Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 25/2014/TT-BKHCN chuẩn bị ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân

Số hiệu: 25/2014/TT-BKHCN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ Người ký: Nguyễn Quân
Ngày ban hành: 08/10/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/2014/TT-BKHCN

Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2014

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VIỆC CHUẨN BỊ ỨNG PHÓ VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN, LẬP VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN

Căn cứ Luật năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật năng lượng nguyên tử;

Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định:

a) Việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân các cấp;

b) Việc lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân cấp cơ sở và cấp tỉnh.

2. Thông tư này áp dụng đối với:

a) Tổ chức, cá nhân tham gia chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân;

b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Sự cố bức xạ và hạt nhân (sau đây gọi tắt là sự cố) là tình trạng mất an toàn bức xạ; mất an toàn hạt nhân; mất an ninh đối với nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, cơ sở bức xạ và cơ sở hạt nhân.

2. Ứng phó sự cố là việc áp dụng mọi biện pháp ứng phó nhanh chóng, kịp thời nhằm giảm thiểu hậu quả của sự cố gây ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe của con người, gây thiệt hại về môi trường và tài sản.

3. Chuẩn bị ứng phó sự cố là việc chuẩn bị nhân lực, thiết bị, phương tiện, quy trình để bảo đảm thực hiện các hành động ứng phó sự cố.

4. Kế hoạch ứng phó sự cố là văn bản quy định về các nguyên tắc hoạt động phân công trách nhiệm, cơ chế điều hành và phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố; đánh giá các nguy cơ; đưa ra các quy trình ứng phó sự cố chung.

5. Can thiệp là việc thực hiện các hành động nhằm giảm chiếu xạ, tránh hoặc ngăn chặn bị chiếu xạ từ sự cố như trú ẩn, sơ tán, uống thuốc Kali Iốt (KI) dự phòng.

6. Vùng bảo vệ khẩn cấp (PAZ) là toàn bộ diện tích xung quanh cơ sở cần có sự chuẩn bị để tiến hành hành động bảo vệ khẩn cấp, nhằm giảm thiểu rủi ro gây ra hiệu ứng sinh học tất định với người bên ngoài cơ sở khi xảy ra sự cố.

7. Vùng lập kế hoạch bảo vệ khẩn cấp (UPZ) là toàn bộ diện tích xung quanh cơ sở cần có sự chuẩn bị để tiến hành hành động bảo vệ khẩn cấp, nhằm ngăn ngừa bị chiếu xạ đối với công chúng bên ngoài cơ sở khi xảy ra sự cố.

8. Chiếu xạ trường diễn là việc bị chiếu xạ trong thời gian dài (trên 01 năm) từ các nhân phóng xạ có thời gian sống dài trong môi trường.

9. Lực lượng ứng phó ban đầu là lực lượng chủ chốt tham gia trong việc chuẩn bị và ứng phó sự cố, bao gồm ban chỉ huy, công an, phòng cháy chữa cháy, y tế, hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ và hạt nhân, lực lượng ứng phó của cơ sở.

10. Hiệu ứng sinh học tất định là hiệu ứng sinh học do bức xạ gây ra đối với con người, chỉ xảy ra khi liều bức xạ vượt một mức ngưỡng và mức độ nghiêm trọng của hiệu ứng gây ra đối với con người tăng tỷ lệ thuận với liều bức xạ; một số biểu hiện của hiệu ứng sinh học tất định là nôn mửa, bỏng da, hoại tử, tử vong.

11. Hiệu ứng sinh học ngẫu nhiên là hiệu ứng sinh học do bức xạ gây ra đối với con người, xác suất xảy ra hiệu ứng tăng lên khi liều bức xạ tăng và mức độ nghiêm trọng của hiệu ứng gây ra đối với con người độc lập với liều bức xạ nhận được; một số biểu hiện của hiệu ứng sinh học ngẫu nhiên là bệnh bạch cầu và ung thư.

12. Nhóm nguy cơ gây ra sự cố (sau đây gọi tắt là nhóm nguy cơ) là nhóm các cơ sở, nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân và các hoạt động có khả năng gây ra sự cố với mức độ thiệt hại tương đương nhau.

13. Mức can thiệp là mức liều bức xạ có thể tránh được khi thực hiện hành động bảo vệ cụ thể trong trường hợp xảy ra sự cố hoặc trường hợp chiếu xạ trường diễn.

14. Mức can thiệp tác nghiệp là mức can thiệp được thể hiện dưới dạng suất liều hoặc hoạt độ của vật liệu phóng xạ phát tán ra, nồng độ phóng xạ trong không khí, nồng độ phóng xạ bề mặt hoặc trong lòng đất tích phân theo thời gian, nồng độ phóng xạ trong mẫu môi trường, mẫu lương thực và mẫu nước. Mức can thiệp tác nghiệp được sử dụng làm căn cứ cho việc đưa ra hành động can thiệp tương ứng.

15. Mức báo động là chỉ thị mức độ trầm trọng hoặc khẩn cấp của tình huống sự cố đang diễn ra hoặc sắp diễn ra nhằm xác định các biện pháp ứng phó sự cố, mức độ huy động nguồn nhân lực ứng phó phù hợp.

16. Chỉ huy tại hiện trường là người được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm để chỉ đạo các hoạt động ứng phó tại chỗ và phối hợp các hoạt động hỗ trợ của quốc gia tại hiện trường nơi xảy ra sự cố.

17. Chuyên gia bảo vệ chống bức xạ là cá nhân được đào tạo về vật lý sức khỏe, an toàn bức xạ và có khả năng thực hiện việc đánh giá liều, ghi đo bức xạ, kiểm soát nhiễm bẩn, tư vấn về việc áp dụng các hành động bảo vệ khẩn cấp.

18. Phòng điều khiển là nơi lắp đặt hệ thống điều khiển, thiết bị hiển thị, đo đạc và lưu giữ các thông số của nhà máy điện hạt nhân và lò phản ứng nghiên cứu.

Điều 3. Nguyên tắc, yêu cầu đối với công tác chuẩn bị và hoạt động ứng phó sự cố

1. Công tác chuẩn bị ứng phó và hoạt động ứng phó sự cố phải tuân theo các nguyên tắc sau:

a) Hành động can thiệp phải bảo đảm mang lại nhiều lợi ích hơn là thiệt hại do hành động can thiệp đó gây ra;

b) Hình thức, phạm vi và khoảng thời gian áp dụng các hành động can thiệp phải tối ưu để lợi ích thực tế đạt được là tối đa;

c) Kế hoạch ứng phó sự cố được xây dựng phải bảo đảm việc ứng phó sự cố được tiến hành kịp thời, được quản lý, kiểm soát, phối hợp đồng bộ và hiệu quả từ cấp cơ sở, cấp tỉnh, quốc gia;

d) Việc phân công trách nhiệm giữa các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó phải rõ ràng cũng như việc chỉ đạo trong ứng phó sự cố phải tuân theo nguyên tắc tập trung thống nhất theo quy định trong Kế hoạch ứng phó sự cố được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Hoạt động ứng phó sự cố phải đạt được các yêu cầu sau:

a) Kiểm soát được diễn biến sự cố;

b) Ngăn chặn, giảm thiểu hậu quả tại hiện trường;

c) Ngăn chặn khả năng xảy ra hiệu ứng sinh học tất định đối với nhân viên ứng phó và công chúng;

d) Cung cấp các biện pháp cứu trợ ban đầu và điều trị nạn nhân;

đ) Giảm thiểu khả năng xảy ra hiệu ứng sinh học ngẫu nhiên ảnh hưởng đến sức khoẻ của công chúng;

e) Ngăn chặn tối đa khả năng xảy ra hậu quả phi phóng xạ đối với cá nhân và công chúng;

g) Giảm tới mức thấp nhất thiệt hại về tài sản và môi trường;

h) Tạo tiền đề thuận lợi cho công tác khắc phục sự cố lâu dài và cho việc lập kế hoạch chuẩn bị đưa các hoạt động kinh tế, xã hội trở lại trạng thái bình thường.

Điều 4. Nhóm nguy cơ, mức can thiệp, mức báo động

1. Nhóm nguy cơ được sử dụng làm căn cứ cho công tác chuẩn bị ứng phó và hoạt động ứng phó sự cố. Nhóm nguy cơ được phân thành năm nhóm I, II, III, IV và V được quy định trong Phụ lục I của Thông tư này.

2. Tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố căn cứ vào mức can thiệp để tiến hành các hành động can thiệp tương ứng. Mức can thiệp được quy định trong Phụ lục II của Thông tư này.

3. Mức báo động được áp dụng làm căn cứ cho việc huy động nguồn lực tiến hành hoạt động ứng phó sự cố. Mức báo động được quy định trong Phụ lục III của Thông tư này.

Điều 5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia chuẩn bị ứng phó và hoạt động ứng phó sự cố

1. Cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân và khu vực diễn ra công việc bức xạ khác theo quy định tại Điều 18 Luật năng lượng nguyên tử sau đây được gọi chung là cơ sở.

Người đứng đầu cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân và người chịu trách nhiệm chính đối với khu vực diễn ra công việc bức xạ khác theo quy định tại Điều 18 Luật năng lượng nguyên tử sau đây được gọi chung là người đứng đầu cơ sở.

Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm chính trong công tác chuẩn bị và ứng phó sự cố tại cơ sở.

2. Tổ chức, cá nhân xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố theo quy định tại Khoản 5 Điều 83 Luật năng lượng nguyên tử có trách nhiệm:

a) Lập và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố;

b) Bổ nhiệm hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Trưởng Ban chỉ huy và các thành viên trong Ban chỉ huy;

c) Xây dựng nguồn nhân lực, trang thiết bị (tham khảo Phụ lục V của Thông tư này), phương tiện, cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó với sự cố phù hợp với điều kiện cụ thể; tổ chức đào tạo và diễn tập định kỳ;

d) Xây dựng quy chế phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân tham gia chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố; xây dựng cơ chế chuyển giao quyền chỉ huy ứng phó giữa các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố;

đ) Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý các cấp, các lực lượng ứng phó và cơ sở trong việc tiến hành các biện pháp can thiệp.

3. Tổ chức, cá nhân tham gia chuẩn bị ứng phó và hoạt động ứng phó sự cố có trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được quy định trong Kế hoạch ứng phó sự cố; có trách nhiệm phối hợp với tổ chức, cá nhân khác theo quy định.

4. Trưởng Ban chỉ huy có trách nhiệm:

a) Phân công trách nhiệm, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban chỉ huy;

b) Thông báo về sự cố, khởi động và chấm dứt ứng phó sự cố;

c) Chỉ huy, điều động các lực lượng tham gia hoạt động ứng phó sự cố; chỉ đạo thực hiện các biện pháp can thiệp với sự tư vấn của các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ theo kế hoạch ứng phó sự cố được phê duyệt;

d) Bổ nhiệm người chỉ huy tại hiện trường phù hợp với từng tình huống cụ thể;

đ) Tổng hợp, đánh giá tình hình sự cố để báo cáo các cơ quan có thẩm quyền;

e) Bổ nhiệm người đại diện cung cấp thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật;

g) Khi có thay đổi ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố phải cập nhật, bổ sung kế hoạch ứng phó sự cố và thông báo tới cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố.

5. Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm:

a) Điều phối cung cấp nguồn nhân lực, trang thiết bị, phương tiện, cơ sở hạ tầng cần thiết căn cứ trên các yêu cầu đối với công tác chuẩn bị và ứng phó sự cố và phù hợp với điều kiện cụ thể;

b) Tổ chức ứng phó sự cố theo quy định trong Kế hoạch ứng phó sự cố;

c) Tổ chức đào tạo và diễn tập định kỳ.

6. Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, điều hành các lực lượng tham gia ứng phó sự cố tại hiện trường;

b) Chỉ đạo, điều động mọi nguồn lực, cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc ứng phó sự cố;

c) Giữ vai trò đầu mối tiếp nhận, xử lý và cung cấp thông tin tại hiện trường;

d) Tuân theo sự chỉ đạo của Trưởng Ban chỉ huy.

Điều 6. Trung tâm ứng phó sự cố

1. Cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II phải thiết lập Trung tâm ứng phó sự cố của cơ sở cách biệt về vật lý với Phòng điều khiển của cơ sở; Trung tâm ứng phó của cơ sở phải có đầy đủ trang thiết bị phục vụ trao đổi thông tin với Phòng điều khiển, các tổ chức, lực lượng tham gia ứng phó các cấp, theo dõi thông tin bức xạ; được trang bị các thiết bị bảo vệ chống phóng xạ.

2. Trung tâm ứng phó sự cố nằm ngoài cơ sở đối với nhóm nguy cơ I, II được xây dựng và trang bị đầy đủ các thiết bị, phương tiện ứng phó cần thiết cũng như phải được bảo đảm an toàn; trụ sở của Trung tâm ứng phó nằm ngoài cơ sở, lực lượng ứng phó ban đầu phải được xây dựng và duy trì theo quy định trong kế hoạch ứng phó sự cố cấp quốc gia.

3. Ban chỉ huy ứng phó sự cố cấp tỉnh thiết lập trung tâm ứng phó sự cố tỉnh được trang bị đầy đủ thiết bị, phương tiện cần thiết để ứng phó sự cố phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương.

Chương II

CHUẨN BỊ ỨNG PHÓ VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ

Mục 1. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ỨNG PHÓ SỰ CỐ

Điều 7. Tổ chức và quản lý trong chuẩn bị ứng phó sự cố

1. Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm:

a) Thiết lập các hệ thống điều hành và quản lý trong ứng phó sự cố;

b) Xây dựng mục tiêu chiến lược và giải quyết sự phối hợp thiếu đồng bộ liên quan tới chức năng, trách nhiệm, quyền hạn, phân bố nguồn lực và quyền ưu tiên giữa các tổ chức ứng phó sự cố;

c) Chuẩn bị ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân đồng bộ với việc chuẩn bị ứng phó sự cố thông thường khác.

2. Người đứng đầu cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II và III phải chuẩn bị:

a) Xây dựng quy trình chuyển đổi từ tình trạng hoạt động bình thường của cơ sở sang tình trạng khẩn cấp và phương pháp thực hiện chuyển đổi không làm giảm tính năng an toàn của cơ sở, không ảnh hưởng tới khả năng tuân thủ các quy trình vận hành an toàn và thực hiện các hành động giảm thiểu hậu quả của nhân viên vận hành;

b) Quy định rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan tới quá trình chuyển đổi được nêu tại Điểm a Khoản 2 của Điều này.

3. Người đứng đầu cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II có trách nhiệm chuẩn bị sẵn sàng cho việc:

a) Phối hợp giữa các lực lượng ứng phó sự cố trong cơ sở và tổ chức ứng phó sự cố ngoài cơ sở;

b) Phối hợp chặt chẽ việc tổ chức ứng phó sự cố với kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh trong vùng UPZ và PAZ.

Điều 8. Công tác chuẩn bị đối với việc xác nhận sự cố, thông báo và khởi động hệ thống ứng phó sự cố

1. Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm:

a) Thiết lập cơ chế tiếp nhận và lý thông tin tương ứng;

b) Thiết lập đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin hoạt động liên tục 24 giờ/7 ngày (24/7) cho việc tiếp nhận thông tin về sự cố, yêu cầu trợ giúp và khuyến cáo biện pháp ứng phó ban đầu;

c) Tổ chức đào tạo nhân viên bức xạ và nhân viên ứng phó có khả năng nhận biết các dấu hiệu sự cố tiềm ẩn và đưa ra thông báo thích hợp, cảnh báo kịp thời khi sự cố xảy ra;

d) Tổ chức đào tạo lực lượng ứng phó ban đầu có khả năng nhận biết các dấu hiệu cảnh báo bức xạ và đưa ra thông báo thích hợp, cảnh báo kịp thời khi sự cố xảy ra.

2. Ban chỉ huy các cấp căn cứ vào mức báo động được quy định trong Phụ lục III của Thông tư này, các yêu cầu về thiết kế, có trách nhiệm thiết lập hệ thống phát hiện, nhận dạng, phân loại, thông báo và khởi động ứng phó sự cố phù hợp với quy định pháp luật.

3. Trong kế hoạch ứng phó sự cố cấp quốc gia phải quy định chức năng nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin về sự cố, xử lý thông tin, khởi động hệ thống ứng phó sự cố, tuyên bố tình trạng khẩn cấp; thông báo và yêu cầu trợ giúp đối với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế và các quốc gia khác theo Công ước thông báo sớm về sự cố hạt nhân và Công ước trợ giúp khi xảy ra sự cố hạt nhân hoặc sự cố bức xạ.

Điều 9. Công tác chuẩn bị cho việc giảm thiểu hậu quả

1. Đối với nhóm nguy cơ IV, Ban chỉ huy có trách nhiệm:

a) Tư vấn kỹ thuật, cung cấp lực lượng hỗ trợ bảo vệ chống bức xạ cho người tham gia ứng phó sự cố và lực lượng ứng phó ban đầu;

b) Tổ chức đào tạo nhân viên bức xạ về các biện pháp giảm thiểu hậu quả tiềm tàng của sự cố, bảo vệ nhân viên và công chúng xung quanh khu vực xảy ra sự cố.

2. Ban chỉ huy kiểm tra và chỉ đạo việc tổ chức đào tạo lực lượng ứng phó ban đầu về các hành động ứng phó kịp thời đối với sự cố tiềm tàng hoặc sự cố đang xảy ra liên quan tới vận chuyển chất phóng xạ.

3. Cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ thuộc nhóm 1 và nhóm 2 theo "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ" - QCVN 6:2010/BKHCN ban hành kèm theo Thông tư số 24/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi tắt là QCVN 6:2010/BKHCN) phải thiết lập mối quan hệ và phương thức liên lạc kịp thời với tổ chức đánh giá phóng xạ hoặc chuyên gia bảo vệ chống bức xạ theo quy định trong kế hoạch ứng phó sự cố khi xảy ra sự cố nhằm giảm thiểu mọi hậu quả.

4. Cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II và III có trách nhiệm chuẩn bị sẵn sàng thực hiện các hành động giảm thiểu hậu quả nhằm đạt được các mục tiêu sau:

a) Ngăn ngừa sự cố leo thang;

b) Đưa cơ sở trở lại trạng thái an toàn;

c) Giảm khả năng phát tán chất phóng xạ;

d) Giảm khả năng bị chiếu xạ;

đ) Cung cấp kịp thời hỗ trợ kỹ thuật cho nhân viên vận hành;

e) Cung cấp kịp thời các đội ứng phó khẩn cấp;

g) Chuẩn bị sẵn sàng cho việc tiếp nhận hỗ trợ từ các tổ chức tham gia ứng phó sự cố cấp tỉnh hoặc cấp quốc gia.

5. Tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố theo quy định tại Khoản 5 Điều 83 Luật năng lượng nguyên tử có trách nhiệm xây dựng nguồn lực để thực hiện yêu cầu tại Khoản 3 Điều 19 của Thông tư này.

Điều 10. Công tác chuẩn bị cho việc tiến hành các hành động bảo vệ khẩn cấp

1. Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm thông báo cho lực lượng ứng phó ban đầu về việc thực hiện ngay các biện pháp cứu người và ngăn chặn xảy ra các tổn thương nghiêm trọng khi có các dấu hiệu hoặc biểu hiện khả năng tồn tại chất phóng xạ tại hiện trường.

2. Cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I và II có trách nhiệm chuẩn bị sẵn sàng cho việc ra quyết định và thực hiện các hành động bảo vệ khẩn cấp trong cơ sở. Việc chuẩn bị này bao gồm:

a) Mô tả các đặc trưng kỹ thuật của vùng ứng phó khẩn cấp (UPZ đối với cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I và PAZ đối với cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II);

b) Xây dựng quy trình (căn cứ trên mức báo động, điều kiện thực tế trong và xung quanh cơ sở) cho việc đưa ra khuyến cáo thực hiện các hành động bảo vệ khẩn cấp ngoài cơ sở;

c) Quy định người có trách nhiệm và quyền hạn trong việc cung cấp kịp thời khuyến cáo thực hiện các hành động bảo vệ khẩn cấp ngoài cơ sở tới các cơ quan có thẩm quyền được quy định trong Kế hoạch ứng phó sự cố các cấp;

d) Quy định việc thông báo kịp thời tới cơ quan có thẩm quyền cho việc thực hiện các hành động bảo vệ khẩn cấp trong vùng PAZ và UPZ theo Phụ lục VI của Thông tư này.

3. Cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II và III có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho tất cả cá nhân trong cơ sở khi xảy ra sự cố, bao gồm:

a) Thông báo sự cố tới tất cả cá nhân trong cơ sở;

b) Thống kê tất cả cá nhân trong cơ sở;

c) Xác định và tìm kiếm những người mất tích;

d) Thực hiện các hành động bảo vệ khẩn cấp;

đ) Thực hiện sơ cứu kịp thời.

4. Ban chỉ huy cấp tỉnh nơi có khu vực PAZ và UPZ chuẩn bị và phối hợp với lực lượng ứng phó khác thực hiện các hành động bảo vệ khẩn cấp ngoài cơ sở như sau:

a) Bảo vệ nhân viên ứng phó;

b) Thông báo tới công chúng trong khu vực PAZ và UPZ theo quy định trong kế hoạch ứng phó sự cố được phê duyệt;

c) Thực hiện các hành động bảo vệ khẩn cấp;

d) Bảo vệ nguồn cung cấp thực phẩm và nước;

đ) Yêu cầu hạn chế tiêu thụ thực phẩm trong khu vực;

e) Kiểm tra và tẩy xạ cho người sơ tán;

g) Chăm sóc người sơ tán và kiểm soát ra vào khu vực.

Điều 11. Công tác chuẩn bị cho việc tiến hành cung cấp thông tin

1. Cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I và II chuẩn bị sẵn sàng cho việc cung cấp thông tin về sự cố tới cơ quan có thẩm quyền được quy định trong kế hoạch ứng phó sự cố. Thông tin bao gồm:

a) Tình trạng nguy hiểm hiện tại;

b) Cách thức cảnh báo, thông báo và các hành động người dân cần thực hiện khi xảy ra sự cố.

2. Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm:

a) Quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về sự cố, các biện pháp can thiệp cần áp dụng và các thông tin liên quan khác tới đối tượng thích hợp;

b) Xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc cung cấp thông tin như phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện dự phòng.

Điều 12. Công tác chuẩn bị cho việc đánh giá mức báo động

1. Cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II và III có trách nhiệm chuẩn bị (nhân lực, thiết bị, phương tiện, quy trình) cho việc đánh giá kịp thời:

a) Các điều kiện bất thường trong cơ sở;

b) Tình huống chiếu xạ hoặc phát tán chất phóng xạ;

c) Tình trạng bức xạ trong và ngoài cơ sở;

d) Mọi tình huống chiếu xạ tiềm năng hoặc thực tế đối với công chúng.

2. Cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II và Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm chuẩn bị cho việc:

a) Đánh giá nhiễm bẩn phóng xạ, phát tán chất phóng xạ, liều bức xạ nhằm đưa ra quyết định thực hiện các hành động bảo vệ khẩn cấp trong vùng PAZ và UPZ;

b) Có nguồn nhân lực được đào tạo và trang thiết bị cho việc thực hiện quy định tại Điểm a Khoản 2 của Điều này;

c) Lưu giữ các thông tin liên quan đến việc đánh giá mức báo động để phục vụ công tác ứng phó sự cố.

3. Cơ sở thuộc nhóm nguy cơ IV có trách nhiệm chuẩn bị cho việc:

a) Xác định quy mô và mức độ của tình huống chiếu xạ hoặc nhiễm bẩn phóng xạ bất thường;

b) Đề xuất các hành động giảm thiểu và bảo vệ ngay lập tức trong khu vực xảy ra sự cố;

c) Xác định các cá nhân trong công chúng có khả năng bị chiếu xạ;

d) Thông báo mức độ nguy hiểm và khuyến cáo các hành động bảo vệ tới cơ quan có thẩm quyền.

Điều 13. Công tác chuẩn bị cho quản lý y tế trong ứng phó sự cố

1. Lực lượng y tế tham gia ứng phó sự cố phải được đào tạo về:

a) An toàn bức xạ;

b) Triệu chứng lâm sàng do chiếu xạ gây ra;

c) Quy trình thông báo và quy trình sơ cứu, điều trị nạn nhân trong sự cố bức xạ, hạt nhân.

2. Cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II và III chuẩn bị sẵn sàng cho việc điều trị số lượng nhất định nhân viên bị chiếu xạ quá liều hoặc nhiễm bẩn phóng xạ. Việc điều trị bao gồm sơ cứu, đánh giá liều, vận chuyển và điều trị y tế ban đầu đối với bệnh nhân nhiễm bẩn phóng xạ hoặc bị chiếu xạ liều cao tại bệnh viện địa phương.

3. Ban chỉ huy các cấp đối với khu vực UPZ, PAZ của cơ sở nhóm nguy cơ phải xây dựng kế hoạch phân loại và chuyển những người bị chiếu xạ quá liều đến các bệnh viện chuyên ngành.

4. Lực lượng y tế được quy định trong kế hoạch ứng phó sự cố có trách nhiệm chuẩn bị:

a) Nguồn nhân lực, trang thiết bị cấp cứu và điều trị;

b) Phác đồ điều trị thích hợp để chẩn đoán sớm và điều trị các bệnh phóng xạ;

c) Hội chẩn với các tổ chức chuyên ngành khác về các tổn thương nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của nhân viên ứng phó và công chúng.

Điều 14. Công tác chuẩn bị cho việc hạn chế tiêu thụ lương thực, thực phẩm và bảo vệ dài hạn

1. Cơ quan chức năng có thẩm quyền được quy định trong kế hoạch ứng phó sự cố các cấp trong khu vực, hoạt động thuộc nhóm nguy cơ V có trách nhiệm chuẩn bị sẵn sàng cho việc thực hiện các biện pháp bảo vệ nông nghiệp như hạn chế tiêu thụ, phân phối và buôn bán lương thực thực phẩm trong khu vực có phát tán chất phóng xạ. Việc chuẩn bị bao gồm:

a) Xây dựng các mức can thiệp tác nghiệp;

b) Phương pháp đánh giá các mức can thiệp tác nghiệp;

c) Bảo đảm quan trắc liên tục nhiễm bẩn phóng xạ đất tại khu vực nông nghiệp;

d) Bảo đảm phân tích mẫu nước và thực phẩm;

đ) Các biện pháp bảo vệ nông nghiệp.

2. Cơ quan chức năng có thẩm quyền được quy định trong kế hoạch ứng phó sự cố các cấp có trách nhiệm chuẩn bị sẵn sàng cho việc quản lý chất thải phóng xạ, nhiễm bẩn phóng xạ do sự cố gây ra, bao gồm lập kế hoạch quan trắc và phân tích nhằm phân loại mẫu nhiễm bẩn phóng xạ, chất thải phóng xạ do sự cố gây ra.

3. Ban chỉ huy cấp tỉnh phối hợp với Ban chỉ huy cấp quốc gia chuẩn bị sẵn sàng cho việc sơ tán tạm thời đối với những người trong và ngoài khu vực UPZ; chuẩn bị sẵn sàng cho việc kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ đối với phương tiện vận chuyển, người, tài sản ra vào vùng ứng phó khẩn cấp (bao gồm cả trong và ngoài khu vực UPZ).

Điều 15. Giảm thiểu hậu quả phi phóng xạ của sự cố và công tác ứng phó sự cố

Ban chỉ huy cấp tỉnh và cấp quốc gia có trách nhiệm chuẩn bị sẵn sàng cho việc:

1. Có luận cứ và biện pháp tối ưu để thực hiện các mức can thiệp trong việc quản lý lương thực, thực phẩm và biện pháp phòng ngừa lâu dài.

2. Xem xét các tác động đối với phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng lâu dài tới phúc lợi xã hội và ảnh hưởng khác.

3. Sẵn sàng tư vấn cho công chúng.

4. Kịp thời giải thích về các rủi ro sức khỏe và tư vấn cho công chúng về các hành động bảo vệ cần thực hiện và các hành động cần tránh thực hiện để giảm thiểu hậu quả do sự cố gây ra.

5. Ngăn chặn kịp thời các hành động quá khích.

Điều 16. Công tác chuẩn bị cho việc kết thúc các hoạt động bảo vệ, can thiệp và phục hồi môi trường

1. Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm lập kế hoạch cho việc ra thông báo kết thúc hoạt động ứng phó sự cố, bao gồm xây dựng các tiêu chí cho việc kết thúc các hành động bảo vệ, can thiệp trên cơ sở các mức can thiệp và điều kiện an toàn bức xạ tại hiện trường.

2. Ban chỉ huy có trách nhiệm lập kế hoạch phục hồi môi trường trong đó quy định rõ:

a) Vai trò và chức năng của các tổ chức liên quan;

b) Phương pháp cung cấp thông tin;

c) Phương pháp đánh giá hậu quả phóng xạ và phi phóng xạ;

d) Phương pháp thay đổi các hành động phục hồi nhằm giảm thiểu hậu quả phóng xạ và phi phóng xạ của sự cố;

đ) Các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ, kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp.

Mục 2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ SỰ CỐ

Điều 17. Tổ chức và quản lý trong hoạt động ứng phó sự cố

1. Tổ chức tham gia hoạt động ứng phó sự cố có trách nhiệm:

a) Bảo đảm sự phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố trong và ngoài cơ sở;

b) Đánh giá thông tin cần thiết để ban hành các quyết định huy động nguồn lực trong suốt quá trình xảy ra sự cố.

2. Tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố có trách nhiệm triển khai ứng phó sự cố theo quy định trong kế hoạch ứng phó sự cố và bảo đảm việc ứng phó sự cố phải được tiến hành kịp thời, quản lý hiệu quả không làm giảm tính năng an toàn của cơ sở, không gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn về an toàn bức xạ và hạt nhân.

3. Các tổ chức ngoài cơ sở tham gia ứng phó sự cố trong vùng UPZ và PAZ của cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I và II có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ nhau trong ứng phó sự cố.

Điều 18. Xác nhận sự cố, thông báo và khởi động hệ thống ứng phó

1. Khi có thông tin liên quan tới sự cố tại cơ sở, cơ sở phải xác nhận sự cố, xác định mức báo động và thông báo tới đầu mối tiếp nhận thông tin được quy định trong Kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở và cấp tỉnh.

2. Khi có thông tin liên quan tới sự cố tại địa phương, đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin cấp tỉnh phải xác nhận sự cố, xác định mức báo động và thông báo tới các tổ chức tham gia ứng phó.

3. Quy định về thời gian xác nhận sự cố, thông báo và khởi động hệ thống ứng phó được trình bày trong Phụ lục VI của Thông tư này.

4. Trong trường hợp sự cố có khả năng gây ảnh hưởng tới quốc gia khác, theo quy định tại Khoản 8 Điều 84 Luật năng lượng nguyên tử, cơ quan được giao theo quy định của pháp luật có trách nhiệm thông báo sự cố tới các tổ chức quốc tế hoặc thông báo trực tiếp tới quốc gia bị ảnh hưởng.

Điều 19. Thực hiện các biện pháp giảm thiểu hậu quả

1. Lực lượng ứng phó ban đầu căn cứ tình hình cụ thể và mức can thiệp để tiến hành các biện pháp can thiệp phù hợp nhằm giảm thiểu hậu quả sự cố do nhóm nguy cơ IV gây ra.

2. Cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II, III và IV có trách nhiệm thực hiện kịp thời các biện pháp can thiệp phù hợp nhằm giảm thiểu hậu quả của sự cố.

3. Các nguồn lực hỗ trợ ứng phó sự cố các cấp, bao gồm phương tiện kỹ thuật, thông tin liên lạc, thuốc dự phòng, địa điểm sơ tán và các nhu yếu phẩm khác phải sẵn sàng cho việc hỗ trợ ứng phó sự cố đối với các cơ sở sự cố thuộc nhóm nguy cơ I, II và III.

Điều 20. Thực hiện các biện pháp bảo vệ khẩn cấp

Tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố có trách nhiệm:

1. Ưu tiên thực hiện tất cả biện pháp thích hợp để cứu người.

2. Đối với sự cố hạt nhân, thực hiện các biện pháp bảo vệ khẩn cấp như ẩn náu, sơ tán, phát thuốc KI nhằm giảm liều bức xạ và ngăn ngừa xảy ra các hiệu ứng sinh học tất định; đối với sự cố bức xạ, thực hiện các biện pháp bảo vệ chống bức xạ thích hợp.

3. Thay đổi các hành động bảo vệ khẩn cấp phù hợp với diễn biến sự cố dựa trên thông tin có được từ sự cố.

4. Chấm dứt hành động bảo vệ khi hành động đó không còn phù hợp.

Điều 21. Cung cấp thông tin và hướng dẫn cho công chúng

Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm:

1. Căn cứ trên mức báo động, điều kiện cụ thể và các số liệu quan trắc tại hiện trường đưa ra cảnh báo kịp thời và hướng dẫn hành động bảo vệ cho công chúng theo thẩm quyền.

2. Cung cấp thông tin chính thức nhằm hạn chế việc phát tán thông tin sai lệch, thiếu chính xác.

Điều 22. Bảo vệ nhân viên ứng phó

Tổ chức, cá nhân tham gia chuẩn bị ứng phó và hoạt động ứng phó sự cố có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ nhân viên, kiểm soát liều theo quy trình đã được xây dựng trong Kế hoạch ứng phó sự cố và theo quy định tại Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng.

Điều 23. Đánh giá mức báo động

Tổ chức, cá nhân được phân công đánh giá mức báo động trong kế hoạch ứng phó sự cố có trách nhiệm:

1. Căn cứ vào quy định tại Phụ lục III của Thông tư này và các kết quả đánh giá, xác định mức độ nghiêm trọng và khả năng gây ra hậu quả của sự cố trong suốt quá trình diễn ra sự cố để áp dụng mức báo động phù hợp.

2. Tiến hành quan trắc bức xạ và phân tích mẫu môi trường nhằm xác định kịp thời các mối nguy hiểm tiềm tàng và thay đổi chiến lược ứng phó.

3. Cung cấp thông tin kịp thời tới các tổ chức ứng phó về tình trạng sự cố, đánh giá sự cố, hành động bảo vệ được khuyến cáo áp dụng.

Điều 24. Quản lý y tế trong ứng phó sự cố

1. Tổ chức y tế được giao nhiệm vụ trong kế hoạch ứng phó sự cố có trách nhiệm tiến hành các biện pháp sơ cứu ban đầu và thông báo tới đầu mối tiếp nhận thông tin được quy định trong kế hoạch ứng phó sự cố khi phát hiện thấy các biểu hiện bệnh lý do bức xạ gây ra; phát KI cho đối tượng thích hợp căn cứ trên các mức can thiệp.

Tổ chức, cá nhân khi phát hiện thấy các biểu hiện bệnh lý do bức xạ gây ra có trách nhiệm thông báo tới cơ quan tiếp nhận thông tin được quy định trong kế hoạch ứng phó sự cố.

2. Cá nhân bị chiếu xạ và bị nhiễm bẩn phóng xạ phải được điều trị tại các bệnh viện chuyên ngành.

3. Tổ chức y tế được giao nhiệm vụ trong kế hoạch ứng phó sự cố có trách nhiệm đưa ra các biện pháp đánh giá việc tăng tỉ lệ ung thư đối với nhân viên ứng phó và công chúng; đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp khi cần thiết.

Điều 25. Hạn chế tiêu thụ lương thực, thực phẩm và bảo vệ dài hạn

1. Ban chỉ huy cấp tỉnh và cấp quốc gia có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ, hạn chế tiêu thụ lương thực, thực phẩm và bảo vệ dài hạn phù hợp với quy định trong Phụ lục II của Thông tư này.

2. Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm tổ chức việc quản lý chất thải phóng xạ và xử lý nhiễm bẩn phóng xạ do sự cố gây ra.

Điều 26. Chấm dứt các hành động bảo vệ, can thiệp, thông báo mức sự cố và phục hồi môi trường

1. Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm:

a) Xác định thời điểm chấm dứt các hành động bảo vệ, can thiệp và thông báo tới công chúng theo thẩm quyền;

b) Đánh giá mức sự cố theo quy định tại Khoản 3 Điều 82 Luật năng lượng nguyên tử và thông báo tới công chúng theo thẩm quyền.

2. Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm tổ chức việc đánh giá liều chiếu xạ nghề nghiệp cho nhân viên tiến hành hoạt động phục hồi môi trường khi kết thúc quá trình phục hồi.

3. Việc phục hồi môi trường được kết thúc khi các điều kiện sau được đáp ứng:

a) Mức liều hiệu dụng tiềm năng không quá 10 mSv/năm do môi trường bị nhiễm xạ gây ra;

b) Đã áp dụng các biện pháp phục hồi trên nguyên tắc giảm thấp nhất có thể đạt được một cách hợp lý;

c) Có luận cứ cho thấy nếu tiếp tục áp dụng hành động phục hồi thì lợi ích thu được nhỏ hơn so với chi phí để thực hiện các hành động phục hồi.

4. Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm quyết định việc hủy bỏ các biện pháp hạn chế, can thiệp, phục hồi căn cứ trên quy định của quốc gia và quốc tế.

5. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các Bộ có liên quan và Ban chỉ huy quy định mức liều tham chiếu để chấm dứt hành động phục hồi.

Chương III

LẬP VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN CẤP CƠ SỞ VÀ CẤP TỈNH

Mục 1. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ CẤP CƠ SỞ

Điều 27. Kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II và III

Kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II và III có cấu trúc như sau:

1. Quy định chung:

a) Trình bày phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của bản kế hoạch ứng phó sự cố;

b) Giải thích khái niệm, thuật ngữ được dùng trong kế hoạch ứng phó sự cố;

c) Trình bày thông tin liên quan tới danh sách, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố và tổ chức, cá nhân hỗ trợ;

d) Liệt kê các kế hoạch ứng phó sự cố khác có liên quan như ứng phó sự cố đối với thiên tai, phòng cháy chữa cháy có hiệu lực trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Căn cứ pháp lý để lập kế hoạch ứng phó sự cố:

Trình bày danh mục các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương và địa phương ban hành có liên quan và trích dẫn nội dung chính của các văn bản đó.

3. Phân tích nguy cơ gây ra sự cố tại cơ sở:

a) Căn cứ vào nhóm nguy cơ quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này, phân tích các nguy cơ, các tình huống và hậu quả lớn nhất do sự cố gây ra;

b) Phân tích các nguy cơ liên quan tới mất an ninh đối với cơ sở hoặc nguồn phóng xạ.

4. Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố:

a) Quy định rõ cơ cấu tổ chức và sơ đồ tổ chức ứng phó sự cố của cơ sở;

b) Nêu rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong cơ sở liên quan tới chuẩn bị và ứng phó sự cố, bao gồm người đứng đầu cơ sở; Ban chỉ huy ứng phó sự cố; thành viên trong Ban chỉ huy; phòng ban, cá nhân tham gia ứng phó sự cố; phòng ban, cá nhân khác tham gia hỗ trợ ứng phó sự cố.

Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải cụ thể hóa các yêu cầu tương ứng được quy định tại Điều 5; Điều 6; Điều 7; Khoản 1 và Khoản 2 Điều 8; Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 9; Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 10; Điều 11; Khoản 1 và Khoản 2 Điều 12; Khoản 2 Điều 13 và Điều 16 của Thông tư này.

5. Công tác chuẩn bị và sẵn sàng ứng phó sự cố:

a) Nêu rõ nhân lực, trang thiết bị của cơ sở nhằm bảo đảm thực hiện trách nhiệm được quy định trong Điểm b Khoản 4 của Điều này;

b) Xác định vùng PAZ và UPZ đối với cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I hoặc II theo quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này;

c) Xây dựng kế hoạch đào tạo, diễn tập (kịch bản, thời gian, tần suất) cho tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố;

d) Quy định việc cập nhật, bổ sung kế hoạch ứng phó sự cố.

6. Hoạt động ứng phó sự cố:

a) Áp dụng các nguyên tắc ứng phó sự cố theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này vào hoạt động ứng phó sự cố;

b) Xây dựng cơ chế điều hành trong quá trình ứng phó sự cố theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này;

c) Xây dựng phương án huy động nhân lực và trang thiết bị ứng phó phù hợp với mức báo động, đáp ứng được quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 18 của Thông tư này;

d) Thiết lập các giai đoạn ứng phó tương ứng với quy định trong Phụ lục VII của Thông tư này, tiêu chí cần đạt được của từng giai đoạn và các quy trình, hướng dẫn cụ thể để đạt được các tiêu chí đó; các giai đoạn ứng phó sự cố phải đáp ứng các yêu cầu được quy định tại Khoản 2 Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Khoản 1 và Khoản 2 Điều 24; Điều 25 của Thông tư này;

đ) Thiết lập hệ thống thông tin nội bộ, yêu cầu trợ giúp và thông báo cho các cá nhân trong vùng PAZ và UPZ.

7. Các phụ lục kèm theo kế hoạch ứng phó sự cố:

a) Các tài liệu phục vụ cho công tác ứng phó sự cố như: bản đồ, mặt bằng cơ sở, mẫu nội dung thông báo và tiếp nhận thông tin theo quy định tại Phụ lục VIII của Thông tư này; xác định mức độ báo động và mức độ ứng phó; mức độ điều động nhân lực và trang thiết bị; bổ nhiệm người chỉ huy hiện trường;

b) Một số chỉ dẫn và hướng dẫn cụ thể về cung cấp thông tin trong ứng phó sự cố; hướng dẫn bảo đảm an toàn cho nhân viên ứng phó sự cố và công chúng khi sự cố xảy ra; khuyến cáo về khoanh vùng an toàn cho sự cố theo quy định tại Phụ lục VIII của Thông tư này;

c) Căn cứ trên quy định về phục hồi môi trường tại Điều 26 của Thông tư này, xây dựng quy trình đưa ra quyết định kết thúc hoạt động ứng phó, mục tiêu cần đạt được khi lập kế hoạch khôi phục dài hạn;

d) Căn cứ theo Khoản 3 Điều 27 của Thông tư này, xây dựng kịch bản và quy trình ứng phó cụ thể cho các sự cố;

đ) Xây dựng các mẫu báo cáo;

e) Xây dựng nhật ký ứng phó sự cố.

Điều 28. Kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở thuộc nhóm nguy cơ IV

1. Cơ sở tiến hành công việc bức xạ sử dụng nguồn phóng xạ trong chụp ảnh phóng xạ công nghiệp xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố theo quy định tại Điều 27 của Thông tư này và cần điều chỉnh cho phù hợp với quy mô, số lượng và mức độ nguy hiểm của các nguồn bức xạ.

2. Cơ sở tiến hành công việc bức xạ sử dụng nguồn phóng xạ thuộc nhóm 2 (trừ nguồn phóng xạ trong chụp ảnh phóng xạ công nghiệp), nhóm 3, nhóm 4 theo quy định tại QCVN 6:2010/BKHCN, thiết bị phát tia X trong chụp ảnh phóng xạ công nghiệp và các máy gia tốc xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố có cấu trúc như sau:

a) Căn cứ pháp lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 của Thông tư này;

b) Phân tích nguy cơ xảy ra sự cố tại cơ sở theo quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Thông tư này;

c) Nêu rõ cơ cấu tổ chức và trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân trong cơ sở liên quan đến việc chuẩn bị và ứng phó sự cố, trong đó nêu rõ quy định về cung cấp nguồn lực phục vụ công tác ứng phó của cơ sở.

Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân này phải cụ thể hóa các yêu cầu về chuẩn bị ứng phó sự cố tương ứng được quy định tại Điều 5; Khoản 1 Điều 7; Khoản 1 Điều 8; Khoản 1 và Khoản 2 Điều 9; Khoản 3 Điều 12; Điều 16 của Thông tư này.

Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân này phải cụ thể hóa các yêu cầu về ứng phó sự cố tương ứng được quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 18; Khoản 1 và Khoản 2 Điều 19; Khoản 1, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 20; Điều 22; Khoản 1 Điều 23; Khoản 2 Điều 24; Điều 26 của Thông tư này.

d) Căn cứ theo Điểm b Khoản 2 của Điều này, xây dựng một số kịch bản ứng phó đối với một số sự cố như: sự cố trong vận chuyển nguồn, sự cố rơi nguồn, sự cố kẹt nguồn, sự cố mất nguồn, chiếu quá liều;

đ) Quy định về thông báo, yêu cầu trợ giúp và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Cơ sở tiến hành công việc bức xạ sử dụng nguồn phóng xạ thuộc nhóm 5 theo quy định tại QCVN 6:2010/BKHCN xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố có cấu trúc như sau: phân tích nguy cơ, tình huống liên quan tới thất lạc nguồn phóng xạ, mất an toàn liên quan tới nguồn phóng xạ, xây dựng các kịch bản ứng phó sự cố theo tình huống đó, quy định về trách nhiệm báo cáo khi xảy ra sự cố.

4. Cơ sở sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế và thiết bị phát tia X khác với thiết bị được quy định trong Khoản 2 của Điều này xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố có cấu trúc như sau:

a) Quy định về trách nhiệm báo cáo khi nhân viên bức xạ, bệnh nhân và các cá nhân khác bị chiếu quá liều;

b) Quy định nội dung bản báo cáo sự cố;

c) Quy định về trách nhiệm phương pháp đánh giá liều và theo dõi tình trạng sức khoẻ của cá nhân bị chiếu xạ quá liều.

Mục 2. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ CẤP TỈNH

Điều 29. Kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh

Bản kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh được xây dựng có cấu trúc như sau:

1. Quy định chung theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 của Thông tư này.

2. Các căn cứ pháp lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 và bổ sung căn cứ pháp lý cho việc huy động, trợ giúp về nhân lực, tài sản, phương tiện và bồi hoàn hao tổn phục vụ cho công tác ứng phó sự cố.

3. Phân tích nguy cơ gây ra sự cố trên địa bàn tỉnh:

a) Căn cứ vào nhóm nguy cơ quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này, phân tích các nguy cơ, các tình huống và hậu quả lớn nhất do sự cố gây ra;

b) Phân tích các nguy cơ liên quan tới mất an ninh đối với nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh.

4. Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố:

a) Quy định rõ cơ cấu tổ chức và trình bày sơ đồ tổ chức ứng phó sự cố;

b) Quy định chi tiết trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân theo các yêu cầu của việc chuẩn bị và ứng phó sự cố, cụ thể: cơ cấu và thành phần của Ban chỉ huy ứng phó sự cố; trách nhiệm của Ban chỉ huy ứng phó sự cố; trách nhiệm của từng thành viên trong Ban chỉ huy; trách nhiệm của Trưởng Ban chỉ huy; trách nhiệm của tổ chức tham gia và trách nhiệm của tổ chức hỗ trợ .

Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân này phải cụ thể hóa các yêu cầu tương ứng được quy định tại Điều 5; Điều 6; Khoản 1 Điều 7; Khoản 1 Điều 8; Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 5 Điều 19; Khoản 4 Điều 10; Khoản 2 Điều 11; Khoản 2 Điều 12; Khoản 1, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16 của Thông tư này.

5. Công tác chuẩn bị và sẵn sàng ứng phó sự cố:

a) Nêu rõ quy định về việc chuẩn bị nguồn nhân lực, trang thiết bị và nguồn kinh phí của các tổ chức tham gia ứng phó sự cố nhằm bảo đảm thực hiện được trách nhiệm được quy định trong Điểm b Khoản 4 của Điều này;

b) Đối với các tỉnh có nhóm nguy cơ I hoặc II, phải xây dựng các phương án ứng phó sự cố, bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện và nguồn nhân lực phục vụ ứng phó sự cố tương ứng cho vùng PAZ và UPZ;

c) Xây dựng kế hoạch đào tạo, diễn tập (kịch bản, thời gian, tần suất) cho các tổ chức, cá nhân có trong kế hoạch ứng phó;

d) Quy định về nơi làm việc của Ban chỉ huy ứng phó sự cố cấp tỉnh phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương;

đ) Quy định về việc xem xét, cập nhật, bổ sung kế hoạch.

6. Hoạt động ứng phó sự cố:

a) Áp dụng các nguyên tắc ứng phó sự cố theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này vào hoạt động ứng phó sự cố;

b) Xây dựng cơ chế điều hành trong quá trình ứng phó sự cố theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này;

c) Xây dựng phương án huy động nhân lực và trang thiết bị ứng phó phù hợp với mức báo động, đáp ứng được quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 18 của Thông tư này;

d) Thiết lập các giai đoạn ứng phó tương ứng với quy định trong Phụ lục VIII của Thông tư này, tiêu chí cần đạt được của từng giai đoạn và các quy trình, hướng dẫn cụ thể để đạt được các tiêu chí đó; các giai đoạn ứng phó sự cố phải đáp ứng các yêu cầu được quy định tại Khoản 3 Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26 của Thông tư này;

đ) Xây dựng cách thức, nội dung thông báo các thông tin liên quan tới tiến trình ứng phó sự cố cho tổ chức tham gia ứng phó sự cố, phương tiện thông tin đại chúng trong quá trình ứng phó sự cố theo hướng dẫn được quy định trong Phụ lục VIII của Thông tư này;

e) Xây dựng quy định về thông báo, trợ giúp và yêu cầu trợ giúp tới các địa phương khác có liên quan trong ứng phó sự cố.

7. Phụ lục:

a) Danh sách và địa chỉ liên lạc chi tiết của Ban chỉ huy, tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố;

b) Tài liệu phục vụ cho công tác ứng phó sự cố như: mẫu thông báo và tiếp nhận thông tin; xác định mức độ báo động và mức độ điều động lực lượng ứng phó; điều động và bổ nhiệm người chỉ huy hiện trường;

c) Một số chỉ dẫn và hướng dẫn như: chỉ dẫn cung cấp thông tin trong ứng phó sự cố; hướng dẫn bảo đảm an toàn cho công chúng và nhân viên ứng phó sự cố khi sự cố xảy ra; khuyến cáo về khoanh vùng an toàn cho sự cố;

d) Căn cứ theo quy định về phục hồi môi trường tại Điều 26 của Thông tư này, xây dựng quy trình đưa ra quyết định kết thúc hoạt động ứng phó, mục tiêu cần đạt được khi lập kế hoạch khôi phục dài hạn;

đ) Căn cứ theo Khoản 3 Điều 29 của Thông tư này, xây dựng kịch bản và quy trình ứng phó cụ thể cho các sự cố;

e) Xây dựng các mẫu báo cáo;

g) Xây dựng nhật ký ứng phó sự cố.

Mục 3. PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ

Điều 30. Hồ sơ trình phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố

1. Hồ sơ kế hoạch ứng phó cấp cơ sở gồm có:

- Công văn đề nghị phê duyệt;

- 03 bản kế hoạch ứng phó cấp cơ sở được lập có cấu trúc và nội dung theo quy định tại Thông tư này; Bản kế hoạch ứng phó sự cố phải có chữ ký của người đứng đầu cơ sở và dấu của cơ sở, có dấu giáp lai các trang và có trang bìa cứng.

2. Hồ sơ kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh gồm có:

- Công văn đề nghị phê duyệt;

- 04 bản Kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh được lập có cấu trúc và nội dung theo quy định tại Thông tư này; Bản kế hoạch ứng phó sự cố phải có chữ ký và dấu của cấp có thẩm quyền soạn thảo, có dấu giáp lai các trang và có trang bìa cứng.

Điều 31. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố

1. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ quy định tại Điều 23 Thông tư 08/2010/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.

2. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh, cấp quốc gia quy định tại Khoản 5 Điều 83 Luật năng lượng nguyên tử; Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố nhà máy điện hạt nhân khi thẩm định báo cáo phân tích an toàn trong giai đoạn cấp phép xây dựng và vận hành.

Điều 32. Trình tự thủ tục phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố

1. Tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt bản kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở phải nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 của Thông tư này về cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiến hành thẩm định hồ sơ, phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố nếu hồ sơ đáp ứng yêu cầu. Trường hợp không đồng ý phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Ủy an nhân dân cấp tỉnh đề nghị phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh phải nộp 01 hồ sơ theo quy định Khoản 2 Điều 30 của Thông tư này về Bộ Khoa học và Công nghệ. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Khoa học và Công nghệ nhận đủ hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thành lập Hội đồng thẩm định kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh. Trong thời hạn 60 ngày, sau khi có kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ ra quyết định phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh. Trường hợp Bộ Khoa học và Công nghệ không đồng ý phê duyệt, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 33. Điều khoản chuyển tiếp

1. Kế hoạch ứng phó sự cố đã được lập và phê duyệt theo quy định tại Thông tư số 24/2012/TT-BKHCN ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân cấp cơ sở và cấp tỉnh thì không phải làm thủ tục phê duyệt lại.

2. Kế hoạch ứng phó sự cố đã được lập nhưng chưa được phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì phải chỉnh sửa và nộp bổ sung kế hoạch ứng phó sự cố theo quy định tại Thông tư này.

Điều 34. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 11 năm 2014.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 24/2012/TT-BKHCN ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân cấp cơ sở và cấp tỉnh.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cổng thông tin điện tử của Chính phủ;
- Công báo;
- Lưu: VT, ATBXHN.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Quân

PHỤ LỤC I

NHÓM NGUY CƠ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân)

Nhóm nguy cơ I

Định nghĩa: Nhóm nguy cơ I là các cơ sở mà sự cố xảy ra bên trong cơ sở (kể cả sự cố có xác suất xảy ra rất thấp) có khả năng làm gia tăng những hiệu ứng sinh học tất định gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của công chúng bên ngoài cơ sở.

Cơ sở điển hình thuộc nhóm nguy cơ I:

Các cơ sở có khả năng gây ra sự cố với các hiệu ứng sinh học tất định nghiêm trọng bên ngoài cơ sở. Các cơ sở này bao gồm:

- Lò phản ứng với công suất ≥ 100 MW (th) (lò năng lượng, tàu chạy năng lượng hạt nhân và các lò nghiên cứu).

- Bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng có thể chứa các thanh nhiên liệu đã cháy có tổng lượng hoạt độ lớn hơn 1017 Bq Cs-137 (tương đương với khả năng lưu giữ trong lõi lò phản ứng công suất 3000 MW (th)).

- Các cơ sở lưu giữ chất phóng xạ có thể phát tán gây nên hiệu ứng sinh học tất định nghiêm trọng ngoài khu vực.

Nhóm nguy cơ II

Định nghĩa: Nhóm nguy cơ II là các cơ sở mà sự cố xảy ra bên trong cơ sở có khả năng làm gia tăng liều cho công chúng ở bên ngoài cơ sở và cần phải có hành động bảo vệ khẩn cấp theo các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế. Cơ sở điển hình thuộc nhóm nguy cơ II là lò phản ứng nghiên cứu có công suất trên 02 MW (th) tới 100 MW (th). Nhóm nguy cơ II không bao gồm các cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I.

Cơ sở điển hình thuộc nhóm nguy cơ II:

Các cơ sở có khả năng gây ra sự cố với liều chiếu xạ cao yêu cầu hành động bảo vệ khẩn cấp ngoài khu vực, bao gồm:

- Lò phản ứng với công suất từ 2 MW (th) tới 100 MW (th).

- Bể chứa nhiên liệu đã cháy yêu cầu hoạt động làm lạnh.

- Các cơ sở có khả năng mất kiểm soát giới hạn trong phạm vi 0,5 km từ đường biên ngoài khu vực cơ sở.

- Các cơ sở lưu giữ chất phóng xạ có thể phát tán gây nên liều yêu cầu thực hiện hành động bảo vệ khẩn cấp ngoài khu vực.

Nhóm nguy cơ III

Định nghĩa: Nhóm nguy cơ III là các cơ sở mà sự cố xảy ra bên trong cơ sở có khả năng làm gia tăng liều hoặc nhiễm xạ cần phải tiến hành các hành động bảo vệ khẩn cấp bên trong cơ sở.

Cơ sở điển hình thuộc Nhóm nguy cơ III:

Các cơ sở có khả năng gây ra sự cố dẫn đến liều chiếu xạ yêu cầu hành động bảo vệ khẩn cấp ngoài khu vực, bao gồm:

- Cơ sở có khả năng gây suất liều chiếu ngoài trực tiếp ≥ 100 mGy/h tại khoảng cách 1m nếu che chắn bị mất.

- Cơ sở có khả năng mất kiểm soát giới hạn từ 0,5 km trở lên tính từ biên ngoài khu vực cơ sở.

- Lò phản ứng với công suất ≤ 2 MW (th).

- Cơ sở có lượng lưu giữ chất phóng xạ có thể phát tán gây nên liều yêu cầu thực hiện hành động bảo vệ khẩn cấp trong khu vực của cơ sở.

Nhóm nguy cơ IV

Định nghĩa: Nhóm nguy cơ IV là các hoạt động có thể gây ra sự cố bức xạ, hạt nhân mà đối với chúng cần phải thực hiện hành động bảo vệ khẩn cấp tại một khu vực bất kỳ. Nhóm nguy cơ IV không bao gồm các cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II và III.

Nhóm nguy cơ IV bao gồm:

- Các hoạt động tiến hành công việc bức xạ được cấp phép;

- Các hoạt động trái phép như việc buôn bán, tàng trữ bất hợp pháp nguồn phóng xạ, hành động phá hoại, khủng bố;

- Các nguồn phóng xạ nằm ngoài kiểm soát;

- Rơi vệ tinh chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Nhóm nguy cơ V

Định nghĩa: Nhóm nguy cơ V là các hoạt động không liên quan đến nguồn phóng xạ, nhưng sản phẩm sinh ra từ các hoạt động này có thể bị nhiễm xạ từ sự cố xảy ra tại các cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I và II (bao gồm cả những cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I và II ở các quốc gia khác) tới mức cần tiến hành biện pháp hạn chế tức thời đối với các sản phẩm này theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

PHỤ LỤC II

MỨC CAN THIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân)

1. Mức can thiệp cho hành động bảo vệ khẩn cấp

Mức can thiệp

Hành động bảo vệ

10 mSv a,b

Ẩn náu (02 ngày)

50 mSv a,c

Sơ tán tạm thời (01 tuần)

100 mGy d,e

Phát Iodine bền (cho 01 lần)

Ghi chú:

(a) Mức liều hiệu dụng có thể ngăn chặn được.

(b) Biện pháp ẩn náu không nên kéo dài quá 02 ngày. Ban chỉ huy ứng phó sự cố các cấp có thể áp dụng biện pháp ẩn náu ở mức liều thấp hơn trong thời gian ngắn hoặc trong thời gian chuẩn bị thực hiện các hành động can thiệp khác tiếp theo.

(c) Biện pháp sơ tán không nên kéo dài quá một tuần. Ban chỉ huy ứng phó sự cố các cấp có thể tiến hành sơ tán ở mức liều thấp hơn trong thời gian ngắn và việc sơ tán diễn ra thuận lợi. Mức can thiệp cao hơn có thể được áp dụng đối với tình huống sơ tán phức tạp.

(d) Mức liều hấp thụ có thể ngăn chặn được đối với tuyến giáp.

(e) Mức can thiệp được áp dụng chung cho mọi nhóm tuổi.

2. Mức can thiệp cho hành động tái định cư và kết thúc tái định cư

Mức can thiệp

Hành động bảo vệ

30 mSv trong 30 ngày đầu

Bắt đầu tái định cư tạm thời

10 mSv trong tháng tiếp theo

Kết thúc tái định cư tạm thời

1000 mSv trong suốt đời (hoặc 50 năm)

Tái định cư vĩnh viễn

3. Mức can thiệp hạn chế tiêu thụ thực phẩm

Thực phẩm tiêu thụ thông thường

Nhóm nhân phóng xạ

Nhân phóng xạ

Mức can thiệp (kBq/kg)a

1

Cs-134, Cs-137, Ru-103, Ru-106, Sr-89, I-131

1

2

Sr-90

0,1

3

Am-241, Pu-238, Pu-239, Pu-240, Pu-242

0,01

Sữa, thực phẩm cho trẻ dưới 12 tháng tuổi và nước uống

4

Cs-134, Cs-137, Ru-103, Ru-106,

1

5

Sr-90, I-131

0,1

6

Am-241, Pu-238, Pu-239, Pu-240, Pu-242

0,001

Ghi chú:

(a) Mức can thiệp được tính bằng tổng hoạt độ của các nhân phóng xạ khác nhau trong cùng một nhóm, không lấy tổng hoạt độ các nhóm khác nhau.

4. Mức can thiệp tác nghiệp (OIL) căn cứ vào các giá trị phóng xạ đo được trong không khí và thực phẩm

Nguồn bức xạ

Số thứ tự (OIL)

Giá trị mặc định

Hành động bảo vệ

Suất liều trong không khí (đo tại độ cao 1 m tính từ bề mặt đất tại vị trí đo)

1

1 mSv/giờ

Sơ tán hoặc trú ẩn

2

0,2 mSv/giờa,b,c

Xem xét việc sơ tán người dân khỏi khu vực

3

1 mSv/giờd

Ngay lập tức dừng tiêu thụ thực phẩm và sữa trong khu vực đó cho tới khi có kết quả kiểm tra mẫu.

Suất liều bề mặt đất

Thức ăn thông thường

Sữa

Ngay lập tức dừng tiêu thụ thực phẩm và sữa trong khu vực đó cho tới khi có kết quả kiểm tra mẫu.

I-131g

4

10 kBq/m2 a,e

2 kBq/m2 a,e,f

Cs-137g

5

2 kBq/m2 a,e

10 kBq/m2 a,e,f

Nồng độ trong thực phẩm, sữa và nước

Thức ăn thông thường

Sữa và nước

I-131g

6

1 kBq/kg a,e

0,1 kBq/kg a,e

Dừng tiêu thụ thực phẩm và sữa trong khu vực đó

Cs-137g

7

0,2 kBq/kg a,e

0,3 kBq/kg a,e

Dừng tiêu thụ thực phẩm và sữa trong khu vực đó

Ghi chú:

(a) Liên tục theo dõi, cập nhật mức bức xạ theo quy trình đã có.

(b) Trong khoảng thời gian từ 02 - 07 ngày sau khi xảy ra sự cố.

(c) Xem xét việc sơ tán ở mức cao hơn nếu việc sơ tán rất phức tạp.

(d) Giá trị 1 mSv/giờ được chọn để chỉ khu vực có suất liều thực sự cao hơn phông bức xạ tự nhiên.

(đ) Sử dụng mức OIL cao hơn nếu thực phẩm khan hiếm hoặc thực phẩm được xử lý tẩy xạ trước khi tiêu thụ.

(e) Nhân hệ số 0,10 đối với sữa cừu.

(g) Các biện pháp đưa ra phải được tách biệt riêng mức phóng xạ I-131 và Cs-137.

PHỤ LỤC III

MỨC BÁO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân)

1. Mức báo động đối với cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I và II

Mức báo động đối với cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I và II bao gồm mức A, mức B và mức C tương ứng với mức độ nghiêm trọng tăng dần.

Đặc điểm cụ thể từng mức như sau:

Mức báo động*

Mô tả

Tình huống sự cố điển hình của mức báo động

Mức A

Mức báo động A (mức cảnh báo) được tuyên bố khi có những trục trặc kỹ thuật được phát hiện trong nhà máy, sự suy giảm mức bảo vệ được ghi nhận nhưng không cần tiến hành các hành động bảo vệ bên ngoài cơ sở (nhà máy điện hạt nhân).

- Xảy ra các điều kiện bất thường không có khả năng dẫn tới sự cố lớn.

- Xảy ra các điều kiện bất thường và không có khả năng ảnh hưởng ra ngoài cơ sở.

Mức B

Mức báo động B (mức khẩn cấp xung quanh nhà máy) được tuyên bố khi công chúng bên ngoài cơ sở được báo động chuẩn bị thực hiện các hành động bảo vệ; các hành động ứng phó khác và công tác quan trắc phóng xạ cần được tiến hành xung quanh cơ sở.

- Xảy ra các điều kiện bất thường có thể dẫn tới sự cố lớn.

- Xảy ra các điều kiện bất thường có khả năng làm gián đoạn tính năng an toàn cần thiết cho việc bảo vệ nhiên liệu trong bể nhiên liệu đã qua sử dụng.

- Có phát tán chất phóng xạ nhưng không liên quan tới hư hỏng nhiên liệu trong vùng hoạt hoặc nhiên liệu đã qua sử dụng.

Mức C

Mức báo động C (mức khẩn cấp chung) được tuyên bố khi các hành động bảo vệ và các hành động ứng phó khác cần được thực hiện ngay lập tức để bảo vệ công chúng bên ngoài cơ sở.

- Hư hại nghiêm trọng hoặc dự kiến hư hại nghiêm trọng nhiên liệu trong vùng hoạt lò phản ứng hoặc bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng.

- Mất các tính năng an toàn có khả năng gây ra hư hỏng nghiêm trọng nhiên liệu trong vùng hoạt lò phản ứng hoặc bể nhiên liệu đã qua sử dụng, bao gồm mất khả năng thực hiện các tính năng an toàn sau:

○ Dừng lò phản ứng (thiết lập kiểm soát tới hạn lò phản ứng);

○ Giữ vùng hoạt được che chắn (làm lạnh thanh nhiên liệu);

○ Tải nhiệt từ lò phản ứng và nhà lò phản ứng;

○ Duy trì hệ thống phụ trợ quan trọng (ví dụ như điện AC/DC và hệ thống điều khiển, hệ thống thiết bị).

- Có hư hại hoặc sắp xảy ra hư hại đối với nhiên liệu trong vùng hoạt lò phản ứng hoặc bể nhiên liệu đã qua sử dụng.

- Mất khả năng kiểm soát các tính năng an toàn cần thiết nhằm bảo vệ nhiên liệu trong vùng hoạt lò phản ứng hoặc bể nhiên liệu đã qua sử dụng.

- Hư hỏng nhiên liệu làm xuất hiện mức phóng xạ ngoài cơ sở lớn hơn 100 mSv/h.

 (*) Để thuận lợi cho việc thông báo với quốc tế, khái niệm Mức A, Mức B và Mức C được dịch tương ứng sang tiếng Anh là Alert, Site area emergency và General emergency.

2. Mức báo động đối với nhóm nguy cơ III, IV và V

Mức báo động đối với nhóm nguy cơ III, IV và V bao gồm mức 01, 02 và 03 tương ứng với mức độ nghiêm trọng tăng dần.

Đặc điểm cụ thể từng mức như sau:

Mức báo động

Tình huống sự cố điển hình của mức báo động

Cấp 01

- Sự cố xảy ra trong cơ sở với nguồn phóng xạ kín thuộc nhóm 3, 4 và 5.

- Sự cố xảy ra với nguồn phóng xạ nhóm 3, 4 và 5 nằm ngoài kiểm soát.

- Sự cố xảy ra và có thể gây suất liều chiếu xạ không quá 50 mSv/h.

- Sự cố xảy ra và không có chất phóng xạ bị phát tán, không có nhiễm bẩn phóng xạ.

- Sự cố xảy ra và không có khả năng xuất hiện hiệu ứng sinh học tất định.

- Sự cố xảy ra và không có người dân bị chiếu xạ quá liều.

- Sự cố xảy ra tại hai tỉnh trở lên không có nhiễm bẩn phóng xạ, không gây thiệt hại đối với con người và môi trường.

- Sự cố xảy ra ngoài biên giới có ảnh hưởng không đáng kể tới Việt Nam.

Cấp 02

- Sự cố chưa có thông tin rõ ràng.

- Sự cố xảy ra trong cơ sở với nguồn phóng xạ thuộc nhóm 2 và nhóm 3 hoặc nguồn phóng xạ hở.

- Sự cố xảy ra với nguồn phóng xạ nhóm 1 và nhóm 2 nằm ngoài kiểm soát.

- Sự cố xảy ra và có thể gây suất liều chiếu xạ không quá 1 Sv/h.

- Sự cố xảy ra và có chất phóng xạ bị phát tán, có nhiễm bẩn phóng xạ trên phạm vi nhỏ.

- Sự cố xảy ra và có khả năng xuất hiện hiệu ứng sinh học tất định.

- Sự cố liên quan đến vận chuyển nguồn phóng xạ, sự cố bạo động, khủng bố bằng chất phóng xạ;

- Sự cố xảy ra và có người dân bị chiếu xạ liều cao.

- Sự cố xảy ra ngoài biên giới nhưng ảnh hưởng tới môi trường, lương thực, thực phẩm tiêu thụ ở Việt Nam.

Cấp 03

- Sự cố xảy ra trong cơ sở với nguồn phóng xạ thuộc nguồn phóng xạ nhóm 1.

- Sự cố xảy ra và có thể gây suất liều chiếu xạ trên 1 Sv/h.

- Sự cố xảy ra và có chất phóng xạ bị phát tán, có nhiễm bẩn phóng xạ trên phạm vi rộng.

- Sự cố xảy ra và có xuất hiện hiệu ứng sinh học tất định.

- Sự cố bạo động, khủng bố, phá hoại cơ sở bức xạ sử dụng nguồn phóng xạ nhóm 1 gây nhiễm bẩn phóng xạ trên diện rộng.

- Sự cố xảy ra tại tỉnh khác nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng tới địa phương gây nhiễm bẩn trên diện rộng.

Phân nhóm nguồn phóng xạ xem tại "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ" - QCVN 6:2010/BKHCN.

PHỤ LỤC IV

KÍCH THƯỚC VÙNG BẢO VỆ
 (Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân)

1. Đặc điểm của vùng PAZ và UPZ

Hành động bảo vệ trong vùng PAZ được thực hiện trước hoặc ngay sau khi phát tán chất phóng xạ, chiếu xạ từ cơ sở.

Hành động bảo vệ trong vùng UPZ được thực hiện dựa trên cơ sở quan trắc môi trường hoặc điều kiện thực tế tại cơ sở

2. Kích thước vùng bảo vệ theo giới hạn liều

Kích thước Vùng bảo vệ khẩn cấp (PAZ) và Vùng lập kế hoạch bảo vệ khẩn cấp (UPZ) phải được thiết lập bảo đảm mức liều hấp thụ (AD) tại biên các vùng tương ứng không lớn hơn giá trị liều cho trong bảng sau):

PAZ

UPZ

Liều hấp thụ do chiếu xạ ngoài tích lũy trong thời gian 10h:

ADTủy đỏa = 1 Gy

ADBào thai = 0,1 Gy

ADb = 25 Gy ở độ sâu 0,5 cm

ADDac = 10 Gy trên 100 cm2

Liều hấp thụ chiếu trong do hấp thu chất phóng xạ được tích (D = 30 ngàyd):

AD(D)Tủy đỏ = 0,2 Gy đối với nhân phóng xạ có số Z ³ 90đ hoặc 2 Gy đối với nhân phóng xạ có số Z £ 89e

AD(D)Tuyến giáp = 2 Gy

AD(D)Phổie = 30 Gy

AD(D)Ruột kết = 20 Gy

AD(D')Bào thaif = 0,1 Gy

Ghi chú:

(a) ADTủy ­đỏ thể hiện giá trị liều hấp thụ trọng số RBE trung bình đối với mô hoặc cơ quan bên trong cơ thể (ví dụ như tủy đỏ, phổi, tuyến sinh dục, tuyến giáp) và thủy tinh thể do bị chiếu xạ trong trường bức xạ đồng nhất có độ thâm nhập cao.

(b) Liều gây ra trên diện tích 100 cm2 tại độ sâu 0.5 cm trong mô dưới bề mặt da do tiếp xúc gần nguồn phóng xạ (ví dụ như cầm trong tay hoặc để trong túi).

(c) Liều đối với diện tích 100 cm2 lớp hạ bì (tại độ sâu có mật độ 40 mg/cm2 hoặc 0.4mm dưới bề mặt da).

(d) AD(D) là liều hấp thụ trong số RBE trong khoảng thời gian D do hấp thụ chất phóng xạ có thể gây ra hiệu ứng tất định đối với 5% số lượng cá nhân bị chiếu xạ.

(đ) Các giới hạn khác nhau được áp dụng khi xét tới sự khác nhau đáng kể về giá trị ngưỡng hấp thụ nhân phóng xạ cụ thể đối với các nhóm nhân phóng xạ này.

(e) Đối với giới hạn liều này, "Phổi" được hiểu là khu vực phế nang - xen kẽ của đường hô hấp

(g) Trong trường hợp cụ thể này, D' là khoảng thời gian phát triển trong dạ con.

3. Kích thước tham khảo cho UPZ và PAZ

Kích thước các vùng UPZ  và PAZ trong bảng dưới được sử dụng để tham khảo đối với các loại lò phản ứng và nguồn phóng xạ.

Công suất lò phản ứng (LPƯ)/

Mức độ nguy hiểm của nguồn phóng xạ (A/Da)

Bán kính vùng bảo vệ khẩn cấp (PAZ)

Bán kính vùng lập kế hoạch bảo vệ khẩn cấp (UPZ)

Cơ sở thuộc Nhóm nguy cơ I

LPƯ > 1000 MW (th)

3-5 km

5-30 km

100 < LPƯ ≤ 1000 MW (th)

0,5-3 km

5-30 km

A/D ≥ 105

3-5 km

5-30 km

104 ≤ A/D < 105

0,5-3 km

5-30 km

Cơ sở thuộc Nhóm nguy cơ II

10 ≤ LPƯ ≤ 100 MW (th)

Không

0,5–5 km

2 < LPƯ < 10 MW (th)

Không

0,5 km

103 ≤ A/D < 104

Không

0,5-5 km

102 ≤ A/D < 103

Không

0,5 km

Xuất hiện vật liệu phân hạch trong phạm vi 500 m từ biên Cơ sở

Không

0,5-1 km

Ghi chú:

- Tâm các đường tròn được lấy tại điểm có nguồn phát tán chất phóng xạ hoặc phân hạch.

- Đường biên thực tế của các vùng có thể được thiết lập phù hợp với đặc trưng địa hình khu vực đó như đường giao thông, sông, biên giới quốc gia.

- Giá trị A/D quy định tại Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ - QCVN 6: 2010/BKHCN.

PHỤ LỤC V

DANH MỤC THIẾT BỊ THAM KHẢO CHO ỨNG PHÓ SỰ CỐ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân)

1. Thiết bị bảo vệ cá nhân

1.1. Người ứng phó đầu tiên và nhân viên ứng phó đi vào khu vực có suất liều bức xạ trên 100 mSv/h

- Mặt nạ bảo vệ hô hấp kín mặt.

- Găng tay không thấm nước và chống ăn mòn.

- Quần áo không thấm nước (che kín hoàn toàn da và đầu tóc).

- Giầy hoặc ủng không thấm nước.

- Mũ bảo hiểm an toàn.

- Liều kế cá nhân có báo động (đo suất liều tức thời và liều tích lũy).

- Liều kế cá nhân (liều kế điện tử hoặc liều kế phim, liều kế nhiệt huỳnh quang).

- Quần áo có mầu sắc dễ nhận diện.

1.2. Người ứng phó đầu tiên và nhân viên ứng phó đi vào khu vực có suất liều bức xạ không quá 100 mSv/h và nhân viên y tế xử lý người bị thương nhiễm bẩn phóng xạ

- Mặt nạ bảo vệ hô hấp đơn giản/mặt nạ chống bụi.

- Găng tay phẫu thuật (thay đổi thường xuyên khi sử dụng trong ứng phó).

- Quần yếm.

- Túi nhựa bọc giầy.

- Mũ bao đầu (như mũ phẫu thuật).

- Liều kế cá nhân (liều kế phim hoặc liều kế nhiệt huỳnh quang).

1.3. Nhân viên thực hiện tẩy xạ người

- Mặt nạ bảo vệ hô hấp đơn giản/mặt nạ chống bụi.

- Găng tay phẫu thuật (thay đổi thường xuyên khi sử dụng trong ứng phó).

- Quần yếm.

- Quần áo không thấm nước.

- Túi nhựa bọc giầy.

- Mũ bao đầu (như mũ phẫu thuật).

- Liều kế cá nhân (liều kế phim hoặc liều kế nhiệt huỳnh quang).

2. Thiết bị bảo vệ cá nhân tiêu chuẩn

2.1. Thiết bị bảo vệ hô hấp

Thiết bị lọc:

- Mặt nạ hoàn toàn và phin lọc.

- Mặt nạ nửa mặt và phin lọc.

- Khẩu trang có bộ lọc.

- Thiết bị hỗ trợ hô hấp.

- Máy thở khí nén.

2.2. Quần áo bảo hộ

- Quần áo bảo vệ chống nhiễm bẩn phóng xạ dạng hạt

- Quần áo bảo vệ kín khí (Loại 1) và không kín khí (Loại 2) chống chất hóa học dạng lỏng và dạng khí bao gồm son khí và các hạt dạng rắn:

Loại 1 : Có thể tái sử dụng.

Loại 2 : Có thể tái sử dụng hoặc dùng một lần.

3. Thiết bị đánh dấu, hạn chế nhiễm bẩn phóng xạ và bao bọc, chứa các vật thể

- Găng tay kiểm tra chất liệu nhựa vinyl.

- Quần yếm (nhiều kích cỡ).

- Túi nhựa bọc giầy.

- Khăn giấy, khăn lau dùng 1 lần.

- Thảm dính dùng 1 lần.

- Túi nhựa (loại nhỏ cho đồ dùng cá nhân và loại lớn cho chất thải nhiễm bẩn phóng xạ).

- Cuộn dải băng sạch và có mầu sắc.

- Nhãn dính.

- Chăn hoặc tấm nhôm gói mỏng nhẹ.

- Sổ tay sử dụng thiết bị.

4. Dụng cụ thiết bị tại biên giới các vùng

- Bản đồ chi tiết khu vực.

- Hệ thống rào chắn (phương tiện, nón, bảng hiệu, dây băng/dây thừng hoặc sơn cho đường/mặt đất/sàn) với các điểm ra vào xác định.

- Thiết bị kiểm xạ (xem ở dưới).

5. Trang thiết bị tẩy xạ người

- Khăn ướt hoặc khăn lau dùng 1 lần.

- Khăn tắm.

- Túi nhựa lớn (nhiều loại kích thước để chứa quần áo).

- Túi nhựa nhỏ cho các vật dụng cá nhân.

- Nhãn dính.

- Xà phòng (mềm) hoặc xà phòng nước.

- Dầu gội đầu (không có chất dưỡng tóc).

- Nhựa bọt biển.

- Bàn chải móng tay mềm.

- Quần áo thay thế (nhiều kích cỡ từ rất lớn đến kích thước của trẻ em).

- Chăn.

- Nước muối/Băng y tế/Gạc.

6. Biểu mẫu và thông tin liên lạc

- Tờ ghi thông tin để phân phát cho mọi người tại các khu vực khác nhau.

- Tờ ghi thông tin đăng ký, phân loại và kiểm xạ trong và ngoài.

- Máy tính xách tay

- Phương tiện thông tin tin cậy liên lạc 2 chiều với Trụ sở ban chỉ huy (mạng lưới điện thoại di động có thể không đáng tin cậy trong tình huống sự cố).

- Thiết bị GPS.

- Điện thoại và máy Fax.

- Máy vi tính và thiết bị kết nối Internet.

- Máy photocopy hoặc máy scan.

- Thiết bị tạo mã vạch và đầu đọc nhãn dán cho người dân và biểu mẫu.

7. Thiết bị kiểm soát bức xạ

7.1. Thiết bị kiểm xạ di động

- Kiểm soát liều bức xạ.

- Khảo sát nhiễm bẩn phóng xạ.

- Kiểm soát nhiễm bẩn phóng xạ ngoài.

- Kiểm soát nhiễm bẩn phóng xạ trong.

7.2. Các thiết bị bao gồm

- Thiết bị kiểm soát suất liều bức xạ gamma.

- Liều kế các nhân có báo động (có khả năng đo liều tức thời và liều tích lũy).

- Thiết bị kiểm soát nhiễm bẩn phóng xạ anpha

- Thiết bị kiểm soát nhiễm bẩn phóng xạ beta.

- Thiết bị kiểm soát nhiễm bẩn phóng xạ gamma.

- Thiết bị cầm tay để đo suất liều nơtron.

- Thiết bị kiểm soát nhiễm bẩn phóng xạ tia X và gamma năng lượng thấp.

- Thiết bị phân tích phổ gamma di động.

- Thiết bị lấy mẫu phương pháp lau chùi.

- Thiết bị lấy mẫu bệnh phẩm từ mũi.

- Túi nhựa trong bọc máy đo chống nhiễm bẩn (không dùng cho thiết bị kiểm soát nhiễm bẩn phóng xạ anpha).

- Trang thiết bị bảo hộ cá nhân cho các đội kiểm xạ (xem ở trên).

PHỤ LỤC VI

QUY ĐỊNH VỀ THỜI GIAN XÁC NHẬN SỰ CỐ, THÔNG BÁO VÀ KHỞI ĐỘNG HỆ THỐNG ỨNG PHÓ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân)

Hành động cụ thể cần thực hiện

Cơ sở thuộc Nhóm nguy cơ I

Cơ sở thuộc nhóm nguy cơ II

Cơ sở thuộc Nhóm nguy cơ III và IV

sở

Địa phương

Quốc gia

sở

Địa phương

Quốc gia

sở

Địa phương

Yêu cầu thời gian hoàn thành

Phân loại sự cố

< 15 phút

< 15 phút

< 15 phút

Thông báo đến cơ quan có thẩm quyền đối với vùng PAZ và UPZ sau khi phân loại sự cố

< 30 phút

< 30 phút

Khởi động tất cả các tổ chức ứng phó sự cố1

< 2 giờ

< 6 giờ

< 12 giờ

< 2 giờ

< 6 giờ

< 2 giờ

Thông báo tất cả các Quốc gia trong vùng UPZ

< 1 giờ

< 1 giờ

Thông báo các Quốc gia có thể bị ảnh hưởng tới IAEA

< 2 giờ

< 2 giờ

Ghi chú: (1) Các tổ chức ứng phó được khởi động kịp thời nhằm thực hiện những chức năng nhiệm vụ đã được quy định trong Kế hoạch ứng phó sự cố.

PHỤ LỤC VII

CÁC GIAI ĐOẠN ỨNG PHÓ SỰ CỐ CƠ BẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân)

1. Giai đoạn tiếp nhận và xử lý thông tin ban đầu: phải đạt được mục tiêu xử lý thông tin phục vụ công tác ứng phó ban đầu; xây dựng quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin; các hướng dẫn bảo vệ công chúng và hạn chế sự lan rộng của sự cố, xác định mức báo động.

2. Giai đoạn thông báo cho các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố: phải đạt được mục tiêu thông báo kịp thời tới các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố; xây dựng quy trình về xác định và công bố mức báo động, thông báo và triệu tập các tổ chức, cá nhân liên quan, bổ nhiệm người chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường.

3. Giai đoạn huy động nguồn lực và triển khai ứng phó: phải đạt được mục tiêu huy động các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó và các nguồn lực cần thiết; quy định các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó phải xây dựng quy trình về việc huy động và triển khai các nguồn lực ứng phó tương ứng với mức báo động.

4. Giai đoạn tiến hành các biện pháp can thiệp tại hiện trường: phải đạt được các mục tiêu: đánh giá diễn biến mức bức xạ, mức độ ảnh hưởng tại hiện trường để ra quyết định liên quan tới mức báo động; tiến hành các biện pháp can thiệp (sơ tán nhân dân khi cần thiết; tiến hành phân loại người nhiễm bẩn phóng xạ và tiến hành tẩy xạ tại chỗ; thu hồi nguồn phóng xạ hoặc tẩy xạ; bảo vệ nhân viên ứng phó và dân chúng; cấp cứu và điều trị cho nạn nhân của sự cố…); yêu cầu hỗ trợ thêm; quy định các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó phải xây dựng được các quy trình tác nghiệp cụ thể để đạt được các mục tiêu nêu trên.

5. Giai đoạn kết thúc hoạt động ứng phó và chuẩn bị cho kế hoạch khắc phục dài hạn: phải đạt mục tiêu thông báo kết thúc ứng phó sự cố cho các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố và công chúng và chuẩn bị cho kế hoạch khắc phục dài hạn. Xây dựng quy trình hoặc quy định về cách thức đưa ra quyết định kết thúc sự cố cho các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó và thông báo cho công chúng về quyết định đó; dựa vào các quy chuẩn quốc gia đưa ra được các tiêu chí và lập kế hoạch kiểm soát phóng xạ và khắc phục hậu quả về môi trường, lập kế hoạch theo dõi và điều trị về sức khoẻ cho nạn nhân.

6. Giai đoạn báo cáo: Đối với ứng phó sự cố cấp cơ sở: nêu rõ quy định về thời gian gửi báo cáo, nội dung của báo cáo về sự cố và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân về các vấn đề liên quan đến sự sự cố và các biện pháp khắc phục sự cố đã được tiến hành.

Đối với ứng phó sự cố cấp tỉnh: báo cáo tổng kết về sự cố và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các Bộ có liên quan khác (nếu được yêu cầu) theo quy định.

PHỤ LỤC VIII

MỘT SỐ HƯỚNG DẪN TRONG HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ SỰ CỐ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân)

I. MẪU THÔNG BÁO VÀ TIẾP NHẬN THÔNG TIN

A. THÔNG TIN CHUNG

Họ tên người nhận điện thoại:

Địa chỉ công tác:

Sở KHCN: ................................................................................. £

Cảnh sát 113: ............................................................................ £

Cứu thương 115: ....................................................................... £

Phòng cháy chữa cháy 114: ....................................................... £

Công an khu vực: ...................................................................... £

UBND Phường: ......................................................................... £

Đơn vị khác: .............................................................................

Số điện thoại liên hệ:

B. THÔNG TIN ĐẾN

Tên người gọi:

Thuộc đối tượng: Người dân £     Nhân viên cơ sở £     Lực lượng ứng phó £

Cơ quan hoặc địa chỉ:

Số điện thoại người gọi:                                                      Giờ gọi:

Vị trí xảy ra sự cố:

(Địa chỉ cơ sở hoặc khu vực)

Mô tả sự cố:……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Có ảnh hưởng tới người dân:

£

Không £

Tình huống có yêu cầu trợ giúp không?

£

Không £

Yêu cầu trợ giúp gì?

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Đưa lời khuyên/khuyến cáo ngay cho người gọi (qua điện thoại):

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Xác minh cuộc gọi:

Có  £

Không  £

Gửi bản sao cho:

Ban chỉ huy UPSC  £

Sở KHCN  £

Người nhận điện thoại
(Ký, ghi rõ họ tên)




II. MỘT SỐ HƯỚNG DẪN VỀ CUNG CẤP THÔNG TIN TRONG ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ, HẠT NHÂN

Lưu ý:

- Các hướng dẫn này phải được xem xét cẩn thận và sửa lại cho phù hợp với tình huống sự cố cụ thể.

- Nội dung của mẫu thông tin này phải được người chỉ huy ứng phó sự cố phê duyệt.

Các mẫu tin truyền thông được cung cấp trong các trường hợp:

- Sử dụng trước khi có các thông tin cụ thể.

- Tình huống khẩn cấp phóng xạ bao gồm thiết bị phát tán phóng xạ và các tình huống khẩn cấp khi vận chuyển.

- Nguồn có mức độ nguy hiểm cao bị mất hoặc lấy cắp.

- Phát hiện ra nguồn nguy hiểm ở nơi công cộng (ví dụ, cửa khẩu hoặc bưu điện).

A. Cung cấp thông tin ban đầu

Ngày:

Thời gian:

Số thứ tự bản tin phát ra:

[Tên tổ chức/cơ quan] xác nhận đã nhận được một báo cáo về [nguồn gốc sự cố]. Theo thông tin nhận được ở thời gian này, [sự cố] đã xảy ra tại [địa điểm] và vào lúc [thời gian]. Các báo cáo chỉ ra rằng [các thông tin về sự cố đã được xác nhận] và các biện pháp [các biện pháp ứng phó ban đầu] đã được thực hiện để bảo vệ [dân chúng, những người ứng phó, sản phẩm, thương mại, hoặc nói rõ mục khác phù hợp]. Kế hoạch ứng phó sự cố hiện tại đã được kích hoạt [và chúng tôi vừa mới khởi động trung tâm thông tin truyền thông].

[Tên tổ chức/cơ quan] đang phối hợp hoạt động của mình với những người ứng phó tại hiện trường và các tổ chức liên quan khác [nói rõ các cơ quan liên quan]. Chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin chi tiết hơn sớm nhất khi mọi việc rõ ràng. [Cung cấp chi tiết về thời gian có báo cáo hoặc cập nhật mới]. Thông báo tiếp theo sẽ được cung cấp tại [địa điểm] vào lúc [thời gian].

Để có thêm thông tin xin liên hệ:

Họ và tên [tên của người có trách nhiệm liên hệ với báo giới]:

Cơ quan:

Điện thoại:

Di động:

Email:                                                            Website:

B. Một số hướng dẫn cho một số tình huống cụ thể

1. Tình huống sự cố liên quan đến thiết bị phát tán chất phóng xạ và vận chuyển

Ngày:

Thời gian:

Số thứ tự bản tin phát ra:

[Tên tổ chức/cơ quan] xác nhận rằng có một sự có có thể liên quan đến vật liệu phóng xạ [nguồn gốc của sự cố]. Theo thông tin nhận được cho đến thời điểm này, [sự cố] đã xảy ra tại [địa điểm] vào lúc [thời gian]. Các báo cáo cho biết rằng [các thông tin về sự cố đã được xác nhận] và các biện pháp [các biện pháp ứng phó ban đầu] đã được thực hiện để bảo vệ [dân chúng, những người ứng phó, sản phẩm, thương mại, hoặc nói rõ mục khác phù hợp]. Kế hoạch ứng phó sự cố hiện tại đã được kích hoạt [và chúng tôi vừa mới khởi động trung tâm thông tin truyền thông].

Để đảm bảo an toàn, mọi người cần tuân theo những khuyến cáo sau:

- Không cầm nắm, nhận diện [chỉ rõ] các vật có khả năng (ví dụ là mảnh bom hoặc các vật được lấy từ hiện trường) và cách ly khỏi các vật này.

- Những người rời hiện trường mà không được đánh giá bởi [chỉ rõ cá nhân/đơn vị] cần phải thay quần áo, tắm (nếu có thể), rửa tay trước khi ăn và đi đến [chỉ rõ địa điểm] để được đánh giá và nghe các hướng dẫn tiếp theo.

- Những người vận chuyển những người khác (ví dụ là nạn nhân) phải đi tới [chỉ rõ địa điểm] để kiểm soát cá nhân và kiểm soát phương tiện nếu có khả năng nhiễm bẩn phóng xạ.

* [Nếu nghi ngờ có phát thải vào không khí (chỉ rõ, phụ thuộc vào tình huống)] thì dân chúng trong phạm vi 1 km từ [mô tả rõ khu vực - đường phố, quận huyện - để dân chúng có thể hiểu được] cần tuân theo những khuyến cáo sau:

- Vẫn ở nguyên bên trong các tòa nhà cho đến khi [nói rõ khi nào sự phát thải có thể có hoặc thực tế sẽ kết thúc].

- Không ăn uống những thứ có thể bị nhiễm bẩn phóng xạ (ví dụ như rau củ trồng bên ngoài hoặc uống nước mưa) cho đến khi có thông báo khác.

- Không cho trẻ em ra chơi đùa ở các sân chơi.

- Rửa tay trước khi ăn.

- Tránh các khu vực có nhiều bụi và các hành động gây ra bụi bặm.

- Không được tự ý đi đến hiện trường để giúp đỡ hoặc tình nguyện.

Nếu cần sự hỗ trợ sẽ có thông báo cụ thể.

* Nếu bạn có vấn đề về sức khoẻ thì đi đến [một khu vực xác định ở xa bệnh viện địa phương để kiểm xạ và điều tra thông tin].

Các nhân viên y tế phải được cảnh báo đối với các bệnh nhân có triệu chứng bị chiếu xạ (bỏng da mà không có nguyên nhân biểu kiến - cá nhân không nhớ tại sao bị bỏng).

* Nếu bạn có câu hỏi gì đề nghị gọi vào số [cho số điện thoại nóng có thể xử lý được nhiều cuộc gọi một lúc mà không làm ảnh hưởng đến đáp ứng].

Chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin sớm nhất có thể. [Cung cấp chi tiết về thời gian có báo cáo hoặc cập nhật mới]. Thông báo tiếp theo sẽ được cung cấp tại [địa điểm] vào lúc [thời gian].

Để có thêm thông tin xin liên hệ:

Họ và tên [tên của người có trách nhiệm liên hệ với báo giới]:

Cơ quan:

Điện thoại:

Di động:

Email:                                             Website:

2. Tình huống sự cố nguồn phóng xạ bị mất hoặc lấy cắp

Ngày:

Thời gian:

Số thứ tự bản tin phát ra:

[Tên tổ chức/cơ quan] xác nhận rằng có một vật chứa chất phóng xạ bị mất/lấy cắp [nói rõ]. Theo thông tin nhận được cho đến thời điểm này, vật này đã bị mất/lấy cắp tại [địa điểm] vào lúc [thời gian]. [Nói rõ tổ chức chính quyền chỉ đạo ứng phó] đã thực hiện [các biện pháp ban đầu, ví dụ như tìm kiếm] và lấy thông tin từ dân chúng trong việc giúp đỡ tìm kiếm vật nguy hiểm này. Kế hoạch ứng phó sự cố hiện tại đã được kích hoạt [và chúng tôi vừa mới khởi động trung tâm thông tin truyền thông].

Vật bị mất trông như [mô tả và cung cấp tranh ảnh nếu có thể]

Để đảm bảo an toàn dân chúng cần tuân theo những khuyến cáo sau:

- Vật này là rất nguy hiểm và nếu tìm thấy thì không được chạm vào và mọi người phải giữ khoảng cách ít nhất là 10m từ vật đó.

- Những người có thể nhìn thấy vật này phải ngay lập tức thông báo cho [nói rõ cơ quan/tổ chức sẽ nhận thông tin]

- Nếu chạm vào hoặc gần vật này bạn phải liên hệ với [cho một số điện thoại để liên lạc]

Các nhân viên y tế phải được cảnh báo đối với các bệnh nhân có triệu chứng bị chiếu xạ (bỏng da mà không có nguyên nhân biểu hiện - cá nhân không nhớ tại sao bị bỏng)

Cảnh báo cho những người thu mua kim loại phế liệu.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thông tin hữu ích, xin hãy gọi theo số [số điện thoại nóng].

Chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin sớm nhất có thể. [Cung cấp chi tiết về thời gian có báo cáo hoặc cập nhật mới]. Thông báo tiếp theo sẽ được cung cấp tại [địa điểm] vào lúc [thời gian].

Để có thêm thông tin xin liên hệ:

Họ và tên [tên của người có trách nhiệm liên hệ với báo giới]:

Cơ quan:

Điện thoại:

Di động:

Email:                                                                   Website:

3. Tình huống phát hiện thấy nguồn phóng xạ ở nơi công cộng

Ngày:

Thời gian:

Số thứ tự bản tin phát ra:

[Tên tổ chức/cơ quan] xác nhận rằng vật liệu phóng xạ nguy hiểm được phát hiện vào lúc [thời gian]. Theo thông tin nhận được vào lúc này, chất này này được phát hiện tại [địa điểm] vào lúc [thời gian]. Các báo cáo cho thấy [thông tin được xác nhận còn ảnh hưởng] và đã thực hiện [mô tả các biện pháp ban đầu] để bảo vệ [dân chúng hoặc những cá nhân/tổ chức thích hợp]. Kế hoạch ứng phó sự cố hiện tại đã được kích hoạt [và chúng tôi vừa mới khởi động trung tâm thông tin truyền thông].

Để đảm bảo an toàn dân chúng cần tuân theo những khuyến cáo sau:

- Những người có thể ở gần vật liệu được tìm thấy trong khoảng thời gian [nói rõ khoảng thời gian] và/hoặc có thể gần vật liệu trong khi nó đang được khuân vác và vận chuyển [nói rõ] phải liên hệ với [cơ quan/tổ chức liên quan] để được đánh giá và nhận thông báo.

Các nhân viên y tế phải được cảnh báo đối với các bệnh nhân có triệu chứng bị chiếu xạ (bỏng da mà không có nguyên nhân biểu hiện - cá nhân không nhớ tại sao bị bỏng)

Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thông tin hữu ích, xin hãy gọi theo số [số điện thoại nóng].

Chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin sớm nhất có thể. [Cung cấp chi tiết về thời gian có báo cáo hoặc cập nhật mới]. Thông báo tiếp theo sẽ được cung cấp tại [địa điểm] vào lúc [thời gian].

Để có thêm thông tin xin liên hệ:

Họ và tên [tên của người có trách nhiệm liên hệ với báo giới]:

Cơ quan:

Điện thoại:

Di động:

Email:                                       Website:

III. MỘT SỐ HƯỚNG DẪN ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO CÔNG CHÚNG KHI SỰ CỐ XẢY RA

1. Di tản mọi người ra ngay ngoài khu vực hàng rào bán kính 30m.

2. Không cho ai được phép vào khu vực hàng rào.

3. Không cầm nắm và thông báo cho người ứng phó những vật có khả năng là chất phóng xạ ở bên trong khu vực khi lập hàng rào.

4. Yêu cầu mọi người không hút thuốc, ăn uống xung quanh khu vực hàng rào an toàn.

5. Yêu cầu mọi người hợp tác với công an để giữ gìn trật tự trị an, tạo điều kiện để ứng phó sự cố nhanh gọn, hiệu quả.

6. Yêu cầu mọi người không có nhiệm vụ đi ra khỏi khu vực, tránh bị ảnh hưởng của nhiễm bẩn phóng xạ (nếu có).

7. Những người lo lắng về sức khoẻ hoặc những người liên quan (Nhân viên của cơ sở, cơ sở bên cạnh, công chúng vô tình liên quan…) phải tập hợp lại, không gây hỗn loạn. Lập danh sách và chờ đợi thông tin cụ thể sau.

8. Mọi người theo dõi thông tin và tuân theo hướng dẫn chính thức qua các phương tiện thông tin của Phường/Quận/TP và người phụ trách ứng phó.

IV. KHUYẾN CÁO VỀ KHOANH VÙNG AN TOÀN CHO SỰ CỐ BỨC XẠ, HẠT NHÂN

Tình huống

Khu vực hàng rào bên trong ban đầu
(Bán kính vành đai an toàn)

Xác định ban đầu - Bên ngoài môi trường

Nguồn nguy hiểm tiềm tàng không có che chắn hoặc bị phá vỡ

30 m

Tràn đổ lượng lớn nguồn nguy hiểm tiềm tàng

100 m

Cháy nổ hoặc bị phun khói liên quan đến nguồn nguy hiểm tiềm tàng

300 m

Nghi ngờ có bom, đã nổ hoặc chưa nổ

400 m trở lên để tránh ảnh hưởng do bom nổ.

Xác định ban đầu - Bên trong các khu nhà

Nguồn nguy hiểm tiềm tàng không có che chắn hoặc bị phá vỡ hoặc bị tràn đổ

Các khu vực bị ảnh hưởng và khu vực lân cận (bao gồm các sàn nhà trên và dưới).

Hỏa hoạn hoặc các sự cố khác liên quan đến nguồn nguy hiểm tiềm tàng có thể phát tán chất phóng xạ khắp tòa nhà (ví dụ qua hệ thống thông khí)

Toàn bộ tòa nhà và khoảng cách bên ngoài thích hợp như đã chỉ ra ở trên.

Mở rộng vành đai dựa trên việc khảo sát bức xạ

Suất liều xung quanh 100 mSv/h

Bất cứ khu vực nào đo được giá trị này.

MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 25/2014/TT-BKHCN

Hanoi, October 08, 2014

 

CIRCULAR

REGULATIONS ON PREPAREDNESS AND RESPONSES TO NUCLEAR AND RADIOLOGICAL EMERGENCIES, FORMULATION AND APPROVAL FOR PLANS FOR RESPONSES TO NUCLEAR AND RADIOLOGICAL EMERGENCIES

Pursuant to the Law on Atomic Energy dated June 03, 2008;

Pursuant to the Government’s Decree No. 07/2010/NĐ-CP dated January 25, 2010 providing instructions on the implementation of a number of articles of the Law on Atomic Energy;

Pursuant to the Government’s Decree No. 20/2013/NĐ-CP dated February 26, 2013 stipulating functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Science and Technology;

At the request of general director of the Department of radiation and nuclear safety;

The Minister of Science and Technology promulgates the Circular regulating preparedness and responses to nuclear and radiological emergencies, formulation and approval for plans for responses to nuclear and radiological emergencies (hereinafter referred to as ‘emergency plans’).

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope and regulated entities

1. This Circular regulates:

a) Preparedness and responses to nuclear and radiological emergencies at all levels;

b) Formulation and approval for grassroots and provincial emergency plans;

2. This Circular applies to:

a) Organizations, individuals participating in preparedness for responses to nuclear and radiological emergencies;

b) Competent agencies that grant licenses for implementation of radiations works and approval for emergency plans;

Article 2. Interpretation of terms

In this Circular, some terms are construed as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Emergency responses refer to application of all measures in a timely and rapid manner to minimize adverse consequences of the incident on human safety and health, environment and properties.

3. Preparedness for emergency responses refer to the preparation of personnel, equipment, vehicles and procedures to ensure emergency response actions are taken.

4. Emergency plans mean documents on principles of responsibility assignment, mechanism of management and coordination among organizations and individuals involved in emergency responses; assessment of risks and overall procedures on emergency responses.

5. Interventions refer to actions to be taken to minimize irradiation, avoid or prevent irradiation from the incident such as sheltering, evacuation, taking Potassium iodide (KI).

6. Precautionary action zone (PAZ) refers to the area within which arrangement should be made to implement precautionary urgent protective actions before or shortly after a major release with the aim of preventing or reducing the occurrence of severe deterministic effect.

7. Urgent protective action planning zone (UPZ) refers to the area where preparations are made to promptly shelter in place, to perform environmental monitoring and to implement urgent protective actions on the basis of the results of monitoring within a few hours following a release.  Plans and capabilities should be developed to implement sheltering or evacuation and distribute thyroid blocking agents.

8. Chronic irradiation means long-term irradiation (over one year) from long-lived radionuclides in the environment.

9. Initial response force refers to the core force participating in the preparedness and emergency responses including command committees, police, fire and explosion prevention, medical facilities, technical support for radiological and nuclear safety, response force of the facility.

10. Deterministic biological effects refer to biological effects of radiation on human beings, occurring when radiation dose exceeds a threshold and the severity of an effect on human beings increases with dose; a number of signs of deterministic biological effect are vomiting, skin burns, gangrenous and fatality.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

12. Threat category refers to facilities, radiation sources, radiological equipment, nuclear equipment and activities that are most likely to cause incidents of the same scale of damage.

13. Interventional levels mean a radiation dose that can be avoided when a particular action is taken in the event of an incident or chronic irradiation.

14. Operational intervention levels mean interventional levels in the form of dose rate, activity of radioactive materials, activity concentration in air, on surface or underground integrated over time, activity concentration in environmental, foodstuff and water samples. Operational intervention levels serves as foundations for taking corresponding actions.

15. Warning levels indicate severity or urgency of a situation occurring or about to occur with the aim of determining responding measures, level of mobilization of human force appropriately.

16. On-site commander refers to a person appointed by competent authorities to direct on-site activities of responding and coordinate national supporting activities at the site where the incident occurs.

17. Radiation protection experts means individuals who undergo training in physical health, radiation safety and abilities to assess doses, record radiation, control contamination and provide consultancy on taking urgent protective actions.

18. Control room refers to the place where the control system, equipment for monitoring, measuring and storing parameters of nuclear power plants and research reactors are installed.

Article 3. Principles and requirements for preparedness and emergency response activities

1. Preparedness and emergency reponse activities should be in compliance with following principles:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Manner, scope and time for application of intervention actions should be optimized to achieve maximum practical interests;

c) Emergency plans should ensure that the responses are carried out in a timely manner, managed, controlled and coordinated comprehensively and effectively from grassroots, provincial and national levels;

d) Assignments given to organizations and individuals involved in emergency responses should be clear and evident; instructions on emergency responses should ensure uniformity as stipulated in emergency plans approved by competent authorities;

2. Emergency responses should meet following requirements:

a) Capable of controlling emergencies;

b) Prevent and minimize adverse consequences;

c) Prevent likely occurrence of deterministic biological effects on responders and the public;

d) Provide first aids;

dd) Minimize likely occurrence of stochastic biological effects on health of the public;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Minimize damage caused to properties and environment;

h) Create favorable conditions for long-term remedial work and for the establishment of plans for bringing socio-economic activities back to normal;

Article 4. Threat categories, intervention levels, warning levels

1. Threat category serves as foundations for preparedness and emergency responses. Threat category is classified into five groups (I, II, III, IV and V) as prescribed in Annex I enclosed herewith.

2. Organizations and individuals participating in emergency responses shall rely on intervention levels to take corresponding intervention actions. Intervention levels are instructed in Annex II enclosed herewith.

3. Warning levels shall serve as foundations for mobilization of resources to carry out emergency responses. Warning levels are instructed in Annex III enclosed herewith.

Article 5. Responsibility of organizations and individuals involved in preparedness and emergency responses

1. Nuclear, radiation facilities and other areas where radiation works take place as prescribed in Article 18 of the Law on Atomic Energy are hereinafter referred to as ‘facilities’.

Heads of nuclear, radiation facilities and persons mainly responsible for the areas where radiation works take place as prescribed in Article 18 of the Law on Atomic Energy are hereinafter referred to as ‘heads of facilities’.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Organizations, individuals establishing emergency plans as prescribed in Clause 5, Article 83 of the Law on Atomic Energy shall be responsible to:

a) Establish and submit emergency plans to competent agencies for approval;

b) Appoint head of Command committee and its members or make submission to competent agencies for appointment;

c) Construct personnel, facilities (see Annex v enclosed herewith), equipment and infrastructure required for preparedness and emergency responses in accordance with particular conditions; organize regular training and drills;

d) Establish regulations for coordination between organizations and individuals participating in emergency response; establish mechanism of transferring commands over emergency responses among organizations and individuals involved;

dd) Establish regulations for coordination between management agencies at all levels, response forces and facilities in taking intervention measures;

3. Organizations, individuals involved in preparedness and emergency responses shall be responsible for executing functions and duties as prescribed in emergency plans; cooperating with other organizations and individuals as prescribed;

4. Head of Command Committee shall be responsible to:

a) Assign responsibility and provide directions on the implementation of particular duties to members of Command Committee;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Command and mobilize forces to participate in emergency responses; direct the implementation of intervention measures with advices from organizations, individuals tasked according to approved emergency plans;

d) Appoint incident commander in accordance with particular situation;

dd) Compile and assess the incident to report to competent agencies;

e) Appoint a representative to provide information to the public according to laws;

g) In case of changes affecting the implementation of emergency plans, make amendments or supplements to emergency plans and make submission of such amendments and supplements to competent agencies for approval;

5. Command committees at all levels shall be responsible to:

a) Coordinate supply of necessary human resources, facilities, means, infrastructure based on requirements for preparedness and emergency responses and particular conditions;

b) Organize emergency responses as prescribed in emergency plans;

c) Organize regular training and drills;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Direct forces to participate in emergency responses on the scene;

b) Direct and request resources, technical and material bases for emergency responses;

c) Hold a central role in receiving, handling and providing information on the scene;

d) Follow directions given by head of Command Committee;

Article 6. Emergency response center

1. Facilities falling within threat categories I, II should have an emergency response center installed and physically separated from the control room; the emergency response center should be installed with adequate facilities for exchanging information with the control room, organizations, response forces at all levels, for monitoring information of radiation; well equipped for radiation protection.

2. The emergency response center situated outside facilities within threat categories I, II should be constructed and well equipped for emergency responses as well as with safety ensured; headquarter of the emergency response center situated outside facilities, initial response forces should be constructed and maintained as prescribed national-level emergency plans.

3. Provincial command committees that establish provincial emergency response center shall be well equipped for emergency responses in accordance with particular conditions in localities.

Chapter II

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Section 1. REQUIREMENTS FOR PREPAREDNESS

Article 7. Organization and management in preparedness

1. Command committees at all levels shall be responsible to:

a) Establish control and management systems during emergency responses;

b) Establish strategic targets and handle asynchronous coordination concerning functions, responsibility, authority; allocate resources and priority rights among emergency response organizations;

c) Prepare responses to radiological and nuclear emergencies in sync with other normal preparedness;

2. Heads of facilities falling within threat categories I, II and III should:

a) Establish processes of changing from normal operation mode into emergency mode and method of changing shall not reduce safety function of facilities and not affect compliance with safety operation procedures and implementation of minimization of adverse consequences by operators;

b) Clearly define responsibility of individuals in connection with process of changing as prescribed in Point a, Clause 2, this Article;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Coordinate response forces in facilities and response organizations outside facilities;

b) Closely coordinate organization of emergency responses with provincial emergency plans in UPZ and PAZ;

Article 8. Preparations for confirmation of incident, announcements and kick-off of emergency response system

1. Command committees at all levels shall be responsible to:

a) Establish mechanism for receiving and handling information;

b) Establish a hub for receiving and handling information round the clock, receiving information about the incident and calling for assistance and recommendations on initial response measures;

c) Organize training for radiation workers and response staff in detection of signs of potential incidents and giving notifications and warnings in an appropriate and timely manner in case of incident;

d) Organize training for initial response forces in detection of signs of radiation warnings and giving notifications and warnings in an appropriate and timely manner in case of incident;

2. Command committees at all levels, in reliance on warning levels as prescribed in Annex III enclosed herewith, design requirements, shall be responsible for establishing a system for detection, identification, classification, notification and kick-off of emergency responses in accordance with laws;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 9. Preparations for minimization of adverse consequences

1. For threat category IV, Command committees shall be responsible to:

a) Provide technical consultancy, radiation protection supporting forces to individuals participating in emergency responses and initial response forces;

b) Organize training for radiation workers in measures to minimize potential consequences of the incident, protect staff and public around the incident area;

2. Command committees shall inspect and direct organization of training for initial response forces in timely responses to incidents, potential or underway, relating to transport of radioactive substances;

3. Facilities using radioactive sources within groups 1 and 2 according to “National technical regulation on radiation protection – categorization and classification of radioactive sources”- QCVN 6:2010/BKHCN enclosed with the Minister of Science and Technology’s Circular No. 24/2010/TT-BKHCN dated December 29, 2010 (hereinafter referred to as ‘QCVN 6:2010/BKHCN) should establish relationship and methods of communication with radiation assessment organizations or radiation protection experts as prescribed in emergency plans in case of incident in order to minimize adverse consequences.

4. Facilities falling within threat categories I, II and II shall be responsible for taking all measures to minimize consequences to achieve following targets:

a) Prevent escalation of the incident;

b) Bring facilities back to normal state;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Reduce irradiation;

dd) Provide technical supports to operators in a timely manner;

e) Provide emergency response teams in a timely manner;

g) Prepare for reception of supports from organizations involved in emergency responses at provincial or national levels;

5. Organizations, individuals involved in the establishment of emergency plans as prescribed in Clause 5, Article 83 of the Law on Atomic Energy shall be responsible for establishing resources to implement requirements prescribed in Clause 3, Article 19 hereof.

Article 10. Preparations for urgent protective actions

1. Command committees at all levels shall be responsible for making notifications to initial response forces about immediate implementation of rescue measures and prevention of occurrence of serious injuries upon detection of signs of presence of radioactive substances on the scene.

2. Facilities falling within threat categories I and II shall be responsible for preparedness to make decisions and take urgent protective actions within facilities. The preparedness comprises:

a) Description of technical characteristics of individual emergency response zones (UPZ for facilities of threat category I and PAZ for facilities of threat categories I and II);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Regulating provision of recommendations for implementation of urgent protective actions outside facilities to competent agencies as prescribed in emergency plans at all levels;

d) Regulating immediate notifications to competent agencies about the implementation of urgent protective actions in PAZs and UPZs according to Annex VI hereof;

3. Facilities falling within threat categories I, II and III shall be responsible for all people in facilities in case of incident, including:

a) Inform the incident to all individuals in facilities;

b) Make statistical reports on all individuals in facilities;

c) Identify and seek search for missing people;

d) Take urgent protective actions;

dd) Carry out first aids in a timely manner;

4. Provincial-level command committees where PAZs and UPZs are located shall be prepared and cooperate with response forces in taking urgent protective actions outside facilities as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Make notifications to the public in PAZs and UPZs as prescribed in the approved emergency plan;

c) Take urgent protective actions;

d) Protect food and water supply sources;

dd) Order placement of restrictions on food consumption in the area;

e) Perform inspection and radioactive decontamination for evacuees;

g) Take care of evacuees and control access to the area;

Article 11. Preparations for supply of information

1. Facilities falling within threat categories I and II shall be ready for the supply of information about the incident to competent agencies as prescribed emergency plans; The information includes:

a) Existing state of danger;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Command committees shall be responsible:

a) Request competent agencies, organizations, and individuals to make notifications of the incident, required intervention measures and other relevant information to appropriate subjects;

b) Construct infrastructure for the supply of information (information communications, provisional means...);

Article 12. Preparations for assessment of warning levels

1. Facilities falling within threat categories I, II and III shall be responsible for make preparations (personnel, equipment, means, procedures...) for timely assessment:

a) Unusual conditions in facilities;

b) Situations of irradiation or emission of radioactive substances;

c) State of radiation inside and outside facilities;

d) Potential or actual situations of irradiation on the public;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Carry out assessment of radioactive contamination, emission of radioactive substances, radiation dose in order to make decisions on taking urgent protective actions in PAZs and UPZs;

b) Provide trained human resources and equipment for the implementation of Point a, Clause 2 hereof;

c) Keep information relating to assessment of warning levels for emergency responses;

3. Facilities falling within threat category IV shall be responsible:

a) Identify scale and degree of irradiation or unusual radioactive contamination;

b) Propose immediate minimization and protection measures;

c) Identify individuals most likely to be affected by irradiation;

d) Notify danger level and recommend protection measures to competent agencies;

Article 13. Medical preparations during emergency responses

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Radiation safety;

b) Clinical symptoms caused by irradiation;

c) Procedures on notifications and first aids, treatment of victims in case of nuclear and radiation accidents;

2. Facilities falling within threat categories I, II and III shall be prepared for treatment of a certain number of staff susceptible to overdose of irradiation or radioactive contamination; The treatment comprises first aids, assessment of doses, transport and initial medical treatment for victims subject to radioactive contamination or high-dose irradiation in local hospitals;

3. Command committees at all levels for UPZs and PAZs of threat categories should construct classification plan and transfer affected people to specialized hospitals.

4. Medical forces as prescribed in emergency plans shall be prepared for:

a) Human resources, facilities for emergency use and treatment;

b) Appropriate treatment regimen for early diagnosis and treatment of radiation diseases;

c) Medical consultation with other specialized organizations on serious injuries affecting health and lives of response staff and the public;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Functional agencies as prescribed in emergency plans at all levels in the area of threat category V shall be responsible for being prepared to take agricultural measures such as restrictions on consumption, distribution and delivery of food in the areas of radioactive emissions. The preparedness includes:

a) Construction of operational intervention levels;

b) Methods of assessing operational intervention levels;

c) Ensuring constant monitoring of radioactive contamination of soil in agricultural areas;

d) Ensuring water and food samples are analyzed;

dd) Agricultural protection measures;

2. Competent functional agencies as prescribed in emergency plans at all levels shall be responsible for being prepared for the management of radioactive waste, radioactive contamination caused by the incident including the establishment of monitoring and analyzing plan in order to classify samples of radioactive contamination, radioactive waste caused by the incident.

3. Provincial-level command committees shall cooperate with national-level command committee in the preparedness for temporary evaluation of people inside and outside UPZs, inspection of transport vehicles, people, properties accessing emergency response zones for radioactive contamination (including inside and outside of UPZs).

Article 15. Minimization of consequences of non-radioactive incidents and emergency responses

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Having foundations and optimal measures to carry out intervention levels in food management and long-term prevention measures;

2. Considering impacts on socio-economic development and long-term impacts on social welfare and other impacts;

3. Providing consultancy to the public;

4. Provide timely explanations about health risks and consultancy to the public on required protection actions as well as prohibited actions to minimize consequences of the incident;

5. Timely prevention of extreme actions;

Article 16. Preparations for completion of activities of protection, intervention and environmental remediation

1. Command committees shall be responsible for making public notice about completion of activities of emergency responses including the establishment of criteria for completion of activities of protection and intervention on the basis of intervention levels and radiation safety conditions on the scene.

2. Command committees shall be responsible for establishing environmental remediation plan specifying the followings:

a) Role and function of relevant organizations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Methods of assessing radioactive and non-radioactive consequences;

d) Methods of changing remediation actions in order to minimize radioactive and non-radioactive consequences of the incident;

dd) Radiation safety and occupational exposure assurance measures;

Section 2. REQUIREMENTS FOR EMERGENCY RESPONSES

Article 17. Organization and management in emergency responses

1. Organizations participating in emergency responses shall be responsible:

a) Ensure consistent coordination between organizations and individuals participating in emergency responses inside and outside of facilities;

b) Assess necessary information to issue decisions on mobilizing resources during the incident;

2. Organizations, individuals participating in emergency responses shall be responsible for deploying emergency responses as prescribed in emergency plans;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 18. Confirmation of incidents, notifications and kick-off of response system

1. Upon receipt of information relating to the incident, facilities shall confirm the incident, determine warning levels and make notifications to the information receiving hub as prescribed in on-site and provincial-level emergency plans.

2. Upon receipt of information relating to the incident in localities, the information receiving hub at provincial level shall confirm the incident, determine warning levels and make notifications to organizations participating in responses.

3. Regulations on time of confirmation, notifications and kick-off of the response system are stated in Annex VI enclosed herewith.

4. In case the incident have adverse effects on other countries, as prescribed in Clause 3, Article 84 of the Law on Atomic Energy, the agency that has been assigned according to laws shall be responsible for making notifications about the incident to international organizations or to affected countries.

Article 19. Implementation of consequence minimization measures

1. Initial response forces shall rely on specific situations and intervention levels to take appropriate intervention measures in order to minimize consequences of the incident caused by threat category IV.

2. Facilities within threat categories I, II, III and IV shall be responsible for taking appropriate intervention measures in order to minimize consequences.

3. Resources for emergency responses at all levels including technical means, information communications, provisional medicine, evacuation locations and other necessities should be ready for emergency responses with respect to facilities falling within threat categories I, II and III.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Organizations, individuals participating in emergency responses shall be responsible:

1. Take appropriate rescue measures as top priority;

2. In case of nuclear emergencies, take urgent protection measures such as sheltering, evacuation, distribution of KI in order to minimize radiation doses and prevent occurrence of deterministic biological effects; in case of radiological emergencies, take appropriate anti-radiation protection measures.

3. Change urgent protective actions as appropriate based on information obtained from the incident;

4. Terminate a protective action that is no longer appropriate;

Article 21. Provision of information and instructions to public

Command committees at all levels shall be responsible:

1. Give early warnings and protection instructions to the public within competence in reliance on warning levels, specific conditions and monitoring figures on the scene;

2. Provide official information in order to minimize distribution of falsified and inaccurate information;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Organizations and individuals participating in the preparedness and emergency responses shall be responsible for taking measures to protect staff and control doses according to procedures as mentioned in emergency plans and as prescribed in the Minister of Science and Technology’s Circular No. 19/2012/TT-BKHCN dated November 08, 2012 providing for control and assurance for radiation safety in occupational radiation exposure and public radiation exposure.

Article 23. Assessment of warning levels

Organizations, individuals tasked with assessing warning levels as prescribed in emergency plans shall be responsible:

1. In reliance on Annex III enclosed herewith and assessment results, determine severity and possibilities of consequences during the incident to meet warning levels as appropriate;

2. Carry out monitoring of radiation and analysis of environmental samples to determine potential hazards and change response strategy;

3. Provide information about conditions of the incident, assessment of incident, and recommended protective actions to response organizations in a timely manner;

Article 24. Medical management during emergency responses

1. Medical organizations as specified in emergency plans shall be responsible for taking first aids measures and making notifications to the information receiving hub as prescribed in emergency plans upon detection of pathological signs caused by radiation; distributing KI to subjects as appropriate based on intervention levels.

Organizations, individuals upon detection of radiation-induced pathological signs shall be responsible for making notifications to the information receiving agency as prescribed in emergency plans;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Medical organizations as prescribed in emergency plans shall be responsible for putting forward measures to assess increase in cancer rates for response staff and the public; any measure as appropriate.

Article 25. Restrictions on food consumption and long-term protection

1. Provincial and national command committees shall be responsible for carrying out restrictions on food consumption and long-term protection in accordance with provisions set out in Annex II enclosed herewith.

2. Command committees at all levels shall be responsible for waste management and handling of radioactive contamination caused by the incident.

Article 26. Completion of activities of protection, intervention, and environmental remediation

1. Command committees at all levels shall be responsible:

a) Determine the time to complete activities of protection, intervention and make notifications to the public within competence;

b) Assess emergency level as prescribed in Clause 3, Article 82 of the Law on Atomic Energy and make notifications to the public within competence;

2. Command committees at all levels shall be responsible for organizing assessment of doses of occupational radiation exposure for staff involved in activities of environmental remediation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Potential effective dose is within 10 mSv/year;

b) Have an argument that achieved outcome is lower than remediation costs if activities of remediation are continued;

4. Command committees at all levels shall make decisions on postponement of restriction, intervention and remediation measures on the basis of national and international regulations.

5. In case of need, the Ministry of Science and Technology shall cooperate with relevant ministries and command committees in defining reference dose levels to end remediation activities.

Chapter III

ESTABLISHMENT AND APPROVAL FOR PLANS FOR RESPONSES TO RADIOLOGICAL AND NUCLEAR EMERGENCIES AT GRASSROOTS AND PROVINCIAL LEVELS

Section 1. On-site response plans

Article 27. On-site emergency plans within threat categories I, II and III

On-site emergency plans within threat categories I, II and III have following structure:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Present scope and regulated entities in response plans;

b) Interpret terms used in response plans;

c) Present information about lists, addresses, phone numbers of organizations and individuals participating in emergency responses and supporting organizations, individuals;

d) List other relevant response plans (plans for responses to natural disasters, fire and explosion prevention) coming into force in administrative divisions of central-affiliated provinces and cities;

2. Legal foundations for establishment of response plans:

Lists of relevant documents issued by competent state agencies at central and local levels and excerpts from such documents;

3. Analysis of risks of the incident at facilities:

a) Based on threat categories as prescribed in Clause 1, Article 4 hereof, analyze risks, situations and greatest consequences caused by the incident;

b) Analyze risks relating to loss of security for facilities or radiation sources;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Define facilities’ organizational structure and organization chart for emergency responses;

b) Define responsibility of organizations, individuals in facilities for preparedness and emergency responses including heads of facilities; command committees and their members; departments and individuals participating in emergency responses;

Responsibilities of organizations, individuals in accordance with requirements as prescribed in Article 5, Article 6, Article 7; Clauses 1, 2, Article 8; Clauses 2, 3 and 4, Article 9; Clauses 1, 2 and 3, Article 10; Article 11; Clauses 1, 2, Article 12; Clause 2, Articles 13 and 14 hereof;

5. Preparations for emergency responses:

a) Specify human resources, equipment of facilities to ensure responsibilities are taken as prescribed in Point b, Clause 4 hereof;

b) Determine PAZs and UPZs for facilities of threat categories I or II as prescribed in Annex IV enclosed herewith;

c) Establish plans for training and drills for organizations and individuals participating in emergency responses;

d) Regulate making updates and supplements to emergency plans;

6. Emergency responses:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Establish management mechanism during emergency responses as prescribed in Article 17 hereof;

c) Establish plans for mobilization of human resources and equipment for emergency responses in accordance with warning levels and provisions as prescribed in Clauses 1 and 3, Article 18 hereof;

d) Establish response phases in proportion to provisions set out in Annex VII enclosed herewith; targets that need to be achieved in individual phases; specific procedures and instructions for achieving such targets; response phases should meet requirements as prescribed in Clause 2, Article 19; Article 20; Article 21; Article 22; Article 23; Clauses 1, 2, Article 24; Article 25 hereof;

dd) Establish internal information system, requests for assistance and notifications to individuals in PAZs and UPZs;

7. Annexes companying emergency plans:

a) Documents serving emergency responses: maps, premises of facilities, notification and information receiving samples as prescribed in Annex VIII enclosed herewith; determination of warning levels and response levels; levels of mobilization of human resources and equipment; appointment of on-site commanders;

b) A number of specific instructions on supply of information in emergency responses; safety instructions to response staff and the public in case of emergency; recommendations on safety zoning as prescribed in Annex VIII enclosed herewith;

c) In reliance on provisions on environmental remediation as prescribed in Article 26 hereof, establish a decision-making process for ending emergency responses, long-term remediation plan’s objectives;

d) In reliance on Clause 3, Article 27 hereof, establish an outline and specific emergency response procedures;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Establish emergency response diaries;

Article 28. On-site emergency plans within threat categories IV

1. Facilities that perform radiations works using radiation sources in construction industry radiography shall establish emergency plans as prescribed in Article 27 hereof;

2. Facilities that perform radiations works using radiation sources of groups 2 (except for radiation sources in industrial radiography), 3 and 4 according to QCVN 6:2010/BKHCN, X-ray equipment in industrial radiography and particle accelerators shall establish emergency plans with following structure:

a) Legal foundations as prescribed in Clause 2, Article 27 hereof;

b) Analysis of risks of incidents at facilities as prescribed in Clause 3, Article 27 hereof;

c) Description of organizational structure and responsibility of departments and individuals in facilities for preparedness and emergency responses of which supply of resources for emergency responses should be specified;

Responsibility of these organizations, individuals in accordance with requirements for preparedness as prescribed in Article 5; Clause 1, Article 7; Clause 1, Article 8; Clauses 1 and 2, Article 9; Clause 3, Article 12; Article 16 hereof;

Responsibilities of organizations, individuals in accordance with requirements for emergency responses as prescribed in Clauses 1, 3, Article 18; Clauses 1, 2, Article 19; Clauses 1, 3 and 4, Article 20; Article 22; Clauses 1, Article 23; Clause 2, Articles 24; Article 26 hereof;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Facilities that perform radiation works using radiation sources of group 5 according to QCVN 6:2010/BKHCN shall construct emergency plans with following structure: analysis of risks, situations relating to loss of radiation sources;

4. Facilities that use X-ray equipment for medical diagnosis and other X-ray equipment other than equipment as prescribed in Clause 2, this Article shall establish emergency plans with following structure:

a) Regulations on reporting when radiation workers, patients and other individuals are overexposed;

b) Regulations on content of reports on the incident;

c) Responsibilities for dose assessment and monitoring of health of individuals overexposed;

Section 2. PROVINCIAL-LEVEL RESPONSE PLANS

Article 29. Provincial-level response plans

Provincial-level emergency plans are constructed with following structure:

1. General provisions as prescribed in Clause 1, Article 27 hereof;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Analysis of risks of incidents on administrative divisions of provinces:

a) Based on threat categories as prescribed in Clause 1, Article 4 hereof, conduct analysis of risks, situations and greatest consequences caused by the incident;

b) Analyze risks relating to loss of security for radiation sources on administrative divisions of provinces;

4. Organizational structure and responsibility of organizations and individuals participating in emergency responses:

a) Define organizational structure and organization chart for emergency responses;

b) Detail responsibilities of organizations, individuals according to requirements for preparations and emergency responses, particularly structure and components of command committees; responsibility of command committees; responsibility of individual members of command committees; responsibility of heads of command committees; responsibility of organizations involved and supporting organizations;

Responsibilities of organizations, individuals in accordance with requirements as prescribed in Article 5; Article 6; Clause 1, Article 7; Clause 1, Article 8; Clauses 1, 2 and 5, Article 19; Clause 4, Article 10; Clause 2, Article 11; Clause 2, Article 12; Clauses 2, 3 and 4, Article 13; Article 14; Article 15; Article 16 hereof;

5. Preparations for emergency responses:

a) Specify regulations on preparations for human resources, equipment and expenditures by organizations participating in emergency responses to ensure responsibilities are taken as prescribed in Point b, Clause 4 hereof;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Establish plans for training and drills for organizations and individuals participating in emergency responses;

d) Regulate workplaces of provincial-level command committees in accordance with particular conditions of locality;

dd) Regulate considerations, updates and supplements to plans;

6. Emergency responses:

a) Apply principles for emergency response as prescribed in Article 3 hereof to emergency responses;

b) Establish management mechanism during emergency responses as prescribed in Article 17 hereof;

c) Establish plans for mobilization of human resources and equipment for emergency responses in accordance with warning levels and provisions as prescribed in Clauses 2 and 3, Article 18 hereof;

d) Establish response phases in proportion to provisions set out in Annex VIII enclosed herewith; targets that need to be achieved in individual phases; specific procedures and instructions for achieving such targets; response phases should meet requirements as prescribed in Clause 3, Article 19; Article 20; Article 21; Article 22; Article 23; Article 24; Article 25; Article 26 hereof;

dd) Establish manners of notifying processes of emergency responses to organizations participating in emergency responses, means of mass media during emergency responses as instructed in Annex VIII hereof;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Annexes:

a) Lists and contact addresses of command committees, organizations and individuals participating in emergency responses;

b) Documents serving emergency responses: notifying and information receiving models; determination of warning levels and levels for mobilization of response forces; mobilization and appointment of on-site commanders;

b) A number of specific instructions on supply of information in emergency responses; safety instructions to response staff and the public in case of emergency; recommendations on safety zoning as prescribed in Annex VIII enclosed herewith;

d) In reliance on provisions on environmental remediation as prescribed in Article 26 hereof, establish a decision-making process for ending emergency responses, long-term remediation plan’s objectives;

dd) In reliance on Clause 3, Article 29 hereof, establish an outline and specific emergency response procedures;

e) Formulate specimen reports;

e) Establish emergency response diaries;

Section 3. APPROVAL FOR RESPONSE PLANS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Documentation of on-site emergency plans comprises:

- Written request for approval;

- Three copies of on-site emergency plans established with structure and contents as prescribed in this Circular; emergency plans should bear signatures of heads of facilities, seals and stamps on adjoining edges of pages;

2. Documentation of provincial-level emergency plans comprises:

- Written request for approval;

- Four copies of on-site emergency plans established with structure and contents as prescribed in this Circular; emergency plans should bear signatures and seals of competent authorities, and stamps on adjoining edges of pages;

Article 31. Competent agencies granting approval for emergency plans

1. Competent agencies granting approval for on-site emergency plans shall be competent agencies that grant licenses for implementation of radiations works as prescribed in Article 23 of the Minister of Science and Technology’s Circular No. 08/2010/TT-BKHCN dated July 22, 2010;

2. Authority to grant approval for provincial and national emergency plans is prescribed in Clause 5, Article 83 of the Law on Atomic Energy; the Ministry of Science and Technology shall grant approval for emergency plans of nuclear power plants when carrying out assessment of safety analysis report during the period of licensing construction and operation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Organizations, individuals that request approval for on-site emergency plans should submit one set of application as prescribed in Clause 1, Article 30 hereof to competent agencies for approval. Within 10 working days since receipt of the application, competent agencies shall be responsible for implementing assessment of the application and granting approval if the application is found satisfactory. In case of rejection, competent agencies shall issue a written reply with reasons specified;

2. People's committees of provinces that request approval for provincial-level emergency plans should submit one set of application as prescribed in Clause 2, Article 30 hereof to the Ministry of Science and Technology. Within 10 working days since receipt of the application, the Ministry of Science and Technology shall be responsible for establishing provincial-level emergency plans appraising board (hereinafter referred to as ‘the Board of Appraisal’) Within 60 days since assessment results are given by the Board of Appraisal, the Ministry of Science and Technology shall issue the decision on approval for provincial-level emergency plans. In case of rejection, the Ministry of Science and Technology should issue a written reply with reasons specified.

Chapter IV

IMPLEMENTARY PROVISIONS

Article 33. Implementary provisions

1. Emergency plans that were established and approved under the Ministry of Science and Technology’s Circular No. 24/2012/TT-BKHCN dated December 04, 2012 shall remain in force without preparing procedures for re-approval.

2. Emergency plans established and not yet approved before the effective date of this Circular should be amended and supplemented for submission as prescribed hereof.

Article 34. Effect

1. This Circular takes effect since November 24, 2014.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Science and Technology for amendments and supplements. /.

 

 

THE MINISTER




Nguyen Quan

 

ANNEX I

THREAT CATEGORY
(Enclosed with the Minister of Science and Technology’s Circular No. 25/2014/TT-BKHCN dated October 08, 2014)

Threat category I

Definition: Threat category I refers to facilities where the incident occurs inside (including incidents with a very low probability) capable of increasing deterministic biological effects causing serious effects on the public outside facilities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Facilities capable of causing incidents with serious deterministic biological effects outside facilities; These facilities comprise:

- Reactors with capacity ≥ 100 MW (th) (power reactors, nuclear-powered ships and research reactors)

- Spent fuel pools capable of storing burnt fuel rods with total activity greater than 1017 Bq Cs-137;

- Facilities storing radioactive materials that may be dispersible and cause serious deterministic biological effects outside facilities.

Threat category II

Definition: Threat category II refers to facilities where the incident occurs inside capable of increasing doses to the public outside and urgent protective actions need to be taken according to national or international standards. Typical facilities of threat category II refer to research reactors with capacity greater than 02 MW(th) to 100 MW (th). Threat category II does not include facilities of threat category I.

Typical facilities of threat category II:

Facilities capable of causing the incident with high radiation dose and urgent protective actions outside need to be taken, including:

- Reactors with capacity from 2 MW (th) to 100 MW (th);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Facilities storing radioactive materials that may be dispersible and require urgent protective actions outside;

Threat category III

Definition: Threat category III refers to facilities where the incident occurs inside capable of increasing doses of radiation contamination and urgent protective actions inside need to be taken.

Typical facilities of threat category III:

Facilities capable of causing the incident with radiation dose and urgent protective actions outside need to be taken, including:

- Facilities capable of generating dose rate ≥ 100 mGy/h at one meter distance if shielding is lost;

- Reactors with capacity  ≤ 2 MW (th);

- Facilities storing radioactive materials that may be dispersible and generate doses and urgent protective actions inside need to be taken;

Threat category IV

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Threat category IV includes:

- Licensed activities of implementation of radiations works;

- Illegal activities such illegal trade and storage of radiation sources, acts of sabotage, terrorism.

- Radiation sources beyond control;

- Fall of nuclear-powered satellites;

Threat category V

Definition: Threat category V refers to activities unrelated to radiation sources but products resulted from these activities may be contaminated with radiation generated by incidents at facilities of threat categories I and II (including facilities of threat categories I and II from other nations) to a level that requires immediate restriction measures on these products according to national and international standards.

 

ANNEX II

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Intervention levels for urgent protective actions

Intervention levels

Protective actions

10 mSv a,b

Sheltering (two days)

50 mSv a,c

Temporary evacuation (one week)

100 mGy d,e

Distribution of stable Iodine (one time)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 (a) Preventable effective dose;

 (b) Sheltering should not last more than two days. Command committees at all levels may apply sheltering measures at lower dose rate for a short time or during preparations for implementation of next intervention actions.

 (c) Evacuation should not last more than one week. Command committees at all levels may carry out evacuation at lower dose rate for a short time. Higher intervention levels may be applied for complicated evacuation cases.

 (d) Preventable absorbed dose for thyroid gland;

 (e) Intervention levels applied commonly to all ages;

2. Intervention levels for activities of relocation and termination of relocation

Intervention levels

Protective actions

30 mSv in a month

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10 mSv in a month

Terminating temporary evacuation

1000 mSv in a lifetime (or 50 years)

Permanent relocation

3. Intervention levels for restrictions on food consumption

Normal food

Group of radionuclides

Radionuclides

Intervention levels (kBg/kg)a

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cs-134, Cs-137, Ru-103, Ru-106, Sr-89, I-131

1

2

Sr-90

0,1

3

Am-241, Pu-238, Pu-239, Pu-240, Pu-242

0,01

Milk, food for children aged under 12 months and drinking water

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cs-134, Cs-137, Ru-103, Ru-106,

1

5

Sr-90, I-131

0,1

6

Am-241, Pu-238, Pu-239, Pu-240, Pu-242

0,001

Notes:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Operational intervention levels (OIL) based on radiation values measured in the air and food

Radiation sources 

Ordinal numbers (OIL)

Default value

Protective actions

Dose rate in the air (measured at one meter height from ground)

1

1 mSv/hour

Evacuation or sheltering

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

0,2 mSv/houra,b,c

Considering evacuation of people from the area

3

1 mSv/hourd

Immediately stop consumption of food and milk in the area until the result of sample examination is available.

Dose rate on ground surface

 

Normal food

milk

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I-131g

4

10 kBq/m2 a,e

2 kBq/m2 a,e,f

Cs-137g

5

2 kBq/m2 a,e

10 kBq/m2 a,e,f

Concentration in food, milk and water

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Normal food

Milk and water

 

I-131g

6

1 kBq/kg a,e

0,1 kBq/kg a,e

Stop consumption of food and milk in the area

Cs-137g

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

0,2 kBq/kg a,e

0,3 kBq/kg a,e

Stop consumption of food and milk in the area

Notes:

 (a) Keep monitoring and updating radiation levels according to the process

 (b) Within the period from two to seven days since occurrence of the incident

 (c) Considering evaluation at higher rate if complicated.

 (d) 1 mSv/hour value is chosen to refer to the area with actual dose rate higher than natural background radiation.

 (dd) Use higher OIL if food is scarce or decontaminated from radiation before consumption.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 (g) Measures put forward should separate radiation levels I-131 and Cs-137;

 

ANNEX III

WARNING LEVELS
(Enclosed with the Minister of Science and Technology’s Circular No. 25/2014/TT-BKHCN dated October 08, 2014)

1. Warning levels for facilities of threat categories I and II

Warning levels for facilities of threat categories I and II comprise Levels A,  B and C corresponding to ascending severity.

Specific characteristics of each level as follows:

Warning levels

Description

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Level A

Level A (Alert) is declared when technical failures are detected in the factory, the decline in levels of protection is acknowledged but protective actions outside facilities are not necessary (Nuclear power plants)

- Unusual conditions occur but are not likely to result in major incidents.

- Unusual conditions occur and are not likely to affect the outside of facilities.

Level B

Level B (Site area emergency) is declared when the public outside facilities is told to prepare for protective actions; other response actions and radiation monitoring tasks need to be taken outside facilities.

- Unusual conditions occur and are likely to result in major incidents.

- Unusual conditions are likely to interrupt necessary safety for the protection of fuel in spent fuel pools.

- Radioactive substances disperse but do not damage fuel in reactor core or spent fuel pools

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Level C (general emergency) is declared when protective actions and other response actions need to be taken immediately outside facilities.

- Fuel in reactor core or spent fuel pools are seriously damaged or expected to be seriously damaged.

- Safety functions are lost that are likely to seriously damage fuel in reactor core or spent fuel pools, including loss of capacity to control following safety functions:

○ Stop operation of reactors;

○ Keep reactor core shielded (cooling fuel rods);

○ Load heat from reactors;

○ Maintain important auxiliary systems (AC/DC, control system, equipment system)

- Fuel in reactor core or spent fuel pools are damaged or expected to be damaged.

- Lose capacity to control necessary safety functions in order to protect fuel in reactor core or spent fuel pools;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Warning levels for facilities of threat categories III, IV and V

Warning levels for facilities of threat categories III, IV and V comprise Levels 1, 2, 3 corresponding to ascending severity.

Specific characteristics of each level as follows:

Warning levels

Typical situations of warning levels

Level 1

- Incidents occur in facilities using closed radioactive sources of groups 3, 4 and 5.

- Incidents occur with radiation sources of groups 3, 4 and 5 outside control.

- Incidents occur and may generate radiation dose rate no more than 50 mSv/h.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Incidents occur without deterministic biological effects

- Incidents occur and people are not overexposed.

- Incidents occur in at least two provinces without radioactive contamination and damage to people and environment.

- Incidents occur outside national border with insignificant effects on Vietnam.

Level 2

- Incidents without clear information;

- Incidents occur in facilities using radioactive sources of groups 2 and 3 or open radioactive sources.

- Incidents occur with radiation sources of groups 1 and 2 outside control.

- Incidents occur and may generate radiation dose rate no more than 1 mSv/h.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Incidents occur with possible occurrence of deterministic biological effects

- Incidents related to transport of radiation sources, radioactive substance-related violence, terrorism;

- Incidents occur and people are highly exposed.

- Incidents occur outside national border with significant effects on environment and food in Vietnam.

Level 3

- Incidents occur in facilities using radioactive sources of group 1.

- Incidents occur and may generate radiation dose rate more than 1 mSv/h.

- Incidents occur with dispersion of radioactive substances and radioactive contamination on a large scale.

- Incidents occur with deterministic biological effects;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Incidents occur in other provinces but have serious effects on localities on a large scale.

Classification of radiation sources is referred to “National technical regulation on radiation safety – classification and categorization of radiation sources” – QCVN 6;2010/BKHCN.

 

ANNEX IV

SIZES OF PROTECTIVE ZONES
(Enclosed with the Minister of Science and Technology’s Circular No. 25/2014/TT-BKHCN dated October 08, 2014)

1. Characteristics of PAZ and UPZ

Protective actions for PAZs shall be taken before or after dispersion of radioactive substances or irradiation from facilities.

Protective actions for UPZs shall be taken in reliance on environmental monitoring or actual conditions at facilities.

2. Size of protective zones according to dose limits

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PAZ

UPZ

Absorbed dose by external exposure accumulated for 10 hours

ADred marrow1 = Gy

ADfoetus = 0.1 Gy

ADtissueb = 25 Gy at 0.5 cm depth

ADskinc = 10 Gy on 100 cm2

Absorbed dose by internal exposure due to uptake of accumulated radioactive substances ((D = 30 daysd)

AD (D)red marrow = 0.2 Gy for radionuclides with Z ³ 90đ or 2Gy for radionuclides with Z £ 89e

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

AD (D)lungse = 30 Gy

AD (D)colon = 20 Gy

AD(D')foetusf  = 0.1 Gy

Notes:

 ADred marrow represents value of average RBE weighing factor for tissues or organs inside the body (e.g. red marrow, lungs, gonads, thyroid gland) and crystalline lens due to irradiation in homogeneous radiation field of high penetration.

 (b) Doses caused on an area of 100 cm2 at 0.5cm depth under skin due to exposure to radiation sources (e.g. hold in hands or put inside the pockets);

 (c) Doses on an area of 100 cm2 of the hypodermis layer (at a depth with density of 40 mg/cm2 or 0.4mm under skin);

 (d) AD(D) refers to RBE weighing factor absorbed doses for a period D due to uptake of radioactive substances that may cause deterministic effects for 5% of the individuals being exposed to radiation.

 (dd) Other different limits shall be applied when considering significant differences in threshold value for uptake of specific radionuclides for this group of radionuclides;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 (g) In this particular case, D' refers to a development period in womb;

3. Reference sizes for UPZ and PAZ

Sizes of UPZs and PAZs in the table below serve as reference for types of reactors and radiation sources;

Reactor capacity

Danger level of radiation sources (A/Da)

Radius of PAZs

Radius of UPZs

Facilities of threat category I

Reactors > 1000 MW (th)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5-30 km

100 < Reactors ≤ 1000 MW (th)

0.5-3 km

5-30 km

A/D ≥ 105

3-5 km

5-30 km

104 ≤ A/D < 105

0.5-3 km

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Facilities of threat category II

10 ≤ Reactors ≤ 100 MW (th)

None

0.5–5 km

2 < Reactors < 10 MW (th)

None

0.5 km

103 ≤ A/D < 104

None

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

102 ≤ A/D < 103

None

0.5 km

Appearance of fissile materials within 500 meters from borders of facilities

None

0.5-1 km

Notes:

- Centers of the circles are taken at points where sources of dispersible or fissile radioactive substances exist.

- Actual border of a zone may be established to suit topographical characteristics of such zone such as roads, rivers, national borders.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

ANNEX V

LIST OF EQUIPMENT FOR EMERGENCY RESPONSES FOR REFERENCE
(Enclosed with the Minister of Science and Technology’s Circular No.  25/2014/TT-BKHCN dated October 08, 2014)

1. Personnel protective equipment

Initial response persons and response staff entering the area with radiation dose more than 100 mSv/h

- Respiratory protective masks

- Watertight and anti-corrosive gloves

- Watertight clothes (fully covering skin and head)

- Watertight shoes or boots

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Personal dosimeters with alarm warnings

- Personal dosimeters (electronic dosimeters or film badges, heat fluorescent dosimeters)

- Clothes with easily noticeable colors;

1.2. Initial response persons and response staff entering the areas with radiation dose rate no more than 100 mSv/h and medical staff handling injured persons contaminated with radiation

- Simple respiratory protective masks/anti-dust masks;

- Surgical gloves (change frequently during emergency responses);

- Jumpsuits;

- Plastic bags for wrapping shoes;

- Skull caps (similar to surgical caps);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.3. Staff performing radioactive decontamination on humans

- Simple respiratory protective masks/anti-dust masks

- Surgical gloves;

- Jumpsuits;

- Watertight clothes;

- Plastic bags for wrapping shoes;

- Skull caps;

- Personal dosimeters (film doses or heat fluorescent dosimeters);

2. Standard personal protective equipment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Filtering equipment:

- Full-face masks with filters;

- Half-face masks with filters;

- Mufflers with filters ;

- Respiratory support equipment ;

- Compressed air breathing apparatus;

2.2. Protective clothes

- Protective clothes against particulate radioactive contamination

- Airtight protective clothes (Type 1) and non-airtight protective clothes (Type 2) against liquid and gas chemical substances including aerosols and solid particles :

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Type 2 : Reusable or disposable ;

3. Equipment marking and restricting radioactive contamination, object containers

- Textured vinyl exam gloves ;

- Jumpsuits (multiple sizes) ;

- Plastic bags for wrapping shoes ;

- Disposable tissues ;

- Disposable tacky mats ;

- Plastic bags (Small sizes for personal belongings and large sizes for radioactive contaminated waste)

- Clean and colorful  strips

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Blankets ;

- Equipment use handbooks;

4. Tools and equipment at borders of zones

- Detailed maps of areas;

- Barrier system (means, notice boards, ribbon/ropes or paints for roads/grounds);

- Radioactive exam equipment (see below);

5. Radioactive decontamination equipment for humans;

- Disposable wet  towels;

- Bath towel;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Small plastic bags for personal belongings;

- Adhesive labels

- Soft or liquid soaps;

- Shampoos (without hair conditioners);

- Soft  nail brushes;

- Alternative clothes (multiple sizes)

- Blankets;

- Salt water/medical bandages/gauze pads;

6. Forms and communications

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Fill-in forms for registration, classification and examination of radiation;

- Laptops

- Two-way communication equipment for communication with Command committees (mobile phone networks may be unreliable in case of emergency);

- GPS equipment;

- Phone and facsimile;

- Computers and equipment connected to the Internet;

- Photocopier or scanner;

7. Radiation control equipment

7.1. Mobile radiation monitoring equipment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Radioactive contamination investigation;

- External radioactive contamination control;

- Internal radioactive contamination control;

7.2. Equipment comprises:

- Gamma dose rate control equipment;

- Personal dosimeters with alarm warning;

- Alpha radioactive contamination control equipment;

- Beta radioactive contamination control equipment;

- Gamma radioactive contamination control equipment;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Low-energy X-ray and Gamma radioactive contamination control equipment;

- Mobile gamma spectroscopy analysis equipment;

- Equipment collecting pathology specimens from noses;

- Personal protective equipment  for radiation monitoring teams (see above)

 

ANNEX VI

REGULATIONS ON TIME FOR CONFIRMATION OF INCIDENT, NOTIFICATIONS AND KICK-OFF OF RESPONSE SYSTEM
(Enclosed with the Minister of Science and Technology’s Circular No. 25/2014/TT-BKHCN dated October 08, 2014)

Specific actions to be taken

Facilities of threat category I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Facilities of threat categories III and IV

Grassroots level

Local level

National

Grassroots

Local level

National level

Grassroots level

Local level

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Classification of incidents

< 15 minutes

 

 

< 15 minutes

 

 

< 15 minutes

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

< 30 minutes

 

 

< 30 minutes

 

 

 

 

Gear up response organizations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

< 6 hours

< 12 hours

< 2 hours

< 6 hours

 

< 2 hours

 

Make notifications to all nations in UPZs

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

< 1 hour

 

 

< 1 hour

 

 

Make notifications about nations likely to be affected to IAEA

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

< 2 hours

 

 

Notes: (1) Response organizations shall be geared up in a timely manner for performance of functions and duties as prescribed in emergency plans.

 

ANNEX VII

FUNDAMENTAL RESPONSE PHASES
(Enclosed with the Minister of Science and Technology’s Circular No. 25/2014/TT-BKHCN dated October 08, 2014)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Phase of notification to organizations, individuals participating in emergency responses: must achieve objectives for making early notifications to organizations, individuals participating in emergency responses; establish procedures on determination and publication of warning levels, make announcement and convene relevant organizations, individuals, appoint on-site commanders;

3. Phase of mobilization of resources and development of emergency responses: must achieve objectives for mobilizing organizations and individuals to participate in emergency responses and necessary resources; organizations, individuals participating in emergency responses are stipulated to establish procedures on mobilization and development of resources for responses corresponding to warning level.

4. Phase of taking intervention measures on the scene: must achieve following objectives: assessment of development of radiation levels, levels of effect to make decisions on warning levels; take intervention measures (evacuate people in case of need; classify contaminated people and carry out decontamination on site; recover radiation sources; protect response staff and public; provide first-aids and treatment for victims…); make requests for additional assistance; organizations, individuals participating in emergency responses are stipulated to establish specific operational procedures to achieve abovementioned objectives.

5. Phase of ending emergency responses and preparations for long-term remedial plans: must achieve objectives for notifying termination of emergency responses to organizations, individuals participating in emergency responses and the public, and preparations for long-term remedial plans; Establish procedures or regulations on decision-making process for the termination of emergency responses and notifications to the public about such decisions; based on national regulations, set criteria and establish plans for radiation control and environmental remedial works, establish plans for monitoring and treating victims;

6. Reporting phase: For on-site emergency responses, specify time for delivering reports to People’s committees of provinces, radiation and nuclear safety authority about the incident and implemented remedial measures.

For provincial-level emergency responses: make general reports about the incident to People’s committees of provinces, the Ministry of Science and Technology, heads of other relevant ministries (if required) as prescribed.

 

ANNEX VIII

A NUMBER OF INSTRUCTIONS ON EMERGENCY RESPONSES
(Enclosed with the Minister of Science and Technology’s Circular No. 25/2014/TT-BKHCN dated October 08, 2014)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL INFORMATION

Name of phone recipient:

Business address:

Services of Science and Technology: ………………………………………………..£

Police Emergency 113: …………………………………………£

Medical emergency 115: ……………………………………….£

Fire and explosion prevention 114: …………………………………£

Local police: ............................................ £

People’s committees of wards: …………………………………………….£

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Phone number:

B. INFORMATION OF CALLER

Name of caller:

Resident £     Facility staff £     Response force £

Address:

Phone number:                          Call time:

Incident site:

 (Address of facilities or areas)

Incident description: ……………………..

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

……………………………………………………………………………………………

Does that affect residents?:

Yes £

No. £

Does the situation need assistance?

Yes £

No. £

What assistance is needed?

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Give immediate advice/recommendations to the caller (via telephone):

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Call verification:

Yes £

No. £

Delivery a copy to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Services of Science and Technology

 

 

Phone recipient (Signature, full name)


II. A NUMBER OF INSTRUCTIONS ON PROVISION OF INFORMATION IN EMERGENCY RESPONSES

Attentions:

- These instructions shall be carefully reviewed and revised to suit particular situations.

- Information forms should be delivered to the commander for approval.

Information forms to be provided in following cases:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Emergency situations comprises radioactive releasing equipment and other emergency situations in transport;

- Sources of high level of danger lost or stolen;

- Sources of danger in public detected (e.g. checkpoints or postal office)

A. Provision of initial information

Date:

Time:

Ordinal numbers of bulletins:

 [Name of organizations/agencies] acknowledge the receipt of a report on [origin of incident] According to information received, [incident] has occurred at [location] at…..[time]. The report shows that [ Information about incident is confirmed] and measures [Initial response measures] are taken to protect [public, response people, products, commerce…]. Existing emergency plans are activated [and we have just geared up communications center].

 [Name or organization/agency] is coordinating its activities with response staff on the scene and other relevant organizations [specify relevant agencies] We shall provide further information as soon as possible. Next notification shall be published at [location] at [time].

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Full name [name of person responsible for contacting the press]:

Agency:

Phone number:

Mobile phone:

Email:                         Website:

B. A number of instructions for specific situations

1. Incident situations relating to radiological dispersal devices and transportation

Date:

Time:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 [Name of organization/agency] acknowledges a radioactive material-related incident [origin of incident]. According to information received, [incident] has occurred at [location] at [time]. The report shows that [ Information about incident is confirmed] and measures [Initial response measures] are taken to protect [public, response people, products, commerce…]. Existing emergency plans are activated [and we have just geared up communications center].

To ensure safety, following recommendations should be followed:

- Do not hold or identify objects (shrapnel or objects collected from the site)…and isolate them.

- Those that leave the site without assessment by [individual/unit] should change clothes or take a bath (if possible), wash hands before meals and go to [location] for assessment and next instructions.

- Those who transport other persons (victims) should go to [location] for personal and means examination for any sign of radioactive contamination.

*[Upon suspicion of emissions in the air (indicate, depending on situations)], the public within one kilometer from [description of the area – streets, districts] need to follow following recommendations:

- Remain indoors until [indicate when emissions may end];

- Do not consume things possibly contaminated with radiation (vegetables grown outdoors or rain-water) until new notification is issued.

- Do not let children play around in playgrounds;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Avoid dusty areas and activities causing dust;

- Do not come to the site willingly to offer help or volunteer;

*If you have health problems, go to [an area far away from local hospital for radiation examination and inquiries]

Health workers should be warned about patients with symptoms of irradiation (skin burns without apparent reasons - individuals do not remember why they get burned).

*If you have any question, please call [provide hot line that may handle multiple calls at a time].

We shall provide further information as soon as possible. [Provide time when new reports or updates are available]. Next notification shall be published at [location] at [time].

For more information, please contact:

Full name [name of person responsible for contacting the press]:

Agency:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Mobile phone:

Email:                         Website:

2. Cases of radiation sources being lost or stolen;

Date:

Time:

Ordinal numbers of bulletins:

 [Name of organization/agency] acknowledges a radioactive substance-containing object is lost/stolen [Indicate]. According to information received, this object has been lost/stolen at [location] at [time]. [Indicate authorities] has taken [initial measures such as searching…] and collected information from the public in search for this dangerous object. Existing emergency plans are activated [and we have just geared up communications center].

The lost object looks like [provide description or pictures if any]

To ensure safety, following recommendations should be followed:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Those who detect this object should make immediate notification to [indicate agency/organizing to receive such information]

- If you have touched or have been close to this object, please contact [provide a contact number]

Health workers should be warned about patients with symptoms of irradiation (skin burns without apparent reasons - individuals do not remember why they get burned).

Provide warnings to those who purchase scrap metal;

If you think you have useful information, please call [hot line]

We shall provide further information as soon as possible. [Provide time when new reports or updates are available]. Next notification shall be published at [location] at [time].

For more information, please contact:

Full name [name of person responsible for contacting the press]:

Agency:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Mobile phone:

Email:                         Website:

3. Cases of radiation sources in public being found

Date:

Time:

Ordinal numbers of bulletins:

 [Name of organization/agency] acknowledges a dangerous radioactive material is detected at [time]. According to information received, this material has been detected at [location] at…..[time]. The report show [the information is confirmed] and [provide description of initial measures] has been taken to protect [public or individuals/organizations as appropriate] Existing emergency plans are activated [and we have just geared up communications center].

To ensure safety, following recommendations should be followed:

- Those who are close to the material that has been detected for [specify the period of time] and/or may be close to the material while being carried and transported should contact [relevant agency/organization] for assessment and notifications.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

If you think you have useful information, please call [hot line]

We shall provide further information as soon as possible. [Provide time when new reports or updates are available]. Next notification shall be published at [location] at [time].

For more information, please contact:

Full name [name of person responsible for contacting the press]:

Agency:

Phone number:

Mobile phone:

Email:                         Website:

III. A NUMBER OF INSTRUCTIONS ON SAFETY TO PUBLIC IN CASE OF EMERGENCIES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Do not authorize any one to enter the area;

3. Do not hold objects likely to be radioactive substances inside the area and make notifications to response staff when setting up the fence;

4. Request everybody not to smoke and eat around the safety fence;

5. Request everybody to cooperate with police authorities in maintaining order and security, creating favorable conditions for quick and effective emergency responses;

6. Request unauthorized people out of the area for avoidance of effects of radioactive contamination (if any);

7. Those that worry about their health or people involved (staff of facilities, neighboring facilities, public…) should gather in an orderly manner; Make a list and await notification;

8. Everybody should keep track of information and comply with official instructions on ward/district/city media and given by response staff.

IV. RECOMMENDATIONS FOR SAFETY ZONES FOR EMERGENCIES

Processes

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Initial identification - outside affected area

Potential source of danger unshielded or broken

30 m

Large amount of potential source of danger spilling over

100 m

Fire, explosion or smoke in connection with potential source of danger

300 m

Suspicion of bombs, exploded or unexploded;

400 m and over to avoid effects of bomb explosion

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Initial identification – inside the buildings

Potential source of danger unshielded or broken or spilling over

Affected areas and neighboring areas (including upper and below floors)

Conflagration or other incidents in connection with potential source of danger likely to disperse radioactive substances all over the buildings (e.g. via air ventilation system)

All the buildings and appropriate outside distance as shown above;

Expansion of belt based on radiation monitoring

Surrounding dose rate 100 mSv/h

Any area having this value;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 25/2014/TT-BKHCN ngày 08/10/2014 quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


27.572

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.125.240
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!