổng lượng mưa trung bình lưu vực, sự phân bố của mưa diện mưa theo không gian (mưa thượng lưu, trung lưu hay hạ lưu) và thời gian (đầu thời đoạn hay cuối thời đoạn) trước thời điểm dự báo theo các thời đoạn 6h, 12h, 18h, 24 giờ trước.

- Phân tích diễn biến mực nước (lưu lượng): biên độ mực nước, cường suất nước lên, nước xuống, xu thế mực nước, lưu lượng (tổng lượng nước) đến các trạm quan trắc  hoặc hồ chứa, tính toán lưu lượng nước xả, phát điện của các hồ thủy điện thượng nguồn ảnh hưởng tới dòng chảy, mực nước các trạm quan trắc hoặc hồ chứa phía hạ lưu theo các thời đoạn 6h, 12h, 18h, 24 giờ.

- Phân tích dữ liệu mưa dự báo từ các sản phẩm mô hình dự báo của Việt Nam và nước ngoài thời đoạn 6-48h (riêng lưu vực sông Mê Kông là 5 ngày tới) ảnh mây vệ tinh, ảnh ra đa, các sản phẩm được cung cấp trên các website và các cơ quan có thẩm quyền. Phân tích, tham khảo các kết quả dự báo mưa định lượng từ dự báo khí tượng.

- Đánh giá sai số kết quả dự báo lần trước của các sản phẩm dự báo đã tham khảo, đánh giá khả năng sai số của dự báo mưa từ các mô hình.

- Trên cơ sở thông tin, số liệu quan trắc, xác định dấu hiệu xuất hiện của các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm (nếu có) để thực hiện Quy trình dự báo được quy định tại Thông tư quy định kỹ thuật về Quy trình dự báo khí tượng thủy văn nguy hiểm.

3. Thực hiện các phương án dự báo thủy văn:

a) Tùy thuộc vào yếu tố, khu vực, thời hạn dự báo thủy văn, có thể thực hiện một hoặc đồng thời các phương pháp dự báo sau:

- Quan hệ mưa-dòng chảy: Sử dụng các biểu đồ, các phương trình tương quan mưa-dòng chảy như quan hệ tổng lượng mưa-đỉnh lũ, tổng lượng mưa bình quân lưu vực với biên độ lũ lên... Các bước thực hiện:

+ Thu thập các yếu tố đưa vào các biểu đồ và phương trình dự báo như lượng mưa bình quân lưu vực, thời gian mưa, cường độ mưa, tâm mưa, mực nước chân lũ hoặc lượng nước sẵn có trong đất trước khi sinh lũ.

+ Tính toán các yếu tố dự báo

+ Phân tích các kết quả tính toán trên biểu đồ hoặc phương trình

+ So sánh các kết quả tính toán với các điều kiện tương tự, hiệu chỉnh các kết quả dự báo tính đến điều kiện KTTV thực tế và chất lượng của phương án dự báo.

- Phương án sử dụng các mô hình toán: Tùy thuộc điều kiện, có thể áp dụng một trong các mô hình sau:

+ Mô hình hồi quy

+ Mô hình thủy văn thông số tập trung

+ Mô hình thủy văn thông số phân bố

+ Mô hình thủy lực

 + Mô hình điều tiết hồ chứa

- Thực hiện dự báo

Quy trình chung vận hành mô hình như sau:

+ Nhập số liệu đầu vào cho các mô hình gồm: Số liệu thực đo mưa, mực nước, lưu lượng, số liệu hồ chứa các thời đoạn, số liệu mưa dự báo, các kịch bản vận hành hồ chứa, số liệu dự báo thủy triều

+ Vận hành mô hình dự báo

+ Phân tích kết quả tính toán, dự báo, hiệu chỉnh bộ thông số mô hình. So sánh kết quả tính toán với các kết quả thực đo thời đoạn trước. Đánh giá sai số tính toán. Vận hành lại mô hình với bộ thông số đã hiệu chỉnh.

+ Phân tích tính phù hợp và độ tin cậy của kết quả dự báo.

 + Lập báo cáo kết quả: Tổng hợp số liệu, kết quả, lập các bảng biểu, hình vẽ.

b) Các phương án dự báo thủy văn của hệ thống dự báo thủy văn quốc gia do Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia quy định.

c) Tổ chức, cá nhân hoạt động dự báo, cảnh báo không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo thủy văn quốc gia có trách nhiệm xây dựng các phương án dự báo khí tượng thủy văn phù hợp.

4. Thảo luận dự báo thủy văn:

- Phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo (đặc trưng mực nước, lưu lượng, thời gian xuất hiện các cực trị) bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo gần nhất;

- Tổng hợp các kết quả dự báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên;

- Đối với các vị trí dự báo trùng nhau do các đơn vị khác nhau thực hiện dự báo thuộc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia thì trị số dự báo phải được thảo luận và thống nhất cho cùng một vị trí, lưu vực dự báo; trường hợp không thống nhất được trị số dự báo thì tổ chức, cá nhân thực hiện dự báo phải báo cáo kịp thời cấp có thẩm quyền giải quyết trước khi phát hành bản tin.

- Người chịu trách nhiệm ra bản tin lựa chọn kết quả dự báo cuối cùng có độ tin cậy cao nhất phù hợp với các loại bản tin dự báo;

- Trên cơ sở kết quả dự báo cuối cùng, xác định dấu hiệu xuất hiện của các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm (nếu có) để thực hiện Quy trình dự báo được quy định tại Thông tư quy định kỹ thuật về Quy trình dự báo khí tượng thủy văn nguy hiểm.

5. Xây dựng bản tin dự báo thủy văn hạn ngắn:

Nội dung bản tin dự báo thủy văn hạn ngắn gồm

- Tiêu đề Bản tin dự báo thủy văn hạn ngắn

- Thực trạng diễn biến thủy văn trong 24 giờ qua và số liệu thực đo về mực nước tại thời điểm gần nhất.

- Khả năng diễn biến thủy văn trong thời gian dự kiến.

- Mực nước dự báo trong 24-48 giờ tới (Đối với sông Cửu Long là 5 ngày tới)

- Cảnh báo lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt khi nhận định thấy thời tiết nguy hiểm (theo thông tư....)

- Thời gian ban hành bản tin, tên dự báo viên và tên người duyệt bản tin.

Mẫu chi tiết các loại bản tin dự báo thủy văn thời hạn ngắn xem tại phụ lục 3.

6. Cung cấp bản tin dự báo thủy văn:

Bản tin dự báo thủy văn được truyền, phát kịp thời, chính xác, đầy đủ theo quy định.

7. Cập nhật, bổ sung bản tin dự báo thủy văn:

Trong trường hợp phát hiện các yếu tố, hiện tượng thủy văn có diễn biến bất thường cần cập nhật, bổ sung bản tin dự báo. Việc cập nhật, bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định tại các khoản từ 1 đến khoản 6 của Điều này.

8. Đánh giá chất lượng dự báo khí tượng thủy văn:

- Đánh giá việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các nội dung quy định của Quy trình dự báo thủy văn hạn ngắn;

- Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời của việc truyền các bản tin dự báo thủy văn hạn ngắn theo quy định;

- Đánh giá chất lượng bản tin dự báo thông qua so sánh các yếu tố dự báo với quan trắc thực tế theo các quy định về đánh giá dự báo.

Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia quy định chi tiết về phương pháp và các chỉ tiêu đánh giá đối với bản tin dự báo thủy văn hạn ngắn trong hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia.

Điều 10. Quy trình dự báo hải văn thời hạn ngắn

1. Thu thập, xử lý các loại thông tin, dữ liệu, gió, khí áp, thủy triều, sóng và dòng chảy biển.

- Theo dõi thông tin dự báo thời tiết biển (gió mùa, bão, áp thấp nhiệt đới, vùng thấp, hình thế khí tượng có khả năng gây nước dâng dị thường và sóng lớn, dông, lốc, vòi rồng).

- Thu thập dữ liệu trường gió, khí áp dự báo từ mô hình dự báo số trị.

- Thu thập số liệu trắc gió, khí áp, sóng, mực nước, dòng chảy (nếu có) tại các trạm khí tượng hải văn trong khu vực dự báo.

- Thu thập số liệu trắc sóng, dòng chảy biển tại trạm phao, ra đa biển trong khu vực dự báo (nếu có).

- Thu thập số liệu quan trắc sóng tại các tầu hằng hải đang hoạt động trong khu vực dự báo (nếu có).

- Thu thập số liệu dự báo sóng, dòng chảy được phát tin từ các Trung tâm dự báo khác trong và ngoài nước (ví dụ: JMA, NOAA).

- Chuẩn bị dữ liệu đầu vào chương trình phân tích điều hòa thủy triều, bao gồm bộ hằng số điều hòa, tọa độ điểm cần dự tính.

- Chuẩn bị dữ liệu tại các biên lỏng, biên cửa sông cho các mô hình dự báo.

- Đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các loại dữ liệu đã thu thập và bổ sung, chỉnh lý, chuẩn hóa số liệu.

2. Phân tích, đánh giá hiện trạng sóng biển, dòng chảy biển và thủy triều:

- Phân tích các dữ liệu quan trắc khí tượng (gió, áp) và hải văn (sóng, dòng chảy, mực nước)  để xác định hình thế thời tiết và điều kiện hải văn đã qua và hiện tại;

- Phân tích diễn biến của yếu tố khí tượng (gió, khí áp), hải văn (sóng, dòng chảy, mực nước) trên cơ sở các dữ liệu quan trắc và sản phẩm của các mô hình dự báo số trị.

- Trong quá trình phân tích dữ liệu dự báo hải văn hạn ngắn, nếu phát hiện có khả năng xuất hiện các hiện tượng hải văn nguy hiểm sẽ chuyển sang thực hiện Quy định kỹ thuật về quy trình dự báo khí tượng thủy văn nguy hiểm.

3. Thực hiện các phương án dự báo hải văn hạn ngắn:

3.1. Dự báo sóng

Tùy thuộc vào công nghệ và năng lực tính toán, có thể thực hiện, tham khảo một hoặc đồng thời các phương án dự báo sau:

- Dự báo độ cao sóng theo công thức giải tích.

- Dự báo độ cao và hướng sóng bằng mô hình số trị với trường gió, khí áp từ mô hình số trị dự báo khí tượng (ví dụ: WAM, SWAN).

- Dự báo tổ hợp độ cao và hướng sóng theo đa mô hình dự báo trường khí tượng, đa mô hình dự báo sóng.

a) Tính toán dự báo

1. Đối với dự báo theo phương pháp giải tích:

- Xác định vận tốc gió.

- Xác định đà gió.

- Xác định khoảng thời gian thổi của gió.

- Tính toán độ cao sóng theo mối liên hệ với vận tốc và đà gió.

2.  Đối với dự báo theo phương pháp sử dụng mô hình số trị:

- Thu thập trường gió, áp từ mô hình dự báo số trị.

- Tính độ cao và hướng sóng bằng mô hình số trị theo các phương án.

- Tổ hợp kết quả dự báo sóng (trường hợp chạy dự báo tổ hợp đa trường khí tượng hoặc đa mô hình dự báo sóng).

b. Hiệu chỉnh dự báo

- Hiệu chỉnh các tham số trong mô hình số trị dự báo sóng (áp dụng đối với sử dụng mô hình dự báo số trị).

c. Xác định trị số dự báo, cảnh báo

- Xác định độ cao sóng và hướng sóng (bao gồm độ cao sóng lớn nhất, hướng sóng thịnh hành) trên cơ sở các phương án dự báo tại các khu vực, điểm.

- Xác định các khu vực sóng lớn.

d. Hiển thị kết quả dự báo:

- Kết quả dự báo dạng bảng số liệu cho các khu vực/điểm (độ cao sóng lớn nhất và hướng sóng thịnh hành tại các khu vực trong thời hạn dự báo hạn ngắn.

- Kết quả dự báo dạng quá trình/biểu đồ (biến thiên độ cao sóng theo các bước thời gian tại khu vực/điểm, thí dụ 1 hoặc 3 giờ trong thời hạn dự báo hạn ngắn).

- Kết quả dự báo dạng hình ảnh (bản đồ trường sóng theo các bước thời gian, thí dụ, 3 hoặc 6 giờ trong thời hạn dự báo hạn ngắn).

3.2. Dự báo dòng chảy biển

Tùy thuộc vào công nghệ và năng lực tính toán, có thể thực hiện, tham khảo một hoặc đồng thời các phương án dự báo sau:

- Dự báo vận tốc và hướng chảy theo công thức giải tích (dòng chảy lớp mặt do gió).

- Dự báo vận tốc và hướng dòng chảy bằng mô hình số trị với trường gió, khí áp từ mô hình số trị dự báo khí tượng (ví dụ: POM, ROMS, Delft3D).

- Dự báo tổ hợp vận tốc và hướng dòng chảy theo đa mô hình dự báo trường khí tượng, đa mô hình dự báo dòng chảy biển.

a. Tính toán dự báo

1. Đối với dự báo theo phương pháp giải tích:

- Xác định vận tốc và hướng gió tại mặt biển theo dự báo thời hạn ngắn.

- Tính toán vận tốc và hướng dòng chảy lớp mặt theo mối liên hệ với vận tốc và hướng gió.

2.  Đối với dự báo theo phương pháp sử dụng mô hình số trị:

- Thu thập trường gió, áp từ mô hình dự báo số trị.

- Thu thập số liệu tại các biên lỏng, biên cửa sông.

- Tính vận tốc và hướng dòng chảy bằng mô hình số trị theo các phương án.

- Tổ hợp kết quả dự báo dòng chảy (trường hợp chạy dự báo tổ hợp đa trường khí tượng hoặc đa mô hình dự báo dòng chảy).

b. Hiệu chỉnh dự báo

- Hiệu chỉnh các tham số trong mô hình số trị dự báo dòng chảy (áp dụng đối với sử dụng mô hình dự báo số trị).

c. Xác định trị số dự báo, cảnh báo

- Xác định vận tốc và hướng dòng chảy (bao gồm vận tốc lớn nhất, hướng thịnh hành) trên cơ sở các phương án dự báo tại các khu vực, điểm.

- Xác định các khu vực có dòng xiết.

d. Hiển thị kết quả dự báo:

- Kết quả dự báo dạng bảng số liệu cho các khu vực/điểm (vận tốc dòng chảy lớn nhất và hướng dòng chảy thịnh hành tại các khu vực trong thời hạn dự báo hạn ngắn.

- Kết quả dự báo dạng hình ảnh (bản đồ trường dòng chảy theo các bước thời gian, thí dụ, 3 hoặc 6 giờ trong thời hạn dự báo hạn ngắn).

3.2. Dự tính thủy triều

Tùy thuộc vào công nghệ và năng lực tính toán, có thể thực hiện, tham khảo một hoặc đồng thời các phương án dự báo sau:

- Dự tính thủy triều theo phương pháp phân tích điều hòa (áp dụng cho các vị trí có số liệu quan trắc mực nước).

- Dự tính thủy triều bằng mô hình số trị (ví dụ: POM, ROMS, Delft3D).

a. Tính toán dự báo

1. Đối với dự tính theo phương pháp phân tích điều hòa:

- Chuẩn bị bộ hằng số điều hòa và xác định các vị trí cần phân tích.

- Chạy chương trình dự tính thủy triều.

- Phân tích xác định độ cao thủy triều từng giờ, độ cao và điểm xuất hiện nước lớn, nước dòng và độ cao và thời điểm xuất hiện triều cường trong thời dự báo hạn ngắn.

2.  Đối với dự báo theo phương pháp sử dụng mô hình số trị:

- Xác định vị trí cần trích xuất số liệu để dự tính thủy triều.

- Chạy mô hình số trị dự tính thủy triều.

- Phân tích xác định độ cao thủy triều từng giờ, độ cao và điểm xuất hiện nước lớn, nước dòng và độ cao và thời điểm xuất hiện triều cường trong thời dự báo hạn ngắn.

b. Hiệu chỉnh dự báo

- Hiệu chỉnh các tham số trong mô hình số trị dự tính thủy triều (áp dụng đối với sử dụng mô hình dự báo số trị).

c. Xác định trị số dự báo, cảnh báo

- Xác định độ cao thủy triều từng giờ, độ cao và thời điểm xuất hiện nước lớn, nước dòng, các khu vực có triều cường.

d. Hiển thị kết quả dự báo:

- Kết quả dự báo dạng bảng số liệu cho các khu vực/điểm (độ cao thủy triều từng giờ, độ cao và thời điểm xuất hiện nước lớn, nước dòng trong thời hạn dự báo hạn ngắn).

4. Thảo luận dự báo:

- Phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo gần nhất;

- Tổng hợp các kết quả dự báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên;

- Người chịu trách nhiệm ra bản tin lựa chọn kết quả dự báo cuối cùng có độ tin cậy cao nhất phù hợp với thời hạn dự báo.

5. Xây dựng bản tin dự báo hải văn hạn ngắn:

- Tiêu đề bản tin dự báo: Bản tin dự báo ghi rõ thời hạn dự báo và khu vực dự báo.

- Nội dung bản tin dự hải văn bao gồm thông tin về sóng (độ cao sóng lớn nhất, hướng sóng thịnh hành và cảnh báo khu vực sóng lớn), dòng chảy biển (vận tốc lớn nhất, hướng thịnh hành và cảnh báo khu vực dòng xiết)

- Nội dung bản tin dự báo thủy triều bao gồm mực nước triều từng giờ, độ cao và thời điểm xuất hiện nước lớn, nước dòng và cảnh báo khu vực triều cường

- Ngoài ra, tin về sóng lớn, dòng chảy và thủy triều cũng được biên soạn và lồng ghép vào các bản tin dự báo khí tượng biển và thủy văn thời hạn ngắn.

- Thời gian ban hành bản tin tiếp theo.

Mẫu chi tiết các loại bản tin dự báo hải văn thời hạn ngắn xem tại phụ lục 4.

6. Cung cấp bản tin dự báo:

Bản tin dự báo hải văn thời hạn ngắn được truyền, phát kịp thời, chính xác, đầy đủ theo quy định.

7. Cập nhật, bổ sung bản tin:

Trong trường hợp phát hiện có diễn biến bất thường về thời tiết, tăng lên hoặc giảm đi so với mức độ dự báo cần cập nhật, bổ sung bản tin dự báo, cảnh báo theo trình tự từ khoản 1 đến khoản 6 của Điều này.

8. Đánh giá chất lượng dự báo:

- Đánh giá việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các nội dung quy định của Quy trình dự báo hải văn thời hạn ngắn;

- Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời của việc truyền các bản tin dự báo hải văn thời hạn ngắn theo quy định;

- Đánh giá chất lượng bản tin dự báo thông qua so sánh các yếu tố dự báo với quan trắc thực tế theo các quy định về đánh giá dự báo.

Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia quy định chi tiết về phương pháp và các chỉ tiêu đánh giá đối với bản tin dự báo hải văn thời hạn ngắn trong hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia.

Chương IV

QUY TRÌNH DỰ BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THỜI HẠN VỪA, HẠN DÀI

Điều 11. Quy trình dự báo khí tượng thời hạn vừa

1. Thu thập, xử lý các loại thông tin, dữ liệu:

- Dữ liệu trên các bản đồ thời tiết;

- Số liệu quan trắc các yếu tố khí tượng bề mặt;

- Dữ liệu vệ tinh;

- Dữ liệu các sản phẩm mô hình dự báo số trị;

- Dữ liệu thống kê giá trị trung bình trong lịch sử của các yếu tố khí tượng dự báo.

2. Phân tích, đánh giá hiện trạng:

- Phân tích các dữ liệu quan trắc khí tượng, bản đồ synop tại các mực khí áp chuẩn (bề mặt; 850mb; 700mb; 500mb) để xác định hình thế thời tiết đã qua và hiện tại;

- Phân tích các giá trị trung bình và cực trị trong lịch sử của các yếu tố khí tượng để xác định khả năng lặp lại của các yếu tố khí tượng, đặc biệt là các giá trị cực trị.

- Phân tích diễn biến của các hệ thống thời tiết sắp tới trên cơ sở các bản đồ synop và khai thác sản phẩm của các mô hình dự báo số trị hiện có tại đơn vị dự báo.

- Trong quá trình phân tích dữ liệu dự báo thời tiết, nếu phát hiện có khả năng xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm chuyển sang thực hiện Quy định kỹ thuật về quy trình dự báo khí tượng thủy văn nguy hiểm.

3. Thực hiện các phương án dự báo thời tiết thời hạn vừa:

Trên cơ sở phân tích số liệu đã có, dự báo viên có thể kết hợp các phương pháp sau: synop, số trị và thống kê.

- Phương pháp synop: Phân tích các bản đồ synop kết hợp kinh nghiệm của dự báo viên để xác định các dạng hình thế thời tiết có khả năng xuất hiện trong thời đoạn dự báo;

 - Phương pháp số trị: Phân tích, sử dụng các sản phẩm từ các lớp mô hình thời tiết (mô hình toàn cầu, mô hình khu vực, sản phẩm tổ hợp) để xác định hình thế thời tiết có khả năng xảy ra trong thời hạn dự báo.

- Phương pháp thống kê: Sử dụng tập số liệu quá khứ, tìm tương quan giữa các yếu tố để dự báo cho tương lai (có sự so sánh với số liệu trung bình nhiều năm và dự báo khả năng xuất hiện các giá trị cực trị).

- Phương án dự báo bằng các phương pháp khác như kinh nghiệm của dự báo viên, xác định khả năng có hay không lặp lại các hiện tượng thời tiết trong quá khứ ở cùng thời điểm.

4. Thảo luận dự báo:

- Phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo gần nhất;

- Tổng hợp các kết quả dự báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên;

- Người chịu trách nhiệm ra bản tin lựa chọn kết quả dự báo cuối cùng có độ tin cậy cao nhất phù hợp với thời hạn dự báo.

5. Xây dựng bản tin dự báo thời hạn vừa:

- Tiêu đề bản tin dự báo

- Thông tin tóm tắt hiện trạng thời tiết trong thời điểm 10 ngày đã qua

- Dự báo: xu thế thời tiết, thời tiết tại các khu vực hoặc địa điểm cụ thể trong thời hạn dự báo.

- Thời gian ban hành bản tin tiếp theo.

Nội dung chi tiết các loại bản tin dự báo khí tượng thời hạn vừa xem tại phụ lục 5.

6. Cung cấp bản tin dự báo:

Bản tin dự báo thời tiết thời hạn vừa được truyền, phát kịp thời, chính xác, đầy đủ theo quy định.

7. Cập nhật, bổ sung bản tin dự báo:

Trong trường hợp phát hiện có diễn biến bất thường về thời tiết cần cập nhật, bổ sung bản tin dự báo. Việc cập nhật, bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định tại các khoản 1 đến khoản 6 của Điều này.

8. Đánh giá chất lượng dự báo:

- Đánh giá việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các nội dung quy định của Quy trình dự báo khí tượng thời hạn vừa;

- Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời của việc truyền các bản tin dự báo khí tượng thời hạn vừa theo quy định;

- Đánh giá chất lượng bản tin dự báo thông qua so sánh các yếu tố dự báo với quan trắc thực tế theo các quy định về đánh giá dự báo.

Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia quy định chi tiết về phương pháp và các chỉ tiêu đánh giá đối với bản tin dự báo khí tượng thời hạn vừa trong hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia.

Điều 12. Quy trình dự báo khí tượng thời hạn dài

1. Thu thập, xử lý các loại thông tin, dữ liệu:

- Dữ liệu quan trắc thám không trên khu vực Âu – Á để xây dựng các bản đồ trung bình độ cao địa thế vị mực 500mb;

- Dữ liệu tái phân tích JRA 55 của Nhật Bản để xây dựng các bản đồ trung bình tại các mực khí áp chuẩn (bề mặt, 850 mb, 700 mb, 500 mb, 200 mb);

- Số liệu quan trắc các yếu tố khí tượng bề mặt theo ngày tại khu vực dự báo và lân cận;

- Dữ liệu CLIM (là bản tin số liệu khí hậu hàng tháng được phát báo trong nước);

- Dữ liệu thống kê giá trị trung bình, cực trị các yếu tố khí tượng theo thời hạn dự báo;

- Các dữ liệu về ENSO;

- Dữ liệu mô phỏng, dự báo của các mô hình số trị thời hạn dài.

2. Phân tích, đánh giá hiện trạng:

- Phân tích các dữ liệu quan trắc, CLIM, bản đồ trung bình xây dựng từ dữ liệu quan trắc thám không và dữ liệu tái phân tích tại các mực khí áp chuẩn (bề mặt, 850 mb, 700 mb, 500 mb, 200 mb) để xác định hình thế thời tiết đã qua và hiện tại;

- Phân tích các giá trị trung bình và cực trị trong quá khứ của các yếu tố khí tượng để xác định khả năng lặp lại của các yếu tố khí tượng, đặc biệt là các giá trị cực trị trong thời hạn dự báo;

- Phân tích trường ban đầu của các sản phẩm mô hình dự báo số trị thời hạn dài;

- Trong quá trình phân tích dữ liệu dự báo thời tiết thời hạn dài, nếu phát hiện có khả năng xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm chuyển sang thực hiện Quy định kỹ thuật về quy trình dự báo khí tượng thủy văn nguy hiểm;

3. Thực hiện các phương án dự báo thời hạn dài:

Trên cơ sở phân tích số liệu đã có, dự báo viên có thể kết hợp các phương pháp sau: thống kê và dự báo số trị.

+ Phương pháp thống kê:

- Phương pháp tương quan và hồi quy tuyến tính: Sử dụng số liệu các yếu tố khí tượng quá khứ tìm tương quan giữa các yếu tố khí tượng, sau đó xây dựng các phương trình hồi quy tuyến tính dự báo cho các yếu tố dự báo;

- Phương pháp tương tự hoàn lưu: Sử dụng bản đồ trung bình xây dựng từ dữ liệu quan trắc thám không mực 500 mb và dữ liệu tái phân tích tại các mực khí áp chuẩn tìm tương tự về hoàn lưu quy mô lớn trong quá khứ để xác định xu thế thời tiết trong thời hạn dự báo;

- Phương pháp tương quan ENSO: Sử dụng thông tin về ENSO tìm mối tương quan của các hiện tượng và yếu tố dự báo trong quá khứ để nhận định xu thế trong thời hạn dự báo;

- Phương pháp biến trình: Dựa vào chuỗi số liệu trong quá khứ, vẽ đường quá trình theo thời gian nhận dạng đường đồng dạng trong quá khứ để xác định xu thế của các yếu tố dự báo trong thời hạn dự báo.

+ Phương pháp dự báo số trị: Sử dụng các sản phẩm từ các mô hình dự báo số trị thời hạn dài (mô hình toàn cầu, mô hình khu vực, sản phẩm tổ hợp) để xác định xu thế thời tiết có khả năng xảy ra trong thời hạn dự báo.

+ Phương án dự báo bằng các phương pháp khác (nếu có).

4. Thảo luận dự báo:

- Phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo gần nhất;

- Tổng hợp các kết quả dự báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên;

- Người chịu trách nhiệm ra bản tin lựa chọn kết quả dự báo cuối cùng có độ tin cậy cao nhất phù hợp với thời hạn dự báo.

5. Xây dựng bản tin dự báo thời tiết thời hạn dài:

- Tiêu đề bản tin dự báo: Bản tin dự báo ghi rõ thời hạn dự báo và khu vực dự báo.

- Thông tin tóm tắt hiện trạng thời tiết trong thời điểm tháng trước đó.

- Dự báo: xu thế thời tiết, các yếu tố được quy định tại khoản 7, Điều 4 của Thông tư này.

- Thời gian ban hành bản tin tiếp theo.

Mẫu chi tiết các loại bản tin dự báo khí tượng thời hạn dài xem tại phụ lục 8.

6. Cung cấp bản tin dự báo:

Bản tin dự báo thời tiết thời hạn dài được truyền, phát kịp thời, chính xác, đầy đủ theo quy định.

7. Cập nhật, bổ sung bản tin dự báo:

Trong trường hợp phát hiện có diễn biến bất thường về thời tiết, tăng lên hoặc giảm đi so với mức độ dự báo cần cập nhật, bổ sung bản tin dự báo theo trình tự từ khoản 1 đến khoản 6 của Điều này.

8. Đánh giá chất lượng dự báo:

- Đánh giá việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các nội dung quy định của Quy trình dự báo khí tượng thời hạn dài;

- Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời của việc truyền các bản tin dự báo khí tượng thời hạn dài theo quy định;

- Đánh giá chất lượng bản tin dự báo thông qua so sánh các yếu tố dự báo với quan trắc thực tế theo các quy định về đánh giá dự báo.

Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia quy định chi tiết về phương pháp và các chỉ tiêu đánh giá đối với bản tin dự báo khí tượng thời hạn dài trong hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia.

Điều 13. Quy trình dự báo thủy văn thời hạn vừa (5, 10 ngày)

1. Thu thập, xử lý các loại thông tin, dữ liệu:

- Dữ liệu mưa, mực nước, lưu lượng của các trạm khí tượng thủy văn (KTTV) tại khu vực dự báo theo các giờ quan trắc

- Dữ liệu vận hành (mực nước, lưu lượng đến, lưu lượng ra) của các hồ thủy điện, hồ thủy lợi tại khu vực dự báo theo các giờ quan trắc.

- Dữ liệu khí tượng, thủy văn Quốc tế liên quan tới khu vực dự báo (nếu có) theo các giờ quan trắc.

- Đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các loại dữ liệu đã thu thập và bổ sung, chỉnh lý, chuẩn hóa số liệu.

2. Phân tích, đánh giá hiện trạng:

- Phân tích diễn biến mưa: hình thế thời tiết gây mưa, tổng lượng mưa trung bình lưu vực, sự thay đổi của tổng lượng mưa và diện mưa theo không gian và thời gian trong 5, 10 ngày qua.

- Phân tích diễn biến mực nước, lưu lượng tại các trạm quan trắc hoặc các hồ chứa thủy điện, thủy lợi trong 5, 10 ngày qua:

+ Xu thế mực nước, lưu lượng

+ Diễn biến lưu lượng xả, phát điện của các hồ thủy điện có ảnh hưởng tới trạm quan trắc hoặc hồ chứa phía hạ lưu trong 5,10 ngày qua

+ Biên độ và cường suất lũ (khi có xuất hiện lũ), đỉnh lũ

+ So sánh với các yếu tố đặc trưng trung bình nhiều năm (TBNN) hoặc yếu tố cực trị (vào mùa cạn)

- Phân tích, đánh giá tác động của thủy triều đến các trạm thủy văn ảnh hưởng triều

- Tham khảo và phân tích các sản phẩm dự báo khí tượng thời hạn 5, 10 ngày của Việt Nam và nước ngoài.

+ Diễn biến thời tiết gây mưa, dự báo tổng lượng, phân bố mưa trong 5, 10 ngày tới.

+ Xác định vùng sẽ xảy ra mưa.

+ Xác định thời điểm bắt đầu mưa và thời điểm kết thúc mưa.

- Tham khảo và phân tích các sản phẩm các sản phẩm dự báo thủy văn của Việt Nam và nước ngoài liên quan đến khu vực dự báo

- Các thông tin vận hành hồ chứa trong 5, 10 ngày tiếp theo

- Các sản phẩm dự báo thủy triều của các khu vực dự báo (đối với lưu vực sông ảnh hưởng triều)

- Trên cơ sở thông tin, số liệu quan trắc, xác định dấu hiệu xuất hiện của các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm (nếu có) để thực hiện quy trình dự báo được quy định tại Thông tư Quy định kỹ thuật về quy trình dự báo khí tượng thủy văn nguy hiểm.

3. Thực hiện các phương án dự báo:

Tùy thuộc vào yếu tố, khu vực và điều kiện số liệu, một hay nhiều phương ánsau được áp dụng :

a) Phương án sử dụng các biểu đồ tương quan được xây dựng theo các phương pháp sau:

+ Quan hệ mưa-dòng chảy: Sử dụng các biểu đồ quan hệ tổng lượng mưa trung bình lưu vực-đỉnh lũ, tổng lượng mưa trung bình lưu vực-các đặc trưng mực nước, dòng chảy trong thời hạn dự báo.

+ Quan hệ mưa-dòng chảy-thủy triều (đối với vùng triều): Sử dụng các biểu đồ quan hệ tổng lượng mưa-các đặc trưng mực nước, dòng chảy-thủy triều trong thời hạn dự báo.

+ Quan hệ mực nước, lưu lượng với lưu lượng ra của hồ chứa thượng lưu: Sử dụng các biểu đồ quan hệ lưu lượng ra của hồ chứa tuyến trên-các đặc trưng mực nước, dòng chảy hạ lưu hồ.

b) Phương pháp thống kê tương tự: Dựa trên chuỗi số liệu quan trắc, các đặc trưng thủy văn đã được thông kê, lựa chọn thời kỳ dự báo trong liệt quan trắc có diễn biến tương tự như diễn biến thủy văn đã hoặc có khả năng xảy ra trên lưu vực để thực hiện dự báo dựa trên các yếu tố:

+ Hình thế thời tiết gây mưa;

+ Diện mưa và mức độ mưa trên lưu vực;

+ Dòng chảy thời kỳ trước thời hạn 5, 10 ngày

+ Đặc trưng mực nước, dòng chảy cùng thời kỳ

+ Lưu lượng điều tiết của các thủy điện thượng nguồn cùng thời kỳ (nếu có)

+ Xu thế thủy triều cùng thời kỳ (đối với vùng ảnh hưởng triều)

c) Phương án sử dụng mô hình toán:

+ Mô hình hồi quy

+ Mô hình phân tích, thống kê

+ Mô hình thủy văn thông số tập trung

+ Mô hình thủy văn thông số phân bố

+ Mô hình thủy lực

+ Mô hình điều tiết hồ chứa

+ Mô hình dự báo thủy triều

Trình tự thực hiện dự báo theo phương án sử dụng mô hình toán bao gồm:

-  Cập nhật số liệu vào của mô hình: Số liệu dự báo mưa, mực nước, lưu lượng, dữ liệu hồ chứa.

- Kiểm tra tính tương thích dữ liệu đầu vào mô hình, chuẩn hóa số liệu trên lưu vực phục vụ việc chạy mô hình

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tài liệu, thông tin liên quan phục vụ việc chạy mô hình dự báo

- Phân tích, dự báo phương án vận hành hồ chứa thượng nguồn dựa trên kết quả dự báo mưa, dòng chảy, điều tiết lũ hồ chứa thượng lưu.

- Hiệu chỉnh các thông số của mô hình

- Hiệu chỉnh kết quả dự báo từ mô hình theo các phương pháp:

+ Phương pháp biểu đồ tương quan;

+ Phương pháp hồi quy;

+ Phương pháp lọc Kalman.

- Lập báo cáo kết quả dự báo: Tổng hợp số liệu, kết quả, lập các bảng biểu, hình vẽ dự báo.

- Tính toán sai số giữa giá trị thực đo và dự báo của các lần dự báo trước; đánh giá kết quả dự báo theo sai số cho phép đã được quy định cho từng vị trí dự báo.  Phân tích nguyên nhân dẫn đến kết quả dự báo không chính xác.

- Tính toán dự kiến khoảng sai lệch của kết quả dự báo dựa trên sai số cho phép của các điểm dự báo.

d)  Các phương án dự báo khí tượng thủy văn của hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia do Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia quy định.

e) Tổ chức, cá nhân hoạt động dự báo, cảnh báo không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia có trách nhiệm xây dựng các phương án dự báo khí tượng thủy văn phù hợp.

4. Thảo luận dự báo:

- Nội dung thảo luận tập trung vào các yếu tố: đặc trưng mực nước, lưu lượng; thời gian xuất hiện các cực trị

- Phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo gần nhất;

- Tổng hợp các kết quả dự báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên;

- Trị số dự báo cuối cùng được lựa chọn từ các phương án khác nhau dựa trên các căn cứ sau:

 + Phương pháp dự báo qua nhiều năm được đánh giá cho mức bảo đảm cao và ổn định trong nhiều năm.

 + Phân tích, nhận định theo kinh nghiệm, thảo luận và tham khảo ý kiến chuyên gia.       

+ Trường hợp tại một vị trí, các phương pháp cho các kết quả dự báo khác nhau không lớn thì phân tích và lựa chọn trị số hợp lý nhất phát báo;

+ Trường hợp các trị số dự báo theo các phương pháp khác nhau, không tính trung bình các trị số dự báo.

- Người chịu trách nhiệm ra bản tin lựa chọn kết quả dự báo cuối cùng có độ tin cậy cao nhất phù hợp với các loại bản tin, thời hạn dự báo.

- Đối với các vị trí dự báo trùng nhau do các đơn vị khác nhau thực hiện dự báo thuộc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia: trị số dự báo phải được thảo luận và thống nhất cho cùng một vị trí, lưu vực dự báo; trường không thống nhất thảo luận, tổ chức, cá nhân thực hiện dự báo phải báo cáo kịp thời cấp có thẩm quyền giải quyết trước khi phát hành bản tin.

- Trên cơ sở kết quả dự báo cuối cùng, xác định dấu hiệu xuất hiện của các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm (nếu có) để thực hiện quy trình dự báo được quy định tại Thông tư Quy định kỹ thuật về quy trình dự báo khí tượng thủy văn nguy hiểm.

5. Xây dựng bản tin dự báo:

Nội dung bản tin gồm thông tin hiện trạng, diễn biến trong tương lai của các yếu tố, hiện tượng dự báo. Bố cục bản tin gồm 3 phần:

- Tiêu đề

- Nội dung

+ Tóm tắt diễn biến thủy văn trong 5, 10 ngày đã qua. Trong trường hợp có lũ hoặc lũ đã xuất hiện đỉnh: Mô tả các trị số đỉnh lũ, thời gian xuất hiện, so sánh với cấp báo động hoặc mực nước đỉnh lũ trong các trận lũ đặc biệt lớn, lũ lịch sử.

+ Dự báo diễn biến thủy văn 5,10 ngày tới. Trong trường hợp có lũ: dự báo đỉnh lũ, thời gian xuất hiện, so sánh với cấp báo động hoặc mực nước đỉnh lũ trong các trận lũ đặc biệt lớn, lũ lịch sử.

+ Cảnh báo lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt khi nhận định thấy thời tiết nguy hiểm

- Ngày phát, người soạn, người duyệt bản tin.

Mẫu chi tiết các loại bản tin dự báo thủy văn thời hạn 5, 10 xem tại phụ lục 6.

6. Cung cấp bản tin dự báo:

Bản tin dự báo được truyền, phát kịp thời, chính xác, đầy đủ theo quy định.

7. Cập nhật, bổ sung bản tin dự báo:

Trong trường hợp phát hiện các yếu tố, hiện tượng thủy văn có diễn biến bất thường cần cập nhật, bổ sung bản tin dự báo. Việc cập nhật, bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định tại các khoản 1 đến khoản 6 của Điều này.

8. Đánh giá chất lượng dự báo:

- Đánh giá việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các nội dung quy định của Quy trình dự báo thủy văn thời hạn vừa;

- Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời của việc truyền các bản tin dự báo thủy văn thời hạn vừa theo quy định;

- Đánh giá chất lượng bản tin dự báo thông qua so sánh các yếu tố dự báo với quan trắc thực tế theo các quy định về đánh giá dự báo.

Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia quy định chi tiết về phương pháp và các chỉ tiêu đánh giá đối với bản tin dự báo thủy văn thời hạn vừa trong hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia.

Điều 14. Quy trình dự báo thủy văn hạn tháng

1. Thu thập, xử lý các loại thông tin, dữ liệu:

Tùy thuộc vào phương án sử dụng, các loại dữ liệu sau đây có thể cần phải thu thập:

- Đặc trưng lớn nhất, nhỏ nhất và trung bình theo thời hạn tháng tại các vị trí dự báo

- Đặc trưng lưu lượng đến hồ, lưu lượng ra của các hồ thủy điện, hồ thủy lợi liên quan tới khu vực dự báo;

- Đặc trưng khí tượng tại các trạm khí tượng liên quan tới khu vực dự báo

- Chuỗi dữ liệu thu thập phục vụ dự báo phải đủ dài và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của phương án được sử dụng để dự báo

2. Phân tích, đánh giá hiện trạng:

- Xác định xu thế diễn biến của các yếu tố dự báo trong phạm vi khu vực dự báo cho đến thời điểm thực hiện dự báo;

- Phân tích xu thế mưa trên lưu vực và so sánh với giá trị trung bình nhiều năm trong tháng đã qua.

- Phân tích xu thế mực nước (lưu lượng) đến các trạm quan trắc hoặc hồ chứa, lưu lượng nước xả của các hồ thủy điện thượng nguồn ảnh hưởng tới trạm quan trắc hoặc hồ chứa phía hạ lưu, so sánh với giá trị trung bình nhiều năm trong tháng đã qua.

- Tham khảo các sản phẩm dự báo khí tượng thủy văn của Việt Nam và nước ngoài, bao gồm: sản phẩm mưa từ các mô hình số trị và các sản phẩm cung cấp trên các website.

- Trên cơ sở thông tin, số liệu quan trắc, xác định dấu hiệu xuất hiện của các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm (nếu có) để thực hiện quy trình dự báo được quy định tại Thông tư Quy định kỹ thuật về quy trình dự báo khí tượng thủy văn nguy hiểm.

3. Thực hiện các phương án dự báo:

Tùy thuộc vào yếu tố, khu vực và điều kiện số liệu, một hay nhiều phương án được áp dụng :

a) Phương án sử dụng các biểu đồ tương quan được xây dựng theo các phương pháp sau:

+ Quan hệ mưa-dòng chảy: Sử dụng các biểu đồ quan hệ tổng lượng mưa trung bình lưu vực-đỉnh lũ, tổng lượng mưa trung bình lưu vực-các đặc trưng mực nước, dòng chảy trong thời hạn dự báo.

+ Quan hệ mưa-dòng chảy-thủy triều (đối với vùng triều): Sử dụng các biểu đồ quan hệ tổng lượng mưa-các đặc trưng mực nước, dòng chảy-thủy triều trong thời hạn dự báo.

+ Quan hệ mực nước, lưu lượng với lưu lượng ra của hồ chứa thượng lưu: Sử dụng các biểu đồ quan hệ lưu lượng ra của hồ chứa tuyến trên- các đặc trưng mực nước, dòng chảy hạ lưu hồ.

b) Phương án phân tích, thống kê tương tự: Dựa trên chuỗi số liệu quan trắc đã được thông kê, lựa chọn thời kỳ dự báo trong liệt quan trắc có diễn biến tương tự như diễn biến thủy văn đã hoặc có khả năng xảy ra trên lưu vực để xây dựng các kịch bản dự báo dựa trên các yếu tố:

- Tổng lượng mưa trung bình trên lưu vực;

- Dòng chảy thời kỳ trước thời hạn tháng

- Đặc trưng mực nước, dòng chảy cùng thời kỳ

- Lưu lượng ra của các thủy điện thượng nguồn (nếu có)

- Xu thế thủy triều cùng thời kỳ (đối với vùng ảnh hưởng triều)

c) Phương án sử dụng mô hình toán:

+ Mô hình thống kê theo phương pháp thống kê khách quan

+ Mô hình thống kê theo phương pháp nhận dạng

+ Mô hình thống kê theo phương pháp hồi qui bội

+ Mô hình thống kê theo phương pháp phân tích điều hòa

+ Mô hình Arima

+ Mô hình mạng trí tuệ nhân tạo

Trình tự thực hiện dự báo theo phương án sử dụng mô hình toán bao gồm:

-  Cập nhật số liệu đầu vào của mô hình: Số liệu dự báo mưa, mực nước, lưu lượng, dữ liệu hồ chứa.

- Kiểm tra tính tương thích dữ liệu đầu vào mô hình, chuẩn hóa số liệu trên lưu vực phục vụ việc chạy mô hình

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tài liệu, thông tin liên quan phục vụ việc chạy mô hình dự báo

- Phân tích, dự báo phương án vận hành hồ chứa thượng nguồn dựa trên kết quả dự báo mưa, dòng chảy, điều tiết lũ hồ chứa thượng lưu.

- Hiệu chỉnh các thông số của mô hình

- Hiệu chỉnh kết quả dự báo từ mô hình theo các phương pháp:

+ Phương pháp biểu đồ tương quan;

+ Phương pháp hồi quy;

+ Phương pháp lọc Kalman.

- Lập báo cáo kết quả dự báo: Tổng hợp số liệu, kết quả, lập các bảng biểu, hình vẽ dự báo.

- Tính toán sai số giữa giá trị thực đo và dự báo của các lần dự báo trước; đánh giá kết quả dự báo theo sai số cho phép đã được quy định cho từng vị trí dự báo.  Phân tích nguyên nhân dẫn đến kết quả dự báo không chính xác.

- Tính toán dự kiến khoảng sai lệch của kết quả dự báo dựa trên sai số cho phép của các điểm dự báo.

d)  Các phương án dự báo khí tượng thủy văn của hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia do Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia quy định.

e) Tổ chức, cá nhân hoạt động dự báo, cảnh báo không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia có trách nhiệm xây dựng các phương án dự báo khí tượng thủy văn phù hợp.

4. Thảo luận dự báo:

- Nội dung thảo luận tập trung vào các yếu tố: đặc trưng mực nước, lưu lượng; thời gian xuất hiện các cực trị

- Phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo gần nhất;

- Tổng hợp các kết quả dự báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên;

- Trị số dự báo cuối cùng được lựa chọn từ các phương án khác nhau dựa trên các căn cứ sau:

+ Phương pháp dự báo qua nhiều năm được đánh giá cho mức bảo đảm cao và ổn định trong nhiều năm.

+ Phân tích, nhận định theo kinh nghiệm,thảo luận và tham khảo ý kiến chuyên gia.         

+ Trường hợp tại một vị trí, các phương pháp cho các kết quả dự báo khác nhau không lớn thì phân tích và lựa chọn trị số hợp lý nhất phát báo;

+ Trường hợp các trị số dự báo theo các phương pháp khác nhau, không tính trung bình các trị số dự báo.

- Người chịu trách nhiệm ra bản tin lựa chọn kết quả dự báo cuối cùng có độ tin cậy cao nhất phù hợp với các loại bản tin, thời hạn dự báo.

- Đối với các vị trí dự báo trùng nhau do các đơn vị khác nhau thực hiện dự báo thuộc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia: trị số dự báo phải được thảo luận và thống nhất cho cùng một vị trí, lưu vực dự báo; trường không thống nhất thảo luận, tổ chức, cá nhân thực hiện dự báo phải báo cáo kịp thời cấp có thẩm quyền giải quyết trước khi phát hành bản tin.

- Trên cơ sở kết quả dự báo cuối cùng, xác định dấu hiệu xuất hiện của các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm (nếu có) để thực hiện quy trình dự báo được quy định tại Thông tư Quy định kỹ thuật về quy trình dự báo khí tượng thủy văn nguy hiểm.

5. Xây dựng bản tin dự báo:

Bản tin dự báo được soạn thảo rõ ràng, chính xác theo các nội dung sau:

- Tiêu đề

- Nội dung:

+ Thực trạng diễn biến thủy văn và dữ liệu thống kê đặc trưng mực nước (lưu lượng) của một số trạm chính trên lưu vực  trong tháng đã qua, so sánh với giá trị trung bình nhiều năm. 

+ Xu thế diễn biến, đặc trưng mực nước (lưu lượng) dự báo trong tháng tới và so sánh với giá trị trung bình nhiều năm.

+ Các yếu tố dự báo khác (nếu có) trong tháng tới.

+ Cảnh báo xu thế lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt

- Ngày phát, người soạn, người duyệt bản tin.

Mẫu chi tiết các loại bản tin dự báo thủy văn thời hạn tháng xem tại phụ lục 9.

6. Cung cấp bản tin dự báo:

Bản tin dự báo khí tượng thủy văn được truyền, phát kịp thời, chính xác, đầy đủ theo quy định.

7. Cập nhật, bổ sung bản tin:

Trong trường hợp phát hiện các yếu tố, hiện tượng thủy văn có diễn biến bất thường cần cập nhật, bổ sung bản tin dự báo. Việc cập nhật, bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định tại các khoản 1 đến khoản 6 của Điều này.

8. Đánh giá chất lượng dự báo:

- Đánh giá việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các nội dung quy định của Quy trình dự báo thủy văn thời hạn tháng;

- Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời của việc truyền các bản tin dự báo thủy văn thời hạn tháng theo quy định;

- Đánh giá chất lượng bản tin dự báo thông qua so sánh các yếu tố dự báo với quan trắc thực tế theo các quy định về đánh giá dự báo.

Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia quy định chi tiết về phương pháp và các chỉ tiêu đánh giá đối với bản tin dự báo thủy văn thời hạn tháng trong hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia.

Điều 15. Quy trình dự báo hải văn hạn vừa

1. Thu thập, xử lý các loại thông tin, dữ liệu, gió, khí áp, thủy triều, sóng và dòng chảy biển.

- Theo dõi thông tin dự báo thời tiết biển (gió mùa, bão, áp thấp nhiệt đới, vùng thấp, hình thế khí tượng, dông, lốc, vòi dồng) trong thời hạn dự báo hạn vừa.

- Thu thập dữ liệu trường gió, khí áp dự báo từ mô hình dự báo số trị trong thời hạn dự báo hạn vừa.

- Thu thập số liệu trắc gió, khí áp, sóng, mực nước, dòng chảy (nếu có) tại các trạm khí tượng hải văn trong khu vực dự báo.

- Thu thập số liệu trắc sóng, dòng chảy biển tại trạm phao, ra đa biển trong khu vực dự báo (nếu có).

- Thu thập số liệu quan trắc sóng tại các tầu hằng hải đang hoạt động trong khu vực dự báo (nếu có).

- Thu thập số liệu dự báo sóng, dòng chảy trong thời hạn dự báo hạn vừa được phát tin từ các Trung tâm dự báo khác trong và ngoài nước (ví dụ: JMA, NOAA).

- Chuẩn bị dữ liệu đầu vào chương trình phân tích điều hòa thủy triều, bao gồm bộ hằng số điều hòa, tọa độ điểm cần dự tính.

- Chuẩn bị dữ liệu tại các biên lỏng, biên cửa sông cho các mô hình dự báo.

- Đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các loại dữ liệu đã thu thập và bổ sung, chỉnh lý, chuẩn hóa số liệu.

2. Phân tích, đánh giá hiện trạng sóng biển, dòng chảy biển và thủy triều:

- Phân tích các dữ liệu quan trắc khí tượng (gió, áp) và hải văn (sóng, dòng chảy, mực nước)  để xác định hình thế thời tiết và điều kiện hải văn đã qua và hiện tại;

- Phân tích diễn biến của yếu tố khí tượng (gió, khí áp), hải văn (sóng, dòng chảy, mực nước) trên cơ sở các dữ liệu quan trắc và sản phẩm của các mô hình dự báo số trị hiện có tại đơn vị dự báo theo thời hạn vừa.

3.1. Dự báo sóng

Tùy thuộc vào công nghệ và năng lực tính toán, có thể thực hiện, tham khảo một hoặc đồng thời các phương án dự báo sau:

- Dự báo độ cao sóng theo công thức giải tích.

- Dự báo độ cao và hướng sóng bằng mô hình số trị với trường gió, khí áp từ mô hình số trị dự báo khí tượng (ví dụ: WAM, SWAN) (nếu có số liệu trường dự báo khí tượng thời hạn vừa).

- Dự báo tổ hợp độ cao và hướng sóng theo đa mô hình dự báo trường khí tượng, đa mô hình dự báo sóng.

a. Tính toán dự báo

1. Đối với dự báo theo phương pháp giải tích:

- Xác định vận tốc gió trong thời hạn dự báo hạn vừa.

- Tính toán độ cao sóng theo mối liên hệ với trị số vận tốc gió dự báo thời hạn vừa.

2. Đối với dự báo theo phương pháp sử dụng mô hình số trị:

- Thu thập trường gió, áp từ mô hình dự báo số trị trong thời hạn vừa.

- Tính độ cao và hướng sóng bằng mô hình số trị theo các phương án.

- Tổ hợp kết quả dự báo sóng (trường hợp chạy dự báo tổ hợp đa trường khí tượng hoặc đa mô hình dự báo sóng).

b. Hiệu chỉnh dự báo

- Hiệu chỉnh các tham số trong mô hình số trị dự báo sóng (áp dụng đối với sử dụng mô hình dự báo số trị).

c. Xác định trị số dự báo, cảnh báo

- Xác định độ cao sóng và hướng sóng (bao gồm độ cao sóng lớn nhất, hướng sóng thịnh hành) trên cơ sở các phương án dự báo tại các khu vực, điểm trong thời hạn dự báo hạn vừa.

- Xác định xu thế biến đổi độ cao sóng và các khu vực sóng lớn trong thời hạn dự báo hạn vừa.

d. Hiển thị kết quả dự báo:

- Kết quả dự báo dạng bảng số liệu cho các khu vực/điểm (độ cao sóng lớn nhất và hướng sóng thịnh hành tại các khu vực trong thời hạn dự báo hạn vừa.

- Kết quả dự báo dạng quá trình/biểu đồ (biến thiên độ cao sóng theo các bước thời gian tại khu vực/điểm, thí dụ 1 hoặc 3 giờ trong thời hạn dự báo hạn ).

- Kết quả dự báo dạng hình ảnh (bản đồ trường sóng theo các bước thời gian, thí dụ, 3 hoặc 6 giờ trong thời hạn dự báo hạn vừa).

3.2. Dự báo dòng chảy biển

Tùy thuộc vào công nghệ và năng lực tính toán, có thể thực hiện, tham khảo một hoặc đồng thời các phương án dự báo sau:

- Dự báo vận tốc và hướng chảy theo công thức giải tích (dòng chảy lớp mặt do gió).

- Dự báo vận tốc và hướng dòng chảy bằng mô hình số trị với trường gió, khí áp từ mô hình số trị dự báo khí tượng (ví dụ: POM, ROMS, Delft3D).

- Dự báo tổ hợp vận tốc và hướng dòng chảy theo đa mô hình dự báo trường khí tượng, đa mô hình dự báo dòng chảy biển.

a. Tính toán dự báo

1. Đối với dự báo theo phương pháp giải tích:

- Xác định vận tốc và hướng dòng chảy theo vận tốc và hướng gió dự báo thời hạn vừa.

- Tính toán vận tốc và hướng dòng chảy lớp mặt theo mối liên hệ với vận tốc và hướng gió.

2.  Đối với dự báo theo phương pháp sử dụng mô hình số trị:

- Thu thập trường gió, áp từ mô hình dự báo số trị trong thời hạn dự báo hạn vừa.

- Thu thập số liệu tại các biên lỏng, biên cửa sông.        

- Tính vận tốc và  hướng dòng chảy bằng mô hình số trị theo các phương án.

- Tổ hợp kết quả dự báo dòng chảy (trường hợp chạy dự báo tổ hợp đa trường khí tượng hoặc đa mô hình dự báo dòng chảy).

b. Hiệu chỉnh dự báo

- Hiệu chỉnh các tham số trong mô hình số trị dự báo dòng chảy (áp dụng đối với sử dụng mô hình dự báo số trị).

c. Xác định trị số dự báo, cảnh báo

- Xác định vận tốc và hướng dòng chảy (bao gồm vận tốc lớn nhất, hướng thịnh hành) trên cơ sở các phương án dự báo tại các khu vực, điểm.

- Xác định các khu vực có nguy cơ xuất hiện dòng xiết.

d. Hiển thị kết quả dự báo:

- Kết quả dự báo dạng bảng số liệu cho các khu vực/điểm (vận tốc dòng chảy lớn nhất và hướng dòng chảy thịnh hành tại các khu vực trong thời hạn dự báo hạn vừa.

- Kết quả dự báo dạng hình ảnh (bản đồ trường dòng chảy theo các bước thời gian, thí dụ, 3 hoặc 6 giờ trong thời hạn dự báo hạn vừa).

3.2. Dự tính thủy triều

Tùy thuộc vào công nghệ và năng lực tính toán, có thể thực hiện, tham khảo một hoặc đồng thời các phương án dự báo sau:

- Dự tính thủy triều theo phương pháp phân tích điều hòa (áp dụng cho các vị trí có số liệu quan trắc mực nước).

- Dự tính thủy triều bằng mô hình số trị (ví dụ: POM, ROMS, Delft3D).

a. Tính toán dự báo

1. Đối với dự tính theo phương pháp phân tích điều hòa:

- Chẩn bị dữ liệu bộ hằng số điều hòa và tọa độ các điểm cần dự tính.

- Chạy chương trình dự tính thủy triều tới mốc thời gian thời hạn vừa.

- Phân tích xác định độ cao mực nước từng giờ, độ cao và điểm xuất hiện nước lớn, nước dòng và độ cao và thời điểm xuất hiện triều cường trong thời hạn dự báo hạn vừa.

2.  Đối với dự báo theo phương pháp sử dụng mô hình số trị:

- Xác định vị trí cần trích xuất số liệu dự tính thủy triều.

- Chạy mô hình số trị dự tính thủy triều tới mốc thời gian dự báo thời hạn vừa.

- Phân tích xác định độ cao mực nước từng giờ, độ cao và điểm xuất hiện nước lớn, nước dòng và độ cao và thời điểm xuất hiện triều cường trong thời hạn dự báo hạn vừa.

b. Hiệu chỉnh dự báo

- Hiệu chỉnh các tham số trong mô hình số trị dự tính thủy triều (áp dụng đối với sử dụng mô hình dự báo số trị).

c. Xác định trị số dự báo, cảnh báo

- Xác định độ cao thủy triều từng giờ, độ cao và thời điểm xuất hiện nước lớn, nước dòng, các khu vực có triều cường.

d. Hiển thị kết quả dự báo:

- Kết quả dự báo dạng bảng số liệu cho các khu vực/điểm (độ cao thủy triều từng giờ, độ cao và thời điểm xuất hiện nước lớn, nước dòng trong thời hạn dự báo hạn ngắn).

4. Thảo luận dự báo:

- Phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo gần nhất;

- Tổng hợp các kết quả dự báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên;

- Người chịu trách nhiệm ra bản tin lựa chọn kết quả dự báo cuối cùng có độ tin cậy cao nhất phù hợp với thời hạn dự báo.

5. Xây dựng bản tin dự báo hải văn hạn vừa:

- Tiêu đề bản tin dự báo: Bản tin dự báo ghi rõ thời hạn dự báo và khu vực dự báo.

- Nội dung bản tin dự hải văn bao gồm thông tin về sóng (độ cao sóng lớn nhất, hướng sóng thịnh hành và cảnh báo khu vực sóng lớn), dòng chảy biển (vận tốc lớn nhất, hướng thịnh hành và cảnh báo khu vực dòng xiết)

- Nội dung bản tin dự báo thủy triều bao gồm mực nước triều từng giờ, độ cao và thời điểm xuất hiện nước lớn, nước dòng và cảnh báo khu vực triều cường

- Ngoài ra, tin về sóng lớn, dòng chảy và thủy triều cũng được biên soạn và lồng ghép vào các bản tin dự báo khí tượng biển và thủy văn thời hạn vừa.

- Thời gian ban hành bản tin tiếp theo.

Mẫu chi tiết các loại bản tin dự báo hải văn thời hạn vừa xem tại phụ lục 7.

6. Cung cấp bản tin dự báo:

Bản tin dự báo được truyền, phát kịp thời, chính xác, đầy đủ theo quy định.

7. Cập nhật, bổ sung bản tin:

Trong trường hợp phát hiện các yếu tố hải văn có diễn biến bất thường cần cập nhật, bổ sung bản tin dự báo. Việc cập nhật, bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định tại các khoản 1 đến khoản 6 của Điều này.

8. Đánh giá chất lượng dự báo:

- Đánh giá việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các nội dung quy định của Quy trình dự báo hải văn thời hạn vừa;

- Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời của việc truyền các bản tin dự báo hải văn thời hạn vừa theo quy định;

- Đánh giá chất lượng bản tin dự báo thông qua so sánh các yếu tố dự báo với quan trắc thực tế theo các quy định về đánh giá dự báo.

Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia quy định chi tiết về phương pháp và các chỉ tiêu đánh giá đối với bản tin dự báo hải văn thời hạn vừa trong hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia.

Chương V

QUY TRÌNH DỰ BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN, NGUỒN NƯỚC THỜI HẠN MÙA VÀ KHÍ HẬU

Điều 16. Quy trình dự báo khí tượng thời hạn mùa

1. Thu thập, xử lý các loại thông tin, dữ liệu:

- Dữ liệu quan trắc thám không trên khu vực Âu-Á để xây dựng các bản đồ độ cao địa thế vị trung bình mùa mực 500mb;

- Dữ liệu tái phân tích JRA-55 của Nhật Bản để xây dựng các bản đồ trung bình mùa tại các mực khí áp chuẩn (bề mặt, 850 mb, 700 mb, 500 mb, 200 mb);

- Số liệu quan trắc các yếu tố khí tượng bề mặt theo ngày tại khu vực dự báo và lân cận;

- Dữ liệu CLIM (là bản tin số liệu khí hậu hàng tháng được phát báo trong nước);

- Dữ liệu thống kê giá trị trung bình, cực trị các yếu tố khí tượng theo thời hạn dự báo;

- Các dữ liệu về ENSO;

- Dữ liệu mô phỏng, dự báo của các mô hình số trị thời hạn mùa.

2. Phân tích, đánh giá hiện trạng:

- Phân tích các dữ liệu quan trắc, CLIM, bản đồ trung bình xây dựng từ dữ liệu quan trắc thám không và dữ liệu tái phân tích tại các mực khí áp chuẩn (bề mặt, 850 mb, 700 mb, 500 mb, 200 mb) để xác định hình thế thời tiết đã qua và hiện tại;

- Phân tích các giá trị trung bình và cực trị trong quá khứ của các yếu tố khí tượng để xác định khả năng lặp lại của các yếu tố khí tượng, đặc biệt là các giá trị cực trị trong thời hạn dự báo;

- Phân tích trường ban đầu của các sản phẩm mô hình dự báo số trị thời hạn dài;

- Trong quá trình phân tích dữ liệu dự báo thời tiết thời hạn mùa, nếu phát hiện có khả năng xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm chuyển sang thực hiện Quy định kỹ thuật về quy trình dự báo khí tượng thủy văn nguy hiểm;

3. Thực hiện các phương án dự báo thời hạn mùa:

Trên cơ sở phân tích số liệu đã có, dự báo viên có thể kết hợp phương pháp thống kê, dự báo số trị, và phương pháp dự báo khác (nếu có).

+ Phương pháp thống kê:

- Phương pháp tương quan và hồi quy tuyến tính: Sử dụng số liệu các yếu tố khí tượng quá khứ tìm tương quan giữa các yếu tố khí tượng, sau đó xây dựng các phương trình hồi quy tuyến tính dự báo cho các yếu tố dự báo;

- Phương pháp tương tự hoàn lưu: Sử dụng bản đồ trung bình xây dựng từ dữ liệu quan trắc thám không mực 500 mb và dữ liệu tái phân tích tại các mực khí áp chuẩn tìm tương tự về hoàn lưu quy mô lớn trong quá khứ để xác định xu thế thời tiết trong thời hạn dự báo;

- Phương pháp tương quan ENSO: Sử dụng thông tin về ENSO tìm mối tương quan của các hiện tượng và yếu tố dự báo trong quá khứ để nhận định xu thế trong thời hạn dự báo;

- Phương pháp biến trình: Dựa vào chuỗi số liệu trong quá khứ, vẽ đường quá trình theo thời gian nhận dạng đường đồng dạng trong quá khứ để xác định xu thế của các yếu tố dự báo trong thời hạn dự báo.

+ Phương pháp dự báo số trị: Sử dụng các sản phẩm từ các mô hình dự báo số trị thời hạn dài (mô hình toàn cầu, mô hình khu vực, sản phẩm tổ hợp) để xác định xu thế thời tiết có khả năng xảy ra trong thời hạn dự báo.

+ Phương án dự báo bằng các phương pháp khác (nếu có).

4. Thảo luận dự báo:

- Phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo gần nhất;

- Tổng hợp các kết quả dự báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên;

- Người chịu trách nhiệm ra bản tin lựa chọn kết quả dự báo cuối cùng có độ tin cậy cao nhất phù hợp với thời hạn dự báo.

5. Xây dựng bản tin dự báo thời tiết thời hạn mùa:

a) Tiêu đề bản tin dự báo

Bản tin dự báo ghi rõ thời hạn dự báo và khu vực dự báo.

b) Thông tin tóm tắt hiện trạng thời tiết trong thời điểm mùa trước đó.

c) Dự báo: xu thế thời tiết, các yếu tố được quy định tại khoản 10, Điều 4 của Thông tư này.

d) Thời gian ban hành bản tin tiếp theo.

Mẫu chi tiết bản tin dự báo khí tượng thời hạn mùa trong phần phụ lục 10.

6. Cung cấp bản tin dự báo:

Bản tin dự báo thời tiết thời hạn mùa được truyền, phát kịp thời, chính xác, đầy đủ theo quy định.

7. Cập nhật, bổ sung bản tin dự báo:

Trong trường hợp phát hiện xu thế và các yếu tố thời tiết có diễn biến bất thường cần cập nhật, bổ sung bản tin dự báo. Việc cập nhật, bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định tại các khoản 1 đến khoản 6 của Điều này.

8. Đánh giá chất lượng dự báo:

- Đánh giá việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các nội dung quy định của Quy trình dự báo khí tượng thời hạn mùa;

- Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời của việc truyền các bản tin dự báo khí tượng thời hạn mùa theo quy định;

- Đánh giá chất lượng bản tin dự báo thông qua so sánh các yếu tố dự báo với quan trắc thực tế theo các quy định về đánh giá dự báo.

Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia quy định chi tiết về phương pháp và các chỉ tiêu đánh giá đối với bản tin dự báo khí tượng thời hạn mùa trong hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia.

Điều 17. Quy trình dự báo thủy văn, nguồn nước thời hạn mùa

1. Thu thập, xử lý các loại thông tin, dữ liệu dự báo thủy văn và nguồn nước thời hạn mùa:

a) Thu thập số liệu quan trắc khí tượng thủy văn khu vực dự báo và lân cận gồm: mực nước, lưu lượng, mưa, bốc hơi… theo các thời đoạn tháng.

b) Thu thập thông tin, dữ liệu vận hành hồ chứa và các công trình thủy lợi thuộc khu vực dự báo và lân cận gồm: mực nước thượng lưu hồ, hạ lưu hồ, lưu lượng đến hồ, lưu lượng xả, lưu lượng phát điện,..trong thời hạn 3-6 tháng tới.

c) Thu thập số liệu mô phỏng, dự báo của các mô hình toàn cầu, khu vực: thông tin về ENSO, hoàn lưu khu vực ảnh hưởng đến chế độ mưa, dòng chảy trên các lưu vực sông thuộc khu vực dự báo và vùng lân cận;

d) Đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các loại dữ liệu đã thu thập và bổ sung, chỉnh lý, chuẩn hóa số liệu (Xác minh để chỉnh sửa số liệu trong trường hợp phát hiện ra sai sót, bổ sung số liệu khi số liệu bị thiếu).

e) Thống kê các đặc trưng khí tượng gồm tổng lượng mưa, lượng mưa trung bình lưu vực trong thời  hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng trước;

f) Thống kê các đặc trưng thủy văn gồm tổng lượng nước, lưu lượng trung bình dòng chảy trên lưu vực trong thời  hạn 10 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng trước;

g) Cập nhật dữ liệu vào các công cụ dự báo như bảng, biểu thống kê, biểu đồ, mô hình dự báo.

2. Phân tích, đánh giá hiện trạng thủy văn và nguồn nước

a) Đánh giá diễn biến của các yếu tố dự báo và các nhân tố ảnh hưởng  trong phạm vi khu vực dự báo và lân cận cho đến thời điểm thực hiện dự báo:

- Phân tích xu thế biến động yếu tố mưa theo không gian và thời gian trong các tháng, mùa đã qua trên lưu vực, khu vực dự báo.

- Phân tích xu thế mực nước (lưu lượng) tại các trạm quan trắc

- Phân tích xu thế mực nước thượng lưu, hạ lưu hồ chứa; lưu lượng đến, lưu lượng nước xả và phát điện của các hồ thủy điện thượng nguồn ảnh hưởng tới trạm quan trắc hoặc hồ chứa phía hạ lưu.

b) Nhận định hiện trạng của các yếu tố và hiện tượng dự báo thời hạn mùa

- Phân tích, đánh giá, so sánh tổng lượng mưa trên lưu vực, khu vực dự báo với giá trị TBNN cùng thời kỳ;

- So sánh mực nước (lưu lượng) của các trạm quan trắc hoặc hồ chứa thủy điện, thủy lợi trong các tháng, mùa vừa qua với giá trị TBNN;

- So sánh tổng lượng dòng chảy trên khu vực dự báo trong các tháng, mùa vừa qua với giá trị TBNN.

- Đánh giá biến thiên tổng lượng nước trên lưu vực, khu vực dự báo trong tháng, 3 tháng, 6 tháng trước

- Đánh giá tác động của yếu tố vận hành hồ chứa, công trình thủy điện, thủy lợi trên lưu vực đến dòng chảy trên lưu vực, khu vực dự báo

- Đánh giá sai số kết quả dự báo của lần dự báo trước đã thực hiện

3. Thực hiện các phương án dự báo thủy văn và nguồn nước thời hạn mùa

Tùy thuộc vào điều kiện thực tế, để dự báo thủy văn và nguồn nước thời hạn mùa, có thể thực hiện một hoặc đồng thời các phương án dự báo sau:

- Các phương án dự báo được xây dựng dựa trên cơ sở phương pháp thống kê khách quan: phân lớp chuỗi số liệu, xác định ngưỡng giá trị, tính toán khoảng giá trị của yếu tố dự báo bằng cách tính xác xuất xuất hiện của yếu tố dự báo theo các ngưỡng.

- Các phương án dự báo được xây dựng dựa trên cơ sở phương pháp nhận dạng: phân tích dựa trên hàm khoảng cách, lựa chọn năm tương tự, xác định được trị số dự báo và thời gian xuất hiện của yếu tố dự báo.

- Các phương án dự báo được xây dựng dựa trên cơ sở phương pháp hồi qui bội: thiết lập phương trình dự báo là hàm quan hệ giữa yếu tố dự báo với nhân tố ảnh hưởng.

- Các phương án dự báo được xây dựng dựa trên cơ sở phương pháp phân tích điều hòa: thiết lập phương trình điều hòa sau khi chuẩn hóa chuỗi thời gian theo trung bình trượt.

- Các phương án dự báo được xây dựng dựa trên cơ sở phương hương pháp mô hình (ARIMA)-mô hình tự hồi qui trung bình trượt.

- Các phương án dự báo theo truyền thống: phân tích xu thế, chu kỳ chuỗi số liệu thống kê các năm nước lớn (nhỏ); xây dựng các biểu đồ quan hệ tương quan giữa yếu tố dự báo và các nhân tố ảnh hưởng.

- Tham khảo các phương án dự báo khí tượng:

 Sử dụng các phương án dự báo khí tượng thời hạn dài (khoản 3, Điều 12 trong Thông tư này) xác định tổng lượng mưa trong thời đoạn tháng;

 Sử dụng các phương án dự báo khí tượng mùa (khoản 3, Điều 16 trong Thông tư này) nhận định xu thế mưa, ước tính tổng lượng mưa trong thời hạn 3 tháng, 6 tháng.

4. Thảo luận dự báo

- Phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo thủy văn và nguồn nước thời hạn mùa gần nhất;

- Tổng hợp các kết quả dự báo ban đầu từ các phương án khác nhau và phân tíc, đánh giá kết quả nhận định của các dự báo viên;

- Người chịu trách nhiệm ra bản tin lựa chọn kết quả dự báo cuối cùng có độ tin cậy cao nhất phù hợp.

5. Xây dựng bản tin dự báo

Nội dung bản tin dự báo thủy văn và nguồn nước thời hạn mùa gồm:

- Thông tin diễn biến, nhận xét, đánh giá hiện trạng mực nước, lưu lượng tại các vị trí trên các lưu vực sông, hồ chứa; tổng lượng nước trên khu vực dự báo trong thời hạn mùa vừa qua;

- Diễn biến trong tương lai của mực nước, lưu lượng, tổng lượng dòng chảy trong từng tháng;

- Thông tin cảnh báo các hiện tượng thủy văn (nguồn nước) nguy hiểm, cực đoan như: cạn kiệt dòng chảy, thiếu hụt nước, xâm nhập mặn, lũ lớn,…

Mẫu chi tiết bản tin dự báo thủy văn, nguồn nước thời hạn mùa xem tại phụ lục 10.

6. Cung cấp bản tin dự báo

Bản tin dự báo thủy văn và nguồn nước thời hạn mùa được truyền, phát kịp thời, chính xác, đầy đủ theo quy định.

7. Cập nhật, bổ sung bản tin dự báo

Trong trường hợp phát hiện các yếu tố, hiện tượng thủy văn có diễn biến bất thường cần cập nhật, bổ sung bản tin dự báo. Việc cập nhật, bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định tại các khoản 1 đến khoản 6 của Điều này.

8. Đánh giá chất lượng dự báo:

- Đánh giá việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các nội dung quy định của Quy trình dự báo báo thủy văn, nguồn nước thời hạn mùa;

- Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời của việc truyền các bản tin dự báo thủy văn, nguồn nước thời hạn mùa theo quy định;

- Đánh giá chất lượng bản tin dự báo thông qua so sánh các yếu tố dự báo với quan trắc thực tế theo các quy định về đánh giá dự báo.

Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia quy định chi tiết về phương pháp và các chỉ tiêu đánh giá đối với bản tin dự báo báo thủy văn, nguồn nước thời hạn mùa trong hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia.

Điều 18. Quy trình chi tiết dự báo hải văn thời hạn mùa  

1. Thu thập, xử lý các loại thông tin, dữ liệu về hằng số điều hòa thủy triều, tọa độ các điểm cần dự báo.

- Chuẩn bị dữ liệu đầu vào cho chương trình phân tích điều hòa thủy triều, bao gồm bộ hằng số điều hòa tại các biên lỏng, tọa độ điểm cần dự tính.

- Đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các loại dữ liệu đã thu thập và bổ sung, chỉnh lý, chuẩn hóa số liệu.

2. Phân tích, đánh giá hiện trạng thủy triều:

- Phân tích các dữ liệu quan trắc mực nước để xác định diễn biến thủy triều đã qua và hiện tại;

3. Thực hiện các phương án dự tính thủy triều thời hạn mùa:

Tùy thuộc vào công nghệ và năng lực tính toán, có thể thực hiện, tham khảo một hoặc đồng thời các phương án dự báo sau:

- Dự tính thủy triều theo phương pháp phân tích điều hòa (áp dụng cho các vị trí có số liệu quan trắc mực nước).

- Dự tính thủy triều bằng mô hình số trị (ví dụ: POM, ROMS, Delft3D).

a. Tính toán dự báo

1. Đối với dự báo theo phương pháp phân tích điều hòa:

- Chẩn bị dự liệu của bộ hằng số điều hòa thủy triều và tọa độ các điểm cần dự tính.

- Chạy chương trình dự tính thủy triều.

- Phân tích xác định độ cao mực nước từng giờ, độ cao và điểm xuất hiện nước lớn, nước dòng và độ cao và thời điểm xuất hiện triều cường trong thời hạn dự báo hạn mùa.

2.  Đối với dự báo theo phương pháp sử dụng mô hình số trị:

- Chẩn bị dự liệu hằng số điều hòa tại các biên lỏng cho mô hình.

- Xác định vị trí cần trích xuất số liệu dự tính thủy triều.

- Chạy mô hình số trị dự tính thủy triều.

b. Hiệu chỉnh dự báo

- Hiệu chỉnh các tham số trong mô hình số trị dự báo thủy triều (áp dụng đối với sử dụng mô hình dự báo số trị).

c. Xác định trị số dự báo, cảnh báo

- Xác định độ cao thủy triều từng giờ, độ cao và thời điểm xuất hiện nước lớn, nước dòng, các khu vực có triều cường trong thời hạn dự báo hạn mùa.

d. Hiển thị kết quả dự báo:

- Kết quả dự báo dạng bảng số liệu cho các khu vực/điểm (độ cao thủy triều từng giờ, độ cao và thời điểm xuất hiện nước lớn, nước dòng trong thời hạn dự báo hạn ngắn).

5. Xây dựng bản tin dự thủy triều thời hạn mùa:

- Tiêu đề bản tin dự báo: Bản tin dự báo ghi rõ thời hạn dự báo và khu vực/điểm dự báo.

- Nội dung bản tin dự báo thủy triều bao gồm mực nước triều từng giờ, độ cao và thời điểm xuất hiện nước lớn, nước dòng và cảnh báo khu vực triều cường.

- Ngoài ra, tin về thủy triều cũng được biên soạn và lồng ghép vào các bản tin dự báo thủy văn thời hạn mùa.

- Thời gian ban hành bản tin tiếp theo.

Mẫu chi tiết bản tin dự báo thủy triều được đính kèm trong phụ lục 10.

6. Cung cấp bản tin dự báo:

Bản tin dự báo thủy triều thời hạn mùa được truyền, phát kịp thời, chính xác, đầy đủ theo quy định.

7. Cập nhật, bổ sung bản tin:

Trong trường hợp phát hiện hiện tượng thủy triều có diễn biến bất thường cần cập nhật, bổ sung bản tin dự báo. Việc cập nhật, bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định tại các khoản 1 đến khoản 6 của Điều này.

8. Đánh giá chất lượng dự báo:

- Đánh giá việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các nội dung quy định của Quy trình dự báo hải văn thời hạn mùa;

- Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời của việc truyền các bản tin dự báo hải văn thời hạn mùa theo quy định;

- Đánh giá chất lượng bản tin dự báo thông qua so sánh các yếu tố dự báo với quan trắc thực tế theo các quy định về đánh giá dự báo.

Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia quy định chi tiết về phương pháp và các chỉ tiêu đánh giá đối với bản tin dự báo hải văn thời hạn mùa trong hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia.

Điều 19. Quy định dự báo khí hậu

1. Thu thập, xử lý các loại thông tin, dữ liệu:

- Dữ liệu quan trắc các yếu tố khí hậu trong nước và quốc tế;

- Dữ liệu tái phân tích toàn cầu;

- Các dữ liệu thông tin, báo cáo đánh giá của WMO, IPCC về biến đổi khí hậu;

- Dữ liệu mô phỏng, dự báo của các mô hình khí hậu toàn cầu và khu vực;

- Các loại dữ liệu khác.

2. Phân tích, đánh giá hiện trạng:

- Phân tích dữ liệu quan trắc các yếu tố khí hậu trong nước và quốc tế để xác định hiện trạng khí hậu đã qua và hiện tại;

- Phân tích các báo cáo đánh giá của WMO, IPCC về biến đổi khí hậu;

- Xác định kịch bản phát thải chuẩn hoặc đường nồng độ khí nhà kính đại diện RCP.

3. Thực hiện các phương án dự báo khí hậu:

+ Phương pháp chi tiết hóa thống kê: Phương pháp chi tiết hóa thống kê (Statistical Downscaling) sử dụng những thông tin khí hậu và biến đổi khí hậu (BĐKH) từ mô hình khí hậu toàn cầu (GCMs).

+ Phương pháp chi tiết hóa động lực của tổ hợp các mô hình khí hậu (ví dụ như AGCM/MRI, PRECIS, CCAM, RegCM, ClWRF).

+ Phương án dự báo bằng các phương pháp khác (nếu có).

4. Thảo luận dự báo:

- Phân tích, đánh giá sự khác biệt của các kết quả dự báo bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo gần nhất;

- Tổng hợp các kết quả dự báo từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên;

- Người chịu trách nhiệm ra bản tin lựa chọn kết quả có độ tin cậy cao nhất phù hợp với thời hạn dự báo.

5. Xây dựng bản tin dự báo khí hậu:

a) Tiêu đề bản tin dự báo

Bản tin dự báo ghi rõ thời hạn dự báo và khu vực dự báo.

b) Thông tin tóm tắt hiện trạng khí hậu

c) Dự báo: Dự báo xu thế biến đổi các yếu tố khí hậu được quy định tại khoản 11, Điều 4 của thông tư này

d) Thời gian ban hành bản tin tiếp theo

6. Cung cấp bản tin dự báo:

Bản tin dự báo thời tiết thời hạn vừa được truyền, phát kịp thời, chính xác, đầy đủ theo quy định.

7. Cập nhật, bổ sung bản tin dự báo:

Trong trường hợp phát hiện diễn biến bất thường của khí hậu, cần cập nhật, bổ sung bản tin dự báo. Việc cập nhật, bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định tại các khoản 1 đến khoản 6 của Điều.

8. Đánh giá chất lượng dự báo:

- Đánh giá việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các nội dung quy định của Quy trình dự báo khí hậu;

- Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời của việc truyền các bản tin dự báo khí hậu theo quy định;

- Đánh giá chất lượng bản tin dự báo thông qua so sánh các yếu tố dự báo với quan trắc thực tế theo các quy định về đánh giá dự báo.

Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia quy định chi tiết về phương pháp và các chỉ tiêu đánh giá đối với bản tin dự báo khí hậu trong hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 19. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày     tháng      năm 2016.

Điều 20. Trách nhiệm thi hành

1. Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia và các tổ chức, cá nhân hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Thông tư này.

2. Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này theo phạm vi thẩm quyền được giao.

3. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Toà án Nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Website Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Lưu: VT, PC, KTTVBĐKH. TL(200).

BỘ TRƯỞNG




Trần Hồng Hà

Phụ lục 1. Mẫu bản tin dự báo thời tiết thời hạn ngắn cho các khu vực/địa điểm trên đất liền

CƠ QUAN/TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ BÁO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN TIN DỰ BÁO THỜI TIẾT THỜI HẠN NGẮN CHO CÁC KHU VỰC/ĐỊA ĐIỂM TRÊN ĐẤT LIỀN

Thời điểm thực hiện dự báo: 13h00 ngày 11 tháng 04 năm 2016

Nội dung bản tin: Có thể dưới dạng bảng số liệu, văn bản mô tả, biểu đồ/biểu tượng theo Mẫu 1, 2 và 3

Mẫu 1: Dạng bảng số liệu

Khu vực/Địa điểm dự báo:

Khu vực phía Tây Bắc Bộ

Hiện trạng thời tiết: Không mưa, trời nắng, có nơi có nắng nóng, nhiệt độ từ 21-35 độ, độ ẩm từ 78-85%.

Dự báo

Hiện tượng thời tiết (mô tả hiện tượng)

Nhiệt độ (cao nhất/thấp nhất)

Mưa (khả năng mưa/khoảng lượng mưa)

Gió (hướng gió thịnh hành và tốc độ cao nhất)

Độ ẩm tương đối (cao nhất/thấp nhất)

Lượng mây tổng quan (phần mười bầu trời)

Từ 12 giờ đến 24 gờ tới

Không mưa, trời nắng, có nơi có nắng nóng

21-36

Không mưa

Đông Nam

Cấp 2-3 (từ 2-5m/s)

75-83%

5/10

Từ 24 giờ đến 36 gờ tới

Không mưa, có sương mù nhẹ vào sáng sớm

21-27

Không mưa

Đông Nam

Cấp 2-3 (từ 2-5m/s)

75-83%

5/10

Từ 36 giờ đến 48 gờ tới

Có mưa, sau giảm mưa, trời nắng, có nơi có nắng nóng

21-37

Có mưa

Lượng mưa từ 5-10mm

Đông Nam

Cấp 2-3 (từ 2-5m/s)

75-83%

5/10

Từ 48 giờ đến 60 gờ tới

Không mưa, có sương mù nhẹ vào sáng sớm

21-27

Không mưa

Đông Nam

Cấp 2-3 (từ 2-5m/s)

75-83%

5/10

Từ 60 giờ đến 72 gờ tới

Không mưa, trời nắng, có nơi có nắng nóng

21-36

Không mưa

Đông Nam

Cấp 2-3 (từ 2-5m/s)

75-83%

5/10

Mẫu 2: Dạng văn bản mô tả

Khu vực/Địa điểm dự báo: Khu vực Tây Bắc Bộ

Hiện trạng thời tiết: Ít mây, trời nắng, có nơi có nắng nóng.

- Trong 24 giờ tới: Mây thay đổi, đêm có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng, có nơi có nắng nóng. Gió nhẹ.

Nhiệt độ từ 21 đến 34 độ, có nơi trên 36 độ. Độ ẩm từ 78-97%.

- Trong 24 đến 48 giờ tới: Mây thay đổi, đêm không mưa, ngày trời nắng. Gió Đông Nam cấp 2-3. Nhiệt độ từ 22-35 độ. Độ ẩm từ 78-95%

- Trong 48 đến 72 giờ tới: Mây thay đổi, đêm không mưa, ngày trời nắng. Gió Đông Nam cấp 2-3. Nhiệt độ từ 22-35 độ. Độ ẩm từ 78-95%.

Mẫu 3: Dạng biểu đồ/biểu tượng/bản đồ thời tiết

https://scontent-sit4-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xfa1/t31.0-8/11058181_1160042164020796_6811340709433928855_o.png

Thời điểm thực hiện bản tin dự báo tiếp theo: 01h00 ngày 12 tháng 04 năm 2016

Người xây dựng bản tin:                                   Chữ ký:

Người soát bản tin:                                           Chữ ký:

Phụ lục 2. Mẫu bản tin dự báo thời tiết thời hạn ngắn cho các khu vực trên biển

CƠ QUAN/TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ BÁO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN TIN DỰ BÁO THỜI TIẾT THỜI HẠN NGẮN CHO CÁC KHU VỰC TRÊN BIỂN

Thời điểm thực hiện dự báo: 13h00 ngày 11 tháng 04 năm 2016

Nội dung bản tin: Có thể dưới dạng bảng số liệu, văn bản mô tả, biểu đồ/biểu tượng theo Mẫu 1, 2 và 3

Mẫu 1: Dạng bảng số liệu

Khu vực/Địa điểm dự báo:

Khu vực phía Tây Bắc Bộ

Hiện trạng thời tiết: Không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, gió hướng đông nam cấp 2 -4, tầm nhìn xa trên 10km, giảm xuống dưới 1km trong sương mù.Biển lặng

Dự báo

Hiện tượng thời tiết (mô tả hiện tượng)

Gió (hướng gió thịnh hành và tốc độ cao nhất)

Tầm nhìn xa

Trạng thái mặt biển

Từ 12 giờ đến 24 gờ tới

Không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ

Đông Nam

Cấp 2-3 (từ 2-5m/s)

Trên 10km, giảm xuống dưới 1km trong sương mù

Biển lặng

Từ 24 giờ đến 36 gờ tới

Không mưa, trời nắng

Đông Nam

Cấp 4-5 (từ 5-10m/s)

Trên 10km

Biển lặng

Từ 36 giờ đến 48 gờ tới

Không mưa

Đông Nam

Cấp 5-6 (từ 8-14m/s)

Trên 10km

Biển động

Từ 48 giờ đến 60 gờ tới

Không mưa, trời nắng

Đông Nam

Cấp 4-5 (từ 5-10m/s)

Trên 10km

Biển lặng

Từ 60 giờ đến 72 gờ tới

Không mưa

Đông Nam

Cấp 5-6 (từ 8-14m/s)

Trên 10km

Biển động

Mẫu 2: Dạng văn bản mô tả

Khu vực/Địa điểm dự báo: (ví dụ: Khu vực Vịnh Bắc Bộ)

Hiện trạng thời tiết: Không mưa, gió hướng đông nam cấp 2-4, tầm nhìn xa trên 10km. Biển lặng

Nội dung bản tin: (ví dụ)

- Trong 24 giờ tới: Không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, gió hướng đông nam cấp 2-4, tầm nhìn xa trên 10km, giảm xuống dưới 1km trong sương mù. Biển lặng.

- Trong 48 giờ tới: Không mưa, gió hướng đông nam cấp 4-5, tầm nhìn xa trên 10km. Biển không động.

- Trong 72 giờ tới: Không mưa, gió hướng đông nam cấp 6, tầm nhìn xa trên 10km. Biển động.

Mẫu 3: Dạng biểu đồ/biểu tượng thời tiết

Presentation1.gif

Thời điểm thực hiện bản tin dự báo tiếp theo: 01h00 ngày 12 tháng 04 năm 2016

Người xây dựng bản tin:                                   Chữ ký:

Người soát bản tin:                                           Chữ ký:

Phụ lục 3. Mẫu bản tin dự báo thủy văn thời hạn ngắn

CƠ QUAN/TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ BÁO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN TIN DỰ BÁO THỦY VĂN THỜI HẠN NGẮN

Thời điểm thực hiện dự báo: 10h00 ngày 14 tháng 08 năm 2015

Nội dung bản tin: Có thể dưới dạng bảng số liệu, văn bản mô tả, biểu đồ/ theo Mẫu 1, 2 và 3

Mẫu 1: Dạng bảng số liệu

Lưu vực sông

Vị trí

Mực nước hoặc lưu lượng thực đo tại thời điểm quan trắc gần nhất

Mực nước hoặc lưu lượng dự báo

Thời gian

Từ 6-12 giờ tới

Từ 12-24 giờ tới

Từ 24 đến 36 giờ tới

Từ 36-48 giờ tới

MỰC NƯỚC CAO NHẤT NGÀY CÁC SÔNG NAM BỘ

Đơn vị: cm

Sông

Trạm

Thực đo

Dự báo

17/08

18/08

19/08

20/08

21/08

22/08

Tiền

Tân Châu

234

227

222

215

207

200

Hậu

Châu Đốc

206

200

197

190

180

170

Mẫu 2: Dạng văn bản mô tả

Lưu vực sông/vị trí dự báo: (ví du: Trên Sông Hồng tại trạm Hà Nội, )

Hiện trạng thủy văn: ...

Nội dung bản tin: (ví dụ)

- Trong 24 giờ tới, trên hệ thống sông Hồng: mực nước sông Thao, sông Lô và hạ lưu sông Hồng sẽ xuống chậm. Đến 7 giờ ngày 15/8, mực nước sông Hồng tại Hà Nội có khả năng xuống mức ...m.

- Trong 24-48 giờ tới, trên hệ thống sông Hồng: Mực nước sông Thao, sông Lô và hạ lưu sông Hồng sẽ tiếp tục xuống chậm. Đến 7 giờ ngày 16/8, mực nước sông Hồng tại Hà Nội có khả năng xuống mức ...m.

Mẫu 3: Dạng quá trình, biểu đồ

Thời điểm thực hiện bản tin dự báo tiếp theo: 10h00 ngày 15 tháng 08 năm 2015

Người xây dựng bản tin:                                   Chữ ký:

Người soát bản tin:                                           Chữ ký:

Phụ lục 4. Mẫu bản tin dự báo hải văn thời hạn ngắn

CƠ QUAN/TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ BÁO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN TIN DỰ BÁO SÓNG VÀ DÒNG CHẢY BIỂN THỜI HẠN NGẮN

Thời điểm thực hiện dự báo: 13h00 ngày 11 tháng 04 năm 2016

Nội dung bản tin: Có thể dưới dạng bảng số liệu, văn bản mô tả, biểu đồ, hình ảnh/ theo Mẫu 1, 2, 3 và 4

Mẫu 1: Dạng bảng số liệu

Khu vực/Địa điểm dự báo:

Hiện trạng (quan trắc) sóng và dòng chảy biển

Dự báo

Từ 6 giờ đến 24 gờ tới

Từ 24 giờ đến 36 gờ tới

Từ 36 giờ đến 48 gờ tới

Từ 48 giờ đến 60 gờ tới

Từ 60 giờ đến 72 gờ tới

Sóng biển (độ cao lớn nhất /hướng thịnh hành)

Dòng chảy biển (vận tốc lớn nhất/hướng thịnh hành)

Hiện tượng hải văn

Thời điểm thực hiện bản tin dự báo tiếp theo: 01h00 ngày 12 tháng 04 năm 2016

Tin phát lúc: 15:30

Người xây dựng bản tin:                                   Chữ ký:

Người soát bản tin:                                           Chữ ký:

Mẫu 2: Dạng văn bản mô tả, đi kèm với tin dự báo thời tiết trên biển thời hạn ngắn


CƠ QUAN/TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ BÁO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN TIN DỰ BÁO MỰC THỦY TRIỀU THỜI HẠN NGẮN

Thời điểm thực hiện dự báo: 13h00 ngày 11 tháng 04 năm 2016

Mẫu 1: Dạng bảng số liệu

Địa điểm dự báo

Hiện trạng

24 giờ tới

Từ 24 giờ đến 48 gờ tới

Từ 48 giờ đến 72 gờ tới

Nước lớn

Nước ròng

Nước lớn

Nước ròng

Nước lớn

Nước ròng

Nước lớn

Nước ròng

Độ cao (m)

Thời gian (giờ/phút)

Độ cao (m)

Thời gian (giờ/phút)

Độ cao (m)

Thời gian (giờ/phút)

Độ cao (m)

Thời gian (giờ/phút)

Độ cao (m)

Thời gian (giờ/phút)

Độ cao (m)

Thời gian (giờ/phút)

Độ cao (m)

Thời gian (giờ/phút)

Độ cao (m)

Thời gian (giờ/phút)

Hòn Dấu

Vũng Tầu

Thời điểm thực hiện bản tin dự báo tiếp theo: 01h00 ngày 12 tháng 04 năm 2016

Tin phát lúc:

Người xây dựng bản tin:                                   Chữ ký:

Người soát bản tin:                                           Chữ ký:


Mẫu 3: Dạng quá trình/biểu đồ

Biến thiên độ cao và hướng sóng tại Hòn Dấu

Biến thiên vận tốc và hướng dòng chảy tại Cồn Cỏ

Biến thiên độ cao thủy triều tại Hòn Dấu và Sơn Trà


Mẫu 4: Dạng bản đồ

Trường sóng trên biển đông và ven bờ việt nam (phát trên website)

Trường dòng chảy trên biển đông và ven bờ việt nam (phát trên website)

Phụ lục 5. Mẫu bản tin dự báo thời tiết thời hạn vừa

CƠ QUAN/TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ BÁO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN TIN DỰ BÁO THỜI TIẾT THỜI HẠN VỪA

Thời điểm thực hiện dự báo: 13h00 ngày 11 tháng 04 năm 2016

Hình thức bản tin: được thể hiện bằng dạng văn bản và bảng biểu (Mẫu 1), văn bản mô tả (Mẫu 2), hoặc biểu đồ/biểu tượng (Mẫu 3).

Nội dung bản tin: ít nhất phải bao gồm các thông tin về hiện trạng và xu thế thời tiết, dự báo nhiệt độ và mưa theo các bản tin mẫu (Mẫu 1, 2 và 3).

Mẫu 1: Dạng văn bản mô tả và bảng biểu

Hiện trạng thời tiết 10 ngày đã qua (thời tiết nổi bật):

10 ngày vừa qua, các tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng của một đợt không khí lạnh có cường độ mạnh, gây rét đậm, rét hại diện rộng (VD: nhiệt độ thấp nhất tại Mường Lay 4oC, ngày 24/01/2016,...); các tỉnh miền Nam phổ biến ít mưa.

Xu thế thời tiết 10 ngày sắp tới:

Từ ngày... đến ngày...các tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa tăng cường xuống phía nam, sau suy yếu nhanh và sẽ tăng cường yếu, lệch đông trong khoảng chiều tối và đêm ngày 13. Từ ngày ..., áp cao lạnh sẽ suy yếu, di chuyển ra phía đông và biến tính dần, vùng áp thấp phía tây có xu hướng phát triển và mở rộng dần sang phía đông. Các tỉnh miền Nam nằm ở rìa phía nam của hệ thống thời tiết phân tích trên, với trường gió đông đến đông bắc hoạt động với cường độ trung bình đến yếu.

Khu vực/Địa điểm dự báo:

Yếu tố dự báo

Dự báo

Ngày thứ 4

Ngày thứ 5

Ngày thứ 6

Ngày thứ 7

Ngày thứ 8

Ngày thứ 9

Ngày thứ 10

Tây Bắc Bộ

Nhiệt độ (cao nhất/thấp nhất)

Mưa (khả năng có mưa hay không mưa)

....

Nhiệt độ (cao nhất/thấp nhất)

Mưa

Đông Nam Bộ

Nhiệt độ (cao nhất/thấp nhất)

Mưa (khả năng có mưa hay không mưa)

Mẫu 2: Dạng văn bản mô tả văn bản

Khu vực/Địa điểm dự báo: (ví dụ: Khu vực phía đông Bắc Bộ....)

Nội dung như sau:

PHÂN TÍCH:

- Hiện trạng thời tiết: ...

- Hình thế thời tiết nổi bật trong thời hạn dự báo ảnh hưởng đến các khu vực (ví dụ: Từ ngày... đến ngày...các tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa tăng cường xuống phía nam, sau suy yếu nhanh và sẽ tăng cường yếu, lệch đông trong khoảng chiều tối và đêm ngày 13. Từ ngày 15, áp cao lạnh sẽ suy yếu, di chuyển ra phía đông và biến tính dần, vùng áp thấp phía tây có xu hướng phát triển và mở rộng dần sang phía đông. Các khu vực khác…….)

THỜI TIẾT CÁC KHU VỰC

Nội dung bản tin: (ví dụ)

Khu vực: .....

- Ngày 10, nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi, riêng vùng ven biển đêm và sáng sớm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác, trưa chiều giảm mây hửng nắng. Gió đông nam cấp 2, cấp 3.

- Ngày 11, nhiều mây, đêm và sáng sớm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác; riêng vùng núi khả năng có mưa rào và dông rải rác. Gió đông nam đến đông cấp 2, cấp 3.

- Từ ngày 12 đến ngày 19, đêm và sáng nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi và sương mù rải rác, trưa chiều hửng nắng. Gió nhẹ.

Mẫu 3: Dạng biểu tượng thời tiết

DỰ BÁO THỜI TIẾT 7 NGÀY

Thành phố
Thị xã

14/03/2016

15/03/2016

16/03/2016

17/03/2016

18/03/2016

19/03/2016

20/03/2016

Tm

Tx

Ic

Tm

Tx

Ic

Tm

Tx

Ic

Tm

Tx

Ic

Tm

Tx

Ic

Tm

Tx

Ic

Tm

Tx

Ic

Điện Biên

21

33

7

20

34

7

23

36

6

23

36

7

22

35

6

22

36

6

22

36

6

Sơn La

17

23

1

17

29

7

19

33

6

23

34

6

23

33

6

22

31

7

22

31

7

Việt Trì

18

20

4

18

22

1

20

27

1

22

29

7

22

30

7

23

28

7

22

28

7

Hải Phòng

18

20

4

18

22

1

20

24

1

20

27

6

21

28

6

21

26

6

21

26

6

T.P Hà Nội

18

19

4

18

22

1

20

26

1

22

29

7

22

30

6

22

29

4

22

29

4

Vinh

19

23

4

19

25

8

20

28

7

21

30

7

21

31

6

21

31

6

21

31

6

Huế

23

26

4

22

28

1

23

33

6

26

35

6

27

35

6

27

34

6

27

34

6

Đà Nẵng

23

27

1

23

26

7

23

28

6

23

28

6

24

29

6

24

28

6

24

28

6

Nha Trang

24

30

6

24

30

7

24

31

6

24

31

7

24

31

7

25

31

6

25

31

6

PleiKu

22

32

7

21

32

7

22

32

7

23

33

4

23

32

8

23

34

6

23

34

6

Đà Lạt

14

26

7

15

25

7

13

26

7

14

24

4

14

27

7

13

27

6

13

27

6

T.P HCM

26

33

6

25

35

7

25

35

7

26

33

1

26

34

7

25

34

7

25

34

7

Cần Thơ

26

32

6

25

34

7

25

34

7

26

32

1

26

33

7

25

34

7

25

33

7

Phú Quốc

24

33

6

24

33

7

25

34

7

25

34

7

25

33

6

25

33

7

25

33

7

(Ghi chú: Tm, Tx, Ic là nhiệt độ thấp nhất, cao nhất ngày, biểu tượng thời tiết)

Thời điểm thực hiện bản tin dự báo tiếp theo: 13h00 ngày 12 tháng 04 năm 2016

Người xây dựng bản tin:                                   Chữ ký:

Người soát bản tin:                                           Chữ ký:

Phụ lục 6. Mẫu bản tin dự báo thủy văn thời hạn vừa

CƠ QUAN/TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ BÁO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN TIN DỰ BÁO THỦY VĂN THỜI HẠN VỪA

Thời điểm thực hiện dự báo: 14h30 ngày 10 tháng 04 năm 2016

Nội dung bản tin: Có thể dưới dạng bảng số liệu, văn bản mô tả theo Mẫu 1, 2 và 3

Mẫu 1: Dạng bảng số liệu

Bảng 1: Đặc trưng mực nước, lưu lượng thực đo trong ... ngày qua

Lưu vực sông

Vị trí

Mực nước, lưu lượng cao nhất

Mực nước, lưu lượng trung bình

Mực nước, lưu lượng nhỏ nhất

Trị số

So sánh với TBNN

Trị số

So sánh với TBNN

Trị số

So sánh với TBNN

Bảng 2: Đặc trưng mực nước, lưu lượng dự báo trong ... ngày tới

Lưu vực sông

Vị trí

Mực nước, lưu lượng cao nhất

Mực nước, lưu lượng trung bình

Mực nước, lưu lượng nhỏ nhất

Trị số

So sánh với TBNN

Trị số

So sánh với TBNN

Trị số

So sánh với TBNN

Mẫu 2: Dạng văn bản mô tả

Lưu vực sông/vị trí dự báo:

Hiện trạng thủy văn: ...

Nội dung bản tin: (ví dụ)

Hệ thống sông Hồng: Mực nước sông Thao sẽ biến đổi chậm. Mực nước sông Lô tiếp tục dao động theo điều tiết của các hồ thủy điện. Mực nước hạ lưu sông Hồng dao động theo điều tiết hồ chứa thượng lưu. Mực nước cao nhất tại trạm Hà Nội có khả năng xuất hiện vào ngày 14/4, mực nước thấp nhất có khả năng xảy ra vào ngày 19/4.

Mẫu 3: Dạng đường quá trình

Thời điểm thực hiện bản tin dự báo tiếp theo: 14h30 ngày 20 tháng 04 năm 2016

Người xây dựng bản tin:                                   Chữ ký:

Người soát bản tin:                                           Chữ ký:

Phụ lục 7. Mẫu bản tin dự báo hải văn thời hạn vừa

CƠ QUAN/TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ BÁO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN TIN DỰ BÁO SÓNG VÀ DÒNG CHẢY BIỂN THỜI HẠN VỪA

Thời điểm thực hiện dự báo: 13h00 ngày 11 tháng 04 năm 2016

Nội dung bản tin: Có thể dưới dạng bảng số liệu, văn bản mô tả, biểu đồ / theo Mẫu 1, 2 và 3

Mẫu 1: Dạng bảng số liệu

Khu vực dự báo:

Hiện trạng (quan trắc) sóng và dòng chảy biển

Dự báo

Ngày thứ 4

Ngày thứ 5

Ngày thứ 6

Ngày thứ 7

Ngày thứ 8

Ngày thứ 9

Ngày thứ 10

Sóng biển (độ cao lớn nhất /hướng thịnh hành)

Dòng chảy biển (vận tốc lớn nhất/hướng thịnh hành)

Hiện tượng hải văn

Thời điểm thực hiện bản tin dự báo tiếp theo: 01h00 ngày 12 tháng 04 năm 2016

Tin phát lúc: 15:30

Người xây dựng bản tin:                                   Chữ ký:

Người soát bản tin:                                           Chữ ký:

Mẫu 2: Dạng văn bản mô tả, đi kèm với tin dự báo thời tiết biển thời hạn vừa


CƠ QUAN/TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ BÁO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN TIN DỰ BÁO MỰC THỦY TRIỀU THỜI HẠN VỪA

Thời điểm thực hiện dự báo: 13h00 ngày 11 tháng 04 năm 2016

Địa điểm dự báo

Hiện trạng

Ngày thứ 4

Ngày thứ 5

Ngày thứ ...

Nước lớn

Nước ròng

Nước lớn

Nước ròng

Nước lớn

Nước ròng

Nước lớn

Nước ròng

Độ cao (m)

Thời gian (giờ/ phút)

Độ cao (m)

Thời gian (giờ/ phút)

Độ cao (m)

Thời gian (giờ/ phút)

Độ cao (m)

Thời gian (giờ/ phút)

Độ cao (m)

Thời gian (giờ/ phút)

Độ cao (m)

Thời gian (giờ/ phút)

Độ cao (m)

Thời gian (giờ/ phút)

Độ cao (m)

Thời gian (giờ/ phút)

Hòn Dấu

Vũng Tầu

Thời điểm thực hiện bản tin dự báo tiếp theo: 01h00 ngày 20 tháng 04 năm 2016

Tin phát lúc:

Người xây dựng bản tin:                                   Chữ ký:

Người soát bản tin:                                           Chữ ký:

Mẫu 2: Dạng văn bản mô tả, thường đi kèm với tin dự báo thủy văn hạn ngắn (xâm nhập mặn, lũ trên sông): Nhận định khả năng nước dâng do bão/ATNĐ hoặc gió mùa trong những ngày triều cường: Trong khoảng thời gian từ ngày 15-17/4, bão/ATNĐ/gió mùa có thể gây nước dâng tới 0,5 mét làm ra tăng đỉnh triều cường tại Quy Nhơn.


Mẫu 3: Dạng quá trình/biểu đồ

Biến thiên độ cao và hướng sóng tại Hòn Dấu

Biến thiên vận tốc và hướng dòng chảy tại Cồn Cỏ

Biến thiên độ cao mực thủy triều Hòn Dấu và Sơn Trà

Phụ lục 8. Mẫu bản tin dự báo thời tiết thời hạn dài

CƠ QUAN/TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ BÁO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN TIN DỰ BÁO THỜI TIẾT THỜI HẠN DÀI (THÁNG ...)

Thời điểm thực hiện dự báo: ngày 01 tháng 04 năm 2016

Hình thức bản tin: được thể hiện theo một hoặc đồng thời cả ba mẫu bản tin: dạng bảng biểu, văn bản mô tả, và bản đồ (theo Mẫu 1, 2 và 3).

Nội dung bản tin: ít nhất phải bao gồm các thông tin về hiện trạng và xu thế thời tiết, dự báo nhiệt độ và mưa theo các bản tin mẫu (Mẫu 1, 2 và 3).

Mẫu 1: Dạng bảng biểu

Khu vực/Địa điểm dự báo

Nhiệt độ

Lượng mưa

Xu thế thời tiết

Hiện trạng tháng vừa qua hoặc TBNN của tháng dự báo

Dự báo

Hiện trạng tháng vừa qua hoặc TBNN của tháng dự báo

Dự báo

Phía Tây Bắc Bộ

Hà Nội

(Ghi chú: TBNN là trung bình nhiều năm của yếu tố dự báo)

Mẫu 2: Dạng văn bản mô tả

Khu vực/Địa điểm dự báo: (ví dụ: Khu vực Bắc Bộ)

Nội dung bản tin: (ví dụ)

1. Hiện trạng thời tiết:

- Khái quát hiện tượng thời tiết trong tháng trước, ví dụ như các đợt không khí lạnh, nắng nóng, báo, ATNĐ...

- Phân bố nhiệt độ, mưa (bảng biểu, bản đồ)

2. Nhận định xu thế thời tiết: ví dụ như khả năng xuất hiện không khí lạnh, bão, mưa lớn diện rộng...

3. Dự báo nhiệt độ, lượng mưa:

- Nhiệt độ khu vực phía Tây Bắc Bộ phổ biến cao hơn so với TBNN từ 1.0 đến 1.5oC; phía đông Bắc Bộ cao hơn so với TBNN từ 0.5 đến 1.0 oC

- Tổng lượng mưa phổ biến thấp hơn khoảng 15% đến 30% so với giá trị TBNN cùng thời kỳ.

....

Mẫu 3: Dạng bản đồ chuẩn sai nhiệt độ/tỷ chuẩn lượng mưa

1. Bản đồ hiện trạng thời tiết (Bản đồ chuẩn sai nhiệt độ/tỷ chuẩn lượng mưa tháng trước)

csnhiet032016.png

csmua032016.png

2. Bản đồ dự báo

http://www.kttv.gov.vn/Upload/Image/2016/4/1/DBTthang0416(1).pnghttp://www.kttv.gov.vn/Upload/Image/2016/4/1/DBRthang0416(1).png

Thời điểm thực hiện bản tin dự báo tiếp theo: ngày 01 tháng 05 năm 2016

Người xây dựng bản tin:                                   Chữ ký:

Người soát bản tin:                                           Chữ ký:

Phụ lục 9. Mẫu bản tin dự báo thủy văn thời hạn dài

CƠ QUAN/TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ BÁO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN TIN DỰ BÁO THỦY VĂN THỜI HẠN DÀI (THÁNG ...)

Thời điểm thực hiện dự báo: ngày 01 tháng 04 năm 2016

Nội dung bản tin: Có thể dưới dạng bảng số liệu, văn bản mô tả, bản đồ theo Mẫu 1, 2 và 3

Mẫu 1: Dạng bảng số liệu

Bảng 1: Đặc trưng mực nước, lưu lượng thực đo trong tháng 3

Lưu vực sông

Vị trí

Mực nước, lưu lượng trung bình

So sánh với TBNN

Bảng 2: Đặc trưng mực nước, lưu lượng dự báo trong tháng 4

Lưu vực sông

Vị trí

Mực nước, lưu lượng trung bình

So sánh với TBNN

Mẫu 2: Dạng văn bản mô tả

Lưu vực sông/vị trí dự báo:

Hiện trạng thủy văn: ...

Nội dung bản tin: (ví dụ)

Trong tháng 4, trên các sông thượng lưu hệ thống sông Hồng - Thái Bình có xu thế biến đổi chậm. Mực nước hạ lưu sông Hồng tại Hà Nội sẽ chịu ảnh hưởng điều tiết hồ chứa thượng lưu, thủy triều và dao động từ 1,0m đến 2,3m. Mực nước hạ lưu sông Thái Bình tại Phả Lại chịu tác động mạnh của thủy triều và có khả năng dao động ở mức 0,2m đến 1,5m. 

Mẫu 3: Dạng bản đồ

Bản đồ chuẩn sai mô đul dòng chảy

Thời điểm thực hiện bản tin dự báo tiếp theo: ngày 01 tháng 05 năm 2016

Người xây dựng bản tin:                                   Chữ ký:

Người soát bản tin:                                           Chữ ký:

Phụ lục 10. Mẫu bản tin dự báo khí tượng thủy văn thời hạn mùa

CƠ QUAN/TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ BÁO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN TIN DỰ BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THỜI HẠN MÙA

Thời điểm thực hiện dự báo: ngày 15 tháng 04 năm 2016

Nội dung bản tin:

1. Tổng kết diễn biến khí tượng thủy văn mùa trước

- Tổng kết về các hiện tượng khí tượng, thủy văn, hải văn nguy hiểm trong mùa

- Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trên các khu vực/địa điểm

- Diễn biến thủy văn trên các khu vực/lưu vực sông

- Diễn biến hải văn trên các vùng biển

2. Dự báo xu thế diễn biến khí tượng thủy văn mùa tiếp theo

- Đánh giá về hoàn lưu quy mô lớn, hiện tượng ENSO và khả năng tác động đến Việt Nam

- Dự báo tần suất, xu thế cường độ của các hiện tượng khí tượng, thủy văn, hải văn nguy hiểm trong mùa

- Dự báo xu thế diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trên các khu vực/địa điểm

- Dự báo xu thế diễn biến thủy văn trên các khu vực/lưu vực sông

- Dự báo xu thế diễn biến hải văn trên các vùng biển.

Thời điểm thực hiện bản tin dự báo tiếp theo: ngày 15 tháng 06 năm 2016

Người xây dựng bản tin:                                   Chữ ký:

Người soát bản tin:                                           Chữ ký:

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Dự thảo Thông tư quy định kỹ thuật về Quy trình dự báo khí tượng thủy văn trong điều kiện bình thường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.604

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.62.36
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!