BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 65/QĐ-BNN-TCLN
|
Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V CÔNG NHẬN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP MỚI
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP
ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của
Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3, Nghị định 01/2008/NĐ-CP
ngày 03/01/2008 của Chính phủ;
Căn cứ Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI;
Căn cứ Quy chế quản lý giống cây
trồng lâm nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Xét đề nghị tại Biên bản họp ngày
5/10/2012 của Hội đồng thẩm định công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới được thành
lập theo Quyết định số 263/QĐ-TCLN-PTR ngày 5/6/2012 và Quyết định số 469/QĐ-TCLN-PTR ngày 27/9/2012 của Tổng cục trưởng
Tổng cục Lâm nghiệp về việc thành lập Hội đồng thẩm
định công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới;
Theo đề nghị của Tổng cục Lâm nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay công nhận 01 giống Bạch đàn lai (E.
urophylla x E. pellita), 03 giống Macadamia (Macadamia intergrifolia)
là giống quốc gia; 05 giống giống Bạch đàn lai (E. urophylla x E. pellita),
06 giống Bạch đàn urô (E. urophylla) và 02 giống Macadamia (Macadamia
intergrifolia) là giống tiến bộ kỹ thuật do Trung tâm nghiên cứu giống cây
rừng (Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam) nghiên cứu chọn tạo (có Danh
mục kèm theo).
Điều 2. Tập thể tác giả cùng Viện Khoa học lâm nghiệp Việt
Nam chịu trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn các kỹ thuật có liên quan đến các giống
mới được công nhận ở trên và phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp, Trung tâm Khuyến
nông quốc gia nhanh chóng đưa các giống mới này vào sản xuất ở những nơi phù hợp.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm
nghiệp, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Giám đốc Viện Khoa học lâm
nghiệp Việt Nam, Tập thể tác giả và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, TCLN.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hà Công Tuấn
|
DANH MỤC
GIỐNG CÂY TRỒNG ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀ GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP MỚI
(Kèm theo Quyết định số 65/QĐ-BNN-TCLN ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
A. CÔNG NHẬN GIỐNG
QUỐC GIA
A1.
Dòng Bạch đàn lai UP35
- Mã số giống mới được công nhận:
BĐL.BV.12.14
- Vùng áp dụng: Ba Vì - Hà Nội, Đông
Hà - Quảng Trị và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
- Tập thể tác giả: Hà Huy Thịnh, Nguyễn
Đức Kiên, Phí Hồng Hải, Đỗ Hữu Sơn, Mai Trung Kiên, Lê Xuân Tiến, Phạm Xuân Đỉnh
(Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam).
A2. Dòng Mắc ca ký hiệu là OC (Đã công nhận là giống tiến bộ kỹ
thuật tại Quyết định số 2040/QĐ-BNN-TCLN ngày 01 tháng 9 năm 2011).
- Mã số giống mới được công nhận: MC.KRN.12.15
- Vùng áp dụng: Krông Năng - Đắk Lắk,
Ba Vì - Hà Nội, Mai Sơn - Sơn La và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
- Tập thể tác giả: Nguyễn Đình Hải, Lê Đình Khả, Mai Trung Kiên, Hồ Quang
Vinh, Hà Huy Thịnh, Đỗ Hữu Sơn, Tân Văn Phong và cán bộ
công nhân viên Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam).
A3. Dòng Mắc ca ký hiệu là 246 (Đã công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật tại Quyết định số 2040/QĐ-BNN-TCLN ngày 01 tháng 9 năm 2011).
- Mã số giống mới được công nhận: MC.KRN.12.16
- Vùng áp dụng: Krông Năng - Đắk Lắk,
Ba Vì - Hà Nội, Mai Sơn - Sơn La và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
- Tập thể tác giả: Nguyễn Đình Hải, Lê Đình Khả, Mai Trung Kiên, Hồ Quang Vinh, Hà Huy Thịnh, Đỗ Hữu
Sơn, Tân Văn Phong và cán bộ công nhân viên Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng
(Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam).
A4. Dòng Mắc ca ký hiệu là 816 (Đã công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật tại Quyết định số
2040/QĐ-BNN-TCLN ngày 01 tháng 9 năm 2011).
- Mã số giống mới được công nhận: MC.KRN.12.17
- Vùng áp dụng: Krông Năng - Đắk Lắk,
Ba Vì - Hà Nội, Mai Sơn - Sơn La và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
- Tập thể tác giả: Nguyễn Đình Hải,
Lê Đình Khả, Mai Trung Kiên, Hồ Quang Vinh, Hà Huy Thịnh, Đỗ Hữu Sơn, Tân Văn
Phong và cán bộ công nhân viên Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (Viện Khoa học
Lâm nghiệp Việt Nam).
B. CÔNG NHẬN GIỐNG
TIẾN BỘ KỸ THUẬT
B1.
Dòng Bạch đàn lai UP54
- Mã số giống mới
được công nhận: BĐL.ĐH.12.18
- Vùng áp dụng: Đông Hà - Quảng Trị
và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
- Tập thể tác giả: Hà Huy Thịnh, Nguyễn
Đức Kiên, Phí Hồng Hải, Đỗ Hữu Sơn, Mai Trung Kiên, Lê
Xuân Tiến, Phạm Xuân Đỉnh (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam).
B2. Dòng Bạch đàn lai UP72
- Mã số giống mới được công nhận: BĐL.BV.12.19
- Vùng áp dụng: Ba Vì - Hà Nội và những
nới có điều kiện sinh thái tương tự.
- Tập thể tác giả: Hà Huy Thịnh, Nguyễn
Đức Kiên, Phí Hồng Hải, Đỗ Hữu Sơn, Mai Trung Kiên (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam).
B3. Dòng Bạch đàn lai UP95
- Mã số giống mới được công nhận: BĐL.BV.12.20
- Vùng áp dụng: Ba Vì - Hà Nội và những
nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
- Tập thể tác giả: Hà Huy Thịnh, Nguyễn
Đức Kiên, Phí Hồng Hải, Đỗ Hữu Sơn, Mai Trung Kiên (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam).
B4. Dòng Bạch đàn lai UP97
- Mã số giống mới được công nhận: BĐL.BV.12.21
- Vùng áp dụng: Ba Vì - Hà Nội và những
nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
- Tập thể tác giả: Hà Huy Thịnh, Nguyễn
Đức Kiên, Phí Hồng Hải, Đỗ Hữu Sơn, Mai Trung Kiên (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam).
B5. Dòng Bạch đàn lai UP99
- Mã số giống mới được công nhận: BĐL.BV.12.22
- Vùng áp dụng: Ba Vì - Hà Nội và những
nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
- Tập thể tác giả: Hà Huy Thịnh, Nguyễn
Đức Kiên, Phí Hồng Hải, Đỗ Hữu Sơn, Mai Trung Kiên (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam).
B6. Dòng Bạch đàn urô 892
- Mã số giống mới được công nhận: BĐU.BV.12.23
- Vùng áp dụng: Đông Hà - Quảng Trị
và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
- Tập thể tác giả: Hà Huy Thịnh, Nguyễn Đức Kiên, Phí Hồng Hải, Đỗ Hữu Sơn, Mai Trung Kiên, Lê Xuân Tiến, Phạm
Xuân Đỉnh (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam).
B7. Dòng
Bạch đàn urô 1088
- Mã số giống mới được công nhận: BĐU.BV.12.24
- Vùng áp dụng: Đông Hà - Quảng Trị,
Nam Đàn - Nghệ An và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
- Tập thể tác giả: Hà Huy Thịnh, Nguyễn
Đức Kiên, Phí Hồng Hải, Đỗ Hữu Sơn, Mai Trung Kiên, Lê Xuân Tiến, Phạm Xuân Đỉnh
(Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam).
B9. Dòng
Bạch đàn urô 821
- Mã số giống mới được công nhận: BĐU.BV.12.25
- Vùng áp dụng: Nam Đàn - Nghệ An và
những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
- Tập thể tác giả: Hà Huy Thịnh, Nguyễn
Đức Kiên, Phí Hồng Hải, Đỗ Hữu Sơn, Mai Trung Kiên (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam).
B10. Dòng Bạch đàn urô 416
- Mã số giống mới được công nhận:
BĐU.BV.12.26
- Vùng áp dụng: Nam Đàn - Nghệ An và
những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
- Tập thể tác giả: Hà Huy Thịnh, Nguyễn
Đức Kiên, Phí Hồng Hải, Đỗ Hữu Sơn, Mai Trung Kiên (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam).
B11.
Dòng Bạch đàn urô 262
- Mã số giống mới được công nhận: BĐU.BV.12.27
- Vùng áp dụng: Nam Đàn - Nghệ An và
những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
- Tập thể tác giả: Hà Huy Thịnh, Nguyễn
Đức Kiên, Phí Hồng Hải, Đỗ Hữu Sơn, Mai Trung Kiên (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam).
B12. Dòng Mắc ca Daddow
- Mã số giống mới được công nhận: MC.BV.12.28
- Vùng áp dụng: Ba Vì - Hà Nội La và
những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
- Tập thể tác giả: Nguyễn Đình Hải,
Lê Đình Khả, Mai Trung Kiên, Hồ Quang Vinh, Hà Huy Thịnh, Đỗ Hữu Sơn và cán bộ
công nhân viên Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam).
B13. Dòng Mắc ca 842
- Mã số giống mới được công nhận: MC.BV.12.29
- Vùng áp dụng: Ba Vì - Hà Nội La và
những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
- Tập thể tác giả: Nguyễn Đình Hải,
Lê Đình Khả, Mai Trung Kiên, Hồ Quang Vinh, Hà Huy Thịnh,
Đỗ Hữu Sơn và cán bộ công nhân viên Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam).