ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3559/QĐ-UBND
|
Quảng
Ninh, ngày 11 tháng 9
năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VƯỜN QUỐC
GIA BÁI TỬ LONG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng
ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP
ngày 24/12/2010 của Chính phủ về việc tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Căn cứ Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả
nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1296/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê
duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Thông tư số
78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
việc Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của
Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Căn cứ các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh: Quyết định số 173/QĐ-UBND
ngày 18/01/2016 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Vân Đồn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số
4206/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm
nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày
23/01/2018 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh
học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030; Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 04/7/2014 phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Văn bản số 2093/TCLN-ĐDPH ngày 08/12/2017 của Tổng cục Lâm nghiệp về góp ý Báo cáo Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền
vững Vườn quốc gia Bái Tử Long đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Ban quản lý Vườn
quốc gia Bái Tử Long tại Văn bản số 268/VQG-KH ngày 13/7/2018, của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo thẩm định số
2747/BCTĐ-KHĐT ngày 31/8/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo
tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Bái Tử Long đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030, với những nội dung sau:
1. Quan điểm phát triển
- Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền
vững Vườn quốc gia Bái Tử Long giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2030 phải đảm
bảo tuân thủ theo chính sách pháp luật hiện hành của Nhà nước, phù hợp với tình
hình thực tế của Vườn quốc gia, huyện
Vân Đồn và của tỉnh Quảng Ninh;
- Đảm bảo quy hoạch phải kết hợp hài
hòa giữa các nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh
thái, nhằm phát huy những giá trị về
cảnh quan và đa dạng sinh học mà không làm mất đi tính độc đáo,
nguyên vẹn của các hệ sinh thái Vườn quốc gia, đảm bảo phát triển bền vững;
- Để đảm bảo sự phát triển bền vững,
quy hoạch Vườn quốc gia phải coi trọng nhiệm vụ hỗ trợ
sinh kế và không làm tổn hại đến lợi ích trước mắt cũng như lâu dài, hoặc thay đổi căn bản đến bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng dân
cư, thu hút người dân trong khu vực vào các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng;
- Các hạng mục quy hoạch phải căn cứ
vào tình hình thực tế của Vườn quốc gia và định hướng
phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; quy hoạch không gian phải đảm bảo đồng
bộ, hài hòa với cảnh quan, tôn trọng bản sắc văn hóa của người dân sở tại.
2. Mục
tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Xác định được phạm vi, quy mô ranh giới,
làm cơ sở để quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Bái Tử Long,
đảm bảo việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, giá trị đa dạng
sinh học, cảnh quan và dịch vụ môi trường; bảo tồn nguyên vẹn đa dạng các loài
động thực vật rừng, biển và các hệ sinh thái, đảm bảo duy
trì các tiêu chí của Vườn di sản ASEAN trên cơ sở hài hòa lợi ích phát triển
kinh tế xã hội ở địa phương; phát triển rừng, tăng diện tích, chất lượng rừng
trên các đảo, góp phần đảm bảo các mục tiêu chiến lược phát triển hệ thống rừng
đặc dụng của tỉnh và trên phạm vi cả nước.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Bảo vệ nguyên trạng diện tích rừng,
biển hiện có; triển khai các hoạt động khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng trên
toàn bộ diện tích đất trống có cây gỗ tái sinh (trạng thái IB, IC); làm giàu và
cải tạo trạng thái rừng phục hồi kém chất lượng bằng cây bản địa;
- Triển khai việc xác định ranh giới,
cắm mốc trên thực địa với những khu vực có phần đất liền nằm
liền kề, giáp ranh với các phân khu trong Vườn quốc gia; phân định ranh giới Vườn quốc gia trên biển cũng như trong các phân
khu chức năng bảo tồn biển.
- Bảo tồn nguyên vẹn tài nguyên thiên
nhiên, duy trì và phát triển bền vững các tiêu chí của Vườn di sản ASEAN.
- Triển khai thực hiện các nội dung của
quy hoạch cơ sở hạ tầng, du lịch sinh thái theo phương án, dự án, kế hoạch được phê duyệt, đảm bảo đủ điều kiện cho Ban quản lý Vườn quốc
gia hoạt động.
3. Nội dung quy hoạch
3.1. Quy hoạch sử dụng đất
- Điều chỉnh giảm 500 ha trong tổng
diện tích Vườn quốc gia; vị trí, tọa độ và diện tích các khu vực điều chuyển ra
khỏi ranh giới Vườn quốc gia Bái Tử Long chi tiết theo
các Phụ lục 01, 02, 03, 04, 05, 06 và 07 kèm theo.
- Tổng diện tích Vườn quốc gia Bái Tử
Long sau điều chuyển là 15.283 ha, trong đó: Diện tích các
đảo nổi 5.702,26 ha, diện tích phần biển 9.580,74 ha. Quy hoạch phần đảo nổi
thành 03 phân khu: Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt 3.464,35 ha; phân khu Phục hồi
sinh thái 1.964,2 ha; phân khu dịch vụ hành chính 273,71 ha.
(Chi tiết Quy hoạch sử dụng đất
các phân khu theo Biểu số 01 kèm theo).
3.2. Quy hoạch về không gian phân
khu chức năng
3.2.1. Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt
a) Phần đảo nổi:
Tổng diện tích Quy hoạch phân khu Bảo
vệ nghiêm ngặt là 3.464,35 ha (giảm 600,5 ha so với kỳ quy hoạch trước), chiếm 60,8% diện tích phần đảo và 22,7 % tổng diện
tích Vườn quốc gia, tập trung phần lớn trên đảo Ba Mùn và
đảo Trà Ngọ lớn.
(Chi tiết Quy hoạch phân khu Bảo vệ
nghiêm ngặt theo Biểu số 02 kèm theo)
b) Phần biển:
Các khu vực biển có diện tích 1.090
ha, bao gồm:
- Khu vực 1: Toàn bộ vùng biển mặt
ngoài đảo Ba Mùn, tính từ cột đèn Cửa Đối lên Cửa Vành và kéo xuống cực nam trạm
Kiểm lâm Lách Chè; diện tích 450 ha.
Khu vực này bao gồm toàn bộ hệ sinh
thái rạn san hô phân bố rải rác tại mặt Đông đảo Ba Mùn, rừng ngập mặn tại vụng
Cái Quýt và hệ sinh thái bãi triều đá. Khu vực này là bãi đẻ và nơi sinh trưởng, phát triển của ấu trùng, giống của các loài hải sản quý hiếm như:
Ngán, cua Bùn, các loài tôm và các loài cá nổi như cá Đục, cá Đối...; đồng thời là nơi sinh sống của hầu hết các loài nhuyễn thể với mật độ
và trữ lượng cao nhất vùng. Các rạn san hô ven bờ tại mặt Đông đảo Ba Mùn được
bảo tồn nguyên trạng nhằm duy trì khả năng tự phục hồi.
- Khu vực 2: Vùng biển quanh dãy đảo
từ đảo Máng Hà Bắc kéo dài đến Máng Hà Nam, Cái Đé, Ông Bụt, Di to, Di con; diện
tích 240 ha.
- Khu vực 3: Vùng biển quanh đảo Mang
Khơi; diện tích 240 ha.
- Khu vực 4: Vùng biển quanh đảo Đá Ấy; diện tích 70 ha.
- Khu vực 5: Vùng biển quanh bãi Rùa
đẻ; diện tích 50 ha.
- Khu vực 6: Vùng biển xung quanh hòn
Vành con. Diện tích 20ha
3.2.2. Phân khu Phục hồi sinh thái
a) Phần đảo nổi:
Tổng diện tích phân khu phục hồi sinh
thái phần đảo nổi được quy hoạch 1.964,2 ha (giảm 95,9 ha so với kỳ quy hoạch
trước), chiếm 34,4% diện tích phần đảo
và 12,8 % tổng diện tích Vườn quốc gia,. Vị trí phân khu Phục hồi sinh thái bao gồm chủ yếu các đảo: Soi Nhụ, Đông Ma, Trà Ngọ nhỏ, Trà
Ngọ lớn, và đảo Lỗ Hố. Phần lớn diện tích phân khu phục hồi sinh thái nằm trên
địa phận 3 xã Hạ Long, Minh Châu và Vạn Yên.
(Chi tiết Quy hoạch phân khu Phục hồi sinh thái theo Biểu số 03 kèm theo)
b) Phần mặt biển
Phần biển thuộc phân khu Phục hồi
sinh thái bao gồm toàn bộ phần diện tích mặt biển bao bọc xung quanh hệ thống
các đảo nổi của Vườn quốc gia được quy hoạch là phân khu Phục hồi sinh thái, trừ
các khu vực thuộc phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phát triển.
3.2.3. Phân khu Dịch vụ hành chính
a) Phần đảo nổi
Tổng diện tích phân khu Dịch vụ hành
chính được quy hoạch là 273,71 ha, nằm chủ yếu trên đảo
Minh Châu, đảo Ba Mùn và một phần đất liền thuộc xã Hạ Long. Phân khu Dịch vụ
hành chính được bố trí tại 03 khu vực như sau:
- Khu vực I: Diện tích 1,0 ha, thuộc
đất liền xã Hạ Long.
- Khu vực II: Diện tích 270,71 ha,
thuộc đảo Minh Châu, xã Minh Châu.
- Khu vực III: Diện tích 2,0 ha, nằm
trên đảo Ba Mùn, xã Minh Châu.
(Chi tiết Quy hoạch phân khu Dịch
vụ hành chính theo Biểu số 04 kèm theo)
b) Phân khu phát triển (phần biển):
Bao gồm toàn bộ diện tích phần biển bao
quanh các khu vực đảo Sậu Đông, Hòn Đối, đảo Trà Ngọ nhỏ, phía tây núi Cái Lim,
đảo Soi Nhụ, vụng Ổ Lợn, và khu vực biển xung quanh đảo
Minh Châu, cụ thể như sau:
- Khu vực 1: Vùng biển xung quanh đảo
Hòn Sậu Đông.
- Khu vực 2: Vùng biển xung quanh đảo
Hòn Vành.
- Khu vực 3: Vùng biển xung quanh đảo
Hòn Chín.
- Khu vực 4: Vùng biển xung quanh đảo
Đông Ma.
- Khu vực 5: Vùng biển xung quanh đảo
Trà Ngọ nhỏ kéo dài xuống Soi Nhụ, Cống Lão Vọng, Lỗ Hố.
- Khu vực 6: Vùng biển tính từ cột điện
hạ cáp ngầm tại vụng Cái Quýt xuống tới Cửa Đối.
- Khu vực 7: Toàn bộ vùng biển xã
Minh Châu, trừ vùng biển trước bãi Rùa đẻ.
3.3. Quy hoạch bảo tồn và phát triển
các hệ sinh thái của Vườn quốc gia
3.3.1. Bảo vệ rừng
- Đối tượng: Toàn bộ diện tích rừng
hiện có tại Vườn quốc gia, bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng ở cả 3 phân khu:
Bảo vệ nghiêm ngặt, Phục hồi sinh thái và Dịch vụ hành
chính;
- Khối lượng: Tổng diện tích bảo vệ rừng
4.195,19 ha, trong đó rừng tự nhiên là 4.034,12 ha và rừng trồng là 161,07 ha.
- Biện pháp: Do điều kiện biển đảo,
toàn bộ diện tích rừng trên đảo sẽ được giao cho lực lượng kiểm lâm Vườn quốc
gia quản lý, thông qua việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho các trạm bảo vệ rừng.
3.3.2. Phát triển rừng
- Đối tượng: Là diện tích rừng thuộc
nhóm IC, IB, có mật độ cây tái sinh có thể tự phục hồi rừng tại phân khu Phục hồi
sinh thái và phân khu Dịch vụ hành chính. Riêng diện tích
đất trống có cây gỗ tái sinh tại phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt được đưa vào bảo vệ,
không tác động nhằm phục hồi tự
nhiên lớp thảm thực vật, đồng thời, tạo không gian dinh dưỡng cho một số
loài động vật;
- Mục đích: Phục hồi trạng thái đất
trống có cây gỗ tái sinh rải rác (trạng thái IC), cây bụi (IB) có điều kiện xúc
tiến tái sinh tự nhiên để rừng phục hồi trở thành rừng tự nhiên;
- Khối lượng: Tổng diện tích khoanh
nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là 1.242,44 ha.
3.3.3. Theo dõi diễn biến tài
nguyên rừng
Hàng năm tổ chức thực hiện công tác
điều tra, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trong phạm vi Vườn quốc gia nhằm đánh
giá biến động về diện tích các dạng sinh cảnh, các loại rừng và đất lâm nghiệp.
3.3.4. Bảo vệ và phát triển các hệ
sinh thái biển
- Đối với vùng
biển trong phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt: Triển khai các hoạt động nhằm quản lý, bảo tồn theo hướng duy trì tính nguyên vẹn của các hệ sinh thái
biển đặc trưng như rạn san hô, cỏ biển, đồng thời nghiêm cấm mọi hoạt động gây
tổn hại và tác động tiêu cực tới tài nguyên biển;
- Đối với vùng biển trong phân khu Phục
hồi sinh thái: Triển khai các hoạt động nhằm quản lý, bảo
tồn theo hướng giảm thiểu các tác động tiêu cực tới các hệ sinh thái biển đặc
trưng như rạn san hô, cỏ biển, đồng thời nghiêm cấm mọi
hoạt động gây tổn hại và tác động tiêu cực tới tài nguyên biển.
- Đối với vùng biển trong phân khu
phát triển:
+ Nghiêm cấm toàn bộ các hoạt động
khai thác mang tính hủy diệt, các hoạt động làm tổn hại
nghiêm trọng đến sinh vật biển, bao gồm các hoạt động
như: Khai thác nguồn lợi thủy sản bằng lưới kéo và các nghề, công cụ khác có
tính hủy diệt nguồn lợi và môi trường sống của các loài
thủy sinh vật; khai thác, đập phá hoặc thả neo trên các rạn
san hô, thảm cỏ biển, trừ trường hợp bất khả kháng; xả thải
các chất thải, nước thải;
+ Hoạt động được triển khai nhưng cần
có các điều kiện ràng buộc, như: Khai thác, nuôi trồng thủy
hải sản, khai thác các nguồn thủy hải sản bằng nghề theo
quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đảm bảo không gây tổn hại
đến các loài thủy sinh vật và môi trường sống của chúng;
Tàu du lịch hoạt động trong khu bảo tồn biển phải tuân thủ các quy định về
bảo vệ các loại thủy sinh; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ
du lịch phải được cấp thẩm quyền phê duyệt và đảm bảo phù hợp với các quy định
của pháp luật hiện hành.
3.3.5. Bảo tồn đa dạng sinh học
- Đánh giá giá trị tài nguyên và đa dạng
sinh học của Vườn quốc gia làm cơ sở xây dựng kế hoạch
hàng năm phục vụ cho quá trình thực hiện việc bảo tồn và phát triển rừng tại Vườn
quốc gia Bái Tử Long; xem xét và nghiên cứu mối quan hệ
giữa các nhân tố phát sinh, tác động đến hệ động, thực vật rừng và môi trường
sinh thái. Một số nội dung, đề tài đề xuất triển khai trong kỳ quy hoạch này gồm:
(1) Nghiên cứu đa dạng sinh học, xây
dựng danh mục thành phần các loài động thực vật trong Vườn quốc gia; lập bản đồ
phân bố một số loài quan trọng và có giá trị bảo tồn nguồn
gen.
(2) Nghiên cứu đánh giá tác động của
việc nhân nuôi, thả động vật rừng hoang dã lên các đảo nổi
trong Vườn quốc gia, sự phù hợp và
những rủi ro phát sinh.
(3) Tiếp tục triển khai việc nghiên cứu
về các loài thực vật quý, thực vật bản địa, cây có giá trị
làm thuốc, bảo tồn nguồn gen quý tại Vườn quốc gia.
(4) Giám sát đa dạng sinh học, xây dựng
các giải pháp bảo tồn những loài có nguy cơ bị suy giảm, loài có giá trị bảo tồn nguồn gen trong khu vực.
(5) Triển khai nghiên cứu khoa học cơ
bản: Điều tra cơ bản đánh giá hiện trạng các hệ sinh thái rừng, biển, tùng, áng
trong Vườn quốc gia Bái Tử Long.
(6) Nghiên cứu thực nghiệm và ứng dụng nhằm phục hồi,
cứu hộ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản của Vườn
quốc gia Bái Tử Long, phục vụ bảo tồn, tham quan du lịch. Đối tượng nghiên cứu là rạn san hô, thảm cỏ biển, rong biển, rừng ngập mặn, động vật biển. Trên
cơ sở khoa học về các nguồn tài nguyên biển, nghiên cứu đề
xuất thành lập Khu bảo tồn biển cấp tỉnh cho diện tích biển của Vườn quốc gia.
Từ đó có cơ sở pháp lý để hợp tác với các doanh nghiệp trong việc xây dựng bảo
tàng sống các loài sinh vật biển cho du khách tham quan.
- Tập huấn, đào tạo
Ưu tiên triển khai theo các nội dung,
chủ đề sau: Ứng dụng công nghệ GIS trong theo dõi diễn biến tài nguyên rừng;
nghiên cứu, giám sát đa dạng sinh học; đào tạo ngoại ngữ (Tiếng Anh, tiếng
Trung quốc), cấp chứng chỉ, đảm bảo
giao tiếp, phục vụ thiết thực cho hoạt động của Vườn quốc gia.
3.4. Quy hoạch phát triển cơ sở
hạ tầng
Thực hiện theo Quyết định 339/QĐ-UBND
ngày 02/02/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
Vườn quốc gia Bái Tử Long giai đoạn 2015 - 2020, bao gồm:
3.4.1. Công trình dân dụng
- Xây dựng công trình hạ tầng tại khuôn viên văn phòng Vườn quốc gia Bái Tử
Long thôn 8 xã Hạ Long và khu văn phòng 2 tại xã Minh Châu, huyện Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh;
- Trụ sở Trạm kiểm lâm Sậu Nam;
- Vườn ươm: Xây dựng vườn ươm tại khu
vực xã Minh Châu;
- Vườn thực vật: Xây dựng vườn thực vật
tại khu vực phục hồi sinh thái trên đảo Trà Ngọ lớn, diện tích khoảng 285 ha.
- Chòi canh lửa kết hợp ngắm cảnh du
lịch: 02 chòi;
- Cầu tàu: Tại khu vực trạm kiểm lâm
Lách Chè thuộc đảo Ba Mùn;
- Trạm dừng chân phục vụ du lịch sinh
thái: 10 trạm:
+ 05 trạm dọc tuyến đường Ba Mùn đi
Bà Biếng;
+ 03 trạm dọc tuyến khu vực Ổ Lợn đi Miếu Danh;
+ 02 trạm dọc tuyến Cái Lim đi Trà Thần;
- Điểm du lịch sinh thái: Tổng số có
06 điểm được xây dựng trong kỳ quy hoạch, trong đó 03 điểm tại đảo Ba Mùn, 01
điểm tại đảo Soi Nhụ, 02 điểm tại đảo Hòn Chín. Diện tích
xây dựng 50 m2 mỗi điểm.
- Phao ranh giới Vườn quốc gia, thiết
kế dạng phao xích rùa.
- Xây dựng 01 biển hiệu Vườn quốc
gia, diện tích 32 m2.
3.4.2. Công trình hạ tầng kỹ
thuật
Xây dựng đường
tuần tra kết hợp du lịch sinh thái
trên một số đảo của Vườn quốc gia, tổng chiều dài thiết kế là 14,2km, chiều rộng đường là 1,5m; trong đó:
Trên đảo Sậu Nam: 9,7 km; trên đảo Ba Mùn: 4,5 km.
3.4.3. Công trình phân giới, cắm mốc trên thực địa và đất liền, trên biển
- Triển khai việc phân giới và cắm mốc
các khu vực quy hoạch là vùng đệm trong của Vườn quốc gia,
đảm bảo rõ ràng về ranh giới trên bản đồ và thực địa. Cụ
thể gồm các khu vực: (1) Đảo Ba Mùn, (2) Khu vực xã Minh Châu, (3) Đảo Trà Ngọ
lớn, (4) Đảo Lỗ Hố, (5) Đảo Soi Nhụ.
- Thả phao trên
biển phân định ranh giới và phao phân khu.
3.5. Định hướng phát triển du lịch
sinh thái
Các hoạt động du lịch sinh thái chủ yếu
được xác định gồm:
- Tham quan, dã ngoại tìm hiểu đời sống
động, thực vật hoang dã: Đi bộ trong rừng, ngắm cảnh, leo
núi, lặn biển ngắm san hô, tắm biển,
câu cá;
- Tham quan thắng cảnh hang động,
tùng, áng; tàu nghỉ đêm trên biển.
- Nghiên cứu, tìm hiểu các hệ sinh
thái, nghiên cứu đa dạng sinh học.
3.6. Định hướng cho thuê môi trường
rừng
Khu vực dự kiến cho thuê và chi trả dịch
vụ môi trường rừng gồm đảo Soi Nhụ và diện tích đảo quanh
áng Cái Lim, diện tích cho thuê như sau:
- Khu vực đảo Soi Nhụ, diện tích khoảng
120 ha;
- Khu vực áng Cái Lim, diện tích khoảng
90 ha;
Thủ tục lập hồ sơ cho thuê và các hoạt
động trong khu vực thuê môi trường rừng phải tuân thủ đúng những quy định hiện
hành.
3.7. Quy hoạch vùng đệm
3.7.1. Phạm vi ranh giới vùng đệm
Phần đất liền, hải đảo bao gồm: Khu vực
đất, mặt nước ven biển có cộng đồng dân cư thôn, cụm dân
cư sinh sống và hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt theo truyền thống; xác
định theo ranh giới hành chính của các xã có diện rừng đặc
dụng, các xã còn lại chỉ xác định phần giáp ranh với Vườn quốc gia theo ranh giới tiểu khu.
3.7.2. Quy mô vùng đệm
Vùng đệm Vườn quốc gia Bái Tử Long
thuộc địa bàn quản lý hành chính của 5 xã: Bản Sen, Quan Lạn, Minh Châu, Hạ
Long và Vạn Yên với tổng số 38 thôn
tổng diện tích 16.743 ha. Vùng đệm được chia thành vùng đệm trong và vùng đệm
ngoài, trong đó:
- Vùng đệm trong:
Toàn bộ diện tích 500 ha điều chuyển ra khỏi Vườn quốc
gia, bao gồm phần đất dân cư (của 4 thôn Nam Hải, Ninh Hải, Quang Trung và Tiền
Hải của xã Minh Châu) và phần đất, rừng ở các khu vực điều chuyển;
- Vùng đệm ngoài: 34 thôn, tổng diện
tích 16.243 ha, gồm: Khu vực có cộng đồng dân cư thôn sinh sống và hoạt động sản
xuất kinh doanh, sinh hoạt theo truyền thống; khu vực diện
tích các thôn liền kề với ranh giới ngoài của Vườn quốc gia.
3.7.3. Định hướng phát triển vùng
đệm
- Hỗ trợ bằng ngân sách nhà nước (theo
Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012
của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020):
+ Đối tượng: Là các thôn/bản thuộc
vùng đệm trong và các thôn bản thuộc vùng đệm ngoài liền kề
với ranh giới Vườn quốc gia;
+ Vốn hỗ trợ: 40
triệu đồng/thôn/năm;
- Một số chương trình hỗ trợ phát triển
kinh tế vùng đệm:
+ Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp và
chuyển giao kỹ thuật (lồng ghép với chương trình phát triển kinh tế - xã hội);
+ Tổ chức để người dân tham gia nhận
khoán bảo vệ rừng đặc dụng và rừng phòng hộ;
+ Hỗ trợ người dân trong các hoạt động
sản xuất lâm nghiệp, trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày
16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu phát
triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn
2016 - 2020, trồng cây phân tán cung cấp gỗ, củi; chăn nuôi các loài gia súc,
gia cầm, thủy sản, v.v...
4. Khái toán kinh phí thực hiện
- Tổng kinh phí dự kiến thực hiện quy
hoạch 112,281 tỷ đồng, trong đó:
+ Giai đoạn 1 (từ năm 2018 - 2020) là
48,762 tỷ đồng;
+ Giai đoạn 2 (từ năm 2021 - 2025) là
46,659 tỷ đồng;
+ Giai đoạn 3 (từ năm 2026 - 2030) là
16,860 tỷ đồng.
- Dự kiến nguồn vốn đầu tư:
+ Vốn ngân sách nhà nước 110,031 tỷ đồng;
+ Vốn huy động khác 2,250 tỷ đồng.
5. Danh mục các dự án ưu tiên
- Dự án đóng mốc ranh giới các khu vực
vùng đệm trong Vườn quốc gia;
- Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Vườn quốc gia, bao gồm: Khu Dịch vụ hành chính - khu văn phòng II; Trạm bảo vệ
rừng; Bổ sung các hạng mục tại khu Dịch vụ hành chính ở xã Hạ Long; xây dựng biển
hiệu Vườn quốc gia; đường tuần tra bảo vệ rừng, v.v... (Theo Quyết định số
339/QĐ-UBND ngày 02/02/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
Vườn quốc gia Bái Tử Long giai đoạn 2015-2020);
- Dự án nghiên cứu khoa học về các hệ
sinh thái trong Vườn quốc gia Bái Tử Long; thả phao phân định
ranh giới và phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt;
- Dự án phát triển du lịch sinh thái.
6. Các giải pháp thực hiện
6.1. Giải pháp tuyên truyền, giáo
dục bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường
Thực hiện tuyên truyền, giáo dục, tạo
sự chuyển biến về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, nhân viên, doanh
nghiệp, cộng đồng dân cư sống trong khu vực Vườn quốc gia và vùng đệm đối với
công tác bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và phát triển rừng bền vững; nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng đặc
dụng là trách nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội.
6.2. Giải pháp về vốn
- Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,
vật chất thiết yếu và bảo đảm chi phí cho hoạt động của bộ máy Ban quản lý Vườn
quốc gia, bảo vệ rừng, bảo tồn, theo dõi giám sát đa dạng
sinh học, nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực,
tuyên truyền giáo dục bảo vệ rừng, cải
thiện đời sống người dân trong rừng đặc dụng và vùng đệm;
- Huy động vốn của các doanh nghiệp
thuê môi trường rừng để xây dựng cơ sở hạ tầng trong các
khu vực hợp đồng thuê môi trường, như: Nhà dịch vụ, khu vui chơi giải trí, bãi
đỗ xe, hệ thống cấp nước, thu gom và xử lý rác thải...
- Huy động các nguồn vốn viện trợ của các tổ chức nước ngoài để thực hiện các dự án, đề tài bảo tồn các
loài động thực vật rừng và biển quý hiếm đe dọa bị tuyệt chủng, đào tạo các chuyên
gia bảo tồn, cứu hộ động vật hoang dã, đào tạo sau đại học...
6.3. Về
khoa học và công nghệ
- Áp dụng công nghệ tin học đặc biệt
công nghệ GIS, thiết bị điện tử phục vụ nhu cầu nghiên cứu, theo dõi, cập nhật
diễn biến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học;
- Tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện
đại để áp dụng khoa học kỹ thuật mới phục vụ công tác nghiên cứu, đồng thời
nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý của Ban quản lý Vườn
quốc gia;
- Thực hiện điều tra, kiểm kê và đánh
giá tình trạng loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật hiện hành về
đa dạng sinh học.
6.4. Giải pháp về nguồn nhân lực
và hợp tác quốc tế
- Triển khai các hoạt động đào tạo và
bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Bên cạnh đó, cần mở rộng triển khai hình thức hợp tác quốc tế, đào tạo sau đại học, đào tạo về
công nghệ thông tin và ngoại ngữ...
- Tiếp tục triển khai các hoạt động
liên kết, tham gia phối hợp với mạng lưới các Vườn quốc
gia, Khu bảo tồn biển trong khu vực và trên thế giới,
thông qua đó phát huy và duy trì được những lợi thế về giá trị đa dạng sinh học
và các hệ sinh thái đặc thù của địa phương.
6.5. Giải pháp về cơ chế, chính
sách
- Về đất đai: Áp
dụng các điều khoản liên quan đến giao khoán bảo vệ rừng, thực hiện đúng theo
quy hoạch phê duyệt. Không triển khai cấp sổ đỏ diện tích đất của Vườn quốc gia
quản lý cho người dân và diện tích rừng cho thuê môi trường thuộc phạm vi lâm
phần của Vườn quốc gia;
- Về cơ chế chia
sẻ lợi ích: Thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác để xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ vui chơi giải trí,
du lịch sinh thái trong phân khu Dịch vụ hành chính, bảo tồn
và nghiên cứu khoa học.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Ban Quản lý Vườn quốc gia Bái Tử
Long
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND huyện Vân Đồn tổ chức công bố công
khai quy hoạch và quản lý chặt chẽ quy hoạch theo quy định;
- Xây dựng kế hoạch, đề án, dự án cụ
thể hóa các nội dung quy hoạch và tổ chức triển khai thực hiện; đề xuất các
phương án, các biện pháp bảo vệ, bảo tồn và phát triển Vườn quốc gia Bái Tử
Long theo quy hoạch phê duyệt;
- Phối hợp chặt chẽ với UBND các xã nằm
trong vùng lõi và vùng đệm Vườn quốc gia tổ chức xây dựng
hệ thống quản lý bảo vệ tài nguyên rừng trên địa bàn quản lý và tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng
nhân dân tham gia tích cực vào quản lý bảo vệ, phát triển tài nguyên Vườn quốc
gia;
- Chủ trì, phối
hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND huyện Vân
Đồn hoàn thiện các thủ tục giao lại diện tích 500 ha đã điều chuyển ra ngoài Vườn quốc gia để địa phương, đơn vị liên quan quản
lý, sử dụng theo quy định.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan thực hiện chức năng
quản lý nhà nước theo lĩnh vực ngành quản lý;
- Hướng dẫn Ban Quản lý Vườn quốc gia
Bái Tử Long công tác bảo tồn và phát triển rừng bền vững
và thực hiện các nội dung theo quy hoạch phê duyệt.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và Ban Quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tham mưu cân đối,
bố trí vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà
nước và các nguồn vốn khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Quy hoạch
theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản có
liên quan.
4. Các Sở, ban, ngành khác
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao
có trách nhiệm phối hợp với Ban Quản lý Vườn quốc gia Bái
Tử Long tổ chức triển khai thực hiện các nội dung theo Quy hoạch phê duyệt; quản
lý các hoạt động văn hóa, du lịch, bảo vệ môi trường, bảo
vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, an ninh trật tự, bảo đảm an toàn xã hội và
các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác trong Vườn quốc gia.
5. Ủy
ban nhân dân huyện Vân Đồn
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước
trên địa bàn; có trách nhiệm phối hợp với Ban Quản lý Vườn
quốc gia và các cơ quan chức năng để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện
tốt công tác bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn các hệ sinh thái trong Vườn quốc
gia Bái Tử Long theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo UBND các xã có diện tích đất
trong Vườn quốc gia phối hợp với Ban Quản lý Vườn quốc gia thực hiện các nội
dung Quy hoạch;
- Hoàn thiện các thủ tục có liên quan
để giao lại số diện tích chuyển ra từ Vườn quốc gia Bái Tử Long cho UBND các
xã, các đơn vị có liên quan trực tiếp quản lý, khai thác theo quy định của pháp
luật.
6. Ủy
ban nhân dân các xã giáp ranh và vùng đệm
- Phối hợp với Ban Quản lý Vườn quốc
gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn các hệ sinh thái trong Vườn quốc
gia; tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng,
tham gia vào các hoạt động theo sự hướng dẫn của Ban Quản
lý Vườn quốc gia Bái Tử Long;
- Thực hiện quản lý theo quy định đối
với diện tích điều chuyển ra ngoài khu vực Vườn quốc gia Bái Tử Long thuộc địa
bàn địa phương quản lý.
(Kèm theo Quy hoạch phê duyệt có bộ Bản
đồ Quy hoạch tỷ lệ 1/25.000 đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban
quản lý Khu kinh tế của Tỉnh và UBND huyện Vân Đồn ký xác định).
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế
hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa - Thể thao, Du lịch,
Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Giao thông Vận tải; Trưởng Ban Quản lý Khu
kinh tế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Vân Đồn; Giám đốc Ban Quản lý Vườn quốc
gia Bái Tử Long và Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định
thi hành./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT
(Báo cáo);
- Tỉnh ủy,
HĐND tỉnh (Báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- V0-V3, các CV VP
UBND Tỉnh;
- TT Hành chính công Tỉnh;
- TT Thông tin VP UBND Tỉnh;
- Lưu: VT, NLN2 (10b)-QĐ
01/9.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Huy Hậu
|